Mất mạng do ăn tái, sống
http://www.thanhnien.com....ng-do-an-tai-song.aspx Nhiều người có thói quen ăn các món tái, sống một cách cẩu thả mà không biết rằng nguy cơ các ấu trùng, giun sán… thâm nhập vào cơ thể dẫn đến nguy kịch, thậm chí mất mạng.
Mất mạng do ăn tái, sống 1
Giun lươn bò lổn nhổn dưới da do ăn hải sản tái, sống - Ảnh: T.L
Ngon miệng, hại mạng!
Tháng 6 vừa qua, Bệnh viện (BV) Nhiệt đới trung ương Hà Nội tiếp nhận bệnh nhân tên Đ. (nhà ở Thái Thịnh, TP.Hà Nội). Trước khi vào viện, ông Đ. thường bị đau bụng, tiêu chảy, người luôn buồn nôn, có những đường ngoằn ngoèo xuất hiện dưới làn da và bị sụt đến 13 kg. Khi vào viện, ông Đ. trong tình trạng suy kiệt. Bác sĩ xác định ông bị nhiễm ấu trùng giun lươn, do ông Đ. khi làm việc ở quán hải sản thường dùng món hàu sống, tôm sống tái mù tạt.
BV Chợ Rẫy TP.HCM cũng từng tiếp nhận một bệnh nhân trúng độc và tử vong sau khi ăn ốc bươu vàng tái. Đó là N.V.H (22 tuổi, ngụ P.4, Tân An, Long An). Anh H. cùng 3 người khác bắt ốc bươu vàng ngoài đồng đem về để sống rồi thẻo thịt ở phần đầu cho vào đĩa, vắt chanh lên cho tái làm mồi lai rai với rượu. Ngon miệng, cả 4 người làm hết hơn ký ốc thịt. Hai ngày sau, cả 4 người đều có dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm (đau bụng, đau đầu dữ dội…). Ba người kia bệnh tình nhẹ hơn, riêng anh H. nguy kịch, được chuyển lên BV Chợ Rẫy nhưng đã tử vong trước khi nhập viện. Các bác sĩ cho rằng ốc mà anh H. ăn phải đã bị nhiễm thuốc trừ sâu. Khi ăn ốc tái, uống rượu, rượu làm chất độc có trong thịt ốc lan nhanh khắp cơ thể, gây ngộ độc dẫn đến tử vong.
Mất mạng do ăn tái, sống 2
Một bệnh nhân bị hoại tử do liên cầu khuẩn heo từ tiết canh - Ảnh: Ngọc Thắng
Một trường hợp khác cũng nguy kịch vì ăn ốc tái chanh. Khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1 TP.HCM từng tiếp nhận bệnh nhi T.T (12 tuổi, ngụ TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang) vào viện trong tình trạng sốt cao, nôn ói, đau đầu dữ dội, người lừ đừ. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm não do nhiễm một loại ký sinh trùng từ ốc. Trước nhập viện mấy ngày, T.T có ăn ốc sên sống tái chanh. Người nhà cho bác sĩ biết, em này thường ăn món ốc nướng, luộc, tái.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Phú, Phó trưởng khoa Nhiễm Việt - Anh BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết: “Khoa thường tiếp nhận những trường hợp nhập viện do ăn đồ sống, côn trùng hay những sinh vật lạ. Thường gặp nhất là các trường hợp ăn thịt ốc, cá, các loại hải sản dạng tái hoặc còn sống. Phần đông bệnh nhân đến từ các tỉnh ĐBSCL. Tình huống cũng hay gặp là do nhậu với mồi là ốc bươu vàng tái chanh. Món này rất nguy hiểm!”. Theo bác sĩ Phú, triệu chứng lâm sàng của những bệnh nhân khi nhập viện thường là sốt, nôn ói, tay chân run, khó thở, nặng hơn có thể hôn mê sâu.
Sán đầy não do ăn tiết canh heo
Thời gian gần đây, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương Hà Nội tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn heo. Các bệnh nhân đến từ các tỉnh thành phía bắc: Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nội... Phần lớn các ca bệnh có liên quan đến chế biến, ăn tiết canh heo. Trường hợp gần đây bị tử vong sau ăn tiết canh heo là ông V.A. (39 tuổi, ngụ tỉnh Ninh Bình), vào viện trong tình trạng nhiễm trùng huyết, suy đa tạng, có nhiều ban hoại tử đen toàn thân, nhất là ở vùng mặt. Mặc dù các bác sĩ khẩn trương cứu chữa, nhưng do bệnh tình quá nặng nên bệnh nhân đã tử vong. Qua kiểm tra, xét nghiệm cho thấy bệnh nhân V.A dương tính với liên cầu khuẩn heo.
Hai trường hợp khác: một nam thanh niên sống tại TP.Hà Nội bị viêm màng não do liên cầu khuẩn heo với các biểu hiện sốt cao, co giật, hôn mê và Nguyễn Văn T. (31 tuổi, ngụ Hà Nội) nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, cơ thể có các ban bị hoại tử. Trước khi nhập viện, cả hai đều có ăn tiết canh heo.
Mất mạng do ăn tái, sống 3
Món tiết canh - thực phẩm không được kiểm soát nguy cơ nhiễm sán - Ảnh: Bạch Dương
Cũng tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương Hà Nội mới đây tiếp nhận một bệnh nhân (58 tuổi, trú Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) được chẩn đoán bị sán ở não - loại sán có từ heo. Người nhà bệnh nhân cho biết bệnh nhân hay ăn tiết canh heo trước đó. Sau ăn, bệnh nhân xuất hiện tình trạng tri giác lơ mơ, nổi các cơn co giật. Kết quả chụp CT Scanner sọ não phát hiện nhiều ổ sán trong não, mỗi lát cắt chụp CT phát hiện 4 - 5 ổ sán. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu BV Bệnh nhiệt đới Trung ương Hà Nội, cho biết mỗi năm khoa tiếp nhận hàng chục ca sán não, nguyên nhân mắc sán có thể do ăn tiết canh, thịt sống…
Khoa thường tiếp nhận những trường hợp nhập viện do ăn đồ sống, côn trùng hay những sinh vật lạ. Thường gặp nhất là các trường hợp ăn ốc, cá, các loại hải sản dạng tái, hoặc còn sống... Tình huống cũng hay gặp là nhậu với mồi ốc bươu vàng tái chanh
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Phú, Phó trưởng khoa Nhiễm Việt - Anh BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM
Mới đây, các chuyên gia thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương phải huy động lực lượng để điều trị cho chùm 8 bệnh nhân cùng bị nhiễm giun xoắn từ heo. Cả 8 bệnh nhân này khi vào viện đều có các triệu chứng sốt, đau nhức cơ, đau đầu, tiêu chảy, trong đó có 1 bệnh nhân 34 tuổi trong tình trạng nặng, khó thở, tràn dịch màng tim. Quá trình điều trị, một số bệnh nhân nặng hơn: xuất hiện phù mi mắt, phù chân... Qua xét nghiệm cho thấy, cả 8 bệnh nhân đều nhiễm ấu trùng giun xoắn từ heo do ăn chung một nguồn thịt heo và khả năng thịt heo chưa qua nấu chín.
Dễ nhầm với sốt xuất huyết
Theo các bác sĩ, trứng sán có trong tiết canh, thịt sống khi vào cơ thể người qua đường tiêu hóa sẽ chui qua thành ruột, vào mạch máu đi khắp nơi trong cơ thể. Sán trú ngụ, làm tổ tại chỗ nào của cơ thể thì gây bệnh chỗ đó: cơ, mắt... Tại não, sán có thể gây tình trạng phù não, co giật, thậm chí tử vong. Bác sĩ lưu ý, heo trông khỏe mạnh cũng có thể mang liên cầu khuẩn, khi heo bệnh, yếu, sức đề kháng bị suy giảm thì liên cầu khuẩn gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng huyết (máu) ở heo. Vì thế, nếu ăn tiết canh lấy từ những con heo này thì nguy cơ người sẽ bị nhiễm liên cầu khuẩn heo và có thể dẫn đến tử vong.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết tác nhân gây bệnh liên cầu khuẩn heo là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis). Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng của heo. Tuy nhiên, liên cầu này cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của heo.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương Hà Nội, với những trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn heo, bệnh khởi đầu sốt cao, đau đầu, rét người; nhiều trường hợp nổi những ban tím dưới da nên ban đầu có thể lầm tưởng là sốt xuất huyết. Sau đó, các ban này có thể hình thành từng mảng lớn màu tím đen trên bề mặt da. “Liên cầu khuẩn heo nguy hiểm cho người, bởi nó gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim”, bác sĩ Hà lưu ý.
Ông Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), nhấn mạnh: “Tuyệt đối không ăn tiết canh, thịt heo chưa nấu chín vì có thể nhiễm liên cầu khuẩn, dù tiết canh đó lấy từ heo không có biểu hiện bệnh”.
Mất mạng do ăn tái, sống: Nạp ký sinh, xơi 'món độc'
http://www.thanhnien.com....-sinh-xoi-mon-doc.aspx Không những ăn tái, ăn sống, không ít người còn uống cả máu sống động vật, trong khi máu sống này đầy vi khuẩn, ký sinh trùng có thể gây chết người.
Ăn sống, tái bạch tuộc có nguy cơ nhiễm sán cao - Ảnh: Bạch Dương
Quá trình xâm nhập của ấu trùng vào phổi nếu ăn hải sản sống - Ảnh: T.L
Sán dải bò đầy quần !
Nếu ăn tôm, cua nước ngọt chưa nấu chín (cua nướng, mắm cua, uống nước cua sống...) sẽ có nguy cơ nhiễm ấu trùng. Ấu trùng sán vào dạ dày, ruột, xuyên qua ống tiêu hóa vào ổ bụng rồi xuyên qua cơ hoành vào màng phổi, phế quản phổi để làm tổ ở đó. Chúng tạo nên những ổ áp xe gây ho ra máu hoặc tràn dịch màng phổi...
Bác sĩ Nguyễn Thị Hợp
Chuyên gia về bệnh ký sinh trùng, TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Nguyễn Trãi TP.HCM, cho biết đã từng gặp một nữ bệnh nhân tên Th. (36 tuổi, ngụ TP.HCM) đến khám do sáng ngủ dậy thấy chiếc quần bên trong chứa đầy các đoạn có màu trắng đục. Bệnh nhân này cho biết chị rất thường ăn thịt bò còn sống (dạng tái). Theo ông Siêu, chị Th. bị nhiễm sán dải bò, có tên là taenia saginata (ký sinh trùng hình dáng dài, dẹt), những đoạn màu trắng đục, dẹt xuất hiện ở quần trong của bệnh nhân là nang chứa hàng trăm ngàn cái trứng của sán dải bò!
TS-BS Hồ Văn Hoàng, Phó viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bình Định), cho biết mới đây có trường hợp bệnh nhân nữ T.T.N (30 tuổi) phát hiện quần trong của mình có những đoạn dây màu trắng đục, ngứa ngáy khó chịu. Qua xét nghiệm cho thấy chị này bị nhiễm sán dải bò. Nữ bệnh nhân này cho biết chị rất thường xuyên ăn thịt bò dạng tái chanh…
Còn chị L.T.M (35 tuổi, ngụ TP.HCM) cho hay do quá gầy, có người quen bày cách ăn thịt bò, thịt heo tái, sống, ăn nhúng giấm thì sẽ giúp mập lên. Chị làm theo một năm nay, nhưng ngày càng gầy hơn. Lo lắng, gia đình khuyên chị đi BV khám, qua xét nghiệm tại BV Đại học Y Dược TP.HCM, kết quả chị bị nhiễm sán dải bò. Tháng 5 vừa qua, các báo cũng thông tin về một nữ bệnh nhân người Trung Quốc cảm thấy trong người mệt mỏi đi khám và được bác sĩ phát hiện con sán dài đến 2,4 m trong ruột. Nữ bệnh nhân này cũng có thói quen hay dùng thịt bò dạng sống.
“Nang sán nằm trong thịt bò, nếu ăn thịt bò còn sống, thì nang sán vào người phát triển thành con sán dài có nhiều đốt, đầu sán bám vào thành ruột. Những đốt sán trưởng thành rụng rồi rơi ra ngoài, chứa đầy trứng sán, rớt ở quần, giường, ghế sofa, lây cho nhiều người trong gia đình, kể cả khách! Nhiễm sán dải bò rất thường gặp, và những bệnh nhân này đều có sở thích dùng thịt bò chưa chín, bên trong miếng thịt còn ứa máu tươi. Khi nhiễm vào cơ thể người, sán dải bò sẽ hút chất dinh dưỡng. Do vậy, những người bị nhiễm loại sán này luôn cảm thấy người uể oải, mệt mỏi, cơ thể thì xanh, tái”, TS-BS Siêu nói.
Lên tới tận não
Trực khuẩn thương hàn, lỵ, tả trong hải sản sống
Theo các bác sĩ, hải sản sống thường có các loại vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, lỵ, tả... Tôm sống thì mang ấu trùng sán lá phổi. Các loại hải sản như bạch tuộc, sò, ốc, sam, cá nóc, cá nhồng, cá đối... có thể gây ngộ độc khi ăn sống.
Ăn sống hải sản nguy hiểm, vì bản thân chất đạm trong hải sản có chứa histidin, khi ăn vào cơ thể chất này sẽ thành histamin - đây là chất thường gây ngộ độc; ngoài ra, các loại hải sản sống vùng biển gần bờ, bản thân nó dễ bị nhiễm các độc chất, các kim loại nặng thải ra từ công nghiệp, sông ngòi, do vậy nếu dùng hải sản sống dễ bị ngộ độc, nhiễm độc. Chưa nói, các hải sản còn mang trên mình nhiều vi sinh vật sống cộng sinh, nên khi ăn sống các vi sinh vật đó vào cơ thể gây ngộ độc.
Theo TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, ký sinh trùng gây bệnh thường sống trên chuột, chuột thải ấu trùng ra ngoài, ấu trùng đó có thể nhiễm trên ốc, cá, lươn. Do vậy, nếu ăn ốc, cá, lươn... không qua nấu chín, không đảm bảo vệ sinh thì rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng.
Không chỉ thịt bò, theo các bác sĩ, nếu dùng thịt heo không đảm bảo vệ sinh, thịt, hoặc các sản phẩm làm từ heo nhưng còn sống sẽ có nguy cơ nhiễm sán dải heo. TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu cũng cho biết, trước đây từng có bệnh nhân bị nang sán đóng thành khối u ở não. Khi mổ ra thì đó là một nang sán dải heo. Theo ông Siêu, mặc dù ít gặp hơn sán dải bò, nhưng sán dải heo nguy hiểm hơn bởi chúng có thể xâm nhập vào máu lên não, mắt rất nguy hiểm.
TS-BS Nguyễn Thu Hương, Phó trưởng khoa Ký sinh trùng (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư), cho biết tại Hà Nội đã gặp nhiều bệnh nhân vào viện bị nhiễm ấu trùng giun xoắn từ heo, do ăn thịt chưa nấu chín. Theo TS-BS Nguyễn Thu Hương, thức ăn có nguy cơ cao gây nhiễm ấu trùng giun xoắn là thịt heo sống hoặc tái (như món lạp, nem chạo, nem chua ủ bằng thịt sống, tiết canh...). Một giun xoắn cái có thể đẻ từ 500 - 1.000 ấu trùng trong thời gian khoảng 4 - 6 tuần. Ấu trùng xâm nhập hệ tuần hoàn đến tim và tới các tổ chức cơ vân, cơ hoành...
Động kinh, nhức đầu, liệt... vì ăn đồ sống, món độc
Chiều qua 16.7, bác sĩ Trần Văn Dễ, Phó giám đốc BV Nhi đồng TP.Cần Thơ, cho biết BV vừa cấp cứu thành công một ca ngộ độc hết sức hy hữu - ngộ độc do uống mật của con cá ét. Đó là trường hợp bệnh nhi P.V.Th (3 tháng tuổi, ngụ xã Thạnh Phú, H.Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) vào viện ngày 9.7 trong tình trạng bị suy hô hấp nặng. Người nhà bệnh nhi này cho biết, do cháu bị khò khè khó thở và khó ngủ, gia đình nghĩ cháu bị hen suyễn, và có người chỉ cách uống mật con cá ét sẽ khỏi. Chỉ 2 giờ sau khi cho uống mật cá ét thì cháu rơi vào tình trạng nói trên.
Trước đó BV đa khoa Kiên Giang từng tiếp nhận cấp cứu cho 3 người bị trúng độc sau ăn cá nóc tái chanh. Những trường hợp tương tự, theo ghi nhận của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư cho thấy ở 10 tỉnh thành ở phía bắc có các ca bệnh sán lá phổi có liên quan đến việc ăn hải sản chưa qua nấu chín.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hợp (Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư), nếu ăn tôm, cua nước ngọt chưa nấu chín (cua nướng, mắm cua, uống nước cua sống...) sẽ có nguy cơ nhiễm ấu trùng. Ấu trùng sán vào dạ dày, ruột, xuyên qua ống tiêu hóa vào ổ bụng rồi xuyên qua cơ hoành vào màng phổi, phế quản phổi để làm tổ ở đó. Chúng tạo nên những ổ áp xe gây ho ra máu hoặc tràn dịch màng phổi. Đôi khi sán lá phổi ký sinh ở nơi khác như dưới da, tinh hoàn, đặc biệt ở não gây các triệu chứng về thần kinh như co giật, động kinh, nhức đầu, liệt...
Uống tiết xong nhập viện
Năm ngoái, ở Đắk Lắk xôn xao vụ trúng độc tập thể sau khi ăn thịt và uống rượu pha máu sống của con nưa (một loại trăn rừng) khiến 14 người phải nhập viện điều trị dài ngày. Những người này trước đó chế biến con nưa tại nhà ông N.T.S (43 tuổi, ở xã Cư K’lông, H.Krông Năng, Đắk Lắk) và lấy máu nưa pha rượu nhậu. Sau chầu nhậu đó, 5 người trong gia đình ông S. đều cảm thấy người khó chịu. Vài ngày sau, ông S. sốt cao, nôn ói, đại tiện ra máu, phải đi cấp cứu ở BV đa khoa H.Krông Năng. Tiếp sau đó, những người tham gia uống rượu máu nưa đều có triệu chứng giống ông S., lần lượt nhập viện ở TP.Buôn Ma Thuột, một số người nặng chuyển về BV Chợ Rẫy, TP.HCM điều trị, trong đó có nạn nhân 52 tuổi N.N.S nặng nhất - hôn mê sâu, phải thở máy nhiều ngày mới qua khỏi.
Là người trực tiếp điều trị những bệnh nhân nhậu rượu máu nưa, bác sĩ Phạm Hồng Lâm, Phó khoa Nhiễm BV đa khoa tỉnh Đắk Lắk, cho biết các bệnh nhân trên đều có triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc, có thể nguyên nhân là do uống máu sống. “Việc dùng mật và máu sống của động vật hoang dã có thể bị nhiễm khuẩn và các loại vi rút lạ, rất nguy hiểm!”, bác sĩ Lâm khuyến cáo.
THANH NIÊN
========
Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
http://vtc.vn/321-494697/...ot-lan-mat-mot-doi.htm (VTC News) – Người đàn ông trong hình dưới đây bị suy đa tạng, mặt tím bầm vì nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh, phải xin xuất viện về nhà chết.
Chết vì bát tiết canh
Sáng 5/6, bệnh nhân Lê Đình H. được đưa đến BV đa khoa Hương Trà (Huế) với các triệu chứng sốt cao, người run cầm cập. Sau khi điều trị khoảng 3 giờ đồng hồ thì bệnh nhân có triệu chứng choáng, xuất hiện vết tím tái trên da... nên đã được chuyển lên BV TW Huế để điều trị.
Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn tại khoa cấp cứu, BV bệnh Nhiệt đới TW.
Khi nhập viện, bệnh nhân đã suy hô hấp, trụy tim mạch, ngưng tim, ngưng thở và tử vong nên được gia đình đưa về nhà để tổ chức mai táng. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này dương tính với liên cầu khuẩn lợn.
Bệnh nhân Trần Văn Anh (39 tuổi ở Ninh Bình) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh đã tử vong sau 3 ngày nhập viện điều trị.
Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn, dẫn tới nhiễm trùng huyết suy đa tạng, có nhiều ban hoại tử đen toàn thân, đặc biệt là ở mặt.
Trước khi nhập viện một ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn ngoài chợ. Khi về nhà, bệnh nhân có biểu hiện sốt, khó thở… nhưng chỉ nghĩ là bị ốm thông thường nên tự điều trị ở nhà. Đến khi thấy tình trạng sức khỏe ngày càng nguy kịch mới nhập viện thì đã quá muộn.
Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
Chân bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Theo thông tin từ Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TW, từ đầu năm 2014 đến nay, Bệnh viện này tiếp nhận gần 10 ca bệnh liên quan đến liên cầu khuẩn lợn.
Trao đổi với VTC News, Ths – Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó khoa Cấp cứu, BV bệnh Nhiệt đới TW cho biết: Tác nhân gây bệnh liên cầu lợn là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis). Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng lợn. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn.
Trong một đàn lợn khỏe, cũng có một tỷ lệ nhất định các cá thể lợn mang vi khuẩn. Khi lợn bị ốm, sức đề kháng bị suy giảm thì liên cầu khuẩn mới gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng huyết ở lợn. Như vậy, nhìn con lợn khỏe mạnh cũng không chắc rằng con lợn đó không mang trong người liên cầu khuẩn.
Đó là lý do tại sao, có những gia đình tự nuôi lợn, thấy lợn rất khỏe mạnh nhưng khi ăn tiết canh vẫn mắc liên cầu khuẩn và tử vong.
Bác sỹ Cấp nói: “Ở những con lợn khỏe mang liên cầu khuẩn, khi cắt tiết ở vùng cổ, vi khuẩn liên cầu khu trú ở dịch hầu họng lợn bị nhiễm sang tiết canh nên người ăn bị bệnh. Cũng có thể, cuống họng được dùng để đánh tiết canh chưa được nấu chín hẳn có chứa liên cầu khuẩn nên người ăn bị nhiễm.
Nếu con lợn được lấy tiết để làm tiết canh bị ốm vì liên cầu khuẩn, thì bản thân trong phổi lợn, tiết lợn đã có vi khuẩn nguy hiểm này.
Với người chế biến lợn nhiễm liên cầu khuẩn cũng có nguy cơ mắc phải do tay chân bị xước tiếp xúc với dịch, máu của lợn bệnh”.
Tuy nhiên, khi cùng ăn tiết canh một con lợn bị liên cầu khuẩn nhưng không phải ai cũng phát bệnh. Tùy cơ địa, sức đề kháng mỗi người mà người đó có bị phát thành bệnh hay không.
Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
Bệnh nhân này phải cắt bỏ chân vì bị hoại tử do nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Theo Bác sỹ Cấp, khi phát bệnh trên người, vi khuẩn liên cầu này thường gây bệnh viêm màng não mủ hoặc nhiễm trùng huyết.
Với bệnh cảnh viêm màng não thường sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác… xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.
Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hoá với triệu chứng sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... trước khi có biểu hiệu của viêm màng não.
Với trường hợp bị nhiễm trùng huyết, bệnh nhân sốt cao liên tục, phát ban hoại tử từ màu hồng cánh sen, chuyển sang đỏ tím, lan ra toàn thân rồi hoại tử đen.
Nếu nặng, bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong. Bệnh nhân bị suy đa phủ tạng thì khả năng tử vong chiếm tỷ lệ 45%- 50%.
Để tránh mắc liên cầu khuẩn lợn, bác sỹ Cấp khuyến cáo: Không nên mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Thịt lợn phải nấu chín. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.
Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
http://vtc.vn/321-494697/...ot-lan-mat-mot-doi.htm (VTC News) – Người đàn ông trong hình dưới đây bị suy đa tạng, mặt tím bầm vì nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh, phải xin xuất viện về nhà chết.
Chết vì bát tiết canh
Sáng 5/6, bệnh nhân Lê Đình H. được đưa đến BV đa khoa Hương Trà (Huế) với các triệu chứng sốt cao, người run cầm cập. Sau khi điều trị khoảng 3 giờ đồng hồ thì bệnh nhân có triệu chứng choáng, xuất hiện vết tím tái trên da... nên đã được chuyển lên BV TW Huế để điều trị.
Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn tại khoa cấp cứu, BV bệnh Nhiệt đới TW.
Khi nhập viện, bệnh nhân đã suy hô hấp, trụy tim mạch, ngưng tim, ngưng thở và tử vong nên được gia đình đưa về nhà để tổ chức mai táng. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này dương tính với liên cầu khuẩn lợn.
Bệnh nhân Trần Văn Anh (39 tuổi ở Ninh Bình) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh đã tử vong sau 3 ngày nhập viện điều trị.
Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn, dẫn tới nhiễm trùng huyết suy đa tạng, có nhiều ban hoại tử đen toàn thân, đặc biệt là ở mặt.
Trước khi nhập viện một ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn ngoài chợ. Khi về nhà, bệnh nhân có biểu hiện sốt, khó thở… nhưng chỉ nghĩ là bị ốm thông thường nên tự điều trị ở nhà. Đến khi thấy tình trạng sức khỏe ngày càng nguy kịch mới nhập viện thì đã quá muộn.
Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
Chân bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Theo thông tin từ Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TW, từ đầu năm 2014 đến nay, Bệnh viện này tiếp nhận gần 10 ca bệnh liên quan đến liên cầu khuẩn lợn.
Trao đổi với VTC News, Ths – Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó khoa Cấp cứu, BV bệnh Nhiệt đới TW cho biết: Tác nhân gây bệnh liên cầu lợn là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis). Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng lợn. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn.
Trong một đàn lợn khỏe, cũng có một tỷ lệ nhất định các cá thể lợn mang vi khuẩn. Khi lợn bị ốm, sức đề kháng bị suy giảm thì liên cầu khuẩn mới gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng huyết ở lợn. Như vậy, nhìn con lợn khỏe mạnh cũng không chắc rằng con lợn đó không mang trong người liên cầu khuẩn.
Đó là lý do tại sao, có những gia đình tự nuôi lợn, thấy lợn rất khỏe mạnh nhưng khi ăn tiết canh vẫn mắc liên cầu khuẩn và tử vong.
Bác sỹ Cấp nói: “Ở những con lợn khỏe mang liên cầu khuẩn, khi cắt tiết ở vùng cổ, vi khuẩn liên cầu khu trú ở dịch hầu họng lợn bị nhiễm sang tiết canh nên người ăn bị bệnh. Cũng có thể, cuống họng được dùng để đánh tiết canh chưa được nấu chín hẳn có chứa liên cầu khuẩn nên người ăn bị nhiễm.
Nếu con lợn được lấy tiết để làm tiết canh bị ốm vì liên cầu khuẩn, thì bản thân trong phổi lợn, tiết lợn đã có vi khuẩn nguy hiểm này.
Với người chế biến lợn nhiễm liên cầu khuẩn cũng có nguy cơ mắc phải do tay chân bị xước tiếp xúc với dịch, máu của lợn bệnh”.
Tuy nhiên, khi cùng ăn tiết canh một con lợn bị liên cầu khuẩn nhưng không phải ai cũng phát bệnh. Tùy cơ địa, sức đề kháng mỗi người mà người đó có bị phát thành bệnh hay không.
Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
Bệnh nhân này phải cắt bỏ chân vì bị hoại tử do nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Theo Bác sỹ Cấp, khi phát bệnh trên người, vi khuẩn liên cầu này thường gây bệnh viêm màng não mủ hoặc nhiễm trùng huyết.
Với bệnh cảnh viêm màng não thường sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác… xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.
Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hoá với triệu chứng sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... trước khi có biểu hiệu của viêm màng não.
Với trường hợp bị nhiễm trùng huyết, bệnh nhân sốt cao liên tục, phát ban hoại tử từ màu hồng cánh sen, chuyển sang đỏ tím, lan ra toàn thân rồi hoại tử đen.
Nếu nặng, bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong. Bệnh nhân bị suy đa phủ tạng thì khả năng tử vong chiếm tỷ lệ 45%- 50%.
Để tránh mắc liên cầu khuẩn lợn, bác sỹ Cấp khuyến cáo: Không nên mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Thịt lợn phải nấu chín. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.
=====
Người Việt đang ăn “ngu” để chết
http://saigonecho.com/ind...et-dang-an-ngu-de-chet Cali Today News - Người Việt mình thường có thói quen thích ăn của ngon vật lạ, thấy cái gì ngon lạ là cứ muốn ăn, ăn để khoe với người khác rằng mình may mắn hơn người ta nên mới được ăn đồ ngon lạ như thế, ăn để thể hiện phong cách khác người của mình, mà chăng mấy quan tam nguồn gốc, xuất xứ, cũng như tác dụng của thứ mình ăn. Để rồi khi thấy tác hại ghê rợn của việc "ăn ngu, ăn sai" thì đã quá muộn. Nhẹ thì mang bệnh tật đầy mình, nhiễm trùng huyết, nặng thì tê liệt cơ thể vĩnh viễn, viêm màng não, toàn thân bất toại, còn không thì cũng mất mạng.
Dường như hiếm có người dân nước nào trên thế giới hưởng thụ văn hóa ăn uống độc đáo như người dân Việt Nam mình, ăn toàn những món tươi sống ngon lạ đến mức mà có nhiều người cảm thấy ghê rợn như: tiết canh lợn, tiết canh dê, óc khỉ, tiết rùa, tiết rắn, bào thai rắn, mắt đại bàng, côn trùng sống… Tôi chẳng biết mức độ ngon, bổ dưỡng của những món được gọi là của ngon vật lạ đó như thế nào nhưng chắc bất cứ ai khi nghe qua và cả khi nhìn thấy cũng phải rùng mình, ám ảnh.
Óc khỉ là món phải ăn tươi sống sau khi vừa "đao phủ" đầu khỉ ngay trên bàn tiệc. Nhiều người cứ truyền miệng nhau, ăn gì bổ nấy, ăn óc sẽ được bổ óc, thế là cứ kéo nhau truy tìm mua khỉ sống rồi ngang nhiên thực hiện hành vi "đao phủ" vô nhân đạo để dùng muỗng múc óc tươi ăn, chẳng cần biết trong đó chứa bao nhiêu vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Tiết rắn, tiết rùa là phải pha với rượu uống ngay lập tức sau khi con vật bị giết. Uống tiết rắn, tiết rùa thì được nhiều đấng mày rây truyền miệng nhau giúp cơ thể cường tráng, sung sức nên cứ tha hồ mà tranh nhau uống. Còn tiết lợn, tiết dê, thì cũng cần phải ăn tươi sống mới ngon bổ. Mà thiết nghĩ ăn tiết lợn, tiết dê, nói thẳng toẹt ra chẳng khác nào ăn máu, uống máu của chúng. Chỉ nghe đến thôi là cảm thấy rợn người với cảnh ấy rồi chứ đừng nói gì đến chuyện có thể ngồi ăn uống, hưởng thụ ẩm thực. Chẳng biết ăn tiết, uống máu, ăn óc khỉ ngon bổ khỏe thế nào như bao nhiêu người đồn thổi, nhưng một số người ăn vào, đã có những than phiền như bị trúng độc, đi cấp cứu, mang bệnh tật, và thậm chí mất mạng. Ấy vậy mà cũng nhiều người vẫn muốn ăn, vẫn ham ăn, vẫn thích ăn. Nhiều người Việt Nam có ý nghĩ rất đơn giản đến mức hồn nhiên vô tư, con lợn được nuôi trong nhà, cho ăn cám, ăn cơm thừa canh cạn hàng ngày cho nên ăn tiết lợn, ăn máu lợn cũng chẳng có gì là độc hại, rồi con dê nó chỉ ăn cỏ, chứ có ăn thứ gì khác độc hại đâu mà lo, nên cứ mặc nhiên vô tư mà ăn tiết dê. Tiết dê, tiết lợn, ăn vừa mát, vừa bổ, vừa khỏe!?!!! Ai cũng nhìn màu sắc đỏ tươi của tiết lợn, tiết dê cũng nghĩ là ngon bổ nhưng ít người biết được rằng, trong tiết canh tiềm ẩn hàng ngàn vi khuẩn của nhiều mầm bệnh nguy hiểm đến chết người.
Nhiều người ngoại quốc đến Việt Nam, nhìn thấy những món ngon vật lạ mà dân việt mình thích thú thưởng thức, họ vừa có cảm giác ghê rợn, vừa có cảm giác như người việt Nam mình đang dần bị mất đi cái thứ gọi là "nhân tính". Cách đây không lâu, một anh bạn người Nhật của tôi đến Hà Nội, anh cảm thấy rất ngạc nhiên đến mức bất ngờ khi người Hà Nội rất thích ăn thịt chó. Anh bày tỏ hình ảnh và thái độ của mình trên trang mạng xã hội cá nhân Facebook: tôi không ngờ chó mà cũng có thể ăn thịt được, ở nước tôi, mua một con chó để nuôi phải mất cả ngàn dollar, còn ở Việt Nam, họ ăn thịt chó chỉ tốn vài dollar. Cùng là kiếp con chó nhưng ở mỗi quốc gia khác nhau, số phận chúng lại được an bài khác nhau. Quả thật là người Việt mình hưởng thụ cách ăn uống không chỉ vô nhân tính mà còn vô cảm. Tôi nói vậy bởi lẽ nhìn hình ảnh những con thú kia, họ chẳng biết sợ hãi là gì, từ thú dữ, thú độc như rắn, đại bàng cho đến thú nhà, thú hiền, như lợn, dê.
Tôi còn nhớ cách đây khoảng mười năm trước, khắp các thành phố lớn nhỏ ven biển miền trung, ở đâu cũng có người chết vì ăn cá nóc. Là dân miền biển, nhiều người dân nơi đây đủ biết cá nóc mang độc nguy hiểm như thế nào, nhưng họ vẫn ăn. Người thì nói ăn cá nóc là phải biết cách rửa, cách làm cá cho đúng rồi mới chế biến và ăn thì mới không bị trúng độc. Người thì nói cá nóc là cá để làm cảnh, muốn ăn thì phải làm "phép" mới được ăn thì sẽ không bị trúng độc. Nói đi nói lại thì cũng là miệng lưỡi người đời trước cái nhục của miếng ăn. Tôi không muốn nói người Việt mình ăn "ngu" nhưng tôi đang tự hỏi mình khi đem cả tính mạng của mình để đánh đổi cho vài phút hưởng thụ miếng ăn thì không phải là ngu chứ là gì? Ăn mà không phải để bồi bổ sức khỏe, không phải để hưởng thụ cái ngon đúng nghĩa mà để tìm đến sự nguy hiểm, bệnh tật, đến cái chết thì có phải là quá ngu không?
=======
Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo người dân về hiểm họa do ăn ốc sên, và do ăn tái, sống
http://www.thanhnien.com....-viec-an-tai-song.aspx Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thời gian gần đây, các cơ sở điều trị tại Đà Nẵng, TP.HCM tiếp nhận điều trị nhiều ca bệnh nặng, diễn biến nguy kịch và đã có một số trường hợp tử vong do sử dụng ốc sên làm thức ăn, chữa bệnh; việc sử dụng ốc sên ở dạng sống, tái, nướng làm xuất hiện bệnh lý cấp tính ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người ăn.
Vì vậy, cuối tuần qua, Cục An toàn thực phẩm ra khuyến cáo: tuyệt đối không sử dụng ốc sên chế biến thức ăn với bất cứ mục đích nào; tuyệt đối không ăn sống, ăn tái, hoặc nấu chín nguyên con không qua sơ chế với ốc, sò tự nhiên khác; nếu lỡ ăn, mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như sốt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nổi ban cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Theo Cục An toàn thực phẩm, mỗi năm trong nước có 70 - 100 ca bệnh được phát hiện, và có chiều hướng gia tăng do thói quen ăn sống, ăn tái ốc sên, ốc bươu tự nhiên nhiễm ấu trùng giun tròn A.cantonensis. Ấu trùng giun từ ốc sên vào đường tiêu hóa, xuyên qua thành ruột, vào máu, di chuyển đến các mô, tổ chức khắp cơ thể, đặc biệt tập trung ở não gây ra tổn thương não, màng não, thần kinh trung ương, mạch máu đáy mắt và dẫn đến viêm não, màng não cấp tính. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm màng não do giun A.cantonensis.
Mới đây, từ ngày 15 - 18.7, Báo Thanh Niên đã có loạt bài Ký sinh trùng tấn công não người, Mất mạng do ăn tái, sống - phản ánh nhiều người mắc bệnh viêm não do dùng ốc sên; và thói quen ăn tái, sống ốc sên cũng như một số thực phẩm khác bị nhiễm ký sinh trùng làm nguy kịch, tử vong...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.07.2014 16:56:00 bởi sen dat >