GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 464748 > >> | Trang 48 của 58 trang, bài viết từ 706 đến 720 trên tổng số 867 bài trong đề mục
dzuylynh 26.08.2014 08:14:09 (permalink)
0

***
 
CHIỀU NGIÊNG ...
thơ Nguyễn minh Hải | nhạc & trình bày Dzuylynh
album Giai Điệu Phù Trầm

Chiều ngiêng..
Ngiêng sầu xuống đầy
Ngồi hong sợi tóc ru tình ngủ say...
Một mai tình úa mộng phai
Em ngiêng áo lệch...
Ngồi hong lệ người...

Chiều ngiêng
Ngiêng lạc xuống đời
Trầm luân một cõi đi về lẻ loi...
Còn dư ngày tháng tả tơi
Ngiêng trong cánh nhạn...
Mù khơi... gió mưa muôn trùng...

Chiều ngiêng
Ngiêng một lối về
Hồn ngiêng sầu tới ru trầm đường mê
Về trong tiền kiếp ủ ê
Nghe thân huyễn mộng...
Hồn xưa... nhớ ai ngậm ngùi...
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.09.2014 23:43:15 bởi dzuylynh >
Đóa Hồng Tím 29.08.2014 00:24:47 (permalink)
0
BUỒN NGHIÊNG


buồn nghiêng, hóa đá tiếng cười
hóa cây chùm gởi, hóa người lãng du
nỗi vui hóa kiếp, tạ từ
lên rừng lá thấp, hoang vu một đời
*
sầu nghiêng, hạt mặn nhiều lời
uốn từng giọt lệ thế tôi rưng giòng
đã từng mượn đở lòng sông
cho mưa ở trọ, trốn buồn hành môi
*
khóe nghiêng, chạm bóng tim người
dang tay ôm lấy tiếng cười mật ong
khi đêm về, gối ướt thầm
mở ra, uống chút giọng từng dỗ tôi
*
nghiêng qua phiá sao đổi ngôi
băng trời, xuống biển, hóa tôi ngân hà
buồn nghiêng chạm nắng phù sa
thủy triều sóng sánh vào ra nỗi mình !

đht
dzuylynh 30.08.2014 12:43:54 (permalink)
5
Một Người Về…
thơ Nguyễn minh Hải | nhạc&trình bày Dzuylynh
album Giai Điệu Phù Trầm

Một người về…
Ngồi bên dòng sông
Nghe sông trôi về nhánh lạc loài
Trôi lang thang ngày tháng muộn phiền
Chở nhọc nhằn từng kiếp lưu vong
Chở tình người bụi cát thân không
Chở muộn màng về bến mơ xưa
Chở một đời về nỗi chia xa…
Ngìn trùng…

Một người về…
Tàn đông mù khơi
Ôm thân đau buồn dấu lệ nào
Đôi tay không gầy ngón tình sầu
Từ một ngày người đã xa xăm
Hồn bụi mờ vạt tóc nâu khô
Cuộc tình về từ giấc mơ xa
Ngồi thật buồn lặng ngắm mưa qua…
Chốn này…

Một người về…
Bạc trắng cơn mê
Một người về
Ngồi giữa cơn mưa
Nghe trăm năm bỗng về tiếng gọi
Nghe xôn xao thành quách rạng ngời
Vừa đôi môi nở đóa tinh khôi
Vừa một đời sỏi đá mong tôi
Nghe như người vừa mất …đêm rồi….

Một người về…
Từ nấm mộ sâu
Nghe chênh vênh vai gầy áo bụi
Mơ quê xa một bóng ngựa về
Đường chập chùng mờ dấu Kinh Kha
Dặm trường dài dậy tiếng quân ca
Gọi người về từ cuối truông xa
Gọi người về từ dấu chiêm bao..
Ngậm ngùi…

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.09.2014 20:36:25 bởi dzuylynh >
Phù vân 31.08.2014 02:07:56 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
 
Bữa ăn sáng có thật sự quan trọng?
 
Từ lâu, bữa ăn sáng vốn được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì nó giúp cơ thể nạp lại năng lượng sau một đêm dài đồng thời giúp con người ta giảm ăn vặt. Thế nhưng một nghiên cứu mới nhất lại chứng minh ngược lại rằng bữa ăn sáng không hề quan trọng như những gì mà chúng ta vẫn tưởng.


Bữa ăn sáng không quan trọng như chúng ta vẫn nghĩ? Photo Courtesy: dailymail.co.uk
 

Cali Today News - Trái ngược với niềm tin về tầm quan trọng của bữa ăn sáng, nghiên cứu cho thấy bữa ăn đầu tiên trong ngày ít tác động đến việc ăn vặt hoặc ít ảnh hưởng đến bữa trưa và bữa tối. Và nó cũng không hề có ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể.
 
Các nhà nghiên cứu của Đại học Bath, đã chứng minh rằng việc có một sức khoẻ tốt là do tác động của một chế độ ăn uống hợp lý chứ không phải do người đó có ăn sáng hay không. Họ đã tìm ra rằng không có sự thay đổi trong chuyển hoá sau sáu tuần giữa những người không ăn sáng và những người tiêu thụ 700 calo trước khoảng thời gian 11 giờ trưa đến 3:50 chiều. Sự khác biệt lớn nhất chính là những người bỏ qua bữa ăn sáng lại ăn ít calo hơn cả ngày. Điều này đi ngược lại với lý thuyết bấy lâu nay rằng những người bỏ qua bữa ăn sáng sẽ ăn bù vào bữa trưa và bữa tối. 
 
Tuy nhiên, những người ăn sáng sẽ có nhiều năng lượng hơn - khoảng 442 calo - để sử dụng trong các hoạt động buổi sáng của họ, đặc biệt là sau khi ăn xong. Họ cũng có lượng đường trong máu ổn định hơn những người không ăn sáng. 
 
Ý tưởng nghiên cứu về tầm quan trọng của bữa ăn sáng được James Betts đưa ra, chính Betts đã thừa nhận rằng ông là người không bao giờ ăn sáng và mọi người luôn cằn nhằn ông vì thói quen này. Tiến sĩ Betts, một giảng viên cấp cao về dinh dưỡng, trao đổi chất nói:
 
“’Niềm tin bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất ngày’ là rất phổ biến, nhưng hầu như chúng ta đều quên đi rằng chưa có bằng chứng khoa học chứng minh rằng việc ăn sáng ảnh hưởng đến những thay đổi của sức khoẻ con người. Quả thật những người thường xuyên ăn sáng sẽ có dáng người cân đối hơn và khoẻ mạnh hơn, thế nhưng những người này còn có một lối sống lành mạnh, một chế độ ăn uống hợp lý. Do đó, chế độ ăn uống và luyện tập có nhiều tác động đến sức khoẻ con người hơn là việc chỉ ăn sáng.”
 
Nghiên cứu này của tiến sĩ Betts nhằm tìm hiểu xem bữa ăn sáng là một nguyên nhân, một tác động hay là một dấu hiệu của một sức khoẻ tốt. Nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ. 
 
Trong tháng này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Alabama ở Birmingham đã chia những tình nguyện viên thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất bỏ qua bữa ăn sáng, nhóm thứ hai ăn ăn sáng mỗi ngày và nhóm thứ ba tiếp tục giữ chế độ ăn uống của họ như bình thường. Bốn tháng sau đó, không một người nào trong ba nhóm này bị ốm đi hay giảm cân. Nếu có thì trọng lượng tối đa mà họ giảm chỉ là 1 pound. Điều này cũng đã củng cố cho nghiên cứu của tiến sĩ Betts rằng bữa ăn sáng không hề quan trọng như những gì chúng ta nghĩ. 
 
Linh Lan
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.09.2014 20:59:30 bởi Phù vân >
dzuylynh 31.08.2014 06:51:58 (permalink)
0
 

Hoa Tigon
thơ Bùi hồng Lĩnh | nhạc & trìnhbày Dzuylynh
album Hương Thời Gian

Chiều qua con phố nhỏ
Những cây Tigon mong manh dựa sát bờ tường
Nhẹ lay trong gió Hạ từng cánh hoa hồng trắng
Của Em, và của Mẹ ngày nào...
Chiều mang nỗi buồn rung nhẹ bâng khuâng
Đã thật xa xôi, theo vệt mây trôi
Chiều qua con phố nhỏ đầy nắng đầu mùa Hạ
Những cánh hoa Tigon tàn phai sắc màu
Trái tim như đang có những cơn đau
Phải chăng tim mang niềm nhung nhớ
vụn vỡ dưới thềm hoang...
Chiều qua con phố buồn hiu hắt
Những ngón tay gầy ngày nào nhẹ hái cánh hoa
Hoa không hương nhưng sao thỏang mãi mùi thương nhớ
Mẹ về mang theo ngày tháng cũ
Em về đem cất kỉ niệm xưa, chẳng để lại gì...
Chiều về thỏang đâu đây lời ru của Mẹ
Đọng lại ngậm ngùi tiếng hát của Em
Còn đâu, còn đâu nữa... hai sắc hoa hồng trắng
Con phố nhỏ ngày nào
Cây Tigon cuối mùa cũng đành héo khô...
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.09.2014 20:34:20 bởi dzuylynh >
Phù vân 01.09.2014 22:16:16 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
 
Phóng Sự Điều Tra: Hư Cấu Tội Phạm  


Nhân vụ cảnh sát bắn chết một thanh niên Da Đen 18 tuổi, không có vũ khí trong tay, vào ngày 9 tháng Tám, ở thành phố Ferguson, Missouri, gây bạo loạn nổ ra khắp nơi, chúng tôi dịch bài phóng sự về việc làm của cảnh sát ở Chicago để bạn đọc có ý niệm về một số việc làm của cảnh sát ở điạ phương.


Tyrone Hood đã ở tù 21 năm và có thể được tha vào năm 2030. Ông ta luôn luôn cho rằng mình vô tội và nói: “điều này còn quan trọng hơn cả mạng của tôi. Có một hệ thống của sự băng hoại.” Photo courtesy: Stefan Ruiz/The NewYorker
  
• Phải chăng Sở Cảnh Sát Chicago đã ép cung nhân chứng, và buộc tội oan cho một người không phải là kẻ sát nhân? Câu chuyện dưới đây cho thấy Hoa Kỳ là một quốc gia có hiến pháp thành văn, có luật lệ rõ ràng, và tại điạ phương còn có luật Brown Act và Luật Sunshine Government buộc chính quyền làm gì cũng phải minh bạch, công bằng, và lương thiện. Nhưng thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp, cảnh sát đã dùng bạo lực, biạ chuyện để buộc tội kẻ bị tình nghi.

• Nhân vụ cảnh sát bắn chết một thanh niên Da Đen 18 tuổi, không có vũ khí trong tay, vào ngày 9 tháng Tám, ở thành phố Ferguson, Missouri, gây bạo loạn nổ ra khắp nơi, chúng tôi dịch bài phóng sự về việc làm của cảnh sát ở Chicago để bạn đọc có ý niệm về một số việc làm của cảnh sát ở điạ phương.

 Cali Today News - Vào khoảng 2 giờ 30 trưa ngày 8 tháng Năm năm 1993, Marshall Morgan ra khỏi nhà của mẹ anh ở khu South Side Chicago, và lái chiếc Chevrolet Cavalier mầu xanh nước biển ra đi. Morgan mượn xe của mẹ để lái đi chơi, và cậu hứa sẽ rửa xe cho mẹ. Hôm đó trời khá nóng, cậu mặc chiếc quần soóc bằng vải jean, áo sơ mi sọc đen trắng, và đôi giầy vải mầu đen. Sau khi rửa xe xong, cậu tính lái xe về nhà, và đi tập thể dục. Cậu có hẹn với cô bạn gái vào buổi tối.
 
Morgan năm nay được 20 tuồi, cậu là sinh viên năm thứ hai tại Học Viện Kỹ Thuật Illinois. Cậu chơi trong đội bóng rổ, giữ vai trò hậu vệ. Mùa thi đấu năm nay vừa mới bắt đầu, và cậu chơi rất xuất sắc. Trung bình mỗi trận cậu ghi được 18 điểm thắng, chưa kể cậu còn đè bẹp đối thủ trong vài trận. Trước đây, cậu về hạng nhì trong danh sách lực sĩ được vinh danh là tuyển thủ sáng giá nhất trong Hội Nghị Chicagoland Collegiate Athletic. Huấn luyện viên của cậu, ông Ed McQuillan nói với tôi rằng cậu Morgan là “một đứa trẻ xuất sắc”, chơi hết mình, và tính tình thật dễ mến. Cậu rất nhanh nhẹn khi rút về thế thủ. Cậu có thể ném bóng rất xa, lọt lưới dễ như không. Cậu luồn lách, qua mặt các đấu thủ khác dễ dàng.
 
Khi cậu Morgan không trở về nhà, mẹ cậu, bà Marcia Escoffrey bắt đầu lo. Bà và cậu Morgan thân với nhau lắm. Bà mang bầu cậu Morgan khi bà mới 15 tuổi, và cậu là đứa con duy nhất của bà. Đích thân bà nuôi nấng, dạy dỗ cậu bé. Bà Escoffrey nói với tôi: “Cả đời tôi chỉ có hai mẹ con với nhau.”.
 
Cha của cậu Morgan, ông Morgan Sr., mới quanh trở lại tìm gặp đứa con trai của ông sau khi xa cách hai mẹ con gần 17 năm trời. Ông đi xem cậu con trai thi đấu, và tìm đủ mọi cách để làm hoà với hai mẹ con. Chính ông đã thuê một căn phòng ở khách sạn cho Morgan và cô bạn gái tên là Lorena Peete tại khách sạn Days Inn trong vùng. Bà Escoffrey lưu ý, và cảnh báo cậu con về cái thái độ ngọt ngào, tử tế bất thường của người cha. Nhưng cậu Morgan không tin, và rất thích những gì cha cậu làm cho cậu, cho gia đình. Cô Peete nói với tôi: “Anh ấy lúc nào cũng muốn gia đình đằm thắm.”.
 
Bà Escoffrey nhìn chằm chặp vào chiếc điện thoại hàng giờ đồng hồ, bà mong tin đứa con trai. Morgan bao giờ cũng gọi về nhà nói cho mẹ biết mỗi khi cậu về trễ. Cho đến lúc trời tối, bà đành phải gọi điện thoại báo cảnh sát con bà bị mất tích.
 
VỤ MORGAN BỊ MẤT TÍCH trở thành tin tức sốt dẻo vào bản tin buổi chiều ở Chicago. Cảnh sát lập ra đường giây điện thoại miễn phí, và khuyến khích dân chúng ai biết tin tức về cậu Morgan thì gọi vào. Cảnh sát trưng hình Morgan khắp nơi trong khu South Side. Chín ngày sau khi Morgan mất tích, người ta tìm thấy chiếc xe Cavalier đậu trước một bin đinh cũ trên đường South Michigan Avenue, gần đường Fifty Eight Street. Người dân trong xóm ngửi thấy mùi hôi thối xông ra từ kẽ hở của cánh cửa sổ phía sau. Toán điều tra tội phạm tìm thấy một xác người đã rục nát ngồi kẹt trong băng ghế phía sau, một vết đạn loại 38 li bắn vào bụng, và hai phát nữa bắn vào lưng. Thân thể của nạn nhân trần truồng ở phía dưới, chỉ còn có chiếc sơ mi sọc trắng đen trên người. Khám nghiệm răng xác nhận tử thi là Morgan.
 
Các điều tra viên phụ trách về sát nhân đơn vị Area One, khu đường 58 và Michigan Avenue đứng ra làm công việc điều tra tiếp. Mặc dù trong thành phố Chicago nơi nào cũng xảy ra giết người, án mạng, trung bình mỗi ngày ba vụ, riêng khu vực Area One này thì hết sức bận rộn. Đây là nơi lãnh điạ của băng đảng Robert Taylor Homes, tên của khu nhà chính phủ, cao 28 tầng, do bọn băng đảng chuyên buôn bán ma tuý thao túng khu này. Chúng bán ma túy công khai ở cầu thang bin đinh. Hãm hiếp, cướp bóc, giết người xảy ra hàng ngày. Kenneth Boudreau, một thám tử kỳ cựu ở khu vực Area One mô tả khu này như sau: “Chúng nó giết nhau ở bên trái, giết nhau ở bên phải, ở khắp mọi nơi.”. Đại đa số cư dân trong vùng toàn là Da Đen, trong lúc một trăm phần trăm cảnh sát là Da Trắng. Mỗi bên đều cố gắng dành quyền thống trị khu vực. Nhiều khi dân thuê nhà trong chung cư trông thấy cảnh sát đến là họ ném rác qua cửa sổ cho rơi xuống đầu cảnh sát. Rất nhiều vụ tội phạm không tìm ra manh mối.
 
Những vụ lôi cuốn sự tò mò của giới truyền thông được gọi là “heaters”, tức là những vụ nóng hổi. Chúng thường làm cho cảnh sát phải nỗ lực điều tra lâu hơn, bắt vài tên đưa ra toà.Theo một bài nghiên cứu của Giáo sư luật Myron W. Orfield Jr, của trường University of Minnesota, viết năm 1992 thì những vụ “nóng hổi” đó được ghi vào bảng thống kê hơn là kết thúc bằng những việc truy tố thực sự. Nhiều thám tử muốn bớt bị “stress” tìm cách lảng tránh không dính vào những vụ “nóng hổi”. Năm 2005, một thám tử hồi hưu nói với báo Chicago Tribune: “Tôi lạy trời đừng bắt tôi dính vào những vụ nóng hổi. Nhức đầu lắm, chẳng đi đến đâu.”. Một số thám tử khác như ông Boudreau thì bình tĩnh hơn, sẵn sàng chấp nhận thử thách.
 
Vụ giết chết Morgan là một “heater”. Chuyên viên giảo nghiệm đến quan sát hiện trường, lấy dấu tay để lại trên chiếc xe Cavalier. Họ tìm được một dấu tay trên cổ chai bia Miller High Lite, và trên một lon bia Lowenbrau. Dấu tay đó ăn khớp với dấu tay trong hồ sơ tội phạm của một gã có tên là Tyrone Hood, đang sống ở vùng South Side, cách đó khoảng tám dậm. Hai điệp viên lập tức đi tìm kẻ bị tình nghi.
 
Khoảng gần 4 giờ chiều, Hood đang đi bộ từ nhà đến cửa hàng đầu đường, tiệm Munch Shop, vài cảnh sát viên lái chiếc xe ẩn tế, kéo sát lề đường và xông ra bắt hắn ta. Họ nói cho Hood biết cảnh sát tìm ra được bằng chứng y dính líu đến một vụ giết người. Hood lúc bấy giờ được 29 tuổi, mạnh khoẻ, trên đầu còn đầy tóc đen, và một dòng chữ xâm tên hắn, Tony, trên cánh tay trái. Hood có vợ và ba đứa con, sống bằng nhiều nghề lặt vặt: sửa xe hơi, công nhân xây cất, và làm việc văn phòng. Hắn lớn lên trong một gia đình đông con, tám mười anh em, và có nhiều xáo trộn trong gia đình. Anh trai của hắn bị tù vì đánh cướp tiệm ăn Mc Donald. Khi Hood được 17 tuổi, hai thằng ăn trộm bắn chết cha của Hood. Sau đó không lâu, chính Hood cũng bị bắt vì tội đánh người gia trọng. Lần đầu dùng vũ khí bất hợp pháp, còn lần khác thì đánh nhau vì tàng trữ cần sa, ẩu đả, và ăn trộm. Hood phải ngồi tù một năm, sau đó bị quản chế. Ngay khi bị cảnh sát chặn bắt, Hood lớn tiếng kêu oan, bảo rằng không thể có chuyện có dấu tay của hắn trên chai bia gần xác chết. (Tuy nhiên, hắn đồng ý đến ty cảnh sát để làm sáng tỏ vấn đề, và để tên tuổi hắn được trong sạch.).
 
Hood kể lại rằng vào ngày 8 tháng Năm, hắn ở nhà chơi với gia đình, chiều tối hắn ngồi coi phim “CoPs” trên truyền hình với vợ hắn là cô Tiwanna. Sau đó, trong một lần thẩm vấn khác, hắn khai thêm rằng có vài người bạn đến nhà chơi. Trong số những người bạn này có Wayne Washington. Khi được hỏi vào ngày 9 tháng Năm, tức là ngày Mother’s Day hắn đã làm gì. Lúc đầu hắn khai là đến nhà mẹ chơi, thăm bà ấy. Về sau, hắn lại khai hắn ở nhà với Tiwanna.
 
Thám tử Kenneth Boudreau và bạn đồng sự John Halloran phụ trách phần thẩm vấn trong những ngày kế tiếp. Boudreau thường tự hào là một chuyên viên thẩm vấn siêu hạng. Ông có thể moi tất cả những bí ẩn trong đầu óc của kẻ gian. Ông khoe với tôi: “Tôi đã từng phỏng vấn can phạm nhiều lần. Tôi đã được FBI huấn luyện rất kỹ. Bạn không cần phải đánh đập người ta để bắt người ta nói.”. Tuy vậy, đội ngũ cảnh sát Chicago từng bị mang tiếng rất nhiều là ưa dùng bạo lực, phương pháp hỏi cung tàn bạo. Năm 1931, một uỷ ban của Bạch Cung cảnh cáo rằng thẩm vấn viên có thể can tội giết người cấp ba nếu dùng phương pháp gây thương tích về thể xác, hay tinh thần để lấy tin tức. Đó là một tội hình. Nhưng ở Chicago, ngưởi ta vẫn coi lời cảnh cáo ấy là “số không”. Thẩm vấn viên ở đây dùng cuốn điện thoại niên giám đánh lên đầu nghi can, vừa đau, choáng váng cả người, mà không để lại dấu tích gì cả. Vào thời thập niên 1960’s, cảnh sát viên Chicago bắn chết thành viên của đảng Black Panthers khi chúng đang nằm trên gìường. Thân nhân của người này được bồi thường một số tiền khá lớn. Năm 1982, trung úy cảnh sát Jon Burge bị truy tố vì đã hành hạ một nghi can tên là Andrew Wilson. Tên này là kẻ mưu sát hai cảnh sát viên, và đang bị giam giữ tại ty cảnh sát. Bác sĩ khám nghiệm thấy rằng Wilson bị đánh bầm dập nhiều chỗ, mặt mũi sưng vù, nhiều vết cắt trên người. Wilson khai rằng hắn bị trói gô vào một lò sưởi, và người ta dùng dây điện, cho điện giật trên môi, trên nướu răng, và dương vật của hắn. Trung Úy Jon Burge bị sa thải vì hung dữ khi thẩm vấn. 
 
Boudreau, một cảnh sát viên vóc dáng mạnh mẽ, chắc nịch, ở lứa tuổi trên năm mươi, nói với tôi rằng ông chưa hề dùng thân xác to lớn của ông để doạ nạt nghi can trong lúc thẩm vấn. Vào thời điểm Boudreau thẩm vấn Hood, ông đang là một quân nhân trừ bị. Năm 1990, ông được gửi đi Ả Rập Sê U khi có chiến tranh Vùng Vịnh. Sau biến cố 9/11, ông tham dự trong việc cứu nạn tại Ground Zero. Khi thảo luận với tôi về vấn đề thẩm vấn, ông nói say sưa như một sinh viên khoa học nói về vấn đề nhận thức của não bộ. Ông tóm lược: “Tất cả có thể tóm lại là phần não bên trái và phần não bên phải. Khi người nào nhớ lại sự việc gì trong quá khứ, đương sự dùng não bên trái. Nhưng khi cần sáng chế ra điều gì mới để trả lời, thì đương sự dùng não bên phải.”. Ông khẳng định rằng người nào khi nói chuyện lấy tay che miệng, người đó đang làm điều gì khả nghi. Người nào khi nói chuyện lại rung đùi, người đó sẵn sàng bỏ chạy khi có cơ hội.
 
Hood phải làm xét nghiệm máy thử nói dối. Mặc dù máy thử nói dối bị nhiều học giả chỉ trích là không chính xác, nhưng cảnh sát vẫn thường xuyên dùng loại máy này. Người cán sự sử dụng máy khám phá ra rằng câu trả lời của Hood có vài chỗ “gian dối”. Khi Boudreau và Halloran quay vặn Hood về những điểm không nhất quán trong câu trả lời của y, Hood lặng thinh, không gỉải thích, y chỉ vắn tắt nói: “Nếu tôi không có gì để giải thích, tôi sẽ ngồi tù lâu. Nếu tôi tìm cách giải thích, tôi cũng phải ngồi tù. Có gì khác nhau đâu.”. Sau này Hood báo cáo cho biết hai thẩm vấn viên Boudreau và người đồng sự bực tức về câu trả lời của Hood, không khai gì thêm, nên họ táng vào đầu Hood, quật báng súng vào mặt y, và nói y có thể về nhà sau khi ký tên vào lời khai. (Ông Boudreau nói với tôi rằng ông không hề đánh Hood, còn Halloran thì không bình luận gì cả)
 
Sau 48 giờ tạm giam, Hood vẫn cả quyết là y vô tội. Boudreau và đồng sự không làm gì khác được. Họ không thể giam Hood lâu hơn mà không làm thủ tục truy tố. Nhưng họ không đủ bằng chứng để đưa y ra toà. Ngày 22 tháng Năm, họ cho Hood về nhà.
 
Ba ngày sau khi Hood ra khỏi ty cảnh sát, các điều tra viên lại tìm ra một loạt bản in dấu tay tìm thấy trên xe của Morgan. Kỳ này, họ thấy ăn khớp với dấu tay của Joe West, ở cách nhà Hood hai dẫy phố. Ngày 27 tháng Năm, hai thám tử đi tìm West. Họ không gặp West, nhưng lại bắt gặp Hood đang đứng chơi với Wayne Washington tại tiệm tạp hoá Much Shop. Cảnh sát nhớ ra là trong lời khai Hood có nói là Washington đến chơi với hắn. Cảnh sát bèn nảy ra ý kiến mời Washington đến Ty Cảnh Sát để lấy lời khai. Hood nói y không muốn Washington khai bậy, nên tình nguyện đi theo Washington đến Ty.
 
Tại Ty Cảnh Sát, Hood và Washington được đưa vào hai phòng riêng. Trong lúc đó, các thám tử tiếp tục truy tìm tên West và một người bạn khác của Hood, tên là Jody Rogers. Boudreau và ba điều tra viên thay phiên nhau thẩm vấn West. Lúc đầu, y chối không biết chút gì về vụ sát hại Morgan. Nhưng sau khi được cho biết là có dấu tay của West để lại trên lon bia, hắn lại khai ra một câu chuyện hoàn toàn khác trước. Wayne Washington và Jody Rogers cũng cung khai câu chuyện của chúng, với những chi tiết ăn khớp với câu chuyện của West.
 
Vào buổi chiều hôm xảy ra án mạng, Washington và Rogers đang đứng chơi vớ vẩn trước hiên nhà Hood. Rogers đề nghị đi kiếm chút gì hút chơi cho đời lên hương. Theo Washington, đề nghị của Rogers ám chỉ rằng chúng rủ nhau đi mua ít bột cocaine, rắc lên thuốc lá, để chia nhau hút. Washington là thành viên của băng đảng trong xóm, chuyên mua bán ma túy. Y nói y còn thiếu khoảng $30 đô la mới đủ để mua cocaine. Hắn khai với cảnh sát rằng Hood có ý kiến ba thằng rủ nhau đi cướp cạn một chỗ nào để có tiền. Rogers là đứa từng ở tù vì tội cướp bằng vũ khí. Hắn đang ở tình trạng quản chế, nên không dám đi ăn cướp nữa. Hắn đưa khẩu súng 38 ly cho Hood, và Hood cầm lấy.
 
Theo Washington thì hắn và Hood khởi sự ăn cướp bằng cách đi bộ. Sau vài dẫy phố, chúng phát hiện một chiếc xe mầu xanh, và một gã đàn ông bước ra khỏi xe- người đó chính là Marshall Morgan. Hood nói với bạn: “Kiếm ra được một con nai tơ rồi.”. Hood nói xong là chĩa súng vào Morgan đòi lấy tiền. Morgan đưa hết tiền trong túi cho Hood, đang định móc nốt túi quần bên kia, thì Hood bắn liền vào bụng Morgan. Trong lúc Morgan cúi gập người xuống ôm bụng, kêu cầu cứu. Hood và Washington nắm lấy tay chân của Morgan, kéo hắn ra sau xe, và ấn hắn vào băng ghế sau chiếc xe. Washington kể lại là Hood lấy chìa khoá xe trong túi của Morgan, và ngồi lên xe, lái đi.
 
Joe West khai với cảnh sát rằng vào ngày 10 tháng Năm, y trông thấy Hood lái chiếc xe du lịch mầu xanh đi loanh quanh trong xóm, ngoắc hắn lại. Lúc đó Joe West muốn mua một gói cần sa để hút chơi. Y biết Hood có thể giúp y làm được việc đó. West nhảy vào trong xe, hắn phải xô những lon bia không, để đầy trên xe qua một bên để lấy chỗ ngồi. Hai đưá đi về hướng đông đi mua cần sa. Có một quãng đường, Hood vượt đèn đỏ, và West sợ cảnh sát bắt gặp, y ngoái đầu nhìn về phía sau. Y trông thấy có người nằm ở băng ghế sau. Y hỏi Hood có chuyện gì xảy ra vậy. Hood lặng thinh không nói gì cả. West kể tiếp là đến đầu đường, Hood bước ra khỏi xe để mua cần sa. Sau đó, Hood lái xe đưa West về nhà. Khi West bước ra khỏi xe, y buột miệng nói: “Bọn bay là một lũ mọi đen điên khùng.”.
 
West khai với cảnh sát y nhìn theo xe của Hood đi từ từ xuống cuối con đường, và ngừng lại cách đó vài trăm thước. West thấy ánh đèn xe loé lên một cái, rồi y nghe hai tiếng súng bắn. Y sợ quá, chạy vội vào trong nhà.
 
VỚI LỜI KHAI CỦA WESTatrong tay. Các thám tử xông vào phòng thẩm vấn Hood đang ngồi chờ, và họ kết tội Hood đã giết Morgan. Washington cũng bị kết án. Văn phòng luật sư Quận Hạt Cook giao hồ sơ cho biện lý Michael Rogers – ông này không có bà con gì với Jody. Là một biện lý phải đối đầu với đủ mọi loại tội phạm baọ hành năm này qua năm khác, biện lý Michael Rogers có quan niệm đầy thành kiến về lòng dạ con người. Trước đây, ông có dịp làm việc chung với thám tử Boudreau trong một vụ án ba thằng đàn ông hãm hiếp một phụ nữ, rồi ném xác bà ta vào lửa. Ông viết một báo cáo dài 40 trang, gửi lên văn phòng công tố tiểu bang năm 2004, có một đoạn như sau: “Hầu hết những kẻ sống trong thế giới tội phạm tiếp tục đi mãi trên con đường cũ hứa hẹn sẽ cứa đứt cuộc đời họ ra từng mảnh.” .
 
Văn thư luân lưu của ông Rogers là một lời nhắn nhủ cho các biện lý công tố trẻ tuổi chớ có dại mà lý tưởng hoá cuộc đời, để rồi uốn cong lương tâm, bẻ lái luật lệ, tạo ra tội nhẹ hơn cho những tên tội phạm. Làm như thế tức là họ đã xúc phạm vào các vị quan toà. Ông Rogers cũng cảnh cáo chớ nên chọn những vị làm bồi thẩm có nhã ý muốn bênh vực cho bị cáo. 
 
Hood đi thuê luật sư biện hộ. Nhưng sau đó hắn không đủ sức trả tiền luật sư, và phải đầu hàng, xoay qua nhờ luật sư do chính phủ chỉ định, gọi là public defender. Tên người luật sư tình nguyện là Jim Mullenix. Ông là một luật sư trẻ, từng sang Phi châu theo Đoàn Chí Nguyện Hoà Bình giúp dân nước Sierra Leone. Ông Mullenix nói với tôi: “Những luật sư cãi thí như tôi, chỉ mong gặp những ca bất ngờ, nghi can bị kết án oan.”. Khi ngồi xuống thảo luận với Hood trong nhà giam, luật sư Mullenix nghe Hood nằng nặc nói rằng y vô tội. Nhưng với lời khai của ba nhân chứng, cùng với dấu tay trên chai bia, luật sư Mullenix đành phải chịu thua.
 
Chánh án Michael Bolan dự trù sẽ xử án vụ này vào tháng Tư năm 1996. vào buổi chiều ngày tuyển lựa bồi thẩm, ba thám tử muốn củng cố thêm nhân chứng cho vụ kiện dứt điểm, họ đi thăm khu xóm của Hood ở, và hỏi thăm một người đàn bà về tính hạnh của Hood. Họ cho bà xem vài tấm hình chụp bằng máy Polaroids, và nhờ bà xác nhận kẻ trong hình. Trong đó có một tấm chụp Hood, và một tấm chụp hình chiếc xe Cavalier. Ngay lúc đó trong nhà bà ta có người hôn phu của em gái bà đến chơi. Anh ta buột miệng nói: “Tôi có trông thấy cái tên này.”.
 
Người hôn phu của em gái bà chủ tên là Emanuel Bob, trước đây làm nghề cai ngục. Ông ta chỉ vào hình Hood, và nói ông đã đụng đầu với tên này vài lần trong mấy năm qua. Ông ta kể lại rằng cách đây ba năm, ông đang ngồi trong nhà ở lầu hai, nhìn ra của sổ, trông thấy Hood đang ngồi trong chiếc xe Cavalier lúc 3 giờ sáng. Hỏi tại sao ông không báo cảnh sát. Ông ta bảo rằng ông cứ nghĩ nội vụ đã được giải quyết xong, và đăng lên báo rồi. Bà ủy viên công tố vụ xử là Rosemary Higgins đứng ra truy tố Hood, nói rằng những lời khai của ông Bob đúng là nhân chứng do trời xếp đặt để kết thúc vụ án mau chóng. 
 
Hood xin được đưa ra Bồi Thẩm Đoàn hỏi ý kiến, và đặt số phận của hắn trong tay chánh án Bolan. Hai tuần sau, với ý kiến của bồi thẩm đoàn, Hood bị kết án là có tội giết người, và cướp có vũ khí. Tại buổi điều trần trước khi tuyên án, bà Higgins đọc lá thư của mẹ Morgan. Bà yêu cầu chánh án Bolan chớ dành sự thương hại nào cho kẻ sát nhân. Bà nói: “Kẻ giết người đã lấy đi mạng sống của con tôi một cách dã man. Nó phải đền tội về những đau đớn mà cha mẹ nạn nhân phải trải qua vì mất đứa con. Sau đó, bà Higgins gọi Hood là “tên sát nhân không còn nhân tính.”, y không còn có thể cải sửa được nữa. (Hiện nay bà Higgins lên làm quan toà, bà từ chối không đưa ra mội lời bình luận nào.) .
 
Gia đình và bạn bè của Hood cố gắng vận động với chánh án Bolan để được giảm án. Thân nhân y cố đưa ra bằng chứng Hood là “một người cha dễ mến, hết lòng lo cho vợ con.” với “nụ cười rạng rỡ như mặt trời”. Luật sư Mullenix thì viện dẫn rằng Hood đã trải qua ba năm ngồi tù trước ngày xử án, và sau đó, hắn chưa bao giờ gặp rắc rối với cảnh sát. Trước ngày bị bắt, Hood đã ráng học xong trung học, lập gia đình, và nuôi nấng con cái, theo học trường đại học cộng đồng về ngành sửa xe, lấy được 12 tín chỉ. Một vị trưởng ban trong cơ quan Catholic Charities, làm việc chung với Hood khen hắn là một nhân viên được mọi người cảm mến. Luật sư Mullenix cũng nộp giấy khen của học viện PAGE, một chương trình dạy nghề, và học vấn dành cho tù nhân, khen ngợi Hood là người học trò ham học. Hood tốt nghiệp hàng đầu, và viết những bài báo rất hay, làm gương cho các học trò khác, đăng trên báo của học viện PAGE. Ai cũng nói Hood sẽ có một tương lai rạng rỡ.
 
Chánh án Bolan không mấy xúc động trước những chứng từ khen ngợi về tính hạnh của Hood, ông quất cho y bản án 75 năm tù. Trước khi rời khỏi phòng xử, Hood trao cho luật sư Mullenix một lá thư trần tình. Vị luật sư trẻ tuổi này đọc lớn trước phiên toà cho mọi người nghe. Hood viết rằng: “ Mạng sống của một người vô tội sắp sửa bị lấy đi. Tôi cầu nguyện sao cho sự thật sẽ sớm được phơi bầy. Trong Kinh Thánh, phần Thánh Luke, chương 17, từ câu số 17 đến 18 viết rằng: Bất cứ điều gì bị che dấu sẽ có ngày được phơi bầy, khi đó, sự thực sẽ được tìm thấy. Tôi tự nhủ với lòng mình: Tony, mày sẽ tìm ra mày là kẻ vô tội, chịu khó kiên nhẫn, Chúa sẽ giúp mày.”.
 
Hood được gửi đến nhà giam có hệ thống bảo vệ an ninh nghiêm khắc nhất ở Menard, tiểu bang Illinois. Nhà tù nằm dưới chân một ngọn đồi bên bờ phía đông con sông Mississippi, xây cất từ thế kỷ thứ 19, bằng đá nhám, trang trí với những tranh vẽ tượng thần Hy Lạp và Ai Cập đang tranh đua nhau. Trông bề ngoài nhà tù giống như một trường học thời cổ.
 
Đến nhà tù chưa được bao lâu, Hood nghe bạn tù cùng phòng kể chuyện một tên tù khác đã giết chết bạn tù bằng cách đập cái TV lên đầu người bạn. Hood bắt đầu đi tập tạ để tăng sức mạnh cơ bắp, tự vệ lấy bản thân. Cuối cùng hắn xin được chân chiên thức ăn trong nhà bếp. Làm việc trong nhà bếp được ba năm, Hood được đổi sang làm trong xưởng may, may áo T-shirt cho tù nhân mặc. Tại đây hắn được hưởng một chút thù lao, nhưng tiền bạc ở trong tù không thành vấn đề. Hắn tâm sự với tôi: “Càng được đi làm việc nhiều càng tránh được những rắc rối trong tù.”.
 
Nhà tù Menard cách Chicago bảy giờ lái xe, nên vợ hắn cô Tiwanna ít có cơ hội đưa con đến thăm Hood, mà gọi điện thoại thì tốn tiền quá. Bảo cô ta viết thư thì Hood nói cô ấy ngại viết thư lắm, nặn mãi cũng không ra được một chữ. Vài bạn trong tù khuyên Hood hãy quên cô ta đi. Đàn bà là giống bạc tình, họ sẽ bỏ rơi hắn ta thôi. 
 
Một hôm Hood gọi điện thoại về nhà hỏi thăm. Hắn nghe loáng thoáng có tiếng đàn ông lạ trong nhà, và phản ứng của Tiwanna cũng hơi kỳ cục. Cô ta nói với Hood cô đang tiếp bạn ở trong nhà. Hood tâm sự với tôi: “Chắc ông đã từng nghe nói đến lá thư chia tay “Dear John” của những người vợ ngoại tình gửi cho thằng chồng bị cắm sừng. Tôi đã nhận được lá thư Dear John đó.”. Hood nói thật là đau lòng cho y, hắn chẳng hề giết người, thế mà bị vô tù, và bị vợ bỏ. Cuối cùng hắn tìm một tấm hình chụp hắn với Tiwanna gửi lại cho cô ta, và làm đơn xin ly dị.
 
Năm 2000, Hood đệ nạp đơn chính thức xin kết bạn thư tín với người ở ngoài đời có lòng tốt muốn liên lạc thư tín với tù nhân. Trong lá đơn, hắn nói rằng hắn là một tù nhân bị kết tội oan, muốn tìm một người bạn ở ngoài đời để hắn có điểm tựa thu thập hồ sơ chứng minh hắn bị oan. Nhiều tháng sau, hắn nhận được thư trả lời của một phụ nữ người Úc. Người đàn bà này tên là Barbara Santek. Nhân một lần tham dự phiên họp của tổ chức Ân Xá Quốc Tế ở Fremantle, một thành phố nhỏ bên ngoài thành phố Perth, Úc châu. Bà nhận lời liên lạc thư tín với một tù nhân Mỹ. Lúc đầu bà cũng hơi ngần ngại, bà không tin rằng thủ tục pháp lý có thể gỡ tội cho một người bị oan. Tuy nhiên, bà tâm sự với tôi: “Chơi trò viết thư cho tù nhân làm cho tôi bớt trống trải, có chuyện phải suy nghĩ, động não.”.
Sau vài là thư trao đổi, Hood gửi bằng bưu điện cho Santek một thùng tài liệu gồm biên bản ghi tại toà, lời khai của nhân chứng, và hồ sơ của cảnh sát. Trong một lá thư gửi cho cô Robyn Fisher, bạn của Santek, Hood cũng cả quyết rằng mình vô tội. Y viết: “Nếu biện lý hỏi tôi nếu chịu nhận tội, tôi sẽ được hưởng án nhẹ, tôi vẫn cương quyết trả lời KHÔNG, bởi vì tôi đâu có làm chuyện đó. Khi không đi nhận tội như vậy là nói láo. Sau này tôi sẽ phải giải thích như thế naò cho Chúa vào ngày Phán Xét.”. Sau khi mẹ của Hood bị ngã bệnh, y lại càng nôn nóng. Y viết: “Tôi cố gắng hết sức để ra khỏi đây, để được nhìn mặt mẹ tôi lần cuối, lỡ khi bà có mệnh hệ nào.”.
 
Hood năn nỉ Santek đừng vội tin lời hắn, hãy đọc thật kỹ các tài liệu hắn gửi đi, sau đó xin Santek tự quyết định lấy.
 
SANTEK BẮT ĐẦU ĐỌC LƯỚT QUA những tài liệu trong kiện hàng Hood gửi đến. Là một phụ nữ 47 tuổi, nàng có đôi mắt mầu xanh hồ thủy, mái tóc vàng sợi nhỏ, khá xinh. Nàng lớn lên trong một gia đình nông dân ở dẻo đất phía tây nam của nước Úc. Cha mẹ nàng khá giả, sinh được bốn người con. Cả đời nàng chưa bao giờ gặp một người Da Đen cho đến khi nàng vào trường nội trú ở thành phố duyên hải Busselton, ở tuổi 15. Sau khi tốt nghiệp, nàng ở lại Busselton, lấy chồng và có hai đứa con, rồi ly dị, và lập gia đình một lần nữa, có thêm đứa con thứ ba. Anh chồng thứ hai này là một thằng vũ phu. Hắn đánh nàng nhiều lần, đến nỗi phải vào bệnh viện. Cuối cùng nàng phải chia tay. Hiện nay nàng sống một mình trong căn apartment cạnh bờ biển. So với cuộc sống hồi còn ở thành phố Busselton, thì cuộc sống ở đây thật là êm ả, nhưng hơi buồn chán. Để cho đỡ buồn, và làm một việc gì có ý nghĩa, nàng tình nguyện gia nhập tổ chức Ân Xá Quốc Tế, và đi họp thường xuyên với tổ chức.
 
Nàng chỉ biết chút ít về luật pháp. Nhưng khi đọc tài liệu về trường hợp của Hood, nàng linh cảm thấy vụ án này có điều gì khuất tất, không đúng như kết quả của vụ án. Trong nhiều giai đoạn của quá trình xử án, người ta thấy rõ cả ba nhân chứng dùng để kết tội Hood, như Wayne Washington, Joe West và Jody Rogers đều biạ chuyện nói dối.
 
Ba năm kể từ 1993, ngày Morgan bị sát hại, và sau đó Hood bị kết án. Tám tháng tính từ ngày Joe West khai với Boudreau là y rủ Hood đi mua cần sa, và trông thấy Hood trong xe Cavalier, người Luật sư trẻ tuổi Mullenix đến gõ cửa nhà West xin được đích thân phỏng vấn West. Ông ta muốn kiểm chứng lại những chi tiết bất nhất trong lời khai của West. Ông giải thích với tôi: “Nhiều khi nhân chứng chẳng hiểu mình khai cái gì với cảnh sát. Đến khi gặp nhân chứng ngoài đường, đừng kéo họ vào Ty Cảnh sát, họ sẽ nói khác hẳn, so với những gì đã khai với cảnh sát.”.
 
West mời luật sư Mullenix vào trong nhà, và nói với ông rằng tất cả những gì y khai với cảnh sát từ chuyện đi mua cần sa, ngồi chung xe với Hood, đều là chuyện biạ đặt không có thật. Hắn nhớ lại là ở Ty cảnh sát các thám tử quay hắn dữ quá về chuyện dấu tay để lại trên lon bia, và kết tội hắn vừa mới giết một ngôi sao bóng rổ ngang ngửa với Michael Jordan. West nhớ rõ một cảnh sát viên cầm khẩu súng chỉ vào mặt hắn và nói cách duy nhất để hắn đuợc trả về nhà là hắn phải quy tội giết Morgan cho một kẻ khác.
 
Trong bản báo cáo về sự biạ đặt câu chuyện, luật sư Mullenix viết rõ: “Câu chuyện của West rõ rệt là chuyện hư cấu. Hắn không hề gặp Tyron Hood ngày hôm đó, hắn chưa hề trông thấy Tyron Hood lái xe, chưa bao giờ trông thấy xác người ở băng ghế sau, và cũng chưa bao giờ nghe hai phát súng nổ.”.
 
Ít lâu sau, luật sư Mullenix lại đi tìm gặp Jody Rogers. Tay này là một đưá đang ở tình trạng parolee (quản chế), và theo lời khai chính hắn đã đưa súng cho Hood. Rogers ngồi xuống xem lại lời khai cùng với ông Mullenix. Rogers nói với ông Mullenix: “ Cảnh sát đã lôi đầu tôi ra khỏi nhà, và bảo rằng tôi dính líu đến một vụ mưu sát. Tại Ty cảnh sát, hai thẩm vấn viên Boudreau và Halloran cho tôi chọn: Hoặc phải nhận đã đã trông thấy Hood bắn chết Morgan, hai là phải nhận đã nghe Hood kể lại như vậy.”. Nếu không thì có chọn lựa thứ ba- tuy cảnh sát không nói ra- song phải ngầm hiểu là nếu không hợp tác với cảnh sát thì a lê hấp đi nằm ấp ngay, vì họ có thể biạ chuyện tôi vi phạm qui luật quản chế. Sự thực thì Rogers kể với luật sư Mullenix là y chẳng bao giờ nghe Hood nói về vụ giết người. Rogers ký vào tờ giấy xác nhận những lời khai trước đây của y với cảnh sát là biạ đặt.
 
Sau đó, đến tháng 8 năm 1995, Washington, kẻ bị kết án tòng phạm với Hood bị đưa ra tham dự buổi họp trước ngày xử án. Tại đây, Washington phản cung, y nói rằng tất cả những gì y khai với cảnh sát trước đây đều là do bị ức hiếp, cưỡng bách phải khai như vậy. Ông Halloran đã tát vào mặt nó, và gài bẫy để nó nghĩ rằng nó có thể được về nhà nếu đồng ý ký vào lời khai viết sẵn. (Hắn có sửa vài chỗ để lời khai có vẻ như là chính thống.). Phiên toà xử Washington diễn ra vào cuối năm 1995, và đi đến kết quả “hung jury” tức là không có kết quả. Các bồi thẩm hoài nghi lời khai của y. Tuy nhiên, sau đó văn phòng bộ tư pháp tiểu bang cho chuẩn bị xét lại vụ án. Và sau khi trông thấy Hood lãnh bản án 75 năm, Washington bèn nhờ luật sư của hắn thương lượng với biện lý để y nhận tội, hưởng án nhẹ, y sẽ có ngày được về thấy mặt vợ con. Năm 2005, sau khi ngồi tù 12 năm, Washington được tạm tha, hưởng qui chế parolee.
 
Luật sư Mullenix nghi rằng hai thám tử Boudreau, Halloran và những cảnh sát viên khác đã ráp nối những tình tiết nhỏ của câu chuyện, rồi cưỡng bách các nhân chứng làm đúng theo hư cấu của họ. Từ chuyện dấu tay của West trên lon bia, đến việc Hood lưu ý Washington có thể khai bậy, họ vá víu lại thành một câu chuyện sát nhân cho có tình tiết ly kỳ. Nhưng trước khi vụ án của Hood được đem ra xét sử lại, thì công trình tạo lập lại vụ án của ông Mullenix bị sụp đổ hoàn toàn. Lý do West bị chết vì ung thư, còn Jody Rogers thì gặp nạn. Ông biện lý Michael Rogers đến nhà giam của quận hạt Cook để thăm hỏi Jody Rogers. Hắn bị giam ở đây về tội ăn cướp xe hơi, và tàng trữ cocaine. Lúc đầu Jody xác nhận trước đây y đã khai láo, biạ chuyện. Nhưng ông Michael cảnh cáo Jody rằng nếu xác nhận y đã khai man để xí gạt bồi thẩm đoàn y có thể bị tội nói láo. Nhưng y có thể thương lượng được: nhận giữ lại lời khai cũ thì tội ăn cướp xe và tàng trữ cocain có thể được giảm nhẹ. Jody đồng lý chọn giải pháp sau, tức là giữ nguyên lời khai cũ.
 
Khi Jody đứng khai trước toà trong phiên xử Hood, luật sư Mullenix lên tiếng đả kích thậm tệ những gì hắn khai. Theo sự cật vấn của luật sư, Jody thú nhận y dùng rất nhiều tên khác nhau để né tránh sự theo dõi của cảnh sát. Hắn có tất cả 8 tên gọi, và ba ngày sinh nhật khác nhau. Hắn cũng xác nhận hắn đã thương lượng, và giữ lời khai cũ vì muốn hưởng ân huệ. Luật sư Mullenix tuyên bố trong phiên toà: “Những lời khai của Jody ngày hôm nay là lời khai bị mua chuộc.”.
 
Chị Barbara Santek cảm thấy kinh hoàng sau khi đọc những tàì liệu trong hồ sơ của toà án. Trước tình trạng lời khai bị ép cung, khai láo, và những điểm mâu thuẫn trong các lời khai, làm sao vị chánh án có thể đi đến kết luận Hood có tội mà không hề đặt nghi vấn?
 
Lời khai của nhân chứng không phải là khía cạnh duy nhất khiến Santek tin rằng Hood vô tội. Chị còn tin rằng luật sư Mullenix đã tìm ra được ai là thủ phạm giết chết Morgan.
 
Một ngày cuối năm 1995, trong lúc Mullenix chuẩn bị cho vụ xử Hood, ông nhận được điện thoại của cô Renee Ferguson, nữ phóng viên điều tra hình sự của đài NBC ở Chicago. Cô thu thập được nhiều tin tức theo cô nghĩ có lợi cho việc bào chữa cho Hood.
 
Trước đó vài tháng, ông hiệu trưởng trường tiểu học James R. Doolitle khu South Side đã liên lạc với cô Ferguson sau khi cô giáo Michelle Soto, dạy môn computer tại trường của ông bị sát hại. Cảnh sát tìm thấy thi thể trần truồng của cô Soto nằm kẹt giữa băng ghế sau của chiếc xe Chrysler hiệu LeBaron. Cô bị bắn vào mặt, và chết vì vết thương đó. Thám tử mở cuộc điều tra, thẩm vấn người hôn phu của cô Soto, nhưng không bắt giam ông ta. Đây không phải là một vụ hình sự thuộc loại “heater”, nóng hổi.
 
Tuy nhiên, thân nhân của cô Soto vẫn cho rằng người hôn phu của cô Soto là thủ phạm. Ông hiệu trưởng nhờ Renee Ferguson xem xét sự việc,và điều tra vụ này. Cô phóng viên tìm hiểu ra là người hôn phu đó là người lao công, 39 tuổi, phụ trách dọn dẹp vệ sinh trong trường. Y có một quá khứ hay đánh người, và chuyên giết người để lấy tiền bảo hiểm. Hai năm trước con trai của hắn cũng bị giết, nằm kẹt phía băng sau chiếc xe hơi. Người hôn phu của cô Michelle Soto tên là Marshall Morgan Sr.
 
Marshall Morgan Sr. sinh ra ở Chicago, hắn có dáng dấp khá điển trai, nước da đen mầu nâu đồng, với bộ ria mép cắt tỉa rất khéo. Năm 1972, y kết hôn với người yêu thời còn trung học, cô Marcia Escoffery. Hai người có một đứa con trai, lấy tên cha đặt cho con. Morgan chỉ sống với gia đình cô Escoffery một thời gian ngắn, nhưng hắn có tật hay đi chơi đêm, và săn gái. Cô Escoffery phải nộp đơn xin ly dị. Cô kể lại cho chúng tôi biết: “Tôi nói với hắn nếu anh muốn tự do đi chơi đêm, tôi cho anh đi luôn ra khỏi nhà.”. 
 
Trong thời gian này, Morgan Sr có mối quan hệ hục hặc với một người bạn tên là William Hall. Hai đứa đánh nhau chỉ vì món nợ $100 Morgan vay của Hall, không trả. Sau đó, theo Morgan kể lại với nhà chức trách, vào một buổi tối, sau khi hai đứa đậu xe trước cửa một tiệm bán rượu, Morgan đã “vô ý, lỡ tay” lấy súng bắn chết Hall. Ra toà, Morgan nhận tội, và bị kết án với tội danh ngộ sát, lãnh bảy năm tù. Sau hai năm ngồi tù, hắn được ra ngoài, và ở tình trạng quản chế.
 
Ra tù, hắn lấy vợ, ly dị, và rồi lại lấy vợ một lần nữa. Tháng Năm năm 1992, bà vợ thứ ba của hắn tên là Dolores Coleman phải xin án lệnh cấm Morgan Sr đến gần, bởi vì hắn từng bóp cổ cô suýt chết, kê súng vào đầu, doạ bắn cô. Cuối cùng hai người ly dị.
 
Tiền bạc của hắn bắt đầu suy xụp. Một giấy công chứng xác nhận hàng tháng hắn tiêu xài nhiều hơn đồng lương kiếm được khoảng $1,600. Tháng 9  năm 1992, hắn nhận được giấy xiết nhà của ngân hàng gửi đến. Qua tháng sau, hắn lấy ra $50,000 đô la trong kế hoạch (policy) bảo hiểm nhân thọ từ hãng Allstate. Đó là tiền bảo hiểm của người con trai, cũng tên là Morgan, một tuyển thủ bóng rổ nổi tiếng. Cậu ta là đứa con trai hắn bỏ rơi từ lúc còn chập chững mới biết đi. Bảy tháng sau, cậu con trai bị sát hại. Sau khi xác của cậu được tìm thấy, người cha lãnh thêm $44,000 đô la của hãng bảo hiểm Allstate.
 
LẤY ĐƯỢC TIỀN BẢO HIỂM CHƯA ĐỦ để Morgan Sr., giải quyết khó khăn về tiền bạc. Năm 1993, một phụ nữ khác, có con với y, và y phải đóng tiền trợ cấp hàng tháng cho đưá con rơi, thưa hắn ra toà để đòi tiền trợ cấp con tư sinh. Ngân hàng tiếp tục truy hắn để đòi nợ. Trong khoảng thời gian đó, hắn và cô giáo dạy computer Michelle Soto cùng nhau mua một căn nhà “split level” trong khu sang trọng Country Club Hills, ngoại ô của Chicago. Cô Soto vừa mới ly thân với chồng cũ, ông Reynaldo Soto, một chiến binh Thủy Quân Lục Chiến. Hai vợ chồng có với nhau một đứa con gái tên là Micaela. Cuối tuần, cô bé thường ở chơi với mẹ, và tên Morgan Sr. Cô Micaela nhớ lại rằng Morgan đã mua chuộc, tán tỉnh mẹ cô bằng nhiều món nữ trang. Tháng Hai năm 1995, hắn đứng ra mua bảo hiểm nhân thọ cho cô Soto.
 
Tuy nhiên, một thời gian sau, mối tình của hai người trở nên cay đắng. Một buổi chiều, cô bé Micaela nhớ lại là mẹ cô và Morgan Sr cãi nhau to tại căn nhà ở Country Club Hills. Cô bé nghe hai người chửi nhau trong phòng ngủ. Mẹ cô nói: “Tao sẽ bỏ mày ra đi.” Marshall trả lời: “Mày chớ có dại dột mà làm điều đó. Coi chừng chết với tao.”. Cô Soto không màng để ý đến lời đe doạ của Morgan, và đem Micaela ra đi. Chỉ ít lâu sau, cô bị mất tích.
 
Sau khi cảnh sát tìm thấy xác của cô Soto, họ mở cuộc điều tra vụ sát nhân. Em gái của cô Soto, cô Doreen Brown, nói với cảnh sát rằng khoảng hai tuần trước khi chết, cô Soto đưa cho cô giữ dùm một bao thơ trong đó có “những giấy tờ quan trọng”. Cô ta còn dặn Doreen đừng cho Morgan Sr. biết về bao thơ này nếu có chuyện gì xảy ra cho cô. Hình như cô biết trước có người sắp giết cô. Cô Doreen Brwon khẳng định với cảnh sát chính Morgan Sr đã giết chị của cô.. Ngoài ra, Alonzo Burgess, cháu trai của Morgan Sr cũng nói với cảnh sát rằng: “Hình như chú của tôi đang mưu tính một vụ giết người.”. Theo bà Burgess, tức người vợ cũ của Marshall Morgan, tên trước đây là Dolores Coleman, thì Morgan Sr có nói với bà rằng hắn đang tính làm một chuyện khó khăn vì muốn có tiền.
 
Cảnh sát thẩm vấn Morgan Sr vài lần, và họ thấy lời khai có điều gì bất nhất. Lúc đầu hắn lờ đi không nói về chương trình bảo hiểm nhân thọ của cô Soto. Sau đó, hắn khai lại là hắn quên vì có sự hiểu lầm. Nhưng bao giờ hắn cũng chối không biết gì vê cái chết của cô Soto. 
 
Bà Laura Burklin, chuyên viên thẩm định tiền bồi thường của công ty bảo hiểm Allstate, xem xét hồ sơ của Morgan, cả quyết rằng Morgan Sr có liên quan đến cái chết của cô Soto. Hắn vừa nhận được số tiền $30,000 về chiếc xe bị mất cắp, sau đó vài tuần hắn bán căn nhà ở Country Club Hills, sử dụng những chứng từ gỉả về chủ quyền của căn nhà. Tháng Sáu năm 1997, một quan toà chấp thuận vụ dàn xếp về căn nhà, và cho Morgan được hưởng $107,000 đô la.
 
VÀI THÁNG TRƯỚC NGÀY XỬ LẠI VỤ ÁN CỦA Hood, luật sư Jim Mullenix và luật sư bảo vệ công chúng (public defender) thu thập tất cả những tin tức cần để chuẩn bị bênh vực cho Hood. Theo ông Mullenix mọi thứ đã sẵn sàng kể cả vấn đề dấu tay của Hood trên lon bia. Giả thuyết của ông cho rằng Morgan Sr đã âm mưu giết đứa con trai, rồi y ra bãi rác ôm đại một mớ lon bia về, liệng vào trong xe, để đánh lạc hướng các thám tử. Trường trung học Corliss, nơi trước đây y làm lao công một thời gian, chỉ cách nhà của Tyrone Hood có hai dẫy phố.
 
Tại phiên toà của Hood, luật sư Mullenix vặn hỏi Chánh án Bolan tại sao ông không nêu nghi vấn về sự liên hệ giữa hai cái chết, có bàn tay của Morgan Sr., nhúng vào. Ngoài ra, ông cũng cho mời bà Burklin, chuyên viên về bồi thường của công ty bảo hiểm Allstate, ra khai trước toà. Bà khai trước toà: “Tôi tin chắc rằng Morgan Sr đã tìm mọi cách để moi tiền bảo hiểm.”. Khi luật sư đưa ra điểm này trước toà, các ông biện lý phản đối, và chánh án Bolan đứng về phe họ.
 
Ra trước toà, Morgan Sr đưa ra những lời khai trước sau mâu thuẫn. Lúc đầu y nói rằng y gặp con trai của y vào trưa thứ Bảy, bây giờ y khai là hai bố con gặp nhau vào buổi sáng. Lúc đầu y khai y cho cậu con trai $125 đô la để cậu đi chơi với bạn gái. Bây giờ, y khai y cho cậu ta $350 đô la. Luật sư Mullenix gạch đỏ những điểm bất nhất này, và muốn cật vấn Morgan Sr. trước toà về vụ giết chết người bạn của y hồi năm 1977. Nhưng Chánh án Bolan bác bỏ lời yêu cầu này.
 
Khi Mullenix hỏi Morgan Sr về số tiền bảo hiểm nhân thọ: “Ông đã lấy được bao nhiêu trong phần bảo hiểm nhân thọ của con trai ông?”. Cả bà Higgins lẫn ông Rogers, Luật sư công tố của tiểu bang đều phản đối, không cho luật sư Mullenix hỏi. Có một lúc, chánh án Blan tức giận cắt ngang cuộc đối chất của luật sư Mullenix. Ông nói luật sư Mullenix không tìm ra sự liên hệ giữa vụ án của Hood với quá khứ của Morgan Sr.,Theo ông nếu có sự tương đồng nào giữa cái chết của Morgan Jr với cái chết của cô giáo Soto thì chẳng qua đó chỉ là “sự tình cờ”. Ông cười ngạo về sự tranh biện của luật sư Mullenix. Ông mai mỉa nói rằng lý luận của ông ta giống như tuồng hình sự trên đài truyền hình: “Unsolved Mysteries.” “Những Bí Ẩn Không Tìm Ra Giải Đáp.”.
 
CUỐI NĂM 2001, chị Barbara Santek tình cờ đọc được loạt bài phóng sự trên báo Tribune ở Chicago, loạt bài tựa đề là: “Cops and Confessions””Cảnh Sát và Những Lời Khai”, trong đó người ký giả viết về việc cảnh sát Chicago thường hay sử dụng “kỹ thuật ép cung, bất chính ” để chế ra cho bằng được những lời khai theo ý của họ. Trong những bài báo này, ba ký giả Maurice Possley, Steve Mills, và Ken Armstrong đã mô tả kỹ hồ sơ cá nhân của thẩm vấn viên Kenneth Boudreau, người điều tra viên hư cấu về vụ Hood bị kết tội giết người bằng lời khai bịa đặt của West, Rogers, và Washington. Bài báo cũng viết thêm rằng Boudreau đã từng giúp lấy lời khai của khoảng hơn một chục bị can trong nhiều vụ án mạng với mục đích để bản án bị hủy bỏ, hay bị cáo được tha bổng. Mặc dù Sở Cảnh Sát bị tai tiếng khá nhiều về vấn đề biạ đặt lời khai, nhưng Boudreau vẫn oai phong đứng vững. Ông ta còn nổi tiếng là có tài doạ nạt, làm nhiều nghi can phải hoảng sợ. Ông thường đánh, đá, và đấm vào mặt nghi can trong lúc thẩm vấn. Một nghi can tên là Derrick Flewellen bị ở tù bốn năm rưỡi sau khi nhận tội hiếp dâm và giết người. Anh ta nói với báo chúng tôi: “Tôi không muốn bị ăn đòn, đánh đập nữa, nên tôi phải nhận đại cho xong.”. Về sau, khi thử nghiệm DNA, nghi can được tha bổng. Trong thời gian từ năm 1991 và 1993, Boudreau cố tình biạ đặt ra được ít nhất năm lời khai của những nghi can sau này được tha bổng.
 
Chị Santek tức muốn phát bịnh sau khi đọc bài báo. Chị nói với chúng tôi: “Cũng chính cái tên thẩm vấn viên này đã biạ chuyện trong vụ Hood.”.
 
Năm 2002, Santek đi nghỉ phép dài hạn ở Mỹ. Khi lưu lại ở Pittsburg, chị kết bạn với một kỹ sư người Mỹ, và cuối năm họ thành hôn. Hai người xây dựng gia đình mới ở Pennsylvania. Họ đứng ra nhận ba bé gái làm con nuôi. Trong khi đó Santek và Hood tiếp tục liên lạc với nhau bằng thư từ. Sau hai năm kết bạn tâm thư với Santek, Hood tâm sự trong một lá thư: “Bây giờ thì tôi hạnh phú lắm, tôi không còn cô đơn nữa.”.
 
Năm 2006, Santek và người bạn gái tên là Robyn Fisher đến thăm Hood tại nhà tù. Lính coi tù hộ tống hai người vào phòng chờ đợi dành cho khách từ xa đến. Santek nhớ lại là khi Hood xuất hiện, bước qua cánh cửa vào phòng, chị không tin người đó là Hood. Lúc bấy giờ Hood cắt tóc ngắn, gần như cạo trọc, râu mép và râu dưới cằm lốm đốm bạc, mầu muối tiêu. Nhà tù đã biến Hood thành một người đàn ông trung niên chững chạc. Hood nói với tôi: “Tôi đã học được bài học đáng giá là chớ bao giờ tò mò dính mũi vào chuyện của người khác. Ở trong này có nhiều kẻ kiêu ngạo, lúc nào cũng cho là mình đúng.”. Vừa nói, anh ta vừa nhún vai, dè dặt muốn tránh né mọi đụng chạm.
 
Họ ngồi nói chuyện với nhau rất lâu, hàng giờ đồng hồ. Hood làm cho chị Santek nhớ đến hình ảnh của cha chị - “lúc nào cũng nhỏ nhẹ, khiêm tốn”. Bây giờ, chị không còn nghi ngờ gì về những lá thư của Hood. Đó là những lá thư chân thật, không gian dối. Chị nói với tôi: “Tất cả những điều anh ta viết cho tôi trong nhiều năm qua là đúng, anh là con người nói trong thư.”.
 
Vài ngày sau, Hood viết cho chị Fisher một lá thư: “Trong suốt thời gian hai chị thăm tôi, tôi có cảm tưởng như mình không còn ở trong nhà tù. Sau khi hai chị về, tối đến tôi nằm ngủ mà cứ nhớ mãi đến Barbara (Santek) với nụ cười đôn hậu, nhân ái.”.
 
Hood và Santek bắt đầu nói chuyện với nhau nhiều bằng điện thoại, mỗi tháng vài lần, anh ta cũng siêng viết thư cho Santek. Trong một lá thư anh viết: “Sức mạnh của của cô làm tôi có thêm sức sống.”. Trong một lá thư khác, anh ta mạnh dạn hơn: “Sự can đảm của cô làm tôi rung động. Óc khôi hài dí dỏm của cô làm tôi thêm phấn chấn. Sự khôn ngoan của cô làm cho tôi muốn thành người hữu dụng.”. Trong một lá thư khác, anh còn viết đậm đà hơn: “Đây không phải là lời tuyên bố mà tiếng Anh, hay bất cứ ngôn ngữ nào có thể diễn đạt hết được tấm lòng của tôi. Cô có biết tôi trân qúi sự Hiện Hữu của cô đến mức nào không?”. Chính Santek cũng xúc động, và cảm thấy bắt đầu yêu Hook. Cô có ý định ly dị. Cuối cùng, chị chỉ ly thân với ông chồng, hai người bắt đầu ngủ riêng, mỗi người một phòng.
 
Vào đầu năm 2007, Santek quyết định nhờ tổ hợp luật sư Loevy & Loevy, một văn phòng luật sư nổi tiếng ở Chicago chuyên phụ trách về những vụ cảnh sát làm bậy, hay những vụ kiện sai trái. Để bảo đảm văn phòng luật này chú ý đến vụ án, Santek và Fisher dùng tem thư quốc tế, giả vờ như gói bưu kiện được gửi từ nước Úc sang. Bà Gayle Horn, luật sư trong văn phòng đồng ý đứng ra biện hộ không lấy tiền. Khi Hood nghe được tin này, anh mừng vô cùng. Anh viết cho Fisher một lá thư, trong đó anh kể: “Tôi đã đi đúng con đường để tìm được tự do. Chúa sẽ giúp tôi bằng cách tiếp sức cho tôi đi nốt đoạn đường còn lại. Tôi phải bước ra khỏi nơi này.”.
 
SAU KHI THẨM ĐỊNH LẠI VỤ ÁN, luật sư Horn và đồng nghiệp đi tìm nhân chứng để phỏng vấn. Wayne Washington xác nhận rằng những lời khai của y là sai. Y nói: “Các thám tử nói với tôi rằng họ sẽ không tha cho tôi nếu tôi không nhận tội giết Marshall Morgan.”. Jody Rogers cũng ký vào một tờ giấy hữu thệ xác nhận lờì khai của y trước đây là bịa đặt. Sau đó, anh trai của Jody là Michael còn tiết lộ một chi tiết động trời: “Tôi đã được cảnh sát Chicago bí mật trả tiền để làm cố vấn cho Jody khai với cảnh sát.”. Michael viết trong một lời khai hữu thệ: “ Mỗi khi cảnh sát đến đón tôi đến Ty là tôi lại được cho ít tiền.”. Họ còn dặn rằng nếu tôi bị đưá nào trong xóm gây rắc rối cứ báo cho họ biết, họ sẽ giúp đối phó với bọn này. Sự kiện đó khiến cho Luật sư Horn nhớ lại án lệ Brady chống tiểu bang Maryland năm 1963. Theo đó Tối Cao Pháp Viện cấm tuyệt đối việc chính phủ giữ kín, không cho phổ biến những tin tức có thể giúp biện hộ cho bị cáo.
 
Trong một đơn kiện đòì bồi thường dân sự chú trọng vào cách hỏi cung dã man, văn phòng luật sư Horn đòi thưa các thám tử liên hệ đến việc truy tố Hood. Khi thám tử John Halloran, bạn đồng sự của Boudreau được hỏi là ông có đánh Washington trong lúc thẩm vấn hay không, Halloran trả lời: “Tôi xin được từ chối trả lời, viện dẫn Tu Chính Án thứ Năm của Hiến Pháp.”. Tuy nhiên, ông Boudreau lại nói với văn phòng luật sư Horn khác: “Tôi không phải là Bố Già Michael Corleon. Tôi không cần dùng đến Tu Chính Án số Năm.” (Thực ra, ông ta bị bác khước không cho dùng Tu chính án số 5 hồi năm 2005).
 
Luật sư Russell Ainsworth, một thành viên trong tổ hợp Loevy & Loevy, hỏi ông Boudreau ông có nắm cánh tay Jody Rogers, và bẻ tay nó không. Boudreau trả lời rằng: “ Có thể tôi ấn cái còng số tám vào tay nó. Muốn còng tay người nào, mình phải bẻ cánh tay y ra sau. Tôi không hiểu khi ông dùng chữ vặn cánh tay, là ông muốn ám chỉ điều gì?”.
 
Luật sư Ainsworth hỏi tiếp: “Thế ông có xô nó vào tường không?”. Boudreau bèn hỏi lại “Ông định nghĩa thế nào là xô, là ấn. Chữ “push” có nhiều nghĩa lắm…”
 
Boudreau hiện làm Thượng Sĩ Thường Vụ phụ trách trông nom tổng quát chương trình bài trừ băng đảng ở các trường trung học. Gần đây tôi có dịp gặp ông tại nhà hàng Bridgeport, một khu Da Trắng Ái Nhĩ Lan ở vùng South Side. Chúng tôi ăn uống qua loa, chỉ có miếng bánh táo, ly cà phê, dùng đĩa giấy. Một cơn gió luà thổi ập vào của nhà hàng, lạnh ớn xương sống. Khi tôi vừa bấm nút máy thu âm. Ông ta vội vàng chặn tôi: “Xin ông đừng ghi âm buổi nói chuyện tối nay.”.
 
Ông nói với tôi rằng những lời tố cáo bảo rằng tôi đã đánh đập, hay ép cung người bị thẩm vấn là “chuyện ngớ ngẩn, không khá được.”. (Nhiều năm trước đó, trong một văn kiện chính thức, Boudreau từng nói rằng từ ngữ “dùng bạo lực qúa đáng” chỉ có ý nghĩa tương đối. Có thể đối với người thường thì có vẻ như mạnh tạy, nhưng đối với bọn tội phạm thì nhằm nhò gì.). Trong một văn thư công chính năm 1992, một người bị kết tội sát nhân tên là Kilroy Watkins than rằng trong lúc hai thám tử Boudrau và Holloran thẩm vấn, y bị cột bằng còng số tám vào một khoen sắt gắn ở tường, và thám tử Boudreau bóp cổ đánh y hết sức tàn nhẫn cho tới khi y phải ký vào một lời khai gian dối. Năm 2000, một tội nhân khác, bị kết tội sát nhân tên là Jaime De Avila khai trong một bản khai hữu thệ, nói rằng Boudreau hăm doạ sẽ dựng ra câu chuyện một thằng mọi Đen (nigger) có mặt ở phạm trường. Thằng mọi đó sẽ khai là đã lái De Avila trên chiếc xe của nghi can. Boudreau nói đi nói lại nhiều lần: “Mày sẽ ngạc nhiên về những gì thằng mọi đó sẽ làm.”. Boudreau thường lên mặt thầy đời chửi rủa tội nhân: “Chúng mày phải sớm học cái thói kính nể cảnh sát ngang với Đức Chúa Trời. Chớ bao giờ tỏ ra vô lễ với Bố chúng mày. Coi thường cảnh sát tức là coi thường Chúa.”.
 
Boudreau chối, không nhận đã nói những lời hăm doạ thô bỉ như vậy, ông nói: “Ông cứ thử đặt câu hỏi mà xem, vì sao có những lời tố cáo như vậy? Chúng xuất phát từ trại cải huấn mà ra.”.
 
Trong hai thập niên vùa qua, thành phố Chicago đã phải tốn khá bộn tiền về chi phí luật pháp liên quan đến những vụ án do ông Boudreau thẩm vấn. Năm 2011, thành phố phải bồi thường $1 triệu 250 ngàn để giải quyết vụ án Harold Hill. Người tội nhân này được xoá án nhờ thử nghiệm DNA, sau khi y bị Boudreau gán cho tội hiếp dâm, giết người bằng lời thú tội gian dối. Khi được hỏi ông nghĩ sao về vụ án của Hill ông Boudreau vẫn tin rằng Hill là kẻ có tội. Ông tin lời khai của y là đúng, và ông cảm thấy tức tốí khi tên tội phạm này được thong thả bước ra khỏi nhà tù. 
 
Ông Boudreau còn nói rằng những tổ hợp luật sư “cà chớn” như tổ hợp Loevy & Loevy đã giúp tạo ra cả một ngành kỹ nghệ làm tiền bằng những lời tố cáo sai. Về sau, tôi nói chuyện với ông Martin Preib, một cảnh sát viên ở Chicago, và là một tác giả viết sách về toà án, hình sự. Ông nói rằng ông Boudreau bị một số tổ hợp luật sư xấu bụng dùng làm mồi câu để kiếm tiền bồi thường. Ông Preib gọi ông Boudreau là “một điều tra viên tài ba hiếm có.” Và các tổ hợp luật sư “đã chôn vùi tên tuổi của một cảnh sát viên xuất chúng.”.
 
Sở Cảnh Sát Chicago thường bị tố cáo là từ chối không chịu nhìn nhận họ có nhiều vấn đề xấu trong nội bộ Sở. Cách đây hai năm, một cô gái bán rượu kiện thành phố đòi bồi thường sau khi một cảnh sát đã đánh cô ta ngoài giờ công vụ, ngay tại tiệm rượu nơi cô làm việc. Cảnh sát dùng qui luật “im hơi lặng tiếng” để che dấu tội cho nhau, khiến cho cuộc điều tra về hành vi xấu của người cảnh sát không thể tiến hành được. Một bồi thẩm đoàn quyết định bồi thường cho cô ta $850,000 để dàn xếp nội vụ.
 
Tại bữa ăn tối với tôi, ông Boudreau phân trần: “Tôi có thể nói với ông bạn chuyện gì sẽ xảy ra. Tổ hợp Loevy & Loevy muốn giúp Hood được đem ra xử lại. Tiểu bang họ không nghe, tên Hood sẽ tiếp tục tranh đấu, và tổ hợp Loevy & Loevy sẽ thưa tôi ra toà.”. Ông ngừng nóí để uống một ngụm cà phê. “Tôi biết rằng mọi người chúng ta khi chết, sẽ lên Thiên Đàng hay xuống Điạ Ngục. Tôi tin rằng tôi sẽ là người đứng ở cánh cửa của Thánh Phê rô cùng với một số nạn nhân bị giết oan đứng ở bên tay trái, và một số tên giết người đang xin Chúa tha tội, đứng ở bên tay phải. Và tôi biết chắc tụi làm việc cho tổ hợp Loevy & Loevy sẽ đi thẳng xuống Điạ Ngục vì chúng làm chuyện tồi tệ khi còn trên dương thế. Chúng nó gọi đó là danh dự, song thực ra chúng đang giúp những tên tội phạm được tự do ra đi.”.
 
Chúng tôi bàn luận về một câu nói mà Hood khai trong lúc bị thẩm vấn. Y nói: “Nếu tôi không nói điều gì để gỉải thích, tôi sẽ ngồi tù rất lâu. Nếu tôi đồng ý khai chuyện gì đã xảy ra, tôi cũng ở tù.”. Tại phiên toà, ông biện lý nhắc đi nhắc lại câu này nhiều lần để chứng tỏ rằng tên Hood mặc nhiên thú nhận y có tội. Hood chối, y cả quyết không hề nói câu đó.
 
Ông Boudreau hỏi tôi: “Như vậy tức là tôi đã biạ đặt câu nói này?”. Ông cười mai mỉa: “Tôi mong rằng tôi đã biạ ra câu đó. Nhưng nói thật với ông, nếu tôi biạ đặt, tôi sẽ biạ đặt hay hơn câu đó nhiều.”.
 
MỘT BUỒI SÁNG THÁNG TÁM NĂM 2007, Hood được đưa lên xe buýt của nhà tù đưa lên vùng phía bắc. Văn phòng Bộ Tư Pháp tiểu bang ra chỉ thị cho gọi y lên Chicago để phỏng vấn. Vài ngày sau, y ngồi trước mặt hai biện lý công tố. Một ông mở tập hồ sơ trưng ra, Hood trông thấy tấm hình một người y đã nhận diện trong phiên xử trước. Đó là tấm hình của Marshall Morgan Sr. Ông biện lý giải thích với Hood rằng tên Morgan sắp phải ra toà về tội giết chết người bạn gái tên là Deborah Jackson.
 
Nội vụ làm cho người ta nhớ đến cái chết của người bạn, người hôn thê, và đứa con trai của y. Ngày 8 tháng Chín năm 2001, Morgan Sr. cãi nhau với người bạn gái về chuyện ngăn tủ trong nhà bếp. Nửa chừng, y phải đi làm ở trường tiểu học Barton Elementary School, khu South Side. Vài phút sau, cô Jackson lái xe đến trường, trông thấy Morgan đang quét rác, gọi hắn ra. Hắn chui vào trong xe của Jackson. Hai người tiếp tục cãi nhau, cô Jackson lái xe. Sau khi đi được vài dậm, cô Jackson ngừng xe lại, Morgan Sr bước ra ngoài. Cô Jackson cũng bước ra khỏi xe, và đi bộ theo hắn. Hắn nhớ rằng sau đó cô ta tát vào mặt hắn, và hắn “đẩy cô ta ngã xuống”.
 
Cái bóp của cô Jackson tuột khỏi vai, rơi xuống đất. Theo Morgan Sr. kể thì lúc đó một khẩu súng ở trong bóp rơi ra ngoài, lẩy cò, phát nổ. Hắn chụp lấy khẩu súng, sau vài giây dằng co, hắn lấy được súng và bóp cò. Viên đạn cắt ngang cùi chỏ, và ghim vào ngực cô ta. Hắn bắn thêm phát nữa trúng bụng cô. Khi điều tra viên hỏi vì sao hắn bắn cô ta những hai lần, hắn trả lời có lẽ vì “giận quá, mất khôn.”.
 
Morgan Sr cho biết phát đạn không làm cô Jackson chết ngay. Khi hắn mở thùng xe để ném xác cô vào trong, hắn thấy cô đưa tay quơ cào trong không khí. Trong lúc cô ra máu rất nhiều, hắn tỉnh bơ lái xe trở lại trường học quét dọn tiếp cho hết giờ làm việc. Sáng hôm sau, hắn dời xe của cô Jackson đi nơi khác, và lấy khẩu súng. Cuối cùng, hắn ném khẩu súng xuống hồ Michigan.
 
Một tuần sau người ta tìm thấy xác của cô Jackson, và cảnh sát thẩm vấn Morgan Sr. Trong mấy ngày đầu, hắn chối tội giết người. Nhưng rồi cuối cùng hắn thú tội trong một lời khai được ghi âm. Hắn nói với cảnh sát: “Tôi muốn lương tâm được thanh thản.”.
 
Hood lắng nghe hai người phụ tá bộ tư pháp tiểu bang trình bầy vụ án. Hắn nghĩ rằng họ sẽ đi đến kết luận cho rằng Morgan Sr đã giết cô bạn gái, vì thế đó là bằng chứng cho thấy hắn không thể giết con trai của hắn được. Nhưng rút cuộc, họ không đi đến kết luận như vậy, trái lại họ hỏi Hood có được Morgan thuê để giết đứa con trai của y hay không. Hood trả lời rằng: “Tôi chưa bao giờ gặp người cha, cũng như gặp người con.”. Sau đó, họ hỏi chuyện Hood, có ý muốn Hood buộc y nhận tội làm kẻ giết mướn. Hôm sau, hắn lại được đem trả về nhà tù ở phía nam. Năm 2008, Morgan Sr lãnh án tù 75 năm về tội giết cô Jackson. Morgan Sr. từ chối không cho chúng tôi phỏng vấn.”.
 
Luật sư Gayle Horn, người nhận lời biện hộ cho Hood, nói với tôi rằng vì cố ý chọn sai thủ phạm, ông Boudreau và các thám tử khác đã thả lỏng một tên giết người, để nó được tự do ở ngoài. Luật sư Horn kết luân: Morgan Sr thực chất là một tên đa sát, serial killer. Lẽ ra nó phải bị bắt để truy tố từ năm 1993. Nhưng thay vào đó, nó ở ngoài vòng pháp luật, và giết thêm hai phụ nữ khác.”.
 
THÁNG HAI NĂM 2011, ÔNG RAHM EMANUEL đắc cử Thị Trưởng thành phố Chicago. Ông chính thức ngỏ lời xin lỗi về những chiến thuật cảnh sát bị lạm dụng khi điều tra. Ông gọi những hành vi đây là “một chương sử tăm tối” trong lịch sử của Chicago. Ông nói: “Chúng ta không phải là những con người xấu xa như thế.”. Cùng lúc đó, chính quyền tiểu bang Illinois thành lập một Ủy Ban Điều Tra và Sửa Sai Tệ Nạn Đánh Đập Hành Hạ. Ủy ban này sẽ cưú xét lại đơn xin xét sử của khoảng một chục tù nhân, từng bị thám tử Jon Burge thẩm vấn. Ông này bị sa thải vì tội “bạo hành, đánh đập nghi can.”. (Năm 2010, Burge lãnh án về tội khai gian, và cản trở công lý. Mặc dù lúc đó chánh án đã trưng ra “cả núi bằng chứng” về hành vi tàn bạo của ông ta.). Quận hạt Cook County vội vã cho trả tự do rất nhiều tù nhân bị xử oan. Tổng số tù nhân được trả tự do nhiều nhất trên toàn quốc. Nhưng liệu số tù nhân được trả tự do như vậy đã đủ hay chưa? Phải chăng vẫn còn một số tù nhân đáng được hưởng tự do?.
 
Trong một bài diễn văn đọc hồi tháng Hai năm 2012, bà Anita Alvarez, Bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang Illinois nói rằng: “Việc làm của tôi không phải chỉ nhằm kết tội bừa bãi. Việc của tôi là đi tìm công lý – dù cho việc đi tìm công lý đó có thể đưa đến sự việc là chúng tôi phải thừa nhận đã phạm phải lỗi lầm trong quá khứ.”. Báo hiệu trước sẽ có sự thay đổi trong triết lý của Bộ, qua việc thành lập Đơn Vị Truy Tố Chính Đáng, để đảm bảo rằng: “chỉ truy tố đúng kẻ có tội mà thôi” ngay tại Quận Hạt Cook. Phát ngôn nhân của bà Bộ trưởng, bà Sally Daly nói với nhật báo Tribune họ sẽ bắt đầu cải tổ bằng việc xem xét lại vụ án của Hood.
 
Ba tháng sau, phụ tá Bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang là ông James Papa đặc trách trông coi đơn vị điều tra, đích thân đến nhà tù ở đông nam Illinois để phỏng vấn Jody Rogers. Lúc đó tay này đang ngồi tù vì tội ăn cướp. Rogers nói với ông Papa về Hood như sau: “Tên đó (Hood) nó không làm chuyện giết người.”. Rogers còn nói rằng hắn sợ cảnh sát quá nên khai đại như vậy. Y tiếp tục khẳng định y không hề biết chút gì về chuyện giết người. Rogers nói về Hood như sau: “Hãy thả nó ra khỏi nhà tù.”. Ông Papa và các điều tra viên lái xe đi Michigan để tìm cách nói chuyện với Washington. Nhưng Washington từ chối nói chuyện nếu không có sự hiện diện của luật sư, ông Papa không tiếp tục theo dõi tiếp sự việc này. Ông Papa và các điều tra viên bay đi Florida để hỏi cung Emanuel Bob - kẻ đã khai rằng y trông thấy Hood ngồi trên xe vào buổi tối, khi y đứng cách xa khỏang 100 feet. Bob vẫn tiếp tục giữ vững lập trường: “Không ai có thể đặt điều cho tôi nói.”. (Theo chương trình Innocence Project, gần ba phần tư những vụ truy tố đều sai, sau khi có những bằng chứng do xét nghiệm DNA. Lý do, cảnh sát đã lấy lời khai bố láo từ nhân chứng.).
 
Tại toà án hình sự của Quận Hạt Cook, ông Papa phỏng vấn Hood. Y nói với ông rằng trước ngày y bị bắt, y thường chỉ uống bia hiệu Miller hay rượu rum. Y mô tả đã bị hai thẩm vấn viên Boudreau và Halloran hăm doạ, và quần thảo đến mềm người. Hood nói còn một thẩm vấn viên khác nện báng súng vào y và quất y năm roi. Ông Papa hỏi có bao giờ Hood gặp Morgan Sr chưa. Y trả lời: “Chưa bao giờ gặp người này.”.
 
Hai tháng sau, ông Papa đi gặp Morgan Sr ở nhà tù Stateville cách Chicago 40 dậm. Y nằng nặc nói rằng y không hề giết con trai của y. Hắn nói: “Ông có thể nghĩ sao về con người của tôi cũng được.Tôi đếch cần. Trong lúc này tôi đành an phận với hoàn cảnh của mình.”. Hắn cũng chối, nói rằng hắn không hề gặp khó khăn về tiền bạc trong thời gian đó. Hắn còn bảnh choẹ nói rằng hắn đem tiền chia cho những người cần giúp đỡ. Y nói y mua bảo hiểm nhân thọ cho cậu con trai Morgan là do lời yêu cầu của mẹ cậu ấy, tức bà Marcia Escoffery. Hỏi thăm bà Escoffery về điều này. Bà bỉu môi :”Dóc tổ! Đừng tin nó.”. Morgan Sr nói với ông Papa: “Các ông đã bắt trúng thủ phạm rồi đó. Đừng thắc mắc làm chi nữa.”.
 
Một năm sau ngày bà Alvarez thành lập Đơn vị Conviction Integrity Unit, ông Papa ra trước toà trình bầy cho chánh án rõ tất cả những gì ông tìm hiểu được trong vụ của Hood. Ông không đề nghị lật ngược phán quyết cũ, cũng không gỉải thích lý do vì sao.
 
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TƯ PHÁP làm cho các luật sư bênh vực cho Hood và cô Santek chưng hửng, không biết tin tưởng vào đâu. Cô Santek đệ đơn xin Freedom of Information (Quyền tự do thu thập thông tin) để lấy ra kết quả điều tra, và phương pháp làm việc của Conviction Integrity Unit. Một  tuần sau, cô nhận được một lá thư của Unit cho biết họ “không có tài liệu nào để trả lời thơ yêu cầu của cô”. Họ cũng nhấn mạnh một điều là không hề có văn kiện chính thức nào về việc thành lập hay hoạt động của Conviction Integrity Unit.
 
Luật sư bênh vực cho Hood thỉnh nguyện ông Richard Brzeczeck, cựu chỉ huy trưởng trường Cảnh sát Chicago, xin ông cho một bản sao cuộc phỏng vấn ông Papa hỏi Hood. Thỉnh nguyện thư này không hề đề cập đến Conviction Integrity Unit. Ông Brzeczek nhận xét về cuộc phỏng vấn của ông Papa với Hood là “phiến diện, có tính chất mầu mè, chỉ nhằm sửa chữa lỗi một cách cẩu thả.”. Cuộc phỏng vấn đã bỏ sót không xoay mạnh đến điểm Morgan Sr bị kẹt về tiền bạc, cũng như sự tương đồng trong những cái chết của bạn y, con y, cô hôn thê, và cô bạn gái. Tất cả đều bị bắn chết bằng súng, xác vứt trong xe, rồi mới đem đi quăng. Ông Brzeczek kết luận rằng tội nhân Hood “đáng được đem ra xử lại.”.
 
Trong nhiều năm qua, ông Brzeczek quan sát để theo dõi Văn Phòng công tố Quận Hạt Cook trong cuộc chiến đấu bài trừ một số phần tử xấu, nhưng họ đã thất bại.Theo ông phần lớn những cố gắng làm sạch guồng máy chỉ có tính chất vá víu, theo nhu cầu chính trị, chứ không gột rửa sạch những gì cần loại trừ. 
 
Giáo sư luật khoa của đại học Chicago, ông Craig Futterman, một thành viên trong Ủy Ban Điều Tra và Sửa Sai Tệ Nạn Hành Hạ, Đánh Đập nói với tôi rằng văn phòng công tố Quận Hạt Cook vẫn giữ lập trường bênh vực những thám tử lạm quyền, đánh đập tội nhân vì họ sợ rằng khui hồ sơ ra, sẽ có rất nhiều nghi can được đem ra xét sử lại, tốn kém vô cùng, chưa kể là còn phải bồi thường cho những người này để giải quyết êm thắm nội vụ.Giáo sư Futterman nói có đến 80% sĩ quan cảnh sát ở Chicago bị dân chúng gửi thư than phiền về thái độ tàn bạo của họ. Hồ sơ tại toà án cho thấy trong năm 2012, có 38 vụ than phiền về thái độ bạo ngược của thẩm vấn viên Boudreau. Giáo sư Futterman cho rằng việc làm của Conviction Integrety Unit chỉ có tính cách chiếu lệ, chẳng ra tích sự gì, nặng tính chất “ngoại giao” để trấn an dư luận. 
 
Ông Papa từ chối bình luận về những nhận xét tiêu cực đối với đơn vị ông đang trông nom. Bà Sally Daly, phát ngôn nhân của đơn vị, biện bạch rằng: “Chẳng nên chỉ vì vụ án Hood mà vơ đũa cả nắm. Có tất cả khoảng 12 cá nhân được phỏng vấn liên quan đến vấn đề mở lại cuộc điều tra.”. Theo bà Sally Daly từ năm 2012 đến nay, văn phòng đã thẩm định lại được 9 trường hợp bị truy tố oan, và còn đang cứ xét hàng trăm hồ sơ khác nữa.
 
Một biện lý công tố trước đây từng kết án Hood, bây giờ ông là phụ tá văn phòng biện lý tiểu bang. Tên ông ta là Kurt Smitko, cũng có mặt trong nhóm duyệt xét lại hồ sơ vụ án liên quan đến Hood. Tôi đặt câu hỏi như thế có xảy ra vấn đề “mâu thuẫn quyền lợi” hay không. Bà Daly nói với tôi rằng không có gì là mâu thuẫn cả. Ông Smitko đã cùng với ông Papa phỏng vấn bà Marcia Escoferry. Ông tạo được sự tin tưởng nơi bà Escoferry. Mọi chuyện đều diễn tiến rất tốt đẹp.
 
Tôi đến thăm bà Escoffery vào một đêm tuyết rơi trong tháng Giêng. Bà và người em gái, Sharon Murphy mời chúng tôi vào phòng khách. Ở đó có cây đàn piano loại baby grand, khá lớn, nhiều cây cảnh rất đẹp, trông ra cửa sổ lớn, nhìn ra ngoài đường tuyết phủ trắng xoá. Hôm đó là ngày sinh nhật của Morgan, cậu con trai của bà bị sát hại cách đây 18 năm. Bà than thầm: “Lạy Chúa tôi, nếu thằng bé còn sống thì giở này nó được 41 tuổi.”. Mắt bà nhòa lệ. “Hôm nay trời nhiều tuyết quá, tôi ra ngoài không được. Lẽ thường ra, tôi thường đi ra mộ của cháu, đem theo sáu lon bia để viếng mộ, và khấn nguyện cho cháu.”.
 
Tôi hỏi thăm hai bà có nghĩ rằng ông Morgan Sr có dính líu đến cái chết của con trai bà hay không? Bà Murphy trả lời: “Nói một cách hợp lý thì nếu kẻ nào lấy tiền bảo hiểm nhân thọ của cháu trai tôi, kẻ đó ắt hẳn phải có một mưu đồ gì đó.”
 
Bà Escoffery nhìn xuống sàn nhà, gật gù đồng ý. Theo dõi diễn tiến vụ án liên quan đến Hood cách đây 18 năm, bà tin rằng Hood có tội. Nhưng bà cũng không loại trừ khả năng Morgan Sr dính líu đến vụ án này. Bà nói: “Lão ta không thèm nhìn mặt đứa trong suốt 17 năm, khi không lại xuất hiện, và mua bảo hiểm nhân thọ cho thằng nhỏ. Biết đâu hắn chả giết con để lấy tiền bảo hiểm. Nếu qủa thực hắn giết con vì tiền, hắn đáng bị trừng phạt. Giết cha nó đi…Nếu người ta có thể chứng minh hắn đã giết con của tôi, đưa súng cho tôi, tôi sẵn sàng bóp cò để giết nó.”.
 
MỘT BUỔI SÁNG THÁNG TƯ, chị Santek đang ngồi trong bãi đậu xe với đứa con gái bên ngoài nhà tù Menard. Chị đang sửa lại mái tóc, nhìn vào kính chiếu hậu của chíếc xe hơi chị thuê. Chị và cô con gái, cháu Nyasia, bước ra khỏi xe, tiến về phía cửa đi vào văn phòng. Cháu Nyasia năm nay được 13 tuổi, có mái tóc cong tít, từng theo mẹ vào thăm Hood trong nhà tù vài lần. Cô bé vẫn nói chuyện với Hood bằng điện thoại, và con Hood như người cha dượng. Sau khi chị Santek ký tên vào sổ thăm viếng, người phụ nữ phụ trách an ninh khám xét sơ thân thể hai mẹ con, và cho hai người vào ngồi chờ Hood.
 
Hood bước vào phòng tiếp khách, không bị mang còng tay. Cô bé Nyasia muốn nhảy lên ôm lấy cánh tay của Hood. Hai người ôm lấy nhau, và Hood hôn lên trán cô bé. Chúng tôi được chỉ định ngồi trên nhũng chiếc ghế đẩu xếp vòng quanh một cái bàn bằng sắt. Hood ngồi xuống một chiếc ghế, đối diện với người cai tù. Trên kệ của sổ có nhiều cây nha đam.
 
Hood ngỏ lời xin một ly nước. Sáng hôm đó nhà tù khóa ống nước vì một sự kiện xảy ra ngoài ý muốn. Người gác tù miễn cưỡng gật đầu, làm theo yêu cầu của Hood. Trong khi thăm Hood, chị Santek thèm thuốc lá qúa, cứ phải xin phép ra ngoài hút thuốc hai ba lần. Chị chữa thẹn: “Khi nào tôi bị stress, tôi lại cần đến thuốc lá.”.
 
Hood vội vàng trấn an: “Điều này không làm cho anh bớt yêu em.”. Anh ta nheo mắt nhìn Santek, và đưa bàn tay vuốt ve bàn tay chị.
 
Nếu không có gì xảy ra, đến năm 2030, Hood có thể được tại ngoại với qui chế tạm tha- parolee. Khi đó, anh sẽ được 67 tuổi, và chị Santek cũng khoảng bảy chục. Luật sư của anh hy vọng sẽ giúp anh ra tù sớm hơn nhiều. Năm 2009, hai luật sư Gayle Horn và Karl Leonard đệ đơn thỉnh nguyện xin cứu xét lại bản án cũ cho Hood với lý do: những bằng chứng buộc tội anh vô căn cứ, và vị sĩ quan thẩm vấn có một “lịch sử rất dài về tư cách xấu.”. Hơn thế nữa, Morgan Sr, với án tích mới nhất là “ bằng cớ hiển nhiên chứng tỏ Morgan Sr sẵn sàng biết bạn bè, người thân yêu để lấy tiền bằng cách bắn chết những người này…và để thân thể của họ trần truồng một nửa, hay hoàn toàn, chờ chết ở bên trong, hay bên cạnh chiếc xe hơi bỏ phế.”.
 
Bản thỉnh nguyện kê khai một số yếu tố như: Morgan Sr có một “kiểu giết người” độc đáo chỉ mình hắn làm, điều này chứng tỏ Hood vô tội. Yếu tố thứ hai là thái độ rất xấu của người cảnh sát thẩm vấn. Yếu tố thứ ba là cảnh sát đã thuê tiền cho anh của Jody Rogers làm thầy dùi cho nó khai láo. Chánh án Neera Walsh cho phép điều trần về vụ cảnh sát cho tiền người ngoài để giúp khai gian. Nhưng ông toà này bác bỏ hai yếu tố còn lại. Ông nói rằng lý luận về “kiểu giết người” của Morgan Sr không có căn cứ cụ thể, và thái độ hành xử xấu của cảnh sát không thể làm cơ sở để cho rằng Hood vô tội. Ngày điều trần về việc cảnh sát cho tiền người làm nhân chứng chưa được ấn định. 
 
Bộ tư pháp tiểu bang cũng ra lệnh điều tra về chất sợi giống như tóc người ta, dính trong băng keo tìm thấy trong thùng xe hơi của Morgan Sr. Y nói đó là lông con chó con mà cô con gái của Michelle Soto nuôi. Đến tháng Năm kết quả giảo nghiệm cho thấy đó là lông hay tóc của một phụ nữ. Luật sư Horn hy vọng ông chánh án sẽ cho điều trần về sợi tóc này.
 
Hood ngồi lặng thinh trong phòng thăm viếng. Anh tỏ ra vô cảm khi thấy số phận của anh hoàn toàn đặt vào sự chuyên đoán của các quan toà Quận Hạt Cook, và các biện lý ở đây. Trong chuyến viếng thăm trước đây, tôi hỏi anh có tức giận không?
 
Anh trả lời: “Tức lắm chứ! Ngày nào tôi cũng tức giận. Ông nghĩ lại coi, hai mươi mốt năm tù, dài lắm. Ở đây chỗ nào cũng tham nhũng.”.
 
Hood biết ở nhà tù Menard có bốn tù nhân được xoá án vào năm 2010, và được trả tự do về nhà. Anh nói với tôi: “Mắt tôi trông thấy người ta được trắng án, và được trả tự do. Còn tôi, tôi có tội gì? Mọi bằng chứng đều chứng minh cho thấy đứa khác làm nên tội. Chì có vài dấu tay vớ vẩn rồi đem buộc tội cho tôi. Oan cho tôi quá.”. Anh có cảm tưởng công lý là một trò chơi may rủi giống như xổ số. Anh mắc phải số con rệp, nên dính vào tù. Anh hậm hực rủa thầm: “Tôi làm gì nên tội? Khổ thân tôi chưa!!.”
 
Phóng sự điều tra của Nicholas Schmidle trên The New Yorker ngày 4/8/2014
Nguyễn Minh Tâm dịch


<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.09.2014 21:02:05 bởi Phù vân >
thiên thanh 04.09.2014 20:59:39 (permalink)
0
PETRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ

Petrus Ký là nhà bác học VN về ngôn ngữ, giỏi tiếng Hán, Nôm và Pháp, người đã có công trong phát triển chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên vì là một tín đồ Thiên Chúa nên không được triều đình Huế vinh danh, đến thời kỳ cách mạng dù rằng Cụ Pétrus Ký đã là người thiên cổ nhưng vẫn bị gán cho là theo Pháp. Chúng ta trân trọng tài năng của một nhà bác học Việt Nam đã làm cho chữ quốc ngữ trong sáng ở thời kỳ đầu và trường Trung Học P.Trương Vĩnh Ký Saigon đã đào tạo biết bao thế hệ trí thức và khắp năm châu, các tài năng từ trường Petrus Ký đã đóng góp rất lớn cho trí tuệ khoa học của cả thế giới chứ không riêng gì VN. (Trí Vịnh)


Pétrus Trương Vĩnh Ký

Kể từ khi giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) đến Việt Nam truyền đạo vào năm 1625, Đắc Lộ đã là người tiền phong trong việc quốc ngữ hoá tiếng việt từ gốc hán sang mẩu tự La mã mà tác phẩm nổi tiếng là cuốn tự điển Việt-Bồ-La (Việt-Bồ đào Nha-Latin) ra đời vào năm 1651.
 


Với hàng trăm tác phẩm, Pétrus Trương Vĩnh Ký là một trong những người đã đóng góp vào việc canh tân và hoàn thiện tiếng việt, một ngôi trường lớn ở Sài Gòn đã lấy tên ông đặt cho trường học nổi tiếng, nơi đã đào tạo những người con ưu tú của miền Nam VN trước 1975 - Ngôi trường đã bị đổi tên sau khi miền Nam được giải phóng - tuy nhiên tên tuổi của Pétrus Trương Vĩnh Ký vẫn còn ngự trị trong tiến trình xây dựng văn hoá và văn học Việt Nam, một vài người đã viết về Pétrus Ký:

Trương Vĩnh Ký không đạo mạo, không đài các, không cao kỳ; ông trai trẻ hơn, ông mới hơn… Và nhờ ông, câu văn Việt được giải phóng khỏi những xiềng xích chữ Hán. Chủ trương của ông chính là “cách nói tiếng An Nam ròng” và viết “trơn tuột như lời nói”. Nếu đem phân tích theo ngữ pháp thì thấy lôi thôi, nhưng so với văn xuôi khác ra đời sau ông 20, 30 năm, văn ông vẫn còn hay hơn, mạch lạc khúc chiết hơn.
-Thanh Lãng-

 

Ông là người, từ nhỏ được giáo dục theo phương pháp Âu Tây, khi trưởng thành theo giúp việc người Pháp, thế mà bằng hữu viết thư giục ông, ông không nghe, vẫn khăng khăng từ chối để suốt đời được giữ bộ quần áo Việt Nam và suốt đời là một người Việt Nam thuần túy.
- Lê Thanh-.


Trương Vĩnh Ký (6 tháng 12 năm 1837 - 1 tháng 9 năm 1898) khi mới sinh có tên là Trương Chánh Ký, tự Sĩ Tải, theo đạo Công giáo nên có tên thánh: Jean-Baptiste Pétrus, nên còn gọi tắt là Pétrus Ký. Ông là một nhà giáo, nhà báo, nhà văn và là nhà bác học Việt Nam, thông thạo 26 ngôn ngữ, được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse và là một trong 18 văn hào thế giới của thế kỷ 19. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật.

Trương Vĩnh Ký thiết tha với nền văn học Quốc ngữ và được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam. Ông sáng lập, là tổng biên tập những tờ báo quốc ngữ đầu tiên, cũng là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác. Vì thế có thể xác định rằng Trương Vĩnh Ký là người tiên phong trong làng báo chí Việt Nam - hay còn gọi là ông tổ của ngành báo chí việt, phương tiện truyền thông đại chúng đầu tiên ở Việt Nam, trước khi có đài phát thanh và truyền hình.



Petrus Trương Vĩnh Ký trong y phục triều nhà Nguyễn

Tiểu sử

Trương Vĩnh Ký, người tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre - Kiến Hoà cũ). Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu. Năm ông 3 tuổi, thân phụ ông được triều đình cử đi sứ sang Cao Miên rồi mất ở bên ấy.


Tượng Petrus Ký ngày nay tại Cái Mơn

Đi học

Nhờ mẹ tần tảo, lên 5 tuổi Trương Vĩnh Ký được đi học chữ Hán, do thầy đồ dạy tại Cái Mơn. Đến năm lên 9 tuổi, ông được linh mục Tám đem về nuôi, vì nhớ ơn lúc nhà Nguyễn cấm đạo Công giáo gắt gao; ông Thi, tức cha của Pétrus Ký, đã hết lòng che giấu ông.

Ông Tám mất, có hai nhà truyền giáo người Pháp, thường gọi là Cố Hòa, Cố Long, biết Pétrus Ký vừa có trí thông minh vừa chăm học, nên đem về trường dòng ở Cái Nhum dạy chữ Latin. Năm 1848, Cố Long đưa Pétrus Ký sang học tại Chủng viện Pinhalu ở Phnom Penh, Cao Miên.


Nhà bia đá Petrus Ký ở Cái Mơn

Năm 1851, trường này chọn 3 học sinh xuất sắc, trong số đó có Pétrus Ký, để cấp học bổng đi du học tại Chủng viện Giáo Hoàng ở Pinang thuộc (Malaysia). Đây là một trường chuyên đào tạo các tu sĩ cho vùng Viễn Đông...


Mặt trước bia đá tại Cái Mơn

Năm 21 tuổi (1858), Trương Vĩnh Ký đang học đến năm thứ 6, và chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp để chịu chức linh mục, thì vào lúc giữa năm, ông phải vội vàng về nước vì được tin người mẹ hiền qua đời.

Pétrus Ký trở về quê hương Cái Mơn giữa lúc Pháp đem quân vào chiếm Việt Nam, bắt đầu từ Đà Nẵng ngày 1 tháng 9 năm 1858, rồi Sài Gòn ngày 17 tháng 2 năm 1859, đến Gia Định, tiếp theo là việc mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vì thế, việc cấm đạo công giáo cũng diễn ra gay gắt hơn. Lúc ấy, Pétrus Ký phân vân rồi quyết định không trở lại chủng viện nữa.


Mặt sau bia đá tại Cái Mơn

Cộng tác với Pháp

Để tránh bị bắt bớ, Trương Vĩnh Ký chạy lên Sài Gòn vào tá túc nhà vị giám mục người Pháp Lefèbre, và được ông này giới thiệu làm thông ngôn cho Jauréguiberry vào ngày 20 tháng 12 năm 1860.

Năm 1861 Pétrus Ký thành hôn với bà Vương Thị Thọ (con gái ông Vương Ngươn, hương chủ làng Nhơn Giang, Chợ Quán) do linh mục Đoan họ đạo Nhơn Giang mối mai và dời về cư ngụ ở Chợ Quán, Sài Gòn.


Nhà Petrus Ký cư ngụ ở Chợ Quán - 1889

Ngày 8 tháng 5 năm 1862, Pháp thành lập trường Thông ngôn (Collège des Interprètes), ông được nhận vào dạy.
Năm 1863, triều đình Huế cử một phái đoàn do Phan Thanh Giản cầm đầu sang Pháp xin chuộc ba tỉnh miền Đông, Phan Thanh Giản xin Trương Vĩnh Ký đi theo làm thông ngôn.


Nhà Petrus Ký ngày nay ở Chợ Quán

Sang Pháp, Pétrus Ký cùng phái đoàn nhà Nguyễn được triều kiến Napoléon III, gặp nhiều nhân vật tên tuổi thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Ngoài ra, ông còn được sang thăm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và được yết kiến Giáo hoàng tại La Mã.

Về nước, năm 1865, Trương Vĩnh Ký viết cho tờ Gia Định báo (tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên) do ông Ernest Potteaux làm quản nhiệm.


Phía trong nhà Petrus Ky - Chợ Quán

Năm 1866, ông thay thế linh mục Croc làm hiệu trưởng Trường Thông ngôn. Ngày 15 tháng 9 năm 1869, ông được thủy sư đô đốc Pháp là Ohier bổ nhiệm làm chủ bút tờ Gia Định báo và tờ An Nam chính trị và xã hội.
Ngày 1 tháng 1 năm 1871, Trường Sư phạm (École normale) được thành lập, Pétrus Ký được cử làm hiệu trưởng.
Ngày 1 tháng 4 năm 1871, Pétrus Ký được Pháp phong hạng nhất huyện (hàm), được cử làm thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn.
Năm 1873, Pétrus Ký được giao nhiệm vụ điều hành trường Tham biện Hậu Bổ (Collège des administrateurs stagiaires), dạy Việt và Hán văn và cũng bắt đầu viết sách.

 
Nhà mồ của Petrus Ký vào khoảng năm 1930

Năm 1876, thống đốc Nam Kỳ Duperré cử ông ra Bắc Kỳ tìm hiểu tình hình miền Bắc. Năm 1877, ông là hội viên duy nhất và đầu tiên người Nam, được cử làm ủy viên hội đồng cai trị Sài Gòn.
Năm 1883, ông được Hàn Lâm Viện Pháp phong hàm Viện sĩ (Officier d'Académie).
Năm 1886, Paul Bert - nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học - được cử sang Đông Dương làm khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Vốn là bạn từ trước, nên Paul Bert mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc.

Ngỏ vào nhà mồ Petrus Ký, đường Trần Hưng Đạo

Đến Huế, Pétrus Ký được vua Đồng Khánh cho lãnh chức trong Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ.
Ngày 11 tháng 11 năm đó, Paul Bert bất ngờ bị bệnh chết, Trương Vĩnh Ký bị nhóm thực dân không cùng cánh bỏ rơi, bạc đãi; và bản thân Pétrus Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập nên ông lấy cớ đau phổi xin từ chức về lại Sài Gòn dạy học tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn và viết sách...
Nhà mồ Petrus Ký hiện nay

[image]http://i58.tinypic.com/2vtxikm.jpg">
Phiá trong nhà mồ Petrus Ký

Cuối đời

Mặc dù đã trở về đời sống của một viên chức, nhưng Trương Vĩnh Ký vẫn bị người khác phe tìm cách hạ bậc lương và làm khó dễ việc vào ngạch giáo sư sinh ngữ Đông Phương của ông. Rồi năm 1888, trường Thông ngôn đóng cửa, Pétrus Ký gần như thất nghiệp.

Và khi trước, lúc còn được ưu ái, những sách của Trương Vĩnh Ký đều được nhà cầm quyền Pháp bỏ tiền ra in, để phân phối cho học sinh. Nhưng từ khi bị hất hủi, lui về ẩn dật ở Chợ Quán, ông phải bỏ tiền riêng ra in ấn và tự phát hành. Sách ế ẩm khiến Pétrus Ký phải mắc nhiều nợ.


Tượng Petrus Ký trên Đại Lộ Thống Nhất ở Sài Gòn trước 1975

Năm 1887, sau khi đi công tác ở Bangkok để giải quyết vấn đề giữa Thái Lan và Đông Dương, ông nghỉ hưu. Năm 1888, ông xuất bản tạp chí tư nhân Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées) được 18 số (1888 - 1889).
Sống trong hoàn cảnh buồn bã, túng quẩn, bệnh hoạn luôn, Pétrus Ký qua đời vào ngày 1 tháng 9 năm 1898.
Mộ phần và nhà ở khi xưa của ông (nay là nơi thờ phụng ông), hiện nằm nơi góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng thuộc Quận 5, Sài Gòn.

 
Buổi khánh thành tượng Petrus Ký trên Boulevard Norodom

Chức vụ, huân huy chương

Không những Trương Vĩnh Ký là một nhà văn tiền phong của nền văn học chữ quốc ngữ mà ông còn là một học giả rất nổi tiếng. Trong quá trình hoạt động, ông đã được nhận các chức việc và huân huy chương:

Nhận huy chương Dũng sĩ cứu thế của Tòa thánh La Mã ngày 1 tháng 10 năm 1863.
Năm 1871, được cử làm hội viên Hội Nhân Văn và Khoa học vùng Tây Nam nước Pháp, Hội nhân chủng học, Hội Giáo dục Á châu.
Năm 1874, được phong giáo sư ngôn ngữ Á Đông, vì Pétrus Ký đã thông hiểu 27 sinh ngữ trên thế giới.
Trong cuộc bầu chọn “ Toàn Cầu Bác Học Danh Gia” vào năm 1874, Pétrus Ký đã được bình chọn đứng hàng thứ 17 trong 18 “Thế giới Thập Bát Văn Hào”.

Nhận huy chương Isabelle la Catholique của Tây Ban Nha ngày 27 tháng 6 năm 1886.
Trở thành hội viên Hội chuyên khảo về Văn hóa Á Châu ngày 15 tháng 2 năm 1876.
Trở thành hội viên Hội chuyên học địa dư ở Paris ngày 7 tháng 7 năm 1878.

Nhận huy chương Hàn Lâm Viện đệ nhị đẳng của Pháp ngày 17 tháng 5 năm 1883.
Nhận Tứ đẳng Long Tinh, Ngọc Khánh, Long Khánh của Nam triều ngày 17 tháng 5 năm 1886.
Nhận Bắc Đẩu Bội Tinh đệ ngũ đẳng của Pháp ngày 4 tháng 8 năm 1886.
Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Pháp ngày 3 tháng 6 năm 1887
Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Hoàng gia Cam Bốt.

Vua Đồng Khánh ban cho ông chức Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ.
Vua Khải Định ban hàm Lễ Bộ Tham Tri.
Vua Bảo Đại ban hàm Lễ Bộ Thượng Thư.

Trước đây, ông được Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa công nhận là một học giả, có công lao góp vào việc hoàn thiện tiếng việt nên đặt lại tên cho một ngôi trường trung học lớn nhất miền Nam (chuyển từ Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký sang Trường Trung Học Pétrus Ký). Sau năm 1975, trường này được đổi tên là trường trung học Lê Hồng Phong ở Sài Gòn.


Tượng Petrus Ký nhìn về hướng Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn trước 'Giải Phóng' 1975, nay đã bị phế bỏ.

Hiện nay tại Sài Gòn cũng có 1 trường mang tên Trương Vĩnh Ký là Trường THPT Tư thục Trương Vĩnh Ký.

Một số tác phẩm

Ông có rất nhiều tác phẩm (118 tác phẩm hoặc 121 tác phẩm), lược kê một số như:
Truyện đời xưa
Abrégé de grammaire annamite (Tóm lược ngữ pháp An Nam)
Kim Vân Kiều (bản phiên âm ra chữ quốc ngữ đầu tiên)
Petit cours de géographie de la Basse-Cochinchine
Cours de langue annamite (Bài giảng ngôn ngữ An Nam)
Voyage au Tonkin en 1876 (Đông Kinh du ký)
Guide de la conversation annamite (Hướng dẫn đàm thoại An Nam)
Phép lịch sự An Nam (Les convenances et les civilités annamites)
Lục súc tranh công
Cours de la langue mandarine ou des caractères chinois (Bài giảng tiếng quan thoại hay chữ Trung Quốc)
Cours d'histoire annamite (Bài giảng lịch sử An Nam)
Dư đồ thuyết lược (Précis de géographie)
Đại Nam tam thập nhất tỉnh thành đồ
Cours de littérature annamite, 1891 (Bài giảng văn chương An nam)
Cours de géographie générale de l'Indochine (Bài giảng địa lý tổng quát Đông Dương)
Grand Dictionnaire Annamite-Français (Đại tự điển An Nam-Pháp) v.v...

Hiện còn nhiều trước tác của Trương Vĩnh Ký đã bị thất lạc, không còn đầy đủ hoặc nằm ở thư viện nước ngoài.

Nỗi lòng

Hay tin Pétrus Ký, một con người tài giỏi, sẽ ra làm việc với Pháp, một số quan lại nhà Nguyễn đâm ra nghi kỵ ông. Nhưng sau nhiều toan tính, ông nghĩ rằng phải làm việc để giúp đỡ đồng bào, nhất là lúc ấy, Pháp và Nam triều chưa hiểu nhau, chưa thành thật với nhau. Pétrus Ký đã mượn câu châm ngôn Latin Ở với họ mà không theo họ (Sic vos non vobis), để biện minh cho việc nhận lời làm thông ngôn cho Jauréguiberry.


Sau 1975, tượng Petrus Ký được dời về Bảo Tàng Nghệ Thuật "Hui Bon Hoa"

Ngày 8 tháng 11 năm 1870, ông có lời di huấn: Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hể nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong....

Bài thơ ông sáng tác lúc gần lâm chung :
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.
Học thức gửi tên con mọt sách,
Công danh rốt cuộc cái quan tài.
Dạo hòn, lũ kiến men chân bước,
Bò xối, con sùng chắt lưỡi hoài!
Cuốn sổ bình sanh công với tội,
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.

Và câu ghi nơi nhà mồ bằng tiếng Latinh: Miseremini Mei Satem Vos Amici Mei (Xin hãy thương tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi).

Về hoa quả ở Cái Mơn

Ông còn được xem là có công trong ngành làm vuờn ở Cái Mơn. Các giống cây ăn trái như là sầu riêng, chôm chôm tróc, măng cụt tróc, bòn bon (Lansium domesticum)... đều do ông đem từ Pinang mỗi khi bãi trường về thăm nhà.


Trái bòn bon mà Pétrus Ký đem từ Pinang, Mã Lai về trồng ở Cái Mơn

Vài nét về Trường Trung Học Pétrus Trương Vĩnh Ký

Năm 1925 kiến trúc sư Hebrard de Villeneuf được chỉ định lập bản đồ thiết kế một ngôi trường mới tại Chợ Quán.
Ngày 28-11-1927 Toàn quyền Đông Dương G.Gal ra một nghị định thiết lập tại Chợ Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người bản xứ lấy tên là Collège de Cochinchine. Phân hiệu này đặt dưới sự điều hành của Ban Giám Đốc trường Chasseloup Laubat và một giáo sư phụ trách tổng giám thị của phân hiệu.


Tượng đặt trong Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký

Năm 1928 khi các khu trường mới xây dựng xong,ngày 11-8-1928 Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robert ký nghị định số 3116 gồm 6 điều,thành lập tại Chợ Quán ,kể từ kỳ tựu trường 1928-1929,một trường Cao Đẳng Tiểu học Pháp bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat nói trên vào trường này,và được mang tên là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký.


Cổng trường Petrus Ký trước 1975

Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký , thường gọi tắt là Lycée Petrus Ký khai giảng ngày đầu tiên là ngày 01-10-1928 . Hiệu trưởng đầu tiên là Ông Sainte Luce Banchelin, giám học là Ông Boulé, phát ngân viên là Ông Mahé. Chủ tịch hội đồng quản trị là Ông Gazano và các ủy viên người Việt Nam là Ông Nguyễn Thành Giung, tiến sĩ hóa học, giáo sư khế ước, Ông Hồ Bảo Toàn và Trần Lê Chất, quan chức, là hai phụ huynh học sinh, ủy viên người Pháp là hai Ông Sainte Luce Banchelin và Mahé.


Một lớp thử nghiệm hoá chất tại trường Petrus Ký

Từ 1949 đến 1950 học sinh Petrus Ký tham gia các phong trào đấu tranh của học sinh Saigon như chống độc lập giả hiệu, tẩy chay cuộc viếng thăm hai trường Petrus Ký và Gia Long của Bảo Đại vào tháng 9-1949, đòi học tiếng Việt trong nhà trường. Ngày 23-11-1949 toàn trường bãi khóa đòi thả 5 học sinh của trường bị bắt. Ngày 24-11-1949 nhà cầm quyền lúc bấy giờ ra lệnh đóng cửa trường vô thời hạn. Đến tháng 12-1949 phụ huynh và học sinh đòi nhà cầm quyền mở cửa trường trở lại cho học sinh đi học. Nha học chánh Saigon bắt buộc học sinh muốn học lại phải làm cam kết. Cuộc đấu tranh dằng co đến ngày 9-01-1950 học sinh các trường đồng loạt hẹn nhau đi biểu tình yêu cầu Giám đốc Nha học chánh và Thủ hiến giải quyết. Chánh quyền không giải quyết được và lúc 12g30 theo lệnh của thực dân Pháp đưa lính đến giải tán và đàn áp cuộc biểu tình dẫn đến cái chết của Anh Trần Văn Ơn, học sinh lớp Seconde (lớp 10 bây giờ) của trường Petrus Ký.


Lối vào chính của trường Petrus Ký trước 1975

Cái chết anh Trần Văn Ơn dấy lên làn sóng căm phẩn cả nước. Ngày 12-01-1950 gần cả triệu người ở Saigon và nhiều tỉnh về dự đám tang anh Ơn, hầu như cả Thành phố Saigon ngưng hoạt động, ngưng họp chợ, các cửa hàng đóng cửa, công chức không đến Sở làm việc, học sinh, sinh viên trường công tư, công nhân, người buôn bán, xích lô... đến dự lễ truy điệu anh Ơn tại trường Petrus Ký. Sau đó trường mở cửa lại và nhà cầm quyền Pháp bãi bỏ chế độ nội trú của trường.


Dãy lớp học ở Petrus Ký khoảng cuối thập niên 50

Muốn vào học trường Petrus Ký học sinh ưu tú của Saigon và các tỉnh phía Nam phải qua kỳ thi tuyển rất gay go, từ khi mới thành lập cũng vậy mà sau này cũng vậy. Vì thuộc thành phần chọn lọc như vậy cho nên học sinh Petrus Ký đậu rất nhiều và rất cao trong các kỳ thị Kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp năm 1959 chẳng hạn là kỳ thi rất hóc búa, toàn quốc chỉ có một người đậu hạng Bình mà thôi, và người đó là học sinh Petrus Ký. Về phương diện kỷ luật và trật tự thì có lẽ không có trường nào có kỷ luật và trật tự chặt chẽ, tốt đẹp bằng trường Petrus Ký. Ngày đầu tiên vào trường, đứng xếp hàng dưới những tàn cây sao cao ngất bên hông những dãy lớp học đồ sộ uy nghi, khi các lớp học sinh chỉnh tề theo hàng ngũ lần lượt đi vào sân trong và dừng lại ở trước cửa mỗi lớp một cách rất có trật tự và kỷ luật trong không khí trang trọng.


Lối vào chính ở trường ngày nay, bảng tên Petrus Trương Vĩnh Ký đã được che lại.

Học sinh Petrus Ký cũng chọc phá thầy cô, cũng đóng vai thứ ba học trò không khác gì những học trò các trường khác, nhưng chúng ta phải hãnh diện mà nói rằng cái phá hay cái đùa của học trò Petrus Ký có phần nào trí thức, ý nhị, và thông minh, chớ không quá quê mùa cục mịch, vô ý thức như một số học sinh các trường khác.

Phần đông giáo sư Petrus Ký là giáo sư được chọn lọc, rất có căn bản chuyên môn và cũng rất đạo đức. Các giáo sư được bổ nhiệm về trường Petrus Ký và một số các trường lớn khác ở Saigon thường phải là những người đậu đầu hay thật cao trong danh sách tốt nghiệp CĐSP hay ĐHSP sau này, hoặc những người đã dạy lâu năm ở tỉnh. Quý thầy đều rất tận tụy với việc giảng dạy, rất thương học sinh, và rất chú tâm đến việc bảo vệ uy tín và thanh danh của trường. Một số giáo sư Petrus Ký đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục sau khi dạy ở trường một thời gian.



Anh Thu

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.09.2014 21:26:50 bởi thiên thanh >
Phù vân 08.09.2014 10:35:01 (permalink)
0
TÀI LIỆU LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI
Bí mật động trời: Đảng VC bán nước cho Tầu Cộng - Trần Đại Sỹ
Giám Đốc Trung Quốc Sự Vụ của Viện Pháp-Á tiết lộ động trời: Hồ Chí Minh và Ðảng CSVN đã bán nước Việt cho Trung Quốc như thế nào?

LGT.- Tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ hiện là Bác Sĩ Giám Đốc Trung Quốc Sự Vụ tại Viện Pháp-Á (IFA), Thành Viên trong Y Sĩ Đoàn Pháp Quốc. Ông là người cầm bút nổi tiếng trước và sau năm 1975, đã ấn hành được hơn 100 ngàn trang sách về lịch sử và y học. Sự kiện Đảng CSVN đã hiến đất dâng biển cho Trung Quốc ra sao. Bí mật của vụ này đã được Bác Sĩ Trần Ðại Sỹ trình bày trong Bản Ðiều Trần trước cơ quan IFA, và được Saigon HD Radio trích đoạn các phần quan trọng sau đây:

Bác sĩ/Tác giả Trần Đại Sỹ hội ngộ cùng 3 cựu Sĩ Quan Võ Bị Dalat tại Dallas (Texas) ngày 26 tháng 5 năm 2012. Hình từ trái qua phải: Thi văn sĩ Quốc Nam (Khóa 22 VB), Dr. Trần Đại Sỹ, cựu Trung Tá Nguyễn Quang Vinh (Khoá 14 VB), và cựu Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình-Tuy Nguyễn Ngọc Ánh (Khóa 16 VB). 
Bản điều trần nêu lên nhiều chi tiết đau lòng. Theo BS Trần Ðại Sỹ, "Vụ cắt đất ký ngày 30-12-1999, thì tôi được biết tin chi tiết, do hai ký giả Trung-quốc là bạn với tôi thông báo vào ngày 9-1-2000. Nghĩa là 10 ngày sau, hai anh thuật, theo tinh thần bản hiệp định thì: Việt-Nam nhường cho Trung-quốc dọc theo biên giới, 789 cây số vuông (chứ không phải 720 như tin lộ ra trong nươc), thuộc hai tỉnh Cao-bằng, Lạng-sơn".
Trong khi đó, Bộ Giao Thông CSVN lặng lẽ sơn lại các cọc cây số, và Bộ Ngoại Giao CSVN cũng lặng lẽ lên trang web sửa thành câu văn mới: "lãnh thổ Việt-Nam khởi từ cây số không ở phía Bắc".
Lý do, theo BS Sỹ, vì "Cái cây số không đó là cây số 5 cũ đấỵ. Cột cây số Zéro bây giờ ở phía Nam cột Zéro cũ 5 cây số. Từ cây số Zéro đến cây số 5 nay thuộc Trung-quốc".
Các phần quan trọng trong bản văn ghi như sau:
Bí ẩn về việc đảng CSVN, Lãnh đạo nhà nước cắt lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc
Bản điều trần của Yên-tử cư-sĩ TrầnÐại Sỹ
Dr. Trần Ðại-Sỹ, 5, place Félix Éboué 75012 PARIS, FRANCE.
LGT: Trong mấy tháng gần đây, nội địa Việt-Nam cũng như hải ngoại đều rúng động vì tin nhà nước hay nói đúng hơn là đảng Cộng-sản Việt-Nam đã nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc.Ðau đớn nhất là địa danh lịch sử Nam-quan, đi vào tâm tư, là niềm tự hào của tộc Việt nay đã ở trong lãnh thổ Trung-quốc.
Ngay cả hang Pak-bo, là thánh địa của đảng Cộng-sản, trước kia ở cách biên giới Hoa-Việt trên 50 km, nay đứng ở đây gần như nhìn vào lãnh thổ Trung-quốc. Trong suốt 25 năm qua Bác-sĩ TrầnÐại-Sỹì vì ký khế ước làm việc với Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (CEP) và Ủy-ban trao đổi y học Pháp-hoa (CMFC), trong đó có điều căn bản là "không được viết, được thuật những gì với báo chí về Trung-quốc, Việt-Nam hiện tạị Không được tham gia các đoàn thể chính trị chống đối Trung-quốc, Việt-Nam"; nên không bao giờ ông tiết lộ bất cứ điều gì mắt thấy tai nghe trong những lần công tác tại Trung-quốc hay Việt-Nam. Tuy nhiên ông đã được một cơ quan (chúng tôi dấu tên) triệu hồi để điều trần về vụ nàỵ Theo luật lệ hiện hành, mà Bác-sĩ Trần phải tuân theọ Rất mong các vị đứng đầu CEP-CMFC thông cảm với chúng tôị (IFA)
Kính thưa Ngài ... Kính thưa Quý Ngàị Kính thưa ông Giám-đốc... Kính thưa Quý-liệt-vị,
Thực là hân hạnh, khi mới ngày 17-3 vừa qua, chúng tôi được cử đến đây để trình bầy những vụ việc đang diễn ra tại vùng Á-châu Thái-bình dương. Hôm nay chúng tôi lại được gửi tới trình bầy về diễn biến trong vụ việc chính phủ Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Việt-Nam (CHXHCNVN) cắt nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-hoa Nhân-dân Cộng-hòa quốc (THNDCHQ), gọi tắt là Trung-quốc.Ðây là một việc cực kỳ tế nhị, cực kỳ khó khăn cho tôi, làm thế nào giữ được tính chất vô tự Vì:
- Thứ nhất, tôi gốc là người Việt, hơn nữa thuộc giòng dõi một vị Vương đứng hàng đầu trong lịch sử Việt, vì ngài thắng Mông-cổ liên tiếp trong ba lần, vào thế kỷ thứ 13. Mà nay tôi phải nói về những người đem lãnh thổ Việt nhượng cho Trung-quốc, khó mà diễn tả lời lẽ vô tư cho được.
- Thứ nhì, ngoài chức vụ giáo-sư Y-khoa ra, tôi là một tiểu thuyết gia, đã viết trên mười bốn nghìn trang, thuật huân công của các anh hùng tộc Việt trong việc dựng nước, giữ nước. Mà suốt trong năm nghìn năm lịch sử, chỉ duy năm 1540, giặc Mạc Dăng-Dung cắt đất dâng cho triều Minh của Trung-quốc; bị tộc Việt đời đời nguyền rủạ Vậy mà nay phải chứng kiến tận mắt lãnh thổ Việt bị cắt cho Trung-quốc.
- Thứ ba, các sinh viên Việt-Nam muốn du học Pháp, thường bị vài tổ chức đòi phí khoản 20 nghìn USD mỗi đầu ngườị Một vị Ðại-sứ của Việt-Nam tại châu Âu, mời tôi về nước (tất cả chi phí do tiền của IFA) để giúp sinh viên Việt-Nam du học Pháp. Với sự hướng dẫn của tôi, từ nay sinh viên muốn du học Pháp, họ đã biết rất rõ những gì phải làm, những gì phải chứng minh. Họ không phải tốn một đồng nào cạ Thế nhưng khi trở về Pháp, lúc lên phi cơ tại phi trường Tân-sơn-nhất, tôi bị ba sĩ quan cao cấp của Công-an chờ sẵn, hạch sách, khám xét trong hoảng 98 phút, bằng những câu hỏi có tính cách nhục mạ, ngớ ngẩn, lời lẽ cục súc. Tôi cho đây là một hình thức khủng bộ Thưa Quý-vị, hôm đó tôi chỉ cười nhạt, khinh rẻ, vì tôi biết rất rõ kiến thức, mục đích của ho Trong khi họ không đủ khả năng bịa ra bất cứ tội gì để kết tội tôị Hơn nữa tôi giữ trong tay một ủy nhiệm thư, theo Công-pháp Quốc-tế, họ không thể công khai vị phạm.(1)
Ghi chú, (1) Trong lần về Việt-Nam này, chúng tôi thuê xe đi Lạng-sơn. Khi tới trạm biên giới mới, chúng tôi xin sang lãnh thổ Trung-quốc mới (Nam-quan cũ) thì bị Công-an Việt-Nam từ chốị Chúng tôi đặt vấn đề: Chúng tôi mang thông hành Liên Âu, có visa hợp pháp vào Việt-Nam, thì chúng tôi có quyền ra khỏi Việt-Nam chử Công-an cửa khẩu trả lời rằng: Ông có visa ra vào cửa khẩu Tân-sơn-nhất, Nội-bài, chứ không có quyền rời Việt-Nam bằng cửa Hữu-nghi Chúng tôi xin chụp hình cửa khẩu mơí, thì họ không chọ Chúng tôi đành trở về, rời Tân-sơn-nhất, rồi đi Quảng-châụ Từ Quảng-châu đi Nam-ninh. Từ Nam-ninh thuê xe tới Bằng-tường là đất Trung-quốc đối diện với Nam-quan. Rồi vào Nam-quan cũ -
Ðứng trước vùng đất thiêng của tổ tiên, nay vĩnh viễn trở thành đất của ngườị Tự nhiên tôi bật lên tiếng khóc như trẻ con. Viên sĩ quan Công-an Trung-quốc tưởng tôi là người Hoạ Anh ta hỏi:
- Tiên sinh có thân nhân tử trận trong dịp mình dạy bọn Nam-man bài học ả
Tôi lắc đầu, khóc tiếp. Anh an ủi:
- Thôi, người thân của Tiên-sinh đã hy sinh dưới cờ thực, nhưng nay bọn Nam-man đã dâng đất này tạ tội rồị. Tiên sinh chẳng nên thương tâm nhiềụ.
Tôi kiếm tảng đá ngồi ôm đầu khóc. Anh Công-an bỏ mặc tôị Khóc chán, tôi trở sang Bằng-tường, kiếm một cơ sở mai táng (xây mộ, làm mộ chí). Tôi mượn họ khắc trên một miếng đá bóng nhân tạo (granite) bài thơ bằng chữẠ Hán như sau:
1.Thử địa cựu Nam-quan,
2.Biên địa ngã cố hương.
3.Kim thuộc Trung-quốc thổ,
4.Khấp, khốc, ký đoạn trường.
5.Lê Hoàn bại Quang-Nghĩa,
6.Thường Kiệt truy Bắc phương,
7.HưngÐạo đại sátÐát,
8.Lê Lợi trảm Vương Thông.
9.Nam xâm, Càn-Long nhục,
10.Gươm hồng Bắc-bình vương.
11.Ngũ thiên niên dĩ tải,
12.Hoa, Việt lập dịch trường.
13.Mao, Hồ tình hữu nghị,
14.Nam, Bắc thần xỉ thương,
15.Huyết lệ vạn dân cốt,
16.Hồng-kỳ thích ô hoang.
Ðại-Việt vong quốc nhân TrầnÐại-Sỹ-Khốc đề lục nhật, cửu nguyệt, niên đại 2001.
Tôi đem tảng đá này, gắn vào một vách núi ngay cạnh đường, trên độ cao khoảng 2-3m. Công-an, cán bộ Trung-quốc xúm lại xem. Nhưng họ chỉ hiểu lơ mơ ý trong thơ mà thôị - Xin tạm dịch:
1.(Ðất này xưa gọi Nam-quan,)
2.(Vốn là biên địa cố hương của mình.)
3.(Hiện nay là đất Trung-nguyên,)
4. (Khóc chảy máu mắt, đoạn trường ai hay)
5.(Vua Lê thắng Tống chỗ này,)
6.(Thường Kiệt rượt Tiết cả ngày lẫn đêm,)
7.(Thánh Trần sát Ðát liên miên,)
8.(Lê Lợi giết bọn Thành-sơn bên đồi,)
9.(Càn-Long chinh tiễu than ôi,)
10.(Quang-Trung truy sát muôn đời khó quên.)
11.(Năm nghìn năm cũ qua rồi,)
12.(Chợ biên giới lập, đời đời Việt-Hoạ)
13.(Ông Hồ kết bạn ông Mao,)
14.(Sao răng lại cắn, máu trào môi sưng.)
15. (Vạn dân xương trắng đầy đồng,)
16. (Ðể lại trên lá cờ Hồng vết nhơ)
(Người nước Ðại-Việt vong quốc tên TrầnÐại-Sỹ, khóc đề thơ ngày 6 tháng 9 năm 2001)
--
Câu 5,. Vua Tống Triệu Quang-Nghĩa sai Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng sang đanh VN, bị vua Lê (Hoàn) đánh bạị
Câu 6, Năm 1076, vua Tống Thần-Tông sai bọn Quách Quỳ, Triệu Tiết mang quân sang đánhÐại-Việt, bị Thái-úy Lý Thường Kiệt đánh đuổị
Câu 8, Tước của Vương Thông là Thánh-sơn hầụ.
Câu 10, Vua Quang-Trung còn có tước phong là Bắc-bình vương.
Câu 14, Hồi 1947-1969 Chủ-tịch Trung-quốc là Mao Trạch Ðông, Chủ-tịch Việt-Nam là Hồ Chí Minh kết thân với nhaụ Việt-Hoa ví như răng với môị. Vì sợ môi hở răng lạnh nên ông Mao phải giúp ông Hồ- Năm 1979, Ðặng Tiểu Bình đem quân tàn phá các tỉnh biên giới phía Bắc Việt-Nam, nên người ta đổi câu trên thành: Răng cắn môi máu chảy ròng ròng.
- Tháng 9 vừa qua,Ðảng Cộng-sản Việt-Nam liệt tôi vào danh sách 80 người phản động nhất, vì năm 1997 tôi đã viết một bài tiết lộ những chi tiết tuyệt mật về cuộc viếng thăm Trung-quốc của Tổng Bí-thư Ðỗ Mười, Thủ-tướng Võ Văn-Kiệt. Nhất là cuộc họp mật của hai nhân vật này với Chủ-tịch Trung-quốc Giang Trạch Dân. Tôi viết dưới hình thức hài hước cho tờ báo Văn-nghệ Tiền-phong ở Virginia, USA , số Xuân 1998. Nội dung của bài đó là một phần bài thuyết trình của tôi với Quý-vị cuối năm 1997. Như Quý-vị biết về Cộng-sản, khi họ kết tội ai phản động, có nghĩa là toàn đảng phải dùng hết khả năng tiêu trừ người ấỵ (2).
Ghi chú (2) Tôi không tin chỉ với bài này mà họ kết tội tôi nặng như vậỵ Tôi biết rất rõ ai chủ trương, ai kết tội tôi. Nhưng tôi chưa muốn nói ra. Trong bài viết trên, tôi đã tiết lộ những điều tuyệt mật về cuộc hội đàm, khiến họ sợ hãi mà thôi. Ðiều tuyệt mật đó là vụ: ông Lê Ðức-Anh bị Trung-quốc đánh thuốc độc, bị bán thân bất toại. Rồi cũng do Trung-quốc trị cho. Nay tôi tiết lộ thêm, những vụ đầu độc cùng một phương pháp:
- Cậu-Chó vì dính dáng đến vụ Trương Như Tảng, định dâng Việt-Nam cho Trung-quốc, không thành, rồi cũng được bán thân bất toại để bảo mật
- Trong kỳ đại hội Đảng 8, giữa đại hội, ông Lê Mai, Bộ-trương Ngoại-giao, ôngÐào Duy-Tùng ứng viên Tổng Bí-thư đảng Cộng-sản cũng bị hạ độc bằng cùng một phương thức. Nhưng tôi không biết ai đã làm công việc đó.
- Gần đây nhất một Bác-sĩ Việt-Nam từng dính dáng với phong trào Trương Như Tảng. Sau đó đã tỵ nạn lần thứ nhì sang Canada, năm trước đây, nghe tin Bác-sĩ Dương Quỳnh-Hoa từ Việt-Nam qua Pháp. Ông lén từ Canada sang Paris gặp bà mưu kiếm ít xôi thịt từ Trung-quốc. Khi trở về Canada, ông cũng bị đột quỵ và tiêu dao miền Cực-lạc.
Kính thưa Quý-vị:
Tuy tôi đã tuyên thệ tại đây hồi tháng ba vừa qua. Nhưng hôm nay tôi xin tuyên thệ một lần nữa:
"Tôi xin tuyên thệ với tất cả danh dự của tôi rằng: Tôi không thù, không ghét những người tại Việt-Nam họ đã nộp lãnh hải, lãnh thổ cho Trung-quốc. Tôi cũng không vì lòng yêu nước Việt mà oán ghét họ. Tôi không hận những người Việt chủ trương khủng bố tôi khi họ mời tôi về Việt-Nam giúp đỡ họ. Những lời tôi trình bày hôm nay hoàn toàn vô tư".
Kính thưa Quý-vị
Tôi vừa lướt qua vài nét đơn sơ về biên giới Hoa-Việt, về ngoại giao Hoa-Việt trong thời gian 989 năm. Bây giờ tôi xin đi thẳng vào đầu đề hôm nay, về việc:
- Ðảng Lao-động Việt-Nam lãnh đạo nhà nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-hòa (VNDCCH, 1945-1975).
- Ðảng Cộng-sản Việt-Nam lãnh đạo nhà nước Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Việt-Nam (CHXHCNVN, 1975-2001) nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-hoa Nhân-dân Cộng-hòa quốc gọi tắt là Trung-quốc.
3. Vụ Việt-Nam dân chủ Cộng-hòa nhượng lãnh hải cho Trung-quốc.
3. Vụ Việt-Nam dân chủ Cộng-hòa nhượng lãnh hải cho Trung-quốc.
3.1. Kết quả của văn kiện 14-9-1958.
Ngày 4-9-1958, chính phủ Trung-quốc tuyên cáo về lãnh hải 12 hải lý kể từ đất liền của họ, có đính kèm bản đồ rất rõ ràng. Bản tuyên cáo này chỉ có hai nước công nhận đó là VNDCCH và Bắc Cao (Cộng-hòa Nhân-dân Triều-tiên). Việc VNDCCH công nhận như sau: Ngay khi nhận được bản tuyên cáo do sứ quán Trung-quốc tại Hà-nội trao, Chủ-tịch Hồ Chí Minh triệu tập Bộ Chính-trị đảng Lao-động Việt-Nam (tức đảng Cộng-sản Việt-Nam ẩn danh). Trong buổi họp này toàn thể các thành viên nhất trí chấp nhận bản tuyên bố của Trung-quốc. Ngày 14-9-1958, Thủ-tướng Phạm Văn-Ðồng tuân lệnh Chủ-tịch Hồ Chí-Minh, gửi văn thư cho Tổng-lý Quốc-vụ viện Trung-quốc (Thủ-tướng) là Chu Ân-Lai, trong đó có đoạn (Văn thư đính kèm 1): những nước liên hệ tới bản tuyên bố là :
- Trung-hoa Dân-quốc (Ðài-loan), - Nhật-bản, - Hoa-kỳ (hạm đội 7)), - Phi-luật-tân, - Mã-lai, - Brunei, - Indonésia, - VNDCCH và Việt-Nam Cộng-hòa (VNCH).
Thế nhưng từ hồi đó đến nay các nhà nghiên cứu Âu-Mỹ cho đến các nước Á-châu Thái-bình-dương (ACTBD) không hề để ý đến văn thư trên.
Vì sao?
Bản tuyên bố chỉ đọc trên hệ thống truyền thanh của Trung-quốc, rồi cũng được các báo Trung-quốc đăng lại, mà không có bản đồ đính kèm. Cả thế giời cứ nhìn trên bản đồ Trung-quốc cũng như vùng Nam-hải phân định lãnh hải từ 1887 mà cho rằng: theo Quốc-tế công pháp thì lãnh hải hầu hết các nước đều gồm 12 hải lý, kể từ thềm lục địa. Vụ Trung-quốc tuyên bố lãnh hải 12 hải lý của họ là một sự bình thường. Cái tương lầm tai hại đó cho đến nay (11-2001), những người chống đối vụ nhường đất cho Trung-quốc ở trong nội địa Việt-Nam, cũng như hải ngoại chỉ kết tội vu vơ, không rõ ràng, không chứng cớ vì nguyên do không bản đồ nàỵ.
Do kết quả không có bản đồ đính kèm của Trung-quốc tuyên bố lãnh hải của họ (gần như trọn vẹn vùng biển Nam-hải, đính kèm), Hoa-kỳ cũng như thế giới không biết (hay không công nhận), nên suốt thời gian 1958-2001:
- Hạm đội 7 của Hoa-kỳ tuần hành trong vùng lãnh hải tuyên bố này, đầy đe dọa Trung-quốc, mà Trung-quốc vẫn ngậm bồ hòn.
- Chiến hạm của Pháp,Ðức, Ý cũng như một số nước Úc, Âu trong thời gian 1975-1980 vẫn tuần hành, hộ tống những con tầu vớt người Việt trốn chạy trong vùng, mà Trung-quốc đành im lặng.
Hôm nay tôi cần phải trình bày trước các vị và làm sáng tỏ nội vụ
Kính thưa Quý-vị,
3.2. những bí ẩn.
Cái bí ẩn đó không có gì lạ cả, rất rõ ràng, rất chi tiết.
- Về phía các nhà nghiên-cứu Âu-Mỹ, ACTBD không có bản đồ đính kèm bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung-quốc, họ cứ nhìn vào bản đồ đãẠ phân định từ 1887, giữẠa Pháp và triều Thanh. Họ cũng cứ nhìn bản đồ của các nước vùng Nam-hải, của Trung-quốc, của Trung-hoa Dân-quốc cũ, rồi cho rằng lãnh hải 12 hải lý thì chẳng có gì là lạ cả.
Nhưng nếu họ có bản đồ về lãnh thổ đính kèm bản tuyên bố thì họ sẽ toát mồ hôi rạ Vì bản đồ này bao gồm toàn bộ các đảo trong vịnh Bắc-Việt, toàn bộ các đảo ở biển Nam-hải như Tây-sa (Hoàng-sa) và Nam-sa (Trường-sa). Như vậy nếu tính lãnh hải 12 hải lý, tính từ các đảo này thì:
- lãnh hải Trung-quốc ở biển Nam-hải, phía Tây sẽ sát tới bờ biển suốt miền Trung, Bắc Việt-Nam.
- PhíaÐông sát tới lục địa Phi-luật-tân, Bruneị
- Phía Nam sát tới Indonésia, Mã-laị
Trở lại với Chủ-tịch Hồ Chí-Minh, bộ Chính-trị đảng Lao-động (Cộng-sản) Việt-Nam và chính phủ VNDCCH hồi 1958, khi các vị ấy có bản tuyên bố lãnh hải của Trung-quốc, thị cũng có bản đồ chi tiết. Nhưng các vị ấy gửi thư chấp nhận bản tuyên bố đó thì có nghĩa rằng:
Họ đồng ý nhường cho Trung-quốc toàn bộ:
- Các đảo của Việt-Nam trên biển Nam-hảị
- Toàn bộ lãnh hải Việt-Nam cách các đảo đó 12 hải lý, nghĩẠa là toàn bộ biển Nam-hảị
Kính thưa Quý-vị,
3.3 - Bí ẩn vụ Trung-quốc chiếm Hoàng-sa (Tây-sa) .
Từ trước đến giờ, có nhiều vị hiện diện hôm nay từng đặt câu hỏi với tôi rằng:
- Tại sao năm 1973, thình lình Trung-quốc đem quân đánh quần đảo Hoàng-sa (Tây-sa) từ VNCH. Trận chiến diễn ra ngắn ngủi, phía Trung-quốc bị thiệt hại gấp ba VNCH (về nhân mạng, về chiến hạm, tài liệu này tôi có từ phía Trung-quốc). Nhưng VNCH vì quân ít, vũ khí chỉ có đại bác, chiến hạm nhọ Trong khi Trung-quốc có hỏa tiễn địa địa, chiến hạm lớn đông gấp 3 VNCH. VNCH lại đang có nội chiến, phải đương đầu với quân đội VNDCCH, vì vậy VNCH phải bỏ kế hoạch tái chiếm Hoàng-sa- Bấy giờ Hoa-kỳ với VNCH có hiệp ước hỗ tương an ninh, Hoa-kỳ đang tham chiến tại Việt-Nam, hạm đội 7 hùng hậu đang tuần hành gần vùng giao chiến. Tại sao Hoa-kỳ không can thiệp, không lên tiếng bênh vực VNCH?
Nay tôi xin thưa:
Vì:
Trong-cuộc mật đàm giữa Hoa-kỳ (Kissinger) và Trung-quốc (Mao TrạchÐông). Phía Trung-quốc đã trao cho ông Kissinger bản tuyên bố lãnh hải 4-9-1958 cùng bản độ Ông Kissinger đã công nhận bản tuyên bố đọ Cho nên ông Kissinger vừa rời Trung-quốc, thì Trung-quốc đem hạm đội xuống chiếm Hoàng-sa.
Vì:
Văn thư của ông Phạm VănÐồng công nhận quần đảo này là của Trung-quốc. Trung-quốc chiếm Hoàng-sa chỉ là việc chiếm lại lãnh thổ được hiến dâng, đã 16 năm bị VNCH xâm lăng.
- cũng có vị hỏi tôi rằng: Tại quần đảo Trường-sa (Nam-sa) hiện có quân của Trung-hoa Dân-qước (Ðài-loan), Phi-luật-tân, Mã-lai, Việt-Nam. Thế sao hải quân Trung-quốc luôn khai hỏa vào hải quân Việt-Nam. Quan trọng nhất là trận chiến tháng 3 năm 1988. Việt-Nam chỉ phản đối lấy lệ.
Nay tôi xin thưa:
Do văn thư của ông Phạm VănÐồng công nhận quần đảo này là của Trung-quốc. Lập luận phía Trung-quốc là: Thủ-tướng Phạm VănÐồng đãẠ công nhận vùng này là lãnh hải Trung-quốc, tại sao quân đội Việt-Nam còn hiện diện tại đây? Như thế là Việt-Nam xâm phạm lãnh thổ Trung-quốc. Quân đội Trung-quốc phải đánh đuổi quân xâm lăng, bảo vệ đất nước là lẽ thường. Quân độiÐài-loan đóng tại đây, mà Trung-quốc không tấn công vì quânÐài-loan thì cũng là quân đội Trung-quốc đóng trên lãnh thổ Trung-quốc. Còn Phi, Mã-lai với Trung-quốc đang tranh chấp trên quần đảo này chưa ngã ngũ thì quân đội của họ hiện diện là lẽ thường. Trung-quốc không thể tấn công họ, vì như vậy là Trung-quốc ỷ lớn hiếp nhỏ.
Ðối với vụ việc tranh chấp Trung-quốc, Việt-Nam trên đảo Trường-sa (Nam-sa) đã giải quyết bằng văn thư của Việt-Nam ngày 14-9-1958. Chính vì lý do này mà Trung-quốc chỉ chấp nhận đàm phán về vùng đảo với từng nước, mà không chịu đàm phán chung với tất cả các bên liên hê Có nghĩa họ gạt Việt-Nam ra ngoài, vì Việt-Nam đã công nhận các đảo này là của Trung-quốc. 3.5 - Về hoàn cảnh đảng Cộng-sản Việt-Nam năm 1958, và chính phủ VNDCCH.
Tất cả những vị trong bộ Chính-trị đảng Cộng-sản, trong Chính-phủ đều biết rằng:
- Kể từ năm 1540, sau khi dâng đất cho Trung-quốc, giặc MạcÐăngÐung bị lịch sử Việt-Nam kết tội, bị toàn dân nguyền rủa, đến bấy giờ trải 418 năm, chính họ cũng nguyền rủa bọn Mạc.
- Giữa VNDCCH và Việt-Nam Cộng-hòa (VNCH), cả hai bên đều đang lo củng cố xây dựng lại vùng đất của mình sau chiến tranh (1945-1954). Cả hai bên cùng chưa chính thức gây hấn với nhaụ VNDCCH không có ngoại thù.
- Trung-quốc không có chiến tranh với VNCDCH. Không có áp lực ngoại xâm.
- Năm 1958, là lúc thịnh thời nhất của Chủ-tịch Hồ Chí Minh, củaÐại-tướng Võ Nguyên Giáp. Thời kỳ này, miền Bắc Việt Nam vừa trải qua cuộc Cải cách ruộng đất, 246.578 người hầu hết là phú nông, địa chủ, trung nông, các cựu đảng viên không phải của đảng Lao động (Cộng-sản), dân chúng... bị giết. Nghĩa là toàn miền Bắc dân chúng kinh hoàng, cúi đầu răm rắp tuân lệnh đảng. Không còn kẻ nội thù,
- Nhất là lúc ấy VNDCCH đang kéo cao cờ nghĩa đánh Pháp, chống Mỹ cứu nước. Họ kết tội VNCH là Việt-gian, là Ngụỵ Họ phải hết sức giữ gìn để khỏi mất chính nghĩạ
- Thế sao đảng Cộng-sản lại làm cái việc thân bại danh liệt, trở thành tội đồ muôn năm của tộc Việt?
- Bàn về việc ký thỏa ước với nước ngoài, việc nhận đất, nhượng đất phải thông qua Quốc-hộị Bấy giờ VNDCCH cũng có Quốc-hộị Nhưng Quốc-hội không được hỏi đến, không được bàn đến và nhất là không được thông trị Quốc dân cũng thệ Tất cả thắc mắc này, tôi xin để Qúy-vị suy đoán và trả lời.
3.6 - Một câu hỏi được đặt ra:
Vậy thì vì lý do gì mà đảng Cộng-sản Việt-Nam lãnh đạo Chính-phủ VNDCCH lại nhượng lãnh hải cho Trung-quốc quá dễ dàng? Cho đến nay, tôi cũng không tìm ra lý do thỏa đáng.
Tôi không tìm ra vì:
- Tất cả những vị trong bộ Chính-trị đảng Cộng-sản Việt-Nam dự buổi hội quyết định nhượng lãnh hải, đều đã từ trần. Các vị trong nội các Phạm VănÐồng hồi ấy, không biết nay có ai còn sống hay không? Tôi chỉ biết chắc rằngÐại-tướng Võ Nguyên Giáp, vừa là Bộ-trương bộ Quốc-phòng, vừa là ủy viên Bộ Chính-trị là còn tại thệÐại-tướng là người có học thức cao nhất bộ Chính-trị, từng là giáo sư Sử-học. Bấy giờ lại là lúc uy tín, quyền hành củaÐại-tướng lên tột đỉnh. Vụ ông Phạm VănÐồng ký văn kiện nàyÐại-tướng phải biết. NayÐại-tướng đang đi vào những ngày cuối cùng của đời ngườị Nếu sĩ khí, dũng khí củaÐại-tướng còn, xinÐại-tướng cho quốc dân biết không?...
- Nếu nói rằng khi ký văn kiện trên, là tự ý Thủ-tướng Phạm VănÐồng thì không thể nào tin được. Vì chính ông Phạm VănÐồng từng than rằng: Ông là một Thủ-tướng lâu năm, nhưng không có quyền hành gì, ngay cả việc muốn thay một Bộ-trương cũng không được. Vậy thì đời nào ông dám ký văn kiện dâng đất cho Trung-quốc!
- Ví thử ông Phạm VănÐồng tự ý ký văn kiện trên, thì năm 1977 văn kiện ấy lộ ra ngoàị Người Việt hải ngoại từng đem đăng báo, ông Phạm VănÐồng hãy còn sống, sao Bộ Chính-trị, Quốc-hội và Chính-phủ không truy tố ông ra tòa về tội phản quốc? Tội này trong hình luật Việt-Nam phải xử tử hình. Thế mà ông ấy vẫn ung dung sống thêm bốn chục năm nữa, đầy quyền hành?
- Liệu những tài liệu, biên bản về buổi họp này có nằm tại văn phòng Bộ Chính-trị, văn phòng bộ Ngoại-giao CHXHCNVN không? Các vị trong Bộ Chính-trị hiện thời có thể công bố cho quốc dân biết không? Nếu quý vị im lặng, thì muôn nghìn năm sau, lịch sử còn ghi:Ðảng Cộng-sản bán nước, mà không cầu vinh, cũng chẳng cầu tài; chứ không phân biệt rằng Bộ Chính-trị 1958 bán nước, chứ Bộ Chính-trị 2001 không hề làm việc nàỵ
Chúng tôi xin ngừng lời để Quý-vị thắc mắc, trước khi điều trần sang phần thứ nhì.
Kính thưa Quý-vị,
Bây giờ tôi xin điều trần sang phần thứ nhì, đó là:
4. Vụ nhượng lãnh thổ mới đâỵ
* Hiệp định về biên giới trên đất liền Việt-Nam, Trung-quốc ngày 30-12-1999.
* Hiệp định phân định lãnh hải Việt-Nam, Trung-quốc ngày 25-12-2000.
4.1 - Ai chịu trách nhiệm về hai hiệp định.
Hai hiệp định này đều ký trong thời gian 1999-2000. Vào thời kỳ này tại Việt-Nam thì:
- Ông Lê Khả-Phiêu làm Tổng Bí-thư đảng Cộng-sản ViệtNam,
- Ông TrầnÐức-Lương làm Chủ-tịch nhà nước,
- Ông NôngÐức-Mạnh làm Chủ-tịch Quốc-hội,
- Ông Phan Văn-Khải làm Thủ-tướng.
- Ông NguyễN Mạnh Cầm làm Bộ trương Ngoại-giaọ
Ai chịu trách nhiệm khi ký hai hiệp định trên? Cá nhân thì tôi không biết, nhưng có một điều tập thể thì ai cũng khẳng định là Bộ Chính-trị của đảng Cộng-sản Việt-Nam. Không cần biết người ký là Chủ-tịch TrầnÐức-Lương, Thủ-tướng Phan Văn-Khải hay Bộ-trương Ngoại-giao Nguyễn Mạnh-Cầm. Tôi xin khẳng định: Ai ký cũng chỉ là người tuân lệnh Bộ Chính-trị đảng Cộng-sản Việt-Nam.
Nhưng người quyết định là aỉ ?!?
Ông Phan Văn-Khải, Nguyễn Mạnh-Cầm - Hai ông này không có quyền, dù có quyền các ông ấy cũng không dám quyết định. Ông Lê Khả-Phiêu quá yếu, không thể quyết định một mình. Ông TrầnÐức-Lương, NôngÐức-Mạnh càng không có quyền gị Vì vậy tôi mới quyết đoán rằng vụ này do Bộ Chính-tri đảng Cộng-sản chủ trương. Hiện tất cả các ông trong Bộ Chính-trị thời Lê Khả-Phiêu vẫn còn sống, rất khỏe mạnh. Khi quyết định nhượng đất, biển cho Trung-quốc các ông ấy đều biết rất rõ rằng:
- Tinh thần dân chúng bây giờ không phải như dân chúng hồi 1540. Trình độ dân chủ, phương tiện thông tin của đảng viên, của dân chúng vượt xa hồi 1958. Uy tín của Tổng Bí-thư Lê Khả-Phiêu không thể so sánh với Chủ-tịch Hồ Chí-Minh năm 1958. Mỗi vị trong Bộ Chính-trị bây giờ là một mảng, chứ không thể là một khối như Bộ Chính-trị hồi 1958. Các vị trong Bộ Chính-trị thời Lê Khả-Phiêu đều biết trước rằng: Ký hiệp ước nhượng lãnh thổ trong lúc này không thể bịt miệng, dấu diếm đảng viên cũng như dân chúng. Thế nhưng các ông ấy vẫn làm! Vì vậy phải có nguyên do gì trọng đại lắm. Liệu các ông có thể công bố cho quốc dân biết không?
- Thời gian ấy (1999-2000) đảng Cộng-sản lấn át Chủ-tịch Nhà-nước, cũng như Thủ-tướng nhất.Ðến nỗi Chánh-văn phòng Thủ-tướng chỉ vì nói một câu không mấy lịch sự với người đàn bà có thế lực trong đảng, mà bị bắt giam không lý do, Thủ-tướng không thể can thiệp cho ông ta tại ngoạị.
- Quyền gần như nằm trong tay ba ông Cố-vấn là cựu Tổng Bí-thưÐỗ Mười, cựu Chủ-tịch nhà nước LêÐức-Anh và cựu Thủ-tướng Võ Văn-Kiệt. Ba ông này như ba Thái-thượng hoàng thời Trần. Tuy mang danh Cố-vấn, nhưng ba ông vẫn còn uy quyền tuyệt đốị
- cũng trong thời gian ấy, cả thế giới (trừ Trung-quốc) đều có chính sách ngoại giao rất đẹp với Việt-Nam: Hoa-kỳ (Tổng-thống Bill Clinton), Liên-Âu, các nước ASEAN đang theo đuổi chính sách ngoại giao rất mềm dẻo với Việt-Nam. Nhất là Tổng-thống Clinton ký sắc lệnh bỏ cấm vận Việt-Nam, mở cửa cho sinh viên Việt-Nam sang du học Hoa-kỳ, mở cửa cho hàng Việt-Nam được nhập vào Hoa-kỵ Nói tóm lại thời gian từ nửa năm 1999 cho đến cuối năm 2000, Việt-Nam không bị một áp lực quốc tế nguy hiểm nào, đến độ phải nhượng đất, nhượng biển cho Trung-quốc để được viện trợ vũ khí, để được che chở.
- cũng thời gian trên, Trung-quốc, Việt-Nam không có tranh chấp lãnh thổ, không có đụng chạm biên giới, không có căng thẳng chính trị, không có chiến tranh. Vậy vì lý do nào mà các ông ấy cắt đất, cắt biển cho Trung-quốc? 4.2 - Chi tiết vụ cắt đất.
Vụ cắt đất ký ngày 30-12-1999, thì tôi được biết tin chi tiết, do hai ký giả Trung-quốc là bạn với tôi thông vào ngày 9-1-2000. Nghĩa là 10 ngày saụ Hai anh thuật, theo tinh thần bản hiệp định thì:
- Việt-Nam nhường cho Trung-quốc dọc theo biên giới, 789 cây số vuông (chứ không phải 720 như tin lộ ra trong nươc), thuộc hai tỉnh Cao-bằng, Lạng-sơn.
- Có mấy hiệp định thư (Photocol) đính kèm về việc thi hành. Quan trọng nhất là :
- Nhượng vùng Cao-bằng, sát tới hang Pak-bó, nơi Chủ-tịch Hồ Chí Minh ẩn thân lãnh đạo cuộc kháng chiến. Hang này trở thánh địa của đảng Cộng-sản Việt-Nam. Trước kia nằm rất xa biên giới (khoảng 50 km), nay nằm sát biên giớị
- Nhượng vùng đất bằng phẳng thuộc tỉnh Lạng-sơn nơi có cửa ải Nam-quan.
Thưa Qúy-vị,
4.3 - Ảnh hưởng vụ cắt đất.
4.3.1 - Mất biểu tượng năm nghìn năm của tộc Việt.
Khu Ải Nam-quan này là vùng đất thiêng, là Thánh địa trong mấy nghìn năm của người Việt. Bất cứ người Việt nào từ 6 tuổi trở lên đều biết rằng Ải Nam-quan là vùng đất tượng trưng biên giới phía Bắc, tượng trưng cho lãnh thổ, cho tinh thần tự chủ, cho niềm niềm tự hào của hoÐây là vùng đất đi sâu vào lịch-sử, văn-học và tâm tư toàn thể người Việt. Trở về quá khứ, trong lần mạn đàm giữa Chủ-tịch Mao TrạchÐông và Chủ-tịch Hồ Chí Minh. Chủ-tịch Mao Trạch Ðông đã nói:
"Cái tên Ải Nam-quan, nhắc nhở đến cuộc chiến do bọn phong kiến Hoa, Việt làm xấu tình hữu nghị nhân dân. Tôi xin đổi thành Mục Nam-quan. Mục là mắt, coi như nhân dân Trung-quốc luôn hướng mắt nhìn về nhân dân Việt ở phương Nam. Ngược lại coi như mắt của nhân dân Việt luôn nhìn về Bắc với tình hữu nghị".
Chủ-tịch Hồ Chí-Minh vui vẻ chấp thuận. Nhưng trên thực tế, chỉ có phía Trung-quốc in trên bản đồ địa danh Mục Nam-quan mà thôị Còn phía Việt-Nam trên bản đồ hành chính, trên báo chí, văn học, vẫn dùng từ Ải Nam-quan hay cửa Hữu-nghị.
4.3.2 - Mất cửa ngõ giao thông lịch sử giữa tộc Hoa, tộc Việt.
Tôi đã nhiều lần từ Việt-Nam sang Trung-quốc bằng cửa ải này và ngược lạị lãnh thổ Hoa-Việt được phân chia bởi một con sông nhọÐây là cửa họng giao thông của Trung-quốc, Việt-Nam bằng đường bô Suốt hơn mấy nghìn năm qua, dân Hoa-Việt giao thương đều qua đâỵ Chính vì vậy mà con đường quốc lộ xuyên Việt mang tên Quốc-lộ 1, được đánh số cây số Zéro từ đầu cây cầu Nam-quan. Tất cả thư tịch Việt-Nam đều chép rằng:
"Con đường Bắc-Nam khởi từ ải Nam-quan".
Hoặc : "lãnh thổ Việt-Nam Bắc giáp Trung-hoa, khởi từ ải Nam-quan đến mũi Cà-mâu, theo hình chữ S".
Bây giờ nếu Quý-vị vào Website của Bộ Ngoại-giao Việt-Nam, Quý-vị sẽ không thấy hàng chữ trên, mà chỉ thấy câu: "lãnh thổ Việt-Nam khởi từ cây số không ở phía Bắc".
Thưa Quý-vị,
Cái cây số không đó là cây số 5 cũ đấỵ Cột cây số Zéro bây giờ ở phía Nam cột Zéro cũ 5 cây sộ Từ cây số Zéro đến cây số 5 nay thuộc Trung-quốc.
Sát cây cầu Nam-quan, phía bên Trung-quốc cũng như Việt-Nam, đều có nhiều cơ sở:
- Cơ sở Hải-quan.
- Bai đậu cho hằng trăm xe tải, để chờ kiểm soát, chờ làm thủ tục nộp thuế.
- Cơ sở di trú của Công-an để kiểm soát Passeport.
- Ðồn của quân đội để tuần phòng, bảo vệ lãnh thộ
- Hằng chục cơ quan, khác như Bưu điện, Ngân-hàng, công ty điện, nước.
- Về phía dân chúng, hằng trăm cửa hàng ăn, nhà ngủ, khách sạn.
Các cơ sở phía Nam thuộc Việt-Nam, trong chiến tranh Hoa-Việt 1978, quân đội Trung-quốc đã san bằng hết. Kể cả cây cột biên giớị Tuy vậy sau chiến tranh, đã xây dựng lại hoàn toàn. Từ khi có phong trào mở cửa, đổi mới chính trị, dân chúng cả hai bên đã xây dựng lại khang trang hơn cũ, rộng lớn hơn cũ, và hiện đại hơn cụ Nhưng từ khi hiệp định 30-12-1999 ký thì toàn bộ khu này thuộc Trung-quốc. những cơ sở đó bây giờ được thay bằng một tòa nhà duy nhất.
4.3.3, Mất dân, mất di tích lịch sử
Ði sâu vào khu vực phía Nam của Nam-quan ít cây số nữa là quận lỵÐồng đăng, rồi tới tỉnh lỵ Lạng-sơn.Ðây cũng là đất thiêng, khu có di tích văn hóa lịch sử của tộc Việt:Ðộng Tam-thanh, tượng núi Tô-thị, thành của bọn giặc Mạc trên núị Vùng Lạng-sơn xưa là Thủ-đô của con cháu giặc MạcÐăngÐung, mà năm 1540 đã dâng đất cho Trung-quốc, để được bao che cát cứ quân phiệt một thời gian. Trong chiến tranh Hoa-Việt 1978, hầu như toàn bộ các cơ sở kỹ nghệ, cầu cống, dinh thự, di tích tôn giáo, lịch sử, cơ sở hành chính, thương mại, kể cả nhà cửa của dân chúng bị san bằng. Chắc Quý-vị cho rằng tôi dùng từ Coventry có đôi chút quá đáng. Thưa Quý-vị từ Coventry cũng chưa đủ để chỉ việc quân đội Trung-quốc đã làm ở Lạng-sơn. Kinh khiếp nhất là động Nhất-thanh, Nhị-thanh, Tam-thanh, họ cũng dùng đại bác bắn vào làm hư hại rất nhiềụ
Ði sâu về phía Nam ít cây số nữa là Ải Chi-lăng, nơi mà quân Trung-quốc vượt qua không biết bao nhiêu lần để tiến về thủ đô Thăng-long của Việt-Nam xưạ Tại đây đã diễn ra những trận chiến ác liệt, khiến ít nhất 73 vạn quân của các triều đại Tống, Mông-cổ, Minh, Thanh bị giết. Và cũng tại đây, có không biết bao nhiều tướng của các triều đại trên bị tử trận. Khi quân Việt giết những tướng, dù vào thời kỳ nào chăng nữa thì đầu vẫn bêu tại một mỏm núi, gọi là núiÐầu-quỵ Tại ải Chi-lăng, núi Ðầu-quỷ đều khắc bia đá ghi lại di tích lịch sự Hồi chiến tranh Hoa-Việt 1978, khi các tướng Hồng-quân cho quân tiến đến đây, nghe nhắc chuyện cũ thì họ toát mồ hôi lạnh, phải ngừng lạị May mắn thay khu này vẫn còn thuộc lãnh thổ Việt.
Trở lại vùng đất mà đảng Cộng-sản Việt-Nam đã nhượng cho Trung-quốc, dĩ nhiên họ nhượng cả dân chúng nữạ Trong năm nghìn năm lịch sử chiến tranh Hoa-Việt, dân chúng, chiến sĩ tại vùng này là lực lượng đầu tiên chống quân Trung-quốc. Họ phải hy sinh tính mạng, tài sản đầu tiên, khi quân Trung-quốc đánh sang. Có không biết bao nhiêu di tích, huyền sử về núi non, về sông ngòi về cuộc chiến, về gương anh hùng. Chính quyền các triều đại đều tuyên dương công lao của họ, họ từng hãnh diện đời nọ sang đời kiạ Bây giờ vùng này trao cho Trung-quốc, kẻ thù năm nghìn năm của họ- Họ bị mất mát quá nhiều về tinh thần. Họ phải cúi mặt chịu sự cai trị của kẻ thụ Bao nhiêu di tích lịch sử, huyền sử phải phá bỏ, không được nhắc tớị Thương tổn tinh thần quá lớn Gần đây nhất, trong chiến tranh 1978, phía Việt cũng như Trung-quốc, chôn trên lãnh thổ mình, dọc theo biên giới mấy chục vạn quả mìn. Sau chiến tranh mới đào lên. Phía Việt lập rất nhiều đồn, hầm, công-sự chiến đấu dọc biên giới thành 4 vòng đaị Mấy chục nghìn chiến sĩ Việt tử trận tại đâỵ Hiện những cơ sở đó vẫn còn. Trong khu vực này dân chúng, gia đình liệt sĩ đã ghi dấu tưởng niệm thân nhân ho Nay trao cho Trung-quốc, dĩ nhiên các di tích này bị phá hủỵ Dân chúng đang là lực lượng chong mặt với kẻ thù, bảo vệ lãnh thổ, nay họ bỗng trở thành những người Trung-quốc bất đắc dị Các vòng đai phòng thủ bị mất. Dân tộc Việt-Nam mất mát về an ninh quá nhiềụ
4.4 - Vụ cắt lãnh hảị
Hiệp định phân định lãnh hải Việt-Nam, Trung-quốc ngày 25-12-2000.
Từ giữa thế kỷ thứ 19 về trước, chưa từng có việc ấn định rõ lãnh hải Việt-Hoạ Tuy nhiên vào thế kỷ thứ 15, Việt-Nam đã định lãnh hải qua vụ nhà vua sai vẽẠ Hồng đức bản độ Theo bản đồ này thì các quần đảo Hoàng-sa (Tây-sa) và Trường-sa (Nam-sa) thuộcÐại-Việt. Và hai quần đảo đó đều thuộc Việt-Nam cho đến khi Bộ Chính-trị thời 1958 trao cho Trung-quốc (trên lý thuyết). Vào những thời kỳ ấy (1500-1887), Thủy-quân cũng như thương thuyền, tầu đánh cá của cả Hoa lẫn Việt chỉ là những thuyền nhỏ, không ra xa bờ biển làm bao, nên chưa có những đụng chạm. Sau khi triều Nguyễn của Việt-Nam ký hòa ước năm 1884, công nhận quyền bảo hộ của Pháp; thì người Pháp mới định rõ lãnh hảị Nước Pháp với tư cách bảo hộ Việt-Nam, đã ký với Thanh-triều hòa ước 1887, định rõ lãnh hải trong vùng vịnh Bắc-Việt.Ðối với hòa ước này, Việt-Nam đã chịu khá nhiều thiệt hại, vì mất một số đảo, mà dân chúng là người Việt, nói tiếng Việt, mặc y phục Việt, sống trong văn hóa Việt. Cho đến nay (2001), dân trên các đảo này vẫn còn nói tiếng Việt, ẩm thực theo Việt, và dùng y phục Việt. Chúng tôi đã từng thăm vùng này hồi 1983. Tuy nhiên với hòa ước 1887, lãnh hải vịnh Bắc-Việt được phân chia như sau: Trung-quốc 38% Việt-Nam 62% .Ðối với người Pháp, thời đó họ chưa hiểu rõ tình trạng giữa Trung-hoa và Việt-Nam, họ thấy Thanh-triều chấp nhận 38%, thì cho rằng mình thắng thệ Còn Thanh-triều khi đạt được 38%, họ coi như một món quà trên trời rơi xuống. Vì trong quá trình lịch sử, Trung-quốc vẫn coi vịnh Bắc-Việt là của Việt-Nam. Chứng cớ:
- Vùng đất Hợp-phố là đất cực Nam của Trung-quốc, thế nhưng lại có hải cảng Bắc-hảị Bắc đây chỉ có thể là Bắc đối với Việt-Nam. Nếu là đất của Trung-quốc họ phải gọi là thị xã Nam-hải chử Rõ ràng vùng này là đất cũ của Việt-Nam.
- Vùng vịnh nằm ở phía Nam Trung-quốc, phía Tây đảo Hải-Nam, phíaÐông Bắc Việt-Nam mà Pháp-Hoa ký hòa ước 1887 đó, Việt-Nam gọi là vịnh Bắc-Việt. Trung-quốc cũng gọi là vịnh Bắc-bô Cho đến nay (2001), họ cũng vẫn dùng tên đọ Vậy thì rõ ràng vịnh này của Việt-Nam. Nếu của Trung-quốc thì họ phải gọi là vịnh Nam-bộ chử Bây giờ đến hiệp định Việt-Hoa 25-12-2000 thì vùng vịnh Bắc-bộ được chia ra như sau: Việt-Nam 53% Trunguốc 47%. So với trước 1887 thì Việt-Nam chỉ mất có 38%, nay mất thêm 9% nữa!
4.5 - Ảnh hương vụ cắt lãnh hảị
4.5.1 - Mất lãnh hải, quốc sản.
Theo hiệp định này thì rõ ràng đảng Cộng-sản Việt-Nam đã nhường cho Trung-quốc tới 9% lãnh hải vùng vịnh Bắc-Việt. Cái đau đớn là vùng nhượng là vùng:
- Có nhiều hải sản về cá thu, cá song, cá hồng, mực, là những loại hải sản quý - Dưới đáy biển có mỏ hơi đốt, và dầu lửạ - Một số đảo trong vùng nhượng, thuộc Trung-quốc.
4.5.2 - An ninh quốc gia bị đe dọạ
Nếu vụ nhượng đất nguy hại về phương diện tinh thần, kinh tế, thì vụ nhượng lãnh hải lại nguy hại về an ninh. Vì Trung-quốc có thể dùng các đảo này làm phi trường quân sự, căn cứ Hải-quân để uy hiếp Thủ-đô Hà-nội và các tỉnh trung châu Bắc-Việt và miền Trung, miền Nam Việt-Nam. Tin của ECL ghi lại, trong những cuộc hội đàm Hoa-Việt về lãnh hải, Trung-quốc đòi cho được mấy đảo nhỏ trong vùng. cũng những tin của ECL về các cuộc hội của Bộ Chính-trị đảng Cộng-sản Việt-Nam thì việc chủ trương nhượng các đảo do quyết định của toàn thể, không do ba ông Cố-vấn Ðỗ Mười, Lê Ðức-Anh hay Võ Văn-Kiệt.Ðể tỏ ý hoàn toàn quy phục Trung-quốc, Bộ Chính trị, cũng trao cho Trung-quốc toàn bộ kế hoạch phòng thủ phía Bắc Việt-Nam. Theo ý kiến chúng tôi, thì trong Bộ Chính-trị bấy giờ, nhóm quân đội rất mạnh, chủ chốt có ba vị tướng là Lê Khả-Phiêu, Phạm Văn-Trà, Phạm Thanh-Nhàn. Trong tài liệu này, có phần ước tính tình hình Trung-quốc, Việt-Nam, đại lược như sau:
"- Trung-quốc không có khả năng dùng Không-quân tấn công vào Thủ-đô Hà-nội và các tỉnh đồng bằng Bắc-bộ. Vì khoảng cách từ các phi trường Quảng đông, Quảng-tây, Vân-nam, Hải-Nam quá xa. Phi cơ chỉ có thể tới oanh tạc, nhưng trở về thì không đủ nhiên liệu.
- Nếu Trung-quốc tiến công bằng đường bộ, thì ít nhất phải có một triệu quân. Với một triệu quân mỗi ngày cần 10.000 lượt ô-tô tiếp tế. Mà đường bộ thì các ngả Lai-châu, Lào-cai, Hà-giang không dùng được. Chỉ có ba ngả chính tạm dùng. Một là Lạng-sơn, hai là Hạ-long (Quảng-yên cũ), ba là Cao-bằng. Ba ngả đó đường xá gồ ghề, núi non hiểm trở. Với 10.000 lượt xe, thì chỉ ba ngày là đường nát hết.
- Ðịa thế hiểm trở, khúc khuỷu của ba con đường này, chỉ cần ba người đóng một chốt, cũng đủ cản trở một ngày tiếp tệ - Trong bối cảnh chiến tranh Hoa-Việt xẩy ra, thì Thủ-đô cũng như Bộ Chính-trị, Bộ Tổng Tư-lệnh có thể chuyển vào Thành-phố Hồ Chí-Minh.
- Trường hợp đó bắt buộc Trung-quốc phải dùng đường biển tiếp tế, chuyển quân. Hai quân cảng lớn sử dụng sẽ là Bắc-hải, Quảng-châu, Hải-Nam. Cả ba cùng xa, rất khó khăn".
Bây giờ Trung-quốc được mấy đảo trong vịnh Bắc-Việt, rất gần với thềm lục địa của trung châu Bắc-bộ, miền Trung và miền Nam. Nếu như Trung-quốc thiết lập căn cứ Không-quân, Hải-quân, trạm tiếp vận tại đây, thì toàn bộ lãnh thổ Việt-Nam bị uy hiếp nặng nề. Ông Lê Khả-Phiêu, Phạm Văn-Trà, Phạm Thanh-Nhàn đều là tướng lãnh, từng cầm quân trên 40 năm, thì các ông phải biết rõ điều đó. Biết, nhưng các ông vẫn làm, thì có nghĩa là các ông muốn: "Việt-Nam vĩnh viễn nằm trong vòng kiềm tỏa của Trung-quốc". Còn như các ông ấy làm việc đó để được gì, cho ai, vì ai thì tôi chịụ...
Bác sĩ/Tác giả TRẦN ĐẠI SỸ (Paris, Pháp Quốc).

 
dzuylynh 10.09.2014 08:43:39 (permalink)
0


 
 
lạc đường...

đêm qua mười bốn trăng vừa chớm
mấy khóm hoa quỳnh tỏa ngát hương
nhác cánh hạc nghiêng chao lệch hướng 
mới biết rằng anh đã lạc đường...

muốn thăm bần sĩ ẩn thâm am
bóng núi trầm ngâm đẫm khói lam 
những tối " thứ năm " trời u ám
tương ngộ phù sinh chạm cốc phòng

những tưởng đời còn chút thong dong
sớm chiều kinh kệ uổng công không
chày buông chuông đổ lay tâm động
sắc sắc không không... chạnh tấc lòng

trăng lặn hoa tàn vỡ hồn hoang
vó câu nhạc ngựa khấp quan san
dưới trăng bẻ kiếm mài si hận
nhúng khúc cuồng ca đáy chén trà

dzuylynh.hòanghoalũngđêmnguyệtquỳnhgiápngọ
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.09.2014 08:48:54 bởi dzuylynh >
hai1957 14.09.2014 09:55:42 (permalink)
0

 
CON VỀ

Con về thăm mẹ chốn yêu xưa
Lặng lẽ chiều nghiêng mấy bóng dừa
Giậu đổ bìm leo sâu đẻ trứng
Con cò đứng ngóng những cơn mưa
Em lấy chồng xa đời lưu lạc
Chị còn chạy gạo buổi cơm trưa
Nhìn quẩn quanh tìm cây gậy trúc
Cha già tai điếc đã nghe chưa?

Bao người lữ thứ vắng quê hương
Một nửa đồng xanh nửa phố phường
Trót mối mang đành rao gả bán
Mai còn gì nữa để yêu thương
Cởi áo phơi ra lời trách móc
Mang tình cốt nhục chẳng thiên lương
Ngựa chạy đâu còn che mắt nữa
Sao mờ mịt mãi những đêm sương?

Con về rũ lại bụi phù vân
Thắp nén hương xa chuộc tình gần
Đứng ngắm giang sơn nghìn mảnh vá
Chạnh lòng con quốc khóc thương thân
Dĩ vãng nhẹ tênh tình non nước
Dặm trường mê mãi mõi đôi chân
Đành nợ anh linh người đi trước
Lối vào thương tiếc cỏ trên sân

Chút tình xưa cũ cũng phôi phai
Bừng tỉnh cơn mê giấc mộng dài
Đất khổ lòng đau kêu thống thiết
Mẹ già tóc trắng xác xơ bay
Niềm riêng xa lắc ngồi nghe ngóng
Đồng vọng về đâu liễu chương đài
Xiềng xích trên vai người hào kiệt
Cổng nhà chó đá sủa chân ai?
 
Lê Phú Hải
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.09.2014 10:15:39 bởi hai1957 >
da vàng 14.09.2014 18:22:56 (permalink)
0
Mẹ tôi trong Cải cách ruộng đất  
 
 

Trần Mạnh Hảo

Năm cải cách ruộng đất ở làng tôi sau tết 1956-1957, là đợt long trời lở đất cuối cùng của cuộc tắm máu, trời rất rét, nạn rận chấy hành hạ dân chúng khủng khiếp hơn bao giờ, có nguy cơ chết vì rận chấy nhiều hơn là chết vì đảng bác xử bắn oan, (xử bắn, đấu tố toàn người tốt, người nghèo bị quy oan do số phần trăm đảng đội áp đặt lên từng làng từng xã). Nếu không có nạn rận chấy năm đau thương khốn khổ tột cùng ấy, có lẽ ba mẹ con tôi đã chết đói (bố tôi đang bị đảng - đội bắt giam tội địa chủ) vì không có hạt gạo nào để nấu cháo...


Các bạn biết tôi hành nghề gì để cứu đói cả nhà trong khi mới chỉ 10 tuổi đầu? Tôi làm nghề bắt rận thuê cho các gia đình cán bộ và gia đình ông bà ông nông dân bần cố vừa được chia của từ gia đình phú nông địa chủ. Chẳng là khi đi qua nhà đứa bạn gái cùng học vỡ lòng - con ông đội trưởng xóm tôi, thấy nó đang ngồi bắt rận, nó hét lên sợ hãi vì rận bám đầy quần áo nhà nó. Thấy tôi đi qua, nó bảo: thằng con địa chủ Hiền kia, mày vào bắt rận giúp tao, tao bảo bố tao cho mày bò gạo về ăn cho khỏi chết đói...

Tôi hăng tiết, bắt rận giúp nó nhanh hơn khỉ, bắt được con nào cũng cho vào miệng cắn cái bép, khiến môi tôi đỏ như ăn trầu. Tôi bắt một buổi sáng hết sạch rận trong đống áo quần hôi như cú của con gái nhà ông cán bộ… Gia đình ông trưởng xóm cho tôi đúng một bò gạo vì công bắt rận tài ba. Tôi mơ ước làm giàu bằng nghề bắt rận. Cầm tí gạo gói trong lá khoai ngứa, đi qua nhà thờ, tôi quỳ xuống làm dấu thánh giá xin với Chúa và Đức Mẹ rằng: con cám ơn Chúa và mẹ Maria, con xin Chúa ban cho làng con, xã con, tỉnh con, nước con mãi mãi tràn ngập rận chấy để con làm giàu bằng nghề bắt rận thuê. Cứ như vậy, thiên tài bắt rận thuê của tôi vang lừng thôn xóm. Ngày nào tôi cũng kiếm được gạo, một hay hai bò (bơ, lon) gạo về nấu cháo cho mẹ và hai em ăn khỏi chết đói...

Hôm đó khoảng gần 12 giờ trưa tôi về nhà sau khi đã được trả công gần hai lon gạo vì bắt rận thuê cho hai gia đình cán bộ thôn thì nghe nhà tôi có biến. Đám người bần cố nông quá đông đúc kéo đến nhà tôi dỡ nhà, dỡ bếp bởi họ được đội cải cách chia cho mọi tài sản trong nhà tôi từ cái thìa cái đũa đến cái bát, cái mân, cái nồi con dao cái thớt...

Tôi khiếp đảm thấy mẹ tôi vừa khóc vừa chửi bọn chúng và hai tay cầm hai con dao bầu nhọn hoắt đang xông vào đâm ông Xoan, ông Chúc (hai ông bần cố nông này được chia cái nhà chính của ông nội tôi đã di cư để lại), hai ông tí chết vì hai nhát dao đâm sẩy của mẹ tôi. Hình như mẹ tôi điên rồi, vừa chửi vừa quyết sống mái với bọn đến dỡ nhà cướp của. Mẹ tôi vừa khóc vừa dứ dứ hai con dao quyết lao vào đâm bọn dỡ nhà, khiến một tên vừa leo lên mái sợ quá đã ngã xuống gãy chân. May mà có mấy người bà con hàng xóm đến hỗ trợ mẹ tôi. Tôi bỏ gói gạo trong lá khoai xuống đất, hai tay cầm hai cục gạch đứng bên mẹ nói: tao thề chết bảo vệ mẹ tao, chúng mày ác Chúa phạt liền đó, thấy chưa, ngã xuống đất gãy chân kìa… Mẹ tôi lên cơn rồi, bà quyết sống chết bảo vệ căn nhà chính mà không đủ sức bảo vệ cái bếp đang bị mấy người bần cố nông khác dỡ mất, phá cướp sạch rồi…

Mẹ tôi vừa khóc vừa múa dao kể rằng: bớ bọn ác nhân kia, bố chồng tao đêm nào cũng đi cất vó, ngày nào cũng ra đồng cày bừa với ông Mục cày thuê cho hai mẫu ruộng sao địa chủ được. Chúng mày cứ xông vào cướp, xông vào dỡ nhà đi, tao sẽ đâm chết hết chúng mày rồi có bị Hồ chủ tịch cắt lưỡi, xẻo vú cũng cam lòng… Nào thằng kia, con kia, leo lên mái nhà thử coi, tao đâm chết ngay thằng Xoan, thằng Chúc liền này…

Lão Xoan, lão Chúc gọi dân quân đến với súng ống lên đạn cạch cạch nghe chết khiếp… Tôi nghĩ phen này chúng nó bắn mẹ mình rồi, hai tay tôi vẫn cầm hai cục gạch chạy đến đứng trước bụng mẹ. May mà có ông Bính bí thư làng (người chuyên làm nghề ăn trộm ăn cắp) đến kịp nói nhỏ vào tai lão Thảnh đội trưởng đội dân quân một lúc thì đội dân quân du kích rút đi… Sau này mới biết ông Bính (người từng mê mẹ tôi khi mẹ chưa lấy bố tôi) nói với dân quân rằng: “Nhà thằng Ký Sinh (ông nội tôi đã di cư) và con là thằng Hiền chồng con điên kia đã nằm trong danh sách sửa sai xuống thành phần…”

Lão Xoan lão Chúc hai tên bần cố nông chuyên ăn trộm thấy tình thế không thể dỡ nhà mang đi được vì sợ con mẹ điên cầm dao đang quyết đâm chúng nếu không có mấy bà con giữ tay can gián, bèn lủi mất… Mẹ tôi gục xuống đống gạch vụn của căn bếp ba gian vừa bị chúng cướp phá dỡ mang đi từ hòn gạch, khóc rồi ngất luôn, không còn thời gian đâu ra ngăn bà Y đang phá cổng nhà tôi lấy gạch…

Chiều đó, mẹ tôi vẫn phải ra đồng bắt cá về cho ba đứa con ăn với cháo do thằng Hảo bắt rận thuê mà có được tí gạo. Khi mẹ về, giỏ cá đã mất, vì bị bọn ông bà ông nông dân chăn trâu cướp mất giỏ cá, lại bị chúng dùng roi trâu quất lên mặt mẹ ba con lươn đỏ như máu bởi mẹ quên khoanh tay cúi chào, bọn trẻ trâu đang cưỡi trâu trên đường theo quy định của đảng – bác – đội rằng: con vợ địa chủ Hiền, con dâu địa chủ đại gian đại ác Ký Sinh đã theo giặc vào Nam kính chào kính lạy ông bà ông nông dân cưỡi trâu ạ…

Chuyện về mẹ tôi còn dài, viết một cuốn tiểu thuyết về bà cũng không hết, kỳ sau xin kể tiếp…

Sài Gòn 14 – 9 – 2014

(lụm lỵm trên nét)


 
da vàng 14.09.2014 19:23:02 (permalink)
0
 
Chọc Cải Cách ra mà ngửi 
 
Ngô Nhân Dụng
 
Nghe tin có cuộc triển lãm về Cải Cách Ruộng Đất tại Hà Nội, tôi đã tìm đọc mấy bài tường thuật trên các báo trong nước và các mạng thông tin. Cảm tưởng chung: Đây chỉ là một trò tuyên truyền rất vụng về, mạo xưng là “lịch sử;” mà nó lại nhạt phèo, chẳng có gì mới mẻ đáng coi. Người ta trưng bày những sập gụ, tủ chè, bát đĩa dùng trong nhà địa chủ; bên cạnh cảnh sống bần hàn của những nông dân. Những người tổ chức cuộc triển lãm chắc hy vọng mọi người xem xong sẽ kết luận: Xã hội thời xưa thật lắm cảnh bất công. Nếu có bát công tức là có bóc lột, đó là cách suy nghĩ đơn giản, dễ khiến người ta tin.
 
Nhưng người biết suy nghĩ sẽ nhận ra điều này: Thời nay cũng nhiều cảnh bất công không khác gì 60 năm trước. Chỉ cần nhìn vào ngôi nhà của một ông Bí Thư Huỳnh Đức Hòa, tỉnh ủy Lâm Đồng, người ta cũng có thể thấy ông giàu có gấp ngàn lần các địa chủ thời 1946-1957. Trong khi đó thì bao nhiêu người lao động đang sống trong các ổ chuột ở thành phố vẫn chạy ăn từng bữa. Và cảnh sống của đồng bào nghèo tại các vùng nông thôn xa; nếu so sánh nhà cửa của họ với ngôi nhà tồi tàn của người nông dân nghèo khổ, của các bần cố nông thời cải cách ruộng đất, chắc cũng như nhau. Nếu khá hơn cũng chỉ hơn đến gấp đôi, gấp ba là cùng. Hố cách biệt giàu nghèo ngày nay tăng lên gấp trăm, gấp ngàn lần so với thời 1950! Nếu có bất công tức là có bóc lột, thì ngày nay ai bóc lột ai?
 
Do đó, cuộc triển lãm về Cải Cách Ruộng Đất sẽ gây tác dụng ngược. Thay vì “gây căm thù” đối với các địa chủ ngày xưa, cuộc triển lãm sẽ khiến người đi coi nghĩ tới các đại địa chủ thời nay. Một điều hiển nhiên ai cũng thấy: Sau khi Đảng Cộng Sản cướp ruộng đất từ tay các địa chủ, thì nông dân Việt Nam bây giờ có được làm chủ ruộng đất hay không? Câu trả lời là: Không! Ngày nay tất cả ruộng đất thuộc quyền của “nhà nước.” Nhà nước là tay đại địa chủ, nắm quyền cho dân “cấy rẽ,” cho ai thì người ấy được “quyền sử dụng,” chỉ là quyền sử dụng chứ không phải quyền sở hữu. Nhà nước là một bộ máy khổng lồ vô hình, nhưng đại diện của nó là các quan chức, cán bộ từ tỉnh xuống huyện, xuống xã. Họ nắm toàn quyền, ban bố quyền sử dụng cho đám dân đen. Họ có thể lấy lại quyền sử dụng của nông dân để ban phát cho các nhà tư bản đỏ, bồi thường dân một đồng thì thu lời hàng trăm đồng. Cả bộ máy nhà nước này nằm gọn trong tay Đảng Cộng Sản. Đảng là tay đại địa chủ thời nay. Đảng đưa ra khẩu hiệu “Người cầy có ruộng,” nhưng cuối cùng chỉ có đảng là có ruộng, nông dân Việt Nam vẫn đóng vay tá điền. Thay vì các địa chủ thu tô, ngày nay nông dân sống dưới chế độ đảng thu thuế. Báo chí trong nước vừa so sánh số thuế má, dưới nhiều hình thức, tại một tỉnh Thanh Hóa ngày nay còn nhiều hơn các món thuế nông dân phải đóng trong thời thuộc Pháp.
 
Một phản ứng ngược khác, là người đi xem triển lãm sẽ bất mãn thêm khi thấy đây chỉ là một trò tuyên truyền cũ kỹ, hoàn toàn không phải là lịch sử, dù được trưng bày tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia. Người biết suy nghĩ sẽ thấy, như Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện, tại sao một cuộc triển lãm tự xưng là lịch sử mà lại không được trung thực. Ông nói, “... những sai lầm - tội ác do chính quyền gây ra thời đó không được đưa ra, những việc phá tan chùa, đình, miếu, làng, xã...làm phá vỡ những truyền thống đạo lý - văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam qua ngàn năm ...” cũng không được trưng bày ra.
 
Nhưng việc phá tan những miếu mạo, đình chùa cũng không phải là tội ác văn hóa lớn nhất của Đảng Cộng Sản. Ông Nguyễn Tường Thụy, một người làm blog riêng có tiếng ở Hà Nội đã nhắc đến tội ác khác về văn hóa, là cuộc Cải Cách Ruộng Đất “nó tàn phá luân lý đạo đức lúc bấy giờ” với những cảnh “cha tố con, con tố cha, vợ tố chồng, anh em tố nhau ...” Và ông nhấn mạnh rằng, “Cải cách ruộng đất là do người Trung Quốc, các chuyên gia Trung Quốc chỉ đạo và cố vấn...” Một blogger khác, J.B Nguyễn Hữu Vinh đã đi xem triển lãm, kể lại, “Đi bên cạnh, cô thuyết minh viên áo đỏ (nói) liên tục: ‘Cải cách ruộng đất xóa bỏ chế độ người bóc lột người, là cách mạng về quan hệ sản xuất và nông dân đổi đời...’ Tôi quay lại nói, ‘Quan chức Cộng Sản ngày nay thì đất đai, nhà cửa, ăn chơi còn gấp trăm lần địa chủ phong kiến trước đây. Mà tất cả là từ tiền tham nhũng của dân, còn địa chủ phong kiến ngày xưa có ăn chơi cũng là tiền của họ. Bây giờ có ông quan hàng trăm ha đất như chủ tịch Bình Dương thì bọn địa chủ sao so được nhỉ?’”
 
Nguyễn Hữu Vinh trông thấy một nhiếp ảnh gia đi chụp các vật trưng bày trong phòng triển lãm, khi chụp hình xong, anh ta kết luận, “Thôi, cái hay, là chúng nó đưa ra để dân biết rằng cái giai cấp địa chủ, phong kiến ngày xưa chẳng là cái đ. gì so với bọn quan Cộng Sản tham nhũng hôm nay.” Một di họa văn hóa của thời Cải Cách Ruộng Đất vẫn để lại bóng đen lảng vảng trong xã hội Việt Nam: “Cái gọi là 'thành phần' xuất hiện trong thời đó, cho đến nay tròn 60 năm sau vẫn ám ảnh trong từng tờ hồ sơ, lý lịch của các em nhỏ đến trường, dù chúng chẳng hiểu “thành phần” nghĩa là cái gì và từ đâu ra.”
 
Cuối cùng, chỉ vì Đảng Cộng Sản tổ chức cuộc triển lãm tuyên truyền vô duyên này, những người như các ông J.B Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện có cơ hội bày tỏ những suy nghĩ thật của người dân Việt thời nay. Rõ là chỉ làm cho rách việc thêm!
 
Tại sao Đảng Cộng Sản lại bày ra một trò tuyên truyền gây phản ứng ngược nhiều như vậy? Có thể chỉ vì các cán bộ trong Viện Bảo Tàng Lịch Sử chẳng có việc gì làm cho qua thời giờ, cho nên họ mới bày vẽ ra cái cuộc triển lãm này. Hay là quý ông bà trong ban văn hóa tư tưởng của đảng đang lo khi chế độ sụp đổ thì mình thất nghiệp, nên cố gắng tô thêm son phấn lên mặt đảng một lần chót? Hoặc có thể đưa ra một giả thuyết táo bạo, rằng có người đã xúi giục họ tổ chức triển lãm để khiêu khích tất cả nông dân miền Bắc, những người đã đi biểu tình đòi ruộng, đòi đất trong những năm qua và bị ông đại địa chủ thời nay đàn áp dã man. Đặc biệt, họ muốn khiêu khích tất cả giới thanh niên, trí thức miền Bắc và đặc biệt là dân Hà Nội, xem có ai dám đứng ra “lật mặt nạ” của Đảng Cộng Sản hay không?
 
Mà việc lột mặt nạ thì không khó gì cả. Người ta không thể tổ chức một cuộc “phản triển lãm” về những tội ác của Đảng Cộng Sản trong vụ Cải Cách Ruộng Đất. Không thể trưng bày cảnh những người bị gán cho danh hiệu địa chủ bị chôn sống, thò đầu trên mặt đất để nhìn thấy lưỡi cầy kéo qua đầu mình cho tới khi chết. Cảnh này đã có thi sĩ Hữu Loan làm chứng, ông đã kể lại cho con cháu khỏi quên chuyện một địa chủ đã cấp gạo cho trung đoàn của ông trong thời kháng chiến bị hành hạ như vậy. Sau đó, tác giả Màu Tím Hoa Sim đã cưới cô con gái nhà địa chủ này, để đền ơn công cha mẹ cô nuôi dưỡng cả trung đoàn.
 
Không thể tổ chức triển lãm, nhưng giới thanh niên, trí thức Hà Nội có thể làm một cuộc triển lãm trên mạng. Một cuộc “phản triển lãm” đã xuất hiện trên các mạng ở Việt Nam. Blogger Lê Dũng đã chụp lại các bức ảnh trong phòng triển lãm rồi nêu ra những sai lầm, gian dối. Thí dụ, mấy ông già 60 nhận xét thời 1950 “Đũa nhựa và thìa phíp trắng chưa có!” Hoặc nhìn cái áo của “địa chủ” được trưng bày, có người thấy, “Áo trưng bày này là hàng fake [giả] 100 %. Vì “May bằng máy công nghiệp, viền cứng và thô, thời đó không có máy khâu đó. Đặc biệt áo dài thời đó hoàn toàn khâu tay, mũi khéo và mềm mại.” Đến một bức ảnh, “Bần cố nông làm gì có nồi đồng, có chiếu trải ra hè ăn cơm vậy?” một độc giả của Blog Lê Dũng góp ý “thời đó đã làm gì có modern áo đuôi tôm hả mấy ông giời con?” Một độc giả giấu tên khác nói thẳng: “Nói dối mà không biết ngượng sao, hỡi những kẻ lấy tay che mặt trời? Nạn nhân Cải Cách Ruộng Đất vẫn còn đầy rẫy, hoặc con cháu họ sẽ lên tiếng. Hay đợi đấy!” Một độc giả ký tên Mượt viết, “Chết thật, dối lừa mãi thế sao?”
 
Lê Dũng kết luận, “Tóm lại tay nào sắp đặt cái ảnh này là dân vớ vẩn, không có tí kiến thức gì về lịch sử, am hiểu về đồ vật.” Và anh viết thêm, “Dù sao thì tôi vẫn nói với mọi người cùng xem rằng: việc có cái triển lãm này cũng hay, bọn trẻ sẽ tìm nốt nửa còn lại qua gúc gồ, thế thôi vì một nửa sự thật không phải là sự thật.”
 
Nửa thứ hai của sự thật đã được trình bày từ lâu. Bao nhiêu tác giả đã viết về cuộc Cải Cách Ruộng Đất. Những tác phẩm mô tả tai họa Cải Cách sớm nhất là “Những thiên đường mù” của Dương Thu Hương, “Ác mộng” của Ngô Ngọc Bội. Tiếp theo có “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên, tiểu thuyết “Ba người khác” của Tô Hoài. Đặc biệt, cuốn “Đèn cù” của Trần Đĩnh gần đây nhất đã cho thấy vai trò của Hồ Chí Minh trong vụ giết bà Nguyễn Thị Năm, chính ông Hồ đã viết bài đăng báo buộc tội bà. Có thể đăng lại những đoạn văn của các tác giả trên, để “triển lãm cho mọi người được thấy sự thật về tội ác của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
 
Nhưng trên các mạng đã xuất hiện những câu chuyện thực đau lòng hơn cả những cảnh trong tiểu thuyết. Một độc giả ký tên Lê Tri Điền kể trong Blog Lê Dũng những chuyện xảy ra thời kỳ Cải Cách Ruộng Đất tại xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa; chúng tôi trích vài chuyện: “Có một bà tên Chấn, không hiểu bùa phép nào của đội cải cách mà lên trước ‘ tòa án nhân dân’ nắm râu bố đẻ mà vặt rồi rít lên: Thằng Thể (tên bố bà Chấn)...mày là....mày là...” (bà Chấn sau này ân hận vì tội lỗi với người cha thân yêu của mình nên trở thành người trầm cảm, bà chết vào khoảng năm 1989 trong đói nghèo cô độc). Một chị con gái kể: Tôi thương cha tôi lắm, hắn bắt cha tôi, thúc vô rọ lợn rồi chúc ngược cha tôi đầu cắm xuống đất, tôi lén đem cơm cho cha thấy mặt cha đỏ tím tụ máu sưng tròn như chấy bưởi, cha tôi nói con đi đi! Không du kích biết thì khổ, cha không ăn được cấy chi mô, tôi còn nhỏ quá, chả biết cha có tội chi, thương cha quá mà không dám khóc...” Cuộc phản triển lãm vẫn còn tiếp tục. Dân Hà Nội không để cho người ta khinh thường, bày trò tuyên truyền rẻ tiền trước mắt mình mãi như vậy.
 
Một người bạn tôi mới trò chuyện với một bà chị lớn tuổi ở Hà Nội qua điện thoại, nhân tiện hỏi, “Chị đi xem cuộc triển lãm về Cải Cách Ruộng Đất tại Bảo Tàng Lịch Sử chưa?” Bà chị trả lời, “Xem làm cái gì? Chúng nó hết khôn dồn ra dại hay sao mà lại đi chọc “c...” ra mà ngửi với nhau như thế hở!”
 
Đúng là hết khôn dồn ra dại cho nên mới đi chọc Cải Cách ra mà ngửi. Khi một chế độ lâm vào bước đường cùng thì nó mới sinh ra những trò dồ dại, ngớ ngẩn, lung tung beng như vậy.
 
 
sen dat 14.09.2014 19:45:23 (permalink)
0
Bài thơ "Một ngưòi về" của Nguyễn Minh Hải rất hay! Thơ Minh Hải có cái gì đó man mác ngậm ngùi giống Trịnh Công Sơn.
dzuylynh 16.09.2014 16:40:53 (permalink)
0


trăng đơm bóng lá chìm đáy cốc 
em đừng khua muỗng khuấy trăng tan 
cà phê lẻ bạn chừng chưa đắng 
ta đắng giùm em giọt lệ sầu... 
(dl) 

  

 Cà Phê Một Mình
thơ Diệp Băng Hồ | nhạc & trình bày Dzuylynh 
album hươngthờigian 
( tặng dbh.sl.bhl.ab.bh )

Có những chiều một mình
Bên ly cà phê đắng 
Nghe tâm hồn hoang vắng 
Thành phố đã lên đèn

Tôi vẫn thầm gọi tên 
Tình buồn..ai có hiểu 
Giọt cà phê vẫn nhiễu 
Giữa lòng mình quạnh hiu...

Trời hôm nay cô liêu 
Chập chờn nghe bước gió 
Xạc xào trên dấu cỏ 
Ngẩn ngơ ngọn lá sầu

Bây giờ anh nơi đâu 
Trong màn đêm quên lối 
Tôi với ngàn dấu hỏi 
Vẫn biền biệt hồi âm

Mắt trông vời xa xăm 
Một phương trời thăm thẳm 
Để nghe hồn trĩu nặng 
Để thương nhớ vơi đầy... 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.09.2014 19:44:23 bởi dzuylynh >
dzuylynh 24.09.2014 14:34:08 (permalink)
0
 
 
 
 
 
 
 
 
PHÁP NGUYỆN
thơ Nguyễn Tiến . nhạc & trình bày Dzuylynh
album Trở Về Tỉnh Thức . Sept232014

Như lai. Như lai
Kinh vàng u mặc
Ta là cái vạc
Lạc giữa mù sương

Vô sắc thanh hương
Ta đành bay mãi
Nguyện kết muôn phương
Đáp tình không hải

Dẫu bạt truông ngàn
Thân vùi bất họai
Đất bồi tam muội
Nẩy hạt kim cang

Chắp tay lạy đời
Chắp tay lạy người
Ngắt trên nụ cười
Một rổ hoa tươi

Cuộc trần như rươi
Cầm bằng mây trôi
Trời xanh mấy nỗi
Nên lòng khôn nguôi

Như lai. Như lai
Suốt đời réo gọi
Ta là cái hạc
Lộng giữa đời thiêng

Dốc hết trinh nguyên
Quay miền bất thối
Nhặt chút lương duyên 
Đáp tình mong mỏi

Thất bảo, ao vàng
Cho đời mông muội
Đất trời đôi cõi
Bổn nguyện mang mang
 
 
 
Thay đổi trang: << < 464748 > >> | Trang 48 của 58 trang, bài viết từ 706 đến 720 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 7 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9