GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 495051 > >> | Trang 51 của 58 trang, bài viết từ 751 đến 765 trên tổng số 867 bài trong đề mục
dzuylynh 20.11.2014 21:22:07 (permalink)
0
nghinhnguyen


KÝ ỨC RỪNG
Rừng còn đâu ?
Hổ nhớ rừng !
Rừng đâu còn đón những tầng mây bay
Bốn mùa giờ quá đổi thay
Nắng mưa theo bọn tỉnh say thất thường
Rừng tàn rưng rưng hơi sương
Còn đâu vết tích đường trường sơn xưa
Con đường xương máu nắng mưa
Còn chăng dấu vết mấy mùa chiến tranh

Cạn khô con suối trong lành
Mất rồi xanh thẳm mênh mông đại ngàn
Một phần dâng hiến ngoại bang 
Những phần còn lại vào bàn tay đen
Bầy sâu lũ mọt tranh ăn
Rừng đâu còn nữa để ngăn giặc thù ?

NN



bài thơ Kí Ức Rừng thấm thía nỗi đau qúa con hổ gìa NN ơi !
mời NN và các bạn cùng nghe lại tiếng thét gọi RỪNG ƠI... của cọp rừng CN và cọp biển DL nhé !
để nhớ về một thời tuổi trẻ tay vói đỉnh trời chân dẵm nát mật khu cộng phỉ giữa núi rừng lộng gió Trường Sơn...




http://www.box.net/shared/suqtaavmt2
Rừng Ơi
Thơ: Cao Nguyên- Phổ nhạc & trình bày: Dzuylynh

cư dân cũ, từ vùng trời xa vắng
gọi rừng xưa, ta nhớ lắm - rừng ơi!
thương mùa cây cúi đầu buồn tháng Hạ
lá chịu tang qua mấy chục năm rồi!
lúc ta đi, rừng sâu còn ngún lửa
lửa hận thù, cháy quá nửa đời ta
cháy bỏng màu da, làm sao lành vết sẹo
chung niềm đau, ta chẻ máu nuôi rừng
nửa máu ta có giúp rừng sống lại
đất có mừng lá biếc nẩy chồi xanh
cây có vui khi chim về hái trái
hoa có cười cho hương toả vây quanh?
ôi nhớ quá, rừng ơi! ta nhớ quá
cao nguyên xanh, hoa lá ấy - hồn ta
và cả máu chia cho rừng thuở ấy
nhắc ta về, dù bữa hẹn còn xa
về xem nắng ghẹo hoa tươi rói mặt
về thăm cây lành hẳn vết thương chưa
về ngồi giữa nắng mưa nghe đất hát
khúc đồng dao từ những khát khao xưa!
thơ ta đó, rừng ơi! ru chút nhé
ta chưa về thăm đất mẹ chiều nay
sợ hàng cây còn long lanh ngấn lệ
ta với rừng sẽ khóc giữa vòng tay!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.11.2014 20:56:33 bởi dzuylynh >
dzuylynh 20.11.2014 21:44:12 (permalink)
0
Bí ẩn Lịch Sử :
Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh-Hồ Tập Chương ?
Nguyên nhân nào Hồ chí Minh không tiếp Chị Ruột là
Bà Nguyễn thị Thanh từ Nghệ an ra Hà Nội ra thăm Em...!
Kính mời đọc...
 
MỘT BÍ ẨN LỊCH SỬ
Thẩm phán Phạm Đình Hưng

Hồ Chí Minh và Nguyễn Tất Thành là một người hay hai người khác nhau. ? 
Đến ngày hôm nay, các công trình nghiên cứu sâu rộng, công phu và khách quan của nhiều tác giả ngoại quốc vẫn chưa trả lời được câu hỏi kể trên. Về mặt khoa học, chỉ có một cuộc khảo nghiệm DNA hài cốt của Hồ Chí Minh, cố Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đang được thờ phượng tại Ba Đình (Hà Nội) và cố Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành) đã được chôn cất tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp ngày nay. Nhưng nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội không muốn phơi bày bí ẩn lịch sử nầy, chọn lựa giữ im lặng khi phải đối đầu với một vấn đề khó khăn khả dĩ làm tổn thương đến uy tín của mình trước nhân dân Việt Nam và quốc tế. Hơn nửa, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ tôn trọng sự thật lịch sử, luôn luôn đề cao sự sáng suốt của đảng và không chấp nhận đảng có sai lầm.

Căn cứ vào các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoại quốc và một số dữ kiện lịch sử chính xác, tôi có vài nhận xét về một bí ẩn lịch sử đã có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với đất nước và dân tộc Việt Nam từ thập niên 1940 đến nay. Bí ẩn đó là : Hồ Chí Minh và Nguyễn Tất Thành là một người hay là hai người khác nhau ?
Lý lịch của Nguyễn Tất Thành
Nguyễn Sinh Cung (tức Nguyễn Tất Thành) sanh tại Nghệ An năm 1890, con của Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Sau khi học hết bậc Tiểu học, Nguyễn Tất Thành được nhận vào trường Quốc Học ở Huế nhờ cha là quan lại của Nam triều. Bỏ học và rời khỏi trường Quốc Học rất sớm, Nguyễn Tất Thành đi vào Phan Thiết dạy học tại trường Dục Anh rồi đi vào Sài Gòn làm phụ bếp dưới tàu Amiral Latouche Tréville ( lấy tên Văn Ba) để xuất dương sang Pháp tìm kế sinh nhai và danh vọng. Thất bại trong việc xin vào học trường Thuộc địa của Pháp, Nguyễn Tất Thành tiếp tục làm việc trên các tàu viễn dương rồi qua London, Anh quốc, làm thợ nhồi bột cho một lò bánh mì của người Pháp. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở về Paris theo lời gọi của trưởng thượng Phan Châu Trinh và gia nhập Nhóm Ngũ Long gồm có Phó bảng Phan Châu Trinh, Tiến sĩ Luật Phan văn Trường, Cử nhân Luật Nguyễn An Ninh, Cử nhân Văn Chương Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành. Sống kham khổ tại Paris với nghề thợ rửa hình, Nguyễn Tất Thanh mắc bịnh lao phổi..Mặc dầu vậy, Nguyễn Tất Thành vẫn ăn mặc rất chỉnh tề, luôn luôn mặc áo vest và thắt cà vạt khi đi hội họp.
Ba năm sau cuộc Cách Mạng 1917 của Nga, Nguyễn Tất Thành gia nhập đảng Cộng Sản Pháp tại Hội nghị Tours để bắt chước các người Bolsheviks Nga làm cách mạng vô sản trên phạm vi toàn thế giới và xây dựng chủ nghĩa đại đồng vô biên giới. Tại Hội nghị Tours, Nguyễn Tất Thành đã nhờ một Đại biểu người Pháp tham dự hội nghị nầy giải thích cho ông ta biết sự khác biệt giữa Đệ tam và Đệ tứ Quốc tế Cộng sản. Năm 1924, Nguyễn Tất Thành được Dmitry Manuilsky, cán bộ Đệ tam Quốc tế Cộng sản (Komintern) tuyển dụng và đưa qua Moscowa huấn luyện cấp tốc về kỹ thuật công tác của một cán bộ cộng sản trước khi phái đến Quảng Châu trong tỉnh Quảng Đông làm thông dịch viên dưới quyền của Trưởng Phái bộ Liên xô Mikhail Borodin. Năm 1927, Thống chế Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Quốc Dân đảng ra tay diệt trừ cộng sản, Nguyễn Tất Thành chạy về Moscowa và đến Thái Lan ẩn náu. Năm 1930, Nguyễn Tất Thành vâng lịnh của Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô Josef Stalin đến Hong Kong tham dự việc thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 3-2-1930 cùng với 3 người Việt và một người Tàu tên Hồ Tập Chương (bí danh Hồ Quang), Đại biểu của Đệ tam Quốc tế Cộng sản. Kể từ đó, Nguyễn Tất Thành đã du nhập chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam để gieo rắc tai họa cho đất nước và dân tộc Việt Nam từ năm 1931 đến nay. Ở lại Hong Kong hoạt động với bí danh Tống văn Sơ, Nguyễn Tất Thành bị nhà cầm quyền Anh bắt giữ năm 1931 nhưng được cho nằm điều trị trong một bịnh viện bài lao vì ông ta mắc bịnh lao trầm trọng. Năm 1932, báo chí Hong Kong loan tin Tống văn Sơ (tức Nguyễn Tất Thành) đã qua đời. Trong quyển sách “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo”, giáo sư Sử học Hồ Tuấn Hùng ở Đài Loan, cháu của Hồ Tập Chương, cũng ghi rõ sự kiện nầy.
Nguyễn Tất Thành mất tích
Kể từ năm 1932 đến năm 1938, Nguyễn Tất Thành đã mất tích một cách bí mật. Ông ta biến dạng trong cõi hư vô và chỉ còn là một hình bóng phai mờ trước bọn đàn em đang được Josef Stalin trọng dụng (Trần Phú, Hà Huy Tập, Trần văn Giàu, Lê Hồng Phong, Nguyễn văn Cừ). Thậm chí Nguyễn Ái Quốc (bí danh của Nguyễn Tất Thành) còn không được tham dự chánh thức Đại hội 7 của Đệ tam cộng sản quốc tế như hai đàn em Lê Hồng Phong và Nguyễn thi Minh Khai. Người cộng sản Việt Nam đầu tiên nầy bị Stalin nghi ngờ và thất sủng vì trong thời gian lưu trú lần thứ hai tại Nga (1933-1938) ông ta biểu lộ một vài nghi vấn về lý lịch:
- Khi ghi danh học trường quốc tế Lenin, Nguyễn Ái Quốc khai y sanh năm 1903 thay vì 1890. Một người trung niên có học như Nguyễn Ái Quốc không thể quên năm sanh của mình! Sở dĩ có sự sai biệt về năm sanh là vì người đội lốt Nguyễn Ái Quốc là Hồ Tập Chương, người dân tộc Hẹ (Khách Gia) sanh tại Đài Loan năm 1901, nhỏ hơn Nguyễn Ái Quốc 11 tuổi.
- Trong tờ khai lý lịch, Nguyễn Ái Quốc (giả) mang bí danh P.C.Lin chỉ khai một chút ít dữ kiện về lý lịch của mình và ghi rằng y không có khả năng chuyên nghiệp gì cả.
(Sophie Quinn Judge, Ho Chi Minh: The Missing Years, University of California Press,2002, --- Hồ Tuấn Hùng, Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo, Đài Loan, 2008)
Không những nghi ngờ Nguyễn Ái Quốc (giả), Stalin còn có ý định giết chết y trong cuộc Đại Thanh trừng (Great Purge) năm 1935 nếu không có sự can thiệp của Georgi Dimitrov, Cố vấn của nhà độc tài Liên xô. Tha chết cho Nguyễn Ái Quốc (giả) nhưng Stalin không giao bất cứ công tác gì mà còn đặt ông ta trong tình trạng bị mật vụ theo dõi.
Sự xuất hiện của Hồ Quang (Hồ Tập Chương)
Mãi đến năm 1938, một nhân vật tên Hồ Quang (bí danh của Hồ Tập Chương) từ Liên Xô đến đột nhiên xuất hiện tại Diên An, căn cứ địa của Cộng sản Tàu trong giai đoạn 1935-1948 thuộc tỉnh Thiểm Tây, và có tư cách đảng viên đảng Cộng sản của nước Tàu. Gia nhập Bát lộ quân năm 1939, Hồ Quang đã phục vụ quân đội Tàu cộng với cấp bậc Thiếu tá. Sau một thời gian công tác tại Hoa Nam, Hồ Quang được đặc phái qua Việt Nam năm 1940 với sứ mạng liên tục gây ra chiến tranh để giết chết vô số nhân tài và sinh mạng, tiêu hao sinh lực của nước Việt, chuẩn bị việc thôn tính bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á theo kế hoạch của Mao Trạch Đông. Ẩn trốn trong hang Pác Bó (Cao Bằng) dưới sự bảo vệ của cán binh Tàu cộng và bọn người dân tộc Tày của Chu văn Tấn, Hồ Quang thường xuyên qua lại biên giới Hoa Việt. Năm 1943, từ Quảng Tây trở về hang Pác Bó, Hồ Quang mang một tên mới : Hồ Chí Minh. Sự cực kỳ độc ác của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc Việt đã khiến cho rất nhiều người nghĩ rằng Hồ Chí Minh thật sự là Hồ Tập Chương, một người Tàu Đài Loan dân tộc Hẹ (Hakkard) đúng theo sự xác quyết của giáo sư Sử học Hồ Tuấn Hùng, một người cháu trong gia tộc của Hồ Tập Chương không có ân oán gì trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Mới đây, sau khi Trung Cộng công khai hóa một số bí mật về Hồ Chí Minh tức Thiếu tá Hồ Quang của Quân đội Nhân Dân Giải Phóng, tính thuyết phục của quyển sách “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” càng tăng thêm. Ngoài các quyển sách của giáo sư Đài Loan Hồ Tuấn Hùng, giáo sư William J.Duiker và sử gia Sophie Quinn Judge còn có vài nguồn tin chính xác khác và một số sự kiện cụ thể liên quan đến Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh thật sự là ai?
1) Ngô Trọc Lưu, người được xem là người cha của nền văn nghệ Đài Loan, đã xuất bản tại Đài Loan năm 1947 một quyển sách tựa đề “Hồ Chí Minh” viết bằng Nhật ngữ. Thân cận với Hồ Tập Chương và các người em của nhân vật kỳ bí nầy, Ngô Trọc Lưu xác quyết Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương, người thuộc sắc tộc Hẹ tức Khách Gia (Hakkard) sanh tại Huyện Miêu Lật, Địa khu Đông La, Đài Loan
2) Ký giả cộng sản Trần Đĩnh, một nhân vật thân cận của Hồ Chí Minh, đã hé lộ một chi tiết đáng kể về lý lịch của người “cha già dân tộc” của cộng sản Việt Nam.
Trong quyển “Đèn Cù”, ký giả Trần Đĩnh tiết lộ đã nghe Hồ Chí Minh nói tiếng Hẹ của dân tộc Hakkard rất lưu loát, thấy “Bác”rất thich thú đi dạo chơi thành phố Móng Cái và biết rất rõ thành phố nầy mặc dầu mới đến đây lần đầu tiên năm 1960. Ký giả Trần Đĩnh nghĩ rằng “Bác Hồ” đã có ở trong thành phố Móng Cáy khá lâu. Suy nghĩ nầy phù hợp với một vài chi tiết trong lý lịch của Hố Tập Chương: Năm 1931, Hồ Tập Chương bị bắt tại Quảng Châu cùng một thời gian với Nguyễn Ái Quốc (bí danh Tống văn Sơ) đang bị giam giữ tại Hong Kong. Sau khi được cộng sản Tàu giải cứu, Hồ Tập Chương đã đến vùng rừng núi Quảng Tây khai thác hầm mõ từ năm 1932 đến 1933. Kể từ đó, ông ta không còn liên lạc với gia đình. Khi ở Quảng Tây, Hồ Tập Chương có nhiều điều kiện thuận lợi để đi qua Móng Cáy hoạt động cùng cô Bí thư một Chi bộ cộng sản tại thị trấn biên giới nầy.
3) Tập thơ “Ngục Trung Nhật Ký” của Hồ Chí Minh (tự nhận là tác giả) có thể cung cấp một thông tin hữu ích về nguồn gốc địa phương của tác giả: trong tập thơ nầy có một số từ ngữ đặc thù và lối chơi chữ chỉ có người dân tộc Hẹ (Hakkard) mới biết dùng. Cần lưu ý: Nguyễn Tất Thành chỉ có trình độ sơ cấp về Hán văn và chỉ biết nói tiếng Quảng Đông nhờ hoạt động tại Quảng Châu từ 1924 đến 1927 và ăn ở với Tăng Tuyết Minh, người vợ xẩm có cưới hỏi năm 1925 qua mai mối của Thái Sướng và Đặng Dĩnh Siêu (vợ Chu Ân Lai)
4) Trước khi qua đời ngày 2-9-1969, Hồ Chí Minh muốn được nghe một bài hát của Tàu do một cô xẩm hát. Tại sao một nhà lãnh đạo người Việt lại muốn nghe một bài hát của Tàu trước khi chết, nhứt là do một cô xẩm hát?
5) Giáo sư William J. Duiker trong quyển sách “ Ho Chi Minh: A Life” có nhận xét một sự khác biệt về thói quen giữa Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh: Nguyễn Ái Quốc ăn mặc rất chải chuốt và luôn luôn thắt cà vạt còn trang phục của Hồ Chí Minh thì rất lượm thượm, ông ta không bao giờ thắt cà vạt, trông rất quê mùa.(William J.Duiker, Ho Chi Minh :A Life, New York Hiperion, 2001)
6) Năm 1931, trong khi Nguyễn Ái Quốc bị giam giữ tại Hong Kong Hồ Tập Chương bị bắt tại Quảng Châu. Nhờ một nữ cán bộ cộng sản tên Lâm Y Lan giải cứu đưa đến Hạ Môn, một thành phố cảng nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phước Kiến, Hồ Tập Chương đã có một mối tình thắm thiết với cô gái Quảng Đông nầy trong thập niên 1930. Sau nầy, Chủ tịch Hồ Chí Minh của miền Bắc cộng sản nhờ Đào Chú, một cán bộ cao cấp đảng Cộng sản Tàu và Chủ tịch Mao trạch Đông tác hợp với Lâm Y Lan nhưng bị Lê Duẫn, Bí thư thứ nhứt đảng Cộng sản Việt Nam, chống đối nên không thành. Năm 1968, Lâm Y Lan chết ở Quảng Đông, Hồ Chí Minh buồn rầu đi theo người yêu xuống tuyền đài năm sau (1969). Cần ghi nhận Hồ Chí Minh không hề muốn gặp lại Tăng Tuyết Minh, người nữ cán bộ cộng sản ở Quảng Châu đã chánh thức kết hôn với Nguyễn Ái Quốc năm 1925. Thái Sướng và Đặng Dĩnh Siêu (vợ Chu Ân Lai) cũng như đảng Cộng sản Tàu cũng không muốn đưa Tăng Tuyết Minh qua Hà Nội tái hợp với Hồ Chí Minh vì sợ lộ thân phận của ông Chủ tịch đảng Cộng sản Việt Nam.
7) Lúc ông Cả Khiêm tức Nguyễn Sinh Khiêm (anh cả của Nguyễn Tất Thành) và bà Nguyễn thị Thanh (chị của Nguyễn Tất Thành) còn sống ở Nghệ An, Chủ tịch Hồ Chí Minh không hề về quê nhà để thăm hai anh, chị ruột. Thậm chí khi hai người nầy qua đời, Hồ Chí Minh cũng không về Nghệ An để phúng điếu. Năm 1945, bà Nguyễn thi Thanh đã lặn lội từ Nghệ An ra Hà Nội thăm em xa cách gia đình mấy chục năm cũng không được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp. Dường như, Hồ Chí Minh cố ý tránh gặp ông Cả Khiêm và bà chi Nguyễn thị Thanh để khỏi bị phát giác sự khác biệt giữa Nguyễn Tất Thành và Hồ Chí Minh. Khác hẵn quảng đại quần chúng Việt Nam, Hồ Chí Minh không có tình cảm anh chị em ruột thịt và tình tự quê hương xứ sở. Ông ta rất xa lạ đối với người anh cả và người chị ruột.
Nói tóm lại, các tài liệu viết của người ngoại quốc và các sự kiện cụ thể kể trên giúp cho tôi có một cơ sở vững chắc để phán đoán và kết luận: Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành và Hồ Chí Minh là hai người khác nhau.

Thẩm phán Phạm Đình Hưng

Mùa Thu California, 2014
 
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.11.2014 21:50:59 bởi dzuylynh >
dzuylynh 24.11.2014 09:49:08 (permalink)
0
 
 
 
 
 
XA  VẮNG
thơ Bùi Hồng Lĩnh | nhạc & trình bày Dzuylynh
album Hương Thời Gian Nov 23.2014
( thân tặng sl.bhl.dh.cn )


Em dẫn tôi về đâu chiều nay
Trên chuyến xe có con ngựa gầy
Kéo theo đôi bánh đời xiêu vẹo
 
Lòng nhớ hoài ngày em thơ ngây
Em dẫn tôi về nơi chưa quên
Bên gian nhà cũ sống êm đềm
Gác thưa một bóng trong đêm thẳm
Chưa đến sao mà đã nhớ thêm...

Em dắt tôi về ngôi trường xưa
Nhớ thương biết mấy đến cho vừa
Em bâng khuâng ngó ngoài xa vắng
Không biết đời tròn giấc mơ chưa

Bánh xe ngựa cũ không còn nữa
Gác lửng đêm khuya cũng mất rồi
Trường nay một bóng em tóc bạc
 
Thấp thoáng phương nào một bóng tôi 
Thôi giã từ em đêm đã khuya
Bên song trời gợi lại cơn mưa
Tiếng rơi trên lá trong vườn cũ
 
Sao vẫn như còn như tiếng xưa
Có phải tôi về hay tôi mơ
Tiếng mưa thao thức tự bao giờ
Nhớ quê một mảnh đời xuôi ngược
 
Mưa mãi trong lòng em ngây thơ
Thôi giã từ em đêm sắp qua
Lối xưa đường cũ đã nhạt nhoà
Dạ Lan ẩn hiện trong đêm vắng
Đêm vẫn như còn như đêm xưa


<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.11.2014 19:03:35 bởi dzuylynh >
dzuylynh 24.11.2014 21:50:21 (permalink)
0


 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.11.2014 05:05:00 bởi dzuylynh >
dzuylynh 28.11.2014 04:07:58 (permalink)
0
 
 
 
 
(xin mời bấm lên ảnh hay bấm vào link dưới để nghe bài hát)
 
 
TRẢ LỜI THU PARIS
thơ đông hương | nhạc & trình bày Dzuylynh
Album Hương Thời Gian.Nov 27.2014
 
 
Thu biết yêu, nên Paris nắng ấm
lạnh dừng chân bên dốc, ngõ công viên
lá vàng khóc trong mưa, chưa ai dỗ
tim nhị kiều loang lổ những niềm riêng...


*
mùa thay áo, tượng buồn, rưng mắt lệ
người tình xa, vàng úa chạm lên vai
đàn sẻ cũ vù bay, quên, lại để
trên lối về hồn cỏ nỗi không ai...

*
dọc dòng Seine, chim hải âu từ biển
nghiêng cánh dài chào người đứng tầm xa
và giọt nhớ long lanh rèm mi ngấn
gọi tên người òa rơi xuống,loang ra...

*
thiếu anh lắm nên nỗi buồn rất hiểu
quyện khói cay trong mái tóc ngọc ngà
café ngọt, đắng nụ cười hàm tiếu
điêp khúc sầu quay quắt mãi âm ba

*
buồn xa vắng, thánh đường chuông đêm đổ
bóng anh gù, khóc Esméralda
lá dẻ xưa phủ dấu chân chưa nhạt
mơ môt ngày ai... có nhớ... hương xa

 
Ct.Ly 29.11.2014 17:34:00 (permalink)
da vàng 02.12.2014 03:13:20 (permalink)
0

 
 
Tôi biết chắc ngày tàn của chế độ Cộng sản Việt Nam  

[tube]https://www.youtube.com/watch?v=L4B4VTiQ-lU[/tube]
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.12.2014 03:18:58 bởi da vàng >
da vàng 02.12.2014 03:18:34 (permalink)
0
 
 
 
Tôi biết chắc ngày tàn của chế độ Cộng sản Việt Nam   
 
(tiếp theo)
 
[tube]https://www.youtube.com/watch?v=1cEiP7-VifQ[/tube]
Phù vân 03.12.2014 21:32:04 (permalink)
0
 
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
Không thể tuyên dương kẻ phản bội
 

1012907_618737491553490_2226205750821773168_n.jpg
Barbara Walters on Jane Fonda
 
Mời đọc, những kẻ phản bội nước Mỹ và quân đội Mỹ không thể được tuyên dương. Xin chuyển tiếp đến nhiều người thân quen.
 
Barbara Walters on Jane Fonda:
Barbara Walters nói về Jane Fonda:
Jane Fonda was on 3 times this week talking about her new book... and how good she feels in her 70's... She still does not know what she did wrong... Her book just may not make the bestseller list if more people knew.
 
Tuần này, đã 3 lần Jane Fonda nói về cuốn sách mới của bà ta... và về bà ta vẫn cảm thấy khỏe mạnh vô cùng ở lứa tuổi 70... Bà ta vẫn không biết những gì bà ta đã làm sai... Cuốn sách của bà lẽ ra không nằm trong liệt kê sách bán chạy nhất nếu thêm nhiều người đã biết.

 
Barbara Walters said: Thank you all. Many died in Vietnam for our freedoms. I did not like Jane Fonda then and I don't like her now. She can lead her present life the way she wants and perhaps SHE can forget the past, but we DO NOT have to stand by without comment and see her "honored" as a "Woman of the Century." (I remember this well.)
 
Barbara Walters đã nói: Cám ơn tất cả. Nhiều người đã chết ở Việt Nam cho tự do của chúng ta. Lúc đó tôi đã không thích Jane Fonda và giờ đây tôi cũng chẳng thích bà ta. Bà ta có thể sống cuộc sống hiện tại của bà ta cách nào bà ta muốn và có lẽ bà ta có thể quên đi quá khứ, nhưng chúng ta KHÔNG CẦN PHẢI đứng bên lề mà không bình luận gì và nhìn thấy bà ta "được vinh danh" như là một "Người đàn bà của thế kỷ." (Tôi nhớ kỹ điều này).
 
For those who served and/ or died... NEVER FORGIVE A TRAITOR. SHE REALLY WAS A TRAITOR!! And now President Obama wants to honor her!!!! In Memory of Lt. C. Thomsen Wieland, who spent 100 days at the Hanoi Hilton [infamous North Vietnam prison] --
 
Với những ai đã phục vụ và/hoặc đã chết... ĐỪNG BAO GIỜ THA THỨ CHO MỘT TÊN PHẢN BỘI. BÀ TA QUẢ THỰC LÀ MỘT TÊN PHẢN BỘI!! Và giờ đây Tổng thống Obama muốn tôn vinh bà ta!!!! Để tưởng nhớ Trung tá Thomsen Wieland, người đã trải qua 100 ngày ở khách sạn Hilton Hà Nội (nhà tù nổi danh của Bắc Việt).
 
IF YOU NEVER FORWARDED ANYTHING IN YOUR LIFE. FORWARD THIS SO THAT EVERYONE WILL KNOW! A TRAITOR IS ABOUT TO BE HONORED. KEEP THIS MOVING ACROSS AMERICA.
 
NẾU QUÍ VỊ CHƯA TỪNG CHUYỂN TIẾP BẤT CỨ ĐIỀU GÌ TRONG ĐỜI QUÍ VỊ, XIN CHUYỂN TIẾP BÀI NÀY ĐỂ MỌI NGƯỜI SẼ BIẾT! MỘT TÊN PHẢN BỘI SẮP ĐƯỢC VINH DANH. XIN CHUYỀN BÀI NÀY ĐI KHẮP NƯỚC Mỹ.
 
This is for all the kids born in the 70's and after who do not remember, and didn't have to bear the burden that our fathers, mothers and older brothers and sisters had to bear. Jane Fonda is being honored as one of the "100 Women of the Century."
 
Bài này dành cho mọi trẻ em sinh vào những năm 70 và sau đó không còn nhớ, và đã không phải mang gánh nặng mà cha mẹ và anh chị họ đã phải mang. Jane Fonda sắp được vinh danh như là một trong "100 người Đàn bà của Thế kỷ."
 
Barbara Walters writes: Unfortunately, many have forgotten and still countless others have never known how Ms. Fonda betrayed not only the idea of our country, but specific men who served and sacrificed during the Vietnam War.
 
Barbara Walters viết: Không may là, nhiều người đã lãng quên và còn không biết bao nhiêu người khác chưa từng biết làm sao cô Fonda đã phản bội không chỉ ý thức hệ của đất nước chúng ta mà còn rõ nét đã phản bội các người đàn ông đã phục vụ và hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam.
 
The first part of this is from an F-4E pilot. The pilot's name is Jerry Driscoll, a River Rat. In 1968, the former Commandant of the USAF Survival School was a POW in Ho Lo Prison, the "Hanoi Hilton."
 
Phần một của bài này là về một phi công F-4E. Tên của phi công là Jerry Driscoll, một chiến binh đơn vị River Rat. Năm 1968, nguyên Chỉ huy trưởng Trường Thoát hiểm Không quân Mỹ là một tù binh ở Hỏa Lò Hà Nội, "Khách sạn Hilton Hà Nội."
 
Dragged from a stinking cesspit of a cell, cleaned, fed, and dressed in clean PJ's, he was ordered to describe for a visiting American "peace activist" the "lenient and humane treatment" he'd received.
 
Bị kéo lên từ một hố bẩn thỉu của ngục cá nhân, bị tắm rửa, cho ăn, và bắt mặc một bộ đồ ngủ sạch, ông được lệnh mô tả cho một khách Mỹ "hoạt động cho hòa bình" đến thăm viếng, cách "đối xử khoan hồng và nhân đạo" mà ông đã nhận được.
 
He spat at Ms. Fonda, was clubbed, and was dragged away. During the subsequent beating, he fell forward onto the camp commandant 's feet, which sent that officer berserk. In 1978, the Air Force Colonel still suffered from double vision (which permanently ended his flying career) from the Commandant's frenzied application of a wooden baton.
 
Ông đã khạc nhổ vào cô Fonda, đã bị đánh bằng dùi cui, và đã bị lôi đi nơi khác. Trong lần bị đánh đập vì lí do đó, ông ngã chúi vào chân của viên chỉ huy trại làm cho tên sĩ quan đó giận điên lên. Năm 1978, vị Trung tá Không quân vẫn còn bị đau vì nhìn thấy hai hình (điều làm ông vĩnh viễn chấm dứt sự nghiệp bay của ông) vì bị viên chỉ huy trại đánh đập điên cuồng bằng gậy gỗ.
 
From 1963-65, Col. Larry Carrigan was in the 47FW/DO (F-4E's). He spent 6 years in the " Hanoi Hilton"... the first three of which his family only knew he was "missing in action." His wife lived on faith that he was still alive. His group, too, got the cleaned-up, fed and clothed routine in preparation for a "peace delegation" visit.
Từ 1963 đến 65, Đại tá Larry Carrigan ở đơn vị 47FW/DO (phi cơ F-4E). Ông đã trải qua 6 năm trong "Hilton Hà Nội"... ba năm đầu trong sáu năm đó gia đình ông chỉ biết ông bị "mất tích trong công vụ." Vợ ông sống trong niềm tin rằng ông vẫn còn sống. Nhóm của ông nữa cũng bị tắm rửa, cho ăn và cho mặc theo thường lệ trong việc chuẩn bị cho cuộc thăm viếng của "ủy ban hòa bình."
 
They, however, had time and devised a plan to get word to the world that they were alive and still survived. Each man secreted a tiny piece of paper, with his Social Security Number on it, in the palm of his hand. When paraded before Ms. Fonda and a cameraman, she walked the line, shaking each man's hand and asking little encouraging snippets like: "Aren't you sorry you bombed babies?" and "Are you grateful for the humane treatment from your benevolent captors?"
 
Tuy nhiên, họ đã có thì giờ để nghĩ ra một kế hoạch cho thế giới biết họ vẫn còn sống và vẫn sống sót.Từng người giấu kín một mẫu giấy tí xíu trong lòng bàn tay, với Số Xã hội của mình ghi trên đó. Khi diễu qua trước cô Fonda và một người quay phim, bà duyệt qua hàng người, bắt tay từng người và hỏi chuyện vụn vặt có chút khuyến khích như: "Ông không hối tiếc chuyện ông ném “bom trẻ nít” sao?" và "Ông có nhớ ơn cách đối xử nhân đạo nhận được từ những người nhân từ bắt giữ ông không?"
 
Believing this HAD to be an act, they each palmed her their sliver of paper. 
She took them all without missing a beat... At the end of the line and once the camera stopped rolling, to the shocked disbelief of the POWs, she turned to the officer in charge and handed him all the little pieces of paper...
 
Tin rằng đó CHỈ LÀ chuyện đóng kịch, họ từng người đưa vào lòng bàn tay cô mẫu giấy của họ. Cô ta nhận hết chẳng bỏ sót ai... Đến cuối hàng và một khi máy ngưng quay, trước cú sốc không tin được của các tù binh, cô quay viên sĩ quan chỉ huy và đưa cho hắn ta tất cả các mẫu giấy...
 
Three men died from the subsequent beatings. Colonel Carrigan was almost number four but he survived, which is the only reason we know of her actions that day.
 
Ba người chết vì bị đánh đập bởi lý do đó. Đại tá Carrigan suýt là người thứ tư nhưng ông đã sống sót, đó là nguyên do duy nhất chúng ta biết đến hành động của cô ta vào ngày đó.
 
I was a civilian economic development advisor in Vietnam, and was captured by the North Vietnamese communists in South Vietnam in 1968, and held prisoner for over 5 years. I spent 27 months in solitary confinement; one year in a cage in Cambodia; and one year in a 'black box' in Hanoi. My North Vietnamese captors deliberately poisoned and murdered a female missionary, a nurse in a leprosarium in Banme Thuot, South Vietnam, whom I buried in the jungle near the Cambodian border. At one time, I weighed only about 90 lbs. (My normal weight is 170 lbs.)
 
Tôi đã là một cố vấn dân sự về phát triển kinh tế ở Việt Nam và đã bị cộng sản Bắc Việt bắt tại Nam Việt Nam năm 1968 và bị cầm tù trên 5 năm. Tôi trải qua 27 tháng biệt giam, một năm nằm trong cũi ở Cambodia, và một năm trong 'hộp đen' ở Hà Nội. Đám bắt giữ Bắc Việt cố tình đầu độc và sát hại một nữ truyền giáo, một y tá tại trại cùi Ban Mê Thuột, Nam Việt Nam, mà tôi chôn trong rừng già gần biên giới Cambodia. Có một lúc, tôi chỉ còn cân nặng chừng 90 lbs (Trọng lượng bình thường của tôi là 190 lbs).
 
We were Jane Fonda's "war criminals". When Jane Fonda was in Hanoi, I was asked by the camp communist political officer if I would be willing to meet with her. I said yes, for I wanted to tell her about the real treatment we POWs received... and how different it was from the treatment purported by the North Vietnamese, and parroted by her as "humane and lenient." Because of this, I spent three days on a rocky floor on my knees, with my arms outstretched with a large steel weight placed on my hands, and beaten with a bamboo cane.
 
Chúng tôi đã là "tội phạm chiến tranh" của Jane Fonda. Khi Jane Fonda ở Hà Nội, tôi được viên sĩ quan chính ủy cộng sản của trại hỏi liệu tôi có muốn gặp cô ta. Tôi đã trả lời có, vì tôi muốn cho cô ta biết cách đối xử đích thực mà tù binh chúng tôi đã nhận được... và khác biệt đến chừng nào với cách đối xử người Bắc Việt ám chỉ và cô ta rêu rao như là "nhân đạo và nhân từ." Vì chuyện đó, tôi bị ba ngày quì trên nền đá, hai cánh tay giang ra với một quả tạ thép nặng trên hai bàn tay, và bị đánh bằng gậy tre.
 
I had the opportunity to meet with Jane Fonda soon after I was released. I asked her if she would be willing to debate me on TV. She never did answer me.
 
Tôi đã có cơ hội gặp gỡ Jane Fonda không lâu sau khi tôi được thả ra. Tôi hỏi bà ta liệu bà có sẵn sàng tranh luận với tôi trên truyền hình. Bà ta không bao giờ trả lời tôi.
 
These first-hand experiences do not exemplify someone who should be honored as part of "100 Years of Great Women." Lest we forget... "100 Years of Great Women" should never include a traitor whose hands are covered with the blood of so many patriots. There are few things I have strong visceral reactions to, but Hanoi Jane's participation in blatant treason, is one of them.
 
Các kinh nghiệm tự thân này chẳng minh họa một ai đó sẽ được vinh danh như là thành phần của "100 năm của Phụ nữ vĩ đại." Chúng ta lại càng không quên "100 năm của Phụ nữ vĩ đại" không bao giờ nên kể luôn vào một tên phản bội mà bàn tay đã nhuốm máu của bao nhiêu người yêu nước. Có một số điều tôi phản kháng tự thâm tâm, nhưng sự tham gia của Jane Hà Nội vào phản bội rùm beng là một trong đó.
 
Please take the time to forward to as many people as you possibly can. It will eventually end up on her computer, and she needs to know that we will never forget. RONALD D. SAMPSON, CMSgt, USAF 716 Maintenance Squadron, Chief of Maintenance DSN: 875-6431 COMM: 883-6343
 
Xin bỏ thời gian chuyển tiếp đến cho càng nhiều người càng tốt. Nó cuối cùng sẽ đến computer của bà ta, và bà ta cần phải biết rằng chúng ta không bao giờ quên. RONALD D. SAMPSON, CMSgt, USAF 716, Trung đội Bảo trì, Trưởng toán Bảo trì DSN 875-6431, COMM: 883-6343.
 
PLEASE HELP BY SENDING THIS TO EVERYONE IN YOUR ADDRESS BOOK.
IF ENOUGH PEOPLE SEE THIS MAYBE HER STATUS WILL CHANGE.
 
Xin giúp đỡ bằng cách gửi email này đến mọi người trong hộp thư của quí vị.
Nếu đủ số người thấy điều này, có thể tình trạng của bà ta sẽ thay đổi.







dzuylynh 06.12.2014 03:34:15 (permalink)
0

NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA

Lưỡng Quảng là Đất Việt


Vào tháng 8.1980, trong quá trình san lấp quả đồi Tượng Cương (Quảng Châu, Trung Quốc) để xây cao ốc, khi đào sâu vào núi đá khoảng 20m, đã phát hiện lăng mộ khổng lồ. Người nằm trong mộ là Triệu Văn Vương (Triệu Muội, Triệu Mạt, hoặc Triệu Hồ, lên ngôi 137 TCN), là cháu gọi bằng ông của Triệu Vũ Đế (Triệu Đà), đời vua thứ 2 của nhà Triệu nước Nam Việt.
Lưỡng Quảng là Đất Việt :  Tình Cờ Khám Phá Ra Kho Vàng Ngọc Trong Lăng Mộ 2.000 Năm Của Vua Nam Việt
Khi điều tra, các nhà khảo cổ khẳng định đây là ngôi mộ đá, được tạc vào trong lòng núi. Như vậy, chắc chắn phải có lối vào. Mở rộng khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện một lối vào, sâu đến 20 m. Lối vào đã bị lấp bởi những tảng đá lớn. Ngôi mộ nằm sâu trong núi đá, nên đã được bảo quản toàn vẹn suốt hơn 2.000 năm.
Theo tường thuật, thì hôm đó, chiếc máy múc xúc đất sâu vào núi, tạo ra lỗ thủng lớn. Dưới lỗ thủng là những phiến đá khổng lồ, máy múc không phá nổi. Doanh nghiệp đã dừng công việc, báo cáo chính quyền.
Quan tài gỗ và bộ quần áo được dệt bằng hàng ngàn mảnh ngọc, kết bởi sợi vàng
Quan tài gỗ và bộ quần áo được dệt bằng hàng ngàn mảnh ngọc
Vét hết lớp đất mịn, lộ ra quan tài gỗ và bộ quần áo được dệt bằng hàng ngàn mảnh ngọc, kết bởi sợi vàng. Bên trong bộ quần áo là dấu vết xương cốt đã mủn hết. Trong quan tài có 10 thanh kiếm khảm vàng. Xung quanh chủ nhân ngôi mộ là vố số vật dụng bằng vàng, ngọc cực kỳ tinh xảo.
Ngay lập tức, công tác khai quật bắt đầu. Các nhà khoa học đã gặp nhiều khó khăn khi tìm đường vào ngôi mộ, bởi lối vào được bố trí bởi các cơ quan bí mật. Phía sau cánh cửa đá có một bộ phận, mà khi đóng cửa, bộ phận đó tuột ra, làm vòm cửa đóng xuống. Khi cửa được đóng lại, thì ngôi mộ vĩnh viễn chìm vào quên lãng, không ai vào ra được nữa. Các nhà khoa học đã phải phá đá mới vào được bên trong.
Phần chính lăng mộ có diện tích 100 mét vuông, gồm 7 gian phòng, tường ốp đá xanh, trần được lắp ghép bằng những phiến đá lớn, dày, nặng cả chục tấn.
Các nhà khoa học đã kinh ngạc khi phát hiện tất cả các gian phòng đều chứa ăm ắp cổ vật, toàn vũ khí, vật dụng và châu báu.
Vét hết lớp đất mịn, lộ ra quan tài gỗ và bộ quần áo được dệt bằng hàng ngàn mảnh ngọc, kết bởi sợi vàng. Bên trong bộ quần áo là dấu vết xương cốt đã mủn hết. Trong quan tài có 10 thanh kiếm khảm vàng. Xung quanh chủ nhân ngôi mộ là vố số vật dụng bằng vàng, ngọc cực kỳ tinh xảo.
Tiếp tục bới lớp đất phủ ở phần ngực, thì phát hiện chiếc ấn vàng, núm rồng cuộn. Đáy ấn vàng khắc chữ “Văn Ðế Hành Tỷ”, theo lối tiểu triện.
Qua chiếc ấn này, các nhà nghiên cứu đã xác định người nằm trong mộ chính là Triệu Văn Vương (Triệu Muội, Triệu Mạt, hoặc Triệu Hồ, lên ngôi 137 TCN), là cháu gọi bằng ông của Triệu Vũ Đế (Triệu Đà), đời vua thứ 2 của nhà Triệu nước Nam Việt.
Trong sử sách, thời Tam Quốc, Tôn Quyền biết trong lăng mộ của nhà Triệu có rất nhiều châu báu, bảo vật, nên sai các tướng xua quân xuống Giang Đông tìm kiếm nhiều năm ròng. Tuy nhiên, quân Ngô chỉ tìm được mộ của Anh Tề, cháu gọi Triệu Đà bằng ông cố. Mặc dù vậy, quân Ngô cũng lấy được vô số vật báu, toàn là vàng, ngọc. Tuy nhiên, lăng mộ Triệu Đà, Triệu Muội ở đâu không ai biết, mặc dù giới khảo cổ, giới trộm cổ vật săn lùng ráo riết suốt hơn 2.000 năm qua.

Việc phát hiện lăng mộ Triệu Văn Vương vào thời kỳ đó, khiến các nhà khảo cổ Việt Nam quan tâm đặc biệt. Theo sử Việt, Triệu Đà được coi là một triều đại của Việt Nam trước công nguyên. Ông cùng với tướng Lữ Gia đã quật cường chống lại sự xâm lược của nhà Hán.
Theo sử Việt, Triệu Đà sống tới 121 tuổi, ở ngôi gần 70 năm. Vì sống thọ, nên truyền ngôi cho cháu là Triệu Văn Đế, chứ không truyền cho con.
Lăng mộ có kiến trúc tiền triều hậu tẩm, tức phía trước là triều đình, phía sau là cung điện, nơi vua ở. Tổng cộng có 7 căn phòng.
Tiền thất không có cổ vật, mà chỉ có những biểu tượng văn hóa. Nhưng từ căn phòng này, có 4 cửa thông sang các phòng bên.
Hai phòng phía đông và tây, bên hông mộ, gọi là nhĩ thất, chứa nhiều món đồ đồng, gồm chuông, nhạc nhí, binh khí và vô số món ngọc.

Kho chứa vàng, ngọc khổng lồ
Đằng sau phòng chính, tức địa cung, nơi đặt quan tài, là một căn phòng làm kho chứa. Đây là nơi chứa hàng ngàn cổ vật, là vật dụng vua dùng, toàn bằng vàng hoặc nạm vàng, đồ ngọc, đồ sứ, sành, đồng, sắt.
Các nhà khoa học đã lấy được tới hơn 200 món ngọc khí. Tất cả các món ngọc đều được chạm khắc tinh xảo, khiến các nhà điêu khắc ngày nay cũng phải kinh ngạc bởi sự sáng tạo, cầu kỳ.
Hơn 500 món đồng gồm đủ các loại, từ vật dụng đến binh khí. Phần lớn các món đồng đều nạm vàng. Đặc biệt quý là bộ áo bằng ngọc khâu bằng tơ vàng, gọi là ti lũ ngọc y. Đây là ti lũ ngọc y sớm nhất được tìm thấy ở Trung Hoa.
Trong mộ, quý nhất là 23 chiếc ấn, toàn bằng ngọc và vàng, một số ít bằng đồng mạ vàng. Như đã nói ở trên chiếc ấn Văn Đế Hành Tỷ là ấn vàng lớn nhất tìm thấy ở đời Hán. Hành Tỷ lớn, bằng vàng, lại núm rồng, chứng tỏ Triệu Vũ Đế, đến Triệu Văn Vương, dù thần phục nhà Hán, nhưng vẫn coi mình là vua, xã hội Nam Việt hoàn toàn độc lập với Trung Hoa.
Ngoài ra, còn có 36 đỉnh đồng, khắc chữ Phiên Ngung. Vô số vật dụng có nguồn gốc từ Trung Đông, Châu Phi. Những vật dụng phương Tây này chủ yếu là trang sức vàng, hạt châu, hộp bạc, hộp vàng, ngà voi.
 
Có 9 chiếc bình đồng khảm vàng lấp lánh tuyệt đẹp. 9 cái thạp đồng, với những hoa văn thuyền, người đội mũ lông chim, đi chân đất… là thứ đặc trưng của người Việt, giống hệt hoa văn trên các trống đồng, thạp đồng ở Việt Nam. Điều khiến các nhà sử học Việt quan tâm, là rất nhiều món đồ tinh xảo bằng đồng như nữu chung, gương đồng, bình hương liệu… có nguồn gốc từ Lĩnh Nam, gồm cả phần miền bắc Việt Nam và nam Trung Quốc bây giờ. Nhiều món đồ đến từ miền trung của Việt Nam.
Cung phi, nhạc công tuẫn tang theo
Điều đáng lưu tâm nữa trong lăng mộ Triệu Văn Vương, là có tới 15 người bị chôn sống. Những người bị tuẫn táng gồm người gác cửa, nhạc công, 4 cung phi và 7 người trong nhà bếp cùng các vật dụng, để phục vụ việc ăn uống. Ngoài ra còn có 2 người ở cạnh mộ chủ, có thể là vệ sĩ. Tục chôn sống theo người chết phổ biến thời phong kiến cổ đại, từ đời Tần về trước. Đến thời Hán, tục này không còn, nhưng rõ ràng vẫn duy trì ở Nam Việt.
Qua giám định pháp y, thấy rằng, những người này đều bị đánh mạnh vào ngực cho chết rồi mới chôn theo.
Qua nghiên cứu những di vật trong ngôi mộ này, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng, từ hơn 2.000 năm trước, vùng Lĩnh Nam đã phát triển rực rỡ cả về kinh tế lẫn văn hóa. Vùng đất này không bị lệ thuộc vào Trung Nguyên. Các nền văn hóa tồn tại song hành, giao lưu, trao đổi với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, chứ không phải một chiều từ phương bắc đi xuống như người phương Bắc vẫn tuyên truyền.
Những vật dụng ở vùng Lĩnh Nam có niên đại trước thời Nam Việt, cũng đã khẳng định nền văn minh rực rỡ từng tồn tại ở vùng đất này. Nhiều vấn đề lịch sử cần được tiếp tục nghiên cứu và nhìn nhận lại từ lăng mộ Triệu Văn Vương.
Đông Phong
(Theo VTC NEWS)

<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.12.2014 03:43:42 bởi dzuylynh >
Phù vân 11.12.2014 21:18:11 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

Bản Thánh Ca Bất Hủ “AVE MARIA”

Bản nhạc nổi tiếng khắp châu Âu ngay tức khắc sau hôm đó! Một số giáo hội Công giáo (trong đó có GHCGVN) không hài lòng vì lời ca mất đi chữ “Mater Dei” (mẹ Chúa Trời) nên chỉ dùng “Ave Maria” của Schubert trong nhà thờ. Nhà soạn nhạc Pháp Camille Saint-Saens (1835-1921) nằm trong số này; đã chẳng hóm hỉnh ví lời ca Gounod là “con ếch phình bụng mà không chết” trong khi “thính giả lên cơn cuồng si mê đắm trước con quái vật” đó sao! Sự thật nốt nhạc có chỗ lên cao quá khiến vài phụ nữ yếu “bóng vía” thời đó khi nghe đã ngã lăn đùng ra xỉu!


HÀ BẮC
 Trong mỗi dịp Noel (hay Christmas, Giáng Sinh), bản thánh ca “Ave Maria” của Franz Schubert (1825) và của J. S. Bach & Charles Gounod (1859) lại vang vọng nơi các giáo đường ở khắp các thôn làng hẻo lánh cho đến các kinh thành ánh sáng; cùng với các bản thánh ca bản xứ khác để mừng Chúa Cứu Thế giáng trần. Nhưng ít ai để ý đến nguồn gốc thế tục cũng như các tác giả vĩ đại của nó.
 
Nhạc sư Franz Peter Schubert người Áo sinh năm 1797 tại Lichtenthal, Vienna; tác giả của 600 tấu khúc nhạc cổ điển, vừa symphonie, sonate và quarte; trong đó nổi tiếng có 8 tác phẩm hòa tấu trong album “la Symphonie inachevée” và 4 tác phẩm: La Jeune Fille et la Mort, La Truite, Le Roi des Aulnes và một tuồng viết cho Opéra. Bản “Ave Maria” được viết năm 1825. Ông được miễn lính vì quá thấp (chiều cao 5.1 ½ inches). Ông không sử dụng thành thạo một nhạc cụ nào nên chú tâm vào việc dạy và sáng tác nhạc rồi mất năm 1828; chôn cạnh Beethoven theo di chúc. Nhạc sư người Đức Jean-Sébastien Bach sinh năm 1685 tại Elsenach chuyên viết nhạc thánh ca dùng cho cantates, passions, Messes, oeuvres d’orgue. Ba con trai của ông cũng là các nhạc sư nổi tiếng không kém: Wilhelm Freidemann (1710-1784), Carl Philipp Emanuel (1714-1788) và Johann Christian (1735-1782). Ông mất năm 1750. Nhạc sư người Pháp Charles Gounod sinh năm 1818 tại Paris, tác giả của các tấu khúc tôn giáo như “Mors et Vita”. . . và các tuồng sân khấu nổi tiếng như Faust, Roméo et Juliette, Mireille, Philémon và Baucis cho opéra. Ông mất năm 1893. 
 
Franz Schubert thoạt tiên tiếp xúc với bài văn vần Thiên Hùng Ca “The Lady of the Lake” của Sir Walter Scott viết năm 1810 bằng Anh ngữ nói về nhân vật Ellen Douglas cùng cha bị trục xuất rồi trốn lên cao nguyên Scotland; trong một hang đá gần hồ Loch Katrine đế tránh bị nhà vua trả thù. Trong một lúc sợ hãi và tuyệt vọng nhất, Ellen đã dâng lời cầu nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria cứu giúp. Scott đã dựa theo lời cầu khẩn bắt đầu bằng chữ “Ave Maria” này để đặt tên cho ca khúc là “Ellens’Third Song” (Ellens dritter Gesang - tức Opus 52 numéro 6, D. 839) lần đầu xuất bản năm 1826. Sau đó tựa bài bị biến mất; chỉ còn lời như sau: 
 
“Ave Maria, Maiden mild! – Listen to a maiden’s prayer! – Thou canst hear though from the wild – Thou canst save amid despair – Safe may we sleep beneath thy care – Though banish’d, outcast and reviled – Maiden, hear a maiden’s prayer! – Mother, hear a suppliant child! – Ave Maria! Ave Maria undefiled! – The flinty couch we now must share – Shall seem this down of eider piled – If thy protection hover hear – The murky cavern’s heavy air – Shall breathe of balm if thou hast smiled – Then Maiden, hear a maiden’s prayer – Mother, list a suppliant child! Ave Maria!”
 
Lời ca Anh ngữ này được chuyển qua Đức ngữ bởi Adam Storck, người đã đưa cho Schubert để viết ký âm pháp năm 1825 cho hợp với thánh ca và trình diễn lần đầu không có thu âm. Một nhà quý tộc đã đưa bản nhạc (đời) này vào một biệt thự ở Stevregg để giúp vui cho bà Bá Tước Weissenwolff. Sau đó có lẽ các tu sĩ Công giáo đã đặt lời Latin để dùng cho nhà thờ và đã được ưa chuộng đến độ xuất xứ kể trên của ca khúc đã mất hẳn tên và ngụ ý; để chỉ còn là “Ave Maria de Schubert” được thu âm trên 800 lần sau đó và hát nơi công cộng vô số lần thời đó cho đến nay.
 
Nếu “Ave Maria de Schubert” là tác phẩm của một cá thể thì “Ave Maria de Bach & Gounod” được xem như tác phẩm hợp soạn với lời Latin thay đổi, thêm bớt cho đến thế kỷ XV. Nhà soạn nhạc Charles Gounod, một trong các bậc thầy tiên phong thời ấy yêu Anna Zimmerman, con gái của Pierre Zimmermann, một viên chức trong “Conservatoire National de Musique et de Déclamation” ở Paris. Viên chức này là tay dương cầm nổi danh và là thầy của nhà soan nhạc Georges Bizet (1838-1875), tác giả của “Pécheurs de Perles, Jolie Fille de Perth, l’Arlésienne, Carmen . . .”. Một hôm, Zimmermann nghe Gounod đàn piano bản “Prélude de J. S. Bach, C majeur” hay hơn nguyên tác bèn yêu cầu cậu con rể tương lai đàn lại lần nữa rồi chép nốt theo phím đàn của Gounod. Ông bố vợ tương lai còn viết thêm bản nữa cho violon rồi mua đứt bản quyền của cậu Gounod với giá $200 francs; sau đó ông bán lại cho một nhà xuất bản. 
 
Sau khi ông cưới Anna năm 1852, bản “thánh ca” của Gounod được xuất bản với cái tên “Méditation au premier Prélude de Bach”. Sau đó Gounod quen Rosalie Jousset, người phụ nữ trẻ có giọng ca thánh thót du dương lạ lùng. Thế là Gounod viết thêm vài lời thơ vô thưởng vô phạt của thi sĩ Alphonse de Lamartine (1790-1869) vào bản nhạc; định để riêng tặng cho người phụ nữ có chồng này. Nhưng bà mẹ vợ đa nghi khó chịu đã bắt viết thêm “Ave Maria” vào ngay dưới lời thơ của Lamartine để bài hát được thuần tôn giáo hơn. Anh con rể lại phải điều chỉnh một số nốt thành “mineur” cho thích hợp. Khi sao lại và chuyển âm, Aurélie đã bỏ bớt chữ “mater Dei” (vẫn còn trong “Ave Maria de Schubert” lời 2) và mãi đến năm 1859 mới được xuất bản. Rồi Gounod lại quen Madame Miolan-Carvalho, một giọng virtuoso soprano tuyệt vời trong vở tuồng “Roméo et Juliette” để mời bà hát. Thế rồi “Ave Maria de Bach & Gounod” như ấn bản ngày nay lần đầu tiên được cất lên bởi nàng hôm 24/5/1859!
 
Bản nhạc nổi tiếng khắp châu Âu ngay tức khắc sau hôm đó! Một số giáo hội Công giáo (trong đó có GHCGVN) không hài lòng vì lời ca mất đi chữ “Mater Dei” (mẹ Chúa Trời) nên chỉ dùng “Ave Maria” của Schubert trong nhà thờ. Nhà soạn nhạc Pháp Camille Saint-Saens (1835-1921) nằm trong số này; đã chẳng hóm hỉnh ví lời ca Gounod là “con ếch phình bụng mà không chết” trong khi “thính giả lên cơn cuồng si mê đắm trước con quái vật” đó sao! Sự thật nốt nhạc có chỗ lên cao quá khiến vài phụ nữ yếu “bóng vía” thời đó khi nghe đã ngã lăn đùng ra xỉu!
 
Năm 1904 bản thánh ca “Ave Maria de Schubert” này được thu âm với giọng ca Alessandro Moreschi lúc đó trên 40 tuổi. Lời ca dựa trên kinh cầu Đức Bà lời Latin như sau: 
-Lời 1) “Ave Maria! – Gratia plena – Maria gratia plena – Maria gratia plena – Ave, Ave dominus – Dominus tecum – Benedicta tu in mulieribus – Et benedictus – Et benedictus fructus ventris – Ventris tui Jésus – Ave Maria”; 
-Lời 2) “Sancta Maria – Mater Dei – Ora pronobis peccatoribus – Ora, ora pronobis – Peccatoribus – Nunc et in hora mortis – In hora mortis nostrae – In hora mortis nostrae – Ave Maria”. 
 
Lời Xuân Mỹ: “Dâng Mẹ Maria, đây những linh hồn đầy ưu tư! – Khép nép trong lòng Mẹ ôi hết ưu phiền – Đàn con xin Mẹ âu yêm nối cho lành duyên – Hãy ban cho hương đời đã tan vỡ trong ngày qua – Và đưa tới nơi mơ hồ - Mẹ ôi, Santa Maria! - Lòng con run lên vì nghe tiếng chuông xa xa – Từ xưa thơ ấu, hoa xuân nở trong gió thơ – Tàn kiếp, mong linh hồn siêu thoát Thiên Đường kia! Ave Maria!”. 
 
Lời Phạm Duy: 
-1) “Ave Maria! – Ôi Nữ Trinh đầy hồng ân – Chính Chúa đã rủ tình thương đoái trông Mẹ - Mẹ ôi, danh Mẹ vinh hiển khắp trên trần gian – Chúa Giêsu Con lòng Mẹ ơn phúc tràn lan – Mẹ ban phát cho nhân trần – Mẹ ôi, con xin mừng Thiên chức Mẹ Chúa Trời! – Triều thiên uy linh mười hai ánh sao rạng ngời – Từ nơi cao sang, xin thương trần gian chúng con – Hằng ngóng trông mong phần vinh phúc trên Trời cao! – Ave Maria!”; 
-2) “Xin Mẹ Maria – Cho nước con qua ngày can-qua – Đã mấy mươi năm Mẹ ôi, sống trong mộng – Ngày mai, một ngày tan chinh chiến vui bình yên – Hãy ban cho một mùa xuân như ý quên sầu bi – Đầy ơn phúc trong tay Người – Mẹ ôi, bao la lòng Maria! – Này đây muôn kinh quỳ lạy tấu dâng lên Bà – Tạ ơn Thiên Chúa, Grabriel truyền tin khắp nơi – Trần thế thắm bao tình ơn Thánh Nữ Đồng Trinh! – Ave Maria!”. 
 
Lời ca của Lm. Anthony Vũ Hùng Tôn trong CD “Tin Tưởng Nơi Chúa” do ca đoàn Xuân Tâm, cộng đoàn CGVN giáo xứ Saint James Vancouver WA (TGP. Seattle WA) xuất bản năm 2000 như sau: 
-Lời 1) “Ave Maria! – Ơn rất dư đầy bao la – Maria dư đầy ơn phúc cao sa – Maria Mẹ đầy ơn phúc trời cao – Ave, Ave Chúa ở cùng Mẹ - Mẹ có Chúa ở cùng Mẹ - Mẹ được ơn hơn bao người thiếu nữ ở thế trần – Và Giêsu Con lòng Mẹ có phúc nhất đời – Và Giêsu Con thân yêu lòng Mẹ có phúc – Thật có phúc hơn mọi người sống trên trần gian – Ave Maria!”; 
-Lời 2) “Ave Maria! – Thiên Chúa ở cùng Mẹ - Xin nghe lời nguyện đoàn con trót trao Mẹ - Mẹ ơi, xin rủ thương lắng nghe lời ban – Chở che cho đoàn con chẳng xa tội nhơ – Cầu xin Mẹ xót thương tình! – Giờ đây như trong giờ con giã từ cõi trần – Mẹ thương đưa tay dìu con tới nơi yên hàn – Mẹ yêu cho nên con ở nơi Chúa! Mẹ cứu giúp con được lên chốn trời cao – Ave Maria!”.
 
Lời Latin của “Ave Maria de Bach & Gounod” như sau: 
 
-1)“Ave Maria – Gratia plena – Dominus tecum – Benedicta tu in mulieribus – Et benedictus – Fructus ventris tui Jesus – Sancta Maria, Sancta Maria, Maria! – Ora pronobis – Nobis peccatoribus – Nunc et in hora - In hora mortis nostrae – Amen!”. 
 
-2) Lời Phạm Duy như sau: “Cầu xin Maria – Thấm nhuần một lòng thương chúng ta – Đoái hoài một đàn con xót xa – Mến trìu một bàn tay thiết tha của Người – Mẹ ôi mà lòng trinh tiết tỏa ngời – Người mà tình thiêng muôn đời – Quỳ niệm một vòng hoa – Đặt trên thánh giá những khi chiều tà – Xin cầu một kiếp nào – Mối tình xanh mãi màu - Tiếng hát chầu đưa bao duyên lành mới qua cầu – Hoa trong muôn vườn ngát khoe màu – Người cười trong ánh nắng – Tiếng reo yên lành đây đó – Ta cùng nép dưới bàn thờ - Xin cầu lời thương nhau – Amen!”.
 
Trong các thập niên từ 1970, các giọng tenor và soprano của các danh ca Luciano Pavarotti, Placido Domingo, José Carreras, Renata Jebaldi . . . và sau này là Charlotte Church đã làm say đắm lòng mọi thính giả đạo đời với “Ave Maria” của ba nhà soạn nhạc trứ danh này; không chỉ vào mỗi dịp Noel mà tại các cuộc hòa nhạc cổ điển trong các hý viện nổi tiếng ở các thủ đô Âu Mỹ cũng như bên bức tường thành Jérusalem! Lời cầu nguyện thay vì được lập lại nhiều lần bằng hình thức lần chuỗi “Mân Côi” râm ran khẩn khoản; đã được trau chuốt để trở thành bài thánh ca bất hủ du dương, thánh thót, vang vọng chất ngất thiên đình; tồn tại đã gần 3 thế kỷ trong lịch sử Thiên Chúa Giáo; xuất phát từ tình người và lòng mộ đạo để chuyên chở lời kinh “Je Vous Salue Marie” như sau: “Je vous salue Marie! – pleine de grace –le Seigneur est avec vous – Vous êtes bénie entre toutes les femmes – Et Jésus, le fruit de vos entrailles, est béni – Sainte Marie, Mère de Dieu, priez pour nous, – Pauvres pécheurs, maintenant – Et à l’heure de notre mort – Amen!” (Kính mừng Maria đầy ơn phúc – Đức Chúa Trời ở cùng Bà – Bà được phúc hơn mọi người nữ - Và Giêsu con đầu lòng Bà cũng được phúc vậy - Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng tôi là kẻ tội hèn khi nay và trong giờ lâm tử”.
 
HÀ BẮC  
(tham khảo tài liệu của Max Cryer, St Gregory Hymnal, Encyclopédie de Musique, Cantiques Notés và các tài liệu khác)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.12.2014 22:34:01 bởi Phù vân >
thiên thanh 12.12.2014 18:27:45 (permalink)
0
 
 
 
 
 
 
Bài Tình Ca Mùa Đông
Tác giả: Trầm Tử Thiêng
 
Bài tình ca mùa Đông anh hát giữa đêm trời giá 
Tình còn mãi chờ mong thấp thoáng bóng em vợi xa 
Hẹn hò sẽ vì nhau qua phong ba 
anh cố bước, đôi chân chậm quá! 

Để rồi sắp gặp nhau, mới biết em không đợi nữa 
Trời lại thêm mùa đông, cho tuyết than trên đầu non 
Kỷ niệm giăng ngập đêm nay trong mưa 
anh hứng nốt những giọt cuối mùa 
 
Êm êm, ngoài kia nhạc đêm đông! 
Anh nhớ khi mặn nồng, 
Xin cám ơn em một thời xuân 
 
Giờ còn đâu mà mong, 
cho chút duyên nghe còn ấm 
Bài tình ca mùa Đông 
hát mãi đôi môi lạnh câm 
Lòng thì vẫn hẹn cơn đau nguôi ngoai, 
Sao nỗi nhớ mỗi ngày mỗi đầy ...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.12.2014 18:33:07 bởi thiên thanh >
Phù vân 16.12.2014 20:47:46 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

Mặt Trận Đại Học thời Việt Nam Cộng Hòa

Một buổi chiều có nắng đẹp, hơi lạnh sau cơn bão đến Bắc California, vùng Thung lũng Silicon…Một số anh chị em cựu sinh viên các trường đại học Sài Gòn, đặc biệt là Văn Khoa và Luật Khoa đã đến gặp nhau trong một buổi họp mặt thân hữu để “trình làng” tập sách có tựa: Mặt Trận Đại Học thời Việt Nam Cộng Hòa.

Lê Bình
 
Cali Today News - Tác phẩm là tập hợp những bài viết từ năm 2009 của những sinh viên đại học Sài Gòn có tinh thần quốc gia, yêu tự do dân chủ, đã tham dự trong mặt trận “tình báo” để chống lại sự xâm nhập của cộng sản Bắc Việt vào sân trường Đại Học, tiêu biểu chóm nhóm sinh viên Cộng sản là Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng…với sự chỉ huy của Trần Bạch Đằng.
 
Buổi trao sách, diễn ra trong tình gia đình tại tư gia của một cựu sinh viên, trên đường Ridgeview Way, San Jose. Có khoảng gần 50 thân hữu tham dự, phần lớn là những cựu sinh viên Văn Khoa, Luật Khoa trong nhóm A 17, các cựu chủ tịch Ban Đại Diện Văn Khoa như Cựu Chủ Tịch Nguyễn Hữu Tâm, Phan Nhật Tân, cựu Phó Chủ tịch Ban Đại Diện VK Biện Thị Thanh Liêm, cựu thủ quỹ Ban Đại Diện VK Huỳnh …và một số nhân viên cảnh sát đặc biệt thuộc Phủ Đặc Ủy. Đặc biệt có sự hiện diện và nói chuyện của cựu Đặc Ủy Trưởng, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình.
 
Buổi nói chuyện xoay quanh những hoạt động của các cựu sinh viên Văn Khoa, Luật Khoa trước năm 1975. Những nhân chứng còn sống nói về một thời sôi nổi của tuổi trẻ dấn thân “Vừa miệt mài đèn sách vừa ý thức bổn phận của người sinh viên Quốc Gia, hăng hái tham gia các hoạt động nhằm loại bỏ ảnh hưởng của cán bộ Thành đoàn Cộng sản ra khỏi môi trường đại học…” Những tên tuổi gắn liền với những cuộc đấu tranh chống cộng sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật. Tác phẩm cũng trình bày những sự thật mà chưa có sách vở, báo chí nào nói đến mặt thật của những “sinh viên” Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm…v.v.

 
Cũng trong buổi mạn đàm “Mặt Trận Đại Học” người ta biết thêm về những hoạt động quả cảm của những sinh viên chân yếu tay mềm, các chị sinh viên Văn Khoa, Luật Khoa tham dự trong công cuộc đấu tranh chống cộng và đã trả giá bằng những năm tù khổ sai sau 1975. Có người 8 năm, có  người 13 năm. Chị Thanh Liêm tâm tình “Cuộc chiến đã qua hơn mấy chục năm, với tư cách một nữ sinh viên Văn Khoa bé nhỏ trong hàng ngũ sinh viên Quốc Gia, chúng tôi không khỏi tự cảm thấy chút hãnh diện vì ngày xưa đã sát cánh cùng bạn bè góp công sức mình vào việc ổn định tình hình Đại Học nơi hậu phương để ngoài tiền tuyến các anh chiến sĩ VNCH yên lòng chiến đấu chống lại Cộng quân xâm lăng.”

 
 
Điểm qua tác phẩm Mặt Trận Đại Học Thời Việt Nam Cộng Hòa, cựu Chủ tịch Văn Khoa Lý Bữu Lâm nhận xét “Làm sống lại linh động một thời sinh viên của chúng ta. Nội dung cuốn sách vinh danh hàng ngũ Sinh Viên Quôc Gia, vinh danh Giáo Sư, Sinh Viên đã thực sự đổ máu, đã ngã gục trước họng súng bạo lực phi nhân của Thành Đoàn Cộng Sản…”
 
Cựu sĩ quan Cảnh sát Đặc Biệt, Trần Hùng, người đã từng sát cánh cùng sinh viên trong Mặt Trận Đại Học cho biết “Quyển sách đã nói lên một phần khác của cuộc chiến đấu chống cộng sản. Cuốn sách cần được phổ biến rộng rải đến nhiều người vì cho đến bây giờ bọn cộng sản vẫn ra sách để nói “tốt” về phía họ.” Nhiều người có nhận xét tác phẩm là một phản biện, là chứng tích rõ ràng cho thấy những tác phẩm của cộng sản viết về thòi kỳ sinh viên “đấu tranh” là sai sự thật. Trong bài số 9 (trang 187) nói về những sự không thành thật của LM Chân Tín khi trả lời phỏng vấn về những vụ mà theo LM Chân Tín “Bắt bớ sinh viên”, sự thật về cái gọi là Ủy Ban Vận Động Cải Thiện Chế Độ Lao Tù do LM Chân Tín thành lập năm 1970 để vận động thả những tên VC đội lốt sinh viên đã bị bắt. Tác phẩm cũng nhắc đến Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoảng Phủ Ngọc Phan, Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan,  Nguyễn Đăng Trừng, Lê Hiếu Đằng…về tên sinh viên trùm tranh đấu Huỳnh Tấn Mẫm.

 
 
Nhìn chung, tác phẩm Mặt Trận Đại Học không phải là “sử” nhưng đó là tài liệu sống rất cần cho những nhà nghiên cứu viwết sử sau nầy. Tiến sĩ Trần An Bài nhận xét “Lịch sử gắn liền với sự thật. Nhưng những chế độ độc tài đảng trị luôn bóp méo sự thực khi viết lịch sử. Trong cuốn “Mặt Trận Đại Học” không chủ ý viết sử mà chỉ muốn trình bày sự thực như một nhân chứng, một người tham dự ở góc cạnh khá đặc biệt trong cuộc chiến Việt Nam. Đó là cuộc chiến tại các trường Đại Học của VNCH nhằm chống lại sự xâm nhập, phá hoại của VC. Cuộc chiến nầy đang bị cộng sản xuyân tạc và bóp méo sự thực để viết thành “lịch sử” truyền lại cho hậu thế.”
Một số tham dự cho biết nhận xét “Mới đọc lướt qua một vài bài nhưng đã thấy được nhiều sự thật cần được nói lên, viết ra cho mọi người thấy. Nhất là gìới trẻ sau nầy cần biềt về cha anh của họ đã làm gì.”
 
Sau cùng Ban Tổ Chức khoản đãi bữa ăn trưa. Buổi họp mặt trao sách chấm dứt lúc 3:00pm.
 
Tưởng cũng nên viết thêm. Trong buổi trao sách có sự hiện diện của cựu Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình, ông đã nói về những cuộc chiến tình báo, trong đó có Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo, xin ghi lại một vài nét về Phủ Đặc Ủy.
 

 
Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo (tiếng Anh: Central Intelligence Office, viết tắt là CIO) là cơ quan tình báo chiến lược trung ương của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, trực thuộc Phủ Tổng thống.  Trụ sở đặt tại số 3 Bạch Đằng.
 
Phủ Đặc ủy được thành lập năm 1961 theo sắc lệnh số 109/TTP do Tổng Thống Ngô Đình Diệm ký ngày 5 tháng 5 năm 1961. Cơ quan này có nhiệm vụ điều tra, thu thập tin tình báo chiến lược của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các nước có liên quan; cố vấn cho chính phủ về an ninh quốc gia.
 
Phủ Đặc ủy gồm các cơ quan trực thuộc như: Cục Tình báo Quốc nội (gồm các nha: Điệp báo (ban K), Phản gián (ban U) và Chính trị (ban Z)); Cục Tình báo Quốc ngoại; Trung tâm Thẩm vấn Quốc gia. Trong vùng kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa, ở mỗi vùng chiến thuật có 1 Đoàn công tác đặc biệt, thuộc Cục Tình báo Quốc nội. Ở nước ngoài, có các biệt cục trực thuộc Cục Tình báo Quốc ngoại như: Biệt cục Phú Xuân ở Pháp, Lam Sơn ở Anh, Thái Bình Dương ở Nhật, Tiền Giang ở Thái Lan, Phú Quốc ở Campuchia,...
 
Các Đặc ủy trưởng qua các thời kỳ: Trung tá Lê Liêm, Đại tá Nguyễn Văn Y, Trung tướng Mai Hữu Xuân, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, Trung tướng Linh Quang Viên, Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình, Ông Nguyễn Phát Lộc
 
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 hầu như tất cả nhân viên của Phủ Đặc ủy đều bị kẹt ở lại và bị đi tù.
 
Lê Bình
Nguyệt Hạ 18.12.2014 04:17:57 (permalink)
0
 
 
 
 


Xin chúc anh Dzuylynh và gia quyến
mùa Giáng Sinh tràn đầy ơn lành
và một năm mới 2015 nhiều may mắn.

Nguyệt Hạ


 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.12.2014 04:19:04 bởi Nguyệt Hạ >
thiên thanh 18.12.2014 18:14:13 (permalink)
0

tt xin thân mến chúc ca nhạc sĩ Dzuylynh và các quý bạn Giai Điệu Phù Trầm 
một mùa Giáng Sinh vui tươi hạnh phúc và đầm ấm cùng những người thương yêu và bạn bè 
 
 
 
 
Thay đổi trang: << < 495051 > >> | Trang 51 của 58 trang, bài viết từ 751 đến 765 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9