GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 252627 > >> | Trang 27 của 58 trang, bài viết từ 391 đến 405 trên tổng số 867 bài trong đề mục
thiên thanh 11.11.2013 22:14:06 (permalink)
Phù vân 12.11.2013 11:50:19 (permalink)
0
                 
  
L  ê  n  h    Đ  ê  n  h

Thuyền trôi theo giòng sông
Lênh đênh kiếp phiêu bồng
Thương hồ là mạch sống
Cuốn theo đời lưu vong

Từ cuồng lưu xuân ấy
Quân giặc về xéo dầy
Phương nam giông bão dậy
Em xa quê từ đây ...

Lánh ngạc ngư thủy quái
Em, con ruốc xa bầy
Nổi trôi vùng nước mặn
Lạc lòai nơi đầm sâu

Máu đỏ nhuộm sông Hồng
Ngập tanh tràn Nam thổ
Cửu Long chừ hoen ố
Chín con rồng lưu vong...

Câu ca dao đồng vọng
Giọng hò mờ cuối sông
Con lái đò không thấy
Sáo lìa bầy bay xa

Lênh đênh phương trời lạ
Đất tha hương là nhà
Chừ bóng chim tăm cá
Quê hương ta là đâu!

Phù vân.Fontana
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.11.2013 01:32:04 bởi Phù vân >
dzuylynh 12.11.2013 21:50:23 (permalink)
0
SAU LƯNG NỖI NHỚ VẪN LÀ QUÊ HƯƠNG
 
                                                                     Cận cảnh chợ nổi Miền Tây
Độc đáo nhất ở vùng sông nước miền Tây có chợ nổi trôi lền bềnh trên sông để, tụ họp để buôn bán sầm quất chẳng thua gì trên bờ.

Đa phần các phương tiện tại chợ nổi là xuồng, ghe. Họ đến từ khắp nơi tụ về đây thành một khu chợ dài hàng cây số. Đặc biệt, trong những ngày tết, chợ nổi trên sông càng náo nhiệt hơn với xuồng ghe tấp nập tụ về để trao đồi hàng hóa.

Chợ nổi thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn. Những loại hàng hóa được bày bán trên ghe, mỗi ghe sẽ chuyên bán một loại mặt hàng. Trước mỗi ghe hàng, thường có một cây xào chống, trên đó treo loại mặt hàng mà ghe có.
 
                      
Toàn cảnh khu chợ nổi Cái Răng ở TP. Cần Thơ. 

Như ghe chuyên bán khoai lang thì trên cây xào sẽ treo lủng lẳng vài quả khoai, còn nếu ghe bán xoài thì trên cây xào sẽ có treo vài quả xoài. Những ghe như thế gọi là ghe bẹo.
Chợ đông nhất là vào khoảng 7- 8 giờ sáng. Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi... Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lỏi phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan. Tiểu thương ở đây hầu hết đều sống luôn trên sông.
Sức hút của chợ nổi đối với thập khách chính là giữ gìn, phát huy được nét đặc trưng vùng sông nước và sự tươi ngon của hàng hóa nơi đây. Không chỉ giữ gìn được nét đẹp văn hóa vùng sông nước, ngày nay chợ nổi như một điểm du lịch hấp dẫn mà du khách, đặc biệt là người nước ngoài thích khám phá và trải nghiệm. Cứ năm chiếc xuồng vào chợ thì có đến bốn chiếc chở người ngoại quốc.
Các chợ nổi tiếng nhất ở Miền Tây như Cái Răng, và Phong Điền (Cần Thơ), Ngã Bảy (Hậu Giang), Châu Đốc (An Giang), tỉnh Cà Mau có chợ nổi Cà Mau. Tỉnh Vĩnh Long có chợ nổi Trà Ôn. Sóc Trăng có chợ nổi Ngã Năm. Ở Tiền Giang Chợ nổi Cái Bè.…
Những hình ảnh cuộc sống chợ nổi ở miền Tây:
 
         
Những chiếc xuồng, ghe chở đầy nông sản tụ lại họp thành chợ nổi trên sông.

       
Trời con sương mù trong đêm chợ nổi đã đông đúc người để mua bán hàng hóa

 
Anh Đặng Thành Tài, có hơn 13 năm trong giới thương hồ buôn bán trái cây ở chợ nổi Phong Điền, TP. Cần Thơ. Công việc của anh Tài là thu mua trái cây của nhà vườn đem ra rồi đem bán lại cho thương lái đi xa

 
Bà Ngô Thị Bé Sáu, dân thương hồ 20 năm nay bám nghề ở chợ nổi Cái Răng. Nhờ chợ nổi, bà nuôi được gia đình 6 người có cuộc sống ấm no, con cái đi học đến nơi đến trốn.

 
Những đứa trẻ theo cha mẹ buôn bán và sống trên chợ nổi. Buổi sáng, bé ăn bánh và cháo thịt.

 
Điểm tâm sáng trên xuồng ghe.





 
Nhà vườn mang trái cây chất đầy ắp các ghe xuồng để bán cho giới thương hồ ở chợ nổi..

                     
Niềm vui của nông dân khi đem bán trái cây ở chợ nổi..




                                                                          
Bán hoa ở chợ nổi.

 
Cây bẹo treo lũng lẳng hàng hóa trên ghe xuồng, để người mua biết ghe đó bán loại nào.

                         
Chợ nổi thường có phong cách bán là thẩy chụp.

                               
Chợ nổi có phong tục là chen xuồng ghe với nhau mới có thể đi.



      
Những quán ăn di động trên sông, để phục vụ cho dân thương hồ sống trên chợ nổi.
 


                         
Ghe bán cà phê phin tại chợ nổi trên sông.



                                 
Chợ nổi thu hút nhiều du khách quốc tế.
 
nguồn : từ email
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.11.2013 21:55:39 bởi dzuylynh >
Đóa Hồng Tím 13.11.2013 15:33:22 (permalink)
0
 

tôi đợi tắt hoàng hôn, lênh đênh biển
tìm tiếng đàn trên ngọn sóng ngược xuôi
tay phăng gió điệu valse theo ba bốn 
bên kia bờ, chùm ba lặng reo vui
*
chìm sau núi, vài octave mỏng mảnh
nốt chỉ còn là dư ảnh ngày đi
đêm khoá sol , trăng ngực trần se lạnh
chùng vài dây, trong sương mặn lạ kỳ 
 *
buồn muôn thuở chỉ vài giây trống vắng
dạo khúc cầm * trên giòng nhạc trầm kha
gõ trên phím bản hát lời rủ quyến
nốt cuối mùa sót lại những âm ba
*
biển đợi tắt hoàng hôn, mời triều xuống
phổ thơ người bằng sóng vỗ mông mênh
tôi lang thang qua những La, Fa trắng
tìm đánh vần những dấu lặng không tên

đông hương 




 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.11.2013 15:37:41 bởi thương yêu >
Phù vân 15.11.2013 00:55:42 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
San Jose: Diễn Hành Ngày Cựu Chiến Binh
Cuộc diễn hành với các sắc phục đủ màu, quân trang, quân phục rất lạ mắt. Các dàn trống kèn trình bày các nhạc khúc quân hành, nhịp nhàng dẫn bước chân. Người tham dự phấn khích vỗ tay hoa hô chào đón. Các em bé được cha mẹ giải thích.


Cali Today News - Hàng năm đến ngày lễ cựu chiến binh, thành phố San Jose có tổ chức lễ kỷ niệm, lễ thăm viếng nghĩa trang. Ngày Cựu Chiến Binh năm nay 2013 được tổ chức vào lúc 11:00am ngày Thứ Hai 11/11/2013 tại trung tâm thành phố San Jose.

 
Khán đài chính đặt tại đường Market St. Khoảng 9:00am đã có đông người tham dự đứng hai bên đường từ HP Pavilion Santa Clara đến đường Market để chào đón đoàn diễn hành đi ngang qua.
 
Có hàng trăm đơn vị Dân Quân Cán Chính tham dự. Những hội cựu chiến binh của 2 cuộc thế chiến, các cựu chiến binh các cuộc chiến tại Đại Hàn, Việt Nam...v.v. Và nhiều đoàn của các trường học, các tổ chức yểm trợ cựu chiến binh, hội các bà mẹ con em tử sĩ, mất tích, các đoàn Hướng Đạo Hoa Kỳ, và không thể thiếu đoàn diễn hành của người Việt. Năm nay có 2 đơn vị Việt Nam tham đự: Hội Cựu Chiến Binh Việt Mỹ AVVA, Liên Hội Cựu Quân Nhân Bắc Cali. Trong đoàn diễn hành của LH/CQN có sự tham dự của các Cựu SVSQ Thủ Đức, Lực Lượng cựu SVSQ Thủ Đức Bắc Cali, Hội Nữ Quân Nhân, Hội Thiết Giáp, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Địa Phương Quân & Nghĩa Quân, Cảnh Sát Quốc Gia...v.v. Ngoài ra còn có một đoàn Việt Nam: Đoàn Lân Bữu Kim Tự cũng có mặt với 9 con lân và 1 con rồng.
 
Vào lúc 12:00pm, sau những nghi thức khai mạc, đoàn diễn hành bắt đầu xuất phát từ HP Pavilion; dẫn đầu là đoàn xe môtô của cảnh sát SJ 10 chiếc, tiếp sau đó là đoàn môtô của các cựu chiến binh, các chiếc xe của đoàn diễn hành được dẫn đầu với vị sĩ quan Grand Marshal, Dr. S. “Pete” Worden, các chiếc xe của các sĩ quan quân đội, của các vị dân cử trong chính quyền Quận Hạt và Thành Phố: Thị trưởng SJ Ông Chuck Reed, các NV Kansan Chu, Herrera, GSV Dave Cortese, Thị trưởng thành phố Santa Clara, các chiếc xe của các dân cử tiểu bang và liên bang: DB Nora Compos, DB Joe Lofgren, DB Mike Honda...v.v.
 
Tiếp theo sau đó là các đoàn xe và đơn vị cựu quân nhân HK Đệ II thế chiến, các nữ quân nhân, các y tá trong các đơn vị quân đội. Có rất nhiều đoàn thể của các tổ chức dân dự cũng có mặt được sắp xếp xen kẻ nhau. Các đoàn cựu chiến binh Trung Hoa Dân Quốc, Đại Hàn, Việt Nam.
 
Các đơn vị khi khán đài được BTC xướng danh và sơ lược tiểu sử của đơn vị. Toán quân nhân thời Đệ Nhất, Đệ Nhị Thế Chiến, thời Nam Bắc chiến tranh trang bị với các cây súng dài, các bộ quân phục, quân trang được mang theo. Các đoàn Marching Band của các trường học đứng lại biểu diễn...v.v. 
 
Cuộc diễn hành với các sắc phục đủ màu, quân trang, quân phục rất lạ mắt. Các dàn trống kèn trình bày các nhạc khúc quân hành, nhịp nhàng dẫn bước chân. Người tham dự phấn khích vỗ tay hoa hô chào đón. Các em bé được cha mẹ giải thích. Hàng ngàn lá cờ Hoa Kỳ được phát ra, được vẫy lên. Tất cả hòa nhịp, tạo những nụ cười, những giọt nước mắt xúc động.
 
Buổi lễ chấm dứt khoảng 3:00pm.
Lê Bình

dzuylynh 15.11.2013 06:05:22 (permalink)
0
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA
Bức tường Berlin sụp đổ : Nhìn lại bài học lịch sử 1989
Posted on Nov.14,2013 by DaVang


Bức tường Berlin bên phía tây, trước ngày bị sụp đổ Jean-Claude Mouton
Tú Anh
Là sản phẩm của Chiến tranh lạnh và cũng là biểu tượng của thế giới lưỡng cực bên tự do tư bản bên độc tài Cộng sản, bức tường Berlin được phía Đông Đức xây dựng vào tháng 8 năm 1961 và sụp đổ vào ngày 9/11/1989. Vì sao bức tường chia cắt không tồn tại được trăm năm như lãnh đạo Đông Đức Honecker tuyên bố trước đó vài tháng ?

24 năm trước đây, bức tường Berlin sụp đổ trong bối cảnh hàng triệu dân Đông Đức biểu tình phản kháng tình trạng ù lì của chế độ Cộng sản và đòi quyền tự do sang Tây Đức.
Lễ hội tưng bừng vào đêm 09/11/1989 chào đón người dân hai miền được trùng phùng sau gần 40 năm chia cắt được xem là hệ quả của ngọn gió cải cách mà lãnh đạo Liên Xô thời bấy giờ là Mikhai Gorbatchev thực hiện từ năm 1985 thổi qua Đông Âu.
Một tháng trước khi xảy ra sự kiện lịch sử « bức tường ô nhục » sụp đổ, thì vào ngày 07/11/1989, nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Cộng Hòa Dân Chủ Đức, đích thân lãnh đạo Liên Xô kêu gọi Đông Đức « cải cách sâu rộng ».
Ngày 03/10/1990 nước Đức thống nhất. Bức tường Berlin sụp đổ kéo theo sự tan rã của toàn khối Cộng sản Đông Âu.
Tình trạng chính trị, kinh tế, xã hội Đông Đức lúc đó như thế nào? Vì sao giới lãnh đạo không thấy được chế độ bị thoái trào ?
Nhà nghiên cứu chính trị kinh tế Âu Dương Thệ, Dormund, Đức Quốc phân tích :
Từ « Bức tường Berlin còn tồn tại 50 -100 năm nữa » tới « Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.
I. Sự sụp đổ của Cộng Hòa Dân Chủ Đức
RFI đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu chính trị kinh tế Âu Dương Thệ, Dormund, Đức Quốc.
RFI : Bức tường Berlin đã sụp đổ như thế nào?
Âu Dương Thệ : Bức tường Berlin chia cắt thủ đô Berlin được xây rất đột ngột từ 1961 và được bảo vệ ngày đêm rất nghiêm ngặt và sắt máu bởi những lực lượng công an và quân đội Đông Đức. Bức tường Berlin là một biểu tượng ngăn chia giữa chế độ toàn trị Cộng sản Đông Đức (DDR) và chế độ dân chủ đa nguyên ở Tây Đức khi ấy. Nhưng đối với 17 triệu dân Đông Đức (ĐĐ) khi ấy và những người yêu chuộng tự do dân chủ thì đây là một „bức tường ô nhục“!
Mãi tới tháng 6.1989 TBT và Chủ tịch nước ĐĐ Erich Honeker vẫn còn tuyên bố ngay tại Mạc tư khoa là “Bức tường Berlin sẽ còn tồn tại 50 tới 100 năm nữa!“. Nhưng chỉ gần nửa năm sau, ngày 9.11.1989, hàng chục ngàn nhân dân Đông Berlin và Tây Berlin đã leo lên bức tường chia cắt hai thành phố và đục đổ bức tường ô nhục, chấm dứt chế độ toàn trị và mở đường cho 17 triệu dân DDR thống nhất với Tây Đức trong hòa bình và tự do dân chủ. Bức tường Berlin sụp đổ chỉ sau 3 tuần Bộ Chính trị Cộng sản Đông Đức truất phế Honecker. Và chỉ một ngày sau (8.11.89) Bộ Chính trị cho điều tra về sự lạm dụng quyền lực và tham nhũng của Honecker sau gần 20 năm làm Tổng bí thư và Chủ tịch nước.
RFI : Cuộc cải tổ sâu rộng ở Liên Xô của Mikhail Gorbatchev ảnh hưởng gì tới sự sụp đổ của Đông Đức?
Chế độ toàn trị ở Đông Đức không do nhân dân Đông Đức thành lập mà do Hồng quân Liên Xô dựng lên sau khi chế độ độc tài Hitler thất bại trong Thế chiến Thứ 2 (1939-1945). Cho nên dưới con mắt của nhân dân Đông Đức, những người cầm đầu Cộng sản Đông Đức chỉ là cánh tay dài của đảng Cộng sản Liên Xô, không được sư tín nhiệm của nhân dân. Hiến pháp của Đông Đức cũ – cũng tương tự như Hiến pháp của chế độ toàn trị ở Việt Nam – ngay phần mở đầu và Điều 1 đã đề cao chủ nghĩa Marx-Lenin và đảng Cộng sản Đông Đức là lực lượng lãnh đạo toàn xã hội.
Như vậy chế độ toàn trị ở Đông Đức chỉ có thể tồn tại chừng nào còn được Liên Xô ủng hộ và chừng nào Mạc tư khoa còn nắm vững tình hình cả trong lẫn ngoài. Các điều kiện này đã bị mất dần từ khi Gorbatchev làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Liên Xô (1985) với những thay đổi toàn diện các chính sách đối nội và đối ngoại, nhất là với Khối quân sự Vac-xa-va bao gồm nhiều nước Cộng sản Đông Âu, trong đó có Đông Đức. Biến động chính trị vào mùa hè 1989 ở Ba Lan chuyển từ độc tài toàn trị sang dân chủ đa nguyên đã như trận động đất khủng khiếp trong Thế giới Cộng sản. Liên Xô không can thiệp, vì Gorbachov đã đề ra chủ trương không can thiệp vào nội bộ các nước đồng minh. Chấn động chính trị rất mạnh khi ấy đã dội tới cả VN khiến Nguyễn Văn Linh phải trở lại với chính sách đàn áp văn nghệ sĩ và báo chí, đồng thời khởi đầu giải pháp cầu hòa với Bắc kinh.
RFI : Tại sao nhóm lãnh đạo CS Đông Đức đã mất uy tín với nhân dân?
Sau Thế chiến 2 cả Tây và Đông Đức kinh tế hầu như tàn rụi, nhưng Tây Đức chỉ sau khoảng 2 thập niên đã trở thành một cường quốc kinh tế ở Âu Châu với kĩ nghệ tân tiến và trên 60 triệu dân được hưởng cuộc sống sung túc và tự do. Trong khi đó kinh tế Đông Đức theo kế hoạch hóa, công hữu đất đai nên không ngóc đầu lên được. Chỉ vài thí dụ dẫn chứng, Auto hiệu Trabant của Đông Đức tuy rất tồi về kĩ thuật, nhưng muốn mua cũng phải đặt cọc cả hàng năm trước. Sau khi bức tường Berlin bị đổ hàng vạn người Đông Đức chạy vào các siêu thị ở Tây Berlin, thứ hàng được họ ưa chuộng nhất là chuối tiêu. Vì ở Đông Đức chuối tiêu là một xa xỉ phẩm phải nhập cảng bằng ngoại tệ, nhưng Cộng Hòa Dân Chủ Đức không đủ ngoại tệ. Trong khi đó sau khi Đức thống nhất người ta đã tìm thấy trong các biệt thự của các ủy viên Bộ chính trị chỉ toàn các sản phẩm hạng sang, nhập cảng từ Tây Đức và các nước tư bản như TV, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa chén …!
Các sự kiện đó chứng minh là, những người lãnh đạo Đông Đức khi ấy chỉ là những người đạo đức giả, sống trong nhung lụa, không quan tâm tới cuộc sống của người dân, nhưng vẫn tiếp tục cai trị bằng chế độ công an mật vụ – Stasi – và vẫn đề cao chủ nghĩa Marx-Lenin đã hoàn toàn bất cập. Ngay cả khi Gorbatchev đã tiến hành cải tổ sâu rộng ở Liên Xô, nhưng ông Honecker vẫn từ chối cải cách. Cho nên nhân dân Đông Đức ngày càng bất mãn. Vì thế trong dịp dự lễ Quốc khánh thứ 40 của Đông Đức Gorbatchev đã cảnh báo “Kẻ nào đi muộn sẽ bị đời trừng phạt”. Chính khi ấy Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cũng có mặt trong cuộc lễ này và tính ở lại nghỉ một thời gian, nhưng khi Honecker bị truất phế (18.10.89), đã phải hấp tấp về nước.
RFI : Phong trào đòi dân chủ của nhân dân Đông Đức khi ấy ra sao?
Theo dõi nội tình của Đông Đức từ khi được Liên Xô dựng lên vào sau Thế chiến Thứ hai thì thấy, ngay 1953 người dân Đông Đức đã có cuộc nổi dậy rất lớn, nhưng đã bị các sư đoàn Hồng quân Liên Xô sử dụng thiết giáp đàn áp. Các cuộc vận động dân chủ phải tạm thời chuyển vào các hoạt động xã hội -tôn giáo, đặc biệt của Giáo hội Tin lành ở Đông Đức. Mãi tới khi Hiệp ước An ninh và Hợp tác Âu Châu (KSZE) được kí kết ở Thủ đô Helsinki (Phần Lan) 1975 giữa một bên là Liên Xô cùng các nước Cộng sản Đông Âu và bên kia là Mĩ, Gia Nã đại và các nước Tây Âu thì các cuộc vận động cho nhân quyền và tự do dân chủ lại bộc pháp trở lại rất nhanh và rất mạnh. Vì Hiệp ước Helsinki, ngoài việc gìn giữ hòa bình và hợp tác ở Âu Châu, còn qui định cả việc thừa nhận trao đổi thông tin giữa hai khối và bảo đảm nhân quyền cùng các quyền tự do căn bản.
Lúc đầu những người sáng lập tổ chức “Sáng kiến vì Hòa bình và Nhân quyền” (IFM) đưa ra phong trào “Hòa bình và Nhân quyề” theo những qui định của Hiệp ước Helsinki với chương trình hành động gần giống Hiến chương 77 của nhóm ông V. Havel (Tiệp) và trở thành nhóm đối lập quan trong ngay trong lòng chế độ toàn trị DDR.
Các biến động chính trị lớn vào mùa hè 1989 ở Ba lan đã làm bùng nổ phong trào tị nạn của hàng chục ngàn người dân Đông Đức chạy sang các nước lân bang như Hung, Tiệp và vào các sứ quán Tây Đức xin tị nạn chính trị. Chính các cuộc tị nạn đông đảo này đã gây thêm phân hóa trầm trọng ngay trong Bộ chính trị ĐCS ĐD và khiến cho phong trào đòi tự do dân chủ ở Đông Đức đạt đến cao độ. Một phong trào đối lập mới ra đời ở Đông Đức là “Tân Diễn đàn“ (Neus Forum) vào cuối hè 1989 và ra Lời kêu gọi “Vùng lên 89“ (Aufbruch 89) đòi đối thoại giữa nhân dân với nhà cầm quyền để cải tổ chính trị theo hướng dân chủ. Chỉ vài tháng sau đã có trên 200.000 người kí tên ủng hộ Lời kêu gọi.
Các cuộc biểu tình vào chiều Thứ hai mỗi tuần xuất phát từ nhà thờ Nikolaikirche ở Leipzig với các khẩu hiệu „Chúng tôi là nhân dân“, „Khước từ bạo lực“ vào 4.9.89 đã có sức thu hút sự tham gia tích cực của nhân dân rất mạnh, đầu tháng 9 chỉ có 1200 người nhưng tới cuối tháng 10 đã có tới nửa triệu người tham dự. Nó còn thuyết phục cả nhiều cán bộ cao cấp đảng Cộng sản Đông Đức ở địa phương tham gia và nhiều đơn vị công an, quân đội đã chống lại lệnh của Honecker từ chối dùng vũ lực đàn áp người biểu tình. Chỉ một tuần trước khi bức tường Berlin sụp đổ đã diễn ra cuộc biểu tình rất lớn ở quảng trường Alexanderplatz , Đông Berlin với khoảng nửa triệu người tham dự.
RFI : Tây Đức và Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã đóng vai trò như thế nào đối với các phong trào đòi dân chủ ở DDR và Đông Âu?
Cuộc „Cách mạng nhung“ diễn ra ở Đông Đức và hầu hết các nước Cộng sản Đông Âu đã diễn ra trong hòa bình, mở ra một kỉ nguyên mới về phương thức thay đổi thể chế chính trị so với các thế kỉ trước đây chỉ thuần dùng bạo lực. Thành công nhanh chóng, lớn lao và ít hao tổn nhân mạng và tài sản này là sáng kiến và công lao đầu tiên của chính nhân dân Đông Đức và các nước Đông Âu. Điều này thật rõ ràng không ai có thể phủ nhận được. Vì họ đã biết kết hợp sức mạnh nội lực và sức mạnh quốc tế của thời đại vào đúng lúc, đúng chỗ.
Nhưng sự hậu thuẫn cả về tinh thần lẫn vật chất của Tây Đức cho Đông Đức và Liên Hiệp Châu Âu cho toàn bộ Đông Âu là một yếu tố cực kì quan trọng. Chính sự hưng thịnh vững vàng của Liên Âu (khi ấy với 12 nước và khoảng 300 triệu người) cả về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đã trở thành một tấm gương cho các cuộc vận động dân chủ tự do ở Đông Đức và Đông Âu trong thập niên 80 vừa qua. Trong các sách Hồi kí của cựu Thủ tướng Đức Helmut Kohl và cựu Ngoại trưởng Đức D.Genscher, cũng như nhiều sách nghiên cứu của các chuyên gia chính trị đã xác nhận, Liên Âu là hậu phương vững chắc cho sự thống nhất Đức và thay đổi thể chế chính trị trong hòa bình và nhanh gọn ở Đông Âu trên hai thập niên trước đây.
II. Cuối trào của triều đình XHCN ở VN?
RFI : Đâu là những tương đồng lớn giữa hai chế độ toàn trị ở Đông Đức và Việt Nam?
Ngày 23.10 trong cuộc họp tổ ở Quốc hội bàn về „Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992“ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố “Xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. Khi chọn cách chơi chữ như vậy, người cầm đầu chế độ đồng thời là lí thuyết gia của Đảng muốn để cho mọi người biết là, chế độ toàn trị sẽ còn tồn tại tiếp tục cả thế kỉ nữa ở Việt Nam. Một sự tình cờ là, ý tưởng này cũng giống như tuyên bố của Honecker vào giữa năm 1989 „Bức tường Berlin còn tồn tại 50-100 năm“. Tuyên bố giống nhau của hai thủ lãnh độc tài cho thấy, đây là cách nói cường điệu khi họ phải đối diện với nguy cơ. Nhưng điều gì đã xẩy ra ở DDR chỉ nội sáu tháng sau đó thì đã trở thành một sự kiện lịch sử ai cũng biết.
So sánh hai chế độ toàn trị ở VN hiện nay và ở cựu Đông Đức thì tuy có một số điểm khác nhau, nhưng tương đồng là chính. Những người cầm đầu chế độ toàn trị ở VN, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, cũng rất giáo điều và bảo thủ, bất chấp tình hình quốc tế và trong nước đã thay đổi triệt để, nhưng họ vẫn chống lại nguyện vọng của nhân dân, như Honecker trước đây hơn 20 năm ở ĐĐ. Điển hình mới nhất như trong việc gọi là sửa đổi Hiến pháp. Khởi đầu họ kêu gọi mọi người góp ý kiến và sẵn sàng nghe cả ý kiến trái chiều. Nhưng khi nhân dân thuộc nhiều giới công khai đóng góp ý kiến, đại biểu cụ thể là “Kiến nghị 72” do nhiều nhân sĩ , trí thức trong và ngoài nước đưa ra và được cả hàng ngàn người thuộc nhiều giới- kể cả nhiều đảng viên tiến bộ- kí tên đồng ý thì ông Trọng đã rất kiêu căng ngạo mạn kết án “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! » Đúng ra phải trân trọng đối thoại với dân, nhưng ông Trọng đã cao ngạo khinh thường những đóng góp thành thực này. Vì vậy chính ông Trọng đã tự đánh mất tư cách và khả năng của người lãnh đạo!
Tại Hội nghị Trung ương 8 đầu tháng 10 những người bảo thủ và các nhóm lợi ích trong Trung ương đã thỏa hiệp ngầm với nhau bắt Quốc hội phải thông qua „Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992“ ngay trong kì họp thứ 6 này để mong kéo dài chế độ độc tài. Mặc dầu những điều căn bản vẫn còn tranh cãi, như để ĐCS độc quyền tiếp tục, kinh tế Nhà nước vẫn nắm chủ đạo, đất đai vẫn thuộc quyền công hữu, quân đội và công an phải tuyệt đối trung thành với Đảng…!
RFI : Sự bất lực và tha hóa đạo đức của những người có quyền lực ở Việt Nam như thế nào và dẫn tới những hậu quả gì?
Chính ông Trọng và các ủy viên Bộ chinh trị đã biết rằng, việc duy trì chế độ độc đảng, trong đó giành quyền ưu đãi gần như tuyệt đối cho những người có quyền lực ở trung ương và địa phương đã không làm chế độ ổn định, mà chỉ phát sinh thêm và trầm trọng hơn tệ trạng tham nhũng của bọn quan tham, biến các tập đoàn nhà nước thành nơi chia quyền, đục khoét tài sản quốc gia một cách vô trách nhiệm. Điển hình như việc làm ăn thua lỗ của Tập đoàn Vinashin vừa phải phá sản ít ngày trước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Than Việt Nam…đã làm thất thoát cả hàng chục tỉ Mĩ kim. Trong vụ Vinashin Nguyễn Tấn Dũng đã hai lần xin lỗi và nhận trách nhiệm, nhưng ông ta vẫn chỗm chệ ở ghế Thủ tướng!
Chỉ có nhân dân phải gánh vác các hậu quả tại hại này. Rõ ràng nhất như nạn lạm phát cao và thường xuyên trong nhiều năm làm cho cuộc sống của nhân dân rất cơ cực; nợ công ngày càng phình ra đang tới mức mất kiểm soát –trong báo cáo vừa qua tại Quốc hội, Nguyễn Tấn Dũng đòi tăng ngân sách lên 5,3%. Nhiều chuyên viên Việt Nam và các tổ chức tài chánh quốc tế, như Ngân hàng Thế giới, đã cho biết, các con số nợ công mà chính phủ đưa ra còn thấp hơn rất nhiều so với thực tế! Trong ba năm trở lại đây mức tăng trưởng kinh tế của VN mỗi năm lại đi xuống, trong khi nhiều nước trong khu vực lại đang lên!
Trong khi tiền thuế của nhân dân và tài nguyên của đất nước bị lạm dụng và lãng phí khủng khiếp thì sự giầu lên nhanh và bất chính của cán bộ có quyền đã trở thành công khai. Chính ông Trọng đã nói trong nhiều Hội nghị trung ương và qua phong trào chỉnh đảng với các cuộc tự phê bình và phê bình ngay trong Bộ chính trị kéo dài nhiều tuần lễ trong năm 2012…. Nhưng việc chống tham nhũng đã thất bại, không những thế dự tính đòi kỉ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không thành và đang tạo nên sự chống đối công khai lẫn nhau. Hiện nay Chủ tịch nước Trương Tấn Sang còn kể tiếu lâm, chế diễu công khai cả Nguyễn Phú Trọng lẫn Nguyễn Tấn Dũng.
Nguy hiểm nữa là, do những khó khăn kinh tế, tài chánh và không được sự tin cậy của nhân dân, nên những người lãnh đạo chế độ ngày càng phải quỵ lụy Bắc kinh nhằm mưu đồ bảo vệ cái ghế và tiền bạc. Điển hình nhất là Thông cáo chung 10 điểm ngày 15.10 giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã mở toang cửa cho Bắc kinh tham dự và can thiệp vào nhiều lãnh vực của VN từ quốc phòng, an ninh, chính trị, ngoại giao tới kinh tế, tài chánh, báo chí và văn hóa tư tưởng! An ninh và chủ quyền của Việt Nam đang bị đe dọa!
Nói tóm lại, vì thiếu năng lực và tha hóa đạo đức, nên những người đang nắm quyền lực đang đục ruỗng gia tài của Đảng do các thế hệ trước để lại!
RFI : Các cuộc vận động dân chủ ở trong nước đang phát triển như thế nào?
Chính vì thế, mặc dầu bị đe dọa của chế độ công an trị cực kì tàn bạo, nhưng nhân dân nhiều giới, từ trí thức, chuyên viên, thanh niên, công nhân và nông dân và cả nhiều đảng viên biết quí tự trọng đã không còn sợ. Trong những năm gần đây nhiều giới ở trong nước theo dõi rất sát tình hình thời cuộc và đặc biệt xung đột ở đầu não chế độ toàn trị. Nhiều cuộc vận động đã bung ra trong các lãnh vực đang có bức xúc lớn, như các biểu tình chống sự xâm lấn của Bắc kinh, ủng hộ các vụ khiếu kiện đất đai của nông dân, nhà thờ, đòi tự do cho các thanh niên và các Blogger bị giam giữ trái phép, ra các Kiến nghị và Tuyên bố về sửa đổi Hiến pháp…Phương pháp tranh đấu là hòa bình, khước từ bạo lực, với mục tiêu trong sáng là chấm dứt đàn áp, công an trị và bảo vệ nhân quyền, tiến tới dân chủ đa nguyên. Vài năm trước chỉ có một số người, nhưng nay đang lan tỏa ra nhiều giới và sự tham gia ngày càng tích cực và đông đảo.
Đặc biệt nữa là, các cuộc vận động này đã biết tận dụng các phương tiện thông tin nhanh chóng và quảng đại là Internet cả trong nước lẫn ngoài nước. Nên không chỉ nhiều giới ở trong nước mà cả báo chí quốc tế và chính giới các nước dân chủ biết rất rõ về Kiến nghị 72 của hàng ngàn trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên và đảng viên tiến bộ đòi thay đổi thực sự và toàn diện Hiến pháp, các tuyên bố của Phật giáo và Công giáo, « Tuyên bố về Thực thi Quyền Dân sự và Chính trị », « Tuyên bố 258 » của những người trẻ Việt Nam !, lời kêu gọi từ bỏ Đảng CS và lâp đảng Dân chủ Xã hội của Lê Hiếu Đằng, hay mới đây lời nói rất khẳng khái và đúng đắn của nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên mới 21tuổi tại tòa án « Tôi yêu Tổ quốc, nhưng xin đừng đánh đồng với Đảng ».
RFI : Rút ra bài học nào từ Đông Đức, Đông Âu tới Việt Nam ?
Thế hệ Cộng sản Việt Nam đầu tiên đã biết thu phục nhân dân và có công rất lớn trong việc giành lại độc lập. Đây là gia tài rất quí để lại. Nhưng các thế hệ tiếp sau đã không biết gìn giữ và vun bồi. Trái lại, càng về sau bọn con cháu chỉ thích ham chơi hoang phí và làm điều bạo ngược chống lại dân, tự đánh mất tư cách lãnh đạo. Họ còn đang tháo khoán cho Bắc kinh thực hiện chính sách bành trướng ở biển Đông và bòn rút tài nguyên của Việt Nam . Chính vì thế họ là những người đang đục ruỗng gia tài của Đảng, không những thế còn đang chia bè, chia cánh, tranh giành quyền lợi ích kỉ và thanh toán lẫn nhau!
Vì vậy nhân dân ta đã thức tỉnh và đang đứng dậy, không thể chờ và tin vào những lời hứa cuội của những người cầm đầu chế độ toàn trị! Các cuộc vận động dân chủ đang lên cao ở trong nước cho thấy, nhân dân Việt Nam đang tự tin, quyết nắm lấy tương lai trong chính tay mình.
Tóm lại, trước đây trên hai thập kỉ nhân dân Đông Đức và các nước Cộng sản Đông Âu đã đứng dậy chấm dứt các chế độ toàn trị của các tập đoàn lãnh đạo tham nhũng, bất lực và ích kỉ. Nay nhân dân Việt Nam cũng đang hành động chính nghĩa như vậy!
nguồn: HNSG
***
Lời bàn
Trông người mà nghĩ đến ta
Vò tai bứt tóc nặn ra lập trường
Đã gây biết mấy tai ương
Quay về chính nghĩa con đường quốc gia
Chớ nên dại dột sa đà
Hán Tàu thần tượng có là ra ma !
Bác linh thiêng cứu sơn hà ?
Cút ra bãi rác nằm mà an thân
Để cho quần chúng nhân dân
Giữ yên xã tắc thập phần tự do
Chớ chờ tường đổ mới lo!
ĐỔI THAY CHÍNH THỂ TỰ DO? trễ rồi!!!
- dl -

<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2013 08:31:49 bởi dzuylynh >
dzuylynh 15.11.2013 08:15:28 (permalink)
0
 NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH

Tuyệt tác - Phải nhìn kỹ từng chi tiết mới thấy các hình thiếu nữ khỏa thân  

Một nghệ sĩ đã dành nhiều thời gian và công sức để xếp hình các người mẫu nude thành hình con chim và các côn trùng trên máy tính.
 

Nghệ sĩ Cecelia Webber đã cắt ghép những hình mẫu nude để xếp thành hình con chim rất sống động.
 
 
Nghệ sĩ 28 tuổi đến từ Canada chụp rất nhiều ảnh người mẫu nude. Cô cắt ghép, xoay hình và tô màu để tạo thành hình chim và côn trùng đẹp lạ.
 
 

Hình con sâu được ghép từ hình những mẫu nude.
 
 

Nghệ sĩ Cecelia phải bỏ rất nhiều thời gian, có thể vài tháng, để hoàn thành một tác phẩm như thế này.
 
 


Tạo hình con bướm sặc sỡ của tác giả Cecelia. Với các tác phẩm công phu Cecelia phải dành một năm mới hoàn thiện.
 
  


Một trong những bước khó nhất là sắp xếp các hình mẫu nude vào với nhau.
Công đoạn này luôn đòi hỏi sự sáng tạo và kiên nhẫn.
 
 


Nhiều người không nghĩ rằng hình con bướm này lại được ghép từ hình mẫu nude.
 
  


Mỗi tác phẩm là sự tập hợp của hình ảnh những người mẫu nude ở nhiều tư thế khác nhau.
 
 

Đôi chim tình tứ.
 
 

Con công sặc sỡ.
sưu tầm
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2013 08:25:25 bởi dzuylynh >
dzuylynh 15.11.2013 10:15:42 (permalink)
0
      

V Ỡ

mai sau có dứt đường tơ
cho nhau một nửa bài thơ làm quà
ngày nhà em kết pháo hoa
anh ra chiến tuyến xông pha trận tiền
giã từ sách vở bút nghiên
áo thư sinh vắt trên triền tương tư
bây giờ ở chốn thảo lư
hái tương tư thảo viết thư cho người
ngày xưa mai huệ xanh tươi
bây giờ lan cúc còn cười thắm xinh
trách chi con tạo bất bình
chia uyên rẽ thúy cho mình chia xa
trăng che nửa bóng lá ngà
nắng chia nửa mảnh nhạt nhòa đồi mơ
nón bài thơ nhớ ngẩn ngơ 
mũ xanh áo trận giày sault bụi mờ
trưng vương cổng nhện giăng tơ
ai chờ mang hũ cốt thơ về thờ...
 
...nửa này vương cánh phi cơ
nửa kia ở lại hòai mơ tương phùng 
 
.lanchy.
(đến qúy thi hữu saomai,saolinh,đỗquân,ấutým,hòangbạchvân,dohop,tócnâu,diênvỹ,huyềnbăng,cátly,càna,thúylan,nghinhnguyên,đônghương)


 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2013 23:06:52 bởi dzuylynh >
thiên thanh 15.11.2013 21:33:55 (permalink)
0
 
 
 
 
 




Còn Yêu Em Mãi

Tác giả: Nguyễn Trung Cang


Yêu em như thuở nào, 
tình yêu còn biên đầy trang giấy, 
Yêu em như thuở nào, 
Tình yêu còn đong đầy trang sách. 

Dù biết trái tim đã già, 
Mà những thiết tha chẳng nhòa, 
Tình cũ vẫn nghe ấm nồng, 
Gọi tên nhau lúc cô đơn, 
Để nghe sưởi ấm tâm hồn. 

Em ơi đây tiếng đàn, 
Lời ca dệt ân tình năm tháng, 
Câu ca hay khúc nhạc 
Tình yêu còn đong đầy khao khát, 
Dù có cách xa mỏi mòn, 
Mà những dấu yêu mãi còn, 
Sưởi ấm xác thân héo gầy, 
Tình yêu như gió đem mây, 
Gọi mưa giăng kín khung trời. 

Điệp khúc:
Này em hỡi, 
ta mơ ngày sẽ tới, 
khi tương phùng, 
em khóc cho niềm vui vì hạnh phúc. 
Ngọt hay đắng, 
trong cuộc đời mưa nắng, 
ta luôn cười trong giấc mơ hạnh phúc xưa tuyệt vời. 

Riêng ta nơi núi rừng, 
về đêm càng nghe hồn băng giá, 
câu ca hay khúc nhạc, 
càng thêm sầu cho tình tan nát. 

Dù biết cách xa với đời, 
dù biết thủy chung chẳng rời, 
mà vẫn xót xa tháng ngày, 
chờ ta chi nữa em ơi, 
còn đâu giây phút tuyệt vời.


  
Cà Na tn nguyen 16.11.2013 04:54:10 (permalink)
0
 
        Tặng tt và Giai điệu Phù Trầm
 
 
 
 
 
Nghệ sĩ Bướm...
 
Chúc mọi người một cuối tuần vui và bình an.
 
 CàNa
dzuylynh 16.11.2013 22:46:38 (permalink)
0
  : "Cảm ơn ông Tư  đã sáng tác  bài thơ Men Thu cho mọi người thưởng thức.
Hic , Cà na gọi chung ông Tư  là " bạn " cho ông Tư được trẻ mà cũng bị rầy !. Bộ ôngTư chỉ thích làm " ông già ông Tư  " thôi hả ? "
 : " ông tư đã già từ khi còn trẻ lựng Cà ơi! Là bướm cũng chẳng mà là bạn thì cũng không nghen... đã làm " bốlynh" mấy chục năm rồi, nay lên chức "ông tư " coi bộ hợp thời trang đó chớ hả Na ? Càna mãi lo chuyện đồng áng, tậu đất làm vườn mà chểnh mảng làm thơ, có muốn ông Tư bưng bỏ vô hũ Càna chưng trong tiệm thuốc Bắc ở siêu thị chú Xèng của béhộp không ? 



 
N g h ệ   s ĩ   B ư ớ m...
( tặng LinhVũ.CaoNguyên.đônghương.TrầntrungĐạo.hươnglinh NguyễntấtNhiên.NghinhNguyên.HuyềnBăng )

đêm mơ hóa bướm theo Trang Tử
thăm mấy sào hoa mệt muốn đừ
cánh vỗ nhịp thi từ giai điệu
mấy khúc cầm thiếu đủ bao nhiêu...

có biết bao điều chưa muốn ngỏ
có hàng trăm vạn nỗi lo toan
mãn khai hơn bốn nghìn năm đã
một đóa Tiên Rồng hoa rách tươm

ta không vốn dĩ lòai ong bướm
hút nhụy vờn hoa hớp sắc hương
cánh nhạc oằn thân chùng sương đọng
hỗn mang nhịp phách khúc tiêu bồng

bảng nhãn thám hoa, lòng chớm động
hành giả giang hồ, nghiệp chướng đong  
có không không có hay không có
có có không hay không có không...

nguyệt cầm xước, tiếng muôn âm đục
sáo trúc trầy, ngân vạn sắc thanh
ví sả thân này thành trăm mảnh
hóa khúc nhạc lành dâng chúng sanh

ôm đàn nghe Nước chân cầu chảy
vỗ khúc tâm hư ngóng núi Non
Lão Trang ứng điệp về Hoa Quốc
Ta hóa rồng bay đến Lạc Hồng !

dzuylynhhàndạlữ
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.11.2013 07:42:16 bởi dzuylynh >
nghinhnguyen 17.11.2013 20:15:13 (permalink)
0
Xin chân thành cảm ơn tri âm với tấm lòng độ lượng bao dong của người nghệ sĩ . Nỗi  buồn của nhân thề cũng là nỗi buồn  của người nghệ sĩ, Thi sĩ Hàn Mạc Tử đã viết : "Lòng ta sầu thảm hơn mùa lạnh/ Hơn hết u buồn của nước mây/ Của những tình duyên thương lỡ dỡ/ Của lời rên xiếc gió heo mây..." Dẫu cách xa vạn dặm tình ý vẫn thấy gần . chúng ta sinh ra thời vận nước suy vi, bao thảm cảnh của cuộc đời, bao nhiêu trăn trở, may mắn Trời ban cho chút hồn thơ để giải tõa vả sẻ chia những nỗi buồn niềm vui  trong cuộc đời có chút tình tri âm. tri kỷ
đó là hạnh phúc khi yêu và được yêu, chúng ta ý thức rằng chúng ta còn nợ cuộc đời quá nhiều khi ta vào đời.
 NN xin gởi đến DL cảm nghĩ về món nợ nầy 
 
NỢ VÀO ĐỜI
 
Từ chưa mở mắt chào đời
Là ta đã nợ 
Đất Trời
Mẹ Cha
Tiền nhân đỗ máu đào ra
giữ gìn tổ quốc, cho ta cội nguồn
Nợ người cần lao sớm hôm
bát cơm manh áo đã làm ấm no
Nợ người trí thức chăm lo
công trình tích lũy dâng cho đời này
Nợ ơn dạy dỗ của thầy
Nợ tình
Nợ bạn
bao ngày tháng qua
Nợ người - người đã cho ta
từ tronh cau đắng  - có pha ngọt ngào
 
Kiếp nhân sinh có là bao
mỏng giòn yếu đuối bước vào trần ai
một đôi chân - gánh bờ vai
Nợ đời ai dễ môt mai trả đền ?
 
Nghinh Nguyên 
dzuylynh 18.11.2013 00:30:55 (permalink)
0
GIAO DUYÊN THƠ BẰNG HỮU



ĐÀN THEO ÂM SÓNG

tôi đợi tắt hoàng hôn, lênh đênh biển
tìm tiếng đàn trên ngọn sóng ngược xuôi
tay phăng gió điệu valse theo ba bốn 
bên kia bờ, chùm ba lặng reo vui 
*
chìm sau núi, vài octave mỏng mảnh
nốt chỉ còn là dư ảnh ngày đi
đêm khoá sol , trăng ngực trần se lạnh
chùng vài dây, trong sương mặn lạ kỳ  
 * 
buồn muôn thuở chỉ vài giây trống vắng 
dạo khúc cầm * trên giòng nhạc trầm kha 
gõ trên phím bản hát lời rủ quyến 
nốt cuối mùa sót lại những âm ba 
*
biển đợi tắt hoàng hôn, mời triều xuống 
phổ thơ người bằng sóng vỗ mông mênh 
tôi lang thang qua những La, Fa trắng 
tìm đánh vần những dấu lặng không tên 

đông hương  


 
c u n g  v ỹ
biển đợi hòang hôn say sóng, lặn
  chờ âm thầm thao thức,
  vỹ cầm ngân
lũ chim đêm giăng cánh chắn cung hằng
thêm những dấu ký âm dài vô tận...

thời con gái chỉ còn
in dấu lặng
những vui buồn
gom góp
mấy trường canh
dấu liên ba hai nhịp gánh hai thân
chừa một nhịp dành hai thần một phách

thơ khổ chủ có làm đau nhạc khách?
mưa thu dầm có lạnh nắng đông hanh?
luyến lưu chi gió mát với trăng thanh
cho cung vỹ hải hành cùng sóng nhạc! 

thơ ẩm túy,
  khướt say,
  sa hủ nhạc
nhạc ngà ngà,
  nhạc ngả,
ngủ bình thơ
nhạc và thơ là rễ má rau mơ
làm mặc khách tao nhân mờ nhân ảnh

  xin bọt biển hóa sao trời lấp lánh
ghép thành lời thánh sáng tặng thi nhân
cho tôi nghe nhịp thở chốn dương gian
hòa tiếng kệ âm tràn con sóng nhạc

dzuylynh.Nov172013
- tặng dv.tl.đh.nn.hb -
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.11.2013 00:44:04 bởi dzuylynh >
Cà Na tn nguyen 19.11.2013 01:14:54 (permalink)
0
 
 Ông Tư ơi !
 CàNa thích Bướm từ nhỏ, theo Cà na thì đó là những  nghệ sĩ đúng nghĩa ., Xinh đẹp , phóng khóang , làm đẹp cho cuộc đời , nhàn nhã rong chơi dù kiếp sống ngắn ngủi.
 Nhất là ảnh chụp chú Bướm này, có vẻ gì phiêu bạt hay hay
 Vì post sau thiên thanh nên nhân tiện Cà na tặng để cảm ơn tt hay post nhạc cuối tuần cho mọi người thưởng thức đó mà
 Thêm chú Bướm này nữa, cũng có vẻ  "trầm tư " nè.ông Tư..( Nhưng ảnh chụp hơi mờ !  )
 
 
 
 
 Hic ! Dạo này  trong trí Cà na chỉ hiện ra chuyện vườn tược, rau trái, nấu ăn thì làm sao Cà na làm thơ được. Vậy mà ông Tư cũng dọa ...ngâm Cà na vô hu? thuốc Bắc ở siêu thị chú Xèng của béhộp !
 ( Ủa , mà sao lâu quá hổng thấy béhôp hả ông Tư ? )
 
Cà Na
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.11.2013 10:17:49 bởi Cà Na tn nguyen >
dzuylynh 20.11.2013 07:26:10 (permalink)
0
TRUYỆN ĐỜI THƯỜNG

 
PHÀM PHU TỤC TỬ
Bài này tựa đề là phàm phu tục tử nên một vài từ ngữ và thơ trích dẫn không được thanh tao cho mấy. Người viết báo trước để những ai dị ứng với chuyện bậy bạ thì cảm phiền nhắm mắt đừng đọc.. Những đoạn thơ hoặc nhạc nếu không ghi chú tên tác giả tức được trích trong internet hoặc lưu truyền trong dân gian.
  *
  Nhớ ngày xưa còn con gái mới lớn, đầu óc tui thật trong sáng, thánh thiện. Tui mơ có được một người bạn đời hợp ý tâm đầu để cùng ngắm hoa, thưởng nguyệt, làm thơ, đối ẩm, thả diều, bắt bướm... Vợ chồng phải coi nhau như bạn, giữ tình thanh tao chứ không để ba cái chuyện đầu gối tay ấp làm vẩn đục vấy bẩn. Tui mơ, tui mộng đủ thứ cho đến khi tui gặp được chàng.
  Chàng là một thư sinh tuấn tú tướng người rất nho nhã, đàng hoàng, và hiền như bụt. Chàng thuộc thơ của các văn nhân thi sĩ như cháo; lâu lâu lại xổ vài bài thơ lãng mạn mà vì chàng chỉ đọc vài câu, vừa vặn hợp tình, hợp cảnh, không nhiều hơn ý muốn nói nên tôi khó mà nhận ra là thơ văn của ai. Cho dù mơ mộng mấy đi nữa, nhưng cũng là nhi nữ thường tình, tui vốn không quên “Xem mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon”. Nay đã gặp người hợp nhãn, hợp ý tui chẳng ngần ngại gì mà không gần gũi để tìm hiểu thêm.
Nhiều lần trốn đi ngắm sóng biển, ngắm sao trời, thơ thẩn với chàng quá, má tui đã cấm không cho hai đứa gặp nhau nữa. Chàng thở dài ngâm nga thơ Nguyễn Bính:
  “Giá đừng có dậu mồng tơi
Tối nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.”
  Tui kể lại với má. Thế là má tui bỏ lệnh cấm vận vì không muốn trở thành dậu mồng tơi lỡ ai hái nấu canh thì khổ. Má tui lâu nay rất mê thơ, đã từng chép mấy tập thơ dầy cộm nên thấy chàng biết xài thơ đã cho điểm tốt ngay.
  Chàng còn là một thư viện truyện cười, kể tui nghe đủ thứ truyện vui thật dễ thương...Chàng lắng nghe tâm sự của tui; đồng cảm với mơ ước của tui và đã tỏ tình một cách rất thơ theo đúng cái thắc mắc đang lởn vởn trong đầu tui hôm hai đứa đang thơ thẩn dạo chơi:
  Người đâu gặp gỡ làm chi!
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
  Rồi chàng hứa...sẽ là người bạn đời mà tui tưởng tượng. Thế là chẳng bao lâu đám cưới của đôi trai thanh gái lịch đã xảy ra. Chàng trở thành chồng tui và từ từ lộ nguyên cái chất phàm phu tục tử mà tui không thể nào tưởng tượng được.
  **
  Bắt đầu buổi tân hôn, hai đứa tui ngủ chung giường nhưng chắn giữa là một cái gối như đã giao hẹn trước kia. Ðược đâu vài phút chàng bắt đầu hát:
  - Tay có bằng lòng cho tay nắm với?
  - Xin nắm tay hở? Nắm một chút thôi nhen. Nắm tay được vài phút chàng hát tiếp:
  - Tóc có bằng lòng xin một sợi thôi?
  - Xin tóc làm gì vậy?
  - Ðể anh kết tóc se tơ ấy mà...
  Giọng chàng êm như ru hát thì thầm bên tai tôi:
  - Chân có bằng lòng cho chân kẹp lại?
  - Một phút thôi nhen! (tui nói ỉu xìu)
  - Môi có bằng lòng xin một nụ hôn?
  Im lặng! Tui hết trả lời được nữa mà nhắm mắt chết trân. Rồi chàng xin lần cuối cùng với ca khúc của Ngô Thụy Miên:
  “Cho tôi ôm em vào lòng
Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng
Yêu thương vợ chồng
  Cứ thế, chàng tấn công từng tí từng tí thật tình tứ. Cái gối chắn bị quăng khỏi giường! Từ nay hết tình thoát tục, hết tình thanh tao, hết tình bạn bè mà bắt đầu cho tình vợ chồng chính hiệu.
  Nhưng đó đâu có phải là lần xin cuối cùng. Ðêm đó chàng cứ xin thêm, xin nữa, xin tới, xin lui. Tui hỏi chàng:
- Sao anh xin hoài vậy?
  Chàng hát:
Tình ngỡ đã phôi pha, nhưng lòng bỗng rộn ràng...
 (Tình nhớ của TCS)
  Thật ăn gian, trích câu này ghép câu nọ nhưng cũng không sao! Tình vợ chồng ngó bộ cũng hay hay đó chứ. Tui làm thơ cho chàng nghe:
  Hình như em đã lên tiên,
Mây xanh, gió mát, kỳ viên chốn này.
Anh ơi em muốn vòng tay,
Giữ em thật chặt ngất ngây suốt đời.
  Người ta cứ hỏi tình yêu màu gì? Trong Asia 57, Thùy Dương bảo là màu đỏ, màu hồng, màu cầu vồng ngũ sắc, nhưng Việt Dũng đều cho là trật và cuối cùng anh ta trả lời là tình yêu màu xanh. Sai hết quí dị ơi. Câu trả lời đúng nhất là “Tình yêu màu nho”. Quí dị théc méc hả? Tại sao là màu nho? Nho xanh, nho đỏ hay nho đen? Xin thưa “màu nho” nói lái lại là “mò nhau”. Ðúng quá rồi còn gì! Yêu nhau là phải mò nhau rồi phải không? Vậy mà nghĩ lại cái hồi hai đứa tui bồ nhau, chỉ toàn là đưa nhau đi thưởng ngoạn ngắm cảnh, chẳng hun chẳng hít gì ráo trọi. Thế mới phục chàng biết kiềm chế, giả nai nên mới dụ được tui, con bé ngây thơ sống trên mây trên gió. Nhưng mà nghĩ kỹ, nếu chàng cho tui biết màu của tình yêu sớm chắc tui ... lấy chàng sớm hơn không chừng! Chàng lý sự với tôi:
  “Ở đời ai cũng như ai
Ăn cơm bằng đũa, để tay mà mò.”
  Ăn ở với nhau một thời gian, tui thấy ai chế ra câu này thật đúng quá xá cỡ:
  “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở,
Lấy nhau rồi nham nhở lắm ai ơi!”
  Bây giờ 2 đứa tui chẳng còn giữ gìn, chẳng còn kín đáo, chẳng còn ý tứ với nhau gì cả. Câu châm ngôn về tứ khoái của con người mà chàng kê đầu giường và lấy làm tâm đắc là:
  “Trên đời có bốn cái vui. 
Ăn, ngủ, iêu, ị lui cui cả ngày”.
  Nhất khoái của chàng là cái máu ăn thì ôi thôi khỏi nói. Chàng ăn uống như hùm như hổ, ăn lia chia suốt ngày không liền miệng. Cái từ “Ăn to, nói lớn” là thế nào giờ đây tui mới biết. Vì ăn nhiều quá nên “nói lớn” bằng bên dưới hơi nhiều, chàng nổ pháo liên hồi khắp nhà nghe bất nhã hết sức dị đó. Vậy mà chàng cũng có câu để bào chữa:
  Cái **** là cái trời cho,
Ai mà không **** ốm o gầy mòn.
Cái **** là cái tròn tròn,
Ai mà không **** gầy mòn ốm o!
  Chuyện gì chồng tui cũng trích thơ, trích ca dao tục ngữ chế biến để ngâm nga. Thơ văn tao nhã ngày nào đã đi đâu mất mà giờ đây chỉ toàn là thơ nham nhở, thô tục, bậy bạ hết nước nói. Nhưng nguy hiểm một điều là tui dần dần trở thành ma tà đạo như chàng - tui thấy thích và cười quá xá khi nghe những bài thơ quái đản đó mới chết chứ.
  Bây giờ tui nói về “nhị khoái” của chàng tức cái tính ngủ. Chàng ngủ dễ lắm và rất say. Ngủ say đến nổi có lần tôi nghịch lấy màu vẽ vằn vẽ vện lên mặt mà vẫn không biết gì cả. Ăn được, ngủ được là tiên trên đời mà. Thấy vậy tôi cũng mừng cho chàng nhưng ngặt cái chàng lại ngáy dữ dội. Có lúc tiếng ngáy như tiếng rắn kêu, có lúc như tiếng bò rống, và có lúc nghe như tiếng đàn cò ò e. Không sao! “Yêu nhau yêu cả ngáy to đấy mà!”
  Có lần tụi tui vừa mới mua về cái xe Honda đời mới, chạy êm như ru. Tối đó, tui nằm ngủ mơ thấy mình lái chiếc xe mới này tà tà dạo biển. Ðang chạy ngon lành, bỗng dưng tiếng máy xe kêu lên kỳ lạ - rẹt...rẹt....khẹt...khẹt rồi lớn lên dần. Cuối cùng nó khẹt lên một cái rồi xe bị dừng lại không chạy nữa. Tui tá hỏa tam tinh. Thôi tiêu! Mua nhằm cái xe dỏm rồi. Xe mới có bảo hành, sửa không tốn tiền nhưng máy đã có vấn đề thì dù sửa lại cũng không được tốt. Chơi bạo bỏ ra hai mấy ngàn mà mang đồ bịnh về nhà, xui thật là xui. Tui buồn hết sức và giật mình tỉnh dậy. Ðang còn lơ mơ tui mơ hồ nghĩ:
- Xe đã tắt máy hết chạy nhưng sao vẫn còn nghe tiếng máy nổ rột rột thế kia?
  Tui bàng hoàng một lúc rồi chợt tỉnh hẳn ngó sang bên cạnh. Anh chàng yêu dấu của tui đang ngủ ngon ngủ lành, miệng đang kê gần tai tui mà ngáy vang trời hệt như tiếng xe hư trong giấc mơ của tui. Trời ơi hỡi trời! Tui nhớ trong dân gian người ta có câu ca dao nói về cô vợ ngáy nhiều nhưng khi chồng yêu thì vẫn bảo:
  Ðêm nằm thời ngáy o o.
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.
  Còn tui? Vừa tức cười, vừa thương chồng, trong khi anh chàng đang kéo đờn cò thì tui ngồi dậy lấy bút rặn mấy câu thơ ngày mai chàng thức dậy tặng làm quà:
  Xe mới chồng cũ!
Vừa mua được chiếc Honda
Mới teng, bóng rạnh, trông mà bắt mê
Lái xe đi dạo đồng quê
Bao nhiêu người ngắm, hả hê lòng nàng.
Xe đang bon chạy trên đàng,
Bỗng nhiên máy nghẹt, kêu vang tiếng ồn.
R...ộ..t... r...ộ..t..., r...ộ..t.. r...ộ..t, r...ồ.n.. r...ồ.n..,
Kêu như tàu lửa chạy vô đường hầm.
Kêu to như tiếng trời gầm.
Xe mới mà thế!!! Tối tăm mặt mày.
Cái số tui thật không may!
Giật mình thức dậy! Mới hay chồng già.
Ổng đang dí mỏ chĩa qua
tai mình mà ngáy như là sấm vang
Xe cũ đổi mới dễ dàng.
Chồng già sao đổi? Ðành mang suốt đời.
  Chàng được tui tặng bài thơ khoái chí tử lắm, bảo là tui bây giờ đã thực tế hơn nhiều, làm thơ không còn màu mè hoa lá cành nữa. Cũng phải, sống với một kẻ phàm phu tục tử như chàng mà tui còn thanh cao mơ mộng mới là chuyện lạ.
  Sống chung với nhau, từ từ chàng đem cái khả năng trích dẫn làm cho những chuyện phàm tục mà tui chỉ biết lơ mơ trước đây bỗng trở thành thi vị. Tui bắt đầu cảm thấy cái ý tưởng của chàng sao mà trực tiếp, thực dụng quá, không có chút mộng mơ, bay bổng nào cả. Nhưng phải thừa nhận là không phải là không có chút lý sự. Rồi những suy diễn của chàng dẫn tui đi xa hơn chút nữa, không phải chỉ trích dẫn mà còn suy luận, dĩ nhiên là theo cái cách của chàng.
  Những lúc thong thả, rảnh rang tui hay nghe nhạc tiền chiến, nhạc tình để mơ mộng. Bài nào cũng bị chàng bình loạn tứ lung tung. Chẳng hạn bài “Khúc thụy du” của nhạc sĩ Anh Bằng, khi nghe đến đoạn:
  Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao, và vì sao?
  ......
  Chàng cười lớn xía vô: 
- Vì anh hết xí quách rồi.
  Rồi khi nghe:
  Hãy nói về cuộc đời 
Tình yêu như lưỡi dao 
Tình yêu như mũi nhọn 
Êm ái và ngọt ngào
......
  Chàng nói với tui:
- Trước đây hai đứa mình đều có cái ấn tượng về những nhà văn nhà thơ và những nhạc sĩ với nhiều chữ nghĩa, nhiều cảm xúc nên đã phong thần các vị ấy rồi tha hồ tưởng tượng ra những cảm giác thật cao siêu, thoát tục. Nay anh mới ngộ ra rằng họ cũng chỉ từ những cảm giác trần tục mà làm cho nó đẹp thêm nhờ chữ nghĩa bóng bẩy.
  - Ừ nhỉ, nghe cũng đúng đấy chứ. Anh Bằng này ghê thiệt! Ví cái đó như con dao với mũi nhọn đâm địch thủ vừa êm ái vừa ngọt ngào. Nạn nhân không chết không bị thương mà sát thủ lại bị rụng rời.
  Chàng tiếp thêm để dẫn chứng:
- Còn Trịnh Công Sơn thì trong bài Tình sầu có viết “Cuộc tình lên cao vút, như chim mỏi cánh rồi...”. Phạm Duy trong bài Tôi đang mơ giấc mộng dài có câu “Tình yêu nở những con chim, nở những con chim tuyệt vời...”. Thấy không, toàn ví von tình yêu với chim chóc chứ đâu có trừu tượng để em mơ mộng.
  Tụi tui tiếp tục thưởng thức cái thanh, cái tục của âm nhạc. Nhưng nghe một đỗi tôi bị tẩu hỏa nhập ma luôn vì nhạc sĩ nào cũng bị chàng lôi ra dẫn chứng. Riết rồi tôi có cảm giác tình yêu và tình dục chỉ là một, và trên đời này chẳng có ai thanh cao ráo trọi.
  Còn nữa, những chuyện tiếu lâm dễ thương ngày nào bây giờ đã thay bằng mấy cái chuyện chàng gọi là chuyện cấm đàn bà, chuyện dành cho người lớn. Chàng hay dẫn cái trí tưởng tượng của tui đi vào con đường tà đạo rồi cười khoái chí. Hôm đó chàng đố:
  - Hai con rùa một đực một cái rủ nhau vào hang. Một lúc sau có một con rùa chạy ra ngoài. Theo em thì con rùa nào còn ở lại trong hang? Tại sao?
  Tôi suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
- Em nghĩ là con rùa cái chạy ra vì nó chịu không nổi phải bỏ chạy.
  - Sai!
  Tôi đía chàng:
- Chẳng lẽ con rùa đực phải chạy ra ngoài kiếm con rùa cái khác thế thân vì con dợ của nó chịu không nổi bị chết rồi?
  - Ðúng là rùa đực chạy ra ngoài nhưng lý do thì em nói sai.. Con rùa cái nằm lại trong hang vì nó bị... lật ngữa mất rồi!
  **
  Không biết từ ngày nào tui và chàng thường thưởng thức và ngâm thơ Hồ Xuân Hương cho nhau nghe chứ không còn những bài thơ tình lãng mạn của Xuân Diệu, hay những vần thơ dễ thương của Nguyễn Bính, Huy Cận ...Cái thanh và cái tục của thơ Hồ Xuân Hương thì quá xá hay, nhưng tụi tui thích nhất là bài “cờ người” mà chàng cứ rủ tui chơi hoài.
  Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa.
Thiếp vội vàng vén phứa tượng lên.
Hai xe ngà chàng gác hai bên,
Thiếp sợ bí thiếp liền nghễnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đang cơn bất ý,
Ðem chốt đầu dú dí vô cung.... (thơ Hồ Xuân Hương)
 
  Ðấu cờ kiểu này được một thời gian thì tui kéo cờ trắng đầu hàng. Chàng như dũng tướng, đêm bảy ngày ba ngày nào cũng chiếu tướng nên tui chịu đời hổng thấu. Nhưng tui phải ráng chịu đấm ăn xôi để tình vợ chồng được nồng nàn, chồng khỏi phải đi cày “guộng” khác mất hạnh phúc gia đình. Chàng của tui bây giờ cũng không còn dùng nhạc hoặc thơ văn chính qui nữa, chàng huy động đến kho tàng văn chương bình dân, nói trắng ra là những điều thu lượm được từ các quán cóc, vỉa hè; sửa lại ý tứ của những tác giả uy tín hoặc tự đặt vè. Thay cho việc đánh cờ, bây giờ chàng ngâm:
  Con heo ủn ỉn trong chuồng
Má mày có muốn vô buồng với tao?
  Nghe mà rợn da gà, tui vội vắt giò lên cổ bỏ chạy. Tụi tui chơi rượt bắt y chang cái cảnh con gà trống lên cơn chạy rượt con gà mái. Ðến khi chụp được con gà mái thì gà trống chồng tui hí hửng xuống giọng ca mấy câu vọng cổ ngay:
  - Em cưng ơi! Nếu em có thương anh thì hãy cắn răng chằng con mắt, để anh leo lên anh lúc, anh lắc, anh đẩy củ khoai ...từ!
  Tui thật là thảm thương, gọi trời, trời không thấu, gọi chồng, chồng hổng tha. Tui vừa la làng vừa nghĩ kế để thoát khỏi ....cảnh bị gà trống dí mỗi ngày. Hồi giờ chỉ nghe nói thuốc kích thích dục tình chứ đâu nghe nói thuốc làm giảm bao giờ. Bỗng dưng tui nhớ đến câu truyền khẩu của dân gian “Ăn gì bổ nấy”, chắc phải nghiên cứu đến vấn đề thực phẩm cho chàng mới được.
  Suy nghĩ riết cũng ra, trước nhất mình phải tránh cho chàng ăn trứng, hotdog, ngầu pín, cà dái dê, gân bò, tránh những món gì dai dai. Thay vì thế thực đơn ngày nào sáng trưa chiều tui cũng chơi món bún và rau muống luộc vì người ta hay nói “mềm như bún”, hoặc “ỉu xìu như cọng rau muống luộc” mà. Ở tiểu bang Minnesota người ta không cho bán rau muống nữa, không mua được thì tui chơi bún riêu, bún bò, bún sứa, miễn sao là bún thì được! A, cái món bún sứa coi được đây. Vừa bún vừa sứa thì làm sao mà cương cho nổi.
  Chàng rất thích món bún sứa tui nấu, khen ngon nức nở và ăn quá xá cỡ. Tui cười thầm trong bụng thấy tội nạn nhân của mình hết sức. Tui vừa gắp thêm sứa bỏ vào tô cho chàng vừa giả bộ yêu chìu nói với chồng:
- Anh thích sứa hở? Ðể em làm gỏi sứa cho anh ăn nữa nhen?
  Tui làm gỏi sứa liên tục mấy ngày luôn và “hy sinh” ăn rau nộm mà dành hết sứa cho chàng. Sứa khô bên này bán hơi mắc nhưng vì việc lớn không thể tiếc tiền được.
  Ăn bún, ăn sứa chưa đủ đâu. Tui còn nghĩ ra món gà cho chàng ăn vì người xưa còn nói “nhanh như gà” mà.. Kỳ này cho gục luôn cái con dê chúa. Nghĩ đi nghĩ lại, chỉ còn sót có một thứ, đó là con chi chi như người ta vẫn nói “nhũn như con chi chi”. Hỏi hoài vẫn không biết nó là con gì, có ăn được không nên tui đành chịu thua, không có món này trong thực đơn của chàng.
  Nhưng mà như Nguyễn Ngọc Ngạn nói trên Paris By Night - con dê ăn cỏ mà sao cũng cứ dê - chồng tui ăn bún, ăn sứa, ăn gà mà chàng cứ “sung” như thường, vẫn dê như trước thế mới công toi. Kế hoạch một thất bại thì tui binh qua đường khác, đó là “Dĩ độc trị độc”! hay còn gọi là “Gậy ông đập lưng ông”! Kết quả thế nào thì hạ hồi sẽ phân giải...
  Sống với nhau đã lâu nhưng hai đứa tui vẫn còn tình điệu lắm, vẫn còn rủ nhau ngồi ngoài vườn ngắm hoa, xem bướm. Nhưng khi thấy tui bắt hụt con bướm chàng lại ngâm:
  “Bướm đồng đụng đến thì bay,
Bướm nhà đụng đến lăn quay ra giường...”
  Ðến khi nhìn những con chim se sẽ đang bay nhảy đớp những vụn bánh mì tui quăng trên sân cỏ thì chàng đọc tiếp:
  “ Chim rừng bóp cái chết ngay,
   Chim nhà mà bóp càng ngày càng to!!!!”
  - Ðồ quỉ! Anh này càng ngày càng tục hà!
Tui vừa mắng yêu anh chàng và vừa cười quá xá cỡ. Chàng của tui cứ đi sưu tầm trên mạng những câu thơ tục và vui như vậy để đầu độc tâm hồn trong trắng của tui mỗi ngày, bảo sao tui không bị ba trợn theo.
Gần nhà tui có sợi dây điện giăng ngang đường. Trừ mùa đông tuyết giá, ngày nào cũng có rất nhiều con chim sẻ đậu dầy đặc một hàng dài trông đẹp hết sức. Tui có cảm tưởng những con chim này sau những lúc tung cánh khắp phương trời, chúng tụ tập về đây để nghỉ ngơi, tán dóc, thăm hỏi, tán tỉnh nhau...Còn chồng tui thì nhìn tụi nó rồi tuyên bố một câu ....thúi ình:
- Nhìn tụi nó là anh nhớ cái thời đi ỉa hồi nhỏ!!! Tui phản đối:
- Dô diên! Mắc mớ gì mấy con chim này với chuyện đi ị của anh?
  Chồng tui tỉnh bơ kể:
- Hồi anh còn nhỏ ở xóm biển. Nhà cửa ở đây vừa chật chội, vừa lụp xụp, đâu có ai xây nhà cầu riêng trong nhà. Cả xóm xài chung một cái cầu công cộng. Cái cầu này được dựng ra trên mặt biển, cách bờ khoảng chừng vài chục mét, che chắn bởi vài tấm ván. Lối đi ra cầu là những tấm ván nhỏ và dài bắc trên những trụ gỗ. Cái kiểu giông giống như cầu tre vậy đó. Ị xuống nước thủy triều lên là cuốn trôi hết trọi.. Thường thì người lớn mới ngồi trong cầu, còn đám con nít tụi anh thích ngồi trên lối ra cầu vừa khỏi chờ đợi, vừa ị vừa tán dóc, mát mẻ và thú vị lắm. Gió đồng sao bằng gió biển, vậy mà người ta nói “nhất quận công, nhì ỉa đồng”. Iả đồng còn thua xa ỉa biển.
Ðời anh quả là được hưởng khá nhiều lạc thú. Ði ị bọn anh cũng rủ nhau cả đám cho vui, từ xa nhìn tới giống y như mấy con chim đậu trên sợi dây điện này vậy. Thành ra anh nhìn tới mấy con chim của em là lại nhớ tới chuyện đi ị ngày xưa.
Chàng làm tui giờ đây bị ám ảnh cứ nhìn đến mấy con chim đậu trên dây điện là lại tưởng tượng ra cảnh ỉa biển của bầy con nít. Bữa nào có dịp về Việt Nam phải về thăm cái xóm lưới ấy để cùng nhau hưởng thử cái thú mà chàng cho là hơn cả quận công mới được. Dĩ nhiên là phải đi vào ban đêm để khỏi bị chụp hình đăng báo. Mà quên! Với phương tiện quay phim hiện đại bằng điện thoại di động như hiện nay coi chừng bị quay lén đem lên mạng lắm à. Thôi tui hổng dám!
  Bỗng dưng tui nghĩ ra một điều và hỏi chàng:
- Vậy chứ hồi đó bọn anh chùi bằng gì? Rửa bằng nước biển hở?
  Chàng cười hơi quê quê:
- Cái cầu ván cao hơn mặt biển cả thước thì làm sao mà lấy nước rửa được. Bọn anh thường ngồi hong gió biển cho khô!
  Eo ui! Tui nghe mà hết nước nói. Thì ra lời đồn tui nghe còn thua sự thật. Tui nghe nói người ta đi ị đồng lấy cục đá hay lấy lá mà chùi. Bây giờ còn nghe chính đương sự nói là hong gió cho khô! Nghe mà rợn cả da gà. Hồi xưa thì vậy, không biết bây giờ còn giữ tật xưa không ta?
Cái xóm lưới của chàng hồi nhỏ nghe kể lại cũng rất thú vị tuy hơi bậy bạ. Dân biển thường chế thơ, chế nhạc ngâm nga trong những buổi nhậu làm vui. Không biết sao những bài chế biến này chui tọt vô nằm trong ký ức của chàng để lâu lâu sống lại và đem ra phun châu nhả ngọc.
  Trong hãng tui có chị Nga, chơi thân với tui lắm. Tui hay kể cho chồng tui nghe về chuyện này chuyện nọ có nhắc tên Nga. Chàng bỗng cười tủm tỉm, hỏi tui:
- Có muốn nghe xóm lưới của anh hát về Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên không?
  Tui biết chàng nhắc đến “xóm lưới” tức sắp xổ “thơ chế” gì đây rồi. Nhưng như đã biết đàn bà là chúa tò mò, và đầu óc tui đã lỡ bị đầu độc rồi nên tui dỏng tai lên ngay. Anh chàng hắng giọng:
  Vân Tiên ngồi núp bụi môn
  Chờ cho trăng lặn, bóp ...mồm Nguyệt Nga
  Nguyệt Nga vừa khóc, vừa la
  Mẹ ơi, bớ mẹ, người ta bóp ....mồm
  Ối trời ơi! Nguyễn Ðình Chiểu ở trên trời chắc phải bịt tai không dám nghe tiếp. Nhưng tui thì khác, đã nói đầu óc bị vẩn đục rồi mà, tui cười quá xá cỡ và còn hỏi ảnh:
- Còn gì nữa không?
  - Muốn nghe nữa hở? Ðể anh nhớ thử coi. Hình như có hát về Thạch Sanh và công chúa.
  Ảnh lục trong óc một chút rồi nhớ ra và đọc:
  Thạch Sanh ngồi gốc cây đa
  Thấy nàng công chúa bay qua ...ở truồng.
  Thạch Sanh đứng dậy mà dòm
  Thấy nàng công chúa... ở truồng bay qua.
  Xin lỗi! tui phải sửa lại vài chữ trong mấy bài thơ chớ không ghi lại nguyên văn kẻo độc giả bảo là thô tục quá. Ðề tài là “phàm phu tục tử” thì phải viết cho đúng cái tục chứ nhưng tui cũng phải né né một chút kẻo thiên hạ chửi! Văn vẻ gì mà toàn kể chuyện yêu, ị, xì hơi... eo ơi nghe ghê quá. Nói chứ mấy chuyện đó là chuyện thường tình của con người. Văn chương thi phú diễn tả bằng những từ ngữ bóng bẩy cho lắm nói chung chỉ để đánh lừa lỗ nhĩ của ta mà thôi, thực chất cũng là nhiêu đó. Ngày xưa thơ dại tui đã sống trên mây trên gió, suy nghĩ về những gì xa vời phi thực tế - tui đã từng nghĩ là công chúa hoàng tử không bao giờ đi cầu vì họ không phải là người thường nữa đó. Ông chồng của tui đã từ cái xóm lưới chân chất, trần tục mà lôi tui xuống với thực tại trần trụi, tục lụy và rất người này. Tui giờ lại thấy yêu cái “tục” của “người” bởi vì “người” có thể sống thực với chính mình. Mắc mớ gì phải che đậy, phải màu mè, phải tránh né.
Nghĩ đi nghĩ lại, có phải chỉ có vợ chồng tui phàm trần thế tục như vậy không? Chắc là không rồi vì người xưa có nói “Phu phụ tương kính như tân”, vợ chồng phải trọng nhau như lúc mới cưới. Tại sao phải nói vậy? Có lẽ vì hết thời mới cưới phần đông người ta không còn giữ kẻ lịch sự hảo với nhau nữa. Và cũng vì vậy mới có câu “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Yêu đối phương thì phải cùng nuôi con rận thì hôn nhân mới hạnh phúc và tồn tại. Phải không?
 
Thời gian cứ thế mà trôi. Chàng cứ tiếp tục làm phàm phu tục tử và tui thì chìu chàng hết nước nói. Nhưng đừng nhìn bề ngoài của tui vui vẻ hạnh phúc như thế mà lầm. Tui vẫn âm thầm và kiên trì chiến đấu với phương cách “Gậy ông đập lưng ông” của mình. Và gần đây chuyện lạ bỗng xuất hiện. Mấy món đồ ăn vặt tui làm từ đầu tuần vẫn nằm đúng vị trí trong tủ lạnh. Tối hôm đó tui đề nghị:
  - Ðã sang xuân rồi, mình tắt máy sưởi để hưởng chút không khí lành lạnh của mùa xuân nhen anh!
  Chàng co mình:
- Ðừng, anh còn lạnh lắm!
  Tui ôm chàng vào lòng, âu yếm nói:
- Heat tự nhiên có ngay bên cạnh nè, sao lại phí phạm năng lượng vậy? Chàng lơ tì nằm xụi lơ!
Liên tiếp mấy hôm liền, mới 4 giờ sáng chàng đã thức dậy, lụi hụi pha cà phê. Hôm nay chàng gây tiếng động hơi lớn làm tui giật mình thức dậy, rồi ngủ lại không được nên tui lần xuống bếp. Hình ảnh mà tui nhìn thấy là chàng đang ngồi mơ màng nhìn những giọt cà phê nhỏ long tong vào ly. Tui than:
  - “Ðêm xuân một khắc ngàn vàng”! Sao lại phí phạm của cải mà ngồi mơ mộng vớ vẩn vậy hở anh?
  Giọng chàng buồn hiu trả lời tôi:
  Vàng bạc là của phù du.
  Giờ anh chỉ muốn đi tu cho rồi
  Sức cùng lực kiệt tàn đời,
  Còn đâu tứ khoái? nên ngồi mộng mơ
  Mừng quá, thành công rồi. Nhớ lại một đoạn thơ vui, tui vừa cười vừa chọc địch thủ:
  Bây giờ sống cũng bằng không,
Thôi rồi cái kiếp làm chồng làm cha.
Dù cho có sống đến già,
Dù cho béo tốt cũng là công toi.
Giờ đây súng đã tịt ngòi,
Gia tài còn lại một... vòi nước trong.
  Napoleon suốt một đời chinh chiến đã rút ra kết luận “Kẻ chiến thắng là kẻ thắng trận cuối cùng”. Tui nghĩ hoài vẫn không thông. Ðó là trong hai đứa tui ai là kẻ thắng trận cuối cùng? Chàng đã biến tui thành một phàm thê tục tĩu hay tui đã biến một phàm phu tục tử thành gã mơ mộng?
 
   Hoàng Thanh
   Minnesota Tháng 2, 2008


<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.11.2013 07:54:40 bởi dzuylynh >
Thay đổi trang: << < 252627 > >> | Trang 27 của 58 trang, bài viết từ 391 đến 405 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9