GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 58 | Trang 58 của 58 trang, bài viết từ 856 đến 867 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Ct.Ly 25.11.2015 22:42:36 (permalink)
sen dat 28.11.2015 18:30:56 (permalink)
0
Chắc Dzuylinh mải mê trên youtube với lại phây búc rồi he...he...
Cà Na tn nguyen 24.12.2015 19:26:32 (permalink)
0
 
 Càna vào quét bụi , trang hoàng nhà ông Tư !
Có  " bức tranh " này nhìn giống ông Tư nè !
 
 
Nói chứ Càna chúc ông Tư, các anh chị em nơi đây và tất cả người đọc một Giáng sinh cùng Năm mới vui , may mắn và hạnh phúc.
 
 
 

 
Càna tn nguyen
Attached Image(s)
dzuylynh 25.11.2016 06:58:32 (permalink)
0
Chờ cả buổi, cuối cùng cô phát thư người bản xứ quen thuộc cũng đã đến. ..
Tôi xúc động cầm trên tay tập thơ "Dấu Giày Chinh Chiến" và tập truyện ngắn "Nhốt vòng nhớ thương" nhận từ thi sĩ Trạch Gầm. Ông cũng là người bạn đường của tài tử, ca nhạc sĩ Yên Ly; bạn thân với nhà tôi, mấy năm rồi chưa gặp lại.
Siêu Huynh trưởng Nguyễn Đức Trạch khóa 21 vừa gửi tặng cho thằng đàn em Dzuy Lynh, đồng môn TSQTBTĐ khóa 5/71 qua đường bưu điện trưa hôm nay, ngày 22 tháng 11.
Yên Ly, cô em bạn đồng nghiệp " xướng ca đa loại " nhiều năm cùng sinh hoạt văn nghệ với tôi tại San Jose, mươi năm trước.
Yên Ly, dạo ấy chưa viết nhạc. Mệnh danh là người ca sĩ trường chay, khoác áo tràng, mang Thánh giá vào Chùa hát Thiền ca!
Như tôi, người ưa uống nước mắm Cordon Blue, xì dầu Sauvignon- Bordeaux, mặc Lam y đội mũ Tứ Ân vô Nhà Thờ dạy hát, đệm nhạc cho ca đoàn.
Tôi thích đọc thơ trước khi đọc sách.
Một phần, vì thích nấu thơ luộc nhạc. Phần khác, theo thiển ý, văn vần gần gũi với âm nhạc hơn văn xuôi.
Thơ chính là bản nhạc chưa kẻ khuông và ghi note...
... Bói Kiều, tôi tháo sợi dây giày Botte de Sault cũ sờn nhưng chưa đứt còn in đậm Dấu Giày Chinh Chiến ra.
Chiếc giầy bên tay mặt là trang 61.
Ở đây, chỉ một trang giấy nhỏ mà gói trọn cả một trời thương! Ôi sao mà dễ thương quá đỗi!
"Trời thương" là tựa đề một bài thơ tám chữ năm đoạn. Bên dưới tựa đề thi phẩm tác giả ghi Tặng Yên Ly.
Tôi đặt cái Dấu Giày lên giá nhạc, mở máy thu thanh, Micro, Keyboard, kéo hai điếu thuốc lá Mỹ, làm một tợp cà phê Tây... và ca khúc thành hình.
Bản nhạc không hề được ký âm! Có cần thiết không? Như vài năm trước, tiếng gào thống thiết gọi Rừng Ơi từ người thơ lưu vong Cao Nguyên đã cho tôi cảm xúc để đem nhạc vào Rừng.
Hôm nay, ru bên tai là lời thủ thỉ thì thầm thắm thiết "Trời thương" của người thơ luân lạc Trạch Gầm!
Dẫu gì, tôi còn nhớ là mình cũng có "chút xíu" ( nói theo Trạch Gầm) mảnh trời thương, và một đoạn đường chiến binh rong ruổi, một thân phận lưu vong bất đắc dĩ.
Dzuy Lynh trân trọng giới thiệu đến qúy thi hữu, thân hữu nơi đây dòng thơ Trạch Gầm.
Thơ Trạch Gầm đã được nhiều nhạc sĩ có tiếng tăm phổ nhạc. Tôi là người viết nhạc chưa sủi tăm, không nổi tiếng mà có nổi ...điên. Điên và gàn theo cách của một người Lính vất gươm bẻ súng ôm đàn nghêu ngao cho qua ngày đoạn tháng.
Điên vì những vần thơ đẹp, đầy ắp tình yêu thương đến từ tận đáy trái tim Người Lính không còn trẻ nữa! 
Trạch Gầm là một thi sĩ không xa lạ với người Việt Nam lưu vong tại tiểu bang California, tại Hoa Kỳ và các quốc gia tự do khác trên thế giới. Nơi có quần thể người Việt Nam tị nạn cộng sản tha hương tạm cư; vẫn kiên nhẫn đêm ngày chờ đợi con gió chuyển mùa Tây Bắc - Đông Nam ập đến, để cùng dong cánh buồm phiêu bạt, hướng về Nam phương; chung tay vá lại mảnh dư đồ rách.

***


TRỜI THƯƠNG
thơ Trạch Gầm . nhạc Dzuy Lynh
album Hương Cà Phê Mùa Cũ.11222016
( tặng yênly )
Người gánh trên vai cả một trời thương
Xuyên suốt theo ta mấy vạn dặm đường
Nghe người hát những bài thơ ta viết
Những bài thơ ta gởi trả chiến trường
Lúc rỗi rảnh người ngồi nghe ta kể
Ngàn chuyện đau của người lính Quốc Gia
Người bình yên trên những trang nhật ký
Ta xé đời bằng nước mắt xót xa
Nơi ta đứng là chân trời góc bể
Đường ta đi trải thảm lửa mịt mờ
Thử nhận cùng ta một ngày cam khổ
Người trưởng thành cùng nghiệt ngã ước mơ
Hỏi tại sao ta thương người chút xíu
Giữa đạn bom ta sớt hết ân tình
Lúc hò hét, lúc ngồi buồn tiu nghỉu
Tìm Tự Do bằng hai chữ hy sinh
Người lỡ thương mà người thương cũng phải
Có uổng đâu mà mắc mớ chi buồn
Chút xíu cho người... ta không ái ngại
Thuở chiến trường... ta nợ triệu tình thương...

  
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.11.2016 04:43:28 bởi dzuylynh >
Attached Image(s)
sen dat 25.11.2016 17:33:57 (permalink)
0
Chào duy linh trở lại nhà! Vẫn là thơ là nhạc như mọi khi! LỄ Tạ Ơn vui nha và có thì giờ ghé giai điệu phù trầm nha!
dzuylynh 27.11.2016 05:15:48 (permalink)
0
 
 
THÌA KHÓA ĐÊM

( cho cecile.marie.maria.theresa.rosemary )
Sao không là chiếc chìa khóa cho con tự mở cửa đêm đen hở người hiểnThánh?
Ngài tiếc chi một kẻ tội đồ, một hạt cơm chiên của Chúa!
Há phải đâu là một con chiên,
lạc loài trong bóng đêm dày đặc giữa khu rừng thiện ác;
dõi mắt tìm không thấy người chăn...
Con cầm chiếc thìa bạc được trao bởi vị linh mục già nua,
ngồi thu lu biếng nhác trong căn phòng hẹp.
Ông chỉ cho con bước ra ánh sáng bằng lời im lặng.
Giống như Đức Cồ Đàm đưa ngón tay chỉ một vầng trăng.
Vị linh mục già nua chậm chạp như bức tượng.
Lặng lẽ dúi vào tay con chiếc thìa bạc - chẳng nói lời nào?
Mật ngôn! 
" Hãy tự mở cửa trái tim ngươi và bước ra khỏi vũng tối bấy lâu với chiếc thìa cà phê bằng bạc.
Chính là của cải còn sót lại duy nhất mà tên trộm nghèo khó Jean Valjean đã dùng mở cánh cửa ngục tù oan trái của loài người bất công và khốn nạn. "
Đêm nay khuấy lanh canh, ly cà phê đến từ chúa ngục A Tỳ xa lắc hiến tặng thơm lành sóng sánh.
Chiếc thìa đang tìm mở cánh cửa bình an bởi chiếc ly thủy tinh kẻ hậu bối Valjiean lấy trộm trên một chuyến bay dài xuyên lục địa.
Đường bay thăm thẳm mù khơi từ địa ngục đến thiên đàng.
Thấy gì không?
Không!
Nghe gì không? Có. Có tiếng giọt cà phê nẩy tí tách cùng sương đêm, va vào vách trắng.
Đêm chạy vội cho kịp Mùa Vọng.
Con ngồi yên. Không có gì trong đầu. Không có gì trong tâm.
thunglũngtìnhyêu. san jose 11172016. đỗlanchy.



<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.11.2016 21:39:58 bởi dzuylynh >
Attached Image(s)
dzuylynh 27.11.2016 05:30:42 (permalink)
0
https://app.box.com/s/8fs...xeic6cj4i8kcm6fzmkuabg


 
SAO CỨ PHẢI LÀ MÙA THU
Dzuy Lynh | Album Hương Cà Phê Mùa Cũ
( cho ai là tri kỷ - người xoay ngang đời tôi )
 
Một ngày nào đó, anh thôi soạn nhạc.
Một ngày nào đó... anh thôi làm thơ.
Thì dòng đời vẫn trôi, vẫn bốn mùa luân chuyển.
Đầu nguồn xuân lá xanh, tận nguồn thu lá vàng.
Vầng nguyệt đầy khuyết nguyên sơ hình hài.
Mặt trời hồng tỏa ánh mai rạng rỡ.
Và biển xanh mãi xanh, thảo nguyên hoa vẫn nở.
Và em gieo tứ thơ, là em ươm ý nhạc...
Tôi là người hát rong, đi khất thực tình nhân thế!
Tôi là người lãng du, qua thăng trầm dâu bể.
Bỏ lại trời sơn khê. Từ quan tái trở về.
Ngẩn ngơ ngồi chân cầu nhìn con nước lớn ròng.
Vỗ đàn buông tiếng hát cho đời...
và cho Em!
Sao cứ phải là mùa thu! Sao cứ phải là nhung nhớ?
Sao cứ phải là lá vàng? Sao cứ phải sầu vương mang!
Chầm chậm thôi mưa ơi… Chầm chậm thôi cơn gió may.
Chầm chậm thôi cơn say, chầm chậm thôi những tháng ngày.
Sao cứ phải là sân ga. Sao cứ phải là bến vắng?
Sao cứ phải là vạt nắng? Sao cứ phải là áng mây!
Sao cứ phải là mùa thu. Sao cứ phải là mùa Thu?
Cầm mùa thu trên tay, chiếc lá là tấm vé.
Xuôi ngược miền miên viễn, gọi mùa thu cho em.
 
thunglũnghoavàng.californiacuốithu2016

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.11.2016 22:47:26 bởi dzuylynh >
dzuylynh 27.11.2016 21:50:11 (permalink)
0

" Bài thơ THƯA THẦY CON ĐI sau đây... lần đầu xuất hiện trên Đặc San Xuân 1973 trường Nữ Trung Học Gia Long Sài Gòn đã đi vào lòng bao thế hệ không những chỉ học sinh của trường Gia Long mà còn rất nhiều trường khác nữa. 
Tác giả VŨ THỊ GIO LINH bây giờ không biết ở đâu, và có cho ra đời tác phẩm nào khác không, nhưng chỉ một bài thơ “Thưa Thầy Con Đi” đã để lại cho những thế hệ phía sau một tuyệt phẩm dạt dào tình nghĩa thầy trò."
( trích từ ThaiNC FB page 11.20.2016 ) 
***
https://app.box.com/s/k5n57t3k83tb84tmlan6qfpqz7uoqdyw
THƯA THẦY CON ĐI
thơ Vũ Thị Gio Linh | nhạc Dzuy Lynh
( đến những cánh én mùa xuân Gia Long ngày cũ đang tha hương luân lạc bốn phương trời )
Thôi, thưa Thầy con đi
Năm cuối cùng đã hết 
Chưa qua một mùa thi 
Đã nghe đầy thương tiếc
Nhìn xuân về lộc biếc 
Chim én liệng thầm thì
Những giọt buồn thế hệ 
Đưa tiển những người đi
Vở chưa phai mực Thầy 
Những lời phê nho nhỏ 
Sáng lên màu tươi đỏ 
Thâm trầm nỗi tin yêu 
Bên màu xanh biển chiều
Của những dòng nước lặng.
Thầy bảo đời rất đẹp 
Nhưng cũng lắm gian nan 
Bao ô đời còn khép 
Chưa rộng mở thênh thang 
Như những ô tập vở 
Cần những kẻ khai hoang 
Áo cơm là hơi thở 
Mơ mộng là son vàng
Con lúc nào cũng nhớ 
Con lúc nào cũng biết 
Áo trắng có thể nhoà 
Những bụi đường cơ khổ
Mai con đi Thầy ở 
Những lớp học lại đầy
Có những cánh chim bay 
Và những chồi non chớm
Con chưa là người lớn 
Con muốn ở lại trường 
Như ở lại quê hương 
Đầy hoa thơm trái ngọt
Có con chim nào hót 
Ngoài cửa sổ chiều nay 
Hỏi rằng chim có hay 
Phấn buồn trên bảng trống
Ta sắp vào cuộc sống 
Chào bảy năm mây trôi 
Không một ngày biển động 
Mai giữa trời cao rộng 
Phải tìm thấy bình minh 
Phải lo cuộc mưu sinh 
Không còn Thầy vẽ lối
Bây giờ là xuân cuối 
Thôi, thưa Thầy con đi 
...
Vũ Thị Gio Linh 
(Nữ sinh Gia Long . Đặc san Xuân1973)

 
Attached Image(s)
dzuylynh 27.11.2016 22:00:19 (permalink)
0
sen dat


Chào duy linh trở lại nhà! Vẫn là thơ là nhạc như mọi khi! LỄ Tạ Ơn vui nha và có thì giờ ghé giai điệu phù trầm nha!

 CHÀO BẠN HIỀN ...  Dzuy Lynh vũ như cẩn .
dzuylynh 27.11.2016 22:13:29 (permalink)
5
RFA - ĐÀI Á CHÂU TỰ DO
 
TRANG CHÍNH | TẠP CHÍ

Dzuy Lynh, người lính chưa bao giờ giải ngũ

 
   ( xin vui lòng bấm vào link dẫn dưới đây nghe phóng viên Cát Linh - Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn ca nhạc sĩ Dzuy Lynh ) 
http://www.rfa.org/vietna...on-01102016072707.html

“Có người lính già thao thức trong đêm
Nghe dấu đạn bom chưa mờ ký ức
Nhìn ánh sao sa mà ngỡ hỏa châu rơi
Gọi tên non sông gọi tên đồng đội
Tàn đêm cô đơn gọi tên chiến trường
Mũ Xanh áo trận mang kiếp sống ly hương…” (Người lính không bao giờ chết)
“Là một người lính, tôi cũng như các chiến hữu, những người đang sống lưu lạc ở xứ người đất khách vẫn quan niệm rằng cái cuộc đời binh nghiệp của mình vẫn chưa chấm dứt sau cái ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cái lý tưởng đó đeo đuổi chúng tôi suốt cả cuộc đời.”
9 giờ sáng ngày 15 tháng 9 năm 1972, đơn vị Thuỷ quân lục chiến tiếp bước con đường của binh chủng nhảy dù vào tái chiếm và lấy lại Cổ Thành Đinh Công Tráng, trong đó, có một người lính trẻ đã bị thương. Lúc đó, nhìn ngọn cờ đất nước bay ngạo nghễ giữa chiến trường chưa tan mùi khói đạn, những hố bom hố đạn loang lổ trên đường, anh lính xúc động trong niềm vui chiến thắng, nhìn và nghĩ đến một ngày hoà bình không xa.
“Sau khi băng bó tạm, sau khi các phóng viên chiến trường cùng Tổng thống Thiệu ra thăm tại mặt trận. Lúc đó cây đàn của tôi bị đạn pháo kích bể hết rồi chỉ còn hai sợi dây thôi. Tôi viết bài Buổi sáng tiếng chim và mặt trời."
“Mặt trời lên mặt trời lên
Xua tan bóng đêm hãi hùng chiến tranh
Cho đất quê ta thôi cày lên xác thù
Hoà bình ơi ơi hoà bình ơi”
Đó là tác phẩm đầu tiên trong cuộc đời sáng tác của người lính Dzuy Lynh. Thành phố Quảng Trị với Cổ Thành điêu tàn, xơ xác, âm thanh chỉ toàn tiếng súng, tiếng hoả châu. Nhưng người lính trẻ Dzuy Lynh vẫn cảm thấy như tiếng chim đang hót vang trên bầu trời.
40 năm sau kể từ khi ca khúc đầu tiên ra đời với vài câu đơn giản ấy, ông thú nhận rằng mình không thể nào viết tiếp lời thứ hai.
Bài hát trở thành kỷ niệm!
Tất cả nhạc tôi viết ra bằng con tim, bằng ký ức, bằng vết thương lòng. Mà cho đến bây giờ, vết thương đó chỉ có phai mờ đi thôi. Lâu lâu nó cũng bưng mủ và nó làm nhức nhối mình lắm.
Tôi vẫn là người lính
Dẫu cho rằng, thời gian và năm tháng đã bào mòn tuổi tác và sức khoẻ, nhưng với ông, một ngày đi lính, là một đời mang dòng máu lính trong người.
“40 năm trước và 40 năm sau, Dzuy Lynh vẫn là một người lính, vẫn làm thơ, vẫn viết nhạc, và lúc nào cũng hoài hương, nhớ về cố quốc. Tình yêu nước vẫn nồng nàn như xưa không có gì thay đổi.”
Có lẽ vì vậy mà khi nghe nhạc của Dzuy Lynh, bất cứ ai, dù là thế hệ nào cũng có thể nhắm mắt và hình dung được cả một vùng trời chiến thuật. Vì ông đã mang hình ảnh của đồng đội mình, từng người một, từng ngọn núi, từng ngọn đồi trên con đường hành quân ngày trước chuyển hoá thành linh hồn trong ca khúc ông sáng tác.
Nhạc của Dzuy Lynh không ca ngợi chiến tranh, cũng không khóc thương cho cuộc chiến. Mà nhạc của ông là những câu chuyện không bao giờ dứt về cuộc đời của người lính, về những đêm hành quân nhìn hoả châu, về những mật danh oai hùng đã hằn sâu trong ký ức.
“Bài hát đầu tiên mà viết ở Hoa Kỳ là viết để vinh danh những đồng đội trong cuộc chiến, mà cũng là viết cho mình. Có những đêm ngồi nhìn ngôi sao nó sa xuống thung lũng mà cứ ngỡ là hoả châu rơi ngày xưa. Bài hát đó tên là ‘Người lính không bao giờ chết’”
“Nhớ gì không? Khe Sanh, Hạ Lào, Ấp Bắc!
Nhớ gì không? (Thức dậy đi!) Mãnh Hổ, Quái Điểu, Thần Ưng!
Nhớ gì không? Sấm vang Cổ Thành: Lôi Hỏa!
Nhớ gì không? (Thức dậy đi!) Nỏ Thần, Thần Tiễn xé không gian...

Có người lính già đi dưới quân kỳ

Nghe dấu đạn bom nhớ đời Viễn Thám
Dầu đã nát chinh y... dầu đã gãy gươm thiêng...
Còn vòng tay quê hương! Còn tình yêu đồng đội!

Khi người lính già người lính chỉ mờ đi...

Người lính chỉ mờ đi ...
Mà không chết bao giờ!”(Người lính già không bao giờ chết)
Tuy những ngày tháng đó là bất tử trong tâm tưởng của ông, những ông phải chấp nhận rằng mình có những bạn bè, đồng đội đã nằm xuống, ngủ giấc ngủ dài xuyên qua cuộc chiến.
“Hôm nay tôi trở về đây
Ngồi môt mình nghe tiếng dế nỉ non
Một chiều buồn ngủ vội giấc hoàng hôn
Ánh trăng non chốn tha ma mộ địa
Soi bóng một mình tôi bên nghĩa trang buồn...” (Xin cho anh tròn giấc ngủ)
Nền âm nhạc của Việt Nam chúng ta có cố nhạc sĩ Phạm Duy từng có những ca khúc viết về cuộc chiến, viết cho người thương binh, người nằm xuống. nhưng chúng ta sẽ thấy hình ảnh của người lính trận “trở về” trong ca khúc của Phạm Duy mang đậm nét hào hoa diễm lệ, bi tráng với băng ca và trực thăng sơn màu tang trắng.
 

hqdefault400.jpg
Bài hát Người lính không bao giờ chết của ca nhạc sĩ Dzuy Lynh
Screenshot of Youtube

 
Còn người lính trong ngày trở về của Dzuy Lynh là một nghĩa trang buồn, tiếng dế nỉ non thay không có tiếng phi cơ oai hùng. Người thương binh trong ca khúc của ông là những nhân vật tên gọi là mày, là tao. Là những câu chuyện trong đời thường của những người mà ông nói rằng họ đang bị bỏ quên bên lề cuộc sống.
“Tất cả nhạc tôi viết ra bằng con tim, bằng ký ức, bằng vết thương lòng. Mà cho đến bây giờ, vết thương đó chỉ có phai mờ đi thôi. Lâu lâu nó cũng bưng mủ và nó làm nhức nhối mình lắm.”
Trong miền ký ức của người lính Dzuy Lynh, ông dành hẳn một khoảng trời rộng để nghĩ đến những người lính trở về từ cuộc chiến với thân thể không còn lành lặn. Họ không xa lạ, chính là đồng đội của ông, những chứng nhân của cuộc chiến.
“Bài hát này viết ra xong, nhẹ lòng lắm, coi như mình đã trả 1 món nợ cho đồng đội mình, những người đã bỏ quên 1 phần thân thể trên chiến trường mà đồng đội không có thể cầm về cho họ. Giữa quê người tôi vẫn gọi vang tên anh.”
Người Thương Binh Việt Nam non sông nợ ơn Người!
Người Thương Binh Việt Nam Tổ Quốc nhớ công Anh!
Người Thương Binh Việt Nam chúng tôi vẫn nhớ Người!
Người Thương Binh Việt Nam giữa quê người tôi hát nhớ Anh!
Xin viết vần thơ về người thương binh phương Nam…” (Giữa quê hương tôi viết tên anh)
Hình ảnh và những tiếng long trời của đại bác hằng đêm vang cả một góc trời, tiếng gầm thét của những con chim sắt tung mây lướt gió ngoài mặt trận để ngăn bước quân thù, những quả mìn xé nát màn đêm trong phòng tuyến như còn văng vẳng đâu đây. Đó là một trong những miền ký ức của Dzuy Lynh. Từ đó, ông viết lên Giữa quê người tôi hát tên anh.
Buông súng, cầm đàn
Ông rời quê hương, mang theo cuộc chiến đã tàn và một đất nước chỉ còn trong tâm tưởng. Ông nói rằng ông là người lính buông súng cầm đàn, để thực hiện sứ mệnh mà ông chưa bao giờ từ bỏ.
Con đường chúng ta trong tương lai còn rất dài và rất gian khổ. Chúng tôi, thế hệ thứ nhất đã mỏi mòn rồi.bây giờ những người ở lứa tuổi chúng tôi chỉ còn sống trong giấc mộng trầm kha của thời xưa thôi. Người ta nói tuổi trẻ sống cho tương lai, trung niên sống cho hiện tại,  niên lão sống về quá khứ. Những chuyện xảy ra ở mặt trận mấy mươi năm về trước, tôi không thể nào quên được. Không bao giờ!”
Với ca nhạc sĩ Dzuy Lynh, tất cả vẫn còn đó. Lý tưởng, niềm tin, niềm hân hoan sau những trận thắng và cả những nỗi kinh hoàng khi phải đối diện với cái chết của đồng đội vẫn chưa bao giờ bị phai mờ, cho dù ông đã bước ra khỏi cuộc chiến hơn 40 năm.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.11.2016 22:17:32 bởi dzuylynh >
sen dat 02.12.2016 14:29:40 (permalink)
0
SĐ giờ vào xem hình đọc bài viết của mọi người chứ máy SĐ bữa nay bó tay rôi. Giờ SĐ dùng máy khác thì không đăng hình được. Chúc duylinh vẫn vũ như cẩn, vẫn là người lãng tử trên nhưng cánh đồng thơ và nhạc.
sen dat 03.12.2016 10:08:33 (permalink)
0
SĐ hôm nay mới rảnh rỗi nghe cuộc phỏng vấn Dzuy lynh với phóng viên RFA. Khi nghe Dzuy lynh tâm sự về cái khái niệm quá khứ hiện tại và tương lai "tuổi trẻ sống cho tương lai, trung niên sống cho hiện tại niên lão sống về quá khứ" sen dất chỉ đồng ý một phần vì SĐ nghĩ trong con người chúng ta luôn tồn tại cả ba điều quá khứ hiện tại và tương lai. Nó là một mặt phẳng hay đường thẳng khi ta ngoái lại là quá khứ khi ta đứng yên là hiện tại và khi ta tiến lên là tương lai. Hôm qua là quá khứ, hôm nay là hiện tại ngày mai là tương lai. Ngay cả sau khi chết chưa chắc đã mất. Và ba điều này luôn đi liền vói nhau. SĐ cũng đang dùng ý niệm này gửi gắm trong truyện dài Hương Đời còn đăng nửa chừng ở diễn đàn Vnthuquan.
Dù sao đây là bài phỏng vấn hay giọng phóng viên từ tốn thu hút. Nói chung là hay SĐ sẽ bấm 5 sao ngay sau đây! Nếu nói về quân chủng VNCH SĐ phục nhất là quân đội thuỷ quân lục chiến khi giành giật từng tấc đất ở thành cổ quảng trị bên bờ sông thạch hãn.
Thay đổi trang: << < 58 | Trang 58 của 58 trang, bài viết từ 856 đến 867 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9