GÓC BÌNH AN
Thay đổi trang: << < 789 > >> | Trang 9 của 26 trang, bài viết từ 121 đến 135 trên tổng số 378 bài trong đề mục
Cà Na tn nguyen 30.01.2014 18:18:29 (permalink)
0
 
 Cà Na cảm ơn chị Ly .
Em xin chúc chị một năm mới vui , khỏe và vạn sự như ý.
Thời tiết bên em năm nay khắc nghiệt quá mà dạo này em lại có việc phải ra ngoài nhiều .
Hic ! Cuối năm ...than thở với chị Ly một chút để bước sang năm mới thì phải vui vẻ lạc quan cho hên chị há ! 
Nói đến đây mới nhớ, em phải mang quà qua chúc tết ông Tư , kẻo ổng mà rầy là em sẽ...bị rầy suốt năm luôn á !
 
Ca`Na
Cà Na tn nguyen 30.01.2014 18:26:20 (permalink)
0
 
  Thầy Sen Đất ơi !
Củ kiệu tươi gửi sang đây , một vỉ nhựa có tí tẹo mà củ thì nhỏ , làm xong phải lựa củ đẹp để lên dĩa chụp ảnh mới được như vậy đó !
 Với lại chắc nhờ củ kiệu của ntn ăn ảnh hay sao á !.
 Hôm nay đáng lẽ dành nguyên ngày nấu nướng để Rước Ông Bà mà ntn lại có việc phải về CàNa farm đây !
 
ntn
Kekhokhan 31.01.2014 08:50:27 (permalink)
0
Hi cô Cà na !
Năm nay Florida cũng lạnh kéo dài hơn,nhưng so với nơi cô và tỷ Ly thì "góc bình an" của kkk có lẽ ấm áp hơn
Truớc thềm năm mới kkk chúc cô Cà na và gia đình vạn sự như ý,bình an và dồi dào sức khỏe nhé !
sen dat 02.02.2014 16:58:00 (permalink)
0
Chào tất cả mọi người thăm quán Bình An. Hôm nay Sen Đất mang vào đây một món gỏi bưởi chay.  Sen Đất nghĩ các loại thịt , bánh chưng bánh tét  ăn lai rai hoài cũng ngán.
Nguyên liệu là một trái bưởi chọn loại không ngọt lắm hơi chua chua thanh thanh mới tốt. Thêm vài trái ớt sừng, ít đậu phọng, hai miếng mì căn chiên sơ thái sợi cùng với ít tôm chay và rau răm hay rau húng lũi. Tôm chay luộc sơ qua nước sôi chẻ đôi hoặc để nguyên con tuỳ ý xào với chút bột nêm chay cùng với mì căn trộn chung với các tép bưởi nêm sao cho vừa miệng chua chua ngọt ngọt là được!
Attached Image(s)
sen dat 02.02.2014 17:04:26 (permalink)
0
Trộn hỗn hợp vóí tí dầu phi hành tỏi và đậu phụng đã giã nhỏ nha! Ăn kèm với bánh tráng hoặc phồng tôm chiên.
Attached Image(s)
Cà Na tn nguyen 03.02.2014 08:59:54 (permalink)
0
Kekhokhan


Hi cô Cà na !
Năm nay Florida cũng lạnh kéo dài hơn,nhưng so với nơi cô và tỷ Ly thì "góc bình an" của kkk có lẽ ấm áp hơn



     Hi kkk
 
      Từ nhỏ , Cà na đã được Mẹ dạy là không nên ganh tỵ nhưng đọc câu này thì muốn ..ganh tỵ quá đi ! 
 " Người ta " ở nơi ấm áp quanh năm như Việt nam , Cali , Florida còn mình thì ở nơi ai nghe tới cũng...sợ. Nhất là năm nay . Đã lạnh còn tuyết liên miên .
      Mỗi khi về farm , tuyết trắng mênh mông, Cà na phải chậm chạp dậm vào  tuyết mà bước từng bước  ( vì sợ té ! ), hồi lâu mới vào được tới cửa nhà . Có hôm xe không vào được  , có hôm vào được tới driveway thì kẹt luôn, không chạy được nữa. ( May mà hôm ấy có ông hàng xóm cạnh bên sang đẩy phụ !).
      Nhưng nhờ vậy cũng thấy vui  vui , chứ không thì đâu có chuyện để nói !
      Năm nay hoa mai của kk không nở à  ?. Vậy thì làm sao Cà Na " biết Xuân về hay chưa ? "
 
 
          " Lì xì " kkk nè !
 
 
 
 
   Năm Mới, bình an , hạnh phúc và may mắn nghen kkk!
 
Cà na
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.02.2014 09:36:24 bởi Cà Na tn nguyen >
Cà Na tn nguyen 03.02.2014 09:27:33 (permalink)
0
 
 
 
   "  Năm mới , ntn mừng tuổi thầy SĐ !"
 
Trong lúc đợi thầy SĐ móc túi lì xì thì ntn ngồi xuống thưởng thức gỏi bưởi chay đây !
 
Mèn ơi ! Ai ngờ thầy SĐ nấu ăn giỏi mà còn khéo tay quá vầy nè !
Học trò phục quá !
ntn cũng thích sẽ ăn nhiều món chay hơn, cho tốt sức khỏe , nhưng ngoài rau quả và đậu hủ thì ntn không biết những món như tôm chay , mực chay, thịt chay người ta có dùng nhiều hoá chất không nữa...
 Xưa kia ntn thỉnh thoảng xào miến với ham ( giống như jambon ) chay , hương vị cũng đặc biệt lắm nhưng cũng hơi thắc mắc là thực phẩm chay hay thấy nhập từ Hồng kông hay Taiwan không biết dùng nhiều có nên không thầy SĐ à.
 
 Nhân dịp Xuân về, khoe thầy SĐ và mọi người tác phẩm của bà cụ ntn nhé.
 Một hôm về nhà mẹ, thấy mẹ để trên bàn  chậu hoa mai này
 
 
 
 
 Đó là chậu hoa Mai bà trang trí bằng những cánh hoa mai bà móc  bằng chỉ len và một  nhánh cây khô., tạo nên một nhánh mai rất duyên dáng
 
 
 
 
 Ngắm xong thì ntn thích và phục Mẹ mình quá !ntn vốn không thích hoa giả nhưng phải công nhận bình hoa mai của Mẹ rất sinh động !. 
 Tiện tay , bấm luôn bức hoa Hướng dương mẹ thêu rồi đóng khung treo trên tường . Đây chỉ là 1 tác phẩm nhỏ của bà
 
 
 
 
 
ntn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.02.2014 09:32:39 bởi Cà Na tn nguyen >
Cà Na tn nguyen 05.02.2014 06:55:09 (permalink)
0

 Đầu năm , mang bài hát mà ntn rất  yêu thích về cất  ở đây.
Cũng là cất giữ hình ảnh của người nhạc sĩ tài hoa , Văn Cao và cô ca sĩ khả ái, Thanh Thúy , đã trình bày nhạc phẩm  một cách rất tự nhiên , dễ thương. 


ntn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.02.2014 07:31:55 bởi Cà Na tn nguyen >
Ct.Ly 06.02.2014 23:20:44 (permalink)
Cà Na tn nguyen 12.02.2014 09:34:02 (permalink)
0
 
 Hi chị Ly !
 Mấy hôm nay Cà na định tranh thủ chụp ảnh tuyết trước nhà để than thở với chị mà không hiểu sao bận quá ,  chẳng chụp được  ban ngày. Đến hôm nay tối trời  về đến nhà, thấy  " thành tuyết " ..xẹp xuống một nửa rồi, Cà na phải chụp ngay một tấm gửi chị và mọi người xem đây.
 
 
 
 
 Cứ đà này mà tuyết đỗ xuống nữa thì sẽ không còn chỗ chứa và Cà na sẽ trở thành dân Eskimo thôi chị à !
    Em cũng chúc chị mặc gió mưa vẫn yên vui và khỏe mạnh chị nha !
 
Càna

 PS
Chắc hôm nào rảnh em sẽ rinh món Gỏi bưởi  chay của thầy Sen Đất vào mục Gia Chánh kẻo uổng mất !. 
 Xem như thầy Sen Đất nấu cho em thì em có quyền rinh bày đi chỗ khác, chia sẻ với mọi người chị há !
 ( Làm học  trò của thầy SĐ...oai vậy á ! ).
 Nói chứ phục thầy SĐ ghê, em nấu mà bảo em nhớ cân đong đo đếm để post lên chia sẻ cách làm thì em ..thua, vì em thường chỉ nghiên cứu sơ cách làm và nguyên liệu rồi nấu , nêm nếm nhắm chừng theo ý thích của mình thôi !

<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.02.2014 09:50:22 bởi Cà Na tn nguyen >
sen dat 20.02.2014 22:55:17 (permalink)
0
Cảnh tuyết đẹp nhưng người ở xứ tuyết thì đương nhiên phải chật vật rồi!. Sen đất cũng có người thân ở xứ tuyết nhìn nước rơi trên mái chưa xuống đất đã đóng băng cũng ơn ớn. Nhưng bù lại ở nơi có tuyết lạnh da mặt thường đẹp không bị nám trắng hồng. Chắc còn tuyết lâu ha ntn. Sen đất còn nhiều hoa lắm sẽ mang vào sau, hồi tết đi bất ngờ nên không kịp post hoa tết. ntn đừng lo, cứ để gỏi bưởi ở góc bình an này đi Sen đất có món gỏi bưỏi khác sẽ mang vào bếp vnthuquan sau!
Sen Đất mang vào góc bình an món gỏi gà để có ai bên Giai điệu phù trầm qua còn lai rai một chút biết đâu lại nổi hứng làm thơ nhả ngọc phun châu cho mục tiêu khiển rộn ràng. Gỏi có ức gà bỏ da mỡ đi, xé sợi trộn với hành tây ngâm chút đường chanh hay dấm cho bớt hăng rồi thêm chút hành tỏi phi dầu cho thơm trộn cùng rau răm tí muối bột nêm đường  sao cho chua mặn ngọt  hòa hợp là được.
Attached Image(s)
sen dat 23.02.2014 22:01:00 (permalink)
0
Tưởng đâu sinh nhật  đã qua vì mình đã đê lỡ  ai ngờ hôm nay được ăn sinh nhật trễ tràng. Nghĩ đến chiếc bánh ntn làm Sen Đất dành lại một góc chocolate mousse để mang vào góc bình an thưởng cho ntn bù lại cái công làm chiếc bánh sinh nhật đúng ngày cho Sen Đất. Sen Đất cũng mang vào đây ít sinh tố dâu tây. Đây là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe nhất vì tác dụng làm trắng răng, giảm cân rất công hiệu của nó. Sinh tố dâu xay với sửa tươi và ít sữa chua,sữa đặc có  đường vị rất ngon nếu được muốn hiệu quả nhanh  thì chấm muối ăn lại càng tốt.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.02.2014 22:03:00 bởi sen dat >
Attached Image(s)
Cà Na tn nguyen 04.03.2014 01:27:24 (permalink)
0
 
 Cảm ơn thầy SĐ nhiều.
 Thầy nấu ăn giỏi mà tỉa hoa trang trí cũng rất hay !
 Định mang một món rất giản dị , dân dã vào khoe nhưng sáng nay có người bạn gửi cho bài viết  về ẩm thực, rất thú vị của Giáo Sư Trần văn Khê nên ntn rinh vào đây , mời mọi người đọc cho vui.
Nghệ Thuật Nấu Bếp và Ăn Uống của Người Việt



Cách đây hơn 30 năm, tại Paris, người bạn của tôi mở một hiệu ăn Việt Nam, nhưng có cả bếp Trung Quốc và bếp Việt Nam để phục vụ cho khách “cơm Tàu và cơm ta”. Hôm lễ khai trương, có mời đại diện báo chí, phát thanh, truyền hình Pháp đến dự cuộc họp báo. Có nhiều PV đặt câu hỏi : “Hiệu ăn này có thức ăn Trung Quốc và Việt Nam. Cách nấu ăn và thức ăn có chi khác nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam hay chăng?”. Anh bạn tôi mời hai đầu bếp Trung Quốc và Việt Nam ra hỏi thì hai người đều nói : “Khác lắm chớ! Cứ vào bếp coi chúng tôi nấu thì biết!”. Mà ký giả quá đông, không vào bếp được. Anh bạn tôi nói nhỏ với tôi : “Anh trả lời giùm tôi với mấy ông nhà báo câu hỏi của họ để còn khai tiệc lớn sau tiệc khai vị”. 
Tôi họp các PV lại và nói :
“Các bạn muốn biết giữa Trung Quốc và Việt Nam có gì khác nhau trong nghệ thuật nấu ăn. Tôi xin đơn cử ra 3 điểm :
1/ Người Trung Quốc thường dùng bột mỳ
Người Việt Nam thường dùng bột gạo.

Do đó, khi người Trung Quốc nấu mỳ thì người Việt Nam nấu phở và hủ tíu. Người Trung Quốc ăn bánh bao thì người Việt ăn bánh đùm, bánh xếp, bánh bèo, bánh cuốn. Loại chả giò của người Trung Quốc làm bằng bánh tráng bột mỳ cuốn thịt, giá chiên dòn; chả giò của người Việt cuốn bằng bánh tráng bột gạo.
 
2/ Nước chấm của người Trung Quốc là nước xì dầu làm bằng đậu nành. Nước chấm của người Việt lànước mắm làm bằng cá.

 
3/ Khi trộn các gia vị, người Trung Quốc thường ưa trộn “chua – ngọt”, người Việt trộn “mặn – ngọt”.

Còn nhiều điểm khác nữa, nhưng tôi nghĩ 3 điểm đó tạm đủ để các bạn thấy qua cái khác nhau trong nghệ thuật ẩm thực giữa người Trung Quốc và người Việt”.
Các nhà báo đều thích thú và đăng lên các báo câu trả lời của tôi.
 
Mấy ngày sau, một PV trở lại hiệu ăn tìm tôi và nói : “Ông Tổng biên tập của tôi bảo tôi tìm ông hỏi thêm vài câu, vì hôm trước, ông có nói còn những điểm khác nhau mà ông mới chỉ đưa ra 3 điểm. Vậy ông có thể cho chúng tôi biết còn điểm nào khác nhau nữa chăng?”.
“Hôm nay, tôi có thể nói thêm về 3 điểm khác. Trong cách nấu ăn thì có 3 món chính, ngoài các thứ gia vị. Đó là thịt, cá và rau.
1/ Thịt thì người Trung Quốc và Việt Nam đều có thịt quay, thịt nướng, thịt kho, thịt hầm, thịt chà bông, thịt dồn lạp xưởng
Nhưng người Việt Nam còn dùng thịt sống, ướp muối, tỏi, thính, gói bằng lá vông để làm nem chua mà người Trung Quốc không có.
 
2/ Cá thì người Trung Quốc và người Việt Nam đều có các loại : cá chiên, cá hấp, cá kho, cá chưng, cá nấu canh, cá nướng trui, cá phơi khô v.v… nhưng cá làm mắm như người Việt Nam thì người Trung Quốc không có.

Mắm là một thức ăn đặc biệt của vùng Đông Nam Á. Người Thái, người Khmer, người Phi Luật Tân đều có mắm. Nhưng mắm làm với đủ loại cá như cá lóc, cá sặc, cá cơm và các loại tép, tôm thì Việt Nam mới có. Các loại mắm : mắm Thái, mắm ruốc, mắm nêm, mắm hếch v.v… Người Việt có thể được coi là có nhiều sáng tạo trong cách chế biến các thứ cá thành mắm. Khi ra nước ngoài cũng có cách chế biến với các loại cá khác. Vợ một người bạn của tôi đã có cách “bỏ mắm” bằng cá mulet bên Pháp, ăn giống như mắm cá lóc Việt Nam.
3/ Rau thì người Trung Quốc và Việt Nam đều ăn rau luộc, rau xào, rau làm dưa. Người Việt thích ăn rau sống.

Có rất nhiều loại rau sống, rau răm, húng cây, húng lủi, rau dấp cá, tía tô, các loại ngò, hành lá, rau om v.v… Các thứ rau đó cũng là những vị thuốc.
Đó là 3 điểm khác nhau giữa cách dùng thịt, cá, rau để làm bếp giữa người Trung Quốc và người Việt Nam.
Ngoài ra, người Trung Quốc khi nấu dùng lửa lớn, người Việt Nam thường nấu lửa riu riu.
 
* Người Việt Nam có cách ăn chi đặc biệt không? 
Người Việt có 3 cách ăn :
- Ăn toàn diện :Tức là ăn bằng ngũ quan. Trước hết, ăn bằng con mắt : thức ăn được trình bày cho đẹp mắt, có nhiều màu sắc, hình thức hấp dẫn. Rồi đến ăn bằng mũi : có mùi thơm bốc lên từ thức ăn, từ nước chấm là nước mắm, từ những loại rau thơm, rau mùi hoặc nước cà cuống. Sau đó, răng chạm vào thức ăn mềm như bún, dai như thịt luộc, giòn như giá, như sứa, như cải. Có khi nhai những món giòn như đậu phộng, tai nghe tiếng lốc cốc. Không nghe từ bên trong như khi nhai đậu phộng hay bánh phồng tôm, mà còn nghe được âm thanh từ việc bẻ bánh tráng nướng “rôm rốp”. Sau khi thấy, ngửi, nhai, nghe, mới bắt đầu nếm và thưởng thức bằng lưỡi mùi vị của món ăn, như thế là ăn toàn diện.
- Ăn khoa học :Theo sự nghiên cứu của nhiều vị trong Đông y và đặc biệt của các chuyên gia Nhật Bản, có thể nói một cách tổng quát, món ăn mặn thuộc về dương, món ăn ngọt và chua thuộc về âm. Vì vậy, khi pha nước mắm (mặn = dương) thì có giấm (chua = âm) và đường (ngọt = âm). Như vậy là âm – dương cân bằng. Khi kho thịt kho cá có nước mắm, lại có thêm chút đường. Khi ăn món chi ngọt thì pha chút muối (dưa hấu ngọt thì thoa chút muối, xoài tượng chua thì chấm nước mắm v.v… ).
Ngoài âm – dương còn hàn nhiệt. Cá trê, cua đinh hay thịt vịt luộc thuộc về hàn nên ăn với nước chấm có pha gừng (nhiệt). Ăn mà nghĩ đến việc tìm quân bình giữa âm và dương, hàn và nhiệt là ăn khoa học.
- Ăn dân chủ :Các thức ăn dọn cả thảy lên bàn, thích món nào ăn món nấy, ăn ít – nhiều tùy khẩu vị và sức ăn của mình, không bị ép ăn những món mình không thích. Như vậy là ăn dân chủ. Đó là 3 nét chính. Ngoài ra còn có cách ăn bì cuốn, nem cuốn, ngày xưa chấm chung một chén nước mắm.
Cách ăn lễ phép, ăn coi nồi, ngồi coi hướng. Không ăn nhiều khi nồi cơm chủ nhà đã lưng”.

* Còn nghệ thuật nấu bếp của Việt Nam có theo nguyên tắc nào không? 
Không có nguyên tắc nêu rõ. Thầy dạy nấu bếp chỉ dạy cho học trò nấu cho ngon, trình bày cho khéo. Nhưng xét kỹ thì có 3 nguyên tắc chính :
Thứ nhất, người ăn thích “ăn toàn diện” thì nghệ thuật nấu bếp là làm vừa lòng người ăn. Vì vậy cũng phải nấu ăn cho vừa năm giác quan. Món ăn được trình bày cho đẹp mắt, tô canh, dĩa cá, dĩa rau đều có nhiều sắc màu cho vui mắt, cơm trắng, hột gà vàng, rau xanh, ớt đỏ, tiêu đen, kho thịt, kho cá, nước thịt, nước cá có màu chuỗi hổ. Nước canh phải trong chớ không đục. Món ăn phải có mùi thơm của thức ăn được xào nấu chớ không phải mùi tự nhiên. Vì vậy, kho thịt bò, thịt heo, kho cá cần hớt bọt cẩn thận cho nước trong mà không có mùi bò, mùi heo, mùi cá. Canh chua phải có mùi rau om, thịt bò kho hay nước phở có mùi hồi, bún thang có mùi cà cuống v.v…
Món ăn đặc biệt thường có trộn những món mềm, món dai, món giòn.
Nhiều món phải ăn với bánh phồng tôm, bánh tráng nướng, rắc đậu phộng rang, để chẳng những nhai thấy giòn, mà lỗ tai còn nghe tiếng rôm rốp, thích thú cho thính giác. Và lẽ tất nhiên, vị món ăn phải được nêm nếm cho vừa ăn, không quá mặn, quá ngọt, quá chua. Dầu cho là nấu canh chua, chớ chất chua phải vừa với vị mặn, vị ngọt, quá chua là mất ngon.
Nguyên tắc thứ nhì là nấu ăn không đơn vị, mà là đa vị. Không có món ăn nào đơn thuần một vị. Chấtmặn pha với chất ngọt, chất chua, pha trộn nhuần nhuyễn. Những món cuốn bánh tráng như nem nướng, cá nướng, thịt bò, ngoài giá giòn, rau xà lách, rau thơm còn có ớt cay, chuối chát, khế chua, chấm nước mắm pha giấm, đường, tỏi, ớt hay mắm nêm cũng pha chút đường hay tương ngọt trộn với nếp xay hay hột điều xay. Như vậy, một cuốn nem nướng, cá nướng hay thịt nướng đem đến cho người ăn 5, 6 vị khác nhau, mà tất cả đều hài hòa, không vị nào lấn vị nào.
Nguyên tắc thứ ba là nấu ăn theo luật âm – dương cân bằng, hàn – nhiệt điều hòa. Không bao giờ để cho dương thiếu âm, âm thiếu dương. Khi mặn thì thêm ngọt, thêm chua cho vừa miệng, mà cũng tạo nên một sự quân bình giữa âm – dương, mà quân bình giữa âm – dương thường gặp trong Đông y, trong châm cứu, trong khí công, trong âm nhạc…
 
* Thưa giáo sư, ông có học trường nấu bếp nào chăng? Và học ở đâu? 
- Ở Việt Nam có nhiều nơi dạy nấu bếp nhưng không có dạy theo những nguyên tắc nói trên. Tôi cũng không phải là một người đầu bếp chuyên nghiệp.
Tôi chỉ là một nhạc sĩ truyền thống, một nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học. Nhưng vì “méo mó nghề nghiệp”, nhìn mỗi vật, mỗi sự kiện thường hay phân tích, đối chiếu, tổng hợp rút ra những nguyên tắc, nguyên lý hay định luật sau khi nhận xét và suy tư. Nhưng tôi đã trình bày cách nhận xét ấy cho những người chuyên về nghệ thuật nấu bếp thì được các vị ấy cho là đúng.
Câu chuyện giữa nhà báo bên phương Tây với tôi như thế. Bạn đọc quen biết tôi có lẽ ngạc nhiên khi thấy tôi không nói về chuyện nghiên cứu hay diễn tấu nhạc, mà lại nói về chuyện ăn. Thưa các bạn, người Trung Quốc thường nói : “Dĩ thực vi thiên” (có người nói Dĩ thực vi tiên), coi chuyện ăn uống cao qúy như trời. Chúng ta có câu : “Có thực mới vực được đạo”, mà người Pháp cũng có câu : “Ventre affamé n’a pas d’oreilles”, ý nói : Bụng đói thì lỗ tai không còn biết nghe nữa.
Thế là việc ăn uống trở nên quan trọng.

 
Đứa trẻ mới lớn lên phải học “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, rồi đến “Ăn phải coi nồi, ngồi phải coi hướng”. Người Việt Nam thường thường để chữ “ăn” trước nhiều động từ khác như ăn mặc, ăn nói, ăn nhậu, ăn chơi, ăn thua, ăn quà, ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp, ăn mày, ăn xin, ăn gian, ăn hại, ăn chịu, ăn vạ… Dạy chuyện đời cũng có nghĩ đến việc ăn uống như :
- Liệu cơm gắp mắm/ Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
- Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
- Uống nước nhớ người đào giếng
- Ăn chưa no, lo chưa tới
- No mất ngon, giận mất khôn
- Ăn thua đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau…
Trong lĩnh vực âm nhạc cũng thường cho cảm giác “nghe” thành cảm giác nếm như khen tiếng đờn của một danh cầm rất “ngọt”, chê giọng ca của một ca sĩ rất “chua”, rất “chát”. Cảm giác “thấy” cũng như cảm giác về việc đối xử cũng thành cảm giác “nếm” như nước da của một cô gái rất “mặn mòi”, cách đối xử tiếp khách của một người quá “lạt lẽo”, và mấy ai tránh khỏi cái “cay đắng” mùi đời.
Nước Việt Nam từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau có nhiều thức ăn, có nhiều cách nấu, mỗi vùng Bắc – Trung – Nam đều có những món ăn đặc biệt. Ngày trước, tôi vẫn nhớ có chả cá Lã Vọng, những loại nước chấm miền Trung, nem chua Thủ Đức và ngày nay, đất nước thống nhất, việc đi lại dễ dàng, người Việt gặp nhiều dân tộc khác nhau, nhưng cách ăn uống, nấu nướng vẫn còn giữ sắc thái dân tộc và nhiều du khách đến Việt Nam trong thời gian ngắn cũng như những người nước ngoài có dịp gần người Việt, sống tại nước Việt lâu năm cũng nhìn nhận rằng người Việt Nam có cách nấu ăn độc đáo, dễ làm vừa khẩu vị những người khó tính trong việc ăn uống.
 
Trần Văn Khê –    1998

































<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.03.2014 01:29:17 bởi Cà Na tn nguyen >
sen dat 16.03.2014 07:26:22 (permalink)
0
Mang vào góc bình an hạt chia là loại hạt rất tuyệt vời cho sức khoẻ, uống vào tâm hồn bình an
 Hạt CHIA có nguồn acid béo thiết yếu Omega-3 vượt trội so với các loại cây trồng và hải sản khác. Hàm lượng Natri thấp, hàm lượng protein, chất béo, chất xơ và chất chống oxy hóa cao. Chúng ta có thể bảo quản hạt CHIA trong thời gian dài mà không bị trở mùi. 
   - Cả hạt CHIA và hạt đậu nành là 2 loại protein hoàn chỉnh. Về chất đạm (protein) thì hạt Chia có khá nhiều và dễ tiêu hơn là protein từ thịt. giúp cơ thể phục hồi mỏi mệt hoặc sau khi bị thương hay giúp cho phụ nữ có nhiều sữa.
   - CHIA có hàm lượng đạm chiếm 19 – 23%, nhiều hơn trong các loại ngũ cốc như lúa mỳ (13.7%), ngô (9.4%), gạo (6.5%), bột yến mạch (16.9%), và lúa mạch (12,5%).
   - Hạt CHIA không chứa gluten, tinh tế với hương vị và dễ tiêu hóa.  
   - Hạt CHIA còn là một nguồn vitamin B dồi dào.
   - Hạt CHIA chứa Canxi gấp 6 lần sữa về trọng lượng (700mg canxi trong 100g CHIA còn trong 100g sữa chứa 120mg canxi) và cơ thể dễ hấp thụ lượng canxi trong hạt CHIA hơn sữa. Đó là nguồn khoáng chất tuyệt vời, đặc biệt là photpho, Magiê, Kali, sắt, kẽm và đồng. Hạt CHIA chứa sắt gấp 3 lần rau bina (cải bó xôi) và chứa Magiê gấp 15 lần so với bông cải xanh.
   - Hạt CHIA có Omega 3 nhiều hơn cá hồi, quan trọng hơn CHIA không chứa các thành phần kim loại nặng độc hại và cholesterol như cá, hải sản và các sản phẩm từ động vật khác. Ngoài ra, có thêm phần chống oxy hóa cao hơn so với quả việt quất tươi, nhiều chất xơ hơn bran flake, nhiều canxi và protein hơn sữa. Nhiều chất xơ và canxi hơn hạt lanh.
   - Về chất xơ thì hạt CHIA gấp 1.6 lần so với lúa mạch, gấp 2.3 lần so với lúa mỳ, gấp 2.6 lần so với yến mạch, gấp 8.3 lần so với ngô và gấp 9.8 lần so với gạo.
   - Đặc biệt nhất là hạt CHIA có nồng độ Lipid rất cao, nhất là loại Lipid Omega 3, gấp 3 lần những loại hạt khác như hạt gai (flax seed) hay từ cá hồi (salmon). CHIA cũng có nhiều chất linolein acid, rất quan trọng cho việc biến dưỡng của protein và hormone trong cơ thể.
Attached Image(s)
Cà Na tn nguyen 08.04.2014 21:50:49 (permalink)
0
 
     Cảm ơn thầy SĐ  giới thiệu hạt Chia .
     Trùng hợp với việc tuần rồi , có 1 người Thầy của ntn trong bài giảng chuyên môn cũng khuyến cáo mọi người nên dùng Chocolat đen, hạt Chia, Flax , đường từ  cỏ ngọt Stevia...
      Càng ngày người ta càng khuyến cáo nên dùng thực phẩm tốt , hạn chế thực phẩm độc hại.
  ntn thì theo chủ trưởng Tương đối : Bớt thức ăn xấu , thêm thức ăn tốt nhưng loại nào mình thích thì cũng...hổng bỏ !
 
     Tuy nhiên, nấu ăn cho trẻ con vẫn là một vấn đề. Trẻ con vốn thích chất béo , thích thịt hơn đậu hủ... Pizza, Hamburger thích hơn  cơm Việt Nam !
     Do đó, ntn cũng thường nấu những món không phải món Việt Nam. Nấu xong còn phải nhờ " Giám khảo " cho điểm để biết mà tiếp tục hay.. phải đổi món khác !
     Thí dụ món này thì " Giám khảo " duyệt nè thầy SĐ, để thư thả Cà Na nấu bán cho khách trong quán của thầy  ha !
 
Sườn nướng kiểu...Cà Na !
 
 
 
ntn
Thay đổi trang: << < 789 > >> | Trang 9 của 26 trang, bài viết từ 121 đến 135 trên tổng số 378 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9