GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 192021 > >> | Trang 21 của 58 trang, bài viết từ 301 đến 315 trên tổng số 867 bài trong đề mục
dzuylynh 14.09.2013 16:41:50 (permalink)
0
 
 
 
* * * 
 
 
MAI  VỀ

thơ Minh Hải | nhạc & trình bày dzuylynh
album Trở Về Tỉnh Thức
model Nga Huynh | Photo by Quoc Nguyen


Ta nghe giữa tiếng yêu người
Thiên thu lạc lối những lời thề xưa
Mai về nắng sớm chiều mưa
Qua con sông cạn bến chờ còn thương
Đêm mơ có tiếng em cười
Có lời vô vọng nhuốm đời thương vay
Mai về cố quận tìm nhau
Tóc sương bạc trắng chắp tay cúi chào
Trao em phận áo cơm đời
Có màu son phấn ướm lời chiêm bao
Mai về cuối phố tìm nhau
Áo nâu sòng rách cúi chào chắp tay
Mai về mai nữa về đâu
Mênh mang cõi nhớ trầm luân cõi người
Có con nhạn chết giữa trời
Tiễn đưa trong gió có lời kinh đêm
Có con nhạn chết nửa đêm
Lời kinh trong gió tiễn đưa giữa trời...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.10.2013 20:52:42 bởi dzuylynh >
Phù vân 15.09.2013 02:32:46 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

 
BÍ ẨN NHỮNG NGƯỜI KHÔNG ĂN, KHÔNG UỐNG SUỐT ĐỜI
 

Ông đã không ăn, không uống uống bất cứ thứ gì, thậm chí là nước lọc trong suốt gần 75 năm qua, bắt đầu từ thời thơ ấu của mình.

Người đàn ông 82 tuổi có tên Pralad Djani, là một nhà Yoga nổi tiếng của Ấn Độ đã làm cho nhiều nhà khoa học kinh ngạc trước một sự thật: Ông đã không ăn, không uống uống bất cứ thứ gì, thậm chí là nước lọc trong suốt gần 75 năm qua, bắt đầu từ thời thơ ấu của mình.
 
Những người bình thường nếu không được ăn trong vòng 3 tuần và không uống nước trong vài ngày sẽ tắt thở vì thiếu dưỡng chất. Nhưng quy luật sinh tồn hiển nhiên của loài người không dành cho những người có khả năng tự dưỡng (không ăn, uống qua đường miệng) như Pralad Djani và một số người khác trên thế giới.
 
Điều đáng kinh ngoạc là Pralad Djani vẫn rất khỏe mạnh, minh mẫn và lúc nào cũng vui vẻ. Nhiều người không thể giải thích được trước hiện tượng sống của ông đã cho rằng ông là thánh sống. 
 
Một vị tu sĩ địa phương khẳng định: “Pralad Djani đã nhận được món quà của cuộc sống nhờ thiền định. Một nữ thần nào đó đã ban phước cho ông ấy từ lúc lên 8 tuổi”.


Tu sĩ Pralad Djani chưa từng ăn uống trong gần 75 năm qua 
 
Trước sự kiểm soát nghiêm ngặt tại bệnh viện Sterlinh của Ấn Độ, Pralad Djani đã trải qua cuộc thí nghiệm trước sự giám sát của 35 nhà khoa học và bác sĩ thuộc Viện Sinh lý học Quốc Phòng và Khoa học Đồng minh.

Họ đã đặt máy quay suốt 24/24 giờ trong vòng 15 ngày để theo dõi mọi hoạt động, biểu hiện sức khỏe của người đàn ông này trong một căn phòng đặc biệt.  
 
Các nhà khoa học đã không tìm thấy bất cứ bằng chứng gì cho rằng Pralad Djani đã ăn hoặc uống suốt những ngày đó. Tuy nhiên, điều lạ lùng nhất là Djani vẫn bài tiết nước tiểu. Ông nói rằng: “Tôi đã uống nước từ không khí”.
 
 
Ngoài ra, các nhà khoa học còn kiểm tra não bộ của người đàn ông này và kết quả cho thấy não của ông trẻ tương đương với người có tuổi là 25.
 
Tại Nga, cũng có một người phụ nữ có khả năng tự dưỡng như vậy. Có tên là Zinaida Baranova, đã gần 70 tuổi. Bà cũng có một thời gian khá dài là 4 năm không cần ăn uống mà vẫn khỏe mạnh.
 
Bà dần bớt lượng thức ăn trong ngày của mình. Đầu tiên là thịt, cá, các thức ăn từ động vật, dần chuyển sang thức ăn nguồn gốc thực vật. Cuối cùng bà không ăn gì.
 
Ban đầu bà cũng có cảm giác đói, khát và thèm ăn, nhưng sau một thời gian thì cơ thể đã dần thích ứng và bà đã không còn những cảm giác trên nữa.
 
Các nhà khoa học cũng kinh ngạc khi thấy tất cả các chức năng trên cơ thể bà vẫn hoạt động bình thường, không có dấu hiệu của sự mệt mỏi. Bà vẫn làm việc và sinh hoạt như trước đây. 
 
Và một điều đáng ngạc nhiên nữa là tuổi sinh học của bà chỉ chỉ tương ứng với một cô gái 20 tuổi.
 

Bà Zinaida Baranova không ăn, uống nhiều năm qua 
 
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, các sinh vật sống trên trái đất sinh tồn qua hai dạng: dạng dị dưỡng (heterotrophe) dành cho động vật và con người. Dạng thứ hai là tự dưỡng (autotrophe) dành cho đại đa số thực vật. 
 
Thực vật tiếp nhận năng lượng từ các chất vô cơ – không khí và ánh sáng mặt trời. Vậy những người Pralad Djani hay Zinaida Baranova đã sống theo kiểu thứ hai, rất gần với cơ chế trao đổi chất của thực vật
  Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy vitamin B12, loại vitamin mà chỉ có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật vẫn tập trung rất nhiều trong cơ thể của những người có khả năng tự dưỡng này. 
 
Các nhà khoa học đã khẳng định: “Khả năng tự dưỡng của con người là không còn nghi ngờ. Họ có thể sống được bằng hệ vi thực vật của chính cơ thể mình.
 
Tuy nhiên các nhà khoa học khuyến cáo: “Chúng ta không nên đột ngột bỏ ăn, uống cùng một lúc, mà phải có quá trình tập luyện và loại bỏ dần dần, nếu không hậu quả sẽ là chết người”.
 
Theo VT
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.09.2013 16:42:57 bởi Phù vân >
thiên thanh 17.09.2013 16:07:50 (permalink)
0
SUY NGẪM
 

 
Khoảnh Khắc Và Cuộc Sống


Đôi khi có một số người lướt qua cuộc đời bạn và ngay tức khắc bạn nhận ra rằng sự có mặt của họ ý nghĩa như thế nào. Họ đã dạy bạn những bài học, đã giúp bạn nhận ra giá trị của chính mình hoặc trở thành con người mà bạn từng mơ ước. Có lẽ bạn sẽ không biết được những con người này từ đâu đến ( bạn cùng phòng, người hàng xóm, vị giáo sư, người bạn mất liên lạc từ lâu hay thậm chí là một người hoàn toàn xa lạ ). Nhưng khi bạn thờ ơ với họ, hãy nhớ rằng trong từng khoảnh khắc họ sẽ ảnh hưởng rất sâu sắc đến cuộc đời bạn.

Ban đầu sự việc xảy ra trông có vẻ kinh khủng, đau khổ và bất công, nhưng khi lấy tấm gương của cuộc đời ra để đối chiếu, bạn sẽ hiểu được là nếu không có những giây phút ấy để bạn vượt qua mọi khó khăn thì bạn khó có thể thấy được tài năng, sức mạnh, ý chí và tấm lòng của bạn. Mọi việc đều diễn ra có chủ đích mà không có gì gọi là tình cờ hay may rủi cả. Bệnh tật, tổn thương trong tình yêu, giây phút tuyệt vời nhất của cuộc sống bị đánh cắp hoặc mọi thứ ngu ngốc khác đã xảy đến với bạn, hãy nhớ rằng đó là bài học quý giá. Nếu không có nó cuộc đời này chỉ là một lối đi thẳng tắp, một con đường mà không hề có đích đến cũng như bạn sống từng ngày mà không hề ước mơ. Thật sự con đường đó rất an toàn và dễ chịu, nhưng sẽ rất nhàm chán và vô nghĩa.

Những người bạn gặp sẽ ảnh hưởng đến đến cuộc đời bạn. Thành công hay thất bại, thậm chí là những kinh nghiệm tồi tệ nhất cũng chính là bài học đáng giá nhất, sẽ giúp bạn nhận ra được giá trị của chính mình. Nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn hay lợi dụng tấm lòng của bạn, hãy tha thứ cho họ bởi vì chính họ đã giúp bạn nhận ra được ý nhĩa của sự chân thật và hơn nữa, bạn biết rộng mở tấm lòng với ai đó. Nhưng nếu có ai thương yêu bạn chân thành, hãy yêu thương họ một cách vô điều kiện, không chỉ đơn thuần là họ đã yêu bạn mà họ đang dạy bạn cách để yêu .

Hãy trân trọng khoảnh khắc và hãy ghi nhớ từng khoảnh khắc những cái mà sau này bạn không còn có cơ hội để trải qua nữa. Tiếp xúc với những người mà bạn chưa từng nói chuyện, và biết lắng nghe. Hãy để trái tim biết yêu thương người khác. Bầu trời cao vời vợi vì thế hãy ngẩng đầu nhìn lên, tự tin vào bản thân. Hãy lắng nghe nhịp đập của trái tim mình :"Bạn là một cá nhân tuyệt vời. Tự tin lên và trân trọng bản thân bạn, vì nếu bạn không tin bạn thì ai sẽ làm điều ấy ?".

Hãy sở hữu cuộc sống của bạn và đừng bao giờ hối tiếc về lối sống ấy. Nếu bạn thương yêu ai đó thì hãy nói cho họ biết, dù rằng sẽ bị từ chối nhưng nó có thể làm cho một trái tim tan nát có thể đập trở lại.

lụm lụm trên nét
 
sen dat 17.09.2013 19:56:27 (permalink)
0
Bài viết lấy từ

VnExpress.netVnExpress.net –

  
"Đó là thái độ trịch thượng là cách hành xử của nhiều nhân viên sân bay Nội Bài, từ an ninh đến dịch vụ mặt đất. Các anh ấy  toàn hỏi xoáy hành khách, nhưng chúng tôi lại không biết "đáp xoay" như thế nào".

Khi nói về các dịch vụ tại sân bay Nội Bài, bạn đọc Đặng Gia Hưng chia sẻ: “Ức chế nhất là khi nhập cảnh về Việt Nam, mấy cậu an ninh chỉ đáng tuổi con mình luôn dùng ánh mắt và lời nói như hỏi cung tù nhân. Ba lần tôi đi công tác về (mỗi lần cách nhau 1 năm) đều bị các anh ấy hỏi đúng 1 câu: "Anh xuất cảnh ngày nào". Khi tôi trả lời là không nhớ, xin anh xem giúp trong hộ chiếu thì các anh ấy gằn giọng: "Anh phải nhớ". Sau đó hoạch họe CMND".

"Tôi nói là ra nước ngoài lâu, tôi chỉ mang hộ chiếu thì các anh ấy quát lên: "Trách nhiệm của anh là phải mang CMND theo người". Đi bao nhiêu nước, xuất cảnh, nhập cảnh chả khi nào thấy tủi nhục như khi về chính quê hương mình.”

Nỗi buồn của bạn đọc Đặng Gia Hưng cũng là nỗi lòng của rất nhiều hành khách của sân bay quốc tế Nội Bài. Bạn đọc Hà Chân Thành cho biết: “Một vài lần tôi có đi cảng hàng không Nội Bài, thú thật nhiều lúc ức chế, khó chịu không chỉ bởi thủ tục rườm rà, mà còn chịu sự khó chịu bởi nhân viên phục vụ tại cảng hàng không. đó là thái độ của người "cho dịch vụ" chứ không phải "cung cấp dịch vụ"."

“Tôi là người cũng thường xuyên đi nước ngoài nên cũng biết được ít nhiều. Không nói đến từ so sánh nhưng chất lượng dịch vụ ở một sân bay quốc tế như Nội Bài là quá kém, quá thiếu. Khách từ nước ngoài về như chúng tôi đây ra đến các cửa hải quan để làm thủ tục nhập cảnh trở lại Việt Nam thì luôn bị tra hỏi những câu hỏi rất vô lý, buồn cười và luôn luôn bị đối xử không thiện cảm”- độc giả Lê Đăng Công thổ lộ.

Cơ sở vật chất lạc hậu không phải là điều khiến cho hành khách bức xúc, điều làm họ khó chịu nhất chính là thái độ phục vụ của nhân viên tại đây.

Bạn đọc Hưng Kobe nói: “Lạnh như tiền, trả lời thiếu nhân xưng, khệnh khạng là thái độ của nhiều nhân viên, từ an ninh đến dịch vụ mặt đất”.

Bạn đọc có nickname Bui Dan cũng vô cùng ức chế với thái độ của nhân viên sân bay Nội Bài: "Tôi cũng cảm thấy ức chế khi quay trở lại Việt Nam trong một lần về phép, các anh kiểm tra hộ chiếu và hỏi những câu hỏi theo kiểu "hỏi xoáy", nhưng mà tôi lại không "đáp xoay" nổi các anh ấy. Chờ hành lý thì lâu, kiểm tra thì nhiều câu hỏi ngớ ngẩn nhưng có chủ ý. Nhân viên thiếu thiện cảm. Nói chung là còn nhiều bất cập mà có nói ra thì cũng nói không hết".

Phạm Trung Nhân cho biết: "Tôi cực chẳng đã phải qua sân bay Nội Bài vì công việc. Mỗi lần qua thấy quá chán. Bẩn, an ninh lộn xộn, cửa ra cửa vào không có logic, nhất là thái độ nhân viên ở đây coi thường người qua lại."

"Bao nhiêu lần đi Hà Nội là bấy nhiêu lần bị phiền toái ở Nội Bài. Quầy check-in thì ngổn ngang, người đứng ngồi nhếch nhác. Lần nào đi công tác thì cũng có cái bực mình. Kết luận là Nội Bài khiến việc đi máy bay không khác gì đi xe đò cả" - bạn đọc có nickname Trangnusi bức xúc.

"Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vậy mà không hiểu sao các nhân viên làm việc ở sân bay Nội Bài như các nhân viên ở quầy vé, tiếp viên hàng không... không có nổi một nụ cười với khách hàng. Họ làm việc với khuôn mặt nghiêm nghị, nói cộc lốc không có thiện cảm. Tôi đã đi máy bay các hãng hàng không của Nhật Bản, Singapore tiếp viên của họ phục vụ rất tận tình và trên môi luôn nở một nụ cười" -  độc giả Nguyên Thanh Hương chia sẻ.

Thiết nghĩ mong muốn được “phục vụ rất tận tình và trên môi luôn nở một nụ cười” của các thượng đế không  phải là yêu cầu quá cao với các nhân viên của sân bay Nội Bài, điều này thì không liên quan gì đến "chất lượng nhà ga", điều mà sân bay có thể làm ngay.
 
Phù vân 17.09.2013 21:52:28 (permalink)
0
Hết khả năng thức tỉnh ???

 
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 179 (15-09-2013)
Chế độ Cộng sản xưa nay thường ngoác miệng tự xưng là “đỉnh cao trí tuệ loài người” với “nền dân chủ gấp triệu lần tư bản”. Đó là kiểu cách “Xấu hay làm tốt! Dốt hay nói chữ! Dữ hay giả hiền!” Thực tế, trong lịch sử nhân loại, không có chế độ chính trị nào mù quáng mê muội bằng nó.
Mù quáng vì tin tưởng rằng bạo lực và dối trá sẽ làm được việc, sẽ đưa đến chiến thắng, sẽ giúp CS tồn tại dài lâu. Mù quáng vì đẩy ba bản năng: sinh tồn, truyền sinh và nhất là quyền lực đến cực điểm, tới độ luôn tìm cách đoạt mọi sức mạnh, vơ mọi của cải, hưởng mọi lạc thú cho riêng mình mà không biết rằng việc chiếm trọn đó đã tiềm ẩn nguy cơ tự hủy và gây nên nguy cơ phản lực. Nó say sưa với sự thành công của các cuộc “cách mạng”, với sự vững chắc của bộ máy nhà nước, với sự khít rịt của hệ thống pháp luật, với sự bao trùm của mạng lưới công an, với sự tuyên truyền của lực lượng báo chí, với sự nhồi sọ của giáo dục học đường…. mãi cho tới khi nó sụp đổ tan tành nhanh chóng như tại Liên Xô và Đông Âu cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. 
Cái sự mù quáng mê muội này đang là căn tính của Cộng sản Tàu và nhất là Cộng sản Việt. Cộng sản Tàu mù quáng theo kiểu trình bày gian trá và lý luận ngụy biện để chứng minh Biển Đông là lãnh hải của mình xét theo lịch sử, bất chấp những bằng chứng và tài liệu chân chính trái ngược nơi nhiều dân tộc từ xưa tới nay. Mù quáng theo kiểu sử dụng từ quyền lực cứng (vũ khí hăm dọa) đến quyền lực mềm (ngoại giao lừa dối) để biến Đường lưỡi bò thành hiện thực, bất chấp sự tố cáo hay kiện tòa của của nhiều quốc gia lân bang.
Mù quáng theo kiểu nuôi mộng thống trị thế giới và nô dịch nhân loại bằng chính sách xâm lấn thẩm nhập mọi nơi và bành trướng thế lực quân sự mọi kiểu mà không để ý sự cảnh giác và đề phòng ngày càng cao độ của năm châu hoàn vũ. Mù quáng theo kiểu đem những sản phẩm độc hại, những kiểu thói gian thương, những ứng xử bất nhân để làm hại tới sinh mạng, xã hội hay công việc của thiên hạ trong lúc chính nước Tàu, dân Tàu cũng đang là nạn nhân của các thứ như vậy: ô nhiễm môi trường, buôn gian bán lận, bạo loạn xã hội…
Cộng sản Việt thì khỏi nói. Sự mù quáng mê muội, hay nói cách khác, sự tiêu biến khả năng thức tỉnh, là hằng tính ngày càng đậm nét nơi hàng lãnh đạo. Nó bộc lộ ra trên các phương diện chính trị đối ngoại lẫn chính trị đối nội, nơi lý thuyết luật pháp lẫn nơi thực tế hành xử.
Về chính trị đối ngoại, cụ thể là với lân bang phương Bắc, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, xem ra các lãnh đạo CS kể từ Hồ Chí Minh đến bộ sậu Ba Đình hiện thời không học được bài học lịch sử của tiền nhân, dân tộc cũng như của chính bản thân mình. Sự cuồng tín mê muội về tình đồng chí anh em, về mối tương trợ quyền lực, về tinh thần quốc tế vô sản đã khiến cho lãnh đạo Hà Nội khư khư ôm lấy anh Ba Tàu, để hắn ta siết trên đầu vòng kim cô “16 chữ vàng, 4 chữ tương, 4 chữ hảo” bất chấp kinh nghiệm ngàn năm Bắc thuộc đầy đau thương, kinh nghiệm cố vấn cải cách ruộng đất đầy tàn khốc, kinh nghiệm chiến tranh xâm lấn hải đảo và biên giới đầy tai họa, kinh nghiệm thẩm lậu vào kinh tế, chính trị, lãnh thổ, văn hóa, giáo dục quốc gia đầy tác hại… Đỉnh cao cho sự mù quáng mê muội này là Tuyên bố chung Việt-Trung 8 điểm và 10 văn kiện hợp tác (đúng ra là lụy phục) toàn diện ký hôm 21-06. Từ nay, “nhờ” đảng CS Ba Đình, nước Việt sẽ vĩnh viễn liên kết vận mệnh với nước Tàu để đến lúc nào đó, trở thành một tỉnh tự trị rồi một thành phần của đại quốc TH, như số phận đầy máu và nước mắt hiện nay của các dân tộc Mông Mãn Tạng Hồi.
Về chính trị đối nội, qua gần 60 năm cầm quyền, chuỗi dài lãnh đạo từ Hồ Chí Minh đến Nguyễn Phú Trọng đã phạm từ sai lầm này đến sai lầm khác, từ tội ác này tới tội ác nọ đối với đất nước và dân tộc nhưng vẫn mù quáng u mê, thản nhiên vô cảm. Họ xem đồng bào và tổ quốc chỉ là con chuột bạch để làm những cuộc thí nghiệm cho chủ nghĩa cộng sản, cho chính sách cai trị mà tất cả chỉ dẫn đến tai họa, thảm cảnh và tệ nạn, dù vậy họ vẫn không tỉnh ngộ. Xem ra họ chẳng hề động tâm thổn thức trước sự tiêu diệt nông dân giỏi giang, sự trấn áp trí thức tài năng, sự khai trừ đồng chí tâm huyết, sự tàn phá cơ cấu làng xã tốt đẹp, sự tiêu trừ đạo đức gia phong thuần hậu sau vụ Cải cách Ruộng đất, vụ Nhân văn Giai phẩm và vụ Xét lại Chống đảng.
Xem ra họ chẳng hề băn khoăn tâm trí trước sự khánh kiệt và khốn khổ của miền Bắc một đàng vì quản lý ngu dốt và thất đức, một đàng vì dồn lực phá hoại và xâm lăng miền Nam, cả hai đều là giang sơn của giống dòng Lạc Việt. Xem ra họ chẳng hề tự vấn lương tâm trước cảnh tan hoang của nền kinh tế toàn quốc sau “mùa xuân đại thắng”, trước cảnh bỏ đi của hàng triệu đồng bào sau cuộc “giải phóng đổi đời”, trước cảnh hỗn loạn của đất nước sau cuộc “xây dựng xã hội chủ nghĩa”. Ngoại trừ ít trang bàu chữa bênh vực vài cán bộ cao cấp, toàn bộ tác phẩm “Bên thắng cuộc” đang lưu hành vừa là bức tranh minh họa rõ ràng những điều đó vừa là cáo trạng hùng hồn đối với bộ sậu lãnh đạo Hà Nội, một bản cáo trạng có thể tóm gọn trong mấy chữ: “ngu dốt, tham lam, bạo tàn, gian xảo”! Và mãi tới hôm nay, chính sách đối nội của nhà cầm quyền CS vẫn là xem quốc dân đồng bào như con cái để dạy dỗ, như con ở để sai khiến, như con tin để mặc cả, bất chấp thực tế là đất nước ngày càng hà khắc về chính trị, suy thoái về kinh tế, hỗn loạn về xã hội, điêu đứng về cuộc sống, băng hoại về đạo đức và bấp bênh về an ninh quốc phòng; bất chấp thực tế là khắp nơi trong nước đang đứng dậy ngày càng đông và ngày càng mạnh để đòi quyền làm người, quyền làm dân, và năm châu hoàn vũ đang lên tiếng để tố cáo và kết án liên tục việc vi phạm quyền công dân, quyền con người của Hà Nội.
Trên lý thuyết luật pháp, lãnh đạo Ba Đình vẫn mù quáng để hình thành cho được một bản tân Hiến pháp tiếp tục giành quyền độc tài cai trị, độc hữu tài nguyên và độc dụng quân lực cho đảng, và như thế tiếp tục biến công dân thành thần dân, biến con người tự do thành nô lệ, bất chấp kiến nghị của các vị trí thức nhân sĩ, phê bình của các bậc lãnh đạo tinh thần, phản kháng của các nhà đấu tranh dân chủ và bất chấp những tai hại của chế độ độc đảng độc tài toàn  trị. Cái Quốc hội gia nô -dù nghe bao tiếng lòng của nông dân, thấy bao tiếng khóc của oan dân, nhận ra cảnh ruộng vườn bị bỏ hoang vì canh tác thua lỗ, cảnh nhà đất nhân dân bị cướp đoạt vì cán bộ tham tàn- vẫn cứ bảo lưu Luật đất đai với nguyên tắc quái đản “nhà nước nắm toàn quyền sở hữu, người dân chỉ có quyền sử dụng”, với kiểu cách uốn éo câu chữ để cuối cùng nhà nước vẫn là đại địa chủ độc nhất.
Mặc cho các giáo hội lên tiếng đòi hỏi quyền độc lập trong tổ chức và tự do trong sinh hoạt để đóng góp điều hay lẽ phải cho đất nước, luật về tôn giáo vẫn siết chặt với Nghị định 92 trong ý đồ công cụ hóa hay ít nhất tê liệt hóa các thế lực tinh thần, thay vì thức tỉnh trước sự băng hoại lương tâm, tiêu tùng đạo đức, lụn bại văn hóa do chỗ các tôn giáo không được thong dong truyền bá, rao giảng giáo lý giải thoát con người, chấn hưng xã hội. Mặc cho các công dân trong nước và các công ty ngoài nước lên tiếng đòi hỏi quyền tự do ngôn luận và tự do internet hầu góp phần cổ vũ chân thiện mỹ cho cuộc sống, lành mạnh hóa bộ máy chính quyền, xây dựng một quốc gia văn minh tiến bộ, luật về thông tin vẫn siết chặt với Nghị định 72 trong ý đồ công cụ hóa các công ty dịch vụ tin học (vì buộc họ phải khai báo người sử dụng, do đó đồng lõa với chủ trương áp bức của nhà cầm quyền) và ngu đần hóa các công dân (vì khiến họ hoàn toàn mù mờ và bất động trước những sai trái và tội ác của lãnh đạo Việt cộng, trước những lộng hành và xâm lấn của lân bang Tàu cộng).
Trên thực tế hành xử, đảng Cộng sản Ba Đình ngày càng điên cuồng dùng bạo lực và dối trá như một cách thức để cai trị nhân dân, quản lý xã hội. Nổi bật nhất là việc ngày càng gia tăng và củng cố lực lượng công an với việc phong hàng loạt tướng (ngành này hiện có 180 tướng, BBC 24-07-2013), dành cho nhân viên công an ngày càng nhiều đặc quyền (ví dụ có đề xuất cho phép họ bắn kẻ bị coi chống người thi hành công vụ, một số nhà báo phanh phui các vụ công an giao thông tham nhũng bị bắt và xử tòa, vô số công an giết dân giữa đường hoặc trong đồn vẫn ung dung an toàn hoặc án tù rất nhẹ, lắm côn đồ xã hội đen được ngành công an tuyển dụng như tay chân…).
Nhiều đặc lợi cũng được dành cho họ và gia đình họ, như lương bổng cao, con cái được miễn học phí, thân nhân được trợ cấp hậu hĩ. Đang khi họ ngày càng tỏ ra hung hãn tàn nhẫn trong các vụ dân oan biểu tình đòi ruộng đất (như tại Văn Giang và Thanh Hóa…), tín đồ biểu tình đòi công lý (như tại Cồn Dầu và Mỹ Yên…), công dân biểu tình đòi dân chủ (như tại Sài Gòn và Hà Nội…). Cũng nổi bật là việc ngày càng gia tăng và củng cố lực lượng báo chí công cụ, bồi bút nô ngôn, dư luận viên đầy tớ, luôn sẵn sàng để tô son trát phấn cho đảng và nhà cầm quyền, vu khống và thóa mạ những công dân đối kháng, lèo lái và đầu độc công luận xã hội (báo đài Nghệ An nhân vụ giáo xứ Mỹ Yên là một thí dụ), bất chấp thực tế là lực lượng dân báo, lề trái ngày càng chiếm lĩnh các diễn đàn thông tin đại chúng với tất cả năng lực, uy tín và sự chân thực lẫn chân thành.
Tiếng súng hoa cải của Đoàn Văn Vươn cách đây gần hai năm (dù chẳng làm chết ai) đã là lời cảnh báo cho chế độ về thói hành xử côn đồ cướp bóc của toàn thể bộ máy cai trị tại Hải Phòng. Nhiều người đã tưởng là nhà cầm quyền có phần thức tỉnh khi thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng nhảy vào cuộc, với lời phê phán về hành vi của quan chức địa phương. Nhưng rồi anh em Đoàn Văn Vươn vẫn y án y tội trong phiên tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm. Tay đại tá từng dẫn quân cướp của phá nhà của họ thì được thăng tướng. Nay tiếng súng lục của Đặng Ngọc Viết vừa vang lên, cướp đi sinh mạng và sức khỏe của nhiều cán bộ nhà đất rồi của chính anh, cũng là lời cảnh báo cho chế độ cách mạnh mẽ hơn về chính sách chiếm đoạt đất đai của người dân với danh nghĩa “thu hồi” và trấn an cuộc sống của người dân với phương cách “đền bù” mà sau đó sẽ chỉ là điêu linh cơ cực.
Nhưng liệu lần này đảng CS có thức tỉnh chăng, hay vẫn mù quáng lao vào con đường tiếp tục cướp bóc tài sản nhân dân để mau nhét cho đầy túi hầu sẽ an cư hưởng thụ một khi chạy ra nước ngoài lúc nhân dân đứng lên thanh toán chế độ? Trước mắt thì vẫn thấy truyền thông lề phải ra sức vu cáo cho anh Đặng Ngọc Viết đủ mọi chuyện (VOV Online 12-09-2013) và Quốc hội gia nô vẫn không nhân cơ hội này để xét lại toàn bộ vấn đề đất đai!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.09.2013 02:02:09 bởi Phù vân >
Phù vân 17.09.2013 22:42:49 (permalink)
0
TẾT TRUNG THU Ở VIỆT NAM




Trung thu là giữa mùa thu, Tết Trung Thu như tên gọi đến với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch.
Tết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời gian Việt Nam bị phương Bắc đô hộ. Nhà văn Toan Ánh trong quyển "Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam Quyển Hạ" cho rằng: Theo sách cổ thì Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh.
Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu trông trăng nên còn gọi là Tết Trông Trăng.

Cúng trăng (Tế nguyệt)

 

Trong đêm 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên", bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.

Ngắm trăng (Thưởng nguyệt)

Còn thưởng trăng vốn bắt nguồn từ việc cúng trăng. Đến đời Đường, thú ngắm trăng dịp Trung thu trở nên thịnh hành, thể hiện nhiều trong thơ ca thời này. Nhưng đến đời Tống, lễ hội ngắm trăng mới chính thức trở thành Tết Trung thu. Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng (bánh nướng, bánh dẻo) trong dịp Tết Trung thu cũng bắt đầu từ thời này.

Tết Trung Thu là tết của trẻ em. Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy.

Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.

Thi cỗ và thi đèn

 

Trong ngày Tết Trung Thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya.

Hát Trống quân

Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc. Trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng. Tết Trung Thu của người Hoa không có phong tục này.

 

Múa Sư tử (múa lân)


Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Ðám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy.

Trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền. Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị v.v. Người Trung Hoa không có phong tục này.

 
 
nguồn : NET
thiên thanh 18.09.2013 02:22:58 (permalink)
0
Kỷ Niệm Với Dương-Vận-Hạm Nha-Trang, HQ 505  
 

Điệp-Mỹ-Linh 

 
Đang tưới mấy chậu hoa trên sân thượng, tôi nghe tiếng chân người chạy thật nhanh từ phía cầu thang. Quay lại nhìn, tôi thấy bà giúp việc đang đưa tay vuốt ngực, thở gấp và nói đứt đoạn:
- Thưa…cô…c…o…ó…điệ…n…thoại.
Vì vội vàng, tôi xách luôn bình nước tưới cây, vừa chạy đến cầu thang vừa hỏi:
- Ai vậy, dì Năm?
- Dạ…ông.
Vừa nói bà Năm vừa quay người chạy theo tôi và đưa tay xách bình nước từ tay tôi.
Mấy hôm nay tôi gần như sống trong sự khủng hoảng nào đó, không lúc nào tâm hồn được yên. Mỗi lần chuông điện thoại reng, tôi giật mình, hồi hộp, thở không đều. Bây giờ chạy từ lầu ba xuống, tôi thở nặng nhọc như một tay đua vừa chạy giáp vòng sân Cộng-Hòa. Vừa chụp ống nghe, chưa kịp nói “allo”, tiếng Minh đã vang lên từ đầu giây bên kia:
- Làm gì mà thở dữ vậy, cô nương?
Nghe Minh vẫn diễu cợt bình thường, tôi hỏi ngược lại::
- Có tin gì khác không, anh?
- Có…
Minh hơi ngập ngừng. Tôi lắng nghe nhưng Minh không nói tiếp. Ngỡ rằng Minh đang bận nói gì với ai, tôi chờ một chốc rồi dục:
- Allo! Anh đang bận, phải không?
- Không. Anh nghe đây.
- Sao đang không anh im lặng vậy?
- Thôi, để anh về anh nói cho nghe.
- Thì nói bây giờ đi.
Sau một thoáng im lặng, Minh hỏi:
- Em còn giữ ý định tìm phương tiện về ngoài đó hay không?
- Em phải về.
- Anh hiểu.
Minh ngưng. Dường như có tiếng thở dài nhè nhẹ. Một chốc, Minh tiếp:
- Anh về bây giờ.
Giọng Minh có chút gì là lạ.
Sau khi gác ống điện thoại, tôi chợt nhớ đến Trí, một sĩ quan Không-Quân đã hứa sẽ tìm phương tiện cho tôi về đem gia đình vào Saigon. Tôi quay số. Bà Trí bắt ống nghe. Tôi nhắc bà về lời hứa của Trí. Bà Trí bảo tôi chờ. Dường như bà Trí đang bịt ống nói để nói gì với Trí, tôi chỉ nghe lao xao. Một lúc sau, giọng Trí có vẻ ngạc nhiên:
- Chị Minh! Chị chưa nghe gì hết sao?
- Dạ, nghe gì, anh?
- Nha-Trang mất rồi!
Tưởng mình nghe lầm, tôi hỏi, giọng hơi lớn:
- Dạ, anh nói gì, anh Trí?
- Nha-Trang mất rồi, bà ơi! Tôi tưởng anh Minh cho chị hay rồi chứ.
Tôi thẩn thờ một lúc rồi “rơi” vào lòng ghế xa-lông, đầu óc trống rỗng. Ngoài những người ruột thịt, tôi còn dấu trong khung trời Nha-Trang những nhiệm mầu của tuổi thơ, những xót xa của kỷ niệm và nhiều đắng cay của cuộc tình. Từng này tuổi, nếu phải mất ngần ấy yêu thương thì hồn tôi sẽ thành một bãi vắng mênh mông!
Không nghe tôi nói gì, Trí tiếp:
- Thôi, chị à! Tôi quý chị lắm, nhưng tôi khuyên chị là…hết rồi! Chị không nên liều mạng như vậy.
Tôi khẩn khỏan:
- Dù chuyến bay chót cũng được, anh Trí à. Tôi sẽ tìm phương tiện trở về sau.
- Bây giờ chỉ còn những chuyến trực thăng ra đến Cam-Ranh thôi. Nhưng tôi cũng không thể để chị đi những chuyến đó; bởi vì chưa biết mình còn giữ được Cam-Ranh bao lâu nữa! Đã đành gia đình là quan trọng, nhưng chị còn chồng còn con của chị nữa chứ, chị quên sao?
- Dạ, tôi biết. Nhưng các cháu có anh Minh lo; còn gia đình của tôi ngoài đó không ai lo được gì cả.
- Bộ chị không sợ Việt-Cộng hay sao mà tới giờ này còn đòi bay về ngoài đó?
Trí chuyển đề tài bất ngờ khiến tôi hơi lúng túng:
- Dạ…dạ…
Tôi nghe giọng bà Trí nói chi đó rồi Trí cười lớn từ đầu giây bên kia. Chỉ một thoáng thôi, giọng Trí trở nên hấp tấp:
- Allo! Allo! Chị còn đó không? Xin lỗi chị, tôi cười hơi lớn vì bà xã tôi nói tôi “cà chớn”, nhè chị mà hỏi có sợ Việt-Cộng hay không.
Tôi cũng cười, chưa biết cách nào trở lại đề tài xin trực thăng đi Nha-Trang thì Minh đẩy cửa, bước vào. Tôi đưa tay che ống nói rồi nói với Minh:
- Anh Trí.
- Trí nào?
- Anh Trí Không-Quân.
Minh “a” lên một tiếng rồi đi thẳng lên lầu. Trí hỏi:
- Anh về, phải không, chị?
Tôi “Dạ”. Trí đổi giọng thân mật:
- Thôi, xong rồi. Bà lo cho ông ấy đi. Không đi đâu nữa cả, có gì ân hận lắm đó, bà.
Sau khi gác điện thoại, tôi như kẻ mất hồn. Nếu Trí không gửi tôi theo các chuyến bay ra Trung thì đâu còn ai bên Không-Quân tôi có thể nhờ được. Còn Hải-Quân, giờ này có lẽ đâu còn chiếc nào tại bến mà nhờ! Tôi thở dài, tính vào bếp phụ dọn cơm thì Minh từ trên lầu đi xuống:
- Trí cho em hay rồi, phải không?
Tôi nhìn ra khung cửa lưới. Vạt nắng mong manh trên khóm hoa giấy trước sân khiến tôi nhớ Nha-Trang vô vàn! Tôi như muốn khóc, “dạ” nho nhỏ, trả lời câu hỏi của Minh. Minh ngồi vào xa-lông, gương mặt cũng chẳng vui gì. Một lúc lâu, Minh hỏi:
- Em còn muốn về ngoài đó không?
- Dạ. Nhưng anh Trí bảo không giúp được. Còn tàu, anh thấy có chiếc nào đi ra Trung nữa không?
- Có. Nhưng tới Phan-Rang thôi.
Tôi sáng mắt lên:
- Vậy cũng được. Chiếc nào vậy, anh?
- 505.
- 505 là chiếc nào?
- LST Nha-Trang.
Nha-Trang! Tuy không được sinh trưởng tại Nha-Trang, nhưng âm hưởng nhẹ nhàng của hai tiếng Nha-Trang lúc nào cũng như một ràng buộc vô hình vào đời tôi.
- Ai là Hạm-Trưởng, anh?
Minh cười, ánh mắt tinh nghịch:
- Nhượng đó.
Không dấu được vui mừng, tôi reo lên:
- A, anh Nhượng khóa 9 đó hả? Anh xin anh ấy cho em quá giang đi.
Minh giả vờ lườm tôi, môi hơi mỉm cười. Tôi cũng cười, ngó lơ ra khóm hoa giấy ngoài sân để tránh ánh mắt tinh quái của Minh. Vạt nắng đã tắt, tưởng không còn gì gợi nhớ, nhưng hai tiếng“Nhượng đó” của Minh khiến tôi nghĩ nhiều đến người bạn xưa mà cả Minh và tôi đều quen thân và quý mến. Bỗng dưng tôi như cảm nhận được thoang thoảng đâu đây hương Nuit d’Orient ngọt ngào, rồi cánh bướm xanh lấp lánh trên nhánh mai vàng đầy nụ.
Thấy tôi có vẻ suy tư, Minh đứng lên, cắt ngang dòng ý tưởng của tôi:
- Đi ăn cho rồi, cô nương, ở đó mà mơ mộng.
Trong bữa cơm chiều, Minh bàn tính về chuyến “mạo hiểm” của tôi. Minh liên lạc với hai người đàn ông mà gia đình của họ cũng kẹt lại Nha-Trang, bảo họ đi với tôi để lo và giúp đỡ tôi.
Chiều hôm sau Minh đưa cả ba chúng tôi sang Thành Tuy-Hạ; vì Dương-Vận-Hạm Nha-Trang, HQ 505, đang nhận đạn tại đây.
Trên boong chiến hạm, tôi gặp lại Trung-Úy Trần Há – người đã lội nát vùng U-Minh trong thời gian anh phục vụ tại Giang-Đoàn 26 Xung-Phong. Tôi nghe tiếng Há phàn nàn nho nhỏ với Minh:
- Giờ phút này mà Commandant để chị đi làm chi, Commandant?
Minh lắc đầu:
- Hồi ở Giang-Đoàn 26 “toa” còn lạ gì tính cương quyết của bả. Thôi, có gì “toa” lo cho bả giùm. “Moi” đã nói với Hạm-Trưởng Nhượng rồi.
Nói xong Minh vội vàng rời chiến hạm, vì tàu vừa vào nhiệm sở vận chuyển. Nhìn theo chiếc Jeep lẫn khuất trong đám bụi mờ, tôi bâng khuâng tự hỏi, không biết tôi còn gặp lại Minh nữa hay không! Cần “ăng-ten” cao vút rún rẩy phía sau chiếc Jeep khiến tôi nhớ đến đứa con gái thứ hai của tôi đang nội trú tại trường Régina Pacis. Khi nào thấy chiếc Jeep có “ăng-ten” cao cháu cũng nói:“Con ghét mấy cái xe có cần câu đó lắm.” Nếu ai hỏi lý do, cháu sẽ đáp: “Tại nó làm con nhớ Ba”. Chút ray rứt này đột nhiên làm tôi hối hận về quyết định của tôi. Lòng tôi chùng xuống! Tôi đang nén tiếng thở dài thì giọng Há vang lên từ cửa thông vào phòng ăn sĩ quan:
- Chị vào nghỉ, sắp sửa dùng cơm rồi, chị.
Tôi xách cái xắc cũ mèm, bên trong đựng vài bộ đồ tây không còn hợp thời trang – Minh bảo ngụy trang như vậy để nhỡ có gì xảy ra, thiên hạ khó biết mình thuộc vào thành phần nào, đỡ nguy hiểm – bước vào phòng ăn.
Tôi ngồi vào xô-pha, nhìn các sĩ quan từ từ kéo nhau vào, ngồi quanh bàn ăn, theo thứ tự thâm niên kể từ chiếc ghế dành riêng cho Hạm-Trưởng. Tôi nhận ra Khánh, em của một nhà văn Không-Quân. Tôi hỏi thăm Khánh về “ông anh nhà văn”. Khánh kể cho tôi nghe về cái chết của ông ấy. Tôi không ngờ những ngày cuối cùng của nhà văn ấy bi thảm đến như vậy! Nói chuyện một lúc, Khánh nhắc đến Nha-Trang với những ngày anh em của Khánh còn theo học trường Thống-Nhất. Tôi tuy là “dân” Võ-Tánh, nhưng vì có ý định theo ban “B” cho nên mỗi mùa Hè tôi thường học thêm Toán-Lý-Hóa tại các trường tư; nhờ vậy câu chuyện giữa Khánh và tôi trở nên lôi cuốn vì chúng tôi khơi lại kỷ niệm xưa.
Nói chuyện xưa một lúc, Khánh chợt đổi đề tài, kể cho tôi nghe về những hải trình mà Dương-Vận-Hạm Nha-Trang, HQ 505, đã vượt qua trong thời gian di tản miền Trung. Trong câu chuyện, thỉnh thoảng Há và những sĩ quan khác cũng góp thêm nhiều chi tiết mà chỉ nghe không thôi, tôi cũng cảm thấy kinh hoàng! Và, sau cuộc rút quân ở Chu-Lai, Dương-Vận-Hạm Nha-Trang, HQ 505, mang biệt danh là Con Tàu Máu!
Câu chuyện sắp đến đoạn ủi bãi Chu-Lai thì Hạm-Phó bước vào. Hạm-Phó ngồi vào ghế đầu bàn, góp chuyện với chúng tôi. Trong khi câu chuyện giữa chúng tôi đang “nổ” dòn, nhà bếp vẫn âm thầm dọn lên bàn một bữa ăn rất đạm bạc.
Các sĩ quan đang cười, nói huyên thuyên bỗng im bặt vì Hạm-Trưởng vừa bước vào. Tất cả – trừ tôi – đứng lên chào Hạm-Trưởng. Nhượng nhìn tôi, mỉm cười, rồi mời tất cả sĩ quan ngồi xuống.
Thấy bữa ăn chiều trên chiến hạm HQ 505 tôi mới nghiệm ra một điều: Những quân nhân đi tàu giữ đúng nghi thức và truyền thống Hải-Quân hơn quân nhân ở đơn vị tác chiến.
Mặc dù đã tham dự không biết bao nhiêu buổi tiếp tân trên chiến hạm, cũng như trong câu-lạc-bộ Hải-Quân, không bao giờ tôi để ý đến cách thức Hải-Quân sắp chỗ ngồi. Bây giờ tôi mới thấy chiếc ghế bên phải của Nhượng còn trống. Nhượng mời tôi dùng “cơm lính”. Tôi cười:
- Cơm lính gì, mấy anh ăn sang quá; cơm giang đoàn mới đúng là cơm lính đó, anh.
Vẫn tính ít nói như xưa, Nhượng chỉ cười. Khánh bảo:
- Chị thiên vị lính giang đoàn rồi đó.
Tôi nhìn Khánh rồi nhìn Há:
- Đâu có. Anh hỏi anh Há xem, lính giang đoàn cực lắm.
Nhượng đưa tay về phía ghế trống, mời tôi một lần nữa:
- Mời chị.
Lúc này tôi mới chợt nhớ, vội lắc đầu:
- Dạ, cảm ơn anh, nhưng tôi xin lỗi, tôi ăn chay.
Nhượng tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Thế à? Để tôi bảo nhà bếp làm cơm chay cho chị. Mời chị ngồi đây.
Nhượng đưa tay hơi nhích chiếc ghế trống ra một tý. Tôi đứng lên, đi dần ra cửa:
- Dạ, cảm ơn anh. Tôi xuống bếp xin chút xì-dầu.
Tuy nói như vậy, nhưng khi vào bếp, tôi nhờ anh nhà bếp ra thưa với Nhượng là tối tôi mới ăn; xin anh nhà bếp để dành cho tôi ít cơm và xì-dầu. Sau đó tôi ra trước mũi chiến hạm, ngồi lặng lẽ, nhìn dòng sông Saigon uốn khúc trong hoàng hôn chập chùng.
Ngoài những lần viếng thăm tiềm-thủy-đỉnh hoặc những chiến hạm của Hải-Quân Hoa-Kỳ, đây là chuyến hải hành đầu tiên của tôi trên một chiến hạm của Hải-Quân Việt-Nam.
Từ boong tàu nhìn xuống mặt sông, khoảng cách quá xa, khiến tôi nhớ và thèm một mảnh không gian nho nhỏ trong lòng chiếc Fom. Từ chiếc giường treo, lom khom chui ra phía sau của chiếc Fom, tôi chỉ cần hơi khom xuống một chút là có thể dùng tay khỏa mặt nước mát rượi hoặc níu một nhánh bèo có những nụ bông tím.
Gió lồng lộng. Trong âm thanh lao xao mơ hồ từ hai bên bờ sông và tiếng máy tàu vi vu, tôi thấy thiếu tiếng “rè rè, rột rột” quen thuộc từ chiếc máy truyền tin PRC25 trên chiếc Command. Nhìn quanh chiến hạm, mọi thứ đều ngăn nắp, sạch sẽ, tôi lại liên tưởng đến lòng chiếc LCM nhuộm máu bên dòng sông đào thuộc xã Hộ-Phòng, quận Gia-Rai!
Trên mặt sông lặng lờ, đoàn giang đỉnh đang di động ngược chiều, tạo nên những lượn sóng loáng thoáng màu bạc. Lúc đến gần tôi mới nhận ra đó là đoàn PBR. Đối với tôi, hình ảnh đẹp nhất là từ trên trực thăng, nhìn đoàn PBR lướt nhanh trên những đoạn sông hẹp, bỏ lại phía xa mặt sông cuồn nộ giữa hai hàng dừa nước quằn quại. Bây giờ, trên dòng sông lớn, nhìn đoàn PBR ẩn hiện lờ mờ trong bóng hoàng hôn tôi vẫn thấy có một cái gì đó rất hùng vĩ, rất lãng mạn.
Khi chiến hạm ra đến biển, tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu. Dựa người vào thành tàu với cảm giác ngầy ngật, tôi nghĩ đến Minh và những ngày Minh đi HQ 3. HQ 3 bề thế, tiện nghi, nhưng sao Minh vẫn thấy tù quẩn hơn chiếc Command nhỏ bé trên những dòng sông có súng thù chực chờ! Đài chỉ huy và ghế Hạm-Trưởng trượng trưng cho uy quyền sao không hấp dẫn Minh bằng những đêm ngồi xổm trên sàn chiến đỉnh, tay bấm đèn, mắt lom lom nhìn vào bản đồ hành quân, tìm vị thế một đồn Nghĩa-Quân vừa kêu cứu! Câu truyền tụng trong Hải-Quân: “Trên biển cả, sau Thượng-Đế là Hạm-Trưởng” sao không lôi cuốn Minh bằng những lần bay trực thăng trong tầm đạn của địch để thị sát những điểm “đổ” quân… Bây giờ thì tôi hiểu!
HQ 505 đến vịnh Phan-Rang vào một buổi sáng trời trong, biển lý tưởng.
Theo hoạch định, tôi sẽ ở trên HQ 505, hai người đàn ông theo tôi sẽ vào bờ, thuê xe đi ra Nhatrang rồi đem cả mấy gia đình vô lại Phan-Rang. Nếu khi họ trở vô mà chiến hạm đã chuyển xong số đạn và không còn ủi bãi nữa thì họ sẽ giăng một tấm vải màu làm hiệu và tôi sẽ nhờ Nhượng cho xuồng đổ bộ vào đón.
Thấy hai người đàn ông lộ vẻ vui mừng, tôi đưa cho họ tờ giấy xếp nhỏ và dặn:
- Ông đưa giùm giấy này cho Ba tôi. Có chữ của tôi Ba tôi mới tin. Ông nhớ nói giùm với Ba tôi là tôi đang chờ ở đây, trên tàu này…
Tôi chưa nói hết câu, Há bước vào, gọi khẽ: “Chị!” Ngẫng lên, thấy nét mặt khác thường của Há, tôi lo âu:
- Dạ, có gì vậy, anh Há?
- Dạ, Hạm-Trưởng cho biết tàu không được phép ủi bãi.
Tôi vội đứng lên, chạy ra cửa. Tôi không biết tôi chạy ra cửa để làm gì? Và sẽ chạy đi đâu? Nhưng ra đến boong tàu, tôi thấy Nhượng từ đài-chỉ-huy chạy xuống. Tôi tựa vào khoanh dây thừng, nhìn bước chân vội vã của Nhượng trên cầu thang. Đến bên tôi, Nhượng chậm rãi:
- Ông Minh – Phó-Đề-Đốc Hoàng Cơ Minh – không cho tàu tôi vào, chị ạ.
- Ông Minh đang ở đâu, thưa anh?
Nhượng chỉ một chiến hạm đang neo gần trong vịnh:
- Ông ấy đang ở trên HQ 3 đấy.
Tôi nhìn HQ 3 với vẻ ngán ngẫm:
- Bây giờ làm sao, anh Nhượng?
- Chị vào nghỉ, có gì tôi sẽ cho chị hay.
Tôi ngồi phịch lên thùng sắt để cạnh, gục đầu vào lòng bàn tay. Một lúc lâu, tôi đến vịn giây cáp ven thân tàu, nhìn xuống lòng biển xanh, cố tìm một giải pháp trong trường hợp HQ 505 được lệnh rời vùng biển này, nhưng nghĩ mãi không ra.
Mặt trời lên cao dần. Bóng chiến hạm phản chiếu vào mặt nước long lanh. Gió xuân muộn lùa vào không gian chút hương mai cuối mùa khiến tôi nghĩ đến những cành mai núi, mọc trong kẻ đá, ven làng Vĩnh-Hy. Những lần theo ghe Chủ-Lực đi tuần, đi kích, hồn tôi cảm nhận được tất cả vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc của những vùng biển nghèo; ở đó, người dân thức và ngủ theo ánh mặt trời; ở đó, khi cánh buồm no gió ra khơi, bỏ lại ngôi làng nhỏ với tiếng lao xao trong ngôi trường làng lụp xụp thì người vợ yên lòng ngồi vá lại chiếc lưới cho chồng trong nỗi thanh thản tột cùng.
Những buổi sáng ven biển thường thường rất tươi mát, yên bình và lặng lẽ. Nhưng hôm nay, quanh tôi, tất cả đang bị khuấy động mà tôi nào có hay! Trong khi tôi đang hồi tưởng lại những ngày ở Duyên-Đoàn 26 thì nhiều người đang dồn về phía bên này chiến hạm để nhìn vào bờ. Tôi ngơ ngác nhìn quanh. Bất ngờ một sĩ quan trao tôi óng dòm:
- Chị muốn dùng ống dòm không?
Tôi thành thật đến ngớ ngẩn:
- Dạ, chi vậy, anh?
- Nè, chị nhìn vào bờ đi.
Anh tháo sợi giây quanh cổ, trao ống dòm cho tôi. Tôi nhìn vào bờ và thấy vô số ghe thuyền đang bơi ra. Anh sĩ quan hỏi:
- Chị thấy gì không?
- Dạ, ghe nhiều quá! Tại sao vậy, anh?
- Không. Tôi muốn hỏi chị có thấy hai xe tăng hay không?
- Dạ có, có. Tăng gì mà lớn quá vậy, anh?
- T54 đó, chị.
Vì thích tìm tòi, trong nhiều trường hợp, khi nghe tên loại vũ khí, tôi có thể phân biệt được đó là vũ khí của ta hay của địch. Vì vậy, khi nghe “T54”, tôi giật mình, đưa tay che miệng để khỏi phải bật lên tiếng kêu thảng thốt. Như vậy có nghĩa là Phan-Rang mất rồi! Tôi không còn hy vọng gì đưa gia đình tôi đến nơi an toàn được nữa. Tôi lui vài bước, ngồi lại trên thùng sắt, khóc! Không biết bao lâu sau đó, tôi cảm biết có người đứng cạnh. Tôi ngẫng lên. Nhượng lặng lẽ nhìn tôi. Tôi thở dài, ngượng nghịu quẹt nước mắt vào tay áo. Nhượng lắc đầu:
- Chị vào trong nghỉ đi. Không làm gì được nữa rồi!
- Khi toán ghe đó đến đây, tôi sẽ thương lượng mua hoặc mướn một chiếc để đi vào…
Nhượng cắt lời tôi:
- Không được. Tôi không thể để chị đi như vậy.
- Anh giúp tôi, anh Nhượng. Anh cũng quen thân với Ba Má tôi mà.
- Chị Minh! Tôi quý hai Bác lắm, nhưng trong tình cảnh này chị không thể rời tàu.
Giọng cương quyết như ra lệnh của Nhượng khiến tôi nhìn Nhượng, thầm nhủ: “Lấy chồng nhà binh, sống gần mấy ông nhà binh, tối ngay chỉ nghe giọng chỉ huy không hà!” Há và Khánh cũng đến khuyên nhủ tôi:
- Nếu Hạm-Trưởng để chị rời tàu, rủi có gì làm sao Hạm-Trưởng ăn nói với Commandant Minh. Chị thấy không?
Làm thế nào tôi không thấy được điều đó; nhưng tôi vẫn muốn làm một cái gì để cứu gia đình tôi. Như hiểu được tôi nghĩ gì, Nhượng nhỏ nhẹ:
- Chị giận thì tôi chịu. Nhưng nếu có anh Minh ở đây, tôi nghĩ anh ấy cũng không để chị rời tàu đâu.
Biết mình làm phiền nhiều người, tôi sửa soạn bộ mặt tươi tỉnh để khỏi bận tâm những người chung quanh.
Khi đoàn ghe đến gần, tôi thấy áo của nhiều quân binh chủng được đưa cao, vẫy vẫy. Bất ngờ tôi nhận ra chiến hạm đang từ từ đổi hướng. Tôi ngạc nhiên, vội quay sang Nhượng thì thấy Nhượng vừa đến chân cầu thang, sắp bước lên đài-chỉ-huy. Tôi gọi: “Anh Nhượng.” Nhượng quay lại. Tôi tiếp:
- Anh không vớt mấy ông lính trên ghe sao?
Tôi thấy dường như Nhượng đang thở mạnh hay là Nhượng cố nén tiếng thở dài rồi lắc đầu:
- Tôi được lệnh không vớt ai cả. Một tàu đạn đầy!
Trên những chiếc ghe tròng trành vì sóng, do HQ 505 tạo nên, những thân người gầy gò kêu gào. Và những đôi mắt…Ôi! Những đôi mắt van xin, những đôi mắt buổn thảm, những đôi mắt thất vọng ấy bỗng rực lên những tia phẫn hận khi chiến hạm “bẻ” mạnh một vòng cua ngặt!
Gục đầu vào khoanh dây thừng, tôi khóc tức tưởi vì những oan khiên, thảm khốc đang phủ chụp xuống từng phần đất thương yêu và những nghiệt ngã đang bủa vây đoàn người bại trận!
Từ buổi sáng hôm đó, trong những bữa cơm đã bớt tiếng nói, thiếu hẳn nụ cười. Dường như ai cũng cảm thấy một nỗi đau nào đó, to lớn lắm, đang đè nặng tâm hồn!
Khi Dương-Vận-Hạm Nha-Trang, HQ 505, vừa qua khỏi Cà-Ná một chút, tôi nghe tin Dương-Vận-Hạm Vũng-Tàu, HQ 503, bị Việt-Cộng bắn ngay đài-chỉ-huy, gây tử thương cho bốn năm người. Thấy vẻ tư lự của Há, tôi tò mò hỏi. Há thở dài:
- Một trong các sĩ quan tử thương tại đài-chỉ-huy HQ 503 là thủ khoa khóa tôi. (Khóa sĩ quan đặc biệt).
Tôi im lặng. Kinh nghiệm của HQ 503 và các giang-pháo-hạm trên sông thuộc miền Tây cho tôi thấy nhận xét : “Đã Hải-Quân mà còn đi tàu thì đeo chữ Thọ ‘to tổ bố’ rồi, còn lo gì nữa” là sai lầm.
Gần đến Phan-Thiết, tin Tướng Nguyễn-Vĩnh-Nghi bị bắt khiến mọi người bàn tán, âu lo hơn. Tôi nhìn ra khơi. Trong khoảng không gian mênh mông của biển tự dưng tôi tưởng như tôi có thể thấy lại được hình ảnh Tướng Nghi và Minh đứng trên mô đất cao quan sát trận địa khi cuộc tấn công của Việt-Cộng vào đồn thứ 9 còn ngùn ngụt khói, vào một buổi sáng khi hơi nước từ kinh Trèm-Trẹm còn đọng trên từng chiếc lá non.
Đến Phan-Thiết, HQ 505 neo và cho một xuồng đổ bộ đưa một sĩ quan vào Phan-Thiết đón gia đình của anh ấy.
Khi xuồng đổ bộ trở ra, tôi thấy từ xa màu vàng đậm chói lói trên màu biển xanh nhạt. Lúc đưa gia đình của sĩ quan đó lên tàu tôi mới nhận ra màu vàng ấy là chiếc áo cà-sa của một Ni-Cô. Không hiểu tại sao chiếc áo cà-sa của Ni-Cô lại khiến tôi nhớ đến hình ảnh những tăng ni trong các cuộc biểu tình xách động và vạt áo vàng của vị Tuyên-Úy Phật-Giáo bay lất phất bên thành xe Jeep khi Thầy lái xe Jeep chạy “như bay” trên đường Công-Lý, Saigon!
Đêm đến. Phan-Thiết bị tấn công. Hỏa châu thắp sáng một vùng đau thương. Lẫn trong vô số vệt sáng đỏ ửng kim loại hoặc xanh lè như màu mắt của thần chết, tôi thấy nhiều vệt sáng thật lớn, xé không gian theo hình cầu vòng rồi tan biến trong đêm.
Từ nhỏ, tôi cứ nghĩ chỉ có Nha-Trang và Đà-Lạt là hai nơi tôi yêu mến. Nhưng bây giờ, thấy từng trái đạn cày sâu vào vùng đất hấp hối này, tôi đau lòng. Từ đó tôi nghiệm ra rằng, vì lòng người eo hẹp, phân chia ranh giới, chứ bất cứ vùng đất nào bên bờ đại dương thắm máu này cũng đều là Quê-Hương của tôi cả.
Dương-Vận-Hạm Nha-Trang về đến Vũng-Tàu vào một buổi sánh nắng nhạt. Nhượng cho ca-nô đưa tôi vào bờ.
Ca-nô rời tàu. Nhìn lại HQ 505, tôi thấy Nhượng đang bước lên đài-chỉ-huy. Nhượng dừng lại ở cầu thang chót, đưa cao tay vẫy, chào tôi. Tôi cũng vẫy tay chào Nhượng. Bóng Nhượng in lên nền trời xanh. Thật đẹp!
Vào bờ, khi vừa đặt chân lên cầu tàu, tôi lảo đảo như người say rượu. Các anh thủy thủ cười. Một anh bảo:
- Chắc chị…say đất rồi.
Dù đang choáng váng tôi cũng phải bật cười:
- Say đất? Tôi chưa nghe động từ đó bao giờ cả. Mấy ông Hải-Quân lúc nào cũng có nhiều danh từ rất lạ.
Các anh cười, dặn tôi ngồi nghỉ một chốc, trạng thái bình thường sẽ trở lại. Sau khi xe đến đón tôi các anh mới trở lại tàu.
Nhìn theo chiếc ca-nô hướng dần về phía chiến hạm 505, tôi thầm nhủ: “Xin cảm ơn các anh, cảm ơn Dương-Vận-Hạm Nha-Trang, cảm ơn biển cả đã cho tôi chuyến viển du cuối cùng để thấy Quê Mẹ quằn quại trong cơn đau, để nhìn Quê Hương lịm dần vào cõi chết!

Điệp Mỹ Linh
 
~~~~~~
 

 
Điệp Mỹ Linh  
 
Điệp-Mỹ-Linh là bút hiệu của Nguyễn Thị Thanh-Điệp, được sinh ra tại Dalat.  
Điệp-Mỹ-Linh được thân phụ – cụ Nguyễn Văn Ngữ – dạy nhạc ngay từ khi còn bé. Khởi đầu Điệp-Mỹ-Linh học đàn Mandoline; lớn hơn một tý Điệp-Mỹ-Linh học đàn Accordion.
Học hết bậc tiểu học tại trường Domain de Marie, Điệp-Mỹ-Linh theo gia đình về quê Nội, Nha-Trang. Tại Nha-Trang, Điệp-Mỹ-Linh theo học trường trung học Võ-Tánh.
Cũng tại Nha-Trang, cụ Nguyễn Văn Ngữ thành lập ban Ca Nhạc Bình-Minh để phụ trách phần văn nghệ cho Đài Phát Thanh Nha-Trang, vào tối thứ Năm và tối Chủ Nhật. Điệp-Mỹ-Linh đàn Accordion và hát, dùng tên thật, Thanh-Điệp.
Thời gian này cụ Nguyễn Văn Ngữ viết cho báo Đuốc Thiêng, dùng bút hiệu Điệp-Linh. Điệp-Mỹ-Linh cũng được thân phụ khuyến khích cầm bút.
Điệp-Mỹ-Linh bắt đầu viết từ năm 1961 và có bài đăng trên Đuốc-Thiêng, Tin-Sáng và Tia-Sáng với vài bút hiệu khác nhau như: Nguyễn Thị Kiều-Lam, Thanh-Điệp, Thủy-Điện và Điệp-Mỹ-Linh.
Sau bậc trung học, Điệp-Mỹ-Linh theo học Luật tại Đại Học Luật Khoa Saigon.
Sau khi định cư tại Hoa-Kỳ, năm 1975, Điệp-Mỹ-Linh không còn dùng những bút hiệu khác nữa.
Những tác phẩm đã xuất bản của Điệp-Mỹ-Linh:

nguồn: http://www.vietthuc.org/2013/09/05/72221/
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.09.2013 02:26:07 bởi thiên thanh >
thiên thanh 19.09.2013 03:30:00 (permalink)
0
Tân nhạc Việt Nam dưới thời Xã Hội Chủ Nghĩa
  
 
Nhạc sĩ Lê Dinh
 
 
Về âm nhạc, từ 38 năm nay, thành thật và công bình mà nói, chúng ta có thấy sự tiến triển nào trong bộ môn này không, hay là một sự tụt lùi tệ hại từ năm 1975 đến nay, hay nói một cách khác, CSVN đã giết chết âm nhạc Việt Nam.
 
Nhìn lại ngày khởi đầu của nền âm nhạc Việt Nam, từ những ca khúc đầu tiên mà những bậc tiên liệt của nền âm nhạc để lại – được gọi là nhạc cải cách - như Một kiếp hoa (Nguyễn văn Tuyên & Nguyễn văn Cổn), Khúc yêu đương (Thẩm Oánh) Bình minh (Nguyễn Xuân Khoát), Bản đàn xuân (Lê Thương), Tâm hồn anh tìm em (Dương Thiệu Tước), Bóng ai qua thềm (Văn Chung), Cùng nhau đi Hồng Binh (Đinh Nhu), Thu trên đảo Kinh Châu (Lê Thương)…, chúng ta thấy, dù đã ra đời hơn 80 năm nay, còn phôi thai, nhưng âm nhạc VN thuở đó nghe rất có hồn nhạc, lời lẽ tuy không trau chuốt văn chương, nhưng không khó nghe và lai căn như bây giờ. Chẳng hạn như bài “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương, một bài âm hưởng nhạc Nhật thời đó, tuy được sọan sau, nhưng cũng được coi như là một trong những ca khúc đầu tiên của gia tài âm nhạc Việt Nam.
 
Nhắc lại để chúng ta thấy rằng tuy là những ca khúc đầu tiên, khởi thủy của nền âm nhạc Việt Nam, nhưng dù đã 83 năm qua, vẫn còn nghe được, hơn nhạc bây giờ ở trong một nước có tên là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Chứng minh điều đó là gần một thế kỷ qua mà người ta còn nhớ ca khúc “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương.
 
 
 
Tiếp theo thời kỳ âm nhạc phôi thai, hay âm nhạc cải cách, đó là giai đọan nhạc được gọi là nhạc tiền chiến mà tôi nghĩ rằng vài trăm năm sau đi nữa, vẫn còn được nhắc nhở tới. Những tác giả như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Hoàng Giác, Dzoãn Mẫn, Hoàng Quý, Nguyễn văn Thương, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn văn Tý, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Lê Thương… đã để lại cho chúng ta một gia sản âm nhạc đồ sộ, chỉ trong vòng có 20 năm ngắn ngủi. Nhắc lại những bài như:
 
“Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc lối đào nguyên…”
 
Hoặc:
 
Suối mơ, bên rừng thu vắng
Giòng sông trôi lững lờ ngoài nắng…”
 
Hay:
 
Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thoát rơi
Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi…”
 
Hoặc như:
 
“Biệt ly, nhớ nhung từ đây
Chiếc lá rơi theo heo may…”
 
Chúng ta nghe âm điệu sao mà du dương, uyển chuyển, tha thiết, thấm vào lòng người. Còn lởi ca sao mà lãng mạn, yêu đương, tình tứ ngọt ngào đến như thế.
 
Rồi bước qua giai đọan nhạc kháng chiến (nhạc cách mạng), một lọai nhạc hừng hực lửa của thời toàn dân đứng lên đánh đuổi thực dân. Những tác giả tiêu biểu cho lại nhạc hùng tráng như đánh thẳng vào lòng người này có Phạm Duy, Văn Cao,  Lưu Hữu Phước, Hoàng Quý, Lê Yên, Phạm Duy Nhượng, Phạm Đình Chương, Văn Giảng… Nhưng phải công nhận rằng Phạm Duy là người có tác phẩm âm nhạc cổ súy tinh thần tranh đấu bài thực nhiều nhất, hay nhất. Làm sao mà chúng ta quên được, dù 1000 năm sau, những âm điệu và lời ca như:
 
Ngày bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi  vang lừng câu quyết chiến…”
 
Hoặc man mác căm hờn, như:
 
“Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cày bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân
Chiều qua, gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng:
Quân thù về đây đốt làng…”
 
 
Rồi 1954 ập đến, chia hai nền âm nhạc, một nửa phát triển mạnh mẻ ở xứ tự do, phóng khoáng và một nửa chôn vùi trong chốn ngục tù, sau bức màn tre. Một số đông nhạc sĩ sáng tác ở miền Bắc ngày trước đã tìm tự do nơi miền Nam - đất lành chim đậu - cùng chung với những nhạc sĩ sáng tác đã sống trước đây dưới chính thể Đệ nhất Cộng Hòa, kết hợp thành một lực lượng sáng tác mạnh nhất, vững chải nhất, nhân bản nhất và lãng mạn nhất. Thôi thì trăm hoa đua nở.
 
 
 
(Hình trên: Nhạc sĩ Văn Phụng)
 
 
Ngay từ ngày đầu di cư, chúng ta có những Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Y Vân, Nhật Bằng, Hoàng Trọng, Đoàn Chuẩn, Huyền Linh, Phạm Đình Chương, Ngọc Bích, Đan Thọ, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Trọng Khương, Tuấn Khanh, Hoài Linh, Phó Quốc Thăng, Phó Quốc Lân, Canh Thân, Vũ Thành, Vũ Huyến, Hoài An, Thanh Bình, Lê Hoàng Long, Nhật Bằng…, cùng với những nhạc sĩ miền Nam nổi bật lúc đó, như Phạm Duy (đã có mặt ở Saigon từ 1951),  Lam Phương, Trúc Phương, Châu Kỳ, Nhật Ngân, Trần Trịnh, Anh Việt Thu, Châu Kỳ, Mạnh Phát, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn văn Đông, Hoàng Nguyên, Anh Việt, Phạm Mạnh Cương, Lê Mộng Bảo, Huỳnh Anh, Trần Thiện Thanh, Duy Khánh, Khánh Băng, Minh Kỳ, Anh Bằng, Lê Dinh… và một số nhạc sĩ trẻ của thời đó như Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trầm Tử Thiêng, Trường Sa, Trường Hải, Đỗ Lễ, Nguyễn Ánh 9, Thanh Sơn, Bảo Tố, Song Ngọc, Dzũng Chinh, Hàn Châu, Mặc Thế Nhân, Hoàng Trang, Đinh Trầm Ca, Giao Tiên, Thăng Long, Đài Phương Trang… hợp thành một đội ngũ sáng tác dưới chính thể tự do của hai nền Cộng Hòa ờ miền Nam từ năm 1954 cho đến năm 1975.
 
Dù dưới hình thức nào, với bất cứ đề tài nào, nhạc sĩ của miền Nam tự do cũng viết nên những tác phẩm giá trị, nhất là những tình khúc và những bài ca ngợi người chiến sĩ VNCH, còn tồn tại, vang dội cho đến ngày nay.
 
 
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền
 
Trong khi đó, miền Bắc với chính sách bịt miệng và láo khoét, cho nên nhạc sĩ miền Bắc viết toàn những bài ca tụng bác Hồ (của họ) gàn dỡ, vô duyên, không thể nào lọt vào tai thính giả được. Chỉ một mình nhạc sĩ Thuận Yến thôi mà cũng có đến 26 bài ca ngợi bác Hồ. Ngoài ra còn có những Đỗ Nhuận, Phạm Tuyên, Vân An, Trần Hoàn, Lưu Cầu,Trọng Loan, Phong Nhã, Huy Thục, Lê Lôi, Chu Minh v.v…viêt những bài nhạc tuyên truyền, đề cao CS một cách lố bịch. Cả Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Điểu, Đỗ Nhuận… cũng bị lôi cuốn trong việc sáng tác lọai nhạc bưng bô này, như Văn Cao với “Ca ngợi Hồ Chủ tịch’, Lưu Hữu Phước với “Tình bác sáng đời ta”, Phan Huỳnh Điểu với “Nhớ ơn bác”, Đỗ Nhuận với “Bé yêu bác Hồ”… vì không viết để ca tụng, tung hô bác thì không có gạo mà ăn. Nội cái áo của bác và đôi dép của bác thôi mà cũng có đến 5 bài hát nói về áo và dép  này. Chỉ còn thiếu cái áo lót của bác thì chưa có nhạc mà thôi. (Dưới thời đệ Nhất Cộng Hòa - và luôn cả thời Đệ Nhị Cộng Hòa - miền Nam VN chỉ võn vẹn có một bài hát duy nhất ca tụng cá nhân vị nguyên thủ quốc gia mà thôi. Đó là bài Suy tôn Ngô Tổng Thống của Ngọc Bích và Thanh Nam. Đây không phải là chú trương của chính phủ đề ra để bắt buộc văn nghệ sĩ sáng tác ca tụng lãnh tụ, mà đó là ý nghĩ riêng của hai tác giả, vì muốn mang ơn người đã khó khăn lắm mới đem đến sự an cư lạc nghiệp cho gần một triệu đồng bào di cư miền Bắc, trong đó có hai tác giả. Đây chỉ là một hành động để nói lên lòng biết ơn thôi)
 
Từ 1975 là một sự tuột dốc thê thảm, nhìn thấy và nghe thấy, không cần phải đắn đo suy nghĩ khi nói về nền âm nhạc ở nước CHXHCN Việt Nam bây giờ. Không phải nhìn từ bên ngoài rồi chúng ta nói thánh nói tướng, muốn nói gì thì nói, hay nói để… chống Cộng, nhưng phải nói rằng sự thật là như vậy. Thử hỏi có ai nghe được hết một câu lời ca trong một bài nhạc nào đó không? Có ai hiểu ca sĩ hát gì, nói gì trong bài hát đó không? Còn nhạc thì nghe qua rồi - dù cho nghe 5 lần 7 lượt đi nữa - hỏi có ai nhớ âm điệu ra sao không, do-ré-mi-fa-sol-la-si thế nào không? Chúng tôi không nói quá lời đâu. Mở YouTube ra, bấm đại một bài nào đó ở VN ngày nay, quý vị sẽ thấy ngay lời nói của chúng tôi không mảy may quá đáng. Bấm đại bài của Cẩm Ly hát đi, thí dụ bài “Chồng xa”, chúng ta sẽ nghe lời lẻ, văn chương quá buồn cười, trong một bài hát, nghe sao giống như lời đối thọai trong một vở tuồng cải lương hạng bét:
“Dậy đi mua đồ nấu canh chua
Về cho ba mầy bữa cơm trưa…”
 
Về âm điệu, chúng tôi đố người Việt tự do ở hải ngoại nhớ một câu nhạc nào đó, trong một bài hát A, B, C nào đó ở VN bây giờ. Tại sao không nhớ được? Xin thưa vì đó không phải là âm điệu mà là những nốt nhạc khác nhau, bỏ chung vào một cái túi và rút ra 5, 6, 7 hoặc 8 nốt, rồi ráp lại cho thành một câu nhạc thôi. Trong khi đó, thử tình cờ lấy một bài nào đó của miền Nam, trước 1975, như:
 
”Xuyên lá cành trăng lên lều vải
Lòng đất ấm thương tình đôi mươi…”
 
Hay như:
 
“Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn…”
 
Hoặc:
 
“Thượng đế hỡi có thấu cho VN này,
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài…”
 
Chúng ta nghe sao mà tha thiết quá, du dương quá và dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thương quá, dù cho cả đời mình hay một trăm năm sau cũng khó quên được.
 
Và xin quý vị thử bấm vào tựa một bài hát nào đó của CHXHCNVN ngày nay xem. Thí dụ như bài: “Xin anh đừng” (đừng cái gì mới được chứ?) Và vô số bài nữa, như Giấc mơ không phải của anh - Anh sẽ không níu kéo - Anh ba Khía - Ông xã bà xã - Khi cô đơn em nhớ ai - Anh sai rồi - Quen một ngày cho vui - Em có thể làm bạn gái anh không - Đừng buông tay anh…, nếu kể thêm, chắc chắn quý độc giả sẽ bị nhức đầu. Tựa đề của một tác phẩm âm nhạc là như vậy đó sao? Chúng tôi nghĩ tác giả là những trẻ con, chưa biết nói tiếng Việt hoặc là người đã trưởng thành nhưng chưa biết viết tiếng Việt. Tựa đề của một bài hát cũng phải nghe cho được chứ? “Xin anh đừng” rồi thôi, hết.
 
Về lời ca, mời quý vị nghe ca khúc “Giá như chưa từng quen”. Mới nghe qua tên ca khúc, chúng ta liên tưởng ngay đến một bài hát khác của miền Nam trước 1975, bài “Nếu ta đừng quen nhau”. Cùng một ý, một nội dung, nhưng người nhạc sĩ miền Nam viết tựa là: “Nếu ta đừng quen nhau”. Bây giờ, chúng ta hãy xem qua lời ca: Bài “Giá như chưa từng quen”:
 
“Giá như chưa từng quen, chưa quan tâm nhiều về nhau
Người yêu ơi, anh không thể nhớ mỗi lần cách xa…”
 
Còn bài “Nếu ta đừng quen nhau” có lời ca:
 
“Nếu ta đừng quen nhau, thì đời chưa vướng u sầu
Ngày xanh chưa nhuốm thương đau, màu hoa chưa úa phai màu…”
 
Chúng tôi để quý vị kết luận. Chúng tôi chỉ thấy “tội nghiệp” cho tác giả bài “Giá như chưa từng quen” mà thôi.
 
Nếu quý vị muốn nghe thêm nữa, thì đây:
 
“Vì ngày hôm qua anh đã thấy em ôm hôn một người…
Như muốn cào xé nát tan trái tim anh…”
 
Đây là lời ca của bài “Đừng làm anh đau” và xin nói thêm , chỉ có việc “anh đau” này thôi mà có tới ba bài nhạc khác nhau, của 3 tác giả khác nhau: “Đừng làm anh đau”, “Em khóc làm anh đau” và “Mưa làm anh đau”. Đó, âm nhạc XHCNVN là như thế đó.
 
Về phần ca sĩ trình bày, mà người bên đó gọi là “thể hiện”, phải nói một cách công bằng, vì là nơi đông dân số, gần 90 triệu người, thì làm sao không có ca sĩ hát hay. Nhưng tiếc thay, có một số đông chỉ biết la, biết hét, hét toáng lên, khiến người nghe không biết họ hát cái gì. Và còn nữa, họ hay uốn éo ở chữ cuối câu (fioritures), có người còn ẹo ở giữa câu, nghe rất khó chịu. Việc điểm fioritures này – tức là láy - người viết nhạc chỉ dùng khi nào thật cần thiết thôi. Nếu tác giả không có để thêm nốt fioritures thì ca sĩ đừng có tự động láy, tự động uốn éo, tự động ỏng ẹo cho nó lả lướt, như vậy là lả lướt không đúng chỗ, nghe không thể nào chịu được. Người mình có tài hay bắt chước và bắt chước giỏi. Cái uốn éo này xuất xứ từ nhạc Âu Mỹ, nhưng mà với lời ca tiếng ngọai quốc, và cũng tùy thuộc chữ nào, ý nghĩa ra sao, thì nghe được, chứ cứ uốn éo tự do, uốn éo lung tung, bất kể quân thần thì không hợp với lời Việt chút nào.
 
Một phần việc ca sĩ VN trong nước bây giờ hát khó nghe, lý do cũng tại cách viết lời ca của đa số những nhạc sĩ “lớp ba trường làng”, “trẻ tuổi tài cao” của thời XHCN này: chỗ nốt cao thỉ để chữ dấu huyền hay dấu hỏi, còn chỗ nốt thấp thì để chữ dấu sắc, hay dấu ngã. Viết lời ca như thế thì chỉ có giết ca sĩ mà thôi, bởi ca sĩ không thể nào truyền đạt cho thính giả hiểu được mình hát cái gì. Hát mà người nghe không hiểu gì thì hát làm chi?
 
38 năm, một thời gian đủ để những “đỉnh cao trí tuệ” giết chết tất cả, từ chữ nghĩa văn chương cho đến âm nhạc. Riêng về âm nhạc, họ đã vùi dập bao nhiêu công lao của những người đi trước, trải qua bao thế hệ, từ thời kỳ âm nhạc cải cách, đến nhạc mới hay tân nhạc, rồi nhạc vàng (chữ của họ gọi để ám chỉ nhạc miền Nam từ 1954 đến 1975 mà họ đã cố tiêu diệt nhưng không được) và nay là nhạc của thời XHCN, của thời:
 
“Dậy đi mua đồ nấu canh chua
Về cho ba mầy bữa cơm trưa”.
 
 
LÊ DINH
nguồn:  http://hon-viet.co.uk/LeDinh_TanNhacVNDuoiThoiXHCN.htm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.09.2013 03:31:24 bởi thiên thanh >
dzuylynh 19.09.2013 07:00:57 (permalink)
0
 
                             

  TỪ ĐỘ CHỊ KHÔNG CÒN LÀM THƠ

Từ độ chi không còn làm thơ
Thu bỏ mùa đi tự bao giờ
Vần thơ cũ bây giờ dang dở
Phím đàn xưa nhện đã giăng tơ

Từ độ chị không còn làm thơ
Nắng vàng hoe chẳng còn rạng rỡ
Lá gặp nhau bồi hồi... bỡ ngỡ
Tiếng dương cầm bỗng trở ngu ngơ

Từ độ chị không còn làm thơ
Tiếng đàn quên một thuở mong chờ
Gío lùa phên lạnh từng hơi thở
Để âm chùng lạc nẽo bơ vơ

Từ độ chị không còn làm thơ
Đàn lơi cung phím ẩn trăng mờ
Thuở mộng mơ một thời đã vỡ
Có chăng, còn nỗi nhớ bâng quơ...

PhùDungSydney18.9.2013
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.09.2013 08:17:50 bởi dzuylynh >
thiên thanh 21.09.2013 04:24:38 (permalink)
0
nghe nhạc cuối tuần ... 
 

 

 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.09.2013 04:25:46 bởi thiên thanh >
dzuylynh 21.09.2013 12:18:51 (permalink)
0
                   


TRI KỶ
( tặng Hanhgia )

lại đây tri kỷ ai người nghe thơ mà say
ai người tri kỷ 
lại đây 
cùng ta cạn chén rượu này
cố quên năm tháng lưu đày viễn khách ly hương
say tít cung thang
 say tít cung thang
cất tiếng cười khan
hờn chi
cớ sao
huyết lệ tuôn tràn
hận vì tan nát giang san tan nát giang san
sầu mang mang tận sầu mang mang tận
hỡi
 những anh hùng sa cơ mạt vận
bẻ kiếm buông cung bên trời lận đận
lại đây 
lại đây
 cùng ta cạn chén hồ trường *
hỡi người tri kỷ 
quên đi sầu bi
nhớ tiếc làm chi đường xưa dấu ngựa
rêu phong đền đài hào cũ thành xưa
óan thán làm chi 
cho xót xa 
hồn tử sĩ sa trường
xếp chinh bào đừng soi cổ gương
dấu phong trần bạc phai tóc sương
này ai tri kỷ nâng chén cùng ta
nuốt nhục tha phương hướng về cố quốc
moi gan chấm mật chờ một ngày vẽ lại bức dư đồ tang thương
này ai tri kỷ 
lại đây
 cùng ta 
trút sạch bầu thơ 
vỗ nát thùng đàn 
hất mạng lên trời
cười vang sông núi
hào sảng hát khúc vô thường
thênh thang...

vịnhnửavầngtrăng.trungthuqúytỵ.dzuylynh

* thơ Nguyễn Bá Trác
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.09.2013 04:20:30 bởi dzuylynh >
Phù vân 22.09.2013 22:15:01 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
                                                           ĐÈN BẰNG CHAI NƯỚC
Đèn bằng chai nước chiếu sáng hàng triệu căn nhà Đó là một ý tưởng sáng giá! Thợ cơ khí người Brazil Alfredo Moser dùng chai nhựa được đổ đầy nước, chất tẩy trắng và nguyên lý của phản xạ để chiếu sáng các căn phòng thiếu ánh sáng trong cả ngày.

Phát minh của ông sẽ được ứng dụng trong hơn 1 triệu căn nhà vào cuối năm nay và ông được vẻ vang cùng cuộc sống thay đổi của dân cư các nước nghèo.
 
Người thợ cơ khí có ý tưởng cho chiếc đèn “Moser” (chiếc đèn đặt theo tên của người thợ cơ khí này) trong suốt một giờ mất điện thường lệ trong nhà của ông tại thành phố của Uberaba, phía Nam Brazil vào năm 2002.
 
Alfredo Moser đã dùng các chai nhựa dẻo đổ đấy nước và ít chất tẩy trắng để chiếu sáng căn phòng của ông từ năm 2002 và hiện giờ ý tưởng này đã lan rộng trên khắp thế giới.
 
Người ta dự đoán rằng hệ thống chiếu sáng này của ông, hệ thống hoạt động chỉ sử dụng phản xạ của ánh sáng mặt trời, sẽ được ứng dụng trong hàng triệu căn nhà vào cuối năm nay.
 
Bí mật của chất lỏng chứa trong chai nhựa, thứ mà chúng ta thường vứt bỏ, là hai muỗng chất tẩy trắng được thêm vào nước, điều này làm nước sẽ không bị chuyển sang màu xanh do tảo khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
 
Ông Moser khoan một chiếc lỗ trong một viên ngói lợp mái và sau đó đẩy cái chai đã đổ đầy nước từ phía dưới lên, cái chai được gắn cố định bằng nhựa polyester, giúp nước không thể thấm qua chiếc “cửa sổ” bằng chai nước này trong phòng của mình.
 
 
Ông nói trên BBC World Servie rằng, phụ thuộc vào cường độ của ánh sáng mặt trời, chiếc đèn Moser này có thể chiếu sáng tương đương với một bóng đèn 40 đến 60W.
 
Alfredo Moser cho biết ở thành phố quê hương ông tại Uberaba, phía Nam Brazil chỉ có các nhà máy là có điện trong suốt mùa thiếu năng lượng.
 
Moser nói trên BBC World Service: “Nó là một cái đèn tuyệt diệu. Chúa ban tặng ánh sáng mặt trời cho mọi người, và ánh sáng là cho mọi người. Bất cứ ai muốn nó để tiết kiệm tiền bạc. Bạn sẽ không bị giật điện bởi nó, và nó chẳng tốn một xu nào cả”.
 
Ông Moser đã kiếm được vài đô la nhờ lắp đặt các bóng đèn tại siêu thị địa phương và tại các căn hộ của hàng xóm nhưng phát minh của ông không biến ông trở thành người giàu có.
Ông nói: “Ở đó có một người đàn ông, người đã lắp đặt các bóng đèn và trong vòng một tháng ông đã tiết kiệm đủ để chi trả những thứ thiết yếu cho con cái của mình, những đứa trẻ được sinh ra. Bạn có thể hình dung ra được không?”.
 
Vợ của ông, bà Carmelinda cho biết chồng bà rất khéo tay và thường tự làm những đồ đạc trong nhà và đã làm cả những chiếc bàn và ghế.
 
Illac Angelo Diaz, giám đốc sản xuất của Công ty MyShelter tại Philippin cũng khâm phục sự khéo léo của Moser.
 
Hội từ thiện dùng các vật liệu tái chế để xây các căn nhà và có vô vàn những chiếc chai được hiến tặng, được đổ đầy bùn để xây các bức tường và các chai được đổ đầy nước để tạo nên các ô cửa sổ.
 
Giờ thì các chai nước được kết hợp trên mái học theo phương pháp của Moser và cũng dạy cho người dân địa phương cách để tạo ra những thứ như vậy với mục đích kiếm một khoản tiền nho nhỏ.
 
 
Những chiếc đèn Moser đã ứng dụng trên hơn 140.000 căn nhà tại Philippin, nơi mà một phần tư dân số sống trong cảnh bần cùng, cũng giống như tại 15 quốc gia khác, gồm có Achentina, Ấn Độ, Fiji.
 
Ông Diaz tin rằng, hơn một triệu người đã lắp các đèn Moser trong năm 2013 và tin rằng người thợ cơ khí đã góp phần thay đổi cuộc sống của nhiều người trên khắp thế giới.
 
“Có hay không việc nhận giải thưởng Nobel, chúng tôi muốn Moser biết rằng có vô vàn người khâm phục những gì ông đang làm”, Diaza nói.
 
Ông Moser nói với BBC rằng, ông chưa từng tưởng tượng ra phát minh của ông có một tác động như vậy, nhưng ông cảm thấy rất tự hào khi nghĩ đến rất nhiều người đang sử dụng loại đèn Moser của mình.
 
 
Theo Khoahoc/Phạm Thị Bích Thu

<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.09.2013 22:18:30 bởi Phù vân >
Phù vân 23.09.2013 05:23:00 (permalink)
0
GIẢI TRÍ CUỐI TUẦN
 
CHÍ LÝ
Phóng viên phỏng vấn một cụ già:
- Thưa cụ, xin cụ cho biết vì sao cụ chưa bao giờ có ý định lập gia đình?
- Vô cùng dễ hiểu: Tôi thà suốt đời muốn cái mình không có còn hơn có cái mình không muốn!

  SỐT RUỘT
Chồng ngồi trước máy tính, vợ cứ đi đi lại lại trong phòng. Chồng sốt ruột:
- Em làm gì vậy, tìm việc gì mà làm đi chứ!
- Làm sao có thể tìm được gì khác khi mà hai thứ đồ chơi mà em yêu thích thì lại đang chơi với nhau.

  MÁY VI TÍNH
Một bà tâm sự với bạn:
- Chồng tôi bỏ tôi thật rồi!
- Rồi ông ấy lại phải về với chị như những lần trước thôi, đừng lo!
- Chắc lần này ông ấy sẽ không về nữa vì ông ấy mang cả máy vi tính đi rồi!

  TẠI SAO PHỤ NỮ THÍCH LÀM ĐẸP?
Một ông chồng bực mình cằn nhằn bà vợ nhà cứ xài tiền rất nhiều vào việc làm đẹp.
- Các bà chỉ biết chăm chút cho sắc đẹp mà không lo trau giồi đạo đức hay gia trị tinh thần khác gì cả.
- Dễ hiểu quá, bà vợ trả lời. Chỉ vì trên đời này đàn ông đui thì ít, mà đàn ông thiếu thông minh thì nhiều.

  CĂN BẾP
Một phụ nữ chỉ thích rong chơi, chứ không chịu nấu nướng, bảo chồng:
- Anh yêu, năm nay em muốn được nghỉ hè ở một nơi em chưa từng đặt chân đến.
- Ồ, vậy sao em không nghỉ luôn trong căn bếp nhà mình nhỉ.

BÓI KIỀU
Có một ông hay đọc Kinh Thánh theo kiểu may rủi. Hễ giở trúng câu nào thì học ngay câu đó. Một hôm ông giở ra trúng Giăng 13:27c viết, "Sự ngươi làm hãy làm mau đi." Ông hớn hở giở tiếp thì gặp Ma-thi-ơ 27:5, ông đọc "Giu-đa liền trở ra, đi thắt cổ."
Ông nghĩ chẳng lẽ Chúa muốn dạy ông như thế. Xếp Kinh Thánh lại rồi giở ra lần nữa thì đọc trúng Lu-ca 10:33 "Hãy đi làm theo như vậy!"

  Ai nằm trong quan tài
Tại đám tang, vị cha xứ đọc bài diễn văn dài về người đã khuất:
- Hôm nay chúng ta đến đây để cầu nguyện cho người quá cố sớm về với Chúa. Đó là một con người trung thực và nhân hậu, một người chồng chung thủy, hết lòng yêu thương yêu vợ và một người cha gương mẫu,...
Nghe đến đây, bà quả phụ ghé vào tai người con đứng bên cạnh, giọng băn khoăn:
- Con đến gần quan tài và nhìn xem có phải là ba của con đang nằm trong đó hay không?

Nhỏ quá
Một bà vợ đến văn phòng bác sĩ và than phiền rằng ông chồng hay nói lảm nhảm trong giấc ngủ. Bác sĩ bảo:
- Nếu vì lý do này thì tôi có thể cho thuốc uống hầu giúp ông nhà không nói nữa trong mơ!
- Ồ không! Tôi chỉ muốn bác sĩ kê cho tôi loại thuốc nào khiến cho chồng tôi nói rõ hơn một chút!

Con rể tương lai
Bố vợ hỏi con rể tương lai:
- Anh làm nghề gì?
- Dạ thưa bác, cháu hành nghề bác sĩ.
- Tốt quá, nói dại miệng chứ trong nhà có ai ốm đau gì, mong anh giúp đở. Vậy anh là bác sĩ ngành gì, trị nội khoa hay ngoại khoa?
- Dạ, thưa bác, cháu làm trong phòng xác, chuyên khám nghiệm tử thi.
- !!!

Chân dài, chân ngắn
Hai cô gái cùng nộp đơn dự thi làm thư ký. Một cô mập, chân ngắn còn cô kia thon thả, chân dài. Khi được mời vào vấn đáp, cô mập trả lời trôi chảy tất cả mọi câu hỏi còn cô kia ấp úng, trả lời câu được, câu không và không đúng câu nào.
Tuần sau, hảng niêm yết danh sách, và cô chân dài được tuyển. Cô mập rất thắc mắc nên vào phòng nhân sự hỏi lý do:
- Tại sao tôi có nhiều kiến thức hơn cô kia mà lại không được tuyển?
- Vì kiến thức thì có thể sẽ học thêm, còn chân ngắn thì khó mà có thể kéo dài ra được.

Làm cho sáng tỏ
Một đứa bé túm lấy thầy cảnh sát và nói:
- Ông ơi, đằng kia có người đánh ba tui!
Hai người chạy lại về phía 2 người đàn ông đang giằng co với nhau.
Ông cảnh sát hỏi :
- Ông nào là ba mày?
- Ðó là điều hai ổng đang làm cho sáng tỏ.

nguồn :NET

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.09.2013 05:28:42 bởi Phù vân >
nghinhnguyen 24.09.2013 21:58:33 (permalink)
0
 
 
GỞI TRI ÂM
 
Xin cảm ơn một tấm lòng trân quí
Dẫu cácn xa vạn lý vẫn như gần
Từng buớc đời ta tìm gặp tri âm
Để trao gởi từ nội tâm sâu lắng
Những đồng cảm với ngọt ngào cay đắng
Ta đi qua trên vạn nẻo  đưởng
Có tri âm ta bớt nỗ đau thương
Qua từng ý từng lời trong cảm xúc
Giữa lòng đời ít trong nhiều đục
Qua dòng đời lắm lúc chẳng bến dừng
Những bất công gian dối vẫn không ngừng
Môi khép chặc cho rưng dòng lệ
Dẫu biết rằng cuộc dời là dâu bể
Nhưng ta còn  kẻ tri âm.
                
Nghinh  Nguyên
 
 
thiên thanh 26.09.2013 03:52:46 (permalink)
0
Đặc sản xứ ... BẾN TRE

1. Món đầu tiên là món gì ta ??.
Ừm, đúng rồi, phải là một món đặc trưng mùa nước nổi cái đã: Canh chua!
- Canh chua cá linh với bông điên điển.



Có thể có nhiều cô cậu miền khác không biết bông điên điển thế nào, giờ thì coi hình cho biết nghen:



- Canh chua cá linh với bông so đũa.



Còn đây là bông so đũa (có 2 màu trắng và đỏ nhưng thường nấu canh chua với bông màu trắng hơn):



- Canh chua lươn với bắp chuối hay với rau muống



2. Bông súng bóp xỏi với bông điên điển + tôm đất.



Cái này mà ăn với cá rô kho me thì còn gì bang.



hay với cá bống kho nồi đất là số dzách



3. Cá lóc nướng. 
Cái này mà cuốn bánh tráng với bún, rau sống và … mắm nêm thì “hết xẩy còn lác” luôn! (Tức ngon ve kêu luôn!) Haha!



4. Bánh xèo có nhưn (nhân) là bông điên điển, giá sống, tép bạc, … và phải ăn với lá bằng lăng hay lá xoài non cộng với xà lách, rau diếp cá, … thì mới đúng điệu miền “xa mút tí tè”. Hehe!



5. Giờ là món không cần nấu mà có thể ăn ngay với cơm nguội, nhất là khi trộn với xoài sống hay rang me. Ôi chu choa, Qua chảy nước miếng rồi nghen: Ba khía!!!

Ba khía sống ở môi trường nước lợ, nơi các cửa sông, cửa rạch chảy ra biển. Mới nhìn ba khía rất giống cua đồng nhưng thiệt ra thì vóc dáng nó nhỏ hơn, càng và ngoe dẹp lại có thêm ba vạch ở trên chiếc mai màu sẫm.

 

 
Nếu bữa nào làm biếng nấu cơm, hãy lục cơm nguội rồi ngồi thưởng thức với ba khía trộn xoài sống sẽ thấy nó thiệt là ngon.
 

 

 

 
Ờ, mà cua đồng rang me cũng ngon nữa chớ, xém nữa quên món này rồi.
 

 
6. Mắm song,
 
món không thể bỏ qua một khi ghé thăm miệt “xa mút tí tè” của Qua. Nếu nói tới mắm chắc Qua phải ngồi nói chuyện tới sáng vì có nhiều loại mắm như: mắm cá lóc, cá sặc, cá linh, … và món ăn chế biến từ mắm thì nhiều vô kể: bún mắm, gỏi mắm, lẩu mắm, mắm chưng… mà nổi tiếng nhất có lẽ là món mắm thái (tức mắm cá lóc trộn với đu đủ) cuốn bánh tráng với thịt ba rọi luộc và rau song.

- Mắm cá lóc
 


- Mắm cá sặc
 


- Còn đây là món bún mắm hay lẩu mắm trứ danh vùng “xa mút tí tè”, thường được nấu với cá bông lau, thịt heo quay và cà tím.





Nhưng ăn mà thiếu rau sống thì còn gì mà ngon phải không nè? Lại đặc trưng của miền sông nước đây! Hehe



- Mắm chưng với trứng, ngon đáo để.



- Mắm lóc chưng thịt ăn với rau sống hay rau lang luộc.





- Mắm thái trứ danh miệt Châu Đốc, ăn bằng cách cuốn với bánh tránh + bún + thịt ba rọi + rau song



hay cũng với mấy thứ trên nhưng ăn như một món bún bình thường.



7. Chuột đồng và chuột dừa .

Nghe nói tới chuột chắc mấy cô mấy cậu sợ rồi phải không nè?
Đây là chuột đồng chứ không phải chuột chợ, tức nó chỉ ăn lúa ở đồng thôi chứ không ăn tạp đâu. 
Hihi!
 
- Chuột đồng nướng lu
 


 Chuột đồng chiên giòn



8. Cá xà bần kho tiêu.
Qua nghĩ có lẽ chỉ có người dân miệt “xa mút tí tè” như Qua mới có cái thứ cá lạ đời này. Thiệt ra thì đó là cái mớ cá vụn vặt: lòng tong choai, bảy chàu (trầu), lìm kìm, tép mòng, cá rô non … nói chung là những gì vụn vặt còn sót lại nơi đáy lưới. Muốn kho ngon phải xài nồi đất và để lửa riu riu. 
Mặc dù là kho tiêu, nhưng muốn ngon phải ăn với ớt hiểm xanh nữa mới là vô đối. Mấy ngày mưa mà ngồi ăn món này với cơm nóng hổi kèm rau sống, ôi chu choa, mới thấy ngon thiệt là ngon. Một chút cay, một chút ngọt, một chút mặn kèm một chút đắng khi ăn vào sẽ khiến mấy cô, mấy cậu nhớ hoài cái món nhà nghèo nhưng hương vị đậm đà, ấm lòng ấm dạ này trong một ngày mưa giông.




9. Tính dừng nơi đây nhưng chợt nhớ trên đường tới xứ “xa mút tí tè” của Qua cũng tranh thủ giới thiệu luôn
đặc sản của vùng sông nước này: Bún cá
 và bún riêu !.

- Bún cá Long Xuyên

 



- Bún riêu Long Xuyên ngon “nghiêng trời đất” với chả cá thác lác mà mấy miền khác không có bán kèm.




 
lụm lụm chên nét 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.09.2013 04:00:02 bởi thiên thanh >
Thay đổi trang: << < 192021 > >> | Trang 21 của 58 trang, bài viết từ 301 đến 315 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9