GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 373839 > >> | Trang 39 của 58 trang, bài viết từ 571 đến 585 trên tổng số 867 bài trong đề mục
da vàng 28.03.2014 22:20:09 (permalink)
0
 
 
 
 
 
* * *
 
(mời bấm lên ảnh để nghe bài hát)
 
THỨC DẬY ĐI !


sángtác|trìnhbàydzuylynh
album thángtư.em.nỗibuồn

( tặng buihonglinh.dohop.davang.saolinh.saomai.thuylan )

 Thức dậy đi ! 
 Thức dậy đi, Hỡi những NgườiDaVàng
 Thức dậy đi ! 
 Thức dậy đi, Những cháu con Lạc Long
 Sao còn ngủ vùi, sao còn mộng mị hòai cơn đau mất nước
 Ba Mươi Chín năm rồi...
 
Việt-Nam tôi đi về đâu, đi về đâu?!!
 Cuộc hành trình lê lết suốt bảy mươi năm của lòai QủyĐỏ
 đã xô dân tộc này xuống tận đáy lầm than!
 Sóng đã vỗ rền đại dương!
 Sấm đã nổ rền thập phương!
 Lửa căm hờn đã phừng phừng rực cháy trong tim
 Phương Nam hừng hực chí lê dân...
 
Anh Thư đâu? 
 Hào Kiệt đâu? 
 Sao mãi còn gục đầu, đành lòng làm tiếng quốc kêu?
 Viết mà chi? để làm gì? Những vần thơ than óan?
 Viết mà chi? để làm gì? Những nhạc khúc vô tri !!!
 Đứng Dậy đi! Thức Dậy đi! Hỡi Hồn Thiêng Sông Núi
 Thức Dậy đi! Tỉnh Dậy đi! Hỡi Bá Tánh Lê Dân!
 
Thức dậy đi !
 Để lắng nghe Tiếng Sóng Bạch Đằng
 để lắng nghe Tiếng Thét Hào Hùng...
 " Ta thà làm Qủy Nước Nam, còn hơn làm Vương đất Bắc "
 Thà bỏ xác đất Tự Do, hơn sống làm nô lệ giặc Tàu

 Đồng Bào ơi! ViệtNam ơi!
 Đã bao lần gục đầu cắm cổ, Còn muốn bị Bắc thuộc nữa hay chăng?
 Thức Dậy đi! Hỡi lũ người bán nước cho giặc
 Tỉnh Dậy đi! Hỡi bầy ác quỷ vô tri
 Bây có nghe hồn dân oan than khóc? 
 Bây có nghe anh linh liệt sĩ thét gào!
 Hào Kiệt Sĩ Phu đâu? Có còn không?
 Và những cánh chim Bách Việt đang luân lạc khắp gầm trời tha hương
 Sao lặng im... 
 Sao không biết chạnh lòng, còn vùi đầu lịm thở dưới nấm mộ hoang?

 Hãy Thức Dậy đi ! Đứng Dậy mà Đi! Tỉnh lại mà đi ...


 thángtưgãycờ. dzuylynh quốchận39
nghinhnguyen 29.03.2014 08:41:54 (permalink)
0
Ngõ nhớ
 
Em đi ngõ nhớ buồn tênh
Vắng em lá úa ngập trên lối mòn
Giậu mồng tơi hêt xanh non
Giàn hoa mướp cũng vắng con bướm vàng...!
 
Nghinh Nguyên
 
Đóa Hồng Tím 30.03.2014 01:00:55 (permalink)
0
 

tháng Tư súng gác trên mồ
anh tim lạnh, em khăn sô trên đầu
dưới bầu trời đêm đầy sao
có sao Bắc Đẩu băng vào đại dương
 *
tháng Tư bồng con đi thăm
mộ anh đất mới, nén nhang chưa tàn
em ngồi lượm hạt cỏ hoang
nghe con bập bẹ gọi anh, nát lòng
 *
tháng Tư, gồng gánh bán buôn
có chi trong rổ chợ buồn chiều nay
tìm đường vượt biển đêm mai
trắng tay, trắng dã mặt mày mẹ con
*
tháng Tư, ra biển ngoái nhìn
quê hương bỏ lại, phận mình nổi trôi
đi mà đau một kiếp người
vái anh hai lạy, để rồi...lưu vong

đông hương
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.03.2014 01:06:47 bởi thương yêu >
dzuylynh 30.03.2014 07:48:46 (permalink)
0


(mời bấm lên ảnh để nghe bài hát)  
 https://app.box.com/s/m8wq10jdf9bc3g9cy7wh
 
 
HÃY NHẶT GIÙM CHA ( Chúc Thư Người Lính Mũ Xanh )
sángtác|trìnhbày dzuylynh | album ThángTư.Em.Nỗi buồn

- kính dâng Mẹ Việt-Nam -
- thân tặng hương linh mũxanhCaoxuânHuy -
( cho các con kh.duy-k.long-th.lan-ng.lan-trieuam-
cho tuổi trẻ ViệtNam quê nhà và Hải Ngọai tha hương )

hãy nhặt giùm cha chinh y, giày trận
súng, đạn, thẻ bài, nón sắt, ba lô
hãy lấp quân trang cho đầy huyệt mộ
thịt hộp, cá khô, gạo sấy, bản đồ

hãy nhặt giùm cha poncho, áo giáp
claymore, lựu đạn, hỏa pháo, lưỡi lê
con hãy đứng lên mà lau khô hạt lệ
chờ đợi một ngày sau sẽ có lúc trở về

hãy nhặt giùm cha cọng rơm ngọn rạ
bông lúa chín vàng và tiếng chim ca
linh khí non cha và hồn thiêng sông mẹ
để thương tiếc quê hương một thuở an hòa

hãy nhặt giùm cha tuổi thơ con đã mất
khi giặc hung tàn từ Bắc vô Nam
bao thịt nát xương tan, bao máu lệ chan hòa
ngày tổ quốc bi thương nhuộm màu tang trắng

hãy nhặt giùm cha mảnh dư đồ rách
là xương máu cha anh đã nhuộm thắm sử xanh
con gói lại chưng trên bàn thờ quốc tổ
để một sớm mùa xuân hồn cha sẽ trở về...

để lật lại từng trang... từng trang quân sử
để nuốt lệ tri ân những anh hùng vị quốc vong thân
con hãy nhặt cho cha những điêu tàn chứng tích
và thảm cảnh kinh hòang vào Tháng Tư Đen

hãy nhặt giùm cha ánh đuốc đất người
sau này con về thắp lại lửa quê hương
hãy khắc cốt ghi tâm nỗi hờn mất nước
để ngày kia cha có thác cũng ngậm cười...

dzuylynh. 29/3/1975-29/3/2014 _ 39 năm QuảngNam thất thủ  
<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.03.2014 01:01:42 bởi dzuylynh >
dzuylynh 31.03.2014 07:28:42 (permalink)
0


download
https://www.box.com/s/0sev85cdvf6pkceohs1j

Lâu, hôm nay em về thăm phố
Cuối tháng tư mây đen đan kín bầu trời
Chuyện quê hương nói hết một đời
Vẫn còn đó, nỗi đau của người viễn xứ...

( thơ Tóc Nâu )

CÒN ĐÓ NỖI ĐAU ...

Lâu lắm rồi em chưa về thăm phố
SàiGòn ơi ! Sao nỗi nhớ đục trùng khơi...

Cuối Tháng Tư mây đen đan kín bầu trời
Chuyện quê hương dẫu nói hết một đời
Vẫn còn đó nỗi đau người viễn xứ
Vẫn còn đó Nỗi Đau Người Viễn Xứ!

Lâu lắm rồi em chưa về thăm phố
Saigon mình trơ lại những mộ bia
Khắc ghi sâu tội ác kẻ vô thần
Cho thương tiếc, khổ đau, và bi hận!...

...Và hôm nay em trở về thăm phố
Hạt mưa buồn lâu qúa vẫn chưa khô
Vẫn còn đó Nỗi Đau Máu Đỏ Da Vàng
Vành tang trắng phủ quanh ngày Quốc Nạn!

Quê Hương ơi bao giờ hết điêu tàn?
Cho nỗi nhớ quặn đau năm tháng tha hương!
Đề đêm đêm thao thức đếm canh trường
Chờ cho đến mai này mùa Xuân trở lại
Chờ cho đến mai này mùa Xuân trở lại!
Cho ngày về Cờ Vàng rực rỡ tung bay
Tay cầm tay mừng vui nước mắt tuôn trào
Biết bao giờ? Hay chỉ còn đọng lại nỗi đau?!?
Biết bao giờ? Hay chỉ còn đọng lại nỗi đau?!?

Sẽ có ngày Sàigòn trở lại không lâu
Sẽ có ngày không còn đọng lại nỗi đau!
Để em tôi thôi buồn thôi nhớ
Và quê hương trở lại ngày xưa
Phải không em? phải không em?
Phải không! Phải không?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.03.2014 07:31:10 bởi dzuylynh >
SongHuong 31.03.2014 21:06:08 (permalink)
0
TỰ KHÚC ĐÊM
( Viết cho con )
Ba lại về viết thao thức vào đêm
Những con chữ ngã nghiêng mùa giông bão
Những con chữ tròn nỗi lo cơm áo
Và những điều không thể tỏ cùng ai

Đêm dùng dằng con chữ cứ phân hai
Nữa mơ hồ ngày mai con lạc lõng
Nữa mong manh giữa đời như bong bóng
Tự dối lòng … đêm bỗng hóa chông chênh

Tự khúc ru lòng ba viết vào đêm
Có dòng sông Thu bên bồi bên lỡ
Có bóng nội chiều còng lưng ngược gió
Ngóng con xa mờ tỏ phía chân trời

Tự khúc đêm ba không viết bằng lời
Ba con viết bằng nữa đời xa xứ
Giữa đục trong chẳng lệch dòng câu chữ
Lời nội giờ ….ba gởi lại cho con

Rồi mai này chân lội suối trèo non
Có thể đau nhưng đừng quên con nhé
Bàn chân ba cũng một thời trai trẻ
Để bây giờ …. Tự khúc gởi vào đêm
Huế cuối tháng 3/2014
Sông Hương


<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.03.2014 21:08:45 bởi SongHuong >
vosan 31.03.2014 21:18:07 (permalink)
0
 
       

Midi file: 
https://app.box.com/s/dha1t6kpth991vcppxdi
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.04.2014 16:20:24 bởi vosan >
Attached Image(s)
Phù vân 03.04.2014 00:29:30 (permalink)
0
1975-2014 THÁNG TƯ ĐEN 39: ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
 



Kẻ Thù Trước Mặt Và Kẻ Thù Sau Lưng!


Dân oan biểu tình ngày 26/3/2014 tại SG

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 192 (01-04-2014)
 
Trong cả hàng ngàn năm tồn tại, dân tộc Việt Nam luôn có một kẻ thù trước mặt, một kẻ thù hùng mạnh hằng nuôi mộng thôn tính dải đất hình chữ S để tiến xuống Đông Nam Á. Chính vì thế, lịch sử nước Việt chủ yếu là lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc này. Công lao của các minh quân ái quốc, các anh hùng dân tộc chủ yếu là ý thức sắc bén về hiểm họa Đại Hán và hành động quyết liệt ngăn giặc Tàu chui qua Nam Quan ải và xâm nhập Bạch Đằng giang.
 
Sau chiến thắng của Mao đảng, các lân bang Trung Hoa như Mông Cổ, Mãn Châu, Tây Tạng, Hồi Hồi lần lượt bị thôn tính, và Việt Nam (lẫn Thái, Miến, Miên, Lào…) đều nằm trong kế hoạch bành trướng của Trung Nam Hải. Là một lãnh tụ chính trị ở miền Bắc lúc ấy, lẽ ra Hồ Chí Minh, kẻ từng viết “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, phải hiểu hơn ai hết về ý đồ tối tăm tàn độc của người Tàu, một ý đồ càng tàn độc và tối tăm hơn bởi “tinh thần cộng sản” (là tinh thần bá chủ thế giới).Trong cả hàng ngàn năm tồn tại, dân tộc Việt Nam luôn có một kẻ thù trước mặt, một kẻ thù hùng mạnh hằng nuôi mộng thôn tính dải đất hình chữ S để tiến xuống Đông Nam Á. Chính vì thế, lịch sử nước Việt chủ yếu là lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc này. Công lao của các minh quân ái quốc, các anh hùng dân tộc chủ yếu là ý thức sắc bén về hiểm họa Đại Hán và hành động quyết liệt ngăn giặc Tàu chui qua Nam Quan ải và xâm nhập Bạch Đằng giang. 
 
Khốn nạn thay, chính Hồ Chí Minh lại là kẻ đầu tiên trong lịch sử dân tộc từ trên ngai vàng bước xuống mở toang cửa nước, ôm lấy kẻ thù, gọi nó là thầy là anh và rước nó vào giữa lòng đất Việt. (Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống đã chỉ theo Tàu trong hoàn cảnh sợ bại trận và bị bại trận). Từ đó kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc mặc sức tung hoành với sức mạnh tàn sát người Việt qua cuộc Cải cách ruộng đất (dưới sự điều khiển của cố vấn Tàu và bắt chước Thổ địa cải cách), tàn phá văn hóa dân Việt qua vụ Trăm hoa đua nở (học đòi Bách gia tranh minh của Mao chủ tịch), cướp đoạt sơn hà nước Việt qua Công hàm bán nước (tán thành Tuyên bố Chu Ân Lai), xâm nhập dần lãnh thổ Việt và trói buộc dần lãnh đạo Việt qua chương trình viện trợ người và của cho “cuộc chiến đánh Mỹ cứu nước” (vì Nga và Tàu, như lời thề của Lê Duẩn).
 
Sau 1975, kẻ thù trước mặt ngày càng sát mặt hơn nhờ hiệp định biên giới (1999) và hiệp định lãnh hải (2000) giao thêm rừng thêm biển của Tổ quốc cho nó. Chưa hết, đứa con hoang của Hồ Chí Minh (theo dư luận đồn đoán) là Nông Đức Mạnh, trong vai trò Tổng bí thư đảng, dù chưa tham khảo ý kiến các nhà khoa học, kinh tế, văn hóa, quân sự, năm 2008 đã tự tung tự tác ký kết với Tàu cộng một bản tuyên bố chung ghi rõ: “…Hai bên tăng cường hợp tác trong các dự án như: Bôxit Đắc Nông, các dự án thuộc khuôn khổ ‘Hai hành lang, một vành đai kinh tế’ và các dự án lớn khác….”. Đúng là cha nào con nấy! Được đà, Nguyễn Tấn Dũng, với vai trò thủ tướng Việt kiêm thái thú Tàu, cũng hùng hồn tuyên bố: “Bôxit là chủ trương lớn của đảng”!?! Một chủ trương nay gây thảm họa to lớn về kinh tế và môi trường, gây nguy cơ nghiêm trọng về quốc phòng và an ninh. Bắt chước các thủ trưởng của mình, lãnh đạo các tỉnh từ Nam chí Bắc (có lẽ cũng chưa bao giờ học lịch sử vì đa phần từ trên trâu nhảy xuống, chạy vào rừng, ôm lấy khẩu AK đi ra và leo lên ghế quyền lực) hồ hởi phấn khởi cho tặc Hán thuê mướn 300 ngàn hecta rừng đầu nguồn và rừng quốc phòng nửa thế kỷ; xây dựng phố thị thôn làng ở Hạ Long, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đắc Nông, Bình Dương… thành những tô giới, biệt khu mà ngay nhà cầm quyền Việt cũng không thể xâm nhập; khai thác các loại mỏ ở Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bình Thuận… làm cho đất nước giờ cạn kiệt khoáng sản. Đặc biệt nhất, nhờ tình sâu nghĩa nặng biểu hiện qua “16 chữ vàng, 4 chữ tương, 4 chữ tốt”, qua “hội nghị Thành Đô 2” năm 2012 với sự hợp tác toàn diện (chưa từng có trong lịch sử nhân loại), kẻ thù của Dân tộc đã ung dung xây dựng cảng kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) từ năm 2006 và đang tiến hành xây dựng cảng kinh tế Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị).
 
Theo tường thuật của các nhân chứng, “Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã được cầm quyền ĐCSVN bán cho Trung Quốc hơn 80 km2 thành khu căn cứ riêng mà chỉ có chức sắc Tỉnh ủy và Trung ương Đảng mới có thể được cho vào. Trung Quốc xây tường và nhà cao tầng dọc quốc lộ 1 từ Kỳ Anh đến Cẩm Xuyên hơn 20 km, chiếm hoàn toàn biển phía Đông quốc lộ 1, để làm gì cũng không ai được biết. Dân Kỳ Anh mất đất, không việc làm. Trai thì cờ bạc, đề đóm, chích choác ma túy. Gái thanh niên, trung niên cặp nón, ô… môi son, má phấn, mắt xanh mỏ đỏ vẫy gọi khách đi xe bắc Nam, công khai làm điếm vì không có việc làm. Đất ở, đất ruộng, cả mồ mả cha ông… nay ĐCS bán cho Tàu rồi. Được trai Tàu lấy làm vợ là mơ ước của gái Kỳ Anh ngày nay, vì đi làm điếm còn khổ hơn. Người Trung Quốc ở Kỳ Anh không cần theo luật CHXHCNVN là đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, còn được công an cười chào thân thiện. Người Kỳ Anh mà đi xe máy không đội mũ thì chỉ có đi theo ông Trịnh Xuân Tùng – Hà Nội thôi”. Tại cảng Cửa Việt hiện thời cũng xảy ra tình trạng tương tự. Rồi theo đánh giá của các chuyên gia, với những hiện tượng như thế, hai cảng kinh tế Vũng Áng lẫn Cửa Việt có nguy cơ trở thành cảng quân sự của Tàu cộng và cùng với căn cứ hải quân Du Lâm của Trung Quốc, dành cho tàu ngầm, nằm ở thành phố Tam Á, cực nam đảo Hải Nam (mối lo của các nước ASEAN), làm thành một tam giác chắn ngay cửa ngõ vịnh Bắc Bộ. “Theo bản đồ, từ Du Lâm đến Vũng Áng và Cửa Việt, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km, trong khi khoảng cách giữa Vũng Áng đến Cửa Việt theo quốc lộ 1A là 190 km. Ba đỉnh này tạo thành một tam giác; và với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm lẫn tàu chiến, Trung Quốc rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực Vũng Áng và tỉnh Quảng Bình, kể cả đường bộ và đường biển. (Nên nhớ Quảng Bình, nơi nằm giữa Vũng Áng và Cửa Việt, là vùng đất hẹp nhất trên dải đất hình chữ S của Việt Nam, bề rộng chỉ hơn 40 km tính từ bờ biển đến biên giới Việt-Lào)”. (Trích Nguyễn Hữu Quý, Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?). Sở dĩ kẻ thù trước mặt của Dân tộc ngày càng sát mặt, sát nhà, sát cửa VN (mà trong lịch sử chưa từng có kể từ Ngô Quyền), đó chính là nhờ kẻ thù sau lưng Dân tộc. Gọi nó là kẻ thù sau lưng vì rất nhiều con Hồng cháu Lạc không hề để ý (bởi nó cũng từ bọc trứng Âu Cơ, cũng da vàng máu đỏ, cũng cháu Lạc con Hồng), vì nó luôn tự vỗ ngực “đem lại độc lập cho đất nước”, luôn tự tuyên bố “của dân, do dân và vì dân”, luôn tự khẳng định “đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”, luôn tự cho mình “gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. Gọi nó là kẻ thù sau lưng vì khi xuất hiện trước quốc dân, nó toàn nói những lời nồng nàn yêu nước, toàn hứa những điều tốt đẹp vĩ đại; vì khi xuất hiện trước quốc tế, nó toàn trình bày những chương trình phát triển, toàn báo cáo những thành tựu rực rỡ; vì khi ra tay đàn áp dân lành, nó toàn mặc thường phục, đeo khẩu trang, vì khi xử án bất công các nhà dân chủ, nó toàn gán tội hình sự, lỗi phá hoại. Gọi nó là kẻ thù sau lưng vì khi nhân dân trưng ra bằng cớ rành rành về sai lầm và tội ác, nó giả vờ nhỏ vài giọt nước mắt, nói ít lời xin lỗi, hứa kiểm điểm đôi điều; điêu ngoa hơn là trốn tránh trách nhiệm của mình, đổ vấy tội lỗi cho người khác, chuẩn bị đào thoát ra ngoại quốc; hay tàn độc hơn là thủ tiêu đồng lõa để bịt đầu mối, tố cáo ngược để giam cầm người vạch tội, dùng cả hệ thống truyền thông để đổi trắng thành đen, để tự tô son trát phấn là quang vinh, là vĩ đại… Tất cả đã khiến cho hàng triệu con dân Việt vẫn dửng dưng không thấy vấn đề, vẫn thản nhiên chẳng màng nguy hiểm.
 
Kẻ thù sau lưng đó, kể từ Hồ Chí Minh, đã tàn phá cơ cấu làng xã họ tộc làm giềng mối ngàn năm cho xã hội, đã tiêu hủy đạo đức gia phong làm nền tảng vạn thuở cho giống nòi; đã giết chết hàng vạn nông dân giỏi biết làm giàu cho đất nước, đã đày đọa hàng ngàn trí thức lớn biết tô bồi văn hóa Việt. Thế nhưng vẫn có những con người cho đấy là cuộc cách mạng xã hội long trời lở đất! Kẻ thù sau lưng đó đã lôi cả nửa nước vào cuộc thí nghiệm “xây dựng xã hội chủ nghĩa” đầy thất bại và điên khùng, vào cuộc trường chinh “đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào” đầy huyết lệ và vô nghĩa. Thế nhưng vẫn có những con người lấy làm vinh dự được “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Kẻ thù sau lưng đó đã khiến nửa nước còn lại phải sống trong lo âu vì pháo kích vào làng, vì mìn chôn giữa lộ, vì chất nổ trong rạp hát, vì đạn bắn giữa ngày xuân. Thế nhưng vẫn có những con người lấy làm đắc chí được tham gia vào “công cuộc giải phóng Dân tộc”!
 
Kẻ thù sau lưng đó đang nấp dưới một bản Hiến pháp mới gọi là “hình thành từ ý muốn nhân dân” nhưng đè bẹp mọi nhân quyền và dân quyền của đồng bào bằng những độc quyền và ưu quyền của đồng đảng; đang nấp dưới những bộ luật đầy mỵ dân và dối láo, từ Luật đất đai với nguyên tắc lường gạt: “Mọi tài nguyên đất nước đều thuộc về toàn dân”, Luật giáo dục với nguyên tắc phỉnh phờ: “Một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”, Luật báo chí với nguyên tắc gian trá: “Báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân… Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận”…
 
Trong thực tế, kẻ thù sau lưng đó đang lấy từng mảng đất nước dâng cho kẻ thù trước mặt bất chấp sự phản đối của nhân dân như ở Hà Tĩnh và Ninh Thuận trong những ngày này; đang sách nhiễu, giam cầm, truy tố, đầu độc các công dân dám phản đối kẻ thù trước mặt như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Nguyễn Xuân Nghĩa, Bùi Minh Hằng, Đinh Đăng Định hiện nay…, đang xóa bỏ ký ức, đục bia kỷ niệm, cấm cản truy điệu những công dân đã bị kẻ thù trước mặt sát hại trong các cuộc xâm lược một thời; đang tìm cách ru ngủ công dân bằng những giáo khoa sử thiếu sót, những lối nói tránh né, những thái độ bạc nhược, những lời lẽ tâng bốc tình hữu nghị đối với kẻ thù trước mặt, và với tình trạng dân Tàu được để cho vào nước tràn lan, có thể đang chuẩn bị cho kẻ thù trước mặt tiến hành kế hoạch sát nhập như Nga vừa làm tại vùng Crimea bên bờ Hắc Hải.
Việt ngữ có từ “chung lưng đấu cật” để chỉ thái độ đoàn kết hợp tác khi có khó khăn nhiều phía, kẻ thù nhiều mặt. Đây chính là lúc toàn thể người Việt trong và ngoài nước cùng nhau thực hiện điều đó. Hai kẻ thù khốn khiếp của Dân tộc đang chung tay đồng lõa xâm lăng bán nước, lẽ nào chúng ta chẳng chung lưng đấu cật đánh đuổi chúng đi ???

nguồn: Bán Nguyệt San TỰ DO NGÔN LUẬN

<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.04.2014 02:32:41 bởi Phù vân >
Phù vân 04.04.2014 08:58:18 (permalink)
0
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA

* " VINH DANH "  CHIÊU ĐÃI VIÊN HÀNG KHÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT-NAM
* CHÁU HƯ BÁC CHỒN - DU HỌC SINH CHXHCNVN VÀ ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ CỦA LÒAI ĐƯỢI : PHÁT HUY SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN KỸ THUẬT ĂN CẮP VẶT !
 
Nhân chuyện báo chí trong và ngoài nước đăng tin cô tiếp viên trẻ đẹp của hàng không Việt Nam chuyển đồ ăn cắp.

Người Việt…. ăn cắp!
 
Kẻ bênh thì “Chỉ là môt thiểu số thôi chứ có biết bao nhiêu cái tốt của người Việt sao không thấy nói”. Người chống thì:“Cái gì cũng vừa vừa phải phải, chiếm 40% trong tổng số 100% về thành tích ăn cắp thì không biết nhục à?”. Chuyện qua chuyện lại và nổ lớn trên đài BBC, trên báo chí trong ngoài nước, trên các mạng cá nhân FaceBook suốt dạo này là vì….

Ngày 27/2 vừa qua, tự nhiên cái tờ báo “phải gió” Sankei (đứng hàng thứ 5 trong các đại nhật báo tại Nhật) lại đưa 2 bản tin đầy nhức nhối: cảnh sát Nhật phát lệnh bắt một tiếp viên hàng không Việt Nam vì nghi ngờ chuyển đồ ăn cắp. Trước khi vào chuyện xin tóm tắt về mẩu tin “phải gió” này.
 
Cuối năm ngoái, cảnh sát đã bắt giữ 4 thanh niên Việt Nam trạc tuổi hai mươi mấy đã “chôm” những mỹ phẩm nổi tiếng của Nhật như Shiseido và quần áo của hãng Uniqlo tại các cửa tiệm trong thành phố Tokyo. Theo lời khai thì những “hàng hóa” này đã được gửi đến nhà 1 phụ nữ Việt Nam 30 tuổi. Đầu năm nay, cảnh sát đã bắt giữ luôn người phụ nữ này vì sau những cuộc điều tra thì biết là người này đã đóng gói và gửi các đồ ăn cắp đến một khách sạn gần phi trường Narita, nơi các tiếp viên nghỉ tạm đợi chuyến trở về. Theo dõi một thời gian, cảnh sát đã thấy có những thùng hàng ghi tên địa chỉ người nhận là các tiếp viên hàng không, sau đó thì những thùng hàng trở thành thùng không được vứt tại các bãi rác, còn “nội dung” trong thùng thì “nằm gọn” trong hành lý của các tiếp viên. Vì là nhân viên phi hành đoàn nên sự kiểm soát hành lý không chặt chẽ, phần lớn chú ý vào ma túy, vũ khí nên các món hàng này trót lọt và định kỳ bay về “quê hương” yêu dấu. Hà Nội 36 phố phường là một trong những nơi trưng bày những loại hàng này nhiều nhất.
 
Một nhân viên ngoại giao người Nhật cho biết ông thấy những món hàng này còn để nguyên bảng giá, và ông này biết ngay là đồ ăn cắp, vì ở Nhật sau khi mua hàng, tất cả các bảng giá đều được tháo ra.
Mỹ phẩm Nhật Bản rất được người Việt yêu thích, năm 2013 Nhật đã xuất cảng sang Việt Nam 534 tấn hàng mỹ phẩm, tăng 5 lần so với 10 năm về trước và bị đánh thuế 10% nên những món hàng ăn cắp được nồng nhiệt chiếu cố vì giá…..quá bình dân.

Theo thống kê của sở Cảnh Sát thì năm 1998 cả tòan quốc có 247 vụ người VN ăn cắp, năm 2012 có 999 vụ, nửa năm đầu của năm 2013 có 401 vụ, chiếm 40% các vụ ăn cắp của toàn thể người ngoại quốc .

Bình thường thì tôi không quan tâm vì thực ra, chuyện người Việt ăn cắp đã có lâu lắm rồi, chẳng có gì là mới lạ, con số phần trăm lúc đó cũng rất ư là khiêm nhượng khi so sánh với các nước bạn “láng giềng”, lần này thì thú thật: “lạnh mình” với con số 40% nên xin “góp với bao la” một chút về “Lịch sử ăn cắp của người Việt Tại Nhật”. Tôi không phải là nhà tâm lý học chuyên phân tích, tôi cũng không phải là kẻ “thẩm quyền” để luận tội bất cứ ai, tôi chỉ là một người bình thường nghĩ rất đơn giản: Ăn cắp là chuyện xấu, dứt khoát không nên và lẽ dĩ nhiên ăn cắp trong tình trạng không cần phải ăn cắp… như ở Nhật thì càng không tha thứ.
 
Kể từ khi người Việt được chấp thuận định cư (1981), người tị nạn từ các trại Đông Nam Á như Mã Lai, Hồng Kông, Thái Lan, hoặc đang tạm trú tại các trại tị nạn tại Nhật được chính phủ đưa vào 3 “trung tâm xúc tiến định cư” tại 3 địa điểm: Yamato (Kanagawa), Shinagawa (Tokyo), Himeji (Hyogo). Tại đây, mọi người sẽ qua một khóa huấn luyện tiếng Nhật, học cách hòa nhập vào đời sống Nhật, nhanh thì 6 tháng và lâu thì 1 năm. Sau khi học xong, trung tâm xúc tiến sẽ tìm công việc thích hợp và sẽ bắt đầu cuộc sống tự lập. Người Việt đã có mặt trên toàn nước Nhật.

Tệ nạn ăn cắp… bắt đầu từ đây.
 
Có 5 đối tượng mà “phe ta” thường nhắm tới:
1/ các máy pachinko
2/ các cửa hàng tạp hóa, quần áo, mỹ phẩm, đồ điện v.v… 
3/ các máy tự động bán nước ngọt, thuốc lá 
4/ các loại xe gắn máy, xe ủi, máy cày….
5/ móc túi
Đối tượng (1) thì chỉ một mình là đủ, còn (2), (3), (4) và (5) thì phải có người “hiệp lực” thế là những “nhóm” được thành hình “hoạt động” song song với “cá thể”

Tại các cửa hàng.
 
Ngoại trừ những trường hợp chôm cho riêng mình xài, còn những “hàng” lấy được sẽ qui tụ về một mối, rồi từ đó sẽ “chia sẻ” cho “đồng hương xung quanh”, “đồng bào ruột thịt ở quê nhà” hoặc “những nước bạn hữu nghị” với giá phải chăng.
Lấy một trường hợp điển hình cho dễ hiểu: giả thử một bao gạo 10 ký, giá thị trường 4000 Yen, sẽ có người thu mua với giá 2500-2800 yen, rồi người này để lại cho “đồng hương” với giá 3000. Hình thức “chia sẻ” này tại các chung cư qui tụ nhiều người Việt rất phổ biến. Camera, máy chụp hình, thuốc cao salonpas v.v… cũng được phân phối tương tự.

Chôm xe gắn máy.
 
Thuở đó, Việt Nam quê nhà ta Honda dream rất nổi tiếng, mua theo giá nhập cảng chính thức thì quá mắc, thôi thì ta mua chui vậy. Nơi cung cấp hàng 100% không đâu khác hơn là từ Nhật Bản. Cứ 2, 3 tên một nhóm, mướn một chiếc xe hộp xung quanh được bao phủ bằng bạt, không thể nhìn thấy bên trong có những gì, rong ruổi trên khắp nẻo đường, cứ thấy Honda dream thì dừng lại và hì hục đưa lên xe, còn những loại khác thì “có cho ông cũng đéo lấy” (quân ta dán miếng giấy có nội dung này trên một chiếc xe không phải dream mà người viết đã chứng kiến tận mắt). Ngoài ra, còn xe Harley cũng rất là ăn khách. Có một dạo nạn mất Harley tại Tokyo đã lên đến mức báo động. Bộ Cảnh sát nhập cuộc và bắt được không biết bao nhiêu nhóm hầu hết là “quân ta”.
 
Câu hỏi đặt ra, hàng độc này sẽ tuồn về Việt Nam hay đâu đó bằng cách nào?
 
Xin kể một trường hợp điển hình: “Quân ta” mướn một bãi, xung quang là rừng núi không có nhà cửa, rồi đặt một container hàng chình ình ngay dưới “các tàng cây xanh lá”. Ban đêm, các nhóm cứ rong ruổi khắp nơi, được hàng thì đem đến nơi đã được chỉ định, cất “hàng” vào “tủ”, xong nhiệm vụ, liên lạc với chủ xị: “bữa nay cho vô đó 2 con”, trưa hôm sau thì chủ xị đến check hẹn gặp nhau đâu đó thanh toán tiền nong, rồi “huy động” xe tải chở hàng về bãi khác. Tất cả hàng được “thồn” vào trong tận cùng của một container, còn phía ngoài toàn là “rác”, có nghĩa là những đồ phế thải như TV, tủ lạnh v.v…. Container đầy hàng đó sẽ được chuyển đến bến tàu để xuất cảng về Việt Nam, Hồng Kông…. dưới danh hiệu: hàng phế thải xuất cảng. Hải quan Nhật cũng chỉ kiểm tra cho có lệ, không lẽ phải moi từng thứ một, và hàng cứ thong dong vượt đại dương. Đã có “bỏ nhỏ” liên lạc trước nên khi thuyền cập bến quê nhà, sẽ có người chờ sẵn làm mọi thủ tục nhận lãnh đưa về nơi an toàn rồi phân phối đi khắp nơi.

Máy bán đồ tự động (Rút máy)
 
Đối với các máy tự động thì quân ta học được “kỹ xảo” nghe nói từ Trung Quốc. Dùng một giấy bạc 1000 yen cắt làm 3, xong nối lại bằng băng keo, một đầu có gắn một sợi giấy để kéo ra kéo vào. Ban đêm, quân ta tìm đến những máy tự động vắng người. “Mày canh, tao rút”, chia nhiệm vụ xong xuôi. “Tao” sẽ cho tờ giấy bạc vào nơi bỏ tiền và kéo ra kéo vào cho đến khi hiển thị số tiền trên máy, từ đó ta rút lại “đồ nghề” cất vào túi và bấm vào món hàng ta muốn lấy, chẳng hạn một lon coca giá là 120 yen, máy sẽ cho ra một lon coca cùng 880 tiền thối. Rồi ta cứ lập đi lập lại cho đến khi máy hết tiền thối. Xong 1 máy, đôi ta lại đi tìm con mồi khác. Cách đây vài chục năm, đã có một bài báo phân tích về “mánh mung” này sau khi bắt được mấy người Việt Nam đang “hành nghề”, cũng có một bài báo khác loan tin bắt được vài người Việt vì tội “rút máy”, nhưng không bắt lúc hành nghề mà phát giác lúc đương sự vào ngân hàng đổi từ tiền đồng sang tiền giấy, hình như là 500,000 vừa tiền 100, 10 yen (5000 miếng). Ngân hàng thấy khả nghi vì đổi quá nhiều, nên báo cho cảnh sát và câu chuyện bại lộ.
 
Các hãng bán nước, bán thuốc lá…. bằng máy tự động không những thiệt hại vì mất tiền, mất đồ mà còn mất tiền để thay toàn bộ máy, chứ nếu không thì lại có ngày lãnh đạn tiếp.

Pachinko.
 
Pachinko là một trò giải trí của Nhật hầu như người nào cũng đã nghe qua dầu chưa “thử” bao giờ. Nó là một chiếc máy, bên trong lồng kính được trang hoàng đủ kiểu trông rất bắt mắt. Trước hết, bạn phải bỏ tiền ra để mua những viên bi. Sau cho bi vào hộc bi và vặn cần, bi sẽ “tung bay” trong lồng máy. Nếu bi lọt vào lỗ trong lồng kính làm các đóa hoa nở rộ, thì bi sẽ tuôn ra nhiều hay ít tùy theo lỗ chính hay lỗ phụ. Nếu may mắn mà bạn thắng có nghĩa là “đả chỉ” (máy không còn bi để tuôn ra nữa) (1 máy giới hạn 5000 viên, có nơi vô hạn), bạn có thể dùng những phần bi thắng đổi bất cứ gì bạn muốn, vì trong tiệm Pachinko có chỗ đổi hàng giống ý như một siêu thị nhỏ, cái gì cũng có. Hoặc không muốn đồ thì có thể đổi bi thành tiền, nhưng không được đổi tiền trong tiệm, vì luật Nhật không cho phép, bạn sẽ nhận được một vài món tượng trưng như hộp nước hoa, rồi đem hộp này ra ngoài để đổi thành tiền tại một cái chái vừa nhỏ đủ cho việc đổi tiền được đặt ngay gần tiệm. Lẽ dĩ nhiên tiền bạn mua bi để chơi sẽ đắt hơn tiền bạn bán bi. (Thí dụ: 100 yen bạn mua được 25 viên, 1 viên là 4 đồng, nếu bạn bán lại chỉ được hơn 1 đồng chút xíu). Lẽ thường thì chơi trò này thì mang đầu máu nhiều hơn là thắng, vì chỉ là hình thức giải trí. Pachinko là kỹ nghệ chính phủ Nhật thu thuế nhiều nhất không thua gì thuốc lá, rượu bia. Tuy thế đối với….. quân ta, nhất là thầy của quân ta là Trung Quốc, “mày” có tinh vi tới đâu “tao” cũng có cách trị.
 
Nguyên tắc thắng là làm sao búng cho bi vào lỗ và hoa nở thì bi sẽ ào ra. Thế thì chỉ việc tìm cách chận không cho hoa đóng lại là xong thôi. Dễ quá mà. Đầu tiên các sư phụ dạy phải dùng đồ nghề là 2 miếng sắt mỏng, 1 miếng dùng để mở và 1 miếng dùng chặn không cho đóng vào. Lừa lúc không ai để ý, nhanh tay đút 2 cái cây vào khe hở dưới hộc đựng bi. Nếu set đúng thì bi ào ra như suối, chỉ vài phút là đèn đỏ báo động máy “thua”. Nhưng kiểu này phải cao tay lắm chứ không thì dễ bị lộ. Có bao nhiêu “dân chơi” đã bị múm vì trò này. Đến một dạo, có một loại máy mới ra đời, và máy chỉ có 1 lỗ. Nếu bi vào lỗ này thì coi như máy sẽ “thua” phải nhả hết phần đạn trong máy. Máy tên là “nhất phát” (Ippatsu 一発). “Mánh lới” dùng đồ nghề trở nên vô dụng. Không biết có ai dạy hay do quân ta nghĩ ra một phương pháp mới: “dùng nước miếng”, quân ta vừa chơi vừa nhai kẹo cao su để cho có nhiều nước miếng, cứ vài phút lại “nhổ” vào tay một bãi rồi trải đều lên dàn bi nằm trong hộc, khi viên bi búng lên dính nước miếng chạm điện sẽ chạy lung tung và xác xuất lọt vào lỗ rất cao và thế là máy K.O. Cứ một tiệm làm chừng vài máy xong ta đi tìm tiệm khác có máy tương tự.

Ở Kanto hết chỗ làm ăn vì tiệm đã đổi máy, quân ta di chuyển xuống Kansai hoặc đến tít cả miền Bắc nước Nhật để tìm loại máy tương tự. Mướn một chiếc xe và một người tài xế chở 4 “búng thủ” đi khắp nơi tìm tiệm. “Lương” của tài xế (cũng người Việt Nam) rất ư là hậu hĩnh, bao ăn bao uống, bao ở mà hầu như toàn là khách sạn trong vòng 1 tháng, nếu thắng lớn sẽ trên dưới 500,000 ngàn. Còn thu nhập của các “búng thủ” thì chắc phải thêm một số 0 nữa Trò “nước miếng” này đã bị lộ khiến Hiệp Hội Pachinko đổi toàn bộ các thiết kế khiến các dân chơi không dở trò được nữa.

Móc túi.
 
Có những toán móc túi chuyên nghiệp từ Việt Nam sang, cư ngụ tại các khách sạn nằm trước các nhà ga lớn hoặc có đường Shinkansen, rồi “len trong đám chợ đông người” dở trò móc túi. Quả thật, mấy tay này siêu thật. Chỉ một chuyến ra quân như vậy cũng tìm được vài chục cái ví, trừ hết chi phí, ăn chơi thoải mái còn đem về “quê” một số tiền khá lớn.
 
Theo thống kê của Sở Cảnh sát, những trò trên đây chỉ ở mức độ mà một nhà chuyên môn nói là một hiện tượng tự nhiên của xã hội. Nhưng kể từ năm 2000 trở đi, lúc số người Việt đến Nhật với tư cách nghiên cứu sinh, du học sinh càng ngày càng tăng thì những trò ăn cắp nhất là tại các cửa tiệm đã tăng lên và mấy năm gần đây đã lên đến mức 40%. Tính cách làm ăn sẽ qui mô hơn vì có sự tiếp tay của các người có điều kiện ra vào nước Nhật nhiều lần trong đó không ít là tiếp viên của hãng hàng không Việt Nam.
 
Tờ báo Sankei chỉ đề cập sơ qua về những hàng được Việt Nam mến chuộng là Shiseido, Uniqlo, nhưng thực ra danh sách dài lắm từ mỹ phẩm, thuốc tây, đồ điện. Bên nhà sẽ đặt hàng và bên này sẽ cung cấp và các ông các bà hay đi đi về về sẽ là người chuyển lại ăn hoa hồng. Tất cả đều giao thiệp trên email, skype v.v….
 
Hẳn quí vị còn nhớ vào cách đây gần 5 năm, ngày 17/12/2008, cảnh sát Nhật bắt quả tang phi công phụ Đặng Xuân Hợp khi toan tính đem mớ hàng ăn cắp về VN. Sau gần 3 tuần điều tra, ngày 9/1/2009, Đặng Xuân Hợp đã bị viện kiểm sát của Nhật khởi tố. Trong quá trình điều tra, ĐXHợp đã “thành khẩn” nhận tội và còn khai thêm: biết được job béo bở này qua sự .... giới thiệu của một cấp trên và không phải chỉ có mình mà hầu như tất cả các đồng nghiệp tôi đều “nhất trí” với job thơm phức này. Cũng theo lời khai thì ĐXHợp, ngoài vụ vận chuyển 27 món hàng trộm cắp từ sân bay Kansai về VN vào tháng 7-2008, Đặng Xuân Hợp từng vận chuyển khoảng 30 máy video cassette kỹ thuật số và một số hàng hóa khác về VN bằng đường hành lý xách tay vào cuối tháng 1-2008 và còn... nhiều nhiều nữa.

Từ lúc Nhật Bản có chế độ thâu nhận tu nghiệp sinh sang Nhật để học nghề, thì số người muốn đi rất nhiều, lý do chính là vì kinh tế, lẽ dĩ nhiên cũng có lý do là muốn học nghề. Để được một visa vào Nhật, những người này thường qua một cơ quan trung gian, cơ quan này sẽ giới thiệu cho một công ty Nhật và làm mọi thủ tục cần thiết. Ngoài thủ tục “đầu tiên”, nhiều người phải cầm nhà cầm cửa để bảo đảm mình sẽ quay về.
 
Sang đến Nhật làm việc với tư cách học nghề thì mức lương rất khiêm tốn, có tiện tặn lắm cũng chỉ đủ xài cho mình, vì thế dù biết sẽ bị mất số tiền thế chân, có nhiều trường hợp giữa đường đứt cánh, trốn ra ngoài làm việc hoặc tham gia vào các nhóm ăn cắp vì dù sao thu nhập cũng cao hơn so với tình trạng tu nghiệp sinh. Không bị bắt giữa chừng thì cố gắng ở càng lâu thì tiền càng nhiều, về nhà dư sức chuộc.
 
Còn du học sinh thì còn thê thảm hơn, qua những trung tâm môi giới quảng cáo rầm rộ bố láo bố lếu đầy dẫy tại Việt Nam nào là: đến Nhật vừa đi làm vừa đi học sỉu sỉu cũng kiếm trên 10 lá, nào là mùa hè, mùa đông nghỉ dài thì thu nhập trở thành gấp đôi, gấp ba. Thế là bố mẹ chạy đây chạy đó để con mình xuất dương du học, vừa học cho mình, vừa giúp cho gia đình. Nhưng sang đến nơi thì vỡ mộng, muốn tìm được số tiền như lời quảng cáo thì phải làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, về đến nhà thì đừ người sức đâu mà học rồi ngày đến trường cứ lần lần thưa thớt đưa đến tình trạng không tham dự đủ giờ học và sở nhập quốc sẽ không gia hạn cho ở tiếp. Thế là con đường tham gia vào các nhóm ăn cắp chỉ… thêm một bước là tới.
 
Trên đây chỉ là một mảng của chuyện xấu: chuyện ăn cắp (setto- 窃盗), còn nhiều mảng khác khá trầm trọng như việc buôn bán ma túy, nghiện ngập, kết hôn giả, làm hôn thú giả để nhập cảnh Nhật hoặc dùng bằng lái xe giả…. đang là tầm ngắm của sở cảnh sát và sở nhập quốc, vì nói ra thì quá dài, xin hẹn một dịp khác.
 
Một người bạn Nhật coi như trong gia đình khi đọc bài báo Sankei hỏi tôi: “Tại sao lại có tình trạng ăn cắp của người Việt như thế này?" Hơi quê, tôi định trả lời: Tại vì cửa hàng Nhật dễ ăn cắp quá, nhưng kịp ngưng lại vì nhớ lại trong một phiên tòa ở Việt Nam nghe nói vào năm ngoái, khi ông tòa tuyên án tử hình một bị cáo về tội cướp của rồi còn chặt tay nạn nhân, thì mẹ và chị bị cáo bù lu bù loa chửa đổng:“Ai biểu đeo vàng nhiều làm chi để nó nổi lòng tham, rồi bây giờ tử hình nó”
 
Thú thật tôi không biết trả lời sao, ngoại trừ điều tôi suy nghĩ: cách trồng người, dựng người của cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ta bây giờ đã như một chiếc xe lao xuống dốc không phanh.
 
Trước khi chấm dứt bài này, xin kể quí vị một câu chuyện vui không liên quan đến chuyện ăn cắp nhưng có dính dáng đến các tiếp viên hàng không Việt Nam.

Muốn gì cũng có.
 
Tôi biết có một người mà đã từng dịch cho anh ta khi anh ta gặp tai nạn xe cộ, đang sống ở Gunma, nơi người lao động, tu nghiệp khá nhiều. Vài năm trước tôi tình cờ gặp lại anh ấy. Nói chuyện chào hỏi xong, anh ấy hỏi tôi:
- Bác còn nhớ thịt chó không?
 
Sự thực thì lúc còn ở bên nhà tôi cũng có ăn, nhưng bây giờ thì thấy ghê ghê làm sao ấy. Nhưng tôi hỏi tới:
- Ông lấy đâu ra ở Nhật, mấy ông bắt chó rồi làm à?
 
- Không, thế thì bác quê quá, bây giờ bác muốn ăn gì chả có. Chó 7 món: chả chìa, nhựa mận, luộc, nướng, ninh xáo…. nóng hổi thơm phức bác ơi.
- Ông làm sao mà có?
 
- Bác chỉ cần cho nhà em biết trước 2 tuần, em sẽ nhờ mấy cô ấy mang sang.
- Cô nào?
 
- Mấy cô ở Hàng Không Việt Nam đấy.
À thì ra thế. Tôi còn được nghe là có một gia đình làm đám cưới cho con cần vài con heo quay sữa, trầu cau, bánh hỏi thịt quay ….. đều được cung cấp đầy đủ qua ngả này.
@ theo TheHy.


nguồn: email ônggiáo
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.04.2014 15:26:28 bởi Phù vân >
dzuylynh 04.04.2014 15:28:53 (permalink)
0


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=aY361CSyeNA[/YouTube]
dzuylynh 04.04.2014 23:06:00 (permalink)
0
 
                                                       NGÀY CỦA LỄ PHỤC SINH
 
 
Ngày Chúa Nhật Phục Sinh, 2001–2020 
2001: 15 tháng 4
2002: 31 tháng 3 (Tây phương); 5 tháng 5 (Đông phương)
2003: 20 tháng 4 (Tây phương); 27 tháng 4 (Đông phương)
2004: 11 tháng 4
2005: 27 tháng 3 (Tây phương); 1 tháng 5 (Đông phương)
2006: 16 tháng 4 (Tây phương); 23 tháng 4 (Đông phương)
2007: 8 tháng 4
2008: 23 tháng 3 (Tây phương); 27 tháng 4 (Đông phương)
2009: 12 tháng 4 (Tây phương); 19 tháng 4 (Đông phương)
2010: 4 tháng 4
2011: 24 tháng 4
2012: 8 tháng 4 (Tây phương); 15 tháng 4 (Đông phương)
2013: 31 tháng 3 (Tây phương); 5 tháng 5 (Đông phương)
2014: 20 tháng 4
2015: 5 tháng 4 (Tây phương); 12 tháng 4 (Đông phương)
2016: 27 tháng 3 (Tây phương); 1 tháng 5 (Đông phương)
2017: 16 tháng 4
2018: 1 tháng 4 (Tây phương); 8 tháng 4 (Đông phương)
2019: 21 tháng 4 (Tây phương); 28 tháng 4 (Đông phương)
2020: 12 tháng 4 (Tây phương); 19 tháng 4 (Đông phương)

Trong Kitô giáo Tây phương, ngày lễ Phục Sinh tất cả rơi vào một Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày kế tiếp, Thứ hai, được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nhưng không được quy định tại Hoa Kỳ, ngoại trừ trước kia ở một số tiểu bang, tất cả đã được bãi bỏ từ thập niên 1980.
 
Lễ Phục Sinh và các ngày nghỉ liên hệ tới nó là những ngày lễ di động, tức chúng không rơi vào một ngày cố định trong lịch Gregory hay lịch Julius (là những lịch dựa theo sự vận hành của mặt trời và mùa). Thay vào đó nó dựa trên lịch Mặt Trăng tương tự – nhưng không giống hệt – lịch Do Thái. Ngày chính xác của lễ Phục Sinh thường vẫn còn là đề tài tranh luận.
Vào Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, lễ Phục Sinh được quyết định tổ chức vào cùng một chủ nhật trên toàn giáo hội, nhưng có lẽ chưa có phương pháp nào được chỉ định bởi Công đồng (không may là hiện không tìm thấy nguyên văn các quyết định của Công đồng). Thay vào đó, việc chọn ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria, một thành phố nổi danh về sự thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ chức lễ Phục Sinh vào chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3. Trong suốt thời Trung Cổ, cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là Lễ Phục Sinh xảy ra vào chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phân. Giáo hội Công giáo Rôma dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ họ chuyển sang phương pháp Alexandria khi đổi sang lịch Julius bởi Dionysius Exiguus (không có bằng chứng rõ ràng về việc này cho đến thế kỉ 9). Hầu hết giáo hội trên các đảo Anh dùng phương pháp Rôma cuối thế kỉ 3 cho đến khi họ áp dụng cách tính Alexandria vào Công đồng Whitby năm 664. Các giáo hội trên lục địa châu Âu ở phía tây dùng cách tính Rôma đến cuối thế kỉ 8 trong triều đại Charlemagne, và cuối cùng họ cũng chuyển sang dùng phương pháp Alexandria. Vì các giáo hội Tây phương hiện nay dùng lịch Gregory để tính ngày, còn các giáo hội Chính thống Đông phương dùng lịch Julius, nên ngày lễ Phục Sinh của họ thường không trùng nhau.
 
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Aleppo, Syria năm 1997, Hội đồng các giáo hội thế giới đề nghị cải cách phương pháp tính ngày lễ Phục Sinh dựa trên các tính toán theo quan sát thiên văn trực tiếp; điều này giúp loại bỏ khác biệt giữa các giáo hội Tây phương và Đông phương. Cải cách này được đề nghị áp dụng từ năm 2001, nhưng cuối cùng nó không được các thành viên sử dụng.

Vị trí trong năm phụng vụ

Việc mừng Chúa Giêsu sống lại vẫn được cử hành vào mỗi ngày Chủ Nhật. Tân Ước không có đoạn nào nói về lễ Phục sinh của Kitô giáo. Điều này chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ hai sau công nguyên. Các Giáo hội Đông phương thuộc miền Tiểu Á như Ephesus (Êphêxô), Smyrne... (từ chuyên môn Latinh gọi nhóm này là Quartodecimans = thứ 14) theo sát với truyền thống Do thái giáo, và họ mừng lễ Phục sinh theo ngày 14 tháng Nisan, cho dù ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không bắt buộc phải là ngày Chủ nhật. Họ tưởng niệm ngày Chúa Giêsu chịu chết.
 
Ngược lại Giáo hội Tây phương tại Rôma, Palestine, Ai cập, Hy Lạp và xứ Gaule (Pháp) lại mừng lễ Phục sinh vào ngày Chủ nhật vì tin rằng Chúa Giêsu sống lại ngày Chủ nhật. Ngày Chủ nhật này có thể rơi vào ngày 14 Nisan của Do thái, hay là Chủ nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không là một ngày Chủ nhật.
 
Cuộc tranh cãi về việc mừng lễ Phục sinh chứng giám việc cử hành phụng vụ đa dạng tại các vùng khác nhau và nêu lên sự hiểu biết khác biệt về lễ Phục sinh. Khi mừng lễ Phục sinh vào ngày 14 Nisan, các giáo hội Đông phương cũng mừng Chúa Giêsu chết và sống lại, nhưng họ đánh dấu trọng tâm vào cái chết của ông, trong khi đó bên Tây Phương nhấn mạnh vào sự sống lại của ông.
 
Cuộc tranh luận suýt gây ra đổ vỡ giữa hai bên. Vào năm 192, Giáo hoàng Victor quyết định ra vạ tuyệt thông các Giáo hội miền Tiểu Á. Thánh Irênê can thiệp ôn hoà và giáo hoàng này đã rút lại vạ tuyệt thông.
 
Tại Công đồng Nicêa năm 325 do hoàng đế Constantin triệu tập, các Giáo hội Kitô giáo đồng ý tách biệt lễ Vượt qua Do thái giáo và lễ Phục sinh Kitô giáo. Các nghị phụ chấp thuận mừng lễ Phục sinh vào ngày Chúa nhật tiếp theo tuần trăng tròn (14 Nisan) sau ngày Phân xuân.

Kitô giáo Tây phương

Trong Kitô giáo Tây phương, lễ Phục Sinh đánh dấu việc kết thúc 40 ngày chay tịnh – giai đoạn ăn kiêng và sám hối để chuẩn bị cho lễ Phục Sinh bắt đầu vào Thứ tư Lễ Tro và chấm dứt vào khuya Thứ bảy Tuần Thánh.
 
Tuần trước ngày Phục Sinh là tuần rất đặc biệt trong truyền thống Kitô giáo gọi là Tuần Thánh: Chủ Nhật trước đó là Chúa nhật Lễ Lá, và ba ngày cuối cùng trước ngày Phục Sinh gọi là Tam Nhật Thánh, bao gồm: Thứ năm Tuần Thánh (Thứ năm Rửa Chân), Thứ sáu Tuần Thánh (Thứ sáu Tốt Lành) và Thứ bảy Tuần Thánh (Thứ bảy Yên Tĩnh). Chúa nhật Lễ Lá, Thứ năm Tuần Thánh và Thứ sáu Tuần Thánh tập chú và việc tưởng nhớ đến các sự kiện Chúa Giêsu vào thành Jerusalem, bữa Tiệc Ly và Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá. Thứ sáu Tuần Thánh, Thứ bảy Tuần Thánh và Chúa nhật Phục Sinh đôi khi được gọi là Tam Nhật Phục Sinh (hay Tam Nhật Vượt Qua). Ở một số nước, lễ Phục Sinh kéo dài 2 ngày, với ngày thứ hai gọi là "Thứ hai Phục Sinh". Nhiều giáo hội bắt đầu lễ Phục Sinh vào cuối buổi tối ngày Thứ bảy Tuần Thánh với lễ Vọng Phục Sinh hay Canh thức Vượt Qua.
 
Mùa Phục Sinh bắt đầu từ Chúa Nhật Phục Sinh và kéo dài đến lễ Hiện xuống vào 50 ngày sau đó. Trong Kitô giáo Tây phương, ngày lễ Phục Sinh tất cả rơi vào một Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày kế tiếp, thứ Hai, được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nhưng không được quy định tại Hoa Kỳ, ngoại trừ trước kia ở một số tiểu bang, tất cả đã được bãi bỏ từ những năm 1980. Lễ Phục Sinh và các ngày nghỉ liên hệ tới nó là những ngày lễ di động, tức là chúng không rơi vào một ngày cố định trong lịch Gregorian hay lịch Julian (là những lịch dựa theo sự vận hành của mặt trời và mùa). Thay vào đó nó dựa trên lịch Mặt Trăng tương tự — nhưng không giống hệt — lịch Do Thái. Ngày chính xác của lễ Phục Sinh thường vẫn còn là đề tài tranh luận.Vào Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, lễ Phục Sinh được quyết định tổ chức vào cùng một Chủ nhật trên toàn giáo hội, nhưng có lẽ chưa có phương pháp nào được chỉ định bởi Công đồng (không may là hiện không tìm thấy nguyên văn các quyết định của Công đồng). Thay vào đó, việc chọn ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria, một thành phố nổi danh về sự thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ chức lễ Phục Sinh vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3. Trong suốt thời Trung Cổ, cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là Lễ Phục Sinh xảy ra vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phân. Giáo hội Công giáo Rome dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ họ chuyển sang phương pháp Alexandria khi đổi sang lịch Julius bởi Dionysius Exiguus (không có bằng chứng rõ ràng về việc này cho đến thế kỉ 9). Hầu hết giáo hội trên các đảo Anh dùng phương pháp Rome cuối thế kỉ 3 cho đến khi họ áp dụng cách tính Alexandria vào Công đồng Whitby năm 664. Các giáo hội trên lục địa châu Âu ở phía Tây dùng cách tính Rôma đến cuối thế kỉ 8 trong triều đại Charlemagne, và cuối cùng họ cũng chuyển sang dùng phương pháp Alexandria. Vì các giáo hội Tây phương hiện nay dùng lịch Gregory để tính ngày, còn các giáo hội Chính thống Đông phương dùng lịch Julius, nên ngày lễ Phục Sinh của họ thường không trùng nhau.
 
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Aleppo, Syria năm 1997, Hội đồng các giáo hội thế giới đề nghị cải cách phương pháp tính ngày lễ Phục Sinh dựa trên các tính toán theo quan sát thiên văn trực tiếp; điều này giúp loại bỏ khác biệt giữa các giáo hội Tây phương và Đông phương. Cải cách này được đề nghị áp dụng từ năm 2001, nhưng cuối cùng nó không được các thành viên sử dụng.Ngoài những truyền thống tôn giáo có liên quan đến hoạt động kỷ niệm sự phục sinh của chúa Jesus, người theo Kitô giáo còn có truyền thống trao nhau những quả trứng Phục sinh, thường được làm từ chocolate. Trứng là biểu tượng từ xưa về sự sinh sản. Có một truyền thống là vào buổi sáng lễ Hiện xuống (một phần của lễ Phục sinh), người ta thức dậy sớm để ngắm mặt trời lên và dùng bữa trưa đặc biệt, như tổ chức một chuyến giã ngoại cho cả gia đình.

Kitô giáo Đông phương


Biểu tượng Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô của Giáo hội Chính thống Nga vào thế kỉ 16

Trong Kitô giáo Đông phương, sự chuẩn bị bắt đầu với mùa Đại Chay. Theo sau chủ nhật thứ năm của mùa Đại Chay là Tuần Lá, kết thúc vào Thứ Bảy Lazarus. Thứ Bảy Lazarus chính thức bế mạc mùa Đại Chay, mặc dù việc ăn kiêng vẫn tiếp tục cho tuần kế tiếp đó. Sau Thứ Bảy Lazarus đến Chúa Nhật Lá, Tuần Thánh và cuối cùng là lễ Phục Sinh hay lễ Vượt Qua (Pascha, Πασχα), và việc ăn kiêng chấm dứt ngay sau Phụng Vụ Thánh (Divine Liturgy). Lễ Phục Sinh theo ngay sau Tuần Sáng (Bright Week), không ăn kiêng trong tuần này kể cả thứ tư và thứ sáu.
 
Phụng Vụ Thánh Vượt Qua nói chung diễn ra vào khoảng nửa đêm, vào sáng sớm của ngày Vượt Qua. Việc đặt Phụng Vụ Thánh Vượt Qua vào nửa đêm bảo đảm rằng không có Phụng Vụ Thánh khác vào buổi sáng, khiến lễ này trở thành "Lễ của mọi lễ" trong năm phụng vụ.

Phong tục và lễ nghi

Một tuần lễ trước lễ Phục Sinh, được gọi là Tuần Thánh, tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá (hay Chúa nhật Thương Khó) cho đến hết ngày Thứ bảy Tuần Thánh (hay Canh thức Vượt Qua). Trong tuần này, các giáo hội Kitô giáo tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô, cử hành những mầu nhiệm mà Chúa Giêsu đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng ở trần gian. Đối với Kitô hữu, mọi cử hành phụng vụ trong tuần này đều nói lên thái độ đau buồn, nhưng với tâm tình biết ơn vì Chúa đã thương trở nên con người để chịu đau khổ và chịu chết cho nhân loại tội lỗi.


Trứng Phục sinh tại Cộng hòa Séc

Tại nhiều quốc gia Tây Phương, Lễ Phục Sinh bao gồm chủ nhật và thứ hai là ngày nghỉ lễ chính thức. Tại châu Âu, như tại Đức, thêm ngày thứ Sáu Tuần Thánh cũng là ngày nghỉ lễ chính thức, vào ngày này, những nơi vui chơi, rạp hát, tiệm buôn đều đóng cửa để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa.
 
Theo một phong tục cổ từ những người Ai Cập, Ba Tư (Perse) vào ngày Xuân phân (21/03), bắt đầu một năm mới, bạn bè thường trao đổi cho nhau các quả trứng có tô điểm màu sắc, vì coi đó như là điều tốt lành, vì từ trứng xuất hiện lên sự sống.
 
nguồn:wikipedia
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.04.2014 04:23:48 bởi dzuylynh >
Phù vân 06.04.2014 01:57:12 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN


                                                       

Kỷ niệm 35 năm ngày con tàu CAP ANAMUR ra khơi cứu người vượt biển

 
Từ trước đến nay, các Đại Hội CAP ANAMUR đều được tổ chức tại Troisdorf, quê hương của Ts. Rupert Neudeck, người sáng lập Ủy Ban CAP ANAMUR và GRÜNHELME. Năm nay, lần đầu tiên Đại Hội sẽ được tổ chức tại hải cảng Hamburg, nơi xuất phát và trở về của các con tàu CAP ANAMUR và cũng là nơi có Tượng Đài Thuyền Nhân Tỵ Nạn CS đã được khánh thành vào ngày 12.9.2009.

Kính thưa quý vị và các bạn,
 
Cách đây 35 năm – ngày 09.8.1979 – ngày con tàu nhân đạo CAP ANAMUR xuất phát trực chỉ biển Đông để cứu vớt thuyền nhân Việt Nam trốn chạy nạn CS. Từ 1979 đến 1986, các con tàu CAP ANAMUR đã cứu vớt được 11.300 thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam, đại đa số hiện đang sống ổn định và thành công trên nước Đức.
 
Một ĐẠI HỘI CAP ANAMUR sẽ được tổ chức để mừng ngày lịch sử này, đồng thời nói lên lý do sự hiện diện và thành công vượt bực của người Việt tỵ nạn tại CHLB Đức nói riêng và toàn Âu Châu nói chung.
 
Từ trước đến nay, các Đại Hội CAP ANAMUR đều được tổ chức tại Troisdorf, quê hương của Ts. Rupert Neudeck, người sáng lập Ủy Ban CAP ANAMUR và GRÜNHELME. Năm nay, lần đầu tiên Đại Hội sẽ được tổ chức tại hải cảng Hamburg, nơi xuất phát và trở về của các con tàu CAP ANAMUR và cũng là nơi có Tượng Đài Thuyền Nhân Tỵ Nạn CS đã được khánh thành vào ngày 12.9.2009.
 

Ban Tổ Chức, gồm Ủy Ban CAP ANAMUR e.V./GRÜNHELME e.V. và HỘI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CS HAMBURG e.V., sẽ tổ chức ĐẠI HỘI CAP ANAMUR vào ngày 09.8.2014 tại cảng Hamburg, ngay trước Tượng Đài Tỵ Nạn. Đây là dịp ngưòi Việt TNCS chúng ta biểu lộ lòng biết ơn sâu xa đến Ts. Rupert  Neudeck và chính quyền cũng như nhân dân Đức đã cứu sống, đùm bọc, giúp đỡ chúng ta có được một cuộc sống thành công hiện nay trong Tự Do, Dân Chủ, Nhân Bản và Nhân Quyền. 
 
Cũng như những lần trước, ĐẠI HỘI CAP ANAMUR  năm nay sẽ có sự hiện diện của nhiều quan khách nổi tiếng tại Đức và các chính trị gia cao cấp trong chính quyền trung ương và nhiều tiểu bang. Chương trình chi tiết sẽ được thông báo trong ngày gần đây.
 
Ngoài ra, để góp phần vào chi phí tổ chức ngày Đại Hội tri ân những ân nhân đã cứu sống chúng ta trên biển cả cũng như đã cưu mang chúng ta trong quá trình 35 năm; chúng tôi chân thành kêu gọi quý vị đóng góp ít nhiều vào chi phí tổ chức. 
 
Sự ủng hộ xin chuyển vào Trương Mục của Hội Người Việt TNCS Hamburg như sau:     
 
VEREIN DER VIETNAMESISCHEN FLÜCHTLINGE IN HAMBURG e.V.
IBAN:   DE75 2005 0550 1088 2109 33
BIC:   HASPDEHHXXX
VERWENDUNGSZWECK:  CAP ANAMUR
 
Nếu quý vị cần giấy lấy thuế lại (từ 50,00 EUR), xin ghi rõ tên họ và địa chỉ.
 
Xin cảm ơn quý vị và xin ghi nhớ: Đại Hội CAP ANAMUR ngày 09 tháng 8 năm 2014 tại Hamburg.
 
Trân trọng
 
Thay mặt Ban Tổ Chức :
Nguyễn Hữu Huấn                                                            
Ủy Ban CAP ANAMUR e.V.                                              
và GRÜNHELME e.V.                                                       
email: nguyenhh@gmx.net                                               
Tel.:   0163/733 9348
 
Lê Ngọc Tùng
HỘI NGƯỜI VIỆT TNCS
HAMBURG e.V.
email: thuongquavietnam75@hotmail.com
Tel.:   0176/4814 7263


<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.04.2014 04:25:22 bởi Phù vân >
da vàng 06.04.2014 04:29:24 (permalink)
0
Những người lính chưa bao giờ buông súng


 Ngô Hào

 
Từ sau ngày Hồ Chí Minh và đảng CSVN từ Pắc Bó nhảy ra cướp chính quyền của Trần Trọng Kim và thành lập nước VNDCCH cho đến nay thì nhà nước này luôn cai trị người dân bằng tuyên truyền nhồi sọ và bằng bạo lực nhà tù . Chính sách này đã đem lại bao đau thương mất mát cho người dân VN , từ thời cải cách ruộng đất những năm 50 cho đến thời quy hoạch nhà đất ngày nay . Người dân bị cướp đất cướp nhà , bị đàn áp tù đày nên càng ngày càng có nhiều người nổi lên chống đối . Càng ngày càng có nhiều phong trào đấu tranh đòi tự do , dân chủ , đa nguyên đa đảng , công lý và nhân quyền . Có những người lính bộ đội bây giờ mới cầm súng lên bắn trả vào chế độ độc tài như anh Đoàn Văn Vươn , anh Đặng Ngọc Viết , nhưng cũng có những người lính chưa bao giờ buông súng , chưa bao giờ ngừng đấu tranh cho tự do và công lý .
 
Một trong những người lính đó là cựu thiếu úy quân lực VNCH : ông Ngô Hào .
 
1954 HCM thỏa thuận với Pháp ký hiệp định Geneve chia đôi đất nước , trong khi phía VNCH miền Nam hoàn toàn phản đối . Hiệp định này có mục đích đình chiến , cho phép người dân VN ai muốn theo chủ nghĩa CS thì di cư ra miền Bắc và ai muốn theo thể chế CH thì di cư vào miền Nam . Hai miền sẽ được yên ổn làm ăn xây dựng xã hội theo chính kiến của mình , tương tự như Nam Hàn và Băc Hàn ngày nay . Nhưng HCM ngay sau khi vừa ký xong Hiệp định , đã vâng lệnh Tàu Nga mà khởi động chiến tranh đòi ” giải phóng miền Nam ” .
 
Những chàng trai miền Nam như ông Ngô Hào bắt buộc phải cầm súng ra chiến trường . Những người lính VNCH yêu chuộng hòa bình , lúc nào cũng chỉ mong được 1 ngày ” giã từ vũ khí ” để về lại với người em gái ” màu tím hoa sim ” . Nhưng trước những T54 và AK47 mà Nga và Tàu trang bị cho đoàn quân ” đốt cháy cả dãy Trường Sơn ” thì họ không có chọn lựa nào khác hơn là tự vệ và chiến đấu để cho miền Nam tự do .
 
Sau 1975 , chứng kiến cảnh nhà nước CSVN thực hành những chính sách trù dập người dân miền Nam như đánh tư sản , bắt tù cải tạo , đuổi ra khỏi thành phố bắt đi làm thủy lợi hay kinh tế mới … Ông Ngô Hào đã đứng ra thành lập đảng Liên Minh Việt Nam để đấu tranh cho tự do , dân chủ và đa nguyên đa đảng . Ông đã bị nhà nước CSVN kết án và bắt giam 20 năm tù từ năm 1977 đến 1997 .
 
Sau khi ra tù , ông Hào tiếp tục đấu tranh cho công lý cho người dân bằng những biện pháp ôn hòa . Ông giúp dân oan viết đơn khiếu kiện , giúp vận động các cơ quan nhân quyền quốc tế lưu tâm đến tình trạng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị đàn áp , ông cũng thường xuyên viết bài chỉ ra những sai phạm của nhà nước và tiếp tục kêu gọi đa nguyên đa đảng . Tháng 2 năm 2013 ông bị bắt lần thứ 2 và mặc dù đã 65 tuổi vẫn bị tuyên án 15 năm tù thêm 5 năm quản chế , theo điều luật 79 Bộ luật hình sự, vào tháng 12, 2013.
 

Ông Ngô Hào ra trước Tòa để nhận bản án bất công.


Trong nhà tù ông bị quản giáo đánh đập hành hạ và bị ép làm lao động nặng nhọc trong khi tuổi tác đã cao , sức khỏe lại kém . 35 năm tù , hơn 1/2 đời người , chỉ vì ước vọng cho hòa bình , công lý và tự do , no ấm cho người dân !
 
Điều đáng buồn cười và mỉa mai nhất là trong bản án dành cho ông , công an cáo buộc ông nhận tiền từ ” phản động lưu vong nước ngoài ” để hoạt động lật đổ nhà nước CSVN . Nhưng khi nhìn vào gia cảnh ông , 1 cái nhà đúng nghĩa còn không có , chỉ là những tấm ván và miếng vải bạt ny long dựng ké vào 2 vách tường của nhà hàng xóm , trống hoác và dột nát . Vợ ông thì đau yếu và bị bệnh nan y . Hai con ông 1 người đi học tự túc ở thành phố , 1 người phải đi làm thuê phụ giúp gia đình .
 

Bà Nguyễn thị Kim Lan, vợ ông Ngô Hào, giữa gian nhà trống trơn, không 1 đồ vật có giá trị, với 2 bên vách tường là 2 vách của 2 nhà hàng xóm.

Mình không thể hiểu được 1 người 65 t , vợ bệnh con dại , 1 mái nhà không có , chỉ với cây bút và vài bài viết thì làm thế nào mà lật đổ được cả 1 chính quyền độc tài , từng vỗ ngực khoe khoang thắng cả Pháp lẫn Mỹ , mà phải tuyên án ông đên 15 năm tù ?
Cái nhà nước này quá sợ những tiếng nói sự thật , hay đây là trò trả thù hèn hạ dã man dành cho những người lính chưa bao giờ buông súng ?
 
Ngoc Nhi Nguyen

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.04.2014 04:33:15 bởi da vàng >
da vàng 06.04.2014 04:39:24 (permalink)
0
 
 
 
 
 
LÍNH KHÔNG BAO GIỜ CHẾT 
Sáng tác & trình bày: Dzuylynh
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=DkS1PQHKvTw[/YouTube]
 
~~~~~~
 
NGƯỜI LÍNH KHÔNG BAO GIỜ CHỂT
KARAOKE
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=iWJhiOCcxP8[/YouTube]
nghinhnguyen 06.04.2014 21:00:24 (permalink)
0
Qua bảy mươi năm đảng ta du nhập nền giáo dục xhcn ưu việt vào đất nước VN náy đã đào tạo nên những thế hệ cháu ngoan bác hồ, Nếu bác còn sông mà thât lòng yêu dân tộc đất nước VN này thì sẽ đau òng biêt bao ?
 Bác đi gặp Catmat lenin rồi năm điều bác dạy các học tró của Bác đão ngược lại hết. bắng chứng trong năm điếu ấy có "yêu tổ quốc, yêu đồng bào.....Thật thà dũng cảm", Thế mà cô bé Phương Uyên mới đem ra thực hành là bị váo tù, bị trù dập còn bị đuổi học, Em thấy quê nương biển đảo của ta bị tàu xâm chiếm , đồng bào ngư dân ta bị táu nò bắn giết ; từ trong sâu thẳm của tấm lòng khơi dậy niềm đau và em đau nên em đã thậy thà dũng cảm làm theo điều bác dạy đấy và em đã nhận được cái hậu quả đã làm theo điều bac dạy ! 
NN
Thay đổi trang: << < 373839 > >> | Trang 39 của 58 trang, bài viết từ 571 đến 585 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9