GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 222324 > >> | Trang 24 của 58 trang, bài viết từ 346 đến 360 trên tổng số 867 bài trong đề mục
thiên thanh 15.10.2013 03:10:38 (permalink)
0

***
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.10.2013 21:10:37 bởi thiên thanh >
dzuylynh 15.10.2013 10:00:38 (permalink)
0


            

 
hạnh phúc mong manh

tháng mười.
em về mang theo hương tịnh yên
vùi trên vai anh giọt nước mắt lăn ngập miền thương nhớ
mấy mùa trăng xa bỗng gần lại bất ngờ
nụ hôn vội ngập ngừng rất mới
một vòng tay ôm kín nửa mùa thu, tưởng chừng xa diệu vợi không còn
nửa còn lại khuất sau cánh lá, lá thật gần
lá chưa vàng đông chớm lạnh đã chực ùa sang
chậm lại tháng năm, chậm lại mạch đời
đêm chơi vơi...
tháng mười đi qua nỗi muộn màng ở lại
hương tịnh yên bàng bạc cuối căn phòng
trong sâu thẳm trái tim tình yêu thổn thức
ánh nến chập chùng vây quanh 
hoa tým bồng bềnh thênh thang
hạnh phúc mong manh dễ vỡ, em nhớ giữ trong tay
bàn tay gầy vuốt mắt anh trong một lần qúa khứ
lúc em nói lời từ biệt, lệ long lanh
chạy quanh mắt ngọn nến mở trừng trừng
trói chặt tháng mười, anh, em, vòng tay, nụ hôn bỏng rát

tháng mười.
em về mang theo hương tịnh yên
ơn em một lần là mãi mãi
sao không thổi chút hương thừa hạnh phúc chảy về bên kia miền tây bắc...
lan xa hơn nữa một bờ đại tây dương...
ở đó
có người hà hơi vào khung cửa kiếng, ngắm bóng mình mờ mịt khói hương
thấy thơ giãy chết giữa linh hồn cô đơn thoi thóp
vẫn biết rằng
đôi khi
hạnh phúc thật mong manh

dzuylynh.thángmười.haikhôngmườiba


 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.10.2013 07:38:14 bởi dzuylynh >
Phù vân 15.10.2013 23:02:31 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
Ngày Tàn Của Trung Cộng

(10/12/2013) 
Tác giả : Vi Anh
Ngày 1 tháng 10 năm 2013 vừa qua là ngày chế độ Trung Cộng kỷ niệm 64 năm nắm được chánh quyền của nước Trung Hoa được CS đổi tên là Trung Quốc. Nhơn thời điểm này hai nhân vật Bào Đồng cựu Bí Thư của Cố Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương của Đảng CS Trung Quốc  và Cựu Giáo sư Hạ Vệ Phương của Đại Học  Bắc Kinh phổ biến một bài viết dài trên mạng của Asia News.it. Đại ý nói Đảng CS độc tài đảng trị toàn diện đang thống trị TC đã rệu nát bên trong, Đảng này khó tránh khỏi sự sụp đổ hay lật đổ.

Thoạt mới nghe nhận định này ắt không ít người thắc mắc, làm gì có chuyện đó. TC hiện là đệ nhi siêu cường kinh tế thế giới, vượt qua Nhựt mấy năm rồi. Đệ nhứt siêu cường Mỹ còn phải ngửa tay vay mượn của TC 1.260 tỷ USD kia mà. TC quậy đục nước biển Á châu Thái bình Dương, cố giành thế hải thượng của Mỹ. Người khổng lồ TC đang bước những bước dài, lớn ở Phi châu, Nam Mỹ.

Nhưng bình tâm xét con người và sự việc dẫn chứng, hai nhân vật tiên đoán ngày tàn của TC là nguồn tin khả tín. Ông Bào Đồng là thư ký riêng (bí thư) của cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương và Ô Hạ Vệ Phương là giáo sư đại học Bắc Kinh ly khai khỏi CS.  Hai Ông này ngoài kiến thức và kinh nghiệm sống trong chế độ TC phân tích một cách rất thực tế qua dòng lịch sử cũng như qua thực tiển tình hình của TC, có so sánh, đối chiếu trong bối cảnh của vùng và thế giới.
Ô. Bào Đồng từng chứng kiến thời Mùa Xuân Bắc Kinh sắp bắt đầu với sinh viên là tương lai của dân tộc. Tổng bí thư Triệu Tử Dương là nhà lãnh đạo cải cách bị loại trừ, cách chức vì Ông chống các biện pháp đàn áp của Ô. Đặng tiểu Bình dùng quân đội với xe tăng năm 1989, tạo thành một vết nhơ tới bây giờ Đảng Nhà Nước TC còn cố che dấu.

Theo RFI điểm tin nói trên thì “Ô. Bào Đồng khẳng định: Trung Quốc thực chất không phải là nền cộng hòa mà cũng không tôn trọng nhân dân. Ông chỉ rõ «Trung Quốc ăn mừng 64 năm chế độ xây dựng trên sự áp bức nhân dân». “Hệ thống chính trị Trung Quốc mang bản chất trấn áp, bất công và tham nhũng. Từ khi Trung Hoa được «giải phóng», quyền của công dân bị xem là «tà ngụy». Dưới bảng hiệu «chuyên chế vô sản» một hệ thống độc tài khác khai sinh: đảng Cộng sản tự cho mình có toàn quyền thống trị mọi lãnh vực xã hội, kinh khiếp hơn bất kỳ chế độ phong kiến hay độc tài cá nhân nào. Nhân dân «được giải phóng» phải tuân thủ mệnh lệnh của đảng Cộng sản.

“Nếu trước năm 1949, những hành vi áp bức, bóc lột được xem là phi lý thì sau ngày «giải phóng» hiện tượng thối nát đó được sống lại và được đảng tôn vinh: sau khi kích động bần cố nông tước đoạt tài sản của địa chủ thì tài sản khổng lồ này bị đảng tóm thu hết nhân danh hợp tác xã. Thực chất thì đất đai, công ty xí nghiệp được «biến hóa» thành tài sản riêng của những người gọi là cách mạng và con cháu họ dưới nhãn hiệu «tài sản xã hội chủ nghĩa» dù Mao không nói đến «chia chác» như vậy.

“Đó chính là lý do sâu xa mà bộ máy tuyên truyền lờ đi giai đoạn «cướp chính quyền» mà tập trung vào chuyện bí ẩn «xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa».
“Về niềm kiêu hãnh «nhờ Đảng mà Trung Quốc lên hàng cường quốc kinh tế thứ hai thế giới» thì ông Bào Đồng nhắc dân Trung Hoa hãy nhớ là trước năm 1949, Trung Quốc đã chiếm thứ hạng này, và phải mất 64 năm mới trở về thứ hạng cũ. Ông bình luận một cách mỉa mai: Phải mất 64 năm học tập, người dân Trung Hoa mới ngộ ra «sự thật» là xứng đáng được những kẻ cầm quyền hiện nay lãnh đạo. Mà «sự thật» trong chế độ này là do đảng quyết định.

“Hệ quả là người dân Trung Hoa từ thế hệ này qua thế hệ khác phải chịu đựng tệ nạn tham nhũng tràn lan, nạn ô nhiễm từ trên trên trời xuống lòng đất.
Đó là «mô hình» Trung Quốc được xây dựng trong 64 năm qua. Trong khi đảng cố gắng phô bày bộ mặt phấn son với quốc tế thì trong nội bộ, họ ý thức được các nhược điểm cốt lõi này với những lời «bôi nhọ lẫn nhau» hay biện minh là «cần học hỏi thêm».
“Để kết luận, nhà ly khai Bào Đồng khẳng định ông không có ý hạ nhục chế độ, nhưng một cơ chế chính trị không chấp nhận đối kháng là một cơ chế tiêu vong, trừ phi còn có những người có tinh thần can đảm cải cách nó.

“Đây cũng là nhận định của giáo sư Hạ Vệ Phương. Ông không phải là nhà ly khai hay đối lập mà là một chuyên gia luật pháp của Đại học Bắc Kinh. Trả lời phỏng vấn của nhật báo South China Morning Post, giáo sư Hạ Vệ Phương cho biết ông Tập Cận Bình đã làm giới trí thức thất vọng. Nếu không chấp nhận tự do báo chí và tư pháp độc lập để trong sạch hóa guồng máy chính quyền, thì chế độ này, theo giáo sư Hạ Vệ Phương, sẽ bị cáo chung: «Khi dân chúng mất hết niềm hy vọng, khi không còn gì để mất, thì chỉ còn giải pháp sau cùng: nổi dậy làm cách mạng».”
Kiểm chứng những nhận định của ông Cưu Bí Thư của Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương và của vị Cựu Giáo sư Đại Học Bắc Kinh thì người ta thấy bây giờ thâm cung bí sử Đảng rối như nhau mèo và đấu đá giành quyền như băng đảng tội phạm có tổ chức, sẵn sàng ‘trải thảm’ thịt nhau.

Tiêu biểu như  hiện tại Chủ Tịch Tập cận Bình dùng đòn phê bình tự phê bình và tố giác hành vi sai trái của Mao trạch Đông để tạo thành phong trào bài trừ tham nhũng để hạ đối thủ như Bạc Hy Lai và phe đảng đối nghich với Ô Bỉnh trong Đảng. Bạc hy Lai cũng là hoàng tử đỏ tạo uy thế cũng bằng hình thức ‘hoài Mao’ và giấc mộng Trung Hoa. Một rừng không hai cọp, một nước không hai vua, vì thế Ô Bình kết họp với Ô. Hồ cẩm Đào diệt gọn Bạc hy Lai, kể cả bà vợ cũng không nương tay, bà Cốc Hy Lai cũng bị án tử hình treo.

Còn bên ngoài xã hội thì Ô Bình thấy ‘mầm móng nỗi loạn’ (chữ của báo Pháp Le Monde dùng), nên Ô Tập cận Bình tuyên chiến với giới bloggers phạt tù 3 năm những ai dùng blog phổ biến tin mà Ông cho là làm mất uy tín Đảng Nhà Nước, nếu blog đó có 5.000 người xem và chuyển đi 500 lân.
Biện pháp của TC mạnh bạo hơn Nghị Định 72 của CSVN, cấm không được dùng blog phổ biến thông tin, nghị luận kể cả của “báo đài” của Đảng Nhà Nước, vi Nghị Định cho rằng blog chỉ là trang nhựt ký.

Nếu VNCS tuyển hàng ngàn ‘tuyên truyền viên miệng” để phản tuyên truyền lại chống làng dân báo, giới bloggers, thì TC tin mới đây đang tuyển hơn hai triệu người giám sát Internet.
CS ở TQ và VN số đảng viên chỉ bằng 3%, 4% trong khi dân số của TQ hơn 1 tỷ 300 triệu, VN 90 triệu. Liệu CS  trấn áp được không khi dân chúng tức nước bể bờ./. (Vi Anh)
dzuylynh 16.10.2013 08:00:58 (permalink)
0
TƯ TƯỞNG - TRIẾT LÝ
Sinh Ký Tử Quy - Bài của Thiền Sư Ajahn Chah  
http://www.ajahnchah.org/ 
Ðaị sư Ajahn Chah, có lối giảng dậy thật giản dị, chân thực đã nói chuyện với một nữ đệ tử già yếu đang sắp chết. Bằng một giọng trầm tĩnh sâu xa, đại sư nhắc lại cho bà nghe về lý vô thường, và dạy những phương tiện để đối phó với những đau khổ: “Thở một hơi dài và tập trung tư tưởng nơi câu niệm Phật. Hãy tập làm điều này cho thành thói quen.” , dùng những câu nói có năng lực tốt lành diệu dụng để bảo vệ tâm trí khỏi những khởi niệm về trạng thái đau khổ của một người đang nằm trên giường bệnh.
Ðức Phật đã thường xuyên nhắc nhở các đệ tử rằng: "tất cả những gì theo duyên khởi cũng đều theo duyên diệt".
Hôm nay thầy không đem đến những gì về vật chất cho con, mà chỉ đem đến những lời dậy của Ðức Phật. Con phải hiểu rằng ngay Đức Phật với phước huệ vô biên cũng không thể tránh được cái chết. Khi Phật đến tuổi già ngài đã buông bỏ cái xác thân già yếu và những gánh nặng của nó. Bây giờ con cũng phải tập bằng lòng với những tháng năm con đã ở trong thân xác này. Con phải cảm thấy rằng như vậy là cũng đủ rồi.

Con có thể so sánh thân như những vật gia dụng đã dùng đến lâu năm-- những ly tách, đĩa bàn v.v... Khi con mới có chúng, trông chúng thật là sạch sẽ và bóng láng, nhưng bây giờ, sau một thời gian dài đã dùng lâu, chúng bắt đầu mờ xấu đi. Có cái đã vỡ rồi, có cái thì mất đi, và những cái còn lại cũng tàn tạ dần, chúng không giữ mãi được hình dạng cũ, và đó là bản chất của chúng. Thân của con cũng như vậy - nó thường xuyên thay đổi ngay từ ngày con chào đời, trải qua tuổi thơ ấu và thiếu niên, cho đến tuổi già hiện nay. Con phải chấp nhận điều đó. Phật đã nói rằng những duyên hợp, dù là duyên hợp trong tâm thân hay ở ngoài, đều là vô ngã, bản chất của nó là luôn luôn thay đổi. Khối thịt đang nằm đây suy hoại chính là sự thật. Phật dậy rằng bản chất của thân là như vậy, sanh ra , già yếu đi, mang bệnh rồi chết, không thể nào khác hơn được. Ðó là một sự thật lớn mà con đang gập phải đây. Hãy nhìn thân xác mình với trí tuệ và nhận thức được sự thật đó.

Ngay cả khi nhà con đang bị đe dọa bởi bão lụt hay lửa cháy , dù hiểm nguy ấy có đến cỡ nào, cũng chỉ cho nó ảnh hưởng đến cái nhà thôi. Nếu có bão lụt, đừng để nó ngập lụt tâm mình. Nếu có lửa cháy, đừng để cho lửa cháy tâm mình, mà chỉ cháy nhà thôi, chỉ những gì bên ngoài mình mới bị ngập lụt và cháy thôi. Hãy để tâm buông xả khỏi những ràng buộc. Thời điểm đã đến rồi.

Con đã sống một thời gian lâu dài. Mắt con đã thấy được nhiều hình sắc, tai con đã nghe bao nhiêu là âm thanh, con đã có bao nhiêu là kinh nghiệm trong đời. Và chúng chỉ là thế thôi - chỉ là những kinh nghiệm. Con đã ăn biết bao nhiêu của ngon vật lạ, và tất cả những vị ngon đó chỉ là vị ngon, thế thôi. Những vị dở cũng chỉ là những vị dở, thế thôi. Nếu mắt có thấy một bóng hình đẹp, thì đó cũng chỉ là một bóng hình đẹp, thế thôi. Một hình dạng xấu cũng chỉ là một hình dạng xấu. Tai có nghe những âm thanh hấp dẫn, du dương thì cũng chỉ là như thế, không có gì hơn. Một âm thanh khúc mắc, chói tai thì cũng chỉ là một âm thanh thế thôi.

Ðức Phật dậy rằng mọi chúng sinh dù là người hay là thú , dù giầu hay nghèo, già hay trẻ, không ai là có thể tồn tại lâu dài mãi mãi trong một tình trạng , mọi thứ đều sẽ phải thay đổi và xa rời đi. Ðó là một sự thật sống mà chúng ta chẳng thể nào sửa đổi được. Nhưng điều chúng ta có thể làm được là quán tưởng về tâm và thân này để thấy sự vô ngã của nó, để thấy rằng chúng không phải là "ta" hay "của ta". Chúng chỉ là những thực tại tạm thời. Cũng như cái nhà này, nó là chỉ của con trên danh nghĩa, con không thể đem nó theo đi đâu được. Cũng như những tài sản, những của cải này và gia đình thân quyến - tất cả cũng chỉ là của con trên danh nghĩa, họ không thực sự thuộc về con, họ thuộc về thiên nhiên. Chân lý này không phải chỉ áp dụng cho riêng con, tất cả mọi người đều phải chịu như vậy, kể cả Phật và những vị đệ tử đã giác ngộ của ngài. Nhưng họ khác biệt chúng ta ở một điểm, đó là họ nhìn mọi việc theo đúng sự thực của chúng, họ thấy rằng nó là như vậy, và không thể nào khác hơn được.

Như vậy chúng ta phải quán chiếu trên thân này, từ gót chân lên đến đỉnh đầu và rồi lại trở xuống chân . Hãy nhìn lại thân mình xem, ta thấy những gì? Có cái gì tự nó là thanh tịnh không? Cò thấy có chất gì trường tồn không? Thân xác này thường xuyên suy hoại dần và Phật dậy rằng nó không thuộc về chúng ta. Nhưng đó là cái lẽ tự nhiên, vì tất cả mọi hiện tượng do duyên hợp đều phải thay đổi. Ðiều làm ta đau khổ không phải là thân này, mà chính là sự suy nghĩ sai lầm. Khi ta nhìn điều phải một cách sai trái, thế nào cũng có sự lầm lạc.

Xem như nước trên giòng sông. Nước chẩy xuôi xuống từ nguồn, nó không bao giờ chẩy ngược, bản chất nó là như vậy.Nếu có một người nào đó đứng trên bờ sông nhìn giòng nước chẩy mà lại điên rồ muốn nó chẩy ngược lại, thì hắn sẽ phải chịu đau khổ. Có làm gì đi nữa, tâm hắn cũng phải khó chịu vì sự suy nghĩ sai lạc này. Hắn sẽ cảm thấy không vui vì quan niệm muốn nước chẩy ngược lại của hắn. Nếu có chánh kiến, hắn sẽ thấy là nước tất yếu sẽ phải chẩy xuôi từ nguồn và khi hắn khong nhận thức và chấp nhận được điều đó, hắn sẽ còn phải chịu những bực bội và bất an.

Giòng nước chẩy xuôi từ nguồn cũng ví như thân xác. Thân xác con đã có thời trẻ trung, bây giờ nó già đi và đang tiến dần đến cái chết. Ðừng mơ ước điều gì khác hơn. Ðó không phải là điều chúng ta có khả năng sửa đổi được. Ðức Phật dậy chúng ta phải thấy rõ như vậy và xả bỏ đi những ràng buộc. Hãy an trú nơi tâm niệm buông xả này dù cho con có cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Thở một hơi dài và tập trung tư tưởng nơi câu niệm phật. Hãy tập làm điều này cho thành thói quen. Càng mệt mỏi lại càng phải chuyên chú tập trung tư tưởng để có thể đương đầu với những cảm giác đau đớn dâng lên. Khi bắt đầu thấy mệt, hãy ngừng ngay những vọng tưởng, để tâm trí tập trung vào hơi thở. Hãy chuyên chú niệm Phật trong tâm. Xả bỏ đi những vấn đề bên ngoài. Ðừng vướng mắc vào những suy tư về con cái, bà con thân thuộc, đừng bám víu vào bất cứ một cái gì. Hãy buông xả, nhiếp tâm theo dõi vào hơi thở cho đến khi tâm càng lúc càng trở nên tinh tế hơn, những cảm thọ mờ dần và chỉ còn lại một trạng thái tỉnh thức và sáng suốt. Khi đó những cảm giác đau đớn dâng lên sẽ tự lắng xuống dần. Khi tiễn biệt một người thân, chúng ta đi ra nhìn theo cho đến khi khuất bóng rồi mới trở vào trong nhà. Chúng ta cũng theo dõi hơi thở như vậy, Nếu hơi thở thô phù, ta biết đó là thô phù, hơi thở vi tế, ta biết đó là vi tế. Cho đến lúc hơi thở càng ngày càng nhẹ đi, chúng ta vẫn tiếp tục theo dõi trong khi giữ cho tâm mình được tỉnh táo . Dần dần tâm sẽ không nhận thức về hơi thở nữa mà ở trong một trạng thái tỉnh thức hoàn toàn. Cái đó gọi là "tri kiến Phật". Sự tỉnh thức và sáng suốt trong tâm ta ấy gọi là "Phật", chỉ cho tính giác ngộ, linh mẫn, trí huệ. Khi chúng ta đạt tới đó, ta sẽ thấy rằng tâm và Phật cũng là một.

Văy con hãy buông xả, quên đi hết mọi sự để chỉ còn sự hiểu biết sáng suốt trong tâm. Ðừng bị mê hoặc nếu có những ảo giác hay âm thanh. Hãy xả bỏ chúng đi, đừng ôm ấp bất cứ điều gì. Ðừng lo lắng về quá khứ hay tương lai, hãy để tâm tĩnh lặng và con sẽ đạt được trạng thái của tính "không" trong đó không có tiến hay thoái, không có sự ngừng lại, không có gì để bám víu hay ràng buộc vào. Tại sao? Vì không còn có bản ngã, không còn cái "tôi" hay "của tôi". Tất cả đều đã tan biến đi rồi.

Thực hiện được Pháp, con đường đưa đến sự giải thoát khỏi vòng sanh tử, là một viêc chúng ta phải tự mình làm. Vậy hãy tiếp tục buông xả và tìm hiểu được lý Ðạo. Ðừng lo lắng gì về gia đình của con nữa. Bây giờ họ đang như thế, nhưng tương lai rồi họ cũng như con thôi. Không ai trên thế giới này là có thể trốn thoát được số phận đó. Ðức Phật đã dậy chúng ta là phải buông bỏ hết mọi sự giả hợp không thật trên thế gian này. Nếu con buông bỏ được, con sẽ thấy đươc chân lý.

Ngay cả khi con đang thấy mình suy nghĩ cũng không sao cả, miễn sao con biết suy nghĩ với trí tuệ, đừng có những ý tưởng si mê. Nếu nghĩ về con cái hãy nghĩ đến chúng trong sự hiểu biết, không phải trong sự mù quáng ngu si. Tâm con hướng về đâu, hãy nghĩ đến điều đó và hiểu rõ nó, biết rõ thực chất của nó như thế nào. Nếu con có trí tuệ hiểu biết về một điều gì con có thể buông bỏ một cách dễ dàng và không còn đau khổ. Tâm của con sẽ trong sáng, an lạc, và vững chắc vì không bị phân tán. Còn ngay bây giờ thì con phải nương về hơi thở để làm phương tiện trợ giúp cho con. Ðây là việc con phải làm, không ai khác làm thế được. Ðể người khác làm những việc của họ. Con có những việc và trách nhiệm của riêng con và con không cần ôm lấy những trách nhiệm của người khác. Buông bỏ đươc, tâm trí con sẽ được yên ổn. Trách nhiệm duy nhất mà con bây giờ là chuyên chú vào tâm mình và tìm cách làm cho nó được an bình. Hãy để những việc khác cho người khác lo. Sắc, thanh, hương, vị - để lại cho người khác lo. Nếu có bất cứ cái gì khởi lên, lo sợ hay đau đớn hay sự lo lắng về một điều gì đó, hãy nói với nó rằng: "Ðừng có làm rộn tôi. Tôi không còn can dự gì nữa." Hãy tự nhủ như vậy cho đến khi con thấy được Pháp.

Pháp có nghĩa là gì? Tất cả mọi sự đều có thể gọi là pháp. Không có cái gì mà không có pháp trong đó cả. Như vậy cái gì là "thế gian"? Thế gian chính là trạng thái tinh thần bị khích động. "Người này sẽ làm gì? Người kia sẽ làm gì? Họ sẽ xoay sở như thế nào đây?" Tất cả những điều đó là "thế gian". Ngay cả một khởi niệm lo sợ về cái chết hay sự đau đớn cũng là thế gian. Hãy buông bỏ thế gian đi! Thế gian chỉ là thế gian vậy thôi. Nếu để nó xâm chiếm vào trong ý thức, tâm trí con sẽ trở nên tối tăm và không còn nhận thấy được chính nó nữa. Vì vậy mỗi khi có khởi niệm, hãy nói rằng:"Ðây không phải là việc để tôi phải bận tâm. Nó là vô thường, không đem lại sự thỏa mãn và trống rỗng".


Nghĩ rằng mình muốn được sống lâu dài sẽ làm cho ta đau khổ. Nhưng nghĩ rằng mình muốn chết thật mau chóng, đó cũng là sự đau khổ. Những nhân duyên không thuộc về chúng ta, chúng đi theo những luật lệ tự nhiên của chúng. Ta không thể làm được gì với tình trạng thân thể của mình. Ta có thể làm đẹp nó một chút, làm cho nó sạch sẽ và trông hấp dẫn trong một thời gian, như những cô gái môi son má phấn và chải chuốt móng tay , nhưng khi tuổi già đến , tất cả mọi người đều ở trong một tình trạng như nhau. Ðó là điều ta phải chấp nhận với thân vô thường này, ta không thể làm gì khác được. Nhưng đối với tâm trí, ta có thể cải thiện và đưa nó đến chân mỹ được.

Ai cũng có thể xây được một căn nhà bằng gạch đá và gỗ, nhưng Ðức Phật dậy rằng ngôi nhà như vậy không phải là nhà đích thực của ta, nó chỉ là của ta trên danh nghĩa. Nó là căn nhà thế gian và nó sẽ đi theo con đường của thế gian. Ngôi nhà đích thực của ta là sự an bình trong tâm. Một ngôi nhà bằng vật liệu vật chất ở ngoài có thể đẹp đẽ đấy nhưng không đem lại sự an bình. Ta phải lo âu nhiều thứ về nó, hết viêc này đến việc kia phải nghĩ đến. Vì thế ta nói rằng đó không phải là mái nhà đích thực của ta, nó ở ngoài ta, sớm muộn gì ta cũng sẽ phải bỏ nó lại. Ðó không phải là một nơi ta có thể ở mãi được vì nó không thực sự thuộc về ta, nó là một phần của thế gian này. Thân của ta cũng như vậy, ta tưởng rằng nó là ta, là "tôi" và "của tôi", nhưng thực sự nó không phải như vậy , nó cũng chỉ là một ngôi nhà thế gian khác mà thôi. Thân của con đã trải qua diễn tiến tự nhiên của nó từ lúc mới sanh ra cho đến bây giờ, nay nó đã già và bệnh hoạn, con không thể ngăn cấm điều đó được, đó là cái lẽ tự nhiên phải như vậy. Khi con nhận thấy thân con người phải già đi và chết, con sẽ tìm được sức mạnh và nghị lực. Dù con có muốn thân này tiếp tục sống và kéo dài tuổi thọ đến đâu, nó cũng không làm như vậy được.

Ðức Phật nói:

Anicca vata sankhara 
Uppadavayadhammino 
Upajjjhitva nirujjhanti
Tesam vupasamo sukho

 
Chữ sankhara (samskara) tiếng Phạn nói đến cái thân ngũ uẩn này. Thân ngũ uẩn là vô thường và bất định, vừa được hình thành xong chúng lại biến đi, vừa khởi lên chúng đã qua mất.
Xem như hơi thở, chúng vừa vào , lại phải ra ngay, đó là cái lẽ tự nhiên phải như vậy. Hít vào và thở ra là phải luân phiên với nhau, phải có sự thay đổi như vậy. Thân ngũ uẩn tồn tại qua sự thay đổi. Thử nghĩ xem, ta có thể thở ra mà không thở vào được không? Nếu như vậy ta có thấy tốt hơn gì không? Hay ta có thể nào chỉ có hít vào được không? Chúng ta muốn mọi vật đều thường tồn nhưng không thể nào như thế được. Một khi hơi thở đã vào trong, nó lại phải ra ngay, và khi nó ra rồi nó lại phải trở vào và đó là điều tự nhiên thôi, có phải không? Một khi đã sinh ra chúng ta sẽ phải già đi, phải mang bệnh tật và rồi chết đi, đó cũng là điều hoàn toàn tự nhiên bình thường. Ðó là bởi vì thân ngũ uẩn đã làm xong việc của nó, bởi vì hơi thở ra thở vào phải luân phiên như vậy, nên nhân loại mới còn tồn tại đến ngày nay.
Ngay khi chúng ta vừa sinh ra, chúng ta đã bắt đầu chết. Sự sinh và tử của chúng ta chỉ là một. Cũng giống như cái cây: khi có rễ, tức phải có cành. Khi có cành lá, tức phải có rễ. Không thể nào có cái này mà không có cái kia. Thật là khôi hài khi con người ta mỗi khi đối diện với cái chết là đau đớn khổ sở đến mất hồn và sợ hãi, buồn rầu, trong khi lại sung sướng vui mừng khi có người được sinh ra. Tôi nghĩ là nếu chúng ta muốn khóc, hãy khóc khi có người sinh ra. Vì thực sự ra sinh tức là tử, mà tử tức là sinh, rễ là cành, mà cành cũng là rễ. Nếu ta cần phải khóc, hãy khóc ngay cái rễ, khóc ở nơi sự sinh ra. Hãy nhìn kỹ xem: nếu không có sinh, làm sao có tử. Con có hiểu được điều này không?

Ðừng nghĩ ngợi gì nhiều. Chỉ biết là, "Mọi sự đều phải như vậy". Hiện tại không ai có thể giúp được con, gia đình con hay của cải của con không có thể làm cho con được. Chỉ có chính niệm, sự tỉnh thức mới có thể giúp con được lúc này. Vậy đừng có ngần ngại gì nữa. Hãy buông bỏ hết đi.
Dù cho con có không buông bỏ, mọi sự cũng bỏ con mà đi. Con không thấy sao, trên thân thể con những bộ phận khác nhau đang dần dần suy thoái đi . Tóc con ngày nào còn đen nhánh và dần, nay đã rụng đi. Nó đang bỏ con đi. Mắt con khi xưa sáng và mạnh mẽ, bây giờ mờ yếu đi . Khi những bộ phận đã kiệt lực rồi, chúng sẽ rời bỏ đi; đây không phải là nhà của chúng. Khi con còn là một đứa trẻ, răng con chắc và khỏe; giờ đây chúng lung lay; có thể con còn có răng giả nữa. Mắt, tai, mũi, lưỡi - tất cả mọi thứ đều sẵn sàng ra đi bởi vì đây không phải là nhà của chúng. Con không thể xem thân ngũ uẩn này như nhà của con mãi mãi được, con chỉ có thể ở trong đó một thời gian ngắn và rồi lại ra đi. Cũng giống như một người ở thuê đang cố canh giữ ngôi nhà bé nhỏ của mình với con mắt đang mờ yếu dần. Răng hắn không còn tốt nữa, tai hắn cũng lãng đi, thân hắn không còn mạnh khỏe, và mọi thứ đang xa rời đi dần.

Vậy con không cần phải lo lắng gì hết bởi vì đây không phải là nhà thật của con, đây chỉ là chỗ trú ẩn tạm thời. Tất cả những gì đang hiện hữu đây rồi sẽ không còn nữa. Nhìn thân thể của con xem. Có cái gì là còn được hình dạng xa xưa của nó không? Da con có mịn như ngày nào, tóc con có xanh như thời ấy không? Không có gì còn nguyên như cũ cả. Nhưng bản chất của mọi sự là phải như vậy. Khi đã đến lúc chung cuộc, những duyên hợp phải tan rã đi. Ta không thể nào tin cậy vào thế giới này được - đó chỉ là một vòng xoay vô tận của những xao động và phiền não, của lạc thú và niềm đau. An lạc không có ở nơi đây.


Khi chúng ta không có ngôi nhà đích thực , chúng ta là những lữ khách lang thang không mục đích, nay đây mai đó, dừng chân một nơi được ít lâu rồi lại ra đi. Khi ta còn chưa trở về nhà thực sự của mình , chúng ta sẽ còn cảm thấy bất an dù ta có đang làm gì chăng nữa, cũng như một người rời bỏ quê hương làng xóm để tha phương cầu thực. Chỉ khi nào hắn ta trở về lại nhà rồi mới có thể thảnh thơi và yên tâm được.
Trên thế giới này không đâu là có sự an bình thực sự. Người nghèo không được yên ổn, kẻ giầu sang cũng vậy. Người lớn không thấy an lạc, trẻ con cũng không an tâm, người ít học không thấy sung sướng, người học nhiều cũng vậy. Không có sự an lạc ở đâu cả. Và đó là bản chất của thế giới này.

Người không có tiền của đau khổ, nhưng người nhiều tiền cũng vậy. Trẻ con, người lớn, người già, tất cả đều đau khổ. Cái khổ của tuổi già, cái khổ của tuổi trẻ, cái khổ của sự giầu sang, và cái khổ của sự nghèo khó - nơi đâu cũng chỉ có sự đau khổ.
Cái thân của con đang nằm đây đau yếu và cái tâm đang biết đến sự đau yếu đó của con đều gọi là pháp (dharma). Những gì không hình tướng như tư tưởng, cảm thọ, được gọi là namadharma. Cái thân đang đau yếu bệnh hoạn được gọi là rupadharma. Cái vật chất là pháp và cái không vật chất cũng là pháp. Như vậy chúng ta sống với pháp, sống trong pháp, và chính chúng ta là pháp. Thật sự ra không có một bản thể nào ở đâu cả, mà chỉ có những pháp liên tục khởi lên rồi diệt đi, vì bản chất chúng là như vậy. Trong mỗi giây mỗi phút chúng ta đều đang trải qua sự sanh và tử của mình. Mọi sự đều phải là như vậy.

Lưu Ly
Dịch từ "Introduction to The Buddha and his Teachings"

<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.10.2013 08:09:30 bởi dzuylynh >
dzuylynh 17.10.2013 00:08:14 (permalink)
0


                                    

h o à n g  h ô n
(tặnglinhvũ.đônghương)

mặt trời buồn ngủ mây giăng mắt

nắng tắt chưa sao vẫn ửng hồng
ta ở đâu giữa khỏanh khắc hư không
hòang hôn biếc tým màu u huyền đọng

 một vòng xoay bụi trần gian rệu rã
mấy sát na thân ngũ uẩn vấy trầm kha
ngẫm đời ta nơi cuối ngã buổi chiều tà
rong chơi mãi cõi ta bà chừ đã mỏi

 màu tham vọng nhạt nhòa như sương núi
sắc công danh tựa cỏ úa chân đồi
khóc rộn ràng từ thuở chết trong nôi
cười tất bật buổi áo quan đậy nắp

bình minh lên giục dồn tâm niệm khởi
hòang hôn chìm sâu lắng diệt tâm khơi
chốn bình an hay lạc thú, niềm đau
buông bỏ nghiệp duyên tịnh thân quán chiếu

dzuylynh.thángmười.haikhôngmườiba
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.10.2013 07:32:41 bởi dzuylynh >
Đóa Hồng Tím 17.10.2013 05:54:58 (permalink)
0

nắng tàn soi bóng giòng sông Tým
xiêm áo tà bay nhẹ gió thu
phía có mênh mông tình miên viễn
mà ai vẽ tặng lá hồng thư
 *
giòng tóc lạc loài in trên sóng
hé nhẹ làn môi chạm chúc từ
người say giữa tỉnh , nghiêng lên bóng
hẹn lại tình duyên thuở ấu thơ
 *
rồi mai có gặp mùa duyên nợ
anh giữ giùm em món quà xưa
chiếc áo thương yêu đêm vui cũ
và câu anh bảo mãi : nhớ chờ !
*
buổi tối hình như còn bước chậm
như đợi hoàng hôn quanh quẩn chân
em quay nhìn lại , ôi thăm thẳm
giòng Tým buồn tha thiết nhớ Trăng

đh  



 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.10.2013 05:56:44 bởi thương yêu >
Phù vân 19.10.2013 01:46:47 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
 
Nên xóa đảng cộng sản đi

 
 
Ngô Nhân Dụng
Ma chê, cưới trách, các cụ dạy không sai. Sau khi ông Võ Nguyên Giáp đã mồ yên mả đẹp, dân Hà Nội bắt đầu bàn tán. Tại sao chính quyền lại ra lệnh ngưng treo cờ rủ ngay buổi trưa bữa hạ huyệt, mà không đợi đến tối? Buổi tối là lúc người ta thường làm lễ “hạ cờ.” Ðó là lúc ngưng không treo cờ rủ; sáng hôm sau sẽ kéo lên tới ngọn cột cờ, không còn dấu hiệu để tang nữa.

Tại sao lại ngưng “để tang” giữa ngày, mà không đợi thêm dăm, sáu giờ nữa, cho hợp nghi lễ? Nếu tin bói toán, có thể đổ tại các nhà chiêm tinh. Chắc có ông thầy bói nào đó gieo quẻ Mai Hoa, phán rằng nếu treo cờ để tang ông Võ Nguyên Giáp quá giờ Ngọ thì ông Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng có thể bị tai nạn! Tai nạn gì? Ðồng bào ta bàn nhau: Tai nạn Lý Khắc Cường. Ông thủ tướng Trung Cộng ghé Hà Nội trên đường bay về Bắc Kinh. Ông lại đến Phú Bài vào đúng buổi trưa; trong ngày chôn cất ông Giáp. Không lẽ lại đón một vị quốc khách bằng lá cờ treo rủ, nửa chừng? Lý Khắc Cường cũng sợ bị xui xẻo y như Nguyễn Tấn Dũng vậy. Cho nên Sứ Quán Trung Quốc phải lập tức yêu cầu kéo các lá cờ lên tới ngọn. Chấm dứt cờ rủ!
 
Chắc ông Võ Nguyên Giáp cũng chẳng biết gì nữa, về chuyện họ ngưng để tang ông vào giờ Ngọ. Ông cũng không biết Sứ Quán Trung Cộng không hề đến viếng tang ông, dù trụ sở của họ ở rất gần nhà ông. Khi nhiều người thắc mắc, sứ quán trả lời rằng họ có viếng tang. Nhưng viếng tang ở Sài Gòn. Xác người ta quàn ở Hà Nội, cáo phó ghi địa chỉ rõ ràng. Vậy mà lại đem vòng hoa đến viếng ở Sài Gòn!
Có thể giải thích hành động này. Nếu viếng tang ở Hà Nội thì ông đại sứ phải tới. Còn ở Sài Gòn thì một viên chức thấp hơn tới cũng được. Bắc Kinh muốn chứng tỏ đối với họ ông Giáp không đáng được thăm viếng ở cấp đại sứ; cho một tổng lãnh sự hay cấp thấp hơn viếng là đủ rồi.
Bây giờ thì người ta lại nhớ: Các cố vấn quân sự Trung Cộng, như Vi Quốc Thanh, Trần Canh, đều coi thường ông Giáp.
Họ viết rõ ràng trong hồi ký của họ. Trong đám các lãnh tụ cộng sản đợt đầu, 1945, 46 ở nước ta, ông Võ Nguyên Giáp là người ít bị mang tiếng thân Trung Cộng, so với Hồ Chí Minh hay Trường Chinh. Hành động đáng nói sau cùng của ông Giáp là phản đối vụ cho Trung Cộng khai thác Bô xít. Các đồng chí Bắc Kinh không bao giờ tha thứ.
Nhiều đảng viên cộng sản ở trong nước đã bầy tỏ lòng quý mến đối với ông Võ Nguyên Giáp; chính vì họ thấy Trung Cộng ghét ông. Có lẽ cách tốt nhất để tiếp tục tỏ lòng quý mến ông là họ nên vận động xóa bỏ cái đảng cộng sản đi.
Trong đời ông, mối nhục lớn nhất của Võ Nguyên Giáp là ông hoàn toàn bất lực khi các tướng, tá đàn em bị tù đầy. Họ bị trù ếm chỉ vì họ từng thân tín đối với ông. Ngoảnh mặt làm ngơ khi các đàn em bị hành hạ, đó là một nỗi nhục. Ông Võ Nguyên Giáp còn bị các đối thủ làm nhục công khai, khi bắt ông đứng chỉ huy chiến dịch ngừa thai. Thà rằng như Ðặng Tiểu Bình, bị hạ xuống làm công nhân nhà máy; hay Lưu Thiếu Kỳ, bị bắt đi chăn cừu, còn đỡ nhục hơn.
Tại sao Võ Nguyên Giáp lại chấp nhận để người ta làm nhục như vậy?
Vì ông là một đảng viên cộng sản tốt. Một đảng viên tốt thì chấp hành, tuân phục bất cứ việc gì mà “đảng” bảo phải làm.
Ðảng cộng sản đã xóa bỏ nhân cách của các đảng viên. Họ không được phép có tư cách riêng, danh dự riêng, cũng như các tình cảm hay quyền lợi riêng. Võ Nguyên Giáp có thể tự biện minh mình đóng đúng vai trò đảng viên, không có gì hối hận.
Một điều mà ông ta, cũng như nhiều đảng viên cộng sản khác, không tự hỏi, là cái đảng cộng sản mà họ đã tuyên thệ gia nhập, có còn là một đảng cộng sản hay không? Họ không dám đặt câu hỏi này, vì mở miệng ra là sẽ mất hết các quyền lợi dành cho các đảng viên; có thể chết nữa.
Nhưng ai cũng biết, hiện nay ở Trung Quốc và ở Việt Nam không còn đảng cộng sản nào nữa. Khi thu nhận các nhà kinh doanh tư vào đảng, và công nhận quyền kinh doanh của các đảng viên cộng sản, Ðảng Cộng Sản Việt Nam cũng như Ðảng Cộng Sản Trung Quốc không còn là “cộng sản” nữa. Các vị lãnh đạo hai đảng này cố biện minh bằng các lý luận, như “Ðảng phải là đại biểu của lực lượng sản xuất tiến bộ nhất” (lý thuyết Giang Trạch Dân;) hoặc phải “giải phóng sức sản xuất” (Dự thảo Báo cáo chính trị, đảng Cộng Sản Việt Nam). Các lý thuyết trên bao hàm một nhận xét thực tế: Trong xã hội Trung Hoa hay Việt Nam hiện nay, giai cấp tư sản đang thành hình là lực lượng sản xuất tiến bộ nhất.
Vai trị tiền phong của giai cấp tư sản cũng được Karl Marx đề cao, khi ông quan sát sự chuyển biến từ thời kỳ phong kiến sang kinh tế tư bản. Các quyết định thay đổi của hai đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam chỉ thể hiện diễn biến mà Marx mô tả: Chế độ phong kiến chuyển dần sang chế độ tư bản. Xã hội Trung Hoa và Việt Nam hiện nay vẫn còn đầy di sản của thời phong kiến do Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn lập nên, cần phải dẹp bỏ thì mới tiến bộ được.
Chúng ta vẫn phải đặt thêm một câu hỏi, là: Tại sao quý vị lãnh đạo trong các đảng Cộng Sản ở Trung Hoa và ở Việt Nam không thành thật một lần trong đời, trong đời sống cá nhân cũng như đời sống đảng viên, bằng cách tuyên bố thẳng rằng họ thôi, ngưng, stop, từ nay không theo đuổi chủ nghĩa Mác Lê nin nữa?
Khi một đảng chính trị tự đặt mình vào tình trạng phải tự mâu thuẫn với chính mình (mâu thuẫn giữa cương lĩnh, lý thuyết, với hành động thực tế), thì sẽ làm hư hỏng cả giềng mối tinh thần của cả quốc gia. Khi một ông vua hay một đảng cầm quyền nói một đằng, làm một nẻo, thì chữ TÍN không còn được coi trọng nữa. Không lấy chữ TÍN làm căn bản trong các mối tương quan, trong mọi giao tế xã hội, thì sẽ không còn một hệ thống đạo đức. Hơn thế nữa, cũng không thể phát triển tinh thần tôn trọng luật pháp, là nền tảng của mọi sinh hoạt kinh tế, chính trị trong thế giới hiện đại. Tái lập chữ TÍN trong xã hội là điều quan trọng và đáng theo đuổi hơn là thực hiện bất cứ một chủ nghĩa mơ hồ và không tưởng nào.Về mặt chính trị, ở hai nước Trung Quốc và Việt Nam, chế độ toàn trị (totalitarian) đã biến dần sang một chế độ độc tài (authoritarian) bình thường. Guồng máy của đảng và nhà nước không còn kiểm soát được tất cả đời sống xã hội nữa. Xã hội đã tách rời khỏi chế độ. Giới lãnh đạo đảng đã nhận thức được giới hạn của quyền lực mà họ đang nắm. Ðời sống mỗi cá nhân không còn hoàn toàn tùy thuộc vào đảng và nhà nước nữa.
Nhưng giới lãnh đạo đảng cộng sản không còn khả năng kìm hãm các biến chuyển, vì chính họ đang bước vào một cuộc phiêu lưu mới, không biết sẽ hướng vào đâu. Tại Ba Lan, Tiệp, Slovack, Hungary, những đảng cộng sản ở đó có góp phần chủ động thúc đẩy cuộc “cách mạng nhung” để thiết lập thể chế mới, khi đó chính họ phải rời khỏi chính quyền. Nhờ thay đổi toàn diện và nhanh chóng, sau hai mươi năm kinh tế các nước này đã tiến rất nhanh. Các đảng viên cộng sản cũ từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, họ có nhiều kinh nghiệm chính trị hơn các đảng phái mới, họ có thể trở lại nắm quyền hnh dưới ngọn cờ khác. Ở Trung Quốc và Việt Nam thì không. Giới lãnh đạo cộng sản không dám rút khỏi chính quyền, tự mò mẫm con đường đổi mới từng bước một, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Riêng đảng Cộng Sản Việt Nam thì còn dè dặt hơn, đợi Trung Quốc thí nghiệm cái gì trước rồi mới theo.
Nhưng có những vấn đề mà chính đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng không giải quyết nổi. Một vấn đề lớn là guồng máy quản lý xã hội cũ vốn được vạch ra để cai trị trong một hoàn cảnh đơn giản, có cấp bậc trên dưới rõ ràng. Guồng máy này không còn thích hợp để cai quản một xã hội phức tạp; các tương quan cũ bị đứt, bị vỡ, và các tương quan mới đã nẩy sinh. Tương quan cũ dựa trên hệ cấp quyền hành, bây giờ thêm tương quan dựa trên tiền bạc, lợi lộc. Ðảng cộng sản không dám xóa bỏ hệ cấp quyền hành, nhưng vẫn phải công nhận hệ thống duy lợi. Hệ cấp quyền hành dựa trên đảng, trên tương quan quyền lực cá nhân. Hệ thống duy lợi dựa trên tiền, nhưng không có các luật lệ ràng buộc như trong các nước tư bản lâu đời. Hai mạng lưới đó chồng chéo lên nhau, tất nhiên đẻ ra tham nhũng. Ðó là một hiện tượng làm uy tín của đảng cầm quyền bị ở Trung Quốc và Việt Nam suy sụp.
Một hiện tượng khác là hệ quả của nền kinh tế tư bản phi luật pháp là tình trạng bất công về lợi tức, thu nhập và tài sản ngày càng cao và càng hiển nhiên. Không những bất công trong thu nhập, trong tài sản, mà hệ cấp quyền hành của đảng còn tạo ra cảnh bất công trong cơ hội sống và kiếm ăn nữa. Trong khi ý thức hệ được tuyên dương vẫn đề cao một xã hội bình đẳng, trong thực tế thì chính chế độ này lại nuôi dưỡng cảnh bất bình đẳng. Niềm tin của chính các đảng viên, ngay cả giới lãnh đạo đảng, cũng hao mòn.
Hiện nay, cuộc đổi mới kinh tế thúc đẩy tinh thần duy lợi và vị kỷ. Khơi dậy những điều xấu xa đó không khó gì cả. Chỉ cần buông thả ra là lòng tham, óc vị kỷ sẽ tự phát triển. Không có đạo đức để kiềm chế, cũng thiếu cả luật pháp để ràng buộc, nền luân lý bị đổ vỡ.
Trong lịch sử loài người, óc duy lợi và tính ích kỷ luôn luôn phải kèm theo một hệ thống các quy tắc luân lý hoặc giáo lý kiềm chế. Kinh tế tư bản phát sinh trong những xã hội đã có một nền luân lý cổ truyền, và chính các truyền thống tôn giáo giúp kiềm chế óc duy lợi, ích kỷ, để lái động lực tìm lợi lộc, hướng chúng vào các giá trị tinh thần. Khi kinh tế tư bản được thả lỏng trong một xã hội mất nền tảng, đạo lý đang tan rã, thì những điều xấu xa nhất của lối làm ăn đó tha hồ nẩy nở và tung hoành. Ðó là hoàn cảnh nước ta và Trung Quốc bây giờ.
Nói một đằng làm một nẻo, tất cả ý thức hệ cộng sản đã phá sản, không còn ai tin nữa, kể cả các đảng viên. Ðó là bị kịch của cả dân tộc. Muốn lập lại chữ TÍN trong xã hội Việt Nam bây giờ, chính những người có trách nhiệm, tức là giới lãnh đạo đảng Cộng Sản, phải nói thẳng, nói thành thật với mọi người: Từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Ðiều đó không có gì xấu, không có gì phải che đậy và trì hoãn. Vì chính họ đã không còn chủ nghĩa cộng sản tin nữa!
Ông Võ Nguyên Giáp sống như một đảng viên cộng sản gương mẫu suốt đời: Luôn luôn tuân thủ, chấp hành các quyết định của đảng. Cái đảng đó đã làm ông mất tư cách, mất cả danh dự. Chỉ vì ông đã học tập và thể hiện “đạo đức cách mạng” do Hồ Chí Minh dạy: Không có thứ đạo đức nào cao bằng tinh thần kỷ luật của đảng viên. Những người còn giữ lòng quý trọng ông nên giúp ông làm một việc mà chính ông không làm được: Xóa bỏ đảng cộng sản. Nó không những tiếp tục giết chết nhân cách của các đảng viên khác, mà còn làm bại hoại của nền đạo lý của dân tộc!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.10.2013 01:47:48 bởi Phù vân >
dzuylynh 19.10.2013 12:59:04 (permalink)
0
 
Vĩnh Biệt Tiến Sỹ Walter Wallmann: Ân Nhân của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản cuối thập niên 1970
Sau những năm tháng dài chịu đựng những đớn đau trăn trở trên chiếc xe lăn , Tiến sỹ Luật khoa Walter Wallmann đã giã từ gia đình, bạn bè thân hữu và đồng chí Đảng Liên Hiệp Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) vĩnh viễn ra đi ngày 21.09.2013, tại Viện Dưỡng Lão Bornheim Frankfurt/Main , hưởng thọ 81 tuổi.
Dr. Walter Wallmann 
(* 24. September 1932 ; † 21. September 2013)


                                                      "Menschen, die wir lieben,
bleiben für immer,
denn Sie hinterlassen
Ihre Spuren in unseren Herzen."

 
Phóng dịch:
Những người chúng ta yêu mến, khi ra đi luôn để lại những dấu ấn trong trái tim mỗi người !
 
Cali Today News - Những biến cố, khủng hoãng trên Chính trường, những thăng trầm của Quốc Gia Dân Tộc ,  những Nội Lực, Hoài Bảo mà suốt cuộc đời đã tận tụy dâng hiến cho Quê Hương , đã hũy hoại khối óc của Tiến Sỹ Walter Wallmann qua căn bịnh trầm kha Parkinson.
 Sau những năm tháng dài chịu đựng những đớn đau trăn trở trên chiếc xe lăn , Tiến sỹ Luật khoa Walter Wallmann đã giã từ gia đình, bạn bè thân hữu và đồng chí Đảng Liên Hiệp  Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU)  vĩnh viễn ra đi ngày 21.09.2013, tại Viện Dưỡng Lão Bornheim Frankfurt/Main , hưởng thọ 81 tuổi.
Tang Lễ đã được Hội đồng Quản trị Thành phố Frankfurt/Main và gia đình tổ chức đơn giản, trang nghiêm và công khai (öffenlich) tại Nghĩa trang chính của Thành phố lúc 11 giờ sáng , thứ Bảy 05.10.2013.
 Thể theo đề nghị của Ông Boris Rhein, Tổng trưởng Nội Vụ Tiểu Bang Hessen, Thủ phủ Tiểu Bang và nhiều  công sở khắp nơi trên nước Đức đã treo Cờ Rũ trong ngày này để tưởng nhớ đến Ông.
 
Nước Đức đã mất đi một Công dân ưu tú, một Nhà Dân Chủ nhìn xa hiểu rộng và một người Đức đầy lòng nhân ái...  
 Ông ra đi đã để lại dương trần người vợ thủy chung, người bạn đời đã chia xẽ với Ông những vui  buồn, thăng trầm từ lúc hai Ông Bà còn là Sinh Viên Luật Khoa dưới mái trưòng đại học, Bà Magarete Wallmann còn là người cố vấn tối cao của Ông mọi hành xử trong gia đình và ngoài xã hội ... 
 Người con trai độc nhất của Ông cũng cùng tên Tiến Sỹ Luật khoa Walter Wallmann, President của Rechnungshof Hessen, dâu và ba cháu nội.
 
Tiến sỹ  Walter Wallmann sinh ngày 24.09.2013 tại thành phố Uelzen Đức Quốc, tốt nghiệp và trình luận án Tiến Sĩ Luật khoa Đại học Marburg, đã từng giữ  những chức vụ:
 - Chánh án Tòa Án Kassel, Fulda
 - Tỉnh bộ trưởng Đảng CDU Frankfurt/Main
 - Tỉnh trưởng Tỉnh Frankfurt/Main (Oberbürgerbürgermeister von Frankfurt/Main)
 - Bộ trưởng Liên Bang đầu tiên của Nước Đức  về Môi trường, Bảo vệ Thiên nhiên và An toàn Hạt Nhân (Bundesminister für Umwelt, Naturschutz und Reaktorsicherheit)
 - Thống Đốc Tiểu Bang Hessen (Hessischer Ministerpräsident)
 - Công Dân Danh Dự của Thành phố Frankfurt am Main
  và rất nhiều chức vụ quan trọng khác...
 Ngoài Nhiệt tình và Trí tuệ mà Tiến sỹ  Wallmann đã cống hiến cho Tổ Quốc Ông , Nước Cộng Hòa Liên Bang Đức , Ông còn là một vị Đại Ân Nhân với tấm lòng Nhân Ái của Người Việt Nam Tỵ Nạn cs tại Tiểu bang Hessen.
Vào khoảng 1978 khi làn sóng người dân Miền Nam Việt Nam liều chết rời nơi chôn nhau cắt rốn, lìa bỏ Quê Hương Việt Nam ,  vượt biển , vượt biên ra đi lánh nạn CS,  mỗi ngày một gia tăng, hàng trăm ngàn người đã đau đớn nằm xuống  trong tủi  hờn, tuyệt vọng trên biển cả mênh mông, hoặc trong núi rừng sâu thẵm.  Biến cố thương tâm, Hành trình tìm Tự Do  đầy kinh hoàng, hiễm nguy  này đã làm rúng động lương tâm nhân loạị .
Tiến sỹ Wallmann vào thời đó là Tỉnh trưởng Tỉnh Frankfurt/Main đã bộc lộ với báo chí : " Khi tôi ngồi trước máy truyền hình xem đoạn phim thời sự về lòng cam đảm của những Thuyền nhân Việt Nam , lòng tôi xót xa vô cùng, tôi nghĩ rằng tôi phải làm một việc gì để chia xẻ với những người đáng thương này".
 
Sau đó Tiến Sỹ Wallmann đã viết thư lên Chính phủ Liên Bang , Chính quyền Tiểu Bang Hessen, ráo riết vận động với bạn bè thân hữu, đảng CDU và kêu gọi quần chúng Đức mở tấm lòng nhân đạo, và có kế hoạch cứu giúp số phận những Thuyền nhân Việt Nam, những người đang  sống sau hàng rào kẽm gai trong các trại tỵ nạn Đông Nam Á với nỗi lo lắng tột cùng về một tương lai mù mịt.
 Tấm lòng Từ bi , Bác ái của Tiến Sỹ Wallmann đã thuyết phục được Chính phủ và Dân chúng Đức. Báo chí thời đó cho biết một ngân sách đặc biệt được chính quyền Tiểu bang Hessen dành cho người Tỵ nạn với tên "VN Boatpeople".
 Liền sau đó Ông biệt phái một vị đại diện của Văn phòng Tỉnh trưởng Frankfurt/M bay qua tận trại Tỵ Nạn Hồng Kông để an ủi thăm hỏi và lên danh sách cứu vớt nhân đạo những Thuyền nhân Việt Nam .
 Trung tuần tháng Hai năm 1979 những Đóa Hoa Nhân Ái đã nở rộ trên vùng trời Frankfurt/Main, dân chúng Đức xúc động trong niềm hân hoan chào đón 200 người Việt tỵ nạn (boat people) đầu tiên đến được Bến Bờ Tự Do.
 Tuy không cùng chung huyết thống , nhưng họ đã tận tình chia xẻ với những người xa lạ, gầy còm, ốm yếu xanh xao đến từ một đất nước xa xôi bằng một tấm lòng Yêu Thương trong Tình Nhân Loại.
 Từ nhân duyên khởi đầu của Tiến Sỹ Wallmann, vị Tỉnh trưởng giàu lòng nhân ái này, mà Người Việt Tỵ Nạn cuối thập niên 70 ngày nay đã có được một đời sống hạnh phúc ,  an lành, là những công dân gương mẫu trên Quê Hương mới sau khi trải qua mọi hoàn cảnh gian nan, hiểm nguy, mất mát :  Vượt biển , Vượt biên , Đoàn Tụ Gia đình ,  v...v... và Tiểu Bang Hessen được đề cao là một Tiểu bang nhân đạo nhất đã dành mọi sự dễ dãi cứu giúp cho Người Việt Nam Tỵ Nạn.
 Sáng ngày 05.10.2013 bầu trời Frankfurt âm u , những cơn gió thổi qua làn mưa bay bay trong cái lạnh se sắt của một ngày chớm vào Đông.
 Trước khi ra đi nhà tôi nhắc rằng: "Nếu thật tình thương và nhớ ơn Dr. Wallmann nên tạm gác những việc đời để cầu nguyện cho Ông được siêu thoát!". 
 Trên đoạn đường dài trong cơn mưa gió đến Frankfurt am Main chúng tôi yên lặng cầu nguyện và đọc bài Kinh Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn ...
 Khi tôi đến Nghĩa trang Frankfurt/Main khoảng 10 giờ, cứ ngỡ là chưa có ai , nhưng trước cửa nghĩa trang những đoàn xe Cảnh Sát đã đậu kín, lực lượng đông đảo Nhân Viên Công Lực đang làm nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ khu Nghĩa trang rộng lớn, tôi lo sợ không biết mình có được vào trong Nhà Quàn hay không? 
Tôi nhìn quanh hy vọng tìm được một người đồng hương , nhưng không gặp, có lẽ hãy còn sớm nên chưa ai đến.
 Tôi hỏi thăm, một viên cảnh sát  chỉ dẫn tôi vào.
 Trong căn phòng rộng lớn Quan tài của Tiến Sỹ Wallmann đã được trang trọng đặt ngay chính giữa tự bao giờ. Trước quan tài là một bàn nhỏ phủ một khăn nhung màu xanh đậm bên trên gắn 7 Huy chương cao qúy mà Chính phủ Đức đã ân thưởng cho Ông, hai bên Quan tài có 6 Cảnh Sát Viên với đồng phục xanh đậm, mũ trắng đứng gác trong tư thế nghiêm trang bất động, ngồi hai bên cạnh để chờ phiên thay ca gác là 6 viên cảnh sát , chiếc mũ trằng được đặt trên đùi , lưng thẳng hướng về phía trước.
 Trước mặt Quan tài là hai vòng hoa của vợ và con cháu Ông với dòng chữ tiếc thương trên giải khăn màu vàng nhạt, bên cạnh cái gíá đặt hình Tiến Sỹ Wallmann là vòng hoa với giải cờ Đức của Nữ Thủ Tướng Dr. Angela Merkel gởi đến phúng điếu , đàng sau là những vòng hoa của những Chính phủ  tiểu bang, mỗi vòng hoa kèm theo huy hiệu , và vòng hoa của Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn  do gia dình Ông Bà Thái Gia Tuấn, một thuyền nhân trại tỵ nạn Hồng Kông năm xưa , thay mặt đồng hương gởi đến phúng điếu với giòng chữ Thương Tiếc và Tri Ân.
 Qua ánh nến lung linh trong căn phòng tĩnh lặng di ảnh của Người Qúa Cố với nét mặt hiền hòa đã làm lòng tôi se thắt, chạnh lòng nhớ về qúa khứ, cứ tường chừng như nghe đâu đây tiếng thét kinh hoàng hiện trên khuôn mặt đau đớn của người thiếu phụ Việt Nam nhỏ bé khi bị bọn hải tặc Thái Lan hãm hiếp và hùng hổ bắt mang đi , hính ảnh người chồng bị đánh ngất đầy máu me vì muốn cứu vợ , nhưng vẫn cố gắng dùng xác thân mình để che chở con con thơ, tôi thấy như trên những hoang đảo cô đơn , trong hoàn cảnh đói khát khốn cùng , khi người phải ăn thịt người qua dòng nước mắt để được tồn sinh, tôi thấy nụ cười rạng rở trên khuôn mặt gầy còm xanh xao vì kiệt sức của đồng bào tôi khi được vớt lên boong tàu, đến - Miền Đất Hứa- , tôi thấy niềm vui , niềm tự hào của con cháu những thế hệ tiếp nối trong ngày lễ ra trường, đã làm hãnh diện Dân Tộc Việt Nam, thấy những cụ gìa Việt Nam khi tuổi về chiều, sống trên Quê người được chăm sóc bảo trợ trong tình nhân ái.
 Trong niềm xúc động lẫn tri ân, không ngần ngại tôi đã qùy xuống lạy Linh cửu Tiến Sỹ Wallmann, mà tưởng chửng như mình đang đảnh lễ một Vị Bồ Tát đã ra đi , sau khi hoàn thành tâm nguyện thị hiện ở  cõi Đời này để cứu khổ chúng sinh... 
 Những khách mời đến dự Tang lễ dần dần ngồi vào ghế, đã được ban tổ chức đặt sẵn tờ chương trình và một thiệp màu trắng có in huy hiệu của thành phố Frankfurt và  tên khách mời.
 Tôi không phải là khách được mời , đang phân vân , không biết mình ngồi đâu, đứng đâu , định trở ra đứng ngoài sân ,  đúng lúc đó một nhân viên thành phố chỉ một chiếc nghế duy nhất còn trống , không có bảng tên, ở hàng đầu phía bên hông tay mặt của Quan tài mời tôi ngồi.
 Tôi ngồi xuống mà lòng ngạc nhiên trong niềm xúc động khi nghĩ rằng :  có phải chăng Tiến Sỹ  Wallmann đã sắp đặt và cho phép tôi ngồi đây để tiễn đưa Ông ra đi lần cuối ?.
 Khoảng 10 giờ 50 có tiềng còi vang vào Nhà quàn yên tĩnh , sau đó gia đình Tiến Sỹ Wallmann gồm vợ con trai dâu cùng ba cháu nội và các nhân vật cao cấp của chính phủ lặng lẽ bước vào và cúi đầu kính cẩn tưởng niệm trước Linh quan của Người Quá Cố.
 Ngồi hàng đầu tôi có dịp nhận ra nhiều quan khách là nhân vật nổi tiếng của Nước Đức về mọi lãnh vực mà bấy lâu nay tôi chỉ thấy trên TV hoặc đọc trên báo chí. 
 Đúng 11 giờ tiếng đàn Organ (Orgel) trổi lên tấu khúc Präludium in c-Moll BWV  546 của Nhạc sỹ Đức tài danh Johann Sebastian Bach mà lúc sinh tiền Tiến sỹ Wallmann ưa thích.
 Pröpstin Gabriele Scherle thay mặt gia đình cám ơn Quan khách và kể vắn tắt về cơn bịnh và sự ra đi của Tiến Sỹ Wallmann.
 Tỉnh trưởng Frankfurt/Main Ông Peter Feldmann, Thống Đốc tiểu bang Hessen Volker Bouffier và cựu Tỉnh trưởng Tiến Sỹ  Petra Roth thay phiên nhau lên đọc điếu văn , họ nhắc đến những kỷ niệm một thời gắn bó chính trị qua những thăng trầm của Đất Nước, ca ngợi công đức của Tiến Sỹ Wallmann cả cuộc đời đã cống hiến cho Dân tộc Đức những điều phúc lợi , quang vinh .
 Đặc biệt Bà Tiến Sỹ Petra Roth, Cựu Tỉnh trưởng Frankfurt/Main vinh danh Tiến Sỹ Wallmann đã có công lao lớn  trong việc xây dựng Viện Bảo Tàng, tái thiết khu nhà Ga Frankfurt/Main, Hý Viện Alter Oper, ngoài ra công lao lớn nhất là Ông Bà Wallmann đã góp phần xóa bỏ những biến cố lịch sử đen tối ngày xưa và đã nối nhịp cầu ngoại giao giữa hai Dân tộc Đức và Do Thái, giúp đở và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập của những sắc dân Thổ Nhĩ kỳ , Ý, Tây Ban Nha... và đã nỗ lực vận động trong viêc thâu nhận nhân đạo những Thuyền nhân Việt Nam và những Người Việt Tỵ Nạn sau này… 
 Bà kể thêm rằng Tiến Sỹ Wallmann đã tình nguyện làm cha đở đầu cho một em bé trai Việt Nam được sanh ra trong những ngày đầu tiên trên Quê hương mới, ông đã đặt tên cháu là Frank …..
 Quan khách đã  lắng lòng nghe với niềm cảm phục lẫn ngậm ngùi ...
 Sau lời phúng điếu của các Chính khách, tang lễ được cử hành trang nghiêm qua nghi  thức Tôn giáo. Cuối cùng toàn thể khách tham dự cùng hòa ca bài Thánh ca "Nun danket all Gott".
 Bài hát chấm dứt, quan tài của Tiến Sỹ Wallmann được từ từ đưa ra khỏi phòng đến nơi an nghỉ cuối  cùng, theo sau quan tài chỉ có thành viên trong gia đình và vài vị đại diện chính phủ Đức. 
 Trong phòng căn phòng tĩnh lặng vang lên tiếng khàn khàn trong xúc động của một cụ gìa: "Tschüs Walter", tiếng thì thầm cầu nguyện , có những bàn tay đưa lên từ biệt...
 Tôi xúc động cúi đầu chào và hướng về di ảnh của Ông nói lời cảm tạ : "Danke schön, Dr. Wallmann !". 
 Ngoài trời mưa vẫn rơi , những cơn gió lạnh se thắt thổi về như  buồn rầu từ biệt nhà chính khách nhân hậu. 
 Khoảng hơn 30 phút nghi thức an táng ở mộ phần đã hoàn mãn, đoàn người trở vào , gia đình Tiến Sỹ Wallmann ân cần bắt tay từng người cảm tạ.
 Con trai Ông thay mặt gia đình cám ơn  Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn đã gởi vòng hoa phúng điếu.
 Tôi theo đoàn người ra về trong cơn mưa mà bùi ngùi với cõi lòng nặng trĩu.
 Vĩnh biệt Tiến Sỹ Wallmann, người công dân ưu tú của Dân Tộc Đức !
 Vĩnh biệt Tiến Sỹ  Wallmann, Vị Bồ Tát với tấm lòng nhân ái, từ bi. 
 
*  © Nguyên Ngọc Phạm Thị Bích Thủy
         (Ffm, Oktober 2013)

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.10.2013 13:01:18 bởi dzuylynh >
dzuylynh 20.10.2013 06:29:33 (permalink)
0
 
                   
 
hành trang buông bỏ
xuống đời ở lại trần gian
hành trang đầy ắp hoang mang chập chùng
gỉa thân luân lạc mê cung
mộng vay hồn vạc não nùng kêu sương
tỉnh say một giấc miên trường
mới hay nhân thế nhiễu nhương ngần nào
bao năm phố thị lao xao
bon chen danh phận thấp cao đã lờn
trở về cùng cốc thâm sơn
ngày chia bóng nắng đêm vờn ánh trăng
chén trà đãi túc băn khoăn
chén men tiện túc lăng xăng cũng rằng
* (知 足 便 足 待 足 何 時 足)
tri nhàn mới thấy khương an
hành trang nhẹ gánh hà thời nhàn thôi
* 知  閒  便  閒  待  閒  何  時  閒 
phong trần cười cợt đãi bôi

quăng đi giữ mãi cái tôi làm gì

dzuylynh.thángmườihaikhôngmườiba

* chú thích :
  Tri túc tiện túc đãi túc hà thời túc 
Tri nhàn tiện nhàn đãi nhàn hà thời nhàn 
( Nguyễn Công Trứ )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.10.2013 06:58:56 bởi dzuylynh >
thiên thanh 20.10.2013 18:24:10 (permalink)
0
nghe nhạc cuối tuần .... 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.10.2013 18:25:52 bởi thiên thanh >
Phù vân 22.10.2013 02:19:18 (permalink)
0


Đó là những học sinh của trường Tiểu học Thành Sơn (huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa). Vì cuộc sống khó khăn nên trong lễ khai giảng, các em chỉ đến trường với bộ quần áo nhàu nhĩ, lấm lem, nhiều em không có dép để đi và đặc biệt, các em không có ghế để dự lễ khai giảng, nên có em phải quỳ trên đất để được nhìn rõ hơn lễ khai giảng đang diễn ra phía trên.

CON QÙY LẠY CHÚA TRÊN TRỜI

Con qùy lạy chúa trên trời
Chúa thương cho thỉnh đôi lời bảo ban
Từ ngày đánh mất giang san
Thùy dương cát trắng Nha Trang tối mờ

Chỉ vì có mấy thằng khờ
Buôn dân bán nước vét vơ làm giàu
Đày dân làm ngựa làm trâu 
Cống sưu nộp thuế cho Tàu Bắc Kinh
 
Chúa vì kẹt mấy cây đinh
Đính trên thập gía bực mình nín thinh
Không thì đã nổi lôi đình
Đạp cho lảnh đạo Đảng mình tan thây

Ngu đần dốt nát thơ ngây
Xã hội chủ nghĩa bầy nhầy thối tha
Học đường thành bãi tha ma
Quê hương lột xác hóa ra nhà tù

Bao nhiêu linh mục thầy tu
Thế nhân hành đạo bị vu phản lòan
Bao nhiêu ruộng đất dân oan
Ngụy quyền cướp bóc tham quan giật giành

Từ ngày cạn nước Cam Ranh
Đồng minh Mỹ bán Miền Nam cho Hồ
Khánh Hòa trần trụi tô hô
Cá cầu Xóm Bóng thành khô phơi bờ

Anh linh tử sĩ vật vờ
Khóc than vận nước đợi chờ hồi sinh
Chúng con một lủ học sinh
Chúa thương xót nhớ cho xin một lần

Đi học không phải ở trần
Có bút có mực khai vần ngữ ngôn
Chị con không phải bán trôn
Nuôi em ăn học lớn khôn nên người

Em con không phải rác bươi
Mót manh giấy trắng tặng anh viết bài
Mẹ cha ban phát hình hài
Tiếc công dưỡng dục tháng ngày cưu mang 

Nhập trường mà khổ trần thân
Ngồi ê mông lép quỳ chân rụng rời
Sao mà khổ thế chúa ơi
Khai trinh con chữ tơi bời thế ư?

Tìm đâu đôi dép bây chừ
Mẹ đun thay củi để vùi củ khoai
Ghế đâu con mãi tìm hòai?
Hay thầy cô đói bán xài lam nham

Hay bàn tay nhám quan tham
Quơ quào tọng nhét vào hàm nuốt ngang?
Con xin học chữ Việt Nam
Không cân đong đếm một gram chữ Tàu

Từ Nam Quan đến Cà Mau
Việt Nam Quốc Ngữ thông làu tâm can
Khổng, Lão giáo tự Háng gian
Thơ Đường thơ Muối dân Nam chẳng màng

Việt Nam Quốc Ngữ người Nam
Con học mai mốt con làm bài thơ
Chỉ kim lục bát thêu mơ
Thêu từ Phục Quốc dựng cờ Vàng bay

Giang sơn Hồng Lạc trải dài
Bốn nghìn năm vững lầu đài vinh quang
Dẹp tan chủ nghĩa con hoang
Đang cơn hấp hối thù trong giặc ngòai

Mân côi chuỗi niệm hôm nay
Độ phò cho qúy cô thầy khang an
Nha Trang biển bạc rừng vàng
Thành Sơn tiểu học lọc sàng chí trai

Gắng công đèn sách dùi mài
Bước lên thế giới vũ đài ngày mai
Nữ lưu tuấn kiệt anh tài
Phục sinh quốc thể hình hài Việt Nam


Phù Dung Sydney
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.10.2013 00:09:14 bởi Phù vân >
Đóa Hồng Tím 24.10.2013 02:56:39 (permalink)
0

 
mai nếu tôi về trong kiếp sau
xin cho giữ lại nụ hôn đầu
đừng để rơi vào trong sông chết
đánh mất xuân thì thuở có nhau
 *
mai nếu tôi về mái vắng anh
căn phòng hồng có nhớ tôi chăng
đêm sương hạc xé mây tìm bạn
tôi chẳng còn ai mà ngóng , mong
 *
mai nếu tôi về qua xứ mơ
gót thơ xưa biết có vui chờ
trong lòng, tiếng khóc tim không tiếng
tan giữa trời mây , vãi hư vô
 *
mai nếu tôi về ngõ quạnh hiu
phố quen, con dốc gãy đi nhiều
thẩn thờ, chiếc bóng liêu xiêu ngã
như một người điên mới biết yêu ..
 
đông hương
 
Thúy Lan 24.10.2013 07:05:52 (permalink)
0

Nhật báo hàng đầu của Mỹ New York Times hôm 6/6/13 cho đăng bài xã luận với tiêu đề "Vietnam's Angry Feet" do giáo sư Tương Lai, một giáo sư ngành xã hội học từng làm cố vấn cho 2 thủ tướng Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2006, viết. Xin giới thiệu đến độc giả bản tiếng Việt của bài viết do giáo sư cung cấp.



Những Bàn Chân Nổi Giận 
                                     Thứ Tư 23/10/2013 
  
 
  
 

TP HCM, Việt Nam

Tháng trước, Tòa Án tỉnh Long An Việt Nam đã kết án nặng nề hai sinh viên yêu nước ở độ tuổi 20. Trong những tội danh bị áp đặt có tội "nói xấu Trung Quốc". Những cáo buộc  này đã chạm vào điểm nhạy cảm bậc nhất trong tâm thế người Việt Nam là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Người ta phẫn nộ vì như thế là ai đó đã hợp đồng với Trung Quốc xâm lược để quay lại đàn áp người yêu nước. Bi kịch lớn nhất của một số người lãnh đạo Việt Nam là sự ám ảnh về cái gọi là "cùng chung một ý thức hệ xã hội chủ nghĩa" nên đã không quyết liệt đáp trả những thủ đoạn bành trướng nham hiểm và những hành động xâm lược ngang ngươc của Trung Quốc. Họ lại quyết liệt đàn áp những người yêu nước, bóp nghẹt dân chủ, bưng bít thông tin và khủng bố tư tưởng công dân mình. Đầu tuần này, công an Hà Nội đã đàn áp một cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bắt nhiều người, hành hung, đánh đập họ, trong đó có cả phụ nữ.

Dân tộc Việt Nam có quyền tự hào về truyền thống bất khuất, quật cường của mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước trong vị thế oái ăm, sát cạnh một láng giềng khổng lồ chưa bao giờ từ bỏ giấc mộng bành trướng nhằm nuốt chửng Việt Nam. Đất nước này đã từng chìm đắm cả nghìn năm Bắc thuộc. Trong cái đêm dài đau đớn ấy, kẻ thù luôn tìm cách đồng hóa dân tộc Việt. Và chúng đã thất bại.

Việt Nam đã từng đánh bại đế quốc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII và những kẻ xâm lược khác trong thế kỷ XV, XVIII và XX. Bản lĩnh dân tộc Việt đã được hun đúc qua những cuộc chiến tranh khốc liệt chống ngoại xâm. Nhưng hôm nay, bất chấp luật pháp quốc tế và chà đạp trên nguyên tắc và đạo lý, Trung Quốc đã ngang nhiên thực hiện mộng bành trướng trên Biển Đông, cái "lưỡi bò" ham hố và bẩn thỉu đang thè ra chực nuốt cả vùng biển rộng lớn, nơi có trữ lượng dầu mỏ đủ đáp ứng cơn khát nguyên liệu của một nền kinh tế đang cố ngoi lên vị thế siêu cường. Nơi đây cũng là con đường huyết mạch trên biển để Trung Quốc thực hiện tham vọng của họ.

Vì thế, những “bàn chân nổi giận” đã rầm rập xuống đường biểu tình chông Trung Quốc xâm lược. Cùng với những cuộc biểu tình ấy, những khiếu kiện tập thể của nông dân cũng dồn dập bùng lên. Sự nối kết giữa tầng lớp trí thức với giới trẻ ở đô thị và nông dân – những người bị đẩy vào cuộc sống đói nghèo vì mất đất sản xuất khi người ta nhân danh "sở hữu toàn dân" để tước đoạt quyền sở hữu mảnh đất cha ông họ để lại mà  không được đền bù thỏa đáng. Cùng với điều đó, mạng lưới thông tin qua Internet đã trỗi lên như nấm sau cơn mưa biểu thị tinh thần yêu nước bất chấp mọi đàn áp đang đang mở ra một cục diện mới.

Sự nổi giận của người Việt Nam lại càng tăng lên khi một số những người lãnh đạo lùi bước trước những hành động tội ác của Trung Quốc xâm lược Việt Nam nhưng lại quyết liệt đàn áp người yêu nước đấu tranh đòi dân chủ và tự do. "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa " là một khái niệm rất mơ hồ, những người lãnh đạo lại dùng nó để duy trì một hệ thống chính trị đã quá lỗi thời.




Nếu không có những đổi mới ở thập niên 80, nền kinh tế tập trung có lẽ đã đưa Việt Nam đi đến bờ vực sụp đổ. Tuy nhiên, những cải cách kinh tế đó đã bị đình trệ vì không có cải cách chính trị song hành. Tuy nói rất nhiều về một nhà nước "của dân do dân và vì dân" nhưng người ta chưa bao giờ muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền và một xã hội dân sự đúng với ý nghĩa đích thực của nó.

Việt Nam đã nhận được sự đồng cảm, lòng tôn trọng và ngưỡng mộ của nhiều người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Đáng tiếc là từ đỉnh cao của chiến thắng, người ta lại duy trì một hệ thống chính trị lạc hậu và một hệ tư tưởng giáo điều nên nền kinh tế Việt Nam đã không thể phát triển mạnh mẽ như nó cần làm và có đủ điều kiện để làm. Để rồi  họ trở thành thành mục tiêu phê phán của cộng đồng quốc tế về đàn áp dân chủ và vi phạm nhân quyền.

Chính vì một số nhà lãnh đạo Việt Nam bị "cái mũ kim cô"  của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán siết chặt nên đã đẩy đất nước ra khỏi quỹ đạo dân chủ để gánh chịu lạc hậu và lạc điệu so với thế giới văn minh, một thế giới mà Việt Nam đang rất cần hòa nhập để đất nước có điều kiện phát triển.



Ấy thế mà từ lâu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội để thay thế bằng một "Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc" man rợ nhằm nuôi dưỡng mộng bành trướng của cha ông họ mà họ chưa bao giờ từ bỏ. Cho nên, cái gọi là "cùng chung ‎ ‎thức hệ" mà ai đó đưa ra chỉ là cái bình phong che đậy cho tham vọng quyền lực, nhằm giữ bằng được cái ghế mà họ đang ngồi. Những ngôn từ đạo đức giả được đưa ra, rồi mười sáu chữ bịp bợm về "láng giềng hữu nghị" được tung hứng chỉ là trò khôi hài.

Nhằm bảo vệ cái ghế quyền lực của một số người đang giành được những vị thế quan trọng, để củng cố và mở rộng những lợi ích béo bở của mình, người ta đang quay lưng lại với nhân dân. Một số trí thức và nhân sĩ, trong đó có người viết bài này, đã đưa ra hàng loạt kiến nghị về thực thi dân chủ và nhân quyền trong Hiến pháp nhằm hướng tới việc tạo ra một hệ thống chính trị thực sự dân chủ. Tuy nhiên, đề xuất của chúng tôi đã gặp phải những lời lăng mạ và vu khống trên các tờ báo chính thống được chỉ đạo sát sao.





Người ta đã không thấy được rằng, một khi phong trào yêu nước chống ngoại xâm gắn kết được với cuộc đấu tranh dân chủ và thực hiện quyền con người đã được ghi vào trong Hiến pháp, sẽ đẩy tới những bước hợp trội trong sự phát triển, tạo ta những đột phá không lường trước được, hình thành một cục diện mới, đưa đât nước đi lên.

Cho nên, càng sử dụng bạo lực và đàn áp, càng cho thấy sự phi dân chủ, vô nhân tính của những người sử dụng nó.

Người lãnh đạo nắm bắt được cục diện mới, nhanh nhạy đáp ứng được lợi ích dân tộc, đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết và trước hết, sẽ nhận được hậu thuẫn mạnh mẽ của dân và sự đồng tình của bạn bè quốc tế.

Ngược lại, nếu tiếp tục quay lưng lại với dân, nấp dưới chiêu bài ý thức hệ đã lỗi thời, bám chặt mô hình toàn trị phản dân chủ, chỉ cốt giữ cho được cái ghế quyền lực đã rệu rã và đưa đất nước vào ngõ cụt không lối thoát, thì sự cáo chung là điều không thể tránh khỏi.

                                                          GS Tương Lai 





Sưu tầm bài viết trên từ nguồn :
Bản Tiếng Việt http://www.voatiengviet.c...ork-times/1677224.html
Bản Tiếng Anhhttp://www.nytimes.com/20...s-angry-feet.html?_r=0

 
Phù vân 25.10.2013 22:13:58 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
CÔNG AN VIỆT CỘNG VÀ CẢNH SÁT HOA KỲ : CÁ MÈ MỘT LỨA
LUẬT PHÁP Ở ĐÂU?
CHUYỆN QUÁI ĐẢN NHƯNG CÓ THẬT
( Phù Vân )
***

bản tin ngày 25/10/2013 trích từ : baocalitoday.com
 
Viên chức cảnh sát xịt hơi cay vào sinh viên lại được bồi thưởng gần 40,000 đô la  
 
Ông Pike đã bị sa thải ra khỏi ngành cảnh sát vào tháng 7 năm 2012, sau khi đã nghỉ việc có ăn lương trong vòng 8 tháng trước đó. Trên ảnh video lan truyền rộng rãi, ông Pike đã dùng bình hơi cay xịt vào mặt các sinh viên ngồi biểu tình, mặc dù họ không có hành vi bạo động nào.

Cali Today News - Người cảnh sát trở nên “nổi tiếng trên thế giới” vì đã dùng bình hơi cay xịt thẳng vào đầu nhiều sinh viên trong cuộc biểu tình ở Đại học Davis hai năm trước đây đã được bồi thường 38,055 đô la.
 
Ông John Pike,  viên chức cảnh sát nói trên đã làm đơn kiện hệ thống đại học của California, vì ông ta cho là mình bị “stress quá nặng” sau khi nhận nhiều trách cứ và cả những hăm dọa giết chết sau khi vụ đàn áp sinh viên xảy ra.
 
Ông Pike đã bị sa thải ra khỏi ngành cảnh sát vào tháng 7 năm 2012, sau khi đã nghỉ việc có ăn lương trong vòng 8 tháng trước đó. Trên ảnh video lan truyền rộng rãi, ông Pike đã dùng bình hơi cay xịt vào mặt các sinh viên ngồi biểu tình, mặc dù họ không có hành vi bạo động nào.
 
John Pike, xịt hơi cay vào các sinh viên tại UC Davis.Photo Courtesy: Reuters
 
Andy Fell, đại diện đại học Davis cho hay: “Vụ kiện của ông Pike đã được giải quyết đúng theo luật của tiểu bang và theo các thỏa thuận bồi thường cho nhân viên khi bị cho thôi việc”. Một quan tòa cũng xác nhận tương tự.  
 
Ngoài ra mỗi sinh viên trong số 21 người của Đại Học UC Davis vốn bị ông Pike xịt hơi cay vào mặt cũng được đền bù 30,000 đô la. Vụ đàn áp nổi tiếng xảy ra vào ngày 18 tháng 11 năm 2011 có liên quan đến phong trào Occupy trước đây.

Đào Nguyên
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.10.2013 22:21:21 bởi Phù vân >
thiên thanh 26.10.2013 01:44:48 (permalink)
0
Những Nhạc Khí Truyền Thống Việt Nam  
 

By Giáo Sư Vũ Hồng Thịnh
 
nghe:  http://www.vietlist.us/Audio/danca3.wma
 
1. Đàn Đá  
Đàn Đá (Lithophone) là một nhạc khí cổ độc đáo của Việt Nam, có niên đại khoảng từ 2.500 đến 3.500 năm tùy theo các bộ được phát hiện. Bộ Đàn Đá đầu tiên được phát hiện là bộ ở làng Ndut Liêng Krak thuộc vùng cao nguyên tỉnh Dak Lak. Sau đó còn có thêm một số bộ đàn được phát hiện ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước.
Một bộ Đàn Đá thường có ít nhất 6 – 7 thanh đá, và nhiều nhất là 13 – 14 thanh đá. Đây là loại đá kêu (đá đặc biệt phát ra âm thanh) có tên khoa học là Rhryolite Porphire chỉ có ở vùng cao nguyên từ Phú Yên tới Đồng Nai.
Đàn Đá là những hiện vật quý giá, cho phép chúng ta phần nào hiểu được văn hóa âm nhạc của những người sắc tộc đã chế tác ra chúng. Đặc biệt có lẽ Đàn Đá là một nhạc khí duy nhất của nhân loại mà mặc dù đã nằm trong lòng đất hàng ngàn năm, vẫn có thể được trình tấu cho người đương thời thưởng thức.
Nói như giáo sư dân tộc học R.L. Sadecov: “… ngành nghiên cứu lịch sử nhạc cụ có một tài liệu quý báu cho phép vươn tới một thời đại mà cho đến nay các nhà âm nhạc học chưa hề nghiên cứu tới.”
 


Đàn Đá
 
2. Cồng Chiêng  
Hầu hết trong số 54 sắc tộc ở Việt Nam đều có Cồng Chiêng, nhưng chỉ có một số sắc tộc ở Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc Việt Nam mới sử dụng Cồng Chiêng thành dàn, thành bộ. Cồng Chiêng xuất hiện ở Việt Nam ít nhất cũng cùng thời (hoặc sớm hơn) Trống Đồng, nghĩa là khoảng 2.000 đến 3.500 năm trưóc đây. Có thể nói Cồng Chiêng là tiếng nói tâm linh của các sắc tộc Tây Nguyên bởi sự phổ biến, sự quý trọng và những chức năng tinh thần đặc biệt của chúng đối với các cộng đồng này.
Từ hàng ngàn năm nay, Cồng Chiêng đã dược phổ biến, thân quen đến mức đi vào ca dao, tục ngữ dân gian như:
“Lệnh ông không bằng Cồng bà.”
hay:
“Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cỡi voi đánh Cồng.”


Cồng Chiêng
 
3. Đàn Nguyệt tức Đàn Kìm  
Đàn Nguyệt có thể đã được chế tạo tại Việt Nam vào thời nhà Lý (thế kỷ XI). Đàn còn có nhiều tên gọi khác nhau như Song Vận, Kìm, Quân Tử Cầm. Đàn Nguyệt là nhạc khí thuần túy Việt Nam và thương giữ vị trí chủ đạo trong rất nhiều loại hình âm nhạc dân gian và truyền thống.
Đàn Nguyệt có mặt trong hầu hết các sinh hoạt âm nhạc ở Việt Nam như: Hát Văn, Hát Quan Họ, sân khấu Chèo, Ca Nhạc Huế, Ca Nhạc Tài Tử và sân khấu Cải Lương, sân khấu Hát Bội, Dàn nhạc Dân tộc hiện đại.


Đàn Kìm và Đàn Đáy
 
4. Đàn Đáy  
Đàn Đáy còn có tên gọi là: Đới Cầm, Vô Để Cầm. Đới Cầm là tên gọi xuất phát từ việc cây đàn này khi trình tấu phải có dây, có đai mang qua lưng vì đàn quá dài (Đới: đai, dây đeo); Vô Để Cầm có nghĩa là đàn không có đáy (không có mặt sau của hộp cộng hưởng). Đàn Đáy được nhắc đến sớm nhất vào thế kỷ XV và là cây đàn duy nhất ở Việt Nam được dùng chuyên biệt cho một thể loại âm nhạc, đó là Ca Trù (còn gọi là hát Ả Đào).

 
5. Đàn Cò (Nhị)  
Đàn Cò là tên gọi ở miền Nam Việt Nam, còn ở miền Bắc và miền Trung, đàn có tên là Đàn Nhị. Đàn này có ở Việt Nam ít nhất cũng cả ngàn năm nay (hình chạm khắc ở bệ đá kê chân cột chùa Phật Tích- Bắc Ninh, thế kỷ XI.) Một số sắc tộc khác ở Việt Nam như Mường, Tày, Thái, Giẻ Triêng cũng có các cây đàn tương tự như Đàn Cò. Đàn có cấu tạo một bầu cộng hưởng tiện bằng gỗ hình ống, một mặt bịt da (có thể là da bò, da rắn, da kỳ đà…) gắn với một cần đàn dài không có phím và mắc hai dây. Để phát âm, người đàn sử dụng một cung vĩ giống như của đàn Violin. Đàn Cò còn được chia làm mấy loại có các âm vực trầm bồng khác nhau như Gáo, Cò Líu, Cò Chỉ. Đàn Cò (Nhị) được sử dụng trong hầu hết các thể loại âm nhạc dân gian và truyền thống của Việt Nam.  


Đàn Cò và Đàn Gáo
 
6. Đàn Bầu  
Đàn Bầu còn có tên gọi là Độc Huyền Cầm (đàn một dây) dược Thư tịch cổ nhắc đến vào thế kỷ XVII. Nhạc khí này được coi là cây đàn độc đáo và mang đậm bản sắc của âm nhạc truyền thống Việt Nam. Nó cũng được coi là một trong những nhạc khí độc đáo của nhân loại (một dây và nhất là việc xử dụng hoàn toàn các “bội âm” của dây đàn). Hiện nay ở Việt Nam, Đàn Bầu có mặt trong các loại trình diễn âm nhạc như: Hát Quan Họ, Sân khấu Chèo, Ca nhạc Huế, Ca Nhạc Tài Tử và sân khấu Cải Lương, các Dàn nhạc Dân tộc hiện đại.


Đàn Bầu
 
7. Đàn Tam  
Đàn được gắn ba dây nên đươc gọi là Đàn Tam. Thùng đàn là khung gỗ hình chữ nhật lượn tròn góc, mặt trên và dưới được bịt bằng da trăn. Cần đàn dài không gắn phím (như kiểu đàn violin). Đàn Tam rất giống với đàn Samisen của người Nhật. Đàn được sử dụng trong các dàn nhạc Chèo, phường Nhạc Lễ Bát Âm, Ban Nhã Nhạc Cung Đình Huế và các dàn nhạc dân tộc hiện đại.


Đàn Tam và Đàn Tứ
 
8. Đàn Tứ  
Đàn Tứ là cây đàn cải tiến mới xuất hiện khoảng 40 năm nay ở Việt Nam. Đàn được tạo dáng với thùng đàn hình thang như Đàn Đáy và gắn bốn dây nilon. Cần đàn được gắn phím theo hệ thống 12 bán âm như hệ thống thang âm Tây phương. Vì lẽ đó Đàn Tứ rất thuận tiện trong việc trình tấu những sáng tác lấy chất liệu từ âm nhạc dân gian, truyền thống nhưng lại mang phong cách âm nhạc hiện đại.
 
Giáo Sư Vũ Hồng Thịnh
 
 
*** Giáo Sư Vũ Hồng Thịnh hiện đang sinh sống và dạy âm nhạc, tân nhạc lẫn cổ nhạc, tại thành phố San José, California. Qua những cống hiến về Âm nhạc Cổ truyền Việt Nam cho cộng đồng địa phương, giáo sư Vũ Hồng Thịnh được Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ tặng thưởng bằng khen năm 2008. Giáo sư Thịnh có thể liên lạc tại số phone: 408-489-5074.

 
nguồn: http://www.vietlist.us/SUB_Dongque/amnhac1.shtml
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.10.2013 01:46:45 bởi thiên thanh >
Thay đổi trang: << < 222324 > >> | Trang 24 của 58 trang, bài viết từ 346 đến 360 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9