GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 373839 > >> | Trang 37 của 58 trang, bài viết từ 541 đến 555 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Phù vân 13.02.2014 22:28:51 (permalink)
0
                                                                         
                                   
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
Hoa tuyết : sự tạo thành kỳ diệu của thiên nhiên

Bạn có biết vì sao hoa tuyết có những hình dạng rất phức tạp nhưng đối xứng hoàn hảo không? Và bạn có biết rằng không có hai hoa tuyết nào hoàn toàn giống nhau không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu Vật lý về các hoa tuyết!

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nhìn thấy hình ảnh những hoa tuyết bằng giấy được dán lên tường trang trí trong dịp lễ hội mùa đông. Kích thước của mỗi hoa tuyết chỉ cỡ 1 mm, là những hình đối xứng lục giác rất phức tạp nhưng cũng rất hoàn hảo, không lẽ có những hoa tuyết như thế này thật sao?

Cấu trúc tinh thể của nước ở thể rắn
Nước ở thể rắn có cấu trúc tinh thể lục giác. Hình 1 mô tả tinh thể nước đá dưới những góc nhìn khác nhau, trong đó, chấm màu đỏ biểu diễn các phân tử Oxy, còn các gạch nối màu xám chính là các nguyên tử Hydro. Vì nước có công thức phân tử là H2O, nên xung quanh mỗi nguyên tử Oxy có hai nguyên tử Hydro. Chính tính đối xứng lục giác của các tinh thể nước ở thể rắn đã làm cho hoa tuyết cũng có tính đối xứng lục giác.

Hình 1: Cấu trúc tinh thể của nước ở thể rắn
Bạn có thể hỏi: nếu vậy thì nước trong tủ lạnh cũng đông đặc thành thể rắn, vì sao nó không có dạng đối xứng như hoa tuyết? Bởi vì nước trong tủ lạnh chuyển từ thể lỏng sang thể rắn, còn hoa tuyết được hình thành khi nước chuyển trực tiếp từ thể hơi sang thể rắn (hơi nước ngưng tụ thành hoa tuyết – quá trình này diễn ra trong các đám mây). Chính vì vậy mà hoa tuyết thì có dạng đối xứng trong khi nước đá thì không.

Hình 2: Các tinh thể lập phương có khuynh hướng lấp vào những chỗ còn khiếm khuyết (có các liên kết chưa hoàn thành) cho đến khi tất cả các mặt đều bằng phẳng. Điều tương tự xảy ra với các tinh thể lục giác của nước.
Bạn lại có thể phản biện: nhưng cấu trúc đối xứng lục giác của tinh thể nước ở thể rắn (ở cấp độ vi mô) chưa chắc sẽ tạo nên cấu trúc đối xứng lục giác của hoa tuyết (ở cấp độ vĩ mô), cũng giống như nếu gom nhiều khối lục giác đều lại một cách ngẫu nhiên thì chưa chắc ta có được một khối lục giác đều lớn.

Để làm rõ điều này, ta hãy xem xét kỹ hơn quá trình hình thành một tinh thể tuyết. Ban đầu, một nhóm phân tử nước kết hợp ngẫu nhiên với nhau, tạo thành một tinh thể với bề mặt gồ ghề. Ở những chỗ gồ ghề đó, các liên kết giữa các phân tử nước chưa được lấp đầy (nghĩa là các gạch nối màu xám trong hình 1 còn bị đứt quãng nhiều chỗ chứ chưa khép kín thành lục giác). Khi đó, các phân tử nước đến sau có xu hướng lấp vào những chỗ gồ ghế ấy để hoàn thành các liên kết còn bị đứt quãng, cho đến khi tất cả các mặt đều bằng phẳng như nhau. Hình 2 minh họa quá trình này với tinh thể đối xứng tứ giác. Tương tự, những tinh thể nước đối xứng lục giác sẽ tạo thành tinh thể băng cũng có tính đối xứng lục giác.

Đến đây, chúng ta chỉ mới hiểu được vì sao tinh thể tuyết có tính đối xứng lục giác. Phần tiếp theo sẽ giải thích sự tạo thành những hoa văn cầu kỳ, phức tạp của hoa tuyết.

Hình 3 mô tả quá trình hình thành một hoa tuyết. Như đã giải thích ở trên, khi các hạt băng li ti kết hợp với nhau, chúng tạo thành một hình trụ đối xứng lục giác (bước 2 trong sơ đồ ở hình 3). Khi những tinh thể hình trụ này trở nên ngày càng to lớn hơn, chúng “mọc” thêm 6 nhánh từ 6 đỉnh của lục giác. Nguyên nhân của sự mọc nhánh này như sau: Trên một tinh thể hình trụ thì các đỉnh nhô ra nhiều hơn những phần còn lại. Do đó, các đỉnh chính là nơi đón nhận các tinh thể li ti đến nhập vào khối tinh thể lớn nhiều hơn là các phần khác. Kết quả là các đỉnh này phát triển nhanh hơn các phần còn lại, tạo thành các nhánh mọc ra từ các đỉnh. Các nhánh này cũng là những hình trụ lục giác (do cũng là các tinh thể băng), nên từ đó lại mọc ra các nhánh phụ nữa do cùng nguyên nhân như trên. Rồi từ các nhánh phụ lại mọc ra các nhánh con nữa, và cứ thể tiếp tục. Quá trình này tạo nên sự phức tạp của các hoa tuyết, và cũng giải thích vì sao các nhánh của hoa tuyết có dạng giống thân cây.
Đến đây, điều cuối cùng (và cũng rất thú vị) cần giải thích nữa là vì sao 6 nhánh của một hoa tuyết gần như hoàn toàn giống nhau, trong khi không thể tìm được hai hoa tuyết hoàn toàn giống nhau. Trong quá trình các nhánh được tạo thành thì tinh thể di chuyển không ngừng trong đám mây, đến những nơi có nhiệt độ và độ ẩm (hai yếu tố quan trọng nhất quyết định hình dạng của hoa tuyết – sẽ được đề cập ngay sau đây) khác nhau. Tuy nhiên, vì tinh thể rất nhỏ bé, nên dù nó có đi đến đâu thì cả tinh thể vẫn chịu cùng một nhiệt độ và độ ẩm như nhau, và do đó mà các nhánh phát triển đồng đều nhau, tạo nên những hình dạng giống nhau ở cả 6 nhánh. Và cũng vì các tinh thể di chuyển một cách ngẫu nhiên, nên không có hai tinh thể nào trải qua cùng một điều kiện nhiệt độ và độ ẩm như nhau. Kết quả là không có hai hoa tuyết nào hoàn toàn giống nhau.

Tùy điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của không khí nơi hoa tuyết được tạo thành mà hoa tuyết sẽ có những hình dạng khác nhau. Biểu đồ hình thái dưới đây cho biết hình dạng của hoa tuyết tương ứng với điều kiện hình thành nên nó.

Ví dụ, hoa tuyết dạng đĩa mỏng và hoa tuyết hình sao được hình thành khi nhiệt độ khoảng -2 độ C, trong khi dạng que và dạng kim hình thành ở gần -5 độ C. Ở khoảng -15 độ C, hoa tuyết dạng đĩa và dạng sao xuất hiện trở lại. Hỗn hợp hoa tuyết dạng đĩa và dạng que được hình thành khi nhiệt độ khoảng -30 độ C. Cũng từ biểu đồ này ta nhận thấy rằng, độ ẩm càng cao (càng về phía trên của biểu đồ) thì hoa tuyết được tạo thành càng phức tạp và ngược lại. Hoa tuyết dạng kim dài và dạng đĩa được hình thành khi độ ẩm rất cao (gần 100%).


Hình 4: Biểu đồ hình thái của hoa tuyết (Ảnh: Pandasthumb.org)
Vì sao tuyết có màu trắng? Có tuyết màu khác không?

Tuyết có màu trắng. Điều đó ai cũng biết, thật hiển nhiên, đến nỗi người ta dùng tuyết để làm chuẩn cho màu trắng (“trắng như tuyết”), và chuyện cổ tích từ xa xưa cũng có nàng Bạch Tuyết. Thế nhưng, bạn có bao giờ tự hỏi vì sao tuyết có màu trằng chưa? Và liệu có tuyết màu khác không?

Bản thân hoa tuyết là một tinh thể trong suốt, giống như thủy tinh. Tuy nhiên, cả một đám tinh thể tuyết gom lại với nhau sẽ có màu trắng, cũng giống như khi bạn nghiền nhỏ thủy tinh ra thì nó sẽ có màu trắng. Nguyên nhân vật lý của việc này là như sau. Tia sáng tới bị phản xạ một phần trên bề mặt tinh thể tuyết. Khi có rất nhiều các bề mặt như vậy, thì tia sáng bị phản xạ nhiều lần và thậm chí có thể bị tán xạ ngược trở lại. Hầu hết các ánh sáng đơn sắc đều bị tán xạ khá tốt, nên chúng ta nhìn thấy tuyết có màu trắng.

Thực tế, các tia sáng cũng bị hấp thụ một phần khi chúng phản xạ qua lại giữa các bề mặt, trong đó ánh sáng màu đỏ bị hấp thụ mạnh hơn ánh sáng màu xanh. Thực nghiệm cho thấy, ánh sáng có bước sóng khoảng 470 nm (giữa màu xanh lục và xanh dương) là ít bị hấp thụ nhất. Cho nên, nếu đào sâu vào một lớp tuyết, ta có thể nhìn thấy tuyết có màu xanh.
__________________
Một số hình ảnh hoa tuyết (Ảnh: Newsfromrussia.com)















<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.02.2014 22:32:30 bởi Phù vân >
dzuylynh 17.02.2014 02:16:13 (permalink)
0
                                  


Vĩnh biệt Phây-búc!
 

           

                                Thằng con trai 28 tuổi ế chỏng ế chơ của tôi một hôm bỗng tuyên bố giữa bữa cơm:
- Chủ nhật này con đưa bạn gái con về giới thiệu với ba mẹ được không? 
Vợ tôi tròn mắt:
- Con? Có bạn gái?
Thằng khỉ làm bộ mặt nghiêm nghị:
- Mẹ làm gì vậy? Tại con chưa muốn thôi, chứ muốn là… 30 giây! Xếp hàng cả đống!
- Thì con cứ đưa về đi - tôi có ý kiến - Nhà mình thoải mái!
Vợ tôi lườm tôi:
- Thoải mái gì? Không phải ai muốn vô nhà này cũng được đâu! Bạn trước đã! Thấy được rồi mới muốn gì muốn nha!
Thằng con tôi cười hehe:
- Không phải được mà là quá được! Mẹ thấy là chịu liền cho coi! Công dung ngôn hạnh đầy!
- Nó tên gì? Mấy tuổi? Làm gì? - vợ tôi thăm dò.
- Dạ tên Trang, 24 tuổi, làm phòng kế toán cùng công ty với con.
- Vậy là tuổi con ngựa?
- Dạ.
Vợ tôi tính trong 10 giây:
- Dần với Ngọ… Nằm trong “tam hợp”. Cũng hợp với mẹ luôn. Được!
- Em thiệt tình! - tôi nhăn nhó - Giờ này mà cứ mê tín! Thử nó mê đứa nào “tứ hành xung” coi em có cản được không?
- Sao không? - vợ tôi trừng mắt - Không phải vụ tuổi nhưng phải có chuẩn đàng hoàng chứ! Nhà này không có chuyện con đặt đâu cha mẹ ngồi đó đâu!
Con tôi tỉnh bơ:
- Con bảo đảm mẹ thấy là chịu liền mà!
Đến lượt tôi sực nhớ:
- Con nói nó tên Trang?
- Dạ. Sao ba?
- Trời! Ba lo nhứt chuyện này, sao lại dính đúng luôn vậy?
- Gì vậy anh? - vợ tôi hỏi.
Tôi thở dài:
- Thì thằng con mình tên Nghĩa! Tên hai đứa gộp lại…
Con tôi ngoác miệng cười:
- Nghĩa Trang! Hehe! Tụi bạn con chọc rồi! Càng vui! Đích đến cuối cùng của mọi người mà!
Rồi nó nghiêm lại, chốt hạ:
- Vậy trưa chủ nhật nha ba mẹ! Trang sẽ đi chợ rồi tới đây sớm để phụ làm cơm với mẹ…
*
Mới chín giờ sáng chủ nhật, Trang chạy xe máy tới, phía trước vừa treo vừa chất mấy bịch hàng mới mua ở siêu thị. Tiêu chuẩn “công” và “dung” có vẻ đúng. Con nhỏ mặt mày dễ coi, sáng sủa, tướng tá gọn gàng, ăn mặc lịch sự. Đi chợ nhanh nhẹn thế kia, chắc là chuyện thường làm. Nó vui vẻ chào tôi và vợ tôi rồi ào ào xách đồ vào nhà và bất chợt… rú lên:
- Trời! Đẹp quá!
Thì ra đó là cái bình hoa vợ tôi lo đi mua cắm từ sáng sớm để trên bàn ăn để chuẩn bị tiếp khách đặc biệt. Trang móc ngay điện thoại, chụp hình lia lịa, rồi nhí nhoáy bấm tới bấm lui một lúc mới cười khì:
- Xong!
Nó bắt đầu bày biện các thứ vừa mua đầy mặt bàn trong bếp. Vợ tôi mon men tới gần, bị nó mời:
- Bác để con làm đi! Có gì thì anh Nghĩa phụ. Con làm hai món thôi, nhanh lắm! Bún chả giò, xúp mì ngôi sao nấu thịt bằm. Bảo đảm ngon, no!
- Để bác rửa rau cho? - vợ tôi rụt rè.
- Dạ không!
Sau lời tuyên bố chắc nịch, Trang nhào qua rửa rau. Nó vặn một chậu nước đầy, thảy rau vô và cứ vừa xả nước ào ào vừa kỳ cọ từng cọng rau. Tôi biết chắc bà vợ mình đang xót cho cái đồng hồ nước đang quay kim vèo vèo nhưng rất lạ là bà lại im ru, làm như đang bị khớp trước nàng dâu tương lai hậu hiện đại.
- Rửa rau dưới vòi nước đang chảy mới tốt nha bác! - Trang quay qua nói với vợ tôi, rồi mặc cho vòi nước chảy xối xả, nó lại móc điện thoại ra bấm bấm, vừa coi vừa chỉ đạo thằng con tôi làm này làm nọ, điều mà chưa bao giờ thằng khỉ làm cho mẹ.
Vợ tôi len lén đi tới nhìn vô cái điện thoại coi có gì trong đó. Trang cười:
- Con coi lại Gu-gồ chỉ làm chả giò cho chắc bác ơi!
Bữa ăn rồi cũng được dọn ra, bày biện đẹp mắt. Thằng Nghĩa mặt tươi rói xoa tay mời ba mẹ vào bàn. Vợ chồng tôi vừa cầm đũa thì Trang đưa tay cản lại:
- Hai bác chờ con xíu!
Nó lại cầm điện thoại chụp xạch xạch xạch, lại nhoay nhoáy bấm bấm một lúc. Vợ tôi không thể không thắc mắc:
- Con làm gì vậy?
- Dạ con pốt Phây-búc (*).
- Là cái gì?
- Dạ là mạng xã hội đó bác! Vui lắm! Con pốt cho các bạn biết con đang èn-choi trưa nay cho tụi nó thèm chơi. Đó, đó, tụi nó còm lia lịa rồi nè! - Trang đưa điện thoại qua cho Nghĩa coi. Thằng nhỏ vừa đọc vừa cười tủm tỉm.
- Hai bác lớn tuổi nên chơi Phây-búc cho đỡ buồn. Ngồi một chỗ trò chuyện, trao đổi thông tin, hình ảnh khắp thế giới với cùng lúc cả ngàn người bạn. Lại được thoải mái nói tâm trạng của mình, bình luận chuyện người khác, chém gió, chơi games, nghe nhạc, xem phim thoải mái… Cả gia đình, dòng họ ngồi một chỗ vẫn biết hết nhứt cử nhứt động của nhau. Anh Nghĩa! Sao anh không chỉ hai bác chơi Phây-búc vậy? -  Trang cự Nghĩa.
- Sợ ba mẹ nói mất thời giờ! Ba mẹ hay la anh mỗi lần anh thức khuya để chat - Nghĩa nói.
- Trời, vậy mà còn không biết chỉ hai bác chơi! Ba má em cũng cự em, em chỉ xong là mỗi người ôm một cái điện thoại, hết la hehehe! Vui lắm hai bác ơi!
*
Bạn bè tôi cũng chơi Phây-búc lâu nay, có rủ tôi nhưng tôi giấu dốt, làm bộ chê là trò vớ vẩn, mất thì giờ. Sau buổi gặp Trang, thằng Nghĩa bắt đầu hướng dẫn tôi vào cuộc. Từng bước một, tôi dần dần bị cuốn hút vào trò chơi mới. Cũng động chút là chụp hình, pốt, ghi sì-ta-tớt, like, còm… cả ngày. Bạn bè đông dần, trong đó bạn ngoài đời càng ngày càng ít hơn bạn ảo. Các bạn ảo này mới là vui, vì chả quen biết gì, thậm chí cái tên cũng ảo, thí dụ Loài hoa bé dại, Ai thèm nhớ anh, Thiên thần mắc đọa, Cá mập chết đuối... Hầu hết không biết mặt mũi thế nào. Có người đưa con chim, bông hoa, cờ nước... làm ảnh đại diện. Kể cả họ có đưa ảnh chân dung thì cũng không có gì bảo đảm là thật. Bạn ảo thì khỏi úy kỵ, bình luận ào ào, khen chê chửi rủa vung vít. Nói chung dù là một thế giới ảo, Phây-búc đúng là vui ra phết, y lời con dâu tương lai đã nói, tha hồ tán dóc. Tôi còn thấy sở dĩ nó được thiên hạ khoái như điên vì còn là một phương tiện tự sướng vô địch về mặt tinh thần. Từ đó lúc nào tôi cũng kè kè cái điện thoại bên cạnh, đến mức đi ngủ cũng để một bên, thấy rung báo có tin là lại mở ra bấm bấm nhấn nhấn.
Vợ tôi nổi điên:
- Anh cười thằng Nghĩa con Trang rồi bây giờ còn lậm hơn tụi nó! Anh vừa phải thôi nha! Toàn trò chuyện với mấy đứa con gái thôi phải không?
- Con gái đâu mà con gái! - tôi chống chế.
- Hôm nọ anh nằm bấm, tôi nhìn thấy rồi! Toàn hình con gái! Mê quá há! Anh coi chừng tôi, lộn xộn tôi cho anh lên đường ngay tức khắc!
Khi vợ xưng “tôi” là biết có chuyện rồi! Tôi kêu trời:
- Không có đâu em ơi. Bạn ảo thôi, có gặp đâu! Chơi cho vui thôi mà! Em cũng chơi đi cho vui? Bạn của anh cũng là bạn của em - tôi đề nghị.
- Không! Tôi không có rảnh! Mà tưởng tôi ngu hả, mấy người tạo group  riêng, có trời mới biết đang nói gì với nhau!
Tôi sửng sốt nhìn vợ. Sao nàng lại biết cả vụ này nữa trời? Vợ tôi như hiểu cái nhìn ấy, cười:
- Vợ anh không ngu đâu nha! Coi chừng đó! Bạn gái ảo thôi phải không? Nhất định không gặp phải không?
- Đúng rồi! Em tin anh đi! - Tôi nói chắc như bắp.
*
Bất ngờ có một cô gái với gương mặt đẹp như mơ và cái tên cũng quá thơ mộng - Giọt nắng bên thềm - xuất hiện xin làm bạn với tôi, cùng dòng nhắn tin: “Qua bạn bè, em rất thích những lời bình của anh. Xin anh cho em được làm bạn. Có thêm một người bạn tốt, cảm thông, chia sẻ, cuộc sống của mình sẽ nhẹ nhàng hơn”. Trời, hay như vậy làm sao tôi từ chối? Giọt nắng bên thềm tỏ ra là một cô gái rất thông minh, tinh tế, đặc biệt qua những câu chat riêng tỏ ra rất hiểu tôi. Em nói mới 30 nhưng đã một lần dang dở. Em nói mới chơi Phây nên rất ngại việc phơi bày rộng rãi cảm xúc riêng tư. Không hiểu sao em lại tin tôi và rất thích trò chuyện với tôi, nên xin được tạo group riêng hai người. Thấy không hại gì, tôi... nhận lời. Từ đó thỉnh thoảng tôi lại được xem những tâm trạng buồn vui của Giọt nắng , những tấm hình Giọt nắng  thật đẹp trong những bộ quần áo thời trang, kể cả bikini gợi cảm trên bãi biển... Tôi bắt đầu chat thường xuyên với Giọt nắng , điều lạ là em chỉ chat vào ban ngày, lúc tôi đi làm. Em xin lỗi tôi, nói là ban đêm không tiện, sẽ giải thích với tôi sau. Càng ngày em càng tỏ ra có tình cảm với tôi, hôm nào em không lên Phây, tôi cũng thấy thiêu thiếu, nhơ nhớ.
Một hôm bất ngờ em nhắn: “Chắc em không chơi Phây nữa, hoặc sẽ bỏ group của mình và lock anh luôn. Em nghĩ đến anh nhiều quá! Mà anh thì đã có gia đình... Em rất ngại... ”. Tôi hốt hoảng: “Đừng em! Không sao đâu, không có chuyện gì đâu. Mình chỉ là bạn trên Phây thôi mà...”. “Nhưng em cứ nghĩ đến anh và muốn gặp anh. Em không thích chỉ làm bạn ảo của anh. Anh có cho em gặp không? Em muốn mời anh ăn sáng uống cà phê, từ nay mình sẽ trò chuyện ngoài đời thỏa thích với nhau...”.
Bạn nghĩ tôi có thể từ chối lời mời ấy được không?
Và tại quán cà phê Chiều tà thơ mộng, tôi đã gặp Giọt nắng bên thềm. Đó chính là... vợ tôi! Hix! Với sự hướng dẫn tích cực của cô dâu tương lai tuổi Ngọ, nàng đã sử dụng Phây-búc thành thạo và cho tôi một vố nhớ đời...
Vĩnh biệt Phây-búc!

NGUYỄN  ĐÔNG  THỨC
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.02.2014 02:22:05 bởi dzuylynh >
Đóa Hồng Tím 20.02.2014 20:09:40 (permalink)
0

gió vẫn dậy bụi hồng trăm năm cũ *
bờ phù sa bến lở ngàn thu xưa
môi năm tháng pha son hồng thương nhớ
khóe tình yêu hương nhạt tự bao giờ...
*
bụi theo gió đưa tin người thuở ấy
nắng chìu mưa, làm lở cả đất trời
chọn bốn mùa cho miên trường sống lại
giấc Xuân thầm thì gọi cố nhân ơi...
 *
mai tìm kiếm mấy giấc mơ  bay mất
ngay từ ngày thơ ấu đã chia tay
còn có chút  trinh nguyên, đời thất lạc
trên lối về yên ấm chợt lung lay
 *
gió vẫn thổi bụi hồng xoay tứ hướng
hạt buông rơi thành một khối sương mù
môi đưa đón lời tình em đã mượn
mua con đường trở lại tuổi vài Thu
 
đht
* thơ Gió Bụi
 




 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.02.2014 20:10:52 bởi thương yêu >
SongHuong 21.02.2014 19:29:04 (permalink)
0

 
 
NGÀY MAI CON VỀ THĂM MẸ

Ngày mai con về thăm mẹ
Đêm nay lòng gởi Câu Lâu
Thu Bồn mùa này sương trắng
Gió lùa xao xác biền dâu

Sông quê chập chờn giấc ngủ
Sóng xô bạc trắng mái đầu
Thương mẹ một đời lam lũ
Nón mê lệch rách trời chiều

Con qua một thời trai trẻ
Bước đời chưa hết triền đê
Khúc sông ngày thơ tắm gội
Dài hơn trải nghiệm xứ người

Chừng như đêm nay rất ngắn
Giục lòng sóng nước sông Thu
Ngày mai con về thăm mẹ
Đêm nay lòng gởi Câu Lâu

Huế 2/2014
Sông Hương
   
 
Phù vân 27.02.2014 00:28:27 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
UKRAINA VÀ QUYỀN LỰC NHÂN DÂN

    
 Chân lý – Quyền lực tối thượng thuôc về nhân dân
“ Hiện tại nước Nga đã vĩnh biệt CNCS, Ukraina đã độc lập, nhưng như con chim một lần bị  tên bắn, Nhân dân Ukraina giờ đây nhìn thấy cành cây cong vẫn cứ run rẩy dù cành cây có điểm xuyến những nụ hồng”
Kể từ cuối tháng 11/2013 . Hơn bốn tháng kiên trì đoàn kết trong giá lạnh khắc nghiệt của mùa đông, chịu đựng đủ các kiểu đàn áp với hàng trăm người chết ba trăm bị thương, người dân biểu tình tại Quảng trường Độc lập thủ đô Kiev, Ukraina, cuối cùng đã làm tan chảy tảng băng tuyết “Viktor Yanukovych” (tổng thống đương nhiệm) khi Ông Yanukovych đã bị Quốc hội Ukraina thông qua bỏ phiếu bãi bỏ tư cách tổng thống vào ngày 22 tháng 2 với 328 trên 340 phiếu thuận, Quốc hội Ukraina cũng bỏ phiếu trả tự do ngay tức thời cho lãnh tụ đối lập đang bị bỏ tù là cựu Thủ tướng Bà Yulia Tymoshenko vì bản án chính trị 7 năm với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước”. (Tương tự như điều 88-BLHS của nhà nước CHXHCN/VN )

“nền độc tài đã sụp đổ” Bà Tymoshenko (cựu Thủ tướng  Ukraina) nói , sau khi rời nhà tù .
Khởi điểm xuất phát từ việc ông Yanukovych trước đó trong lộ trình gia nhập Liên minh Châu Âu đã bất ngờ từ chối ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraina và EU (Ukraine–European Union Association Agreement) để quay sang tìm sự trợ giúp từ phía Nga hầu nhận được khoản viện trợ tài chính lên tới 15 tỉ USD cũng như kết hợp quan hệ chặt chẽ hơn với nước Nga, nhưng công luận Ukraina cho rằng tiềm ẩn nguyên nhân sâu xa âm ỉ từ trước, khi ông Yanukovych là lãnh đạo đảng đối lập lúc ra tranh cử tổng thống, ông Yanukovych đã vượt qua vòng 1 trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2010, tranh cử với Bà Tymoshenko . Trong vòng hai, Ông Yanukovych đã thắng cử với tỷ lệ sít sao 48,95% phiếu bầu so với tỷ lệ 45,47%  bầu cho Bà Tymoshenko mà dư âm của nó là có sự gian lận không trung thực, tiếp theo vào ngày 11 tháng 10 năm 2011, sau khi ông Yanukovych lên đảm nhiệm chức vụ tổng thống, một toà án Ukraina đã tuyên án Bà Tymoshenko bảy năm tù, bà bị kết tội lạm dụng chức vụ trong vị trí thủ tướng khi tiến hành giải quyết tranh chấp khí đốt với Nga vào năm 2009. Việc kết án này bị Liên minh châu Âu và một số tổ chức nhân quyền quốc tế khác nhìn nhận là do thúc đẩy bởi động cơ chính trị .
Gạt qua một bên những uẩn khúc quyền lực, người ta tự hỏi điều gì khiến phần đông 45 triệu dân Ukraina đang giá rét tê cứng người trong mùa đông nhưng dứt khoát lắt đầu từ chối khí đốt, mà nước Nga láng giềng chỉ cần đưa tay mở vòi là tuôn chảy vào Ukraina kèm theo đó là khoản viện trợ tài chính lên tới 15 tỉ USD !? so với EU chỉ mới hứa 2 tỷ USD sau khi gia nhập .
Tự do Độc Lập và dân chủ – Đó là tiếng thét mà phóng viên các hãng thông tấn quốc tế nghe được vang lên trong đoàn người biểu tình ở thủ đô Kiev .
Lần theo quá khứ lịch sử, tính từ Cách mạng CS Nga năm 1917 và 16 tháng 7 năm 1990 Ngày nhà nước Ukraina tuyên bố Độc Lập có chủ quyền. Hơn 2/3 thế kỷ, Ukraina đã ngụp lặn trong biển khổ trầm luân với hàng triệu người bỏ mạng dưới thời thống trị của CNXH cộng sản Nga mà chi tiết của nó là cả một trường thiên sử liệu khổ ải tàn bạo đớn đau mà không một người dân Ukraina nào không biết .
Hiện tại nước Nga đã vĩnh biệt CNCS, nhưng như con chim một lần bị  tên bắn, Nhân dân Ukraina giờ đây nhìn thấy cành cây cong vẫn cứ run rẩy dù cành cây có điểm những nụ hồng .
Trên đường tháo chạy khỏi thủ đô Kiev ông Yanukovych hiện có mặt tại Kharkiv, gần biên giới nước Nga tuyên bố cho rằng ông và CP của mình bị cuộc nổi dậy bạo động chống lại, là điển hình của một “cuộc đảo chính” ” – Nhưng ai đảo chính !? đó là điều rất quan trọng mà ông cựu tổng thống phải chứng minh với nhân dân nước mình và công luận quốc tế khi mà Hơn 40 nhà lập pháp thân Nga và chính ông đã từ bỏ vị trí điều hành đất nước trốn chạy khỏi thủ đô . Trong khi toà nhà chính phủ trước đó các đơn vị bảo vệ đã tự giả tán, phía cảnh sát đã không chấp hành lệnh đàn áp nhân dân , đồng thời rút lui toàn bộ các khu vực trọng điểm trong thủ đô, còn lực lượng vũ trang quân đội thì im lặng  bất động .
Một vị tổng thống được dân cử và chính phủ của ông ta điều hành việc nước dựa trên cảm tính cá nhân đầy mưu toan thủ đoạn không theo ý nguyện, lòng dân, bị nhân dân dùng quyền lực tập thể chủ nhân đất nước của chính mình lật đổ thì đó có gọi là “một cuộc đảo chính” bất hợp pháp !?
Không hề chút nào, mà tất yếu phải gọi “Đó là quyền lực nhân dân” một quyền lực tối thượng quan trọng nhất trong một quốc gia tự do văn minh dân chủ mà tại Việt Nam đảng CS đang khủng bố tước đoạt quyền này từ người dân bằng tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước”. ở điều 88-BLHS của nhà nước CSVN .
Hoàng Thanh Trúc
dzuylynh 27.02.2014 04:22:15 (permalink)
0
SongHuong



NGÀY MAI CON VỀ THĂM MẸ

Ngày mai con về thăm mẹ
Đêm nay lòng gởi Câu Lâu
Thu Bồn mùa này sương trắng
Gió lùa xao xác biển dâu

Sông quê chập chờn giấc ngủ
Sóng xô bạc trắng mái đầu
Thương mẹ một đời lam lũ
Nón mê lệch rách trời chiều

Con qua một thời trai trẻ
Bước đời chưa hết triền đê
Khúc sông ngày thơ tắm gội
Dài hơn trải nghiệm xứ người

Chừng như đêm nay rất ngắn
Giục lòng sóng nước sông Thu
Ngày mai con về thăm mẹ
Đêm nay lòng gởi Câu Lâu

Huế 2/2014
Sông Hương
 




NGÀY MAI CON VỀ THĂM MẸ
thơ SôngHương|phổ nhạc & trình bày Dzuylynh
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.03.2014 03:12:09 bởi dzuylynh >
SongHuong 27.02.2014 15:12:08 (permalink)
0
dzuylynh


SongHuong



NGÀY MAI CON VỀ THĂM MẸ

Ngày mai con về thăm mẹ
Đêm nay lòng gởi Câu Lâu
Thu Bồn mùa này sương trắng
Gió lùa xao xác biển dâu

Sông quê chập chờn giấc ngủ
Sóng xô bạc trắng mái đầu
Thương mẹ một đời lam lũ
Nón mê lệch rách trời chiều

Con qua một thời trai trẻ
Bước đời chưa hết triền đê
Khúc sông ngày thơ tắm gội
Dài hơn trải nghiệm xứ người

Chừng như đêm nay rất ngắn
Giục lòng sóng nước sông Thu
Ngày mai con về thăm mẹ
Đêm nay lòng gởi Câu Lâu

Huế 2/2014
Sông Hương



https://app.box.com/s/04v67rfuya5zcqca2wg5
NGÀY MAI CON VỀ THĂM MẸ
thơ SôngHương|phổ nhạc & trình bày Dzuylynh
 

Cảm ơn nhạc sĩ, ca sĩ DzuyLynh về bản nhạc phổ thơ rất hay. Sâu lắng và êm đềm. Chúc anh có nhiều sáng tác mới để phục vụ bà con nhé.
SongHuong 28.02.2014 17:23:09 (permalink)
0
 
Vừa vào quê thăm ông bà nội ra lại Huế. Mới chưa đến 1 tháng kể từ Tết Nguyên Đán mà sức khỏe của Bà có vẻ xuống nhiều. Chợt một chút lo lắng mơ hồ xa xăm.  

CHIỀU QUÊ 

Con về 
Quê mẹ chiều nay 
Lời ru 
Lắt lẻo hàng cau … chạnh buồn 

Mẹ già 
Gối mỏi chân run 
Mắt mờ năm tháng 
Bước chùng lo toan 

Lưng còng 
Gánh nhịp thời gian 
Tuổi già  
Như chiếc lá vàng…trong mưa 

Một đời 
Vất vả sơm trưa 
Áo nâu sờn vạt 
Muối dưa tảo tần 

Chiều quê 
Chân bước tần ngần 
Hàng cau xế bóng 
Ngả dần về đông 

Chợt nghe 
Xao xuyến trong lòng 
Mơ hồ đâu đó 
Một vòng nhân sinh 

Thu Bồn 2/2014 
Sông Hương 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.03.2014 21:31:11 bởi SongHuong >
dzuylynh 28.02.2014 23:23:09 (permalink)
0
ANH HÙNG THỜI LY LỌAN _ PHÓNG VIÊN CHIẾN TRƯỜNG VNCH NGUYỄN CẦU

Phóng viên chiến trường Nguyễn Cầu Nguyễn Cầu được tin trong đài số 9 nói là cộng sản đang đi tìm tung tích tên phóng viên Mỹ Ngụy, anh bèn trốn về quê chờ đến thập niên 80 mới tìm cách vượt biên. Đến San Jose Nguyễn Cầu trở thành Thuyền nhân Video lo quay phim quan hôn tương tế để xây dựng lại cuộc đời.

 Lời nói đầu: Trong làng xóm San Jose thời gian qua đã có những vị ra đi, cộng đồng đều lưu ý. Ký giả Cao Sơn, thiếu tướng Bùi Thế Lân. Bây giờ đến lượt phóng viên Nguyễn Cầu đi trước, rồi ông Luơng văn Ngọ đi sau. Bốn năm trước, chúng tôi viết loạt bài về trận An Lộc, có một bài dành riêng cho Nguyễn Cầu, nay xin gửi quý  đọc lại, để biết Nguyễn Cầu là ai. Anh là người phóng viên nổi tiếng đã lọt vào An Lộc quay cuốn phim ông Thiệu bay ra mặt trận. San Jose sẽ tiễn đưa cả ông Cầu và ông Ngọ cuối tuần này.

Một tấc đường, một giải khăn tang. Bình Long máu đỏ, nhuộm cờ vàng
Tháng 4-1972, pháo cộng sản cường tập bắt đầu. Địch tấn công thế mạnh như vũ bão từ biên giới Cam Bốt đánh qua. Chiếm Lộc Ninh trong trận biển người có xe tăng ào ạt sau đại pháo. Sư đoàn 5 một sớm một chiều đã gãy mất một trung đoàn. Chiến binh bên ta, phần tử trận, mất tích, phần bị bắt và một số chạy về An Lộc. Cùng một lúc cộng quân đem 10,000 bộ đội có cả chính quy miền Bắc khóa chặt quốc lộ 13 ở phía Nam. 
Tại hội nghị Paris, Nguyễn Thị Bình tuyên bố ngày 15 tháng 4-1972 Mặt trận giải phóng miền Nam sẽ cắm cờ xanh đỏ tại An Lộc. Bình Long sẽ là thủ đô của của chính phủ cách mạng. Trong hoàn cảnh đó hơn 20 ngàn dân An Lộc ai cũng muốn chạy ra khỏi vòng vây. Từ Chân Thành cuối tháng 5-72 có một thanh niên thí mạng cùi nhất định tìm cách vào An Lộc. 
Đó là phóng viên chiến trường Nguyễn Cầu. Anh vừa thoát chết từ Bastogne , miền Trung giữa tháng 5-72. 
Vào sinh ra tử:
Ông Nguyễn Cầu hiện làm nghề quay phim quan hôn tang tế tại San Jose , năm nay 76 tuổi. Người quê Long Xuyên ngày xưa lên Saigon học hết tú tài rồi vào làm công chức bộ kinh tế. Cuộc đời tưởng chừng mãi mãi sáng vác ô đi, tối vác về. Nhưng một ngày bỗng nổi chí làm trai muốn giang hồ ngang dọc, bèn thi vào lớp phóng viên chiến trường do Mỹ đào tạo cho quân đội VNCH.
Khóa đặc biệt và duy nhất được bên thông tin Mỹ huấn luyện, phát lương và trang bị phương tiện. Vừa học nghề vừa học Anh ngữ hơn một năm dài. 25 khóa sinh tốt nghiệp ra trường chia nhau về các quân khu. Các chàng trai trẻ trở thành phóng viên cầm máy quay phim đi thu hình trên các mặt trận. Đó là năm 1962. Những anh này, lính không phải lính mà quan cũng không phải quan. Công chức cũng không phải, mà quân nhân cũng không đúng. Lúc thì mặc bộ binh, lúc thì mặc nhảy dù, lúc thì TQLC và cả quân phục biệt động quân. Đi theo đơn vị nào thì mặc theo binh đoàn đó. Mặc nhầm là bị bắn lộn như không. Không trang bị vũ khí, chỉ có giấy bút, máy quay phim, pin và phim phòng hờ. Trên ngực có bảng tên và dấu hiệu báo chí. Trong người có thẻ của Mỹ để được ưu tiên đi máy bay. Và cuộc đời của phóng viên Nguyễn Cầu lên đường từ 1962 cho đến khi thực sự đứt phim 1975.
Trải qua 13 năm chinh chiến, ông đã đi khắp các mặt trận toàn là thứ dữ. Đánh Hải Lăng với thủy quân lục chiến. Thời kỳ Lam Sơn 119 ông vào Hạ Lào với Nhẩy dù. Thoát chết ở đồi 30. Nguyễn Cầu cũng có dịp thử lửa Khe Sanh với biệt động quân. Vào Bastogue với sư đoàn 1, sang Cam bốt với quân đoàn 4. Bay khắp vùng trời với không quân và đặc biệt quay trận Hoàng Sa với hải quân. Sau cùng ông vào An Lộc với sư đoàn 5.


Photo courtesy: Hình trích từ email của chị Cẩm Bình gửi đến tòa soạn. Chưa biết tác giả.

 Từ Bastogne đến An Lộc:
Tháng 3-1972 Hà Nội chuyển quân vào Nam . Tháng 4 Bắc quân tổng tấn công trên 3 mặt trận. Hoả Tuyến, Cao Nguyên và Bình Long. Ngoài Trung, sư đoàn 3 bộ binh tan hàng. Lần đầu tiên căn cứ Caroll cấp trung đoàn phải đầu hàng. Cộng sản chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Trong Nam , địch tràn ngập phòng tuyến Lộc Ninh. Sư đoàn 5 tổn thất một trung đoàn. Cùng một lúc, căn cứ Bastogne của trung đoàn 54 bị tràn ngập, sư đoàn 1 đưa 2 trung đội của trung đoàn 3 trực thăng vận vào thẳng căn cứ để thăm dò. Phi công trực thăng còn lắc đầu lạnh cẳng. Nhưng có lệnh thì cứ bay. Lính sư đoàn cam chịu phần số lặng lẽ lên tàu. Cần một phóng viên đem máy đi quay. Nguyễn Cầu chợt quên mất vợ 4 con ở Saigon , giơ tay nói với ông tướng để tôi đi. Phạm Hậu đứng khóc ở bãi đáp lúc tiễn đưa. Hậu nói với Cầu đây là thí quân. Ráng mà trở về. Đó là ngày 15 tháng 5-1972. Ấy thế rồi Nguyễn Cầu vào được Bastogne mà không phải là vào sinh ra tử. Thiếu úy Hiệp chỉ huy liên đội tiền phong vào mặt trận khi ra được lên trung úy. Phóng viên Nguyễn Cầu đem ra được những thước phim quay trực tiếp tại chiến trường. Anh sống những phút vinh quang khác biệt. Trực thăng bốc ngay về Giạ Lê, bộ tư lệnh sư đoàn của tướng Phú, gặp đại tướng Cao Văn Viên trong phái đoàn Saigon ra thăm đón chào khen ngợi. Ông cho phóng viên Nguyễn Cầu quá giang máy bay của tổng tham mưu trưởng mà đem phim về Saigon . Tại Tân Sơn Nhất, đại tá chánh văn phòng lái xe Jeep đưa thẳng đến đài truyền hình. Các chuyên viên sẵn sàng tráng phim, chắp nối để chiếu cấp kỳ. Cả tổng cục ai cũng bắt tay khen ngợi. Nguyễn Cầu cũng được khen bằng tưởng lục. Ngày nay ông cũng không còn nhớ là tưởng lục gì.
Một tuần sau, cuối tháng 5-73 phóng viên vác máy vào An Lộc.

 Nằm quan tài vào An Lộc
Ông già phóng viên chiến trường thời xa xưa bây giờ ngồi trong phòng làm việc bên những bộ máy quay phim tân kỳ của thế kỷ 21 tại San Jose mà nhớ lại chuyện cũ. Suốt một cuộc đời phóng viên ông đi với các sỹ quan cấp úy. Rồi các vị này thành tá, thành tướng. Nhưng phóng viên Nguyễn Cầu thì muôn đời cũng chỉ là phóng viên. Đi riết rồi chỗ nào cũng quen biết hết. Ông tư lệnh nào, ông tướng nào thấy anh phóng viên vác máy quay phim cồng kềnh xông xáo thu hình giữa khói lửa mịt mùng đều có cảm tình và hết lòng giúp đỡ.
Tháng 4-1972 ba ông phóng viên cùng khóa đều có mặt tại Chân Thành. Đây là trạm dừng chân an toàn nhất trên đường vào phòng tuyến An Lộc. Trung tướng Minh và bộ tư lệnh tiền phương của quân đoàn III đóng ở đây. Nguyễn Cầu tìm cách đi theo nhẩy dù để mở đường máu. Suốt tuần lễ, lính dù bị chặn đứng và thiệt hại nặng. Hoàn cảnh An Lộc giữa vòng vây oan nghiệt đã đành. Nhưng mặt trận đường 13 bên ngoài quả thực cũng hết sức gian khổ. Địch bám chốt bên trái và đại đơn vị đông đảo bên mặt. Pháo cường tập ngày đêm mà phòng không thì ác liệt vô cùng.
Nằm với mũ đỏ thì không biết bao giờ mới được vào bên trong để lấy hình ảnh cho Sài Gòn, Nguyễn Cầu xin với ông tư lệnh quân đoàn cho phép liều mạng đi theo trực thăng tiếp tế và tản thương. Tiếp tế giữa các trận pháo kích trên sân bay. Trực thăng bay là là rồi đạp hàng xuống. Nguyễn Cầu nằm vào trong một thùng gỗ tiếp tế để lính không quân đạp xuống. Chuyện tưởng như đùa mà hóa thật.
Anh em hỏi đi hỏi lại là có thực sự Cầu nằm trong quan tài mà vào An Lộc hay không. Thùng gỗ rớt nhẹ xuống sân bay, chẳng cần ai phá cũng đã rời ra từng mảng. Phóng viên Nguyễn Cầu cầm máy bò vào phòng tuyến và lập tức được đưa đến hầm chỉ huy. Anh trở thành phóng viên đầu tiên vào được An Lộc. Chuẩn tướng Lê Văn Hưng rất hài lòng bèn cho anh phóng viên liều mạng được nằm trên chiếc ghế bố duy nhất của ông trong đêm đầu tiên.
Thiên hạ vẫn thắc mắc về cái cách Nguyễn Cầu vào An Lộc, dù rằng thực sự anh đã vào. Đã sống với các đơn vị, đã ăn cơm dã chiến với Biệt cách Dù, đã đi theo các đại đội của sư đoản 5, nhưng cái lối vào bằng quan tài thì quá đặc biệt. Hỏi là có ai làm chứng được không. Nguyễn Cầu buồn rầu nói rằng có mấy bạn cùng khóa biết chuyện nhưng nay chúng nó chết hết cả rồi.
Chưa bao giờ họp khóa.
Cái khóa phóng viên chiến trường không tên, tốt nghiệp 25 người bây giờ đếm lại chỉ còn trên đầu ngón tay của một bàn tay. Trải qua 13 năm chinh chiến, phần lớn chết trận cả rồi. Mặt trận vùng I là nơi phóng viên bị chết nhiều nhất. Đỗ Văn Môn chết tại hỏa tuyến. Ngô Minh Liêm chết ở Đông Hà . Hồ Văn Đực tại đại lộ kinh hoàng. Riêng Trần Văn Nghĩa bị 18 viên đại liên xẻ dọc từ đầu xuống chân ở Quảng Trị. Lên cao nguyên thì Vũ Tiêu Giang chết ở Plei Me. Đặng Văn Thiện chết trận Ấp Bắc. Rồi đến Đức Cơ, Đồng Xoài nơi nào cũng có phóng viên chiến trường hy sinh. Trong trận Bastogne có Trần Văn Hiệt vào thay Nguyễn Cầu nhưng không bao giờ trở lại. Trong chuyến bay vào An Lộc cũng để thay thế Nguyễn Cầu thì Nguyễn Ngọc Bình chết trên trực thăng. Trần Văn Tuấn chết ở núi Bà Đen năm 68. Riêng có Nguyễn văn Giáo là nổi danh vì cùng nổ tung trên trực thăng với tướng Đỗ Cao Trí. Thái Khắc Chương mất tích năm 75 khi triệt thoái Pleiku.Trên khắp 4 vùng chiến thuật từ ngày ra trường đến khi bỏ máy, nơi nào cũng có xương máu của bạn cùng khóa.
Ông Cầu nói, nhiều quá, lâu quá không nhớ hết nhưng thật sự gần như cả khoá chẳng còn ai. Nghe nói còn một bạn vàng Nguyễn văn Lang ở Canada . Còn phần lớn chết trẻ. Không ai sống với tuổi già như ông. Khóa của ông ra đời năm 62 coi như không phải là khóa chính thức của quân trường. Khóa năm cha ba mẹ. Ông Cầu buồn rầu kể lại. Thủa nhỏ học Thoại Ngọc Hầu, Long Xuyên. Rồi qua Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Năm 1959 lên Saigon làm công chức bộ kinh tế rồi lập gia đình. Qua 60 thi nhập học khóa phóng viên. Học chữ học nghề hơn một năm dài. Rồi chuyển qua căn bản quân sự. Cả khóa qua Dục Mỹ học chiến tranh rừng núi xình lầy cùng với khóa 16 võ bị. Xong Dục Mỹ qua học nhẩy dù. Có bằng Dù rồi mới ra trường. Sau này gặp lại anh em khóa 16 võ bị có người đã lên đại tá nhưng phóng viên chiến trường thì suốt đời vẫn là phóng viên.
Hình ảnh quay được của Nguyễn Cầu và các bạn đưa về phía Mỹ thì AP xử dụng rất nhiều. Phe ta thì tổng cục chiến tranh chính trị và bộ thông tin Việt Nam khai thác. Những hình ảnh trên báo Tiền tuyến, Chiến sĩ Cộng Hòa và thời sự của Trung tâm điện ảnh quốc gia là xương máu của anh em. Tuy nhiên trên thực tế chiến công của phóng viên không được lưu tâm. Không có huy chương, không có thăng cấp dù là truy thăng. Đi khắp các mặt trận nhưng gần như tự quyết định lấy phần số của mình. Suốt bao năm qua anh em chưa bao giờ họp khoá.
Vào An Lộc
Vào được phòng tuyến An Lộc, phóng viên Nguyễn Cầu di chuyển từ hầm này qua hầm khác, từ đơn vị này qua đơn vị khác. Kết quả ông đã đem về những đoạn phim hết sức đặc biệt. Ngay sau trận pháo kích kinh hoàng nhất của địch vào bệnh viện tiểu khu và nhà thờ An Lộc, phóng viên đã quay được các xác chết của dân chúng, đàn bà, trẻ em và các ông bà già. Số tử vong cả ngàn người cùng với xác chết vương vãi bên ngoài đã được binh sĩ tập trung và chôn cất 3000 người tại chỗ.
Những bài báo của thông tín viên Sài Gòn viết lại hết sức thảm thương. Đặc biệt là những trẻ thơ sống sót bị thương bên cạnh xác cha mẹ.
Đoạn phim này về sau đưa ra chiếu đã là các chứng tích về những trận địa pháo của cộng sản. Nhưng đặc biệt hơn nữa, ngày nay cũng tại mồ tập thể này ở An Lộc, chính quyền cộng sản cho xây một tượng đài kỷ niệm với hàng chữ nguyên văn như sau :
Di tích Lịch sử và Văn hóa. Mộ 3000 người.
Nơi an nghỉ của đồng bào thị xã An lộc-Bình Long
bị bom Mỹ hủy diệt mùa hè năm 1972
Phần tài liệu của khu di tích phổ biến như thế này.
Ngày 6/12/1987 ngôi mộ tập thể này được nhà nước ghi nhận là di tích lịch sử ghi khắc tội ác của Mỹ Ngụy đối với nhân dân Bình Long.
Năm 1988 Chủ tịch nước phong cho Bình Long tước hiệu
Lực lượng vũ trang nhân dân Anh Hùng
Thêm một chuyện khác, cũng tại khu vực hàng ngàn người chết vì pháo kích, có câu chuyện của gia đình em gái nhỏ Nguyễn Thị Bình. Cả nhà em chạy từ Phước Long về An Lộc thì bố bị chết. Anh bị mất tích. Sau trận pháo kích vào nhà thờ đến lượt mẹ chết. Còn lại cô gái Nguyễn thị Bình 14 tuổi và 3 em nhỏ bây giờ luẩn quẩn theo chân anh phóng viên là người duy nhất không phải cầm súng chiến đấu. ....
Sau cùng Nguyễn Cầu bay ra bằng chuyến trực thăng đặc biệt để đưa phim về Saigon . Chị em bé Nguyễn thị Bình được đi theo. Cầu đem đám trẻ về nhà tạm trú.Tướng Lạc, tư lệnh Sư đoàn 9 đọc báo đã gọi cho Nguyễn Cầu, cảm thương hoàn cảnh các em nhỏ mồ côi, ông tư lệnh đã đón các em xuống Sa Đéc, gửi cho các bà Sơ trông nom. Sau này lại thêm người anh 17 tuổi mất tích trở về đoàn tụ với các em.
Đó là câu chuyện Nguyễn Cầu vào An Lộc.
Sau trận 72, anh chàng phóng viên nhiều may mắn đã có dịp vô tình ngồi trong chuyến tàu tiếp tế hải đảo lại quay được một phần của trận Hoàng Sa 74. Cuối cùng là đoạn phim anh quay trên cầu Tân Cảng vào những ngày cuối của tháng 4-1975. Sau khi cộng quân vào Saigon, khai thác các phim ảnh của VNCH để lại, chúng đã đi tìm Nguyễn Cầu, người có tên trong các bộ phim thời sự chiến tranh, trong đó có phim tình cờ quay được cảnh cộng sản pháo kích vào trường Tiểu học Cai Lậy.
Nguyễn Cầu được tin trong đài số 9 nói là cộng sản đang đi tìm tung tích tên phóng viên Mỹ Ngụy, anh bèn trốn về quê chờ đến thập niên 80 mới tìm cách vượt biên. Đến San Jose Nguyễn Cầu trở thành Thuyền nhân Video lo quay phim quan hôn tương tế để xây dựng lại cuộc đời.
13 năm cầm máy biết bao nhiêu hạnh ngộ, biết bao nhiêu gian truân. Người lính không có số quân, không có thẻ bài. Trận nào cũng đánh. Đeo trên người giây 3 chạc với pin và phim ảnh. Nón sắt che đầu và đôi khi nón sắt chỉ che máy hình. Hình ảnh có khi tỏ khi mờ. Khi rõ ràng, khi thì người cầm máy té lăn quay. Máy còn chạy mà người đã nằm xuống đất. Hình không quân từ trên trời. Hình hải quân dưới nước. Hỏi anh ở đơn vị nào, chẳng biết đơn vị nào là chính để trình diện. Khi Việt cộng vào cũng không biết ở loại nào mà khai báo.
Tôi viết về chuyện Nguyễn Cầu 76 tuổi ở San Jose nhưng không phải là ca tụng riêng một người. Tôi muốn tuyên dương cả khóa của ông. 25 người phóng viên chiến trường. Chết gần hết chẳng còn ai. Bây giờ gần như chỉ còn lại một ông già lãng tai. Trước đây rất trẻ trung đẹp trai, nhưng ngày nay vẻ đẹp chỉ còn là kỷ niệm. Ông kể chuyện nhưng cũng có chỗ nhớ chỗ quên. Sư đoàn nọ lẫn với sư đoàn kia, Tư lệnh này thành ra tư lệnh khác, nhưng có một điều này chắc chắn không sai. Cả khóa của ông thẩy đều anh hùng xông trận, nhưng suốt 13 năm chẳng anh nào bắn được một phát súng.

Giao Chỉ, San Jose .
5.2.2014
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.03.2014 03:21:35 bởi dzuylynh >
dzuylynh 02.03.2014 04:50:26 (permalink)
0





https://app.box.com/s/pmb03ro11wnet2iwxwq6

 b ụ i   v à   h o a

thơ trần hải nhuận | nhạc & trình bày dzuylynh
 Album Tâm Ca Hư Không
 
( *kính tặng trưởng TâmNghĩa, trưởng NguyênNghi, trưởng MinhKhánh ĐCHT&ĐSSJ
*tặng cecile.marie.teresa.trưởngdiệuđạo.qúy huynhtrưởng&đòansinh GĐPT Âuchâu&thếgiới )

có phải không em hoa hương trên áo
hay bụi đường đã nhuốm tự chiêm bao
bụi và hoa cũng lần khân vướng mắc
ta cố giũ bao lần mà vẫn thế

lăn lóc trôi giữa năm dài tháng rộng
ngủ trong mê bên chiều hoang tội lỗi
trái tim ơi còn nhịp đập cuồng si
kịp về chưa rừng mưa khuya để gội

tung rải chi thêm cánh hoa huyễn mộng
lối đi về sinh diệt chon von
buồn vui chăng khi nói chuyện mất còn
phủi trôi đi cho hết sắc hương nồng

vẫn là em giữa chập chùng biểu hiện
tiếng kinh chiều động đến bến bờ không
ta chới với nhận ra mình hụt hẫng
để mất em ngược xuôi giữa dòng đời

tâmnhuậnminhvăn.sanjoseDec2013.Mar2014
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.03.2014 04:08:45 bởi dzuylynh >
Huyền Băng 03.03.2014 10:37:23 (permalink)
0
Cám ơn Dzuy Lynh đã đưa thông tin về sự ra đi của chú Cầu, một ngươi mà HB tình cờ đươc tiếp xúc và nghe chú ấy kể chuyện
Những người cầm máy đi giữa lằn tên mũi đạn quả là vô cùng gan dạ. Họ thật sự là những người yêu sự thật , yêu thiên nhiên, và dễ thích nghi vơi mọi tinh huóng ...
HB
thiên thanh 04.03.2014 04:30:54 (permalink)
0
 
 
 
ở đây không phải Bụi và Hoa mà là Đàn và Hoa 
là tiếng hát hoà cùng tiếng đàn
là đóa hoa không bao giờ tàn
kính dâng cho đời, cho người 
với niềm vui, niềm tin và nguồn yêu thương vô tận cho quê hương Việt Nam
 
tt kính chúc mừng Sinh Nhật bố lynh - ca nhạc sĩ Dzuylynh -
 
  
 
Cà Na tn nguyen 04.03.2014 10:05:18 (permalink)
0
 
  Cà Na cũng có món quà nhỏ này mừng Sinh Nhật ông Tư., chùm ảnh của chú chim bồ câu mà Cà na "theo dõi ' ở Roma _Ý để
 chúc ông Tư tuổi mới vẫn vui khỏe và bình an . !
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CàNa
thiên thanh 07.03.2014 02:57:05 (permalink)
0
Nợ Đời một nửa, còn một nửa nợ ơn em
 
 
Phạm Tín An Ninh
(Viết cho em và những người vợ lính trung hậu)

Thời còn đi học, lang thang từ Nha Trang đến Sài Gòn, dù con nhà nghèo, học tàm tạm, và nhan sắc dưới trung bình, tôi cũng đã mang tiếng đào hoa. Cho nên có muốn kéo dài thêm cái đời học trò để được mơ mộng đủ thứ chuyện dưới biển trên trời thiên hạ cũng đâu có cho. Rồi có phải thuộc giòng hào kiệt gì đâu, tôi cũng xếp bút nghiên theo việc kiếm cung. Nói kiếm cung cho nó vẻ văn chương và lãng mạn, chứ thực ra tôi vào lính, mà lại là thứ lính hạng bét thì làm gì có kiếm với cung. Có phải lính tàu bay tàu thủy gì đâu, mà là lính đi bộ. Lúc băng rừng lội suối, mặc bộ đồ trận hôi hám cả tuần không tắm, tôi ghét cay ghét đắng cái ông nào là tác giả cái câu “Bộ Binh là nữ hoàng của chiến trường” mà tôi đã đọc được ngay từ khi mới vào quân trường, đếm bước một hai để hát bài “đường trường xa”. Khổ thì khổ vậy, chứ mấy cô gái bé bỏng hậu phương lại mê lính trong mấy bản nhạc của ông Nhật Trường. Vì “nếu em không là người yêu của lính, ai thương nhớ em chiều rừng hành quân, ai băng gió sương cho em đợi chờ, và giữa chốn muôn trùng ai viết tên em lên tay súng ? .. ”. Nhờ vậy, trong mấy năm đóng quân dọc đường số 1, nơi nào tôi cũng để lại vài mối tình con. Tôi nghĩ đời lính như vậy mà vui, thì thôi chớ tính chuyện vợ con làm gì cho nó vướng chân vướng cẳng. Hơn nữa tôi cũng hiên ngang với đám con gái lắm, thì làm gì có chuyện “chết trong mắt em”. Vậy rồi trời xuôi đất khiến thế nào, sau mấy năm đánh đấm ở Quảng Đức, Ban Mê Thuột rồi Bình Định, Phú Yên, đơn vị tôi được mấy cái tàu há mồm chở vào bỏ xuống bãi biển Nha Trang vào lúc đường phố mới lên đèn. Tôi thấy lòng lâng lâng sung sướng vì không khí yên bình của thành phố biển, mà cũng vì tưởng mình đã được trở về với những “hang động tuổi thơ” của ông Nguyễn Xuân Hoàng. Nào ngờ, khi còn mải mê với mộng mị, tôi bị đánh thức lúc nửa đêm cùng đơn vị leo lên một đoàn xe mấy chục chiếc để tiếp tục “hát khúc quân hành”.
 
Đoàn xe ra khỏi thành phố, qua Ty Thông Tin, ra quốc lộ 1, trực chỉ hướng bắc. Tôi lại mừng thầm, nghĩ là sẽ được về dưỡng quân ở huấn khu Dục Mỹ. Nhưng tôi đã “ước tính tình hình” sai bét. Đoàn xe dừng lại tại bùng binh, ngã ba Ninh Hòa. Một tiểu đoàn lính đổ xuống cái thị trấn còn đang say ngủ. Đại đội tôi nhận lệnh vào đóng quân trong sân vận động. Sáng hôm sau tôi rủ mấy thằng bạn, quần áo chỉnh tề, ra phía trước “thăm dân cho biết sự tình”.
 
Thấy một ngôi nhà mở cửa, bọn tôi bước vào làm quen. Chủ nhà là một cô gái nho nhỏ dễ thương, mời đón mấy thằng lính trời ơi đất hởi mà miệng vui cười, e thẹn nhìn tôi bằng cặp mắt nai tơ. Vậy mà thằng lính ngang tàng như tôi lại chết trong đôi mắt ấy. Bắt đầu từ một chuyện tình cờ như vậy đó, mà tôi trở thành chú rể của Ninh Hòa hơn một năm sau. Trường Trần Bình Trọng cũng vừa có một cô học trò bỏ trường, bỏ lớp, bỏ bạn bè và bỏ cả đội múa ”Trăng Mường Luông ”.
 
Bây giờ cứ mỗi lần đọc bài thơ của ông nhà thơ Quan Dương, người Ninh Hòa, là tôi nhìn thấy có tôi trong đó :
Hồi nhỏ tôi rất anh hùng
Một mình dám nhảy cái đùng xuống sông
Bơi nghiêng, bơi ngửa giữa dòng
Hiên ngang trấn giữ một vùng tuổi thơ
Lớn lên trở chứng ngu khờ
Mắt em nào phải bến bờ sông sâu?
Cớ sao chưa kịp lộn nhào
Đành chịu chết đuối, thiệt đau đúng là…

 
Nàng làm vợ lính đúng tám năm. Tám năm khốn khổ lo âu. Vì lúc nào cũng có thể trở thành góa phụ. Đã vậy đứng ở Ninh Hòa lúc nào nàng cũng nhìn thấy hòn núi Vọng Phu sừng sững cuối chân trời! Nhưng rồi nàng không trở thành góa phụ mà lại trở thành tù phụ. Cơn sóng bất ngờ phủ xuống miền Nam, cuốn nàng theo cùng những người có chung số phận. Thân phận bọt bèo với một đàn con dại, cô học trò Trần Bình Trọng bé nhỏ ngày nào bây giờ phải một mình chống chọi với phong ba.
 
Riêng tôi, một thằng lính bất ngờ thua trận thì chuyện tù đày nào có than chi. Chỉ tội nghiệp cho “người tình bé nhỏ” ngày xưa. Tôi tự trách mình, giá mà ngày đó tôi đừng ra khỏi cái sân vận động, không gặp nàng, thì biết đâu nàng chẳng tìm lại một cố nhân nào đó – mà tôi thường nghe nàng nhắc đến với lòng ngưỡng mộ – bây gìờ đã là một ông quan hải quân, sẽ đưa nàng xuống tàu ra khơi đi tìm vùng đất hứa.
 
Rồi nàng bỗng dưng trở thành con cò lặn lội bờ sông của ông Trần Tế Xương, để nuôi đủ sáu con với một chồng – ông chồng gần tám năm biền biệt ở các trại tù Lào Cai, Yên Bái.
 
Tôi còn nhớ lúc ở trong tù, tôi may mắn nằm bên cạnh nhà thơ lớn Tô Thùy Yên. Tôi rất quý anh vì anh là một người tù có tư cách. Thấy tôi dốt nát mà cũng thích thơ văn, anh làm tặng tôi một bài thơ khá dài và hay lắm. Nhưng lúc bị cai tù kiểm tra, tôi nhát gan nên bỏ cả bài thơ vào miệng nhai nát rồi nuốt vào cái dạ dày đang đói. Vì vậy tôi không còn nhớ hết mà chỉ thuộc lòng mấy câu viết về nàng:
Tám năm áo rách bao nhiêu lượt
Em vá chồng lên những nỗi niềm
Từ thuở anh đi nhà tróc nóc
Con thơ đâu còn biết vui cười
Cô gái Ninh Hòa, thương quá đỗi
Một mình chèo chống giữa phong ba

 
Ra khỏi trại tù, dường như tôi chỉ đem về cho nàng thêm những đắng cay. Với một người chồng còn mang đầy những vết thương cả trên thể xác lẫn tâm hồn, cùng một đàn con thơ dại, giữa một xã hội chất chồng thù hận, nàng biết xoay xở làm sao ? Cuối cùng, nàng phải cùng chồng con, đem sanh mạng đánh một canh bạc cuối cùng.
 
Có lẽ ông trời không phụ lòng nàng. Chuyến đi vội vã, chuẩn bị chưa xong, rồi cũng đến được bến bờ. Trong lúc bao nhiêu người tìm cách tận hưởng hạnh phúc của một điều tưởng chừng may mắn nhất của con người, hoặc ít ra cũng ngơi nghỉ để hoàn hồn từ cõi chết, nàng lại tiếp tục làm kiếp con cò trong một vùng băng tuyết mênh mông, lo lắng cho con, để cho chồng học thêm vài ba chữ và vác ngà voi chạy đủ thứ chuyện bao đồng.
 
Bây giờ những đứa con đã trưởng thành. Nàng chiều chồng để cho mỗi đứa tự chọn đất nước nào nó thích mà dung thân. Mỗi đứa một phương trời. Nàng lại là một hậu phương cho các con đi vào trận mới. Ngôi nhà trở nên trống vắng. Cuối cùng nàng cũng chì còn có tôi, người lính thất trận năm nào, đã mang đến cho nàng biết bao là hệ lụy. Dư âm cuồng nộ của những cơn dông bão năm nào dường như vẫn còn đâu đó trong giấc ngủ của riêng nàng.
 
Tuổi sắp già, mà tôi còn mang nhiều món nợ. Biết làm sao trả cho xong. Nợ núi sông, nợ máu xương bè bạn. Mà khổ thay, tôi thì cứ mãi là thằng lính hèn mọn, bạc tình. Và tôi còn nợ nàng, nợ Ninh Hòa. Mảnh đất hiền hòa đã cho tôi một người vợ chung tình, cùng tôi qua bao cuộc biển dâu.
 
 


Phạm Tín An Ninh
 
dohop 07.03.2014 13:37:27 (permalink)
0

Ngày nào trên quê hương?
 
Ngày nào trên quê hương tôi
Tia nắng sưởi ấm lòng người?
Ngày nào trên đồng ruộng xanh tươi
Dân nghèo tôi lại sống an vui?
Ngày nào trên non sông thương yêu
Gió tự do thoáng mát muôn chiều?
Bé thơ lại nở nụ cười
Mẹ già nói tiếng “Nước Tôi!”
 
Ngày nào trên đất Nam Quan
Dân Hùng Vương hát tiếng Hồng Bàng?
Ngày nào trên nước non ta
Sóng triều dâng đắp bồi phù sa?
Ngày nào trên quê hương đau thương
Ta cười vui giữa những vô thường?
Gót chân ta đùa với lá vàng
Vui vì ta gặp mộ cha anh?
 
Ôi những dòng chữ Việt
Trên bia đá yêu thương
Thân cha anh đã tàn
Bia đá đã là bụi mờ
Tưởng rằng không còn…
Vô thường cả một nước non…
Ôi dòng máu Việt
Năm xưa rời xa tim
Xa thân xác bùn lầy
Sương trắng còn đây
Máu Việt tìm về đâu
Hồn Việt đi về đâu?
 
Ngày nào trên dải đất cong
Tim Việt Nam vẫn còn trong lòng
Ngày nào trên sóng triều dâng
Nước bập bềnh nói tiếng Việt Nam?
Rồi thì em gặp anh
Tóc trắng bay nụ cười hiền lành
Nắm tay run mình cùng dỗ dành
Ta gặp ta…
quê hương này là ta…
 
dohop 7 tháng 3, 2014
 
Viết từ bữa sinh nhật CNS Duy Lynh đến nay mới xong... Kính chúc anh sức khỏe dẻo dai, bền bỉ, tinh thần khỏe mạnh nhé.
 
Tiếng đàn trong đêm khuya
'Từng từng' tiếng vọng từ đâu?
Ễnh ương, ếch nhái, giếng sâu cũng màng.
Quỷ ma cũng phải bàng hoàng
Đánh rơi mặt nạ... rõ ràng quỷ ma!
Đàn ơi đừng lặng tiếng nha
Vững vàng từng nốt dân ta khải hoàn
Bầu trời tia nắng hân hoan....
 
 
Attached Image(s)
Thay đổi trang: << < 373839 > >> | Trang 37 của 58 trang, bài viết từ 541 đến 555 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9