GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 5 của 58 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 867 bài trong đề mục
thiên thanh 03.04.2013 03:59:08 (permalink)
0
 
***
 

 

download
 
ngày về
 
 thơ dzuylynh | diễn đọc thiênthanh 
( tuyển tập Thơ " Mùa Xuân Đã Mất " ) 

  giã biệt kinh kỳ xếp bút nghiên  
 xa gia đình chôn mộng hoa niên 
 các anh đi vào miền chinh chiến 
 buổi quê nhà khói lửa triền miên 
 
vũ đình trường buông cung xạ tiễn
tỏa bốn phương phỉ chí tang bồng 
thủ đức quân trường hồ hải mộng 
võ bị dựng nghiệp mồ hôi đong 
 
huấn nhục thao trường không uổng phí
mươi năm tù tội có ra chi 
bốc cao ngùn ngụt tâm hùng khí
khổ ải lưu đày bao oán bi 
 
mãnh hổ sa cơ sầu thất thế
anh hùng lỡ vận cũng tang thương 
bụng đói tay run chân tấn vững 
khổ sai cay đắng dững dưng hề
 
bố mẹ tuổi già nương bóng hạc
con thơ bạc nhạc bởi đòn thù 
cắp sách đến trường, thân cỏ cú 
vợ hiền tần tảo kiếp nuôi tù 
 
lao dịch bào mòn thân dũng tướng 
gông cùm gặm rách thịt, da, xương 
tuẫn tiết, anh hào theo cánh phướng 
nhẹ phất hồn vương bãi chiến trường 
 
tổ quốc giang sơn nay đổi chủ 
mảnh dư đồ rách giữ khư khư 
hồn mẹ Âu cơ xin tha thứ 
vong bố Lạc Long hãy niệm tình 
 
làm trai không giữ được cơ đồ 
anh linh tử sĩ hóa hư vô 
ngước lên thiên trúc sa lệ tủi 
cúi xuống cửu tuyền nhục núi sông 
 
ngày về con tóc nhuộm màu bông 
bố mẹ còn đâu phụng dưỡng mong 
vòng tay chinh phụ em hòai vọng 
lệ tủi tương phùng sao đếm đong 
 
cám ơn tổ quốc một cuối đông 
cám ơn hồn mẹ bóng liên đài 
dấu cha đã khuất mờ đông hải 
con đã về đây xuân chớm khai 

38 mùaxuânđãmất.thángtưhuyếtlệ 2013.dzuylynh 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.04.2013 04:44:40 bởi thiên thanh >
#61
    dzuylynh 03.04.2013 10:56:36 (permalink)
    0

    giũ đi một hớp bụi trần 
    nuốt chi cay đắng nhọc nhằn thế nhân 
    nhọc hơi đếm mỏi cơ trần 
    tâm như sương sớm trong ngần phù vân 
    phủi tai nghe tạo xoay vần 
    thâm sơn nhắp chén trà bần cùng nhau
    ( dzuylynh )

    Niên trưởng Tuân ơi, dấu chân anh đã đi qua bốn vùng chiến thuật từ khi đàn em còn cắp sách đến trường. Sau tháng tư miền nam bị bức tử, anh đã trải qua bao nhiêu tù ngục khổ sai từ Nam ra Bắc... Từ ngày thóat ách cùm gông, vị Đại Tá kính mến của tôi xuống tóc gửi thân vào cửa thiền. Ngày đại hội huynh trưởng GDPT toàn quốc Hoa Kỳ tổ chức tại San Jose, sau khi bước xuống sân khấu, tôi hỏi đùa: "Bạch Thầy, bây giờ anh muốn dzuylynhgọi anh là Đại Tá hay là Đại Đức? Anh cười cười hiền hậu: "đại cái gì mà đại! em muốn gọi anh là gì cũng được"...
    Kính gửi đến hương linh người Huynh trưởng GDPT, người Niên Trưởng QLVNCH đáng kính một nén tâm hương. Mong anh mãi mãi được an bình chốn tây phương cực lạc, nhé anh! Huynh trưởng Nhuận nó viết bài thơ Chén trà cho anh, dzuylynh đưa vào giai điệu phù trầm và cô bé Phương Trang sẽ kể lại một kỷ niệm đẹp cho anh nghe đây! Kính Thẩm Quyền, đi đâu vội thế? Em biết rồi, Thầy lại vác chuông vác mõ đi cầu siêu cho anh em đồng bào mình chứ gì? Ngồi xuống đây... thong thả, uống với nhau Chén Trà, anh ạ!
    38 mùa xuân đã trôi qua theo trầm thăng vận nước. Nỗi thống khổ vẫn nặng đè lên đôi vai nhược tiểu quê hương. Hết Tàu, đến Tây, rồi Nhật, Mỹ... Nay giặc  lại đang tâm rước kẻ thù truyền kiếp về đày đọa lê dân. Hay là cái qủa báo nhãn tiền, cái nợ diệt chủng Chiêm Thành mà tiền nhân đã vì mở mang bờ cõi về phương Nam đang báo ứng, hở anh?
    Như khói chiều sương sớm hợp tan tan hợp... Nhà Nguyễn Gia Long đã hèn hạ cõng rắn Phú Lãng Sa qua tay Bá đa Lộc để tiêu diệt vị anh hùng áo vải đất Tây Sơn Quang Trung Nguyễn Huệ, nay cũng đành xóa sạch vương triều ?
    Dân Nam mình ngày nào sẽ bị Hán hóa như Tây Tạng hôm nay ?
    Óan nên cởi, chằng nên buộc mà chi ! Vẫn biết thế ,nhưng xuơng máu bao anh linh , tiền nhân đổ xuống cho rực thắm màu cờ rồi sẽ hóa thành vô vị hay sao?
    Quên chăng nỗi nhớ ? Nhớ gì nỗi đau! Có được không?
    Tiếng quốc não nề vang vọng khắp thôn làng, cách vạc chiều hôm vẫn lượn lờ chở theo nỗi hờn vong quốc, sao không như hương trà mà nhạt phai theo dòng đời nghiệt ngã?
    Thôi thì quanh quẩn bên nhau hỡi những cánh chim phiêu bạt, ngồi xuống lắng lòng buông xả , uống chén trà cho vơi niềm thống khổ, uống nỗi niềm viễn xứ tha hương.
     tất cả, rồi cũng qua, cũng qua thôi ... 
    Tháng Tư Quốc Hận đang về, chỉ non một triệu người vui, hơn tám mươi triệu người buồn trong nước, và hơn hai triệu rưỡi con cháu Tiên Long hải ngọai tha phương vẫn đêm ngày thương tưởng Việt Nam !

    "...Tương phùng bên góc núi
    hỏi chi chuyện ngày qua
    Ngồi xuống đây thong thả...
    uống với nhau chén trà !...

     CHÉN TRÀ

    thơ Trần hải Nhuận | phổ nhạc & hòa âm dzuylynh | ca sỹ Phương Trang
    album Búp Sen Hừng Sáng 
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.04.2013 00:50:41 bởi dzuylynh >
    #62
      thiên thanh 03.04.2013 22:31:18 (permalink)
      0
       
      Kỳ Thị 
       
      Cách đây ít hôm một nữ hành khách có diện mạo Á Châu trên xe buýt ở Sydney Úc bị một hành khách da trắng mắng chửi bằng những lời lẽ thô tục và kỳ thị vì bà ta đã va vào ông ta, và bà ta không biết tiếng Anh.
       
      Một vài hành khách đã đứng ra bênh vực cho bà ta – “bà ta không cần biết tiếng Anh, vì bà ta là một du khách”. Những người này cũng bị ông khách kỳ thị chửi luôn. Một hành khách khác lấy điện thoại di động quay cảnh đó và gửi lên mạng. Bao nhiêu người Úc cảm thấy xấu hổ vì các hành khách khác đã không can thiệp và che chở cho bà du khách, và nhận định của người Úc là đoạn phim đó đã và đang gây ra thiệt hại cho nước Úc, cho sĩ diện của một đất nước văn minh. Cho dù người cháu của người du khách đó không phiền lòng và cảm thấy là ông khách đó đã hành động quái gở chỉ vì bực tức bởi vì ông ta không được bình thường, ông ta có lẽ có bệnh tâm thần, cần được an ủi, giúp đỡ - tiếng xấu về nước Úc đã bị lan truyền ra thế giới. 
       
      Khi đọc bản tin như vậy, tôi nghĩ ngay về nước tôi, tôi không rõ phải xếp những người đã bắt bớ, giam cầm, và đầy đọa những người cùng xứ sở, cùng dân tộc, thuộc vào loại nào: họ là những người kỳ thị hay họ là những người bệnh tâm thần. Họ không thể kém trí tuệ đến nỗi không biết là khi mà họ gửi người cha vào trại tập trung không biết ngày về, họ đã phá hại gia đình và đầy đọa một thế hệ trẻ thơ, tương lai của dân tộc. Tôi cố gắng lý luận là họ làm như vậy vì họ bệnh tâm thần, họ bị tuyên truyền bậy bạ, bị lường gạt. 
       
      Nhưng mà ngày nay, tôi nghĩ là tôi không thể dùng lý luận như vậy để bênh vực cho những cái xấu xí của người nước tôi, những người có súng ống hay có chút quyền hành để áp chế đồng bào của mình. 
       
      38 năm đã qua rồi, cánh cửa của cái tù rộng lớn đã hé mở để cho những tia sáng từ thế giới bình thường rọi vào để bất cứ ai trong nước hay ngoài nước, người Việt hay người ngoại quốc cũng có thể thấy những cái xấu, cái gai góc trên con đường chúng ta đi. Chắc là đến lúc những người áp bức phải biết thế nào là bình thường và phải biết xấu hổ với chính mình. Những người không áp bức đồng bào mình cũng cảm thấy xấu hổ vì hành động thiếu văn minh của một nhóm thiểu số cùng nòi giống với mình mà mạnh dạn đứng ra bênh vực lẽ phải và lên án những cái xấu xa.  
       
      Nếu không thì tất cả chúng ta đều là hạng người vô lương tâm, kỳ thị hay, nhẹ nhất là bịnh tâm thần. Tiếng xấu về nước ta dân ta đã lan truyền khắp nơi, và ảnh hưởng đến tương lai chúng ta, tương lai của con cháu chúng ta. Bao giờ thì chúng ta có khả năng chặn lại được sự hoen ố này?
       
      vosan
      #63
        Cà Na tn nguyen 04.04.2013 02:24:54 (permalink)
        0
         
          
         
        download

         
           Cà Na "đóng góp" đĩa bánh  ngọt mới nướng ở góc Bình An để mời mọi người vừa dùng  "Chén Trà " vừa thưởng thức nha 
         
         
         
        Bánh Hạnh Nhân.
         
        ( Tên vậy thôi ,chứ  bánh làm với đậu phọng ! )

        Cà Na
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.04.2013 02:27:41 bởi Cà Na tn nguyen >
        #64
          thiên thanh 06.04.2013 04:31:02 (permalink)
          0
           
          Danh thần triều Nguyễn: Phạm Phú Thứ
           



          Danh sĩ, danh thần Phạm Phú Thứ triều Nguyễn, lúc nhỏ có tên là Hào, đi học lấy tên là Thứ, đến khi đỗ đại khoa, được vua Tự Đức (嗣 德; 1829–1883) đổi tên là Thứ, tự là Giáo Chi, hiệu là Trúc Đường (nhà tre), biệt hiệu là Giá Viên (vườn mía) và hai biệt hiệu ít dùng là: Thúc Minh (bó cái sáng lại) và Trúc Ẩn (núp trong tre). Quê ở làng Đông Bàn, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, nay là xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

          Tổ tiên năm đời của ông vốn là họ Đoàn, gốc miền Bắc, vào ở xã Đông Bàn, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, mới đổi họ là Phạm Phú. Từ đó cho đến những thế hệ sau, dòng họ Phạm Phú này chỉ là nhà nông khuôn mẫu có tiếng đức hạnh, thương người nghèo khó trong làng. Qua các đời, tuy có người làm quan võ, có người thông chữ, nhưng chưa phát về khoa danh. Đến đời trước kề đời ông, mới có hai người chú ruột đỗ tú tài cùng một khoa và làm chức quan nhỏ.

          Thân phụ của ông tên húy là Phú Sung, thân mẫu là Phạm Thị Cẩm, người làng Trừng Giang là con gái một cụ đồ. Ông mồ côi mẹ từ thuở lên bảy. Ông cùng anh em thờ song thân rất chí hiếu. Ông bẩm tính thông minh, ham mê học tập, đọc sách xem qua một lần là thuộc, nên từ lúc mười hai tuổi, đã nổi tiếng ở trường Phủ và khi lớn lên, liên tiếp đạt những thành tích rực rỡ trong thi cử: đỗ đầu xứ, giải nguyên, hội nguyên.

          Sau khi, thi đỗ, ông vinh qui năm 1844 và được bổ làm quan tại triều với chức Hành tẩu ở Nội các. Năm sau, thăng tri phủ Lạng Giang (thuộc tỉnh Bắc Ninh).

          Năm Tự Đức 2 (1849), ông được đề bạt làm chức Khởi cư chú (thư ký ghi lời nói và hành động của vua) ở Viện Tập hiền rồi ở toà Kinh diên (phòng giảng sách cho vua). Tại đây, vì thấy vua trẻ ham vui chơi, lơ là triều chính, trong lúc đất nước bắt đầu bị đe dọa bởi giặc ngoài, ông mạnh dạn dâng sớ can gián nhà vua với những lời lẽ thiết tha và thẳng thắn. Ông phải trả một giá đắt: bị cách chức và đày khổ sai cắt cỏ ngựa ở trạm Thừa Nông (phía nam Huế) vì tội phạm thượng. Bạn bè thân thích - trong lúc đó có ông hoàng thúc Thương Sơn nhiều người lo cho số phận của ông, nhưng ông vẫn tự tin về việc làm của mình: lúc rỗi câu cá, ngắm cảnh, làm thơ, nên có biệt hiệu là Nông giang điếu đồ (người câu trên sông Nông) và sáng tác tập thơ Nông giang thi lục ông làm quen với một số nhân sĩ Trung Hoa và cũng là một dịp tốt để cho một người ham hiểu biết nhằm phóng tầm mắt đến Ma Cao và Hồng Kông là hai trung tâm mậu dịch quốc tế lớn vào thời đó.
          Năm 1852, ông được khôi phục hàm biên tu (hàm lúc sơ bổ) và năm 1854, được cử làm tri phủ Tư Nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây, ông tổ chức và vận động dân chúng lập được hơn năm mươi kho nghĩa thương để lo cứu tế cho dân gặp lúc hạn hán, bão lụt tại nhiệm sở (Tư Nghĩa). Với việc làm đó ông được đề bạt giữ chức Viên ngoại bộ Lễ năm 1855, được điều sang công tác quân sự để giải quyết cuộc bạo động của người Thượng ở Đá Vách (thuộc tỉnh Quảng Nghĩa). Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ông được thăng chức án sát sứ (chánh án) tỉnh Thanh Hóa (1856), rồi Hà Nội (1857).

          Năm 1858, ông được chuyển về làm việc ở Nội các. Lúc bấy giờ, tàu chiến Pháp và Tây Ban Nha vào bắn phá cửa Đà Nẵng lần thứ ba (lần thứ hai năm 1856) và lần này tàn khốc hơn hai lần trước nhiều. Khi đó, ông dâng sớ xin các quan lại, thân sĩ quê Quảng Nam, đang làm việc tại Kinh về tỉnh nhà lập đội Nghĩa quân chống giặc ngoại xâm, nhưng không được vua Tự Đức chấp thuận. Năm 1858, nhân chuyến về quê dưỡng bệnh và cải táng mộ thân sinh, khi trở về triều ông dâng sớ xin đắp đê Cu Nhí, đào sông Ái Nghĩa đồng thời xây dựng công sự bố phòng và luyện tập quân sự ở tỉnh nhà nhằm bảo vệ hải cảng Đà Nẵng.
          Năm 1860, từ Nội các, ông được thăng chức Thị lang bộ Lại (nội vụ) rồi sau đó thăng chức Thự Tả Tham tri bộ.

          Vào hạ tuần tháng tư năm 1862, ông được cử làm Khâm sai đại thần vào Gia Định cùng với hai vị chánh phó toàn quyền đại thần Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp (hai người kí hoà ước với Pháp năm Nhâm Tuất (1862)) đàm phán với thống soái Pháp nhằm trì hoãn việc phê chuẩn hoà ước mới kí. Nhưng cuộc đàm phán không đạt được kết quả nên ông bị liên đới trách nhiệm, bị giáng một bậc, song vẫn giữ chức cũ.

          Trong năm 1862, ông được cử làm phó sứ, cùng với chánh sứ Phan Thanh Giản và bồi sứ (sứ thứ ba) Ngụy Khắc Đản, sang Pháp và Tây Ban Nha với nhiệm vụ xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Trong khi ở Pháp phái bộ và ông còn đi thăm các nước ở Châu Âu như: Tây Ban Nha, Anh Cát Lợi, Bồ Đào Nha... Khi về nước lúc sứ bộ lưu tại Gia Định, Nguyễn Trường Tộ đã gặp ông và đưa ba bản điều trần quan trọng, kèm theo một bản đồ thế giới với bản trần tình để ông dâng lên Triều đình sau chuyến công du trở về.

          Về đến Huế, ông dâng lên triều đình và vua Tự Đức một số tài liệu cùng bản tường trình trong chuyến công cán, trong đó có Tây hành nhật kí và tập Tây phù thi thảo (tập này sau được xếp vào quyển 8/26 của bộ Giá Viên toàn tập) ghi chép những điều tai nghe mắt thấy và những cảm nghĩ về văn minh phương Tây, nhằm thuyết phục nhà vua mạnh dạn canh tân đất nước hầu theo kịp văn minh thế giới. Sau đó, ông được thăng thực thụ hàm Tả Tham tri (bộ Lại) và được cử vào Viện cơ mật (cơ quan đầu não của Triều đình), kiêm trông coi Viện Tập hiền. Ở cương vị này, ông dâng lên triều đình nhiều đề nghị cải cách có ý nghĩa tích cực; đồng thời nhắc lại, cụ thể hóa, bổ sung những kiến nghị của Nguyễn Trường Tộ năm 1863, nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh: nội dung các đề nghị trên gồm các vấn đề:
          – Ban bố sách của Nhà nước để việc học hành được thiết thực.
          – Lập khoa thủy học (hàng hải) để chấn chỉnh việc quản lí ghe thuyền.
          – Dịch sách nước ngoài để theo dõi tình hình thế giới.
          – Khuyến khích các nghề thủ công, cho tự do dùng sắt, gỗ.
          – Cấm người Hoa buôn bán gạo, bỏ thuế nấu rượu, giảm các khoản chi phí về tuần tra ngoài biển.
          – Mở rộng việc buôn bán với nước ngoài.
          – Khai thác quặng và than đá.
          ...

          đề nghị trên, vua Tự Đức và triều đình có bàn bạc, nhưng lúc đó ở trong triều có nhiều nhân vật thủ cựu, mù quáng không thấy được văn minh phương Tây nên rốt cuộc chẳng thực hiện được gì mấy.

          Năm 1865, ông được thăng chức Thự Thượng thư (Bộ trưởng) bộ Hộ (Tài chánh), đồng thời sung chức Cơ mật viện đại thần. Trong thời gian này tuy bận công vụ quan trọng ông vẫn đề ra hai chủ trương nhằm bảo vệ biên giới phía Tây Tổ quốc:
          – Đặt Nha Thương Chánh ở Ninh Hải và cùng với lãnh sự Pháp mở cảng ngoại thương (lịch sử cảng Hải Phòng chính thức bắt đầu từ đây).
          – Khai rộng sông ở Bình Giang.
          – Mở trường học tiếng Pháp ở Ninh Hải (đây là trường ngoại ngữ đầu tiên do chính quyền mở trên đất nước ta).

          Năm Nhâm Ngọ (1882), ông mất, hưởng thọ 61 tuổi.

          Vua Tự Đức thương tiếc ông và có lời dụ: “Phú Thứ kinh lịch nhiều khó nhọc, đi đông sang Tây, dẫu yếu đuối cũng vâng mệnh không dám từ chối. Về việc trông coi Thương chánh ở Hải Dương, khi tới nơi công việc đều có manh mối, sau này nên lấy đó noi theo. Những lưu dân, gian phỉ chứa ác ở Quảng Yên, Thứ tới kinh lí cũng được yên. Rồi mở đồn điền ở Nam Sách, thực là lo xa chu đáo, đó là công cán ngày thường rực rỡ đáng nêu.

          Gia ơn cho truy phục nguyên hàm Thự Hiệp Đại học sĩ và chuẩn cho thực thụ cũng sắc cho địa phương tới tế một tuần”.
          Di hài của ông được an táng tại quê nhà (làng Đông Bàn, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Phần mộ của ông hiện nay được trùng tu rất khang trang.

          Tác phẩm
          Ông là tác giả các sách:
          Tây phù thi thảo.
          Giá Viên toàn tập.
          Thuật Tiên đức.
          Trúc Đường tiên sinh thi văn tập.
          Bản triều liệt thánh sự lược toản yếu.
          Lịch triều thống hệ niên phả toản yếu.
          Bác vật tân biên (Sách khảo về các môn khoa học tự nhiên).
          Khai môi yếu pháp (Phương pháp khai mỏ).
          Hàng hải kim châm (Kỹ thuật đi biển).
          Vạn quốc công pháp (Công pháp các nước).
          Tây hành nhật kí (Nhật ký đi Tây).

          Tương truyền kiểu xe nước ngày nay còn thông dụng ở các tỉnh miền Trung là loại xe nước ở Ai Cập vào thế kỉ trước do ông vẽ lại mang về áp dụng vào thời điểm ấy.

          Riêng bộ Giá Viên toàn tập (26 quyển) do ông soạn đóng thành 6 cuốn.

          Đây là một phần lớn thơ văn của ông trong suốt chặng đường làm quan của mình. Đọc bộ này có thể biết khá rõ về cuộc đời và một giai đoạn lịch sử thời của ông.

          Đầu sách đề: Giá Viên toàn tập, bên phải đề: Quảng Nam Đông Bàn Trúc Đường Phạm Văn Ý công trứ, bên trái đề: Quảng Nam tỉnh án sát sứ Nguyễn Tiểu Cao Văn Mại; Quảng Trị tỉnh án sát sứ Trương Doãn Tân, Trọng Hữu, kiểm tập. Trang sau ghi tên các vị phê bình tập thơ, có đến tám người là: Tùng Thiện vương Nguyễn Miên Thẩm, tuần phủ Trần Thiện Chánh, Tuy Lý vương Nguyễn Miên Trinh, tiến sĩ Nguyễn Văn Lý, hiệp biện Phan Thanh Giản, bố chánh sứ Nguyễn Thông (hiệu Kì Xuyên), thượng thư bộ Lại Nguyễn Tư Giản (hiệu Vân Lộc).

          Thứ đến các bài tựa:
          – Bài tựa của Thương Sơn Nguyễn Miên Thẩm đề năm Tự Đức thứ 14 (1861).
          – Bài tựa của tiến sĩ triều Thanh là Hoàng Tự Nguyên.
          – Bài tựa của Nguyễn Trọng Hợp đề năm Thành Thái thứ 5 (1893).
          – Bài tựa của Trương Quang Đản đề năm Thành Thái thứ 8 (1896).
          – Bài dụ của Tự Đức năm thứ 34 (1881).
          – Bài văn tế của Tự Đức (1882).
          – Bài bi minh của Nguyễn Tư Giản đề năm Tự Đức thứ 35 (1882), bài này nói đầy đủ hành trạng của Phạm Phú Thứ.
          – Các câu đối và thơ viếng.
          – Bài tựa của Nguyễn Thượng Phiên.
          – Bài bạt của Trần Giản Thư, người triều Thanh (Trung Quốc).

          Sau phần tựa, bạt có chân dung Phạm Phú Thứ do kí lục Tòa khâm sứ là Nguyễn Văn Nhận vẽ lại theo ảnh chụp khi ông đi sứ sang Paris.

          Toàn tập gồm hai phần: Thơ và Văn, Về thơ, có tập riêng như:
          1. Ứng chế thi thảo (quyển 1)
          2. Bắc hành thi lục (quyển 2)
          3. Nông giang thi lục (quyển 3)
          4. Đông hành thi lục (quyển 4)
          5. Kinh hương thi lục (quyển 5 và 7, 9, 10, 11)
          6. Nam hành thi lục (quyển 6)
          7. Tây phù thi lục (quyển 8)
          8. Hàm giang thi lục (quyển 12)
          9. Tĩnh hậu thi lục (quyển 13)

          Bắt đầu từ quyển 14 là Văn, có đủ các loại chương tấu, tự, khải, v.v... Toàn bộ sách Giá Viên toàn tập vừa là tài liệu thơ văn chữ Hán của nước ta về đời Tự Đức, vừa là tài liệu tham khảo về sử cận đại Việt Nam. Nói rộng ra, một số bài văn của Phạm Phú Thứ đã phản ánh được sự biến chuyển về tư tưởng của phái Nho học thời đó sau khi đã đi qua Âu châu về.
          Toàn tập có thơ đề của Tuy Lý vương như sau:
          Gian tân đương nhật phụng hoàng hoa,
          Di thảo phiên lai tụng thán ta.
          Truyền hậu tín hề suy cựu thủ,
          Tạc không hưu ngộ Hán thần tra.
          Dịch thơ:
          Ngày vâng sứ mạng thực gian truân,
          Di thảo xem xong cảm bội phần.
          Tin thực lưu truyền tay cự phách,
          Phải đâu sứ Hán chuyện vô căn.
          Tuy Lúy vương

           
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.04.2013 09:02:04 bởi thiên thanh >
          #65
            sen dat 06.04.2013 14:14:55 (permalink)
            0
             Hãnh diện về 8 người Việt hải ngoại tiếng tăm
            image

            Phó Thủ Tướng Đức: Philipp Roesler
            Philipp Roesler 38 tuổi, sinh tại Khánh Hưng (tỉnh Ba Xuyên - nay là Sóc Trăng). Khi được 9 tháng tuổi, cậu bé mồ côi người Việt này được một cặp vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi và đưa sang Đức. Năm 4 tuổi, bố mẹ nuôi của ông ly dị và ông được cha là một sĩ quan quân đội nuôi dưỡng. Ông kết hôn với vợ là Wiebke là bác sĩ, 31 tuổi và có hai con gái Grietje và Gesche, sinh đôi vào năm 2008.
            Philipp Roesler đã trở thành người gốc Việt thành đạt nhất thế giới khi nắm giữ cương vị Chủ tịch trẻ nhất trong lịch sử của Đảng Dân chủ Tự do (FDP) - đảng trong liên minh cầm quyền của nữ Thủ tướng Angela Merkel.
            Năm 2000, Rösler trở thành thư ký của FDP tại tiểu bang Niedersachsen.
            Tháng 4 năm 2008, Rösler chính thức trở thành chủ tịch FDP tại Niedersachsen.
            Tháng 6.2007, tại hội nghị bên liên bang đảng FDP, Rösler được tái bầu làm thành viên của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
            Ngày 8.10.2009, ông trở thành Bộ trưởng liên bang trẻ nhất nước Đức và cũng như là người gốc Việt đầu tiên làm bộ trưởng tại một quốc gia Châu Âu.
            Ngày 13.5.2011, ông Philipp Rösler đã được bổ nhiệm làm lãnh đạo Đảng Dân chủ tự do (FDP) đồng thời giữ chức Phó thủ tướng của đất nước này.

            James H. Nguyễn – Thần đồng y khoa gốc Việt
            James H. Nguyễn, 28 tuổi đã được nhận giải thưởng cao quý năm 2011 dành cho các cựu học sinh xuất sắc do Liên đoàn Các trường Cao đẳng Cộng đồng của tiểu bang California, Hoa Kỳ ngày 19/11, hiện đang là bác sĩ chuyên khoa tim tại bệnh viện University Medical Center (UMC). Mới đây, anh đã được khắc tên vào Bảng Vàng Danh dự Đại Học Santa Ana năm 2011.
            H. Nguyễn đã tốt nghiệp hạng danh dự với bằng cao đẳng môn sinh vật học năm 1998 khi chỉ mới 14 tuổi.
            Năm 2009, bác sĩ gốc Việt này vượt qua 420 thuyết trình viên đến từ những bệnh viện hàng đầu của Mỹ để giành quán quân với nghiên cứu so sánh phương pháp chụp quang tuyến đa chiều.
            Được biết, gia đình James H. Nguyễn định cư tại thành phố Garden Grove (Mỹ) vào giữa thập kỷ 1970.
            Anh từng theo học chương trình bác sĩ nội trú kéo dài 3 năm tại Khoa Nội (Department of Internal Medicine) thuộc bệnh viện Orlando Regional Medical Center .

            GS Nguyễn Hùng tranh giải 'Người Australia của năm 2012'
            Ngày 20.5 vừa qua, nhà phát minh nổi tiếng người Úc gốc Việt, GS. TS Nguyễn Hùng vừa được chọn làm nhân vật đại diện cho tiểu bang New South Wales tranh giải "Người Australia của năm 2012”. Theo nguồn tin từ báo chí Úc, việc công bố kết quả chính thức cho danh hiệu này sẽ diễn ra vào ngày 26.1.2012.
            GS.TS Nguyễn Hùng hiện đang cư trú ở Castle Hill, và là Phó trưởng khoa Kỹ thuật & Công nghệ thông tin tại trường Đại học Công nghệ Sydney (gọi tắt UTS)

            20 năm qua, ông được mệnh danh là "Thầy của những phát minh” vì đã có khá nhiều sáng chế về y khoa hết sức hữu ích, tiện dụng cho các bệnh nhân.
            Ông có rất nhiều phát minh, sáng chế khác đang trong quá trình nghiên cứu và sẽ trở thành những ứng dụng mới trong xã hội như: thiết bị phát hiện sớm ung thư vú, thiết bị giúp con người điều khiển các thiết bị điện tử bằng các tín hiệu của bộ não...
            Tuy nhiên, đỉnh cao nhất trong các phát minh của ông Nguyễn Hùng là xe lăn thông minh, tạo ra cuộc cách mạng trong sinh hoạt của những người bị liệt. Nó có chức năng như một robot tự động kết hợp với điều khiển bằng ý nghĩ con người.
            Tạp chí Anthill của Australia đã từng xếp phát minh này vào hạng ba trong số 100 phát minh hàng đầu của nước này.

            GS Trịnh Xuân Thuận nhận giải Kalinga của UNESCO
            Ngày 5.11.2011, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã trao giải thưởng Kalinga cho giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc tại Diễn đàn khoa học thế giới ở thủ đô Budapest của Hungary. Kalinga là giải thưởng thường niên dành cho những người có công phổ biến kiến thức khoa học tới công chúng.

            UNESCO đánh giá: "Trịnh Xuân Thuận là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới, người từng phát hiện thiên hà trẻ nhất vào năm 2004. Ông đã viết hơn 200 bài báo khoa học về các thiên hà và xuất bản nhiều cuốn sách. Trong số những tác phẩm của ông có một cuốn sách minh họa lịch sử của Vụ nổ lớn (Big Bang) khai sinh ra vũ trụ".
            Giáo sư Trịnh Xuân Thuận sinh năm 1948 tại Hà Nội. Ông có sở thích về nghiên cứu thiên văn khi còn nhỏ. Năm 1967 đến 1970, ông học tại Viện Công nghệ California ; năm 1970 đến 1974, học ở Đại học Princeton . Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Princeton và giảng dạy vật lý thiên văn tại Đại học Virginia từ năm 1976 tới nay.
            Ông cũng từng làm việc cho Viện Vật lý thiên văn Paris và là một trong những người sáng lập Hiệp hội Khoa học và Tôn giáo quốc tế.

            Nguyễn Tường Khang 12 tuổi được mời thỉnh giảng tại trường đại học
            Nguyễn Tường Khang và ban giám khảo tại cuộc thi thuyết trình hồi năm 2010
            Cậu bé gốc Việt Nguyễn Tường Khang, 12 tuổi, vừa được trường đại học ở bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh giảng, thuyết giảng môn thuyết trình mỗi tuần 4 giờ. Được biết, mỗi giờ thuyết giảng, Khang được trả 250 USD (khoảng 5 triệu VNĐ). Thông tin về thần đồng nhí gốc Việt này lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các website thế giới.
            Nguyễn Tường Khang sinh ngày 31.2.1999, đang học lớp 6 trường tiểu học Hunters Woods ở Fairfax . Cậu bé khi mới 8 tuổi đã được bố cho học về diễn thuyết trước công chúng tại Câu lạc bộ diễn giả trẻ (YSC).
            Tại cuộc thi tài năng diễn thuyết tổ chức vào năm 2010 với chủ đề giáo dục dành cho lứa tuổi từ 11 đến 19, do Hiệp hội Thăng tiến cho Người da màu bảo trợ và được tổ chức tại thành phố Suffolk (Virginia), Nguyễn Tường Khang đã giành chiến thắng với bài thuyết trình “Hòa bình có ý nghĩa thế nào với tôi”.
            Tuy nhiên cậu bé lại nổi danh nhất với bài hùng biện về giáo dục. Những ý tưởng của Tường Khang được coi là đánh giá bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của Tổng thống Obama, đồng thời truyền đạt cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục.
            Bên cạnh việc học hùng biện, thần đồng 12 tuổi này còn biết chơi đàn violon, cờ vua và đặc biệt rất giỏi võ.

            Dzung T. Bui: Người Việt thành công nhất tại tập đoàn IBM
            Ông Dzung T. Bùi (Bùi Tiến Dũng) hiện là Phó Chủ tịch phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu và là người Việt thành công nhất tại tập đoàn máy tính IBM.
            IBM (International Business Machines) là một trong những tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia lớn nhất thế giới có trụ sở tại Armonk, New York (Mỹ) với hơn 350.000 nhân viên phủ rộng tại 170 quốc gia trên thế giới.
            Bùi Tiến Dũng sinh ra tại làng Trình Phố, An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình. Khi lớn lên, ông theo cha mẹ vào sống ở TP SàiGòn.Năm 17 tuổi, Bùi Tiến Dũng sang Mỹ du học và không ngại dấn thân trong mọi lĩnh vực.
            Bản thân ông Dũng và các thành viên trong gia đình ông tuy xa quê hương đã lâu, nhưng vẫn luôn nhớ về cội nguồn của mình bằng cách duy trì nếp sống truyền thống của người Việt Nam như sinh hoạt ngày ba bữa cơm, không ăn thức ăn nhanh, không ăn bánh mì, trừ những dịp đặc biệt nào đó phải ra ngoài dùng bữa.

            Ngày Tết cũng có bánh chưng xanh, những món ăn cổ truyền. Ông dẫn các con đi xông đất, mừng tuổi ông bà, người thân, lên chùa thắp hương. Những cái giỗ ông bà, tổ tiên cũng được ông duy trì đều đặn.

            Jacquelyn Ngô – họa sĩ nhí thiên tài
            Cô bé Jacquelyn Ngô người Australia gốc Việt 6 tuổi, được thế giới biết đến là một thần đồng và là niềm hy vọng của thế giới hội họa, sau khi trổ tài trước báo giới trong gần 3 giờ.
            Bé Jacquelyn Ngô đã bộc lộ năng khiếu hội họa từ khi mới 3 tuổi. Chỉ 3 năm sau, những bức tranh của Jacquelyn Ngô đã làm kinh ngạc giới hội họa bởi màu sắc và cái hồn trong những bức họa của cô bé.

            Cũng như những đứa trẻ khác, Jacquelyn thích vẽ người, động vật và phong cảnh. Những tác phẩm được thực hiện với cái nhìn trực tiếp, hồn nhiên về cuộc sống như mở ra trong tâm trí người xem một thế giới tưởng tượng đầy ngọt ngào và bay bổng của trẻ em.
            Đặc biệt, qua nhiều bức vẽ, Jacquelyn đã thể hiện sống động những hình ảnh của Việt Nam qua những tà áo dài, nhạc cụ truyền thống của dân tộc…
            Jacquelyn Ngô thổ lộ, Vincent van Gogh là họa sĩ mà cô bé yêu thích nhất. Và bức tranh mà cô bé cảm thấy ấn tượng nhất là bức Hoa hướng dương cùng bức Phòng ngủ ở Arcles của danh họa Hà Lan này.

            Điều đặc biệt là, Jacquelyn không đồng ý bán bất kỳ bức vẽ nào của mình, mặc dù được trả giá rất cao. Mẹ bé cho biết, cô bé rất yêu những bức vẽ của mình và muốn giữ nó làm kỷ niệm.
            Tài năng của cô bé gốc Việt đã được công nhận qua những cuộc triển lãm tranh cá nhân tại Liverpool và Sydney . Sau thành công ban đầu của Jacquelyn, các nhà mỹ thuật quốc tế đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào những bước đi tiếp theo của thần đồng hội họa nhí gốc Việt này.
            Nhiều chuyên gia tin rằng, trong tương lai, Jacquelyn có thể sẽ đoạt các giải thưởng hội họa lớn Archibald hay Moran của Úc.

            Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng - cố vấn cho Tổng thống Mỹ Barack Obama
            -phó thủ tướng Đức Philipp Roester
            James H Nguyễn Thần đồng y khoa gốc Việt
            - Giáo sư Nguyễn Hùng
            _ Giáo sư Trịnh Xuân Thuận
            Nguyễn Tường Khang
            Ngày 7.10 vừa qua, Tổng thống Brack Obama đã chính thức bổ nhiệm tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng là một người Mỹ gốc Việt vào làm thành viên Ủy ban Cố vấn Tổng thống về Người Mỹ gốc Châu Á – Thái Bình Dương.
            Ông Tùng hiện đang giữ chức Giám đốc Dự án nâng cao sức khỏe cộng đồng người Việt và là Điều tra viên hàng đầu của Trung tâm nghiên cứu và nâng cao nhận thức về ung thư cho cộng đồng người Mỹ gốc Á tại UCSF.
            Ông cũng đang là Chủ tịch hội tình nguyện người Châu Á - Thái Bình Dương của Hiệp hội ung thư Mỹ tại California .
            Năm 2002, ông được trao giải thưởng Kiềm chế Phát triển bệnh ung thư của tổ chức American Cancer Society vì thành tích xuất sắc về điều trị và nghiên cứu của ông.
            Nguyễn Thanh Tùng từng theo học tại trường trung học San Jose , năm 1982, tốt nghiệp thủ khoa với học bổng toàn phần của đại học Harvard.

            Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Triết học tại Harvard, Nguyễn Thanh Tùng theo học ngành Y khoa tại đại học Stanford. Đỗ bằng bác sĩ, ông đã được đại học UC San Francisco mời làm chuyên gia nghiên cứu, điều trị và giảng dạy.
            Được biết, vợ của bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng là bà Cao Lệ Huyền - một bác sĩ chuyên môn về bệnh truyền nhiễm. Gia đình bác sĩ Tùng có hai con trai và một con gái.


            TT sưu
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.04.2013 14:22:59 bởi sen dat >
            Attached Image(s)
            #66
              sen dat 06.04.2013 14:26:45 (permalink)
              0
              Dzung T.Bui

              [attachment=1 Jacqueline Ngô
              ] Bác sĩ nGuyễn thanh Tùng
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.04.2013 14:32:46 bởi sen dat >
              Attached Image(s)
              #67
                dzuylynh 06.04.2013 22:07:05 (permalink)
                0

                 
                cám ơn Sen Đất, thiênthanh
                cho nhau một sớm bình an trong lành
                tiền nhân, hậu thế vinh danh
                tha hương, quốc nội trổ nhành tinh anh
                Việt- Nam hào khí tầng xanh
                tri âm giai điệu âm thanh ngọt ngào
                dẫu đời còn lắm hanh hao
                lều tranh ngõ trúc tiêu dao tháng ngày
                cội đào còn dỗ giấc say
                thi cầm tao nhã trong tay sum vầy
                hôm nay hãy biết hôm nay
                mai kia ai biết mây bay phương nào...

                 
                 
                #68
                  dzuylynh 07.04.2013 06:44:30 (permalink)
                  0
                   THƠ CHARLES BEAUDELAIRE
                   
                   
                  HÀ BẮC
                   Cali Today News - Thơ Beaudelaire không lấy đề tài từ biển rộng sông dài, núi cao rừng thẳm; mà dùng chính người và cảnh vật quanh tác giả để rút ra cái triết lý sâu kín thoát ra từ cái nghịch lý cuộc đời vây hãm mà chỉ có văn chương chữ nghĩa mới có khả năng phân tích, phê phán và giải tỏa.
                  Charles Beaudelaire sinh năm 1821 tại thủ đô Paris; mất năm 1867 vì chứng bệnh hoa liễu vì thời ấy chưa có thuốc trụ sinh trị liệu. Ông khinh ghét người bố ghẻ Aupick, một vị tướng đầy quyền lực trong quân đội hoàng gia; vì không nghe theo lời khuyên gia nhập quân đội của bố ghẻ và sống tự lập cho nên ông lâm cảnh túng thiếu triền miên. Nếu không thế, ông đã có vị trí tầm cỡ trong quân đội và xã hội; có khả năng tài chính vững vàng và đời sống trưởng giả như bố ghẻ. Ông vừa thương vừa ghét bà mẹ ông có lẽ xuất phát từ quan hệ với ông tướng và số tiền nhỏ giọt bà giấm giúi cho ông khi có dịp để ông sống qua ngày.
                   
                  Charles Beaudelaire


                  Khó khăn và cô đơn khiến ông bất mãn rồi sinh ra trầm cảm và gần như điên loạn. Thi phú chỉ giúp giải thoát ông phần nào nhưng lại gây cho ông bất mãn khác cũng to lớn không kém: Thiên hạ thời đó không chuộng thơ văn của ông và không trọng vọng; không xem ông ngang hàng như các nhà thơ đương thời mà tác phẩm của họ lại chọn đề tài về tôn giáo, thắng bại của chiến tranh, bình và bông trong khuê phòng ..vv.. Bà bồ nước da ngăm của ông tên Jeanne Duval chỉ là nguồn đề tài vừa tán dương vừa trầm luân khổ lụy để cho ông sáng tác nhưng không chịu lấy ông làm chồng; và chẳng bà nào ở thủ đô bấy giờ chịu làm vợ một nhà thơ . . . thẩn nghèo túng, lạnh lùng và bệnh hoạn như ông!
                  Từ đó, ông lang thang khắp 56 chung cư quanh thành phố để sáng tác. Từ một chỗ có cao điểm gần Điện Tuileries, ông quan sát khắp các quận lỵ trong thành phố thủ đô; thấy bao quát cảnh nghèo chung quanh; hoặc xuống mặt đường nhìn soi mói vào từng mảnh đời, từng tình huống cuộc đời của xã hội lúc bấy giờ. Ông thấy gia súc phóng uế đường phố, kẻ vô gia cư say rượu ngả nghiêng, kẻ hút á phiện và kẻ sát nhân đâm thuê chém mướn đầy dãy các hang cùng ngõ hẻm, kẻ mù lòa, phong lở và hành khất đầy dãy đầu đường xó chợ. Cảnh mụ già cô độc chỉ còn da với xương ngước đôi mắt sâu trũng thất thần nhìn về hư vô tuyệt vọng, cảnh những cô gái điếm lòe loẹt không giấu nổi làn da xanh xao thiếu dinh dưỡng. . . như đập vào mắt và lương tâm ông. Ông khâm phục đại văn hàoVictor Hugo (1802-1885), người dám chống lại triều đình phong kiến đến phải sống lưu vong bằng ngòi bút của mình. Ông viết tặng Victor Hugo mấy bài thơ nhưng lại không dám dấn thân như văn hữu ấy. Đó là hai bài “Le Cygne” (Thiên Nga) và “Les Petites Vieilles” (Các Bà Già Bé Bỏng), bài nào cũng khá dài. Ngoài Victor Hugo, ông cũng viết tặng nhiều văn hữu khác nữa.
                  Nơi ông tìm nguồn hứng để sáng tác là trên ban-công chung cư hay bên lò sưởi khi trời vào đông. Ông quan niệm những nơi xa xôi không giúp ông trốn chạy được thực tại phũ phàng vì nó không cởi bỏ được xích xiềng gò trói cá tính phức tạp và phong phú của ông. Ông chống cả Thượng Đế lẫn ma quỉ, cả học thuyết Công giáo lẫn lý thuyết vô tri. Thơ ông thường miêu tả bản năng và hành vi bạo động của cả gia súc lẫn thú rừng; từ cường độ nhẹ nhàng vô hại đến tàn nhẫn dữ tợn đổ máu. Ông hay viết về mèo- động vật tượng trưng cho phụ nữ- và các sinh vật thời tiền sử.
                  Ông lưỡng lự, tiến thoái lưỡng nan trong việc chọn lựa một lối sống phù hợp cho mình; lúc định chọn một Kim Trọng “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa” (Truyện Kiều - Nguyễn Du); lúc lại thích kiếp vagabond du mục! Bởi không “an cư lạc nghiệp” nên ông mới phải nhận tiền bố thí của mẹ già để bù vào số tiền dịch sách Anh ngữ và nhuận bút các bài viết phê phán nghệ thuật của ông lúc có lúc không. Thế chứ ông vẫn trịch thượng gọi quần chúng nói chung- nhất là những kẻ không ưa chuộng thơ văn của ông- là “bọn, lũ, đám”!
                  Mà nhà thơ văn nào thời đó chả thế! Họ đa số tự xem mình như một nhóm khác hẳn với phần còn lại của nhân loại; thậm chí tự coi cá nhân mình là độc nhất vô nhị - có một không hai trên vụ trụ - như J. J. Rousseau đã chẳng nói “Thượng Đế hủy khuôn sau khi đúc ra ta!”. Còn Beaudelaire thì mô tả thời gian là kẻ sát sinh giết ông chết: “et le Temps m’engloutit minute par minute” (Le Gôut du Néant – và thời gian phân hủy ta từng phút một ), “une heure immobile qui n’est pas marquée sur les horloges, et cependant légère comme un soupir, rapide comme un coup d’oeil” (l’Horloge – văn xuôi: một giờ bất động không đánh dấu trên đồng hồ vậy mà mềm như hơi thở và nhanh như nháy mắt). Loạt bài “Le Spleen de Paris” (Nỗi Chán Paris) có 18 bài, tiên tri viễn tượng về trường phái Siêu Hiện Thực xuất hiện ở thế kỷ sau. Loạt bài “Les Fleures du Mal” dài nhất gần 100 bài; một số theo phương pháp ẩn dụ lãng mạn; 3 bài viết về mèo! “mal” có khi quỉ quái đáng tởm, có khi chỉ là bệnh hoạn đáng thương! Tất cả tiên tri về trường phái Tượng Trưng thế kỷ XX.
                  Những bài thơ và văn xuôi của ông có giá trị như những điều tiên tri đều đã xảy ra ở hậu thế; chẳng hạn bụi màu vàng gây ô nhiễm môi trường thành thị kỹ nghệ, chênh lệch giàu nghèo và các bệnh mà tâm lý học tìm ra nguyên nhân như trầm cảm, bức xúc, autism hay giết người hàng loạt như đã diễn ra ở rạp hát, shopping mall và trường học hồi gần đây..vv.. Ông tự nhận là người cầm bút “avant garde” nhưng lại sinh bất phùng thời nên tác phẩm không hiện thực vào thời bấy giờ. Chẳng ai ưa chuộng thơ ông. Chẳng ai công nhận và trọng vọng ông, chẳng nhà thơ hiện đại nào muốn chịu số phận hẩm hiu như ông. Cũng như Jules Verne (1828-1905) cùng thời với ông viết “De la Terre à La Lune, Vingt Mille Lieues Sous Les Mers, l’Ile Mystérieuse, Le Tour du Monde en 80 Jours”; hồi đó cho là chuyện thám hiểm dành cho con nít giải trí vì làm gì có tàu ngầm, bạch tuộc, máy bay . . . thời ấy! Nhưng sự tưởng tượng trong truyện thám hiểm dù sao cũng hấp dẫn độc giả; ít ra là trẻ em!
                  Cộng vào nỗi bất mãn danh vọng và tài chính dằn vặt, Beaudelaire còn bị bệnh phong tình dày vò để rồi chết vì chưa có thuốc chữa- cũng như phong cùi thời đó và SIDA thời nay vậy. Người viết bài này chọn bài điển hình và chuyển ngữ để chứng minh nguồn bệnh đưa đến cái chết oan uổng ấy; bài “Une Nuit Que J’Étais Près d’Une Affreuse Juive”:
                  “Une nuit que j’étais près d’une affreuse Juive
                  Comme au long d’un cadavre, un cadavre étendu
                  Je me pris à songer près de ce corps vendu
                  À la triste beauté dont mon désir se prive
                   
                  Je me représentai sa majesté native
                  Son regard de vigueur et de grâces armé
                  Ses cheveux qui lui font un casque parfumé
                  Et dont le souvenir pour l’amour me ravive
                   
                  Car j’eusse avec ferveur baisé ton noble corps
                  Et depuis tes pieds frais jusqu’à tes noires tresses
                  Déroulé le trésor des profondes caresses
                  Si, quelque soir, d’un pleur obtenu sans effort
                   
                  Tu pouvais seulement, ô reine des cruelles!
                  Obscurcir la splendeur de tes froides prunelles!”
                   
                  “Đêm ấy bên nàng Do-thái bụi đời
                  Tấm thân bất động tựa xác tắt hơi
                  Cạnh thân thuê ấy, ta vào cõi mộng
                  Mong nỗi khát dung nhan không thất vọng!
                   
                  Ta tìm tòi nàng gốc tích dân cư
                  Cái duyên, mạch sống trong mắt vô tư
                  Tóc xõa thơm tho trên đầu tựa mũ
                  Nồng cháy trong ta ký ức xưa cũ!
                   
                  Hôn em khắp thân thể để làm duyên
                  Từ gót mềm lên búi tóc đen huyền
                  Mở toang kho báu thẳm sâu mơn trớn
                  Dù chỉ qua đêm, lệ chảy nguồn cơn!
                   
                  Ôi nữ hoàng mỗi tàn nhẫn khiêm cung
                  Phủ kín hào quang đôi mắt lạnh lùng!”
                   
                  Ông mất đi; không biết rằng hậu thế đã công nhận ông là thi nhân “avant garde” mà tác phẩm đã khiến ám ảnh độc giả biết thưởng thức suốt hai thế kỷ! Hơn thế nữa, các bình luận gia văn học thế kỷ XX còn tôn ông là người cầm bút phù hợp với mọi thời đại thay vì bất hợp thời, cái thời của ông hồi đó! Xin mời đọc bài thơ “À Une Passante” để thấy cái lãng mạn của thế kỷ XX, viết từ thế kỷ XIX như sau:
                   
                  “La rue assourdissante autour de moi hurlait
                  Longue, mince, en grand deuil, douleur majestueuse
                  Une femme passa, d’une main fastueuse
                  Soulevent, balancant le feston et l’ourlet
                   
                  Agile et noble avec sa jambe de statue
                  Moi, je buvais, crispé comme un extravagant
                  Dans son oeil, ciel livide òu germe l’ouragan
                  La douceur qui fascine et le plaisir qui tue
                   
                  Un éclair …puis la nuit, fugitive beauté
                  Dont le regard m’a fait soudainement renâitre
                  Ne te verrai-je plus que dans l’éternité?
                  Ailleurs, bien loin d’ici, trop tard, jamais peut-être!
                   
                  Car j’ignore òu tu fuis, tu ne sais òu je vais
                  O toi que j’eusse aimée, ô toi qui le savais!”
                   
                  (Gởi Người Đi Qua)
                   
                  Tiếng ồn phố xá nhức nhối tai ta
                  Nỗi đau góa phụ chễm chệ cung ngà
                  Thiếu phụ đi qua, bàn tay măng búp
                  Nắm liễn hoa, nhịp chân bước theo đà
                   
                  Nét thanh tao, nàng thoắt bước chân gầy
                  Còn tôi co dại với chén men say
                  Mắt nàng cô đọng như mây bão tới
                  Duyên dáng thôi miên, mãn thú đắng cay
                   
                  Thoáng đã về đêm, nhan sắc dật dờ
                  Bắt mắt, tái sinh kiếp nữa ta mơ
                  Liệu cho ta xin gặp muôn kiếp nữa
                  Xa tít muộn màng hay chẳng bao giờ!
                   
                  Ta xa lạ còn em đâu chẳng thấy
                  Ôi ta yêu em, em cũng biết đấy!
                   
                  Hà Bắc
                  #69
                    dzuylynh 07.04.2013 19:28:28 (permalink)
                    0
                    38 mùa xuân đã mất
                      Nữ Trung Tá Gốc Việt Gặp Lại Người Cứu Mạng Sau 41 Năm
                    (VienDongDaily.Com - 04/04/2013)
                    Bài và hình: Thanh Phong/Viễn Đông  
                     
                    WESTMINSTER. Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.


                            Thiếu úy Trần Khắc Báo và nữ Trung Tá Kimberly Mitchell hội ngộ sau 41 năm bặt vô âm tín. 
                                                                           (ảnh TP chụp lại từ gia đình).

                    Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.
                    Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.
                    Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:
                    “Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”
                    Ông cố nài nỉ:
                    “Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”
                    Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa:
                    “Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”
                    Người ôm vòng chiếc nón lá nói với Thiếu úy Trần Khắc Báo:
                    “Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”
                    Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho Thiếu úy Báo.
                    Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:
                    “Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần 'Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm' nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: 'Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.'”
                    Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao? Người tài xế tên Tài trả lời:
                    “Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
                    Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:
                    “Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”
                    Ông này nhìn ông Báo cười và nói:
                    “Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”
                    Ông Báo thanh minh:
                    “Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.” Thiếu tá Nhiều bảo:
                    “Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông:
                    “Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”
                    Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.
                    Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị Việt cộng bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được chúng thả về gia đình và bị quản chế. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico... (còn tiếp)
                    Xin xem tiếp ngày mai: Em bé sang Mỹ trong hoàn cảnh nào? Tại sao hai người tìm được nhau và cuộc trùng phùng đầy xúc động giữa nữ Trung Tá QL/Hoa Kỳ Kimberly Mitchell và cựu Thiếu úy TQLC Trần Khắc Báo.
                      Thanh Phong/Viễn Đông


                      Nữ Trung Tá Hoa Kỳ Gốc Việt Gặp Lại Người Cứu Mạng Sau 41 Năm, (tiếp theo)
                    (VienDongDaily.Com - 06/04/2013)
                    Thanh Phong/Viễn Đông
                    Em bé Mồ Côi Gặp May Mắn
                    Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.
                    Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.
                    Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.
                    Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?
                    Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.
                    Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:
                    "Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”
                    Bố nuôi James giải thích cho cô:
                    "Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”
                    Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.
                    Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:
                    “Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”
                    Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.


                    Cuộc hội ngộ sau 41 năm với chiếc nón lá mà 41 năm trước, Trần Thị Ngọc Bích đã được cứu sống bởi các chiến sĩ VNCH. Trong hình, gia đình ông Trần Ngọc Báo và nữ Trung tá Kimberly Mitchell (quàng khăn hình Quốc kỳ VNCH )- ảnh TP/VĐ chụp lại.
                    Gặp Lại Cố Nhân
                    Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:
                    “Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”
                    Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.
                    Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.
                    Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8. 2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.
                    Giây phút đầy xúc động
                    Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell:
                    "Cô đến đây tìm ai?”
                    Cô trả lời:
                    "Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”
                    Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:
                    "Đây là ông Trần Khắc Báo.”
                    Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.
                    Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo:
                    "Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”
                    Ông Trần Khắc Báo nói :
                    “Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”
                    Và ông mãn nguyện ngay, khi Kimberly Mitchell gọi “Tía”. Ông nói với chúng tôi:
                    “Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”
                    Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.
                    Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may. Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi . Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”
                    Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.
                    Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH , luôn đặt Tổ Quốc - Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết. (TP)
                    Thanh Phong/Viễn Đông

                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.04.2013 22:15:10 bởi dzuylynh >
                    #70
                      dzuylynh 07.04.2013 20:42:13 (permalink)
                      0

                      38 mùa xuân đã mất


                       
                      VẾT ĐẬM LÒNG TA 
                      thơ thylanthảo | diễn ngâm dzuylynh
                       
                      Chầm chậm chiều mây rẽ dáng xa
                      Nắng xiên mái nhẹ, mát hiên nhà
                      Ở trong im vắng hình như gió
                      Thoảng khúc reo, lời nhạc thiết tha…

                      Mắt khuất tầm ngăn, óng lụa trời
                      Chút tình thoáng nhẹ ý xa xôi
                      Em ơi ! Nắng của Sài Gòn vẫn
                      Sáng bước đường em- khắc vết đời

                      Từ buổi mây che trải ý buồn
                      Tháng tư ảm đạm chút mưa sương
                      Mắt em phủ nhẹ rèm mi ướt
                      Áo trận ta về… gió bụi vương.

                      Rồi đắng lòng che mắt biệt ly
                      Em cười gượng tiễn bước người đi
                      Ở trong đôi mắt màu nâu đó
                      Khó biết lòng em nghĩ ngợi gì…?!

                      Quay giữa dòng xoay gió lọan cuồng
                      Bước tù ngập ngụa gió mưa tuôn
                      Lòng ta chắc hẳn em không biết
                      Trăn trở từng đêm giấc đoạn trường!

                      Bão vẫn hầm hừ chữ rẽ phân
                      Ta về lối cũ đón ân cần
                      Nhưng trong đôi mắt ngày xưa đó
                      Đậm nét nâu buồn tủi nhục thân

                      Ta ở đây, chiều yên thật yên
                      Những gì ta nghĩ của tư riêng
                      Không tròn như ước dài năm tháng
                      Lắng đáy lòng ta lắm muộn phiền…
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.04.2013 22:15:55 bởi dzuylynh >
                      #71
                        thiên thanh 08.04.2013 17:21:41 (permalink)
                        0
                         
                        Ai Trở Về Xứ Việt

                        Tác giả: Phan Văn Hưng

                        Ai trở về xứ Việt
                        nhắn giùm ta, người ấy ở trong tù
                        Nghe đâu đây vang giọng hờn rên xiết
                        Dài lắm không đằng đẵng mấy mùa thu

                        Ai trở về xứ Việt
                        thăm giùm ta, người ấy ở trong tù
                        Cho ta gởi một mảnh trời xanh biếc
                        Thay giùm ai, màu trời ngục âm u

                        ĐK:
                        Các bạn ta ơi, bao giờ được thả
                        Đến bao giờ ăn được bát cơm tươi
                        Được lắng nghe, tiếng chim cười
                        Đến bao giờ đến bao giờ

                        Người bạn tù ơi, ta không quên đâu
                        Nhớ hôm xưa, nhìn đôi tay cùm xích
                        Hàng song thưa chia cách vạn tình Ngâu
                        Ai tra tấn nghe lòng ai kim chích

                        Ai trở về xứ Việt
                        Ta gửi về theo một ít tự do
                        tự do tự do và nhiều lắm nhiều nhớ thương tha thiết
                        Đến cửa ngục tù chia bớt chút buồn lo

                        Ai trở về xứ Việt
                        nhắn giùm ta người ấy ở trong tù
                        Ta sẽ về đón ở cửa âm u
                        Đời sẽ đẹp mùa Xuân hồng biết mấy
                        Dầu ngoài kia mây có trĩu mùa Thu...
                        #72
                          dohop 09.04.2013 13:34:45 (permalink)
                          0

                          Cuộc hội ngộ sau 41 năm với chiếc nón lá mà 41 năm trước, Trần Thị Ngọc Bích đã được cứu sống bởi các chiến sĩ VNCH. Trong hình, gia đình ông Trần Ngọc Báo và nữ Trung tá Kimberly Mitchell (quàng khăn hình Quốc kỳ VNCH )- ảnh TP/VĐ chụp lại. 
                           
                          Dòng sữa quê hương
                           
                          Mẹ ơi ! Con vẫn nghe những tiếng ru quen thuộc
                          Của đạn bay, của miểng pháo vượt thời gian
                          Hương của đất, bụi thuốc súng thoảng nhẹ nhàng
                          Và thân xác mẹ như đang hòa vào lòng đất
                          Giờ phút đó mẹ trao con cho mệnh nước
                          Nón lá đơn sơ – chiếc thuyền nhỏ vượt trùng dương
                          Con sống còn nhờ bảo bọc của Tình Thương
                          Của Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm.
                          Và từ đó con là viên Ngọc Bích
                          Dòng sữa quê hương, mặn ngọt tiếp sức con
                          Mệnh nước đẩy đưa con vượt khỏi sa trường
                          Xa biển lửa để gần hơn với mẹ
                          Vì với mẹ tương lai là ánh sáng
                          Là gần hơn với nhân bản, với tự do
                          Là thương yêu, là theo đuổi ước mơ
                          Cho con lớn vẹn toàn viên Bích Ngọc
                          Nay con hiểu Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm
                          Không bỏ rơi con – Những Chiến Sĩ của Tự Do.
                          Mong một ngày đất nước lại ấm no
                          Để tình người quay về nơi chốn cũ.
                           
                          dohop 9 tháng 4 năm 2013
                           
                          #73
                            dzuylynh 11.04.2013 21:59:45 (permalink)
                            0
                              38 mùa xuân đã mất

                            HUYỀN THỌAI NGƯỜI CON GÁI MANG TÊN DẠ LAN

                                                                                           ********
                            Dạ Lan, Người Ở Sài Gòn
                            Posted on October 10, 2008 by hoanghaithuy
                            Điện thư của DẠ LAN, gửi từ Sài Gòn, Ngày 5 Tháng 10, 2008.

                            " Dạ Lan xin lỗi anh, vì Lan để cái computer ở Daklak, nơi Lan đang làm việc, nên mấy ngày nay về SG phải ra phố check mail; hôm nay mới được thư anh gửi. Vội trả lời anh ngay.
                            Liên lạc được với nhau như thế này đã là mừng quá rồi. Lâu nay Lan miệt mài làm việc cho Bệnh Viện An Bình, rồi Bệnh Viện MAT ở Sài Gòn, Lan đi làm việc từ thiện liên miên nên chẳng mấy khi được gặp lại các bạn ở Sài Gòn. Anh viết Lan đường như “không thích gặp lại các bạn văn nghệ xưa” là oan cho Lan lắm đấy.
                            Lan nghe nói có một số anh em bên đó muốn lo cho Lan sang gặp lại những người thân quen cũ — người của những ngày xưa thân ái — Lan rất vui. "
                            Quí vị vừa đọc một đoạn thư của Dạ Lan, Người Em Gái Hậu Phương, Đài Phát Thanh Quân Đội, của những chàng lính chiến Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà năm xưa.
                            Trong mấy tháng trở lại đây có nhiều người Việt ở hải ngoại nhớ Dạ Lan của Đài Phát Thanh Quân Đội VNCH, nhớ và tìm Dạ Lan. Tôi góp công trong việc tìm Dạ Lan ở Sài Gòn. Ngày 5 Tháng 10, 2008, tôi được thư trả lời của Dạ Lan. Thư đầu như trên.
                            Ký giả Nguyễn Khắp Nơi của Tuần Báo Việt Luận, Sydney, Úc, dự định — nhân danh báo Việt Luận — tổ chức cuộc mời Dạ Lan sang thăm Úc, gặp lại những chàng chiến sĩ Cộng Hòa ngày xưa, Ký giả Nguyễn Khắp Nơi đã nói chuyện qua điện thoại với Dạ Lan ở Sài Gòn.
                            Tôi sẽ hỏi cô Dạ Lan nếu cô bằng lòng cho biết địa chỉ, số điện thoại, điện thư của cô để các vị người Việt tưởng nhớ cô liên lạc với cô, tôi sẽ loan trong mục này.
                            Người cho tôi bức ảnh Dạ Lan quí vị thấy đăng cùng với bài này cho biết: đây là tấm hình rất hiếm, đến tác giả là Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Kỳ cũng không giữ được ảnh. Ảnh này được in hình bià báo Xuân Chiến Sĩ Cộng Hoà năm 1965. Năm ấy, hình này được in thành ảnh nhỏ, tặng các chiến sĩ, rất nhiều chàng trẻ xếp bút nghiên theo việc đao cung thời xưa đó, những năm 1965, 1966, 1967 xa xưa, mang bức hình Dạ Lan này trong mình.
                            Trích từ wêbsite HoangHaiThuy.com

                            ********

                              MỘT VẤN ĐỀ KHÔNG THỂ IM LẶNG
                            DẠ LAN, NGƯỜI EM GÁI HẬU PHƯƠNG



                            Dạ Lan, hình chụp vào năm 1968

                            ANH VÂN

                            Hỏi đến Dạ Lan, người em gái hậu phương của những ngày xưa thân ái, các anh chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, không ai không biết, không ai không nhớ. Và thỉnh thoảng bên chung rượu, tách trà, những chiến sĩ kiêu hùng ngày nào vẫn còn nhắc đến Dạ Lan với tấm lòng biết ơn và nuối tiếc. Nhiều người trong đó có tôi, vẫn thường băn khoăn tự hỏi: “Dạ Lan! Bây giờ em ở đâu?”
                            Người em gái năm xưa giờ đâu nhỉ?
                            Để thềm hoang trơ lạnh bóng trăng gầy
                            Nghe thương nhớ mênh mang hồn du tử
                            Cuối phương trời mây trắng lửng lơ bay...”


                            Tôi gặp lại Dạ Lan một cách tình cờ. Một hôm, tôi nhận được lá thư ngắn đặt mua bộ tiểu thuyết Ác Mộng Đêm Dài của tôi. Những lá thư đặt mua sách hầu hết nội dung đều giống nhau: Tên họ người mua sách, số tiền, mua sách gì và sau cùng là địa chỉ của người mua nên tôi chỉ liếc mắt qua. Trên tấm chi phiếu, người đặt mua tên Hồng Lan ở South Carolina.
                            Thế là tôi cho sách vào phong bì gởi đi. Với tôi, tính bừa bãi vẫn là người bạn đường thỉ chung, theo tôi từ trẻ đến già. Những lá thư đặt mua sách, tôi bỏ bừa bãi trên bàn viết, đến lúc nhiều, tôi nhét cả vào một phong bì lớn để giữ lại. Một hôm tôi gom lại số thư đặt mua sách, tình cờ nhìn thấy tên Dạ Lan ở cuối một lá thư.
                            Tôi giật mình, “Dạ Lan đặt mua sách hồi nào? Không biết mình đã gởi đi chưa?” Hai chữ Dạ Lan ở cuối lá thư làm lòng tôi xao xuyến.
                            Thế là tôi vội vã cho vào phong bì hai quyển Ác Mộng Đêm Dài kèm theo $30.00 và lá thư xin lỗi, trong thư tôi viết, có câu. “Ai lại lấy tiền của người mà ngày xưa mình từng ái mộ nên xin hoàn lại chị $30.00.
                            Vài ngày sau, chị Dạ Lan gởi trả lại $30.00 với lý do là chị đã nhận tới hai bộ Ác Mộng Đêm Dài. Từ đó, chúng tôi coi nhau như bạn, thường e-mail qua lại thăm nhau. Việc gặp lại Dạ Lan làm tôi yên lòng khi biết qua cơn dâu bể Dạ Lan vẫn còn sống và sống bình yên với gia đình ở South Carolina. Tại South Carolina, Dạ Lan 2 đã nhiều lần tham gia vào sinh hoat cộng đồng như làm MC trong các chương trình văn nghệ và nhiều cựu quân nhân đã nhận biết Dạ Lan.
                            Nhớ đến Dạ Lan tự nhiên những kỷ niệm cũ quay về, một kỷ niệm mà tôi nhớ mãi:

                            ”Năm 1969, tôi phục vụ ở Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 16, Sư Đoàn 9. Tiểu Đoàn tôi đang hành quân tại quận Tiểu Cần, tỉnh Vĩnh Bình. Một đêm chúng tôi đóng quân xa quận lỵ cách chừng 10km đường chim bay. Trời rất lạnh, đâu khoảng tháng 11 hay tháng chạp gì đó. Biết quận Tiểu Cần có nhiều du kích nên đêm nào tôi cũng đi kiểm soát tuyến phòng thủ dù việc đó đã giao cho Đại Đội Phó. Đi một vòng, thấy lính đào hố cá nhân khá chu đáo nên tôi yên tâm quay về nơi tôi mắc võng, thuận đường tôi ghé qua chỗ ngủ của Ông Đại Đôi Phó. Ông Chuẩn Uý Đại Đội Phó đang quấn mền kín mít trên võng, trên mền lú lên cây antène nhỏ. Tôi lấy cái ống cối ra khỏi miệng, khỏ nhẹ lên cây antène. Chuẩn Uý Tốt ngồi bật dậy. Thấy tôi, anh bạn nhe răng ra cười, hỏi: “Bạch Mã thích chương trình Dạ Lan không?” “Thích, nhưng muốn sống nghe chương trình Dạ Lan phải đi kiểm soát tuyến phòng thủ xem lính có ngủ quên không? Trời lạnh, mệt mỏi, lính gác dễ ngủ gục lắm!...” “Em không quên đâu. Bạch Mã yên tâm đi ngủ. ” Điều đáng buồn là bạn tôi đã không còn nữa, Chuẩn Uý Trương văn Tốt đã đền xong nợ nước!
                            Thế đó! Dạ Lan đã theo chân người lính chiến trên khắp nẻo đường đất nước để an ủi, nâng đỡ tinh thần người lính. Bây giờ gặp lại Dạ Lan nơi phương trời xa lạ nầy, đàn con lạc mẹ gặp lại nhau, thử hỏi lòng dạ nào chẳng mừng. Giờ đã hơn 30 năm qua, nghĩ tới, lòng tôi vẫn còn bồi hồi xúc động. Người em gái hậu phương mang tên Dạ Lan đã đi vào huyền sử và trở thành bất tử trong lòng người lính Việt Nam Cộng Hoà.
                            Take2Tango trong những số báo gần đây đã nhắc đến Dạ Lan nhưng sự nhắc nhở đó vô cùng thiếu sót, một thiếu sót quan trọng làm buồn lòng nhiều người, và người lính cũ như tôi, người lính từng thương mến Dạ Lan không thể im lặng.
                            Theo Dạ Lan 2 cho biết lúc chưa làm chương trình Dạ Lan thì chị phụ trách chương trình nhạc trẻ, nhạc yêu cầu, nhạc thời trang với tên Mỹ Linh cũng trên Đài Phát Thanh Quân Đội và rất được thính giả hâm mộ.
                            Tôi xin nói rõ, trong Đài Tiếng Nói Quân Đội có đến 2 Dạ Lan. Một điều hi hữu là cả hai đều tên Lan và có giọng nói rất giống nhau nên chỉ có những anh em làm việc trong đài mới biết còn người bên ngoài ít ai biết. Điều đáng buồn là các cấp chỉ huy của Dạ Lan đều biết rõ có hai Dạ Lan nhưng chẳng thấy ai lên tiếng về chuyện nầy, nhất là Đại Uý Nguyễn Văn Thuỷ. Điều đáng buồn hơn nữa là Hoàng Xuân Lan tức Dạ Lan 1 đã trả lời nhà văn Hoàng Hải Thuỷ cũng trên diễn đàn Take2Tango lại không nói rõ cho các anh em cựu quân nhân biết là có hai Dạ Lan mà chỉ im lặng nhận mình là Dạ Lan.
                            Dạ Lan 1 tên Hoàng Xuân Lan chỉ làm việc cho Đài Phát Thanh Quân Đội võn vẹn 3 năm rồi di chuyển lên Đà Lạt và hiện ở Việt Nam.
                            Dạ Lan 2 tên Hồng Phương Lan làm việc đến ngày mất nước hiện đang sống tại South Carolina. Người sống và làm việc rất lâu với anh em quân nhân chúng ta mà không ai nhắc tới nên tôi mạo muội xin phép chị Dạ Lan 2, lên tiếng thay chị về vụ nầy để trả lại sự thật về cho vấn đề và đã được chị vui vẻ nhận lời. Việc làm của Dạ Lan ngày xưa dính liền với lịch sử đấu tranh của quân lực VNCH mà chỉ nhắc đến một người, còn một người đảm trách chương trình Dạ Lan lâu dài hơn lại bị lãng quên nên tôi vì công tâm mà viết bài nầy.(Từ nay về sau, xin gọi là Dạ Lan 1 và Dạ Lan 2).
                            Theo những năm tháng làm việc chị Dạ Lan 2 kể lại như sau:
                            Một điều chúng ta không biết, Dạ Lan là tên đặt cho chương trình chớ không phải tên riêng của ai, nhưng rồi sau đó đã trở thành tên của người đảm trách chương trình.
                            Chương trình Dạ Lan bắt đầu từ năm 1963 do Hoàng Xuân Lan (Dạ Lan 1) đảm trách nhưng chỉ được 3 năm, tức đến năm 1966 Dạ Lan 1 xin nghỉ việc để lên Đà Lạt giữ chức xướng ngôn viên cho Đài Phát Thanh Đà Lạt. Như vậy Dạ Lan 1 chỉ làm việc cho Đài Tiếng Nói Quân Đội võn vẹn trong 3 năm (1963-1966).
                            Sau đó Giám Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội, Đại Uý Nguyễn Văn Thuỷ yêu cầu Dạ Lan 2 tiếp tục chương trình Dạ Lan. Nhờ vào giọng nói của hai người rất giống nhau nên bên ngoài không ai biết trừ những người làm việc trong đài. Và Dạ Lan 2 đã làm việc từ đó đến ngày 29-4-1975. Như thế thời gian đảm trách Chương Trình Dạ Lan của Hồng Phương Lan dài gắp 3 lần của Hoàng Xuân Lan (Dạ Lan 1.) Thế thì tại sao chúng ta có thể quên Dạ Lan 2, tức Hồng phương Lan, người em gái hậu phương của các anh chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà.
                            Đây là tất cả sự thật về huyền thoại người con gái mang tên Dạ Lan. Xin được Take2Tango loan tãi để làm sáng tỏ vấn đề và để anh em cựu quân nhân biết, người em gái hậu phương mang tên Dạ Lan vẫn còn đó, một người đang sống tại Việt Nam, một người đang sống bình yên với gia đình tại South Carolina, vẫn luôn nhớ các anh, những chiến sĩ kiêu hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà ngày nào.
                            Anh Vân
                            (Nguồn: take2tango.com)

                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.04.2013 22:07:03 bởi dzuylynh >
                            #74
                              Huyền Băng 13.04.2013 13:38:10 (permalink)
                              0
                              Viếng thăm Giai điệu phù trầm của Dzuylynh và gởi lại cho bạn chậu mai trắng mà bạn gởi nuôi giùm nà!
                               
                              Thỉnh thoảng sẽ post lên để ông thăm...
                               
                              Khi nào Mỹ hết cấm vận thảo mộc sang thì tui sẽ gởi qua chọ
                              Attached Image(s)
                              #75
                                Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 5 của 58 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 867 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9