GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM

Thay đổi trang: << < 2829 > | Trang 28 của 29 trang, bài viết từ 811 đến 840 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Tác giả Bài
thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.04.2015 03:14:04
0


* * * 

 
(xin mời bấm lên ảnh hay bấm vào link dưới để nghe bài hát)
https://app.box.com/s/093tw66gw8cagzwjfizvudyyumstv2on


giai điệu tháng tư
sáng tác & trình bày Dzuylynh

một nốt trầm... úp lên cung, nhấn chìm ngày tháng lao lung
một nốt giáng... xuống thân Em người viễn xứ lưu vong
một nốt thăng... tiễn đưa Anh oan hồn tử sĩ
một nốt đen... liệm xác Mẹ... liệm xác Mẹ Việt-Nam bi thương!


một nốt trắng, kết vành khăn tang tổ quốc
một nốt lặng, ngưng nỗi hờn vọng quốc bốn mươi năm
mây xám buồn xòe tay bóp chặt phím gió
tiếng đàn đêm như tiếng khèn khóc lá xa rừng
ta chừng nghe lời quạ sám hối trên non...


đêm Tháng Tư rền tiếng dế than mỏi mòn
đám mây đen nhuộm u ám nửa vầng trăng
sao giai điệu hoài nức nở băn khoăn?
sao cung điệu còn hằn dấu thê lương?
sao cung điệu còn vật vã giữa canh trường!


một dấu luyến, cho ngọt lời ca dao Mẹ
nhủ trăm con luân lạc nửa kiếp thiên di
một dấu hoàn, nhắn gửi những đứa con yêu
nhớ quay về khởi từ một chốn ra đi...


một dấu bình, mong ngày an hòa không xa
một dấu coda, gọi ta về lại chốn quê nhà
giai điệu buồn gọi hồn thiêng núi sông
giai điệu buồn... mặc khải Tháng Tư Đen!


Half Moon Bay. California April 3 2015. Dzuy Lynh





<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.04.2015 03:51:20 bởi thiên thanh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 06.04.2015 17:53:04
0
Cuộc di cư của chữ nghĩa.
Nguyễn văn Lục
 
 
 
 
Năm 1954, người ta nói đến cuộc di cư người, thật ra còn có cuộc di cư chữ nghĩa nữa. Người đi , chữ cũng đi theo. Chữ nghĩa miền Bắc cũng lềnh kềnh, lếch thếch nối đuôi nhau lên tầu há mồm. Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất? Hình như chẳng còn ai tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam, chở đi rồi, bao nhiêu chữ đã rơi rụng, vung vãi dọc đường? Bao nhiêu chữ đã sống còn sau khi đã hội nhập với chữ bản địa? 

Phải đợi đến sau ngày 30 tháng tư 1975, người ta mới có thể biết được sự còn mất này một phần nhờ so sánh chữ nghĩa giữa hai miền. Hình như cũng ít ai để ý đến cái mất, cái còn của chữ nghĩa, vì có quá nhiều cái mất cái được được lớn hơn. Cái mất lớn hơn đó để người khác lo, người viết lạm bàn về số phận chữ nghĩa người di cư sau 1954 và nếu có dịp về chữ nghĩa của người di tản.

Phần 1.- Chữ mòn theo thời gian.

Cho dù không có cuộc di cư, chữ nghĩa cũng cách này cách khác bị sói mòn. Sự mất còn này trước hết là do sự sói mòn của thời gian . Chữ nghĩa như một vật dùng một lần thì còn ngon, nhưng dùng nhiều lần thì mòn hay cùn đi. Như cái kéo cắt mãi cũng phải cùn. Dao băm mãi cũng lụt đi. Khen đi khen lại đâm nhàm tai. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau, hay ít ra cũng chán. đùa dai hoài đâm nhạt như nước ốc. Hình như chữ nghĩa dị ứng với cái lập đi lập lại. Tất cả những ngữ nghĩa trên chỉ ra một điều : Thời gian và sự đi lập lại có thể làm sói mòn, hoen rỉ chữ nghĩa. Tâm lý con người lại ưa chuộng cái mới, cái lạ. Như trong tình yêu, dùng chữ đó với nhau lần đầu, trọng lượng của chữ nặng lắm, thấm thía lắm, cảm động lắm. Dùng lần thứ hai thấy nhẹ đi rồi. Phải tăng cường độ nghĩa bằng những chữ lắm, nhất, số một. Có khi cả bằng tay chân vẫn chưa đủ. Tăng lời thề.. Hình như vẫn hụt.

Trong văn chương, ta cũng gặp cảnh ngộ tương tự. Nhất là trong lãnh vực thơ . Thơ là khơi nguồn cho sáng tạo chữ mới, văn ảnh mới, biểu tượng mới. Còn nhớ, hồi thơ Nguyên Sa xuất hiện đúng lúc khi mà cuộc di cư đã hoàn tất. Chữ nghĩa thơ của ông còn nóng hổi, thơm phức như bánh mì mới ra lò. Nhiều cô cậu, ghi ghi chép chép để dùng lại:

Áo nàng vàng, tôi về yêu hoa cúc.
Áo nàng xanh, tôi mến lá sân trường.

Chữ nghĩa đó được truyền tay, đến người cuối cùng có thể chỉ là chiếc bánh mì nguội. Cứng như đá. Thật ra, thơ đó có một vài văn ảnh mới. Mới với người đọc thôi. Nguyên Sa đã gợi nguồn cảm hứng từ người tình là cô Nga ( sau này là bà Trần Bích Lan) . Có thể lúc mà thơ đó mới ra lò, đối với ông, thơ văn đó chả có ấn tượng gì nữa. Nhưng mới người cũ ta. Có lẽ vì vậy mà nhà thơ suốt đời mang cái nghiệp phải sáng tạo cái mới. Sáng tạo không ngừng.

Số mệnh chữ nghĩa mỏng manh như số phận con người. Thời gian như thước đo chiều dài ngắn của chữ nghĩa, đồng thời cành báo về cái hữu hạn của nó. Sự sợ hãi của Nguyễn Du phải chăng cũng từ đấy mà ra?


Chữ có thế vắn số nên có nhiều chữ đã trở thành chữ cổ ít ai nhắc tới. Còn nhớ, hồi mới di cư dzô Nam, người Bắc sửng sốt nhất, nghe lạ tai nhất là chữ Mã Tà. Mã tà thời tây gọi là Hiến Binh, sau này trong Nam gọi là Cảnh sát, ngoài Bắc gọi là Công An. Không biết vì lý do gì, chữ Mã tà sau khoảng hai năm gì đó, không còn nghe ai nói nữa. Cũng vậy, theo sách vở, chữ manh nghĩa là nhỏ mọn. Người đời chỉ còn nhớ váng vất khi nó đi với chữ khác như mong manh, tan manh, chiếu manh, manh áo, manh mún. Một chữ khác như chữ Khem, nghĩa là kiêng cữ. Nếu nó không cặp bạn với chữ Kiêng thì người ta không còn nhận ra nó như Kiêng khem ra nắng, ra gió. Chữ khác như chữ Lụn, nghĩa là hết, người ta cũng chỉ dùng trong một số trường hợp hiếm hoi : Tim lụn có nghĩa tim đèn cháy hết, lụn năm, lụn ngày, mềm lụn, lụn xuống, lụn mạt. Mấy ai còn nhớ, còn biết, còn xử dụng những chữ cổ trên. 

Nhưng có chết đi mới có sống lại, cái chết đi ung mầm ra cái mới. Nhờ vậy mà chữ nghĩa thay đổi và tiến bộ, mỗi ngày một đa dạng, một phong phú và chuẩn xác hơn. Thời gian đã là một nhẽ, cộng thêm dụng ý của người xử dụng chữ làm chữ nghĩa sống dở, chết dở. Từ nay, chữ có thêm nghĩa. Chữ và nghĩa. Chữ dùng giống nhau, nhưng nghĩa thì mỗi người hiểu một nghĩa. Rầy rà từ đấy mà ra.

Huyền thọai về việc xây tháp cổ Babel phải chăng là một bằng cớ báo trước về sự sa đà của ngôn ngữ, chữ nghĩa và đến cả số phận của nó nữa. 

Số phận chữ nghĩa, cái sống, cái chết của nó là sống mòn, chết mòn, chết từ từ. Mỗi ngày của nó là một bước ngắn lại. Cả làng, cả nước đang dùng, vậy mà không đâu biến đi đằng nào.. Từ mòn đến là hay, nó gợi lên văn ảnh của một đồ vật mới đầu bóng loáng , sáng choang, mầu sắc rực rỡ, hấp dẫn người ta. Ai ai cũng mê, cũng nói, cũng dùng. Chữ trở thành thời thượng. Càng được dùng, càng nhiều người nhắc đi nhắc lại, càng phổ biến thì cái nguy cơ mất lúc nào không hay. Chữ vẫn đó, mà nghĩa đã mất dần . Cái xe chở chữ, lúc chở chữ này, lúc khác chở chữ khác, hoặc dán nhãn hiệu khác. Nó đã chở như thế bao nhiêu chuyến, đã thay hình đổi dạng bao nhiêu lần.

Nói như thế thì chữ mòn hay nghĩa mòn? Cái nào mòn trước, cái nào mòn sau? Chữ là cái chuyên chở nghĩa và một chữ có thể có nhiều nghĩa, tùy theo vị trí của nó trong câu nên nghĩa dễ bị mòn hơn chữ. Chẳng hạn , chữ cái và con. Chữ chỉ có hai, nhưng nghĩa thì nhiều lắm nên nghĩa lúc thế này, lúc thế khác. Cũng là con , nhưng con dao, con với cái, nhỏ con, con dại cái mang, con đĩ, cỏn con. Nhưng cũng không thiếu trường hợp cả hai đều mệnh yểu.

Chữ càng mòn nhanh nếu nó chuyên chở nhiều nội dung, ý hướng của người dùng. Tất cả tuỳ thuộc vào ý hướng người xử dụng.. Nhưng làm sao nắm bắt được ý hướng đó. Dĩ nhiên khó lắm. Vấn đề nay đã lây lan sang một chủ đề triết lý là : sự ngộ nhận, sự thông cảm hay sự bất lực trong việc tìm hiểu tha nhân mà các triết gia hiện sinh thường đề cập tới. Vì có dụng ý chữ nghĩa đôi lúc trở thành gian dối, lừa phỉnh và trong chính trị trở thành tuyên truyền. Một thứ bạo lực ngôn ngữ, một thứ vũ khí như con dao, khẩu súng. Chẳng hạn chử Việt gian thời Việt Minh, hay chữ tay sai Cộng Sản thời bây giờ.

Với cái nhìn nhân bản thì chữ nghĩa có một cuộc sống , có dòng sinh mệnh, có thể mất, có thể còn, trôi nổi như đời sống một người. Nhiều chữ nay đã chết, nằm chôn vùi trong nghĩa địa của các Bảo tàng hay sách cổ. Nói ra cũng ngậm ngùi.

 
Xin trích dẫn một số chữ nghĩa làm bằng chứng về sự mất còn này. Trong lời mở đầu báo Nam Kỳ địa phận, số đầu tiên, năm 1907 có những câu như sau:

* Bổn báo kỉnh cáo, tòa báo đã ước ao cho con nhà Annam, đua nhau tấn tài, tấn đức, thông phần đạo, ngoan việc đời… Tờ báo có ý khai đàng văn minh cho nhân dân đặng tấn phát cho mọi bề, việc đạo việc đời đều thông thuộc.*

Xin trích dẫn một đọan khác :
* Lời rao cần kíp. Bổn báo gửi cho mỗi người hai số nhựt trình đầu hết mà xem thử, như ai bằng lòng mua thì đem ba đồng bạc đến mượn cha Sở mua dùm.. Trong một trả lời bạn đọc, chúng ta nghe thử lời rao sau đây :* Bổn báo có nhận được một mandat của một ông nào đó không đề tên, không đề địa chỉ, nhưng yêu cầu gửi báo .

 
Tức cười thật. Nhưng 25 năm sau, trong tờ L!Impartial viết vào ngày 20-11-1929, ta thấy lối viết đã nhẹ nhàng thông thoát hơn:
* Sự giải phóng người Annam về phương diện thương mại và kỹ thuật chỉ là một huyền thoại.

Bạn đọc thấy có nhiều chữ được xử dụng cách nay một thế kỷ đã không còn được dùng nữa như bổn báo kỉnh cáo, nhựt trình, con nhà Annam, tấn tài tấn đức, khia đằng văn minh. Nhưng có nhiều chữ vẫn được dùng cho đến ngày nay như Chữ Cha Sở và nhất là những chữ khá chuyên môn cách nay 70 năm như giải phóng, phương diện thương mại và kỹ thuật, huyền thoại vẫn còn được dùng. Nhất là chữ Huyền thoại mà người viết có cảm tưởng là nó chỉ được dùng sau này trong Triết học Tây Phương mà thôi. Hóa ra nó đã có một nguồn gốc lâu đời đến thế. 

Trong những chữ bị mòn, mất đi..ở trên. Vấn đề là tìm hiểu xem, tại sao chúng không còn được dùng nữa.

Sự mất còn của một chữ trước hết là thói quen, rồi sự xói mòn, sự được dùng ít hay dùng nhiều, tính địa phương, sự sáng tạo của các nhà văn, nhà báo, dụng ý chính trị và cuối cùng là các cuộc di dân. Và đặc biệt nhất là cuộc di cư năm 1954 cũng là mục tiêu của bài viết này. 

Phần 2. Cuộc di cư của chữ nghĩa.

Cuộc di cư năm 1954 không phải chỉ là vấn đề chính trị của một tập thể người chọn lựa một thể chế chính trị. Điều đó đúng nhưng không đủ. Một triệu người di cư chuyên chở theo cả một nếp sống văn hóa, phong tục, tôn giáo, cách làm ăn, cách suy nghĩ sinh sống, tính nết và cuối cùng cách ăn cách nói. Chữ nghĩa đã làm một cuộc di cư không tiền khoáng hậu trong lịch sử của người Việt từ Bắc vào Nam.

Khi lần đầu tiên tiếp xúc lại với chữ nghĩa miền Bắc sau 20 năm xa cách. Người viết có cái cảm giác sung sướng đến ngạc nhiên, đến bỡ ngỡ vì nhớ lại những chữ nghĩa tưởng chừng đã quên nay nhớ lại. Sau bao năm xa cách, hình như bắt lại được mình, nối lại được dĩ vãng thân thuộc, gần gũi. Chẳng hạn, lúc đọc nhà văn miền Bắc Vũ thư Hiên trong cuốn Miền Thơ ấu và nhất là cuốn Chuyện ở tỉnh lỵ, hay Tô Hoài trong O chuột (1942), Nhà nghèo (1944) và nhất là Cát bụi chân ai (1992), Nguyên Hồng, trong Cửa Biển, Nguyễn Tuân người Lái đò trên sông Đà, Nam Cao với Chí Phèo, Đôi mắt. Nguyễn Khải với Mùa lạc. Lê Lựu với Một thời xa vắng. Và gần đây thôi Nguyễn khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma. Họ, những nhà văn, đã làm sống lại từ trong mồ nhiều chữ mà người viết đã nghe, hoặc chính mình đã dùng và nay đã quên, đã không dùng nữa. Người viết cảm động như một khám phá, như một sưởi ấm lại ký vãng đã quên. Chẳng hạn thay vì nói, ông ấy bệnh nặng, sắp chết, hay ông ấy đang hấp hối, đã cấm khẩu, tay bắt chuồn chuồn. Nhưng hạ một câu : Ong ấy sinh thì rồi thì đã quá. Và cứ như thế dàn trải ra khắp các cuốn sách quê hương cũ tìm về, dấu chân kỷ niệm và niềm thơ ấu sống lại.

Chữ nghĩa như có hồn được vực dậy, thổi thêm sinh khí. Phần lớn những thứ chữ này có vào thời tiền chiến và gần như bị * đoạn tuyệt * với TLVĐ. TLVĐ chẳng những đoạn tuyệt với phong tục, nếp sống cũ mà cả với chữ nghĩa cũ nữa. Như vậy, song song với nhóm TLVĐ, vẫn còn sót lại một dòng văn học ngược chiều với nhóm Văn Hoá Ngày nay và cứ thế nó kéo dài đến bây giờ. Và một lần nữa, nó lại phải đương đầu với những nhà văn trẻ, thế hệ sau 1975, thế hệ sau cởi trói hay sau nữa Hậu Hiện đại. 

Cũng một cách thức tương tự, người ta tìm thấy ở miền Nam với Nhóm Sáng Tạo đổi mới nội dung, giải phóng chữ nghĩa bằng cách xử dụng những từ có vóc dáng triết lý thời thượng. Bên cạnh đó có một dòng chảy văn học chữ nghĩa như khe suối nguồn, lau lách, rỉ giỏ giữ lại cội nguồn, giữ lại bản sắc của mình với Sơn Nam, Bình nguyên Lộc và đặc biệt nhất là nhà văn lê Xuyên. Đây là một hiện tượng văn học có vóc dáng và đáng nể.

Nhưng chuyện phải đến đã đến. Càng đọc các nhà văn miền Bắc, càng thấy chữ nghĩa mất nhiều lắm. Đếm không hết, nói mấy cũng không đủ. 

Luật của đa số

Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Coi vậy mà đúng lắm. Người mới đến phải vào khuôn, phải thích ứng, phải hội nhập. Sức ép của đa số buộc người mới tới vứt lại hành lý mang theo. Ngôn ngữ, tiếng nói phải vứt dầu tiên vì nó khác người ta quá. Tiếng nói là cái phải điều chỉnh đầu tiên. Phải vặn lại đinh ốc hàm đưới, điều chỉnh lưỡi, điều chỉnh tần số âm thanh ở tai, nhất là một thảo trình mới cho bộ óc. Càng ít, càng thiểu số, càng vào nhanh, càng giống khuôn đúc. . Cái mà còn giữ lại cuối cùng là giọng nói.

Thoạt đầu là các chữ chửi của dân miền Bắc vốn là sắc thái văn hoá bản địa. Đặc thù và cá biệt. Ai chửi hay và chửi có bài bản, có nghệ thuật, có vần điệu, ví von, có tay nghề bằng miền Bắc. Chửi hay như thế nên có kẻ làm nghề chửi thuê kiếm ăn. Chẳng hạn, trong chuyện Chí Phèo của Nam Cao, Chí Phèo chửi để lấy tiền uống rượu đến tay sừng sỏ trong làng như lão Bá cũng chào thua. Có những chữ nghĩa thuộc loại anh chị, kế thừa một truyền thống mở mồm ra Dịt.. mẹ, **** bố, chửi có tay nghề ở miền quê nghênh ngang lên tầu há mồm, coi ai chẳng ra gì. Vậy mà vào đến miền Nam gặp anh Hai ở cầu Ba Cẳng hay bến Tầu Sàigòn, chị Ba Cầu Muối, Chị Năm chợ cá Trần quốc Toản đành tắt tiếng. Các chị chữ nghĩa miền Bắc vẫn có thói quen đứng dạng háng, tốc váy, hoặc vỗ đồ bồm bộp đứng xo ro một góc khi nhìn thấy những thằng cha bự tổ trảng, cởi trần, cười thì mồm vàng choé những răng vàng . Không im tiếng sao được. Đâu đây nghe tiếng : Thằng nào ngon ra đây, Đù má thằng nào vừa mới **** đây. Tiếng chửi thề của tay anh chị miền Nam không có lời đáp trả. Tiếng chửi tục biết thân, biết phận tan hàng. Tất cả những tiếng chửi tục đủ loại đã có một thời khét tiếng tỉ như Tiên sư bố, tiên sư cha, tổ sư cha, bú cặc, bú buồi, **** nọ **** kia, liếm, sờ, chui. Không bao giờ được nghe nữa. Chả bù với ở miền Bắc, nhớ lại các anh chị chữ nghĩa này chửi ra rả cả ngày, cả đêm không ai dám đụng đến. Trong suốt 20 năm sống ở miền Nam, sống chung đụng với dân miền Bắc, người viết chưa nghe, dù một lần **** nọ, **** kia nữa. Cùng lắm , nghe chửi trên Tivi vào những dịp tết. 

Thứ đến các chữ liên quan đến bộ phận sinh dục, các hành vi liên quan đến chuyện sinh lý, bài tiết, đến chuyện ăn nằm giữa hai vợ chồng. Người Bắc có văn hoá cao, tránh cái thô tục không cần thiết nên đã có trăm cách, trăm lối diễn tả xa xôi, bóng gió được coi là tao nhã. Vào trong Nam dẹp hết tất tần tật. Cái nào ra cái nấy phân minh, đơn giản và vắn gọn. Đi cầu là đi cầu. Đụ là đụ. Không bầy đặt hoa hòe, hoa sói. Cái đơn giản, cái thực tiễn không hàm ngụ, không gợi ý đôi khi lại thanh tao gấp mấy lần cái thanh tao thứ thiệt. Khi viết chữ C. nửa chừng, chữ L. nửa chừng, tưởng rằng kín đáo, tưởng rằng thanh tao đã là cách để cái đầu làm việc, cái đầu nghĩ bậy. Chữ là thế, nghĩa lại khác. C viết tắt. L. viết tắt thì tha hồ hồ cái đầu lùng bùng nghĩ bậy.

Tính chơn chớt , thật thà, có sao nói dậy đánh văng chữ nghĩa miền Bắc.

Bên cạnh chửi tục, người Bắc còn có lối nói mát, nói mỉa, nói xéo, chê bai cũng độc địa lắm. Chửi cha không bằng pha tiếng là vì vậy. Những lối nói này xử dụng trong những liên hệ, tương quan gần như người quen thuộc, người làng, người hàng xóm, bạn bè. Nó có nhiều cấp độ từ chê bai, khinh bỉ, trách móc, coi thường giận hờn, bực bội.. Nó chứa chất chút gì độc ác, bơi móc từ tính nết chi li từng cử chỉ, gia cảnh, cái nghèo, cái đói, cái bần tiện, rạch ròi từng cái dốt nát, cái ngu xuẩn, cái kém cỏi, cái độc ác của mỗi người. 

Tỉ dụ nói mỉa mai : Cái mặt nó vác lên, trông nó đú đởn, ăn cơm hớt ấy, cho chó ăn. Thường sự mỉa mai nhắm vào sự nghèo khổ, sự ăn uống, vào tính nết, về phái tính và sự đe dọa. 

- Về nghèo khổ : Dân miền Bắc túng quẫn nên lấy cái ăn, cái uống làm đầu. Lúc giận rủa nhau cũng mang cái ăn uống ra mà nhiếc móc nhau kể cũng không lấy làm lạ. Tỉ dụ diếc móc người ta như : nghèo rớt mồng tơi, nghèo lõ đít, thí cho nó tý tiền, cứ gọi là đói vàng mặt, đói dã họng. Nghe những chữ diếc móc trên đôi khi đau lòng còn quá chửi. Vì thế, người đời mới sợ tiếng diếc móc đến cầm bát cơm lên ăn không nổi.. Vì thế có tâm trạng khác nhau : Khi nghe chửi, ta thấy tức giận, khi bị diếc móc, ta cảm thấy nhục. Từ tâm trạng đó kéo ra hai lối phản ứng. Khi bị chửi, ta chửi lại hoặc muốn đánh trả lại, ăn miếng trả miếng trong tương quan bình đẳng và rất có thể tương quan bất bình đẳng, kẻ yếu chửi kẻ mạnh. Nhưng khi bị diếc móc, bị xỉ nhục thì tương quan lệch, kẻ trên-kẻ dưới, nên nạn nhân hầu như không có đòn để đỡ, vì yếu thế không dám đáp trả, cam chịu ẩn nhẫn và cùng lắm nuôi hận trả thù. Cho nên, về mặt tâm lý, bị diếc móc vẫn đau hơn bị chửi. Thông thường những người có văn hoá, những người có địa vị, ở trên người khác có giáo dục thường ít chửi mà nói diếc, nói móc, nhẹ hơn là nói bóng , nói gió.. 

- Về tính nết : Phải quen biết, phải qua lại mới biết nhau, biết từ chân tơ kẽ tóc, đến lúc giận hờn thì mang tính xấu người khác ra rủa. Chẳng hạn rủa : mắt ông viền cải tây rồi, đồ thông manh, trông vậy mà đáo để ra phết, đồ ông mãnh, cứ giãy .. lên như đĩa phải vôi, nhanh nhẩu đoảng, lanh cha lanh chanh. Tất cả những lối nói trên đều dựa vào một sự vật, vào một biểu tượng cụ thể có thật để gợi lên một ý tưởng xấu. Biến cái cụ thể thành một ý niệm trừu tượng 

Cả một nếp sống văn hóa, truyền thừa, kinh qua kinh nghiệm mới nhận ra cái tế vi, cái dị biệt mà biên giới nghĩa chỉ cần xảy chân một cái là dùng sai, hiểu sai. Xử lý đúng chỗ, đúng trường hợp hẳn không phải là dễ. Đồ thông manh thì nặng hơn mắt ông viền cải tây. Đồ cám hấp thì nặng hơn đồ dở hơi. Đồ láu cá láu tôm thì nặng hơn đồ ông mãnh. Nói không đâu vào đâu thì khác nói chua như dấm. Cân nhắc vụ việc, đánh giá từng trường hợp, xử lý người – việc – rồi dùng từ.. thích đáng. Tất cả đòi hỏi sự khôn ngoan, tính toán và chải đời. Đó là thứ văn hoá chửi mà không ăn mòn bát mòn đĩa ở miền Bắc không hiểu thấu đáo được. Vào đến miền Nam sau này, người dân miền Nam với nếp sống giản dị đã trấn áp người miền Bắc, quy kết là khôn ranh. Bỏ đi Tám. Đù má, nói gì thì nói mẹ nó đi cho rồi, vòng vo tam quốc hoài, mệt quá. Vậy là phải dẹp cái thói xỏ xiên, văn hoa chữ nghĩa. Người miền Bắc di cư chỉ có mỗi một con đường trong lối sống và cư xử mới là dẹp bỏ tất cả những từ chửi bới, diếc móc ở trên. Vì thế, mấy ai còn nhớ đến những lối diếc móc trên.

- Về phái tính : Người phụ nữ miền Bắc vốn là nạn nhân của nhiều thứ, của đủ thứ đến cái gì xấu đích thị là của phụ nữ. Đến cái gì khen thì thật sự cái đó có lợi cho đàn ông. Khen tứ đức tam tòng là lời khen chết người, buộc chặt, trói chân người phụ nữ thành tên nô lệ không công. Khen tiết hạnh khả phong là lời khen trớ chêu nửa khóc, nửa cười. Khen trinh tiết làm đầu là một lối khen họan, khen thiến không hơn không kém, chẳng khác gì hoạn quan. Nói tách bạch ra, con C… là chúa, là vua.

Nhưng những lời nguyền rủa quả không thiếu mà có thừa. 

Tôi muốn đứng ra, nghểnh cao cổ, hò hét bênh đàn bà cũng không được. Vì tìm đến nửa ngày cũng không kiếm đâu ra chữ để chửi bọn đàn ông. Thử xem nào : đồ đàn ông đĩ ngựa. Nghe không ổn. Đồ lẳng lơ. Cũng không nghe ra tai. Cuối cùng tìm ra được vài chữ đáng đời : Đồ súc sinh và một chữ dấm da dấm dớ : Đồ cha căng chú kiết. Thật đến là tức, tự nhiên xổ ra được một lô chữ cho hạ hoả : đồ du côn du kề, đồ ăn mày ăn xin, đồ gì nữa nào.. đồ lính tráng.

Cái may của phụ nữ miền Bắc là vào đến trong Nam, họ đã không bao giờ còn bị ai diếc móc như thế nữa.

Than vãn hay dọa nạt : đã nói thì phải nói hết. Bên cạnh đó, ở mức độ chừng mực vừa phải dễ dung nhận được là các lối nói than vãn, hăm đe. Trong lối nói này, người ta tỏ ra một oai quyền, một sự khôn ngoan dà dặn, một sự từng trải, sự hiểu đời, cái hơn người. Chẳng hạn : Các người đừng có vội tí ta tí toét, cứ ỉm đi, cứ im thin thít, thời buổi nhiễu nhương, trắng đen lẫn lộn, hơi đâu mà, có dỗi hơi, kêu giời kêu đất, tôi vội vàng mát mẻ nói, đừng có bắt bí nhau, liệu cái thần hồn, bà truyền đời cho mà biết, cứ tẩn cho nó một trận đến lòi tù và ra, vả vào miệng cho tôi, cái giống nhà mày, không có tao thì cả họ này ăn bùn, nó bôi tro chát chấu vào mặt, mấy đứa kia thì đáng vật một nhát cho chết, nó lo xanh mắt và thức suốt đêm, hừ ngỡ là gì, hóa ra hắn nằm vạ, giận cá chém thớt, bà truyền đời báo danh cho mày biết, tôi biết tỏng tòng tong trong bụng ông nghĩ gì, chớ nói gở nó vận vào mình, e xúi quẩy đấy.

Người miền Nam nghe những câu trên là sùng rồi : rắc rối tổ mẹ, cái gì mà ví von qua không hiểu. Qua nói thiệt, qua có sao nói dzậy. Còn mấy cha nội, nói dzậy mà không phải dzậy. Có ngon ra đây, kiểu gì qua cũng chơi ráo trọi. Kiểu gì nó cũng chơi thì né đi cho được việc, dở sách thánh hiền ra đã có câu thánh dậy : tránh voi chẳng xấu mặt nào.

Phong kiến qua lối xưng hô bị dẹp bỏ.

Có lẽ không ở đâu, không ở nước nào cách xưng hô lại phức tạp lầy nhầy như miền Bắc. Mới đây, trong một chương trình Vidéo, người viết thấy một cô ca sĩ trẻ được người điều khiển chương trình phỏng vấn.. Lúc phải trả lời, cô lúng ba, lúng búng, vì không biết phải xưng bằng anh, chú, bác hay nhà văn với người điều khiển chương trình. Bác có vẻ già quá, anh thì có vẻ hơi xỗ xàng. Ong thì xa lạ. Cậu tớ thì xấc quá. Trong cái cách học ăn, học nói của người Bắc thì bài học vỡ lòng là học cách xưng hô. Trẻ con nào mà không được bố mẹ dạy phải xưng hô tùy theo tuổi đã đành, theo quan hệ họ hàng, theo chức vụ và theo xã giao nữa. Những tiếng thầy bu, thầy u, thầy đẻ, thầy me, cậu mợ, đằng ấy, cậu tớ, người nhớn, con nọï, con kia, huynh, đệ, quan bác, thằng cu, con đĩ, mẹ đĩ nhà tôi, nhà con, ông mãnh, thằng trời đánh thánh vật, thằng chết băm chết bằm tùy trường hợp mà dùng. Nhưng bắt chước người Tầu, ta còn có chữ Gia phụ, Gia Mẫu, Gia Huynh, chỉ bực bề trên hay xá đệ, xá muội chỉ bực dưới. Bấy nhiêu lối xưng hô vào đến miền đất mới như lạc lõng , thi nhau bị * cáp duồn * hết. Không ai nói nữa. Do sức ép hay do tự mình cảm thấy lỗi thời, thấy dởm, thấy cầu kỳ, thấy rắc rối, thấy * không giống ai* thấy cần phải bỏ. Có lẽ thấy cái không giống ai là lý do của sự ra đi không trở lại của các cách xưng hô trên.

Các chữ dùng để gọi, xưng danh quan tước chức sắc cũng nhiều lắm. Cũng phiền lắm. Nhiêu khê lắm. Không xưng đúng danh phận, có thể bị trách, bị giận, bị trù ếm nữa. Nhiều không đếm xuể. Hầu hết, việc hài chức vụ có dụng ý, tâng bốc nịnh nọt. Nó đã dần biến mất khi vào đến trong Nam. Nó biểu tỏ một xã hội phong kiến, đẳng cấp, trên dưới không thích hợp ở miền Nam. Người dân miền Nam cũng là di dân, có cái may mắn không thừa hưởng di sản của một xã hội phong kiến, hủ lậu. Xã hội đó lo kiếm miếng ăn, làm giầu, không nghĩ đến chữ nghĩa thánh hiền, cũng chẳng bận tâm đến kẻ trên người dưới.. Xã hội vừa ổn định, chưa mọc ra những mầm mống của thứ ổn định kiểu trên đè dưới, quan lại, thứ dân, giai cấp thống trị. Làng xã mở toang, không hàng rào vây kín.. Xã hội cũng mở toang mọi phía mà dân là chính, dân là chủ. Sự xưng hô vì thế giản tiện và tuỳ tiện, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Ba má thì là ba má. Khi cần gọi chung là ông già bà già. Nội việc xưng hô cũng thấy miền Nam đuợc cởi trói nhiều theo tinh thần tự do, dân chủ. Người Bắc từ xa tới, lẽ nào không thấy cái hay đó. Lẽ nào không theo, tự ý theo. Để gọi một người ở, người trong Nam chỉ gọi chung chung là người làm, vừa dản dị, vừa không có khinh miệt, rẻ rúng. Vì thế, nếu còn ai gọi cụ đốc thì thay vì là một trân trọng, nó đã biến thành trò cười, mai mỉa. Hóa cho nên, chữ nghĩa có cái thời của nó, thời để sống và thời để chết. 


Cách làm ăn có khác, chữ nghĩa cũng đổi khác 

Cũng là xứ nông nghiệp, nhưng cách làm ruộng, cách sinh sống cũng khác miền Bắc nhiều lắm. Chữ nghĩa cũng vì thế cũng đổi theo. Rất nhiều chữ, từ miền Bắc , vào Nam không ai dùng nữa, vì đời sống kinh tế, xã hội đã thay đổi. Nghề hàng xáo ( xay giã gạo. Trong Nam không có nghề này ), Ruộng chân nhất đẳng, nhị đẳng, ruộng mật điền (Ruộng tốt nhất ) gian buồng, khóa dãy, rau muống lợn, đi đong gạo, dậm lại mái nhà, hòm gian ( Hòm to để đựng đồ trong nhà ), nhà pha (nhà tù), nhà giây thép, xe hòm ( Xe hơi sang trọng ) ngày con nước, đi lưới, cái niêu, nồi đất, chỉnh dầu, rổ rá, dao quay, dao nhựa, một bồ, vuông thóc, giây lạt, dùi đục, cái cũi, đóng cũi, cái cưa xẻ, cái gáo, cái chum, cái lọ độc bình, cái phên nứa, bát chiết yêu, đi bể ( biển), tậu 3 mẫu ruộng, vác thúng, đèn măng xông, cái lồng ấp, cái hỏa lò than. Chữ sau đây cũng xưa lắm rồi, nhưng đến là hay : nhà xí. Nay thi nguời ta văn minh hơn gọi là nhà vệ sinh, trong Nam gọi là nhà cầu, siêu đun nước, cái áo quan, cái nhị tẩu ( tẩu hút thuốc phiện), khay đèn, quạt lông, tràng biên (thân thế một người), đèn ló, cái mả, cái sập, cái phản, quần nái ( quần dệt bằng một thứ hàng tơ tầm sợi thô, nhuộm den ), cái bình phong, con thò lò, đỉa phải vôi, giọng kẻ bể, cái trõng che, cót lúa, một bồ, vuông thóc, gạch bát tràng, gạch lát bổ cau (Lát xiên và dựng nghiêng viên gạch ) gạch vồ, cái mả , rồi có cải mả, đề lao, cái lọ. Tỉ dụ : sách hai cái lọ đi Kín nước. Chữ kín nước nghe thật hay, nhưng cũng ít được ai dùng tới nữa. Cái màn. Rồi từ đó thay vì nói đi ngủ, người ta còn nói vào màn . Thợ ngõa.

Người miền Bắc chân lấm tay bùn, làm ăn vất vả. Miền Nam, ruộng thẳng cánh cò bay, làm chơi ăn thật. Đi mút mùa lệ thủy không thấy nhà thấy cửa, nhất là không thấy tháp chuông nhà thờ, không thấy đình, thấy chùa. Cái nhìn về con người, về đời sống, về cách sinh hoạt làm ăn của người Bắc đã đổi khác. Chẳng mấy chốc cái ngậm ngùi lúc ra đi nay quên hết. Cứ gì chữ nghĩa bỏ quên, đất lề quê thói, phong tục, tập quán, đạo nghĩa cứ thế mà rơi rụng dần dần. Thay vì so đo, khép kín, bảo thủ, giữ lời ăn tiếng nói, giữ phép nhà bắt đầu buông thả. Thay vì chiếu trên , chiếu dưới, có phép có tắc.. nay ăn nói thả dàn, chả kiêng nể gì nữa. Con gái, con đứa nay tụn năm tụm ba đàn đúm , hát xướng, thích thì ra rặng trâm bầu tán tỉnh, mọi chuyện hạ hồi phân giải.

Thành trì cuối cùng : văn minh miệt vườn đối đấu với văn hóa miền Bắc. 

Người miền Nam, chữ nghĩa chỉ vừa đủ dùng, nếu không nói là còn sơ sài lắm so với miền Bắc. Nó là thứ văn minh miệt vườn không đủ để ba hoa trên trường văn trận bút. Cái điều đó đã được nhà học giả Phạm Quỳønh nhận xét một cách khá bất công trong cuốn Một Tháng ở Nam Kỳ :

* Chữ Quốc ngữ thì đã thông dụng lắm rồi, đàn bà con trẻ thường biết đọc, biết viết cả.. Nhưng đến văn Quốc Ngữ thì xem ra cái trình độ Quốc Văn đại để hãy còn kém * 

Nhận xét đó, có lẽ người trong Nam chả bao giờ quên và thành kiến đó người Bắc cũng chả bao giờ thay đổi. Cho đến giờ phút này, cái văn minh miệt vườn đó, cộng với 20 năm văn học miền Nam đến sau 75 vẫn chưa được nhìn nhận. 

Thành ngữ hay lối nói miền Bắc là vốn liếng ngôn ngữ của một dân tộc. Nó tích lũy, thải loại kết tinh những đặc thù, những sắc cạnh của ngôn ngữ, của vốn liếng hiểu biết truyền thừa. Nó không thừa, không thiếu, nó vừa đủ. Nó được xử dụng trong đời sống hằng ngày như kim chỉ Nam, nó đưa ra những tiêu chỉ đời sống, phán xét, nhận định phải trái tốt xấu. Nó là thứ ngôn ngữ đã được đãi lọc, được truyền thừa của sự khôn ngoan, thu gọn lại. Phải là người địa phương, nhuần nhuyễn sắc thái văn hóa bản địa mới có thể xử dụng đúng cách, đúng trường hợp. Người ngoại cuộc, nhất là người ngoại quốc, dù có ở lâu năm tại đất nước đó, chưa dễ giầu gì nắm bắt được tình ý, nội dung hàm ẩn của những thành ngữ đó. Miền Bắc, cái nôi văn hóa lâu đời cả nước giầu dân tộc tính nhờ những lối nói, lối viết đó. Nó chuyên chở cả thời kỳ 1000 năm thủ đô Hànội, văn hoá Thăng Long, văn hóa cho cả nước với không biết bao tên tuổi lẫy lừng. Nó không phải tự cao rao, quảng cáo vô bằng. Người và chứng tích văn học còn đầy ra đấy. Viết ngàn trang giấy cũng chưa đủ. 

Vậy mà lên khỏi tầu há mồm, cập bến Nhà rồng.. Tất cả những thứ đó đổ xuống sông hết. Bài chiếu Lý công Uẩn dời đô không lẽ mang ra dọa .. Lý Thường Kiệt, bà huyện Thanh Quan cất đi cho rồi vì chóa mắt với xe cộ chậy hà rầm.. đường phố rộng thênh thang, tấp nập người qua lại, xe gắn máy ba bánh nổ bành bạch điếc con ráy. Xe thổ mộ lách cách vui tai thong thả dời chợ Bến Thành đi Ngã Ba ông Tạ, hay đi chợ Bà Chiểu. Chú lái xe thổ mộ ngồi nghiêng bên thành cán xe ngựa thogn chân xuống đất, mồm kêu toóc toóc như dục chú ngựa ráng tý nữa, ráng tý nữa đi cưng. Hoa trái bầy la liệt mua một chục ê hề đủ loại. Bà bán hàng ra giá mua một chục có đầu., nghĩa là chục có thể 11, 12 đến 13 trái tùy theo thỏa thuận. Nội thế thôi, mua bán kiểu kỳ cục Nam Kỳ cũng thấy đủ sướng rồi. Thật đến là kỳ lạ cái xứ Nam Kỳ. Chẳng ai bảo ai, ngay cả đám sĩ phu Bắc Hà, đám trí thức thành thị cũng rứa. Quên hết chơn, hết chọi.. Câu chuyện văn hóa ngàn năm chẳng chống đỡ nổi một ngày.

Người Hà nội, người di cư có văn hóa cao, hoặc các nhà văn thường xử dụng chúng một cách nhuẩn nhuyễn trong lúc giao tiếp, viết lách. Nói văn hay chữ tốt, nói có văn hóa đương nhiên phải biết xử dụng thành ngữ đó, lối viết đó như một thuật ngử, nói ít hiểu nhiều. Miền Bắc có những nhà văn tiêu biểu xử dụng vốn liếng các thuật ngữ này như Trần Tiêu, Vũ trọng Phụng, Tô Hoài, Vũ Thư Hiên, Nguyễn khắc Trường. Đọc họ cũng lý thú lắm.

Vậy mà chữ nghĩa đó vào đến trong Nam đã bị gạt , thải loại không chừa một chữ nào. Không muốn nghe, nghe thì gạt đi, muốn nói cũng không được.. Nói ra thì nó đớ đờ đờ. Có duyên, được kính nể ở ngoài Bắc, trong Nam trở thành vô duyên, không ngửi được. Đã thế, chữ nghĩa đễ có cơ tồn tại, nếu nó được các nhà văn dùng..thì đỡ biết mấy. Chính các nhà văn di cư vào Nam như nhóm Sáng Tạo cũng quăng thùng rác không thương tiếc. Chúng bơ vơ , lạc lõng , đầu đường , góc nhà, góc phố, nơi từng nhóm người rồi biến dạng. Không có đám ma. Không kèn không trống. Cái này không phải hoàn toàn lỗi người bản địa mà chính tại người dân du nhập không muốn giữ. Hình như có một thói quen xấu, có mới nới cũ.. Ít ai muốn nhắc nhở, bàn , viết về những chói sáng văn học miền Bắc.

Có lẽ cái mất lớn nhất của dân di cư là mất lối nói, lối viết, nếp sống văn hoá thành ngữ đã bị biến dạngï. Nếu còn một thứ văn hoá gì là thứ * Văn hóa chảy* Chảy tuốt luốt. Với cái độ nóng trung bình 35 độ, cái gì cũng có thể chảy được. Bù vào chỗ đó, họ phải đi tìm một hướng viết mới, mới có nghĩa là khác với tiền chiến, khác với Tự lực Văn đoàn. Mới thực sự thì chưa biết là thế nào, chưa biết hình thù nó ra sao, nhưng điều rõ rệt là dứt bỏ truyền thống, cái cũ, trong đó có các thuật ngữ cũ của miền Bắc.. Họ không thích ngồi lau đồ đồng, đánh bóng chữ cũ mà đùa cợt mầu mè, son phấn với chữ nghĩa cho là mới, kêu rổn rảng, lặp đi lặp lại đến lập dịõ. Chữ nghĩa đó mà phần đông họ nói để họ nghe hoặc dành cho một thiểu số trí thức thành thị vốn chẳng đại diện cho cái gì, ngay cả cho chính họ. Chữ nghĩa đó gặp lần đầu thấy lạ thì muốn làm quen. Quen rồi thì chán ngấy muốn lỉnh , vì chẳng nói được điều gì. Chính ở chỗ đó, chữ nghĩa văn minh miệt vườn trở thành nhu cầu tinh thần của đa số dân miền Nam. Cả cái văn hoá miền Bắc đưa vào bị cháy rụi chỉ còn trơ lại ít cột kèo đen thui. Không ai đếm xỉa đến nữa.

Phần người viết, bắt gặp lại nó thấy gần gũi như người bạn cố tri lâu ngày gặp lại. Tự nhiên chẳng khác gì thấy người bạn đầy những tính tốt mà trước đây đã không lưu ý tới. Phải nói nó hay lắm, đượm mầu sắc dân tộc, quê hương, xứ sở 


Thay lời kết luận : Nhà văn trước hết là người xử dụng ngôn ngữ như một người đầu bếp dùng rau cỏ, thịt thà, gia vị nấu món ăn. Làm văn không nhất thiết là sáng tạo từ mới, chữ mới. Chùi đồ đồng, đồ cổ không nhất thiết là nhai lại. Bởi vì, cùng một từ, một chữ được dùng đúng trong từng cảnh huống, nó vẫn có chỗ đắc địa. Rất tiếc là trong tất cả các nhà văn miền Bắc di cư vào Nam đã tự mình cắt cái đuôi quá khứ mở ra một lối viết mới. Hay cũng có, mà dở cũng không thiếu. Tuy không vay mượn vốn cũ, vay mượn cái cũ của người làm cái mới của mình thì tự nó vẫn là vay mượn, vẫn là cái cũ, vẫn là đi chùi đồ cũ. Cho đến nay, những suy tư, những trăn trở hiện sinh về sự tồn tại, về ý nghĩa đời sống của các nhà văn ấy, sau 54, xét ra cũng chẳng có đất sống nữa. Chẳng nói đâu xa, lối viết, lối suy nghĩ của trí thức thành thị, trưởng giả vay mượn, đượm không khí phòng trà với cà phê, thuốc lá, ánh đèn mầu, tiếng nhạc xập xình tự nó đã không có đất đứng nữa sau biến cố Phật giáo 63. Từ đó, chiến cuộc leo thang, lối viết hưởng thụ, suy tư trưởng giả về ý nghĩa đời người, về cái đáng sống hay dư thừa nhường chỗ cho lối viết nhập cuộc, dấn thân. Các nhà văn thời buổi 54-55 một lần nữa trượt dốc, bơ vơ, lạc lõng trong cuộc đu giây chữ nghĩa. Cuộc di cư năm 1954 đáng nhẽ là một cuộc hành trình chữ nghĩa, tiếp nối cái sợi giây văn hoá nối dài hai miền, tự nó đánh mất đi khúc ruột liền sản sinh ra một thứ văn chương không gốc. Lẽ dĩ nhiên, cạnh đó, nhiều trào lưu tư tưởng, văn học cũng góp vào các dòng chảy chung đó. Người viết gợi lại những chữ nghĩa của thời xa xưa miền bắc, có những chữ tự nó cũng không còn được dùng nữa ở miền Bắc. Điều đó thật tự nhiên và dễ hiểu. Nhưng phần đông, chúng vẫn là cái vốn liếng văn hóa của đất nước, của dân tộc nói chung vượt lên trên những đối lực chính trị vốn lúc nào cũng là kẻ thù của văn hóa. Nghĩ như thế mới thấy vai trò và sứ mệnh nhà văn quan trọng đến bực nào. Bài viết này, đã hẳn chưa đầy đủ, vì còn rất nhiều chữ bị bỏ quên chưa được nhắc tới, lại chưa hệ thống hóa đúng mực, nhưng trong chừng mực của một bài báo, thiết tưởng cũng là một hoài niệm của những người di cư nay di tản ra xứ người để có dịp nhâm nhi, dịp nhớ lại và hồi tưởng về một dĩ vãng đã qua. Và có lẽ đó là mục dích chính của bài nầy theo cái nghĩa : Vang bóng một thời của chữ nghĩa.  

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.04.2015 18:09:38 bởi thiên thanh >

Ct.Ly

Tóc nâu
  • Số bài : 4317
  • Điểm: 24
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 01.03.2007
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 08.04.2015 17:30:20
5
Ct.Ly


giai điệu tháng tư
sáng tác & trình bày Dzuylynh

một nốt trầm... úp lên cung, nhấn chìm ngày tháng lao lung
một nốt giáng... xuống thân Em người viễn xứ lưu vong
một nốt thăng... tiễn đưa Anh oan hồn tử sĩ
một nốt đen... liệm xác Mẹ... liệm xác Mẹ Việt-Nam bi thương!


Lâu lắm mới nghe lại giọng trầm ấm, da diết của OngLynh

làm phải nhớ và  nghĩ về tháng 4 đen,

Nỗi buồn cho những người lưu vong


 
 Chị Ly và Anh Lynh làm TN cũng xốn xang theo...


*


THÁNG TƯ...
 
Tháng tư vỡ nát nụ cười
Bốn mươi năm chẵn. Sóng đời điêu linh.
Nước non mấy độ chuyển mình,
Lòng người viễn xứ, lặng thinh ngậm ngùi...
 
Tháng tư tàn lụn niềm vui,
Phương Nam than khóc. Đổi đời. Trắng tang...
Ngập tràn lo sợ hoang mang,
Tù đày phía trước! Cướp dàn phía sau!
 
Tháng tư, nghĩ lại mà đau
Dân nam, nước Việt phải nào thua ai...
Thế mà phỉ nhổ tay sai
Ngày nay bỉ mặt, ngửa tay gọi mời!
 
Tháng tư viết chẳng cạn lời
Rách trang lịch sử. Hát bài lưu vong...
Máu xương xưa dựng núi sông
Ngày nay bán đứng, thỏa lòng kẻ tham
 
Tháng tư , ta mất nước Nam
Đổ về giặc Bắc nghênh ngang...!
Ôi, thảm lòng!
 
 
Tóc nâu
 
 
 




Thơ rơi
[link=http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=787518]Trang chính

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 09.04.2015 15:05:45
0




(xin mời bấm lên ảnh hay bấm vào link dưới để nghe bài hát)
https://app.box.com/s/38z20hf5vpqlg24wv47jx52uvm3l1t8r

TỊNH YÊN
thơ Phạm Quang Trung | nhạc & trình bày Minh Văn Dzuylynh
album Trở Về Tỉnh Thức

Non cao thạch động sư thiền
chim reo tiếng kệ vô biên lượng từ
nửa tờ kinh mở tâm tư
chầy ngân kình vọng thực hư bên đồi
mầu mây sương khói buông lơi
áo nâu sóng gợn gió dời bụi xa


lũng sâu vực đá nhành hoa
sắc hương thuở nọ cũng là sắc không
lạch khe suối bạc mơ mòng
đưa tang chiếc lá giữa giòng phù sinh
trên tay giọt lệ u tình
xót thương thế giới vô hình vô chung


tà dương hẻm núi ven rừng
hàng phong thu nhuộm mấy từng thiên thu
suối vàng biển lá phù du
cánh chim vụt biến mịt mù lẻ loi
thiền môn cửa khép lâu rồi
hạt mưa ngấn lệ nào rơi lạnh lùng


[tube]https://www.youtube.com/watch?v=ZM74tgU5GrA[/tube]





dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 10.04.2015 15:51:33
0
 
 
 

(xin mời bấm lên ảnh hay bấm vào link dưới để nghe bài hát)
https://app.box.com/s/jha96pi7jd0i95hm9yok7b7mus0fzl4t

Người Về
thơ Cao Nguyên | nhạc & trình bày Dzuylynh
April 9.2015

người về vui với lòng ta chút
giữa tháng Tư buồn chuyện điếu tang
nhìn vết đạn xoáy bên vành ngực
gọi chào nhau nghẹn nỗi sa trường

còn có gì đâu mà khoản đãi
ngoại trừ dòng chữ rót đau thương
ly biệt xin thôi đừng nhắc mãi
buồn nẫu lòng ta hoài cố hương

người về cũng chỉ là nhân ảnh
ly rượu mời sóng sánh khói hương
Xuân muộn hay trời Đông Bắc lạnh
mà hoa chạnh nở đóa vô thường

tiễn người buồn không đưa tay vẫy
sợ lệ trào biết lấy chi đong
mà tim ta như người thấy đấy
nước mắt hòa theo máu rưng rưng!



[tube]https://www.youtube.com/watch?v=WODHuNx-juY[/tube]






dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 11.04.2015 14:50:38
0
 
 
 

(xin mời bấm lên ảnh hay bấm vào link dưới để nghe bài hát)
https://app.box.com/s/aqgaoug5mccn3occ053mebyz9tkd71z8


DU CA
thơ Cao Nguyên | nhạc & trình bày Dzuylynh

anh - chiếc đàn guitar
em - một cây sáo trúc
ta - dòng thơ ngạo cuồng
đã lên đường du ca!
1-
hát cho rừng núi nghe
hát chờ đêm bạn về
hát quên ngày hoang vu
hát giữa thời hôn mê!
hát cho đồng loại nghe
hận thù và dối trá
hát cho bạn bè vui
vơi đau thương ngậm ngùi!
2 -
thuở ấy thơ ta - lời trộn lửa
cung đàn anh - nửa máu nửa hồn
tiếng sáo em - chập chờn tiếng khóc
rong lời ca vào đêm vô biên!
hát trong mùa Xuân điên
hát giữa Hè đỏ lửa
hát trên miền cao nguyên
hát bên niềm cô đơn!
3 -
đàn anh vỡ trong đêm thoát ngục
cây sáo em chìm vực trùng dương
ta vỗ tay không - hát lời thao thức
hát nhớ núi rừng - mênh mông quê hương!




[tube]https://www.youtube.com/watch?v=41uCYaGREks[/tube]



dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 13.04.2015 14:59:29
0
 
 
 

(xin mời bấm lên ảnh hay bấm vào link dưới để nghe bài hát)
https://app.box.com/s/m2bwfh5ewp6d6cpx8p3e8jp6h6hpwwog


HÁT TRONG MÙA XUÂN ĐIÊN*
sáng tác & trình bày Dzuylynh
( tặng caonguyên.binhbét.thiênthanh.hoànghoa.saolinh.bùihồnglĩnh.cátly.tốngđính.óbiển81.minhhải )

Khi Quê Hương vẫn còn điêu tàn
Khi đất Mẹ vẫn còn tan hoang
Ngày nào sài lang còn đày đọa lê dân
Thì lòng căm hờn trong ta còn sục sôi ...


Đứng lên đi! dù chỉ đứng một lần!
Hỡi những anh thư giống nòi Tiên Long
Thét lên đi! dầu chỉ thét một lần!
Hỡi những anh hùng hào kiệt phương Nam!


Hát Trong Mùa Xuân Điên
Ngồi mà chi ôm nỗi muộn phiền?
Hát Trong Mùa Xuân Điên
Lấy cung đàn mà xé nát xiềng gông...


Lời tha hương chẳng là câu đồng vọng!
Huyết lệ nào thay tiếng thét xung phong?
Có ai không? Từng đêm trường thao thức...
Có nghe chăng lời hịch phá bạo xâm!


Hát Trong Mùa Xuân Điên! hát trong mùa xuân điên!
Âm vang dội sông biển, giọt lệ hờn rưng rưng
Âm vang tỏa núi rừng, vết thù hằn trên lưng
Hát Trong Mùa Xuân Điên! hát trong mùa Xuân điên!


Hát Trong Mùa Xuân Điên!
Đứa con xa trở về, vang tiếng cười ngạo nghễ
Bức dư đồ giang san, vẽ Bắc Trung Nam liền giải
Khúc khải hoàn vang dậy!
Quân reo...
Cờ Vàng bay!

* chữ Cao Nguyên
đất tha hương. hoànghoalũng . 12/4/2015. dzuylynh


[tube]https://www.youtube.com/watch?v=_w343PUsrrk[/tube]

<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.04.2015 15:00:34 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 15.04.2015 02:17:50
0
 
 
 

(xin mời bấm lên ảnh hay bấm vào link dưới để nghe bài hát)
https://app.box.com/s/qqovhu5uzm59tllw9epe0fx9r9xfl34x

huyễn ngộ
thơ Nguyễn minh Hải | nhạc & trình bày Dzuylynh


trăm năm một thoáng bụi trần
hóa thân thành yếm lụa đào em mang
bao giờ áo rách tình phai
em đem áo mỏng về phơi cửa thiền...

nửa đêm thấy nắng bên thềm
ngỡ em ngồi tắm quên cài then khuya
u mê lạc lối ta về
ngẩn ngơ ngồi đứng bên bờ tử sinh
áo xưa còn dấu mùi hương
nhìn quanh trăm ngã vô thường dọc ngang

tỉnh ra...đèn nến hai hàng
tâm mê, kinh lạc, chuông tràn, kệ sa!
trầm luân từ bước em qua
vết sâu hằn yếm lụa nhòa chưa phai...

April 142015


<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.04.2015 01:25:05 bởi dzuylynh >

Đóa Hồng Tím
  • Số bài : 505
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.06.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 19.04.2015 15:37:09
0



nhóm hoài chi lửa thơ xưa

vì đây còn chỉ hư vô đường cùng
trong thinh không rộng chập chùng
ôm chi hoài ảo để buồn châm tim
*
đừng hong lại chén cũ tình
bây chừ người đã có bình minh ngoan
về đi ! đừng trở lại đường
có ngàn gai nhọn cảo tươm mảnh đời
*
chờ chi nữa ! quá muộn rồi
tỉnh ra nhung nhớ . muốn đòi . cay thêm
nếu không có phải nhân duyên
đừng khoan trầm cảm . chạm miền đắng môi

đht
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.04.2015 15:38:20 bởi thương yêu >
quê hương em là Huế
quê tim em là anh

Đóa Hồng Tím
  • Số bài : 505
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.06.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 19.04.2015 15:42:50
0

BÂY GIỜ ĐI ĐÂU ?
*

( Cám ơn Thao Thức * đã cho đông hương những cảm xúc để viết được những giòng chữ này. Cám ơn anh Cao Nguyên)
***

tháng Ba, chim bỏ lại rừng
đồi thông xơ xác, lá rưng rưng sầu
đạn vèo vụt cánh bay cao
đêm ru đại bác, hoả châu rực trời
*
tháng Ba em nhớ xuân thì
mênh mông quá khứ vết tì chiến tranh
muốn quên đại lộ kinh hoàng
ôn ngày hôn lễ, tình đầu anh trao
*
tháng Ba, chợt bỗng đỏ au
tay em chạm phải máu nhau trên người
chợt nghe gầm rít trên đồi
nhớ ra, thì đã cuối trời tháng Ba
***
tháng Tư ! di tản, biệt ly
tháng Tư đen khóc người đi, kẻ chờ
trực thăng gục mặt trên bờ
tàn thân chiến hữu, đợi giờ tù lao
*
* tháng Tư, khăn trắng quấn đầu
Mẹ Cha ở lại, giã từ biệt nhau
biết còn gặp lại ngày nào
con đi với một mối sầu ly hương
đông hương
Gửi Anh và những người đang sống lưu vong xứ người.
*tháng bắt đầu di tản chiến thuật từ Ban Mê Thuột
*Thao thức ; Thi phẩm viết về Dòng Thơ Lưu Vong của nhà thơ Cao Nguyên








<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.04.2015 15:47:03 bởi thương yêu >
quê hương em là Huế
quê tim em là anh

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 21.04.2015 15:09:29
0
 
 
 
 

(xin mời bấm lên ảnh hay bấm vào link dưới để nghe bài hát)
https://app.box.com/shared/2dav3rb3d08l8aivz4fp

GỬI NẮNG CHO EM
Album Lệ Tým
sáng tác & trình bày dzuylynh

gửi nắng cho em giữa ngọn lửa Hạ
nơi anh trải vạt nắng lụa hong tơ
để em thôi ngồi đếm những hạt mưa ...
võng trưa ru hời câu hát đò đưa
gửi nắng cho em bớt đời hiu quạnh
song thưa mây trắng lạnh bụi vô thường
gửi chút yêu thương cho em ấm tình tha hương
gửi chút tơ vương cho em nối khúc duyên thừa...
lời hát gọi mưa quên thời bão nổi
lời hát gọi con nắng mới lên đời
điệp khúc nhặt khoan gửi lời theo nắng
nhặt nắng Hạ sang gửi về cho em
lời hát sầu khơi nỗi hờn viễn xứ ...
thôi thì cũng đành vọng khúc Tương Như
gửi nắng gửi thương theo tình lữ thứ
gửi nắng cho em sưởi ấm mộng Xuân thì

 
 
[tube]https://www.youtube.com/watch?v=biYxtQnlJIE[/tube]

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 24.04.2015 00:43:22
0
 
 
 

(xin mời bấm lên ảnh hay bấm vào link dưới để nghe bài hát)
https://app.box.com/s/y1xmgx3e9aygjx37uc07c4e79gkjgajo

NGƯỜI EM GÁI DAKBLA 
thơ mx Lê Hằng Minh | nhạc & trình bày mx Dzuylynh

Dừng chân nhặt cánh hoa hồng
nhớ người em gái trên dòng Dakbla 
xuân sang rồi đến đông tàn 
quan san cách trở đôi đàng ngàn thương 

Tôi đi chinh chiến muôn phương 
môi em vẫn mọng vẫn hường ấy chăng... 
Vì tôi là lính áo rằn 
ra đi nào biết mấy trăng mới về 

Bởi vì em quý hoa hồng 
nên trời bắt phải chờ trông 
Vì hồng nhiều gai lắm 
hợp rồi vẫn là không 

Kontum mấy dặm sơn khê 
lều khuya rét mướt gió về chơi vơi 
Nhớ em đếm tiếng sương rơi 
sương bao nhiêu giọt buồn ơi là buồn


[tube]https://www.youtube.com/watch?v=Pz_VvGeb8m8[/tube]

<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.04.2015 03:00:10 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 24.04.2015 03:03:41
0

 
 

(xin mời bấm lên ảnh hay bấm vào link dưới để nghe bài hát)
https://app.box.com/s/ov4v4124logpq5152sx4galiz3az4fka

KIẾP LƯU VONG
Tác giả diễn đọc: Dũng Phi Hổ
Nhạc & trình bày Dzuy Lynh

Em hỏi tôi: Sao thoát kiếp lưu vong?
Tôi cười buồn, tôi đâu hơn gì thế
Đôi mắt nàng buồn ướt hai dòng lệ
"đến bao giờ dân tộc được tự do"?

Đến bao giờ dân tộc được tự do?
Khi cộng sản vẫn còn cai trị?
Tiếng gọi công dân rơi vào cơn mộng mị
của vòng quay cơm-áo-gạo-tiền

Em nhìn tôi xem: khác gì kẻ điên?
Sống kiếp lưu vong ngay trên đất mẹ
Dòng đời vẫn trôi: Tôi cúi đầu bàng bẽ
Dân khí cạn rồi?

Còn nhớ chăng tiếng trống Mê Linh?
Và xương máu tiền nhân khai hoang mở nước?
Lẽ nào ta mãi sống đời bạc nhược?
Để cộng nô kia mãi mãi đọa đày?

Đến bao giờ Hoàng Kỳ tung bay?
Thoát kiếp lưu vong, tự do mang về tới?
Câu hỏi này sao tôi đáp nổi?
Đồng bào ơi: Cùng đáp thay tôi.
 

[tube]https://www.youtube.com/watch?v=U8RtcsCueDU[/tube]


<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.04.2015 03:01:07 bởi dzuylynh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 25.04.2015 15:50:52
0



 
BÀI HỌC TỪ NHỮNG CÂY ĐINH  

Một cậu bé nọ có tính rất xấu là rất hay nổi nóng.

Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu bé:
- “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ“.

Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kềm chế dần cơn giận của mình và số lượng đinh cậu bé đóng lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu bé nhận thấy rằng kềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào. Đến một ngày, cậu bé đã không nổi giận một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu bé đến thưa với cha và ông bảo: 
- “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ cây đinh ra khỏi hàng rào“.

Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu bé liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu bé:
- Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn nóng giận, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi.

Con hãy nhớ: Vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gắp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con.

Hãy nhớ lấy lời cha… Trong cuộc sống, có đôi lúc vì nóng giận mà ta đã vô tình làm tổn thương người khác bằng chính lời nói của mình. Nhưng liệu ta có bao giờ nghĩ đến hậu quả của những lời nói ấy chưa?

Lời nói là mũi tên mà mỗi khi thốt ra, sẽ chẳng bao giờ quay trở lại được. Và nếu đó là những lời nói thiếu suy nghĩ, cũng như những mũi tên có độc, thì nó sẽ làm thương tổn và giết chết tâm hồn người khác. Những vết thương ấy không như những vết thương trên da thịt sẽ lành theo năm tháng, mà đó là vết thương tâm hồn sẽ theo con người ta đến suốt cuộc đời. Chính vì thế, trước khi nói ra điều gì, ta cần phải suy xét cho thật cẩn thận.

Và quan trọng nhất là đừng bao giờ nói ra bất cứ điều gì trong lúc ta giận giữ, bởi đó luôn là những lời nói đầy ác ý sẽ làm tổn thương người khác.
 
 
(lụm lụm trên nét)

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.04.2015 15:54:53 bởi thiên thanh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 25.04.2015 15:56:43
0
 
 
 
 
 
***
 
 
(xin mời bấm lên ảnh hay bấm vào link dưới để nghe bài hát)
https://app.box.com/s/6m334zylx832ongl4hi2jo9itkmpzc2y

v ô  n h i ễ m
thơ Miên Khách | nhạc & trình bày Dzuylynh
album Trở Về Tỉnh Thức April242015

Có phải em là bụi trần vô nhiễm
Để sa mù trôi về cõi thiên thu
Bờ xanh kia thoáng hiện bên ánh nguyệt
Chốn đồi hoang ta ngộ chứng thiên đàng..


Từ sâu thẳm xuyên qua bình nguyên tối
Em ẩn trong màu hư ảnh vô biên
Nghe dư âm vầng nhật lệ rơi mất
Từ khi em là nguyệt tận mưa thu


Trời quanh ta nghe hư ảo như say
Cả màu mây bay vần vũ mưa đời
Em vẫn nguyên cung đàn xưa âm cũ
Mang kinh khổ rót vào lòng bình yên..


Tạ ơn em thân trong ngần vô nhiễm
Thức cùng ta suốt trọn giấc mơ đời
Ngã trong mê thân trôi miền vô thức
Chấp thu tâm như một đóa vô thường ...


[tube]https://www.youtube.com/watch?v=TgizP4EMPH0[/tube]

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.05.2015 00:47:08 bởi thiên thanh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 28.04.2015 14:04:59
0
 
 
 


(xin mời bấm lên ảnh hay bấm vào link dưới để nghe bài hát)
https://app.box.com/s/u26svxsrbrzbi1n8v1vhj18kgxzi1g9v

Thoáng nhớ mong manh
thơ Phương Vy | nhạc & trình bày Dzuylynh
April 272015

Một chút hồn nhiên, một chút buồn
Ánh trên đôi mắt bóng sầu vương
Suối mây buông xoã ôm vai nhỏ
Vành nón nghiêng che phủ dáng thương
Bóng ngả em về chênh chếch nắng
Hồn mơ anh đến lập lờ sương
Bâng khuâng tự hỏi... (ai mong đợi ?)
Thoáng nhớ mong manh… dạ chớm buồn! 


[tube]https://www.youtube.com/watch?v=K0SzAYi01ns[/tube]

<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.04.2015 15:42:39 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 28.04.2015 14:18:44
0
 
 
 




THÁNG TƯ SÓNG VỠ


ta nghe trong sóng vỡ âm vang
lớp lớp chinh nhân buộc rã hàng
hỗn mang hồn đất đau vô hạn
chợt bẽ bàng cho vận nước Nam
liễu rủ cau mày hờn Non Nước
Sơn Trà vuốt mặt tiễn mây tan
Tháng Tư ai óan gầm con sóng
đã bốn mươi năm lòng nát lòng
nửa giấc miên trường chìm uất mộng
bình minh một buổi dậy cơn giông
xếp mảnh dư đồ hong lọng nắng
cuốn mớ vành tang ủ bóng mưa
xé giấc trưa hè nghe quốc gọi
nát chiều luân lạc hạc kêu sương
sĩ tốt mã xa hàng khanh tướng
ván cờ canh bạc phục đao thương 
bến xưa thuyền cũ trùng dương đợi
ai trở về không? bọt sóng chờ...


April 272015.DjangoDzuylynh
cảm tác khi nghe Biển Sóng Ru Anh, tiếng lòng người niên trưởng MX Tango


[tube]https://www.youtube.com/watch?v=bB5LLScniNQ[/tube]


<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.04.2015 00:54:36 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.04.2015 03:41:08
0
 
 
 



CHƯỚNG VỌNG THÁNG TƯ
( tặng thi hữu SL.BHL.CN.ĐH.PQT )

nào ai đâu chiến hữu đến cùng ta
ai bụi biên cương chưa giũ sạch nếp chinh bào
ai bút mực giảng đường chưa mòn cơn gió bụi
ai trầm tư thương tưởng mảnh giang hà
Tháng Tư mê hỏang thức trong cơn chướng vọng...

sao không thắp giùm ta đuốc lửa đầu điếu thuốc
xin viết giùm ta câu cuối bài văn tế chúng sinh
cùng vét giùm ta mấy giọt rượu bám đáy bình
hãy đổ ngập thùng đàn... vỗ cho nát nậm, ngã cung thang chồm say lúy túy...

nào nhấp cạn đi nhìn nhau mãi làm chi, đứng dậy vươn vai ha hả rống gọi hồn non, vía nước
dạng chân rộng bước qua cửa càn khôn hẹp, khùng khục cười cho xương mục máu khô
lấy áo cơm kim tiền treo xó bếp, 
xếp lam y kinh kệ cất lầu chuông,
để mai sau sớm hú chiều tu, hóa tu hú mà thay chim gõ mõ
mong siêu độ cho những con vượn người thời đại ở mảnh đất bốn mươi năm cướp giật
bằng hữu ta đâu? chiến hữu ta đâu? còn nhìn nhau ngơ ngác làm gì?
hay anh hùng tận khí hùng chừ cũng tử!
hay sức tàn lực cạn lệ khô máu đặc, khóc không xong cười không nổi với đãi bôi nhân thế
hắt đáy hào sâu óan hờn thân vong quốc, chôn lấp hào hùng lạc khí vực trầm luân
rót chén cương thường mời tử sĩ, những kẻ không về sau cơn bão Tháng Tư
cất giọng bi hùng ngâm khẩu khí thi, vận mảnh dư đồ lấp che cơn cực bỉ
trèo lên non ngất ngưỡng say; tay bứt trăng mờ che mối nhục, 
xé một mảnh mặt trời hừng hực châm hùng chí tinh anh
mê mê tỉnh tỉnh thực thực hư hư
nhìn bóng nhạn sa cơ ngỡ trầm ngư lạc nẽo
nghe tiếng vượn hú rừng hoang ngỡ tiếng lê dân rên xiết trong tù, ngày đất nước vá hai phần làm một

Tháng Tư mùa gió chướng
gió trên ngàn âm u tựa tiếng sói tru, nghe tưởng dưới chân Tháp Po Nagar dân Hời rủa...
người xưa đâu? người nay đâu?
lại đây, cùng ta xếp lá rừng làm bậc vói đỉnh Cao nguyên
hốt bọt bể đắp tượng ngút đầu non Hồng Lĩnh, Thái Bình nguồn
quết phù sa bến Hương giang thay mực viết lời nguyền tru diệt lũ âm binh treo trên núi Ngư
tách rể lục bình vàm Tiền, sông Hậu, Cửu Long mà tết bím đuôi sam
moi tam muội hỏa dưới bồ đòan lên mà đốt hình nhân thế mạng
cầu siêu cho quân Hán Tàu xâm lược, cùng cộng nô lũ sâu bọ làm người
gióng ba hồi Bát Nhã Lăng Nghiêm rúng động Ải Nam Quan, chít khăn tang quàng dư ảnh Trấn Gia Định Saigon
tế cáo với anh linh tiền nhân mở đường khai bưng lập ấp
siêu độ cho oan hồn chiến sỹ vô danh tuẫn mạng chốn sa tràng

tháng tư mùa Chướng Vọng! 
tháng tư sầu lưu vong...
gọi bằng hữu, réo anh hùng hào kiệt ngày nào
hãy còn nghênh ngang trên án thư nghiên mực
hay đã trầm mình cùng cốc ẩn cư
sá chi mà chẳng giúp một tay
hái sao ngày nhật thực làm đèn, trải trăng đêm ba mươi làm chiếu
cùng ta...
say một trận rồi ngủ vùi một trận, Quên không xong thì lấy Nhớ gối đầu nằm!

hoànghoalũng April292015.Dzuylynh
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.04.2015 03:42:10 bởi dzuylynh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.04.2015 15:19:04
0
 


30 THÁNG TƯ 2015 






để tri ân những người chiến sĩ anh hùng Việt Nam Cộng Hoà vị quốc vong thân
để tưởng nhớ những người Việt Nam đã ra đi tìm đường Tự Do, đã yên nghỉ trong lòng Đại Dương
để không quên những người dân Việt Nam còn đang sống trong địa ngục của cộng sản Việt Nam 

một ngày tang thương cho toàn dân tộc Việt Nam 



CẦU MONG CHO QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM NGÀY MAI KHÔNG CÒN CỘNG SẢN





thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 01.05.2015 17:46:38
0

 

ngày  mồng 1 tháng Năm
đến với tất cả các bằng hữu của CĐPT,  các thành viên của VNTQ cũng như các quý khách thầm lặng 
thật nhiều niềm vui và hạnh phúc 

 
 
 
 

Cà Na tn nguyen
  • Số bài : 1717
  • Điểm: 54
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.03.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 02.05.2015 02:10:22
0
 
Cảm ơn tt.
Hôm qua 30 tháng Tư, Cà na vắng nhà nên  hôm nay mới có thể vào chia sẻ cùng mọi người một tin vui của Cộng đồng Việt Nam tại Canada là đạo luật s-219 đã được thông qua.
Đây là một đạo luật mà chính phủ Canada từ nay sẽ công nhận ngày 30 tháng 4 là một ngày Lễ kỷ niệm cuộc Hành trình tìm Tự do của người Việt Nam
    https://www.youtube.com/watch?v=tym0NDFLMxo
 
Cùng cầu nguyện để những người Việt Nam trong nước cũng sẽ đấu tranh đòi lại Tự do và Nhân quyền của chính họ.
 
Càna tn nguyen
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.05.2015 02:12:13 bởi Cà Na tn nguyen >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.05.2015 04:08:52
0
 
 
 

(xin mời bấm lên ảnh hay bấm vào link dưới để nghe đoản văn)
https://app.box.com/s/ajwrgij94qulaqezsq4r0nao880d8mzp

CHỒNG XA
Vân Trần viết | Dzuylynh đọc
 

"Có con mà gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng đem qua
Có con mà gả chồng xa
Trước là mất giỗ, sau là mất con"

Thuở còn bên Cha bên Mẹ nó thường nghe Mẹ nói "con gái là con người ta" ( nhưng có lẽ Mẹ thương nó nên không nói câu thứ 2 "con dâu mới thực Mẹ Cha mua về") , lúc đó nó chưa thấm câu nói của Mẹ. Và khi đã có chồng chưa theo chồng về nơi xứ lạ thì nó vẫn chạy đi chạy về, không chỉ mang về cho Mẹ bát canh cần mà nó còn mang về bao nhiêu là thứ khác (đố ai làm dâu mà không mang gì về cho Ba Má ruột mình chớ).

Sau 6 tháng theo chàng về nơi xứ lạ, tất cả mọi thứ đều bỡ ngỡ mới lạ trong nó, rồi tất bật đầu tắt mặt tối sanh con đẻ cái . Lấy chồng mà không sinh con đẻ cái thì bị mắng là "cây độc không trái, gái độc không con". Nó cũng trầy da tróc vẩy mãi mấy tháng mới phọt ra 2 cục nợ, xong, nó lại cắm đầu cắm cổ mà dùi mài kinh sử... cuối cùng cũng xong.

Mấy hôm nay trời mưa rỉ rã lâm râm. Tối nằm ngủ mà nghe tiếng mưa rơi lộp độp lộp độp... mà chừng như não cả ruột gan... cứ ngỡ như là đang ở quê nhà, lo trước sau treo tấm bạt che mưa dột, lấy xô hứng nước từ mái tôn lủng,.. Ngủ có được đâu! Thế là nó nhớ... nhớ ngày nó còn đi nhà trẻ quậy phá bị nhốt cầu tiêu rồi thằng hàng xóm về méc. Nhớ nhà nghèo quá, Má nó gánh nước ngoài giếng vô nhà, nó cũng lon ton xách bình theo ra múc. Nhớ nó đi học lớp một, tè trong quần về nhà bị con Mai hàng xóm méc, Má nó la cho một trận. Lớn chút, đi học oánh lộn bị cô mắng vốn;. Lớn chút nữa, nó phá làng phá xóm bị Má nó oánh, nó co giò chạy, thế là Má nó chạy theo không kịp phải lấy chiếc xe đạp mini chạy rượt theo túm cổ nó lôi về nhà. Tới khi lớn hơn một chút, lại nhớ có lần Má đạp chiếc xe đạp cà tàng đưa rước nó từ Mũi Tàu Xa Cảng ra tới trung tâm Saigon để học giữa trưa trời nắng đổ lửa. Lớn thêm chút nữa, ở vào cái tuổi đang yêu chỉ biết lo ngựa xí xọn, nhí nha nhí nhảnh như con cá cảnh, cái tuổi dở dở ương ương cứng đầu của nó đã làm bao phen Má nó giận lên giận xuống... Và rồi cuối cùng, Má nó cứ tưởng nó sẽ ế chồng vì tính tình nó CHẢNH quá... Vậy mà, cũng có người vượt nghìn trùng cây số hơn nữa vòng trái đất dzìa rước nó chớ bộ (cũng tự hào chưa ế mới xém xém ế thôi). Ngày rước dâu nó mặc áo đẹp, cười híp mắt không thấy đất thấy trời gì hết.

Ngay cả Má nó giọt ngắn giọt dài mà nó cũng còn không thấy nữa là... Gả đứa con gái đi rồi mới thấy nỗi lòng của người Mẹ. Thương đứa con gái, muốn giữ mãi nó bên mình mà Mẹ không cách nào giữ được,còn con thì cứ vô tư tươi cười hạnh phúc.



Nhớ lắm Mẹ ơi, nhớ những ngày sớm hôm thức khuya buôn bán, bán bưng để kiếm tiền lo cho con cái ăn học để được làm thầy chứ không làm thợ. Và khi nó đã thành danh chưa hiểu và chưa trả chữ hiếu thì nó lại mọc cánh bay xa nghìn trùng.

Thế đấy! Đừng ham lấy chồng xa, tủi thân tủi phận lắm ai ơi! Mỗi khi bị bệnh cảm gió trở trời càng thảm não. Mỗi khi nghe tin Mẹ ho, sổ mũi, chỉ biết gọi điện về hỏi vài ba câu, chứ có ai nào biết nó cũng mắt mũi tèm nhem, sụt sịt sổ mũi ... hổng biết khóc vì nhớ Mẹ hay vì dị ứng phấn hoa nữa nha hic hic hic ...

Lấy chồng xa rồi thì lúc đó sẽ hối tiếc những ngày tháng quý báu ở bên Mẹ. Hãy trân trọng và đừng bao giờ làm Mẹ buồn Mẹ giận trước khi hiểu ra lòng Mẹ bao la muốn trả chữ hiếu thì đã quá muộn rồi.

*hôm nay làm bánh cuốn chả lụa lại nhớ Mẹ ngày xưa bán bánh ướt ... nên mới ngồi gõ cảm xúc này, gõ mà nước mắt nước mũi chảy ròng ròng.
 
 
 

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 05.05.2015 12:27:08
0

HAPPY MOTHER'S DAY !




<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.05.2015 04:00:26 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 07.05.2015 22:09:53
0






Ơn em dạo gót chốn tiêu sơn

Em ghé chốn này ta vui lắm
Bóng quế hồn hoang khảm khói hương
Dâng mấy cà mên {comments} tương chao đậu
Ta chưa hưởng hết...ngập cả đầu...

Phủi chân, mời uống chén trà ngang

Thương em nghìn dặm chốn quan san
Cánh cò phiêu bạt băng truông bể
Lui, tới, về, đi... để gặp Người

Thảo Vân Am thanh tịnh an cư

Cô tịch từ lâu bẵng tiếng người
Nghe tiếng Tiểu Đồng cười rũ rượi
Ngỡ Lão Đam về cưỡi nghé xanh

Phướng gió lao xao động trúc mành

Lững lơ vách đá mảnh thanh y
Thinh không nhã nhạc chào tri kỷ...
...Tiễn khách thay lời một khúc thi!

 thảovânam thượngtuầnthángnămmùagióchướng.đỗlanchy.
( cho người đến từ Nam bán cầu )
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.05.2015 23:04:27 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 08.05.2015 04:22:30
0
 
 


(xin mời bấm lên ảnh hay bấm vào link dưới để nghe bài hát) 
https://app.box.com/s/weiskbgmqfnujq1b6yjeh7ghkspt7ux5

ba năm có đủ dài lâu
tình xưa, một nấm cỏ khâu xanh rì
xoay thời gian lại làm gì
đau lời từ biệt về đi... đi... về...
- hàndạlữ -


    v ề đ i
thơ Hoàng Uyên Mi .  nhạc & trình bày Dzuylynh

Về đi... nắng tắt ngoài song
Về đi... ngày với tháng đong vơi đầy
Về đi... buông vội đôi tay
Nhặt lên cánh lá vừa thay sắc màu
 

Về đi ! đừng dõi tìm nhau
Về đi ! còn cõi lòng đau đáu lòng
Về đi ! cuối nẻo đợi trông
Vòng tay còn ấm chút nồng vừa đây

Về đi... cùng gió cùng mây
Về đi... bão lũ cuốn xoay rối bời
Về đi... xa mãi chân trời
Đêm trùng khơi sóng đọng lời vô ngôn...

Canb..May 2012 - Half moon bay May 2015


[tube]https://www.youtube.com/watch?v=SdB3lg50Vto[/tube]


<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.05.2015 16:15:10 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 09.05.2015 03:14:46
0
 
 
 

(xin mời bấm lên ảnh hay bấm vào link dưới để nghe bài hát)
https://app.box.com/s/5012i3ihwume7aev1ubngl3dvybd5kmp


BÀI THƠ CHO MẸ
thơ Quỳnh Dung . nhạc & trình bày Dzuylynh

Thâm tâm vẫn biết đời hư ảo
Mắt cứ trào dâng lệ nhớ thương
Trong mơ thấy mẹ cười nghiêng nón
Mặc áo dài nhung lúc tuổi xuân
...
Nhớ lúc hoàng hôn bóng ngã dài
Dáng mẹ hao gầy buổi tiển đưa
Thầm thì con nói theo làn gió
Mẹ ở trên trời chắc sẽ vui

Khói hương rồi cũng chìm trong nắng
Tưởng với thời gian sẽ nhạt nhòa
Mây mù che phủ miền thương nhớ
Để mẹ từ đây mãi ngủ yên

Rồi khi trên bước đời vấp té
Con vẫn kêu hoài tiếng mẹ ơi
Con cần một bàn tay che chở
Đặt trên đầu dịu bớt niềm đau
...
Cần tiếng cười hiền, lời nói ngọt
Xóa mờ di những vết gai đâm
Đàn con tóc chớm màu sương tuyết
Vẫn ngóng mẹ về trong giấc mơ




[tube]https://www.youtube.com/watch?v=MnCOpT5g380[/tube]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.05.2015 15:20:00 bởi dzuylynh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 10.05.2015 01:53:47
0
 


Thương mến kính trao đến Mẹ Việt Nam với tất cả tình yêu gia đình và nhân loại  



 

 

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 18.05.2015 18:14:44
0
'Tôi trồng thanh long sai trái' 

 
Ðặng Minh
 
LTS: Khi bài viết “Ðộc giả Người Việt: Ân tình cho và nhận” được đăng trên trang Phụ Nữ, mục Viết Cho Nhau, ra ngày Thứ Tư, 26 tháng 9, rất nhiều độc giả đã gọi điện thoại, email và viết thư về tòa soạn để chia sẻ suy nghĩ về “ân tình cho và nhận” cũng như muốn tìm hiểu thêm cách trồng cây thanh long sao cho ra nhiều trái, như độc giả Ðặng Minh đã trồng.

Từ đề nghị của đông đảo độc giả, phóng viên Người Việt đã đến nhà chuyện trò và chiêm ngưỡng “vườn” thanh long sai trái của vị độc giả đáng mến này.
 
Một góc vườn thanh long nhà ông Ðặng Minh ở thành phố Westminster. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
 
Ðiều thú vị nhất là đất vườn này không mênh mông rộng rãi như người ta vẫn nghĩ, mà thực ra chỉ là một khoảnh đất nhỏ rộng chừng 4 tấc chạy dọc theo bờ tường rào bằng gạch và ván sau nhà. Nhỏ nhoi vậy nhưng lại có cảm giác như một bức màn thanh long hình chữ U đập vào mắt với vô số thanh long đỏ au đang chín tới.
Là người Qui Nhơn, ông Ðặng Minh trải qua nhiều năm làm thầy giáo ở Ðắc Lắc, rồi vào lính, trước khi cuộc chiến ở Việt Nam chấm dứt. Sau 1975, ông “về quê làm ruộng” cho đến ngày sang Mỹ theo diện H.O năm 1993.
Hiền lành, chân chất và nhiệt tình là điều có thể dễ dàng nhận ra ở “nhà nông dân bất đắc dĩ” này. Bài viết dưới đây, như một câu chuyện kể về quá trình ông Minh trồng và chăm sóc cây thanh long, để mỗi năm cứ ngót nghét cả ngàn trái đậu cành.
Trồng thanh long ra nhiều trái, nhưng mục đích chính của ông Minh vẫn là “cho vui, đến mùa cây ra trái thì hái mang tặng bà con, bạn bè quanh đây, và gửi đi tiểu bang khác.” Có người khuyên ông cắt ra chợ bán, nhưng “mỗi lần muốn cắt bán lại thấy tiếc tiếc, thà rằng để cho, để tặng mọi người lại thấy vui hơn.” Ðó chính là tâm sự của ông Ðặng Minh. 
Cũng theo lời ông Minh, sau khi đọc xong bài viết này, nếu độc giả nào vẫn còn thắc mắc, hay muốn đến xem thanh long nhà ông ra sao, thì cứ gọi điện thoại cho ông, ông sẵn sàng “truyền kinh nghiệm.”

***
Cô Ngọc Lan phụ trách mục “Viết Cho Nhau” bảo tôi “Chú viết về kỹ thuật trồng thanh long đi, vì nhiều độc giả yêu cầu.”
Xin thưa, tôi chỉ là một nông dân bất đắc dĩ suốt 16 năm. Không học trường lớp về nông nghiệp, nên tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ.” Nhưng vì nhiều bạn yêu cầu, tôi kể lại việc trồng thanh long có năng suất cao của tôi, để các bạn tham khảo.
Mùa Thu năm 2003, được tin chị tôi mất, tôi tức tốc đáp máy bay từ Cali thẳng về Nha Trang để kịp làm ma chay cho chị. Trên đường về lại Sài Gòn bằng xe, đến Phan Rí và Phan Thiết, tôi thấy nhà nào cũng có nhiều trụ thanh long ngay hàng thẳng tắp, trông thật đẹp mắt. Hai bên đường trái thanh long chất thành đống để bán cho khách vãng lai. Tôi ghé vào mua, họ bán 5,000 VNÐ/kg. Tôi xìa ra 15,000 VNÐ mua 3 ký. Tính ra thì 1 đô/6 lbs, trái lại ở Cali thì 6 đô/1 lb. Do vậy, tôi tìm cách trồng cho được một giàn thanh long để tạo niềm vui tuổi già.
Cô Ngọc Lan viết “tôi có một vườn thanh long” nhưng trên thực tế đó chỉ là một hàng rào thanh long ba phía cộng lại vỏn vẹn 90 feet (30m). Hằng năm thu hoạch không dưới 800 quả, nếu tôi không lặt bớt bông thì cả 1000 quả có thừa, vì nếu để nhiều bông thì trái sẽ nhỏ, Việt Nam ham to đó mà!
 
Nắng, đất và tạo rễ
  
Ðiều đầu tiên muốn trồng thanh long phải có đất rộng và đầy đủ ánh sáng. Nhà tôi thì ánh sáng có thừa vì sau nhà giáp ranh với đường đất của city dùng để nạo vét mương thoát nước, ngăn cách bởi hàng rào lưới sắt. Nhưng đất thì tôi không có, vì cái hồ bơi chiếm hết khoảng sân sau, phần còn dư thì lại được tráng cement.
 
Do “rễ thanh long cũng hút đạm trong không khí để sinh tồn” nên ông Ðặng Minh tạo rễ bám trên trụ cây mục. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)  
 
Chỉ còn lại đất dọc theo hàng rào city và sát tường ranh giới hai đầu hồ bơi, mỗi phía được 4 tấc (1.5 feet). Ở mỗi đầu hồ bơi dài chừng 15 feet chủ nhà cũ trồng 6 cây thông loại thẳng đuột. Chiều dài đất dọc theo hàng rào city là 60 feet. Tính tới tính lui, trừ ra những gốc thông, tôi chỉ còn lại chừng 100 square feet đất trồng.
Rễ thanh long nằm cạn trên đất, chứ không phải rễ cột cầu như cây ăn quả. Ðất chỉ rộng 4 tấc, vây quanh bởi cement, thì làm sao trồng cho cây có năng suất. Thật khó, phải không các bạn?
Sau khi quan sát bộ rễ thanh long, tôi liên tưởng lại những năm tháng băng rừng, lội suối lúc hành quân nhìn thấy những cây phong lan rừng có bộ rễ bám vào những thân cây cổ thụ có da sần sùi sống khỏe mạnh. Tôi tìm hiểu thì biết phong lan hút được chất đạm trong không khí và hơi nước bằng rễ, lá để sinh tồn. Tôi nghĩ chắc rễ thanh long cũng giống phong lan.
Tôi thử nghiệm bằng cách trồng một nhánh thanh long vào chậu, cắm vào một thanh gỗ cũ để nó leo. Tôi tạo độ ẩm đầy đủ, sau vài tháng rễ thanh long bám đầy. Ðể rễ trưởng thành, tôi nhổ nhánh thanh long đặt trong bóng mát, nó không chết. Như vậy, chứng tỏ rễ thanh long cũng hút đạm trong không khí để sinh tồn. Duy chỉ khác thanh long thích ánh sáng, còn phong lan chịu mát mẻ. Thế là tôi có kế hoạch trồng thanh long tạo rễ bám nhiều lên trụ cây.
Tôi quyết định phá hàng thông, bằng cách “trim” hết cành nhánh chỉ để lại thân cây. Tôi cắt đôi thân cây, phần dưới chừa 8 feet cao, phần trên cắt trụ 7 feet, trồng cách đều theo hàng rào city. Thế là tôi có 24 trụ cây vững chắc. Khoảng trống hàng rào lưới tôi xin ván cũ đóng vào. Con tôi bảo, “Home Depot thiếu gì ván, ba rinh đồ phế thải về dùng làm chi.” Tôi cười, “Ván mới tốn tiền nhưng không ích bằng thứ này đâu” vì tôi có ý định tạo bộ rễ thanh long giống như phong lan bám lên thân cây mục. Tôi mua 12 trụ 4x4 dài 6 feet và 120 feet (4x2) để làm giàn dọc theo rào.
Tôi đến Home Depot mua loại phân bò rẻ nhất 98 cent/bao. Ðổ xuống tạo đất trồng. Tôi tưới nước 5 tháng cho phân hoai. Tôi trồng cuối tháng 2 năm 2005. Sau 4 tháng thanh long có rễ, dây bắt đầu leo, tôi bón phân hóa học đợt đầu.
Cây nứt ra nhiều nhánh, những nhánh sát dưới tôi lấy gạch hoặc đá đằng nằm xuống, lấy đất có trộn phân hữu cơ lấp lên, đó gọi là đôn cành, nhằm tạo nhiều rễ cho dây thanh long. Tôi chọn những nhánh trên cao, khỏe cột vào trụ hoặc giàn, cắt bỏ những nhánh yếu hoặc nhánh bò không đúng hướng.
Sau 6 tháng, những dây mẹ lác đác đơm bông. Thêm 45 ngày có quả thanh long chín. Tức là khi thanh long nhuốm hoa bằng hột đậu trắng, thì 15 ngày sau hoa nở, một tháng nữa có thu hoạch.
 
Tưới và bón phân
 
Dây thanh long có giòng họ với xương rồng chịu nắng, gió, sương, nên không cần nhiều nước. Mùa Xuân 7-10 ngày tôi tưới một lần. Mùa Hạ nắng gắt, 4-6 ngày tôi mới tưới. Thu, Ðông không cần tưới. Khi hoa sắp nở nên để đất khô, nếu tưới bông sẽ rụng. Tôi áp dụng như vậy đậu trái 99%.
Phân vô cơ bạn không cần phải mua phân đắt tiền. Mua loại phân bón cỏ, loại một bao 15 lbs giá khoảng 7 đô. Cuối tháng 2 bón một lần, tháng 6 bón một lần.
Khi bón thì bạn rắc đều trên mặt đất. Sau đó tưới nước để phân ngấm. Nếu bạn thấy dây thanh long không có màu xanh, thì mua loại phân đạm giống muối diêm, tìm bao có số 21, về tưới mỏng lên đất. Ðừng lạm dụng phân nóng làm hư bộ rễ. Thỉnh thoảng phải bón phân hữu cơ.
 
Khi thanh long bắt đầu hườm, dùng bao nilong hay bao giấy bọc trái lại trái sẽ ngọt hơn nhiều. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)  
 
Nếu bạn đã có giàn thanh long, nhớ đừng bao giờ cắt những cành già, vì những cành đó sẽ ra quả. Chỉ tỉa những cành héo úa hoặc có trái nhiều lần. Ðến mùa Xuân, sau khi bón phân, nhánh già đẻ ra nhiều nhánh non. Bạn ngắt bỏ để nhánh già cho hoa quả. Trừ phi bạn muốn cho bò thêm đầy giàn. Từ khi nứt nhánh hoa, phải mất một đến hai năm mới ra hoa. Nếu bạn không khống chế nhánh non, hoa ra thưa thớt, năng suất không cao.
  
***
Bạn nào chưa trồng mà thích thú với dây thanh long, tôi sẽ hướng dẫn, giúp bạn đạt được như mơ ước.
Nếu các bạn có cùng quan điểm với anh La Quốc Tâm và tôi, cùng lấy dây thanh long làm hình ảnh tượng trưng cho người Việt Nam tha hương, thì còn chần chừ gì mà không thực hiện?
Thanh long là giống rồng xanh
Tượng trưng người Việt xứng danh Lạc Hồng.
  
Số điện thoại của ông Ðặng Minh: 714-894-7153 (home phone) hoặc 714-204-7657 (cell phone).




 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.05.2015 18:20:08 bởi dzuylynh >

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.05.2015 17:31:33
0
Dzuy Linh chắc đang thiền mùa Phật Đản. Cám ơn về thơ nhạc và bài viết về trái thanh long rất hay!

<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.05.2015 17:41:20 bởi sen dat >
Attached Image(s)

Thay đổi trang: << < 2829 > | Trang 28 của 29 trang, bài viết từ 811 đến 840 trên tổng số 867 bài trong đề mục