GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 464748 > >> | Trang 47 của 58 trang, bài viết từ 691 đến 705 trên tổng số 867 bài trong đề mục
sen dat 07.08.2014 17:31:28 (permalink)
0
Luật nhân quả và sự luân hồi
Hôm nay nhân mùa Vu Lang Sen Đất xin phép được bàn về những vấn đề tâm linh như luân hồi nghiệp chướng. Nhiều người có thể cho rằng " Sống kiếp này biết kiếp này. Sống hiện tại chưa xong, khéo lo những chuyện xa xôi hay những chuyện của tiền kiếp?. Mà đã chắc có kiếp không nào?" . Hoặc là " Ôi, chuyện qua rồi ! Sai lầm qua rồi nhớ chi cho mệt óc mất công!."
 Vậy thì cứ để họ sống vui vầy nhẹ nhõm với hiện tại, sống hết mình thoải mái với thực tế ngày hôm nay, làm bất kỳ chuyện gì họ muốn không cần phải rút  kinh nghiệm từ quá khứ cũng không phải lo xa cho tương lai.
Cũng chính vì duy vật quan niệm rằng chết là hết, chỉ có vật chất là thực tại mà thôi, tinh thần chỉ là thứ tác dụng của vật chất nên lắm kẻ ngày hôm nay không coi ai ra gì, muốn làm gì cứ việc làm ngay cả nơi ấy là chùa chiền cũng mặc. Buôn gian bán lận, nơi cửa chùa dám bán thịt thú rừng, thịt chó, dám lừa đảo hăm dọa khách du lịch thản nhiên như không. Có nơi còn dám lùa cả thánh thần. Ai đời chỉ một con heo quay mà hết kẻ này tới thuê để cúng Bà rồi khi trả lại đến kẻ khác lại tiếp tục thuê?. Thật hết coi Trời đất ra gì!
 Có lẽ môt phần do người Việt Nam chúng ta sau những năm tháng sống trong chủ nghĩa duy vật, lại trải qua chiến tranh coi mạng người như rác, nên nền tảng tâm linh bị phai mờ. Dạo gần đây  toàn thấy những cảnh chướng tai gai mắt.
Nếu là người thất học nghèo khó thì nói làm gì, toàn  những quan chức, những trí thức, bằng cấp cao, ăn uống no nê, ở nhà sang còn hơn vua chúa vậy mà cứ phạm tôi mới kỳ. Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường vì ham tiền không có kinh nghiệm trong việc hút mõ vẫn cứ đè bệnh nhân ra thí nghiệm, miễn sao có tiền. Ca hút mỡ không thành công thì không cấp cứu cho nạn nhân chỉ vì sợ động chạm thiệt hại đến công việc làm ăn tiếng tăm của mình nên quăng xác xuống sông phi tang cho nhẹ nợ!. 
Xã hội khốn khó hễ cứ hở ra là chôm chĩa. Kẻ ăn không hết người mò không ra. Bắt được cướp nhiều khi cướp măt mày còn non choẹt, hỏi sao lại cướp đường, sao không chịu làm ăn thì cướp khai rằng, có đi học mà tiền học cao quá, đi học xa nhà không đủ tiền  trợ cấp đói quá làm liều đi cướp đường.
Có những nơi bon ăn trộm chó bị bắt và đánh hội đồng cho đến chết. Chết chỉ vì vài con chó!.
Gần đây nhất chuyện một thanh niên ăn trộm xe máy bị đánh hội đồng và lột trần truồng giữa đường phố bị đưa hình bêu xấu làm nhục trên mạng.Theo tôi, ăn trộm, cướp của giết người nếu bắt được phải giao cho người có trách nhiệm không được tự tiện hành hạ làm nhục người ta như vậy dù đó là người phạm tội!
Có phải do không tin vào luân hồi, luật nhân quả nên con người mới tàn nhẫn với nhau như vậy?.
Vậy luân hồi là gi?. Theo phật giáo thì người ta lần lượt sống chết, xoay vòng như cái bánh xe không khi nào thôi. Sinh lão bệnh tử rồi lại sinh lão bệnh tử hết kiếp này qua kiếp khác. Thật sự chết không có nghĩa là hết hoàn toàn. Mọi sự đều vậy không riêng con người.  Chỉ là "chết" ở hình hài này, hình thức này và hiện hữu lại dưới một hình thức mới. Cỏ cây chết dưới băng giá và hồi sinh vào mùa xuân. Không chỉ luân hồi mà còn có luật nhân quả. Người ta tin rằng nguyên nhân kiếp trước làm thành kết quả kiếp sau. Hay quả báo nhãn tiền tức là những kết quả thấy ngay trong đời. Ví dụ gần nhất là quy luật môi trường. Phá rừng thì sẽ hứng chịu thiên tai bão lụt.
Gần đây chúng ta hay nghe về những vụ đầu thai quay trở lại. Thật ra điều này không mới mẻ gì nhưng khoa học bó tay không giải thích được dù đã được lưu ý đề cập đến. Cũng có thể những trường hợp như vậy còn hiếm hoi nên chưa đủ sức thuyết phục hay răn dạy mọi người. Tôi còn nhớ ngày còn bé tôi nghe người lớn kể rất nhiều về vấn đề này. Có những chuyện ghim vào  đầu rất lâu cho đến bây giờ. Có nhiều lúc trong khi bon chen tôi bực mình vì gặp phải tiểu nhân, nghĩ mình đủ sức làm họ  đau đớn để tìm lại sự công bằng cho mình nhưng lại không làm nữa vì bị ám ảnh những câu chuyện đã nghe được từ người thân. Tôi thà chịu thiệt không tiền bạc không danh vọng vì không muốn để con cháu về sau phải trả. Tôi nghĩ người lớn không bao giờ dối trá con cháu làm gì vì họ muốn truyền lại những kinh nghiệm của người xưa để con cháu biết đường ngay lẽ phải mà sống với đời.
Tôi sẽ kể ngay sau đây môt trong những truyện đó:_ Vào khoảng thời Trịnh Nguyễn phân tranh có một vị tướng  trước khi đưa quân vào đóng  tại một ngôi làng vừa mói chiếm được ông cẩn thận ra lệnh cho quan quân không được đụng đến bất cứ thứ gì của dân làng, không được làm họ sợ. Chỉ cần nghe lệnh, quân sĩ cũng biết vị tướng là người đạo đức nghiêm khắc đến mức độ nào rồi!.
Thế nhưng tối hôm đó quân sĩ có một số bị hơi men làm chếnh choáng họ rủ nhau vào nhà dân để chọc ghẹo. Trong đó có một quân sĩ hiếp một góa phụ rồi lột vòng vàng trên người bà ta. Sáng hôm sau chuyện đến tai vị tướng. Ông cho mời góa phụ hỏi đầu đuôi câu chuyện. Góa phụ khóc lóc tức tưởi kể lể sự tình.  Vị tướng hỏi bà ta:_Vậy bà có còn nhớ mặt hắn ta không?
Bà ta quả quyết là nếu thấy sẽ nhận ra ngay kẻ đó.
Vị tướng liền ra lệnh triệu tập tất cả quân sĩ lại. Ông nói với nạn nhân góa phụ : Ta cho phép nhà ngưoi đi một lượt nhìn cho kỹ nhận diện ai đã hại mình rồi  trình báo với ta, ta hứa sẽ trị tội ngay để lấy lại trật tự công bằng và để làm gương!
Nghe vị tướng nói năng hùng hồn quả quyết như vậy góa phụ không sợ nũa. Bà ta mạnh dạn đi giữa hàng quân để nhận dạng kẻ đã hiếp lại còn cướp tư trang của mình. Cuối cùng bà ta đã nhận ra hắn. Bà điểm ngay mặt một quân sĩ khóc lóc kêu than: " Dạ thưa tướng quân đúng là hắn rồi, hắn hiếp tôi lại còn lấy mất đôi xuyến của tôi, tôi không lầm đâu ..."
Vị tướng cho lôi tên quân sĩ tới trước mặt hạch hỏi. Một lúc sau hắn ta cúi đầu nhận tội. Sau khi lục lọi túi xách của hắn ta tìm ra đôi xuyến vị tướng hỏi góa phụ:_Có phải của bà không?
Góa phụ kêu lên:_Dạ đúng rồi! Đó là vòng cầu hôn chồng quá cố của tôi tặng.
Vị tướng hét lên một tiếng đầy  tức giận khiến quân sĩ rụng rời. Ngay lập tức sau đó vị tướng hô  quân sĩ treo ngược phạm nhân lên một cành cây chặt đứt bàn tay vì tội cướp của. Liền ngay sau đó vị tướng lại tiếp tục ra lệnh cho quân sĩ dùng dao cắt đứt lìa dương vật của tên tôi phạm ném cho chó ăn. Bàn tay bị đứt lìa sau đó lại bị cắt dương vật , tên tội phạm giãy giụa chết trong đau đớn  hai mắt trợn trừng khiếp hãi.
Một thời gian sau, hết chiến tranh vị tướng về nhà vui thú điền viên. Ông lấy vợ sinh được một người con trai nhưng hình hài khiếm khuyết, nam không ra nam, nũ không ra nũ. Ông hết mực cưng chìu. Năm con trai được mười hai tuổi, một hôm lâu quá  không thấy bóng dáng quý tử đâu ông vội đi tìm. Tìm hết mọi ngóc ngách trong nhà đều không thấy con đâu, ông chạy ra sau vườn lùng sục. Cuối cùng ông nhìn thấy cảnh tượng thật đau lòng. Con trai ông bị trượt chân té xuống mương, cậu chết trong tư thế người như bị treo ngược lên hai mắt trợn trừng. Ngay phút giây nhìn vào đôi mắt con ông rùng mình kinh hãi vì thấy sao gương mặt con mình lúc đó giống y nét mặt tên quân sĩ ngày xưa ông đã xử tội!
Sống trên đời không ai dám nói mình đủ tâm đức đâu, phải học hỏi rèn luyện hàng ngày. ! Dù mình không làm gì sai, mình có quyền xử phạt để cho xã hội có trật tự nhưng những việc mình làm lại đi quá đà có thể hợp lý lúc đó nhưng chất chứa quá nhiều sân hận thì lại gây ra nghiệp chướng.
Cuối cùng chúc tất cả hưởng  một mùa Vu Lang vui vẻ ấm áp trong tình người  không kể đó là thân hay dưng.
dzuylynh 07.08.2014 22:47:11 (permalink)
0
 
                                                                            ***
sen dat


Luật nhân quả và sự luân hồi
Hôm nay nhân mùa Vu Lang Sen Đất xin phép được bàn về những vấn đề tâm linh như luân hồi nghiệp chướng. Nhiều người có thể cho rằng " Sống kiếp này biết kiếp này. Sống hiện tại chưa xong, khéo lo những chuyện xa xôi hay những chuyện của tiền kiếp?. Mà đã chắc có kiếp không nào?" . Hoặc là " Ôi, chuyện qua rồi ! Sai lầm qua rồi nhớ chi cho mệt óc mất công!."
Vậy thì cứ để họ sống vui vầy nhẹ nhõm với hiện tại, sống hết mình thoải mái với thực tế ngày hôm nay, làm bất kỳ chuyện gì họ muốn không cần phải rút  kinh nghiệm từ quá khứ cũng không phải lo xa cho tương lai.
Cũng chính vì duy vật quan niệm rằng chết là hết, chỉ có vật chất là thực tại mà thôi, tinh thần chỉ là thứ tác dụng của vật chất nên lắm kẻ ngày hôm nay không coi ai ra gì, muốn làm gì cứ việc làm ngay cả nơi ấy là chùa chiền cũng mặc. Buôn gian bán lận, nơi cửa chùa dám bán thịt thú rừng, thịt chó, dám lừa đảo hăm dọa khách du lịch thản nhiên như không. Có nơi còn dám lùa cả thánh thần. Ai đời chỉ một con heo quay mà hết kẻ này tới thuê để cúng Bà rồi khi trả lại đến kẻ khác lại tiếp tục thuê?. Thật hết coi Trời đất ra gì!
Có lẽ môt phần do người Việt Nam chúng ta sau những năm tháng sống trong chủ nghĩa duy vật, lại trải qua chiến tranh coi mạng người như rác, nên nền tảng tâm linh bị phai mờ. Dạo gần đây  toàn thấy những cảnh chướng tai gai mắt.
Nếu là người thất học nghèo khó thì nói làm gì, toàn  những quan chức, những trí thức, bằng cấp cao, ăn uống no nê, ở nhà sang còn hơn vua chúa vậy mà cứ phạm tôi mới kỳ. Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường vì ham tiền không có kinh nghiệm trong việc hút mõ vẫn cứ đè bệnh nhân ra thí nghiệm, miễn sao có tiền. Ca hút mỡ không thành công thì không cấp cứu cho nạn nhân chỉ vì sợ động chạm thiệt hại đến công việc làm ăn tiếng tăm của mình nên quăng xác xuống sông phi tang cho nhẹ nợ!. 
Xã hội khốn khó hễ cứ hở ra là chôm chĩa. Kẻ ăn không hết người mò không ra. Bắt được cướp nhiều khi cướp măt mày còn non choẹt, hỏi sao lại cướp đường, sao không chịu làm ăn thì cướp khai rằng, có đi học mà tiền học cao quá, đi học xa nhà không đủ tiền  trợ cấp đói quá làm liều đi cướp đường.
Có những nơi bon ăn trộm chó bị bắt và đánh hội đồng cho đến chết. Chết chỉ vì vài con chó!.
Gần đây nhất chuyện một thanh niên ăn trộm xe máy bị đánh hội đồng và lột trần truồng giữa đường phố bị đưa hình bêu xấu làm nhục trên mạng.Theo tôi, ăn trộm, cướp của giết người nếu bắt được phải giao cho người có trách nhiệm không được tự tiện hành hạ làm nhục người ta như vậy dù đó là người phạm tội!
Có phải do không tin vào luân hồi, luật nhân quả nên con người mới tàn nhẫn với nhau như vậy?.
Vậy luân hồi là gi?. Theo phật giáo thì người ta lần lượt sống chết, xoay vòng như cái bánh xe không khi nào thôi. Sinh lão bệnh tử rồi lại sinh lão bệnh tử hết kiếp này qua kiếp khác. Thật sự chết không có nghĩa là hết hoàn toàn. Mọi sự đều vậy không riêng con người.  Chỉ là "chết" ở hình hài này, hình thức này và hiện hữu lại dưới một hình thức mới. Cỏ cây chết dưới băng giá và hồi sinh vào mùa xuân. Không chỉ luân hồi mà còn có luật nhân quả. Người ta tin rằng nguyên nhân kiếp trước làm thành kết quả kiếp sau. Hay quả báo nhãn tiền tức là những kết quả thấy ngay trong đời. Ví dụ gần nhất là quy luật môi trường. Phá rừng thì sẽ hứng chịu thiên tai bão lụt.
Gần đây chúng ta hay nghe về những vụ đầu thai quay trở lại. Thật ra điều này không mới mẻ gì nhưng khoa học bó tay không giải thích được dù đã được lưu ý đề cập đến. Cũng có thể những trường hợp như vậy còn hiếm hoi nên chưa đủ sức thuyết phục hay răn dạy mọi người. Tôi còn nhớ ngày còn bé tôi nghe người lớn kể rất nhiều về vấn đề này. Có những chuyện ghim vào  đầu rất lâu cho đến bây giờ. Có nhiều lúc trong khi bon chen tôi bực mình vì gặp phải tiểu nhân, nghĩ mình đủ sức làm họ  đau đớn để tìm lại sự công bằng cho mình nhưng lại không làm nữa vì bị ám ảnh những câu chuyện đã nghe được từ người thân. Tôi thà chịu thiệt không tiền bạc không danh vọng vì không muốn để con cháu về sau phải trả. Tôi nghĩ người lớn không bao giờ dối trá con cháu làm gì vì họ muốn truyền lại những kinh nghiệm của người xưa để con cháu biết đường ngay lẽ phải mà sống với đời.
Tôi sẽ kể ngay sau đây môt trong những truyện đó:_ Vào khoảng thời Trịnh Nguyễn phân tranh có một vị tướng  trước khi đưa quân vào đóng  tại một ngôi làng vừa mói chiếm được ông cẩn thận ra lệnh cho quan quân không được đụng đến bất cứ thứ gì của dân làng, không được làm họ sợ. Chỉ cần nghe lệnh, quân sĩ cũng biết vị tướng là người đạo đức nghiêm khắc đến mức độ nào rồi!.
Thế nhưng tối hôm đó quân sĩ có một số bị hơi men làm chếnh choáng họ rủ nhau vào nhà dân để chọc ghẹo. Trong đó có một quân sĩ hiếp một góa phụ rồi lột vòng vàng trên người bà ta. Sáng hôm sau chuyện đến tai vị tướng. Ông cho mời góa phụ hỏi đầu đuôi câu chuyện. Góa phụ khóc lóc tức tưởi kể lể sự tình.  Vị tướng hỏi bà ta:_Vậy bà có còn nhớ mặt hắn ta không?
Bà ta quả quyết là nếu thấy sẽ nhận ra ngay kẻ đó.
Vị tướng liền ra lệnh triệu tập tất cả quân sĩ lại. Ông nói với nạn nhân góa phụ : Ta cho phép nhà ngưoi đi một lượt nhìn cho kỹ nhận diện ai đã hại mình rồi  trình báo với ta, ta hứa sẽ trị tội ngay để lấy lại trật tự công bằng và để làm gương!
Nghe vị tướng nói năng hùng hồn quả quyết như vậy góa phụ không sợ nũa. Bà ta mạnh dạn đi giữa hàng quân để nhận dạng kẻ đã hiếp lại còn cướp tư trang của mình. Cuối cùng bà ta đã nhận ra hắn. Bà điểm ngay mặt một quân sĩ khóc lóc kêu than: " Dạ thưa tướng quân đúng là hắn rồi, hắn hiếp tôi lại còn lấy mất đôi xuyến của tôi, tôi không lầm đâu ..."
Vị tướng cho lôi tên quân sĩ tới trước mặt hạch hỏi. Một lúc sau hắn ta cúi đầu nhận tội. Sau khi lục lọi túi xách của hắn ta tìm ra đôi xuyến vị tướng hỏi góa phụ:_Có phải của bà không?
Góa phụ kêu lên:_Dạ đúng rồi! Đó là vòng cầu hôn chồng quá cố của tôi tặng.
Vị tướng hét lên một tiếng đầy  tức giận khiến quân sĩ rụng rời. Ngay lập tức sau đó vị tướng hô  quân sĩ treo ngược phạm nhân lên một cành cây chặt đứt bàn tay vì tội cướp của. Liền ngay sau đó vị tướng lại tiếp tục ra lệnh cho quân sĩ dùng dao cắt đứt lìa dương vật của tên tôi phạm ném cho chó ăn. Bàn tay bị đứt lìa sau đó lại bị cắt dương vật , tên tội phạm giãy giụa chết trong đau đớn  hai mắt trợn trừng khiếp hãi.
Một thời gian sau, hết chiến tranh vị tướng về nhà vui thú điền viên. Ông lấy vợ sinh được một người con trai nhưng hình hài khiếm khuyết, nam không ra nam, nũ không ra nũ. Ông hết mực cưng chìu. Năm con trai được mười hai tuổi, một hôm lâu quá  không thấy bóng dáng quý tử đâu ông vội đi tìm. Tìm hết mọi ngóc ngách trong nhà đều không thấy con đâu, ông chạy ra sau vườn lùng sục. Cuối cùng ông nhìn thấy cảnh tượng thật đau lòng. Con trai ông bị trượt chân té xuống mương, cậu chết trong tư thế người như bị treo ngược lên hai mắt trợn trừng. Ngay phút giây nhìn vào đôi mắt con ông rùng mình kinh hãi vì thấy sao gương mặt con mình lúc đó giống y nét mặt tên quân sĩ ngày xưa ông đã xử tội!
Sống trên đời không ai dám nói mình đủ tâm đức đâu, phải học hỏi rèn luyện hàng ngày. ! Dù mình không làm gì sai, mình có quyền xử phạt để cho xã hội có trật tự nhưng những việc mình làm lại đi quá đà có thể hợp lý lúc đó nhưng chất chứa quá nhiều sân hận thì lại gây ra nghiệp chướng.
Cuối cùng chúc tất cả hưởng  một mùa Vu Lang vui vẻ ấm áp trong tình người  không kể đó là thân hay dưng.


                                                        
dzuylynh 08.08.2014 01:47:02 (permalink)
0
 

t h á n g  b ả y
( tặng saolinh.bùihồnglĩnh )

cuối cùng rồi cũng sẽ qua...
dấu binh lửa đủ mờ
nỗi đau thuốc súng âm ỉ
nỗi buồn kẽm gai quặn thắt
địa đạo ký ức lấp kín nửa vời
lỗ châu mai cỏ hoang vừa bít miệng
thành quách điêu tàn rong rêu hoang phế
con dế say ngất ngưỡng hát khúc cuồng ca giữa kẽ nứt đá ong huyệt mộ

cuối cùng rồi cũng đã qua...
mặt hồ khổ đau tĩnh lặng
cánh sen hồng bừng nở vườn tâm
an nhiên một cõi uyên nguyên
trầm thống hiển hóa vô ưu
nghiệp qủa trả vay đủ vừa, đã mãn

tháng bảy 
hỡi cõi dương sinh ta bà u trược
hỡi những cô hồn các đãng thập phương lưu lạc
anh linh tử sĩ u uất lang thang trận mạc sa tràng
về đây nương ánh thiều quang mà tiêu diêu hồn phách
nghe tiếng chày kình thênh thang dẫn lộ
vọng mõ u trầm tịnh độ nhân gian
đến tòa sen hứng giọt cam lồ
gột rửa vô minh sân si ái ố
tháo bỏ kim cô hờn óan vui buồn
hái đóa vô thường an định tâm linh...
 
dzuylynh

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2014 03:52:40 bởi dzuylynh >
Phù vân 08.08.2014 03:39:00 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

Lệnh cấm đưa tin của tòa án Úc về vụ hối lộ tiền Polymer có liên quan tới Malaysia, Indonesia và Việt Nam

Tòa soạn nhật báo Cali Today vừa nhận được bản tin sau đây qua email của tiến sĩ Dương Hồng Ân thuộc Forum Vietnam 21. Chúng tôi xin loan tải lại như sau.



 Cali Today News   Chúng tôi cũng sẵn sàng dành chỗ trên báo Cali Today để đăng những phản biện, đính chính, hay lên tiếng của bất cứ ai được nhắc đến tên trong bản tin này của Forum Vietnam 21. Thông tin từ nhiều phía giúp độc giả biết được vấn đề đầy đủ hơn. Trân trọng.

Tiếp theo tin của “Diễn đàn Việt Nam 21” phổ biến ngày chủ nhật 03.08.2014, hôm nay xin kính chuyển đến ACE án lệnh (tiếng Anh) của tòa án tối cao Melbourne vể việc không cho tiết lộ vụ công ty in tiền của nước Úc hối lộ bạc triệu Đô la cho quan chức 3 nước Đông Nam Á: Nam Dương, Mã Lai và Việt Nam. Tên các quan chức được nêu rõ, trong đó có tên của các quan chức Việt Nam cao cấp nhất Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh và Lê Đức Thúy.
 
Xin gửi kèm bản dịch qua Việt ngữ của báo mạng DÂN LUÂN.ở phía dưới bản tiếng Anh
Kính
Duong Hong-An (Forum Vietnam 21)

Chủ tịch nhà nước CSVN là một trong nhiều người được nêu tên trong vụ này.
Photo courtesy: www.davifo.dk
 
Bản tiếng Anh
Nguồn: https://wikileaks.org/aus-suppression-order/
IN THE SUPREME COURT OF VICTORIA AT MELBOURNE CRIMINAL DIVISION
S CR 2013: 0173, 0174, 0175, 0215
S CR 2014: 0047, 0048, 0049, 0058, 0079, 0080
BETWEEN:
THE QUEEN
-and-
BARRY THOMAS BRADY & ORS 
GENERAL FORM OF ORDER 
JUDGE:
The Honourable Justice Hollingworth
DATE MADE:
19 June 2014
ORIGINATING PROCESS:
Indictment
HOW OBTAINED:
Oral application, following the giving of notice under s 10 of the Open Courts Act 2013 (Vic)
ATTENDANCE:
Dr S Danaghue QC and Mr J Forsaith for the Commonwealth of Australia (instructed by the Department of Foreign Affairs and Trade)
Mr J Forsaith for the Commissioner of the Australian Federal Police
Mr N Robinson QC and Mr K Armstrong for the Commonwealth Director of Public Prosecutions
Mr M Cahill for Barry Thomas Brady
Mr C Mandy for Peter Sinclair Hutchinson
Mr C Thomson for John Leckenby
Mr P Tehan QC for Steven Kim Wong
Mr P Higham for Christian Boillot and Clifford John Gerathy
Ms M Fox for Myles Andrew Curtis
 
THE COURT ORDERS THAT:
Subject to further order, there be no disclosure, by publication or otherwise, of any information (whether in electronic or paper form) derived from or prepared for the purposes of these proceedings (including the terms of these orders, and the affidavit of Gillian Elizabeth Bird affirmed on 12 June 2014) that reveals, implies, suggests or alleges that any person to whom this order applies:
received or attempted to receive a bribe or improper payment;
acquiesced in or was wilfully blind as to any person receiving or attempting to receive a bribe or improper payment; or
was the intended or proposed recipient of a bribe or improper payment.
Subject to further order, order 1 applies to the following persons:
any current or former Prime Minister of Malaysia (including refereces to 'PM');
any current or former Deputy Prime Minister of Malaysia (including references to 'DPM');
any current or former Finance Minister of Malaysia (including references to 'FM');
Mohammad Najib Abdul Razak, currently Prime Minister (since 2009) and Finance Minister (since 2008) of Malaysia;
Abdullah Ahmad Badawi (also known as Pak Lah), a former Prime Minister (2003 - 2009) and Finance Minister (2003 - 2008) of Malaysia;
Puan Noni (also knows as Ms/Madame Noni, or Nonni), a sister-in-law of Abdullah Ahmad Badawi;
Mahathir Mohamed, a former Prime Minister (1981 - 2003) and Finance Minister (2001 - 2003) of Malaysia;
Daim Zainuddin, a former Finance Minister of Malaysia (1984 - 1991; 1999 - 2001);
Rafidah Aziz, a former Trade Minister of Malaysia (1987 - 2008);
Hamid Albar, a former Minister for Foreign Affairs (1999 - 2008) and Minister of Home Affairs (2008 - 2009) of Malaysia;
Susilo Bambang Yudhoyono (also known as SBY), currently President of Indonesia (since 2004);
Megawati Sukarnoputri (also known as Mega), a former President of Indonesia (2001 - 2004) and current leader of the PDI-P political party;
Laksamana Sukardi, a former Indonesian minister (2001 - 2004; in Megawati Sukarnoputri's goverment);
Truong Tan San, currently President of Vietnam (since 2011);
Nguyen Tan Dung, currently Prime Minister of Vietnam (since 2006);
Le Duc Thuy, a Former Chairman of the National Financial Supervisory Committee (2007 - 2011) and a former Governor of the State Bank of Vietnam (1999 - 2007); and
Nong Duc Manh, a former General Secretary of the Communist Party of Vietnam (2001 - 2011).
Subject to further order, order 1 does not prevent:
disclosures to and among Commonwealth officers (as defined by s 3 of Crimes Act 1914 (Cth)) or international investigators, international prosecuting authorities, and other like international entities;
provision by the Court to registered media organisations, under cover of a notice referring to the existence of these orders, of transcript and exhibits (which, for the avoidance of doubt, must then be treated in accordance with order 1 above);
provision of material by the Commonwealth Director of Public Prosecutions to Note Printing Australia Pty Ltd and its legal representatives, provided any such material is provided together with a copy of these orders.
The prohibition on publication in order 1 applies throughout Australia.
The purpose of these orders is to prevent damage to Australia's international relations that may be caused by the publication of material that may damage the reputations of specified individuals who are not the subject of charges in these proceedings.
These orders are made on the grounds that they are:
necessary to prevent a real and substantial risk of prejudice to the proper administration of justice that cannot be prevented by other reasonably available means; and
necessary to prevent prejudice to the interests of the Commonwealth in relation to national security.
These orders operate for a period of 5 years from the date of these orders, unless sooner revoked.
The affidavit of Gillian Elizabeth Bird affirmed on 12 June 2014 be sealed in an envelope marked "Not to be opened without an order of the Court", and not be opened without order of the Court.
There be liberty to apply.
DATE AUTHENTICATED: 19 June 2014
https://wikileaks.org/aus..pression-order/sign.png
 
Bản Việt ngữ của Dân Luận
Nguồn: https://www.danluan.org/t...uan-toi-malaysia 
Lệnh cấm đưa tin của tòa án Úc về vụ hối lộ tiền Polymer có liên quan tới Malaysia, Indonesia và Việt Nam
Chính trị - xã hội 
Thế giới
Luật sư Vi K. Tran và Trịnh Hữu Long chuyển ngữ
Theo WikiLeaks
Dân Luận: Để độc giả tiện tham khảo, chúng tôi đã nhờ người dịch giúp lệnh của Tòa án Tối cao Victoria về việc cấm báo chí đưa tin, đã được WikiLeaks công bố, như dưới đây.
TÒA ÁN TỐI CAO VICTORIA TẠI MELBOURNE
TOÀ HÌNH SỰ
S CR 2013: 0173, 0174, 0175, 0215
S CR 2014: 0047, 0048, 0049, 0058, 0079, 0080
GIỮA: NỮ HOÀNG
- và -
BARRY THOMAS BRADY và những bị cáo khác
LỆNH THÔNG THƯỜNG
QUAN TÒA: Ngài Thẩm Phán Hollingworth
NGÀY QUYẾT ĐỊNH: 19 tháng 6 năm 2014
QUÁ TRÌNH TỐ TỤNG GỐC: Bản cáo trạng
PHƯƠNG THỨC: Lấy lời khai, sau khi đã đưa ra thông báo theo chương 10 của Đạo Luật Thủ Tục Tranh Luận Tòa Án 2013 (Vic)
THAM GIA PHIÊN XỬ:
- Dr. S Danaghue QC and Mr J Forsaith for the Commonwealth of Australia (instructed by the Department of Foreign Affairs and Trade)
- Mr. J Forsaith for the Commissioner of the Australian Federal Police
- Mr. N Robinson QC and Mr K Armstrong for the Commonwealth Director of Public Prosecutions
- Mr. M Cahill for Barry Thomas Brady
- Mr. C Mandy for Peter Sinclair Hutchinson
- Mr. C Thomson for John Leckenby
- Mr. P Tehan QC for Steven Kim Wong
- Mr. P Higham for Christian Boillot and Clifford John Gerathy
- Ms. M Fox for Myles Andrew Curtis
 
TÒA ÁN RA LỆNH RẰNG:
 
1. Trừ khi có lệnh tòa khác, không được tiết lộ, bằng việc xuất bản hay dưới một hình thức nào khác, về những thông tin (cho dù dưới dạng điện tử hay in trên giấy) xuất phát từ hay được chuẩn bị cho các mục đích tố tụng của vụ án này (bao gồm cả những điều khoản của những lệnh tòa án ở đây, và trong bản khai có tuyên thệ của Gillian Elizabeth Bird đã được xác nhận vào ngày 12 tháng 6 năm 2014) nhằm công bố, hàm ý, gợi ý hay khẳng định bất kỳ đối tượng nào trong số những người nằm trong phạm vi áp dụng của lệnh tòa này:
• nhận hoặc có ý đồ nhận hối lộ hay những khoản chi trả bất chính;
• đồng tình với hay cố tình làm ngơ với bất kỳ cá nhân nào nhận hoặc có ý nhận hối lộ hay những khoản chi trả bất chính; hoặc
• là những cá nhân có ý định hoặc được đề nghị nhận hối lộ hay nhận những khoản chi trả bất chính.
 
2. Trừ khi có lệnh tòa khác, lệnh tòa số 1 sẽ được áp dụng với các đối tượng sau:
• Thủ tướng đương nhiệm hoặc tiền nhiệm của Malaysia (bao gồm cả cách sử dụng danh từ viết tắt PM (Prime Minister)
• Phó Thủ tướng đương nhiệm hoặc tiền nhiệm của Malaysia (bao gồm cả cách sử dụng danh từ viết tắt DPM (Deputy Prime Minister)
• Bộ trưởng Bộ tài chính đương nhiệm hoặc tiền nhiệm của Malaysia (bao gồm cả cách sử dụng từ viết tắt FM (Finance Minister);
• Mohammad Najib Abdul Razak, Thủ tướng đương nhiệm (từ 2009) và Bộ trưởng Bộ tài chính đương nhiệm (từ 2008) của Malaysia;
• Abdullah Ahmad Badawi (còn được gọi là Pak Lah), cựu Thủ tướng của Malaysia (2003-2009) và cựu Bộ trưởng Bộ tài chính (2003-2008)
• Puan Noni (còn được gọi là Bà Noni hay Nonni), chị vợ của Abdullah Ahamd Badawi;
• Mahathir Mohamed, cựu Thủ tướng (1981-2003) và cựu Bộ trưởng Bộ tài chính (2001-2003) của Malaysia;
• Daim Zainuddin, cựu Bộ trưởng Bộ tài chính của Malaysia (1984-1991; 1999-2001);
• Raidah Aziz, cựu Bộ trưởng Bộ thương mại của Malaysia (1987-2008);
• Hamid Albar, cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao (1999-2008) và cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ (2008-2009) của Malaysia;
• Susilo Bambang Yudhoyono (còn được gọi là SBY), Tổng thống đương nhiệm của Indonesia (từ 2004);
• Megawati Sukarnoputri (còn được gọi là Mega), cựu Tổng thống của Indonesia (2001-2004) và là thủ lĩnh hiện tại của Đảng chính trị PDI-P;
• Laksamana Sukardi, cựu Bộ trưởng Indonesia (2001-2004; thành viên nội các của chính phủ Sukarnoputri)
• Trương Tấn Sang, Chủ tịch đương nhiệm nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (từ 2011);
• Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng đương nhiệm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 2006);
• Lê Đức Thúy, cựu Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2007-2011) và cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999-2007), và
• Nông Đức Mạnh, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (2001-2011).
 
3. Trừ khi có lệnh tòa khác, Lệnh tòa số 1 không nghiêm cấm:
• tiết lộ với và giữa các nhân viên điều tra Khối Thịnh vượng chung Úc (như được định nghĩa trong phần 2 của Luật tội phạm năm 1914, hoặc các nhân viên điều tra quốc tế, các cơ quan công tố quốc tế và những tổ chức quốc tế tương tự;
• việc cung cấp bởi Toà án cho các cơ quan truyền thông đã có đăng ký trước, dưới hình thức một thông báo về sự tồn tại của những lệnh toà án này, hoặc bút lục của toà án hay các vật chứng (và để tránh gây nghi ngờ, phải được xử sự phù hợp với Lệnh tòa số 1 đã nêu ở trên);
• việc cung cấp tài liệu bởi Viện trưởng Viện công tố cho Công ty Note Printing Australia Pty Ltd và đại diện pháp lý của công ty đó, với điều kiện những tài liệu đó được chuẩn bị cùng với một bản sao của những lệnh của tòa án trong vụ kiện này.
 
4. Việc ngăn cấm xuất bản nêu trong Lệnh tòa số 1 được áp dụng trên toàn nước Úc.
 
5. Mục đích của những lệnh tòa này là nhằm tránh những thiệt hại đối với các quan hệ quốc tế của Úc, vốn có thể bị gây ra bởi việc xuất bản những tài liệu có thể gây tổn hại uy tín của những đối tượng đã được nêu tên cụ thể nhưng là những nhân vật không liên quan đến các quy trình tố tụng trong vụ án này.
 
6. Những lệnh này được đưa ra vì chúng:
• cần thiết để tránh một nguy cơ gây hại thực sự và nghiêm trọng đối với việc thực thi công lý mà không thể tránh được bằng các biện pháp hiện hữu hợp lý khác, và
• cần thiết để tránh thiệt hại cho lợi ích của Khối Thịnh vượng chung Úc liên quan đến an ninh quốc gia.
 
7. Những lệnh này sẽ được áp dụng trong một khoảng thời gian là 5 năm kể từ ngày ban hành, trừ khi bị thu hồi sớm hơn.
 
8. Tờ khai có tuyên thệ trước toà của Gillian Elizabeth Bird được xác nhận vào ngày 12 tháng 6 năm 2014 sẽ được niêm phong trong một bì thư và ghi rõ “Không được mở ra nếu không được lệnh của Tòa án”, và sẽ không được mở ra nếu không có lệnh của Tòa án.
 
9. Tùy nghi áp dụng.
Chú thích của người dịch:
- Điều 9, “tùy nghi áp dụng” (nguyên văn: there be liberty to apply) được hiểu là lệnh này có thể được các bên liên quan kháng cáo hoặc có thể được áp dụng để yêu cầu tòa án ra thêm những lệnh hoặc hướng dẫn khác.

(Source: Diễn Đàn Việt Nam 21)

<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2014 03:43:20 bởi Phù vân >
thiên thanh 09.08.2014 00:50:29 (permalink)
0
Texas: Tướng Lương Xuân Việt Nói Tiếng Việt, Cảm Ơn VNCH



 
Trên băng YouTube ghi lại buổi lễ Đại tá Lương Xuân Việt được thăng cấp Chuẩn tướng Lục quân Hoa Kỳ hôm Thứ Tư 6-8-2014, tân Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt khi phát biểu bằng tiếng Việt đã nói cảm ơn quân đội VNCH, cảm ơn đất nước VNCH. và nói câu nói bất hủ của Danh Tướng Lý thường Kiệt, “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư.”
 
Người gắn cấp tướng cho tân Chuẩn tướng Lương Xuân Việt là Trung Tướng Mark Milley.
Trong buổi lễ phong tướng có tham dự của gia đình tân Chuẩn tướng Lương Xuân Việt, và của nhiều người trong cộng đồng Việt.
 
Bản tin AP ghi lời phỏng vấn Binh Nguyen, người liên lạc cảnh sát thành phố Austin với cộng đồng, nói rằng Lương Xuân Việt được phong tướng là giây phút lịch sử của tất cả người Mỹ gốc Việt, và Binh Nguyen nói rằng ông tự hào khi được tham dự buổi lễ này.
Dân biểu liên bang Lowenthal đã có lời phát biểu từ văn phòng về việc Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt được vinh thăng:
“Tôi rất vui mừng khi nhận được tin về việc thăng cấp của Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt. Là một vị Tướng gốc Việt đầu tiên trong Quân Đội Hoa Kỳ, Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt là một hình ảnh nổi bật không chỉ về nét đa dạng trong văn hoá, truyền thống và sắc tộc của nước Mỹ nói chung mà còn trong hàng ngũ các quân nhân nam nữ đang anh dũng phục vụ trong Quân Lực Hoa Kỳ. Tôi xin chúc Chuẩn Tướng Việt những điều tốt đẹp nhất trên con đường phục vụ quốc gia trong danh dự, anh dũng, và lòng can đảm.”
 
Chuẩn tướng Lương Xuân Việt là con trai duy nhất trong gia đình có 7 chị em gái, họ đều thành công trên đất Mỹ.
 


Tân Chuẩn tướng Lương Xuân Việt (phải).


 
Tự Điển Bách Khoa cho biết, ông còn thân mẫu hiện sinh sống tại Los Angeles, và thân phụ ông đã qua đời năm 1997 tại California. Cha ông là Thiếu tá Sư đoàn Thủy quân Lục chiến Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
 
Khi tới Mỹ vào năm 1975, cậu bé Lương Xuân Việt chưa đầy 10 tuổi và gia đình ông đã chọn thành phố Mountain View, California để sinh sống. Sau khi tốt nghiệp USC, ông tình nguyện vào quân đội, mang cấp bậc Thiếu úy Bộ binh, năm 1987 và được chọn vào danh sách sĩ quan hiện dịch.
 
Ông có khả năng chỉ huy và được đề bạt sang SĐ 101 Nhảy dù, lần lượt giữ các chức vụ đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng rồi lữ đoàn trưởng. Ông lần lượt giữ các chức vụ tác chiến cấp Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn, cũng như Tham mưu và Huấn luyện. Trước khi được thăng cấp Đại Tá và được bổ nhiệm vào chức vụ Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3, Sư Đoàn 101 Nhảy Dù, ông đã làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 505 Bộ Binh Nhảy Dù Hoa Kỳ vào năm 2005 và chiến đấu tại chiến trường Iraq với cấp bậc Trung Tá để phục vụ “Chiến Dịch Người Iraq Tự do”.
 
Thăng cấp Đại Tá, ông trở thành lữ đoàn trưởng cho chiến trường Afghanistan. Năm 2012, ông được cử về đại học Stanford để tham gia huấn luyện chính trị cao cấp.
 
Ông được Chính Phủ và bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thăng cấp bậc Chuẩn Tướng Lục Quân quân đội Mỹ ngày 20 tháng 5 năm 2014 (chính thức tấn phong ngày 6 tháng 8 năm 2014).
Chức vụ hiện tại của ông là Tư lệnh phó Sư đoàn Kỵ binh số 1 (Hoa Kỳ), phụ trách hành quân tác chiến.
 
Băng hình lễ phong tướng:

 
[tube]https://www.youtube.com/watch?v=_wK2Z3b8Yr0[/tube]
sen dat 10.08.2014 01:16:40 (permalink)
0
Xin cám ơn những thông tin Phù Vân đã cung cấp về vụ in tiền polymer. Hôm qua trong bản tin của VTV1 xướng ngôn viên đã cực lực bác bỏ thông tin trên cho là vu không xuyên tạc. Thật ra khi đưa tin người dân trong nước có quyền được thông tin hai chiều, được nghe phản biện và tự mình tìm được câu trả lời phải vậy không nào?. Xin mời các bạn vào google đánh mấy chữ như sau: VTV online 8 tháng 8 2014 20:28, Australia cần công khai thông tin đúng sự thật!.
Muốn bịt miệng tất cả chỉ có mình nói mà thôi thì công bằng làm sao được! He...he...giờ vào đây đọc được nguyên bản tiếng Anh mới đã chứ!
Phù vân 11.08.2014 23:17:07 (permalink)
0
16 điều  mỉa mai nước Mỹ của báo Tầu  
Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội Sina Weibo (Trung Quốc), bài viết này đã nhận được hàng chục ngàn chia sẻ và bình luận. Nội dung tưởng như châm chích cười cợt mỉa mai nước Mỹ như một quốc gia ngu ngốc, sơ khai và ngây ngô, nhưng thực ra lại là lời phê phán sắc sảo sâu cay thú vị về chính Trung Quốc! 
Tờ Tea Leaf Nation đã trích dịch, biên tập lại những phần đinh nhất của bài viết nói trên. Sau đây là bản chuyển ngữ của Nguyễn Đại Hoàng:

 

***
Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại ! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách tới được cái xứ sở siêu cường đó.
Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến là rất đáng thất vọng! 
1. Công nghiệp
Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ chậm phát triển!
Hồi trung học, chúng ta đã được dạy rằng, công nghiệp càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu.
Chúng ta biết rằng một thành phố công nghiệp tất phải có nhiều ống khói,nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó là biểu tượng của sự công nghiệp hóa ! Thế mà ở tại xứ Cờ Hoa này, tịnh không có một cái ống khói nào! Họa hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa thôi!
Và ở Mỹ bạn cũng chỉ thấy toàn sông hồ trong sạch thôi. Chả tìm đâu ra những nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên bờ sông ! Không khí trong lành thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai chứ gì nữa ! Chả có dấu vết gì của công nghiệp hóa cả ! 
2. Kinh tế 
Người Mỹ hầu như không biết làm kinh tế ! Bạn biết đấy, nước họ có cơ man nào là xa lộ tỏa đi mọi hướng, vươn đến mọi làng mạc xa xôi, thế mà tịnh không thấy một trạm thu phí nào ! Thế là mất toi cả núi vàng! 
Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu phí nhỉ ! Chắc chắn non tháng đã gom đủ tiền mua được cả tòa lâu đài trông ra Đại Tây Dương ấy chứ ! 
Hai bên xa lộ còn những cụm hồ hoang sơ tĩnh lặng. Thế mà chính quyền cứ để mặc cho lũ chim trời cá nước thỏa sức vẫy vùng, không nghĩ đến việc xây dựng vườn cảnh để thu lợi. Người Mỹ rõ ràng là không có đầu óc kinh tế tí tẹo nào ! 
3. Xây dựng
Trình độ xây dựng của người Mỹ còn sơ khai lắm.Ngoài một số ít tòa nhà chọc trời tại các thành phố lớn, tôi dám chắc bạn rất ít gặp những công trình bê tông ở nước Mỹ. Nhà của người Mỹ thường làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu khác. 
Thử nghĩ mà xem, đến giờ này mà gỗ vẫn còn được dùng để xây dựng nhà cửa, thì có thể nói là trình độ kiến trúc của ngoại bang này còn thua xa trình độ của triều đại nhà Thanh xưa kia ấy chứ ! 
4. Văn hóa 
Người Mỹ có cách suy nghĩ thật là lạc hậu và khờ khạo.
Hồi mới tới Mỹ, tôi thuê một xe chở hành lý giá 3 đô la. Nhưng tôi lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ liền trả dùm tôi 3 đô la đó, và thấy tôi lỉnh kỉnh đồ đạc nên còn giúp mang lên xe nữa ! Người Mỹ cũng luôn sẵn sàng mở cửa giúp tôi và hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không ? Thế đấy ! 

Ở nước ta, mấy chuyện này chỉ có vào thời Lôi Phong tức là vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước thôi – còn bây giờ lối cư xử đó quá ư lạc hậu. ( Lôi Phong là một thanh niên mà thời Mao thường nhắc tới như một tấm gương về đạo đức). 
Hồi đó người ta chuộng lối sống “ đạo đức giả ”nhưng bây giờ chúng ta không như vậy nữa. Bây giờ chúng ta nên sống thực dụng trần trụi, đó mới là hiện đại chứ ! Tư duy của người Mỹ lạc hậu hơn chúng ta hàng mấy thập kỷ, và không có dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bắt kịp chúng ta cả ! 
5. Ẩm thực
Người Mỹ làm như không biết thưởng thức thịt thú rừng.
Một đêm nọ, tôi cùng các bạn cùng lớp lái xe đi đến một thành phố khác, thình lình có mấy con nai nhảy xổ ra. Anh bạn tôi lập tức thắng lại và bẻ sang hướng khác để tránh. Ai cũng biết tai nạn loại này có thể làm hỏng cả chiếc xe. Thế mà chính quyền đành bó tay không biết phải xử lý tụi thú hoang này như thế nào cơ đấy! 
Người Mỹ làm như cũng không biết ăn thịt thú rừng, thậm chí không có nhà hàng nào bán thịt thú rừng, họ chả thiết đến loại thịt thú rừng thơm ngon bổ như hươu nai, và cũng chả thiết lấy sừng bọn thú này để kiếm bộn tiền ! Người Mỹ vẫn sống cùng những con thú hoang dã đó, thậm chí còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Quả thật đó là một xã hội còn quá sơ khai ! 
6. Phong cách
Người Mỹ làm như không biết tự trọng ! 
Các giáo sư Mỹ không quan tâm nhiều đến bề ngoài , họ không hề có cái gọi là phong thái bác học. Giáo sư D chẳng hạn, là một giáo sư tâm lý học cực kỳ nổi tiếng thế mà giờ nghỉ ông ấy cũng thường ăn bánh bích quy với sinh viên trong văn phòng của mình, và bàn tán xôm tụ với họ về bộ phim 21, hay về minh tinh Trung Quốc Chương Tử Di ! Ông cũng không có phong cách uy nghi của một nhà bác học, và điều đó làm tôi thất vọng ghê gớm ! 
Các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ cũng không bao giờ ghi hai chữ PhD. lên danh thiếp của mình. Họ thậm chí cũng không biết cách thể hiện vị thế của mình. Thành ra những người học những ông thầy như vậy nếu trở thành những quan chức thì làm sao biết cách đi đứng nói năng cho đúng bộ lệ đây !
Còn ở Trung Quốc, giờ đây các công chức dường như rất biết cách để thu hút sự kính trọng của dân chúng, thậm chí đến cả vị giám đốc của một cơ quan tầm tầm ở Trung Quốc có khi còn uy thế hơn cả Tổng Thống Mỹ cơ đấy ! Một công dân hạng ba của Trung Quốc có khi còn xa một công dân hạng nhất của Mỹ là vậy ! 
7. Học đường
Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng cao xa gì sất. 
Chúng không hề có ý định đi học để trở thành ông này bà nọ trong chính quyền! Không hề có học đường nào dành cho chủ tịch, bí thư, ủy viên tương lai, như tôi đã từng thấy hồi còn nhỏ ở quê nhà. Các em không có bài tập về nhà. Bài tập về nhà kiểu như các học sinh như các học sinh Trung Quốc là khá xa lạ ở Mỹ. 
Trường học ở Mỹ chú trọng đến đạo đức, trước hết để giúp cho các đứa trẻ trở nên những công dân có đủ tư cách , sau đó mới tính đến chuyện lý tưởng lâu dài. Trở thành công dân có đủ tư cách ư ? Một quan niệm nghe mới cổ hủ làm sao ! 
8. Y tế
Người Mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi có bệnh. 
Đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng …ôi chao mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở Trung Quốc …Tôi chả hiểu tại sao ở Mỹ lại phân biệt việc khám bệnh với việc bán thuốc … mà lẽ ra nên tách rời lợi nhuận với trách nhiệm ! 
Rõ ràng là các bệnh viện ở Hoa Kỳ không biết kiếm tiền mà ! Sao lại phải nói tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ ? … chỉ có như vậy họ mới độc quyền bán thuốc với giá cao gấp cả chục lần cơ mà ! Có quá nhiều cơ hội làm ăn béo bở thế mà họ không biết khai thác , rõ ràng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Mỹ chết rồi ! 
9. Báo chí
Ý kiến của công chúng Mỹ thật chả ra làm sao ! 
Đôi khi tôi hoàn toàn mất kiên nhẫn với sự ngu dốt và khờ khạo của người Mỹ . Chẳng hạn khi họ biết Trung Quốc có đài truyền hình và báo chí, họ đã hỏi tôi một câu ngu dốt như thế này : Hóa ra Trung Quốc cũng có báo chí à ? Nghe mà bực ! 
Chúng ta có những tờ báo tiếng Trung được Bộ Truyền Thông cho phép ấn hành sau khi đã rà soát một cách cẩn mật đấy chứ . Báo của chúng ta toàn là những bài ca tụng lên mây cả, có đâu như báo Mỹ, công chúng đóng góp phê bình loạn cả lên, thậm chí còn dám “ chưởi ” cả tổng thống nữa cơ đấy! 
Báo chí chúng ta đâu có chuyện công khai mấy vụ bê bối của quan chức, bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ ! 
10. Tâm linh
Người Mỹ có đời sống tinh thần hết sức vô vị nhạt nhẽo. 
Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu thánh nghe hết sức khờ khạo : Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ. 
Thật là buồn cười quá đi : Nếu Chúa phù hộ nước Mỹ thì làm sao lại để nước Mỹ lạc hậu, sơ khai, đơn giản đến thế này ? Cầu Chúa có ich lợi gì chứ ? Thực tế nhất là bạn nên dành thời gian đó để đi lễ thủ trưởng ! 
Đó mới đúng là hiện đại chứ lỵ ! 
11. Lối sống
Người Mỹ chả có khái niệm về thời gian .
Bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, người Mỹ đều ngoan ngoản đứng vào hàng chờ đợi … Còn người Trung Quốc chúng ta – như bạn biết đấy – khôn hơn nhiều ! 
Bất kể đám đông như thế nào, chúng ta vẫn có kỹ năng chen lấn, điều này giúp tiết kiệm thời gian, và tránh được sự mệt mõi khi đứng chờ ! Nếu ai đó biết đi cổng sau thì kết quả tiết kiệm thời gian còn tuyệt hơn nữa. 
Thế mà những người Mỹ lẩm cẩm lại không biết đến những điều hay ho đó cơ chứ! 
12. Mua bán
Những cửa hàng ở Mỹ có một phong cách buôn bán hết sức vô lý : bạn có thể trả lại hàng vài tuần sau khi mua về mà thậm chí cũng không cần nêu lý do. Ở ta thì làm gì có chuyện cho đổi hàng mà không hò hét quát tháo nhau ra trò chứ ! 
13. An toàn 
Nước Mỹ không an toàn ! Tôi nói điều này bởi có tới 95 % nhà dân không cần tới lưới chống trộm, và điều kỳ lạ này nữa là : chả biết mấy tên trộm đi đâu hết rồi nhỉ? 
14. Giao thông
Người Mỹ sao mà nhút nhát và yếu đuối quá vậy không biết ! 
Tôi nói điều này cũng bởi có tới 95% tài xế không dám vượt đèn đỏ!
Và mặc dầu 99 % dân Mỹ có xe hơi, vậy mà cách lái xe của họ thật lạ : bao nhiêu là xe cộ lưu thông nhưng không mấy khi nghe tiếng còi xe, phố xá vì thế vắng lặng đến nỗi cứ ngỡ không phải là phố xá nữa, làm sao mà bì được phố xá ồn ào náo nhiệt ở Trung Quốc cơ chứ !
15. Tình cảm
Người Mỹ rất là thiếu cảm xúc . 
Có tới 95 % nhân viên không nghĩ tới việc phải làm gì cho tiệc cưới của sếp, họ chẳng bao giờ phải vắt óc tìm ra lý do để chăm sóc sếp của mình. Ở Trung Quốc liệu có ai điên đến mức bỏ qua cơ hội chăm sóc sếp của mình không? Nói cách khác, có ai dám làm điều đó không ? Hãy xem, người Trung Quốc chúng ta có biết bao nhiêu là tình thương mến thương với lãnh đạo ! 
16. Nhạy bén
Người Mỹ không nhạy bén chút nào ! 
99% người Mỹ đi học, đi làm , thăng quan tiến chức, mà không hề biết sự cần thiết của “ phong bì ” để có thể mở ra một cánh cửa ..sau 
NGUỒN : EMAIL
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.08.2014 08:39:32 bởi Phù vân >
Phù vân 16.08.2014 22:31:38 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
 
Cuộc thảm sát "thế giới chưa từng biết đến"  
 
 
Tác giả James E. Zumwalt là trung tá hải quân, cháu nội đô đốc Zumwalt. Điều phải nói thêm: Người đã ra lệnh bộ đội Việt Nam không được nổ súng ở Gạc Ma chính là Lê Đức Anh, lúc đó là Bộ trưởng Quốc phòng.


 Vụ thảm sát ‘thế giới chưa từng biết đến’

Bài viết của ông James Zumwalt, Trung tá Thủy quân Lục chiến Mỹ, nói về đoạn video Trung Quốc đã ra tay tàn sát những người lính Hải quân Việt Nam ngày 14-03-1988 ở đảo Gạc Ma.

Đây là một trong những tội ác trắng trợn nhất thời hiện đại.
 
Chẳng có gì ngạc nhiên khi thủ phạm đã không nói gì về nó, nhưng đáng ngạc nhiên là cả nạn nhân cũng im lặng. Người ta đã chọn cách làm như vậy, có lẽ là để sau này thiếu bằng chứng cho thế giới thấy, nó đã xảy ra.
 

Đảo Gạc Ma. Photo courtesy: The US Daily Review.
 
Tháng 6 năm 2012, một đoạn video về vụ thảm sát đã được công bố. Thông thường, quốc gia phạm phải hành động tàn bạo như vậy sẽ giữ im lặng về nó. Tuy nhiên, video này đã được chính thủ phạm công bố, điều này làm dấy lên câu hỏi: “Tại sao?”
 
Vụ việc xảy ra vào tháng 3 năm 1988, giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Nó xảy ra ở vùng biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông – ND), nơi có tranh chấp giữa hai quốc gia về chủ quyền quần đảo Trường Sa, tranh chấp sau đó tiếp tục và hiện vẫn còn tồn tại.
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=Uy2ZrFphSmc[/YouTube]

Như kết quả sự im lặng của Việt Nam thời điểm đó, người dân Việt Nam không có cách nào để biết về vụ việc đã xảy ra cho đến khi Trung Quốc công bố đoạn video – sự giận dữ đã nổi lên vì vụ thảm sát và vì sự im lặng của chính phủ.
 
Quần đảo Trường Sa là một quần đảo gồm khoảng 750 đảo, đảo nhỏ, rạn san hô và đảo san hô.
Vụ việc liên quan đến ba rạn/đảo san hô rất gần nhau. Mỗi đảo san hô thấp đến mức nước biển đôi khi nhấn chìm một phần của chúng.
 
Dự đoán là phía Trung Quốc sẽ cố gắng chiếm các rạn san hô, hai tàu vận tải của Việt Nam, HQ-604 và HQ-605, chở 73 binh sĩ, đã được lệnh cho công binh đổ bộ để khởi công xây công sự.
 
Các quân nhân Việt Nam đã đổ bộ lên rạn san hô Gạc Ma, bản đồ phương Tây gọi là Johnson South Reef, vào tối ngày 13 tháng 3 năm 1988.
 
Hai tàu vận tải của Việt Nam được mô tả chỉ là có thể chống lại những đe dọa quân sự nhỏ. Chúng là những tàu thương mại được vũ trang để vận chuyển binh lính và vật liệu xây dựng, và như vậy, chúng là những tàu quân sự được trang bị rất nhẹ. Những tàu này phải tiếp cận mục tiêu trong phạm vi 500 m thì những khẩu súng của nó mới có hiệu lực.
 
Vụ việc đã diễn ra ở Gạc Ma.
 
Với lực lượng Việt Nam đã để lại đó, hai tàu vận tải đi về phía hai đảo san hô khác.
 
Sáng 14 tháng 3 năm 1988, tàu chiến Trung Quốc tiếp cận các rạn san hô. Họ không chỉ có lực lượng đổ bộ trên các tàu vận tải, họ còn có tàu khu trục đi kèm với hỏa lực mạnh để hỗ trợ lực lượng đổ bộ.
 
Rõ ràng, nếu cuộc đối đầu giữa các lực lượng hải quân Trung Quốc và Việt Nam xảy ra, lợi thế sẽ thuộc về phía Trung Quốc vì tầm bắn lớn hơn nhiều của các khẩu pháo.
 
Cờ Việt Nam đã được dựng lên trên đảo san hô Gạc Ma, và cùng lúc đó, trên một đảo san hô khác, Cô Lin.
Tại Gạc Ma, những người lính công binh, đội quân được trang bị nhẹ – có thể so sánh với một Seabee – một đơn vị thuộc Tiểu đoàn Xây dựng của Hải quân Hoa Kỳ – nằm dưới sự chỉ huy của phó chỉ huy trưởng, trung úy Trần Văn Phương. Mặc cho sự hiện diện của đội tàu Trung Quốc rình rập gần đó, những người lính Việt Nam vẫn tập trung vào các công trình xây dựng của mình.
 
Khoảng 6 giờ sáng, một số xuồng tấn công chở thủy quân lục chiến có vũ khí, đã xuất phát từ vận tải Trung Quốc và hướng đến Gạc Ma.
 
Phía Việt Nam ngay lập tức hình thành một vành đai phòng thủ 360 độ với cờ của họ ở trung tâm – họ tạo nên hình thể một “vòng tròn bất tử” – biểu thị quyết tâm bảo vệ rạn san hô bằng mọi giá.
 
Với số ít binh lính trên đảo san hô, những người lính công binh Việt Nam đã được lệnh cản trở để giữ vững đường vành đai. Các tàu tấn công đã đổ bộ, và trong trận chiến chủ yếu là cận chiến do phạm vi hạn hẹp, người Trung Quốc đã thất bại khi cố gắng xâm nhập vào vành đai.
 
Khi Trung úy Phương chụp lấy lá cờ Việt Nam, giành giật nó với kẻ thù, ông đã bị bắn vào đầu. Ngay lập tức lá cờ được giương lên bởi Nguyễn Văn Lanh – người ghì giữ nó cho đến khi ông liên tiếp bị đâm và bắn. Thật kỳ diệu, Lanh sống sót, và khi phía Trung Quốc rút lui, Lanh đã chứng kiến ông và những người sống sót khác phải chịu một cuộc oanh tạc dữ dội và hủy diệt bằng súng máy từ tàu Trung Quốc.
 
Cùng lúc đó, một cuộc oanh tạc khác nhắm vào tàu vận tải HQ-604 của Việt Nam – con tàu như dự kiến, đã cho thấy nó không có khả năng tấn công đáp trả tàu Trung Quốc nằm ngoài tầm bắn của mình. Bị nước xâm nhập, HQ-604 được khôn khéo làm mắc cạn trên Gạc Ma nhưng phát bắn trực tiếp vào phòng động cơ khiến nó nhanh chóng chìm xuống khi nhiều người vẫn còn trên tàu.
 
Tiếp đến phía Trung Quốc tấn công HQ-605. Nó nhanh chóng bốc cháy, buộc chỉ huy của nó phải ra lệnh bỏ tàu.
 
Điều đáng lo ngại nhất về video này là những gì đã xảy ra sau đó. Tại thời điểm đó, những người lính Việt Nam còn sống sót trên các rạn san hô hoàn toàn không phải là mối đe dọa cho quân Trung Quốc. Tuy nhiên, đoạn video cho thấy súng của hải quân Trung Quốc đang tập trung vào Gạc Ma nơi những người sống sót phía Việt Nam không có một chỗ trú ẩn. Những tiếng súng liên thanh cào rạn san hô khi đối phương không có vũ khí tự vệ, nhẫn nhịn đứng chịu trận, chờ đợi cuộc tấn công dữ dội cuối cùng – số phận của họ đã được định đoạt khi từng người một, họ ngã xuống để bảo vệ đất nước. Đối với những kẻ tấn công Trung Quốc, thách thức với họ chỉ là câu cách ngôn “bắt cá trong chậu”.
 
Video còn để lại một hoài nghi. Người Việt Nam dễ bị tấn công. Người ta chỉ có thể cảm nhận sự bất lực, họ cảm thấy điều đó khi người Trung Quốc bắt đầu nổ súng tàn sát không thương tiếc. Chín người Việt Nam sống sót sau đó bị giam giữ trong ba năm.
 
Hiện nay, Trung Quốc đang chiếm bãi đá ngầm, trên đó họ đã có căn cứ và đang xây dựng một sân bay. Việt Nam đã mất 64 chiến sĩ dũng cảm ngày hôm đó. Trong số những người sống sót, Lanh bị thương nặng.
Nhưng tại sao Trung Quốc, sau 24 năm im lặng, lại công bố video?
 
Câu trả lời nằm ở Haiyang Shiyou 981 của Trung Quốc, một giàn khoan nửa nổi nửa chìm được triển khai vào ngày 2 tháng 5 năm 2014 tại Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, nơi quyền sở hữu vẫn đang là tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Động thái này của Trung Quốc gây ra một số cuộc đối đầu trên biển.
Một tháng sau đó, Trung Quốc không hề nao núng đã phát hành video như là lời đe dọa ngấm ngầm rằng những gì đã xảy ra vào năm 1988 có thể xảy ra một lần nữa.
 
Rõ ràng Trung Quốc dự định sử dụng các mối đe dọa quân sự có thể – không bị thách thức bởi bất kỳ nước láng giềng nào trong khu vực,  hơn là ngoại giao để “đàm phán” giải quyết vấn đề chủ quyền.
Trong khi hành động tàn bạo năm 1988 của Trung Quốc tại Gạc Ma là vụ thảm sát “thế giới chưa từng biết đến”, thì việc Bắc Kinh công bố một cách trắng trợn video ghi lại vụ việc cung cấp cơ hội nữa để chắc chắn rằng lần này nó lại như vậy.
—-
Tác giả: Ông Zumwalt là Trung tá Thủy quân Lục chiến về hưu, đã từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, cuộc đổ bộ vào kênh đào Panama và cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất. Ông thường viết bài phê bình về những vấn đề chính sách đối ngoại và quốc phòng cho nhiều tờ báo. Ông cũng là tác giả của 3 cuốn sách: “Bare Feet, Iron Will—Stories from the Other Side of Vietnam’s Battlefields,” “Living the Juche Lie: North Korea’s Kim Dynasty” and “Doomsday: Iran—The Clock is Ticking” .
Bài gốc: The Massacre "Not Heard Around The World"
Tác giả: James Zumwalt
Người dịch: Nguyễn Văn Phước
Nguồn tiếng Việt: Blog Anhbasam


<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.08.2014 16:29:06 bởi Phù vân >
bunthang 19.08.2014 11:38:04 (permalink)
0
Cám ơn Sen Đất và Phù Vân đã bàn về những vấn đề của Việt Nam. Bunthang nghĩ thảm họa của một đất nước chính là một chế độ không ai có quyền nói khác với tầng lớp thống trị. Về kinh tế, chính trị người dân thiệt thòi rồi nhưng về văn hóa giáo dục về lâu về dài sẽ là môt sự mất mát không thể bù đắp. Tuy là  thế hệ lớn lên sau 75 nhưng Bunthang may mắn được đọc lại những tư liệu của các giáo sư dạy triết hàng đầu do những ngưòi thân của Bunthang gìn giữ lại  cho con cháu.
BT nghĩ miền nam mất mát rất nhiều sau chiến tranh nhưng lại được một cái lớn hơn là thụ hưởng được một nền triết học vô cùng gía trị mà các giáo sư thời ấy truyền thụ.Trong số họ có những ngưòi biết nhiều ngoại ngữ họ có khả năng dịch thuật rất giỏi và dùng từ chuyên môn rất chính xác. Do đó những ngưòi miền nam khi đã có một chút hiểu biết đều ngộ ra rằng văn chương, thơ ca và các môn nghệ thuật khác như ca nhạc hay hội họa đều có những yếu tố cơ bản để đánh giá nó vượt ra những chèn ép của chính trị.  ví dụ hội họa ngoài bố cục màu sắc hay đường nét thì tác phẩm phải có tính triết lý phải có tính nhân văn điều đó không có nghĩa lầ Ngưòi tốt việc tốt, tác phẩm phải thấm đãm tính "ngưòi". Mà con người thì hỷ nộ ái ố đầy mình. Nhiều nguưòi còn không dám nhìn thật sâu vào trong tâm khảm mình vì nó dễ sợ quá! . Khi ngộ ra tính triết lý trong tác phẩm ngưòi ta sẽ không ngần ngại mua một bức tranh xấu xí ghê rợn như The scream -"Tiếng thét" chứ không còn màng đến các bức hình đẹp như Đức mẹ Maria nũa!
Tac phẩm "Môt ngày trong đời của Ivan Denisovich"  của nnà văn  Solzhenitsyn cũng trở thành tác phẩm lớn vì nó nói lên cái khổ sở của con người không có tự do, mô tả được cuộc sống nghẹt thở của một xã hội chà đạp quyền con ngưòi.   
Tình hình dịch thuật những câu đơn giản mà còn sai be sai bét như ở VN thì tương lai VN quá mù mờ!
Thảm họa dịch thuật trên tấm bia cây gạo hơn 700 tuổi
(iHay) Trên các diễn đàn và mạng xã hội, người ta đang “chuyền tay nhau” bức ảnh chụp tấm bia công nhận cây gạo cổ thụ hơn 700 tuổi ở khu vực đền Mõ (thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, H.Kiến Thụy, Hải Phòng) là Cây Di sản Việt Nam.
Tấm bia đầy rẫy tiếng Anh “giả cầy” - Ảnh: husta.org.vn

Bức ảnh trên nằm trong mục “Phóng sự ảnh” của trang “Diễn đàn trí thức Thủ đô” (husta.org.vn) của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, điều khiến các cư dân mạng bàn tán xôn xao chính là những từ chuyển ngữ tiếng Anh rất ngây ngô trên in trên tấm bia.
Cụ thể, cụm từ “Cây gạo đại thụ” được dịch là “Plant rice university acceptance” (!), và năm Giáp Thân được “phóng tác” thành “Body Armor”!
Không khó để nhận ra rằng giữa cụm từ tiếng Việt và phần chuyển ngữ tiếng Anh khác xa nhau “vời vợi” như thế nào. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn chính là sự cẩu thả đến mức khó chấp nhận đối với một công trình có tính biểu tượng cao như tấm bia nói trên.
Thiết nghĩ các cơ quan chức năng nên xem xét việc cấp một “phó bản” chuẩn xác hơn để thay cho tấm bia đang hiện diện tại đền Mõ.
Cây gạo đại thụ trồng từ năm 1284 ngay giữa sân đền Mõ - Ảnh: Nguyễn Thông

"Được biết, đã có không ít khách tham quan trong đó có tôi phát hiện ra sai sót chuyển ngữ trên tấm bia trên và nhắc nhở ban quản lý đền Mõ chỉnh sửa. Còn hiện tấm bia đã được chỉnh sửa chưa thì tôi không biết", anh N.T, người từng tới đền Mõ tham quan và nhìn thấy tấm bia trên cho iHay.vn biết.
"Giải mật" tấm bia kỳ lạ

Ngay khi chuyền tay nhau tấm hình này, dân mạng đã ngồi suy ngẫm những hàng chữ tiếng Anh "thâm thúy" của tấm bia từ đâu mà có.
Dưới đây là "thành quả giải mật" tấm bia của các cư dân mạng: 
* Giáp thân = " Body Armour" .
- "giáp = áo giáp => Armour" và "thân = thân thể => body".
- Suy ra "Giáp thân" có nghĩa là Năm con khỉ, mà trở thành "áo giáp chống đạn toàn thân".
* "Cây gạo đại thụ" = "Plant rice university acceptance " .
- cây = plant.
- gạo= rice
- đại = đại hoc = university
- thụ= thu nhận = acceptance
Khó đỡ thật!
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.08.2014 12:03:56 bởi bunthang >
Attached Image(s)
sen dat 21.08.2014 21:56:29 (permalink)
0
xin chào Bunthang,
Thật sự lúc đầu SD tưởng BT đùa nhưng khi nhìn kỹ hoá ra là chuyện thật như đùa. Cười đã rồi lại nghĩ những người phát hiện ra những sai sót sao không sửa lại luôn lại còn chờ ai sửa  nũa đây?. Sai chỗ nào? Vì sao sai?. Nói chung SD nghĩ vào mạng không phải chỉ chăm chăm nhìn người ta sai rồi cười, moi móc những khuyết điểm của thiên hạ! . Đây là nơi chúng ta học hỏi lẫn nhau!. Nếu tình cờ người dịch tấm bảng ghé qua đây người đó sẽ hiểu rõ những lỗi của mình và tìm cách sửa lại. Chúng ta truyền kinh nghiệm cho nhau học hỏi lẫn nhau khi lên mạng tốt hơn là vào những diến đàn hay face book suốt ngày chỉ chat chít  hâm mộ  tung hô lẫn nhau.
Cây  đại thụ trên tấm bảng này là một cây cổ thụ. Đây là cây gạo cổ thụ vậy dịch sao đây?.Tạm dịch như vầy được không? Secular bombax ceiba tree. Secular là cổ lâu đời hàng trăm năm. Bombax là tên khoa học của cây gạo. 
Năm giáp thân thì cũng không thể dịch là monkey year. Vì năm khỉ thì không phải chỉ có giáp thân, mà còn nhâm thân, canh thân, bính thân và mậu thân. Năm thân nào kết thúc bằng số 0 là canh, bằng số 2 là nhâm, bằng số 4 là giáp, bằng số 8 là mậu ví dụ 1908 là mậu thân, 1920 là canh thân, 1932 là nhâm thân, 1944 là giáp thân 1956 là bính thân.
Đây là tên của một trong những con giáp của tử vi phương đông.
Trong tử vi có thập can là Giáp, ất, bính, đinh, mậu kỷ, canh, tân, nhâm quý.
Thập can sẽ chia cặp âm dương như sau
Giáp là dương mộc
Ất là âm mộc
Bính là dương hoả
Đinh là âm hoả
Mậu là dương thổ
Kỷ là âm thổ
Canh là dương kim
Tân là âm kim
Nhâm là dương thuỷ
Quý là âm thuỷ
Khi đã hiểu ra lý lẽ của ngũ hành thì Giáp thân là Wood Monkey, bính thân là fire monkey, mậu thân là earth monkey, canh thân là metal monkey và nhâm thân là water monkey.
Mong Bunthang hãy vào đóng góp ý kiến bài vở cho vui cửa vui nhà hen!
 
bunthang 23.08.2014 10:49:17 (permalink)
0
Trời ơi! SD tưởng những người dịch là hạng ngưòi tầm thường ư? Toàn chức sắc bằng cấp hẳn hòi ai mà dám sửa lưng. Họ có nghe mình đâu! Toàn tai to mặt nhớn!. Bây giờ BT kể chuyện này cho nghe. Năm ngoái BT có việc ngồi đợi ở một nơi công cộng. Ngồi cạnh một bác cũng phải gần 70. Một lúc sau thấy bác lục trong túi xách một cuốn truyện dịch của nhà xuất bản trẻ truyện trinh thám của Agatha Christie. Đọc được một lúc bác bực bội gấp thật mạnh cuốn sách dúi lại vào trong túi xách miệng chửi đổng: "Cái con nhỏ này nó làm sao mà tặng mình cuốn sách này kia chứ?" . BT mới hỏi bác ấy:"Sao vậy bác?". Bác ấy quay sang phân trần:_Cháu thấy đó, tụi bây giờ nó dịch coi mà phát cáu. Tiếng Việt nói còn không ra gì đòi dịch đọc vào khó chịu quá! Kiểu này ai mà dám mua sách đọc nũa đây? Con  cháu bác nó tặng bác nhân sinh nhật đây. Chả là nó thấy bác thích đọc truyện trinh thám. Nói thật vói cháu tụi bây giờ nó chẳng vì văn hóa đâu cháu ạ! Bọn chúng đàn đúm vói nhau in sách lừa thiên hạ cả thôi!
Không biết SĐ có biết cái vụ dịch truyện ngắn của nhà sách Nhã Nam một đơn vị làm sách tự hào là có uy tín lắm. Làm ăn gì mà khi truyện dịch của Tim O' Brien vừa ra thiên hạ ngớ ngưòi ra không thể chịu nổi lối dịch kỳ lạ của những trí thức ra lò từ nhà xuất bản Nhã Nam. Nhiều khi BT nghĩ nhờ có mạng cũng đỡ lắm chứ cứ để những hạng trí thức dỏm này làm mưa làm gió thì tội cho ngưòi đọc quá.
BT trích môt phần bài báo để xem đây:
Mỗi bên đều có cái lý đúng của mình và có lẽ cuộc tranh luận này sẽ không có hồi kết. Và trong khi dư luận đang la ó thì “Những thứ họ mang” - một cuốn sách vốn lặng lẽ có trên kệ sách từ năm 2011 với số lượng phát hành rất khiêm tốn là 2.000 bản đang trở nên đặc biệt thu hút!
Có thể nói chuyện một cuốn sách chứa những câu tục tĩu như thế thì việc bị dư luận phản ứng cũng là chuyện hết sức bình thường, ngay cả khi dịch giả Cao Đăng dịch chính xác nguyên bản đến mấy. Bởi vì văn hóa người Việt không thể chấp nhận những câu văng tục nặng nề như thế là văn chương, dù đó có là phù hợp văn cảnh. Cũng vậy văn chương luôn được xem là cái đẹp, là văn hóa nên dù viết về cái xấu cũng không nên quá thô tục như thế.
 
Hẳn sẽ có nhiều ý kiến cho rằng dịch thì phải sát nghĩa với bản gốc! Điều đó cũng không sai nhưng cũng chưa hẳn là hoàn toàn chính xác. Bởi dịch là một quá trình sáng tạo mới dựa trên nguyên tác nhưng phải làm sao đảm bảo được sự chính xác, truyền cảm nhất và đặc biệt là phải phù hợp với một ngôn ngữ và văn hóa người đọc ở nền văn hóa đó.
Đó là chưa bàn đến những câu tục tĩu ấy có nhất thiết phải có mặt hay không?! Nó có là những câu quyết định tính chất sống còn của tác phẩm này hay không? Có lẽ câu trả lời sẽ lại gây tranh cãi, xong có một điều dễ dàng thấy rằng nếu không có những câu rất tục tĩu kia thì “Những thứ họ mang” có lẽ là một trong những trang viết hay về chiến tranh.
Cũng phải nói thêm rằng, người viết bài này không có ý kêu gọi tránh né những sự thật trần tục, thô ráp mà nên nhìn nhận sự thật ấy theo một cách văn chương và đặt vào văn hóa người đọc thì tốt nhất!
Thật khó để ai đó nghi ngờ trình độ dịch thuật của dịch giả Cao Đăng bởi dịch giả này đã được khẳng định qua các giải thưởng và bề dày kinh nghiệm làm dịch giả. Tuy nhiên, rất nhiều khán giả đã hết giật mình khi chỉ trong một trích đoạn ngắn của cuốn “Những thứ họ mang” đã thấy rất nhiều lỗi dịch thuật rất sơ đẳng; mà những lỗi này thuộc về lỗi tra cứu, dịch vội, dịch ẩu.
Ví dụ, bản tiếng Anh viết: “They carried Sterno, safety pins, trip flares, signal flares, spools of wire, razor blades, chewing tobacco, liberated joss sticks and statuettes of the smiling Buddha…”. Bản dịch của Cao Đăng là: “Họ mang đồ Sterno, kẹp giấy, đèn pin, đèn hiệu, dây cuộn, dao cạo điện, thuốc lá nhai, nhang và tượng ông Phật cười…”. Trong khi đó, rất dễ để chúng ta tra cứu ra rằng: “Sterno” là xăng khô đóng hộp; “safety pins” là kim băng, “trip flares” là pháo sáng cài bẫy! Những sai sót này trong bản dịch thật khó để giải thích vì sao, nếu không nói đó là sự cẩu thả!
Để một tác phẩm mắc nhiều lỗi dịch và có nhiều câu chữ ngược với văn hóa người đọc Việt như thế ra đời không những là lỗi ở người dịch mà còn là lỗi rất lớn của biên tập, nhà xuất bản, cụ thể ở đây là công ty Nhã Nam. Chỉ có thể nói quá trình hiệu đính đã diễn ra hết sức sơ sài, qua loa nên mới sinh ra chuyện “thảm họa dịch thuật” như thế!
Trúc Vân

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.08.2014 10:51:45 bởi bunthang >
bunthang 23.08.2014 20:03:12 (permalink)
0
BT xin đưa lên một bài nữa sưu tầm được trên mạng để rộng đường dư luận!
Những thứ họ mang hay là câu chuyện về "các cô Ba"
21 Tháng 4 2013 lúc 23:30
Không hiểu sao, đọc phản ứng của một số bạn về chất lượng bản dịch của cuốn Những thứ họ mang, mình cứ nghĩ đến các “xiao san” (là từ lóng chỉ vợ bé của các quan tham Trung Quốc). Được ông chồng hờ mua cho chiếc túi hiệu của Louis Vuitton, họ mang đi khoe khoang suốt ngày cho tới khi có người căn cứ vào chất liệu và đường kim mũi chỉ bảo cái túi này chỉ là túi Louis Vuitton làm ở Quảng Châu, rằng họ đã bị lừa vì mua phải đồ giả. Thay vì im lặng cất cái túi ở nhà, các “dì Hai” (dịch một cách máy móc thì xiao san phải là “cô Ba bé nhỏ”) lại gân cổ lên thì mà là “nó cho cái túi mà đeo là tốt rồi” hoặc là “cho dù là hàng fake thì đây cũng là fake xịn”. Cơ khổ!

Bản dịch Những thứ họ mang là một bản dịch thảm họa. Thảm họa vì những lỗi dịch sai là những lỗi hết sức thông thường và cơ bản, và một học sinh phổ thông được học hành cẩn thận cũng không sai những lỗi ấy. Ở đây không thể nói là “dịch thoáng”, ở đây là những lỗi dịch sai hoàn toàn, và bất cứ một người đọc cẩn thận nào khi đọc những câu tiếng Việt vô nghĩa đều có thể nhận ra được.

Trước hết, xin nói về những lỗi mà tôi gọi là “dịch mà như không dịch”- đây là những lỗi liên quan đến hiểu biết về văn chương thời chiến của dịch giả cộng thêm lối dịch máy móc từ sang từ mà không tìm hiểu từ tương đương. Có một loạt những ví dụ kiểu “một loại dây đeo quanh thắt lưng có khóa” (trong khi tiếng Việt chỉ gọi đơn giản là cái thắt lưng) như “military payment certificates” được tác giả dịch thành “chứng nhận thanh toán cho quân nhân”, dog-tag” được dịch thành “thẻ ghi tên”, safety pins dịch là "kẹp giấy", thức ăn nóng thì đựng trong “lon marmite màu xanh lục”, rồi “ insignia of rank” được dịch là “phù hiệu cấp bậc”, rồi " he'd stolen on R&R in Sydney, Australia" được dịch thành "thó được ở Trung tâm Nghỉ ngơi Giải trí dành cho quân nhân ở Sydney, Úc". Bất cứ ai quen thuộc với không khí lính trận đều biết không có thứ gọi là “chứng nhận thanh toán cho quân nhân” mà người ta gọi đơn giản là “phiếu quân dung" hay người dân miền Nam hay gọi là đồng đô-la đỏ, dog-tag được dịch là thẻ bài, safety pins là cái kim băng, cái “lon marmite màu xanh lục” bí hiểm kia chỉ là cái cà-mèn nhiều ngăn của lính Mỹ, cái “phù hiệu cấp bậc” khó hiểu ta gọi đơn giản là “quân hàm”, "on R&R" chỉ nói về hoạt động "nghỉ xả hơi" của lính Mỹ ở nước ngoài (chứ không tồn tại một Trung tâm Nghỉ ngơi Giải trí quái quỉ nào). Khi dịch về vũ khí và khí tài quân đội, dịch giả đơn thuần là tảng lờ những từ anh không hiểu. Ví dụ, trong nguyên tác, tác giả viết "at various times, in various situations, they carried M-14's and CAR-15's and Swedish K's and grease guns and captured AK-47s and ChiCom's and RPG's and Simonov carbines and black-market Uzi's and .38-caliber Smith & Wesson handguns and 66 mm LAW's and shotguns and silencers and blackjacks and bayonets and C-4 plastic explosives" được dịch thành "có những lúc, trong một số hoàn cảnh, họ mang M14 và CAR15 và súng máy Cark Gustav M/45 của Thuỵ Điển và súng máy hạng nhẹ và AK47 và Chi-Com và súng chống tăng và cạc bin Simonov tịch thu của địch và Uzi và súng lục Smith&Wesson 38 ly và LAW 66 ly và súng ngắn và bộ hãm thanh và dùi cui bọc da và lưỡi lê và thuốc nổ C-4 bằng chất dẻo mua ở chợ đen". Chưa kể những lỗi dịch sai như từ “chợ đen” chỉ nói về súng Uzi thì lại nói về thuốc nổ C4, thì dịch giả bỏ qua không thèm dịch từ “ChiCom” (vốn nên dịch là Trung Cộng-ChiCom là viết tắt Chinese Communist) dùng để chỉ súng trường K56, từ CAR 15 là một loại tiểu liên cực nhanh, khẩu "cạc bin Simonov" đã quá thông dụng dưới cái tên súng trường CKC, khẩu LAW là súng chống tăng M72, “shotgun” không thể là “súng ngắn” còn thuốc nổ C4 là thuốc nổ dẻo (chứ không phải thuốc nổ bằng chất dẻo). Tất cả các loại máy PRC vốn rất thông dụng ở chiến trường Việt Nam với hai loại, PRC 25 và PRC77 và được gọi là “máy truyền tin” không hiểu sao lại được tác giả sáng tạo thành “radio vệ tinh” (máy PRC77 trong nguyên tác là scrambler radio máy truyền tin phá sóng). Anh Nguyễn Vạn Phú nói về sự hài hước khi dịch helmets và flak jackets (nón sắt và áo giáp, áo chống đạn) thành mũ cối và áo khoác (“Trong cái nóng ban trưa, họ bỏ mũ cối, cởi áo khoác”- lính Mỹ mà đội mũ cối mang áo khoác ra trận cũng là hình ảnh dí dỏm). Ngay cả những thứ đơn giản nhất như “smiling Buddha” cũng được dịch là “tượng Phật cười” một cách rất “ngoại quốc” trong khi nó có một từ tiếng Việt rất đơn giản là tượng Phật Di Lặc.

Những lỗi thứ hai, tạm gọi là những lỗi dịch do không hiểu đời sống và văn hóa Mỹ, dẫn đến những lỗi dịch hết sức buồn cười. Ví dụ như trong nguyên tác, tác giả viết về “Dr.Scholl foot powder” được dịch giả dịch ra thành “loại thuốc bôi chân của bác sĩ Scholl’s”, trong khi “Dr.Scholl” chỉ là tên thương hiệu của loại thuốc bôi chân cho bớt hôi (nên dịch thành “thuốc bôi chân hiệu Dr.Scholl”), hoặc “Sterno” là loại xăng khô đóng hộp thì được dịch là “đồ Sterno” (cái đồ quỉ quái gì đây?), “The Stars and Stripes” được dịch một cách thản nhiên là “cờ sao vạch” trong khi nó là tờ tạp chí của Quân đội Mỹ, hay “Sunday School”, cái tên mà nếu ai đọc Tom Sawyer đều biết người ta chỉ dịch là “trường Chủ nhật”- nơi dạy giáo lý cho trẻ em-lại được dịch là “trường dòng” vốn là trường đào tạo linh mục, “dope” là cần sa hay ma túy đều được dịch thành thuốc phiện (lấy đâu ra điếu để hút thuốc phiện vậy trời?). Cơ bản nhất, có lẽ là lỗi dịch ở ngay khổ đầu tiên của truyện ngắn, với nguyên tác “she was an English major” được dịch một cách ái ngại thành “nàng học khoa Anh ngữ” (trong khi một học sinh phổ thông cũng hiểu phải dịch là “nàng học khoa Văn” hay “nàng học khoa ngôn ngữ”). Hoặc như câu “hắn mang một đèn pin cỡ mạnh và mang trách nhiệm với sinh mạng của quân lính hắn” tôi cứ băn khoăn cái “đèn pin cỡ mạnh” thì liên quan gì đến sinh mạng của lính. Hóa ra trong nguyên bản là “He carried a strobe fight and the responsibility for the lives of his men”- tôi đoán dịch giả nhìn nhầm chữ “strobe fight” với chữ “strobe light”!

Chỉ ở truyện ngắn đầu tiên, hơn mười trang viết, tôi đếm được khoảng năm mươi lỗi dịch sai, dịch bớt xén, dich mà như không dịch. Chưa nói về dịch hay hay dở (vốn là thứ rất khó xác định), nhưng với số lượng lỗi sai như thế, liệu đã có thể gọi đây là một thảm họa dịch thuật nữa hay không? Với kiến thức và trình độ cả hai ngôn ngữ như vậy, liệu các tác phẩm khác của dịch giả này sẽ có chất lượng thế nào? Tôi tin rằng nếu cẩn thận đối chiếu kỹ các tác phẩm dịch khác của anh, danh sách những lỗi dịch thuật cơ bản sẽ không chỉ dừng lại ở đây. Và trách nhiệm của nhà xuất bản Nhã Nam, của công tác biên tập ở đâu khi cho ra đời những tác phẩm cẩu thả như thế?

Cho nên các “xiao –san” ơi (các cô Ba ơi), các cô có thể tự hào về việc mình bị lừa, mình tiêu thụ một sản phẩm nhái dưới qui cách, nhưng đừng nghĩ tất cả các độc giả đều không phân biệt đâu là sản phẩm có giá trị, đâu là sản phẩm giả
 
sen dat 24.08.2014 09:32:16 (permalink)
0
Cám ơn BT đã cho SD thấy được nhiều khía cạnh của vấn đề. Nhất là bài viết cuối sưu tầm được. Người này viết hay, thấm thía, đã quá nha!
thiên thanh 25.08.2014 22:58:47 (permalink)
0
 
Sài Gòn qua bao mùa nhạt phai
 


Song Chi.


Từ tháng 3.1975 đến khi rời VN vào cuối tháng 4.2009, tôi sống ở Sài Gòn. 34 năm. Chưa kể những khoảng thời gian đứt quãng trước 30.4.1975. Vì vậy, dù gốc Huế và sinh ở miền Trung, không có gì lạ khi tôi gắn bó với Sài Gòn.
 
Từ khi xa Sài Gòn, tôi đã có dịp lang thang qua nhiều thành phố của nhiều quốc gia. Và cứ mỗi lần ngắm nhìn những thành phố xinh đẹp, hài hòa từ quy hoạch tổng thể cho tới từng chi tiết, những thành phố có đời sống tinh thần phong phú, thú vị nhưng rất đỗi bình yên…tôi lại chạnh nhớ về Sài Gòn.
 
Bâng khuâng. Ngậm ngùi. Vì “Hòn ngọc Viễn Đông” một thời đã “ngọc nát, vàng phai” rất nhiều sau gần 40 năm đất nước thống nhất, bởi những đầu óc, tư duy lãnh đạo, quản lý thiển cận, và cũng có thể, do họ thiếu vắng một tình yêu sâu sắc đối với Sài Gòn. Đó là chưa kể một thiểu số dân chúng cũng chưa thật sự ý thức giữ gìn cái đẹp, cái hồn của thành phố.
 
Sài Gòn thừa và thiếu
 
Sài Gòn bây giờ, dù vẫn là thành phố ăn nên làm ra nhất nước, dù vẫn thu hút dân nhập cư từ khắp vùng miền nhất vì có nhiều cơ hội học hành, làm ăn, sinh sống, cũng như sự cởi mở, phóng khoáng trong tính cách của người Sài Gòn khiến dân nhập cư ai cũng có thể trụ lại, hội nhập và thành công nếu chịu khó…Nhưng mặt khác, Sài Gòn cũng bị tàn phá bởi những căn bệnh chung của các thành phố lớn, nhỏ ở VN. Đó là từ quy hoạch tổng thể cho đến kiến trúc, cảnh quan hết sức lộn xộn chắp vá.
 
So với hồi trước 30 tháng Tư năm 1975, số lượng dân cư Sài Gòn hiện nay đã tăng gấp 3 lần (khoảng hơn 3 triệu so với 9-10 triệu) nhưng cơ sở hạ tầng, đường xá, giao thông công cộng…đều chưa theo kịp với đà tăng dân số.
 
Môi trường sống bị ô nhiễm khá nặng, mức độ bụi bặm lẫn tiếng ổn trên đường phố đều cao vượt mức cho phép. Tỷ lệ cây xanh, tỷ lệ công viên quá thấp. Đường xá thì quanh năm cứ hết đào lên lại lấp xuống, vá chỗ này vá chỗ kia, tạo ra những ổ gà, hố tử thần… gây tai nạn. Còn khi trời mưa lớn thì rất nhiều khu vực trong thành phố biến thành… sông, khiến người dân đi lại rất vất vả.
 
Là thành phố lớn thứ nhì VN sau khi Hà Nội được mở rộng, nhưng đông dân nhất và về một số khía cạnh nào đó, ví dụ như nếp sống đô thị của người dân, văn hóa mua bán, phục vụ khách hàng… Sài Gòn còn được đánh giá là văn minh hơn thủ đô Hà Nội. Mặc dù vậy, Sài Gòn vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để gọi là một đô thị đúng nghĩa.
 
Một đô thị đúng nghĩa khi được quy hoạch một cách khoa học, thành từng khu vực riêng biệt: khu hành chính, thương mại, công nghiệp, giải trí, dân cư…Chứ không thể từ quận trung tâm đến những quận ở xa, từ đường lớn, đường nhỏ cho đến từng con hẻm, ngõ cụt, nhà nào cũng mở cửa làm ăn, buôn bán; khu dân cư ở lẫn với khu văn phòng, trường học, nhà máy, quán nhậu…một cách lộn xộn bát nháo.
 
Một đô thị đúng nghĩa phải có các phương tiện giao thông công cộng hiện đại: xe bus, xe điện, xe điện ngầm, xe lửa…, những làn đường trên cao dưới thấp dành cho các loại xe khác nhau. Và khi các phương tiện giao thông công cộng chưa có hoặc chưa phát triển, thì đừng mơ đến chuyện giảm được nạn kẹt xe và tỷ lệ tai nạn giao thông quá cao như ở VN lâu nay. Đó là chưa nói đến số lượng xăng tiêu thụ cho hàng triệu xe gắn máy mỗi ngày tính ra là bao nhiêu tiền, lượng khí thải từ xăng xe mỗi ngày mà người dân thành phố phải hít vào khi đi ngoài đường.
 
Nếu kể ra cho hết những cái hạn chế của các thành phố lớn ở VN nói chung và Sài Gòn nói riêng thì rất nhiều. Nếu nói về việc Sài Gòn bị xấu đi, cái hồn của thành phố bị nhạt phai, thì cũng đã nhiều người phân tích. Điều quan trọng hơn, những cá nhân, cơ quan lãnh đạo Sài Gòn bao nhiêu năm qua đã không thực sự quyết tâm làm cho cái thành phố này trở nên đẹp hơn, văn minh hơn và đáng sống hơn.
 
Với người dân tại chỗ, một thành phố đáng sống không chỉ vì có nhiều cơ hội học hành, làm ăn, mưu sinh, mà bên cạnh đó, phải có một môi trường sống tốt-ít ô nhiễm, phương tiện đi lại tiện lợi, an toàn, nhiều cây xanh, nhiều công viên…
 
Công viên và các quảng trường là những không gian công cộng nơi người ta có thể ngồi nghỉ, thư giãn, là những khoảng thở cho con người bớt ngộp bởi sự đông đúc chật chội luôn hạn chế tầm nhìn, vây hãm đầu óc, không cho tâm trí được nghỉ ngơi. Quảng trường còn là nơi có những sinh hoạt cộng đồng, biểu diễn văn nghệ đường phố…và du khách khi viếng thăm một thành phố nào đó thường rất thích ghé qua các quảng trường vì bị lôi cuốn bởi những sinh hoạt này.
 
Còn ở Sài Gòn, đã gần 40 năm sau ngày đất nước thống nhất nhưng một quảng trường rộng, đẹp vẫn chưa có, công viên đã ít mà còn mọc lên đủ thứ hàng quán, chỗ gửi xe, hoặc vào chiều tối, ban đêm, là nơi “chiếm đóng” của những người lang thang, nghiện ma túy, gái bán hoa…khiến người dân ngần ngại ghé qua.
 
Sống trong một môi trường lúc nào cũng đông đặc người và xe cộ, lúc nào cũng bị vây bủa bởi bụi bặm, khói xăng, ô nhiễm, kẹt xe, tiếng ồn từ sáng đến tối, cộng thêm cái nóng hầm hập của xứ nhiệt đới…rõ ràng không chỉ gây tác hại cho con người về sức khỏe mà cả tinh thần. Không có gì lạ khi con người hay bực bội, và dễ dàng trút nỗi cáu bực đó vào người khác, thậm chí lao vào đánh giết nhau chỉ vì một sự va chạm hay hiềm khích vụn vặt…
 
Với du khách nước ngoài, phải nói rằng từ ngành du lịch cho tới dịch vụ các loại, người Việt thường chỉ tính chuyện móc túi ngay trước mắt mà không nghĩ đến chuyện giữ khách lâu dài, khiến tỷ lệ du khách quay lại VN lần thứ hai, thứ ba…là rất ít. Mà ngay cả nghệ thuật moi tiền khách, chúng ta cũng kém.
 
Ví dụ như khách đến Sài Gòn. Ngoài việc đi ăn, uống cafe, vào quán bar hay đi mua sắm hàng giá rẻ, quà lưu niệm, họ biết đi đâu, xem gì ở Sài Gòn?
 
Nếu là các tour du lịch do các công ty nhà nước hoặc tư nhân tổ chức, thể nào cũng có những địa điểm “có tính chất tuyên truyền chính trị” như đi xem Bảo tàng tội ác chiến tranh VN (trước kia còn gọi là Bảo tàng tội ác Mỹ-ngụy nữa kia), Bảo tàng Hồ Chí Minh và bến Nhà Rồng nơi bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (!), xa hơn nữa thì đi xem địa đạo Củ Chi thời…chống Mỹ!
Khi còn ở Sài Gòn, thỉnh thoảng tôi lại rơi vào thế khó này khi một người bạn, người quen ở nước ngoài đến Sài Gòn lần đầu tiên và muốn nhờ tôi dẫn đi xem “những cái gì chỉ có ở Sài Gòn”. Biết dẫn họ đi đâu đây?
 
Về mặt này thì Hà Nội, Huế hay Hội An còn có những nét riêng để du khách khám phá.
 
Quán café, nhà hàng đẹp ở Sài Gòn rất nhiều, nhưng ở thành phố nào mà chả có quán café, quán bar, nhà hàng… Còn các địa điểm văn hóa như bảo tàng, gallery, nhà hát vốn là thế mạnh, là niềm tự hào của một thành phố thì lại thiếu và toàn là những bảo tàng cách mạng!
 
Rất cần thêm những bảo tàng thú vị, hấp dẫn, ví dụ bảo tàng về các dân tộc thiểu số ở VN, thêm bảo tàng về văn hóa nghệ thuật, sân khấu, điện ảnh VN…để giới thiệu với du khách đã đành, mà đối với người dân, nhất là học sinh, sinh viên, có thể học được rất nhiều từ những bảo tàng bổ ích, có giá trị. Nếu nhà nước không làm nổi thì để tư nhân góp sức làm.
 
Một trong những địa chỉ văn hóa tư nhân mà tôi còn nhớ, khá thú vị, là "Điểm của một thời" nằm trên đường Lê Thánh Tôn của nhà thiết kế áo dài Sĩ Hoàng, thường tổ chức các chương trình âm nhạc dân tộc Việt Nam kết hợp với trình diễn áo dài từ xưa đến nay, ngoài ra khách còn được thưởng thức trà, chè, bánh mứt VN...Khách nước ngoài rất thích, không biết bây giờ còn không.
 
Khi du lịch đến các thành phố khác nhau của các nước, một ý thích của tôi là tìm đến những ngôi nhà, những quán café, địa điểm thường lui tới của các văn nghệ sĩ hay chính khách, triết gia…nổi tiếng trong lịch sử. Nhưng ở Sài Gòn thì điều này lại chưa có được.
 
Còn nhớ khi học giả, nhà sưu tập đồ cổ Vương Hồng Sển mất, ông đã hiến tặng cho nhà nước ngôi nhà cổ (Vân đường phủ) và toàn bộ sưu tập đồ cổ giá trị của mình với hy vọng thành lập một bảo tàng mang tên ông. Thế nhưng, vì những lý do nào đó, có thể vì sự hẹp hòi, thiển cận, không muốn có những bảo tàng mang tên cá nhân nào ngoại trừ bảo tàng Hồ Chí Minh (!), những người lãnh đạo trung ương và thành phố đã không chấp nhận. Những cổ vật sau đó được đưa về Bảo tàng Lịch sử Thành phố, còn ngôi nhà xưa rất đẹp thì không được chăm sóc, bị xuống cấp, hư hỏng nặng theo thời gian.
 
Rồi còn bao nhiêu nhân vật khác từng sinh sống, thành danh ở thành phố này, gia đình, người thân sẵn sàng biến những ngôi nhà khi họ còn sống thành địa điểm tham quan cho du khách và người dân nếu nhà nước cho phép, nhưng riêng với VN thì lại còn vướng mắc bởi bao vấn đề “tế nhị” khác, mà tất cả là do sự hẹp hòi mà thôi. Ví dụ như ngôi nhà của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Phạm Duy…có thể sẽ có nhiều người trong và ngoài nước muốn ghé nhưng đã chắc gì những nhạc sĩ cách mạng khác lại thu hút người đến khi mà nhạc của họ bây giờ còn chẳng mấy ai nghe?
 
Với du khách là thế, còn với người dân, Sài Gòn cũng như tất cả những thành phố lớn, nhỏ khác ở VN thường rất thừa thãi quán café, quán nhậu, nhà hàng…(chả trách dù nghèo nhưng tỷ lệ tiêu thụ bia,, thuốc lá ở nước ta rất cao), song lại thiếu những công trình văn hóa công cộng để nâng cao dân trí, ví dụ thiếu thư viện tốt. Ở Sài Gòn, từ phường, quận cho tới cấp thành phố đều có thư viện, nhưng các thư viện phường, quận thường quá chán, sách đã ít, sách hay lại càng ít.
 
Tại các thư viện không cho mượn băng đĩa nhạc, phim…miễn phí, càng không thể tìm thấy những băng đĩa nhạc giao hưởng, ca kịch opera, múa ballet hay nhạc quốc tế đủ các thể loại từ các quốc gia khác nhau…để người dân, nhất là giới trẻ có thể mượn về xem và “chống dốt”. Cái gì cũng phải đi mua tiền đâu mà mua, hỏi sao giới trẻ thường rất thiếu hụt kiến thức về opera, ballet, nhạc cổ điển, phim cổ điển…
 
Sài Gòn hồn xưa phai nhạt
 
Là một thành phố trẻ chỉ mới hơn 300 năm tuổi, Sài Gòn không có nhiều di tích, di sản văn hóa, ngay cả so với Hà Nội hay Huế. Nhưng điều đáng tiếc là đã ít mà lại không được giữ gìn, mà còn bị phá bỏ.
 
Theo thởi gian những vết tích của Sài Gòn xưa cứ mai một dần hoặc hoàn toàn biến mất. Đôi khi, người ta cứ nghĩ là chuyện nhỏ.
 
Từ những viên gạch cũ mộc mạc lát xung quanh Nhà thờ Đức Bà cũng bị đào lên thay bằng loại gạch mới bóng loáng. Một quán café Givral, nơi từng là địa điểm của bao ký giả trong và ngoài nước thời chiến tranh VN đến thu thập thông tin, ngồi viết bài, trong đó có nhân vật tình báo Phạm Xuân Ẩn; nơi từng được nhắc đến trong cuốn sách và bộ phim “Người Mỹ trầm lặng”…Lẽ ra thay vì xây mới, cùng với việc phá bỏ toàn bộ hành lang Eden cũ, nên giữ lại, biến thành một địa chỉ văn hóa du lịch khi treo thêm những bức ảnh của bộ phim này, của Sài Gòn xưa, chẳng hạn.
 
Một ví dụ nhỏ, như ở ở Paris, quán Café des 2 Moulins sau khi được quay trong bộ phim tình cảm Amélie, 2001, càng trở nên nổi tiếng hơn, du khách ghé đến là thấy ngay hàng loạt hình ảnh của bộ phim treo trong quán.
 
Mới đây, nhiều người dân Sài Gòn cảm thấy tiếc nuối khi toàn bộ hàng cây cổ thụ ở công viên Lam Sơn phía trước Nhà hát thành phố, có tuổi đời hàng chục năm, đã bị đốn hạ để xây nhà ga ngầm đầu tiên của tuyến metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên). Vòng xoay cây liễu cùng đài phun nước ở giao lộ Nguyễn Huệ với Lê Lợi cũng bị di dời. Rồi cụm tượng đài ở vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành.
 
Và cả thương xá Tax. Theo báo chí, trung tâm thương mại lâu đời nhất tại VN, hơn 130 năm tuổi này, sẽ được phá đi, xây dựng thành cao ốc 40 tầng.
 
Cùng với chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố..., những cái tên như Eden, thương xá Tax, quán café Givral, La Pagode, Brodard, những hình ảnh như đài phun nước ở giao lộ Nguyễn Huệ-Lê Lợi… đã trở thành quen thuộc, gắn liền trong ký ức của người dân Sài Gòn bao nhiêu năm… nay đã biến mất.
 
Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát thành phố (trước đây là Hạ Nghị Viện của chính quyền VNCH), và sắp tới sẽ là chợ Bến Thành, thì đều đang và sẽ bị đè bẹp xuống, trở nên bé nhỏ thảm thương vì những công trình mới xây cao hơn nhiều lần, vây quanh.
 
Tất cả đều được lấy lý do vì nhu cầu phát triển, thành phố cần phải hiện đại hóa, người dân cần phải hy sinh! Biết là thế, nhưng thật ra, đập bỏ luôn là phương án nhanh nhất, dễ nhất!
 
Giá trị của một thành phố không chỉ ở những công trình kiến trúc mới. Linh hồn của một thành phố nhiều khi nằm trong từng viên gạch cũ, từng hàng cây cổ thụ, một quán café xưa… Ở đó những dấu ấn lịch sử, những dấu vết thời gian đi qua còn in lại. Và người ta gắn bó với một thành phố lắm khi chỉ từ những thứ nhỏ nhặt như thế.
 
Sài Gòn ơi hồn ở đâu bây giờ?

 
nguồn: https://www.facebook.com/...phai/10152598201242310
Phù vân 26.08.2014 00:52:18 (permalink)
0
 
“Là mây cao là tiếng hát”
 
 
Nguyệt Quỳnh
 
Em là lá biếc là mây cao là tiếng hát
Sáng mai khua thức nhiều nhớ thương
(Bài ngợi ca tình yêu – Thanh Tâm Tuyền)
 
Thi sĩ Bắc Phong đã có lần mơ thấy ánh mắt bà Trưng Nhị nhìn ông đằm thắm, để rồi trong giấc mơ của cuộc hạnh ngộ đó ông từ một viên lính quản tượng bỗng được “cất nhắc” để trở thành quan chép sử cho hai Bà. Tôi không lãng mạn và mơ mộng như Bắc Phong nhưng tôi cảm được những rung động của thi sĩ, vì thực lòng cũng như ông tôi thấy người phụ nữ VN đẹp lạ lùng. Nếu bạn được nghe Đỗ Thị Minh Hạnh hát trong những buổi trò chuyện với anh Phùng Mai thuộc Quỹ Tù Nhân Lương Tâm hay cô Trà Mi của đài VOA bạn sẽ thấy như tôi. Họ là tứ thơ của Thanh Tâm Tuyền, họ dịu dàng tươi mát như lá biếc như mây cao như tiếng hát, nhưng suốt trong chặng đường gian khó của tổ quốc, đối với quân xâm lược họ là những địch thủ đáng gờm. Đôi lúc họ xuất hiện dữ dội như hình ảnh nữ tướng Bùi Thị Xuân, mình mặc áo chẽn đỏ, cỡi voi trận xông pha trong lửa khói của đồn Ngọc Hồi, có lúc lại đằm thắm vững chãi như bà Linh Từ Trần Thị Dung vợ Thái sư Trần Thủ Độ. Điểm đáng nói ở những người phụ nữ này là họ có mặt khi đất nước cần, rồi thầm lặng đi vào đời thường. Khiến ta cứ ngỡ như họ hiện diện ở mọi thời khắc khó khăn nhất rồi biến mất. Thật ra họ vẫn luôn có mặt, miên viễn nối tiếp nhau từ đời này qua đời khác.
 
Xin cùng đọc câu chuyện về phu nhân của danh tướng Nguyễn Chích, vị tướng được xem là một khai quốc công thần của nhà Lê. Dưới thời nhà Minh đô hộ nước ta, danh tướng Nguyễn Chích phụng mạng Lê Lợi chiêu mộ thêm nghĩa quân ở Nông Cống – Thanh Hoá. Một buổi sáng đẹp trời có một tráng sĩ mặt đẹp như trăng rằm đến xin đầu quân. Trông dáng dấp anh ta nhỏ nhắn Nguyễn Chích có ý muốn đưa anh ta vào đội tuần cảnh, nhưng thấy người tráng sĩ tỏ thái độ không bằng lòng ông liền cho mở cuộc thi võ nghệ để phân tài cao thấp. Trong cuộc thi này, nhiều tướng giỏi của Lam Sơn đã bị người tráng sĩ này hạ gục. Tướng quân Nguyễn Chích rất hài lòng bèn phong cho anh ta làm phó tướng. Sau này viên phó tướng ấy đánh ngã luôn trái tim của danh tướng Nguyễn Chích, anh ta chính là một thiếu nữ giả trai để về đầu quân dưới trướng của Lam Sơn. Sau này hai người kết hôn với nhau, bà là người giúp chồng chiêu mộ quân sĩ, tích trữ lương thảo, rèn luyện nghĩa quân. Gặp lúc quân Minh vây hãm Lê Lợi ở Lam Sơn, cũng chính bà đã chỉ huy một đội quân góp phần giải vây cho chủ tướng. Khi đất nước ca khúc khải hoàn, có lẽ bà lui về giữ tròn vai trò hiền phụ trong gia đình, không thấy sử sách nhắc đến tên của bà sau này nữa.
 
Khi đất nước suy vong người phụ nữ Việt Nam ngày nay đã không còn coi trách nhiệm cứu nước là bổn phận riêng của nam giới nữa. Thiên chức của một người vợ, người mẹ, đã khiến các chị cảm được sâu xa nhất về nỗi nhục của dân tộc và về những tai hoạ trước mắt. Số phụ nữ tham gia đấu tranh ở giai đoạn này đã lên đến con số đáng kể, cả những người trực tiếp hoặc gián tiếp. Sống sát cạnh những oan trái, khổ đau hàng ngày đã khiến các chị phải lên tiếng, không nhất thiết vì bản thân mình mà vì những uất ức, những bất công mà nhiều người chung quanh đang phải gánh chịu. Những phụ nữ này đến từ mọi ngõ ngách của cuộc đời, từ tiến sĩ kinh tế Phạm Chi Lan, đến nhà văn Võ Thị Hảo, luật sư Lê Thị Công Nhân, nghệ sĩ ưu tú Kim Chi, công nhân Trần thị Thuý Nga, cựu đại úy công an Tạ Phong Tần, …
 
Họ góp mặt trong hầu hết mọi lãnh vực, từ đấu tranh cho tự do tôn giáo như chị Mai Thị Dung, chị Trần thị Hồng vợ Mục sư Nguyễn Công Chính, đến đấu tranh cho dân oan như chị Trần thị Thuý, bà Lê thị Ngọc Đa, chị Hồ thị Bích Khương. Đặc biệt trong cuộc đấu tranh cho tiền đồ đất nước, chống lại bước chân xâm lược của Trung Quốc. Tên của họ có thể ghép thành một bản trường ca đẹp nhất nối tiếp bản trường ca của lịch sử dân tộc. Những Trần thị Hài, Bùi thị Minh Hằng, Phương Bích, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Lê thị Phương Anh, Nguyễn Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên… Những phụ nữ này xuống đường bất kể thái độ hung hãn trấn áp của công an, bất kể họ có thể bị ném vào các trại tù, trại "phục hồi nhân phẩm". Và khi ở trại giam, dù bị đánh đập, bị hành hạ nhưng dũng cảm lạ lùng, ba chữ HS.TS.VN lại ngạo nghễ xuất hiện, lại vẫn lấp lánh trong nắng, trên những nón lá của những người nữ tù nhân này.
 
Và không chỉ ở VN, không chỉ ở những cuộc biểu tình rầm rộ nhiều người biết đến. Ở Tháp đôi Kuala Lumpur tại Mã Lai, một phụ nữ Việt nhỏ bé đã đứng một mình ở nhà ga với một biểu ngữ trên tay. Biểu ngữ có hình ảnh một giàn khoan bị gạch chéo cùng hàng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Chị đứng đó giữa một đất nước xa lạ, trước những ánh mắt tò mò, và đặc biệt giữa một cộng đồng đông đảo người Hoa sinh sống tại đây. Tại nhà ga, một người đàn ông lạ, tỏ vẻ kính phục đã đến hỏi chị rằng chị có thấy ngượng nghịu và sợ hãi không khi đứng một mình như vậy? Người phụ nữ có tên Liberty đó đã chia sẻ với ông rằng chính những gì đang xảy ra cho tổ quốc của chị đã giúp chị vượt qua mọi nỗi sợ hãi và ngượng ngùng.
 
Ôi! Những Liberty và Lê Thị Tuyết Mai, họ chỉ là những người phụ nữ bình thường, vô danh không ai biết đến, nhưng họ tiêu biểu cho người phụ nữ ngàn đời của đất nước tôi. Một người biểu tình đơn độc ở Tháp đôi Kuala Lumpur, một người tự thiêu trước cổng trụ sở quan quyền. Cả hai đã nói những lời mạnh mẽ, tha thiết nhất với tổ quốc của mình. Ai đó, có thể ái ngại nhìn họ như những người đàn bà bé nhỏ và cô đơn, thực ra họ không hề cô đơn. Khi chọn đồng hành với vận mệnh của đất nước, họ nhìn thấy bên cạnh mình có rất nhiều người, dù không hiện diện, cả những người đã khuất. Điều đó giải thích tại sao những nữ tù nhân lương tâm hiện nay dù yếu đuối về thể chất lại có thể trở thành những quặng thép trong các trại tù. Dù cho công an dùng đủ loại thủ thuật để đàn áp, đặc biệt là trò ép tù đánh tù, nhưng sau cùng, sự dũng cảm của các chị đã làm cho cả trại giam phải tâm phục. Và sau đó, khi vừa bước ra khỏi trại giam, đa số còn mang đầy tật bệnh trong người, nhưng họ lại tiếp tục nhập dòng đấu tranh. Đặc biệt là đấu tranh cho những nữ tù chính trị còn trong trại giam.
 
Con đường giải nạn cho cả dân tộc còn dài. Trên con đường đó, có rất nhiều người phụ nữ đã bước qua tù ngục trong quá khứ, đang trả giá tù ngục hiện nay và còn chấp nhận tù ngục trong tương lai. Những lời ngợi khen, những mỹ từ như “liệt nữ” “anh thư” bỗng trở thành nhỏ bé trước tâm hồn dung dị của những người phụ nữ Việt Nam này. Tôi tự hỏi vào những ngày trước khi tự thiêu bà Lê Thị Tuyết Mai đã nghĩ gì? Có lẽ bà không hề nghĩ đến mình, đến cái gia đình nhỏ bé của bà, và chắc chắn bà không hề nghĩ đến những lời ngợi khen hay ca tụng về hành động của bà. Điều duy nhất mà bà nghĩ đến chỉ có thể là niềm ước mong cả dân tộc đang khiếp nhược của bà sẽ cùng nhau vượt qua nỗi sợ hãi, cùng nhau đoàn kết đứng lên thì mới mong bảo vệ được tổ quốc, mới mong có ngày đóng hẳn những đau thương cho cả dân tộc. Chỉ chừng ấy thôi đã khiến người phụ nữ bình thường đó sẵn sàng khép lại cuộc đời mình bằng một lời tâm sự được viết bằng tay trên một tấm biểu ngữ : “Đốt ánh sáng soi đường cho những người yêu nước”.
 
Trong cuộc chiến sống còn để bảo vệ sự trường tồn của dân tộc, người phụ nữ luôn luôn hiện diện. Họ góp mặt trọn vẹn, bằng tất cả nét tươi đẹp và đức tính hiếm quý của người phụ nữ Việt. Tôi tự hỏi trong mười năm Lam Sơn gian khổ nếu Tướng Quân Nguyễn Chích không gặp được phu nhân của ông, nếu Phó Tướng Trần Quang Diệu không tình cờ được cô thiếu nữ Bùi Thị Xuân đánh cọp cứu thoát, nếu người anh hùng Hùm thiêng Yên Thế Hoàng Hoa Thám không bất ngờ gặp được cô Nhu nơi bìa rừng nọ, thì có lẽ chúng ta, chứ không ai khác sẽ rưng rưng nuối tiếc như thi sĩ Phạm Thiên Thư – “leo lên cành bưởi tiếc người rưng rưng.”
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.08.2014 02:44:52 bởi Phù vân >
Thay đổi trang: << < 464748 > >> | Trang 47 của 58 trang, bài viết từ 691 đến 705 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 5 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9