GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 131415 > >> | Trang 15 của 58 trang, bài viết từ 211 đến 225 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Phù vân 02.08.2013 00:19:27 (permalink)
0


 

ẨN CƯ
thâm sơn mờ ẩn chân lam
trần gian vay tạm chốn này
thảnh thơi tháng ngày vô tận
công hầu bụi ngấn phù vân

ung dung nhấp chén trà bần
nhớ chi giả thân hư huyễn
giang hà dong thuyền nan lướt
xa lìa ô trược nhục vinh

ra đi bình minh vừa chớm
quay về đã dợm hòang hôn
hạc dã đầu non mới lượn
mới hay tóc nhuốm sương rồi...

bện cỏ tiêu sơ làm gối
đan lá tùng sơn làm mền
vớt cánh rong lên làm gối
chẻ rừng lợp cốc làm am 

vẫy vùng đông bắc tây nam
hả hê trần phàm một chốn
vó câu dặm trường đã mõi
ta về một cõi bình an

phùvân  Aug 1.2013

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.08.2013 01:03:16 bởi Phù vân >
Phù vân 02.08.2013 02:59:37 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
 
 
XÁC ƯỚP TRONG TU VIỆN

 
Với 8.000 xác ướp chen chúc trong phòng u ám, khu hầm mộ tu của tu viện Capuchin ở Palermo, Italia là một trong những nơi ghê rợn nhất thế giới.

 

Được xây dựng từ thế kỷ thứ 16, ban đầu khu hầm mộ này chỉ là nơi chôn cất thông thường của tu viện Capuchin. Đến năm 1599, các tu sĩ tại đây bắt đầu tiến hành ướp xác cho các thi thể dưới hầm mộ. Hoạt động ướp xác dài tới cuối thế kỷ 19 mới chấm dứt, và ngày nay có khoảng 8.000 xác ướp được lưu trữ tại hầm mộ này.

 
 
Ban đầu, hầm mộ Capuchin chỉ dành riêng cho các thầy tu dòng Francis. Dần dần, những người có tiền hoặc có địa vị tại Italia cũng muốn được an nghỉ tại đây, và khu hầm mộ đã phục vụ cả những người ngoài nhà thờ, miễn là họ có tiền.

 
Vì sao mọi người lại muốn được ướp xác ở tu viện Capuchin? Đó là vì quan niệm họ sẽ sớm được lên thiên đường nhờ sự che chở của Chúa trời.

 
 
Phương pháp ướp xác tại đây khá đặc biệt. Các tử thi sẽ được treo lên tường trong hầm mộ và được làm cho khô bằng gió truyền qua các ống sứ trong vòng 8 tháng.

 
 
Sau công đoạn phơi khô, xác ướp sẽ được hạ xuống và rửa sạch bằng giấm ăn. Cuối cùng, người ta sẽ sử dụng các chất hóa học chống phân hủy để bảo quản xác ướp.

 
 
Trừ một số xác ướp đặc biệt quyền quý được cho vào quan tài với nắp làm bằng thủy tinh, phần lớn xác ướp được treo trên tường hoặc xếp lên những chiếc giá nhiều tầng.

 
 
Với những xác ướp “treo”, phần đầu và chân của xác ướp được gắn chặt vào tường, đầu chúc xuống trông như đang cầu nguyện ở tư thế nghiêm trang.

 
 
Các xác ướp ở tu viện Capuchin gồm đủ các thành phần xã hội như mục sư, bác sĩ, quý tộc, trẻ em… Tùy vào thành phần xã hội mà họ được sắp xếp vị trí ở những khu vực riêng biệt trong hầm tu viện.

 
 
Các nhân vật nổi tiếng được ướp xác tại đây là Đại tá Enea DiGuiliano, bác sĩ phẫu thuật Salvatore Manzella, nhà điêu khắc Lorenzo Marabitti, nhà điêu khắc Filipo Pennino, họa sĩ Diego Rodriquez de Silva y Velasquez.

 
 
Nhưng xác ướp được cả thế giới biết đến lại là của bé gái 3 tuổi Rosalia Lombardo, qua đời năm 1920 do dịch cúm. Nhìn qua lớp kính của cỗ quan tài, trông cô bé như đang chìm trong giấc ngủ ngon lành. Xác ướp của cô cứng như đá, có thể đưa ra ngoài và dựng đứng trên mặt đất mà không bị đổ. 

 
 
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã cất công tìm cách giải mã kỹ thuật giữ nguyên vẹn vẻ tươi tắn của Rosalia nhưng không thành. Mãi đến gần đây, người ta mới khám phá ra công thức của dung dịch duy trì thi hài này, là hỗn hợp của dung dịch formaldehyde, kẽm và nước.

 
 
Người dân địa phương có thói quen mặc cho xác ướp những bộ y phục thịnh hành nhất của mỗi thời kỳ. Vì vậy mà có cả xác ướp mặc dù đã tồn tại hơn 200 năm nhưng lại mặc bộ comple thời hiện đại.

 
 
Nhiều xác ướp tồn tại hàng trăm năm nhưng vẫn toát lên địa vị sang trọng của mình bằng bộ trang phục làm từ chất liệu vải cao cấp và đắt tiền.

 
 
Tuy nhiên, theo quy định của hầm mộ, chỉ những xác ướp được người nhà trả tiền định kỳ mới được đặt ở hầm mộ trung tâm và chăm sóc tận tình.

 
 
Nếu không được trả tiền, xác ướp sẽ bị dọn sang chỗ kém trang trọng hơn, có thể là bị xếp lên giá thay vì được treo trên tường. Sau nhiều thế kỷ, có rất nhiều xác ướp vô chủ ở hầm mộ tu viện Capuchin.

 
 
Do sự tàn phá của thời gian mà nhiều xác ướp đã bị hư hại, khiến hình dạng trở nên thật đáng sợ.

 
 
Trong số các xác ướp ở đây, giới khoa học nhận thấy rằng nhiều người trước khi chết từng bị giang mai, sốt rét hoặc một số bệnh khác. Việc nghiên cứu chúng sẽ đem lại nhiều thông tin cho y học ngày nay.

 
 
Hiện tại hầm mộ của tu viện Capuchin được mở cửa cho công chúng vào tham quan. Việc chụp ảnh bị cấm, nhưng nhìn chung các tu sĩ không thể kiểm soát được điều này. Lưới sắt cũng đã được dựng ở một số nơi để đề phòng du khách làm tổn hại, thậm chí lấy trộm các bộ phận của xác ướp làm kỷ niệm.

nguồn : email
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.08.2013 04:59:40 bởi Phù vân >
Phù vân 02.08.2013 09:34:52 (permalink)
0
Chuyện bí ẩn về những hồn ma dưới nước
 
 
Trong một chuyến thám hiểm các thợ lặn đã phát hiện "một ánh sáng kỳ lạ không giải thích được", ở vùng nước dưới cầu Sunshine Skyway Tampa. Cầu Skyway bị sụp đổ vào năm 1980, khiến 35 người lái xe tử vong.

Từ trước đến giờ đã có rất nhiều những câu chuyện ma quái, về những linh hồn trong những lâu đài cổ kính, âm u và đổ nát, những câu chuyện về những hồn ma dưới nước dường như kém phổ biến hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn thực sự tồn tại. Dưới đây là những câu chuyện từ chính những thợ lặn đã trải nghiệm sự việc dị thường dưới nước.

 
Các thợ lặn điều tra hiện tượng huyền bí ở Florida thuộc số hiếm trong số vô vàn những thợ săn ma. Đội điều tra các hiện tượng siêu linh dưới nước đầu tiên này, đã tham gia tìm kiếm các linh hồn dưới nước và có nhiều trải nghiệm lạ thường trong suốt quá trình tìm kiếm.
 
Trong một chuyến thám hiểm các thợ lặn đã phát hiện "một ánh sáng kỳ lạ không giải thích được", ở vùng nước dưới cầu Sunshine Skyway Tampa. Cầu Skyway bị sụp đổ vào năm 1980, khiến 35 người lái xe tử vong. 
 
Cây cầu cũng là một khu vực tự tử nổi tiếng. Được xây dựng lại vào năm 1987, từ đó đến nay đã có hơn 200 người nhảy cầu tự tử tại đây, trong đó có một người đàn ông đã bị người khác dùng súng ép nhảy xuống. Vậy liệu các cái chết này có liên quan gì đến các ánh sáng kỳ lạ?
 
Trong chuyến thám hiểm khác, các thợ lặn điều tra hiện tượng siêu nhiên đã chụp lại những gì, mà chúng ta biết đến như bức ảnh ma đầu tiên trên thế giới. Bức ảnh được chụp trong một hang động ngầm sâu dưới nước 40m, bức ảnh ghi lại hình một chiếc mặt nạ của thợ lặn trôi nổi trong mặt nước tăm tối. Một thành viên trong đội chụp ảnh còn nghe thấy những tiếng gào thét vọng ra từ phía cuối hang động.
 
Một báo cáo trên trang ParanormalDivers ghi lại rằng: "Chúng tôi đã kiểm tra kĩ càng và chụp lại ảnh tại vùng nước, nơi tiếng gào thét vang lên chính xác là nơi một thợ lặn đã chết. Đây là điều đã thực sự xảy ra. Theo chúng tôi được biết thì đây là bức ảnh ma đầu tiên được chụp dưới nước."
 
Những hạm đội ma quái ở Đầm Truk
 
Nằm ở khoảng giữa Philippines và Hawaii, Truk Lagoon đã từng là khu vực diễn ra trận đánh lớn giữa Mỹ và Nhật Bản trong năm 1944. Khoảng 60 tàu và 275 máy bay bị chìm dưới lớp nước biển, trong một cuộc tấn công của Hoa Kỳ, được gọi là Chiến dịch Mưa đá, và hàng ngàn người đã nằm xuống tại đây. Con người đã vất bỏ lại những con tàu bị đắm tại đây, nhưng dường như chúng vẫn còn tồn tại và hoạt động.
 

Những chiếc xe tải ở dưới đáy đầm Truck
 
Tàu Hoki Maru của Nhật Bản đã bị đánh đắm khi chở đầy xe tải. Hiện tại, có nhiều thợ lặn báo cáo rằng, đã nghe thấy âm thanh của động cơ quay và khởi động, ngay cả khi không có tàu thuyền nào ở phía trên mặt nước. Nhiều báo cáo kì lạ cũng đến từ Fuji Kawamaru, về những âm thanh kin kít phát ra từ phòng động cơ tàu.
 
Đoàn thủy thủ của chương trình Destination Truth, đã thám hiểm những di tích dưới nước tại đầm Truk, và vô cùng bối rối, khi nghe thấy tiếng động cơ kì lạ chạy dưới nước. Họ cũng đã ghi lại được âm thanh gì đó, nghe như tiếng nói của con người, cũng như dấu hiệu của thân nhiệt con người phát ra. 
 
Những kẻ bí ẩn biến mất trong làn nước 
 
Một chủ đề phổ biến trong những câu chuyện về hồn ma dưới nước, là về những kẻ bí ẩn biến mất trong làn nước. Một số nhân chứng đã kể về chuyện bắt gặp những người đàn ông, phụ nữ xuất hiện trong nước và sau đó biến mất không một dấu vết.
 
Năm 2012, những huấn luyện viên lặn tại Santa Rosa, báo cáo đã nhìn thấy một người bơi ở gần đáy khu vực vịnh nhỏ ở đó. Khi họ đến gần hơn, thì người này biến mất. Những huấn luyện viên này báo lại sự việc kì lạ với cảnh sát, để cảnh sát biết rằng, họ không phải những người đầu tiên bắt gặp sinh vật bí ẩn này.
 

Hồn ma dưới nước
 
Một trường hợp tương tự xuất hiện tại Toronto Sun trong năm 2007. Sau một buổi chiều sôi động khám phá các vùng biển xung quanh Grenada, một nhóm thợ lặn trở lại chiếc tàu của họ và so sánh các ghi chép của họ. Một người đàn ông hỏi những người còn lại của nhóm, liệu họ có nhìn thấy một người lặn mặc áo màu trắng hay không. Các thợ lặn khác đã nghĩ rằng anh đang đùa, nhưng người đàn ông khẳng định ông đã nhìn thấy một người như vậy.
 
"Anh ta mặc một chiếc áo thun màu trắng và mang một chiếc mặt nạ lặn màu trắng. Anh ta thậm chí còn vẫy tay với tôi", nhân chứng này kể lại.
 
Đoàn thủy thủ của con tàu ngay lập tức điểm danh kiểm tra người, nhưng không có ai bị mất tích và không có tàu thuyền khác trong tầm nhìn của họ. Họ không bao giờ lý giải nổi, bí ẩn về người đàn ông mặc đồ trắng đó. Liệu chăng đó chỉ là một ảo giác hay là một thứ khác?
  
Tuy nhiên, không phải tất cả những người lặn ma quái đều biến mất ngay sau khi xuất hiện. Một thợ lặn trên diễn đàn Scubaboard, đã chia sẻ câu chuyện kỳ lạ sau: "Một người bạn của tôi lặn xuống một con tàu chìm vào ngày sau đám tang của bạn mình," người đàn ông viết. 
 
"Anh ấy lặn dần xuống và nhìn thấy người bạn của mình đang vẫy tay chậm rãi chào anh từ trên boong tàu. Anh ấy trồi lên một chút và tiếp tục lặn xuống và người bạn này vẫn còn đó vẫy tay với anh nên quyết định không lặn nữa. Sau chuyện này anh ta vẫn còn hơi bối rối".
 
Liệu có phải những bóng ma thực sự ám ảnh và ẩn náu tại những hang động dưới nước và những xác tàu đắm cũ kĩ? Tất nhiên, qua những câu chuyện trên đây chắc nhiều người sẽ không còn đủ dũng cảm, để bơi đến những vùng nước tăm tối tìm hiểu sự thật.
 
Theo ANTĐ/ Mysterious Universe/Cao Anh Lâm 

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2013 23:27:58 bởi Phù vân >
sen dat 02.08.2013 21:32:21 (permalink)
0
he...he...vừa vào đã nhìn thấy xác ướp và bóng ma, cảm giác mạnh cuối tuần! Để Sen đất xem có gì ngày mai đăng lên giải trí cuối tuần thêm nha!
Đóa Hồng Tím 03.08.2013 04:37:55 (permalink)
0
  MÙA THU CỦA BIỂN
 

nếu ai biết ở đâu đã vàng thu
xin cho tóc khoan trắng màu mắc cỡ
giữ cho em một lối mòn nhung nhớ
em sẽ chim di , chắp cánh bay về 
*
anh nhớ nỗi bãi thùy dương tháng Hạ
chiếc vỏ sò hồng thương nhớ anh cho
lăn tăn gió nhẹ in trên giòng biển mắt
con tim non , di tích nỗi mong thơ
*
em bắt môi thôi đừng ươm hạt tẻ
lạnh rưng rưng , lẩn thẩn chuyện hoang đường
lại tràn vỡ con đê đêm gối lẻ
và giòng buồn trôi ngược khúc phùng tương
 *
hỡi những ngọn sóng triền miên rưng rức
khi thu sang mặt biển chạm hoàng hôn
sau dãy núi có tim em chờ, chực
gọi tên người . gạn bớt nỗi cô đơn

đông hương

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2013 04:39:59 bởi thương yêu >
Phù vân 03.08.2013 09:25:09 (permalink)
0
thương yêu


  MÙA THU CỦA BIỂN
 

nếu ai biết ở đâu đã vàng thu
xin cho tóc khoan trắng màu mắc cỡ
giữ cho em một lối mòn nhung nhớ
em sẽ chim di , chắp cánh bay về 
*
anh nhớ nỗi bãi thùy dương tháng Hạ
chiếc vỏ sò hồng thương nhớ anh cho
lăn tăn gió nhẹ in trên giòng biển mắt
con tim non , di tích nỗi mong thơ
*
em bắt môi thôi đừng ươm hạt tẻ
lạnh rưng rưng , lẩn thẩn chuyện hoang đường
lại tràn vỡ con đê đêm gối lẻ
và giòng buồn trôi ngược khúc phùng tương
 *
hỡi những ngọn sóng triền miên rưng rức
khi thu sang mặt biển chạm hoàng hôn
sau dãy núi có tim em chờ, chực
gọi tên người . gạn bớt nỗi cô đơn

đông hương

 


 
BIỂN TRẮNG

hạ đã hòang hôn đâu mà thu đến
chưa bình minh xuân sao lá chớm vàng
sóng nước bạt ngàn biển trắng thênh thang 
chiếc vỏ sò trơ giữa triền cát lạ

bóng nhạn lưng trời tít tắp khơi xa
biển nước bao la tấu khúc âm triều
 rối lọn mây vương tým chiều ly biệt
ai biết tương phùng mộng viển cô miên

chị vẫn hay thương tiếc chuyện hoang đường
khóc những cuộc tình ngậm nắng hong sương
rã cánh thiên di cuối đường mây mỏng
hớt nắng tô hồng mảng nhớ mênh mông

trắng ngọn cờ lau trắng giọt máu hồng
thơ cũng bận lòng bỏ chữ đi rong
sóng vỗ bờ xưa âm rền tim vọng
lá đợi thu vàng biển ngóng đông sang

phùdung sydney
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2013 10:31:17 bởi Phù vân >
sen dat 03.08.2013 10:52:19 (permalink)
0
  WESTMINSTER, California (NV) - Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ sau khi tài khoản trên “Facebook” - một trong những trang mạng xã hội ăn khách nhất hiện nay - của Hằng Nguyễn bị một người có tên trong danh sách bạn bè của cô “đột nhập” (hack), ăn cắp mật mã (password), có ít nhất ba người thân quen của Hằng ở Việt Nam bị lừa mất tổng cộng 7 triệu đồng Việt Nam (khoảng $350).
    Cú lừa ngoạn mục này, từ người bị ăn cắp tài khoản đến người bị lừa mất tiền, đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các mạng xã hội hiện nay, và đáng để mọi người phải lưu tâm, cảnh giác.
    “Cướp” tài khoản trên Facebook
    Hằng Nguyễn sinh sống tại miền Ðông nước Mỹ hơn 10 năm qua. Như phần nhiều người sống trong thời đại mà hầu hết thông tin trao đổi đều sử dụng thông qua các trang mạng xã hội, Hằng chọn Facebook làm nơi kết nối các quan hệ với người thân lẫn bạn bè cũ mới.

    Trên Facebook, Hằng có một người bạn tên là Nghĩa Trần ở miền Bắc California. Cô và người bạn kia thỉnh thoảng vẫn trao đổi, chuyện trò trong tình đồng hương, bè bạn trên thế giới ảo này từ hơn một năm qua. Ðó là một điều rất bình thường diễn ra trong “cộng đồng mạng”.

    Chính vì coi nhau như chỗ thân tình quen biết nên tối Thứ Tư vừa qua, khi vào Facebook, Hằng không hề ngạc nhiên gì khi thấy người bạn có tên “Nghĩa Trần” vào hỏi thăm mà không hề có một chút nghi vấn gì.

    “Nói năm điều ba chuyện, anh đó nói rằng đang dự định về Việt Nam một chuyến. Tôi cũng đang sắp về Việt Nam nên khi nghe vậy tôi không ngần ngại cho anh biết thời gian gia đình chúng tôi sẽ về quê,” Hằng kể.

    Trong câu chuyện, người bạn này gợi ý muốn gửi cho Hằng coi một số hình ảnh gia đình anh đi dã ngoại. Hằng đồng ý. Người bạn bèn gửi liền cho cô một đường dẫn (link).

    Không mảy may nghi ngờ, Hằng bấm vào đường dẫn đó.

    “Khi tôi bấm vào, anh đó hỏi ‘coi được chưa?’ Tôi thấy màn hình hiện lên những dòng yêu cầu phải nhập ID và password của yahoo vào. Tôi tỉnh bơ gõ vào,” Hằng tiếp tục kể.

    Do sử dụng chức năng mọi tin nhắn từ trên Facebook đều được chuyển vào trong “yahoo mail” nên sau khi vừa nhập mật mã yahoo theo yêu cầu của đường link thì ngay lập tức Hằng nhận được tín hiện từ điện thoại di động báo cho biết “có một email mới được đưa thêm vào trong tài khoản Facebook” của cô.

    “Ngay tích tắc đó là tôi biết liền mình đã bị ‘hack’ rồi,” Hằng nhớ lại.

    Biết mình bị mắc bẫy, Hằng trở lại ngay trang Facebook nhưng cô đã không còn vào tài khoản của mình được nữa. Kẻ đánh cắp tài khoản kia một cách rất nhanh lẹ đã đổi mật mã của Hằng.


    Cách thức Hằng Nguyễn bị đánh cắp tài khoản trên Facebook cũng tương tự như trường hợp xảy ra với một người có tên là Ngoc Nhi Nguyen, vào ngày 4 Tháng Bảy vừa qua.

    Theo Ngoc Nhi Nguyen, một người có nick name là Huong Tranngoc cũng ở trong “friends list” của cô, “giả bộ làm quen rồi nói cho nghe thơ nhạc anh sáng tác và cho một cái link là blogfamily-tructuyen.weebly để kêu mình vào đó xem”.

    Tuy nhiên, “Khi vào đó thì sẽ ra một trang khác yêu cầu đăng nhập vào bằng Facebook hoặc tài khoản bên yahoo. Khi bạn đăng nhập thì lập tức anh sẽ lấy được mật mã của bạn và bạn sẽ mất tài khoản Facebook. Bạn sẽ bị 'té' ra khỏi Facebook ngay và không đăng nhập vào được nữa vì kẻ gian sẽ đổi password của bạn,” Ngoc Nhi Nguyen kể lại câu chuyện.

    Từ kinh nghiệm bản thân, cô cảnh báo với mọi người, “Ðể bảo mật bạn nên đổi mật mã thường xuyên. Nên mở chọn lựa là nếu có ai đó đăng nhập vào tài khoản của bạn từ một máy tính khác máy tính bạn thường dùng, họ phải nói được mật mã đã được bạn gửi vào điện thoại di động của bạn trước đó.”
    Hằng Nguyễn thì cho rằng, “Có lẽ Facebook của anh Nghĩa Trần cũng đã bị kẻ nào đó ‘hack’, chứ tôi không nghĩ là anh làm việc này. Tôi sẽ email hỏi anh.”
    Dùng tài khoản “cướp” được để lừa người khác
    Dù bần thần, Hằng cũng chỉ nghĩ kẻ gian vào Facebook có thể sẽ xóa mất những hình ảnh gia đình, bè bạn mà cô đã cất công bỏ (post) lên, chứ không hề nghĩ đến chuyện có sự lừa gạt nào.

    Thế nhưng, chỉ khoảng chừng một giờ đồng hồ sau, một người cháu của cô từ Việt Nam gọi điện thoại sang hỏi, “Có phải dì nhắn trên Facebook kêu con mua thêm thẻ điện thoại không?”

    “Không có. Facebook của dì bị ‘hack’ rồi!” Hằng hoảng hốt nói.

    Nhưng chậm mất rồi!

    Khi đó người cháu đã mua hết bốn thẻ điện thoại, mỗi thẻ trị giá 500 ngàn đồng Việt Nam, tổng cộng hết 2 triệu đồng (khoảng $100) để cào ra, rồi ghi số seri, số mật mã cho người mà anh cứ ngỡ là dì Hằng Nguyễn của mình.

    Trong lúc Hằng thất thần, không thể nào ngủ được vì lo lắng không biết có ai trong số bạn bè người thân của cô tiếp tục là nạn nhân của vụ lừa này không, tại Việt Nam, một người bạn khác của Hằng từ thời đại học, tên Hoàng Ngọc, cũng đang ngỡ mình chuyện trò với bạn “Hằng Nguyễn”.

    Kẻ đánh cắp tài khoản Facebook của Hằng đã vào phần “history” để đọc hết các mẩu chuyện trò trước đây giữa cô và Hoàng Ngọc nên có thể hỏi thăm về công việc, sức khỏe, việc học hành... của từng thành viên trong gia đình Ngọc, khiến Ngọc không chút mảy may nghi hoặc gì cả.

    “'Nó' nói chuyện tình cảm lắm kìa!” Hoàng Ngọc đau khổ kể.

    Và cũng từ trong phần “history” còn lưu lại này mà kẻ gian cũng biết được hết ngày giờ Hằng sẽ về Việt Nam, cũng như số điện thoại cô từng cung cấp cho bạn bè thân thiết.

    Thế nên khi Hoàng Ngọc nghe “Hằng Nguyễn” nhờ mua sẵn giùm 6 thẻ điện thoại, trị giá tổng cộng 3 triệu đồng Việt Nam (khoảng $150) để Hằng sẵn sàng cho chuyến về đến sân bay Tân Sơn Nhất là có thể gọi điện thoại được liền, thì Hoàng Ngọc mua liền giúp bạn, sau khi cũng “cẩn thận hỏi lại ngày giờ về, số điện thoại của Hằng” và “thấy đúng hết với những thông tin mình có trước đó”.

    Sau khi cạo và ghi lại số seri cũng như mật mã các thẻ vào Facebook cho “Hằng Nguyễn” xong, Hoàng Ngọc lại nghe thấy “bạn” mình kêu mua thêm nữa!
    Bán tín bán nghi, Ngọc nhắn tin cho một người bạn khác ở Mỹ nhờ gọi điện thoại cho Hằng xác nhận lại chuyện này.

    Khi biết rằng Hằng Nguyễn “thật” không hề nhờ vả, thì Hoàng Ngọc cũng chỉ biết kêu trời, đồng thời còn cho biết, “Kẻ ăn cắp tài khoản của Hằng vẫn còn đang tiếp tục nói chuyện với mình trên Facebook kìa!”

    Tiếp theo đó, một người bạn thời trung học của Hằng cho biết cô cũng đã mua hết 2 triệu đồng Việt Nam (khoảng $100) tiền thẻ điện thoại theo yêu cầu của “Hằng” từ tin nhắn trên Facebook.

    Một người bạn khác của Hằng Nguyễn ở Hà Nội thì may mắn “thoát nạn” khi cô cẩn thận gửi email ngược lại cho Hằng để xác định có đúng là Hằng nhắn tin trên Facebook nhờ mua thẻ điện thoại hay không.

    Sáng ngày hôm sau, Hằng liên lạc với nhóm quản trị trang mạng xã hội này để thông báo cho biết việc cô bị “đột nhập” để đổi lại mật mã.

    “Tuy nhiên, đến giờ này thì email chính dùng trong tài khoản Facebook của tôi vẫn còn là email của kẻ đã cướp tài khoản này mà tôi chưa biết làm cách nào để đổi trở lại,” Hằng nói một cách mệt mỏi.

    Email kẻ gian đã dùng trong tài khoản của cô là taula.kuem36@yahoo.com.vn.

    Cô cũng chưa biết còn ai trong số bạn bè của cô là nạn nhân của vụ lừa bịp này nữa không, “vì có nhiều khi họ cũng bị kêu mua thẻ như vậy mà chưa biết bị lừa, cứ tưởng là tôi nhờ”.
    Cảnh giác với email lạ và các đường link
    Ngay trong đêm tối lúc xảy ra chuyện có những bạn bè người thân của Hằng Nguyễn bị lừa, vài người bạn của cô đã thông báo trên Facebook của họ chuyện này.

    Và thật bất ngờ khi trong lúc một số người tỏ ra xa lạ với kiểu lừa đảo này thì một số khác lại không hề tỏ ra ngạc nhiên.

    Một người có nick name Duong Cam ở Sai Gon viết, “Bên Việt Nam bị lừa vụ này hoài à. Hai ‘chiến hữu’ của mình cũng mới xém dính.”

    Tương tự, một người có nick name Lưu Thái Bình cho biết, “Chuyện này xảy ra ở Việt Nam hoài à. Bạn tôi cũng vừa mới bị mất $600 cho đứa cháu bị 'hack' ở yahoo.”

    Người bạn của Lưu Thái Bình không bị lừa từ Facebook mà từ yahoo mail.

    Theo lời của Bình, bạn anh nhận được email của một người cháu, trong đó đại loại nói rằng “Cháu anh đi chơi ở Manila, Philippines, và bị một đám lạ mặt tấn công lấy đi hết toàn bộ tiền bạc, điện thoại, thẻ ngân hàng, cùng những vật có giá trị khác. Cháu anh báo cho chính quyền địa phương nhưng họ nói phải mất khoảng 2-3 tuần để điều tra. Nhưng bây giờ cháu anh muốn về nhà liền nên cần số tiền là $3,100 để mua vé máy bay, thanh toán tiền khách sạn. Mọi người nghe vậy nên kẻ ít người nhiều hùn lại để gửi đi. Bạn của Bình đã gửi cho cháu mình $600.”

    “Thế nhưng sau khi gửi rồi, bạn tôi mới thử gọi điện thoại cho nó thì nó bảo nó có đi đâu đâu, đang mùa thi ở trường mà!” Bình kể.

    Người có nick name Le Minh Ha khuyên, “Nói chung là xin lỗi tất cả các mối quan hệ, nhưng hễ bạn bè bỗng dưng kêu nạp tiền điện thoại là phải cảnh giác cao độ, liên hệ khổ chủ ngay thôi.”

    Người có tên Nguyen Thi Ngoc thì nói, “Bọn hacker đã nghiên cứu rất kỹ trước khi ra tay vì vậy không ai nghĩ là đang bị lừa. Chỉ khi vừa thực hiện yêu cầu của nó rồi mình mới phát hiện ra thôi. Chúng tinh vi, xảo quyệt lắm!”

    Một người tên Bui Ngoc Suong nhắc nhở, “Chú ý khi login vào mail hay Facebook phải nhìn kỹ trang chủ. Các trang dạng khác là bị lừa. Cẩn thận khi click vào link do người khác gửi vì trang web có thể có virus và cẩn thận khi mở mail khi có file doc. file ảnh.”
    –-
    Liên lạc tác giả: NgocLan@nguoi-viet.com
    
    

thiên thanh 03.08.2013 18:44:35 (permalink)
0
nghe nhạc cuối tuần ... 
thân mến tặng những người đã, đang và được yêu ... 


 
 
Cho nhau hết những mê say, cho nhau hết cả chua cay 
Cho nhau chất hết thơ ngây, trên cánh môi say 
 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2013 19:08:09 bởi thiên thanh >
Phù vân 04.08.2013 01:06:31 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
CÁ MÈ MỘT LỨA ( tựa phù vân )
Thế giới nhận định về “lệnh cấm Internet” mới nhất của Hà Nội
Chính phủ VN đã công bố một lệnh bất ngờ ngăn cấm việc thông tin được lan truyền chia sẻ trên các trang mạng xã hội như trang Facebook và nhiều địa chỉ khác, có hiệu lực từ đầu tháng 9
Cali Today News - Nhiều website trên thế giới trưa thứ sáu 2/8 ngay lập tức đã đưa tin và nhận xét về lệnh cấm ‘chia sẻ và loan truyền tin tức trên các trang mạng xã hội’ mà nhà cầm quyền Hà Hội mới công bố.

  Chính phủ VN đã công bố một lệnh bất ngờ ngăn cấm việc thông tin được lan truyền chia sẻ trên các trang mạng xã hội như trang Facebook và nhiều địa chỉ khác, có hiệu lực từ đầu tháng 9
 

Bà đại diện Hội đồng Nhân Quyền LHQ tại Thái Lan nhận bản tuyên bố 258 của đại diện các bloggers Việt Nam ngày 31/7/2013. (Hình: RFA)
 Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Giám Đốc Phòng Thông Tin Điện Tử và Phát Thanh của Bộ Thông Tin VN cho biết: “Các trang mạng cá nhân chỉ được đăng tải tin về cá nhân người đó, không được trích lại, tập hợp hay tóm tắt các thông tin từ báo chí hay từ các websites của chính phủ”
 Luật mới còn cấm ‘các dạng thông tin chống lại nhà nước VN, đe dọa an ninh quốc gia và trật tự xã hội cũng như mối đoàn kết toàn dân, cấm không được bôi nhọ hay phỉ báng cá nhân’  
 Các trang mạng truyền thông như ABC, The Bangkok Post, Saigoneer đã ‘la hoáng’ lên là luật mới đã vi phạm thêm nhân quyền. Chưa bao giờ người ta chứng kiến “trận địa tấn công” mà chính quyền VN tung vào ngành báo chí truyền thông như hiện nay. 
Các nhà quan sát quốc tế nhận thấy sở dĩ Hà Nội ra “chiêu mới” là do thói quen ‘lấy lại tin tức và bài vở từ các trang mạng, ‘sửa đổi chút đỉnh’ rồi lại tung lên các trang mạng khác. Chuyện này là ‘hỗn loạn xà bần từ ngoại vào nội, từ nội với nội ở lãnh địa truyền thông của VN ngày nay’, nhưng các bloggers ở VN đồng thanh cho là luật mới nhằm bịt mồm đối kháng.
 
Hiện nay còn quá mới mẻ để biết làm cách nào Hà Nội có thể kiểm soát và trừng phạt các trang mạng xã hội vi phạm luật mới vì phạm vi quá…bao la bát ngát của hoạt động này.
 
Trường Giang (nguồn TechInAsia)

CỘNG SẢN VIỆT NAM :   " lệnh cấm Internet "               
HOA KỲnghe lén điện thoại

TT - Liệu tự do và quyền riêng tư có thật sự tồn tại ở Mỹ, nơi mà như Washington vẫn tự mô tả là “nền dân chủ lớn nhất thế giới”?
Người dân Mỹ chắc hẳn đã có câu trả lời sau khi đọc báo Washington Post hôm 6-6.

***

Ngày 5-6, dư luận Mỹ chấn động khi báo Anh Guardian phanh phui Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã bí mật nghe lén điện thoại của hàng chục triệu người Mỹ sử dụng dịch vụ của Hãng viễn thông Verizon. Một ngày sau, cơn “địa chấn” mới nổ ra khi báo Washington Post lôi ra ánh sáng vụ NSA và Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) truy cập trực tiếp vào hệ thống máy chủ của hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn để lấy thông tin của người sử dụng Internet.
Chương trình theo dõi lén của NSA có mật danh là PRISM đã bắt đầu từ năm 2007, dưới thời cựu tổng thống George Bush nhưng lại bùng nổ trong vài năm qua dưới quyền của Tổng thống Obama. Trong danh sách các tập đoàn khổng lồ “đi đêm” với NSA và FBI có đầy đủ chín đại gia sừng sỏ ở Thung lũng Silicon của Mỹ như Google, Microsoft, Apple, Yahoo, Facebook, PalTalk, AOL, Skype, YouTube...
Từ Thung lũng Silicon đến Nhà Trắng
Washington Post cho biết một sĩ quan tình báo Mỹ đã tiết lộ thông tin về chương trình PRISM cho tờ báo này. Đây là người đã tận mắt chứng kiến hoạt động của hệ thống theo dõi lén mà NSA vận hành và “hoảng sợ với khả năng của nó”. “Họ (Chính phủ Mỹ) thật sự có thể quan sát quá trình bạn hình thành các ý tưởng trong khi gõ bàn phím” - Washington Post dẫn lời sĩ quan này mô tả.
Các tài liệu mật cho thấy với chương trình PRISM, Chính phủ Mỹ dễ dàng tiếp cận với hệ thống máy chủ của các tập đoàn công nghệ để theo dõi các hoạt động trên mạng Internet của người sử dụng. NSA và FBI có thể lấy được thư điện tử, hình ảnh, video, đoạn hội thoại, tài liệu, lịch sử tìm kiếm... của bất kỳ cá nhân nào, qua đó nắm được nhất cử nhất động và liên lạc của mục tiêu. Do vậy, các dữ liệu do PRISM thu thập luôn có mặt trong tập tài liệu tình báo mà Tổng thống Obama đọc hằng ngày.
Phản ứng lại, các tập đoàn công nghệ đều lên tiếng phủ nhận thông tin mà Washington Post đăng tải. Theo AFP, người phát ngôn của Apple tuyên bố “chưa bao giờ nghe đến chương trình PRISM”. Đại diện Facebook cũng khẳng định không “mở cửa hậu” cho chính quyền tiếp cận hệ thống máy chủ của mình. Cả Google và Microsoft đều tuyên bố chỉ tiết lộ thông tin cho chính phủ theo quy định của pháp luật.
Thế nhưng, đích thân giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper lại thừa nhận sự tồn tại của PRISM. Báo New York Times dẫn lời ông Clapper cho biết chương trình này tuân thủ luật tình báo nước ngoài của Mỹ và được quốc hội thông qua. “Chúng tôi không dùng PRISM để cố tình nhắm vào bất kỳ công dân Mỹ nào hoặc bất kỳ ai ở trong nước Mỹ - ông Clapper nhấn mạnh - Thông tin thu thập được từ chương trình này là những tin tình báo quan trọng nhất, có giá trị nhất và được sử dụng để bảo vệ đất nước trước nguy cơ tấn công khủng bố”.
Ông Clapper chỉ trích việc thông tin về PRISM bị rò rỉ cho giới truyền thông sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia Mỹ. Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest, các nghị sĩ Mike Rogers - chủ tịch Ủy ban Tình báo hạ viện, Dianne Feinstein - chủ tịch Ủy ban Tình báo thượng viện... đều khẳng định PRISM giúp “bảo vệ nước Mỹ”, “là công cụ quan trọng chống khủng bố”. Ông Rogers tiết lộ thông tin từ PRISM đã giúp ngăn chặn một số vụ tấn công ở Mỹ.
“Đòn tấn công vào Hiến pháp Mỹ”
Dư luận, giới truyền thông và nhiều nghị sĩ đã lên tiếng phản đối chương trình PRISM và nhấn mạnh việc xâm phạm đến quyền riêng tư là “không thể bào chữa được, không thể chấp nhận được”. Phó giám đốc Liên hiệp Tự do dân sự Mỹ (ACLU) Jameel Jaffer, như Reuters cho biết, chỉ trích Quốc hội Mỹ là đã trao quá nhiều quyền lực cho chính phủ, khiến quyền riêng tư của người dân bị xâm phạm nghiêm trọng. Thượng nghị sĩ Bernie Sanders cũng tuyên bố: “Dân chủ không phải là như vậy. Tự do không phải là như vậy”. Thượng nghị sĩ Rand Paul thậm chí còn mô tả chương trình PRISM là “đòn tấn công khủng khiếp vào Hiến pháp Mỹ”.
Xã luận của The Atlantic khẳng định vụ theo dõi lén này “gây sốc nặng nề” nếu xét đến việc hầu hết mọi người đều truy cập mạng Internet mỗi ngày và trao nhiều thông tin cá nhân cho các công ty Internet. Xã luận của báo Time nhấn mạnh: “Xìcăngđan này đã chứng tỏ một sự thật là chính phủ sử dụng bất kỳ quyền lực được trao và nhiều khả năng sẽ lạm dụng quyền lực đó”.
Năm 2009, chỉ vài ngày sau khi nhậm chức tổng thống, ông Obama đã cam kết: “Sự minh bạch và pháp trị sẽ là nền tảng của nhiệm kỳ tổng thống này”. Tuy nhiên, trước những diễn biến trong hai ngày qua, báo Huffington Post vốn nổi tiếng là thân Dân chủ lại đã phải lên tiếng kết luận rằng trên thực tế ông Obama cũng hành xử như người tiền nhiệm là George Bush! Xã luận của báo New York Times cũng kết luận: Washington “đã đánh mất sự tin tưởng của người dân khi lạm dụng quyền lực nhân danh cuộc chiến chống khủng bố”. Xã luận của báo New Yorker đánh giá dường như đối với Chính phủ Mỹ, bất kỳ hành vi nào cũng đều có thể chấp nhận được. Nhưng lối hành xử đó lại đi ngược lại tinh thần thượng tôn pháp luật! 
SƠN HÀ
nguồn: NET
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.08.2013 01:13:00 bởi Phù vân >
THƯƠNG GIANG 04.08.2013 06:58:00 (permalink)
0
dzuylynh


THƯƠNG GIANG


Lâu rồi RM không ghé vào thăm anh Tư ...và mọi người vì RM cũng chẳng viết được gì cả năm nay anh Tư ạ. Cảm xúc chết rùi chôn cả hồn thơ theo nữa.Hôm nay  có bài TÚY  ca mới viết gửi anh Tư nhé.

TÚY CA

Thiếu người tri kỷ ta say
 Đêm nay gục dưới trăng gầy lênh loang/...
Hồn ta một mảnh úa vàng .
Cô đơn tựa nấm mồ hoang trên đồng…

Túy ca buông giữa thinh không
Dìm ta chết đuối trong dòng  phù sinh.
Ngất ngư ,độc ẩm riêng mình
Vườn khuya sương  giọt kết tinh ngấn  sầu.

Hồng nhan tri kỷ nơi đâu,
Bỏ ta  ngụp giữa bề dâu chốn đời?
Men say chuếnh choáng  lên môi,
Rót thêm ly nữa mong  vợi nhẹ buồn.

 Thương Giang

...Hồng nhan tri kỷ nơi đâu,
Bỏ ta  ngụp giữa bề dâu chốn đời?
Men say chuếnh choáng  lên môi,
Rót thêm ly nữa mong  vợi nhẹ buồn....

cám ơn rau muống đã gửi cho anh tư bầu rượu ngon thật đúng lúc .mừng sinh nhật em - an bình hạnh phúc.


Anh Tư ơi !
Cám ơn anh đã nhớ tới SN của em.Thật lòng xin lỗi anh  hôm nay em mới ghé vào VNTQ rồi  qua đây thăm anh và đọc được lời chúc mừng SN của anh dành cho em..RM cảm động  nhìu...nhìu...Cám ơn anh Tư  nhé.
Anh bị bệnh sao vậy ? Bây giờ anh đã khỏe chưa?Anh đã bỏ được thuốc lá hay vẫn hút? Hy vọng anh Tư chỉ bị cảm cúm sơ sơ  do thời tiết thui chứ không ảng hưởng đến thanh quản  ....
Chúc anh Tư nhiều sức khỏe (nhưng có SK rùi cũng phải giữ  gìn đó anh Tư nhé) để tiếp tục "cày" trên những nốt nhạc...hì...hì...
Út RM.
SongHuong 04.08.2013 22:20:05 (permalink)
0
Lâu quá mãi chơi rông quên mất đường về nhà. Chào Anh Lynh và quý anh chị em Phù trầm, SH gởi lời chúc an ành đến mọi người
 
Viết cho ngày đã cũ

Viết cho ngày đã cũ
thôi còn chi đâu em
trăng lơ lững bên thềm 
sầu về trong đôi mắt 

viết cho ngày gặp mặt 
lệ buồn trong mắt nhau
xin đừng gợi niềm đau 
của những ngày xưa cũ

ừ, em anh tự nhủ 
góc hồn xưa rêu phong
cuộc tình chẳng đếm đong 
hững hờ như làn gió

lối mờ đêm trăng tỏ 
ai về như cơn say 
cung đàn lỡ tầm tay
nốt sầu rơi… quãng lặng

nẻo về trong đêm vắng
chập chờn hương cau xưa
thêm một lần tiễn đưa …. 
viết cho ngày đã cũ 

01/8/2013
Sông Hương – Tương Huyền
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.08.2013 22:25:21 bởi SongHuong >
SongHuong 04.08.2013 22:23:07 (permalink)
0
THU CUỐI
                   Tặng Tương Huyền
Anh đánh mất mùa thu
Buổi em về bên kia góc phố
Mưa như tiếng đàn vụn vỡ
Một chút tình thu mong manh
 
Chỉ còn lại mình anh
Nhặt chiếc là vàng rơi trên tóc
Chừng như lá thu bật khóc
Ngày em sang bên kia sông
 
Có thể  những hoài mong
Ngày gặp lại dường như vô nghĩa
Phím đàn chùng trên nốt lặng
Chiều thu vụn vỡ trong mưa
 
Ngại bước chân chiều xưa
Cứ gõ nhịp buồn trong tâm thức
Nhỡ mai lời ru day dứt
Mồ côi chiếc lá thu rơi
 
Đừng trách nữa người ơi
Mai cuộc tình mãi là dĩ vãng
Kỉ niệm nhòa theo năm tháng
Nhủ thầm ... ai mất mùa thu
 
Huế 4/8/2013
Sông Hương
 
 
 
 
 
 
dzuylynh 05.08.2013 12:23:50 (permalink)
0
 
 

Anh Tư ơi !
Cám ơn anh đã nhớ tới SN của em.Thật lòng xin lỗi anh  hôm nay em mới ghé vào VNTQ rồi  qua đây thăm anh và đọc được lời chúc mừng SN của anh dành cho em..RM cảm động  nhìu...nhìu...Cám ơn anh Tư  nhé.
Anh bị bệnh sao vậy ? Bây giờ anh đã khỏe chưa?Anh đã bỏ được thuốc lá hay vẫn hút? Hy vọng anh Tư chỉ bị cảm cúm sơ sơ  do thời tiết thui chứ không ảng hưởng đến thanh quản  ....
Chúc anh Tư nhiều sức khỏe (nhưng có SK rùi cũng phải giữ  gìn đó anh Tư nhé) để tiếp tục "cày" trên những nốt nhạc...hì...hì...
Út RM.

Ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii  
cám ơn út rau muống Thương Giang, bạn hiền Sen Đất, CathyLy, CàNa, thienthanh, cụ Huyền Băng và các bạn đã gửi lời thăm hỏi sức khỏe dzuylynh .
hôm nay phẻ phẻ chút lết lên GDPT ủi chút nỗi niềm cùng út rau và các bạn đây nghen 
anh 4 đọc mấy cái meo của út rau mà cảm động đậy qúa chừng chừng. yên tâm, anh 4 làm sao mà mất giọng được cơ chứ ?
gừng càng già càng ... chua mà lị !hì hì
chỉ là cái giàn studio nó đỏng đảnh chút ! gượm tí đã nào, sẽ ổn thôi !
chúc các bạn mình vui trẻ sáng tác khỏe
chú sônghương lặn sâu mò hến xúc bánh đa đủ chưa ?  lâu ghê mới thấy ngoi lên há ? 
 
 
 
 Với thi nhân câu thơ còn dan díu
 Lẽ nào xa khi còn thiếu nợ người?
 ( thơ Thương Giang )

ƯƠM VẦN DỆT NỢ THI NHÂN 

thơ ươm ý dệt... nợ thi nhân
dan díu vần câu đã mấy lần
nhặt lá ngòai sân sàng giai điệu
gạn gió ngang trời lọc tiếng tiêu

tri kỷ cùng mây đợi ráng chiều
rượu hâm chờ nhấp tiễn tri âm
cạn chén tương như sầu hiu hắt
vó ngựa hồng khoan nhặt gõ vang 

ta người chinh chiến lạc quan san
em trải vần thơ họa tiếng đàn
phím tơ hòa nhịp tràn cung bậc
viễn xứ phương trời ngây ngất say

hồ cầm vọng nguyệt gảy khúc ca
tống tửu nghinh hoa cạn chén ngà
thi nhân bằng hữu người đâu tá
phiêu bạt giang hà thơ với ta!

dzuylynh-Aug 32013
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2013 19:26:10 bởi dzuylynh >
SongHuong 05.08.2013 16:25:03 (permalink)
0
THU CUỐI
Thơ : Nguyễn Sông Hương
Phổ nhạc,hoà âm,làm clíp và thể hiện : HẢI ANH
Tặng tác giả thơ Nguyễn Sông Hương bài hát mới :

Anh đánh mất mùa thu
Buổi em về bên kia góc phố 
Mưa như tiếng đàn vụn vỡ 
Một chút tình thu mong manh

Chỉ còn lại mình anh 
Nhặt chiếc là vàng rơi trên tóc
Chừng như lá thu bật khóc 
Ngày em sang bên kia sông

Có thể những hoài mong
Ngày gặp lại dường như vô nghĩa
Phím đàn chùng trên nốt lặng
Chiều thu vụn vỡ trong mưa

Ngại bước chân chiều xưa
Cứ gõ nhịp buồn trong tâm thức
Nhỡ mai lời ru day dứt
Mồ côi chiếc lá thu rơi

Đừng trách nữa người ơi
Mai cuộc tình mãi là dĩ vãng
Kỉ niệm nhòa theo năm tháng
Nhủ thầm ... ai mất mùa thu.

http://sannhac.com/mp510659/THU-CUOI-haianhyeunhacvietnam.htm
Phù vân 05.08.2013 23:11:13 (permalink)
0
 ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

San Jose, chuyện kể từ đầu.

Ði theo tiếng nước tôi để lại cho các ông chồng Mỹ ngơ ngẩn với những chai nước mắm dở dang. Như vậy, nếu về chính trị và quân sự Mỹ bỏ Việt Nam thì qua lãnh vực tình yêu và gia đình, đa số Việt Nam đều bỏ Mỹ.

Cali Today News - Ghi chú: Tháng 10 năm nay, tôi đựợc báo Việt Luận mời qua Úc châu. Bạn thâm niên ở NSW có con bên San Jose bèn hỏi rằng cái xứ Zôzê có gì lạ. Bác Phan Lạc Phúc định cư ở Úc đã từng ghé San Jose nhưng chẳng nhớ được nhiều và cũng không nghĩ rằng sẽ có ngày trở lại. Bác Thanh Thương Hoàng ở San Jose thì chỉ mong có ngày qua Úc thăm con trai. Bác Lê Trung Hiền nói rằng qua Úc cho tôi hỏi thăm ông Phúc đại đội trưởng đầu tiên của tôi ngoài Bắc thời kỳ 50. Nói là có thiếu úy Hiền ở San Jose vẫn có ý chờ. Vũ Thế Quang cũng muốn đi từ DC xuống San Jose rồi qua Úc mà chẳng biết bao giờ. Bác Văn Quang muốn đi từ Úc đến San Jose nhưng xem ra vô vọng. Các bạn già loanh quanh các tiểu bang Hoa Kỳ   không khó. Vượt thác Niagara qua Canada cũng có thể. Nhưng tuổi cao niên đi Úc xem chừng khá vất vả. Vậy mà chúng tôi có cơ hội cho chuyến đi cuối đời.  Xin kể chuyện San Jose tặng báo Việt Luận và độc giả ở miền dưới địa cầu. Tôi đã viết nhiều về "My hometown San Jose"nay xin viết lại thật dài. Cũng xin gửi tặng các thân hữu đồng hương đã cùng sống với nhau “Những ngày xưa thân ái” tại thành phố này. Kỳ này tôi đem San Jose gửi đến Sydney.

 
Cali, ngày trở lại. Cách đây 37 năm gia đình chúng tôi trở lại California vào tháng 8 năm 1976. Nói là trở lại Cali vì sau vụ di tản tháng 4-75 chúng tôi đã đến Hoa Kỳ vào tháng 6-75 tạm cư ở Camp Pendleton rồi ra phi trường Los Angeles bay về định cư ở miền Ðông. Ở Virginia được 1 tháng thấy không êm, lại tự túc lấy xe đò Greyhound mà về với nhà thờ bảo trợ ở thị trấn Springfield - thủ đô của Illinois. Sau một năm nếm mùi xứ lạnh cả nhà lại cùng bè bạn tổ chức chuyến viễn du Tây Tiến để về ăn trợ cấp ở Cali. Đưa người ta đi khai oenphe, sao nghe tiếng sóng ở trong lòng. Nắng vàng hiu hắt tên thành họ, chờ đến hoàng hôn lãnh phút tem. Nếu hỏi rằng cái đất Cali huyền diệu và hấp dẫn kéo dài cả ngàn dặm từ Bắc xuống Nam bao nhiêu là thị trấn, tại sao chúng tôi lại cư ngụ tại San Jose. Câu trả lời chỉ là định mệnh. Thực sự đất Cali vào cuối năm 76 ở đâu cũng có một số bạn bè nhưng bước chân tha hương đã dừng lại đặt cọc tiền nhà ở cái Apartment đường số 7 thì San Jose chính là xóm làng mới của chúng tôi. Thấm thoát đã gần 40 năm tại Hoa Kỳ và trong đó có 37 năm đơn vị Giao Chỉ đóng quân quanh quẩn ở một thị trấn.
 
Chúng tôi đã có cơ hội chứng kiến thị xã San Jose thay đổi từ bộ mặt cũ kỹ của một thành phố nông nghiệp trải qua thời kỳ điện tử phát triển. Với tháng ngày trôi qua, vườn nho và cánh đồng hoa vàng nay trở thành xưởng máy.
 
Cộng đồng Việt Nam từ 3,500 người cuối năm 75 cho đến bây giờ vào năm 2013 trở thành trên100 ngàn dân, chiếm hơn10% của đô thị đông đảo thứ ba tại California sau Los Angeles, San Diego và qua mặt San Francisco.
Mới đây báo chí tỵ nạn có nhắc nhở đến một nhà văn Hà Nội tên là Trần Văn Thủy, đi phỏng vấn các nhân vật hải ngoại và góp thành một cuốn tiểu luận tựa đề là “Nếu đi hết biển”.
 
Trong đó có đoạn văn ẩn dụ rất sâu sắc kể rằng lúc còn thơ ấu tác giả hỏi bà thím là nếu đi hết làng ta rồi đến đâu. Lời trẻ thơ với các câu hỏi nối tiếp để bà thím trả lời rằng nếu đi hết làng ta sẽ đến làng bên, rồi lên huyện, lên tỉnh rồi ra đến biển. Khi cậu bé hỏi rằng nếu đi hết biển thì đến đâu, bà thím buồn rầu không trả lời được. Cậu bé Trần Văn Thủy lớn lên đi năm châu bốn bể đã tìm được câu trả lời là đi qua các quốc gia, các đại lục rồi sẽ trở về cố hương. Trong một bài tạp ghi tôi đã viết rằng tuy rất tâm đắc ý kiến của tác giả nhưng vẫn thấy cần phải đưa ra một phản đề bởi vì tôi cho rằng ông không hiểu hay là cố ý không muốn hiểu tâm tình của người tỵ nạn. Người du khách đi lang thang bốn phương trời chân không bén rễ thì sẽ về lại cố hương. Nhưng lưu dân di tản tỵ nạn như chúng tôi thì nơi nào an cư lạc nghiệp, nơi đó sẽ chính là quê hương. Thực vậy, những năm đầu dù đã lập nghiệp, mua nhà, dựng vợ gả chồng cho con cái, người lưu dân có khi vẫn tưởng mình ở cõi tạm dung. Rồi những năm tháng dần qua, đất tạm dung chẳng biết đã trở thành quê hương mới từ lúc nào không rõ. Vì vậy xin kể câu chuyện sau đây.
 
Chúng tôi có thằng cháu họ làm thợ máy ở Thủ Ðức. Bà chị chúng tôi kiếm tiền cho nó vượt biên. Vài tháng sau có thơ từ Thái Lan gửi về báo tin là bây giờ cháu làm thợ chạy máy đèn cho trại. Ngày lãnh được hơn 10 Mỹ Kim, khá lắm. Cháu muốn ở lại, không đi đâu nữa. Ở quê nhà ra lệnh nó phải tiếp tục đi, cứ hướng ra biển mà đi. Thằng nhỏ rất tháo vát thi hành theo lệnh mẹ nhưng thấy chờ ở trại Thái Lan quá lâu, đã cùng bạn bè ăn cắp tàu vượt biên mới đến, đổ dầu chạy qua Indo. Thật may mắn cháu trải qua bao nhiêu gian khổ đã đến trại tỵ nạn Nam Dương. Chuyện này các báo có đăng tin. Rồi lệnh từ Thủ Ðức lại đưa ra là nhất quyết phải xin đi Mỹ. Phải đi cho hết biển Thái Bình Dương.
 
Trải qua 3 năm nằm lỳ cố thủ ở trại sau cùng cháu tôi cũng đến San Jose. Thằng nhỏ viết thơ về báo tin là đã đi hết biển thì bây giờ đi đâu.
 
Thơ nhà hỏa tốc gửi qua lời lẽ nửa vui mừng nửa giận dữ: “Tiên sư thằng ngu. Ðã đi hết biển mà đến được San Jose thì bây giờ làm giấy đoàn tụ cho mẹ mày và các em qua chứ còn đi đâu nữa. San Jose là nhất rồi.”
      


 Down Town San Jose 100 năm trước và ngày nay
 
Ðó là lý do mà gia đình tôi cũng như thằng cháu họ đã ở lại San Jose suốt bao nhiêu năm nay. Chúng tôi bao năm thao thức với “mưa Sài Gòn, mưa Hà Nội”. Ðã nghe đi nghe lại lời ca tha thiết: “Về đây nghe anh, về đây nghe anh, về đây mặc áo the, đi guốc mộc” nhưng sao mãi chẳng quay về cố hương.
 
Cũng như mọi người, chúng tôi cũng có người em Mùa Thu Hà Nội, “mà sao ở tuổi phong sương anh chưa gắng tìm về.”
 
Cũng như anh em, chúng tôi có 20 năm Sài Gòn tràn đầy kỷ niệm mà sao suốt cuộc đời di tản chỉ nằm mơ với cơn ác mộng bị kẹt lại quê nhà.
 
Cũng như tất cả di dân tỵ nạn lưu vong, chúng tôi cũng có tấm lòng thương yêu đất nước quê hương, nhưng đôi khi phải hẹn rằng “Nghìn năm sau mới níu bóng quay về.”
 
Trong khi đó thì San Jose, đất tạm dung đã thực sự cho ta dân chủ, cơm áo, với đời sống đầy cơ hội và được phép mưu cầu hạnh phúc. Tuy rất cá nhân, rất vị kỷ, nhưng rất tự do.
 
Nhạc sĩ Trần Quang Lộc, chưa hề bước chân ra Hà Nội mà đã sáng tác bài “Có phải em là mùa Thu Hà Nội:. Tha thiết nghẹn ngào biết chừng nào. Và ông Nam Lộc, một “Social Worker” nổi tiếng của thế giới tỵ nạn cũng để lại bản nhạc Vĩnh biệt Sài Gòn hay đến nỗi ở Việt Nam khi nghe được trên BBC đã đồn rằng đây là bản mới của Phạm Duy.
 
Vậy mà chúng ta bao năm sống trong lòng quê hương San Jose mà không viết được một bài ca ngợi thành phố này. Như vậy có bạc bẽo quá hay không.
 
Do đó xin viết đôi dòng về San Jose, chuyện kể từ đầu.
 
MỘT CHÚT LỊCH SỬ
 
Vào thế kỷ thứ 16, San Jose là vùng đất hoang dã. Phải đến năm 1720 mới có dấu vết của con người. Ngày 21 tháng 5-1737 di dân định cư tuyên xưng ông thánh Saint Josept và danh hiệu San Jose đã trở thành lịch sử. Hơn 100 năm sau, vào năm 1849 thành phố San Francisco thành lập. Kế tiếp ngày 27 tháng 3-1850 tiểu bang California được công nhận và chọn San Jose là thủ đô đầu tiên của California.
 
Trong số 9 đô thị của Vùng Vịnh Cựu Kim Sơn thì San Jose đất rộng nhất nhưng người thưa nên suốt 200 năm vẫn phải đóng vai đàn em San Francisco vì đô thị này ra đời trước một năm. Các bạn có thể đã biết rằng đội ban 49er của Cựu Kim Sơn đã lấy con số 1849 kỷ niệm năm San-Fran thành lập và trở thành đô thị số một của miền Viễn Tây. Du khách đến San Francisco không ai biết đường đến San Jose cho đến khi nữ ca sĩ da đen Dionne Warwick đã làm rung động   giới giang hồ với bài ca tình tự POP culture.
 
- Do you know the way to San Jose, I've been away so long, I may go wrong and lose my way.
Anh có biết đường về San Jose hay không? Tôi đã đi xa từ lâu, nay có thể lạc lối về. I'm going back to find some peace of mind in San Jose...
 
Ðúng như vậy, gần 40 năm trước, những người Việt di tản đã đến San Jose để tìm một chút bình yên, bỏ lại sau lưng một nước Việt buồn.
 
Vào thời kỳ cuối thập niên 70, San Jose còn những cánh đồng đầy hoa vàng. Xa lộ 87 và 680 đang xây cất. Ngày nay hoa vàng chỉ còn trong kỷ niệm. Cả một khu down town tráng lệ mới mẻ đã dựng lên do tiền bạc thế giới đổ về như nước của một thời vàng son đã làm thành cái nôi của Thung Lũng Ðiện Tử.
 
Dân số San Jose bây giờ lên đến trên 900 ngàn dân, đông hơn San Francisco và một thời đã được coi là thành phố lớn an toàn nhất nước.
 
Nhà cửa cũng đắt đỏ hàng đầu quốc gia với lợi tức chung của một gia đình là $80 ngàn Mỹ Kim một năm.
Sự phồn thịnh của San Jose chắc chắn đã có sự góp mặt của người Việt suốt 38 năm qua. Tuy nhiên, thực sự đợt di dân đông đảo của người Mỹ từ miền Ðông đến San Jose đã xẩy ra từ hơn 100 năm trước.
 
Ðúng vậy, hơn 100 năm trước có một gia đình di dân từ Kentucky về San Jose. Chồng là bác sĩ, vợ là nhà hoạt động xã hội. Họ là những nhà phiêu lưu đi tìm đất lành như chúng ta đến từ Thái Bình Dương. Chuyện về gia đình này lập nghiệp ở San Jose là câu chuyện đời thường nhưng rất tiêu biểu. Năm 1899, họ mua được một ngôi nhà ngon lành tại San Jose với giá 7,000 đồng. Ngôi nhà này bây giờ trị giá trên một triệu đồng. Ði nhổ răng phải trả tiền mặt cho nha sĩ là 5 đồng. Nhưng thực phẩm ở vùng này thời đó còn thiếu nên phải mua 3 đồng một con gà và 3 đồng một tá trứng gà. Giá trứng gà hiện nay vẫn còn đứng lại nhưng giá nhà thì tăng lên gấp 100 lần. Bà bác sĩ hoạt động thiện nguyện cho nhà thờ cho đến khi về già nên được gọi là Grandma của tất cả mọi người. Thành tích gây quỹ xã hội có lần thu đến 100 Mỹ kim. Tên của bà vẫn còn đến ngày nay và người Việt nào cũng nhắc đến mà không hề biết rõ. Ðó là gia đình Bascom. Trên con đường Bascom có nhà thương Bascom nổi tiếng trong cộng đồng Việt Nam. 
 
Từ thời của gia đình Bascom, dân số San Jose chỉ có 25,000 cho đến nay thành phố cả triệu dân, đã có biết bao nhiêu thay đổi. Trong 30 năm sau cùng của thời hiện tại chúng ta đã đóng góp vào thành phố này bằng sự hiện diện quan trọng nhất là dân số tăng dần vượt tất cả mọi chỉ tiêu về thống kê. Trong lúc đi tìm dữ kiện, chúng tôi ghi nhận những mẩu chuyện vụn vặt rất lý thú về người Việt đến Bắc Cali trước 75, trong thời kỳ 75 và sau này. Hai vợ chồng một gia đình Việt Mỹ bán đồ nhà binh tại chợ trời Capitol là người quen biết lo sưu tầm các di vật của Việt Nam Cộng Hòa cho chúng tôi. Ông chồng là cựu chiến binh ở Việt Nam. Ông nói rằng các cựu quân nhân có vợ Việt Nam về cư ngụ tại địa phương này trước năm 75 có quen biết nhau nên thường sinh hoạt chung thành nhóm vài chục người. Ông hãnh diện cho biết rằng chỉ còn lại rất ít như gia đình của ông bà vẫn ở với nhau đầy tình nghĩa chung thủy Việt Mỹ. Ðợt tỵ nạn từ 75 đã đem lại cho quý bà quý cô cả một chân trời quê hương bỏ lại. Các bà dẫn chồng Mỹ vào thăm trại Pendleton ở Nam Cali để làm công tác xã hội, tìm người thân, hoặc là chẳng làm gì cả, chỉ cốt đi xem người Việt tỵ nạn, đón về nhà, mời ăn uống, tìm Sponsor. Và sau cùng thì đa số quý bà Việt Nam đều lá rụng về cội.
 
Ði theo tiếng nước tôi để lại cho các ông chồng Mỹ ngơ ngẩn với những chai nước mắm dở dang. Như vậy, nếu về chính trị và quân sự Mỹ bỏ Việt Nam thì qua lãnh vực tình yêu và gia đình, đa số Việt Nam đều bỏ Mỹ. Ðó là thế giới của phụ nữ Việt trước 75. Ngoài ra còn có thế giới của sinh viên Việt Nam du học trước 75, hiện cũng trở thành nhóm ái hữu sinh hoạt với nhau trong phạm vi riêng tư.  Còn người Việt đến Hoa Kỳ trong đợt 75 thì ai là người đến đây đầu tiên. Ký giả Hoa Kỳ đã viết một bài trên San Jose Mercury News ngày 24 tháng 4-1975 đề cập đến nhóm gia đình 154 người đi máy bay World Airway trực tiếp từ Sài Gòn đến San Francisco. Ða số quý vị này hiện đã thành đạt và vẫn còn cư ngụ trong vùng. Nhóm gia đình sớm sủa đến Mỹ gồm có các ông cựu tổng trưởng kinh tế Nguyễn Kim Ngọc và ông dân biểu Ngô Trọng Hiếu.
  
Từ 29 năm qua cho đến bây giờ. Cộng đồng người Việt sống và trải qua kinh nghiệm của hoàn cảnh song văn hóa. Chúng ta sử dụng song ngữ đã đành, chúng ta còn vui hưởng một lượt 2 đời sống rất phong phú. Từ sáng cho đến chiều, chợ Mỹ, chợ Việt, báo Mỹ, báo Việt, Radio TV Mỹ Việt đề huề. Thậm chí hóa đơn điện nước, điện thoại cũng đều song ngữ. Phiếu đi bầu cũng hai thứ tiếng. Ðiện thoại kêu gọi chào hàng làm phiền chúng ta cũng có cả Anh lẫn Việt ngữ. Suốt 12 tháng một năm, chúng ta vui hưởng và tham dự cả Vu Lan lẫn Memorial Day và Mother's Day. Nếu là người con hiếu thảo quanh năm ta có thể lên nghĩa trang Việt Nam thăm mộ cha mẹ từ Tết Tây tháng Giêng, Tết Ta tháng Hai, Thanh Minh tháng Ba, Memorial và Mother' Day tháng 5, Father's Day tháng Sáu, Vu Lan tháng 8 và Thanksgiving tháng 11. Trẻ em chúng ta vui hưởng ngày Tết Trung Thu tháng 9 và Halloween tháng 10. Ðặc biệt quý vị cao niên, thì giờ rộng rãi yêu văn chương chữ nghĩa có cơ hội vào thư viện thành phố 9 tầng, 177 triệu Mỹ kim để tham khảo một triệu thứ tài liệu. Bấm máy điện toán có phần tiếng Việt. Quý vị có thể đem về 10 tape Thúy Nga Paris hay văn nghệ Asia và 100 cuốn sách một lần. Nhưng chắc chắn không ai có thể đọc được nhiều như thế vì còn phải dành thì giờ cho 6 chương trình TV, 6 đài Radio 24/24, hàng chục tờ tuần báo và nguyệt san cùng với 4 tờ nhật báo. Tất cả đều phát không và toàn bằng Việt ngữ.
 
Về văn hóa ẩm thực thì phải nói rằng các thức ăn căn bản của các sắc dân không đâu ngon hơn California, gồm cả thực đơn Việt Nam. Hamburger ở Cali ngon hơn ở Ðức, Pizza ngon hơn ở Ý, Vịt Bắc Kinh ngon hơn ở Bắc Kinh, Tacco ngon hơn ở Mễ. Bánh Tôm Cổ Ngư ngon hơn Cổ Ngư Hà Nội, Chả Cá ngon hơn ở Thăng Long. Ðó không phải là ý kiến của chúng tôi mà chính quý vị đi chơi khắp bốn phương trời về nói lại. Và đặc biệt là món phở. Dù cho đi bốn phương trời hay về cả ở ba miền Trung Nam Bắc Việt Nam, trở lại Hoa Kỳ ai cũng nói Phở Cali là nhất. Sau hết, chúng tôi đã tham khảo qua các tác phẩm của hơn 16 sắc dân đến Hoa Kỳ trong 100 năm qua viết về nước Mỹ. Có thể đi đến kết luận rằng đây là một xã hội tuy không toàn hảo như gần đạt được chỉ tiêu mà con người mong muốn. Một xã hội tự do, tôn trọng nhân phẩm, con người có cơ hội đồng đều. Chỉ cần làm việc một giờ đủ tiền cho thực phẩm một ngày. Hai giờ là đủ mua một bộ quần áo. Dù là lương tối thiểu, giàu hay nghèo ai cũng có xe hơi chạy trên xa lộ trị giá trên 100 tỷ đô la khắp nước Hoa Kỳ.
 
Cũng bắt đầu từ 38 năm về trước khi cộng đồng Việt Nam thành hình thì San Jose trở thành trái tim của miền Bắc California.
 
Toàn thể người Việt tại Bắc Cali hiện có 300 ngàn dân nhưng riêng thành phố San Jose có 100,000 vào kỳ kiểm kê dân số năm 2010. Hiện nay San Jose là thành phố đông dân Việt nhất trong số tất cả các đô thị trên thế giới.
Ngoài đặc điểm về dân số, San Jose còn có khá nhiều thành tích về những hoạt động tiên phong của người Việt tại Hải Ngoại. Về truyền thông miền Bắc có tờ nhật báo Việt Nam của Nguyễn Kim Bảng phát hành hàng ngày trước khi tờ Người Việt ở quận Cam ra đời. Nhật báo Việt Nam vẫn còn tiếp tục đến nay cùng với nhiều nhật báo khác như Thời Báo, Cali Today v.v...
 
Radio Ðông Thành cũng là chương trình phát thanh đầu tiên và tiếp theo Truyền hình Việt Nam Tự Do cũng là chương trình TV Việt ngữ hàng ngày đi tiên phong tại Hoa Kỳ trước cả miền Nam California.
 
Dân Việt Bắc Cali cũng tổ chức lễ tưởng niệm 30 tháng 4 lần đầu tại công viên St. Jame năm 1978 và tổ chức Hội Tết quy mô lần thứ nhất vào năm 1983.
 
Về phương diện văn hóa xã hội, cơ quan IRCC, Inc. do người Việt thành lập để cung cấp dịch vụ tỵ nạn từ năm 1976. Trong khi đó trung tâm Việt ngữ Văn Lang với 1,000 học sinh và gần 200 giáo chức nhân viên tình nguyện vừa tổ chức chào mừng 25 năm công tác. Các đoàn thể Hướng đạo, Không quân, Hải quân, Nhảy dù v.v. cũng đều có lịch sử sinh hoạt một phần tư thế kỷ.
 
San Jose cũng là nơi có Câu Lạc Bộ Việt Dã Việt Nam tham dự các kỳ chạy đua với Hoa Kỳ và chạy đuốc Tự Do từ SF về San Jose vào dịp Tết mỗi năm.
 
Ðặc biệt cũng tại miền Bắc California một nghĩa trang hoàn toàn Việt nam đã được thành lập từ năm 1978 tại Los Gatos với 500 phần mộ. Kỳ đài Việt Nam Cộng Hòa cũng đã được thiết dựng từ năm 1990 tại đường Capitol Expwy nhưng đến năm 2000 vừa qua đã được di chuyển về vườn Kelley, nơi sẽ hoàn tất công viên văn hóa đầu tiên của người Việt trên đất Mỹ. Cũng tại Vườn Kelley cạnh Senter Road một ngôi nhà cổ Victoria đã trở thành Bảo Tàng Viện Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên trên thế giới do cơ quan IRCC thực hiện.


                                      Vitoria House 1880 và Viet Museum ngày nay 2013
 
Về lãnh vực kinh tế và thương mại Bắc California có khả năng tiềm ẩn rải rác từ Sacramento, San Francisco, Oakland, San Jose đến Milpitas. Ðã có nhiều khu thương mại Á Châu và Việt Nam và cũng trở thành một Little Saigon như tại Orange County. Khác hẳn tại các thành phố nhỏ như Westminster, Garden Grove miền Nam khi người Việt mới đến các nơi này chưa phải là vùng đông dân, do đó người Việt có cơ hội lập thành các khu vực với ranh giới riêng biệt. Tại Bắc Cali, dân tỵ nạn Việt Nam đến định cư đã hội nhập ngay vào các khu đông đảo người Mỹ, người Mễ nên phải nỗ lực tìm đường sinh tồn để dần dần vươn lên. Dù vậy, tại San Jose cũng có các khu thương mại Việt Nam ngay tại Down Town, khu Senter, khu Tully hoặc tương đối văn minh như khu Grand Century ở góc đường Story.
 
Hơn 20 năm trước, 2 bên đường phố tại San Jose toàn là đất trống với hoa vàng rực rỡ. Suốt 2 thập niên ngành điện tử nở hoa kỹ thuật. Ðất trống trở thành hãng xưởng. Hoa Kỳ gọi đây là Thung Lũng Ðiện Tử. Hầu hết 80% người Việt làm cho các hãng điện. Ða số chồng là Technician và vợ làm Assembly. Ca dao của Giao Chỉ có câu là: Ở đây chồng tếch vợ ly. Cùng làm một xíp còn gì sướng hơn.
 
Rồi tiếp đến thế hệ kế tiếp, con cái tốt nghiệp đa số vào làm kỹ sư.
 
Cùng với ngành điện tử phát triển, Việt Nam nhẩy vào làm ăn trong lãnh vực xe lunch. Chồng lái xe, vợ nấu bếp. Hàng trăm xe lunch ngược xuôi bán bữa ăn trưa cho nhân công các hãng. Thoạt đầu thuê xe, sau lên làm chủ xe và có các nhà làm ăn lớn trở thành chủ bãi. Ðây là các cơ sở Parking và tiếp liệu cho hàng trăm xe lunch. Gia đình ông Lê từ quê hương miền Tây nổi danh tại San Jose trong kỹ nghệ xe lunch. Hiện nay trở thành công ty lớn với danh hiệu Lee's Brothers đưa bao bánh mì vĩ đại lên các nóc nhà để làm huy hiệu tiêu biểu cho ngành Fast Food Việt Nam chinh phục thị trường Mỹ.
 
Về một lãnh vực khác, ông Ngô Hứa, một công dân gốc Bạc Liêu, mở đầu sự nghiệp bằng xe bán cá lẻ ngược xuôi từ Monterey đến San Francisco, bây giờ trở thành nhà tư bản quan trọng trong thương vụ hải sản tại Hoa Kỳ, chủ nhân nhiều bến tàu, bến cá từ Ðại Tây Dương qua Thai Bình Dương. Cùng một lượt, trên các khu thị tứ toàn nước Mỹ hệ thống phở Hòa phát triển đưa hương vị độc đáo của tô phở đến các tiểu bang. Dù vậy ai cũng nhớ rằng tô phở Hòa đầu tiên bắt đầu ở San Jose. Chúng ta cũng không quên sự phát triển vượt bực của Việt Nam trong ngành nail. Ngồi ráp hàn trong xưởng, chạy xe lunch ngoài đường hay mở tiệm sơn móng tay, tất cả đều mở đường cho con cháu xây dựng thế hệ tương lai. Khi nói đến San Jose, không thể không nói đến rất nhiều chủ nhân của các hãng điện tử gốc Việt đã thành công và hiện vẫn còn giữ vững tay lái trong cơn sóng gió kinh tế hiện nay. San Jose cũng là cái nôi của các tổ chức Kháng chiến, Phục hưng và là nơi các vị lãnh đạo VNCH lựa chọn để tái xuất giang hồ như Thiếu Tướng Kỳ, Tổng Thống Thiệu và Ðại Tướng Khánh.
Ðó là câu chuyện của xóm làng San Jose gần 40 năm về trước rồi từ đó đến nay biết bao nhiêu vật đổi sao dời. Ở Á Châu người ta thường nói đến chuyện dâu bể. Trải qua thời gian, biển cả được con sông bồi đắp phù sa trở thành ruộng dâu. Và những người dân Việt tiền phong đã đến đất này khai phá và xây nền móng cho cộng đồng và lớp người đến sau đã mở rộng chân trời để hình thành cả một quê hương của riêng ta trên đất mới.
Vào đầu năm 2005, khu bầu cử số 7 với 30% cử tri Việt Nam náo nức về tin có đến 5 ứng cử viên trẻ Việt sẽ ra ứng cử nghị viên thành phố. Ðây sẽ là một bài học mới hào hứng cho một vận hội mới. Khi niềm mơ ước một nghị viên gốc Việt thành sự thực lại tiếp theo với những khác biệt chia rẽ cả cộng đồng mà vết thương vẫn chưa hàn gắn.
 
Mặc dù miền Bắc của chúng ta không đông đảo bằng quận Cam, không có khu Little Saigon sầm uất nhưng chúng ta đã có nhiều khả năng tiềm ẩn. Chúng ta không quá tập trung để trở thành xa cách với dân địa phương. Chúng ta có cơ hội hội nhập nhiều hơn và đây là ưu điểm đáng lưu ý.
 
Khi chúng tôi có dịp xuống thăm khu thị tứ của cộng đồng Việt miền Nam, đã có những cảm tưởng vừa tự hào vừa quản ngại. Người Việt xây dựng được cả một thành phố Saigon nhỏ trên đất Mỹ quả thực là điều đáng hãnh diện. Tuy nhiên, toàn thể quê hương mới của dân ta không hề hấp dẫn người Hoa Kỳ và các sắc dân khác.  Do đó, có thể coi là chúng ta nên bằng lòng với sự phát triển chừng mực của cộng đồng Việt tại San Jose vì đây chính là sự thăng bằng giữa vấn đề bảo toàn truyền thống và việc tham dự vào con đường hội nhập.
Sau cùng, như chúng tôi vẫn thường góp ý kiến, tất cả lớp người tỵ nạn của bao năm qua chỉ là đợt khai phá tiền phong. Chúng ta chỉ là những cây tràm, cây đước của miền Ðồng Tháp - Cà Mau. Sau này con cháu chúng ta mới thực sự là cam quít. Nếu ta có bền gan vững chí, thành công hay thất bại thì cũng chỉ là những viên gạch lót đường cho các cộng đồng tương lai sẽ dựng lên và mãi mãi tốt đẹp về sau. Chuyện sau cùng là phải nói đến mối ràng buộc với quê hương. Dù ra đi trong hoàn cảnh nào thì mọi sắc dân định cư trên đất mới cũng trải qua những kinh nghiệm như nhau. Phần lớn nhận nơi này làm quê hương. Ba trăm năm trước người Anh đến Tân thế giới để trở thành người Mỹ. Đã hai lần đem quân về cứu quê hương. Ba trăm năm sau hiệp hội các quốc gia bị cộng sản thống trị họp tại San Francisco đã ghi nhận rằng, dù cố hương còn độc tài hay đã tự do dân chủ thì làm tân công dân trên đất mới vẫn giúp cho quê nhà nhiều hơn là quay về. Xem ra tưởng là vị kỷ nhưng chính là chân lý. Vấn đề là, anh còn nhớ hay anh đã quên.
 
Giao Chỉ - San Jose 2013

<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2013 23:16:45 bởi Phù vân >
Thay đổi trang: << < 131415 > >> | Trang 15 của 58 trang, bài viết từ 211 đến 225 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9