GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 313233 > >> | Trang 31 của 58 trang, bài viết từ 451 đến 465 trên tổng số 867 bài trong đề mục
dzuylynh 21.12.2013 06:59:20 (permalink)
0
               

  
 
phù trầm giai điệu tiết đông miên
dzuylynh tạp kỹ với bạn hiền
tri âm tri kỷ hàn huyên quán
chúc Giáng Sinh bình an thế gian

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.12.2013 22:01:12 bởi dzuylynh >
dzuylynh 21.12.2013 07:06:09 (permalink)
0



 

 
n g à y   m a i
thơđônghương | phổnhạctrìnhbày Dzuylynh

ngày mai lên núi trồng thơ ấu
hoa cỏ mùa Xuân đất nắng hồng
gieo hat thương yêu trong nồng hậu
vùng trời không có áng mây vương
mắc võng cho tình thơ ru hát
ngồi bên cạnh suối mát tâm hồn
nghe lá chiều đong đưa nốt nhạc
trang hoàng lời, ý với từ chương
ngày mai lên núi tìm mơ cũ
cái thuở đầu tiên trăng cúi hôn
ánh ngà trên tóc em luân vũ
nuối cả đời nguyên mộng tuổi ngoan
róc rách từng trang màu muôn thuở
nhành gầy xưa nay trổ đầy bông
trên vang vọng gió hương hơi thở
mùa Hạ tình yêu nước mắt hồng

đht

 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.12.2013 15:54:19 bởi dzuylynh >
sen dat 21.12.2013 09:05:59 (permalink)
0
 Sen Đất xin chúc anh chị em của Giai Điệu Phù Trầm một mùa giáng sinh an lành. Chúc cho Giai Điệu Phù Trầm trong tương lai luôn ngập tràn thơ nhạc nhất là ông bầu Dzuylynh tài hoa thì sẽ luôn luôn được khỏe mạnh nha! Cuối tuần có một hình vui vui sưu tầm được post lên để mọi người cười cho vui cửa vui nhà!
Văn Hoá Hà Nội 2013:
 Một quán bên lề đường phố Hà Nội…
Hết lời — Ngả mũ chào thua
[Khi dân quen ăn quịt...theo thói ...]
 
Attached Image(s)
Phù vân 21.12.2013 21:27:05 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN


HỘI CHỢ GIÁNG SINH

                Chỉ còn vài ngày nữa là đến Noel, những hội chợ Giáng Sinh hút khách nhất châu Âu đã rục rịch trang trí và chuẩn bị sẵn sàng đón du khách từ khắp nơi trên thế giới. 

Dưới đây là những Hội chợ hấp dẫn nhất ở châu Âu hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách những giây phút đón Giáng sinh ấm cúng và những trải nghiệm văn hóa thú vị trong mùa Noel.
1. Ludwigsburg, Đức
Đây là hội chợ Giáng sinh mang đậm phong cách Baroque truyền thống pha trộn giữa hương vị lãng mạn, cổ tích và dư âm của lịch sử. Những gian hàng với nhiều mặt hàng phong phú, đa dang, được bày trí lộng lẫy dưới ánh đèn sáng rực của hai nhà thờ gần đó càng làm cho không khí Giáng sinh thêm ấm cúng.

2. Prague, Cộng hòa Séc
Hai hội chợ Giáng sinh hấp dẫn nhất ở Prague, Cộng hòa Séc là hai sự kiện được tổ chức ở Quảng trường Wenceslasvà Khu phố cổ Old Town Square. Vào mỗi dịp Noel, hai khu vực này lại được trang hoàng rực rỡ với những túp lều bằng gỗ, cây thông Giáng sinh khổng lồ và mô hình vườn thú nhỏ. Nơi đây cũng trình diễn các bài thánh ca địa phương và quốc tế dành cho trẻ em. 


Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng và mua sắm những sản phẩm thủ công truyền thống như đồ thêu ren, đồ chơi gỗ, những con rối ngộ nghĩnh. Những thực khách sành ăn thì đừng quên thưởng thức món bánh gừng ngọt ngào, bánh vánocvka (một bánh bện với nho khô) hay đặc sản vosí hnízda (bánh quy với các loại hạt và rượu rum) được bày bán tại hội chợ.
3. Antwerp, Bỉ
Không chỉ nổi tiếng là “thủ đô kim cương của thế giới”, Antwerp còn là điểm đến hấp dẫn trong dịp Giáng sinh với một hội chợ mang phong cách cổ điển. Với những túp lều bằng gỗ được trang hoàng lộng lẫy, hội chợ Giáng sinh ở đây đem đến một khung cảnh lãng mạn hoàn hảo với ánh đèn lộng lẫy, âm nhạc cổ điển và một sân trượt băng lớn nằm ngay trung tâm thành phố.

4. Viên, Áo
Có một bề dày lịch sử ít hội chợ nào sánh kịp, Christkindlmarkt ở Vienna là một trong những hội chợ Giáng sinh nổi tiếng nhất ở châu Âu và có “thâm niên” lên tới hơn 700 năm. Ngoài những món đồ trang trí cho Noel và đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ thì hội chợ này không thể thiếu hai món đặc sản là rượu nóng glühwein và bánh Giáng Sinh truyền thống Vanillekipfer.

5. Stockholm, Thụy Điển
Gamla Stan là một trong những khu phố Trung cổ lớn nhất và được gìn giữ tốt nhất tại Châu Âu, đồng thời  đây cũng là nơi diễn ra Hội chợ Giáng sinh lâu đời nhất của thủ đô Stockholm. Con đường đá sỏi lãng mạn, khung cảnh thần tiên, tiếng chuông nhà thờ cùng với mùi hương tuyệt vời của hạt dẻ sẽ đem đến cho bạn cảm giác như được sống trong không khí Giáng sinh của những câu chuyện cổ tích.

Hãy tiếp tục kéo dài câu chuyện cổ tích bằng cách nhảy trên một chiếc thuyền để đến với Skansen, nơi có bảo tàng ngoài trời lâu đời nhất trên thế giới, và sau đó hãy khám phá đảo Djurgården, nơi bạn sẽ tìm thấy các sản phẩm truyền thống của Thụy Điển.
6. Budapest, Hungary
Hãy đến với hội chợ Giáng sinh hút khách nhất của Budapest và trải nghiệm không khí đón Giáng sinh tuyệt vời ở đây, bao gồm nhiều hoạt động như thưởng thức những món ăn truyền thống của địa phương, thưởng thức những điệu múa dân gian… Chưa kể, bạn sẽ có cơ hội được gặp gỡ những ông Santa Claus Hungary vui vẻ.

7. Brussels, Bỉ
Trong một thành phố vốn rất nổi tiếng về ẩm thực như Brussels thì không có nơi nào lý tưởng để thưởng thức đồ ngọt hơn Plaisirs D' Hiver. Đây là hội chợ Giáng sinh nhưng có xu hướng thiên về phục vụ ẩm thực hơn những món hàng khác. Bạn dễ dàng bắt gặp những gian hàng cung cấp những món socola Bỉ, bánh quế, bánh rán đường hay thậm chí là món ốc hấp… Ngoài ra, hội chợ này cũng có bày bán những đồ thủ công mỹ nghệ, có sân trượt băng, đu quay và nghệ sỹ đường phố trình diễn phục vụ du khách tham quan.

8. Copenhagen, Đan Mạch
Thành phố Copenhagen của Đan Mạch còn là điểm hẹn của hội chợ Giáng sinh truyền thống lâu đời bậc nhất châu Âu. Khu chợ được mở cửa lần đầu tiên vào năm 1843, mỗi năm vào dịp Giáng sinh có khoảng 1 triệu lượt người tới thăm. 

Trong mỗi dịp Giáng sinh, khu vườn thường được trang trí bởi khoảng một nghìn cây Giáng sinh và khoảng 4 dặm đường được trang trí đèn hoa rực rỡ một cách nghệ thuật. Khu vườn Tivoli sẽ được chuyển đổi thành một xứ sở mùa đông tuyệt đẹp. /.
Hồng Dương (Theo Hello)
dzuylynh 21.12.2013 23:27:53 (permalink)
0


CUỐI NĂM NGỒI TÍNH LẠI SỔ ĐỜI

cuối năm ngồi tính lại sổ đời
ba năm đất ảo dạo mà chơi
thơ thẩn - ươm dăm công xới luống
lẫm đẫm bội thu mấy cuống sầu
nhạc nhiếc - bới cày sâu nát ruộng
lưng còng tóc rụng nhuộm màu sương
ngộ lẽ  nhân gian vô thường tạm
tri lý phù sinh giả chốn phàm

lanchy

<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.12.2013 23:40:41 bởi dzuylynh >
thiên thanh 22.12.2013 17:21:38 (permalink)
0
 
 
 
 
 
 
 
CHUÔNG NGÂN VANG 
nhạc Ngọai Quốc _ thiên thanh hát 
 
(ĐK) Đêm Noel đêm Noel ta hãy cùng vui lên
Đêm Noel ôi đêm ta xin ơn trên ban hoà bình cho trần thế
Đêm Noel chuông vang lên Chuông giáo đường vang lên
Đêm Noel ôi đêm Noel ta hãy chúc nhau an bình.


Mừng ngày Chúa sinh ra đời.
Nào mình cùng nắm tay tươi cười
Hoà bình đến cho muôn người
Cùng cất tiếng ca mừng vui

Mừng ngày Giáng Sinh an hoà
Mừng hạnh phúc cho muôn nhà
Từ thành phố hay đồng quê
Muôn nơi vang tiếng hát ca vang lừng
(ĐK)
Một trời sáng trong yên lành
Vào một mùa tuyết ôm cây cành
Một mầu trắng bao la tình
Một nỗi sướng vui hồi sinh

Mừng ngày Chúa sinh ra đời
Người người đó đây vui cười
Vì người đã mang mùa tới
Ôi mong giáng sinh như mong an lành
(ĐK)
 
dzuylynh 22.12.2013 21:47:10 (permalink)
0
sen dat


 Sen Đất xin chúc anh chị em của Giai Điệu Phù Trầm một mùa giáng sinh an lành. Chúc cho Giai Điệu Phù Trầm trong tương lai luôn ngập tràn thơ nhạc nhất là ông bầu Dzuylynh tài hoa thì sẽ luôn luôn được khỏe mạnh nha! Cuối tuần có một hình vui vui sưu tầm được post lên để mọi người cười cho vui cửa vui nhà!
Văn Hoá Hà Nội 2013:
Một quán bên lề đường phố Hà Nội…
Hết lời — Ngả mũ chào thua
[Khi dân quen ăn quịt...theo thói ...]

 

chào Sen đất , cám ơn bạn hiền ghé thăm GDPT và các bạn nhiều nghen !
dl mới vừa xuất viện, nom thấy cái hình quán bên lề thủ đô nghìn năm văng tục mà phát bịnh nữa đây nà

văn hóa văn hoa hay văng họa?
Hà Nội chừ băm nát phố phường
vì đâu nên nỗi tai ương
vì ai băm sáu phố phường ra tro
hang Pắc Pó cáo chồn giả thỏ
lăng Pác Hồ ruồi bọ nhuốc nhơ
xin ai cho nhúm lá mơ
che "điếu bán théo" kẽo dơ văn đàn!



<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.12.2013 21:55:10 bởi dzuylynh >
Thúy Lan 23.12.2013 10:50:44 (permalink)
0

 
 

Chú Dzuylynh ơi!

 
Con đã bật khóc khi hay tin Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng- Người anh hùng đấu tranh vì lý tưởng cho một ngày mai không còn Cộng Sản vĩnh biệt chúng ta ... "Có thể nói, sự ra đi của người nhạc sĩ tài hoa này làm chấn động cộng đồng người Việt tị nạn không chỉ tại Little Saigon mà còn ở khắp nơi trên thế giới*" (* NV). 

                 
 
Riêng với gd Lan- có một kỷ niệm đáng nhớ. Khi gd Lan mới sang Mỹ theo diện cựu Tù Nhân Chính Trị( H.O), thì năm sau nhân dịp kỷ niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19/6. Cha Lan được các bạn đồng môn mời đại diện, để Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng phỏng vấn về đời binh nghiệp và tù đày hơn 10 năm của ông. Hiện Cha Lan còn giữ lại đoạn ghi âm đó. 
 
Tối nay, Lan ghé Giai Điệu Phù Trầm lưu lại một đoạn mà Chú Võ Đại Tôn viết về Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng để những kẻ còn tôn thờ cái chủ nghĩa bạo quyền Cộng Sản đừng lệch lạc và mù mờ nhận thức. Đừng bán rẽ đất đai cho bọn ngoại bang, đừng vơ vét tận xương tủy dân đen nữa, đừng trị vị bằng chính sách Ngu Dân ... Và, đừng làm hỏng cả một thế hệ mai sau .
 
Xin mạn phép mượn một đoản văn của Tim Nguyen Độc Giả báo NV  như sau :"Vô cùng thương tiếc ca nhạc sĩ Việt Dzũng với những bài ca ngậm ngùi “Một Chút Quà Cho Quê Hương, Lời Kinh Ðêm, Mời Em Về” mang tình yêu hơi thở con tim Việt Nam.
 
Anh hãy yên nghĩ, an vui và dõi theo chúc phúc cho chuyến tàu "Mùa Xuân Dân Tộc Việt Nam Tự Do Dân Chủ" mặc dầu thật dài nhưng đang đúng hướng chuyển nhịp tốc hành và sẽ đến đích Anh ạ ! Những anh thư, những hào kiệt như anh; nào Lê Thị Công Nhân, Việt Khang, Điếu Cày... và còn rất nhiều nữa đã và đang tiếp lửa tự do dân chủ hải ngoại trong lòng đất nước.
Việt Dzũng! tên Anh sẽ được trịnh trọng ghi vào Lịch Sử Cận Đại Việt Nam như những đóng góp của tiền nhân xây dựng ngôi nhà Việt Nam dấu yêu thêm được vững bền. "Ăn cây nào, rào cây ấy", người Việt mình vẫn thường nói thế, phải không anh?! Nên là người ân nghĩa vẹn bề. Hãy mĩm cười nhé Anh ! ... (TimNguyen)"
 

Hòa cùng nỗi đau, nỗi mất mát lớn lao này của triệu triệu Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản khắp năm châu bốn bể . Xin dc thắp nén hương lòng tiễn biệt Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng. Về với Chúa, xin anh nhớ cầu nguyện cho vạn người trẻ đang tranh đấu cho một nước Việt Nam Dân Chủ trường tồn. 
 
Thúy Lan 



   
      VIỆT DZŨNG NGHỆ SĨ ĐẤU TRANH KHÔNG TÀN TẬT TÂM HỒN                          

                           
                                      

Gửi về Việt Nam nước mắt đong đầy…(Việt Dzũng) . Thời tiết mấy tháng nay tại Úc Châu, đang là mùa Hè nhưng nắng mưa, nóng lạnh thay đổi bất chợt, từ nạn cháy rừng đến giông bão chuyển ập đến. Từ khuya thứ Bảy, 21.12.2013, ngoài trời lại chuyễn mưa, điện thoại từ Mỹ gọi sang báo tin cho tôi biết Việt Dzũng đã không còn nữa !. Nhìn qua khung cửa trong đêm vắng lạnh chợt đến, lạnh từ không gian đến tâm hồn cô đơn, những giọt mưa lất phất như tiếng hát của Việt Dzũng vọng về từ cõi mơ hồ nào đó trong bài Một chút quà cho Quê Hương với nước mắt đong đầy…nước mắt của Việt Dzũng thương nhớ quê xưa và nước mắt của riêng tôi khi mất thêm một người em, một chiến hữu, trên hành trình còn dang dở một đời tâm nguyện. Em đi đâu rồi, hay vẫn còn đang đứng trước mặt anh với đôi nạng gỗ, thênh thang giữa đất trời, mưa bay… ?

Phong Trào Hưng Ca với Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Tuyết Mai, Tuấn Minh, Đào Trường Phúc, Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Lưu Xuân Bảo…  và anh chị em nghệ sĩ đấu tranh đâu rồi, sao vắng lạnh thế này, đêm nay chỉ một mình tôi ? Những đại hội Hưng Ca tại Hoa Thịnh Đốn, những đêm trình diễn lưu vong, sau khi tiếng vỗ tay không còn nữa thì anh em mình ngồi im lặng nhìn nhau, lời Thơ tiếng Hát vọng về đâu, một chút quà hay cả một đời người đang gửi về Quê Hương ?Cánh chim đại bàng trên thân họa mi Nguyệt Ánh, đôi nạng gỗ Việt Dzũng vẫn còn đấy mà, sao ngoài khung cửa lại có tiếng mưa rơi … ? Mưa ngoài trời hay mưa trong lòng tôi ?



Ngay sau khi đặt chân lên bến bờ tạm dung lưu vong, đất khách quê người, từ đại dương trôi giạt về các nẻo đường đời, vào năm 1978, một đại hội Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại đầu tiên được tổ chức tại Oklahoma, tiểu bang Texas Hoa Kỳ, quy tụ một số quý vị và anh chị em còn rộn lòng thương nhớ cội nguồn, nghĩ cần phải bảo tồn Văn Hóa tại hải ngoại, song hành góp công cùng với Toàn Dân cứu Người và cứu Nước. Tôi từ Úc Châu được một số anh em chiến hữu góp tiền cho vé máy bay qua ngay Hoa Kỳ lần đầu tiên trong đời tỵ nạn để tham dự đại hội. Lại tìm xem ai còn ai mất, những bắt tay vui mừng trong nước mắt. Từ Úc Châu, tôi là người duy nhất bay sang, gặp lại các bạn Đặng Văn Đệ, Vũ Văn Hoa, Nguyễn Hoàng Quân, … anh em trong đảng phái quốc gia một thời, ôm nhau mà dường như vẫn còn hơi muối biển trong lòng.

Đêm về, tôi được nằm chung phòng tại tư gia của anh Quân (Đại Việt QDĐ) với một thanh niên tàn tật, đặt đôi nạng gỗ bên cạnh và nằm tâm sự cùng tôi về chuyện đời, về mơ ước tương lai, và tôi nhớ lại lời thơ của Vũ Hoàng Chương tuổi đá, tuổi vàng hay tuổi ngọc Thương nhau, ai đếm tuổi bao giờ ?. Tôi tự thấy mình trẻ lại, như cùng chung thế hệ, cùng chung ước mơ, cùng chung thân phận. Người thanh niên khoảng 20 tuổi đó là Việt Dzũng, gọi nhau bằng anh-em như từ tiền kiếp thêm lần hạnh ngộ. Từ những đêm sau đó, sau những ngày sôi nổi họp đại hội, và có cả tiếng hát của Việt Dzũng làm thêm ấm lòng và bùng dậy ước mơ như trở thành hiện thực, chúng tôi đã kết nghĩa tinh thần, dìu nhau bước đi suốt cả mấy chục năm qua, một đời tận hiến, tuy khác lĩnh vực hoạt động nhưng chung một Tấm Lòng.

Sau khi ở tù về, từ biệt giam tại Hà Nội hơn 10 năm, tôi được coi cuốn băng hình về một buổi tập họp đồng hương tại công viên Mile Square Park ở miền Nam Cali, Hoa Kỳ, tôi lại thấy Việt Dzũng đang đứng trên sân khấu ngoài trời, cũng với đôi nạng gỗ, cất tiếng gào to Cho dù tôi có phải bò về, lết về, tôi cũng sẽ về lại Quê Hương khi không còn cộng sản…, rồi gửi tiếng hát vào không gian, vào lòng người. Lại có Diễm Chi, Hùng Cường, Huỳnh Công Ánh và nhiều anh chị em nghệ sĩ đấu tranh khác nữa, thân tù mới trở lại tự do ngồi im lặng nghe nhìn mà chảy nước mắt lúc nào không hay, cứ tưởng rằng đời mình đã cạn khô dòng lệ.  Tôi lại nhớ có lần tôi đã bị tra tấn trong tù vì những cái tên thân quen, thương nhau và đồng hành tự một thuở nào thủy chung. Người cộng sản đã tra tấn tôi để khai thác về sự liên hệ giữa tôi với những tên biệt kích văn nghệ nước ngoài : Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Hùng Cường, tại sao lại phát động phong trào văn nghệ phản động, chống đối cách mạng, kế hoạch mật kín bên trong thế nào… ?! Vết thương tuy có làm đau thân xác kiệt quệ nhưng tận đáy tâm hồn của tôi như có tiếng cười hãnh diện về những người anh chị em đang đứng thênh thang giữa đất trời lưu vong mà cất cao tiếng hát đấu tranh. Tôi tự coi như những trận đòn thù đó là phần thưởng tinh thần mà các anh chị em văn nghệ đấu tranh đã cho đời tôi vì được nhận làm huynh-đệ thâm tình.

Tôi quay lại cuộn băng hình, nhìn thấy Việt Dzũng đứng trên sân khấu thô sơ, với đôi nạng gỗ, không có ánh đèn màu và trang sức hợp thời, nhưng sao ngạo nghễ như đang bắn từng viên đạn đúc bằng máu tim vào thành trì vô đạo phi nhân để giành lại Nhân Quyền cùng với Toàn Dân. Lại xin một lần nữa Tạ Ơn. Ước gì những người dân cùng chung nòi giống bên kia bờ đại dương, ước gì những tấm thân quằn quại trong đáy vực ngục tù cộng sản, nghe được tiếng vọng của những lời ca này để thấy thêm đời đáng sống, cho dù dưới tận cùng đáy ngục. Rồi tất cả sẽ vươn lên, nhất định. Hưng Ca đã và đang góp công vào Hưng Quốc, và bóng dáng của Việt Dzũng vẫn còn đây cùng với những Tấm Lòng chân chính tận hiến đời người để hồi sinh Dân Tộc. 
Rồi từ đó, suốt những tháng năm ra khỏi ngục tù, tôi lại được hạnh phúc cùng anh chị em nghệ sĩ đấu tranh gặp mặt, góp sức, bằng tiếng lòng, Thi-Ca, trên nhiều nẻo đường năm châu. Tôi vẫn còn nghe tiếng nói nhẹ nhàng nhưng đầy ân tình của Việt Dzũng mỗi lần gặp nhau, ôm tôi : Anh có khỏe không ? Ông già trông vẫn còn ngon cơm lắm mà, lo gì !. Khói thuốc lại tỏa mịt mùng qua tiếng cười vang. Trong tiếng cười, dường như anh-em chúng tôi có thấy thấp thoáng những nét cô đơn trên bức tranh đời riêng cũng như chung, tâm nguyện vẫn sắt son mà sao quá gian nan với nhiều ngọn giáo vụt đến không ngờ.

Me đặt tên con, Nguyễn Thị Sai-Gon… (Việt Dzũng). Mới đây, trong năm 2013, từ Hoa Kỳ sang công tác tại Úc Châu, Việt Dzũng có đến thăm tôi tại nhà, đồng thời gặp mặt thân mật một số anh em cùng chung Lý Tưởng đấu tranh. Sau khi chúng tôi đồng thắp nhang cầu nguyện trước bàn thờ Quốc Tổ được thiết lập tại nhà tôi từ bao năm qua, Việt Dzũng có nói : Xin cám ơn anh đã cho em những phút giây thực sự xúc động khi nguyện cầu Quốc Tổ hôm nay, em thấy rõ cội nguồn trước mắt, tâm linh như được hòa tan vào cùng mệnh Nước…. Và, Việt Dzũng thì thầm hát nhẹ … Nguyễn thị Sai-Gon…Lê thị Hy Vọng…, đưa hơi thở và lời ca nhập vào hồn tôi, xao xuyến, chập chùng, tưởng chừng như đang có bàn tay nào vời níu quê hương…

Rồi cũng mới đây, tháng 8 năm 2013, tại Little Saigon, Nam Cali, Việt Dzũng đã chống nạng đến trong chiều sinh hoạt đấu tranh của tôi, phát biểu những lời tâm huyết, cùng với tiếng hát của Tuấn Minh trong bài thơ Nước Trôi Mồ Mẹ của tôi do Nguyệt Ánh phổ nhạc. Anh em lại cầm tay nhau, chẳng muốn rời xa…Hẹn ngày gặp lại trên một nẻo đường nào đó trong đời còn lại, và nhất định sẽ cùng nhau quỳ hôn từng mảnh đất Quê Hương, một ngày…


Từng giọt mưa nhẹ đang rơi ngoài mái hiên sau nhà giữa khuya vắng lạnh, tôi vẫn còn nghe tiếng hát trầm bổng chao lòng của Việt Dzũng Gửi về Việt Nam nước mắt đong đầy…,  rồi chợt vang lên dường như tiếng thét Đòi trả ta sông núi… Việt Dzũng vẫn còn đứng đấy, tôi đang vịn vào nạng gỗ thân yêu của một người em kết nghĩa, một chiến hữu thủy chung, để đứng dậy và viết tiếp những dòng chữ này…không còn nước mắt. Tạm biệt EM, NGUYỄN NGỌC HÙNG DŨNG !.

Võ Đại Tôn
Đêm thứ Bảy 21.12.2013
Úc Châu.


 
    Tình Ca Nguyễn Thị Sài Gòn
Sáng Tác /Trình bày cố Nhạc Sĩ Việt Dzũng
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=rQBatPGopXw[/YouTube] 
 
 
 
Mẹ đặt tên em, nguyễn thị SÀI GÒN
Em sinh ra đời, một ngày cuối tháng Tư
Con thuyền mong manh, vẫy tay từ biệt
Gạt lệ ra đi, xin làm thân lữ thứ

Mẹ đặt tên em, lý thị Tỵ Nạn
Cha đang giam cầm, vùng Việt Bắc xót xa
Gió buồn đưa nôi, ru lời nguyện cầu
Con sóng bạc đầu, đưa con vào đời lưu vong

Mẹ đặt tên em, vũ thị Nhục Nhằn
Nuôi con nuôi bằng, giọt lệ rơi đắng môi
Thương đời gian nan, thân phận tủi nhục
Hồn lạnh căm căm, mong tìm một lẽ sống

Mẹ đặt tên con, lê thị Hy Vọng
Con yêu của mẹ, là niềm tin thiết tha
Cho dù đau thương, cho dù đoạn trường
Sẽ có một ngày, con đưa mẹ về quê hương

Mẹ đặt tên em, trần thị Thương Nhớ
Nhớ quá quê xưa, hai mươi năm rồi đó
Đêm mẹ ru con, bao giờ khôn lớn
Trở về phố xưa, tìm nắm đất bên đường

Trong lòng quê hương, Mẹ đặt nơi đó
Biết mấy yêu thương, khi cha con còn sống
Con là tương lai, con là gió mới
Hãy nhớ đưa mẹ, về lại nơi cuối trời.
 
     Việt Dzũng   
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.12.2013 03:12:38 bởi Thúy Lan >
vosan 24.12.2013 08:31:00 (permalink)
0

 
Vô Sạn kính chúc các Mạnh Thường Quân và các thành viên VNTQ, các bạn đọc
 
Giáng Sinh Bình An
Xuân mới Sức khỏe tốt, nhiều Thành Công và Thắng Lợi
Attached Image(s)
Phù vân 24.12.2013 21:40:43 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
 
Lỗ Điạ Ngục SinkHole 

Câu chuyện một thanh niên Florida bị “Thần đất” nuốt gọn qua đêm là câu chuyện hy hữu nhưng đã từng xảy ra nhiều nơi trên thế giới. Các nhà khoa học gọi đây là hiện tượng “Lỗ Sụp” (Sinkhole), đất bên dưới bị di dời và tạo một lỗ hổng bên dưới cho đến khi không chịu được sức nặng trên bề mặt nên bị sụp xuống hoàn toàn, nuốt gọn nhà cửa hay xe cộ, làm nhịp cầu với địa ngục.
Cụ Tiên Điền có viết sấm về điều này qua câu Kiều rằng, “Nước trôi hoa rụng đã yên, hay đâu địa ngục ở miền nhân gian”. 




































nguồn email
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.12.2013 21:43:36 bởi Phù vân >
dzuylynh 24.12.2013 22:25:57 (permalink)
0


t r o n g  t i m  t a  v ẫ n  c ó  m ặ t  t r ờ i  
sángtác | trình bày Dzuylynh

giữa sa mạc hoang vu đêm đầu Đông gía lạnh
mang trên vai thánh gía đời mình đi tìm ta
lấp lánh trời cao có ánh sao lẻ loi rực sáng chiếu màn đêm
Chúa giáng thế nâng nhân lọai đứng lên tìm lại mình đang lạc lối chốn ba sinh...
giữa sa mạc lửa thiêu thiên thu vắng bóng nụ cười
khi niềm tin chết đi những đóa gai vẫn hằng sống
vẫn nở những nụ cười hồng thắm ngát hương yêu
yêu con người yêu sa mac cát cháy hoang vu
Chúa giáng thế chịu đóng đinh trên thập gía 
hiến đời mình cho muôn lòai bình yên
ngày đăng quang vương miện là vòng gai rỉ máu
trên đỉnh giác như nhiên nhìn xuống gian trần
ta chợt thấy ngày đêm là huyễn mộng
nắng và mưa, bốn mùa là hư không
với niềm tin thắp sáng trong mùa Vọng
hạnh phúc an nhiên như cánh hoa xương rồng tỏa sắc giữa sa mạc hoang vu
hay chính là đóa Vô Ưu đang rực nở 
để thấy trong tim ta vẫn có ánh mặt trời...

lũnghòanghoa.trungtuần12.2013.dzuylynh.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.12.2013 22:31:05 bởi dzuylynh >
dzuylynh 25.12.2013 18:20:39 (permalink)
0
 KHOA HỌC KỸ THUẬT
Hé lộ thế giới bí ẩn của những người tin rằng, họ sẽ được khoa học hồi sinh trong tương lai...
 
Theo quan điểm của một số người, cuộc sống sau khi chết là sự tồn tại của linh hồn. Theo đó, khi xác thân tiêu biến, sẽ còn lại một cái gì đó huyền bí hiện vẫn chưa thể chứng minh bằng khoa học. 

Tuy nhiên, đối với những người bị ám ảnh bởi kỹ thuật đông lạnh - Cryonics, “một cuộc sống thứ hai”, hoặc chính xác hơn là cuộc sống được hồi sinh sau khi chết, mới là mục tiêu của họ.



Cryonics là một phương pháp sử dụng các thiết bị đặc biệt gây chết lâm sàng rồi bảo quản con người trong điều kiện lạnh, chờ đợi trong một tương lai không xa, họ sẽ được hồi sinh nhờ những tiến bộ vượt bật của y học. 

Vừa qua, một nhiếp ảnh gia người Anh tên là Murray Ballard đã công bố một bộ sưu tập ảnh mang tên: “Triển vọng của sự bất tử”. Bộ ảnh này được ông thực hiện trong 6 năm (từ 2006 - 2012) đã cho mọi người có cái nhìn cụ thể nhất về công nghệ Cryonics trên thế giới.





Não người có một đặc điểm là trí nhớ, nhân cách... đều được lưu trữ trong các tế bào trong não. Các tế bào này không yêu cầu não hoạt động liên tục để tồn tại. 

Nhiều người tin rằng, trong tương lai các nhà khoa học sẽ biết cách kích hoạt những tế bào này và làm não họ hoạt động trở lại với những ký ức sinh động nhất.





Công nghệ này được phát triển lần đầu tiên vào năm 1963 và tới nay chỉ có khoảng 250 người đã thực sự chết giả và được bảo quản nghiêm ngặt bằng phương pháp Cryonics.





Để được tham gia sử dụng phương pháp Cryonics, mỗi khách hàng phải trải qua những thủ tục vô cùng rườm rà. Như ở Hoa Kỳ, bạn phải lấy được giấy chết hợp pháp, nếu không những người bảo quản xác cho bạn sẽ mang tội danh giết người hoặc trợ tử.





Tiếp theo, các kỹ thuật viên làm khách hàng của mình chết lâm sàng bằng một liều thuốc làm tim ngừng đập. 





Toàn cơ thể được tẩm một lớp bảo quản lạnh, là những chất làm cho khí quản hay thực quản cùng các nội quan không đóng băng khi nhiệt độ xuống quá thấp.





Cuối cùng, cơ thể của khách hàng sẽ được bảo quản trong nitrogen lỏng ở nhiệt độ khoảng -200 độ C. Và từng ngày, họ chờ đợi sự thay đổi của y học thế giới.





Cryonics sẽ bảo quản cơ thể của khách hàng trong nhiều thập kỷ, có khi kéo dài cả thế kỷ vì vậy chi phí rất đắt đỏ. Đa số các công ty thực hiện lĩnh vực này đều yêu cầu thanh toán 300.000 USD (khoảng 6,2 tỷ VNĐ) trở lên, ngoài ra khách hàng phải cam kết nộp vào 300USD (khoảng 6,2 triệu đồng) mỗi năm.





Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều công ty Cryonics giá rẻ mọc lên. Qua đó, họ sẽ mua những bảo hiểm nhân thọ và khi họ chết công ty bảo hiểm sẽ trả một phần khoảng chi phí cho việc thực hiện Cryonics.





Phương pháp Cryonics cho đến nay vẫn là một điều tranh cãi thật sự cho thế giới khoa học. Nhiều người vô cùng hoài nghi và phản đối kịch liệt phương pháp này nhưng cũng không ít người cho rằng, nó thực sự khả thi cho việc cứu sống những bệnh nhân nan y.





Phần lớn những phản đối phương pháp Cryonics là do việc máu không còn lưu thông trong cơ thể sẽ dẫn đến những mô ở não sẽ thiếu máu cục bộ và ít nhiều bị phá hủy. Liệu thực sự, trong tương lai con người có thể phục hồi lại một bộ não một cách hoàn chỉnh nhất?





Trên quy định của pháp luật ở Hoa Kỳ hay châu Âu, những người tham gia Cryonics là những người đã chết và đang được mai táng theo một hình thức đặc biệt. Nếu như một ngày kia các trung tâm Cryonics bị nhà nước thu hồi hay phá sản, khách hàng của họ sẽ đi về đâu.





Dù có nhiều phản đối, nhưng Cryonics vẫn đang phát triển, có cả một hội gồm 62 nhà khoa học hàng đầu thế giới đã đứng ra ủng hộ cho các công ty Cryonics thực hiện phương pháp kỳ lạ này. Câu hỏi được đặt ra là liệu có một phép màu như những bộ phim viễn tưởng hay không? Câu trả lời vẫn đang bị bỏ ngỏ.

nguồn email ônggiáo

<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.12.2013 21:27:52 bởi dzuylynh >
dzuylynh 25.12.2013 21:18:19 (permalink)
0
TANTI AUGURI DI BUON NATALE e FELICE ANNO NUOVO 2014

KÍNH CHÚC QUÝ NIÊN TRƯỞNG, QUÝ THÂN HỮU VÀ CÁC BẠN
MỘT GIÁNG SINH AN LÀNH & NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG


Tiếng Chuông Giáo Đường - Hoàng Hoa / Thơ Nguyễn Văn Nhơn
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=YKMqQqq96XY[/YouTube]  
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.12.2013 00:48:03 bởi dzuylynh >
Phù vân 25.12.2013 23:24:14 (permalink)
0
Những thảm kịch kinh hoàng xảy ra đêm Giáng sinh
Thảm sát cả gia đình, không tặc tại Algeria, giẫm đạp chấn động nước Mỹ là những tấn bi kịch xảy ra trong đêm Noel.
 
Thảm sát gia đình Lawson
Giáng sinh năm 1929 là nỗi ám ảnh kinh hoàng với người dân sống ở vùng ngoại ô Bắc Carolina, Mỹ. Thậm chí, đây còn là một trong những chương đen tối nhất trong lịch sử tiểu bang này khi ông Charlie Lawson, 43 tuổi tự tay giết chết 6 người trong gia đình và đặt xác họ ngoài cửa trước khi nổ súng kết liễu cuộc đời.
 
Vào đêm Giáng sinh định mệnh, ông Lawson cầm khẩu súng lục, bắn chết vợ và 4 con ở cự ly gần. Sau đó, người đàn ông 43 tuổi tiếp tục đánh chết đứa con gái mới tròn 4 tháng tuổi. Sau khi thảm sát gia đình, người đàn ông mang thi thể vợ con ra đặt trước cửa với tư thế tay bắt chéo qua ngực. Cuối cùng, ông ta bước vào rừng và kết liễu cuộc đời mình bằng một phát đạn vào đầu.
Ảnh chụp gia đình Charlie Lawson. Ảnh: Toptenz.
 
Trước khi nổ súng bắn chết cả gia đình, Charlie Lawson sai người con trai cả là Arthur đi đâu đó nên người này may mắn thoát chết. Người ta vẫn chưa thể giải thích nguyên nhân Charlie Lawson thảm sát vợ con nhưng lại bắt người con lớn đi khỏi nhà. Dù gần một thế kỷ trôi qua nhưng ngôi nhà của gia đình Lawson vẫn khiến du khách sợ hãi mỗi khi tới thăm.
 
Cô bé chết bất thường đêm Giáng sinh
 
Cái chết của JonBenet Ramsey vào Giáng sinh năm 1996 thu hút rất nhiều sự chú ý của người Mỹ. Sau 8 giờ mất tích, người ta tìm thấy thi thể Ramsey trong tầng hầm của căn nhà. Thi thể cô bé nằm dưới tấm chăn màu trắng, chết trong tư thế bị bịt miệng. Kết quả khám nghiệm hiện trường cho thấy, cô bé hoàn toàn không bị xâm hại tình dục.

Hung thủ đằng sau cái chết của JonBenet Ramsey vẫn là điều bí ẩn. Ảnh: Toptenz.
 

Trong thời gian dài, cảnh sát nỗ lực tìm hung thủ đằng sau cái chết của cô bé tội nghiệp. ADN của mẫu vật chứng tìm thấy trên thi thể cô bé hoàn toàn không trùng khớp với các thành viên trong gia đình. Cảnh sát còn không phát hiện kẻ tình nghi và động cơ khiến cô bé tội nghiệp bị giết hại. Người ta không thể làm gì kẻ thủ ác đứng đằng sau vụ tấn công.
 
Không tặc đêm Giáng sinh
 
Mùa Giáng sinh năm 1994, chuyến bay số hiệu 8969 của hãng hàng không Pháp Air France chuẩn bị cất cánh từ sân bay Alger của Algeria thì bị 4 tên không tặc không chế. Chúng là thành viên của một tổ chức Hồi giáo cực đoan đòi thành lập nhà nước Sharia ở Algeria. Trang bị súng máy, bom và lựu đạn tự chế, chúng khống chế và bắt 220 người trên máy bay làm con tin.
 
Lực lượng phản ứng nhanh của Pháp giải cứu con tin trên chiếc máy bay của Air  France. Ảnh: Toptenz.
 
Lúc đầu, bọn không tặc thả hơn 50 con tin, giả vờ đàm phán để chiếc máy bay cất cánh, tiến vào không phận Paris trước khi lao thẳng nó vào tháp Eiffel, biểu tượng của nước Pháp. Nhận được tin mật báo, chính phủ Pháp không cho phép chiếc máy bay cất cánh khỏi sân bay Marigane ở thành phố Marseille, nơi nó buộc phải hạ cánh để tiếp nhiên liệu trên đường tới Paris.
 
Khi những kẻ không tặc tỏ thái độ cứng rắn đòi tiếp tục hành trình tới thủ đô nước Pháp, lực lượng phản ứng nhanh của Pháp được lệnh tấn công. Hai tên khủng bố trong buồng lái bị bắn chết ngay lập tức, hai tên còn lại bị hạ sau đó vài phút. Cả 4 kẻ khủng bố bị bắn hạ nhưng ít nhất 3 hành khách, trong đó có tùy viên thương mại của Đại sứ quán Việt Nam tại Algerie, thiệt mạng.
 
Giẫm đạp kinh hoàng đêm Giáng sinh 1913
 
Chiếc cầu thang hẹp, nơi vụ giẫm đạp kinh hoàng xảy ra. Ảnh: Toptenz.
 
Trong buổi lễ Giáng sinh năm 1913, tiếng hô “cháy” biến bữa tiệc của công nhân và gia đình họ ở hạt Calumet, bang Michigan, Mỹ trở thành bi kịch. Ngay sau tiếng hô, hàng trăm người chen lấn nhau thoát khỏi khu vực đang tổ chức bữa tiệc. Đám người dồn ứ lại tại khu vực cầu thang hẹp, gây ra sự cố giẫm đạp nghiêm trọng.
Ít nhất 73 người, trong đó có 59 trẻ em thiệt mạng trong vụ giẫm đạp. Rất nhiều người khác bị thương nặng. Số lượng người chết và bị thương khiến cả hạt Calumet chấn động. Cảnh sát không thể xác định danh tính hay động cơ khiến kẻ nào đó cố tình hô “có cháy” tại buổi tiệc Giáng sinh năm 1913.
 
Chiến tranh mùa Giáng sinh 1896
 
Những ngày cuối tháng 12/1896, một công nhân da trắng ở Mayfield, Kentucky, Mỹ đã sai lầm khi treo bức ảnh treo cổ một người đàn ông da đen. Như giọt nước tràn ly, người da màu ở Mayfield nổi loạn, thổi bùng cuộc xung đột sắc tộc lớn nhất tại bang Kentucky, gây ra tình trạng bất ổn kéo dài.
 
Cả người da đen và người da trắng đều vũ trang hết mức có thể. Người da trắng biến ngôi nhà của mình trở thành lô cốt để ngăn các cuộc tấn công của người da màu. Những ngày 23-24/12/1896, Mayfield như đang trong tình trạng chiến tranh. Người ta bắn hàng trăm viên đạn, đập vỡ kính cửa sổ hay thậm chí nã đạn vào nhau. Rất nhiều người thương vong trong cuộc chiến.
 
Tai nạn tàu hỏa đêm Giáng sinh 1951
 
Thảm họa Tangiwai là tai nạn đường sắt tồi tệ nhất lịch sử New Zealand xảy ra lúc 22h30 phút đêm Giáng sinh năm 1951. Vào đêm định mệnh, cơn lũ mạnh cuốn phăng cột đỡ của cây cầu trên sông Whangaehu chỉ vài phút trước khi đoàn tàu lao tới. Trọng lượng của đoàn tàu khiến cây cầu đổ sập xuống sông, làm 5 toa tàu chìm xuống nước.
 
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Toptenz.
 
Vụ tai nạn cướp mạng sống 151 người, trong đó 20 người bị nước cuốn trôi. Họ là những người đang vội vã về nhà để sum họp cùng gia đình khi chỉ vài giờ nữa là tới thời khắc thiêng liêng. Vụ tai nạn đêm Giáng sinh năm 1951 khiến cuộc sống của nhiều gia đình thay đổi hoàn toàn.
 
Động đất mùa Giáng sinh
 
Thành phố Bam của Iran trở thành đống đổ nát sau trận động đất kéo dài 8 giây mùa Giáng sinh năm 2003. Xảy ra lúc 2h sáng ngày 26/12/2003, trận động đất mạnh 6,6 độ richter giết 26.271 người Iran lúc họ đang ngon giấc. Hầu hết nạn nhân của trận động đất thiệt mạng do nhà sập.
Thành phố Bam tan hoang sau động đất. Ảnh: Toptenz.
 
Trận động đất trong 8 giây làm hư hại 90% nhà cửa và các công trình công cộng trong thành phố. Hơn 100.000 người mất nhà cửa, 30.000 người bị thương nặng. Nó được xem là một trong những trận động đất nghiêm trọng nhất lịch sử thế giới.
 
Sóng thần ở châu Á
 
Đúng một năm sau thảm họa động đất ở Iran, một cơn địa chấn khác ngoài khơi Ấn Độ Dương gây ra trận sóng thần ngày 26/12/2004, tàn phá nghiêm trọng những khu vực ven biển Ấn Độ Dương ở châu Á và châu Phi. National Geographic cho biết, trận động đất có sức mạnh tương đương 23.000 quả bom nguyên tử, tạo ra những đợt sóng cao hơn 15 m ập vào đất liền
Hậu quả của trận sóng thần năm 2004. Ảnh: Toptenz.
 
Các báo cáo thiệt hại cho biết, khoảng 230.000 người chết hoặc mất tích vì sóng thần. Hàng triệu người khác mất nhà cửa. Do sóng thần xảy ra đúng dịp nghỉ lễ Giáng sinh nên số lượng du khách phương Tây tử nạn ở các khu du lịch ven biển của Indonesia và Thái Lan tăng đột biến. Động đất kèm theo sóng thần trên biển Ấn Độ Dương được xem là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất lịch sử loài người.
 
Thảm sát đêm Giáng sinh ở Congo
 
Mùa Giáng sinh năm 2008, thế giới vô cùng bàng hoàng trước vụ thảm sát kinh hoàng ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Các thành viên lực lượng chống chính phủ mang tên Quân đội Thánh chiến Uganda bắt đầu vụ thảm sát từ nhà thờ trong ngày Giáng sinh năm 2008 trước khi tiến dần vào ngôi làng, giết chết bất kể ai chúng nhìn thấy.
 
Một số báo cáo cho biết, những kẻ thủ ác giết người bằng súng đạn và dao phay. Chúng chém nạn nhân tới chết, cắt môi và tai của họ. Những người khác bị dồn vào một tòa nhà và châm lửa thiêu sống. Chúng không sát hại trẻ em nhưng bắt cóc và bán các em làm nô lệ tình dục hoặc đào tạo chúng trở thành phiến quân.
 
Vụ thảm sát khiến toàn bộ ngôi làng xấu số bị phá hủy và khoảng 620 người chết. Người ta cáo buộc, đây là một trong những vụ thảm sát tàn bạo, vô nhân đạo nhất từng xảy ra. Tuy nhiên, chỉ vài kẻ tham dự vụ thảm sát phải chịu sự trừng phạt của công lý.
 
Theo Zing
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.12.2013 23:25:52 bởi Phù vân >
dzuylynh 25.12.2013 23:33:30 (permalink)
0
Phân Biệt ngày 24 và ngày 25 trong lễ giáng sinh
Đi tìm sự thật đằng sau những lầm tưởng thông thường về hai ngày tổ chức lễ Giáng sinh…

Lễ Giáng sinh hay lễ Thiên Chúa giáng sinh là dịp kỷ niệm ngày Chúa Jesus được sinh ra tại Bethlehem, xứ Judea, nước Do Thái. Người ta ước tính thời điểm đó vào khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2. Thực chất, Giáng sinh và lễ Noel là một. Cụm từ Noel có gốc từ tiếng La-tinh “nãtãlis” có nghĩa là ngày sinh.

  Tuy nhiên, tài liệu ghi trong sách Phúc âm Matthew nói rằng, tên gọi Noel xuất phát từ tước hiệu Emmanuel, tiếng Do Thái có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi phổ biến là Christmas. Cụm từ này có thể tách thành hai tiếng “Christ” và “Mas”. “Christ” có nghĩa là “Đấng được xức dầu” – tước hiệu của Chúa Jesus còn tiếng “Mas” có nghĩa là thánh lễ.
 
Thông thường, lễ Giáng sinh được tổ chức từ đêm ngày 24/12 cho tới hết ngày 25/12. Tại sao một sự kiện lại được cử hành trong tận 2 ngày? Đấy là bởi người Do Thái cho rằng, một ngày mới bắt đầu từ lúc hoàng hôn, do đó người ta mới tổ chức sớm từ đêm tối ngày 24 (gọi là lễ vọng) trước khi tổ chức chính thức trong cả ngày 25 (gọi là lễ chính ngày).
 
1. Đêm 24/12 - ngày “lễ vọng” của Giáng sinh
 
Như đã nói ở trên, theo Công giáo Roma, đêm 24/12 là thời điểm “lễ vọng” được tổ chức thêm nhằm thu hút đông đảo người tham gia hơn. Vào đêm đó, tất cả các địa điểm như thánh đường hay mỗi hộ gia đình đều trang trí hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria. Ở xung quanh đó là những chú lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, thánh Giuse...
 
Mặt khác, hình ảnh ngày 24/12 còn gắn liền với sự ra đời của cây thông Giáng sinh. Theo lịch sử, vào giữa năm 2000 và 1200 TCN, người ta đã nói về một loại cây thông Epicea được trang trí bởi hoa, quả và lúa mì gắn liền với ngày 24/12, ngày tái sinh của Mặt trời.
 
Người ta kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Anh, Thánh Boniface (sinh năm 680) trên đường hành hương tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái tập trung quanh một cây sồi lớn và dùng một đứa trẻ để tế thần.
 
Ðể ngăn cản buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng, cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế. Từ đó, người ta trồng cây thông con để dùng trong lễ Giáng sinh - biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới.
 
2. Ngày 25/12 - ngày lễ chính của Giáng sinh
 
Có rất nhiều người cho rằng, ngày 25/12 mới là ngày Chúa Jesus thực sự ra đời nên 25/12 mới chính là Giáng sinh thật sự. Song điều này là không hoàn toàn chính xác.
 
Cho tới nay, chưa có tài liệu nào dám khẳng định chắc chắn Chúa Jesus có phải sinh ra vào ngày đó hay không. Tất cả những gì ta biết chỉ là Chúa Jesus sinh ra vào một đêm tối trong hang đá, một số người chăn chiên được thiên sứ báo tin đã tìm đến để thờ phụng Chúa.
 
Sau sự kiện này, lễ Giáng sinh bắt đầu được các tín đồ Cơ đốc tổ chức ăn mừng. Ban đầu, trước sự cấm đoán và bắt bớ của chính quyền La Mã, họ đã bí mật chọn ngày 25/12 để tổ chức - trùng đúng vào ngày lễ “Thần Mặt trời” (Feast of The Sol invictus) của người La Mã.
 
Trong một thời gian dài, chính quyền La Mã đã không thể phát hiện các Cơ đốc nhân hân hoan mừng vui chào đón sự kiện Chúa Jesus đến trần gian vì họ đã tổ chức trùng ngày đại lễ của quốc gia La Mã lúc bấy giờ.
 
Sau đó khoảng 300 năm, vào năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I bỏ đa thần giáo và theo Cơ đốc giáo. Ông cho hủy bỏ lễ thờ thần Mặt trời. Ngày 25/12 từ đó mới được trở thành ngày lễ mừng sinh nhật của Chúa Jesus.
 
Tuy nhiên, cũng phải đến năm 354, Giáo hoàng Libero công bố ngày 25/12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Chúa Jesus. Và khi Cơ đốc giáo phổ biến vào khoảng thế kỷ IV, Giáng sinh bắt đầu được tổ chức thường xuyên và đều đặn.
 
Như vậy ngày 25/12 chỉ là một ngày quy ước của toàn thế giới, để kỷ niệm một sự kiện có thật của lịch sử, sự kiện Con Đức Chúa Trời giáng thế làm người, để hoàn thành sứ mạng cứu rỗi nhân loại.
 
Theo Khoahọc
Thay đổi trang: << < 313233 > >> | Trang 31 của 58 trang, bài viết từ 451 đến 465 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 7 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9