GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 161718 > >> | Trang 17 của 58 trang, bài viết từ 241 đến 255 trên tổng số 867 bài trong đề mục
dzuylynh 11.08.2013 22:30:59 (permalink)
0

  

  * * *

 
 

NGÀY ANH XA VẮNG

Album Hoa Diên Vỹ _ sáng tácDzuylynh. tác giả trình bày
( đến cecile )

anh đi rồi ...
chim  buồn thôi hót

anh đi rồi ...
lá rụng  thôi bay

công viên buồn quạnh hiu đơn  vắng
bóng thời gian lướt qua lạnh  lùng
anh đi rồi ...
mưa buồn thôi  rơi

anh đi rồi ...
ai khóc trên  vai

ai dỗ dành em lúc giận hờn  
sợi tóc rối quấn quýt tay đan
cánh môi mềm vụng về đam mê
anh đi rồi ...
mưa có trở về

gót hài em ai người hong khô
tiếng hát buồn cà phê có đắng
tách trà xanh sợi khói vây quanh
xa nhau rồi ngăn cách nghìn trùng
ai cùng em giấc mộng cô liêu
xa nhau rồi đàn lơi cung phím
anh đi rồi ...
xin đừng buồn nghe em

anh đi rồi ...
xin đừng buồn nghe em ...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.08.2013 05:37:57 bởi dzuylynh >
Phù vân 11.08.2013 23:43:50 (permalink)
0
 
ĐẢO NỔI
Hồ Bled có chiều dài 2.120m, rộng 1.380m và độ sâu tối đa 30,6m, là một hồ băng tuyệt đẹp được hình thành từ kỷ nguyên băng hà. Bao quanh hồ là dãy núi Julian Alps hùng vĩ và rừng rậm xanh tươi. Ở giữa hồ là hòn đảo nổi tự nhiên và duy nhất tại Slovenia. Trên hòn đảo này có rất nhiều công trình mang nét kiến trúc độc đáo, nhưng có lẽ tòa giáo hội Assumption được xem là nổi bật và thanh thoát nhất. Đây là nhà thờ giáo hội hành hương nhân danh đức mẹ Maria được xây dựng từ thế kỷ 15. Tòa tháp của nhà thờ cao đến 52m và lối dẫn lên tháp gồm có 99 bậc thang cấp.
Nhà thờ thường được sử dụng như một địa điểm tổ chức tiệc cưới vì vị trí tuyệt đẹp, khung cảnh lãng mạn bao quanh hòn đảo đầy hấp dẫn. Đây là một nơi tuyệt vời cho những đôi uyên ương tìm kiếm sự lãng mạn, để trao nhau lời thề non hẹn biển. Tại hòn đảo này cũng có một tục lệ truyền thống được thiết lập cho những cặp đôi vào ngày cưới, đó là chú rể phải bế cô dâu lên hết tất cả các bậc thang cấp của nhà thờ. Điều này đòi hỏi chú rể phải có một sức khỏe tốt và trọng lượng cô dâu cũng không được quá đà. Trong khi được bế trên tay chú rể, cô dâu phải giữ im lặng hoàn toàn cho đến nấc thang cuối cùng, nếu như không muốn may mắn vụt khỏi tay mình. Thường thì chú rể sẽ dành ra một vài tháng để rèn luyện thể lực trước khi tổ chức đám cưới.
Tuy có diện tích khá nhỏ, nhưng hòn đảo trông giống như giọt nước mắt này đã thu hút con người đến sinh sống từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết khu định cư của người từ thời tiền sử, có niên đại từ thế kỷ 11 trước công nguyên. Thông qua công việc khảo cổ, người ta còn tìm thấy một ngôi đền thờ nữ thần tình yêu Slavic và vị thần sinh sản Ziva do những người Xla-vơ đầu tiên lập trên hòn đảo này. Đây là ngôi đền ngoại giáo được cho là hình thành sớm, ít nhất là một thế kỷ trước khi có sự xuất hiện của các tòa Kitô giáo hội. Ngoài ra các nhà khảo cổ còn khai quật được 124 ngôi mộ với những bộ hài cốt có niên đại từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 11 trên hòn đảo Bled này.
Dựa theo các nguồn tài liệu được ghi chép lại, nhà thờ đầu tiên được xây bằng gạch, ba gian giữa của vương cung thánh đường được xây dựng theo lối kiến trúc Roman. Đến thế kỷ 15, nhà thờ này được tu sửa và xây dựng lại theo lối kiến trúc Gothic, với một tòa nhà giáo xứ mới, một tháp chuông lớn đứng độc lập ở phía nam và một bàn thờ chính được xây dựng lên. Sau trận động đất xảy ra vào thế kỷ 17, nhà thờ tiếp tục tu sửa thêm lần nữa theo phong cách Baroque và diện mạo của nó tồn tại tới bây giờ.  
Một điểm quyến rũ khác gần hồ Bled là lâu đài cùng tên được xây dựng vào thời Trung Cổ, được xem là biểu tượng của thành phố, tọa lạc trên vách đá cao sừng sững, nằm ở phía bắc hướng mặt tiền ra hồ nước xanh ngọc tuyệt đẹp. Theo các nguồn văn bản được lưu giữ lại, đây là tòa lâu đài lâu đời nhất ở Slovenia và hiện đang là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhất quốc gia.
Naturopath Arnold Rikli được cho là người Thụy Sĩ đầu tiên đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển hồ Bled. Ông xây dựng một khu nghỉ dưỡng vào nửa sau của thế kỷ 19. Do khí hậu ôn hòa, nên Bled được du khách thuộc giới quý tộ từ khắp nơi trên thế giới yêu thích.
Ngày nay, hồ Bled là một địa điểm khá phổ biến cho những người đam mê môn thể thao chèo thuyền. Đây còn là chủ nhà đăng cai các môn chèo thuyền vô địch thế giới. Vì thế, Bled được xem là một trung tâm hội nghị và du lịch quan trọng nhất ở Slovenia.
Người ta có thể đến hòn đảo trên một chiếc thuyền gỗ đáy truyền thống được gọi là Pletna. Nhiều du khách thích mạo hiểm cũng có thể thuê một chiếc thuyền và một mình chèo tới hòn đảo. Không thích chèo thuyền tham quan hòn đảo du khách cũng có thể đi bộ vòng quanh bờ hồ Bled, đi xe ngựa, xe đạp để ngắm quang cảnh thanh bình, thoáng đãng, yên tĩnh và hiền hòa xung quanh thành phố Bled.
Những công trình kiến trúc xung quanh hồ băng Bled:


 
Toàn cảnh hồ băng Bled.

 

 

 

 

 

 

 

 
 Hồ băng Bled vào mùa đông.

 
Tòa giáo hội trên đảo Bled.

 
 

 
Bên trong tòa giáo hội.

 
Tòa lâu đài Bled nằm trên vách đá hướng nhìn ra hồ.

 

 
Hướng nhìn từ lâu đài Bled.

 
Công viên dọc theo bờ hồ Bled.
Tuệ Tâm ( theo Infonet )

<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.08.2013 00:24:58 bởi Phù vân >
dzuylynh 12.08.2013 01:26:00 (permalink)
0
 
 

t ạ i   e m

tại em gieo vần giữa nhánh sông
thuyền tôi ngơ ngác lạc cuối dòng
lạ bến ,mái chèo khua bóng vắng
vạt áo xanh lùa con nắng trong...

bài hát vỡ òa câu sắc, không
giọt thu pha tiếng vọng giao mùa
rừng vắng, gió đùa chiếc lá úa
chiều lắng câu kệ buông tiếng thưa

thu ơi thu đến nữa mà chi ?
thu ơi , thu đến nữa làm gì !
heo may ...hỏi có về bên ấy
bên ấy mưa làm xanh nỗi đau

tại em, bên này thu đến sớm
tại em, tôi đếm là vàng tay
tại em, trăng khuyết cài song gầy
tại em, thu về tôi chẳng hay !
 
dzuylynh
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.08.2013 05:42:29 bởi dzuylynh >
Phù vân 13.08.2013 00:16:22 (permalink)
0
 
NGUỒN GỐC BÍ ẨN CỦA ÂM NHẠC
Vì sao âm nhạc được tạo ra và con người tiến hóa như thế nào để yêu thích âm nhạc như hiện nay vẫn là một bí ẩn với giới khoa học.

Charles Darwin, cha đẻ của thuyết tiến hóa, từng đoán rằng âm nhạc được tạo ra thông qua các nghi lễ cưới hỏi. Nhưng một nghiên cứu mới đã chú trọng vào khả năng truyền đạt thông điệp và củng cố các mối quan hệ cộng đồng, ví dụ nhạc dành cho chinh chiến, hay ăn mừng lễ hội.
  Thành viên nhóm nghiên cứu gồm tiến sĩ tâm thần học Chris Loersch, thuộc Đại học Colorado, Mỹ và tiến sĩ Nathan Arbuckle, thuộc Đại học Công nghệ Ontario đưa ra luận điểm rằng, âm nhạc được sử dụng như một công cụ truyền đạt thông tin về trạng thái tinh thần cho nhiều người cùng lúc.
 

Bức họa Hy Lạp mang tên Bài học nhạc năm 510 trước công nguyên. Ảnh minh họa: Wikimedia.
 
Khi con người ngày càng phải thích ứng với việc sống chung trong cộng đồng, nhiều cơ chế sinh học lẫn tâm lý đã phát triển để có thể giữ vững cấu trúc của cộng đồng.
  Trong nghiên cứu được đăng tải trên tờ Journal of Personality and Social Psychology, hai tác giả nhận định: “Chúng tôi đặt giả thuyết rằng âm nhạc chính là một trong những cơ chế phát triển vào lúc đó”.
  Giả thuyết nêu trên vẫn rất khó để chứng minh nhưng không có nghĩa là thiếu cơ sở khoa học. Hai nhà khoa học đưa ra dẫn chứng từ hàng loạt nghiên cứu khác nhau, cho thấy, mối quan hệ giữa nhu cầu hòa đồng với nhóm xã hội và xu hướng bị ảnh hưởng tình cảm sâu sắc từ âm nhạc.
  Trong đó, một nghiên cứu quan sát thí nghiệm ở 112 người trưởng thành và trả lời các câu hỏi khảo sát online. Kết quả nghiên cứu, những ai càng có xu hướng tìm cách hòa nhập cộng đồng thì càng dễ bị ảnh hưởng từ âm nhạc.
  Một nghiên cứu khác hướng vào việc làm cho các đối tượng khảo sát cảm thấy mối quan hệ cộng đồng của họ bị đe dọa. Kết quả, phản ứng của họ với âm nhạc trở nên mạnh hơn. Lý do của phản ứng trên là vì các đối tượng nghiên cứu mong muốn thiết lập lại mối quan hệ cộng đồng qua âm nhạc.
   Nhiều nghiên cứu khác cho thấy khả năng tăng cường tính hợp tác và đồng cảm giữa trẻ em khi chơi trò chơi âm nhạc với nhau. Sự phát triển của âm nhạc dẫn đến thành lập các nhóm xã hội cũng là một minh chứng mạnh mẽ.
  Theo các chuyên gia, các nghiên cứu nêu trên vẫn chưa có chứng cứ vững chắc để khẳng định giả thuyết âm nhạc được sinh ra từ nhu cầu củng cố các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, đây là một trong những giả thuyết hợp lý và thú vị nhất để trả lời cho hàng loạt bí ẩn của âm nhạc.
 
Theo Người lao động

<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.08.2013 00:20:53 bởi Phù vân >
dzuylynh 13.08.2013 23:15:10 (permalink)
0
 MÙA VU LAN VÀ BÁO HIẾU  PL 2557-DL 2013 (QUÝ TỴ)
   
 
BÁO HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT 
 
  HT.Thích Nhật Quang
 Hôm nay là ngày lễ Vu Lan, là ngày báo hiếu, còn gọi là lễ trung nguơn. Trong một năm chia làm ba nguơn. Nguơn thứ nhất là rằm tháng giêng tức thượng nguơn. Nguơn thứ hai là rằm tháng bảy tức trung nguơn. Nguơn cuối cùng là hạ nguơn tức rằm tháng mười. Hầu hết Phật tử Việt Nam chúng ta đến những ngày ấy đều về chùa lạy Phật, nghe kinh, ăn cơm chay.

Tại sao gọi ngày trung nguơn là ngày báo hiếu? Bởi vì rằm tháng bảy là ngày Tự Tứ của chư Tăng. Trong ngày này chư Phật đồng hoan hỷ, mười phương tăng chúng hội tụ về. Nương oai thần nguyện lực của Phật và chư Tăng, chúng ta nguyện cầu cho cha mẹ, thân bằng quyến thuộc sống thì an lạc, luôn quay về quy y Tam Bảo; chết được siêu thăng về cảnh giới lành, đời đời gặp Phật pháp.

Trong kinh Phật có nói rằng: “Thiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên”, dù tu đạo nào, dù có học hay không học, hiếu là gốc, hiếu là trên trước, hiếu là tất cả. Là con người thì phải tròn đạo hiếu, phải nhớ ân nghĩa và đền trả những ân nghĩa ấy. Trong tất cả các ân nghĩa, có thể nói lớn lao nhất là ân nghĩa cha mẹ.

Trong kinh có câu: “Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hạo thiên võng cực”, nghĩa là: “Cha sinh ta, mẹ nuôi ta, ôi thôi cha mẹ sinh ta cực nhọc, muốn đền đáp ân đức của cha mẹ như với lên trời chẳng cùng”. Công ơn của cha mẹ thật cao dày, chúng ta muốn đền trả, không thể nào đền trả cho hết được. Rõ ràng mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lớn lên, nên danh nên phận trong xã hội, nếu không có cha mẹ nuôi dưỡng, lo lắng, chuẩn bị cho cuộc đời của chúng ta thì làm sao có được ngày hôm nay, làm sao có thể thành tựu được những gì quí báu trong đời. Có những người lâm vào hoàn cảnh bất hạnh không được sự chăm sóc, nuôi nấng của cha mẹ. Những người này thường ôm lòng oán hận đối với xã hội, đối với mọi người. Do đó gia giáo là điều hết sức quan trọng. Đây chính là phần trách nhiệm nặng nề của cha mẹ đối với chúng ta.

Làm một con người trưởng thành trong hoàn cảnh cha mẹ đầy đủ, gia đình tương đối có phương tiện cho chúng ta học hành, đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn, để hiểu biết và xây dựng cuộc đời, như thế là hạnh phúc lắm. Trong xã hội có rất nhiều người mong một chút tình thương của cha, của mẹ, đôi khi không được. Ví dụ như bản thân tôi, sinh ra ba, bốn tuổi thì cha mất. Bây giờ liên tưởng đến cha qua lời diễn tả của bà con chung quanh, chứ tôi chưa hề biết mặt cha tôi như thế nào. Do đó những kinh nghiệm quý báu của cha, những gì tốt đẹp trong dòng tộc của mình chưa được cha truyền lại. Mỗi dòng họ, mỗi gia đình đều có truyền thống đặc biệt của dòng họ, của gia đình đó. Làm con trong một gia đình, trong một dòng tộc nào thì nhất định chúng ta được thừa hưởng những truyền thống đặc biệt của dòng họ ấy. Riêng tôi thì chưa được thừa hưởng di sản đó, nhưng nhờ đủ phước duyên gặp Phật pháp, có thầy, có bạn nên cũng vơi bớt phần buồn tủi.

 Có nhiều người bất hạnh, mất đi tình thương cao quí ấy và bị lạc lõng giữa cuộc đời; không gặp Phật pháp, thiếu học thức và các duyên tốt. Những người này tâm hồn, cuộc sống thường chìm trong tăm tối. Do đó dễ dẫn đến trường hợp họ có hành động và suy nghĩ sai lầm. Đây là điều quan trọng trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp.

Phật giáo chú trọng phương diện giác ngộ giải thoát, nhưng về mặt thế sự, những quan hệ trong cộng đồng xã hội, Phật giáo không dạy người ta chạy trốn cuộc đời . Người Phật tử là người quyết tâm học hiểu và sống đời sống đạo hạnh chân chính. Đồng thời là một con người có đầy đủ cung cách để đóng góp, xây dựng một xã hội tốt. Do đó, người Phật tử Việt Nam phải là người biết ơn cha mẹ. Và đã biết ơn thì phải đền ơn.

Sách xưa có dạy: “Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế”. Nghĩa là nếu chúng ta sinh ra trong đời không có Phật thì chính cha mẹ hiện đời chúng ta là Phật. Câu nói này nhằm nhắc nhở chúng ta, đừng xem thường đấng sanh thành và đừng quên ơn sâu dày đối với song thân. Người không có điều kiện học hiểu Phật pháp, mà ở trong gia đình là một người con hiếu kính cha mẹ như Phật thì người đó đã tu theo tinh thần của đạo Phật rồi.

Nhiều người cho rằng theo đạo Phật là không hiếu hạnh. Tại sao? Bởi vì họ thấy có những người đi tu, cha mẹ, bà con xóm làng thương không muốn cho đi mà những vị ấy quyết tâm đi, làm cho cha mẹ, xóm làng đau buồn. Như vậy người ấy không nghe lời cha mẹ, làm buồn lòng cha mẹ nên họ kết luận người ấy bất hiếu. Từ đó họ cho rằng người đi tu không giữ hiếu đạo. Điều này chỉ đúng trong một giai đoạn thôi. Bởi vì người tu thì có những việc làm của người tu. Nếu người đi tu làm tròn bổn phận trách nhiệm của người tu thì người đó có thể gọi là thực hiện trọn vẹn được hiếu đạo. Trái lại nếu ở tại đời, luôn bên cạnh cha mẹ mà không nghe lời cha mẹ, không cung kính, bảo bọc, phụng dưỡng cha mẹ thì người đó không làm tròn bổn phận hiếu đạo của một người con. Vì vậy trong đạo có những tấm gương hiếu để đáng quý mà hôm nay chúng tôi nêu lên cho Phật tử noi theo. 

Như chúng ta biết, Tôn giả Mục Kiền Liên là một vị đại đệ tử của Phật. Nhưng mẹ Ngài không tin kính Tam Bảo, không tin nhân quả nên bà gây quá nhiều nghiệp ác. Vì vậy khi qua đời bà bị đọa vào thế giới ngạ quỷ. Thế giới của ngạ quỷ rất khổ sở, đói khát.

Tôn giả Mục Kiền Liên là người tu hành đắc đạo, có thần thông. Ngài dùng thần thông đi khắp nơi tìm mẹ. Khi thấy mẹ sinh trong loài quỷ đói, đang bị hành hình, rên xiết, Ngài khổ đau vô cùng. Ngài vội đem dâng cho mẹ một bát cơm. “Mẹ ơi! Cơm đây mẹ hãy dùng”. Bà nghe con kêu và đưa cơm đến thì mừng quá, tay nhận bát cơm, tay bốc lấy mà ăn. Nhưng do lòng tham lam, xấu ác nên thức ăn biến thành lửa, thành than. Lại thêm một đau khổ nữa cho Mục Kiền Liên. Thấy mẹ khổ đau đói khát, mà cơm dâng thì không dùng được. Ngài chỉ còn cách là trở về trình với đức Thế Tôn, mong Phật từ bi chỉ cho phương thức để cứu mẹ. Đức Thế Tôn thương xót chỉ bày nhân ngày Tự Tứ, chư Tăng đồng tụ hội, nên sắm lễ trai tăng dâng lên cúng dường. Nhờ sức gia trì của thập phương tăng, chuyển hóa lòng tham lam keo xẻn của bà, bà liền được thoát khỏi loài ngạ quỷ, thác sanh về cõi trời. Nhờ thế, Tôn giả cứu được mẹ.

Từ đó, ngày rằm tháng bảy, chư Tăng Ni, Phật tử thường tổ chức lễ Vu Lan, là lễ cứu mẹ. Nhờ hồng ân Tam Bảo, nhờ công đức chú nguyện của mười phương chư Tăng tu hành đắc đạo, hồi hướng về cho thân bằng quyến thuộc của mình. Vì vậy nghi thức cúng dường trong ngày lễ này không mang tính chất mê tín dị đoan, mà nó có ý nghĩa riêng từ một sự kiện lịch sử.

Cho nên việc cứu rỗi trong đạo Phật không thể xem như chuyện thần quyền. Ở đây, cốt nhờ sức chú nguyện của chư Tăng nên chuyển hóa, khai mở được tâm tư cho người chịu khổ. Nhờ thế họ thoát khổ, được an vui. Lễ Vu Lan vì thế mang một ý nghĩa rất lớn. Nhất là phương thức đền trả công ơn dưỡng dục sanh thành của cha mẹ.

Trên tinh thần ấy, một người con hiếu đạo, hiểu Phật pháp thì đối với cha mẹ, chúng ta phải làm sao hướng dẫn cho cha mẹ biết tu tạo những công đức lành, kính Tam Bảo, tin nhân quả. Tin kính Tam Bảo tức là tin kính Phật, tin kính giáo Pháp của Phật và tin kính đoàn thể Tăng thanh tịnh, đệ tử của Phật. Tin nhân quả là tin như thế này: Nếu gây nên những nhân không tốt, làm khổ cho người, thì nhân ấy sẽ đưa đến hậu quả khổ đau.

Là người Phật tử, tin và từng bước áp dụng Phật pháp trong cuộc sống của mình, thì sẽ được sự sáng suốt. Khi nghĩ, nói và làm việc gì mà biết rằng điều mình nghĩ, lời mình nói, việc mình làm, gây tổn hại, sẽ đưa đến những hậu quả không tốt, thì không bao giờ chúng ta làm. Đó là một cách tu. Rồi chúng ta tìm cách gần gũi, giải thích cho người thân của mình, khuyến khích họ cũng tu như vậy. Việc làm dù nhỏ nhưng tạo được duyên tốt, giúp đỡ những người thân của mình như cha mẹ, anh em, bà con v.v… đi theo chánh đạo, thì có một giá trị tinh thần rất lớn.

Vì vậy Phật tử nào đã đi chùa, đã qui y Tam Bảo, biết tu tạo những công đức lành thì cần phải kiểm xét lại trong gia đình, cha mẹ, anh em v.v… đã làm được những việc đó chưa. Nếu người thân của mình còn xem thường, chưa làm được những việc đó thì chúng ta cố gắng khuyến khích, giúp đỡ, tạo những điều kiện thuận lợi để cho quyến thuộc, nhất là cha mẹ cùng hướng đến, cùng làm, cùng tu tập những việc tốt đẹp như vậy. Đồng thời trong sinh hoạt của gia đình, chúng ta phải khéo xây dựng, sắp đặt để cha mẹ, anh chị em sống đời hòa thuận, hạnh phúc. Đó là chúng ta biết áp dụng đạo lý sống của Phật giáo trong chính gia đình mình. Từ đó dần dần cha mẹ, những người thân tin kính và cùng hướng theo việc làm tốt đẹp trong chánh pháp. Nên gia đình trở thành gia đình thuần đạo, áp dụng được tinh thần Phật dạy trong đời sống.

Chúng ta trả ơn bằng cách là làm những điều tốt, khuyến khích người thân làm điều tốt. Như vậy mình vừa tu được, vừa giúp người thân cũng tu được. Nên nhớ nếu chỉ nói suông, khuyến dụ người làm mà mình làm không ra gì thì việc khuyến dụ không có kết quả.

Kế nữa, tùy theo hoàn cảnh, mà vấn đề phụng dưỡng cha mẹ phải được thực hiện trọn vẹn. Chúng ta khéo léo sắp xếp để có thể giúp đỡ, phụng dưỡng, lo cho cha mẹ yên ổn, no ấm, giúp cha mẹ có phương tiện tiêu dùng trong cuộc sống mà không phải mặc cảm tuổi già sức yếu. Đây là một việc làm thường nhưng cũng rất khó. Bởi vì người ta thường nói: “Hễ con trai lớn lên thì nó chỉ lo cho gia đình của nó”, tức là thương và lo cho bên vợ. “Con gái lớn lên thì nó chỉ lo cho gia đình của nó”, tức là thương và lo cho bên chồng, lo cho con cái. Mà đã như vậy rồi thì làm sao có thì giờ, có phương tiện để lo lắng cho cha mẹ ruột của mình.

Về điểm này, Phật tử chúng ta phải thật khéo. Hẳn nhiên khi có gia đình thì phải có bổn phận, trách nhiệm đối với gia đình. Song phần hiếu đạo đối với cha mẹ, đối với tất cả những người mình thọ ân cũng không thể bỏ quên, không thể xem thường được. Nên vừa thực hiện bổn phận đối với gia đình, đồng thời cũng phải làm tròn đạo hiếu. Người Phật tử áp dụng được như vậy là người Phật tử tốt. Người đó có thể đem được tinh thần Phật pháp phổ hóa trong cuộc đời này. Sống và áp dụng được như vậy thì từ con người, từ gia đình sẽ có những ảnh hưởng tốt đối với xã hội. Dù mình không nói một lời nào hết mà mọi người vẫn bắt chước, học và làm theo gia đình mình. Được vậy thì người con Phật có thể báo đáp phần nào ân nghĩa sanh thành đối với cha mẹ qua hai dạng tinh thần và vật chất.

Người Phật tử còn phải có tâm chân thành, đời sống ngay thẳng, mọi sinh hoạt đều sáng suốt, nói làm như nhau. Thực hiện đạo hiếu cũng phải bằng tâm chân thành. 

Tâm thành là sao? Ví dụ như mỗi ngày chúng ta có món ngon vật lạ gì để dâng cho cha mẹ, nếu là lòng thành thì một chén cơm, một bát nước hay một vật dụng gì thường thôi, ta cũng làm cho cha mẹ vui lòng. Đó là điều cần thiết. Người con Phật chúng ta luôn sống và làm những điều chân thật. Từ đó việc giáo dục con cái của chúng ta dễ dàng, không khó khăn. Nếu làm điều gì mà trong đó có sự ẩn khuất, tăm tối, hay do bức bách thì e rằng việc làm đó không đưa tới kết quả tốt đẹp. Cho nên chúng ta luôn sống đúng với tinh thần của đạo Phật là phải sáng suốt và chân thành.

Người Phật tử luôn khép mình trong nếp đạo đức và phẩm hạnh cao siêu vì vậy có được nhiều hạnh phúc. Tiếng Pali có từ Susukham, nghĩa là: Quả là hạnh phúc !. Bởi vì  chúng ta có duyên với đạo Phật, áp dụng được đạo Phật, nên chúng ta là những thành viên trong giáo đoàn của Phật. Mà đây là một đoàn thể có cuộc sống cao thượng, thanh khiết, tập thể của những người sống có hạnh phúc, với tinh thần sáng suốt, chân thật và tốt đẹp.

Phật tử chúng ta phải tâm niệm rằng: Nếu đời sống sinh hoạt của chúng ta trái với sự chân thật, trái với hiếu đạo, trái với những gì tốt đẹp mà các bậc Hiền Thánh đã chỉ dạy thì thà mất mạng chứ không đánh mất những đức hạnh đó. Bởi vì đó là niềm hạnh phúc cao quí nhất của người Phật tử chúng ta. Tại vì nếu không gặp chánh pháp của Phật, không áp dụng được chánh pháp trong đời sống, thì chúng ta không thể tìm được hạnh phúc chân thật.

Tinh thần nhà thiền cũng nhấn mạnh là đừng bao giờ chạy tìm cái bên ngoài, bởi vì tất cả những cái ấy là giả tạm, không phải thật, không phải của mình. Những gì của mình mới chân thật, sáng suốt. Trí tuệ, tình thương, hiếu đạo… là những cái chân thật. Mọi người ai ai cũng có sẵn hết. Vì vậy chúng ta khỏi phải chạy tìm ở đâu xa mà hãy ngay đây ta nghiệm lấy. Nhận và sống được như thế thì đời sống của chúng ta là đời sống hạnh phúc. Đây là nguồn hạnh phúc chân chính, tốt nhất, cao thượng nhất mà không thứ hạnh phúc nào có thể bì được.

Có câu chuyện như thế này: Một vị thiên tử đến thưa với Phật: Những vị tu sĩ ở nơi thâm sơn cùng cốc, ngày ăn một lần, tu hành khắc khổ nhưng tại sao nét mặt những vị ấy luôn tươi tỉnh, sáng suốt, thật hạnh phúc?

Phật đáp: “Người nào không than van, sầu muộn những chuyện đã qua, không nóng nảy khao khát những chuyện chưa đến mà chỉ tập trung tâm trí vào hiện tại và thực hiện tinh thần hiếu đạo, áp dụng được những phương thức sáng suốt, thì có đời sống chân thật, nói và làm hợp nhau”.

Điều đức Phật chỉ cho vị thiên tử này chính là điều giúp cho chúng ta tăng trưởng hạnh phúc. Bởi vì có khi chúng ta suy nghĩ, toan tính việc nọ, việc kia mà lại bỏ quên việc hiện tại. Trách nhiệm, bổn phận hiện tại thì quên đi hoặc xem thường, cứ ngồi đó toan tính việc trước việc sau. Nếu cứ toan tính ngược xuôi như vậy thì bản thân chúng ta mất đi hạnh phúc và sẽ không thực hiện được những gì cần thiết trong đời sống của mình. Bởi vì đánh mất hiện tại là đánh mất hạnh phúc hiện tiền.

Những phúc duyên tốt ngay bây giờ chúng ta có thể hưởng được, thì lại đánh mất đi. Bởi mất đi nên cứ kêu cầu hạnh phúc mà không bao giờ có hạnh phúc. Phải thấy được hạnh phúc là đây, bây giờ. Bình tĩnh xét lại những việc gì đáng làm ngay hôm nay thì làm. Cha mẹ già cần phụng dưỡng thì ta phụng dưỡng. Người thân cần giúp đỡ thì ta giúp đỡ. Cố gắng thực hiện cho được trọn vẹn như vậy mới là người thiết thực.

Có thể làm việc gì trong khả năng của mình thì cứ làm. Đốt dâng Phật một nén hương, dâng cha mẹ một chén cơm, giúp người nghèo khó một đồng bạc, một bát nước v.v… thì nên làm liền, đừng đợi, đừng hứa hẹn gì cả. Đó là tinh thần hiếu đạo trong nhà Phật.

Kế đây tôi nhắc lại câu chuyện đức Phật. Đức Phật sinh ra ở thành Ca-tỳ-la-vệ, phụ vương là vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Ma Da. Sau khi sinh Thái tử được bảy ngày thì bà quá vãng. Nhờ công đức lành bà được sinh lên thiên giới.

Như chúng ta biết, sau khi thành đạo rồi, đức Phật liền nghĩ đến những người cùng tu, đã giúp đỡ mình trong lúc gian khó. Ngài tìm đến vườn Lộc Uyển thuyết pháp độ năm anh em ông Kiều Trần Như . Thời gian không lâu, Ngài trở về thành Ca-tỳ-la-vệ thăm vua cha. Trong lần thăm đầu tiên, Ngài khuyến hóa được rất nhiều Vương tôn Công tử trong dòng họ phát tâm tu hành. Ngài còn tìm cách giúp đỡ cho dân chúng trong thành Ca-tỳ-la-vệ kính tin Tam Bảo, tin sâu nhân quả. Đó là việc đầu tiên của Ngài đối với thân tộc.

Khi vua Tịnh Phạn bệnh yếu, Ngài lại về thăm và an ủi vua cha, thuyết pháp cho vua nghe. Sau thời pháp ấy nhà vua chứng quả A-na-hàm rồi băng hà. Lúc ấy, đích thân Ngài sắp đặt việc tang lễ tống táng vua cha. Có sách còn ghi lại Ngài đã kê vai khiêng kim quan cùng tất cả hoàng thân.

Có người cho rằng ngài là một vị Phật, cần gì phải làm những việc đó. Nhưng thật ra Ngài làm như thế là một cung cách gương mẫu cho tất cả những người con đối với cha mẹ, đối với gia tộc. 

Như vậy để thấy vị giáo chủ của chúng ta cũng có nghĩa tình thâm trọng như bao con người. Ngài có cha, có mẹ, có quê hương, thân tộc, và Ngài đã làm tròn bổn phận. Tu hành thành đạo, đem giáo lý khuyến hóa dẫn dắt những người thân của mình hướng theo con đường tốt đẹp.

Vào một mùa hạ, Ngài lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho vị thiên tử tiền thân là hoàng hậu Ma Da, giúp cho bà thành tựu được Thánh đạo. Lịch sử kể lại, qua ba tháng an cư trên thiên giới, đức Phật đã thuyết pháp không những độ mẹ mà còn giúp cho hầu hết những vị có liên hệ với Ngài ở trên thiên giới nghe pháp và thành tựu Thánh đạo.

Đức Phật đã là tấm gương để chúng ta noi theo. Là người con Phật, nhất định chúng ta phải làm tròn hiếu đạo. Không vì hoàn cảnh hay lý do gì chi phối khiến cho chúng ta không làm tròn đạo hiếu, thực hiện được nhiệm vụ của chúng ta.

Trong kinh kể lại: Một hôm trên đường đi thuyết pháp, đức Phật gặp hai vợ chồng Bà La Môn nọ. Vừa thấy Phật, hai vị chạy tới ôm Phật, khóc lóc kêu than: “Con ơi! Sao con bỏ cha mẹ đi đâu lâu quá, cha mẹ nhớ thương con, tới nay mới được gặp”. Hàng đệ tử chung quanh thấy lạ, đức Thế Tôn là một vị Phật mà bỗng nhiên hai ông bà này tới ôm, than khóc và gọi là con, quả là điều phi lý. Chúng tăng định kéo hai vị Bà La Môn này ra nhưng Phật không cho, Ngài bảo: “Hãy để cho họ tự nhiên”. Và nhân đó Phật kể: Trong những kiếp xa xưa, hai vị này từng là cha mẹ của ta, ta từng là con của hai vị. Nên hôm nay duyên xưa hiện lại, các ông cứ để họ tự nhiên kể lể nỗi niềm, cho dòng nước mắt của họ chảy tuôn để vơi đi những cảm xúc.

Rõ ràng trong nhiều đời, nhiều kiếp chúng ta có quan hệ tình thân với nhau. Do đó, đôi khi vừa gặp nhau mình liền có cảm tình. Cảm tình ấy là gì? Tức là những dây mơ, rễ má trong nhiều đời, bắt nguồn trong tình thương, trong huyết thống, từ thuở quá khứ. Chỉ có khác là thay hình đổi dạng, rồi vì không biết nên ta quên đi.

Đức Phật đã từng nói: Trong đại địa này, lấy một mũi kim cắm xuống đất, không có chỗ nào mà không đụng tới thân của Ngài. Để thấy chúng ta bị luân hồi sanh tử, không biết bao nhiêu đời. Sanh nơi này, mất nơi kia. Nếu nhìn bằng con mắt tuệ, chúng ta sẽ thấy sự liên hệ huyết thống giữa con người với con người, vay trả nợ nần, ngược xuôi lên xuống… Nay gặp nhau là do nhân duyên chằng chịt nhiều kiếp.

Vì vậy theo tinh thần của đạo Phật, chúng ta phải xem tất cả mọi người chung quanh mình, lớn hơn ta là cha mẹ ta, ngang bằng ta là anh em ta, nhỏ hơn ta là con cháu ta. Có nghĩa ai cũng là người thân của ta hết. Mà đã là người thân thì không có quyền thương người này, bỏ người kia, nghĩ xấu hay đối xử không tốt với người thân của mình. Vì như vậy là bất hiếu, bất nghĩa đối với cha mẹ, quyến thuộc rồi. Người Phật tử phải là người giữ đạo hiếu chứ không phải người bất hiếu. Nếu là người bất hiếu thì không xứng đáng là người Phật tử. Người giữ đạo hiếu thì đối với tất cả chúng sanh đều thương yêu bình đẳng, không phân biệt thân sơ. Như vậy là áp dụng đúng tinh thần đạo Phật trong đời sống của mình.

Qua đó, chúng ta thấy trong nhà Phật nói đến hiếu đạo là nói đến một bài kinh, một phương pháp sống, nói đến huyết mạch của chúng ta. Đạo hiếu thành tựu thì chúng ta có thể thành tựu tất cả những phương pháp tu hành khác. Đạo hiếu không thành tựu, mà muốn thành tựu những phương pháp tu hành khác như thành Phật, thành Tổ thì điều này giống như nấu cát muốn thành cơm vậy.

Trong nhà thiền có câu chuyện này:

Tổ Hoằng Nhẫn là một vị Tổ phước tướng đặc biệt. Nhân duyên ra đời của Ngài được kể lại thế này. Nguyên Tứ Tổ Đạo Tín đi du hóa gặp Tài Tòng đạo giả, là một vị tăng chuyên trồng tùng trên núi. Tài Tòng đạo giả thưa với Tứ Tổ:

- Đối với Phật pháp, con có thể nghe và hành trì được không?

Tứ Tổ đáp:

- Ông tuổi đã già, dù có nghe, thâm đắc cũng không làm lợi ích được gì bao nhiêu.

Tài Tòng đạo giả thưa:

- Vậy ngài có thể đợi con được không?

Tứ Tổ nói:

- Ta sẽ cố gắng.

Nói xong Tài Tòng đạo giả xuống núi, gặp một cô gái đang ngồi giặt đồ dưới bờ sông. Ngài hỏi cô gái:

- Có thể cho tôi ở trọ được không?

Cô trả lời:

- Tôi còn có cha mẹ ở nhà, thầy muốn gì thì đến thưa với cha mẹ tôi.

Ngài hỏi lại lần nữa:

- Riêng cô có bằng lòng không?

Cô trả lời:

- Riêng tôi thì tôi rất hoan hỷ, nhưng thầy hãy thưa với cha mẹ tôi.

Sau cuộc gặp gỡ ngắn ấy, cô gái có mang, bào thai lớn dần. Cô bị gia đình đánh đuổi ra khỏi nhà. Lang thang khổ sở, cuối cùng cô sinh được một bé trai xinh đẹp lạ thường. Khi sinh ra càng thương con cô càng khổ. Con không cha mà cô thì quả thực chưa từng gần gũi, quan hệ với người khác phái nào. Xấu hổ, cô đặt đứa bé trên chiếc bè đem thả xuống sông cho trôi đi đâu thì đi. Sáng ngày, cô thấy đứa bé ngồi xếp bằng ngay thẳng, gương mặt tươi tỉnh lạ thường, nên cô vừa lấy làm lạ vừa xót thương bồng về nuôi.

Đến bảy tuổi, đứa bé có một cốt cách rất đặc biệt, ngồi thì thẳng lưng, ăn thì không ăn những mùi tanh hôi, mắt nhìn thẳng. Duyên đến, Tứ Tổ nhận đem về chùa nuôi. Lớn lên ngài đắc đạo, được Tổ truyền tâm ấn, kế thừa Tổ vị. Ngài chính là Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Nghĩa là mẹ ngài chịu tất cả những khổ nhục để nuôi dưỡng và sinh ra ngài. Thầy của ngài cũng nhẫn chịu sự già yếu, bệnh tật, chờ ngài lớn lên để truyền tâm pháp cho ngài.

Sử ghi lại sau khi Tổ Hoằng Nhẫn truyền pháp cho Tổ Huệ Năng, ngài không thăng tòa nữa. Chúng hỏi tại sao Hòa thượng không thăng tòa nữa? Ngài nói pháp đã về phương nam. Bây giờ ngài trở lại am sống gần mẹ, lo lắng cho mẹ. Bổn phận đối với đạo đã xong, giờ trở về làm bổn phận hiếu đạo đối với mẹ. Trong hàng Tổ sư của chúng ta đã có các bậc như vậy.

Hiếu đạo có hai: Tinh thần và vật chất. Đối với người xuất gia thì đền đáp công ơn cha mẹ bằng cách lo về mặt tinh thần. Bởi vì chúng ta không có đầy đủ phương tiện để nuôi dưỡng cha mẹ, chỉ còn ráng tu, thực hành công phu cho được viên mãn. Thành đạo rồi thì hiếu đạo theo đó cũng được viên mãn. Như Tôn giả Mục Kiền Liên nếu không tu hành đắc đạo, không có thần thông thì làm sao biết mẹ ở trong cảnh ngạ quỷ khổ đau, mà tìm phương cứu thoát. Đức Phật bỏ tất cả hoàng thành, phụ vương, vợ con v.v… đi tu. Nếu không thành tựu đạo nghiệp thì làm sao trở về giáo hóa phụ thân và hoàng tộc đạt được đạo quả. Cho nên trước nhất là chúng ta phải tu hành chân chính, sau mới đem công đức và đạo lý để hướng dẫn, khuyến khích người thân tu hành. Như vậy mới gọi là chân thật báo hiếu. Trái lại nếu chúng ta không chịu nỗ lực tu tập thì khó có thể báo hiếu cho song thân.

Còn vị nào có đủ điều kiện thì lo thêm phần vật chất. Tùy theo phạm vi, hoàn cảnh cuộc sống của mình mà làm tròn bổn phận đối với cha mẹ.

Trong ngày lễ Vu Lan năm nay, bằng tất cả nhiệt tình, chúng tôi cố gắng trình bày ý nghĩa hiếu đạo trong nhà Phật. Như kinh đã dạy: Hiếu là trên trước, hiếu là tất cả, là mẹ của tất cả những công đức lành, mẹ của tất cả những phương pháp tu hành để thành Phật. Như vậy, người con Phật thì đi theo con đường của Phật, chúng ta không thể bỏ quên hiếu đạo, cũng không nên hẹn lần hẹn lữa. Mà phải tùy theo phạm vi, khả năng, hoàn cảnh của mình siêng năng tu tập hiếu đạo. Được vậy mới hy vọng, dù cách Phật xa, nhưng đối với pháp Phật, chúng ta luôn luôn gần gũi hành trì và xứng đáng là đệ tử của Như Lai.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.08.2013 23:19:58 bởi dzuylynh >
thiên thanh 15.08.2013 16:59:19 (permalink)
0
Ván cờ… sinh tử.  
 

 
          
 Vào thời võ sĩ Đạo tại Nhật, có một kiếm khách nổi tiếng với đường kiếm tuyệt luân của mình. Ngoài ra, Ông còn có tài đánh cờ thuộc hàng thượng thặng.
Sau một quãng đời tung hoành ngang dọc trong chốn giang hồ, vị kiếm khách này đã ngộ ra lý Thiền nên đã “rửa tay gác kiếm”, khoác áo tu hành.
Qua nhiều năm dài tu hành tinh tấn, Ông đã trở thành một Thiền Sư được nhiều người biết đến về đạo hạnh.
Trong suốt thời gian đó, Ông cũng đã đem hết tâm huyết ra để nâng khả năng về Kiếm và Cờ của Ông lên hàng Kiếm Đạo và Kỳ Đạo.
 
 
Vì vậy, tên tuổi của Ông ngày càng thêm lừng lẫy.
Nhiều người đã đến xin học đạo với Ông và do đó Ông đã có nhiều môn đệ.
Một ngày kia, có một chàng thanh niên đến ra mắt Ông để xin theo học Đạo. Vị Thiền Sư đã nhìn kỹ chàng thanh niên và nói :
- Ta chỉ nhận làm đệ tử những ai có đạo hạnh cao hoặc có khả năng khá về Kiếm hoặc Cờ. Ngươi tự xét thấy có khả năng nào trong các thứ ấy để có thể được ta thu nhận đây? Sau một thoáng suy nghĩ, chàng thanh niên vội đáp :
- Con có khả năng chơi Cờ; mặc dù không phải là hạng cao thủ nhưng con cũng đã từng hạ nhiều tay chơi Cờ giỏi có hạng.
Liền đấy vị Thiền Sư lại hỏi :
- Vậy, bây giờ ngươi có muốn thi đấu về Cờ không?
- Dạ, thưa ! Con muốn thử. – Chàng thanh niên đáp.
 
 
Nghe vậy, vị Thiền sư vội đi vào phía sau Thiền viện và trong khoảnh khắc lại trở ra với một thiền sinh.
Đó là một nhà sư đã có tuổi vẻ mặt hiền lành, phúc hậu và là một trong những thiền sinh rất giỏi về Cờ trong Thiền viện.
Sau khi giới thiệu thiền sinh này với chàng thanh niên để thi đấu với nhau, ông đã nghiêm nghị nói:
- Trước khi bắt đầu cuộc đấu, Ta cần phải nói rõ: đây sẽ là một ván cờ “sinh tử”, người thua cuộc sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của ta. Các ngươi có đồng ý nguyên tắc này không?
Cả hai đều tỏ vẻ đồng ý và ngồi xuống chiếc bàn có đặt sẵn bàn cờ để bắt đầu thi đấu, trong khi vị Thiền sư đặt thanh kiếm trên chiếc bàn nhỏ trước mặt rồi ngồi xuống chiếc ghế cạnh bên để giám sát cuộc đấu.
Thoạt tiên, khi bắt đầu cuộc đấu cả hai đều rất thận trọng khi đi cờ như để dò ý và tìm hiểu về khả năng cũng như lối chơi cờ của đối phương.
Khoảng một lúc sau, với những bước vững chắc về thủ và linh động về công, vị thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào trạng thái bị động, phải lui về thế thủ.
Chàng thanh niên đã tỏ ra bối rối trước sự tiến công dũng mãnh của đối phương.
Chàng bỗng đâm ra lo ngại là không những sẽ bị thua cuộc và mất dịp được theo học Đạo mà còn bị mất mạng nữa. Do đó, chàng ta cố vận dụng trí óc để moi ra từ ký ức những thế cờ đã từng đánh và từng học được trước đây để mong chận bớt những nước cờ tấn công rất hiệu lực của đối phương.
 
 
Nhưng chàng ta chẳng nhớ ra được điều gì có thể xử dụng để thay đổi tình thế.
Trong cơn lo lắng miên man, bất chợt chàng có ý nghĩ: hay là xử dụng những nước cờ “liều”, biết đâu sẽ chẳng có kết quả tốt. Nghĩ xong chàng liền áp dụng ngay.
Đang ở trong thế thủ, bỗng bất thình lình chàng vùng lên tấn công quyết liệt. Những nước cờ “liều mạng” của chàng vừa đánh ra chẳng có một quy tắc căn bản nào cả, chỉ toàn là những nước cờ “thí” không ai dám sử dụng hay nghĩ đến trong khi chơi Cờ, nhất là trong một ván cờ sinh tử như thế này. Chỉ trong vài nước, thế cờ liều đột nhiên có kết quả. Nước cờ đang ở vào thế thủ bỗng chuyển sang thành thế công, bắt buộc đối thủ phải lui về chống đỡ.
Người thiền sinh cao cờ giờ đây bị đưa vào thế bị động vì những bước đi cờ lạ lùng, kỳ dị không thể tiên đoán được của chàng thanh niên liều mạng này.
Chàng thanh niên đang ở vào thế “thượng phong”, chàng tấn công tới tấp để mong chiến thắng. Trong lúc hăng say để đạt chiến thắng đó, từ trong nội tâm của chàng bỗng nổi lên ý nghĩ:
“Hôm nay, đến nơi này để xin học Đạo, phải đánh ván Cờ “sinh tử” để được nhập môn, rồi trong lúc nguy khốn vì bị tấn công dồn dập đã phải dùng thế cờ “liều mạng” để chuyển bại thành thắng, đưa đối phương vào thế thúc thủ. Trong chốc lát đây ván cờ sẽ kết thúc, người thiền sinh phúc hậu kia sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của Thầy. Người Thiền sinh đã mất gần suốt cuộc đời để học Đạo, tu hành tinh tấn, có được đạo hạnh cao; nay lại phải trở thành “cây thước” để đo tài người đến xin học Đạo, để rồi phải bỏ mạng vì kết quả của ván cờ. Thật là oan uổng…  Trong khi những ý niệm đó hiện ra và đưa chàng thanh niên vào suy tư thì nước cờ của chàng đang đi bỗng nhiên có vẻ chậm lại và mất phần kiến hiệu.
Và vì vậy, chỉ trong năm, ba nước cờ nguời thiền sinh đã tiến dần đến thế quân bình, rồi trong khoảnh khắc đã nắm lại được thế chủ động.
Bây giờ đến lượt chàng thanh niên mất thế “thượng phong”.
Chỉ thêm vài nước, người thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào thế gần như không có lối thoát.
Nhưng bất chợt, đột nhiên thế cờ của người thiền sinh bỗng như chậm lại và có vẻ hòa hoãn, ngập ngừng trong khi thế cờ của chàng thanh niên lại có phần chần chừ, bất định.
Do đó, ván cờ đang ở vào giai đoạn sắp kết thúc bỗng nhiên như dừng hẳn lại.
Nhưng cuối cùng, dù muốn dù không, ván Cờ cũng phải đi đến chỗ kết thúc. Vì vậy, người thiền sinh nhân hậu kia bắt buộc phải ra tay hạ thủ để kết thúc ván Cờ. Thế thắng, bại đã hiện ra trước mắt.
 
 
 
Đột nhiên, vị Thiền Sư bỗng vụt đứng phắt dậy, hét lên một tiếng thật to và rút kiếm ra khỏi vỏ.
Mũi kiếm được chĩa ngay vào đỉnh đầu của chàng thanh niên. Nghe tiếng hét của Sư phụ, người thiền sinh vội cúi đầu, chấp tay niệm Phật.
Với một đường kiếm tuyệt luân và thần tốc không thể ngờ được, thoáng một cái lưỡi kiếm của vị Thiền sư đã cạo nhẵn mái tóc trên đỉnh đầu của chàng thanh niên.
Giờ đây, trông chàng thanh niên chẳng khác nào một người vừa được “thí phát” để “quy y”.
Và vị Thiền sư đã cất tiếng nói với chàng thanh niên:
- Hôm nay, ta chính thức nhận con làm môn đệ.
Ván Cờ đã kết thúc trước khi nước cờ cuối cùng được đánh ra để quyết định việc thắng bại mà chiến thắng đang nằm trong tay của vị Thiền sinh nhân hậu.
Là một bậc Thầy về Kiếm và Cờ, vị Thiền sư trong khi ngồi giám sát cuộc thi đấu đã thấy và hiểu rõ khả năng và lối chơi Cờ của đôi bên.
Ngoài ra, là một Thiền sư đắc đạo, Ông đã đọc được từng tâm niệm khởi nghĩ của hai kẻ ngồi trước mặt, nên hiểu được tánh ý, đức hạnh của người môn đệ của mình và thấy rõ tâm hạnh của người thanh niên xa lạ kia; sau cùng Ông đã đi đến quyết định. Dưới mắt vị Thiền sư: ván cờ đang sắp sửa được kết thúc mà phần thắng lợi đang nghiêng về phía người thiền sinh, môn đệ của Ông, nhưng chàng thanh niên lại là kẻ chiến thắng.
Chàng trở thành kẻ chiến thắng vì đã đánh bại được cái ước vọng nhiều tham muốn và lòng háo thắng của chính mình, dẹp bỏ được cái “ngã” riêng tư để nghĩ đến người mà không màng đến sự an nguy của chính bản thân.
Chàng đã tự chiến thắng mình bằng lòng nhân ái.
Chàng thực sự là một kẻ chiến thắng trong một chiến công vô cùng oanh liệt và quả cảm đúng như lời dạy của Đức Phật: “Chiến thắng oanh liệt và dũng cảm nhất mà không gây đổ máu và thù hận là tự chiến thắng bản thân mình”.
Chàng thanh niên thật vô cùng xứng đáng được thu nhận để bái sư học Đạo và có cơ duyên để trở thành huynh đệ với người thiền sinh nhân hậu kia. 
 
 
 
 
(nhận qua email)

<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.08.2013 17:05:43 bởi thiên thanh >
thiên thanh 15.08.2013 23:37:20 (permalink)
0
L'exode du Nord Viet Nam _ Di cư của miền Bắc Việt Nam 1954
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=-3ucBp_x-4M#at=38[/YouTube]
thiên thanh 16.08.2013 15:48:38 (permalink)
0
nghe nhạc cuối tuần ...     
 
 
 
Phù vân 16.08.2013 22:58:40 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
 

Bí ẩn bộ tộc nhận là anh cả của loài người

Khi bước vào tuổi 30, thanh niên Kogi sẽ trở thành một con người trưởng thành, hoàn thiện, có khả năng “giao cảm với vũ trụ”. Nhờ vậy mà sống ở nơi núi cao, rừng thẳm mà họ vẫn biết rõ được những gì đã và sẽ xảy ra trên thế giới.

Sống ở nơi núi cao, rừng thẳm mà họ vẫn biết rõ được những gì đã và sẽ xảy ra trên thế giới.

 
Bạn đã bao giờ biết đến một bộ tộc có lối sống thánh thiện, tâm an, thân nhàn như thần tiên? 
 
Một bộ tộc còn lạc hậu nhưng có một lối sống khác thường và nhiều quan niệm sống mà rất đáng để tất cả chúng ta phải suy ngẫm?
 
Đó chính là bộ tộc thiểu số người da đỏ có tên là Kogi, có nguồn gốc từ nền văn minh Tairona. Bộ tộc này trú ngụ trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia, nơi quanh năm mây mờ bao phủ. Đó là vùng núi hoang vu, ít người dám bén bảng tới vì họ sợ thần linh quở phạt. 
 
Điều đặc biệt là những người trong bộ tộc này sống biệt lập, không quan hệ, giao tiếp với người bên ngoài, đặc biệt là những người đến từ thế giới hiện đại. Nếu cần thiết lắm, họ chỉ giới hạn việc giao thiệp với một vài bộ lạc lân cận, sống cùng trong dãy núi mà thôi. 


Người Kogi 
 
Họ tự cách biệt khỏi với thế giới con người và các nền văn minh ngày nay đã nhiều thế kỉ. Vì vậy mà các nhà khoa học biết rất ít thông tin về bộ tộc này.
 
Một số nhà khoa học đã rất khó khăn để tiếp cận được với bộ tộc Kogi. Theo họ, bộ tộc này có nền văn minh với niên đại 7 – 8 ngàn năm. Thậm chí, bộ tộc này có trước cả thời đại văn minh của Incas và Maya ở Nam Mỹ. 
 
Điều lạ lùng ở bộ tộc này là họ có trang phục giống nhau cho cả đàn ông và đàn bà. Họ có dáng người khá nhỏ nhắn, nước da ngăm đen, mái tóc xoăn tự nhiên và để dài của cả nam lẫn nữ. Họ sống trong những ngôi nhà nhỏ được làm bằng gỗ, mát mẻ, sạch sẽ.
 
Bộ tộc ăn chay 
 
Không chỉ riêng một cá nhân hay một gia đình khác biệt nào mà tất cả thành viên trong bộ tộc Kogi đều không ăn thịt, cá hay bất cứ loài động vật, côn trùng nào. Thức ăn của họ không có gì khác ngoài cây, lá, hoa, quả, củ. 
 
Họ ăn uống như vậy một cách tự nguyện, theo thói quen từ xưa, mà không chịu bất cứ sự bắt buộc nào. Theo họ, ăn chay đơn giản là việc bắt nguồn từ sự hiểu biết về quy luật cuộc sống và sự thánh thiện trong tâm hồn họ. 
 
Bất cứ người Kogi nào đều nói rằng: “Quả đất là nơi sinh sống của muôn loài, vậy tại sao loài người lại bắn, giết, ăn thịt các loài khác? Mọi loài vật đều biết đau đớn, tại sao lại ăn “cái đang đau khổ?”.
 
Bộc tộc Kogi sống an hòa với muôn loài, giúp đỡ, che chở cho tất cả các loài từ bao nghìn đời nay.
 

Bộ tộc Kogi chỉ ăn chay 
 
Không tích trữ lương thực, thực phẩm
 
Không thâm canh, tăng vụ, không áp dụng bất cứ biện pháp khoa học kỹ thuật cũng như hóa chất nào vào việc trồng trọt. Bộ tộc Kogi gieo trồng rất đơn sơ, tự nhiên và đặc biệt là không có sự tích trữ lương thực như bất cứ bộ tộc hay nhóm cư dân nào khác. 
 
Họ sống điềm nhiên, tự tại, vui vẻ đến không ngờ. Họ có quan niệm thế này: “Thiên nhiên như bà mẹ đảm đang, khéo léo, đã tính toán, lo liệu đủ cho mọi loài thì cứ yên tâm mà vui sống. Chim muông, muôn loài nhởn nhơ bay lượn, chúng đâu có khổ nhọc lo cái ăn, chúng đâu cần gieo trồng, chăm bón mà vẫn không bị chết đói. Vậy tại sao chúng ta phải lo? Chúng tôi ai cũng ăn đủ 3 bữa trong ngày và cũng không mấy quan tâm tới chuyện ăn uống”. 
 
Với suy nghĩ như vậy, họ chỉ canh tác giản đơn và hái cây trái trong rừng ăn như tổ tiên xa xưa của loài người. 

Họ sống hòa đồng với thiên nhiên  
 
“Việc tạo ra nhiều cây trái không theo cách tự nhiên dễ làm lệch lạc sự cân bằng của tự nhiên. Chúng tôi tạo thức ăn trong an bình” – các nhà khoa học đều nhận được câu trả lời như thế từ người Kogi khi thắc mắc về chuyện vì sao không canh tác để tích trữ được nhiều lương thực. 
 
“Việc tích trữ lương thực, lo để dành, vô hình tạo ra sự tham lam, muốn chiếm đoạt, đó là khởi nguồn của chiến tranh, tội ác, tàn sát lẫn nhau. Sự dư thừa thường làm rối loạn trật tự thiên nhiên. Khi mình chiếm hữu được nhiều thì có nghĩa là người khác, sinh vật khác sẽ bị thiếu hụt. Như vậy sẽ mất cân bằng, khiến thiên nhiên bất ổn. Do đó, phương châm nuôi dưỡng từ tổ tiên chúng tôi từ xa xưa đến nay vẫn là sống đủ, không có sự dư thừa” – người Kogi cho biết.


Tuổi thọ trên 100
 
Ngành y khoa, khoa học công nghệ sinh học của thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc, song hiện chúng ta mới duy trì tuổi thọ con người từ 70 – 80 tuổi. Điều đáng buồn là tình trạng bệnh tật mỗi ngày thêm nghiêm trọng, những căn bệnh khó điều trị xuất hiện ngày một nhiều. 
 
Thế nhưng, bộ tộc Kogi với lối sống tự nhiên như thời tiền sử, lại gần như không có bệnh tật. Điều đáng kinh ngạc nữa là tuổi thọ trung bình của họ lên tới hơn 100 tuổi. Đó quả là điều mà con người trong xã hội hiện đại chúng ta phải ngưỡng mộ, mơ ước. 

Bộ tộc Kogi sống rất thọ 
 
Chỉ bằng việc sử dụng cây cỏ thu hái trong thiên nhiên, họ đẩy lùi mọi loại bệnh tật, điều dưỡng cơ thể luôn khỏe mạnh. Đơn giản nhất là vấn đề về răng miệng, không có ai trong số cư dân của bộ tộc Kogi bị sâu răng. Bộ tộc Kogi tự hào rằng, vì họ sống không trái với quy luật thiên nhiên, nên không sinh ra bệnh tật. 
 
Không theo tôn giáo, đạo luật
 
Trong ngôi nhà của bộ tộc Kogi không có chỗ cho tín ngưỡng, tôn giáo. Họ không thờ cúng bất cứ một vị thần nào, họ cũng không có các sinh hoạt liên quan đến tâm linh như những bộ tộc khác. 
 
Họ cho rằng sự xuất hiện, tồn tại của các tôn giáo chứng minh rằng con người đã quá dã man, độc ác, và sự hiếu thắng, sân si đang hiện hữu. Tất cả người dân trong bộ tộc đều bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. 
 
Mọi việc trong làng đều quyết theo ý chung mà không theo bất cứ ý kiến riêng của cá nhân nào. Họ không có tộc trưởng. Tuy nhiên ý kiến, kinh nghiệm của người cao tuổi vẫn được đề cao, xem trọng.
 
Anh cả của loài người?
 
Các nhà khảo cổ học, dân tộc học cũng đã khẳng định rằng, tộc người Kogi có nền văn hóa cách chúng ta rất nhiều thế kỷ. Họ là hậu duệ của một nền văn minh rực rỡ cổ xưa. Trải bao năm sống trong rừng thẳm, họ vẫn giữ gìn những nét văn hóa, lối sống cơ bản, đặc biệt là những quan niệm về cuộc sống, tự nhiên như những triết gia. 
 
Những cư dân của bộ tộc Kogi thường tự hào khẳng định: “Tổ tiên chúng tôi xuất hiện trên trái đất này rất xa xưa, xưa hơn tổ tiên của loài người của thế giới ngoài kia rất nhiều. Chúng tôi biết rõ trong quá khứ và biết chắc những gì sắp xảy ra của trái đất này”.
 
Thanh niên của tộc người Kogi muốn được xem là trưởng thành, hoàn thiện, có năng lực, thì họ phải trải qua 9 năm tu tập. Họ ngồi quay mặt vào vách đá để khám phá bản thân và suy ngẫm sự liên kết, giao thoa, hợp nhất giữa trời đất, con người và thiên nhiên. 

Họ tự nhân là anh cả của loài người  
 
Trong khi nhiệm vụ của người cao tuổi nhất trong làng là truyền cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm, sự hiểu biết về những điều được gọi là bí mật của vũ trụ. Họ cũng được giảng giải kỹ lưỡng về tâm thức của chính họ. 
  
Khi bước vào tuổi 30, thanh niên Kogi sẽ trở thành một con người trưởng thành, hoàn thiện, có khả năng “giao cảm với vũ trụ”. Nhờ vậy mà sống ở nơi núi cao, rừng thẳm mà họ vẫn biết rõ được những gì đã và sẽ xảy ra trên thế giới.
 
Họ thường dùng tay chọc vào một ống gỗ bên trong có chứa vôi, cho đến khi tan thành bột và thỉnh thoảng họ lại chấm vào lưỡi. Việc làm đó nhằm nhắc nhở bản thân luôn trau dồi mài dũa thân và tâm giúp hiểu rõ đời sống đúng đắn, vẹn toàn. Từ đó ý thức được những việc kỳ diệu, phi thường. 
 
Người Kogi không có thói huênh hoang, nhưng họ tự hào nói rằng: “Chúng tôi đại diện cho thế hệ con người đến sớm trên trái đất nên tự cho mình là anh cả, và xin được gọi các vị là em”.
 
Theo VTC

 
THƯƠNG GIANG 18.08.2013 05:35:35 (permalink)
0
dzuylynh


 MÙA VU LAN VÀ BÁO HIẾU  PL 2557-DL 2013 (QUÝ TỴ)
   
 
BÁO HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT 

HT.Thích Nhật Quang
Hôm nay là ngày lễ Vu Lan, là ngày báo hiếu, còn gọi là lễ trung nguơn. Trong một năm chia làm ba nguơn. Nguơn thứ nhất là rằm tháng giêng tức thượng nguơn. Nguơn thứ hai là rằm tháng bảy tức trung nguơn. Nguơn cuối cùng là hạ nguơn tức rằm tháng mười. Hầu hết Phật tử Việt Nam chúng ta đến những ngày ấy đều về chùa lạy Phật, nghe kinh, ăn cơm chay.

Tại sao gọi ngày trung nguơn là ngày báo hiếu? Bởi vì rằm tháng bảy là ngày Tự Tứ của chư Tăng. Trong ngày này chư Phật đồng hoan hỷ, mười phương tăng chúng hội tụ về. Nương oai thần nguyện lực của Phật và chư Tăng, chúng ta nguyện cầu cho cha mẹ, thân bằng quyến thuộc sống thì an lạc, luôn quay về quy y Tam Bảo; chết được siêu thăng về cảnh giới lành, đời đời gặp Phật pháp.

Trong kinh Phật có nói rằng: “Thiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên”, dù tu đạo nào, dù có học hay không học, hiếu là gốc, hiếu là trên trước, hiếu là tất cả. Là con người thì phải tròn đạo hiếu, phải nhớ ân nghĩa và đền trả những ân nghĩa ấy. Trong tất cả các ân nghĩa, có thể nói lớn lao nhất là ân nghĩa cha mẹ.

Trong kinh có câu: “Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hạo thiên võng cực”, nghĩa là: “Cha sinh ta, mẹ nuôi ta, ôi thôi cha mẹ sinh ta cực nhọc, muốn đền đáp ân đức của cha mẹ như với lên trời chẳng cùng”. Công ơn của cha mẹ thật cao dày, chúng ta muốn đền trả, không thể nào đền trả cho hết được. Rõ ràng mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lớn lên, nên danh nên phận trong xã hội, nếu không có cha mẹ nuôi dưỡng, lo lắng, chuẩn bị cho cuộc đời của chúng ta thì làm sao có được ngày hôm nay, làm sao có thể thành tựu được những gì quí báu trong đời. Có những người lâm vào hoàn cảnh bất hạnh không được sự chăm sóc, nuôi nấng của cha mẹ. Những người này thường ôm lòng oán hận đối với xã hội, đối với mọi người. Do đó gia giáo là điều hết sức quan trọng. Đây chính là phần trách nhiệm nặng nề của cha mẹ đối với chúng ta.

Làm một con người trưởng thành trong hoàn cảnh cha mẹ đầy đủ, gia đình tương đối có phương tiện cho chúng ta học hành, đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn, để hiểu biết và xây dựng cuộc đời, như thế là hạnh phúc lắm. Trong xã hội có rất nhiều người mong một chút tình thương của cha, của mẹ, đôi khi không được. Ví dụ như bản thân tôi, sinh ra ba, bốn tuổi thì cha mất. Bây giờ liên tưởng đến cha qua lời diễn tả của bà con chung quanh, chứ tôi chưa hề biết mặt cha tôi như thế nào. Do đó những kinh nghiệm quý báu của cha, những gì tốt đẹp trong dòng tộc của mình chưa được cha truyền lại. Mỗi dòng họ, mỗi gia đình đều có truyền thống đặc biệt của dòng họ, của gia đình đó. Làm con trong một gia đình, trong một dòng tộc nào thì nhất định chúng ta được thừa hưởng những truyền thống đặc biệt của dòng họ ấy. Riêng tôi thì chưa được thừa hưởng di sản đó, nhưng nhờ đủ phước duyên gặp Phật pháp, có thầy, có bạn nên cũng vơi bớt phần buồn tủi.

Có nhiều người bất hạnh, mất đi tình thương cao quí ấy và bị lạc lõng giữa cuộc đời; không gặp Phật pháp, thiếu học thức và các duyên tốt. Những người này tâm hồn, cuộc sống thường chìm trong tăm tối. Do đó dễ dẫn đến trường hợp họ có hành động và suy nghĩ sai lầm. Đây là điều quan trọng trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp.

Phật giáo chú trọng phương diện giác ngộ giải thoát, nhưng về mặt thế sự, những quan hệ trong cộng đồng xã hội, Phật giáo không dạy người ta chạy trốn cuộc đời . Người Phật tử là người quyết tâm học hiểu và sống đời sống đạo hạnh chân chính. Đồng thời là một con người có đầy đủ cung cách để đóng góp, xây dựng một xã hội tốt. Do đó, người Phật tử Việt Nam phải là người biết ơn cha mẹ. Và đã biết ơn thì phải đền ơn.

Sách xưa có dạy: “Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế”. Nghĩa là nếu chúng ta sinh ra trong đời không có Phật thì chính cha mẹ hiện đời chúng ta là Phật. Câu nói này nhằm nhắc nhở chúng ta, đừng xem thường đấng sanh thành và đừng quên ơn sâu dày đối với song thân. Người không có điều kiện học hiểu Phật pháp, mà ở trong gia đình là một người con hiếu kính cha mẹ như Phật thì người đó đã tu theo tinh thần của đạo Phật rồi.

Nhiều người cho rằng theo đạo Phật là không hiếu hạnh. Tại sao? Bởi vì họ thấy có những người đi tu, cha mẹ, bà con xóm làng thương không muốn cho đi mà những vị ấy quyết tâm đi, làm cho cha mẹ, xóm làng đau buồn. Như vậy người ấy không nghe lời cha mẹ, làm buồn lòng cha mẹ nên họ kết luận người ấy bất hiếu. Từ đó họ cho rằng người đi tu không giữ hiếu đạo. Điều này chỉ đúng trong một giai đoạn thôi. Bởi vì người tu thì có những việc làm của người tu. Nếu người đi tu làm tròn bổn phận trách nhiệm của người tu thì người đó có thể gọi là thực hiện trọn vẹn được hiếu đạo. Trái lại nếu ở tại đời, luôn bên cạnh cha mẹ mà không nghe lời cha mẹ, không cung kính, bảo bọc, phụng dưỡng cha mẹ thì người đó không làm tròn bổn phận hiếu đạo của một người con. Vì vậy trong đạo có những tấm gương hiếu để đáng quý mà hôm nay chúng tôi nêu lên cho Phật tử noi theo. 

Như chúng ta biết, Tôn giả Mục Kiền Liên là một vị đại đệ tử của Phật. Nhưng mẹ Ngài không tin kính Tam Bảo, không tin nhân quả nên bà gây quá nhiều nghiệp ác. Vì vậy khi qua đời bà bị đọa vào thế giới ngạ quỷ. Thế giới của ngạ quỷ rất khổ sở, đói khát.

Tôn giả Mục Kiền Liên là người tu hành đắc đạo, có thần thông. Ngài dùng thần thông đi khắp nơi tìm mẹ. Khi thấy mẹ sinh trong loài quỷ đói, đang bị hành hình, rên xiết, Ngài khổ đau vô cùng. Ngài vội đem dâng cho mẹ một bát cơm. “Mẹ ơi! Cơm đây mẹ hãy dùng”. Bà nghe con kêu và đưa cơm đến thì mừng quá, tay nhận bát cơm, tay bốc lấy mà ăn. Nhưng do lòng tham lam, xấu ác nên thức ăn biến thành lửa, thành than. Lại thêm một đau khổ nữa cho Mục Kiền Liên. Thấy mẹ khổ đau đói khát, mà cơm dâng thì không dùng được. Ngài chỉ còn cách là trở về trình với đức Thế Tôn, mong Phật từ bi chỉ cho phương thức để cứu mẹ. Đức Thế Tôn thương xót chỉ bày nhân ngày Tự Tứ, chư Tăng đồng tụ hội, nên sắm lễ trai tăng dâng lên cúng dường. Nhờ sức gia trì của thập phương tăng, chuyển hóa lòng tham lam keo xẻn của bà, bà liền được thoát khỏi loài ngạ quỷ, thác sanh về cõi trời. Nhờ thế, Tôn giả cứu được mẹ.

Từ đó, ngày rằm tháng bảy, chư Tăng Ni, Phật tử thường tổ chức lễ Vu Lan, là lễ cứu mẹ. Nhờ hồng ân Tam Bảo, nhờ công đức chú nguyện của mười phương chư Tăng tu hành đắc đạo, hồi hướng về cho thân bằng quyến thuộc của mình. Vì vậy nghi thức cúng dường trong ngày lễ này không mang tính chất mê tín dị đoan, mà nó có ý nghĩa riêng từ một sự kiện lịch sử.

Cho nên việc cứu rỗi trong đạo Phật không thể xem như chuyện thần quyền. Ở đây, cốt nhờ sức chú nguyện của chư Tăng nên chuyển hóa, khai mở được tâm tư cho người chịu khổ. Nhờ thế họ thoát khổ, được an vui. Lễ Vu Lan vì thế mang một ý nghĩa rất lớn. Nhất là phương thức đền trả công ơn dưỡng dục sanh thành của cha mẹ.

Trên tinh thần ấy, một người con hiếu đạo, hiểu Phật pháp thì đối với cha mẹ, chúng ta phải làm sao hướng dẫn cho cha mẹ biết tu tạo những công đức lành, kính Tam Bảo, tin nhân quả. Tin kính Tam Bảo tức là tin kính Phật, tin kính giáo Pháp của Phật và tin kính đoàn thể Tăng thanh tịnh, đệ tử của Phật. Tin nhân quả là tin như thế này: Nếu gây nên những nhân không tốt, làm khổ cho người, thì nhân ấy sẽ đưa đến hậu quả khổ đau.

Là người Phật tử, tin và từng bước áp dụng Phật pháp trong cuộc sống của mình, thì sẽ được sự sáng suốt. Khi nghĩ, nói và làm việc gì mà biết rằng điều mình nghĩ, lời mình nói, việc mình làm, gây tổn hại, sẽ đưa đến những hậu quả không tốt, thì không bao giờ chúng ta làm. Đó là một cách tu. Rồi chúng ta tìm cách gần gũi, giải thích cho người thân của mình, khuyến khích họ cũng tu như vậy. Việc làm dù nhỏ nhưng tạo được duyên tốt, giúp đỡ những người thân của mình như cha mẹ, anh em, bà con v.v… đi theo chánh đạo, thì có một giá trị tinh thần rất lớn.

Vì vậy Phật tử nào đã đi chùa, đã qui y Tam Bảo, biết tu tạo những công đức lành thì cần phải kiểm xét lại trong gia đình, cha mẹ, anh em v.v… đã làm được những việc đó chưa. Nếu người thân của mình còn xem thường, chưa làm được những việc đó thì chúng ta cố gắng khuyến khích, giúp đỡ, tạo những điều kiện thuận lợi để cho quyến thuộc, nhất là cha mẹ cùng hướng đến, cùng làm, cùng tu tập những việc tốt đẹp như vậy. Đồng thời trong sinh hoạt của gia đình, chúng ta phải khéo xây dựng, sắp đặt để cha mẹ, anh chị em sống đời hòa thuận, hạnh phúc. Đó là chúng ta biết áp dụng đạo lý sống của Phật giáo trong chính gia đình mình. Từ đó dần dần cha mẹ, những người thân tin kính và cùng hướng theo việc làm tốt đẹp trong chánh pháp. Nên gia đình trở thành gia đình thuần đạo, áp dụng được tinh thần Phật dạy trong đời sống.

Chúng ta trả ơn bằng cách là làm những điều tốt, khuyến khích người thân làm điều tốt. Như vậy mình vừa tu được, vừa giúp người thân cũng tu được. Nên nhớ nếu chỉ nói suông, khuyến dụ người làm mà mình làm không ra gì thì việc khuyến dụ không có kết quả.

Kế nữa, tùy theo hoàn cảnh, mà vấn đề phụng dưỡng cha mẹ phải được thực hiện trọn vẹn. Chúng ta khéo léo sắp xếp để có thể giúp đỡ, phụng dưỡng, lo cho cha mẹ yên ổn, no ấm, giúp cha mẹ có phương tiện tiêu dùng trong cuộc sống mà không phải mặc cảm tuổi già sức yếu. Đây là một việc làm thường nhưng cũng rất khó. Bởi vì người ta thường nói: “Hễ con trai lớn lên thì nó chỉ lo cho gia đình của nó”, tức là thương và lo cho bên vợ. “Con gái lớn lên thì nó chỉ lo cho gia đình của nó”, tức là thương và lo cho bên chồng, lo cho con cái. Mà đã như vậy rồi thì làm sao có thì giờ, có phương tiện để lo lắng cho cha mẹ ruột của mình.

Về điểm này, Phật tử chúng ta phải thật khéo. Hẳn nhiên khi có gia đình thì phải có bổn phận, trách nhiệm đối với gia đình. Song phần hiếu đạo đối với cha mẹ, đối với tất cả những người mình thọ ân cũng không thể bỏ quên, không thể xem thường được. Nên vừa thực hiện bổn phận đối với gia đình, đồng thời cũng phải làm tròn đạo hiếu. Người Phật tử áp dụng được như vậy là người Phật tử tốt. Người đó có thể đem được tinh thần Phật pháp phổ hóa trong cuộc đời này. Sống và áp dụng được như vậy thì từ con người, từ gia đình sẽ có những ảnh hưởng tốt đối với xã hội. Dù mình không nói một lời nào hết mà mọi người vẫn bắt chước, học và làm theo gia đình mình. Được vậy thì người con Phật có thể báo đáp phần nào ân nghĩa sanh thành đối với cha mẹ qua hai dạng tinh thần và vật chất.

Người Phật tử còn phải có tâm chân thành, đời sống ngay thẳng, mọi sinh hoạt đều sáng suốt, nói làm như nhau. Thực hiện đạo hiếu cũng phải bằng tâm chân thành. 

Tâm thành là sao? Ví dụ như mỗi ngày chúng ta có món ngon vật lạ gì để dâng cho cha mẹ, nếu là lòng thành thì một chén cơm, một bát nước hay một vật dụng gì thường thôi, ta cũng làm cho cha mẹ vui lòng. Đó là điều cần thiết. Người con Phật chúng ta luôn sống và làm những điều chân thật. Từ đó việc giáo dục con cái của chúng ta dễ dàng, không khó khăn. Nếu làm điều gì mà trong đó có sự ẩn khuất, tăm tối, hay do bức bách thì e rằng việc làm đó không đưa tới kết quả tốt đẹp. Cho nên chúng ta luôn sống đúng với tinh thần của đạo Phật là phải sáng suốt và chân thành.

Người Phật tử luôn khép mình trong nếp đạo đức và phẩm hạnh cao siêu vì vậy có được nhiều hạnh phúc. Tiếng Pali có từ Susukham, nghĩa là: Quả là hạnh phúc !. Bởi vì  chúng ta có duyên với đạo Phật, áp dụng được đạo Phật, nên chúng ta là những thành viên trong giáo đoàn của Phật. Mà đây là một đoàn thể có cuộc sống cao thượng, thanh khiết, tập thể của những người sống có hạnh phúc, với tinh thần sáng suốt, chân thật và tốt đẹp.

Phật tử chúng ta phải tâm niệm rằng: Nếu đời sống sinh hoạt của chúng ta trái với sự chân thật, trái với hiếu đạo, trái với những gì tốt đẹp mà các bậc Hiền Thánh đã chỉ dạy thì thà mất mạng chứ không đánh mất những đức hạnh đó. Bởi vì đó là niềm hạnh phúc cao quí nhất của người Phật tử chúng ta. Tại vì nếu không gặp chánh pháp của Phật, không áp dụng được chánh pháp trong đời sống, thì chúng ta không thể tìm được hạnh phúc chân thật.

Tinh thần nhà thiền cũng nhấn mạnh là đừng bao giờ chạy tìm cái bên ngoài, bởi vì tất cả những cái ấy là giả tạm, không phải thật, không phải của mình. Những gì của mình mới chân thật, sáng suốt. Trí tuệ, tình thương, hiếu đạo… là những cái chân thật. Mọi người ai ai cũng có sẵn hết. Vì vậy chúng ta khỏi phải chạy tìm ở đâu xa mà hãy ngay đây ta nghiệm lấy. Nhận và sống được như thế thì đời sống của chúng ta là đời sống hạnh phúc. Đây là nguồn hạnh phúc chân chính, tốt nhất, cao thượng nhất mà không thứ hạnh phúc nào có thể bì được.

Có câu chuyện như thế này: Một vị thiên tử đến thưa với Phật: Những vị tu sĩ ở nơi thâm sơn cùng cốc, ngày ăn một lần, tu hành khắc khổ nhưng tại sao nét mặt những vị ấy luôn tươi tỉnh, sáng suốt, thật hạnh phúc?

Phật đáp: “Người nào không than van, sầu muộn những chuyện đã qua, không nóng nảy khao khát những chuyện chưa đến mà chỉ tập trung tâm trí vào hiện tại và thực hiện tinh thần hiếu đạo, áp dụng được những phương thức sáng suốt, thì có đời sống chân thật, nói và làm hợp nhau”.

Điều đức Phật chỉ cho vị thiên tử này chính là điều giúp cho chúng ta tăng trưởng hạnh phúc. Bởi vì có khi chúng ta suy nghĩ, toan tính việc nọ, việc kia mà lại bỏ quên việc hiện tại. Trách nhiệm, bổn phận hiện tại thì quên đi hoặc xem thường, cứ ngồi đó toan tính việc trước việc sau. Nếu cứ toan tính ngược xuôi như vậy thì bản thân chúng ta mất đi hạnh phúc và sẽ không thực hiện được những gì cần thiết trong đời sống của mình. Bởi vì đánh mất hiện tại là đánh mất hạnh phúc hiện tiền.

Những phúc duyên tốt ngay bây giờ chúng ta có thể hưởng được, thì lại đánh mất đi. Bởi mất đi nên cứ kêu cầu hạnh phúc mà không bao giờ có hạnh phúc. Phải thấy được hạnh phúc là đây, bây giờ. Bình tĩnh xét lại những việc gì đáng làm ngay hôm nay thì làm. Cha mẹ già cần phụng dưỡng thì ta phụng dưỡng. Người thân cần giúp đỡ thì ta giúp đỡ. Cố gắng thực hiện cho được trọn vẹn như vậy mới là người thiết thực.

Có thể làm việc gì trong khả năng của mình thì cứ làm. Đốt dâng Phật một nén hương, dâng cha mẹ một chén cơm, giúp người nghèo khó một đồng bạc, một bát nước v.v… thì nên làm liền, đừng đợi, đừng hứa hẹn gì cả. Đó là tinh thần hiếu đạo trong nhà Phật.

Kế đây tôi nhắc lại câu chuyện đức Phật. Đức Phật sinh ra ở thành Ca-tỳ-la-vệ, phụ vương là vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Ma Da. Sau khi sinh Thái tử được bảy ngày thì bà quá vãng. Nhờ công đức lành bà được sinh lên thiên giới.

Như chúng ta biết, sau khi thành đạo rồi, đức Phật liền nghĩ đến những người cùng tu, đã giúp đỡ mình trong lúc gian khó. Ngài tìm đến vườn Lộc Uyển thuyết pháp độ năm anh em ông Kiều Trần Như . Thời gian không lâu, Ngài trở về thành Ca-tỳ-la-vệ thăm vua cha. Trong lần thăm đầu tiên, Ngài khuyến hóa được rất nhiều Vương tôn Công tử trong dòng họ phát tâm tu hành. Ngài còn tìm cách giúp đỡ cho dân chúng trong thành Ca-tỳ-la-vệ kính tin Tam Bảo, tin sâu nhân quả. Đó là việc đầu tiên của Ngài đối với thân tộc.

Khi vua Tịnh Phạn bệnh yếu, Ngài lại về thăm và an ủi vua cha, thuyết pháp cho vua nghe. Sau thời pháp ấy nhà vua chứng quả A-na-hàm rồi băng hà. Lúc ấy, đích thân Ngài sắp đặt việc tang lễ tống táng vua cha. Có sách còn ghi lại Ngài đã kê vai khiêng kim quan cùng tất cả hoàng thân.

Có người cho rằng ngài là một vị Phật, cần gì phải làm những việc đó. Nhưng thật ra Ngài làm như thế là một cung cách gương mẫu cho tất cả những người con đối với cha mẹ, đối với gia tộc. 

Như vậy để thấy vị giáo chủ của chúng ta cũng có nghĩa tình thâm trọng như bao con người. Ngài có cha, có mẹ, có quê hương, thân tộc, và Ngài đã làm tròn bổn phận. Tu hành thành đạo, đem giáo lý khuyến hóa dẫn dắt những người thân của mình hướng theo con đường tốt đẹp.

Vào một mùa hạ, Ngài lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho vị thiên tử tiền thân là hoàng hậu Ma Da, giúp cho bà thành tựu được Thánh đạo. Lịch sử kể lại, qua ba tháng an cư trên thiên giới, đức Phật đã thuyết pháp không những độ mẹ mà còn giúp cho hầu hết những vị có liên hệ với Ngài ở trên thiên giới nghe pháp và thành tựu Thánh đạo.

Đức Phật đã là tấm gương để chúng ta noi theo. Là người con Phật, nhất định chúng ta phải làm tròn hiếu đạo. Không vì hoàn cảnh hay lý do gì chi phối khiến cho chúng ta không làm tròn đạo hiếu, thực hiện được nhiệm vụ của chúng ta.

Trong kinh kể lại: Một hôm trên đường đi thuyết pháp, đức Phật gặp hai vợ chồng Bà La Môn nọ. Vừa thấy Phật, hai vị chạy tới ôm Phật, khóc lóc kêu than: “Con ơi! Sao con bỏ cha mẹ đi đâu lâu quá, cha mẹ nhớ thương con, tới nay mới được gặp”. Hàng đệ tử chung quanh thấy lạ, đức Thế Tôn là một vị Phật mà bỗng nhiên hai ông bà này tới ôm, than khóc và gọi là con, quả là điều phi lý. Chúng tăng định kéo hai vị Bà La Môn này ra nhưng Phật không cho, Ngài bảo: “Hãy để cho họ tự nhiên”. Và nhân đó Phật kể: Trong những kiếp xa xưa, hai vị này từng là cha mẹ của ta, ta từng là con của hai vị. Nên hôm nay duyên xưa hiện lại, các ông cứ để họ tự nhiên kể lể nỗi niềm, cho dòng nước mắt của họ chảy tuôn để vơi đi những cảm xúc.

Rõ ràng trong nhiều đời, nhiều kiếp chúng ta có quan hệ tình thân với nhau. Do đó, đôi khi vừa gặp nhau mình liền có cảm tình. Cảm tình ấy là gì? Tức là những dây mơ, rễ má trong nhiều đời, bắt nguồn trong tình thương, trong huyết thống, từ thuở quá khứ. Chỉ có khác là thay hình đổi dạng, rồi vì không biết nên ta quên đi.

Đức Phật đã từng nói: Trong đại địa này, lấy một mũi kim cắm xuống đất, không có chỗ nào mà không đụng tới thân của Ngài. Để thấy chúng ta bị luân hồi sanh tử, không biết bao nhiêu đời. Sanh nơi này, mất nơi kia. Nếu nhìn bằng con mắt tuệ, chúng ta sẽ thấy sự liên hệ huyết thống giữa con người với con người, vay trả nợ nần, ngược xuôi lên xuống… Nay gặp nhau là do nhân duyên chằng chịt nhiều kiếp.

Vì vậy theo tinh thần của đạo Phật, chúng ta phải xem tất cả mọi người chung quanh mình, lớn hơn ta là cha mẹ ta, ngang bằng ta là anh em ta, nhỏ hơn ta là con cháu ta. Có nghĩa ai cũng là người thân của ta hết. Mà đã là người thân thì không có quyền thương người này, bỏ người kia, nghĩ xấu hay đối xử không tốt với người thân của mình. Vì như vậy là bất hiếu, bất nghĩa đối với cha mẹ, quyến thuộc rồi. Người Phật tử phải là người giữ đạo hiếu chứ không phải người bất hiếu. Nếu là người bất hiếu thì không xứng đáng là người Phật tử. Người giữ đạo hiếu thì đối với tất cả chúng sanh đều thương yêu bình đẳng, không phân biệt thân sơ. Như vậy là áp dụng đúng tinh thần đạo Phật trong đời sống của mình.

Qua đó, chúng ta thấy trong nhà Phật nói đến hiếu đạo là nói đến một bài kinh, một phương pháp sống, nói đến huyết mạch của chúng ta. Đạo hiếu thành tựu thì chúng ta có thể thành tựu tất cả những phương pháp tu hành khác. Đạo hiếu không thành tựu, mà muốn thành tựu những phương pháp tu hành khác như thành Phật, thành Tổ thì điều này giống như nấu cát muốn thành cơm vậy.

Trong nhà thiền có câu chuyện này:

Tổ Hoằng Nhẫn là một vị Tổ phước tướng đặc biệt. Nhân duyên ra đời của Ngài được kể lại thế này. Nguyên Tứ Tổ Đạo Tín đi du hóa gặp Tài Tòng đạo giả, là một vị tăng chuyên trồng tùng trên núi. Tài Tòng đạo giả thưa với Tứ Tổ:

- Đối với Phật pháp, con có thể nghe và hành trì được không?

Tứ Tổ đáp:

- Ông tuổi đã già, dù có nghe, thâm đắc cũng không làm lợi ích được gì bao nhiêu.

Tài Tòng đạo giả thưa:

- Vậy ngài có thể đợi con được không?

Tứ Tổ nói:

- Ta sẽ cố gắng.

Nói xong Tài Tòng đạo giả xuống núi, gặp một cô gái đang ngồi giặt đồ dưới bờ sông. Ngài hỏi cô gái:

- Có thể cho tôi ở trọ được không?

Cô trả lời:

- Tôi còn có cha mẹ ở nhà, thầy muốn gì thì đến thưa với cha mẹ tôi.

Ngài hỏi lại lần nữa:

- Riêng cô có bằng lòng không?

Cô trả lời:

- Riêng tôi thì tôi rất hoan hỷ, nhưng thầy hãy thưa với cha mẹ tôi.

Sau cuộc gặp gỡ ngắn ấy, cô gái có mang, bào thai lớn dần. Cô bị gia đình đánh đuổi ra khỏi nhà. Lang thang khổ sở, cuối cùng cô sinh được một bé trai xinh đẹp lạ thường. Khi sinh ra càng thương con cô càng khổ. Con không cha mà cô thì quả thực chưa từng gần gũi, quan hệ với người khác phái nào. Xấu hổ, cô đặt đứa bé trên chiếc bè đem thả xuống sông cho trôi đi đâu thì đi. Sáng ngày, cô thấy đứa bé ngồi xếp bằng ngay thẳng, gương mặt tươi tỉnh lạ thường, nên cô vừa lấy làm lạ vừa xót thương bồng về nuôi.

Đến bảy tuổi, đứa bé có một cốt cách rất đặc biệt, ngồi thì thẳng lưng, ăn thì không ăn những mùi tanh hôi, mắt nhìn thẳng. Duyên đến, Tứ Tổ nhận đem về chùa nuôi. Lớn lên ngài đắc đạo, được Tổ truyền tâm ấn, kế thừa Tổ vị. Ngài chính là Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Nghĩa là mẹ ngài chịu tất cả những khổ nhục để nuôi dưỡng và sinh ra ngài. Thầy của ngài cũng nhẫn chịu sự già yếu, bệnh tật, chờ ngài lớn lên để truyền tâm pháp cho ngài.

Sử ghi lại sau khi Tổ Hoằng Nhẫn truyền pháp cho Tổ Huệ Năng, ngài không thăng tòa nữa. Chúng hỏi tại sao Hòa thượng không thăng tòa nữa? Ngài nói pháp đã về phương nam. Bây giờ ngài trở lại am sống gần mẹ, lo lắng cho mẹ. Bổn phận đối với đạo đã xong, giờ trở về làm bổn phận hiếu đạo đối với mẹ. Trong hàng Tổ sư của chúng ta đã có các bậc như vậy.

Hiếu đạo có hai: Tinh thần và vật chất. Đối với người xuất gia thì đền đáp công ơn cha mẹ bằng cách lo về mặt tinh thần. Bởi vì chúng ta không có đầy đủ phương tiện để nuôi dưỡng cha mẹ, chỉ còn ráng tu, thực hành công phu cho được viên mãn. Thành đạo rồi thì hiếu đạo theo đó cũng được viên mãn. Như Tôn giả Mục Kiền Liên nếu không tu hành đắc đạo, không có thần thông thì làm sao biết mẹ ở trong cảnh ngạ quỷ khổ đau, mà tìm phương cứu thoát. Đức Phật bỏ tất cả hoàng thành, phụ vương, vợ con v.v… đi tu. Nếu không thành tựu đạo nghiệp thì làm sao trở về giáo hóa phụ thân và hoàng tộc đạt được đạo quả. Cho nên trước nhất là chúng ta phải tu hành chân chính, sau mới đem công đức và đạo lý để hướng dẫn, khuyến khích người thân tu hành. Như vậy mới gọi là chân thật báo hiếu. Trái lại nếu chúng ta không chịu nỗ lực tu tập thì khó có thể báo hiếu cho song thân.

Còn vị nào có đủ điều kiện thì lo thêm phần vật chất. Tùy theo phạm vi, hoàn cảnh cuộc sống của mình mà làm tròn bổn phận đối với cha mẹ.

Trong ngày lễ Vu Lan năm nay, bằng tất cả nhiệt tình, chúng tôi cố gắng trình bày ý nghĩa hiếu đạo trong nhà Phật. Như kinh đã dạy: Hiếu là trên trước, hiếu là tất cả, là mẹ của tất cả những công đức lành, mẹ của tất cả những phương pháp tu hành để thành Phật. Như vậy, người con Phật thì đi theo con đường của Phật, chúng ta không thể bỏ quên hiếu đạo, cũng không nên hẹn lần hẹn lữa. Mà phải tùy theo phạm vi, khả năng, hoàn cảnh của mình siêng năng tu tập hiếu đạo. Được vậy mới hy vọng, dù cách Phật xa, nhưng đối với pháp Phật, chúng ta luôn luôn gần gũi hành trì và xứng đáng là đệ tử của Như Lai.


  CHÚC ANH TƯ & MỌI NGƯỜI MÀ VU LAN BÁO HIẾU AN LÀNH ,NHIỀU HỒNG ÂN PHƯỚC HẠNH!
Út Rau Muống!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.08.2013 05:36:48 bởi THƯƠNG GIANG >
Phù vân 18.08.2013 10:42:50 (permalink)
0

VU LAN THẮNG HỘI
Sắc tức thị không,
Không tức thị sắc.
 
 Chỉ có thể đi cùng nhau một đoạn đường





Chỉ có thể đi cùng nhau một đoạn đường.
Du Vũ Minh (soạn văn)



Sau cơn mưa vào ngày xuân hôm ấy, người 
bạn tốt của tôi ngỏ lời từ giã.
Tôi kiên trì đòi đưa bạn ấy ra đến trạm xe.



Bạn ấy ngăn cản tôi: 
"Tống quân thiên lý, chung hữu nhất biệt"
Đưa người ngàn dặm, cuối cùng rồi cũng cách biệt, dù thế nào đi nữa thì bạn cũng chỉ có thể đưa tôi đi chỉ một đoạn đường, thôi thì chỉ đưa tôi đến cửa thì ngừng bước nhé."
Tôi đành tôn trọng theo ý kiến của bạn ấy.



Mỗi con người đều chỉ đan xen vào một đoạn trong cuộc sống của người khác.
Điều chắc chắn vĩnh viễn là chỉ có thể đưa người đi cùng một đoạn đường.



Bạn thương yêu cha mẹ mình, hy vọng họ sống lâu trăm tuổi, nhưng trong
lúc bạn đang rất hiếu thuận với cha mẹ mình, thì họ cũng sẽ rời xa trước mặt bạn, bạn cũng chỉ có thể đi cùng cha mẹ mình chỉ một đoạn đường mà thôi.



Bạn yêu thương con cái của mình ư, từng giờ khắc bạn mong rằng mình có
thể vì chúng mà ngăn gió chắn mưa, vậy mà bạn đang lớn tuổi từng ngày, rồi cũng có một ngày, trước mặt các con bạn cũng phải bỏ chúng mà đi, bạn chỉ có thể cùng đi với con cái chỉ một đoạn đường.



Bạn có người vợ tâm đầu ý hợp, nhưng hai mươi mấy năm trước cô ấy thuộc về cha mẹ, vài mươi năm sau cô ấy cũng bị con cái, vận mệnh mà chia cách, bạn cũng chỉ có thể đi cùng với nàng chỉ một đoạn đường.



Bạn xem trọng trong tình nghĩa bạn bè, nhưng mà nếu không phải là bạn bè lìa xa bạn, thì cũng chính là bạn sẽ lìa xa bạn bè, bạn chỉ có thể cùng đi với bằng hữu một đoạn đường.



Cũng vì chỉ có thể cùng đi với nhau một đoạn đường,
Nên bạn càng thêm quí trọng tiếc thương.



Lúc mà người ta cơ nhỡ đói rách, sự quan tâm của bạn nên trở thành một quả táo



Lúc mà người ta giá rét, thì sự giúp đỡ của bạn nên biến thành một cái áo bông.



Lúc mà người ta vui vẻ hạnh phúc, thì sự tươi cười của bạn đáng lẽ nên sáng lạn nhất;



Lúc mà người ta gặp chuyện thương tâm, thì sự vỗ về an ủi của bạn đáng lẽ nên thật là chân thành thiết tha mới phải...



Cuộc đời vốn dĩ lập đi lập lại những ấn chứng:
Ban đêm thì có thể vì việc thêm vào cái lồng lửa mà có được ánh sáng.
Việc đẩy lùi tuyết lạnh không vì sự tham dự của gió lạnh mà hóa thành ấm áp.



Bởi vì chỉ có thể cùng người ta đi chỉ một đoạn đường,
Bạn đáng lẽ cũng nên học cách từ bỏ.




Cha mẹ chỉ có thể vỗ về nuôi nấng bạn trưởng thành, không nên kỳ vọng cha mẹ là cái quải trượng (cây gậy) vĩnh viễn của bạn, để có thể chống đỡ toàn bộ cuộc đời của bạn.



Con cái cũng chỉ là cùng liên quan huyết nhục với bạn, chứ không phải là vật phẩm phụ thuộc của bạn, Bạn cần phải biết tôn trọng sự lựa chọn cuộc đời của chúng.



Vợ con vì bạn mà cung phụng dâng hiến hết tình ái, nhưng sinh mệnh của nàng không phải là vật phẩm thế chấp của ái tình, nên dành cho nàng những khoảng không gian riêng tư cần thiết.



Bằng hữu có thể cho bạn sự ấm áp, nhưng loại ấm nồng này là loại tình cảm mở, bạn không thể cưỡng hành độc chiếm tình hữu nghị của người khác...



Bạn chỉ là người khách qua đường trong cuộc đời của người khác, chỉ có thể cùng người đi cũng chỉ một đoạn đường đời, Điều đó chính là tính hữu hạn mà bạn cho người khác, vậy thì làm sao có thể mong cầu người khác cho đi sự vô hạn được?

--
Let all beings be free from harm.
Let all beings be free from sorrow.
Let all beings be free from suffering.
 


<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.08.2013 10:46:17 bởi Phù vân >
thiên thanh 18.08.2013 20:05:53 (permalink)
0
vô bếp cuối tuần ...     
 
Quiche aux oignons
(cho 4 người)
 


1kg củ hành tây vàng cắt hạt lựu, xào với tí dầu và bơ (1/2 dầu-1/2 bơ) thêm tí xíu muối:
 
 
 
 
khi nào thấy hành bắt đầu trong ra thì cho 100 gr thịt hun khói cắt nhỏ như que diêm vào:
 

 
 
xào lửa vừa cho tới khi thịt và hành trong và hết nước thì tắt bếp để nguội:
 

 
 
vì lười huyền lười nên tt mua vỏ bột làm sẵn để vào khuôn tròn đường kính khoảng 22cm
4 trứng + 4 muỗng súp kem tươi trộn đều:
 
 
 
 
cho hỗn hợp hành thịt xào rồi hỗn hợp trứng kem vào khuôn:
 

 
 
đút lò 200°C / T. 7  _ 40 phút:
 

 
 

 
... miamm ... miammm ... 


   
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.08.2013 23:36:01 bởi thiên thanh >
thiên thanh 20.08.2013 18:35:43 (permalink)
0
Vu Lan nhớ Mẹ ... tt xin kính mời quý bạn của GĐPT thưởng thức một tác phẩm mới ...
tt thân mến chúc quý bạn một mùa lễ Vu Lan vui tươi, ấm áp và đầy hạnh phúc ... 
 
   
 
 
 
 

download
 
BAO NĂM XA
 
Sáng tác : Nguyễn Hải Hà 
Ca Sĩ: Tâm Thư 

Bao năm xa ta về ngang con phố 
hồn tha phương nợ thân xác hao mòn
Bao năm ta lạc loài chốn nào
trở về đây làm lữ khách không nhà
 
Bao năm xa nghe sầu theo mưa nắng
lòng sương phai tình khô héo bao ngày 
Bao nhiêu năm nghe đời buồn rã rượi
trở lại đây ngồi nhìn chiều mưa rơi
 
Bao năm xa nghe đời dường rất vội
ta loanh quanh nghe sầu mọc nhánh rong rêu
Nghe tin yêu như ngục tối vây đời
nghe hư hao trên từng ngày tháng xanh xao...

Bao năm xa ta về bên hiên vắng
tìm câu ru me ru tháng năm nào
Nghe xa xăm me về ngoài ngõ đợi
lệ mừng rơi thành sương khói ngang trời
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.08.2013 18:57:42 bởi thiên thanh >
Phù vân 21.08.2013 11:50:56 (permalink)
0
Bí ẩn gây sửng sốt trong tranh của Van Gogh

Nửa cuối thế kỹ XIX, nền hội họa thế giới đã đón nhận một danh họa bậc thầy người Hoà Lan - Vincent Van Gogh (1853 - 1890). Ông cho ra đời khá nhiều tác phẩm nhưng đáng buồn thay, cuộc đời ông lại là một chuỗi dài những tháng ngày bi kịch. Ông phải sống trong cảnh nghèo túng do tranh của mình không thể bán nổi cho ai. Trong suốt cuộc đời mình, ông chỉ bán được duy nhất bức tranh “Vườn nho đỏ”. Nhưng 100 năm sau khi ông qua đời, người ta đã dần nhận thức được giá trị những họa phẩm của vị danh họa người Hoà Lan này. 


  “Vườn nho đỏ” - bức họa duy nhất bán được khi Van Gogh còn sống.
Và thế là tranh của ông liên tục phá những kỉ lục thế giới về giá bán, tiêu biểu phải kể đến một số tác phẩm như: “Hoa diên vĩ” - 53,9 triệu USD, “Hoa hướng dương” - 40 triệu USD,  hay đắt hơn cả là bức “Chân dung bác sĩ Gachet” được bán vào năm 1990 với mức giá cao nhất mọi thời đại 82,5 triệu USD - tính theo giá trị ngày nay là gần 130 triệu USD.



Bức "Chân dung bác sĩ Gachet" được bán với mức giá cao nhất mọi thời đại.

Những nhà sưu tầm họa phẩm hàng đầu trên thế giới nhận xét rằng, tranh của Van Gogh có một sức hút kì lạ đối với họ. Màu sắc gây cho người xem cảm xúc mạnh, nét bút thô, đường viền của hình ảnh lớn và chứa đựng đủ đầy nỗi đau khổ của một nghệ sĩ tài hoa nhưng cả đời phải sống trong cảnh cô độc và bệnh tật. Dù chỉ thoáng nhìn qua nhưng những đặc điểm trên khiến cho người xem không hề bị lẫn giữa tranh của Van Gogh với tranh của những họa sĩ cùng thời khác. 


Danh họa Van Gogh.

Van Gogh ra đi khi mới 37 tuổi, để lại cho hậu thế một gia tài đồ sộ với hơn 2.000 tác phẩm ra đời trong 10 năm cuối của cuộc đời. Những bí ẩn đằng sau các bức họa phẩm Van Gogh cũng được giới mê tranh ráo riết “săn đón”. Cho đến ngày nay, bí ẩn về sự chính xác của các chi tiết thể hiện trong tranh của ông vẫn đang là một đề tài thú vị, gây nhiều tranh cãi và thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của giới mỹ thuật toàn cầu.
Tranh cãi xung quanh bức họa phẩm “Trăng lên”
Có lẽ, “Trăng lên” (Moonrise) là tác phẩm gây ra nhiều tranh cãi nhất trong giới sưu tầm tranh thế giới. Lý do là bởi quan điểm của họ về tên gọi của bức tranh thường không thống nhất. Có những người cho rằng, đáng ra tên gọi của bức tranh phải là “Mặt trời lặn”. Số khác lại không đồng ý với quan điểm này, cho rằng nên tôn trọng tên gọi của tranh thay vì đi tìm một cái tên khác dựa vào những quan sát chủ quan. Theo dõi bức tranh, chúng ta thấy rõ ràng một vật thể đỏ bầm nơi đỉnh núi, tuy nhiên chưa thể khẳng định chắc chắn rằng đó là Mặt trăng hay Mặt trời.
  "Trăng lên” được nhà danh họa người Hoà Lan vẽ vào mùa hè năm 1889 ở tỉnh Saint-Remy-de-Provence, miền Nam nước Pháp. Thời điểm chính xác của cảnh tượng trong bức họa này luôn là một điều bí ẩn đối với những nhà nghiên cứu nghệ thuật hội họa. Thế nhưng, vào năm 2003, nhà thiên văn học Donald Olson Hoa Ky đã giải mã được bí ẩn đó. Ông nhận định: “Chính xác là bức tranh được vẽ vào 21 giờ 08 phút, ngày 13/7/1889”.



Bức tranh "Trăng lên" gây nhiều tranh cãi trong giới sưu tầm tranh thế giới.

Olson đã cùng các cộng sự tới tỉnh Saint-Remy-de-Provence vào tháng 6/2002 để xác định khu vực đúng như mô tả trong bức họa. Sử dụng la bàn và những phần mềm thiên văn học để đo đạc hướng Mặt trăng xuất hiện trước mặt họa sĩ và độ cao của dãy núi phía chân trời. Cuối cùng, họ đã tìm ra được hai thời điểm mà Mặt trăng tròn nhô lên sau rặng núi tại đúng vị trí như mô tả trong tranh: ngày 16/5/1889 và ngày 13/7/1889.
So sánh với cảnh vẽ trong bức tranh - cánh đồng lúa vàng ươm đã được gặt, Olson đã khẳng định thời điểm đó chỉ có thể là vào tháng 7. Thực hiện thêm một số tính toán cần thiết, ông và các cộng sự đã thấy rằng, thời điểm trăng nhô lên vào ngày 13/7/1889 tại đúng vị trí của tranh là 21 giờ 08 phút. Một điều thú vị nữa là vào năm kỉ niệm sinh nhật thứ 150 của Van Gogh, vầng trăng trong “Trăng lên” sẽ được tái hiện lại chính xác. Theo tính toán của Olson, mỗi tháng, Mặt trăng đều tròn một lần nhưng nó chỉ quay lại đúng một vị trí trên bầu trời sau 19 năm.
Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi khác khiến các nhà nghiên cứu trước đó đã phải “điên đầu” tìm hiểu trong bức họa này: Cái bóng đen dưới chân núi do đâu mà có? Mặt trăng thì không thể tạo ra mảng bóng tối này rồi. Còn vào khoảnh khắc hơn 21 giờ đêm thì làm gì có Mặt trời ló rạng? Olson đã giải thích khúc mắc này một cách đơn giản như sau: Van Gogh đã thực hiện bức tranh này trong 2 đợt. Ông bắt đầu tác phẩm vào lúc chiều tối và vẽ xong vào buổi sáng. Chính vì thế, chúng ta mới nhìn thấy trên bức tranh cảnh Mặt trăng đang lên vào lúc chập tối và bóng rợp dưới chân núi được ông vẽ thêm vào khi Mặt trời đã mọc.
Sửng sốt với họa phẩm “Ngôi nhà trắng buổi đêm”
Van Gogh có 5 bức tranh bầu trời đêm nổi tiếng, trong đó có bức “Trăng lên” vừa kể trên. Mỗi bức tranh đều khiến cho Olson nói riêng và giới mê tranh nói chung phải sửng sốt thán phục vì độ chính xác của các chi tiết thể hiện trong tranh, xét về mặt thiên văn học.


Bức “Ngôi nhà trắng buổi đêm”.
Vào năm 2001, Olson đã xác định một cách rất cụ thể thời gian mà Van Gogh vẽ bức “Ngôi nhà trắng buổi đêm” (The White House at Night). Olson đã tìm ra ngôi nhà đó trong thực tế và may sao nó vẫn giữ nguyên hiện trạng cho đến tận ngày nay. Ông thấy ngôi sao trong tranh chính là sao Kim, còn ánh nắng phản chiếu phía chân ngôi nhà trong tranh là vào giờ cuối cùng trước khi Mặt trời lặn, lúc đó là 7 giờ chiều. Sao Kim được vẽ muộn hơn nên khá sáng. Một chương trình máy tính tính toán rằng, sao Kim chiếu vào khoảng 8 giờ ngày 16/6/1890, chỉ 6 tuần trước khi Van Gogh tự tử. Từ đó, ông đã tính toán ra thời gian nhà danh họa vẽ tranh, vào “7 giờ chiều ngày 16/6/1890”. Xin được nói thêm rằng, nghe thì có vẻ lạ nhưng việc tính toán thời điểm dựa vào các chi tiết Mặt trăng, vì sao, Mặt trời… với chúng ta thì khó nhưng với một nhà thiên văn có óc quan sát tài tình như Olson, cộng thêm sự hỗ trợ của các phần mềm thiên văn thì đó lại là một việc hết sức đơn giản.
Bức “Ngôi nhà trắng buổi đêm” của Van Gogh có một lịch sử khá lận đận. Bức họa đã bị quân Phát xít cất giấu khi bị lính Nga bắt trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Giới sưu tầm tranh thế giới nghĩ rằng tranh đã bị mất nhưng đến năm 1995, bức họa đã được tìm thấy và hiện đang được treo ở bảo tàng Hermitage ở St. Petersburg, Nga.
Nhiều bí mật trong họa phẩm nổi tiếng “Đêm đầy sao” cho rằng các bức họa của Van Gogh không hề được hư cấu nên vào mùa hè năm 2005, Olson đã lên đường sang Pháp để thu thập thông tin về bức họa “Đêm đầy sao” (Starry Night). Đây là một trong hai bức họa mà Van Gogh đã gửi cho em trai mình là Théo vào tháng 9 năm 1889 bằng một bưu kiện. Tháng 5 năm 1889, Van Gogh đã tới một tu viện để chữa bệnh tâm thần. Olson đã xác định được rằng, Van Gogh thực hiện bức họa khi nhìn qua khung cửa căn phòng của mình và điểm sáng trong bức tranh chính là một vầng trăng.


  Bức "Đêm đầy sao".
Bên cạnh việc “Đêm đầy sao” được Olson xác định ra thời điểm Van Gogh thực hiện, bức họa này còn được các chuyên gia y học dùng để giải mã những bí ẩn khác về nhà danh họa có tài nhưng bạc mệnh. Van Gogh có một niềm say mê với màu vàng chói chang, trông đến nhức mắt - điều này được thể hiện qua hàng loạt bức họa của ông. Theo họ, Van Gogh nghiện màu vàng bởi ông luôn say sưa với thứ rượu ngải cứu. Khi pha vào loại rượu này một lượng xantonin (thành phần trong thuốc tẩy giun trẻ em), người uống vào sẽ nhìn thấy mọi vật nhuốm màu vàng.

Một số chuyên gia khác lại cho rằng, màu vàng trong tranh của ông có liên quan mật thiết tới chứng động kinh mà ông mắc phải. Để điều trị chứng bệnh này, theo đơn thuốc của bác sĩ Poli Ferdinand Gase, Van Gogh phải uống loại thuốc có tên Digitalis. Việc dùng thứ thuốc này sẽ khiến con bệnh nhìn thế giới xung quanh với “lăng kính màu vàng”. Bằng tài năng của mình, Van Gogh đã thể hiện rất chính xác lăng kính đó vào tác phẩm của mình.
Tiếc rằng, vào mùa hè năm sau, tháng 7năm 1890, nhà danh họa Hoà Lan qua đời. Nếu không, chắc hẳn Van Gogh sẽ còn để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm bất hủ với những bí ẩn thú vị hơn nữa.

* Bài viết xử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: CNN Tech, National Gallery, Guardian/Culture, Wikipedia...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.08.2013 12:01:10 bởi Phù vân >
thiên thanh 21.08.2013 20:30:38 (permalink)
0
 
NHỮNG CON TEM VNCH TRƯỚC NĂM 1975


















































Thay đổi trang: << < 161718 > >> | Trang 17 của 58 trang, bài viết từ 241 đến 255 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9