GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 192021 > >> | Trang 19 của 58 trang, bài viết từ 271 đến 285 trên tổng số 867 bài trong đề mục
thiên thanh 30.08.2013 18:16:40 (permalink)
dzuylynh 03.09.2013 05:36:27 (permalink)
0




trăng đọng
( đến linhvũ.cecile )

nửa đêm trăng rụng giăng đầu võng
sương rớt tầng không vọng tiếng hư
sân thu lác đác buông từng chiếc
lá héo cành trơ vệt úa tàn  

một kiếp trầm luân cõi hồng hoang
trăm năm phù phiếm chốn nhân gian
trăng tròn trăng khuyết mang mang tận
trụ diệt hủy sinh đã mấy lần

trăng non nửa mảnh bao nghìn bận
trăng già muôn thuở cũng phù vân
phím vỗ đàn âm sầu in ngấn
thu nhỏ giọt ngân họa ý vần

lá rụng trơ cành thân mộc giả
gió lùa tâm cảnh ngã vô sinh 
như nhiên tĩnh thức minh thiền định
trăng đọng đầu non tịch cốc an

lanchy.September2.2013
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.09.2013 23:15:17 bởi dzuylynh >
Huyền Băng 03.09.2013 10:20:26 (permalink)
0
Buổi sáng vào nghe Quán bên đường, Bạch Vân trình bày do thiên thanh upload, thấy lòng thanh thản lạ, Cảm ơn thiên thanh nha.
 


Bài thơ trăng đong của dolanchy rất thơ nhỉ!
 
 
Nửa đêm trăng rụng giăng đầu võng
sương rớt tầng không vọng tiếng hư ...
...
cho HB tui ngưng ở đó để họa hai câu
 
Đâu đó sầu rơi ôi từng chiếc
Thương nhớ dậy lên lẫn sa mù!
 
- Giao hữu cho vui đừng rượt quánh tui, vấp té ráng chịu .
 
Huyền Băng
Đóa Hồng Tím 04.09.2013 03:22:39 (permalink)
0
 


 cạn rượu thời gian, khen mình tỉnh
 men hương chếch choáng đến lạ thường
bóng trên vách lá đề thơ vận
- Em ngủ ngoan cho mộng bớt cuồng
*
đêm nay thấm đậm vào trong máu
lời lá tình thư gió mới đưa
- Em nhé , xinh đi , và sắc sảo
anh về , mình khoác áo hương xưa
 *
nửa tỉnh nửa mê , đời đẹp lạ
tâm hồn một dải lụa hoa mây
chơi vơi trên biển đêm không gió
ôm hết vòng tay sóng hổ ngươi
 *
cuối chén chỉ còn đôi hạt lệ
giữa chìm dư ảnh bóng trăng nguyên
đêm nào mắt nhớ rưng rưng bể
giọt tiễn người. mai một kiếp duyên 

đông hương
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.09.2013 03:23:50 bởi thương yêu >
sen dat 04.09.2013 08:28:48 (permalink)
0
Cười thư giãn chút coi!
Attached Image(s)
sen dat 04.09.2013 08:32:21 (permalink)
0
Cười tiếp!
Attached Image(s)
sen dat 04.09.2013 08:37:55 (permalink)
0
Đúng là cha nào con nấy !
Attached Image(s)
SongHuong 04.09.2013 21:46:57 (permalink)
0

Đọc bài KHÚC GIAO MÙA THÁNG CHÍN của HG hay quá, xúc cảm họa lại chút cho vui. Bà con đọc đỡ buồn 
PHIÊN KHÚC GIAO MÙA 
( Tặng HG, nhớ tháng sáu ) 
Gió nhè nhẹ 
Mơn man 
Chòm mây trắng 
Khúc giao mùa 
Thương tháng sáu chợt qua

Cánh phượng hồng 
Đâu đó… ngỡ phôi pha 
Thu lặng lẽ 
Ùa về  
Bên khung nhớ

Đêm mênh mang 
Ru mềm 
Vòng tay lỡ 
Tháng sáu buồn 
Ai nhớ một mùa trăng ?

Tháng chín về 
Lạ bước chân quen 
Người ở phương nao 
Biết còn 
Day dứt ?

Ta nhặt dấu xưa 
Trở về giấc thực 
Bờ môi đêm 
Thao thức một ngày xa

Khúc giao mùa 
Còn lại mình ta 
Nhặt xác phượng rơi 
Lần về 
Kí ức

Chợt nhớ 
Chợt quên 
Bước đời hư thực 
Chợt nhận ra … người 
Xa với 
Tầm tay

Ai níu mùa về 
Cho gió heo may 
Trong thoang thoảng hương thu 
Dường đâu đó…

Đành 
Tháng sáu chợt qua 
Tháng chín về bõ ngõ 
Phiên khúc giao mùa 
Lòng ta hóa… 
Mưa thu 
Huế 04/9/2013 
Sông Hương 
 
KHÚC GIAO MÙA  
THÁNG CHÍN. 
(Tặng:...tháng Chín) 
Chỏm mây bông  
Tắm gội 
Đáy ao bèo, 
Nhoẻn miệng cười 
Với trong veo tháng chín.

Cánh sen rơi 
Tựa con thuyền màu tím. 
Chở hương về 
Ngọt lịm  
Ngõ bằng lăng.

Tre la đà  
Ru rín 
Vỗ về măng. 
Hĩm rô cờ 
Lăng xăng bên gốc lúa.

Nghe xôn xao 
Đòng đòng trở dạ. 
Mạng nhện giăng hờ 
Yếm dãi 
Buông lơi.

Thương cơn mưa còm 
Chẳng ướt áo tơi. 
Khum vòng tay  
Nựng đầy vơi tháng chín.

Khúc giao mùa 
Bên nhau bịn rịn. 
Đĩa rau muống cằn 
Mẹ nhịn 
Phần con.

Đầu ngõ  
thu còn  
ngấn vệt trăng non. 
Đông đã trêu ngươi 
Bên thềm  
Ngấp nghé.

Ngược dốc tháng năm 
Tìm thời thơ bé. 
Anh lội về quá khứ 
Cõng em theo.

Dẫu 
Tháng ba mưa ngâu, 
Tháng bảy chuyển mưa rào. 
Em vẫn thủy chung 
Với hanh hao 
Tháng chín. 
4/9/2013.- Hương Gió 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.09.2013 11:35:20 bởi SongHuong >
Phù vân 05.09.2013 00:43:01 (permalink)
0

  Dặm Trường Quê Hương  
Phương pháp luận mới nghiên cứu tiền sử dân tộc Việt
  Hà Văn Thùy
  Cho đến cuối thế kỷ trước, để tìm hiểu tiền sử dân tộc Việt, các nhà nghiên cứu căn cứ vào hai nguồn tư liệu là thư tịch cổ Trung Hoa cùng những phát hiện khảo cổ học, nhân chủng học, ngôn ngữ và xã hội học. Từ những nghiên cứu đó, bức tranh tiền sử của người Việt được trình bày như sau:
1. Người tiền sử gồm nhiều chủng tộc, trong đó có người Việt, từ Trung Đông tới cao nguyên Tây Tạng. Từ phía nam cao nguyên Tây Tạng, người Việt theo ngọn sông Dương Tử đi xuống phía đông nam chiếm lĩnh đồng bằng Hoa Nam rồi ngược theo bờ biển lên khai phá vùng duyên hải. Một bộ phận từ ngọn nguồn Dương Tử lên phía bắc khai thác vùng nam sông Hoàng Hà.
2. Người Hán cũng từ nam cao nguyên Tây Tạng di chuyển về phía đông nhưng do phương thức sống du mục nên dừng lại ở vùng đồng cỏ Thiểm Tây, Cam Túc.
3. Người Hán vượt Hoàng Hà chiếm đất, xua đuổi người Việt xuống phía nam sông Dương Tử.
4. Do người Hán lấn chiếm tiếp, người Việt đã từ nam sông Dương Tử tràn xuống Việt Nam, tiêu diệt và đồng hóa người bản địa lập nên nước Văn Lang.
Sơ đồ như trên trở thành quan điểm chính thức của các nhà sử học khu vực và cũng được ghi trong những cuốn sách sử của nhiều trường đại học danh tiếng thế giới.
Tuy nhiên, quan niệm trên vấp phải những thách thức to lớn khi người ta phát hiện rằng, nhiều di chỉ khảo cổ ở Đông Nam Á có tuổi sớm hơn vùng Tây Bắc Trung Hoa cùng những chứng cứ cho thấy, nền văn hóa Đông Nam Á phát triển sớm hơn vùng Hoa lục.
Cho đến cuối thế kỷ XX, nhờ những công trình của Y Chu, Bing Su và đồng nghiệp dùng công nghệ genes khảo sát sự đa dạng di truyền của người Hán [1] , bức tranh tiền sử người Việt và Đông Á nói chung được vẽ lại. Đường nét chính của bức tranh như sau:
1. Người Homo Sapiens từ Trung Đông băng qua Ấn Độ và Pakistan rồi theo bờ biển phía nam châu Á tới miền Trung và Bắc Việt Nam khoảng 60-70.000 năm trước.
2. Dừng lại đây khoảng 10.000 năm, hai đại chủng Mongoloid và Australoid hòa huyết tạo thành những chủng Indonesien, Melanesien cùng những chủng lai giữa chúng đồng thời lan tỏa ra sống khắp lục địa Đông Nam Á.
3. Khoảng 50.000 năm trước, người từ Đông Nam Á đi tới Úc; 40.000 năm trước đặt chân tới New Guinea.
4. Khoảng 40.000 năm trước, người từ Đông Nam Á lên khai phá lục địa Trung Hoa và từ đây lên tới Siberia rồi vượt qua eo Bering sang chiếm lĩnh châu Mỹ.
5. Cũng từ Đông Nam Á, một nhóm Mongoloid sống biệt lập, đã độc hành lên phía Tây Bắc Trung Hoa, tạo nên chủng Mongoloid phương Bắc.
6. Tại Hòa Bình, người Đông Nam Á chế tác đồ đá và sáng tạo trung tâm nông nghiệp phát triển sớm nhất trên thế giới.

7. Khoảng đầu thiên niên kỷ thứ III TCN, người Hán vượt Hoàng Hà lấn chiếm đất của người Bách Việt. Do sự tiếp xúc giữa người Hán Mongoloid phương Bắc với người Bách Việt, một chủng mới xuất hiện: chủng Mongoloid phương Nam, thuộc nhóm loại hình Đông Nam Á.
8. Cũng thời gian trên, do thua trận, một nhóm người Việt từ châu thổ Hoàng Hà đi thuyền vượt biển trở lại Việt Nam, cùng với người Việt tại chỗ lập ra nhà nước Văn Lang.
9. Vào giữa thiên niên kỷ II TCN, do người Hán đánh đuổi gấp, một bộ phận lớn người Bách Việt chủng Mongoloid phương Nam từ phía nam sông Dương Tử trở lại lục địa cũng như hải đảo Đông Nam Á. Những người trở về mái nhà xưa này đã làm chuyển hóa đại bộ phận cư dân Đông Nam Á cổ sang loại hình Đông Nam Á hiện đại. Cũng thời gian này, người Bách Việt từ Hoa lục tràn ra ngoài biển, tới Nhật Bản và Triều Tiên.
Với bức tranh được vẽ như trên, ta thấy tiền sử của người Việt đã diễn ra trái ngược với quan niệm từ trước. Không phải là người tiền sử Đông Nam Á từ Tây Bắc nước Tàu đi xuống mà ngược lại, chính người tiền sử đã từ Đông Nam Á, từ Việt Nam đi lên khai phá đất nước Trung Hoa. Hành trình cùa người Bách Việt Đông Nam Á gồm hai giai đoạn: giai đoạn đầu đi lên phương bắc còn giai đoạn sau từ Trung Hoa trở về. Khi phát hiện lịch trình trên của người Đông Nam Á tiền sử, khoa học có thể lý giải thỏa đáng những câu hỏi trước đây về nhân chủng cũng như lịch sử văn hóa vùng Đông Á.
Vấn đề cần đặt ra ở đây là vì sao suốt thế kỷ XX khoa học đã lạc đường khi nghiên cứu tiền sử Đông Á?
Có thể lý giải điều này như sau: Khiếp nhược trước một đất nước có số dân đông đúc cùng nền văn hóa lớn, các nhà khoa học phương Tây nhiễm quan niệm dĩ Hoa vi trung mặc nhiên coi Trung Quốc là trung tâm phát sinh của Đông Á. Từ mặc cảm định trước này, ngay từ năm 1904, E. Aymonier đưa ra thuyết người tiền sử thiên cư từ cao nguyên Tây Tạng xuống. Tiếp đó, các tác giả khác, khi giải mã những hiện vật khảo cổ và nhân chủng học, ngôn ngữ, xã hội học cùng thư tịch cổ Trung Hoa… đều nương theo thuyết Trung Quốc là trung tâm. Tất cả những việc làm mang tính duy ý chí đó đã vẽ nên bức tranh sai lầm về tiền sử Á Đông.
Từ những sai lầm của quá khứ, thiết tưởng việc nghiên cứu tiền sử Đông Á nói chung cũng như người Việt nói riêng hiện nay cần có một phương pháp luận mới. Theo thiển ý, những cơ sở của phương pháp luận đó là:
1. Lần theo hành trình của người tiền sử từ Đông Nam Á lan tỏa ra khắp Hoa lục sau đó một bộ phận lại trở về Đông Nam Á. Bằng công nghệ genes cùng những vật chứng khảo cổ, nhân chủng học, ngôn ngữ, xã hội học… xác định thời gian, không gian xuất hiện và chuyển dịch của người Việt trên đất Trung Hoa.
2. Giải mã lại những vật chứng khảo cổ, nhân chủng học, những tư liệu ngôn ngữ học, xã hội học đã phát hiện được theo hành trình của người Đông Nam Á. Từ đây xác định những dấu ấn văn hóa mà người Đông Nam Á để lại trên đất Trung Hoa.
3. Trước đây, do chưa xác định được thời gian cũng như con đường thiên di của người tiền sử Đông Nam Á, với người Việt, thư tịch cổ Trung Hoa là nguồn cứ liệu duy nhất để chúng ta nhìn vào tiền sử của mình. Nay ta biết rằng, do Khổng tử đã bỏ đi toàn bộ Tam Phần và một phần Ngũ Điển trong kinh Thư nên về thời gian, thư tịch Trung Hoa không thể đáp ứng thông tin trước thời Đường Ngu, tức khoảng trước 2600 năm TCN. Về không gian, lúc đó nước Trung Hoa còn nhỏ bé quanh lưu vực Hoàng Hà nên sự hiểu biết của sử gia Trung Hoa bị hạn chế. Sau này sử gia Trung Hoa, kể từ Tư Mã Thiên, phần nhiều mang con mắt đại Hán tộc nên viết không chính xác lịch sử những nước xung quanh được gọi là man, di… Vì vậy, trên thực tế, nguồn thư tịch Trung Hoa vừa khiếm khuyết vừa không đáng tin cậy, không thể là khuôn vàng thước ngọc cho chúng ta lấy làm căn cứ để viết lịch sử của mình.
4. Ngày nay, nhờ có người Việt “thiên di” tới nhiều nơi trên thế giới nên đã thu thập được khá nhiều tư liệu của các nước phương Tây viết về đất nước chúng ta. Một số trong đó đã được đưa lên mạng giúp cho chúng ta có cái nhìn về mình mới mẻ hơn và thoát được sự “cầm tù” của thư tịch Tàu.
5. Hai ngàn năm nay, do không hiểu nguồn gốc sinh học của mình và do mối quan hệ lịch sử đặc biệt với láng giềng phương bắc, ông bà chúng ta coi Trung Quốc là nước đồng văn đồng chủng, còn các nước Đông Nam Á là di, rợ. Nhờ thành quả mới của khoa học di truyền, ta biết rằng, các dân tộc Đông Nam Á cùng cội nguồn với chúng ta. Điều này đưa tới phát hiện quan trọng: chính các sắc dân Đông Nam Á là người lưu giữ sâu đậm văn hóa cội nguồn của tổ tiên chúng ta. Vì vậy, trong hành trình tìm lại văn hóa gốc của người Việt, việc nghiên cứu văn hóa các sắc dân Đông Nam Á có ý nghĩa rất lớn.
Tìm hiểu, nghiên cứu làm sáng tỏ giai đoạn tiền sử của dân tộc là chuyện dài dài, là cuộc chạy tiếp sức của nhiều thế hệ. Chúng tôi cho rằng, sau khi đã tìm được nguồn cội về mặt sinh học, công việc trung tâm lúc này là tìm lại cội nguồn văn hóa của người Việt. Áp dụng phương pháp luận trên, chúng ta sẽ tìm ra những dấu tích văn hóa mà tổ tiên ta đã để lại trên đất Trung Hoa, đặc biệt là hai trung tâm Thái Sơn và Lĩnh Nam, từ hạt lúa, ngọn rau, rìu đá, rìu đồng đến tiếng nói, chữ viết, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Dịch… Tìm lại văn hóa cội nguồn không chỉ đem lại cho chúng ta sự hiểu biết về tổ tiên, mà quan thiết hơn là học từ đó những điều khôn ngoan để phục hưng văn hóa Việt.
Hà Văn Thùy
Sài Gòn, ngày Trùng Cửu năm Ất Dậu
talawas [1]J. Y. Chu và đồng nghiệp: “Genetic Relationship of Population in China”. Proc. Natl. Acad. Sci. USA, 1998, số 95, tr. 11763-11768
M.H. Nguyen 05.09.2013 19:31:39 (permalink)
0
 
Cà Phê Philo

Trần Mộng Lâm


Tôi viết bài này sau khi có dịp sang Cali, ngồi uống cà phê với các bạn ở San Jose và Little Sài Gòn. Người Việt Nam rất thích ngồi đấu láo với bạn bè tại các tiệm cà phê. Sài Gòn hiện nay, người ta có cà phê ôm, cà phê thư dãn, cà phê tình nhân… Người bình dân uống cà phê tại các quán ngoài đường, uống cà phê pha bằng túi, cà phê đổ ra trên một chiếc đĩa, thay vì bằng tách. Công ty Starbucks coffee thấy thị trường Việt Nam béo bở, người Việt Nam thích loại nước uống này, nên nhào sang Việt Nam làm ăn, cạnh tranh với Cà Phê Trung Nguyên vốn đã hiện diện đã lâu ở đây. Không hiểu với sự làm ăn chân phương của mình, công ty này có cạnh tranh nổi với các quán cà phê mà trong đó, những con buôn vô lương tâm tìm cách pha vào cà phê đủ loại hóa chất nhiều khi nguy hiểm chết người hay không, chúng ta hãy chờ xem, tuy hiện nay, với tâm lý vọng ngoại, thích Mỹ, thanh niên Sài Gòn vẫn xếp hàng để được vào uống cà phê trong một tiệm mang bảng hiệu Starbucks, có vẻ sang, có vẻ là dân chơi cầu ba cẳng.
 Bài viết này trình bầy một cách uống cà phê của người Pháp. Đó là Cà Phê Philo.
  Thực ra, nếu viết đầy đủ, thì phải gọi là Cà Phê philosophique. Sau đây là một chút lịch sử của cách uống này. Người khai sáng ra Café-philo là ông Marc Sautet (1947-1998). Ông này là tiến sĩ (lại tiến sĩ!) Triết. Ông ta có tài ăn nói. Mỗi buổi sáng chủ nhật, tại quán cà phê “café des phares”, nằm ở quảng trường Place de la Bastille, Paris, ông tụ tập để đấu láo với bạn bè, giống như hiện nay tại Quận Cam, người ta đến Factory Coffee vậy. Sau đó, càng ngày càng có nhiều người tham dự.
  Tiệm Cà Phê philo đầu tiên được khai trương là vào năm 1992.
  Nguyên tắc của cà phê philo là gì? Đó là Tự Do Ngôn Luận. Ai cũng có thể tham gia , nói lên và bảo vệ lập trường của mình về một vấn đề triết học.
  Quán cà phê philo này thành công vượt bực, có nhiều sáng chủ nhật, 200 người đến đông nghẹt không còn chỗ ngồi, nghẹt khói thuốc.
  Chính quyền tuyệt đối không ngăn cấm nhưng vào năm 1996, một việc đáng tiếc xẩy ra, là trong một buổi nói chuyện như vậy, Marc Sautet bênh vực việc nhà triết học Roger Garaudy có quyền nghi ngờ sự hiện hữu của các phòng hơi ngạt, mà người Đức Quốc Xã dùng để  giết dân Do Thái.. Vì lập trường này, Marc Sautet đã bị la ó, và bị bạo hành nữa, bởi một người quá khích. Tuy nhiên, ông ta không chết vì tai nạn nghề nghiệp này, mà chết năm 1998, ở tuổi rất trẻ (51), vì bị ung bướu não bộ.
  Cà Phê Philo ra đời tại Paris nhưng sau đó trở thành một phong trào, lan ra rất rộng, và được sự tham dự của của mọi giới, các trung tâm văn hóa, giới trẻ, các người dân di cư, các nhân viên công sở, xí nghiệp…, v.v...
  Tại sao cà phê philo thành công như vậy, đó là nhờ các nguyên tắc khoan dung (tolérance), cởi mở (ouverture), và đa nguyên (pluralisme) .
  Nhiều cơ sở Giáo Dục của Pháp, thay vì phản đối, lại đem nguyên tắc tranh luận cởi mở này áp dụng cho các lớp học của họ, mở rộng đến tận các nhà tù, các công ty, xí nghiệp , các chủng viện, các buổi hội thảo…v.v.
  Quán Café des phares còn có một site Web để lưu trữ nội dung các buổi trao đổi ý kiến. Ngay cả các người nổi tiếng như Christian Godin, Edgar Morin cũng đã từng tham dự. Hiện nay, tại Paris, người ta có thể kể ra các café philo nổi tiếng như Rotonde de la Muette (Paris 16è), Le Bastille, Forum-104 (104 rue de Vaugirard, Paris 6è). Tại Montpellier, năm 1995, Colette Djaffo lập một tiệm café philo, họp mỗi tối thứ năm, sau này còn có tiệm Café de la libre parole. Hiên nay, café philo đã trở nên một phong trào quốc tế.
  Từ café philo, sau này còn có ciné-philo trong đó, trước khi tranh luận, người ta cho trình chiếu một cuốn phim triết lý.
  Báo Le Point, số mai-juin 2013,  tường thuật mới đây, tại café Albert, Paris 11è, người ta tranh luận về đề tài “la fantaisie” (sở hiếu). Ngày hôm đó, Maxime Fellion mở đầu bằng cách nói về đề tài “la fantaisie” trong 30 phút, trong khi cử tọa nhâm nhi mỗi người một ly café. Nói xong, diễn giả mời gọi:
  - Bây giờ đến phiên quý vị, đừng sợ, cũng đừng ngại, sự lố bịch cũng không làm chết ai đâu, có gì mà thẹn thùng.
  Tuy nhiên, sự tự do nào cũng có giới hạn. Ở đây, người ta đòi hỏi những người tham dự phải “nghe người khác nói”. Ai muốn nói thì giơ tay, rồi nói, không ngắt lời ai, không cướp lời ai. Người ta nói về ý của mình để đối chọi với ý của người khác, chứ không phải để nói về mình. Thí dụ như khi một tham luận viên nói:
  - Trong đời tôi, tôi đã có lúc fantaisiste (làm theo sở hiếu)…
  Ông ta đang rông dài, muốn kể chuyện đời ông thì người điều khiển can thiệp liền:
  - Xin hãy giữ những kinh nghiệm riêng tư cho chính ông, chúng tôi không muốn ông dậy chúng tôi kinh nghiệm đời ông.
Bạn đến cà phê philo, không phải để học cách sống (apprendre à vivre), nhưng đến để học cách suy nghĩ (apprendre à penser). Người ta không cần nhận  lời dậy bảo của bất cứ ai.
  Đại khái, một buổi tại cà phê philo diễn ra như vậy. Có người thích, có người cho rằng trí thức quá.
  Thí dụ như khi người ta chọn đề tài “Đa Nguyên”, thì người ta muốn bạn nghĩ gì về “Đa Nguyên”, chỗ đứng của Đa Nguyên trong sự tiến triển của văn minh nhân loại, chứ không phải những sự lợi hại của đa nguyên trong đời sống chính trị của người Việt Nam, nước Việt Nam. Càng không phải để nghe một ông cán bộ nào đó đến “lên lớp” là Việt Nam không thể đa nguyên.
  Cũng vậy, những đề tài như “Độc Lập”, “Tự Do”, “Hạnh Phúc”, cũng rất đáng đem ra tranh luận tại các cà phê phi-lô.
  Tại Paris, hiện nay, mỗi tuần có đế trên một chục cà phê philo, trong đó có bàn đến cả các vấn đề  như Văn Minh Ả Rập – Hồi Giáo.
  Giá mỗi lần tham dự: 10 euros cho một ly, mắc quá, phải không.
  Người Việt mình có thể tính giá phải chăng hơn.
  Nhưng mà dù có được phổ biến đến thế nào chăng nữa trên thế giới, có một nơi không bao giờ có thể có một tiệm cà phê philo. Nơi đó là: Việt Nam!!!
  Người ta không muốn người dân suy nghĩ. Việc suy nghĩ đã có Đảng ta...
  Ở Việt Nam, người ta chỉ muốn phát triển một loại nhà hàng cà phê: Cà Phê “ôm”.
 
 
Trần Mộng Lâm
 
 
ST từ net.


<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.09.2013 19:36:44 bởi M.H. Nguyen >
Đóa Hồng Tím 06.09.2013 15:17:02 (permalink)
0
 
 
 
từ buổi sáng , biển còn đang con gái
thẹn làm thinh nên sóng cũng loi choi
em thui thủi như bông hoa biển dại
thả tóc buồn, rũ xuống quấn bờ vai .
  *
mây xụ mặt buổi trưa , ôm triền đá
sóng ra - vào , lấp xấp ướt chân em
hạt biển mặn làm rách pha lê . vá
trên môi khô .khâu nỗi nhớ dịu mềm
  *
con chim nhỏ buổi chiều đang mắc nợ
sợi rong choàng quanh cánh , ngủ một chân
em tội nó . như tội mình xa tợ
ngoài tầm nhìn không đủ thấy người thương
  *
đêm biển vắng . chỉ còn em với gió
nghe lang thang tiếng chân lệ âm thầm 
hình như sóng đang tập đàn , nhịp vỗ
lời thơ anh . âm phách gõ tim trần

đông hương
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.09.2013 15:18:50 bởi thương yêu >
thiên thanh 07.09.2013 01:22:11 (permalink)
0
nghe nhạc cuối tuần ... 
tt thân mến chúc các quý bạn của GĐPT một cuối tuần thật vui tươi và hạnh phúc       


 
 
 
Hạnh Phúc Nơi Nào
 
Tác giả: Nhạc Ngoại  _  Lời Việt: Nhật Ngân

Chiều đã tắt nhạc buồn héo hắt 
Ðường phố vắng đèn vàng héo úa 
Lặng lẽ bước chập chờn bóng tối 
Bước chân âm thầm ai đến
 
Tình vừa mới đó lời nào mới hứa 
Mà đã nỡ vội vàng gió cuốn 
Tình đã mất một trời tiếc nuối 
Một đời buồn mãi không nguôi 

Tình yêu vẫn mãi ngàn đời chập chờn 
Ngày vui quá ngắn cuộc đời chẳng dài 
Ðời ta sau mãi lạc loài tìm hoài hạnh phúc nơi nào 
Người yêu dấu hỡi còn đợi chờ gì 
Mùa xuân sẽ hết cuộc tình rồi tàn 
Ngày nào tha thiết giờ thành muộn màng tình đã bay xa
 
Anh hỡi anh đang nơi nao hay chăng có em đợi chờ 
Bao đêm cô đơn lạnh lùng ngồi chờ bóng ai phương trời phiêu lãng 
Anh ơi xa xăm mà chi mà còn mãi chưa quay về 
Ðêm xuân âm thầm lạnh lùng qua đi đâu chờ ta mãi 
 
Người yêu dấu hỡi còn đợi chờ gì 
Ngày vui quá ngắn cuộc đời còn dài 
Ðời ta sau mãi lạc loài tìm hoài hạnh phúc nơi nào 
Tình yêu như bóng mây bay về đâu 
Tình yêu như cánh chim trong mù khơi 
Ngày nào tha thiết giờ thành muộn màng tình đã bay xa...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.09.2013 04:20:18 bởi thiên thanh >
Cà Na tn nguyen 07.09.2013 08:20:05 (permalink)
0
 
   Cảm ơn các anh chị đã cho thưởng thức những  bài hát , những bài thơ thật hay , những hình ảnh  ngộ nghĩnh .
 
  Cà Na thích bài thơ Biển và Nỗi nhớ của chị Đông Hương . Ý thơ rất đặc biệt. Xin tặng chị
 
 
 
Hoa Tím .
 
Cà na
Phù vân 08.09.2013 00:23:31 (permalink)
0
CUỘC SỐNG THẦN TIÊN CỦA BỘ TỘC 500 NĂM KHÔNG ĂN THỊT
Trong những điều luật của bộ tộc này, có một điều luật nghiêm cấm việc săn bắt và giết thịt các loài động vật, kể cả vật nuôi hay hoang dã.

Từ hàng trăm năm nay, người Bishnoi ở Ấn Độ vẫn trung thành với những giáo luật nghiêm khắc của bộ tộc. Họ không chặt hạ những cây đang sống và không ăn thịt động vật. Họ luôn sẵn sàng cứu giúp những con vật bị thương. Thậm chí, phụ nữ Bishnoi còn nuôi những con thú non bằng chính bầu sữa của mình.
 
Đối xử tốt với các loài động vật và không sát sinh
 
Bishnoi là tộc người sinh sống tại vùng sa mạc Thar, bang Rajasthan, miền Tây Ấn Độ. Trong tiếng bản địa, “bish” có nghĩa là 20, “noi” có nghĩa là 9. Bởi vậy, Bishnoi có nghĩa là 29. 
 
Cái tên Bishnoi tượng trưng cho 29 điều luật mà các thành viên trong bộ tộc này phải tuân thủ, trong đó có 20 điều luật theo Hindu giáo và 9 điều luật theo Hồi giáo. Theo những bô lão trong bộ tộc, vị đạo sư Jhambheshwar đã đặt ra những luật lệ này vào khoảng 540 năm về trước. 
 
Theo truyền thuyết, khi đang ngồi thiền dưới gốc cây ở ngôi làng Jhamba, vị đạo sư này đã giác ngộ. Ông cũng là người đã tìm ra nguồn nước giúp những người dân ở ngôi làng Jhamba thoát khỏi cảnh hạn hán sau hơn 20 năm. 
Một phụ nữ Bishnoi cho thú rừng bú chung với con của mình 
 
Tận mắt chứng kiến cuộc sống khó khăn của người dân trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở sa mạc, cộng với nguy cơ từ những cuộc chiến tranh do phân biệt tôn giáo và chủng tộc, vị đạo sư Jhambheshwar đã nung nấu việc xây dựng một xã hội hòa bình. Trong đó, con người không chỉ chung sống hòa thuận với nhau mà còn với muôn loài. 
 
Đạo sư đã thành lập một cộng đồng người, sống theo những quy tắc mà ông đặt ra để không làm tổn hại đến nhau và những loài muông thú, cây cỏ. Xã hội đó chính là tiền thân của bộ tộc người Bishnoi hiện nay và rất nhiều những điều luật do đạo sư đặt ra vẫn được bộ tộc này tuân thủ và thực hiện đến tận bây giờ. 
 
Cuộc sống của những người dân ở đây hết sức giản dị. Phụ nữ Bishnoi thường mặc bộ đồ sáng màu, đeo khuyên mũi và các loại trang sức. Còn đàn ông thường mặc những bộ quần áo màu trắng, màu sắc tượng trưng cho sự đơn giản và khiêm tốn. 
 
Người Bishnoi sống bằng nông nghiệp. Khi một cặp vợ chồng mới lấy nhau, họ phải tự tạo dựng cuộc sống của mình với hai bàn tay trắng trên mảnh đất cằn cỗi. Họ sẽ đào giếng để lấy nước trồng lương thực và các loại rau củ khác. 
 
Từ nhỏ các em bé đã được dạy không được làm đau và sát sinh động vật 
 
Một điều đặc biệt là người Bishnoi chỉ ăn những gì do họ tự trồng được và không bao giờ ăn thịt. Trong những điều luật của bộ tộc này, có một điều luật nghiêm cấm việc săn bắt và giết thịt các loài động vật, kể cả vật nuôi hay hoang dã. 
 
Ngay từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ đã dạy cách không được làm đau hay sát hại động vật. Người Bishnoi còn có truyền thống mang thức ăn và nước uống cho những con thú hoang. Họ sẵn sàng chia sẻ nguồn lương thực ít ỏi của mình với những loài động vật trên vùng đất sa mạc cằn cỗi. 
 
Những cái bát chứa nước và các loại ngũ cốc hay rau củ được đặt rải rác khắp các con đường trong làng và ven bìa rừng, để những con thú có thể tự do đến ăn. 
 
Bộ tộc hết lòng bảo vệ thiên nhiên
 
Người Bishnoi cũng luôn ra tay cứu giúp những con vật bị thương. Họ đem những con vật này về và giao cho những thầy tu, người sẽ chịu trách nhiệm chữa lành cho những con vật, trước khi thả chúng về với tự nhiên. 
 
Những người phụ nữ Bishnoi cũng sẵn sàng nuôi dưỡng những con thú non bị bỏ rơi như hươu, nai hay linh dương. Họ cho những con thú này bú chung dòng sữa với con của mình. 
 
Bởi vậy, trong những ngôi làng của tộc người này, hình ảnh những con thú mải mê bú sữa của những người phụ nữ đã không còn xa lạ. Khi những con thú này lớn lên, chúng lại trở thành những người bạn thân thiết của những đứa trẻ. 
 
Người Bishnoi mang thức ăn và nước uống cho những loài động vật hoang dã 
 
Ngoài trồng trọt, người Bishnoi còn chăn nuôi thêm một số loại gia súc như bò và dê để lấy sữa. Khi những con vật này già yếu, họ vẫn tiếp tục nuôi dưỡng chúng mà không hề giết thịt, cho đến khi chúng chết một cách tự nhiên. 
 
Ngoài việc đối xử tốt và không giết hại các loài động vật, người Bishnoi cũng có những quy định về cách đối xử với các loài thực vật. Họ không bao giờ chặt hay nhổ cây đang sống, cho dù để lấy gỗ làm vật liệu xây dựng hay củi đốt. 
 
Người Bishnoi chỉ chặt những cây đã chết hoặc cành cây khô để làm củi, phục vụ cho việc bếp núc. Nếu không kiếm đủ củi, họ sẽ thu lượm phân trâu bò, phơi khô để làm chất đốt, chứ tuyệt đối không chặt cây rừng. 
 
Năm 1847, khi quân đội của Đức vua đến khu rừng của những người Bishnoi để chặt cây, lấy gỗ xây cung điện, những người Bishnoi đã kiên quyết bảo vệ cánh rừng của mình. Họ không chống đối bằng bạo lực, mà chỉ kêu gọi quân lính hoàng gia hãy dừng việc chặt rừng. Cuối cùng, 363 người Bishnoi đã bị giết chết khi nỗ lực cứu cánh rừng.
 
Đã hơn 500 năm nay, người Bishnoi vẫn duy trì cuộc sống thuần nông giản dị, thân thiện với muôn loài. Người Bishnoi cho biết, họ hài lòng với cuộc sống bao đời nay của dân tộc mình. 
 
Trong khi ở nhiều nơi, những cánh rừng bị đốn hạ, một số loài động vật bị săn bắn đến tuyệt chủng, thì người Bishnoi đang chứng minh cho thế giới thấy con người hoàn toàn có thể chung sống hòa thuận với thiên nhiên. 
Theo VTC
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.09.2013 00:26:26 bởi Phù vân >
Đóa Hồng Tím 08.09.2013 03:05:36 (permalink)
0
Ô ! đông hương rất vui  đọc những lời chân thành của Cà Na . Cũng ráng làm sao cho bạn bè ở Giai Điệu Phù Trầm và nhất là ônLynh , chủ nhà  không hổ ngươi với chữ nghĩa của mình .
Mến thăm tất cả mọi người trong gia đình GĐPT một cuối tuần thật vui và hạnh phúc .
 
đông hương
 
Thay đổi trang: << < 192021 > >> | Trang 19 của 58 trang, bài viết từ 271 đến 285 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9