GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 282930 > >> | Trang 29 của 58 trang, bài viết từ 421 đến 435 trên tổng số 867 bài trong đề mục
thiên thanh 30.11.2013 21:37:32 (permalink)
0
 
 
* * *
 
... nghe nhạc cuối tuần ...

... ​mến tặng quý bạn của GĐPT ...

...    ...







Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng

thơ Phạm Thiên Thư . nhạc Nhạc Phạm Duy 


Rằng xưa có gã từ quan 
Lên non tìm động hoa vàng nhớ người 
Thôi thì thôi đừng ngại mưa mau 
Đưa nhau ra tới bên cầu nước xuôi 
Sông này đây chẩy một giòng thôi 
Mấy đầu sông thẫm tóc người cuối sông 

Nhớ xưa em chưa theo chồng 
Mùa Xuân may áo áo hồng đào rơi 
Mùa Thu em mặc áo da trời 
Sang Đông lại khoác lên người áo hoa 

Rằng xưa có gã từ quan 
Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau 
Thôi thì em chẳng còn yêu tôi 
Leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng 
Thôi thì thôi mộ người tà dương 
Thôi thì thôi nhé... đoạn trường thế thôi 

Nhớ xưa em rũ tóc thề 
Nhìn trăng sao nỡ để lời thề bay 
Đợi nhau tàn cuộc hoa này 
Buồn như cánh bướm đồi Tây hững hờ 

Rằng xưa có gã từ quan 
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say 
Thôi thì thôi để mặc mây trôi 
Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan 
Thôi thì thôi chỉ là phù vân 
Thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi 

Chim ơi chết dưới cội hoa 
Tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà 
Mai ta chết dưới cội đào 
Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu.
dzuylynh 02.12.2013 08:37:34 (permalink)
0
ĐỨC TIN TÔN GIÁO
 
CHỜ CHÚA ĐẾN



 
 Mùa vọng là mùa của chờ đợi và hy vọng.  Đây là thời gian chuẩn bị đón mừng lễ Giáng sinh, mừng Con Thiên Chúa đến trong thế gian để mang lại sự hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc nhân loại. Trong mỗi chúng ta luôn khát khao được sống yêu thương, an lành và hạnh phúc, nhưng trong thực tế thì không phải ai cũng đạt được những điều mình mong ước trong cuộc sống.  Thế thì, đâu là ý nghĩa của việc chờ đợi và hy vọng trong Mùa Vọng này?
 
Vào Mùa vọng năm 2008, tôi có dịp đi vào những vùng sâu, và viếng thăm những người nghèo.  Tôi đến thăm một bé trai 9 tuổi bị bệnh ung thư máu, em đã nằm trên giường bệnh nhiều năm, thân hình tàn tạ chỉ còn da bọc xương, em đang chờ đợi cái chết sẽ xẩy đến trong một thời gian ngắn nữa thôi. Lúc ấy, tôi thầm nghĩ trong lòng, tôi sẽ giúp đỡ và đưa em đi bệnh viện để em có thể sống được lâu hơn, vì nhà em quá nghèo, đến nỗi gia đình không có tiền để mua một hộp sữa cho em uống.  Tôi hỏi người mẹ có cho em ăn gì chưa?  Chị ta trả lời: "Hôm nay, nhà em không còn gì để ăn"  Nghe lời chị ta nói, lòng tôi bị thắt lại.  Ngôi nhà thì rách nát, tả tơi, ngay cả chỗ em nằm cũng không được bảo đảm. Khi nhìn thấy hoàn cảnh đứa bé, tôi rất cảm động trước nỗi bất hạnh của em.  Tôi đến cầm lấy tay và đỡ em ngồi dậy.  Tôi nhìn đôi mắt của em, hai dòng nước mắt chảy xuống gò má gầy gò, và lúc đó tôi cũng không thể cầm được nước mắt của mình.  Mặt dù, tôi không thể nói được điều gì với em, nhưng tôi tin chắc rằng, em sẽ hiểu được tình cảm của tôi dành cho em.  Trước khi từ giã em ra về, tôi có hứa với em rằng, tôi sẽ trở lại để đưa đi bệnh viện.  Đó là điều mong ước nhỏ nhoi của tôi.  Thế nhưng, tôi chưa kịp quay trở lại, thì em đã vĩnh viễn ra đi.
 
Cậu bé đã từng có những hy vọng và chờ đợi.  Hy vọng một tương lai tốt đẹp.  Chờ đợi một phép lạ xẩy ra để em được sống, nhưng tất cả đều vô vọng, và em đã kết thúc cuộc đời.  Và tôi luôn mang trong mình một nỗi khắc khoải về những gì mình chưa làm được với một lời hứa.  Từ kinh nghiệm này giúp tôi liên tưởng đến ý nghĩa của sự chờ đợi và hy vọng một cách khôn ngoan.  Chờ đợi không chỉ là mong đợi những điều tốt có thể sẽ xảy ra trong tương lai, mà là biết nhận ra những ân ban của Thiên Chúa ban cho ta và thực hành trong cuộc sống hiện tại này.  Giá trị của cuộc sống hiện tại của con người là kết quả cho cuộc sống tương lai vĩnh cửu.  Chờ đợi không chỉ đón nhận những điều tốt mà thôi, nhưng là còn phải chấp nhận những gì ngoài ý muốn của mình.  Hơn nữa, chờ đợi không phải là ngồi đó để than van, trách móc, tủi hờn cho số phận, nhưng phải biết tìm kiếm và im lặng để lắng nghe được tiếng Chúa nói trong ta, và thực hiện bằng việc làm cụ thể.
 
Mùa vọng là cơ hội tốt để cho chúng ta nhìn lại thời gian qua, sống với giá trị hiện tại, và hướng tới tương lai vĩnh cửu.  Lời Chúa nhắc bảo chúng ta là hãy sẵn sàng và tỉnh thức trong mỗi hoàn cảnh và thời khắc, vì chúng ta chẳng biết giờ Chúa đến với mỗi người chúng ta.  "Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con, như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất.  Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!"  Và ngày đó, Thiên Chúa phán xét chúng ta về lòng bác ái và yêu thương.
 
Chân lý cuối cùng của cuộc đời là tình yêu: Tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người.  Vì yêu thương con người, Con Thiên Chúa đã xuống thế làm Người, sống kiếp con người với chúng ta, và Ngài chết cho con người để mang lại hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc cho nhân loại, thì giờ đây Chúa cũng đang ở cùng chúng ta, và nơi những người anh em.  Những người bất hạnh đang bị bỏ rơi, những người già bệnh tật, cô đơn, những trẻ em mồ côi đang cần có tình thương.
 
Có những mảnh đời đã đi qua đời tôi, nhưng tôi vẫn vô tình, thờ ơ, lãnh đạm, vô cảm, vì cái tôi chật hẹp và ích kỷ.  Hình ảnh cậu bé ngày xưa vẫn còn đọng lại trong tôi như là một lời nhắc nhớ.  Chờ Chúa đến không phải chỉ là ước mong những điều tốt đẹp cho mình, nhưng là phải biết chia sẻ, cảm thông, yêu thương.  Chờ Chúa đến không phải là lúc ta ngồi đó để than vãn, oán trách cho số phận mà là hãy sẵn sàng, tỉnh thức, cầu nguyện và làm việc bác ái trong Mùa Vọng này.
 
LM John Nguyễn
dzuylynh 02.12.2013 20:33:02 (permalink)
0
SAU LƯNG NỖI NHỚ VẪN LÀ QUÊ HƯƠNG
                                                CÀ PHÊ SÀI GÒN XƯA
Cà phê Sài Gòn xưa Hồi xửa hồi xưa … có một Sài gòn người ta gọi cà phê là “cà phe”, đi uống cà phê là đi uống “cà phe” với giọng điệu rất là ngộ nghĩnh. Tiếng Tây gọi cà phê là Café, tiếng Anh là Coffee nhưng mấy xì thẩu Chợ Lớn thì gọi là “cá phé”. Vậy thì café, coffee, cà phê, cà phe hay là cá phé muốn gọi sao gọi nhưng ai cũng hiểu đó là món thức uống màu đen có hương vị thơm ngon, uống vào có thể tỉnh người nếu uống quá đậm có thể thức ba ngày không nhắm mắt…

TRỞ VỀ THẬP KỶ 50: CÀ PHÊ VỚ
Năm một ngàn chín trăm… hồi đó người Sài gòn chưa ai biết kinh doanh với nghề bán cà phê cả. “Xếp sòng” của ngành kinh doanh…có khói nầy là do các xếnh xáng A Hoành, A Coón, chú Xường, chú Cảo…chủ các tiệm hủ tíu, bánh bao, há cảo, xíu mại. Vô bất cứ tiệm hủ tíu nào vào buổi sáng cũng có bán món cá phé, cà phê, cà phe đi kèm để khách có thể ngồi đó hàng giờ nhăm nhi bàn chuyện trên trời dưới đất.

Hồi đó chẳng ai biết món cà phê phin là gì đâu? Các chú Xường, chú Cảo, A Xứng, A Hía chỉ pha độc một loại cà phê vớ. Một chiếc túi vải hình phểu được may cặp với một cọng kẻm làm vành túi và cán. Cà phê bột đổ vào túi vải (gọi là bít tất, hay vớ đều được). Vì chiếc vợt cà phê nầy hơi giống như chiếc vớ dùng để mang giày nên “dân chơi” gọi đại là cà phê vớ cho vui. Chiếc vớ chứa cà phê nầy sau đó được nhúng vào siêu nước đang sôi, lấy đũa khuấy khuấy vài dạo xong đậy nắp siêu lại rồi… “kho” độ năm mười phút mới có thể rót ra ly mang ra cho khách. Chính cái “quy trình” pha chế thủ công đầy phong cách Tàu nầy mà dân ghiền cà phê còn gọi nó là cà phê kho bởi chỉ ngon lúc mới vừa “kho nước đầu”. Nếu ai đến chậm bị kho một hồi cà phê sẽ đắng như thuốc Bắc.

Có mấy khu vực có những con đường qui tụ rất nhiều tiệm cà phê hủ tíu. Ở Chợ Cũ có đường Mac Mahon (đọc là đường Mạc Má Hồng, nay là đường Nguyễn Công Trứ) có rất nhiều tiệm cà phê kho từ sáng đến khuya. Khu Verdun – Chợ Đuỗi (nay là Cách Mạng Tháng Tám cũng đáng nể bởi cà phê cà pháo huyên náo suốt ngày.

Ở bùng binh Ngã Bảy (góc Điện Biên Phủ và Lê Hồng Phong bây giờ) có một tiệm cà phê hủ tíu đỏ lửa từ 4 giờ sáng cho đến tận 12 giờ đêm. Còn nếu ai đi lạc vào khu Chợlớn còn “đã” hơn nhiều bởi giữa khuya vẫn còn có thể ngồi nhăm nhi cà phê, bánh bao, bánh tiêu, dà – chả – quải đến tận sáng hôm sau.
CÀ PHÊ HỦ TÍU TÀU
Sách phong thủy Tàu thường khuyên không nên cất nhà ở ngã ba, ngã tư đường vì dễ bị nạn xui xẻo nhưng các chú Xường, chú Hía, A Hoành, A Koón… thì đều chọn các nơi nầy làm chổ kinh doanh. Tuy Sài gòn, Chợ lớn, Gia Định, Phú Nhuận, Đa Kao có hàng trăm tiệm cà phê, hủ tíu Tàu nhưng nhìn chung chúng đều có một “mô – típ – made in China” khá giống nhau, tức là quán nào ở phía trước cửa cũng có một xe nấu hủ tíu được làm bằng gỗ thiết kế một cách cầu kỳ. Phần trên của xe được trang trí bằng những tấm kính tráng thủy vẽ những nhân vật Quan Công, Lưu Bị, Triệu Tử Long, Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí khá vui mắt.

Bên trong quán hoặc xếp bàn tròn hoặc vuông. Khách vừa vào trong gọi “cá phé”, song mấy tay phổ ky vẫn bưng ra một mâm nào bánh bao, xíu mại, há cảo, dà chá quải đặt trên bàn. Khách dùng hay không cũng chẳng sao “pà – con – mà!”.

UỐNG CÀ PHÊ PHẢI BIẾT CÁCH
Như đã nói ở trên, hồi đó không có cà phê ta mà chỉ có cà phê Tàu. Vì thế uống cà phê Tàu phải có một phong cách riêng.
Cà phê được mang ra dân ‘sành điệu” hồi đó ngồi chân dưới chân trên, sau khi khuấy nhẹ cho tan đường bèn đổ ly cà phê ra cái đĩa đặt phía dưới. Chưa uống vội, khách chậm rãi mồi điếu thuốc rít vài hơi để chờ cà phê nguội.

Ông Sáu “ trường đua” nay đã 80 kể rằng hồi ông còn là một chú nhóc nài ngựa ở trường đua Phú Thọ ông cũng uống cà phê theo phong cách nầy, tức uống bằng đĩa chớ không uống bằng ly. Bàn tay phải nhón lấy cái đĩa đưa lên miệng và húp sì sụp: “Uống vậy mới khoái, mới đúng kiểu của dân từng trải”, ông Sáu “trường đua” nói với vẻ tự hào. Ông còn kể cho tôi nghe chuyện ông từng ăn mảnh ở mấy tiệm hủ tíu bánh bao hồi năm sáu chục năm về trước với giọng khoái trá: “Hồi đó tao làm nài ngựa. Hôm nào ngựa thắng độ thì nài được chủ ngựa thưởng cho bộn tiền. Hôm nào ngựa thua thì coi như đói. Không sao, 73 gần trường đua có một tiệm hủ tíu cà phê. Vào búng tay chóc chóc gọi cà phê. Cứ cho mấy thằng phổ ky mang bánh bao xíu mại ra bày trên bàn. Đợi đến khi nó mang cà phê ra rồi bỏ chạy sang bàn khác thì nhanh tay gở miến giấy phía dưới cái bánh bao ra và khoắng ngay cái nhân phía trong tọng vào miệng rồi đậy bánh lại như cũ. Thế là chỉ tốn ly cà phê vài xu mà đã có cái nhân bánh bao to đùng ngon lành trong bụng rồi”.
Theo ông Sáu “trường đua” thì các chủ tiệm cà phê hủ tíu hồi đó rất chiều khách. Sì sụp húp cà phê bằng đĩa xong muốn ngồi bao lâu cứ ngồi, hết trà cứ hô lên “xà dẵm” là có người mang ra bình trà mới, uống chừng nào chán thì đi. Khi được hỏi tại sao dân “sành điệu” lại không uống bằng ly mà lại… húp cà phê bằng đĩa, ông sáu “trường đua” lắc đầu nói không biết chỉ biết dân “sành điệu” chơi vậy mình cũng bắt chước chơi vậy thôi, vậy mới là… sành điệu!
CÀ PHÊ PHIN HAY CÀ PHÊ ‘NỒI TRÊN CỐC”

Dòng cà phê… vớ cà phê kho lững lờ trôi như thế hằng thế kỷ của thiên kỷ trước là như thế, cứ vào tiệm hủ tíu mà uống cà phê đổ ra đĩa rồi sì sụp húp thì được xem như đó là phong cách của dân chơi sành điệu.
Một người tên ông Chín “cù lủ”, một tay bạc bịp nay đã hoàn lương cho rằng dân cờ bạc, dân giang hồ hồi đó chẳng đời nào bưng ly mà uống như ngày nay. Kẻ ngồi nghiêm túc, nâng ly lên uống như uống rượu bị các đàn anh “húp” đĩa xem khinh bằng nửa con mắt, coi như hạng… “bột” lục hục thường tình không đáng kết giao.

Nhưng rồi cái quan điểm húp cà phê trên đĩa mới… “sang” cũng đến lúc phải lụi tàn, vì bị chê là kiểu uống bẩn, uống thô vụng khi trào lưu cái phin “filtre” bắt đầu xuất hiện và đã làm biến dạng cái kiểu uống cà phê trong tiệm hủ tíu.
Vào thập niên 60 Nhà hàng Kim Sơn (nằm trên góc Lê Lợi – nguyễn Trung Trực) mở cú đột phá ngoạn mục bằng cách bày bàn ghế ra hàng hiên dành cho các văn nghệ sĩ trẻ chiều chiều ra đó bàn chuyện văn chương và… rửa con mắt. Hồi đó cà phê Kim Sơn chỉ có một đồng một cốc bằng giá vé xe buýt dành cho học sinh. Mặc dù chủ quán Kim Sơn lúc đó vẫn là người Hoa nhưng đã tiếp thu phong cách cà phê hè phố của dân Pari (Pháp).

Theo lý thuyết, những giờ uống cà phê là những giờ thư giản hoàn toàn, vừa nhăm nhi từng ngụm nhỏ cà phê dặc sánh vừa ngắm quang cảnh sôi động đông vui của đường phố. Thuở ấy con đường Lê Lợi vẫn còn những hàng me. Vào những ngày me thay lá, dưới ánh nắng chiều phớt nhẹ, lá me vàng khô rơi tản mản như hoa “com – phét – ti” lấp lánh làm cho đường phố trở nên… “mộng mị” và thơ…

Kim Sơn biết tận dụng ưu thế chiếm lĩnh một góc ngã tư, tầm nhìn rộng bao quát để khai thác dịch vụ cà phê hè phố. Cái phin đã trở nên quen thuộc, cao cấp hơn cái vợt cái vớ của cà phê kho trên cái siêu đất “phản cảm” xưa.
Thời điểm nầy những nhà văn, nhà báo, các nhà doanh nghiệp tên tuổi cũng có những quán cà phê sang trọng xứng tầm với địa vị của họ. Những La Pagode, Brodard, Givral, Continental là nơi gặp gỡ, giao lưu của giới thượng lưu Sàigòn.
CÀ PHÊ TÂY
Cà phê La Pagode khách không ngồi ghế sắt ghế gỗ mà ngồi trên những salon bọc da để phóng tầm mắt nhìn ra con đường Catinat (nay là Đồng khởi) con đường đẹp và sang nhất của Sàigòn. Cách La Pagode độ trăm mét Nhà hàng Continental cũng mở một không gian cà phê sang trọng đúng phong cách “Phăng – se”. Đối diện Continental là tiệm cà phê Givral nơi nổi tiếng với những món bánh ngọt tuyệt hảo. Tiệm tràn ngập ánh sáng bởi những khung cửa kính nhìn ra Nhà Hát Lớn (nay là Nhà Hát TP) với một bầu trời khoáng đãng. Những nhà báo, văn nghệ sĩ thường ghé đây uống cà phê trước khi tỏa đi khắp nơi cho công việc riêng của họ.



Còn một quán cà phê với một phong cách phương Tây như bàn ghế, trang trí nội thất sang trọng cũng nằm trên con đường nầy là quán cà phê Brodard. Với một phong cách cũng gần giống với La Pagode, không gian Brodard yên tĩnh, ánh sáng thật nhạt để khách có thể thả hồn êm ả bên tách cà phê nóng hổi quyện hương thơm.

Có thể nói từ giai đoạn nầy người Việt Nam ở Sàigòn “thức tỉnh” trước thị trường buôn bán cà phê mà từ lâu họ đã bỏ quên và đã để cho các chú Hoành, chú Koón, chú Xường… tự do khai thác.
Khi qua tay người Việt quán cà phê không còn luộm thuộm những cái ‘đuôi” mì, hủ tíu, hoành thánh, xíu mại, há cảo, bánh bao… nữa mà nó thuần túy chỉ có cà phê nhưng được chăm chút một cách tỉ mỉ hơn, biết tạo ra một không gian tao nhã hơn, thu hút hơn…
CAFÉTÉRIA CA NHẠC
Để gần gủi hơn, thu hút khách hơn và cũng mang tính giải trí hơn, một số nơi đã ổ chức hình thức phòng trà ca nhạc theo dạng Cafétéria.
Cafétéria rộng thoáng hơn những “Tháp ngà” La Pagode, Brodard, Givral, Continental… nơi đây không phải chổ để trầm tư, bàn luận chuyện đời mà hoàn toàn là chổ vui chơi giải trí.

Trên đường Bùi Viện đầu những năm 60 mọc ra một cái quán với tên là Phòng trà Anh Vũ. Tuy là phòng trà nhưng có thiết kế một sân khấu nhỏ vừa cho một ban nhạc bỏ túi đệm đàn cho những ca sĩ tăm tiếng được mời đến trình diễn như Bạch Yến, Mai Hương, Duy Trác, Cao Thái… Lúc đó phòng trà Anh Vũ là điểm hẹn của nhiều người dân Sàigòn cũng như những văn nghệ sĩ sinh sống tại đây. Con đường chật hẹp Bùi Viện bổng đêm đêm sáng lên rực rở ánh đèn Anh Vũ, người xe tấp nập đông vui.
Một Cafétéria khác theo cách của Anh Vũ cũng đã mọc lên bên cạnh rạp Ciné Việt Long (trên đường Cao Thắng) với tên Phòng trà Đức Quỳnh. Ca sĩ kiêm nhạc sĩ tóc dài Đức Quỳnh là chủ nhân của cái Cafétéria nầy. Đức Quỳnh với cây Piano và giọng ca trầm ấm của ông và những ca sĩ Minh Hiếu – Thanh Thúy, Phương Dung đã thu hút một số đông người yêu nhạc đêm đêm đến đây vừa giải khát vừa giải trí một cách tao nhã.
Rồi tiếp theo là cà phê Cafétéria Jo Marcel, trên đường Hai Bà Trưng, Đêm Màu Hồng trên đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) thi nhau mọc lên đẩy “Nền văn hóa ẩm thực” cà phê lên một tầm cao hơn, tức vừa uống cà phê vừa được thưởng thức những ca khúc do các ca sĩ, nhạc sĩ có tiếng trình bày.

Một Phòng trà ca nhạc khác cũng khó quên chính là phòng trà Bồng Lai nằm trên sân thượng của Nhà hàng Kim Sơn mở cửa hàng đêm từ 9 giờ tối. Ở đây khách thường xuyên được nghe giọng ca vàng đương thời, ấy là ca sĩ Anh Tuyết với bài hát “Anh đèn Màu”.
Cũng như ca sĩ Cao Thái nổi tiếng với bài “Mexico”, ca sĩ Anh Tuyết mỗi lần trình diển “Anh đèn Màu” là bà hát với những dòng nước mắt. Nội dung ca khúc là nói về tâm trạng của người nghệ sĩ là ca hát để người mua vui để rồi khi ánh đèn màu tắt người nghệ sĩ lại một mình giữa cô đơn… Có lẽ do cái nội dung u buồn ấy đụng chạm vào nỗi lòng của bà nên bà rất ít khi chịu hát nhạc phẩm ấy. Nhưng hầu như đêm nào cũng có người yêu cầu, trừ những người thân quen bắt buộc phải đáp ứng, còn thì Anh Tuyết xin lỗi từ chối khéo.
SÀIGÒN DĨ VÃNG
Sàigòn một thuở là Hòn ngọc Viễn Đông, một Paris lấp lánh khắp cõi Châu Á, 
Người Sàigòn không nhất thiết phải sinh ra tại đó, có bao nhiêu đời Ông Bà Cha Mẹ từng lập nghiệp lâu năm bền vững. Một người, bất cứ ai, cũng có thể nhận chính mình là dân Sàigòn, dù chỉ ở đây một ngày, một tuần hay một tháng, một năm. Chỉ sống một ngày ở Sàigòn, nhưng yêu Sàigòn mãi mãi, và mang Sàigòn ở trong tim, như một phần của thân xác, linh hồn mình. Chỉ như vậy thôi, người ta có thể ngẩng cao đầu, tự hào vỗ ngực tuyên xưng, tôi chính là dân Sài gòn.

Tóm lại, Sàigòn là của tất cả mọi người suốt giải giang sơn, từ Bắc qua Trung tới Nam. Sàigòn như một hiền mẫu, dang vòng tay ôm thương yêu quảng đại tới con người tứ xứ, không phân biệt Bắc, Trung, Nam và ngay cả người ngoại quốc nữa.
Một người Pháp sinh ra ở Paris, bỗng dưng một hôm tuyên bố, từ nay tôi không còn là một Parisien, cư dân ở Paris nữa. Tôi là người Sàigòn và sẽ ở lại đây cho tới cuối đời. Thế là dân Sàigòn bèn gọi chàng Tây là anh Hai, hoặc anh Tư gì đó. Tinh thần người Sàigòn là như vậy đó, thiệt là cởi mở và phóng khoáng.
Một nhạc sỹ sáng tác nhạc gửi: “Sàigòn ơi! Ta hứa rằng ta sẽ trở về” . Rồi chàng cũng đã trở về thật, sau hơn chục năm xa cách. Nhưng chàng khám phá ra mình thực sự mất Sàigòn trong thực tại. Thế nên, nếu có sự trở lại, thì chỉ còn một hành hương về Sàigòn trong quá khứ với ngọc ngà dĩ vãng..
Hãy cùng trở về Sàigòn từ một ký ức xa tắp mù khơi. Sàigòn của những thập niên 1950 từ hơn nửa thế kỷ trước. Sàigòn với các hộp đêm, sòng bài Đại Thế Giới, Chợ Lớn, một Las Vegas thu nhỏ. Tại đây có đủ loại sòng bài và cách chơi khác nhau, lại có chỗ giải trí như xe nhỏ chạy bằng điện húc nhau đùa rỡn, hiện nay Las Vegas vẫn còn trò chơi này. Khu văn nghệ khác như phòng trà vũ trường. Con đường Trần Hưng Đạo Galliéni, Đồng Khánh chạy dài từ Sàigòn tới Chợ Lớn dài vun vút dẫn khách tới sòng bài, lưu thông hàng ngàn chiếc xe hơi nối đuôi nhau, đèn pha sáng chói, chẳng khác gì đại lộ Champs Elyseé tại Paris.

Đường Richaud Phan Đình Phùng quả thật văn nghệ với quán cà phê Gió Nam nỗi tiếng vì cô hàng café tuyệt sắc giai nhân. Nàng có nước da trắng xanh liêu trai với mái tóc thề ngây thơ nữ sinh. Nhân vật đã đi vào truyện Duyên Anh, qua bao chàng trai say đắm, tranh đua nàng, từ trí thức đến du đãng yên hùng. Cũng tại đường Phan Đình Phùng với quán phở Con Gà sống thiến cùng hai kiều nữ con chủ quán, nổi danh tài sắc. Yến Vỹ cùng chị, cả hai để mái tóc bồng rối như minh tinh Brigitte Bardot. Bao thực khách đến chẳng phải phở ngon, nhưng vì Yến Vỹ đẹp lại hát hay. Thì ra ngoài quán café, nhà hàng phở giai nhân cũng khiến một chàng Cử Văn Khoa phải vào nhà thương điên vì tình si. Phan Đình Phùng còn thêm café quán Luật Khoa và cơm gà Xing Xing, với những giai nhân lai Pháp, càng làm thêm Sàigòn có một chút Paris.

Sàigòn by night đã là những phòng trà ca nhạc và vũ trường khiến màn đêm Thành Đô trở nên lung linh ảo huyền, như một ngàn lẻ đêm huyền thoại. Nổi bật nhất từ cuối thập niên 50 là phòng trà ca nhạc Anh Vũ. Nơi đây khởi đi cho nhiều danh ca sau này. Thanh Thúy ở tuổi mượt mà thanh xuân đôi tám đã hát từ Anh Vũ, làm mê say bao tao nhân mặc khách. Người ta mê Thanh Thúy vì có lối trình diễn độc đáo bên giọng ca trầm buồn. Thanh Thúy vừa hát vừa đưa tay vuốt làn tóc buông rơi, sau đó gây chú ý là tự vuốt đôi chân ngọc tuổi dậy thì, có lúc nàng lại vưốt cây micro nữa, khiến các chàng trai sởn da gà vì sốt nóng lạnh. Ban CBC thuở Anh Vũ đã là ban nhạc kích động nhỏ nhất thế giới, với tuổi khoảng sáu, bảy mà thôi. Thảm kịch cũng xảy ra cho phòng trà Kim Điệp Sàigòn, khi một chàng Tây lai bị giết. vì dám cặp kè với người đẹp Tuyết Không Quân. Tuyết là một giai nhân nổi tiếng sát phu qua hai đời chồng bị tử nạn trong chiến tranh. Phòng trà Kim Điệp sau vụ ấu đả vì ghen tuông. bị đóng cửa để trở thành Nhà sách.
Quán café trà thất đẹp nhất Sàigòn phải kể là Quán Gió, sau thành “Hầm Gió”, thiết trí sâu dưới đất, như một hầm rượu bên Âu châu. Người đẹp ngồi cash, bên một thùng rượu làm thành cái bàn khá ngoạn mục. Ca sỹ Thanh Lan thường có buổi trình diễn tại đây .

Vũ trường, phòng trà Sàigòn còn ghi lại một thiên tình sử đẫm lệ, khi nữ ca sỹ Diệu Anh kiều diễm hát hay, đã tự tử vì . . . bị một nam ca sỹ bỏ rơi. Chàng trai bạc tình sau đó vì buồn và hối hận đã bỏ hát vài năm. Đêm Sàigòn trà thất vũ trường còn ghi đậm cây si thường xuyên Mai Thảo và Hồng Dương, để viết thêm những tình sử lâm ly với hai nữ danh ca khác.

Đêm Sàigòn bạc vàng, bạc triệu với Lệ Thu và Khánh Ly, những tiếng hát vàng ròng cả nghĩa trắng lẫn nghĩa đen, vì lương tháng hai nữ danh ca này lên tới một triệu. Trong khi đó, lương một Đốc sự, Phó Quận trưởng tới năm 1975 chỉ có 33 ngàn đồng một tháng.
Vũ trường thơ mộng nhất Sàigòn là Mỹ Phụng ngay tại bến Bạch Đằng. Thuở đó cuối thập niên 50 đầu 60, người ta thích đi Mỹ Phụng vì ban đêm có gió sông Sàigòn mát dịu lại thêm nữ danh ca Lệ Thanh. Nàng chuyên hát những tinh khúc ướt át, trong điệu slow tắt đèn, mờ ảo như “Dang dở ” “Nỗi Lòng”. Tiếng hát mê đắm Lệ Thanh đã thu hồn một Bác Sỹ trở thành phu quân của nàng.
Đêm Sàigòn ngọc ngà dĩ vãng khiến người ta khó quên được vì những dạ vũ Bal Famille có khi kéo dài từ đêm suốt sáng. Ai có ngờ cô bé Mai đen 16 tuổi, thường đi với bé Phú, sau này lại trở thành ca sỹ Khánh Ly nổi danh cho tới nay. Phú mệnh danh là Phú chuột, trắng trẻo, mũm mĩm xinh như thỏ con, thường nhảy cùng Mai với đám bạn trai. Mai nhảy có khi bỏ cả giày cao gót giữa đêm vui đã gần rạng sáng.
Thuở ấy, người đi dạ vũ phải trầm trồ khen ngợi tài nhảy của Tony Khánh, thường nhảy cặp với vợ. Mỗi lần Khánh cùng phu nhân ra sàn nhảy, mọi người đều ngừng khiêu vũ để thưởng thức tài nghệ bậc sư biểu diễn. Sau đó là pháo tay nổ ròn như ngày Tết.

Hòn ngọc Viễn Đông Sàigòn từ thập niên 50 nay đã trên nửa thế kỷ, . . . Những đêm vui thắp sáng kỷ niệm, những ngày xuân mãi mãi xanh tươi, ta yêu lắm và yêu mãi mãi. Sàigòn trong lời nhạc của Ngô Thụy Miên, thì dù Em của ta có đi khắp thế giới Paris, Vienne, cũng chẳng thể tìm đâu đẹp hơn Sàigòn của ta !

( nguồn: email )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.12.2013 20:44:16 bởi dzuylynh >
Ct.Ly 03.12.2013 01:18:50 (permalink)
dzuylynh 03.12.2013 08:27:49 (permalink)
0
Ct.Ly


Thời này, chắc là OngLynh bay nhởn nhơ khắp phố rồi hén

Còn CtLy bị ép "rời quê sớm " nên chỉ nghe mà chưa thưởng thức hết những quán cà phê trừ quán " thạch " ở ĐaKao ," cháo cá"  ở chợ Cũ, vì CtLy dâN đóng trụ ở Phú Nhuận.

Chúc Ong mau sớm tìm lại những lời ca giọng hát như hôm nào hén






Hello Ly ! Ly, TócNâu, Sương Anh và Onglynh cùng là ông láng giềng, bà láng gừng cả thôi !
cùng có Tờ Khai Gia Đình ở Xã Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Saigon  từ trước 1975 !
Merci lời chúc của Ly nghen !
có điều là Ong đang tìm GIẤY CHỨNG NHẬN LÀ CA NHẠT XĨ , mà tìm hòai hong thấy !
khi nào tìm lại được giấy chứng nhận mới luộc thơ nấu nhạc được Ly à !
xin vui lòng chờ đợi trong ... lâu lắm nghen Công Tử !


***
Giấy chứng nhận làm Người
Trên đoàn tàu Thống Nhất Bắc Nam, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách:
- Vé tàu!
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người, từ trên xuống dưới, một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra. Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:
- Đây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
- Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:
- Anh là người tàn tật?
- Vâng, tôi là người tàn tật.
- Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.

Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:
- Tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em.
Cô soát vé cười gằn:
- Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên – Anh chỉ còn một nửa bàn chân. Cô soát vé liếc nhìn, bảo:
- Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật!
Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích:
- Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra sự cố ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định…
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình. Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật …Trưởng tàu cũng hỏi:
- Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?
Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật. Sau đó, anh cho Trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình. Trưởng tàu cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:
- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có bốn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:
- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi. Trưởng tàu nói kiên quyết:
- Không được!
Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu:
- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:
- Cũng được.
Một đồng chí lão thành tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên, nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
- Anh có phải đàn ông không?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:
- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?
- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?
- Đương nhiên tôi là đàn ông!
- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?
Mọi người chung quanh cười rộ lên. Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:
- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?
Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:
- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông, sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông, không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu ngay một lúc không biết ứng phó ra sao. Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:
- Tôi không phải đàn ông. Có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:
- Cô hoàn toàn không phải người!
Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:
- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
- Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận “người” của cô ra xem nào…
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
Chỉ có một người không cười.
(ST)

<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.12.2013 08:31:25 bởi dzuylynh >
Thúy Lan 03.12.2013 11:23:02 (permalink)
0

 
 
                             
 


             Pho King Food Truck: Gánh phở của thế kỷ 21

 
SCOTTSDALE, AZ - Ở Việt Nam, những ai đang đói bụng, nhất là trong những hôm trời lạnh, thì không có hình ảnh nào gợi cảm hơn dáng cô gánh phở oằn vai dưới quang gánh, và mùi hương nào ngọt ngào quyến rũ hơn mùi phở bốc lên rồi vấn vương theo mỗi bước chân.

 

 
(Hình: Pho King Food Truck)
 
Dù không còn thịnh hành, phở gánh không biết từ bao giờ, vẫn là một hình ảnh thân quen trong ký ức thói quen ăn quà của người Việt, một nét đặc thù mà chỉ ở Việt Nam ngày xưa mới có.
Thế nhưng khi chí lớn của đôi bạn Eddy Phạm và Mike Baun, gặp nhau tại Phoenix, Arizona, thì Pho King Food Truck, gánh phở của thế kỷ 21 ra đời.
Gánh phở của Eddy và Mike không có cô hàng phở, cũng không thúng mủng và đôi quang gánh kẽo kẹt, mà có một “giao diện” rất khác. Nó là một chiếc xe vận tải sơn mầu sặc sỡ, mà đến đâu là tạo chú ý đến đó. Người ta ngoái cổ nhìn theo những mầu sắc trên mình xe thì ít, nhưng lý do chính là vì mùi thơm rất đặc trưng của phở làn khói từ xe bay tỏa lên hòa quyện với không gian.
 
 
Thiên duyên tiền định?
Theo lời Mike Baun, thành viên chịu trách nhiệm về sổ sách và quảng bá thương mại cho Pho King Food Truck, thì sự hợp tác của ông và Chef Eddy Phạm, là một “thiên duyên tiền định.”
Mike là một doanh nhân và Eddy là một đầu bếp.
Sau khi mua chiếc xe vận tải và lúng túng với bao nhiêu thử thách của việc hoạt động một lunch truck, Mike quyết định rằng anh không thể nào một thân một mình thành công trong thương vụ này. Sau nhiều tháng để ý tìm một đối tác không có kết quả, Mike quyết định bán đăng báo bán xe và gặp Eddy.
Khi Eddy cho biết chưa có đủ tiền và xin đặt cọc một nửa, trả góp một nửa, Mike và Eddy trò chuyện, và qua câu chuyện dòn tan, hai người, trong cùng ngày hôm đó, quyết định làm bạn và quyết định hợp tác.
“Chúng tôi chọn thức ăn Việt Nam, vì Eddie là người Việt, giỏi nấu món ăn Việt, một phần vì tôi cũng thích món ăn Việt, và thấy thức ăn Việt Nam ngày càng được người Mỹ ưa chuộng.” Mike Baun nói.
Ừ thì thức ăn Việt Nam, nhưng món ăn Việt Nam lỉnh kỉnh khó nấu lắm, món gì thì thích hợp cho một xe truck bây giờ?
Tiếp tục nói về lịch sử của Pho King Food Truck, Mike kể rằng, Eddy bảo, “Phở, nhất định phải là Phở,” rồi thao thao nói về hình ảnh nên thơ của gánh phở ngày xưa, một điều mà Mike cho là có lẽ Eddie chỉ biết theo những gì được nghe mẹ kể lại.
Nói về cách nấu công phu của món ăn Việt Nam, Mike Baun nói “chắc chắn thức ăn Việt khó rồi,” vì thế đôi bạn phải dành rất nhiều thời gian để thử nghiệm từng chi tiết, để tìm ra cách nấu nướng trên xe truck sao cho gọn tiện mà vẫn phải ngon.
“Nhưng chính vì sự khó khăn này, mà chúng tôi tạo được sự khác biệt với những lunch truck khác, và giảm được nhiều cạnh tranh.” Mike giải thích.
 
Là một chuyên gia phát triển thương vụ, Mike đương nhiên phải lo lắng đến sự cạnh tranh. Với tổng số doanh thu lên đến hơn $2.7 tỉ một năm, thị trường lunch truck tại Hoa Kỳ ngày càng phát triển, và cạnh tranh cũng vì thế ngày càng trở nên ráo riết.
Hai người quyết định đặt tên doanh thương của mình là Pho King Food Truck vì Eddy tự hào mình là "vua" nấu phở.
Những tháng kế tiếp hai người chóng mặt với xin Mike đi giấy phép đủ loại, chuẩn bị cho chương trình khuếch mãi, với Eddy bận rộn tìm nguồn thực phẩm, mua dụng cụ, nấu nướng, và hai người vừa nếm thức ăn, vừa tính giá thành, vừa lập menu và định giá bán.
 
                                      


“Phải thực hết sức quyết tâm chúng tôi mới có được gánh phở tân thời này!” Eddie cho báo Người Việt biết, và nói thêm là cũng phải “nhờ ý trời”nữa.
Ngay trước tuần chuẩn bị khai trương, Eddie bị lao phổi nặng, phải vào bệnh viện. Bác sĩ cho biết Eddie có xác xuất 30% hoàn toàn hồi phục, 30% hồi phục với thương tật vĩnh viễn, 33% hồi phục một phần nếu ghép tim, và 10% bị tử vong.
Bao dự tính và hy vọng của đôi bạn bỗng chốc tiêu tan. Tương lai trở nên bất định, và mỗi một ngày Eddy còn ở nhà thương là mỗi ngày nợ nần của họ thêm chồng chất.  Vài tháng trôi qua như thế, giữa lúc tình hình tuyệt vọng nhất, khi Mike có ý nghĩ chắc một lần nữa phải đăng báo bán xe truck, thì như một phép lạ, Eddy bắt đầu bình phục.
Cuối cùng, gần một năm sau khi đôi bạn bắt tay vào việc, cuối tháng Năm, xe Pho King Food Truck bắt đầu lăn bánh, cống hiến cho người dân ở thành phố Scottsdale, Arizona, và vùng phụ cận, những tô phở Việt Nam thơm ngon tinh khiết.
Bây giờ mỗi ngày với họ “là một phép lành,” Mike tâm sự:
“Khi Eddy khỏi bệnh, chúng tôi biết đã được ơn trên giúp để đánh bại nghịch cảnh, và chúng tôi tin đang được thượng đế phù hộ.”
 
 


Sinh hoạt của gánh phở tân thời
Với Eddy, mở một dịch vụ thức ăn, là thực hiện được giấc mơ anh có từ thuở nhỏ.
Sinh ra và lớn lên tại khu vực Arizona, Eddy là một trong năm người con của một gia đình gốc Việt. Từ tấm bé, Eddy đã mê nấu ăn, và thích lẩn quẩn với mẹ trong nhà bếp. Eddy sáng chế các món ăn từ bếp gia đình, và lớn lên tiếp tục tu luyện kỹ thuật nấu nướng tại Le Cordon Bleu, một viện ẩm thực Pháp tại Scottsdale, Arizona.
Sau khi tốt nghiệp, Eddy làm đầu bếp cho một số nhà hàng quanh thị trấn. Trong thời gian này anh thử nghiệm cách kết hợp kỹ năng nấu ăn Pháp của mình với các món ăn truyền thống Việt Nam để tạo ra những món Việt Nam toàn hảo nhất.
Khác với Eddy, Mike không rành nấu ăn, nhưng có bằng MBA, và đã làm việc cho các nhà hàng gần như suốt cuộc đời mình. Mike mang kinh nghiệm quản trị tài chánh, hành chánh và phát triển thị trường, áp dụng cho Pho Kinh Food Truck, gánh phở thân yêu của họ.
Ngoài món phở quốc hồn quốc túy Việt Nam, Pho King Food Truck còn có thêm 6 món nữa. Trong tương lai, Eddy cho biết, sẽ có thêm 3 món mới, nhưng dự tính thực đơn sẽ không bao giờ có hơn 10 món, vì như thế “không có đủ thì giờ chăm chút” cho thức ăn, Eddy nói.

Bốn món bán đắt hàng nhất, theo Mike, đương nhiên dẫn đầu là Phở, sau đến Gà Kho Gừng ăn với cơm trắng, Bánh Xèo, và Gỏi Cuốn. Bánh mì bán cũng khá chạy. Ngoài món phở lúc nào cũng thường xuyên có, các món khác được đôi bạn Mike và Eddy “xoay tua” từng tuần. Món ăn rẻ nhất bán $4.00 (bánh mì) và đắt nhất là $8.50 (bánh Xèo).


    
Sau Phở, bánh Xèo là món ăn đắt hàng nhất của Pho King Food Truck. (Hình: Pho King Food Truck)  


Một ngày của họ thật bận rộn, trong khi Eddy cặm cụi nấu nướng trong nhà bếp từ khi trời còn mù sương, thì Mike chuẩn bị công việc ở phía trên, tính sổ sách, soạn lộ trình hàng tuần cho xe truck, lúi húi trên các trang mạng xã hội qua điện thoại di động, hay liên lạc khắp nơi để tìm cách quảng cáo cho thương vụ.
Mike cho biết trung bình mỗi ngày Pho King Food Truck bán được trung bình khoảng 220 phần ăn, với ngày đông khách nhất trên dưới 400 phần.


Eddy cho biết khách hàng mê Pho King Food Truck vì thức ăn được nấu hoàn toàn mới mỗi ngày. “Khuôn khổ nhỏ hẹp của xe truck không cho phép chúng tôi chứa được nhiều thức ăn nấu sẵn.” Anh cho biết.
Được hỏi việc học ở Le Cordon Bleu có giúp gì cho việc nấu thức ăn Việt không, Eddy trả lời: “Ồ nhiều chứ! Nhưng quan trọng nhất là kỹ thuật nấu nước dùng.”
Họ có 5 nhân viên, tất cả là bán thời gian, để phụ tiếp khách những giờ cao điểm hay trong những dịch vụ tiệc tùng.
 
Trang mạng xã hội là tiếng rao hàng
Nếu xưa kia chủ nhân các gánh phở phải quẩy gánh đi khắp nơi và phải cất giọng, hay dùng hai tiếng tre gõ vào nhau để rao hàng, thì ngày nay Mike dùng dùng các trang mạng xã hội, Facebook và Twitter, để báo cho khách hàng biết, ngày nào Pho King Food Truck sẽ đến bán ở đâu.

Mike cho biết anh post lịch trình của họ trong calendar trên website của mình. Và liên tục dùng điện thoại di động vào Facebook để đọc những lời bình cũng như giao tiếp với khách.
“Hiện chúng tôi được hơn 900 followers trên Facebook.” Mike khoe.
“Trung bình cứ mỗi follower đến với xe truck một tuần một lần hoặc buổi trưa hoặc buổi tối, rất nhiều khi họ mang theo bạn để giới thiệu.” Anh tính toán.
Hãy đọc thử một câu rao hàng dí dỏm của Mike trên Facebook sáng ngày 22 tháng Mười Một, một buổi sáng trời Arizona xe lạnh:
“Trưa hôm nay chúng tôi sẽ ở Eduction Building tại góc đường 16th và Jefferson từ 11 giờ đến 1:30. Hôm nay là ngày lý tưởng để ăn phở. Hãy đến để đối diện số mệnh của bạn.”
Và thường thì những câu rao hàng của Mike được followers hưởng ứng bằng những Likes, hay câu comments: “Tôi nhất định sẽ đến và mang theo vài người bạn.”

Facebook profile cũng cho thấy khách hàng của Pho King Food Truck rất đa dạng. Hình như mọi giống dân hình như đều thich thức ăn Việt Nam vì nó lành mạnh, ngon miệng và đầy hương vị.

Họ là những người ở độ tuổi từ 18 đến 65, giao dịch nhiều và không ngại thử những món ăn mới, họ cũng thích những món ăn lành mạnh, ít dầu mỡ.
Sự đón nhận của khách hàng khiến đôi bạn rất khích lệ. Cộng đồng food truck ở vùng Phoenix Ariroza cũng đón họ với vòng tay rộng mở. Pho King Food Truck ra đời vào mùa hè, nhưng vẫn đông khách. Hãy cứ tưởng tượng cảnh mọi người sì sụp húp phở trong độ nóng 110 độ F ở Arizona, và phở nấu ngày nào bán hết ngày đó thì hiểu sức hấp dẫn của phở.

Tương lai của Pho King Food Truck, theo đôi bạn rất khả quan, một phần vì sức thu hút của phở, phần khác vì khả năng của họ bổ túc cho nhau rất khít khao.
"Tuy nhiên chúng tôi vẫn có thể làm tốt hơn." Mike tâm sự.

Cả Eddy lẫn Mike cùng không biết nói tiếng Việt, ước muốn của họ là được kết nối nhiều hơn với cộng đồng người Việt ở khu vực Phoenix, Arizona.
"Chúng tôi muốn cho mọi người biết gánh phở Pho King Food Truck của chúng tôi có nhận đặt tiệc, và sẵn sàng phục vụ những dịp lễ hội của cộng đồng người Việt." Eddy chia sẻ.
 
                                                                             Tác Giả Hà Giang 
 
 

 
 
 
  
 
      Menu
 
Beef or Chicken Pho Cup’d
A huge cup of rich beef or chicken broth served with rice noodles,
tender, thinly sliced beef or chicken,
garnished with sliced onions, and cilantro.  Comes with a bag of bean sprouts, jalapenos, and Thai basil.
$8.5
 
Jalapeno Ginger Chicken
Sliced chicken breast sauteed in Chef Eddy’s secret sauce with jalapenos, garlic, and ginger.  Served over jasmine rice.
$8
Vietnamese Sandwich (Banh Mi)
A crispy french baguette sandwich made with turkey,
freshly sliced cucumber, pickled root veggies, cilantro and jalapenos.
$7
So Fresh Spring rolls (2 per order) 
Fresh leaf lettuce, herbs, vermicelli rice noodles with chicken
wrapped in rice paper served with a sweet chili
or hoisin peanut dipping sauce.
$6
Crispy Crepes (Banh Xeo)
A light rice flour crepe filled with chicken,
onions and bean sprouts served on a bed of shredded lettuce, herbs, cucumbers,
pickled root veggies, and sweet chili sauce.
$8.5
The Famous Grilled Cheese
Two thick slices of locally made artisanal bread grilled
with Cheddar and Havarti. Served with your choice of chips
$6.5
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.12.2013 11:24:26 bởi Thúy Lan >
dzuylynh 04.12.2013 09:34:29 (permalink)
0
ÔN CỐ TRI TÂN
 
@Thúy Lan có vẻ ghiền món Phở ghê hén. Cám ơn đã góp bài về chủ đề ẩm thực, hay lắm!
Nhớ khi nào tìm được quán mới nào hay hay rủ chú Lynh & các bạn GĐPT đi thưởng thức với nghen !
Con xem bài này cho biết thế hệ Cha Anh học hành ra sao nè Lan .
http://m.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/151893/nhung-hinh-anh-ve-giao-duc-mien-nam-truoc-1975.html

Những hình ảnh về giáo dục miền Nam trước 1975
Cập nhật: 02:22 | 03/12/2013
- Hình ảnh và những tư liệu về giáo dục Miền Nam Việt Nam trước 1975 đang được chia sẻ trên các trang mạng. Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.
Mô hình giáo dục này trong những năm 1970 có khuynh hướng chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn.
Hệ thống giáo dục gồm tiểu học, trung học và ĐH, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.
Dưới đây là một số hình ảnh về chuyện học, chuyện dạy ở thời kỳ này:

 
Sách giáo khoa cho học sinh.


 
Một buổi lễ ở Trường Petrus Ký (Trường THPT Lê Hồng Phong ngày nay)
Triết lý giáo dục dựa trên 3 nguyên tắc “nhân bản”, “dân tộc” và “khai phóng”.
Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần Quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.
 
Người dân miền Nam biểu tình phản đối Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, năm 1974.



 
Bậc tiểu học bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5. Theo quy định, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc).



 
Thẻ căn cước học sinh Trường Võ Trường Toản



 
Hệ thống giáo dục trung học gồm: trung học đệ nhất cấpTrong ảnh: Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 1972- 1973
 
Trường trung học Đệ nhị. Trong ảnh: Các nam sinh Trường Võ Trường Toản


 
Trong ảnh: Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B’Lao.


 
 
Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học. Trong ảnh: Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của Trường Lasan Taberd 17/2/1974.



Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các viện ĐH, trường ĐH, và học viện trong nước. Vì số chỗ trong một số trường có giới hạn nên học sinh phải dự kỳ thi tuyển có tính chọn lọc rất cao.


 
Viện đại học Đà Lạt.



 
Viện Pasteur Nha Trang.


 
Trường Kỹ Sư Công Nghệ, Trường Hàng Hải thuộc Trung tâm Quốc gia Kỹ Thuật.



 
Các giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ đồng tấu: Trần Thanh Tâm (đờn kìm), Phan Văn Nghị (đờn cò), Trương Văn Đệ (đờn tam), Vũ Văn Hòa (sáo) và Nguyễn Vĩnh Bảo (đờn tranh)



 
Buổi học hình họa tại lớp dự bị của trường Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn đầu thập niên 60 Thời điểm này, một số sinh viên bậc ĐH được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.


 
Chương trình hai năm (còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc) nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp. Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học. Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm).Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp.



 
Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người giúp việc trong nhà. Sau đó, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, lúc nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm.



Đề thi trắc nghiệm đã được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi Tú tài I và Tú tài II từ niên khóa 1965-1966. Đến năm 1974, toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm. Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích hợp.



 
Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230. 

Phong Đăng(tổng hợp từ internet)

<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.12.2013 09:50:46 bởi dzuylynh >
Phù vân 04.12.2013 21:49:28 (permalink)
0


                               
 
 
M ắ t  L ử a
 
Tinh cầu lơ lửng tầng không
Trơ con mắt lửa đứng tròng vô tâm
Đèn trời soi vọng cõi âm
Bao hồn oan ức âm thầm óan than
Ngậm cười ở chốn suối vàng
Anh linh tử sĩ xếp hàng điểm binh
Chờ nghe ban lịnh xuất quân
Hồn nương linh khí trầm luân tụ về
Đứng lên giành lại sơn khê 
Cho dân thóat cảnh ê chề lầm than
Xin hồn nhập đám Dân Oan
Trừng con mắt lửa đốt tan quân thù
Đâu rồi hỡi các sĩ phu?
Sao đành nhắm mắt thiên thu gục đầu!
Cam tâm làm kiếp ngựa trâu
Cho bầy Tàu khựa đè đầu cưỡi lưng
Nhanh chân chớ bước ngập ngừng!
Há thua thục nữ lẫy lừng Phương Uyên? 
Hy sinh tuổi ngọc sinh viên
Thẳng lưng nhiếc mắng Đảng điên bất tài
Công an bộ đội vểnh tai
Nghe con mắt lửa trần ai nhắc bài:
Làm trai cho đáng nên trai
Giết Dân cướp của cũng hòai tấm thân...
Sống làm tướng chết làm thần
Noi gương Lê Lý Đinh Trần tiền nhân
Ăn hạt cơm nhớ lương dân
Uống ly nước nhớ tri ân cội nguồn
Chớ theo Hùng, Dũng xuẩn cuồng
Luồn trôn Chệt Hán- phường tuồng Trọng, Sang
Tham ô bạo ác hung tàn
Hiếp dân hèn giặc bán giang san mình
Khép mồm ngậm mõm nín thinh
Coi chừng Mắt Lửa âm binh nhiếp hồn!


PhùVân.HNSG.tặng dohop.thúylan.davàng.đỗquân.ấutým
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.12.2013 01:53:43 bởi Phù vân >
Phù vân 05.12.2013 09:01:00 (permalink)
0
KÌ THỊ CHỦNG TỘC Ở TẠP CHỦNG QUỐC HOAKỲCỤC

Cập nhật: 03/12/2013 22:01

Một người mẹ Albania có 3 đứa con là người Mỹ bị tòa án Mỹ ra lệnh rời khỏi nước Mỹ trong vòng 24 giờ !

Một gia đình tại Detroit đang rơi vào tình cảnh bị chia cắt sau khi các quan chức nhập cư đã đưa ra thời hạn 24 giờ phải rời khỏi nước Mỹ đối với người mẹ. Trong vòng 24 giờ đồng hồ này người mẹ phải rời khỏi Hoa Kỳ ngay lập tức mặc dù người này không hề có tiền án hình sự. Người chồng đã sống ở Hoa Kỳ khoảng vài thập niên, cặp vợ chồng này đã có ba đứa con.

Cali Today News - Cách đây 13 năm, cô Cile Precetaj đã đến Hoa Kỳ để tị nạn. Và hiện nay, cô đã nhận được lệnh phải rời khỏi Hoa Kỳ bằng một chuyến bay cất cánh vào lúc 10 giờ sáng ngày thứ Ba, sân bay Detroit Metro Airport. Cile sẽ được đưa trở về quê cũ của cô là Albania. Vào hôm thứ Hai, cô đã nhận được một bức thư từ nhà chức trách yêu cầu cô phải đóng gói hành lý của mình.
 
 Mẹ con bịn rịn chia tay. Photo courtesy: The Daily Mail
Tuy nhiên, người phụ nữ này đã tìm cách kéo dài thời gian để được ở bên cạnh gia đình của mình. Cô đã cố tình bỏ qua thời hạn 24 giờ của nhà chức trách. Và hiện cô đang ngồi ở nhà chờ đợi cho đến khi chính quyền đến và đưa cô đến nhà tù, nơi mà cô sẽ bị tạm giam cho đến khi một chuyến bay khác đến Albania được thiết lập.
 
Luật sư của Cile cho rằng: “Có lẽ có sự lạm dụng chức quyền ở đây.”
 
Cile đến Hoa Kỳ thông qua Canada vào năm 2000 vì sợ rằng nếu còn tiếp tục ở lại Albania, cô sẽ bị bắt cóc và bị bán vào nhà thổ. Sau khi đến Hoa Kỳ, cô xin vào diện tị nạn. Trong thời gian cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, cô kết hôn với người chồng hiện tại của cô là anh Pjetero Gojcevic. Chồng cô sinh ra ở Yugoslavia nhưng đã đến Hoa Kỳ từ 40 năm trước. Hiện cặp vợ chồng này đã có ba đứa con: Mikey 11 tuổi, Migena 6 tuổi, Martina 4 tuổi, cả ba đứa trẻ đều là công dân của Hoa Kỳ, trừ mẹ chúng.
 
Cile là người chăm sóc duy nhất đối với mẹ chồng của cô, và bà này là một công dân Hoa Kỳ. Được biết mẹ chồng của cô đã phải làm phẫu thuật cắt bỏ các ngón chân và cần người chăm sóc để giúp bà khi ăn uống, đi bộ, giặt giũ.
 
Trường hợp tị nạn chính trị của Celi bị từ chối sau khi một vị thẩm phán cho biết lời khai của cô về lý do tị nạn: sợ bị bán vào nhà thổ là thiếu độ tin cậy. Ông cho biết, cho dù lý do của cô là có thật thì đối tượng: phụ nữ trẻ trung, hấp dẫn không phải là nhóm xã hội tị nạn.
 
Sau khi kháng cáo bất thành, toà án đã đưa ra một lệnh trục xuất đối với Cile. 
 
Ước tính có khoảng 500,000 người hiện đang sống ở Hoa Kỳ dù đã nhận được lệnh trục xuất. Tuy nhiên, các nhà chức trách chỉ thực sự “hành động” đối với những trường hợp có tiền án hình sự.
 
Cile không hề có tiền án hình sự trước đây, trên thực tế, cô được mọi người nhận xét là một thành viên tốt của cộng đồng mình. Những người thân như bạn bè, giáo viên của các con của cô nói về cô là một người mẹ chăm chỉ làm việc, cô đóng thuế đầy đủ, giúp các con làm bài tập, chưa kể đến việc cô chăm sóc người mẹ chồng già.
 
Luật sư của cô Cile cho hay: “Detroit đang đẩy việc này đi quá giới hạn. Họ đang làm một chuyện mà từ trước đến giờ chưa xảy ra. Người phụ nữ này rõ ràng là nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía người thân và cộng đồng, cô ấy có ba đứa con là công dân chính thức của Hoa Kỳ và đã sống ở đây một thời gian dài. Tôi chỉ nói những gì cần thiết.”
 
Khoảng hai tuần trước, như thường lệ cô Cile đến trình diện sau mỗi sáu tháng tại bộ phận trục xuất, cô đã được đeo một chiếc vòng GPS ở cổ chân. Nhưng người mẹ này không hề mảy may nghĩ rằng mình sẽ bị trục xuất ra khỏi Hoa Kỳ.
 
Luật sư của Cile nói tiếp: “Họ đeo cho cô ấy một chiếc vòng GPS. Rồi đến một ngày trước chuyến bay, họ nói với cô ấy rằng ‘Cô sẽ lên máy bay rời Hoa Kỳ vào ngày mai’”.
 
Cile và các con đã ôm nhau khóc nức nở bên cây thông Noel của gia đình, còn người mẹ chồng già của cô thì chỉ liên tục hỏi: Rồi bà sẽ ra sao nếu Cile phải trở về Albania?
 
Theo những thông tin từ phía luật sư của Cile, nếu bị bắt, cô sẽ bị giam từ một đến ba tuần, thời gian tùy thuộc vào việc nhà chức trách có thể thiết lập một chuyến bay khác sớm hay muộn.  Sau đó cô sẽ được đưa đến sân bay và họ sẽ cắt chiếc vòng đeo ở cổ chân của cô, họ đối xử với cô như một kẻ giết người hàng loạt hay một tên khủng bố nguy hiểm.
 
Hiện luật sư của Cile và gia đình của cô đang cố gắng một cách tuyệt vọng để tìm kiếm sự ủng hộ từ một nhân vật nào đó ở Washington DC. 
 
Nguyễn Linh


<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.12.2013 09:07:53 bởi Phù vân >
dzuylynh 06.12.2013 02:19:50 (permalink)
0
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA
 
Trung Cộng vào đất mình Posted on Dec.5.2013


                      nhà máy cán thép Chen-Lee của người Trung Quốc. 
VRNs (05.12.2013) - Sài Gòn – Có những gì như là bùi ngùi… khi đọc chuyện về những miền đất một thời của mình, rồi bây giờ đã trở thành đất của Trung Cộng.
Thí dụ, Quảng Châu, Quảng Tây của TRUNG CỘNG, nơi quê hương dòng giống Bách Việt của một thời, trước khi cha ông mình tiến về phương Nam để mở đất. Và rồi văn hóa của tộc Việt nơi Lưỡng Quảng trở thành thiểu số, trong khi dân tộc Kinh tràn về miền đất một thời của dân tộc Champa, tức sắc tộc Chăm, và rồi đi xa hơn để chiếm đất của Khmer Krom.
Lịch sử có những đau đớn: thành công của sắc tộc này, là thảm bại của sắc tộc khác.
Nhưng đó là thời chưa có Liên Hiệp Quốc, chưa có bất kỳ tòa án quốc tế nào về phân xử lãnh thổ, lãnh hải – và ngay cả khi có các phiên tòa quốc tế này, khi quân TRUNG CỘNG tràn vào trấn áp Tây Tạng, đè ép Tân Cương… thì thế giới cũng chào thua. 
Với Việt Nam, vấn đề là, chính nhà nước Hà Nội đã mở cửa đón dân Tàu tràn vào VN.
Nhà báo Minh Diện trong bài viết “Những Mảnh Ghép Vênh Vẹo” trên blog Bùi Văn Bồng đã kể nhiều chuyện “vênh vẹo” khi về thăm quê ở Miền Trung, trong đó có ghi lời anh Lưu, cựu Hiệu trưởng một trường phổ thông trung học, khi đưa nhà báo Minh Diện thăm dòng sông Cô Giang.
Lời văn bùi ngùi như sau:
“…Dòng sông này chảy qua mấy thôn trong xã, ngày xưa nước trong xanh, giờ đổi màu đen kịt. Ông Lưu nói, nước đổi mầu mấy năm nay rồi, từ khi xuất hiện cái nhà máy cán thép Chen-Lee của TRUNG CỘNG.
Cái nhà máy ấy, ban ngày cách xa khoảng nửa cây số có thể nhìn thấy ba ống khói màu nâu đậm nhô lên trên các mái tôn hoen rỉ, nhả khói đen xì, còn ban đêm, cách vài cây số cũng nhìn thấy từng quầng lửa đỏ rực bốc cao lên trời.
Ngày ngày những chiếc xe Container, xe tải bịt kín ra vào nhà máy. Những con đường bị vằm nát, khói bụi mù mịt. Người dân quanh vùng chỉ biết cái nhà máy của Trung Cộng , trên đất đai tổ tiên ông bà mình như vậy!
Nguyễn Thanh cùng học với tôi hồi cấp hai, đi bộ đội, sau giải phóng chuyển ngành sang công an, mới về hưu, hiện đang sinh sống cách nhà máy Chen-Lee không xa, mà cũng không được biết gì hơn người dân bình thường.
Theo bà con quanh khu vực, năm năm trở lại đây số người mắc bệnh ung thư ruột, ung thư gan trong thôn tăng đột biến. Chỉ trong năm 2012 đã có mười người ở hai thôn Cổ Lạc và Mỹ Lạc tử vong vì ung thư. Phải chăng do bà con uống nước sông Cô Giang bị nhiễm chất độc từ nhà máy cán thép Chen-Lee thải ra?
Tôi gặp Quân, một công nhân trẻ từng làm việc ở nhà máy Chen-Lee.
Nước da xanh xám, hai mắt lõm sâu, Quân dè dặt nói với tôi:
- Tuy làm việc cho nhà máy ấy gần 5 năm, nhưng cháu chỉ là công nhân khuân vác vòng ngoài, phải qua ba vòng, ba trạm gác mới vào vòng trong. Chưa bao giờ cháu dám bén mảng tới đó. Bọn bảo vệ người Trung Quốc sẵn sàng dùng dùi cui cao su đánh vào đầu công nhân Việt nếu vô tình xâm phạm vùng cấm. Theo cháu biết thì không có bất kỳ công nhân Việt Nam nào được lọt vào vòng trong. Ở đó toàn công nhân Trung Quốc đầu trọc. Chúng được tuyển chọn, đưa từ Trung Cộng sang. Hầu hết có vợ con, thành lập một khu tập thể, treo cờ Trung Cộng, cấm người Việt lai vãng…
Theo lời Quân, số công nhân của nhà máy Chen-Lee khoảng hơn một ngàn. Trước kia có khoảng hai trăm người Việt Nam, bây giờ không còn ai. Quân là người cuối cùng bị sa thải cách đây một tháng.
Bọn chủ nhà máy kỳ thị chủng tộc, hay chúng làm chuyện phi pháp, nên giữ bí mật tuyệt đối như thế? Câu hỏi đó giành cho những người có trách nhiệm. Điều có thể khẳng định là, nhà máy Chen-Lee đã gây ô nhiễm môi trường một cách khủng khiếp.
Quân nói với chúng tôi:
Nó chở phế liệu từ Trung Cộng sang, nấu nhôm, sắt thành phẩm chở về Trung Cộng, còn các chất phế thải đổ hết xuống sông…”
Nhiều chuyện vênh vẹo khác cũng được nhà báo Minh Diện kể lại chi tiết, xin mời độc giả đọc thêm ở trang http://bongbvt.blogspot.com/ – nơi đó, mình đọc và rơi nước mắt lúc nào không ngờ.
Có phải VN sẽ mất thêm đất, và TRUNG CỘNG sẽ có thêm một tỉnh Quảng gì gì nữa chăng? Hay VN sẽ mất gọn như Tây Tạng, như Tân Cương?
Nguyễn Tánh chuyển tin
 
LỜI BÀN:
Chớ còn chi nữa sẽ mất thôi
Mất anh mất chị mất cả tôi
Việt Nam trước những ngày đen tối
Tổ quốc hôm nay: mảnh giấy bồi !
Hỏi đám khỉ rừng quê Bắc Cạn
Đã bán từ lâu, bán đứt rồi
Từ hang Pắc bó Hồ cáo cúng
Rồi đến chú Đồng nó đã chung
Duẫn Linh Mười Kiệt rồi Dũng Trọng
Hùng Sang tiếp bán sạch sành sanh
Thế giới đứng làm ngơ cúi mặt
Kệ bây tụi tớ chỉ ham tiền
Có phải chăng đây là quả báo
Mở rộng quê nhà tiến hướng Nam
Diệt chủng Chiêm thành làm Nam quốc
Cho nên Giao Chỉ bị tiêu tùng
Nam quốc sơn hà sẽ cáo chung
Lê dân Chệt Hán ngủ chung mùng
Mấy thế hệ sau còn chi nữa?
Thành quách, con người đã vữa vôi !
-dl-
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.12.2013 02:41:35 bởi dzuylynh >
da vàng 07.12.2013 00:36:05 (permalink)
0
Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua đời, thọ 95 tuổi
 

Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.


Ông Nelson Mandela, nhà lãnh đạo chống chủ nghĩa apartheid và là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, đã qua đời hôm thứ Năm, thọ 95 tuổi.

Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma loan báo tin tức này trong một diễn văn được truyền hình toàn quốc. Ông Zuma nói rằng ông Mandela đã "ra đi thanh thản."

"Đất nước chúng ta đã mất đi người con vĩ đại nhất," ông Zuma nói. Ông nói rằng ông Mandela sẽ được cử hành quốc tang và Nam Phi sẽ treo cờ rủ.

Ông Mandela đã trải qua gần ba thập kỷ trong tù vì vai trò của ông trong cuộc chiến dẫn đến chấm dứt chế độ cai trị của người da trắng thiểu số và sự phân biệt đối xử chính thức đối với người da đen ở Nam Phi.

Sau khi được phóng thích, ông nổi lên như một biểu tượng của hòa bình và hòa giải và được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 1993. Năm sau, ông trở thành tổng thống đầu tiên của Nam Phi.
 
Ông Mandela bị bệnh lao phổi trong thời gian ba thập niên bị giam giữ. Những năm qua ông phải nhập viện liên tục, lần gần đây nhất là do nhiễm trùng phổi tái phát.

Những lời tri ân dành cho ông Mandela đã bắt đầu đổ về từ khắp nơi trên thế giới ngay sau khi tin tức ông qua đời được loan báo.

Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: "Hôm nay ông đã trở về nhà." Tổng thống da đen đầu tiên của Mỹ nói thế giới đã mất đi một trong những người can trường nhất và lương hảo nhất. Ông Obama nói ông không thể hình dung cuộc đời của mình ra sao nếu không có tấm gương ông Mandela.

Thủ tướng Anh David Cameron viết trên trang Twitter: 'Một ánh sáng rạng ngời đã vụt tắt khỏi thế giới. Ông Nelson Mandela là anh hùng của thời đại chúng ta . Tôi đã yêu cầu treo cờ rủ tại dinh thủ tướng (số 10 đường Downing).'

  
nguồn
 
~~~~~~
 
Lãnh đạo, cựu lãnh đạo thế giới tưởng nhớ ông Mandela  
 

Tổng thống Obama gọi ông Mandela là một con người lương hảo, can đảm, và tạo được nhiều ảnh hưởng

 
Các nhà lãnh đạo thế giới và cựu lãnh đạo thế giới tưởng niệm cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, nhà lãnh đạo chống chủ nghĩa apartheid.
 
Khi đưa ra lời loan báo với thế giới về sự qua đời của ông Mandela, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma nói rằng đất nước của ông đã mất đi người con vĩ đại nhất và ông kêu gọi nhân dân Nam Phi hãy tái khẳng định viễn kiến của ông Mandela về một xã hội không còn cảnh con người bị bóc lột, hay áp bức.
 
Đám đông dân chúng tụ họp bên ngoài nhà ông Mandela ở Johannesburg nhảy múa, ca hát tỏ lòng thành kính ông theo phong tục tập quán của Nam Phi.
 
Tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gọi ông Mandela là một con người đầy sự lương hảo, can đảm, và tạo được nhiều ảnh hưởng. Ông nói về cựu tổng thống Nam Phi đã gây cảm hứng cho ông như thế nào và rằng một nước Nam Phi tự do hòa bình là di sản lớn nhất của ông Mandela.
 
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter, Bill Clinton và George W. Bush cũng ca ngợi ông Mandela như một chiến sĩ bảo vệ tự do, nhân phẩm và bình đẳng.
 
Trong khi đó, cựu Tổng thống George H.W. Bush gọi ông Mandela là “một người dũng cảm đạo đức phi thường, người đã thay đổi dòng lịch sử của đất nước ông.
 
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon nói ông đau buồn sâu sắc và kêu gọi mọi người hãy theo sự gợi hứng của ông Mandela tiếp tục làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, công bằng hơn.
 
Xuất hiện tại dinh thủ tướng Anh ở số 10 đường Downing, Thủ tướng David Cameron phát biểu rằng ông Mandela là một vị anh hùng đích thực trên toàn cầu, và rằng ánh sáng vĩ đại đã tắt trên thế giới.
 
Chủ tịch Ủy ban Âu châu Jose Manuel Barroso nói ông Mandela đã làm thay đổi tiến trình lịch sử, trong khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi ông là một người với viễn kiến, không chấp nhận bạo lực và là một trong những nhân vật đáng kính trọng nhất trong thời đại của chúng ta.


 
nguồn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.12.2013 00:41:54 bởi da vàng >
da vàng 07.12.2013 02:44:15 (permalink)
0
LỜI VIẾT TỪ TÂM


Này các chú Công An
Này các em Cán Bộ
Sao cứ mãi ngang tàng
Với dân luôn thịnh nộ...

Mắt các em còn sáng
Tai các em tỏ tường
Sao không nghe không thấy
Tiếng dân tình bi thương!

Một đứa thì bồi tàu
Một tên nghề thiến heo
Thợ Ba Son, y tá
Lãnh đạo cho dân nghèo!

Những tên làm đảng trưởng
Chữ nghĩa chưa trọn vần
Còn tên làm thủ tướng
Chỉ biết ăn tiền dân

Có phải là dân Việt
Tại sao lại không biết
Bọn phương Bắc bá quyền
Luôn lấn lướt ăn hiếp

Tại sao không đứng thẳng
Mà lại phải khom lưng
Trước thằng Tàu thằng Chệt
Quên lịch sữ lẫy lừng ...

Đầu của Hầu Nhân Bảo
Xác của tên Liễu Thăng
Thoát Hoan chạy thốc tháo
Trương Phụ cúi đầu hàng!

Hỡi Công An Cán Bộ
Phải nhớ người Việt Nam
Không bao giờ biết sợ
Trước lũ giặc ngoại xâm...

Đời sống thoáng phút chốc
Cũng trở về hư vô
Phò làm chi loài thú
Học gương xấu Cáo Hồ!

Hãy cởi áo Công An
Xé bỏ đi thẻ đảng
Đứng như heo ham ăn
Mơ ước chuyện giàu sang

Hãy chung lòng dân chúng
Xoá đảng dẹp cờ sao
Lòng của dân hùng dũng
Đuổi lũ khỉ chạy nhào

Đừng quên mình dân Việt
Đừng vì miếng mồi ngon
Đất nước cần Độc Lập
Tự Do đẹp nào hơn...

thylanthảo
da vàng 07.12.2013 02:51:39 (permalink)
0
Viết cho Phụ Nữ Nhân Quyền
 
Phạm Thanh Nghiên gửi RFA từ Hải Phòng. 2013-12-05



chuacuuthe.com-305.jpg
Phạm Thanh Nghiên và Mẹ trong sân nhà hôm 05/5/2013. Photo courtesy of danlambao


 
“Mày mà là phụ nữ à!”. Câu nói được “phun” ra từ cửa miệng một tên công an mật vụ khi hắn bị một phụ nữ là tôi chất vấn về lối hành xử thô bạo và vô lễ. Có lẽ, đối với một người phụ nữ, không còn sự xúc phạm nào nặng nề hơn thế.
 
Hắn vừa chửi bới, vừa xông vào tận cổng định cướp chiếc máy chụp hình trên tay tôi, thái độ sừng cồ và dữ tợn. Hắn giơ cánh tay lên định đánh tôi nhưng kịp dừng lại: “Còn có những cách khác hữu hiệu hơn nhiều để trừng phạt “con nhãi nhép phản động”, hơn là đánh “nó” ở đây”. Chắc hắn nghĩ như thế nên hạ cánh tay xuống. Phía bên ngoài cổng, Nguyễn Hoàng Vi đang la hét, vùng vẫy giữa  hàng chục tên mật vụ khác đã đứng chầu sẵn từ trước để bắt cô.
 
Đấy là một trong những sự việc “nho nhỏ” xảy ra hồi tháng 4 năm 2013. Khi mà hàng chục “chiến sĩ công an” mặc thường phục đã được huy động canh gác ngày đêm trước tư gia nhà tôi với nhiệm vụ chắc hẳn họ đã rất tự hào:không cho tôi bước ra khỏi cổng đồng thời ngăn cản và bắt giữ bất cứ ai tới thăm hỏi tôi trong những ngày đó.Và hắn, chỉ là một trong nhóm những tên chịu trách nhiệm ngăn cản không cho tôi bước ra khỏi cổng, nơi các đồng đội khác của hắn đang vây bắt và lôi bạn tôi đi thẩm vấn hàng giờ đồng hồ ở trụ sở công an phường Đông Hải 1.
 
Không một điều khoản nào trong luật pháp của Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấm việc các công dân đi thăm hỏi hay gặp gỡ nhau. Càng không có một quy định nào cho phép công an hay bất cứ cá nhân, tổ chức nào ngăn cản quyền tự do đi lại của công dân. Khi bị tôi chất vấn, những kẻ nhân danh đại diện cho luật pháp này hoặc chỉ biết im lặng, hoặc lớn tiếng chửi bới, đe dọa. Và tất nhiên không chỉ có thế: bắt bớ và thẩm vấn là khâu cuối cùng để hoàn tất chu trình trấn áp đối với những người bị coi là “chống chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp”.
 
Từ tháng 4 đến nay, rất nhiều sự kiện đã xảy ra với tôi: bị triệu tập, bị ngăn cản quyền đi lại (dù là ra khỏi cửa), bị bắt giữ giữa đường, bị thẩm vấn, bị phạt tiền chỉ vì ra khỏi địa phương không xin phép chính quyền, và bạn bè tới thăm bị ngăn cản, bắt giữ…
 
Sự việc mới nhất xảy ra với tôi là ngày 25 tháng 11 vừa qua, điện thoại di động của tôi và của mẹ tôi đã đột ngột bị cắt, chỉ sau vài giờ Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam được thành lập. Khi được hỏi, phía cung cấp dịch vụ điện thoại đã không ngần ngại thừa nhận chính An Ninh (không nói rõ cơ quan An ninh nào) ra lệnh cắt. Đối với chúng tôi, đó là những chuyện thường xuyên phải đối mặt. Đến nỗi chúng tôi sẽ rất ngạc nhiên thậm chí hoang mang nếu được yên thân trong một thời gian ngắn.
Trong khi ở các quốc gia tiến bộ, phụ nữ - một nửa của thế giới – đang dần dần được cân bằng và bình đẳng về cơ hội với một nửa còn lại. Thì tại Việt Nam, khi mà vấn đề “Nhân Quyền - Dân Chủ” trở thành điều cấm kỵ thì giá trị của người phụ nữ càng bị coi rẻ. Nhất là những phụ nữ không chấp nhận sống theo định hướng và sắp đặt của giới cầm quyền. Cuộc sống của những phụ nữ này đồng nghĩa với vô số rủi ro và nguy hiểm. Rất nhiều người chỉ vì hành động theo lương tâm và trách nhiệm của mình mà phải trả giá bằng những năm tháng lao tù: Lê Thị Công Nhân, Bùi Thị Minh Hằng, Mai Thị Dung, Tạ Phong Tần, Võ Thị Thu Thủy, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Trần Thị Thúy, Hồ Thị Bích Khương, Lê Thị Kim Thu, Lô Phương Thảo, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Phạm Thanh Nghiên… và nhiều người khác nữa. Nhưng, dù là nạn nhân của hàng loạt những vi phạm nhân quyền trầm trọng và kéo dài chúng tôi vẫn thấy mình còn may mắn hơn rất nhiều những phụ nữ khác. Họ không có cơ hội lên tiếng hoặc không biết cách để kể về câu chuyện của chính họ.
 
“Chúng ta nên làm gì khi Nhân quyền của chúng ta bị xâm phạm?”.
 
Im lặng? Chấp nhận? Quy hàng? Tự vẫn?
 
Không. Đó không nên là sự lựa chọn của bất cứ ai. Dẫu biết rằng nếu chúng ta đối mặt có nghĩa chúng ta sẽ đứng trước những thách thức đầy hiểm nguy và khốn khó. Nhưng chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn nếu chúng ta ngồi lại với nhau. Câu chuyện của mỗi người sẽ được nhiều hơn những sự lắng nghe và chia sẻ. Chính quyền có thể coi sự ngồi lại với nhau ấy như một hành động xấc xược và thách thức nhưng không thể vì thế mà chúng ta không dám thể hiện niềm tự hào và tình yêu thương của chúng ta. Đối mặt bây giờ để đảm bảo một tương lai tốt đẹp sau này là một sự lựa chọn cần thiết.
 
Cắt điện thoại, sách nhiễu, đe dọa, trù dập, đánh đập, bắt bớ, tù đầy…có thể là những thứ mà bất cứ ai trong số chúng ta muốn có Nhân Quyền sẽ phải đối mặt.  Đừng để những thứ đó ngăn cản tình yêu, niềm tự hào và khát vọng của chúng ta, những Phụ nữ Nhân quyền.
 
Phạm Thanh Nghiên, Hải Phòng 05-12-2013

thiên thanh 08.12.2013 20:40:33 (permalink)
0
 
 
 
 
Hạnh phúc...trong tầm tay 

  
Ai cũng biết:
Bạn không thể là tất cả cho mọi người.
Bạn không thể làm mọi thứ cùng lúc.
Bạn không thể xuất sắc trong mọi việc.
Bạn không thể làm mọi việc tốt hơn ai đó.
Bạn chỉ là một người bình thường, như bao người.

Vì thế
  * Bạn cần khám phá để biết mình là ai, và cứ là chính bạn.
* Bạn phải quyết định việc gì trước, việc gì sau, và tuần tự giải quyết từng việc một.
* Bạn phải khám phá sức mạnh bản thân, và tận dụng sức mạnh đó.
* Bạn phải học cách không so sánh mình với người khác.
Vì không ai trên đời này là bạn ngoài chính bạn. 
  
Và khi đó: 
* Bạn sẽ biết cách chấp nhận bạn là duy nhất.
* Bạn sẽ biết cách chọn lựa những ưu tiên
* Bạn sẽ biết sống với những điểm yếu của chính mình.
* Bạn sẽ biết tự kính trọng và yêu quí bản thân.  
Và, bạn sẽ là bạn với trọn vẹn nghị lực và sức mạnh. 
  
Hãy dám tin tưởng: 
* Rằng bạn thật tuyệt vời, bạn là duy nhất.
* Rằng bạn là công trình vô giá của lịch sử.
* Rằng “là chính mình” không chỉ là quyền, mà còn là trách nhiệm của bạn.
* Rằng cuộc sống không là những khó khăn phải giải quyết, mà là tặng vật để yêu thương và trân trọng.
Và, bạn chắc chắn có thể đứng vững, bất chấp tất cả...
 

(lụm lụm trên nét) 
thiên thanh 08.12.2013 20:47:22 (permalink)
0

 
Ngày Hôm Nay


 Ngày hôm nay, tôi sẽ tự lắng lòng mình và cố gắng trầm tĩnh hơn.Tôi sẽ học cách kiểm soát những cảm xúc và suy nghĩ của mình. 

 Ngày hôm nay, tôi sẽ học cách tha thứ những gì người khác đã gây ra cho tôi, bởi tôi luôn nhìn vào hướng tốt và tin vào sự công bằng của cuộc sống. 

 Ngày hôm nay, tôi sẽ cẩn trọng hơn với từng lời nói của mình. Tôi sẽ lựa chọn ngôn từ và diễn đạt chúng một cách có suy nghĩ và chân thành nhất. 

 Ngày hôm nay, tôi sẽ tìm cách sẻ chia với những người bạn quanh tôi khi cần thiết, bởi tôi biết điều quý nhất đối với con người là sự quan tâm lẫn nhau. 

 Ngày hôm nay, trong cách ứng xử, tôi sẽ đặt mình vào vị trí của người đối diện để lắng nghe những cảm xúc của họ, để hiểu rằng những điều làm tôi tổn thương cũng có thể làm tổn thương đến họ. 

 Ngày hôm nay, tôi sẽ an ủi và động viên những ai đang nản lòng. Một cái siết tay, một nụ cười, một lời nói của tôi có thể tiếp thêm sức mạnh để họ vững tin bước tiếp. 

 Ngày hôm nay, tôi sẽ dành một chút thời gian để quan tâm đến bản thân mình. Tôi cảm ơn cuộc sống và mọi người đã cùng tôi sẻ chia những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống này. 

Ngày hôm nay, tôi sẽ bỏ lại phía sau mọi lo âu, cay đắng và thất bại, khởi đầu một ngày mới với một trái tim yêu thương và hồn nhiên nhất.Tôi sẽ sống với những khát khao, mơ ước mà mình luôn ấp ủ. 


  Và hôm nay, tôi cảm nhận được hạnh phúc và sức sống mới - bất kể ngày hôm qua như thế nào. Bạn cũng vậy nhé! 

(lụm lụm trên nét)


tt thân mến chúc các bạn của GĐPT một cuối tuần thật vui vẻ và đầm ấm 
 
Thay đổi trang: << < 282930 > >> | Trang 29 của 58 trang, bài viết từ 421 đến 435 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9