Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 5 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 71 bài trong đề mục
NhàQuê 20.03.2013 17:22:32 (permalink)
Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 16

Hôm đó nhằm ngày thứ bảy, sau khi đã để cho Tư Lịnh và đứa em gái kế liền bà ấy ghé nhà đứa em gái buôn bán loại trang trí nội thất tại Tp Bến Tre xong, tôi dùng xe thuê bao trong ngày cùng vợ chồng cô em gái của tôi đi Châu Hưng thuộc huyện Bình Đại thăm người chị ...

Nhờ đó đi lại con đường nay đã mở mang thêm có cầu qua kinh Giao Hòa có lẽ tên cầu là cầu An Hóa do xe chạy nhanh và lo ngắm nhìn quang cảnh mà quên đọc tên cầu, và xưa kia nơi nầy phải qua phà An Hóa rất cũ kỹ, cũng nhờ đó nhìn thấy một phần khu công nghiệp Giao Long đang phát triển, nhìn thấy được ngôi chùa khá lớn đang xây cất qui mô nhưng hình như chưa hoàn thành, nhìn thấy lại con đường vào An Hóa và bên phía đối diên là đường vô chùa Phật Minh, con đường nầy sau khi qua khỏi mấy nhà gần dốc cầu hình như đổi hướng đi dọc theo mé kinh, không biết bao xa mới tới chùa . 

Kinh Giao Hòa và kinh Chẹt Sậy liên tiếp nhau là thủy đạo tiện lợi nối sông Tiền và rạch Bến Tre chi nhánh sông Hàm Luông . Điểm gặp của hai con kinh hợp với sông Ba Lai thành ngã tư An Hóa .

Nhắc đến chùa Phật Minh, vì trong mấy năm gần đây Nhóm Tỷ Muội mà phần đông là những thành viên chủ chốt và tích cực của BTH đã bỏ công của và quyên góp từ lòng hảo tâm khắp nơi để phụ giúp cưu mang và tạo điều kiện sinh sống học hành cho các em nhỏ cô nhi hoặc gia đình nghèo khó có được tối thiểu sinh sống trong chùa. 

Phụ giúp sư cô trụ trì vốn giàu lòng từ tâm mang các em từ nhiều nơi xa xôi về nuôi dưỡng, Nhóm Tỷ Muội đã tạo điểm son giúp nhà chùa có điều kiện tăng thêm phần vụ chăm nuôi các em bên cạnh những nhóm từ tâm không thường xuyên khác ....vài em nay đã theo đuổi bậc đại học.

Nếu quảng bá việc làm mang đầy tính Thiện, Nhân Bản ...nầy như việc tiếp sức, Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG trong loạt bài "NCĐXEĐ" xin giới thiệu địa chỉ Blog của Nhóm Tỷ Muội, hy vọng rằng trong chừng mực may mắn nào đó khua động những tấm lòng nhân ái, với ý hướng: Làm việc TỐT không bao giờ uổng phí . 

Sau đây là địa chỉ Blog Hoa Nhân Ái của Nhóm Tỷ Muội:



Phần Phụ Thêm:

Nhân đây cũng nên sơ lược về Nhóm Tỷ Muội: Do tình cờ sinh hoạt văn thơ trên Diễn Đàn BenTreHome đã kết duyên "thề hẹn" sao đó ... nên trên BTH xuất hiện nhóm TAM ANH (NNN) gồm Nhất Anh, Nhị Anh và Tam Anh tức Tiểu Muội ( về TAM ANH - NNN cũng có nghĩa cả 3 thành viên của nhóm có tên bắt đầu bằng mẫu tự N). Đây là những cây viết sung mãn cũng đồng thời tài hoa về nhiều phương diện "mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười" đã góp phần cho BTH từ sống ngáp ngáp đến nhiều người biết tới .

TAM ANH có Blog Phượng Tím sinh hoạt với nhau, tại địa chỉ:



Và cũng do hội ngộ trên nền từ thiện nên nhóm Tam Anh càng thêm khắng khít và "vết dầu loang" từ tình thân của mỗi cá nhân đã hấp dẫn và phát triển thành NHÓM TỶ MUỘI, đến nay nhóm từ thiện nầy đã khá đông thành viên và cảm tình viên cùng hợp tâm hợp lực thường xuyên làm trung gian cho những tấm lòng nhân ái khắp nơi đã tin tưởng Nhóm .

Như vậy tuy hai mà một đó, rất rõ ràng: Nhóm Tam Anh hay Phượng Tím-nnn "chuyên trị" về văn thơ và nhóm Tỷ Muội theo đuổi việc từ thiện

NhàQuê tôi từ lâu vốn là người tạp dịch của BTH, nay phải bỏ hai ngày ngắt ngang Tùy Bút để quảng bá Nhóm NNN và Nhóm TỶ MUỘI, nên chiếu theo luật "Xa Quê Hương Nhớ Mẹ Hiền" và luật "Ân Nghĩa Phân Minh" cùng các Tu Chính khác . Nay:


Đòi Nhuận Bút

Tỷ Muội đức kia đủ dzí bồ 
Công người quảng bá nhớ ghi vô
Không cần lễ lộc chi cho Trọng
Tùy hỉ cám ơn cũng đủ đô* 
Bởi vụ nầy nằm trong sách mách
Nên về bày chỉ sớm phần lo
Viết câu ca ngợi Hoa Nhân Ái
Vắt óc ...từ bi ... uổng thấy mồ

NhàQuê 13-09-2012

*dose

Cả nhà Tỷ Muội cám ơn Bồ
Nếu đã có lòng cứ… xáp vô
Thêm Trọng tình thương thêm mạnh sức  
Tích nhiều nhân ái tích đầy đô** 
Dang tay thiên sứ choàng hơi ấm 
Tung cánh bầy chim hót líu lo
Chút gió mong xua trời ảm đạm
Lỡ mai nắm đất… cỏ xanh mồ

Tiểu Muội 13.9.12

**Mỹ -Tây-Hán- Việt- muốn hiểu sao thì hiểu vậy!


Đến đây kết thúc ngang xương Tạp Khúc 16 nầy!

NhàQuê June 12, 2012
#16
    NhàQuê 20.03.2013 17:25:21 (permalink)
    Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 17

    Cơm nước ngay khi từ Châu Hưng trở về đến Thị Xã, xong xe đưa vợ chồng cô em gái xuống Chợ Giữa công chuyện riêng rồi về Giồng Trôm luôn thay vì đợi xe buổi chiều trở về Ba Tri một thể .

    Cùng Tư Lịnh đến khách sạn Hàm Luông nhận phòng, bỏ hành lý và đồng thời chốt lại với nhà hàng các món ăn thức uống chay mặn, phòng tiệc , và nhờ dọn sẳn thêm một bàn phòng hờ khách bất ngờ . chi phí bữa tiệc được trả ngay cho nhẹ bớt, cho thoái mái, khỏi kè kè trong túi ... chỉ mọi phát sinh mới sẽ thanh toán sau

    Trở lại chợ (khu chợ cũ) mua các cần thiết và Tư Lịnh trở về đi công việc riêng cùng cô em .

    Xuống xe trước quán Nhường Trà đi ngược trở lại cũng gần, tìm chuông điện không thấy, gọi loa miệng cũng không có tiếng trả lời nhưng nhà không đóng cửa trước, dấu hiệu cho biết có người ở nhà, cuối cùng phải gọi điện thoại vào và gia chủ chưa tin người khách không báo trước đã đứng ngoài rào ...

    Bên trong 2 cánh cửa sắt là vườn hoa kiểng chăm sóc cẩn thận nhưng vào tháng hè nên ít bông màu rực sáng, phải chi có trồng đủ loại 4 mùa sẽ phần nào tăng thêm nét đẹp của vườn hoa và làm sáng sủa căn nhà vốn giữ sạch sẽ ...

    Bài Xướng: Ghé Nhà 

    Về bễn ghé nhà nhỏ mới quen
    Qua cầu xuống dốc gặp ngay liền
    Hai lần gõ gõ chờ chờ mở
    Đợi đợi một hồi đứng tựa hiên
    Thiên hạ thái bình: nhà bõ ngõ!
    An cư lạc nghiệp: cửa như niêm?
    Vén màn thấy khách không mời, đến
    Hoảng hốt lỡ cơ trốn kẻ tìm

    Kẻ tìm vừa định quay lưng bước,
    Thưa cụ kiếm ai có việc gì
    Quá bộ vô trong dùng tí nước
    Xin ngồi xuống ghế khỏe chưn đi!
    Dượng nhà bận việc hay đâu vắng?
    Cô chủ phải thường xướng họa thi?
    Phải, phải, đây hôn , ừ có phải
    Ông, anh, thầy, chú, gọi là chi??

    Là chi cũng được có sao đâu
    Trên mạng quen nhau tự bước đầu
    Người thiệt bên ngoài coi cũng ấy
    Thơ văn trên Net đẹp thần sầu.
    Phố đông cô dám cùng đi xuống?
    Hàng quán tôi chiêu bất luận nào
    Bạn mới tự nhiên dường đã,... đã
    Hữu Duyên Thiên Lý đúng làm sao!

    NhàQuê


    Bài Họa: Ô...ô...khách quý !!!

    Có một ông già tên rất... quen
    Không cần nhắc nhớ nhận ra liền
    Tròn tròn má phính phình... khuôn mặt
    Trợt trợt trán dồ thiếu... mái hiên
    Tướng tá phong lưu nhìn tưởng ...trẻ
    Áo quần bảnh tẻng bó như niêm
    Thiệt là hân hạnh... vui mừng đón
    Đốt đuốc trần gian chẳng dễ... tìm !!!

    Tìm đâu ... bớ Cụ... mau dừng bước
    Nhà...nhỏ đơn sơ chẳng có gì
    Nhưng sẳn bình trà ...ba tách nước
    Xin mời ... thông cổ mát lòng đi
    Đường xa vất vả chừng hơi mệt
    Đợi khoẻ chút rồi nói chuyện ...thi
    Chẳng ngại xưng hô thầy với chú
    Miễn là vui vẻ... có hề chi !

    Chi xá danh hèn ai... trọng đâu ?
    Nghĩ suy cho lắm chỉ đau đầu
    Văn chương lủn củn người xem khiếp
    Thần sắc âm u quỷ kiến sầu
    Chẳng dám mon men ra ngoài phố
    Càng không bén mảng đến nơi nào
    Tương phùng bèo nước trong giây lát
    Bán bộ vô duyên... thật tiếc sao!!!!!

    TG 04.11.06


    Vậy là sau hơn 6 năm "Danh Kỳ Thinh, Bất Kiến Kỳ Hình" hai người bạn thân nặng "ân oán" xướng họa "châm chọc" nhau trên Diễn Đàn BTH và nhiều Diễn Đàn khác, lần đầu NhàQuê & Trúc Giang tương ngộ ... và phải mất mấy phút đợi chờ sau đó để gia chủ chạy đi kiếm mèo. Mèo lợi dụng tình trạng "hồn bất phụ thể" đã nhanh chóng thoát ra ngoài, hay thiệt! .

    Cuộc hội ngộ ngắn nhưng đầy đủ và thú vị, những thân mật thay cho những bỡ ngỡ ban đầu. Có thêm HL được báo tin qua liền cho biết "dung nhan mùa hạ" nhau ...

    Ấy là hôm lần thứ nhất ghé thăm BN

    Hẹn gặp lại trong buổi tiệc chiều ngày hôm sau ..... Chủ & khách tiễn tôi tận lề đường mà hình như tôi cảm thấy còn thiếu chịu tôi món bánh xèo nấm mối, món bánh lá mơ, món hủ tiếu chay, món mắm kho rau ruộng, món cháo gà và...., được những người có dịp thưởng thức ngợi khen! 

    Phía bên kia đường, xe đưa rước đang kiên nhẫn nằm chờ.


    NhàQuê Sep 18, 2012
    #17
      NhàQuê 20.03.2013 17:28:28 (permalink)
      Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 18

      Xế hôm thứ bảy ấy về khách sạn nghỉ ngơi. Khách sạn Hàm Luông được xếp loại 3 sao đầu tiên của Tp, có một Ks khác vừa xây xong còn vài công đoạn cuối, tuy vậy khi đi ngang trông có vẻ "hoành tráng" hơn .

      Không biết tiêu chuẩn xếp hạng Ks của VN như thế nào, chứ sau nầy có đi vài nơi khác từ Sài Gòn ra đến Quảng Bình và nghỉ vài đêm ở loại 3 hoặc 4 sao thì mới thấy Ks Hàm Luông không đến nỗi nào: Vừa sạch sẽ, vừa tiện nghi rộng rãi, vừa phục vụ chu đáo lịch sự mà giá lại khá rẻ ...Có thể nói rằng hơn hẳn Ramada ở Mỹ giá 5 lần cao hơn , gần bằng Omni 5 sao giá gắp đến 10 lần. Dĩ nhiên các loại tấp vô nghỉ dọc đường trong chuyến hành trình xa ở Mỹ, Canada, Châu Âu thì không thể nào đem ra so sánh kịp Ks Hàm Luông mà giá cũng gắp 3. Nhiều bạn bè đã đi Trung Quốc về kể lại những khách sạn bên ấy mà cảnh giác, mà rùng mình đến thảm não .

      Ngày xưa đối với người Việt rất thành kiến về các khách sạn vì rất tạp nham, ... Do nhu cầu du lịch, ngày nay việc dừng chân qua đêm hay dài ngày ở các tiện ích nầy trở thành chuyện bình thường đôi khi thoái mái vì yên tỉnh và có góc riêng tư , ..., bước vào phòng rồi có cảm giác như ở nhà mình .

      Không khí mát lạnh dễ dàng ru giấc ngủ ngắn. Không quên gọi lại bạn bè nhắc về bữa tiệc ngày mai. 
      Sau đó lên sân thượng uống cà phê và ngắm toàn cảnh Tp Bến Tre cũng không quên tìm vị trí cây cao trong tấm hình đố là nơi nào trên thực địa trong mục "Thử Tài Đoán Ảnh" ....Nay xin trả lời : Cây ấy không còn nữa . Sân thượng khá thoáng mát nhờ gió từ sông và không gian bao la xanh ngát những ruộng vườn bên dưới làm diệu bớt sức nóng gay gắt mùa hè nhiệt đới . 

      Đúng hẹn trở lại nhà đứa em bạn cột chèo lúc 5 giờ chiều vừa lai rai, vừa kể chuyện đó đây mà mấy ngày qua chưa có dịp.

      Phải nói lời cám ơn Dượng 7 của các con tôi, từ trước nay đều tiếp tôi không những như người thân mà hơn thế như là khách quý, các anh chị em của dượng cũng xem tôi như người anh gần gũi, tôi định giải thích có lẽ do nầy do nọ thì e rằng không nói hết được những quý hóa đó ....

      Trong bàn ngoài anh trai, em rể còn vài người khách thân của dượng mà dượng muốn giới thiệu về tôi, theo đoán định dượng đã "tô màu" sao đó mà trông những khách nầy có vẻ ái mộ lắng nghe lúc tôi nói ..hay tôi chủ quan chăng ...tôi là loại người thường không chịu khiêm tốn cần thiết, thường hay ưởn ngưc....

      Admin gọi tìm tôi cho hay đã về Bến Tre, tôi mời đến chơi vì cũng là chỗ quen biết cả, Admin hứa ngày mai chở tôi đi khắp Tp, đi lại "Những con đường xưa em đi", tôi ghi vào bộ nhớ liền tù tì!.


      (Với Admin BTH)

      Một người khách đặc biệt đó là "Đại Đế" , một người bạn học ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, đi từ con nhà giàu có, đến tốt nghiệp trường sư phạm đàng hoàng, đến giáo sư chánh ngạch đàng hoàng đã chán nãn bỏ nghề đi làm phu bốc vác, rồi xiêu lạc tha phương ... Hình như cuộc đời "nó" không có người nào ghen ghét, không ai thù vặt, mà ngày nay ở tuổi quá 60 còn phải đi dạy kèm ngoại ngữ độ nhật. Cứ dặn dò khi nào tôi về VN thì cho nó biết trước, nghèo vậy mà Tết dám mua tôm khô gởi qua quà Tết cho tôi . 

      Thật ra tôi thích cái gì cũng bất ngờ, khi tôi mời nó dự tiệc ở Bến Tre thì nó lại bận dạy kiếm cơm nên tranh thủ buổi tối từ Sài Gòn về Bến Tre bằng chiếc xe cà tàng để gặp tôi và quay lại công việc thường ngày ngay sáng sớm ngày hôm sau ....Khi chúng tôi bắt đầu, nó đang còn khoảng gần tới Mỹ Tho ...

      Tự nghiệm lại cuộc đời tôi, có người hãm hại cũng có người thật chí tình. Tất cả lẽ đó vẻ thành bức tranh chăng !?

      … Vì Những Tấm Tình …. 

      (Viết tặng Trần Văn Trực) 

      Nghe mầy về xứ tao mừng 
      Mấy năm biệt tích tưởng chừng, ôi thôi 
      Nay đều tuổi quá sáu mươi 
      Mờ xa cái thuở còn ngồi rắc riu 
      Bao năm tin vắng buồn hiu 
      Mới nghe mầy ghé đôi điều hỏi thăm 
      Về tao chìm nổi thăng trầm
      Cuối mùa dâu biển xa xăm quê người 

      **-***-** 

      Nghe tin mới đến hỏi thăm tao 
      Biết bịnh trầm kha mầy tính đào 
      Rễ củ gởi qua đây trị liệu 
      Tấm tình bạn hữu đẹp làm sao 

      Ngủ đình mấy tháng thả mầy về 
      Tao bước đứng ra mũi súng kê 
      Phút đó suốt đời đi theo mãi 
      Đường trần ngụp lặn giữa sông mê 

      Làm sao quên được thằng “Đại Đế” 
      Lêu khêu còn bắt ghế thêm cao 
      Điều khiển mấy bàn vào cuộc tiệc 
      Bia khui rượu trót vỗ tay ào 

      Áo tù qui chụp mặc bao năm 
      Đêm tối cho về lén tới thăm 
      Gian chòi giữa ruộng chơ vơ đứng 
      Chủ khách mừng vui… giọng giữ thầm 

      Hàng cây so đũa xiêu còi cọc 
      Rau muống ngắt hoài chưa kịp ra 
      Cá rộng lất lây nguồn đấp đổi 
      Dạn tay trút hết đãi mừng ta 

      Đường về phải lội hơn mười cây 
      Tao nghiệm về sau… chỉ có mầy 
      Chẳng chút lạt phai thằng rớt hố 
      Rồi mầy cũng giạt cuối Miền Tây 

      Nghe nói thất thời làm bốc vác 
      Bến xe đêm ngủ rất bụi đời 
      Vợ con chán ngán đành dang dở 
      Từ đó không còn nghe tăm hơi 

      Hăm mấy năm rồi tao xa quê 
      Đàn con đám cháu đã yên bề 
      Có lần người biết tao mầy bạn 
      Mất biệt tin nhau để nói về 

      Quà gởi thăm mầy chẳng là bao 
      Hãy xem như đó tấm tình tao 
      Mừng bạn cuối cùng quy cố xứ 
      Vở tuồng có hậu dẫu hư hao 

      Mỏi bước chen đua tháo bỏ cày 
      Xoa tay ngoái lại quãng đường dài 
      Ngẫm suy cuộc sống trôi rồi tắp 
      Còn được tình bằng quý hóa thay ! 

      NhàQuê Oct 01, 2008



      Đêm ấy bạn tôi được vị khách cùng bàn mời về nhà ngủ để sáng ngày đi sớm

      Tư Lịnh và tôi về lại Hàm Luông, còn dưới tửu lượng mà tôi say đủ thứ!

      NhàQuê Sep 19, 2012
      #18
        NhàQuê 20.03.2013 17:32:20 (permalink)
        Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 19

        Đúng hẹn Admin tới chở tôi đi vòng vòng quanh Tp Bến Tre chơi sau nhiều năm không có dịp . Điểm hẹn là quán ăn trước quán Nhường Trà, nơi Kim Trân, Huỳnh Lan, Bạch Nga và tôi đang ăn sáng, nói là điểm tâm chứ có người chỉ uống cà phê hay món gì đó tùy sở thích ...Bữa điểm tâm thật "ấn tượng" vì khi gọi Mì thì được phục vụ bằng món mì tôm chế nước sôi với vài lát chả trên lớp mặt của các sợi " mì ăn liền", vậy mà phải chờ đợi khá lâu, đợi đi mua mì trong lúc ấm nước đang nấu chờ sôi có lẽ , làm chúng tôi cười quá xá! Chắc nhớ mãi cảnh nầy .

        Khoảng tuần sau còn tái diễn với tôi lần nữa khi chờ chuyến bay đi Đà Nẳng trong phi cảng Tân Sơn Nhứt. Nếu tiện sẽ kể lại vụ mì lần thứ hai và chạy tét luôn, từ đó về sau không dám nhắc tới mì khi vô tiệm ăn nữa!

        Thực ra hôm ấy tôi đã điểm tâm ở phòng ăn khách sạn Hàm Luông rồi . Lại một điểm khác của các khách sạn Việt Nam tôi có ghé qua, đó là đều có phục vụ ăn sáng theo kiểu buffet đã tính trong khách sạn phí rồi . Khác với nhiều nước là họ thường cho ăn sáng theo kiểu Global coi như chỉ bánh ngọt, cà phê và đại khái mì ly hay giống giống như vậy . Chỉ những khách sạn ở riêng lẻ xa một mình mới có buffet breakfast ...Phần lớn ăn sáng ở nhà hàng nằm trong khách sạn hay phục vụ mang lên tận phòng thì phải trả tiền cộng thuế riêng chưa kể tiền Tip.

        Các món của buffet cũng khá nhiều, hợp cho cả người Việt và người nước ngoài. Trong đó có nhiều món như hình thức giới thiệu "đặc sản" của từng địa phương . Riêng tôi hồi nào cũng thủ một chén cháo trắng hột vịt muối và ly cà phê sữa cho vững bụng ...Nay ngẫm nghĩ còn tiếc sao ở Bến Tre mà không thấy món cháo đậu đỏ cốt dừa có hộ tống của tép rang dưa mắm vậy cà !?

        Sở dĩ chúng tôi qua quán ăn nầy vì gần, chỉ thả bộ băng xéo qua đường là tới, và vì các cô còn phải gấp rút chuẩn bị đóng gói quà đi thăm các em cô nhi ở chùa Phật Minh. 
        Khi tôi tới còn thấy vài anh chị đang bận rộn phụ giúp việc nầy việc nọ nên đã từ chối lời mời của tôi ....Ban đầu tôi định qua quán Nhường Trà thử món hủ tiếu chay cho biết, nghe nói món nầy cũng khá, thường hết sớm, với lại hình như tôi chưa dùng hủ tiếu chay bao giờ. Tiếc là thời điểm đó Nhường Trà đóng cửa nghỉ tu bổ hay việc gì đó .... Và với tôi cũng tiện thể muốn "chiêm ngưỡng" cơ sở nầy mà trong giới Cựu học sinh THKH đã nghe tiếng mấy năm qua .

        Quán Nhường Trà có cái cổng thiệt bề thế thoạt trông như cổng nhà quan chức đang hưng thời nào đó, chữ tên kiểu cọ nên lần đầu xe ngang qua cố ý tìm mà đọc không kịp ... Trước đây mọi sinh hoạt của Hội Cựu Giáo Chức và Cựu Học Sinh Trung Học Kiến Hòa tổ chức tại địa điểm nầy đều có gởi đăng Thông Báo trên BTH, nên dù chưa vào bên trong quán, tôi vẫn hình dung được qua các ảnh chụp được đưa lên mạng BTH sau các cuộc sinh hoạt ... Đúng là không có được chữ Duyên nên đi nửa vòng trái đất về đứng trước cửa một nơi chốn tên nghe quá quen rồi, mà không "dô" được.

        Sau khi mượn tạm của BN chiếc mũ nhựa an toàn, Admin và tôi lên đường theo hướng đi Ba Tri với ý định đi theo vòng đai TP rồi mới lần vào nội ô .

        Khi đến giao điểm với lộ đá đỏ hồi xưa, gặp đèn đỏ xe chậm lại, tôi vụt nảy ý ghé nhà cô Thẩm, Chs/THKH1967 ... Trước đây BTH đã nhờ cô chuyển giúp các tác phẩm của Gs Bùi Thanh Kiên bằng cách attach theo email mà anh Kiên như phần đông thế hệ cổ lỗ sĩ chúng tôi không làm được, cô cũng còn chuyển nhiều hình ảnh các sinh hoạt liên quan đến cựu học sinh THKH một cách sốt dẻo, nên BTH có được các hình ảnh còn nóng hổi ...Cô cũng sưu tầm hình ảnh cung cấp cho mục "Dạo Cảnh Xem Huê" trên BTH, hình ảnh nào cô gởi đến cũng thuộc loại sáng sủa rõ nét ...

        Thêm vào đó cô có trị vài loại bịnh không lấy thù lao tại nhà theo phương pháp Diện Chẩn và mát tay đạt nhiều kết quả tốt không ngờ...Nhiều người khỏi bịnh hay được cải thiện đáng kể đã không tiếc tặng thưởng, tuy nhiên cô không nhận của người mà cô biết rõ nghèo, túng thiếu ...Âu cũng là tấm lòng đáng quí ... Trong số bịnh nhân có ít nhất là 3 gia đình thuộc em của Tư Lịnh tôi, vì vậy chính Tư Lịnh "chỉ thị" mời cô dự tiệc họp mặt chiều Chủ Nhật ...Tôi ghé như thăm cô cho biết nhau trước và nhắc lại lời mời

        Khi xe đã vào cổng theo lời chỉ của chị chủ quán gần đó , trong lúc Admin vô thẳng phòng khách, tôi nhìn thấy ở phòng loi ra phía sau từ cổng đi thẳng vào có lẽ là phòng mach. Khi tôi đứng ở bậc thềm thì người phụ nữ mặc áo khoác trắng được mấy người khác thấy trước báo cho biết mới quay lại chào, tôi không nhớ rõ câu chữ nhưng đại ý là tôi ở đâu tới và có gọi hẹn trước không...tôi cười cười nói rằng chỉ tới tìm cô Thẩm mà thôi.. ....

        Khi biết ra tôi là NhàQuê trên BTH , hai bên cùng cười xòa và cô mời tôi lên phòng khách trong lúc cô còn bận tay

        Tôi là người thứ 6 ở phòng khách gồm thân phụ cô, 2 người có lẽ là hàng xóm của gia đình trạc tuổi tôi, anh Đỗ Quang Triêm chờ trị bịnh, người thứ 5 là Admin còn đang đứng ...sau khi đã xáp vô bàn trà thì theo thường lệ tự giới thiệu và thăm hỏi xã giao trong đó tôi nhắc vài chuyện anh Triêm mới nhớ ra tôi dù tôi và anh có gặp nhau dưới Ba Tri quê vợ anh và mấy lần trên điện thoại khi anh tới Mỹ ...

        Chừng 3 phút sau cô Thẩm lên hỏi thăm qua loa và xin lỗi vì lúc nãy chưa nhận ra người khách "uy quyền" --- "hách xì xằng" --- khó chịu nhất của BTH,.... Cùng hẹn gặp trong buổi tiệc chiều và cô trở lại với việc làm ....

        Khi từ giã chủ nhà ra về, chúng tôi vẫy chào cô từ sân trước ...

        Cuộc hành trình "thăm ...cho biết sự tình" được tiếp tục .

        Con đường đá đỏ ngày xưa giờ có tên đường Nguyễn Thị Định, vị nữ tướng mới người Bến Tre một trong những nhân vật chủ chốt của phong trào Đồng Khởi 1960, năm tôi vừa bước lên bậc đệ nhị cấp đầu tiên của Trung Học Kiến Hòa vừa được mở ra .

        Con đường nầy đã tráng nhựa và nới rộng thêm, những cây me ngọt, me chua hai bên mà tôi rành hơn mấy ông lục lộ nay không còn nữa, cũng không còn đồng trống phía Hữu Định hay những thửa vườn xen kẽ hoa màu phía có "Lộ Thầy Cai", mà đủ loại kiến trúc, bảng hiệu kinh doanh, có những lộ mới dẫn về hướng Ba Lai... đến nỗi khi đến ngã tư Tú Điền, cái Thị Trấn Giữa Đàng (Midway City) ngày nào mà tôi chưa kịp nhận ra .

        Chúng tôi ghé thăm chị Hạnh (bà Nha Sĩ Lưu) và Bs Phạm Duy Bình . Tôi thuộc lớp giữa chị Hạnh và Bình, sau đó Bình học nhảy lớp nên học chung nhau năm đệ nhất, từ sau 1963 thì thưa thớt trong việc gặp gỡ do điều kiện chiến tranh và nghề nghiệp ...khoảng sau nầy có vài lần điện thoại thăm chị, nay nghe chị đang ở quê nên có dịp ghé tiện hơn .

        Tôi nói với Admin muốn đi thăm thầy Phan Thế Chánh, thầy và tôi có thời gian ngắn cùng chung đại đội trong khóa quân sự ở Trường Bộ Binh Thủ Đức, khi gặp nhau nhắc lại thầy còn nhớ đứa nào bị thương đứa nào chết trong lần đại đội bị đánh mìn khi di chuyển ra bãi tập.


        (Thăm thầy PHAN THẾ CHÁNH)

        Tìm đường Admin phải điện thoại hỏi lung tung vì lâu quá không nhớ nhà thầy là cái nào, tôi có cuốn sổ địa chỉ mang theo mà khoảng đường đó đánh số tùm lum cứ phải chạy ..rồi vòng lại mấy lần ...cuối cùng thì khi xưng tên là thầy nhận ra liền. Xin phép thắp nhang lễ cô. Nhận thấy ở thầy Chánh vẫn là người rất tình cảm, thầy có vẻ xúc động...cám ơn Thầy!

        Sau khi trở lại Bờ Hồ và cửa trường xưa chụp vài tấm hình kỷ niệm vì cô KN cho biết không lâu nữa nơi nầy sẽ đôi chủ, có thể có những xây cất mới .

        Cơm trưa ở tiệm ăn người Tàu: Trương Ký trên đường đi Mỹ Tho mà Admin cho là khá lắm ...có món cá rô kho tộ, canh cải bẹ xanh cá thát lát và món tàu hủ chiên nhân thịt ...tôi đã uống liên tiếp hai trái dừa lạnh mà chưa hạ nhiệt được với cái nóng hừng hực vây quanh.

        Sau bữa cơm trưa đó Admin đưa tôi về Hàm Luông ....ai dìa dinh nấy và "cha nội, anh tám" nầy không quên đòi cái nón mũ an toàn để hoàn lại cho "khổ chủ" của nó....

        NhàQuê Sep 20, 2012
        #19
          NhàQuê 20.03.2013 17:36:31 (permalink)
          Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 20

          Khoảng 3:30 chiều ngày Chủ Nhật 20-05-2012 chúng tôi đều "mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao" lên sân thượng uống cà phê và chụp hình phong cảnh quanh vùng ...Đến 4 giờ chúng tôi xuống lobby của khách sạn đón khách tới vì có ba vị từ Ba Tri lên, hai vị đi miền Đông mấy ngày trước hứa cố gắng trở về, phần bạn học có người bên Mỏ Cày qua, Hàm Long xuống, Mỹ Tho và Quới Sơn tới ... nên phải chờ phòng khi khách tới sớm mà không thấy ai thì e thất lễ .

          Trước khi về VN, được vài bạn khuyến cáo không nên làm họp mặt rình rang và cũng được biết gần như bên Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức và Cựu Học Sinh không ai quen biết tôi, nên ý định chỉ làm nho nhỏ ở địa điểm gần như của chánh quyền hay dưới sự kiểm soát của địa phương cho tiện.

          Nhóm bạn cùng niên khóa đến gần như đồng loạt và sớm nhất . Cũng dễ dàng nhận ra từ khi mới vô cổng gởi xe cho bảo vệ . Chúng tôi chiếm gần hai bộ ghế phòng tiếp khách của Lobby khách sạn, bao nhiêu vui mừng bày tỏ ....

          Khách từ Ba Tri đến kế tiếp, thực ra các vị nầy đến từ trưa nhưng đi lòng vòng thăm bạn bè .

          Cô Ngọc Mai và cô Thẩm gởi xe và nhìn hướng cửa KS, tôi đưa tay vẫy ...khi đến gần bực thềm, tôi bước xuống một bậc cho phải phép trong bắt tay chào mừng, tôi thấy cô Mai dừng hẳn lại dưới tôi hình như một bậc là ít, mà không bước lên ngang ...Người nào khác khó nhận biết nhưng tôi hiểu ý liền là vì sao !!! . Bởi cái bài viết phản hồi của cô nói về lúc cô Kim Quyên gọi cô lên bảng ...hiểu ý ấy tôi cười vui thấy rõ ! Không sao đâu, trời sanh sao để vậy mà! ... Hơn mười năm mới có dịp gặp lại ...giữa tiệc ồn ào sau đó cũng khó hỏi thăm nhau đầy đủ ...Lúc bấy giờ Tư Lịnh đã hướng dẫn khách lên phòng tiệc rồi ...tôi đưa 2 cô tới thang máy mà không nhớ 2 vị có xử dụng không hay đi thang bộ vì phòng tiệc ở ngay tầng 2 .

          Quay trở ra thì Huỳnh Lan và Bạch Nga vừa đến đang gởi xe và liền tiếp theo người bạn từ Mỹ về cũng từ Bình Dương về kịp cũng vừa đậu xe khu dành riêng phía phải, nó mang theo chai Cognac có hình tháp Eiffel tặng, nhưng số rượu mạnh dự trù 4 chai nghĩ là đủ nên tôi từ chối nói để mang về Ba Tri rồi tính sau

          Các em của Tư Lịnh đến hơi sau 5 giờ .... Admin cũng trong số nầy ...Các vị đến như vậy đều tự tìm lên tận phòng tiệc, Ks có bảng hướng dẫn .

          Còn vài vị tới trễ hơn, đó là tình trạng chung khó khắc phục ...người bạn bên Quới Sơn báo không qua được vì bên ấy trời đang mưa lớn, sau nầy có gặp lại, bạn xin lỗi về việc nầy .

          Nói chung buổi họp mặt vui vẻ, chỉ tiếc là thì giờ ít ỏi, không có thời gian ngoài lề trước khi nhập tiệc nên không có dịp hàn huyên nhiều .

          Về khách là cựu học sinh/THKH và xa gần liên hệ với BTH có cô Ngọc Mai 1957, cô Huỳnh Lan 1959, cô Thẩm 1967 và cô Bạch Nga 1968.

          Gia đình và khách của dì dượng 7 em Tư Lịnh

          Anh chị Kim Ngân từ Ba Tri lên, anh chị vì tình gia đình mà cả anh lẫn chị và chúng tôi bà con qua lại chồng chéo nhau, nên đã không quản ngại sức khỏe, đường xa đến dự còn hẹn nhau du hành tiếp theo sau tiệc ... Khi nghe tin chúng tôi về tới, anh chị đã đặt tiệc ở nhà hàng ngoại ô Ba Tri với những món ngon đang mùa để khoản đãi chúng tôi ... Khi qua Mỹ, anh chị đã bỏ công từ Austin, Texas bay 5 giờ lên Connecticut miền Đông Bắc thăm chúng tôi mấy ngày ... Người anh thứ 6 của chị là thầy dạy tôi năm lớp tư , sau nầy đã là huyện đội trưởng tài giỏi và đã hy sinh cho lý tưởng của mình , những lần ghé thăm Ba Má tôi, thầy luôn quan tâm thăm hỏi về sự học hành của tôi trên tỉnh. Lớp ông bà của chị Kim Ngân có công giúp chúa Nguyễn Phúc Ánh trong thời bị Tây Sơn truy đuổi nên sau khi lên ngôi vua Gia Long đã cấp cho ông bà chị hưởng đất đai "Từ Hàm Luông Chí Hải Khẩu" .

          Người bạn từ Mỹ về đã có nói xa gần các đoạn trên, "Nó" nguyên là sĩ quan phòng quân sử bộ TTM nhưng cả gia đình nội ngoại đều ở hàng ngũ phía "Bên Kia", thân phụ của nó đã là Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ/Tỉnh Bến Tre, ông tập kết ra Bắc và sau 1975 mới trở về. Nhờ có người bạn vừa bà con nầy, tôi mới có cơ hội vượt biên trong bước đường cùng .

          Nhóm loạn cào cào hơn cả trong buổi tiệc là bàn dành riêng cho bạn bè thuộc thế hệ học sinh 1956-1963 chúng tôi .... không loạn làm sao được khi mà chúng tôi có đến 50 năm mới gặp lại, tứ tán khắp nơi ... Là nhóm thường tự hào là đàn anh của Cựu Học Sinh Trường Trung Học Kiến Hòa ... 

          Thật ra trước chúng tôi có hai thế hệ học sinh 1954-1958 và 1955-1959, hai bậc anh chị nầy sau 4 năm đệ nhất cấp đã sang Mỹ Tho học tiếp hoặc ra đời .

          Còn chúng tôi là lớp học sinh đầu tiên tiếp tục bậc đệ nhị cấp của Trung Học Kiến Hòa ... Chúng tôi nghiễm nhiên trở thành anh cả .... Khi chúng tôi rời trường lên Đại Học hay dấn thân là lúc tình hình xã hội cực kỳ hổn loạn và cuộc chiến đến hồi khủng khiếp nhất ... chúng tôi như vài thế hệ đàn em tiếp sau đã có khi cùng chạm trán nhau trong hai chiến tuyến ... tan tác trong hòa bình, kẻ ở người thân ly xứ ... Gặp được nhau không mừng tủi làm sao được .... Ôi 50 năm bằng chiều dài ba thế hệ "Cha, Con, rồi Cháu" ...
          Sự hứng thú phấn chấn cộng thêm chất rượu, hơi men đã tăng thêm mức vui vẻ trong các đợt cầm ly sang bàn khác mời và đáp lễ ... các nữ lưu hào kiệt cũng "dô dô" hứng thú

          Chủ quan mà nói, tôi nghĩ không có sơ xuất gì trong buổi chung vui. Khi tôi đề nghị khui chai thứ 3 thì đám bạn già xin cho họ khoảng đường về ... Thời biểu tôi khít nêm nhưng câu nói "Mầy phải để cho tụi tao có dịp đãi mầy chớ" đã làm tôi suy nghĩ và cũng câu ấy được nhắc lại 2 lần nữa khi tôi đang ở Nha Trang và khi đang vừa về tới Sài Gòn từ Đà Lạt ... 

          Sao những lúc như vậy tôi không nhớ là trên sân thượng còn có chỗ thoáng mát uống cà phê và nghe nhạc để thời gian gần nhau còn được phút giây nhỉ !?

          NhàQuê Sep 23, 2012



          ><><><><><


          Gặp Bạn Cùng Cười

          (Riêng tặng Nguyễn Ngọc Điện)

          Ngắm nghía một hồi ...mầy đó hã
          Ờ ờ... đúng vậy... đúng tao đây
          Nhà trọ thuở nào cơn mưa dột
          Cơm trưa củi ướt thổi trậm trầy

          Nhắc chuyện năm lăm năm có lẽ
          Giọng như môn Hóa giỏi lắm thay
          Thổi lửa tao rằng thêm dưỡng khí
          Cơm khê mầy bảo nhiệt quá tay

          Cái thuở sức trai vừa mới lớn
          Đứa nào chậm chạp đợi trưa mai

          Nhà Quê Jun 29, 2012


          Lời Cám Ơn 

          Trong chuyến thăm quê tháng trước
          Kể cho vài bạn quen thân 
          Hỏi thăm vài nơi vài chỗ
          Hiểu thêm đôi chuyện thiết cần

          Cám ơn lời khuyên nầy nọ
          Đã đem giấu kỹ trong lòng
          Hỏi thêm về tình trường cũ
          Trả lời bẻ gãy ước mong

          Xưa nay vốn hằng trân quí
          Những gì đã khắc trong tim
          Tương giao luôn dành thiện cảm
          Gần thêm kết chặt mong tìm

          Thủ sẳn rượu ngon hội ngộ
          Nóng bừng kỷ niệm trẻ xưa
          Thời gian xa gần hàng 6
          Gặp nhau vẫn tếu bông đùa

          Mấy tuần qua làn hơi thở
          Giao hòa hoa lá quê hương
          Phù sa vẫn màu nâu cũ
          Sóng nhô lóng lánh biết dường

          Cuộc đời sách kinh tạm bợ
          Cám ơn tình nghĩa bạn bè
          Nghe tin cùng về tụ hội
          Ấm nồng một thuở Bến Tre

          NhàQuê July 06, 2012



          Với nhóm bạn Chs/THKH1956, phòng khách khách sạn HÀM LUÔNG



          Với khách mời từ Ba Tri lên




          Với khách mời TX Bến Tre 




          Với khách thân BTH




          Với bạn học THKH cùng năm 1956
          #20
            NhàQuê 23.03.2013 23:09:47 (permalink)
            Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 21

            Hai mươi mấy năm trước, năm 1990 có dịp nói chuyện với vị Đại Tá công binh lúc đó ông đến sau và ở gần tôi cách một con đường.... Ông là người trực tiếp xây dựng Dinh Độc Lập, người đi qua Nhật đặt mua, xem mẫu, nhận hàng cho từng loại vật liệu từ lớn đến nhỏ nhất như từng loại gạch, màn sáo, thảm sàn nhà đến cả thảm chùi chân ... Đơn vị ông đặc trách thi công theo đồ án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ

            Dinh cũ tức dinh Norodom thời Pháp thuộc đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa đổi tên là Dinh Độc Lập, sau đó bị hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử dội bom hư hại nên phải xây dựng lại. "Nhà Vua" đang trị vì phải cùng gia đình dọn qua Dinh Gia Long vốn là dinh Quốc Khách ở tạm rồi lại không có dịp hồi cung vì đang lưng chừng thì chuyển sang Đệ Nhị Cộng Hòa qua cuộc đảo chánh tháng 11 năm 1963.

            Vị Đại Tá ấy có kể về ý niệm, về hình dáng tổng thể, về bày trí, trang hoàng trong các phòng, về ý nghĩa tranh và ví trí treo ...nhất nhất cho đến bàn ghế cũng phải xếp đặt biểu hiện uy quyền ... rất nhiều câu chuyện được nghe ... nên ngẫm ra tôi chỉ là loại tép riu hạng bét mà may mắn được nghe lóm nhiều chuyện dễ mấy ai, kể cả hai lần đứng hay đi ngang với khoảng cách gần, xem cận cả 2 "Long Nhan" thời đệ nhất và đệ nhị cộng hòa ... Ngon lành chưa! Vậy chớ nhà quê vẫn hoàn nhà quê ... (Ông nào "bị" tôi xem mặt rồi sau đó đều"không khá" được ..Vua "kỵ vãy" tôi hay tôi "xung khắc" Vua đây!?)



            Cái dinh tượng trưng cho uy quyền quốc gia ấy đã dài ngắn đổi chủ đôi lần, mãi mấy chục năm sau tôi mới có cơ hội bước vào như người tham quan phải mua vé ... Ngày xưa từ ngoài nhìn vào trông nó to lớn bề thế làm sao giữa khuôn viên "bao la" canh phòng cẩn mật .... Ngày nay sau khi có dịp đi đó đây và vào tận bên trong rồi mới thấy nó chỉ lớn hơn tòa thị sảnh nơi tôi đang sinh sống đôi chút và độ sang trọng bên trong còn thua xa các nhà giàu hạng trung bình ... Nếu quay lại thời điểm của những năm 1960-1970 có lẽ mới thay đổi ý nghĩ so sánh nầy .





            Dừng ở sân thượng nơi có bãi đáp trực thăng có quầy giải khát nghỉ chân trước khi leo xuống tầng hầm và nhà bếp .... Chúng tôi không theo nhóm có hướng dẫn ... Những nhà vệ sinh có lẽ mới xây thêm cho đủ nhu cầu khách tham quan, vài nơi không giữ sạch sẽ đúng mức... chứ nơi "vua chúa" gì mà hôi vậy ...cái vụ "nhà vệ sinh" tôi rất chú trọng như phần đông những "người già" khác ....

            Không biết "Đại Yến - State Dinner" như thế nào chứ nhà bếp thấy cũng nhỏ .... Như vậy đã làm một "Tour" trong nội dinh ...trong ấy có nhiều khu giờ dành những người phụ trách làm việc hay ăn ở nên khách tham quan không được tới hay là trong đó không còn "đồ đạt" gì để xem !?

            Ra ngoài bằng cửa hông nhà bếp mà bụng thấy trống, chúng tôi đi vòng ra phía có vườn Tao Đàn nơi có nhiều quán ăn có nhạc xập xình ... thì cũng vào ăn uống thử chơi... thử ngồi vào nơi ngày xưa là Thượng Uyển mà vẫn biết rằng nơi nào buôn bán độc quyền thì món ăn món uống đều dưới điểm trung bình.



            Cái hậu môn phía vườn Tao Đàn tức phía đường Huyền Trân Công Chúa thời "liệt quốc" .... không biết có bán vé vô cửa hay không nhưng thấy ra vào cũng tấp nập, phần đông họ là giai cấp mới, dựa hơi hay mới phất, họ vào đây hằng ngày có lẽ đều có thẻ hội viên như tấm giấy chứng nhận sang trọng quí tộc, họ vào đi bách bộ chơi tennis mà nhiều người lùn xịt như tui hai con mắt vừa ngang tầm của lưới mà chơi tennis nỗi gì cà ! .... như những thú thời trang thời thượng vừa khoe mẻ vừa bàn bạc ăn chơi áp phe chăng ?!

            Trước khi vào Dinh tôi liên tiếp 2 ngày đến công ty du lịch SAIGONTOURIST góc đường Lê Thánh Tôn và Tự Do đặt vé ngày đầu cho chuyến đi Đà Nẵng-Huế-Quảng Bình. Về rồi ngẫm nghĩ lại trở ra đặt tiếp tour thứ 2 đi Mũi Né -Nha Trang-Đà Lạt chuyến thứ 2 nầy ngay ngày hôm sau khi chuyến 1 trở về nên sang khách sạn Asian bên cạnh công ty du lịch đặt phòng qua đêm ... 
            Đứng từ công ty du lịch nhìn sang công viên Văn Lang và cạnh đó Bộ Quốc Gia Giáo Dục ngày xưa lòng buồn buồn .... mà " không biết đêm nay vì sao tôi buồn, buồn vì trời mưa hay bão trong tim ..." rất cải lương hồ quãng

            Sở dĩ tách ra đi riêng như thế vì thực tế thấy về sức khỏe anh Kim Ngân khó thể đi xa ngoài Trung dù anh chị dự định đi cùng chúng tôi bằng xe nhà của anh chị.



            Còn riêng phần chị thì quá bận với công việc làm ăn, vừa lên tới Sài Gòn đã có điện thoại gọi về tiếp phái đoàn tỉnh tới thăm xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc của chị, chị phải quay về ngay khuya đó, sau khi buổi tối đi ăn và đi nghe nhạc ở phòng trà Ân Nam thường trực có Lan Ngọc, Hồng Vân, Trung Kiên, ...và 5-7 ca sĩ trẻ khác.
            Nên thống nhất lại là sẽ cùng đi với anh chị ba ngày ra Vũng Tàu, ngay sáng sớm hôm sau khi trở về chúng tôi sẽ bắt đầu Tour 1.

            Ngoài Dinh Độc Lập chúng tôi có ghé qua Mall cũng gần đó le hoe người xem ...cái anh tài xế taxi tuổi vừa đáng cháu nội tôi mà đã xỏ lá, đi từ Mall lên Tân Sơn Nhứt mà chạy Hồng Thập Tự vòng xuống Lê Văn Duyệt còn chưa muốn quẹo, chắc định tới tận Lý Thái Tổ rồi mới ngược lên Phan Thanh Giản, qua Pasteur mới bắt qua Công Lý để vượt cầu Mạc - Má - Hồng (Mac Mahon ? tên cầu Công Lý thời Tây) ... đáng lẽ bắt từ Pasteur rồi qua Công Lý .... Ban đầu tôi tưởng đường bị cấm phải vòng xuống Lê Văn Duyệt lên Bảy Hiền hay lên ngã ba Ông Tạ băng ngang bằng đường Thoại Ngọc Hầu qua khỏi Trương Minh Giảng để trở lại Công Lý nối dài (đường nối dài nầy có lúc tên Ngô Đình Khôi, sau 1963 đổi thành đường Cách Mạng 1 tháng 11) .... Khi trả tiền tôi nói cho anh ta biết nhưng vẫn cho tiền Tip , thôi thì thà người ta không lịch sự hơn là người ta nói mình không lịch sự ...
            Buổi sáng cũng hôm ấy đi ăn phở ở góc Võ Tánh-Cống Quỳnh khởi đi từ Hòa Hưng đáng lẽ lấy Hồng Thập Tự quẹo Cống Quỳnh qua khỏi Từ Dũ là tới hay cùng lắm tới Ngã Sáu SG quẹo Võ Tánh có xa hơn chút đỉnh, đàng nầy hắn ta sau khi qua khỏi Phan Thanh Giản quẹo lung tung phía Bàn Cờ đường vừa hẹp vừa nhun nhúc người với mục đích vừa xa vừa chậm để câu giờ ...Sài Gòn không có ngày hoàng đạo, từ sáng đã gặp điềm xấu rồi! .... Sau nầy cũng một anh chạy lòng vòng cho xa như vậy khi tôi từ Đà Lạt trở về ...

            Mỗi lần bị dối trá, tôi hay nhớ câu nhận xét của vua Tự Đức " ......"

            Cái chân chất miền Nam hơi khó tìm lại ...Cái bác tài xế của công ty du lịch rước tôi từ Tân Sơn Nhứt về khách sạn trung tâm thành phố mặt khó đăm đăm, trả lời giọng "vặt một" khi tôi hỏi tiệm phở bà Đặng Tuyết Mai vợ cũ ông Nguyễn Cao Kỳ thế nào, được trả lời là chỗ đó không có chúng tôi, ý nói là tôi nhà quê mới ăn ở đó còn anh ta dân rành món ngon thì có nơi khác ngon hơn ...Sau khi tôi nháy nháy ra hiệu cho Tư Lịnh gởi tiền biếu tặng, anh ta lịch sự trở lại trên mức trung bình ...Người Sài Gòn bây giờ vậy sao !? 

            Cái Sài Gòn bây giờ khi xưng hô không gọi vợ chồng tôi bằng "ông - bà" mà gọi bằng "cô - chú" ... Lạ à nha..sao lại cô chú

            Không phải ai cũng thế!

            Qua điện thoại nói chuyện với em học trò cũ của Trường Trung Học Ba Tri mà tôi có dạy em vài niên khóa, ngày nay em đã mang cấp bậc Thiếu Tướng đang chức quyền ở gần Sài Gòn, em vẫn nói chuyện ngọt ngào gọi thầy xưng em và hỏi thăm thân tình chứ có đâu .... !?

            Chuyện Sài Gòn chỉ dừng chân mấy ngày mà có lẽ nói lê thê không hết!

            NhàQuê Sep 24, 2012
            #21
              NhàQuê 23.03.2013 23:13:31 (permalink)
              Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 22

              Là học sinh con nhà nghèo, nhưng không nhớ rõ lúc nào tôi được dĩ nhiên đi xe, trên xa lộ Sài Gòn- Biên Hòa vào cái thuở nó xây xong chưa bao lâu, Sài Gòn chưa có đường ống lớn dẫn nước sông Đồng Nai từ nhà máy Thủ Đức lọc xong dẫn về, các ống cống khổng lồ còn nằm xếp hàng dọc phía trái hướng từ Sài Gòn ra, thuở làng Đại Học với những biệt thự song lập đã hoàn thành mà không ai ở ,... vì người được cấp có nhà riêng trong Thủ Đô còn lớn đẹp hơn gấp mấy lần, khi mà nhà máy xi măng Hà Tiên hoạt động chưa liên tục, khi mà trạm biến điện Đa Nhim tại điểm Thủ Đức chưa xây xong, thuở mà Chùa Một Cột đẹp hơn bản chánh đâu ngoài Hà Nội ít người biết đến, thuở mà đất khu vực gần chùa còn bị lấy bừa bãi đến nỗi tự nhiên thành một cái hồ giữa vùng cát đỏ , và nhiều cái thuở mà khác , .... 

              Những đưa đẩy của số phần, từ cái duyên sơ ngộ đó, về sau tôi có thời gian lưu lại cái quận Thủ Đức, cửa ngõ của SG thành ra hiểu khá rành rọt mọi ngóc ngách . Thế mà ngày nay, vào một buổi tối ghé qua chốc lát, trong lúc xe di chuyển chỉ nhắm chừng chứ không rõ mình đang tới đâu ... nhiều biệt thự mới có cả của quan Thừa Tướng đương triều, thời đại người có quyền ai cũng lắm tiền nhiều của .

              Cũng phải ra con đường từ chợ Thủ Đức qua chợ Giồng Nhỏ, khi tới ngã tư gặp lại xa lộ, theo hướng Biên Hòa lên đường đi Vũng Tàu, qua khỏi cầu trên sông Đồng Nai một khoảng rẽ phải, có lẽ vòng đai căn cứ Long Bình ngày trước để vào quốc lộ15 nay đổ tên thành QL 51

              Đường ra Bà Rịa - Vũng Tàu đang nới rộng thêm nữa nên nhiều đoạn đóng bớt làn xe hay đá sỏi long chong . Còn những đoạn không ở tình trạng như thế xe lưu thông thoái mái .... Dù là về đêm mật độ xe cũng còn dày đặc . Khi đến trung tâm thành phố Vũng Tàu kiếm chỗ ăn tối không phải là dễ vì đã gần nửa đêm ... Xong về khu vực Chí Linh nghỉ ngơi lấy lại sức khỏe cho ngày kế tiếp .

              Tôi có đến VũngTàu nhiều lần bằng xe, bằng phi cơ ghé tiếp xăng, nhưng thời gian dừng lại nhiều nhất là 3 ngày nên không hiểu nhiều lắm . Đại loại ở trung tâm thành phố có nhà hàng khách sạn Pacific làm điểm mốc, con đường từ Bãi Trước ra Bãi Sau qua mũi Nghinh Phong nhìn thấy được tháp hải đăng hay đường khác bằng phẳng hơn vòng sau núi từ chợ ra Bãi Sau, ... Bây giờ thật sự mù tịt vì sự đổi thay, xây cất mới, mở mang thêm và diện tích thành phố cũng tăng lên không chỉ có mấy "Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam" như hồi trước.

              Thời trước Vũng Tàu có khi coi ngang hàng một tỉnh, có khi là Thị Xã ...Kể từ quân đội Đồng Minh tham chiến, Vũng Tàu trở thành nơi nghỉ ngơi vui thú của "lính xa nhà" từ đó mức sinh hoạt tăng vùn vụt ...

              Bẳng đi một thời gian bây giờ thì mọi chuyện đều khác xa và dĩ nhiên còn đắt đỏ hơn nữa nhất là nhà cửa, đất đai và các loại dịch vụ hằng ngày của cư dân và du khách ....



              Đơn cử 5 người ăn sáng ở nhà hàng sát biển Bãi Trước (Hình như tên Giáng Xưa hay Diễm Xưa ?!) mà đã trên 1 triệu .... Ăn trưa ở nhà hàng có đồ biển tươi ở khu Bến Đình thì phải biết ...Tôi không biết anh chị Kim Ngân kín đáo trả tiền là bao nhiêu ...





              Trong 2 đêm ở lại đây, chúng tôi lưu ngụ ở căn hộ trong cao ốc của gia đình anh chị mua ...mà có tới 2 căn hộ đều tầng trệt rộng rãi tiện nghi bỏ trống như vậy, lâu lâu cuối tuần mới ra tắm biển nghỉ đêm rồi về .... đi với anh chị mới biết quả là "Đại Gia" thứ thiệt ...Tôi có ghé trại trồng hoa kiểng Kim Ngân khoảng giữa cầu Chẹt Sậy và Mỹ Lồng của gia đình anh chị, do thấy vị trí tốt mua để dành mà phải mướn người trông coi ....



              Sóng biển khu bãi Chí Linh cũng không khác gì Bãi Sau, ngày xưa từ Bãi Sau chỉ nhìn thấy hàng dương chứ chưa tới được lần nào vì bãi nầy nằm trong khu vực Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ nhiều cấp .... Vừa xà xuống ghế bố có cây dù cũ mèm đã có người tới thâu tiền !

              Bạch Dinh trông vẫn Uy nghi sừng sững, Thích Ca Phật Đài thì chẳng muốn leo lên, chùa chiền hình như nhiều hơn ngày trước ...Con người càng ngày càng "giác ngộ" tìm một nẻo tâm linh cho mình chăng ?!

              Sáng ngày thứ 3 thay vì tiếp tục ở Vũng Tàu, tôi đề nghị đi suối nước nóng Bình Châu qua ngã Long Hải ...sở dĩ đi Bình Châu vì ngày xưa không dễ gì tới đây và ngày nay nhiều hình ảnh của Thầy Cô và Cựu Học Sinh/THKH đã tới nơi nầy và gởi đưa lên BTH ...nên "ráng" đi cho biết ... (Khi từ trong trở ra gần tới cửa, tôi nhận diện được nơi có hình đốt lửa trại bên phía phải cùng phía với nhà hàng mà Hội Cựu Học Sinh/THKH gởi BTH đăng trước đây)

              Chúng tôi ghé Long Hải ăn sáng sẳn dịp ấy chị Kim Ngân thấy cua mực tươi vừa lên bến, nên chị mua giữ tươi bằng nước đá đem về Sài Gòn ....

              Long Hải tôi có tới đôi lần trước 1975, mực tươi xào là món khoái khẩu nhất của một tiệm Tàu thời đó, hương vị nầy ngày nay không tìm lại được bất cứ đâu có lẽ đã thất truyền giống như phở Tàu Bay đường Lý Thái Tổ SG với tô Xe Lửa không có tiệm phở nào ngày nay nháy được! Nhắc tới đây tự nhiên nuốt nước bọt!!!

              Từ Long Hải qua Long Điền và từ đó cặp biển để ra Bình Châu mới hay rằng cảnh dọc biển quá đẹp, đường còn mới, ít xe cộ, nhiều resort đang xây dựng, nhiều chỗ đã hoàn thành dù khách chưa nhiều ... có cả casino hí viên MGM đã lên cao tầng ...và như mốt thời thượng là gặp nhiều sân golf cỏ xanh mượt ...

              Nói chung thì đời sống đô thị càng ngày càng ngột ngạt, khuynh hướng người thành thị hay đi đó đây gần gũi thiên nhiên. Riêng tôi đã quen núi rừng và thôn dã, nơi hoang vu, bãi bùn bãi cát cũng nhiều, nên không lạ mấy với hình thức du lịch sinh thái, rừng nguyên sinh ...

              Các giếng nước nóng Bình Châu luộc chín được trứng đựng trong giỏ thòng xuống đáy, ngâm chân xuống hồ nước nóng không khác băng qua vũng nước cạn mùa nắng gắt là bao ... Tắm bùn thì bắt cua bắt cá thuở nhỏ đã có qua rồi, lại còn thiên nhiên không tẩm ướp thêm thắt hóa chất gì trong đó ... xe ngựa vô rừng hay đi xe trâu xe bò cũng vậy thôi!







              Vài nơi vùng Bình Châu có cát trắng ... Nếu không vòng vô khu du lịch sinh thái, đi tiếp sẽ qua tỉnh Bình Thuận (phần của tỉnh Bình Tuy thời trước 1975) gần hơn .

              Đi chơi cho biết Bình Châu ...Đi rồi cũng chẳng khác đâu Châu Bình!

              Cơm trưa khi về tới Bà Rịa bằng đường khác , không xa Vũng Tàu mấy mà giá rẻ hơn nhiều ... vừa có cá loại nước mặn lẫn nước ngọt.

              Khi đến Long Thành chúng tôi theo ngã Nhơn Trạch về Sài Gòn qua đường Thủ Thiêm gần hơn trở lại Biên Hòa trong lượt đi, bôn ba chẳng qua thời vận là bị kẹt chờ phà khá lâu ...

              Bữa cơm tối hôm ấy trong các món ăn chơi có hải sản đem về từ Long Hải bên cạnh những món ngon Sài Gòn con gái của anh chị muốn đãi cô dượng (không phải cô chú à nha!) .... Chúng tôi không quên tình cảm gia đình và lòng hiếu khách của anh chị và các cháu .

              Chúng tôi từ giã anh chị Kim Ngân trước khi đi ngủ, vì sáng hôm sau chúng tôi thức sớm để ra văn phòng SAIGONTOURIST bắt đầu chuyến thứ nhứt du lịch miền Trung, có xe đưa từ công ty du lịch lên phi trường đáp chuyến bay đi Đà Nẵng.

              Hẹn cùng anh chị về Ba Tri gặp lại.

              NhàQuê Sep 27, 2012
              #22
                NhàQuê 23.03.2013 23:15:53 (permalink)
                Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 23

                Đó là buổi sáng ngày 28 tháng 5 năm 2012, một buổi sáng có nhiều điều ghi nhớ: Thứ nhất là thức sớm trong lúc "Người Sài Gòn" còn đang say giấc . Thứ hai di chuyển bằng máy bay mà "tài xế" là người Việt Nam ớn thấy mồ. Thứ ba là từ lúc thức đến 9 giờ sáng phải ăn sáng những 3 lần ... mà không bữa nào ngon miệng cả !

                Nhưng có động lực thôi thúc mạnh mẽ để chọn tuyến du lịch nầy: Đầu tiên là những nơi chốn sẽ qua đã quen tên từ lâu trong khi còn đi học cũng như sau nầy trong cuộc chiến khốc liệt, nơi đã là nguồn cảm hứng văn thơ bao bậc văn nhân thi sĩ, những địa danh lịch sử vài thế kỷ gần đây, nhưng cao hơn cả là chưa lần nào đặt chân đến và phần khác không quan trọng là để thưởng thức tận gốc các món ăn ngon đi vào văn hóa ẩm thực . Nên đã ưu tiên chọn trong danh mục các tuyến du lịch tìm thấy trên mạng...

                Trước khi về nước dự định sẽ đi chuyến Bắc Kinh- Hàng Châu- Tô Châu- Thượng Hải bên Trung Quốc, tiếp sau đó sẽ là chuyến Singapore- Mã Lai, nhưng lại chữ nhưng: Gần đây tin tức về tình hình cấu xé ăn thịt lẫn nhau và sự tồi tệ trong môi trường và thực phẩm nên chuyến đi Trung Quốc tôi đã gạt sổ cái rụp .... Còn chuyến đi Singapore- Mã Lai chỉ đến sòng bài, sở thú nuôi chim mà làm sao qua được của Mỹ, hơn hẳn về mọi mặt ... Thực tình tôi muốn đến lại Mã Lai là nước tôi đã "đổ bộ" trên bước đường vượt thoát .

                Nhờ đứa cháu gọi giùm taxi, Tư Lịnh leo lên ngồi trước còn tôi coi việc bỏ hết hành lý lên xong mới lên sau phòng khi vừa bỏ đồ lên mà người còn dưới đất tài xế đã lái chạy mất chỉ còn nước đứng ú ớ ... khi xuống cũng vậy phải chắc chắn nhận đủ xong xuôi mới xuống người cuối cùng và trả tiền xe ... 

                Trên đường di chuyển, tôi và tài xế kiếm xem có chỗ nào bán điểm tâm sớm không .... không tìm thấy đại loại như bánh mì xe đẩy chẳng hạn, ngay cả tiệm bánh mì chưa người lái, bánh ngọt, hủ tiếu, phở .... không là không ... không như hồi xưa Sài Gòn có nơi cho người lao động ít ra cũng cà phê vợt cà phê túi, ... ! 

                Đã từ lâu tôi hay ăn sáng sớm để tiếp theo đó còn phải nốc mấy viên thuốc "trường sinh" ... và một thói quen nữa là luôn đi sớm phòng trục trặc như kẹt hay hư xe dọc đường còn có thì giờ ứng phó ... 

                Việc đi sớm nầy có nhiều chuyện vui lắm: Có lần đi dự tiệc cưới đúng giờ ghi trên thiệp, khi tới nơi cả hai họ nhà trai nhà gái, cô dâu chú rể chưa thấy ai ...cả tiếng đồng hồ sau mới lác đác ... và mời 6 giờ chiều đến 9 giờ tối tiệc mới bắt đầu, vậy mà khách có người còn tới sau giờ đó mới là chỉ có "phe ta" vì thế bà con mình có câu: "Ăn cơm không đậu không phải Mễ, đi tiệc không trễ không phải Việt Nam" ...Đúng quá đi chớ!!

                Văn phòng chánh của công ty du lịch có nhân viên ngủ trực đêm, họ mở cửa cho chúng tôi vào ngồi chờ đợi, cũng còn khoảng nửa tiếng xe rước mới đến, tôi đi rảo một vòng các con đường lân cận may ra có món gì hộ tống thuốc trường sinh ...nhưng lại nhưng: Không và không ...

                Có tin vui giữa giờ chịu phép thì có hai gánh có vẻ hàng rong vừa chao cánh đáp theo đường chéo ngã tư bên kia .... không bỏ lỡ cơ hội ... thì ra là cốm giẹp ... thây kệ lúc túng cùng có cốm thì dùng cốm ... Ôi mới sáng mà cái món vừa ngọt ngọt, vừa khô khô, vừa dai dai, lại vừa béo béo nhám nhám của dừa nạo sao mà ráng cũng không thể nào "thanh tán" cho được .

                Chuyến xe đưa từ đó lên phi trường chỉ có hai chúng tôi cùng tài xế và cậu hướng dẫn viên còn trẻ ... cậu nầy lo việc Check-In: giúp gởi hành lý là mỗi người một kéo tay nhỏ gọn hơn bất kỳ chuyến du lịch nào trước đây và giúp lấy Boarding Pass ... cậu dẫn đến cổng vào Security Check là xong phận sự của cậu sau khi tươi cười nhận tiền cà phê sáng, cái cười đẹp nhất vừa gặp .

                Nhiều hàng dài người nối người nhích từng bước qua máy và qua nhân viên phận sự, chúng tôi chỉ phải bị nhìn từ đầu tới chân chứ không bị to tiếng như vài hành khách khác mà tôi không rõ nguyên do .... Tư lịnh chỉ có cái bóp với vài vật dụng trang điểm cần thiết, tôi chỉ có cái ba lô với laptop và dây nhợ nó cần, máy ảnh và thuốc mà tôi đã cẩn thận nhờ bác sĩ ghi cho ít chữ ... nên không qua "máy lọc" dễ dàng sao đươc... không có gì để tra hạch không có gì để mò tìm từ chân lên đụng háng nhột thấy mồ .

                Hướng về khu chờ lên phi cơ, Tư Lịnh xà ngay vào gian hàng bánh đủ loại, Tư Lịnh tôi ăn uống giản dị hơn tôi nhiều: Buổi sáng trái táo, trái chuối và ly sửa là xong.

                Tôi mừng húm vì thấy có người xì xụp húp, phải vậy mới được chớ, phải có nước nôi chút chứ đâu lại cốm giẹp khô khốc .... Tôi đứng ngay quầy đặt hàng liền bị sửa lưng tức thì, bảo phải kiếm bàn ngồi có người tới hỏi sau, thiệt phong tục mỗi nơi mỗi khác , ... muốn no bụng trước khi lên phi cơ phải kiên nhẫn vậy ! Có tới 5 phút sau quả có người tới và nhận order của tôi : Cho một tô mì và ly cà phê sửa đá .... và thâu tiền liền rất tiến bộ .

                Lần thứ hai chỉ trong vòng tuần lễ, tôi được ăn mì gói chế nước xôi và vài lát chả quế .... Cũng ráng húp nước cho nó trơn cổ ... Thề không gọi mì khi ghé quán ăn nữa! 

                Và mới thấy món mì các xe bán dạo bên cạnh bò vò viên có đổ xí ngầu trở thành thượng thặng làm sao ... nói chi đến mì vịt tiềm Hải Ký Mì Gia đính kèm mấy lát đu đủ xanh chua chua khu La Kay - đường Nguyễn Tri Phương Chợ Lớn thì quá xa vời không dễ gì tìm lại .

                Tư Lịnh tôi được một phen cười quá xá . Nhưng mà dù gì đi nữa thì mì ăn liền được xếp vào hàng những phát kiến quan trọng thay đổi một góc đời sống con người trong thế kỷ 20 đó nha!!

                Ăn sáng lần thứ nhì xong, chúng tôi thả bộ từ từ tìm cửa chờ lên máy bay .

                Phi cơ khá lớn cỡ loại Boing 737 nên ổn định chỗ ngồi xong cũng khá lâu, ra gần phi đạo chờ lịnh cất cánh cũng lâu thêm chút nữa .... 
                Thời tiết tốt, trời trong xanh nhìn xuống bên dưới màu xanh đậm nhạt của biển và của núi rừng ... 
                Sau khi qua khỏi một đỉnh núi, phi cơ chuẩn bị hạ cánh xuống phi trường Đà Nẵng khá êm ái và vào trạm ... phải mất khá lâu mới ra khỏi được phi cơ vì ai nấy cũng đồ mang đồ xách lỉnh kỉnh ...nhìn quanh nhận ra được vài khách cùng công ty du lịch nhờ mũ kết và ba lô SAIGONTOURIST tặng .... 
                Tất cả 8 người lớn nhỏ từ Sài Gòn ra chung chuyến bay đều cùng tuyến du lịch và chúng tôi làm quen nhau tức thì.

                Còn chờ lấy hành lý thì Hướng Dẫn Viên đã điện thoại liên lạc và cho biết cách nhận diện khi ra bên ngoài nơi xe rước đang đợi ... Ngày hôm qua khi chúng tôi còn cơm trưa ngoài Bà Rịa, anh đã liên lạc rồi và hẹn gặp khi tới Đà Nẵng ... 
                Nên viết vài dòng khen ngợi công ty du lịch quả chu đáo, cung cấp mọi thông tin kèm theo giấy tờ biên nhận khi đặt tour.
                Nhân viên nữ cô nào cũng xinh đẹp, ăn nói dịu dàng nhất là thứ tiếng "Bắc Kỳ Hà Nội" chết người... Lại còn biết cách giới thiệu câu khách cho chuyến kế tiếp hay nâng cấp khách sạn, mọi cách công ty thu lợi hơn .... (Đứng nhìn mà miệng lẩm bẩm: "Phải chi còn trẻ như hồi trước, rau muống trường kỳ cũng xáp vô" ... Bà Xã tui nhéo mấy phát "tụng kinh gì đó !?" mấy cổ đâu có nói tiếng Việt như mình đâu ! ...Má nó ơi, tại họ chưa ăn giá sống mà .....)

                Qua giới thiệu sơ khởi thì phi trường Đà Nẵng mới đưa vào xử dụng, phi trường cũ bên cạnh không còn đủ khả năng, tiêu chuẩn theo kịp lượng mức phục vụ và sự phát triển của Thành Phố .

                Chiếc xe rước nầy trở thành xe đưa chúng tôi đi các nơi trong suốt thời gian ở Đà Nẵng, ra Huế và đến Quảng Bình ... cho đến khi trở lại phi trường Phú Bài (Hương Thủy-Huế) để trở về Sài Gòn .... Chuyến đi vừa đúng 10 người: 8 khách, người hướng dẫn và tài xế ... Trên đường di chuyển băng qua Thành Phố về khách sạn, hướng dẫn viên giới thiệu liên tục từng nơi đang qua hay gần đến cho khách tiện quan sát nhìn ngắm ... Có lẽ do nghề nghiệp anh thuộc lòng và giải đáp trôi chảy những điều khách hỏi ....

                Xe qua cầu có nhịp chính giữa quay được sau nửa đêm cho tàu lớn qua lại. Xe rẽ phải không xa vào khách sạn Trendy nhìn ra sông Hàn ... Bây giờ mới là bữa điểm tâm chính thức đầu tiên của chuyến đi tại khách sạn nầy, còn tôi là bữa thứ ba trong ngày.

                Khá mệt nên chưa cảm thấy ngon miệng .

                Khi ăn xong chúng tôi nhận phòng riêng từng gia đình gồm cặp vợ chồng mới cưới một phòng, 2 bà mẹ và 2 cô con gái nhỏ một phòng, dĩ nhiên Tư Lịnh và tôi một phòng. Tài xế và hướng dẫn viên cũng có phòng Ks dành cho và bữa ăn tương tự khách nhưng ngồi riêng khác bàn có lẽ có trong hợp đồng giữa công ty du lịch và khách sạn . Từ đó cặp vợ chồng mới cưới và chúng tôi cùng mâm, bốn người còn lại cùng mâm suốt chuyến đi .

                Đây là loại khách sạn có dấu 3 sao ngoài cửa ... Phòng chúng tôi đều quay mặt ra sông Hàn, ai cũng dự định thức tới khuya để xem "cầu sông quay" (không phải cầu sông Kwai nha) , mà cuối cùng hỏi lại không ai thấy vụ đó cả trong 2 đêm lưu lại nơi đây . Tên chánh thức là Cầu Sông Hàn mà gần dốc bờ Tây có Memory Lounge

                Một tiếng đồng hồ sau chúng tôi trở ra xe đi tham quan điểm đầu tiên .

                NhàQuê Oct 01, 2012
                #23
                  NhàQuê 23.03.2013 23:17:57 (permalink)
                  Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 24

                  Đà Nẵng là thành phố lớn nhất miền Trung, trước thuộc tỉnh Quảng Nam nhưng vì vị trí quan trọng của nó nên cũng có lúc tách ra xem như ngang hàng một tỉnh . Có lẽ nó quan trọng thật nên trong lịch sử chiến tranh Đà Nẵng hay Tourane chịu sự tấn công trước nhất trong bước xâm lăng đô hộ Việt Nam của Pháp. Đến Mỹ đổ quân trực tiếp tham chiến cũng vào Đà Nẵng trước. Đà nẵng thời gian dài là nơi đặt Bộ Tư Lịnh Vùng ....

                  Ngày nay Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng-Đà và trở thành Thành Phố trực thuộc trung ương tương tự như Hà Nội hoặc Sài Gòn (tp HCM), nên đơn vị hành chánh trực thuộc là Quận trong nội thành và huyện ngoại thành (điểm khác với thành phố thuộc tỉnh, tức ngang hàng huyện, thành phố thuộc tỉnh chỉ có phường và xã chứ không có quận hay huyện). 

                  Hiện tại Đà Nẵng có 5 quận và 2 huyện: Q. Liên Chiểu mà cực Bắc có đèo Hải Vân, tiếp nối phía Đông Nam có Q. Thanh Khê . Thanh Khê dựa lưng phía Tây của Q. Hải Châu. Phía Đông của Hải Châu có Q. Sơn Trà và Q. Ngũ Hành Sơn

                  Bao ngoài về hướng Tây có huyện Hòa Vang mà diện tích có đến 737.5 cây số vuông. Riêng huyện Hoàng Sa là quần đảo xa đất liền, hiện nay thuộc Đà Nẵng về hành chánh nhưng .....

                  Tất cả các quận huyện của Đà Nẵng đều có phần tiếp giáp với biển trừ huyện Hòa Vang. Quận Hải Châu là trung tâm (Downtown) của Đà Nẵng. Con sông Hàn chảy giữa và ranh giới thiên nhiên giữa Hải Châu và 2 quận trực diện biển Đông là Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn . Hai quận vừa kể đang có những phát triển qui mô .

                  Có ba cây cầu nối đôi bờ sông Hàn (Tôi nhìn chỉ biết có vậy nên không chắc chắn lắm nha! có thể nhiều hơn) trong đó có cầu quay .... Trong 3 cầu có một cầu (tên đặt bằng Anh Ngữ hình như Dragon thì phải, tội ngỡ mình trí nhớ siêu đẳng không chịu ghi chú) còn đang xây hay nâng cấp nên chưa lưu thông ... Khi hoàn thành thì từ phi trường đi một mạch qua cầu và ra thẳng biển Mỹ Khê thuộc quận Sơn Trà .... Khách Sạn Trendy nơi chúng tôi 2 đêm lưu ngụ thuộc Q. Sơn Trà, cạnh bờ Đông sông Hàn nhìn qua bờ kia là Q. Hải Châu . 



                  Cũng kịp tắm một phát trước khi lên đường ngao du ... phòng của khách sạn rộng, sạch và bồn tắm loại mới có lẽ không thua gì Ks Hàm Luông của Bến Tre .

                  Nhóm khách chúng tôi ít, nên việc giữ rất đúng giờ giấc .... Xe khởi hành ngược lại một đoạn xong quẹo phải hướng ra bãi biển Mỹ Khê, theo chương trình có tắm biển nơi đây mà cuối cùng tới khi rời không có lần nào cả làm 2 em nhỏ phàn nàn quá xá! Khi tới con đường chạy dọc bờ biển, xe chuyển hướng lên hướng Bắc về phía bán đảo Sơn Trà .

                  Tượng Phật Bà QUAN ÂM màu trắng cao chót vót trên núi của bán đảo . Điểm cao nhất của toàn thành phố, theo được biết lại là tượng cao nhất vùng Đông Nam Á, muốn chụp được toàn hình máy ảnh phải ở vị thế gần sát mặt đất ... 



                  Lịch sử tượng Phật cũng đáng quan tâm: Phát xuất từ sự tạ ơn độ trì của ngư dân trong vùng trước gian nguy phong ba bão tố gặp phải ... Tượng cao như vậy mà nghe nói trong thiết kế xây dựng không có dùng sắt thép trong đó (Không biết tôi có nghe lầm không) ... 



                  Ngôi chùa Linh Ứng nguy nga trên khuôn viên rộng, cây cảnh chăm sóc cắt tỉa đẹp mắt ... Nhìn hướng Đông biển bao la bát ngát, ... hướng Nam thấy rõ cụm núi Ngũ Hành, ... ngó vô hướng Tây thành phố Đà Nẵng khoe mình như muốn vươn cao hơn nữa, cao thấp hài hòa không thua gì những bức ảnh thành phố du lịch các nước Mỹ Âu ....

                  Cũng muốn vào trong nội điện của chùa nhưng ngại bỏ giày bên ngoài khi trở ra thành bác nhà quê chân đất nên thôi, với lại tội tôi có sám hối ngàn năm cũng chưa hết lại nên thôi!!

                  Tôi chỉ là người ngoạn cảnh, thời gian dành cho quá đủ đến dư thừa phải tìm bóng mát ngồi chờ cho hết giờ đặng "xuống núi".



                  Xe vòng lại bãi biển Mỹ Khê với bữa cơm trưa như đại tiệc, thực đơn 10 món kể cả tráng miệng ở nhà hàng sát và nhìn ra biển . Đến nơi đâu cũng có món đặc sản của địa phương nơi ấy .... Có một nơi cam vỏ xanh mà ngọt lịm tôi không nhớ nơi nào ... Cam ở Mỹ khi chín thường màu vàng mới ngọt, lâu ngày như quên là cam VN vỏ xanh mà đã mọng nước .

                  No nê xong về lại khách sạn nghỉ trưa xế chiều tiếp tục qua TẬP 2 của ngày đầu ở Đà Nẵng .

                  NhàQuê Oct 03, 2012
                  #24
                    NhàQuê 23.03.2013 23:21:53 (permalink)
                    Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 25

                    Không biết là thói quen tốt hay xấu mà tôi lây rất nhanh, rồi mang về Mỹ cả hai tháng sau còn chưa dứt hẳn . Đó là "ngủ trưa" .... 
                    Cái món nầy đã cai cữ từ lâu mà mỗi lần về quê lại vướng ... Có lần người quen hỏi "Ở bển tụi bây đi làm cách nhà bao xa". Trả lời 23 miles, sợ không mường tượng được nên phụ đề Việt Ngữ là bằng từ Ba Tri đi Bến Tre .... Hỏi tiếp "Vậy trưa họ có để ván giường gì cho ngủ trưa hôn ?" .... 
                    Trời ơi là Trời ... 30 phút ăn trưa chỉ kịp nhét vội vô bao tử "cu li" chút gì đó để giữ gìn "công lực", giữ gìn năng suất .... trễ vài lần "Họ" đuổi ... 30 phút đó có khi họ còn trừ ra, nghĩa là không được tính trong 8 giờ lao động vinh quang nữa cà ... Ở đó mà ngủ trưa .... 

                    Hồi xưa chánh phủ cũng có thử vụ công chức nghỉ ăn trưa tại sở rồi làm việc tiếp, chiều về sớm hơn để giải quyết nhiều vấn đề trong đó có về "giao thông giờ cao điểm xe cộ ùn tắc" Nhưng cuối cùng không giải quyết được gì nên "Mèo lại hoàn mèo".

                    Trở về khách sạn nghỉ trưa 2 tiếng đồng hồ thiệt đã, đang ngoài trời nắng gắt vô phòng có máy lạnh là "phê" liền, thích nghi ngay không gì trở ngại

                    TẬP 2 bắt đầu khi xe hướng về Q. Ngũ Hành Sơn, 5 ngọn núi nhỏ đặt tên theo Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ... xe đi luồn luồn vài khu phố hẹp dừng lại điểm xuất phát, cảnh chung quanh không được quang đãng lắm ... được hướng dẫn viên thông báo ai liệu sức không leo nổi thì ngồi luôn trên xe qua bên kia núi chờ ... 

                    Đó là ngọn Thủy Sơn, ngó lên thì thấy không cao lắm ... đã trót tới đây thi cũng phải thi gan cùng đồi dốc chứ chưa chi lại chạy làng sao!...

                    Lên đường!!! Đi chừng 10 bậc thấy sai lầm nghiêm trọng ...ngó xuống thì xe đã di chuyển qua điểm đợi không còn ở đó nữa ...

                    Ra đi vợ có dặn rằng : "Leo núi phải nói thiệt hăng: tầm thường" có mệt cũng không được nói ra mà phải nói là khỏe ... 

                    Làm được thêm chừng 7 bậc nữa đứng thở dốc, những người đồng hành đi mất biệt, khuất ở lối quanh, chỉ còn Tư Lịnh và hướng dẫn viên phải đứng chờ vì phận sự bao sau để không sót lạc một ai .... 

                    Anh giảng giải là các bấc thang nầy thợ xây mỗi bậc cao gần gấp 2 bình thường tức quá một bước vì ngày xưa vua ra lịnh toán nào xong trước được ban thưởng ... Vua đi kiệu có người khiêng còn "thần dân" lội bộ tóe lửa ... 

                    Anh hướng dẫn có nói tổng cộng bao nhiêu bậc mà trong lúc "Quỉ khóc Thần sầu" nầy hơi đâu mà nhớ chi tiết không còn cần thiết đó .... Cái mệt gia tăng phi mã ... tới giai đoạn 2 bậc nghỉ một lần ... rồi nhất bộ nhất nghỉ ... 

                    Tới chừng thấy đỉnh rồi mà còn những 10 bậc cuối cùng mới nghiệm rằng : "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông" sao mà vừa đúng lại vừa trật ngàn dặm!

                    Cuối cùng rồi cũng tới nơi, mồ hôi ướt giáp như vừa mới tắm, trong lúc mọi khách "lỡ dại" đã phục hồi tươi rói .



                    Đâu phải leo xuống liền còn phải lòng vòng vô chùa, vô động, phải chụp hình với tư thế vừa lên tới đỉnh "Hy Mã Lạp Sơn" chớ bộ ! Mỗi người được phát cho một chai nước lạnh giờ không còn một giọt phải mua thêm ở quán trên đỉnh Thủy Sơn mà họ mang lên được tới đây thì giá cả phải xứng đáng với công lao hãn mã chứ! 





                    Còn đứng nghỉ mệt chuẩn bị chuyến hạ san thì những người đi chung đã sắp khuất đàng xa ... Xuống cũng khó không kém gì đi lên, bởi bực thang xuống cũng cùng tầm như vậy, phải lần theo vách xuống từng bậc tránh té chúi mũi, mà tôi cũng suýt té vì hai chân đã bất tuân thượng lịnh " Đàng Trước .... Bước !" nữa, không còn hoạt động đồng bộ , bèn ngồi bệt xuống nghỉ một hồi.

                    Chiến thắng càng gian nan chừng nào càng vinh quang chừng nấy ... Khi tôi tới mức cuối cùng, hai ngón trỏ và ngón giữa các bạn đồng hành đều đồng loạt làm dấu chữ V (victory) ... Sau nầy về kể lại với các dì sắp nhỏ, tụi nó phục lăn .... trước đây tụi nó còn trẻ mà đâu dám leo .

                    Hôm đó sau khi dùng cơm tối ở nhà hàng khác cũng ở bãi Mỹ Khê nhưng phía bên đường trong phố chứ không sát bờ biển .... (Trừ ăn điểm tâm, hai bữa ăn còn lại đều ở hai nhà hàng khác nhau trong suốt hành trình) .... Không nghe ai bàn chương trình "Khám Phá Đà Nẵng Về Đêm"

                    Không quên gọi ban dịch vụ khách sạn cho người lên lấy đồ bỏ giặt ủi, bộ nào cũng chua mồ hôi .... hôm sau họ giao mà quên cho tiền cà phê phải gọi lên lần nữa, họ tưởng mắng vốn vụ gì .... Tiền các dịch vụ dùng riêng: giặt giũ, cà phê, nước trong tủ lạnh ... được tính chung vào lúc trả chìa khóa phòng .

                    Đêm đó không ai thấy cầu sông Hàn nó quay ra làm sao cả ...

                    NhàQuê Oct 04, 2012
                    #25
                      NhàQuê 23.03.2013 23:23:56 (permalink)
                      Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 26

                      Chúng tôi khóa cửa phòng mang theo những thứ cần thiết, dùng thang máy xuống phòng tiếp tân và vào phòng cạnh đó mà hôm qua khi mới tới đã ăn sáng .... Lạ chưa ! không có vẻ gì là chuẩn bị, một nhân viên Ks lễ phép cho biết là bữa điểm tâm trên tầng cuối cùng, mời "cô chú" lên dùng bữa trên ấy... Lại phải quay lại thang máy ...

                      Phòng ăn sáng của mỗi khách sạn tôi nghiệm từ sau nầy cũng nằm trong dạng phô những ưu điểm của họ .... Phòng rộng rãi, cửa kính lau chùi trong cước, phần lấp kiếng nầy ở những phía có cảnh đẹp ... Chúng tôi chọn bàn loại 2 người ở góc nhìn được toàn cảnh cửa sông Hàn và bán đảo Sơn Trà .



                      Như mọi khách sạn khác, bữa điểm tâm phục vụ theo lối ăn buffet, tự chọn thức ăn mình thích, món đầu tiên với tôi hôm đó và cả sau nầy đều là cháo trắng hột vịt muối, có vài nơi có cá khô chiên giòn,dưa mặn,... vài lát bánh mì thịt nguội, có khi xếp hàng lấy bánh canh có người đứng phục vụ ... uống cà phê sữa tự pha hay nước trái cây là xong. Tư Lịnh tôi thường dùng xôi hay các món trái cây.... mùa nầy đi đâu cũng có món dưa hấu .

                      Khi chúng tôi tới chỉ lác đác vài người, nhưng sau đó ồn ào kêu réo nhau ... chỉ thấy cách thức và giọng nói của họ là biết họ từ đâu tới . Nghe họ huênh hoang "Chúng tôi là người Hà Lội" thì tôi hiểu ngay họ không phải người "Đất Ngàn Năm Văn Vật".

                      Tư lịnh tôi đi lấy nước uống, cái bóp cầm tay còn để đó mà có người ngang nhiên dẹp qua một bên và ngồi xuống ghế đang trống của Tư Lịnh ... Tôi cho biết có người rồi mà bà ta có vẻ muốn cự lại như kiểu "Thấy Trống Là Ta Cứ Ngồi" ... 

                      Về sau nầy nữa, nói thẳng là mấy vị đến từ Miền Bắc hình như chưa quen với nền văn minh xếp hàng "First Come First Serve" chen lấn giành trước hay cắt ngang hàng dọc lại ồn ào rỗn rãng chỗ đông người . 

                      Chúng tôi ngồi nán tới giờ ra xe, không quên để tiền Tip , nhân viên có vẻ ngỡ ngàng vì hình như ai cũng quẹt miệng rồi đi ... có người còn len lén gói giấu thức ăn đem theo nữa chớ ! Trong lần đi Pháp cũng ăn sáng ở khách sạn, có đoàn học sinh nước nào đó ngụ chung... thấy các em lén gói theo thức ăn dành trưa..lần đó tôi nhìn mà thương

                      Tận mắt thấy có cô ăn mặc ra vẻ thời trang lắm, lấy thức ăn cho bà mẹ rồi nhanh chóng trở lại lấy cho mình sợ hết, phần của cụ nhiều đến nỗi bà dùng chưa tới 1/3 còn lại bỏ mứa, thiệt là chí hiếu ... "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"

                      Khi ra ngang cửa phòng ăn, nhân viên phục dịch lễ phép hỏi " Thưa Cô - Chú ngon miệng không ạ ?" ..... Sau lưng tôi còn nghe họ xầm xì ... Dĩ nhiên là chuyện lịch sự của hai cụ già nói tiếng đặc sệt Nam Kỳ.

                      Bây giờ sang TẬP 3: Tập 3 gồm có hai phần!

                      Phần 1 bắt đầu khi xe chạy dọc bờ sông để lên cầu qua bờ phía Tây sông Hàn ... như sự cố ý giới thiệu quê hương Đà Nẵng của anh, người hướng dẫn cho xe đi ngõ có cây cầu thứ ba nếu tính cầu sông Hàn (cầu quay) là cầu số 1 ...

                      Khi đến đầu cầu số 3 thì mới biết là không phải một mà đến 2 cầu cặp bên nhau ...nên "mắt phàm" từ xa đoán có khi ăn trét.

                      Không vòng vèo lắm, xe đưa đến làng điêu khắc đá Hòa Hải và vào cửa hàng trưng bày lớn nhất . Nơi đó đủ cỡ, đủ hạng, đủ màu sắc, đủ loại hình tượng chạm khắc trên đá vân đẹp mắt. Nếu nghĩ đến cách vận chuyển mà giữ khỏi bị va mẻ cũng làm nhức đầu hay nhà sản xuất có kỹ thuật riêng gì chăng với những loại tương lớn gấp đôi gấp ba người thường .... Nhân viên bán hàng từng khu vực chào mời và hướng dẫn rất tích cưc, có đến hàng ngàn mẫu hàng trưng bày, lối đi ngang dọc hơi hẹp nên sợ nhất là va chạm ngã đổ .

                      Chúng tôi trong đoàn hình như chỉ tham quan chứ không thấy ai chọn mua món gì, riêng tôi đã dự kiến những món nào sẽ được đóng gói với trọng lượng vừa đủ theo qui định của hãng máy bay về Mỹ rồi, nên tránh rắc rối thặng dư ... Được nghe kể có nhiều khách du lịch vì thấy đẹp vừa ý nên "thỉnh" tượng theo tôn giáo mình, rồi về nhà không biết để đâu rất lưỡng nan phiền phức đó là chưa kể đến lời đồn đại dị đoan bên lề ...

                      Theo đọc các tài liệu hướng dẫn về các địa điểm nên viếng thăm ở Đà Nẵng có di tích Chăm, nhưng chuyến chúng tôi không có tới nơi đó .

                      Cũng mất gần 2 giờ trong khu vực nầy, trở ra xe và lên đường tiếp tục qua phần 2 của TẬP 3 .

                      Phần 2 là đi tắm khoáng tắm bùn! Cái món nầy Tư Lịnh và tôi chưa bao giờ hoan nghinh thành ra cả 3 giờ chúng tôi ngồi đợi ở quầy giải khát có Wi-Fi mặc sức mail, chat, search, tìm hiểu nơi đang và sẽ đến ....

                      Cũng lại cơm trưa thịnh soạn khi trở về Q. Hải Châu. Và lại về khách sạn ngủ trưa theo phong tục mới ... Lần nầy thời gian nghỉ lâu hơn, về sau tôi nghiệm đó là sự cố tình!

                      Tập 3 với tôi không gì bổ ích cả!

                      NhàQuê Oct 09, 2012
                      #26
                        NhàQuê 23.03.2013 23:26:40 (permalink)
                        Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 27

                        Từ thế kỷ 16 đã có những thương nhân bằng đường biển ghé Hội An trao đổi mua bán với người bản địa, lúc đó phần lãnh thổ còn thuộc Chiêm Thành .... Về sau người Việt làm chủ phần đất nầy cho đến ngày nay ... Người Nhật và người Tàu có thời gianđến buôn bán rồi lưu trú hẳn ... di tích còn để lại nhất là người Tàu và hiện nay lớp cháu con vẫn còn .....

                        Như vậy Hội An là nơi sớm sủa trở nên "thành phố thương cảng" giao dịch buôn bán sầm uất với nước ngoài ... Từ còn là học sinh tiểu học, tôi đã thuộc lòng câu:

                        Thứ Nhất Kinh Kỳ, Thứ Nhì Phố Hiến

                        Kinh kỳ đây chỉ kinh đô Huế nằm trong tỉnh Thừa Thiên, Phố Hiến tức Faifo hay Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam ... Và chiều đó 28-05-2012 lần đầu tiên tôi bước xuống lòng phố cổ Hội An với lòng háo hức kỳ lạ

                        Cái háo hức bắt nguồn từ lẽ thường tình như mọi người muốn đến những nơi mà thời chiến tranh không có hoàn cảnh đi thăm thú, nhất là những nơi bảo tồn được nét cũ chưa có cọ sơn vẽ tạo. Hội An có may mắn đó trong cả hai cuộc chiến trong thế kỷ trước không hay ít bị hư hại gì

                        Thứ đến xứ Quảng nơi sản sinh bao bậc nhân tài văn võ .... Riêng văn thơ họ ca tụng quê hương vốn không được thiên nhiên ưu đãi lắm, đã nâng lên cung bậc tầm cao ...Sao ta lại không đến một lần thực hư cho biết .

                        Bên cạnh đó những món ngon đặc trưng vùng đất nước nầy, ngày nay theo dòng lưu dân đã tỏa ra khắp cùng trái đất, họ đã giới thiệu thêm cho mọi người biết đến qua nét văn hóa ẩm thực. Sao ta không thử nếm qua ngay nơi nguồn gốc nầy .... có phải phí lắm không!?

                        Xe đến điểm trước tiên là cơ sở dệt lụa bằng tơ tằm, tôi không xa lạ gì qua các giai đoạn trong nghề nầy, tôi có kể trước đây vì có thời gian tôi ở nhà chú tôi mà lúc đó chú thím làm nghề nuôi tằm lấy tơ .

                        Dọc theo các tỉnh ven biển, do đất thích hợp trồng dâu nên các nơi ấy trước đây nghề nuôi tằm lấy tơ hay dệt lụa phát triển nhiều ...có nơi lụa tốt nổi tiếng ... Ngày nay do dân số gia tăng, đô thị bành trướng, giá đất tăng vọt .... Hội An còn giữ được nghề nầy quả là độc đáo!

                        Có lẽ còn cơ sở khác đâu đó, nơi đây chỉ có tính cách trưng bày giới thiệu và bán các mặt hàng từ tơ đã may sẳn hay còn nguyên tấm lụa; Tuy nhiên quan sát tuần tự, khách viếng cũng hiểu được bao công phu vất vả .

                        Tất cả các cô gái từ giới thiệu cho khách đến đang phụ trách sản suất đều còn trẻ mặc đồng phục, cô hướng dẫn nói được Anh, Pháp Ngữ, chỉ khu vực trưng bày tượng trưng từ bướm đẻ trứng, trứng nở, tằm lớn dần, kéo kén, thành tơ nhuộm màu xong ... thì khách thăm tự do quan sát tức không người trông coi, các khâu sản xuất đều có người đang làm việc. Cái lạ là kén nơi đây toàn màu trắng, còn kén tằm của chú thím tôi khi xưa toàn màu vàng óng!?













                        Trên lầu là cửa hàng tơ lụa đủ màu sắc may sẳn và còn nguyên khúc vừa khổ cho mọi nhu cầu .... Trong nhóm nhỏ chúng tôi cũng có người mua đem về

                        Từ trong nhìn ra, bên phải là cửa hàng mỹ nghệ với các món hàng công phu đẹp mắt đủ loại hình thể, nhân viên tiếp khách niềm nỡ.. và dĩ nhiên họ nói giọng Quảng Nôm!









                        Trong khuôn viên, phía dọc lộ có cửa hàng giải khát, tuy nhiên lúc đó chúng tôi mới tới nên chưa có nhu cầu nầy ... Xe đã trở ra điểm đợi, từ đây chúng tôi đi bộ và nhắm hướng con phố chánh tập trung nhiều di tích xưa ... tiến lên!


                        NhàQuê Oct 11, 2012
                        #27
                          NhàQuê 23.03.2013 23:29:27 (permalink)
                          Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 28

                          Hội An có trên 1300 di tích nhiều thể loại nhưng khoảng 1100 trong số đó nằm trong khu phố chánh . Tức khu phố tập trung nhiều di tích cổ chứ không phải là con đường chánh hay trung tâm hành chánh thương mại của thành phố Hội An, thủ phủ tỉnh Quảng Nam

                          Lấy Chùa Cầu làm điểm chuẩn, đứng quay lưng vào chùa: Phía trái là đường Trần Phú phía phải là đường Nguyễn Thị Minh Khai, hai con đường nầy nối liền nhau bởi cây cầu có mái che bắt ngang con lạch nhỏ đổ nước ra sông Thu Bồn tên Chùa Cầu hay Cầu Nhật Bổn dài khoảng 18 mét lối đi trên cầu lót ván. Chùa và Cầu là hai kiến trúc kết hợp thành tên gọi .... 



                          Từ hướng đường Nguyễn Thị Minh Khai đi tới, chùa nằm tay trái có sau cầu khoảng nửa thế kỷ, cầu được xây năm 1593 nhưng không có gì chính xác còn lưu trữ để chắc chắn như vậy ... Chùa và cầu ngăn cách bằng vách ván . Đứng xa nhìn vào, tổng thể như ngôi nhà sàn cất ngang qua con lạch nhỏ

                          Các trụ cầu bằng đá trông vững chắc qua năm tháng, toàn cảnh nay đã cũ kỹ nhưng dáng vẻ cổ kính của nó tạo cho ta cảm nhận được công lao bảo tồn đáng trân trọng.

                          Đường Nguyễn Thị Minh Khai càng gần tới cầu càng hẹp lại, có nhiều nhà không có phần sân trước ... có lẽ vừa cư ngụ vừa buôn bán, trưng bày đủ loại sát lề đường như bao thị trấn nhỏ đó đây .... Phần lớn cố giữ nét cổ nên có khi tường vôi gạch mòn lở không được "tu sửa" lại .... bề ngang mỗi nhà hẹp so với các khu phố mới sau nầy ... 



                          Tuy thế hai bên có nhiều cây xanh, nhiều nhất là cây bàng hai bên giao cành cho bóng mát phủ lòng đường ... Những nhà có được khoảng sân trước thường có tường rào dây leo hay hoa cảnh đẹp mắt ... 

                          Một ngôi nhà gỗ hai tầng tiêu biểu cho cách sinh hoạt thị dân Hội An trước đây tức phần trước buôn bán, phần sau sinh hoạt gia đình, phần lầu kho chứa và thờ cúng (?) ...hiện nay khách tham quan được hướng dẫn xen khắp trên dưới ngôi nhà nầy, vé vào cửa của chúng tôi đã bao gồm trong "gói du lịch" . 
                          Nói chung ngôi nhà cũng có nhiều hư hao mục gãy sau nhiều trận lụt được kể ngập cả tầng dưới, cũng có nhiều đồ sứ cổ mà tôi không biết niên đại .





                          Khi đã cùng đến trên Cầu Chùa, chúng tôi dồng ý không đi chung nữa mà tự mình khám phá "Phố Cổ" , lưu số điện thoại của nhau vào máy và hẹn giờ trở lại Chùa Cầu để đi ăn tối trước khi trở ra Đà Nẵng .

                          Tư Lịnh và tôi vào chùa, bên trong cũng như mọi nơi thờ phượng của các chùa Tàu . Khi trở ra, chúng tôi theo đường Trần Phú và ghé nhiều điểm trên đường nầy .... 

                          Đường Trần Phú tương đối rộng hơn đường Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều hội quán (Chùa) của các bang người Tàu: Phúc Kiến, Hải Nàm, Quảng Đông, Ngũ Bang , ... 
                          Nhiều nhà hàng, tiệm ăn nhưng đọc những món quảng cáo của họ sao mà hình dung nhiều dầu mỡ quá giống như những tiệm ăn người Tàu khắp nơi ..... Có một nơi không xa Chùa Cầu mấy, sao lại họ không cho chụp hình thành cũng mất hứng thú !

                          Con lạch nhỏ mà Chùa Cầu tọa lạc gặp một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn, nơi gặp nhau nầy là một ngã ba ...Cái nhánh nhỏ nầy có bề ngang độ 30 mét, như con rạch hay con sẻo trong miền Nam, nhưng nhiều điểm buôn bán hay dịch vụ dọc theo nó mang tên Sông Hoài; Sông Hoài là tên cũ của sông Thu Bồn
                          Như vậy nhánh nhỏ nầy song song với đường Trần Phú, dãy phố bờ Tây đâu lưng với dãy phố đường Trần Phú, dãy phố bờ sông nầy cũng loại phố cổ nhưng có lẽ xây cất về sau hơn nên có dáng dấp như một khu phố của Chợ Lớn .



                          Từ đường Trần Phú theo một đường nhỏ nhưng buôn bán tấp nập để ra bờ sông và có Cầu Hội An để sang qua bờ Đông ... Nhiều hàng quán bên bờ Đông mang tên rất "Thời Trang" không có vẻ gì cổ xưa cả.

                          Cái Cầu Hội An nầy mới là điểm ghi nhớ, vì ngay đầu cầu bờ Tây rồi dọc theo đó bao nhiêu là hàng quán lộ thiên, chúng tôi xà ngay xuống và "làm" mỗi người một tô "Cao Lầu" . Xả láng luôn vì tin tưởng vào thần hộ mạng Anti-Diarrhea mang theo.

                          Phú Yên, tên của cô dâu út nhà tôi sanh, lớn lên ở Sài Gòn và sang Mỹ khoảng độ tuổi Trung Học, gia đình bên nội gốc Quảng Nam, bên ngoại gốc Quảng Bình ... thỉnh thoảng Phú Yên nấu món "Mì Quảng" và mời chúng tôi thưởng thức ... Đọc trong sách vở biết rằng vùng Hội An thuộc Quảng Nam nầy còn một món khác là "Cao Lầu" cũng nổi tiếng ngang hàng ... Cô dâu dòng dõi họ Phạm Phú, một dòng họ lớn của Xứ Quảng có hứa hôm nào mời cha mẹ món Cao Lầu nhưng chưa kịp thì chúng tôi có dịp thử món nầy tận nơi nguồn gốc ... Nói thêm là Phú Yên trước khi về họ nhà tôi thì chưa biết nấu nướng gì cả ... sau đó "học hỏi" điều chỉnh lần lần, bây giờ thì đã là nơi tụ họp cuối tuần của bè bạn, dĩ nhiên "Dĩ Thực Vi Tiên" ...Ngoài ra mỗi khi nấu mì quảng nghe nói anh sui tôi phải liên tiếp 2 tô mới đủ liều! Nói dài dòng để khoe tài làm bếp của cô dâu út!

                          Sau đớ chúng tôi còn "độ" thêm một mớ trái cây để "bồi dưỡng" từ từ trên đường tản bộ ... đến khoảng giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai chúng tôi ghé vào quán nước mía và quyết định không cà lang thang nữa nên thông báo điểm đứng cho Hướng Dẫn Viên . Thấy mấy khúc mía róc có vẻ cũ và khô khốc, chúng tôi kêu dừa lạnh, được trả lời cho biết chỉ có loại dừa lổm ngổm dưới chân chúng tôi ... những trái dừa to cỡ loại dừa "bung" làm vỏ đựng bình trà hồi trước, nước chua lòm ... Thành ra dừa xiêm Bến Tre không đến nỗi nào nghe bà con!

                          Bây giờ thì tôi hiểu tại sao TẬP 3 bắt đầu trễ hơn thường lệ; Vì "Nhà Dìu Dắt" muốn chúng tôi chiêm ngắm phố cổ Hội An về đêm .... Khi màn đêm buông xuống, những con đường và trước mọi nhà đồng loạt lên đèn ... Những chiếc đèn lồng rực rỡ đủ màu đủ dáng khoe khoang cùng du khách ...



                          Cả giờ sau đó chúng tôi gặp lại nhau đầy đủ và di chuyển ra đầu đường lên xe đi ăn tối trước khi trở ra Đà Nẵng.

                          Nhà hàng Nguyễn Bá Truyền II gồm hai ngôi nhà có lối đi thông nhau, chúng tôi ăn tối trong khung cảnh, bày trí như loại phòng tiệc của những quan lại hay các nhà giàu có ngày xưa ... Những món ăn địa phương họ muốn giới thiệu cùng chúng tôi ...cũng may trong các món có Mì Quảng chứ Cao Lầu thì đụng hàng , dội liền !





                          Trên đường trở ra Đà Nẵng, tôi nãy ý kiến muốn Hướng Dẫn Viên và Tài Xế đưa chúng tôi khám phá "Đà Nẵng Về Đêm" mọi phí tổn chúng tôi thanh toán bằng tiền mặt theo thương lượng hai bên ưng thuận; NHƯNG sau khi hai thầy trò hội ý và từ chối vì xăng dầu và đồng hồ chỉ trên xe công ty du lịch đã Recorded rồi ... 
                          Nên thay vì đưa chúng tôi về khách sạn là xong ngày của họ, xe đưa chúng tôi qua Hải Châu tức bờ Tây sông Hàn, từ đó chúng tôi tự lo liệu và trở về khách sạn Trendy bằng taxi từng nhóm riêng .... 

                          Sau khi đi lòng vòng một hồi, chúng tôi đến Memory Lounge nghe nói điểm kinh doanh của NCKD ... Đó như là quán cà phê nổi de ra ngoài sông gần câu sông Hàn (Cầu Quay), có bao lơn đặt bàn phía ngoài các phòng bên trong như thường găp, quán còn mới nên giữ được vẻ đẹp mắt, thức uống như quán cà phê, sinh tố không lạ gì chúng ta. 





                          TẬP 4 Kết thúc gần 11 giờ đêm của đêm thứ nhì ở Đà Nẵng

                          NhàQuê Oct 18,2012
                          #28
                            NhàQuê 23.03.2013 23:32:13 (permalink)
                            Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 29

                            Lại bữa điểm tâm trên tầng cao nhất của khách sạn, có thể ngắm được nhiều điểm từ xa của Thành Phố, về phía biển còn mờ mờ màn hơi nước và tôi biết rằng trong phòng máy lạnh tôi không cảm thấy gì nhưng ngoài trời kia dù buổi sáng nhiệt độ lại nóng kinh hồn ... 

                            Có vài thay đổi trong các món ăn lỏng, còn kỳ dư vẫn như cũ ... Nhân viên phục dịch vẫn lịch sự như hôm trước ... Sáng hôm nay có nhiều khách mới đến, có lẽ vào chiều hôm qua ...tương đối ít ồn ào hơn ... có nhiều vị mặc veston cà vạt đàng hoàng giữa mùa nóng bức mới là lạ ... càng lạ hơn nữa đến nay đã vào thế kỷ 21 khá lâu mà có người xỉa răng không thấy che miệng ... (Nhà hàng Mỹ không có đãi món tăm xỉa răng lâu rồi ... ai cần thường là người Tàu, người Việt thì hỏi nhân viên phục vụ ... xỉa răng làm kẽ răng thưa ra, "giúp" răng mau hư ?! mà tiền trả cho Nha Sĩ dễ nghẹt thở lắm!)

                            Uống cà phê trước khi xong buổi điểm tâm, tôi thường ngồi nán lại chiêm ngắm quang cảnh sinh hoạt chung quanh của một người nhàn du không có việc gì gấp gáp ... Như hôm qua khi chúng tôi qua cửa phòng ăn để trở về phòng chuẩn bị trả phòng và di chuyển tham quan điểm mới , nhân viên trách nhiệm cúi chào cám ơn và lời chúc vui tôi nghĩ là có gì không phải vô hồn ...

                            Xem lại lần chót để chắc rằng không còn bỏ quên gì, để ít tiền trên giường ngủ biếu tặng người dọn dẹp xong, tôi gọi phòng tiếp tân nhờ người lên mang hành lý xuống, bây giờ số hành lý ít ỏi mổi người một va li nhỏ kéo tay lại đi ngược chiều hôm mới đến ... Lại cũng anh nhân viên bữa nọ.

                            Trả lại thẻ từ (chìa khóa phòng), trả các chi phí mới phát sinh bao gồm nước giải khát trong tủ lạnh và tiền giặt giũ , ... lấy biên nhận ... chờ những người cùng đi làm thủ tục tương tự . Cũng không quên đổi thêm tiền tiêu vặt ... Cái đặc biệt là hầu hết khách sạn chúng tôi ghé qua đều có quầy thu đổi ngoại tệ theo hối xuất trong ngày .

                            Chúng tôi cùng ra xe và nhân viên khách sạn giao hành lý cho tài xế xếp vào ngăn phía sau, chúng tôi vui vẻ lên đường

                            Khi xe nhập dòng qua cầu, tôi ngoái lại Sơn Trà từ giã có thể đây là lần đầu cũng là lần cuối tôi đến nơi nầy, nơi có cảnh đẹp, biển xanh thành phố trên đà xây dựng mở mang và tôi lại ra đi ... thời điểm cận những bông hoa, những nàng tiên xinh đẹp khắp mọi miền đổ về khoe duyên khoe dáng ...

                            Thành phố xa dần, xe hướng về hướng núi phía Tây, vượt qua vài cụm dân cư ...khá xa, khá xa và cuối cùng vào bãi đậu, thả chúng tôi xuống cùng nhau tiến về trạm cáp treo Khu Du Lịch BÀ NÀ với loa phát thanh mở hết công xuất các bản hùng ca, không khác gì những ngày sau 30-04-1975 là mấy! Chưa có bài bản mới !?





                            Anh hướng dẫn viên lo việc lấy vé và phân phát cho từng người, tuy nhiên cũng xếp hàng tuần tự nhích lần về phía lên cáp treo .... phải vòng vo trong tòa nhà qua nhiều khu vực, tôi hiểu là để giảm lần áp lực đông nghẹt, "giãn ra" ... đến lúc đó mới thấy trình độ văn minh xếp hàng quả còn kém, lạc hậu có đến vài mươi năm ... nhiều trự ăn mặc bảnh bao, đóng côm lê đường hoàng mà chen bỏ hàng lấn lên phía trước và nhập vô ngang hông, nếu đếm trường hợp có đến hàng chục.... nhiều "bà con" đi lạc đoàn của mình chúng tôi đâu hẹp hòi gì để cho họ lên trước ... 



                            Cáp treo Bà Nà được quảng cáo là dài nhất Đông Nam Á và độ cao chênh lệch hàng nhất nhì Thế Giới ... Ghê chưa! ... Tư Lịnh dù đã đi cáp treo hàng vài ba chục lần ở Mỹ mà vẫn còn đánh lô tô hồi hộp khi dùng phương tiện vượt lên ngọn cây nầy ... Riêng tôi cũng sợ chút đỉnh vì hãng du lịch mua bảo hiểm quá bèo, chỉ có hai mươi triệu tiền cụ Hồ, chưa bằng 1 ngàn đô Mỹ, chưa mua đủ cái hòm! Nhân mạng rẽ như bèo!



                            Vượt qua đoạn xa nhất khá lâu, nhìn ra bao la núi rừng, mây là đà dưới thấp, những rong rêu có cả lan rừng trắng, tím lũng lẵng bám thân cây tuốt trên cao ... mới thấy ngày xưa người đi rừng hái được những cụm độc đáo quả là công phu .

                            NhàQuê Oct 20, 2012
                            #29
                              NhàQuê 23.03.2013 23:34:46 (permalink)
                              Đoản Rời: Tạp Khúc HÀNH HƯƠNG 30

                              Đầu khởi hành và đầu đến của đường cáp treo có bộ phận làm dây cáp quay chậm lại chứ không ngừng hẳn để cho người xử dụng có đủ thời gian lên hoặc xuống. 

                              Mỗi lồng kính đủ rộng chứa được khoảng 10 người, nhưng so với London Eyes ở Luân Đôn, Anh Quốc thì lồng nầy chưa bằng phân nửa về kích thước, và nhưng thường mỗi chuyến ít hơn số đó để bảo đảm không quá nặng, có đủ băng ghế ngồi cho tất cả mọi người thoái mái ngắm nhìn quang cảnh khi được nhấc đi lên hay chuyến trở lại ... mỗi lồng kính cách nhau khoảng một phút đủ thời gian để tất cả mọi người của chuyến đi bước xuống và nhóm khác bước lên ... 

                              Nếu không quá lo sợ thì khi đã yên vị và được nhìn ngắm thiên nhiên núi rừng hay biển cũng là điều thích thú .... Riêng những người đã có lần đi trực thăng rồi thì chuyện đi cáp treo "không thấm vào đâu cả".

                              Bà Nà là khu vực núi non nằm về hướng Tây trong huyện Hòa Vang của thành phố Đà Nẵng ... 
                              Vì là cao điểm do đó các nhà quân sự trong thời chiến tranh thấy được tầm vóc của nó nên việc chiếm giữ phải hao tốn cả người và của ... 

                              Thời Pháp thuộc người Pháp đã xây nhiều hệ thống đồn lũy kiên cố và kho tàng có thể đủ tự lực chờ tiếp tế trong thời gian dài ... nếu chiến sự không quá sôi động thì căn cứ nầy có thể làm nơi nghỉ mát của các loại thẩm quyền. 

                              Thời VNCH căn cứ Bà Nà như điểm chiến lược cần phải nắm quyền kiểm soát để Đà Nẵng nơi đặt Bộ Tư Lịnh Vùng tránh được pháo kích và giữ an ninh đủ rộng cho phi cơ quân sự hạ cất cánh ...

                              Trong chuyến lên, sờ vào thành kiếng quanh lồng cảm nhận được hơi lạnh bên ngoài khi càng lên cao, có lúc mây bay ngang ... Không biết lấy tin từ đâu mà có người rĩ rịch rằng có lần một lồng kính nào đó bị rớt mà nhà chức trách ém nhẹm ... có trời mới biết! Nhưng cũng làm tăng nỗi lo sợ hoang mang ... Tôi không tin như thế, nhưng khi lồng đã vào khu nhà để bước ra thì một luồng mây bám theo ùa vào kín mít làm tôi tưởng gì gì đó bốc khói ...mà không! không sao không có mùi khét mà! Có gì biết liền!



                              Tại điểm dừng thứ nhất nầy có quầy giải khát và vài nhà hàng, Các tòa nhà mới xây dựng về sau nên còn vẻ mỹ quan, cây cảnh bên ngoài chăm sóc khá tốt ... Chúng tôi sau khi giải quyết nhu cầu cần thiết do áp suất thay đổi xong ... tập trung ở trạm xe buýt để đi thăm hầm rượu De Bay và chùa Linh Ứng Bà Nà (chùa có tượng Quan Âm ở bán đảo Sơn Trà cũng là chùa Linh Ứng)

                              Hầm rượu xây kiên cố, bên trong điện lờ mờ, những bàn ghế kệ tủ chai ly còn lưu giữ cho du khách xem




                              Rượu chát đỏ được giới thiệu tại đây hiện nay là loại rượu nội địa, tuy nhiên uống thêm phần của Tư Lịnh là 2 phần cũng phê phê nhất là ngồi nghỉ mát nhâm nhi phía sân rộng lưng chừng ngọn mấy cây cam đang trái. Tư Lịnh uống nước trái cây .



                              Các kiến trúc thành lũy mang nét Âu Châu



                              Xuống dốc một đoạn đã nhìn thấy tượng Phật của chùa Linh Ứng, nhưng đường núi lội bộ không phải là chuyện chơi chơi, cũng đổ mồ hôi ướt giáp ... cái đặc biệt của chuyến đi là ghé qua nơi nào cũng có chùa, tượng Phật không cao thì phải lớn và những bài thơ tả chùa thâm u, tĩnh mịch là đâu xưa lắm chứ giờ toàn chùa nguy nga, người ra vào tấp nập ... toàn chùa giàu ... có lần tôi hỏi người bạn phật tử có đến chùa nầy chùa kia không ...Bạn trả lời chỉ đến chùa nghèo. Riêng tôi kỵ nhất là vô chùa phải cởi giày, đã lùn mà không có giày chêm lên chút chút thì thấp xủn! Nên ...





                              Chúng tôi không trở lại trạm xe gần hầm rượu De Bay lúc nãy mà vòng sau chùa dọc theo con suối có đường mòn có đoạn tráng xi măng lần lần xuống dốc có vẻ gần hơn để trở lại điểm xe buýt khởi hành .





                              Lác đác kẻ trước người sau, đi xe, đi bộ cuối cùng cũng về điểm hẹn

                              TẬP 5 vẫn còn tiếp diễn ...


                              NhàQuê Oct 24, 2012
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 5 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 71 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9