GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 222324 > >> | Trang 23 của 58 trang, bài viết từ 331 đến 345 trên tổng số 867 bài trong đề mục
dzuylynh 05.10.2013 23:21:04 (permalink)
0
                               

***
       “Non, pas du tout” Không hối tiếc !?

  
“Một lời nói có thể biến nhân cách, phẩm giá toả sáng như minh tinh, nhưng cũng một lời nói, nguyền rủa sẽ tẩm liệm thân xác ta xuống mộ phần…”
Tại Hà Nội, trong một lần phóng viên báo chí quốc tế phỏng vấn: “… Ngài có hối tiếc gì về hơn 4 triệu người Việt Nam đã chết vì cuộc nội chiến ý thức hệ Cộng Sản ?…”
Ông Võ Nguyên Giáp không đắn đo điềm nhiên trả lời bằng tiếng Pháp : (Non, pas du tout) “Không hối tiếc” với toàn thế giới !?
 
 
Tướng “Non, pas du tout” Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)

Khách quan, công luận và báo chí không được phép thăm dò vô tư công khai nên nhân dân Việt Nam không biết bao nhiêu người có cùng quan điểm với “ngài” đại tướng họ Võ, nhưng oan hồn hơn 4 triệu quân dân 2 miền Nam Bắc và 2 trăm ngàn nạn nhân lìa đời trong đấu tố CCRĐ chắc chắn sẽ “nguyền rủa” quan điểm trong câu nói lạnh lùng không dị ứng với máu người ấy, bởi vì :
“Liên Xô, đế chế hùng mạnh hàng đầu thế giới, lãnh đạo CS quốc tế và toàn khối CS Đông Âu cũng như các quốc gia XHCN vệ tinh, 90% những chế độ một thời theo CS trên toàn thế giới ấy, đã tự nguyện từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, vứt bỏ tư tưởng Mac, đạp đổ tượng đài Lê Nin để đưa quốc gia hội nhập với trào lưu tiến hoá dân chủ hay đa nguyên văn minh của nhân loại, cụ thể như thế giới hiện nay, mà đảng CSVN cũng như  ngài Võ Nguyên Giáp,  mở  to mắt,  đã và đang chứng kiến xuyên suốt hơn 20 năm qua …”
Thì ngần ấy máu xương của đồng bào nhân dân rõ ràng đã hy sinh một cách vô ích vì chủ nghĩa CS, quan trọng hơn là sau cuộc nội chiến đẫm máu nước mắt ( trực tiếp ông Võ Nguyên Giáp can dự) CSVN đã thu hồi về một giang sơn gọi là “thống nhất” mà một phần đất trời cương thổ, biển đảo của tiền nhân lại hao hụt về tay kẻ thù truyền kiếp phương Bắc chứ không phải là “đế quốc Mỹ”. Nhưng, ông ta ( Võ nguyên Giáp) cũng như CSVN, rất lạ lùng, không hề xem điều đó là một sự “hối tiếc” ???
Ngược lại như loài cầm thú, mãi chăm lo bộ lông của chính mình mà không đoái hoài đến tiếng kêu đau thương của đồng loại để tự “hãnh diện” hợm hĩnh trơ tráo, thiếu nhân cách, nhắm mắt ăn mày mãi một dĩ vãng nhầm lẫn “tội lỗi” . Mới đây, ngày 24/8- bằng một hình thức tổ chức lễ ra mắt  tại bảo tàng Lịch sử quân sự VN. dự án “Danh tướng VN” !? .(*)
Sẽ không có gì đáng nói trong buổi giới thiệu dự án tạc tượng “Danh tướng Việt Nam” chọn ra những nhân vật lịch sử đã trở thành huyền thoại để tạo hình gồm: Việt quốc công Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ, …. Nếu họ (ban tổ chức) không đính kèm nhân vật thứ 4 là ông tướng (Non, pas du tout) Võ Nguyên Giáp nói trên .
Theo họ.. “…đây vốn được xem là bốn nhân vật đại diện tiêu biểu cho hàng nghìn danh tướng Việt Nam, nổi tiếng về tư duy và nghệ thuật chiến tranh ở từng giai đoạn lịch sử nhất định…”  Ngoài 3 vị tướng lẫm liệt của quá khứ lịch sử oai linh, Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ -
Riêng “ngài” đại tướng họ Võ, ngoài cái chức Chủ tịch Uỷ Ban Sanh Đẻ Có Kế Hoạch (1983) mang lại 2 câu thơ truyền khẩu “ca tụng” ngài : “Ngày xưa đại tướng cầm quân, ngày nay đại tướng cầm quần chị em” .
Chúng ta thử lược xem công trạng và tư duy nghệ thuật chiến tranh ở từng giai đoạn lịch sử nhất định…” của ngài đại tướng (Non, pas du tout)  Võ Nguyên Giáp xem nó “nghệ thuật” chân thiện mỹ ra sao.
“Để ban tổ chức triển khai trưng bày bản thảo  xin thêm ý kiến góp ý từ người dân cùng các nhà nghiên cứu chuyên môn trước khi tiến hành làm tác phẩm điêu khắc hoàn chỉnh trong thời gian tới, dự kiến sẽ ra mắt nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ – tháng 5-2014”- (ban tổ chức).
- Năm 1946, Hồ Chí Minh ký hoà ước với Pháp để quân Pháp trở lại Việt Nam. Trong khi tại Đài Loan, Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch ra sức xây dựng đảo Đài Loan thành một quốc gia phú cường,  thì tại Viêt Nam để không bị cạnh tranh quyền lực ông Hồ và cánh tay mặt Võ nguyên Giáp, đã thẳng tay tàn sát, tiêu diệt hàng loạt đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng của ông Nguyễn thái Học (Losers are Pirates by James Banerian1984,P-69)
- Năm 1948 – Duy nhất trên thế giới, ông Hồ “phong” cho ông Võ Nguyên Giáp  là “đại tướng”, không được đào  tạo tại bất kỳ trường võ bị quân sự nào trước đó, không phải trải qua bất cứ một cấp bậc nào trong quân đội, là chỉ huy cao nhất của LL/ vũ trang, ông Võ Nguyên Giáp có “công rất lớn” trong cái chết của 200.000 ngàn lương dân vô tội CCRĐ (1953-1956) .
- 1954, Tướng Giáp cũng như Ông Hồ Chí Minh ngu xuẩn, thiếu thế giới quan – Không học  cái gương của  các nước  Liban và Syrie thuộc địa Pháp, năm 1946 được Pháp trao trả độc lập trong hoà bình là nhờ biết áp dụng “Quyền dân Tộc tự Quyết” theo yêu cầu từ nghị quyết của Hội Đồng Bảo An/Liên Hiệp Quốc, và một loạt các quốc gia Đông Nam Á cũng thế, lấy lại độc lập mà không hao tốn máu xương.
Sau khi hy sinh nữa triệu quân lấy được Bắc triều Tiên làm “phên dậu” phía Bắc , và để chặt đứt cánh tay nối dài của đế quốc thực dân tư bản Pháp nằm sát biên giới phía Nam của mình là Điện Biên Phủ Bắc Việt, Trung Cộng giật dây, yểm trợ chi viện 1 sư đoàn quân pháo binh và các cố vấn Lã Quí Ba, Uỷ Viên Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc, Vi Quốc Thanh,  Cố vấn về Quân sự, Mai Gia Sinh, cố vấn về công tác tham mưu; Mã Tây Phu, Cố vấn về công tác hậu cần (Hồi Ký cố vấn Vi Quốc Thanh). Chính các Cố vấn Trung Cộng này đã trực tiếp chỉ huy trận Điện Biên Phủ. Tướng họ Võ “đảng ta” chỉ là kẻ thừa hành, tay sai, chỉ huy hàng ngàn dân quân VN ra sức ngày đêm như bầy chuột chũi đào giao thông  hào áp sát các lô cốt lính Pháp để sử dụng chiến thuật hy sinh “biển người” tràn ngập.
  
Ông Hồ Chính ..Mi và đoàn cố vấn TQ trước Trận Điện biên Phủ
Tránh tiếng với thế giới và HĐBA/LHQ, Trung Cộng dấu mặt, im lặng sau khi yểm trợ cho CSVN ở trận Điện Biên Phủ, và CSVN nhân tiện “tôn vinh” với nhân dân mình và thế giới, lấy chiến thắng ĐBP làm 100% là thành tích “vang dội” của riêng mình ??, “đánh bóng” thêm tên tuổi Võ Nguyên Giáp ! ( Sau này các tướng trong QĐ/CSVN khinh miệt gọi Võ nguyên Giáp là tướng tốt nghiệp từ “giao thông hào” ) .
- 1968, Khi Võ Nguyên Giáp dùng 3 Sư đoàn bộ binh và trọng pháo bao vây toan lấy chiến thuật “biển người” để tiêu diệt 6,000 Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ cùng khoảng 200 tay súng Biệt Động Quân QL/VNCH trên  đồi Khe Sanh, Quảng Trị . Nhưng không chiếm nỗi, đổi lại  Phía CS Bắc Việt  bị pháo đài bay B52 trải thảm tiêu diệt từ 10 đến 15, 000 bộ đội. Đó là chưa kể thiệt hại trên các phương diện khác như quân cụ, chiến thuật, cùng hàng ngàn thương binh  (TomCarhart: Batles And Campaigns In Vietnam, tr. 130). Bản chất trận Khe Sanh và Mậu Thân 1968, Tướng Giáp, không còn manh giáp, bởi lạc hậu chiến thuật. Chỉ xót thương, máu xương con em bà con Miền Bắc.
- 1972, đích thân Võ đại tướng chỉ huy chiến dịch  Trị-Thiên, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ ( Mùa hè đỏ lửa). Trên địa hình nhỏ hẹp dài, bên núi, bên biển,  vùng Chiến thuật 1, cùng lúc 6 sư đoàn CS Bắc Việt hành quân tiến công trong tình cảnh liên tục bị bom rải thảm B-52, pháo kích từ chiến hạm Mỹ, pháo kích từ Vùng Chiến thuật 1. Quân Giải phóng bị chặn lại, chỉ chiếm được nửa phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Theo thông tin nội bộ CS Bắc Việt sau này cho biết, trong suốt 9 tháng chiến dịch, sư đoàn 308 thương vong 70% quân số; Sư đoàn 312 đã bổ sung quân 13 đợt, mỗi đợt 500 người; sư đoàn 320 thương vong 80% quân số. Các sư đoàn còn lại tham chiến đều mất ít nhất nửa số quân. Tổng thương vong lên tới hơn 30 ngàn người (trong đó gần 14.000 hy sinh). Chiến dịch cũng khiến Hà Nội tiêu tốn hơn 300.000 viên đạn pháo gần 4/5 lượng đạn pháo trong kho, dẫn đến tình trạng thiếu đạn, chỉ còn 100.000 viên cuối năm 1974. mà không có được một thành quả cụ thể chiến thắng nào  ( Võ nguyên Giáp – Wikipedia ) .
Khái quát cho thấy “nhất tướng” công thành Võ Nguyên Giáp “dỏm”, nhưng vinh quy trên hàng vạn “cốt khô” thanh niên, đồng bào “thật”  vì vậy không lạ,  khi nhân dân thấy ngài lên “lon” Chủ tịch Uỷ Ban Sanh Đẻ Có Kế Hoạch (1983), và trong suốt thời gian CSTQ xua quân vượt Bắc biên giới vào Việt Nam “dạy học”, ngài đại tướng cũng chỉ ngồi nhà ôn bài “cầm quần chị em” mà không “cố vấn” tham chiến gì để chống xâm lược .
Mới đây nhân dịp “ngài” tròn 102 tuổi (25/8/11-25/8/13) , 23/8/2013, ng đầu hói CT/QH đã tổ chức đến thăm và chúc thọ sinh nhật ngài, ng CT/QH tuyên bố  hy vọng “ngài đại tướng” sống lâu thêm nữa để đóng góp “trí tuệ” cho sự nghiệp vinh quang  (Non, pas du tout) mà suy cho cùng so với Tiền Nhân :
Danh tướng Trần Bình Trọng : “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.
Đại Vương Trần Hưng Đạo : “ Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã”.
Thì “ Ngài có hối tiếc gì về hơn 4 triệu người Việt Nam đã chết vì cuộc nội chiến ý thức hệ Cộng Sản ?”. Ông Võ Nguyên Giáp không đắn đo điềm nhiên trả lời bằng tiếng Pháp : (Non, pas du tout) “Không hối tiếc.”
Hơn 4 triệu người Việt Nam đã nằm xuống bởi một thứ chủ nghĩa CS ảo vọng đầy tội ác mà đa phần nhân loại đang nguyền rủa chôn  lấp. Đó không phải là một điều “đáng hối tiếc” ??, ông Võ Nguyên Giáp khẳng định !?
Đây có lẽ là lời nói “phản động” kinh tởm, đáng nguyền rủa nhất của một người Việt Nam đối với dân tộc mình, mang tên Võ Nguyên Giáp, tính đến thời điểm hiện nay .
Và chắc chắn đó là lời nguyền rủa của rất nhiều người dân Việt hai miền Nam Bắc như tẩm liệm ông xuống huyệt mộ ngày hôm nay !!!

Hoàng Thanh Trúc
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.10.2013 20:50:01 bởi dzuylynh >
dzuylynh 05.10.2013 23:30:53 (permalink)
0
M.H. Nguyen


dzuylynh




không


em
đến khai từ duyên hạnh ngộ
vai mang bình bát nước cam lồ
rửa chốn trần gian đầy thống khổ
ta dành trút chật mấy hồ lô

không đến không đi không ở lại
không thân không chấp chẳng hình hài
không khởi niệm tâm không khổ ải
không cộng nghiệp thời nghiệp bất lai

em
hái cành sen che giông tố
ta khơi bão nổi xé tâm thô
đem hồ lô đổ tràn mê lộ
hỉ nộ tham sân ngập ngã mồ

không thấy không nghe đời hiện tại

không quên không nhớ kiếp tương lai
không óan không hờn không si ái
không luyến không vương giấc huyễn dài

ta không hiện hữu đời chẳng thiếu
em xuống trần gian đời cũng dư
thiền sư đứng ngóng chuông nhà nguyện
thánh nữ ngồi nghe chú đại bi

em bán thánh kinh lời được mấy
ta buôn chuông mõ lỗ bao nhiêu
thiên đàng bít nẽo rong rêu đắp
tây trúc đường xa tít tắp mù

không 

minh văn
 



Đẹp và Thiền thi vô ngần!

Xin cảm ơn tác giả Minh Văn( alias... quen thuộc gì đó nghen!)

Mến chúc cả nhà cuối tuần an tịnh.




merci Mỹ Hạnh đã ghé thăm GDPT, nlynh sẽ chuyển lời tâm đắc đến minh văn.
đã lâu không thấy thanh Ỷ Thiên Kiếm, mái tóc nâu bồng và chiếc áo chòang quen thuộc của Đạp Ta Nhăn...
thân chúc sức khỏe và bình an.
thiên thanh 07.10.2013 00:01:46 (permalink)
dzuylynh 07.10.2013 01:24:00 (permalink)
0
                                  

XA...

tà dương hắt bóng non đòai
ngủ quên trong giấc mộng dài trầm luân
mõ trầm cổ tự bâng khuâng
nhặt khoan tiếng khánh lâng lâng cõi lòng
ta người sơn khách thong dong
hơi đâu gạn đục khơi trong trược phiền
trải hồn lên phiến bình yên
ngủ say một giấc trên triền vô ưu
vùi chôn đáy bể ân cừu
bưng tai che tiếng khóc cười nhân gian
tựa lưng dưới cội mai vàng
ngước trông cánh hạc trên ngàn thênh thang
xa rồi vóc dáng đài trang
xa rồi bến cũ đò ngang một thời
xa rồi sên phách chơi vơi
xa rồi cung bậc ru hời thương yêu
ẩn thân một cõi hoang tiêu
an nhiên như đám mây chiều đi rong
lắng trong sương khói bềnh bồng
sắc không thị hiện mênh mông vô thường...


minh văn


 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.10.2013 02:03:05 bởi dzuylynh >
Phù vân 07.10.2013 04:30:25 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN


                 BÉ VIỆT 15 TUỔI THÀNH " THI SỨ " ĐƯỢC ĐÓN TIẾP TẠI TÒA BẠCH ỐC


Từ trái sang phải: Michaela Coplen, Sojourner Ahebee, Michelle Obama, Nathan Cummings, Louis Lafair, và Aline Dolinh. (Hình chính thức của Bạch Ốc do Lawrence Jackson chụp)

WASHINGTON D.C.: Ngoài những thành công nổi bật về lãnh vực y dược và tin học, giới trẻ thuộc thành phần người Việt tị nạn bắt đầu gặt hái thành quả tốt đẹp về mặt nghệ thuật. Một cô bé 15 tuổi vừa đạt địa vị cao quý nhất về thơ dành cho học sinh trung học trên toàn quốc Hoa Kỳ, và được Đệ Nhất Phu Nhân tiếp đón tại Bạch Ốc.
 
Aline Dolinh, tháng 5, 2013 do Đỗ Lịnh Khải chụp.

Danh tính các Thi sĩ Học sinh Quốc gia (National Student Poets) năm 2013-2014 đã được chính thức công bố vào ngày 23 tháng 09, 2013. Nhóm này được tuyển chọn trên toàn nước Mỹ, gồm 5 người, hai nam sinh 18 tuổi là Nathan Cummings (bang Washing-ton) và Louis Lafair (Texas), hai nữ sinh 17 tuổi là Sojourner Ahebee (Michi-gan) và Michaela Coplen (Pennsylvania), và một cô bé gốc Việt 15 tuổi, là Đỗ Lịnh Ái Linh, gọi theo tên Mỹ là Aline Dolinh, học sinh lớp 10, trường Trung Học Oakton, Virginia.
 
Và hình bìa tuyển tập “The Best Teen Writing of 2013.


Ban cơ quan gồm: National Scholastic Art and Writing Awards, Ủy ban của Tổng Thống về Nghệ thuật và Nhân văn (President's Committee on the Arts and the Humanities), Viện Bảo tàng và Dịch vụ Thư viện (Institute of Museum and Library Services), và Liên hiệp Nghệ sĩ & Văn sĩ Trẻ (Alliance for Young Artists & Writers) đã cùng nhau thực hiện Chương trình Thi sĩ Học sinh Quốc gia (National Student Poets Program - NSPP), là danh dự cao nhất dành cho các thi sĩ trẻ trong nước trình bầy tác phẩm độc đáo của mình (the country's highest honor for youth poets presenting original work - theo press release chính thức của NSPP). Mỗi người trong nhóm được chọn nhận lãnh vai trò "Thi Sứ Quốc gia" (National Poetry Ambassador), với nhiệm kỳ một năm.

nguồn: vietbaoonline
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.10.2013 04:34:33 bởi Phù vân >
Đóa Hồng Tím 07.10.2013 04:42:33 (permalink)
0


người đàn bà đi khươi bồ rác
nhặt tình người đổi lấy bát thương
nhưng chén đã vỡ rồi , ngồi khóc
ngày mai đây trời có còn hồng
*
người đàn bà đi nhặt tình đời
hân hoan nhìn nơi cuối lòng người
thấy những gì . chỉ lo cơm áo
mặc kệ người ôm lạnh trên tay
 *
người đàn bà đi mót hẹn thề
ai vất vào dĩ vãng đêm xưa
thiên thu quên màu xanh hệ lụy
rã tan thành những mảnh tâm tư
 *
người đàn bà đi buôn mây khói
định dành tiền mua áo phù vân
một đêm say , lửa thơ cháy rụi
trắng tay còn chỉ mỗi phong sương 

người đàn bà ôm trăng tìm bóng
dọc đường xưa trong quán ân tình
 thoang thoáng nhớ dốc về cõi mộng
  khoé  ngiêng....Trời ! ...Hạnh Phúc .. Yêu Thương 
 
đông hương
 




 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.10.2013 04:46:08 bởi thương yêu >
Phù vân 08.10.2013 08:31:18 (permalink)
0
Việt Nam, 38 Năm Cộng Sản


 
Tác giả : Vi Anh
Việt Nam 30/4/1975 – 30-4-2013, tính ra đã 38 năm cả nước nằm dưới chế độ CSVN. Nhưng nếu tính ngày CS chiếm được Miền Bắc, thì đồng bào từ Bến Hải trở lên biên giới Trung Quốc nằm trong gọng kềm CS lâu hơn nhiều; từ Hiệp Định Genève 1954 chia đôi đất nước đến năm 2013, cả thảy là 59 năm. 38 năm sau khi CS Hà nội chiếm được cả nước, nhà cầm quyền CS Hà nội thống trị và người dân Việt Nam bị trị, cả hai chỉ còn có một con đường mà thôi. CS Hà nội bị TC bao vây tứ phía, chỉ còn có cách đi theo TC làm tự thực dân với đồng bào và thái thú cho TC để cầu an và vinh thân phì da. Còn người dân VN cũng không còn sự chọn lựa nào khác hơn – là phải chống với thù trong là CS Hà nội thông đồng với TC và giặc ngoài là quân Tàu Cộng ngoại xâm: một cuộc chiến vô cùng khó khăn.
Thực vậy, Trung Cộng đang bao vây Việt Nam trong gọng kềm. Ngoài biển, phía Bắc bằng căn cứ Hải Nam của TC, hàng không mẫu hạm, hải hạm và tàu lặn TC có thể ra vào nhiều chiếc một lượt. Phía Nam có hai đảo Hoàng sa và Trường sa TC đã lấy lập thành huyện Tam Sa rồi nâng cấp lên thành thành phố Tam Sa có cơ quan quân sự, hành chánh, có đủ thứ tàu dân sự, bán quân sự và quân sự quậy đục nước, dậy sóng Biển Đông của VN mà TC coi như ao nhà của TC, họ đã sáp nhập vào tỉnh Hải Nam, với bản đồ hình lưỡi bò liếm mất 80% Biển Đông của VN. 
Trong đất liền, sau lưng VN, TC đã đánh bạt ảnh hưởng của chế độ CS Hà nội ra khỏi Miên và Lào là hai nước giáp giới với VN trên bán đảo Đông Dương. Hai nước Miên, Lào tuy nhỏ hơn VN, nhưng rất thiết yếu và quan trọng trong chiền lược phòng thủ VN. Chiến lược gia Mỹ trong Chiền Tranh VN tung quân qua Lào và Miên để chận đường xâm nhập của CS Bắc Việt vào Nam VN là vì thế. VN bị bể ở Lào như Miền Bắc VN lâm nguy, mất Miên coi như Miền Nam VN lâm nguy nhứt là đối với TQ là kẻ thù lịch sử tiền cừu hậu hận của VN.
Trung Cộng đã phóng tài hoá, viện trợ và hợp đồng kinh tế tạo uy lực chánh trị ảnh hưởng ngoại giao của Miên và Lào. Thủ tướng Miên khoe TC viện trợ và đầu tư gần 9 tỷ Mỹ Kim và đã xây xong 4 đập thủy điện, đang làm một cái mới đây, giá nửa tỷ Mỹ Kim và 4 cái nữa trong tương lai, tổng cộng 9 cái. TC viện trợ cho Miên để Miên trục xuất người Duy Ngô Nhỉ từ Tân Cương vượt biên qua Miên. TC giúp Miên để Thủ Tướng Miên tuyên bố ủng hộ nguyên tắc song phương mà TC chủ trương để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông trong hội nghị ASEAN ở Hà nội. Miên đã phá rối ASEAN khiến lần đầu tiên trong mấy chục năm thành lập, họp thương đỉnh mà không thể ra được thông cáo báo chí vì VN và Phi luật tân đòi hỏi đưa vấn đề Biển Đông vào.
Còn ở Lào nơi CS Hà nội có 80 ngàn quân trong Chiến Tranh VN, bây giờ TC đã đánh bạt VNCS cũng bằng viện trợ và đầu tư và khai thác đất đai như ở Miên. TC mướn đất Lào dài hạn cả trăm năm làm vườn cao su của TC, vườn trồng cây làm giấy, khai thác mỏ xăng dầu, đập thuỷ điện bán cho TC. TC khai thác tối đa nguyên liệu, trả tiền cho chánh phủ và chở về Tàu. Như Công ty Quốc Doanh Nông Nghiệp của tỉnh Vân Nam mướn 166,700 hectares đất trồng cao su của 4 tỉnh miền Bắc của Lào. Công ty quốc doanh Zhongxing Telecom Equipment mướn 100.000 hectares cũng ở đây. Còn nhiều nữa. Như 2 triệu hectares TC đang bàn bạc mướn trồng cây làm giấy. Tài nguyên khác như kim loại màu, TC chiếm gần hết, trong đó có việc TC khai thác bauxite ở Lào.
TC đã mở đường xâm nhập vào bên trong VN. Các hợp đồng TC mướn đất dài hạn của Ủy Ban các tỉnh giáp giới với TC là một hình thức xâm thực êm đềm, Hán hoá từ từ, và giết hại kinh tế VN. Đa số các hợp đồng thời hạn mấy chục đến gần một trăm năm thích họp cho âm mưu trường kỳ vòng vo tam quốc về văn hóa, xã hội, chiến lược quân sự của quân Tàu Cộng. Đó cũng là con đường TC tuồng hàng hoá, gà thải, heo thải, trái hư, đồ gian, đồ giả, đồ độc của TC qua VN giết hại nông nghiệp, kỹ nghệ VN, tàn phá sức khoẻ dân chúng VN.
Thế bao vây gọng kềm này của TC nếu còn CS Hà nội thì VN khó mà gỡ. Ngoài biển phía đông Mỹ có nhảy vào, nhưng qua tổ chức Asean và vì tự do hàng hải quốc tế, chớ không trực tiếp đá động đến hải đảo và Biển Đông của VN. Đại để Mỹ chỉ kềm chế nhẹ hành động “ bá quyền, bành trướng” của TC, chớ không cam kết riêng gì với CS Hà nội. CS Hà nội không phải là yếu tố then chốt trong chiến lược kềm chế nhẹ TC của Mỹ.
Hiện trạng Biển Đông có lợi cho TC. Thời gian cũng có lợi cho TC. Mỹ và TC tương quan nhiều, phải dựa nhau để chia xẻ quyền lợi trên thế giới và trong vùng. Trong đó có thể có việc giải quyết quyền lợi Biển Đông trên đầu trên cổ các nước nhược tiểu như Việt Nam Cộng Hoà bị trong thời Chiến Tranh Lạnh khi Mỹ bắt tay với TC.
Trước nguy cơ mất nước vào tay quân Tàu, nhân dân VN không còn sự chọn lựa nào khác, là phải đấu tranh hay chiến đấu với nội thù là CS Hà nội và ngoại xâm là TC. Một cuộc chiến đấu mà người Việt gọi là “châu chấu chống xe”.
Còn CS thì người Việt yêu nước khó có phương tiện, cơ hội huy động nội lực dân tộc. Còn CS thì các cường quốc như Mỹ không thể viện trợ quân sự cho VN. Từ ngoại trưởng, bộ trưỏng quốc phòng đến thương nghị sĩ McCain của Mỹ am tường về VN, ai cũng từ chối bán vũ khí cho Hà nội vì hồ sơ vi phạm nhân quyền của chế độ CSVN.
Gần nửa thế kỷ ở Miền Bắc và hơn một phân ba thế kỷ ở Miền Nam, CS Hà nội độc tài đảng trị toàn diện đã biến quốc gia dân tộc VN vốn tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường rất cao trong công cuộc chống quân Tàu để phục quốc suốt một ngàn năm bị quân Tàu đô hộ — bị rơi vào tình trạng thê thảm ngày nay.
Thời quân Tàu đô hộ VN, anh hùng áo vải VN còn có nơi khởi nghĩa, có thể truyền hịch chống quân Tàu, tạo thành phong trào quân dân chống ngoại xâm, làm nên nhiều thời kỳ độc lập Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê.
Chớ thời CS Hà nội vừa là tự thực dân đối với đồng bào vừa là thái thú cho quân Tàu, dùng hình thức độc tài, đảng trị toàn diện khống chế nhân dân VN, người dân Việt bị hai tầng áp bức, bị thù trong, giặc ngoài áp bức, phải lưỡng đầu thọ địch, muốn nổi dậy, vùng lên sẽ khó hơn thời tiên nhân đã chống quân Tàu. Dù tiến bộ khoa học kỹ thuật thông tin, xu thế thời đại kinh tế tự do và chánh trị dân chủ toàn cầu đứng về phia nhân dân VN, cuộc cách mạng tự do, dân chủ, nhân quyền VN, tức giải trừ CS cũng không dễ./.
Phù vân 09.10.2013 04:37:30 (permalink)
0
 "Nationalist in the Viet Nam Wars” 
Đây là một cuốn sách đầu tiên của một cựu quân nhân QLVNCH viết bằng Anh ngữ dày 598 trang về chiến tranh Việt Nam do nhà xuất bản Indiana University Press ấn hành năm 2012.
 Hơn 200 quan khách đã đến tham dự buổi ra mắt cuốn sách "Nationalist in the Viet Nam Wars” (Người Quốc Gia Trong Cuộc Chiến Việt Nam) của tác giả Nguyễn Công Luận được tổ chức vào lúc 2 giờ trưa tại hội trường trường trung học Mt. Pleasant High School, 1750 S. White Rd., San Jose, CA 95127.
                          
Bìa cuốn sách
 

Đây là một cuốn sách đầu tiên của một cựu quân nhân QLVNCH viết bằng Anh ngữ dày 598 trang về chiến tranh Việt Nam do nhà xuất bản Indiana University Press ấn hành năm 2012.
 
Sự ra đời của cuốn sách này là một trân trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại và người Việt trong nước, nhất là các thế hệ sau này, vì hầu hết hay gần như tuyệt đối các sách viết về cuộc chiến Việt Nam bằng tiếng Mỹ đều do người ngoại quốc viết. Và, do vậy, tâm tình và suy tưởng của các binh sĩ trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa có phần ít được nhắc tới. Ông Nguyễn Công Luận đã lấp vào khoảng trống ấy gần một nửa thế kỷ nay.
 
Nói một cách khác, cuốn "Nationalist in the Viet Nam Wars” (NgườiQuốc Gia Trong Cuộc Chiến Việt Nam” ngay từ lúc ra đời đã góp phần phong phú hóa, thể hiện thêm cái nhìn người Việt quốc gia trong cuộc chiến Việt Nam.
Toàn cảnh buổi ra mắt sách. Photo: Nguyễn Dương
 
Có lẽ, vì thế, buổi ra mắt được rất đông đảo độc giả đến tham dự, mà một số rất đông là các bạn trẻ, và buổi ra mắt sách cũng đã được tổ chức rất chu đáo và trang trọng với đa số quan khách được coi là chọn lọc. Mọi người im lặng lắng nghe các diễn giả từ phương xa đến nói chuyện như: cựu Trung Tướng hồi hưu Hoa Kỳ Lawson W. Magruder (từ Texas), cựu luật sư Đoàn Thanh Liêm (từ Nam Cali), cựu dân biểu Mạc Giao Phạm Hữu Giáo từ Canada, luật sư Jimmy Nguyễn (San Jose),...
 
Ban tổ chức làm việc rất chu đáo với các sinh viên trẻ áp dụng kỹ thuật "high tech" cho chiếu các hình ảnh và các bài văn phát biểu chuyển ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Mỹ tùy theo các diễn giả khi phát biểu bằng ngôn ngữ Việt hay Mỹ...
 
Một thời trai trẻ hào hùng trong màu áo trận…
 
Ông Nguyễn Công Luận, cựu Thiếu Tá QLVNCH, năm nay 76 tuổi, hiện đang mang chứng bệnh "Parkinson" từ vài năm qua. Ông và gia đình hiện đang sinh sống tại San Jose, California. 
 
Di cư vào Nam năm 1954 lúc 17 tuổi, sau đó tình nguyện gia nhập Trường Võ Bị Đà Lạt. Ra trường ông lần lượt phục vụ tại các đơn vị của QLVNCH như sư đoàn 22 Bộ Binh, Tổng cục Chiến tranh chính trị, Bộ Dân Vận Chiêu Hồi... 
 
Trong lúc nhắc về quá khứ của ông, một ai đó đã viết trên diễn đàn internet: “Ông từng công tác tại Bộ Thông Tin Chiêu Hồi của VNCH và giữ một vai trò thầm lặng nhưng khá quan trọng, đã giúp kế hoạch thực hiện chính sách chiêu hồi hiệu nghiệm. Hàng chục ngàn cán binh Việt Cộng mạnh dạn quay súng trở về với chính nghĩa Quốc gia. Tác giả cũng là nhà báo với bút hiệu Lữ Tuấn, từng cộng tác với những tờ báo lớn Việt ngữ lẫn Anh ngữ tại Sài Gòn trước năm 1975.”
 
Năm 1973, ông đuợc chọn đi tu nghiệp huấn luyện tại trường Bộ Binh Fort Benning, Georgia, Hoa Kỳ. Tháng 3-1975 mãn khoá, thay vì ở lại Hoa Kỳ theo lời khuyên của các giới chức quân sự Hoa Kỳ tại quân trường (vì họ đã biết trước là Hoa Kỳ đã bỏ rơi Việt Nam và Việt Nam sẽ mất), ông trở về Việt Nam đầu tháng 4/1975. Đã có nghị định thăng cấp Trung Tá, chưa kịp đeo lon thì miền Nam hoàn toàn sụp đổ. Đi tù tập trung cải tạo 6 năm 7 tháng. Năm 1990. ông và gia đình được đi Hoa Kỳ qua chương trình HO và định cư tại San Jose. 
Từ khi đến Hoa Kỳ, ông đã tiếp tục cầm bút trở lại. Ngoài việc viết bình luận cho báo Việt ngữ địa phương, với bút hiệu Hà Nhân “ông cũng đã cộng tác với một số Giáo sư Sử Học Hoa Kỳ trong đó có Spencer C. Tucker cùng viết và xuất bản cuốn Encyclopedia of the Vietnam War (gồm 3 tập, 800 mục, 16,000 trang) xuất bản 1998, mà ông là Associate Editor.”
Giờ thì tuổi già và bệnh tật khiến việc đi lại cũng cần có người giúp. Photo: Nguyễn Dương
 
Và mới đây nhất, năm 2012, ông hoàn thành tác phẩm đồ sộ và quan trọng này.
 
Theo ông Nguyễn Gia Thiếu nhận xét: "Không dễ dàng gì mà nhà xuất bản của một viện đại học lớn danh tiếng chịu ấn hành tác phẩm của một người Việt "nobody" dài 600 trang về đề tài Chiến Tranh Việt Nam—một đề tài vốn đã cũ, bị xem là nhàm chán với hàng trăm quyển sách đã được viết ra trong hơn bốn thập niên vừa qua—nếu quyển sách này không thực sự có một giá trị đặc biệt độc đáo. Việc Viện Đại Học Indiana tuyển chọn và xuất bản tác phẩm đã nói lên tầm mức uy tín và giá trị hàn lâm của cuốn sách. So với hàng núi báo chí, sách vở được các nhà in vô danh ấn hành và xuất bản một cách dễ dàng hiện nay, quyển sách này là một tác phẩm chứa đựng nhiều công phu, đem lại sự trung thực và đang góp phần làm sáng tỏ chính nghĩa VNCH.

Tác giả yếu và mệt mỏi nhưng vẫn cố ký lưu niệm đến độc giả ham mộ. Photo: Nguyễn Dương
 
 Hiện nay, Nationalist in the Vietnam War đã nhanh chóng trở thành tài liệu cho sinh viên dân sự tại nhiều thư viện của các Viện Đại Học như: Stanford University, Cal Poly, UC Davis, UCLA, University of Oklahoma,  University of Wyoming, University of Denver, University of Idaho, Portland State... Đồng thời cũng được lựa chọn đưa vào tủ sách của các Trường Võ Bị Hải Lục Không Quân Hoa Kỳ như: US Air Force Academy, US Naval Academy, US Military Academy..."                                
Ông cũng là thân phụ của MC Vũ Trinh, người điều hợp chương trình buổi ra mắt sách này.
 
Có thể nói tại San Jose, những cuộc ra mắt sách rất nhiều. Thế nhưng, đây là một “sự kiện ra mắt sách” thuộc vào loại tiêu biểu, mẫu mực trong nhiều phương diện: Từ nơi chốn (rạp hát của trường học), kỹ thuật hi-tech phiên dịch và trình chiếu, cho đến khách dự cũng rất đa dạng và không ít là bạn trẻ, và cách tiếp khách cũng rất chu đáo, trân trọng và lịch sự.
 
Nhà báo Nguyễn Khoa Thái Anh, từ Oakland, vừa bận lo vợ sinh trong bệnh viện, vừa bù đầu dịch tác phẩm Bên Thắng Cuộc của Huy Đức sang tiếng Anh, nhưng vẫn lên đường về với buổi ra mắt sách này, và không tiếc lời khen ngợi.
 
Nhà báo Thư Sinh vốn dĩ là “một ký giả ngồi đồng” hàng ngàn buổi ra mắt sách trong vòng mấy mươi năm qua tại San Jose cũng tấm tắc khen một buổi ra mắt sách “lịch sự và tầm vóc” như thế này .

Buổi ra mắt sách chấm dứt vào lúc 6 giờ chiều, nhưng có một hình ảnh theo đuổi tôi không dứt, đó là hình ảnh của tác giả. Vì bệnh và mệt, nên tác giả gần như ngồi không nổi trên bàn chủ tọa, và khi đến giờ giải lao thì vài ba bạn trẻ dìu tác giả ra bên ngoài, và ông gần như đuối sức không ký nổi sách cho độc giả ái mộ của mình...
 
Hình ảnh này thật xúc động và theo chúng tôi đi về tận đến nhà.
 
Ông để lại trong chúng tôi một tác phẩm “vô ngôn” khác: Niềm đam mê làm việc suốt đời và một lý tưởng đeo đuổi không mệt mỏi.
 
Cám ơn  ông Nguyễn Công  Luận Luận, vì ông đã “ra mắt” hơn một tác phẩm... dù một cuốn cũng đã là tuyệt vời rồi.
 
Phạm Bằng Tường

<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.10.2013 04:40:44 bởi Phù vân >
Phù vân 10.10.2013 09:01:01 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
 
LM Lý được giải thưởng 'Truman-Reagan Medal of Freedom”
WASHINGTON DC (NV) .- Sáng hội Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản trên thế giới vinh danh và trao giải thưởng năm nay cho linh mục Nguyễn Văn Lý hiện đang bị tù tại Việt Nam.
 
 

Linh mục Nguyễn Văn Lý bị một Công an CSVN bịt miệng khi ngài lên tiếng đả kích Cộng Sản tại phiên tòa ở Huế ngày 30/3/2007. Tấm hình này được coi như biểu tượng của sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. (Hình: AFP/Getty Images)

Theo nguồn tin từ Hoa Thịnh Đốn, Sáng Hội Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản (Victims of Communism Memorial Foundation) vừa quyết định vinh danh và trao huy chương  “Truman-Reagan Medal of Freedom” năm nay cho linh mục Nguyễn Văn Lý vì đã đấu tranh không ngừng nghỉ cho nhân quyền, tự do tôn giáo, bất chấp tù tội, nguy hiểm bản thân nên đã bị nhà cầm quyền CSVN kết án tù.
Giải thưởng và huy chương “Truman-Reagan Medal of Freedom” dành cho linh mục Nguyễn Văn Lý sẽ được tổ chức trao tặng tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày 1/11/2013 tới đây.

Linh mục Nguyễn Văn Lý, 67 tuổi, đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bỏ tù 3 lần mà thời gian ở tù tổng cộng đã gần 20 năm, chưa kể các năm tháng bị quản chế. Hiện ông đang bị giam giữ ở nhà tù Ba Sao tỉnh Nam Hà với bản án 8 năm với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”.

Dù đã bị tai biến mạch máu ít nhất 3 lần trong nhà tù, nhiều lúc không thể tự di chuyển đi đứng và gần với cái chết, ông vẫn không được nhà cầm quyền CSVN trả tự do dù có sự vận động mạnh mẽ của các chính phủ và quốc hội các nước Tây phương, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Linh mục Lý đã tố cáo nhà cầm quyền CSVN thi hành các chính sách cai trị ngược lại với những cam kết quốc tế về nhân quyền, đòi chế độ trả lại cho nhân dân các quyền tự do căn bản như quyền tự do báo chí, tự do phát biểu, tự do hội họp lập hội, tự do tôn giáo, tuy có ghi trong bản hiến pháp của chế độ nhưng bị hạn chế nghiêm ngặt trong thực tế. 

Linh mục Nguyễn Văn Lý là một trong những người sáng lập Khối 8406, một tổ chức công dân vận động dân chủ hóa đất nước, đòi CSVN bỏ điều 4 hiến pháp dành độc quyền cai trị cho đảng Cộng Sản và đòi bầu cử quốc hội trực tiếp, tự do ứng cử và bầu cử.
 

Tượng nữ thần Dân Chủ tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhắc nhở mọi người về hơn 100 triệu nạn nhân bị Cộng Sản sát hại khắp trên thế giới. (Hình: Wikipedia)

Bất cứ người dân nào đi ra ngoài khuôn khổ của nhà cầm quyền độc tài tại Việt Nam, đều bị bắt bỏ tù dựa trên những điều luật hình sự mơ hồ. Khi còn là quản xứ họ đạo An Truyền gần thành phố Huế, linh mục Lý đã cùng giáo dân treo biểu ngữ “Tự do tôn giáo hay là chết” quanh nhà thờ.

Sáng hội Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản có cựu tổng thống George W. Bush là chủ tịch danh dự.

Sáng Hội Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản là một tổ chức vô vị lợi mang tính giáo dục ở Hoa Kỳ. Tổ chức được thành lập theo một đạo luật năm 1993 với mục đích tưởng niệm hơn 100 triệu nạn nhân đã bị Cộng Sản sát hại trên thế giới.

Linh mục Nguyễn Văn Lý từng được nhiều vị dân cử tại Hoa kỳ và quốc hội Liên Âu đề cử giải thưởng Nobel Hòa Bình. (TN)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.10.2013 09:03:36 bởi Phù vân >
Thúy Lan 11.10.2013 23:11:08 (permalink)
0

Charly Châu, người cung cấp thịt bò cho 75% tiệm phở ở Little Saigon 
Thursday, October 10, 2013 7:22:36 PM 
 
 
 
SANTA ANA (NV) - “Cho một tô tái chín,” “Cho một tô tái nạm gầu gân sách”, “Một tô chín, bò viên”... Đó là những “order” mà bất kỳ ai cũng từng nghe khi bước chân vào một quán phở. Tuy nhiên, cũng là bánh phở đó, cũng là miếng thịt tái đó, cũng là miếng gầu, miếng nạm đó, nhưng tại sao nơi này khách hàng phải kiên nhẫn đứng chờ bàn, tiệm kia thì lúc nào cũng thênh thang chỗ trống?
 
Câu chuyện về những miếng thịt bò trong bát phở với cô Charly Châu, người đang chịu trách nhiệm điều hành công ty Bravo Meat Co. ở Santa Ana, nơi cung cấp thịt bò cho khoảng hơn 75% các tiệm phở quanh khu vực Little Saigon, mở ra thật nhiều điều thú vị chung quanh món ăn được xem là quốc hồn quốc túy của người Việt Nam.

 

Thịt bò của Bravo Meat Co., nơi cung cấp thịt cho hơn 75% các tiệm phở quanh Little Saigon và miền Bắc California, và Las Vegas. (Hình: bravomeat.com)

Tái đâu chỉ có một  
 
Mái tóc cắt ngắn “như con trai,” trang phục gọn gàng, lịch lãm, và đặc biệt là giọng nói ngọt ngào, êm êm khi nói tiếng Việt, Charly Châu có thể khiến người đối diện có cảm tình ngay với cô trong lần đầu gặp gỡ.

Đi vượt biên cùng ba mẹ vào năm 1980, khi mới lên 4., một năm sau, Charly đến Mỹ. 13 tuổi Charly đã đi làm cho tiệm Phở 54 của gia đình bằng những công việc nhỏ nhỏ như “làm nước, làm rau, biết công công việc trong nhà bếp ra làm sao, cách phục vụ khách hàng như thế nào.” 

Đến 23 tuổi, học đại học xong, Charly bắt đầu ra hãng Bravo Meat Co. làm với ba, là ông Châu Hưng, một trong những người sáng lập công ty này từ năm 1986.

Công việc hiện tại của Charly là đi nói chuyện với khách hàng, giới thiệu các mặt hàng của công ty.

 
Charly Châu, người đại diện công ty Bravo Meat.Co (Hình: Charly Châu cung cấp)
 

“Với một khách hàng mới mở tiệm, chưa có kinh nghiệm, chưa biết gì hết, thì mình có thể giới thiệu cho họ biết các loại thịt mà mình có, chất lượng của nó, màu nó khác nhau làm sao. Tái có bao nhiêu loại. Rồi đến các loại nạm, phải biết là ở những quán phở bán cho Mỹ thì Mỹ không ăn nạm, mà họ ăn chín... Mình cần biết những điều đó để chỉ cho khách.” Charly giải thích về công việc của mình. 

Theo Charly, “chỉ riêng tái thôi đã có đến mười mấy loại.” Nào là tái Mỹ, tái Úc, tái Kobe, tái nạt, tái Central Valley, tái Excel, tái IBP... Mỗi loại là một giá tiền khác nhau.

Charly nói một cách say sưa, “Một miếng tái ngon thì độ mềm của nó phải đạt đến cỡ nào. Miếng nào thì gọi là 'trim' có giá mắc nhất, rồi 'choice' hay 'eye round'. Mà thịt mắc tiền chưa hẳn là loại thịt khách hàng nơi đó thích. Bởi vì nếu khách hàng quen ăn tái nhìn hồng hồng thì lại nghĩ miếng thịt màu đậm quá sẽ không ngon. Chưa chắc! Tùy người thôi. Có tái ăn ngọt hậu. Có tái đơn giản ăn vào thấy ok thôi. Cũng có tái mềm ơi là mềm mà vị của nó lại không hút vô nước phở. Mỗi loại tái đều khác nhau hết.”

Rồi đến nạm cũng có nhiều loại nạm, nào là nạm bò số 1 Central Valley, nạm Cargrill, nạm bò Dale Smith, nạm bò Walt's.. Gân cũng thế. Vào tiệm chỉ nghe khách kêu “Cho tô tái gân hay chín gân” nhưng có thể chẳng bao nhiêu người biết rằng đó là gân bò Excel, gân bò IBP, gân bò nạt, hay gân bò Swiff. Thậm chí sách bò cũng vậy. Có tiệm đặt mua sách bò AA, có tiệm thì chỉ ưa sách bò Hoskie, nơi thì chỉ chuyên về sách bò tổ ong.

Xương để nấu nước phở cũng không bao giờ giống nhau ở các quán phở. Bởi lẽ có đầu bếp sẽ chuộng xương bắp chân Central, có người thích xương bò CV, xương bò CG, hay xương bò JOB, xương bò WT...

 
Tô phở đặc biệt với thịt tái “filet mignon” tại quán Phở 45 trên đường Garden Grove. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
 

Thì ra, qua những gì Charly nói, bước vào thị trường phở cũng chẳng khác nào như lạc bước vào một “ma trận.”

Chưa hết, theo Charly, “Mình cũng có thể chỉ người ta cách cắt, rồi chỉ làm như thế nào để giữ cho thịt đó không bị hôi.”

Cô phân tích, “Mỗi tiệm phở có những khách hàng khác nhau, khẩu vị khác nhau, không ai có thể nói phở ai ngon hơn ai hết mà chỉ là khẩu vị của mình có hợp với người nấu hay không và thịt tái đó mình ăn quen hay không, mình thích mùi tái nồng hay không. Nếu một người không thích ăn nồng thì sẽ nói tái đó dở lắm! Chưa chắc vì tái đó lại mắc tiền thì sao? Có loại tái đẹp, ăn ngọt hậu mà khách ăn không thích cũng có thể do đầu bếp cắt thịt quá dày. Phải biết độ mỏng cỡ nào để cắt tái, làm sao biết sắp ra tô cho đẹp, nhìn hấp dẫn và khách nhìn vào biết đó là tái mới cắt ra, còn để lâu quá thì tái sẽ đen.”

“Không phải tái là tái không đâu, mà mỗi vị của tái đều khác nhau, tại thức ăn của bò khác nhau. Có một loại tái mùi nồng hơn, nhưng vị nó không ngọt hậu, tại nó không có ăn bắp.” Cô tiếp tục nói trong một niềm say mê lạ lùng.

Có lẽ ai cũng vậy, “đụng vào lãnh vực chuyên môn” là người ta có thể nói thao thao bất tuyệt. Mà với người càng yêu công việc của mình thì cách nói của họ càng khiến người nghe thấy thú vị hơn rất nhiều, đặc biệt là khi nói đến chuyện ẩm thực. 

Charly là một người như thế, bởi như cô nói, “Mình theo nghề cung cấp thịt cho các tiệm phở, ngày nào cũng phở phở nên bây giờ trong máu chắc cũng có phở.”
 
Đi ăn một tô phở ngon
 
Trong khi chờ tô phở được mang ra từ quán Phở 45 mới mở chưa đầy nửa năm trên đường Garden Grove, Charly lấy chiếc chén nhỏ làm món nước chấm: 1 chút tương đen, 1 chút tương ớt, rắc lên tí tiêu và nặn vào ít chanh. Hòa chung tất cả lại với nhau.

Hãy thử nhúng miếng thịt bò “filet mignon” vào chén nước dùng như khi mình ăn “tả pín lù” và cứ nhúng cho chín theo cách mình ăn.

Thử chấm miếng thịt vào chén nước chấm vừa pha xem.

“Miếng thịt tái khi được cắt vừa mỏng, thịt sẽ mềm, nhưng không mềm nhũn, mùi thịt bò thơm nhưng không quá nồng để gây cho mình cảm giác gây gây, nước nhúng này vừa đủ ấm thôi chứ không quá nóng, thành ra khi đưa miếng thịt vào miệng, dường như vị ngọt chảy xuống cuống họng, không có cảm giác miếng thịt bị lã ra. Miếng thịt tái chấm vào chén nước chấm vừa có chanh vừa có ớt vừa có tương, có tiêu làm cho miếng thịt trở nên ngọt hơn nữa, khiến mình muốn ăn thêm một miếng nữa.” Miếng thịt ngon ngọt đã nằm trong miệng, mà nghe thêm cách diễn tả của Charly thì lại thấy nó trở nên ngon thêm một chút nữa.

Hãy thử một miếng gầu. Tại sao miếng gầu ở đây thơm và giòn, trong khi nhiều tiệm khác không được như vậy?

Người chuyên nghiên cứu về các loại thịt có trong phở giảng giải, “Miếng thịt nào cũng giống nhau nhưng cách dùng và cách cắt sẽ làm cho miếng thịt trở nên ngon hay không ngon. Vì vậy có khi mình đi ăn thấy phở không ngon nhưng thịt thì ngon. Khẩu vị mỗi người mỗi khác, nên tiệm phở đó được đánh giá là ngon hay không là tùy ở mỗi khách hàng. Không nói ai hơn ai được hết.”

Nghe rất có lý. Khẩu vị đâu ai giống ai. 

 
Tô phở tái gầu của quán Kimmy. Phở ngon tùy thuộc nhiều vào cách cắt thịt.(Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
 

Có lẽ Charly nói đúng, “Đi ăn nhiều rồi, Charly thấy phở mỗi chỗ đều khác nhau. Charly thích mùi thơm của phở Pasteur, nó khác với Kimmy. Thích Kimmy vì thịt cắt ngon. Thích phở Thanh Lịch vì mùi của nó hơi Bắc một chút. Mùi phở Charly thích tùy theo ngày. Nên nếu phải nói phở nào ngon hơn thì chỉ có thể nói mỗi người có một cách riêng, và phong cách này dẫn theo mỗi tiệm đều có khách hàng trung thành của họ.”

Quả thật, ngẫm lại thấy rõ ràng “Phở ngon tùy thuộc nhiều vào cách cắt thịt. Thịt phải đủ độ mỏng để làm người ăn không bị ngán, không thấy chán. Cắt thịt cũng quan trọng như cách nấu nước phở. Nước phở nấu bằng mỡ vàng sẽ bay mùi thơm hơn.”
 
Cùng một nơi cung cấp thịt, cùng những gia vị nấu phở nhưng 10 người nấu sẽ cho ra 10 vị phở khác nhau, dù là phở Nam hay phở Bắc. Tuy nhiên, tô phở nào được người ta ưng ý, chọn lựa nhiều hơn hết? Thật khó có câu trả lời cho vừa ý tất cả.

Và sẽ không có tiệm phở nào tiết lộ cho khách hàng biết họ đã nấu nước phở bằng xương loại nào, tái họ dùng là loại nào, nạm họ bán giá ra làm sao, và gầu, và gân và sách. Bởi lẽ, đó là bí quyết. 

Chỉ biết rằng, ngay từ khởi đầu, Bravo Meat Co. nơi cung cấp thịt bò cho hơn 75% các tiệm phở quanh vùng Little Saigon, chưa kể vùng Bắc California và Las Vegas, đã biết phân loại thịt nào ra thịt đó, “nhìn vô biết miếng nạm biết nó như thế nào, có có đủ vè hay ít vè, nhiều mỡ hay không mỡ... Và làm sao để cắt ra một miếng thịt ngon, giữ thế nào cho thịt không hôi.”

Người ta tìm đến với Bravo Meat Co. không chỉ vì nơi đây có thể xem như “One Stop Shop” với đủ loại gia vị cho ra một nồi phở, từ thảo quả, quế, hồi, đinh hương, hột ngò, muối, đường, bột ngọt, tương đen, tương đỏ, nước mắm, nước tương, bánh phở,... mà đến đây, để còn được nghe Charly Châu phân tích về sự khác biệt của các loại thịt làm nên một tô phở ngon như ý.

Một ngày đẹp trời nào đó, cứ thử tìm đến Bravo Meat Co. ở 121 N. Sullivan St, Santa Ana, CA 92703, hay điện thoại (714) 554-1592 tìm Charly Châu, để nghe những trải nghiệm của một người nghiện phở và nặng tình với phở nói về chuyện ăn phở, những miếng thịt trong tô phở, âu cũng là một điều thú vị trong cuộc sống bận rộn này.

Ngọc Lan/Người Việt
 

thiên thanh 12.10.2013 15:43:51 (permalink)
0
... nghe nhạc cuối tuần  ... 

...    ... 







Chiếc Lá Cuối Cùng 

Tác giả: Tuấn Khanh

Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng 
Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang 
Chiều vào thu tiễn em sầu lạnh giá 
Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa 

Đêm chia ly buồn gì sao chẳng nói 
Chỉ nghe tim nức nở trở về thôi 
Ngày buồn tênh cũng đưa chiều vào tối 
Mím môi cười mà nước mắt tuôn rơi 

Mộng về một đêm xuân sang 
Em thì thầm ngày đó thương anh 
Thuyền về một đêm trăng thanh 
Xây mộng vàng đậu bến sông xanh 

Mộng tàn tạ đêm trăng sao 
Sao ngậm ngùi từng chiếc lấp lánh 
Chờ một chiều xuân thơ trinh 
Cho lòng mình về với dĩ vãng 

Xa nhau chưa mà lòng nghe quạnh vắng 
Đường thênh thang gió lộng một mình ta 
Rượu cạn ly uống say lòng còn giá 
Lá trên cành một chiếc cuối bay xa
dzuylynh 13.10.2013 04:44:55 (permalink)
0
 
                   
cảm thi thóat ý từ tác phẩm nhiếp ảnh và tựa của Thanh Vân - vnthuquan .
                   dl xin chân thành cám ơn tác giả.  
                                                                               
NHỮNG CHIẾC LÁ THỜI GIAN
(tặng người thơ LinhVũ.Seattle)

khi chiếc lá đâm chồi non xanh mướt
giờ rụng rơi đã được định trước rồi
giòng thời gian muôn thuở vẫn êm trôi
ta bắt đầu hơi thở ở trong nôi
và chấm dứt nơi vành môi huyệt mộ
ta gặp nhau bởi từ duyên tri ngộ
và chia tay từ độ lá xa cành
níu thu vàng vớt một ít nắng hanh
cho đủ ấm đêm nay vành trăng khuyết
lá rụng rơi đâu cần lời ly biệt
mình xa nhau thương tiếc để làm gì
khi mùa thu đã cất bước ra đi
thời gian sẽ lau khô rèm mi lệ
khói thuốc có vàng thêm màu dâu bể
men cay sầu quay quắt kể niềm đau
heo may về hiu hắt đổ bờ ngâu
trơ trọi cuống vàng nâu sầu thu điếu
những chiếc lá thời gian đầy vi diệu
khoắng thinh không chuỗi giai điệu hôn trầm
lá buông cành hơi thở cũng lặng câm
lệ nhỏ xuống âm huyền cầm hư huyễn
*"Bóng Trên Sông" nhòa cánh chim tiễn biệt
cát sỏi vô tình liệm chút tình riêng...


dzuylynh.giữathuqúytỵ10.2013
*Bóng Trên Sông: tựa một thi phẩm LinhVũ
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.10.2013 06:50:56 bởi dzuylynh >
thiên thanh 15.10.2013 02:05:38 (permalink)
0
Khúc cuồng tưởng – Rhapsody [2]
 
 Thu Shang


 
Trước kia,... tôi vẫn hình dung ông ngồi trong căn phòng tràn ngập ánh sáng dịu màu xanh của những tán cây quanh ngôi biệt thự cổ kính. Ông lướt những ngón tay thon trắng trên phím dương cầm lơ đãng một bản Sérénade, một bản Nocturne hay có khi chỉ một Étude nào đó bất chợt nảy ra trong đầu. Những âm thanh thánh ca ngân trong trong lớp sương mù của dĩ vãng với những trận đánh đầy khói lửa chớp lòa những bóng người lính gục ngã. Những hình ảnh nhòe mờ ấy chầm chậm, vô thanh trên nền tiếng piano của ông.
 
Trước kia,... tôi hình dung ông là người thấm đẫm văn hóa Tây phương với những Baudelaire, Alfred de Musset, Denis Diderot, Anatole France... uyên bác, và nhân ái...
 
Trước kia,... tôi hình dung ông là một vị tướng Tây học mà hồn mang đầy khí tiết của những võ tướng phương Đông cổ... lừng lẫy với quân công chém tướng, đoạt thành... và thấp thoáng trong cuộc đời chiến trận ấy có bóng những giai nhân...
 
Trước kia tôi coi khinh những gã tướng Tây đã chê ông là tướng nướng quân, và có chuyên gia lịch sử từng nói về ông, rằng “Ông không phải là người tốt, vì người tốt không làm tràn đầy sách lịch sử bằng những chiến công của họ hay những chiến trường với những xác chết”... rằng “ông đã tách rời cảm xúc với những người cấp dưới, nên chỉ xem mạng sống của họ như những con tốt để sử dụng mà không hối tiếc [Cecil Currey- “Chiến thắng bằng mọi giá”]
 
Tôi nghĩ những kẻ ấy là lũ ngốc. Là tướng chỉ nên nghĩ đến đại cục, tính đến chung cuộc. Là võ quan, là sử gia, chả lẽ họ không biết trong chiến tranh người ta có thể dùng hàng ngàn quân cảm tử làm mồi nhử để dành chiến thắng quan trọng cuối cùng. Có thể thấy vô khối minh chứng cho điều này trong lịch sử quân sự. Có thể tìm ngay ở sự nghiệp của Alecxandre Đại đế hay Napoléon, Kutuzov, Zhukov... là những tướng tài mà người ta đem ra sánh với ông.
 
Trước kia, tôi cười thương cái tiểu khí ngu muội của những kẻ chê ông hèn và cứ đem cái chuyện “sinh đẻ có kế hoạch” ra để cười nhạo ông. Đặt vòng tránh thai hay phân phối bao cao su thì đã sao nào? Xưa, Hàn Tín nhà Hán thuở hàn vi đã phải chịu nhục chui qua háng gã hàng thịt ngoài chợ để được sống yên, để rồi sau thành Đại tướng nhà Hán cầm trăm vạn hùng binh cự nhau với Hạng Vương... Và sau được phong Vương đất Tề.
 
Trong Việt sử có một vị tướng cũng cùng họ với ông. Không phải là một vị tướng xoàng. Liệt kê những chức tước chính của vị này ra thì cũng không kém gì ông. Nếu ông là Đại tướng Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh..., thì vị này là Khâm sai Quán suất Hậu quân dinh Bình Tây Tham thắng Tướng quân Hộ giá, Quận công kiêm lãnh chức Đại Tướng quân.
 
Đó là Võ Tánh, đại tướng của nhà Nguyễn. Đã so sánh chức tước của vị này với kẻ hậu sinh cùng họ Võ mà ta đang bàn, thiết tưởng cũng nên nói qua về chiến tích của ông ta. Võ Tánh là người đã từng hạ nhiều thành trì, đánh bại, giết và thu hàng khá nhiều tướng giỏi của Tây Sơn như Đô đốc Nguyễn Văn Giáp, Đô đốc Nguyễn Thiệt, Đô đốc Lê Chất, Thái phó Lê Văn Đang và các tướng Đào Văn Hồ, Lê Văn Thanh, Nguyễn Đại Phát.....
 
Với danh vị và công tich của mình, Võ Tánh có thể được đảm bảo một cuộc sống yên ổn với những “tiêu chuẩn” cao cho dù có bị thất sủng hay thậm chí có bị rơi vào tay quân Tây Sơn.
 
Nhưng, Võ Tánh đã sống và chết như một vị dũng tướng lẫm liệt.

Khi bị quân Tây Sơn bao vây thành Bình Định, Võ Tánh đã dùng kế chịu bị vây hãm nhằm cầm chân giặc, để đại quân Nguyễn thay vì giải vây cho Bình Định đã tiến đánh thủy quân Tây Sơn ở Thị Nại và quân Nguyễn đã đại thắng trận thủy chiến lớn nhất của cuộc chiến, rồi tiếp đó theo kế sách của Võ Tánh quân Nguyễn lại tiến đánh chiếm thành Phú Xuân, trong khi Võ Tánh vẫn nhẫn chịu bị vây hãm ở Bình Định. Thất bại bởi mưu chước của chính kẻ đang bị mình vây hãm, tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu tức giận thúc quân ngày đêm công thành Bình Định.
 
Biết không thể giữ nổi thành, Võ Tánh đã viết thư cho Tây Sơn xin tha chết cho quân sĩ của mình, rồi dùng thuốc súng tự thiêu chết. Nghĩa khí của Võ Tánh đã khiến Trần Quang Diệu nể phục, cho khâm liệm thi hài tử tế và không giết hại quân binh nhà Nguyễn trong thành theo yêu cầu của Võ Tánh.
 
Còn ông, vị danh tướng hiện đại mà ta đang nói đến đây, trước kia, tôi hãnh diện về ông lắm, vì tôi cùng là đồng bào của ông mà!
 
Nhưng rồi có ngày tôi nhận ra một điều khủng khiếp: Ông sống thất đức và bội bạc! Ông bỏ mặc những thuộc hạ thân tín trung thành của mình oan ức trong lao tù... Những dân lành từng rải xương tưới máu trên dặm đường vinh quang của ông, ông cũng bỏ mặc họ sống trong tủi nhục, mặc dù những kẻ khốn nạn ấy cho đến nay vẫn tôn ông là thánh sống... Và trong khi họ rên xiết vì đau khổ thì ông lim dim thanh thản mổ những ngón tay xuống phím đàn.
 
Ông thờ chữ “Nhẫn”, chịu nhục, không phải để nuôi chí lớn như Hàn Tín, mà chỉ để được sống yên ổn cho đến chết; sống chỉ để an hưởng các “tiêu chuẩn” cao cấp hơn những người lính và những người dân khốn khổ của ông. Thế thôi.
 
Vậy mà tôi cứ hình dung ông như những vị tướng sa cơ bị giặc bắt hoặc bị bọn gian thần bức hại. Tôi đã hình dung, tôi đã ước ao cái cảnh trong một hội nghị cao cấp, tại một căn phòng âm u, hắc ám, ông đập bàn thét lên:
 
- Bọn khốn! Các ngươi hãy bỏ tù ta, tra tấn, đày đọa, chém đầu, treo cổ, phanh xác ta... hay làm gì vợ con ta cũng được... Nhưng hãy tha cho những tướng tá thân tín của ta, những văn nghệ sĩ từng là lính của ta... những người dân đang sống trong khốn cùng và oan ức... Hãy buông tha cho những người vô tội đó.
 
Tôi cũng đã hình dung ra ông khẳng khái lẫm liệt như danh tướng Trần Bình Trọng khi xưa, quát vào mặt những kẻ phản nước hại dân rằng:“Ta thà làm ma không toàn thây cùng với những liệt sĩ Điện Biên Phủ năm xưa, còn hơn làm Chủ tịch Hội đồng hay Ủy ban gì đó của các ngươi... để hại dân lành”
 
Than ôi, tôi nghẹn khóc viết những dòng này khi biết ông vui vẻ thanh thản không một chút hối tiếc ân hận gì trước khi nhắm mắt.
 
Ngay cả cái trò đàn địch ấy tôi cũng ngu nốt khi tưởng tượng về ông với những Rhapsody, Nocturne... gì đó. Theo một bài báo tôi đọc hôm kia thì có lẽ ông chỉ mổ cò mấy bài đại loại như “Quảng Bình quê ta ơi”, “Hoa thơm bướm lượn” theo hướng dẫn của một ai đó bên ngành Văn hóa Thông tin...
 
Ông là thế. Vậy mà tôi đã hình dung trước khi ra pháp trường vì tội mưu phản mà chính những kẻ phản quốc gán cho, ông yêu cầu được chơi bản nhạc cuối cùng trên cây đàn piano của mình, bản “Rhapsody No.2” của Franz Liszt.
  •  Và bằng những ngón tay từng cầm bút ký những quân lệnh nổi tiếng trong bi sử đẫm máu của nước Việt, ông đã chơi với tiết tấu hối hả cuồng nộ và với cường độ mạnh mẽ chưa từng thấy ở những nghệ sĩ trình tấu dương cầm thượng thặng. Cho đến khi những ngón tay của ông giập nát và những phím đàn vụn vỡ bởi hợp âm mãnh liệt cuối cùng...
     
    _________________________
  • http://www.youtube.com/watch?v=7H99FM6S8rU
     

  • [YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=7H99FM6S8rU[/YouTube]
     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.10.2013 02:16:12 bởi thiên thanh >
    Phù vân 15.10.2013 02:23:04 (permalink)
    0
    ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
     

    Hạ cờ rũ ngay trong ngày Quốc tang để đón tiếp phái đoàn Trung Cộng
     


    Cờ rũ Việt Cộng từ từ hạ xuống để đón tiếp phái đoàn Trung Cộng ngay trong ngày Quốc tang thứ 2, 13-10-2013.

     
    Ngay khi cả nước còn đang chìm trong tang thương của ngày Quốc tang thứ 2, ngay khi chiếc xe cuối cùng rước linh cữu Đại tướng vừa khuất bóng khỏi nội thành Thủ đô, loa phường tại nhiều địa bàn trọng điểm Hà Nội đã ra rả yêu cầu các hộ gia đình khẩn trương hạ cờ rủ. Các công sở đồng loạt trút bỏ quốc kỳ băng đen khi linh cữu Đại tướng chưa ra khỏi địa bàn Thủ đô. Công an và cán bộ cơ sở đi từng nhà yêu cầu mọi người dân triệt để chấp hành lệnh của UBND Thành phố. Nhân dân vô cùng ngỡ ngàng tưởng đã có một cuộc lật đổ chính quyền vừa xảy ra tại Thủ đô. Nhiều cụ già, nhiều cựu chiến binh cự lại thì bị đe dọa cưỡng chế. “Chúng ta đang để tang cụ Đại tướng theo nghi thức Quốc tang cơ mà. Phải để chúng tôi khóc Đại tướng nốt ngày hôm nay cho trọn đạo. Các anh còn có lương tâm con người hay không?”
     
    Cách đó hơn nửa giờ, ông Phạm Quang Nghị (Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy) còn rập đầu trước anh linh cửu Đại tướng thề bồi này kia. Ngay khi quan chức và Công an Hà Nội đang cưỡng chế nhân dân bắt hạ cờ rủ không cho để tang Đại tướng nốt ngày Quốc tang thứ 2 (13/10/2013) thì ông quan đầu tỉnh Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vẫn đang tháp tùng linh cữu Đại tướng ra sân bay và theo vào tận nơi an táng Đại tướng tại Quảng Bình.
     
    Dưới đây là lý do để chính quyền Hà Nội cùng Bộ Ngoại giao bắt các cơ quan phải bỏ tang giữa ngày đồng thời cưỡng chế nhân dân không cho để tang Đại tướng hết ngày Quốc tang thứ 2. Việc bắt dân hạ cờ rủ được thực hiện ngay tại Thủ đô Hà Nội khi linh cữu Đại tướng chưa ra tới sân bay Nội Bài, VTV1 vẫn đang truyền hình trực tiếp lễ Quốc tang Người và hàng chục triệu nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài vẫn đang khóc Đại tướng.
     

    Công văn của Bộ Ngoại giao
     

    Công văn của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.
     
    Trong lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, chưa có một Quốc tang nào bị hạ cờ giữa chừng như vậy. Hành động vô lương tâm này của Bộ Ngoại giao và Thành phố Hà Nội, sự đớn hèn của Bộ Chính trị mà đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (cúi đầu vâng theo chỉ bảo của Bắc Kinh) không còn là sự hỗn láo đơn thuần, mà nghiêm trọng hơn, là sự thách thức ý chí độc lập, lòng tự trọng của dân tộc và nhân dân Việt Nam, thách thức chủ quyền của Tổ quốc Việt Nam trong giờ phút đau thương, ngặt nghèo nhất.
     
    CauNhatTan Blog

     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.10.2013 02:51:53 bởi Phù vân >
    thiên thanh 15.10.2013 03:07:04 (permalink)
    0
    Chiêm ngưỡng ‘bông hoa dại’ giữa lòng biển  



    Flores là một trong những hòn đảo du lịch nổi tiếng của Indonesia. Tên của đảo được đặt theo tiếng Bồ Đào Nha, nghĩa là ‘những bông hoa’.

    Điểm đến quen thuộc nhất của du khách trong mọi lộ trình đến Flores là Kelimutu, ngọn núi lửa lớn với hồ nước ba màu độc đá, gần thị trấn Moni. Hồ nước này nằm ngay trong lòng chảo núi lửa, được bồi đắp bởi nguồn khí ga tự nhiên, tạo thành nước có acid cực dồi dào. 



    Do tình trạng oxi hóa đặc trưng, nước hồ nơi đây chuyển ba màu rất ấn tượng, đỏ sáng, xanh lá cây và xanh da trời. Hiện tượng độc đáo này thu hút rất nhiều du khách gần xa kéo tới để được chiêm ngưỡng tận mắt. 



    Với đặc trưng màu nước biển xanh tuyệt đẹp của Đông Nam Á, những bờ biển phía Bắc đảo Flores như Maumere và Riung là điểm đến quen thuộc cho những du khách thích bơi và lặn biển ngắm san hô. 







    Từ cực Tây của đảo Flores là Labuan Bajo, du khách có thể lựa chọn các tour tới đảo Komodo gần đó để thăm thế giới của những chú rồng Komodo nổi tiếng của xứ Indonesia. Labuan Bajo cũng là điểm đến được giới lặn biển yêu thích. Họ kéo tới đây để chiêm ngưỡng loài cá mập voi khổng lồ. 





    Không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái đa dạng, Flores còn thu hút những du khách thích khám phá văn hóa truyền thống bản địa. Điểm dừng chân không thể bỏ qua cho tuýp người này là làng văn hóa của người dân tộc Ngada, đặc biệt là hai làng Luba và Bena. 



    Những ngôi làng này vẫn giữ được nét cổ truyền với những mái nhà lợp rơm, rạ đặc trưng, khá giống nhà Rông của người Tây Nguyên ở Việt Nam, ẩn mình giữa những đỉnh núi lửa cao vút. Do địa thế đặc biệt này, các tổ chức thế giới đều rất lo lắng về sự sinh tồn của ngôi làng trước các thảm họa thiên nhiên. 



    Ngôi làng còn giữ được các di tích cổ từ thời kỳ đồ đá và đặc biệt người dân Ngada vẫn rất trân trọng các giá trị truyền thống như các phong tục tập quán, trò chơi cổ truyền… Thời điểm lý tưởng nhất để tìm hiểu sâu xa về văn hóa bản địa là vào các dịp lễ hội địa phương. 



     
     
    Supertramp (Xzone/Tri Thức Thời Đại)

     
    Thay đổi trang: << < 222324 > >> | Trang 23 của 58 trang, bài viết từ 331 đến 345 trên tổng số 867 bài trong đề mục
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9