Mùa Thi
Cấy Điểm
Đã gần cuối năm học. Cái tên mùa thi có từ khi nào không ai biết đích xác, có người phỏng đoán nó xuất hiên từ thời nhà Lí khi nhà vua bắt đầu tổ chức thi cử.Người ta gọi nó là mùa thi kể cũng phải. Bởi lẽ, trò sẽ gặt hái kết quả học tập của một năm học, một khoá học, một cấp học sau thi cử. Nhà trường cũng được xuất ăn theo. Chỉ biết rằng, bước vào thang tư, thời tiết dịch chuyển sang mùa hè, cũng là lúc thầy trò dưới mái trường sẽ phải tăng tốc, ôn tập ráo riết, chuẩn bị lao vào vòng thi cử đầy gian nan thách đố: thi học kì, thi cuối năm, thi tôt nghiêp., thi Đại học và Cao đẳng. Với các trường Phổ thông Trung học, kì thi Tốt nghiệp phổ thông có tầm quan trọng hàng đầu.
Vào mùa thi,mặt trời hào phóng dát nắng vàng khắp nơi khắp chốn. Ánh năng chói chang gay găt như mang hơi lửa hừng hực để tiếp nhiệt cho mùa thi. Những chú ve kim ẩn mình trong ngọn cây, kẽ lá của cây bàng, cây phượng ở sân trường không quên nhiệm vụ của mình, tấu lên giai điệu thanh mảnh, trẻ trung của ngày đầu hè, gịuc giã thầy trò bước vào mùa thi cử.
Sáng ngày 1 tháng tư, Đài Tiếng nói Việt Nam và kênh truyền hình VTV1 mở đầu bản tin đã loan báo trên phạm vi toàn quốc, kì thi Tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay sẽ thi 6 môn bắt buộc.
Đến trường sớm hơn thường lệ, ông Thành khom lưng, nắn nót viết bằng phấn vàng lên tấm bảng ở phòng chờ cuă Hội đồng, thông báo phiên họp bất thường của nhà trường, bàn việc khai triển, tổ chức ôn thi Tốt nghiệp cho trò khối lớp 12.
Viết xong thông báo, ông rời phòng chờ về phòng Hiệu trưởng. Không có việc gì làm , buồn tẻ nhàm chán như bị giam lỏng trong phòng, ông bước ra ngoài, lững thững đến đứng sát lan can tầng hai, nơi này có những phiến lá bàng sà vào lan can. Tán lá xanh rờn, chùm hoa bàng đã kết thành những trái nhỏ, chỉ mới to hơn hạt đậu xanh, mọc đối xứng nhau nơi cuống hoa và tụ lại thành chùm nhỏ đầu cuống., lẫn trong kẽ lá. Đầu óc ông Thành không vướng bận, nẩy xinh nhu cầu nhàn tản, thả lỏng trong giây lát. Ông đưa mắt nhìn bao quát tán lá bàng, không có chủ định rõ rệt rồi tỉ mẩn đếm số luợng những chùm quả trong kẽ lá. Cả thẩy 60 chùm quả. Thế rồi, ông với tay ngắt một chùm quả, thử đếm xem sao ? Có 5 quả trong chùm. Nhẩm phép tính nhân, cây bàng có 300 quả. Một sự ngẫu nhiên trùng khớp, thú vị quá. Ông ồ lên một tiếng nho nhỏ . Con số 300 đúng bằng sĩ số của 6 lớp 12 của trường Trung học phổ thông Kinh Đô. Nhẩm phép tính nhân 300 với 540-ông dự kiến cho thu mỗi trò 540 nghìn trong một tháng rưỡi ôn thi Tốt nghiệp.Hiệu trưởng lĩnh xuất lãnh đạo quản lí ăn theo. Chỉ cần 7% là tạm ổn. Nhếch mép cười ruồi, ông Thành thầm nghĩ, Thằng Thành này làm tính nhẩm đồng tiền, chính xác không thua gì máy vi tính..
Mở đầu phiên họp bất thường của Hội đồng nhà trường, ông Thành trịnh trọng : -Chỉ còn hai tháng nữa là bước vào kì thi Tốt nghiệp trung học phổ thông, để giữ vững truyền thống đỗ cao đã thành bề dầy của nhà trường, chúng ta phải ngay lập tức bắt tay vào tổ chức ôn thi cho trò. Chậm ngày nào là có tội với trò,có tội với phụ huynh học sinh lớp 12 ngày ấy.- ông hắng giọng e hèm, e hèm rồi nói tiếp, tôi đã lên phương án chi li, giầu tính khả thi. Ấy là, ngay từ ngày 10 tháng tư, chúng ta sẽ ôn tập cho trò lớp12 theo thời khoá biểu mới. Thời khoá biếu này chỉ sắp xễp dạy 6 môn đi thi mà thôi. Như thế cũng là “ giảm tải” phù hợp với Cải cách giáo dục.
Ở góc phòng họp, cô Thương “trứng vịt lộn” không phát biểu trong cuộc hop, giờ này rủ rỉ than phiền với thầy Quang:”Chúng mình dạy môn học phụ, cực hết chỗ nói-cô kể lể, môn Giáo dục công dân kiến thức nặng lắm. Bây giờ người ta đưa một số kiến thức ở bậc Đại học nhét vào chương trình lớp 10. Chỉ cần đọc một số cái tên đầu bài mà nghe đã lọng óc, vì một mớ lí thuyết hàn lâm. Nào là “Thế giới quan khoa học và phương pháp biện chứng”, “Tồn tại xã hội và ý thức xã hội”, “Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng” vân vân. Các vị soạn sách bảo rằng, kiến thức phong phú như thế, phải thay việc đào tạo, dạy trên lớp bằng quá trình tự đào tạo, tự học ở nhà. Chao ôi ! Trò làm sao mà tự đào tạo nổi cái môn rặt là lí thuyết quỉ quái này, có thiết thực bổ béo cho chúng đâu. Vả lại, Giáo dục công dân là môn phụ, trò coi khinh như rác.Bây giờ lại bị “cắt tiết” hút máu, thật là sống dở chết dở -Cô Trứng vịt lộn mặt rầu rầu chép miệng than phiền, lại còn cái chuyện hô hào “giảm tải”. Họ giảm các tiết dạy trong chương trình, nhưng lại tham lam ôm đồm, tăng lượng kiến thức tối đa trong một tiết học. Tiết học Giáo dục công dân lí thuyết khô khan nặng nề lắm,dạy một bài mà sa sẩm mặt mày.-Cô chép miệng, cuối năm học lại còn bị cắt tiết để ưu tiên cho thi cử, đành chịu, biết làm sao được”.
Phòng họp lao xao như cãi vã:
- Các môn không phải đi thi sẽ giải quyết ra sao ?
Ông Thành dằn giọng trả lời, làm những hạt nước bọt nho nhỏ bay tán loạn:
- Các vị bình tĩnh cho nào ! Từ nay đến ngày 9 tháng tư, các môn phụ không thi, các thầy cô phải gói gém năm, ba bài cuối chương trình làm một, dạy gộp vào một tiết, để mau chóng kết thúc chương trình môn học phụ. Cứ thế mà làm.
Thầy Châu Điên điên tiết đứng phắt dậy, huơ tay nói ào ào:
- Năm bài gộp lại làm một tiết, bố trò cũng không học nổi.
- Cần gì phải học, môn phụ ấy mà.
Có giáo viên hài hước, nói vống lên
- Chỉ cần ghi tên đầu bài vào vở thôi, muốn học về nhà mà học, mà tự đào tạo.Phải đổi mới trong học tập.
- Diễn trò hợp pháp cắt xén chương trình ấy mà !
- Dạy gộp với dạy ghẹo! Nói thẳng tưng đi, là cắt phần chương trình cuối năm của môn hoc phụ cho dễ nghe.
Ông Thành mặt hầm hầm, mắt hùm hụp nói mà như quát:
- Phải biết hi sinh. Ưu tiên cho trò thi Tốt nghiệp là lương tâm nhà giáo,lương tâm của bậc thầy thiên hạ-ông nói rõ to, ôn 6 môn thi, môn Toán một tuần tăng 4 tiết, 5 môn còn lại đồng loạt mỗi môn tăng từ 2 đến 3 tiết. Vị chi,một tuần 6 môn thi được tăng 18 tiết.
Thầy Quang đeo kính lão lên mắt, ánh mắt long lanh sau làn kính, phát biểu giọng sang sảng:
- Sau tuần này, các môn học phu. đồng loạt ngừng giảng dậy, chắc chắn không phải là chủ trương của Bộ. Tôi xin hỏi, một tuần tăng 18 tiết cho các môn thi có được phép của Sở, của Bộ không ?
Như kẻ phạm lỗi, bị giáng đòn bất ngờ, ông Thành choáng váng, bối rối trong chốc lát, da mặt tai tái, mắt chớp lia lịa tìm cách trả lời:
- Xin các thầy các cô hiểu cho, đây là phương án sáng tạo của nhà trường chúng ta, xuât phát từ lợi ích của trò, vì tình thương của thầy cô với thế hệ trẻ. Đạt được tỉ lệ thi đỗ cao là góp phần làm đẹp bộ mằt của trường ta-ông Thành giải thích thêm, không phải chỉ có trường Kinh Đô của chúng ta làm như vậy, tôi đã tham khảo nhiều trường, các trường Trung học phổ thông đều nhất loạt tăng giờ, tăng tiết na ná như phương án tối ưu của chúng ta.
Có tiêng xì xào trong cuộc họp rằng, căn bệnh thành tích đã nhiễm vào cốt tuỷ, nó lây lan rộng khắp trong cơ thể ngành Giáo dục. Thầy Quang sau khi đẩy chiếc kính lão bị trễ lên phía trên sống mũi, lại xin phát biểu:
- Để nâng cao thành tích thi Tốt nghiệp, cuối năm cắt xén chương trình, chỉ học môn đi thi là căn bệnh thành tích. Bây giờ người ta đang chống đấy.
Cô Liên phát biểu ngắn gọn:
-Chúng tôi tán thành với ý kiến thầy Quang
Ông Thành hầm hầm nét mặt, đôi mắt sâu như lặn vào hốc mắt, giọng xoa dịu:
- Xin các thầy cô thông cảm cho-ông đưa mắt nhìn nhũng lá cờ thướng hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác…treo la liệt trên các mảng tường của phòng chờ, giọng ông hùng hồn trở lại, những lá cờ thưởng thi đua kia là sự vinh danh thầy cô chúng ta, đã dầy công luyện thi cho trò Tốt nghiệp cao. Bây giờ chúng ta phải nâng lên tầm cao mới.
Nhóm giáo viên cùng cánh với Hiệu trưởng a dua theo:
-Tán thành ý kiến của lãnh đạo.
Thầy Châu Điên vẻ bức xúc, hàng ria mép đen kịt như hắc ín không ngừng động đạy, đứng bật dậy,giọng oang oang:
- Sớm kì vọng thi Tốt nghiệp đỗ tỉ lệ cao là quá sớm. Vả lại, con số thi đỗ Tốt nghiệp cao của những năm qua chẳng khác gì hàng dởm kém chất lượng.Năm ngoái trường ta đỗ Tốt nghiệp 99%, được tuyên dương đấy, được thưởng cờ thi đua đấy mà thi Đại học chỉ đỗ có 5 %. Vì sao vậy ? Có gì là đáng tự hào nào ?. Chao ôi !
Phòng họp lao xao những lời trao đổi, rì rầm những lời bàn tán rằng, thầy Châu Điên phê phán hiện tượng thi cử Tốt nghiệp là đúng đấy, nhưng lại chưa bám sát mục đích cuộc họp này. Rằng, lí của thầy Quang chẳng ai bẻ được, chắc như cua gạch.Và ràng, nếu tỉ lệ thi Tốt nghiệp không phải là chỉ tiêu thi đua thì sẽ dập được cơn sốt ôn thi đến khốn khổ. Và rằng,cuộc ma-ra-tông chạy đua của các trường để giành tỉ lệ cao chót vót là mầm mống của tiêu cực trong ngành giáo dục. Và nữa,các lò học phụ đạo Tốt nghiệp nhân cơ hội này đua nhau mọc lên. Và nữa,các môn học phụ bị rẻ rúng đến thảm hại, trở thành nạn nhân của thi Tốt nghiệp .Chao ôi! Một lớp giáo viên, nước mắt âm thầm chảy vào trong, vì họ dạy môn học phụ. Định mệnh chăng? Môn phụ trở thành thừa thãi, cực kì vô duyên, chẳng ích gì cho thành tích thi Tốt nghiệp.Nó gián tiếp trở thành vật cản đường. Trò chán học môn phụ, các vị lãnh đạo trường sở cũng chẳng đoái hoài. Môn phụ:Giáo dục công dân, Kỹ thuật công nghiệp, nông nghiệp và cả môn Sủ, môn Địa, tuy là một bộ phận hữu cơ trong thực thể mái trường, vậy mà nó như đứa con ghẻ, sống dở chết dở, không được ai thương yêu chăm sóc…
Chỉ có một điều lạ, là không ai chỉ trích thẳng thừng. “Làng giáo” thời nay cũng đớn lắm, bao năm xẩy ra tiêu cực trong thi cử, ai cũng biết mà vẫn im hơi lặng tiếng.Chẳng ai chịu mổ xẻ chính bản thân mình. Chỉ vài năm nay mới rào rào lên tiếng như té nước theo mưa, ăn theo nói leo, không biết chừng cũng chỉ là phong trào mà thôi ! Có mấy người được như anh giáo Khoa ở Hà Tây dám nói thẳng, nói thật, phê phán tiêu cực trong thi cử….Nói thẳng nói thật, chống tiêu cực bị cô lập, bị trù úm, ai bênh ?
Đồng hồ treo tường trong phòng họp Hội đồng đã chỉ 5 giờ, nắng chiều đã nhạt.
Không một ai muốn kéo dài cuộc họp, chỉ tổ mất thời gian bởi họ biết rằng,ông Thành nào có muốn lắng nghe ai , không bao giờ thay đổi quyết định. Không giáo viên nào muốn phát biếu thêm nữa. Giáo viên dạy môn phụ, tuy biết rằng bộ môn của mình bị cắt xén chương trình nhưng cũng khó cưỡng lại cái lí lẽ “Vì học trò thân yêu, ưu tiên cho thi cử”. Vả lại, người ta bằng lòng với chư “Nhàn”, vì mươi ngày nữa thôi, họ được ngồi chơi nước, hưởng 100% lương, chẳng thua thiệt gì.
Ông Thành một lần nữa nhấn mạnh, hơn một tuần nũa, đúng ngày 10 tháng tư, chúng ta sẽ thực hiện thời khoá biểu mới cho khối lớp 12, chỉ ôn tập 6 môn đi thi. Ông không quên nhắc giáo viên chủ nhiêm lớp 12 rằng, 18 tiết học thêm trong tuần, mỗi tiết trò phải đóng 5 nghìn, vị chi một tháng rưỡi ôn thi gồm 6 tuần, thu gọn một trò 540 nghìn. Giá thế là phải chăng, phù hợp với vật giá leo thang. Chủ nhiêm chịu trách nhiêm thu khoản học phí này.
Phòng họp ồn ào, cuộc họp kết thúc, mọi người đúng dậy vươn vai ra về.Ông Thành hét to, dặn dò: “Các vị chủ nhiêm 12 nhớ nhé !Cố gáng đôn đốc thu gọn một lần, phòng trượt giá. Sẽ có thưởng phần trăm thoả đáng. Nhớ ! Đừng để thất thu”.
*
Những ngày này bệnh tình của cha Liên ổn định. Tuy đầu gối vẫn đau, nhưng những cơn đau thắt dữ dội ở vùng ngực giảm dần. Buổi chiều không mấy khi Liên vắng nhà, bởi phải chăm sóc thuốc thang, cơm nước và nhất là dìu đỡ bươc đi khó nhọc của cha.
Lương của Liên và tiền hưu của cha đủ dùng cho sinh hoạt và thuốc thang. Tuy vậy, đôi lần Liên có ý định mở lò học thêm để có cơ hội tích cóp đồng tiền, phòng bất trắc phải chi tiêu lớn.
Ở cái thành phố rộng lớn này, việc mở lò học thêm có khó khăn gì đâu. Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố,10 người thì 9 người mở lò. Trò học đông như kiến cỏ, thu tiền bạc triệu dễ như anh nông dân vạt tép.Nhưng rồi Liên dập tất ngay ý tưởng ấy. Bởi một lẽ đơn giản, buổi sáng đến trường, buổi chiều Liên không nỡ bỏ mặc cha ở nhà không người đỡ đần. Thuê người giúp việc ư ? giá cả bạc triệu và nhiều cái phiền toái kéo theo, đành thôi.
Liên quí trọng cha cũng bởi điều bình dị, bao năm qua ông trong cảnh « gà trống nuôi con », nuôi cô khôn lớn. Liên không thể không thực hiên phương án chừng mực trong chi tiêu, kể cả những nhu cầu của người con gái muốn làm đẹp mình trong đời sống. Cô thích câu nói của một nhà văn : « Biết đủ thì đủ, cuộc sống cũng không cần nhiều lắm ».
Đã nhiều lần Tuyết hồn nhiên vui vẻ khoe với Liên rằng, mình sắm những bộ đồ mốt, toàn là « hàng hiệu », xịn lắm, giá rẻ cũng vài ba trăm nghìn, có bộ tiền triệu. Mầu sắc tuyệt vời, mầu thiên thanh, mã não mặc vào trông trẻ thêm mấy tuổi. Mầu đào phai, thiên lí, chanh mơ bắt mắt lắm.. Bây giờ mốt áo hai dây hở ngực đang thịnh hành, sành điệu vô cùng, mê không chịu được. Tuyết mua liền hai chiếc. Rồi thì, dùng son Mỹ, Ytalia, đẳng cấp cao hơn son môi Hàn Quốc, nước hoa Pháp quyến rũ mê hồn, chẳng như hàng Tầu dởm. Liên không chê những thứ Tuyết mua sắm, chỉ mỉm cười khen đẹp, khen tốt, thế nhưng cô không mua sắm những thứ ấy.Liên nói với Tuyết, tuỳ theo sở thích và hoàn cảnh của mỗi người.Liên cũng chưa bao giờ than thở về hoàn cảnh không dư dật tiền nong của mình, bởi chẳng muốn người ta « thương vay », phải ái ngại, tỏ lòng trắc ẩn…
Tuy không có ý định mở lò dạy thêm vậy mà, bước vào những ngày ôn tập chuẩn bị cho thi Tốt nghiệp phổ thông, Liên đã nhận lời làm gia sư.
Nghề gia sư khá thịnh hành bởi nhu cầu xã hội lớn lắm. Tuy vậy, ở cái thành phố rộng lớn này, giáo viên dạy giỏi chẳng mấy ai chịu nhận làm gia sư. Gia sư là « Ốsin giáo dục », thấp kém quá. Phần lớn gia sư là sinh viên đang còn theo học, hoặc mới ra trường, chưa kiếm nổi công ăn việc làm. Họ học ở trường Sư phạm, trường Ngoại ngữ, trường Bách khoa, trường Y, trường Dược…cũng có đôi ba thầy cô giáo không ưa mở lò ồn ào tai tiếng, thích tĩnh tại, lặng lẽ, một thầy một đôi trò, nhận làm gia sư giá cao. Gia sư giá mềm, năm chục nghìn một buối dạy. Gia sư giá cao, gấp ba bốn lần, phổ biến lắm.
Liên nhận làm gia sư bởi tình huống khó từ chối…
*
Buổi chiều cô Lơ chủ nhà hàng cà phê giải khát, đẩy cửa bước vào nhà Liên. Chẳng chờ mời ngồi, cô đặt đít xuống ghế, nói một thôi một hồi, xoay quanh chuyện xin cho thằng Đãng-con cô, theo học. Cô Lơ giới thiệu mình là chủ quán « Tơ Vương » nức tiếng, có đứa con trai là Đãng, học lớp 12, con một của cô. Lơ bảo, mình là chỗ thân tình, anh em kết nghĩa với thầy Thành Hiệu trưởng trường Kinh Đô. Nhờ thầy Thành mà biết Liên dạy Văn, giáo viên dạy giỏi.
Cô Lơ kể lể nỗi băn khoăn của người mẹ về sự học của thằng Đãng. Nó học tài tử, đua đòi ham chơi, chẳng mấy khi ngó ngàng đến sách vở. Năm lớp 10 rồi lớp11, 12, nhờ quen biết thầy Thành , nó được lên lớp thẳng ngon lành. Học lớp 12 rồi mà sức học nó đuối lắm. Ngay từ đầu năm học, cô Lơ bảo con, sức học mày đụt lắm, gay go đấy,phải cố gắng, chăm chỉ vào con ạ ! Khốn khổ ! Chẳng như lớp 10,11, lớp 12 cuối năm phải thi Tốt nghiệp, rồi thi vào Đại học nữa chứ. Thằng Đãng già mồm nói, bà già chỉ lo xa, hát mãi cái điệp khúc « Chăm chỉ », « Thi cử » nghe nhàm tai, khó chịu lắm. Nó còn bảo, đầu năm cứ tằng tằng đủng dỉnh, cuối năm tăng tốc lo gì.Cô Lơ nói với nó, bây giờ không học, đầu rỗng tuếch, cuối năm dốc sức sao kịp ? Đãng bảo,con đã có bài bản….Dừng kể chuyện thằng Đãng trong giây lát, nét mặt cô Lơ tươi lên chút ít, vẻ hài lòng, nhoẻn cười, thì thào nói nhỏ với Liên như muốn chỉ mình cô biết chuyện của nó.Cũng mừng, nó bảo bạn nó cùng vần Đ nhiều lắm. Nào là thằng Đệ, thằng Đùng, thằng Đang, thằng Đương chúng nó học siêu các môn tự nhiên và ngoại ngữ. Xếp số báo danh sẽ có đứa ngồi cạnh, con lĩnh xuất ăn theo, dễ ợt. Thằng Đãng còn bảo, mắt con tinh nhanh, kém gì máy phô tô đời mới. Các môn ấy không lo gì điểm liệt, đỗ là cái chắc.
Nằm nghe chuyên của cô Lơ, cha Liên nhăn mặt bảo, quay cóp lôi thôi lắm, phải bảo nó, gian lận trong thi cử là tối kị, giám thị bắt được sẽ bị đình chỉ thi thì khốn. Bây giờ cố gắng còn kịp, tự học mà làm bài.
Cô Lơ vâng vâng dạ dạ cho phải phép mà chẳng cần lưu tâm tới lời của cha Liên. Trong giây lát, nét mặt cuả cô Lơ chuyển sang nhăn nhó, than phiền rằng, thằng Đãng bảo chí lo môn Văn mà thôi. Không khéo lại bị điểm liệt thì « toi ».Cái môn dài dòng chữ nghĩa, phải thuộc thỏ thuộc văn, lại phải phân tich lằng nhằng, lôi thôi lắm. Ấy ! Ấy !Còn phải chấm câu chấm kệ, viết đúng chính tả, rách chuyện, rách chuyện…Uống hớp nước cho trơn họng, cô lại kể, đã một tuần nay, mình đi tìm lò luyên thi Văn. Cưỡi chiếc xe SH, lần tìm đến bao nhiêu là lò luyện. Úi dào ! Sao mà nhiều lò luyên thi đến thế. Như sao sa ! Tất tật các môn đủ cả. Lò lớn, lò bé, phòng to, phòng nhỏ, lò hoc hội trường, lò học trong ngõ ngách, chẳng cần biển lớp. Giá tiền học ở các lò không khác giá hàng ở chợ trời, 20 nghìn, 30 nghìn,100 nghìn một buổi có cả. Thằng Đãng đòi học ở cái lò cỡ đại, ở hội trường, đông vui 150 trò, thầy dạy siêu hạng., nức tiếng toàn thành phố. Cô Lơ chép miệng, nguầy nguậy lắc đầu nói, chẳng tin được mồm nó. Lớp học đông như siêu thị mới khai trương, ồn ào như ong vỡ tổ, dỏng tai nghe giảng, hoạ chăng được chữ đực chữ cái, rồi lại bẻm mép chuyện riêng, bấu chí nhau, chẳng được tích sự gì. Thật là vô duyên, vô duyên ! hỏng bét, hỏng bét ! Cô Lơ nhất quyết không cho con học ở cái lò cỡ đại, phí tiền. Thằng Đãng hậm hực nhưng phải chịu. Thế rồi nó nằng nặc đòi, không chịu học ở lò cách xa nhà một cây số, chỉ học ở lò gần, học gia sư cũng chấp nhận. Mỗi buổi học phải cho nó thêm 50 nghìn để chít chát giải sầu.
Dừng lại giây lát, cô Lơ chuyển mạch câu chuyện nói, số mình còn may. Cô đem chuyện tìm lò học Văn, than phiền với ông anh kết nghĩa là thầy Hiệu trưởng. Thầy Thành mách nước, cô Liên giáo viên dạy giỏi của trường, thừa sức ôn thi đạt hiệu quả cao nhưng không mở lò, thử tìm đến gõ cửa xem sao. Điều mà cô Lơ không kể hết với Liên, ấy là ông Thành tư vấn, phải làm sao nói cho cô Liên mủi lòng, xót thương cảnh ngộ vợ chồng con cái chia lìa, cha nó trong vòng tù tội, « bóc lịch » chung thân.
Kể chuyện gia cảnh thương tâm của mình, nét mặt cô Lơ rầu rầu, buồn bã , thở dài thườn thượt, giọng như điếu văn. Ngày mới cưới, vợ chồng trẻ thương yêu nhau, hạnh phúc lắm. Rồi ,thằng Đãng chào đời, cảnh nhà càng đầm ấm hơn. Vậy mà nào ngờ, ma xui quỉ khiến thì phải, nghe kẻ rủ rê, cái máu ham hố làm giầu đùng đùng nổi lên đã mau chóng dẫn bố thằng Đãng vào vòng tù tội. Năm năm về trước, chồng của Lơ dốc hết tiền bạc vốn liếng. Lơ khôn ngoan, giấu nhẹm vốn riêng của mình. Anh chồng hùn vốn với người ta, vượt biên mua hàng Tầu trốn thuế. Bị Hải quan, Thuế vụ, Biên phòng tịch thu thành ra sạt nghiệp. Vậy mà chẳng bỏ được máu ham hố, anh ta xoay sang vay nóng lãi cao, buôn chuyến hàng sau lớn hơn chuyến hàng trước. Do khôn ngoan « làm luật » nên không bị bắt, nhưng hàng bán, lãi lờ chẳng được là bao. Lâm vào cảnh nợ nần, lãi mẹ đẻ lãi con, không sao trả nổi. Chủ nợ ráo riết, thẳng tay xiết nợ, trốn lủi không xọng.Quẫn bách quá, không chịu nổi, anh ta điên tiết mài dao kháng cự, đâm chém chủ nợ, gây ra án mạng chết người. Bị bắt, chạy không nổi, phải ra hầu toà lĩnh án chung thân.
Cô Lơ bảo, bây giờ chẳng yêu, chẳng thương gì kẻ quịt nợ xấu xa, tàn bạo sát nhân, một đời tù tội. Cuốn túm lấy nó chỉ thiệt thân, phí hoài đời con gái. Thôi thì, đường anh anh đi, đường tôi tôi đi, cắt đứt là thượng sách. Tuy vậy, cô không quên lời nhắn nhủ của anh. Khi bị kết án tù chung thân, phải còng tay, tống lên xe thùng về nhà lao, còn ngoái đầu dặn lại, phải cố cho thằng Đãng ăn học, may ra sau này nên người, đừng như bố nó.
Nghe xong câu chuyện, Liên bàng hoàng thở dài, nói :
- Chuyên cám cảnh quá, tôi nghe mà thấy động lòng
Cô Lơ biết rằng chuyện mình kể đã lay động lòng xót xa, bèn dấn tới :
- Mong cô thương tình, kèm cặp môn Văn cho thằng Đãng. Nó mà thi đỗ, mẹ con tôi một đời chẳng dám quên ơn cô.
Liên nói với cô Lơ :
- Đừng nói ơn với huệ làm gì, chỉ vì tôi eo hẹp thời gian lắm…
Cô Lơ nhanh nhảu cướp lời :
- Thời gian eo hẹp chẳng lo cô ạ, cô bố trí thời gian nào mẹ con tôi cũng nhất nhất tuân theo.
Liên phân vân, do dự nhìn cha vẻ ái ngại. Dường như ông đoán được tâm trạng của con gái, vả lại nể tình cô Lơ đến nhà khẩn khoản xin học cho con. Cảnh nhà mẹ con cô thật ái ngại, ông chủ động lên tiếng nói với Liên :
- Bệnh tình của bố dịu đi vào buổi chiều tối, con không phải băn khoăn.
Lời của cha mở đường cho Liên, giải thoát cho Lơ. Cô được đà nằn nì ,dù là 5 giờ, 6 giờ, hay 7 giờ tối đi chăng nữa, nhờ Liên dành thời gian đến kèm cặp cho thằng Đãng.
Khó lòng từ chối, Liên nhận lời làm gia sư ,dạy ôn thi cho thằng Đãng ngay tại nhà nó vào lúc 7 giờ tối.
Khai trương buổi học đầu tiên, Liên đến sớm, 7 giờ kém 10 phút đã có mặt tai nhà cô Lơ. Cô mừng lắm, nhanh tay pha nước cam mời Liên. Thằng Đãng lúc này không có mặt ở nhà. Mẹ nó giải thích, buổi chiều, Đãng quen giao du với chúng bạn ngoài phố, ham chít chát nên bây giờ vắng mặt. Đành vậy, hãy chờ nó năm, ba phút. Liên hỏi :
- Chị đã thông báo thời gian học thêm là từ 7 giờ , tuần học 2 buổi, thứ ba, thứ năm chưa ?
- Tôi đã nói năm lần bẩy lượt với nó rồi, có lẽ giờ này mảng chơi nên về muộn.
Liên ngạc nhiên, vẩn vơ nghĩ, sắp thi cử đến nơi mà nó mải chơi đến nỗi quên giờ học ở buổi khai trương thế này ư ? Thoáng băn khoăn..
7 giờ 30 phút, Đãng đẩy cửa bước vào nhà, lí nhí chào cô giáo. Mươi phút sau, một cô một trò bước vào giờ học. Thế là ngay buổi hoc đầu tiên chỉ học được chừng một tiếng.
Sau một tuần dạy thằng Đãng, Liên nắm được lực học Văn của nó. Nó đã học lớp 12, sắp thi Tốt nghiệp mà ngờ nghệch đến mức khó hiểu. Đãng không viết nổi một câu văn đúng ngữ pháp. Nó cắn bút đầu hàng, không sao mở bài nổi một đề Văn. Chao ôi ! Viết câu, mở bài là những việc làm sơ đẳng của trò lớp 8, lớp 9. Liên nhếch mép cười, ý nghĩ hài hước chợt đến, nếu mình ở cấp Bộ cấp Sở sẽ cho Đãng xuống ngồi học ở lớp 7 lớp 8 mới vừa sức, dù là nó 17 tuổi, to đùng. Nó không đủ khả năng làm bài văn giải thích chứng minh của Trung học phổ thông. Kiểu bài văn phân tích, bình giảng ở lớp 12 là quá tầm với của Đãng.. Kiến thức Văn của nó hổng như tổ ong tổ mối. Thơ trong chương trình lớp 12 nó nhớ lỗ chỗ không quá 10 câu. Giọng trầm bổng Đãng hát bài « Thuyền và biển » phổ thơ của Xuân Quỳnh nhưng lai không nhớ nổi một câu thơ trong bài « Sóng » trong chương trình lớp 12 của thi sĩ này. Đãng nhớ tên vài tác giả Tố Hữu, Nam Cao, Tô Hoài…nhưng lầm lẫn nhân vật, đoan chắc rằng A Phủ là chiến sĩ cách mạng lão thành, anh Tràng nhặt được vợ trong thời chống Mĩ cứu nước. Đích thị nó là trò ngồi nhầm lớp 12-Liên nghĩ thế.
Việc Đãng thường muộn giờ học , mẹ nó và cô giáo Liên không có cách nào đôn đốc để nó thay đổi. Thói quen thành tật, buổi chiều lang thang với bè bạn, chưa có buổi nào ngồi vào bàn học lúc 7 giờ tối, có buổi muộn cả tiếng đồng hồ.Từ tấm bé được mẹ chiều chuộng, cây măng nay đã thành cây tre cong queo khó uốn. Liên nhắc nhở nó :
- Phải tuân thủ nề nếp giờ giấc, vào học đúng 7 giờ em ạ !
Đãng bảo :
- Muộn tí chút có chết ai đâu !
- Muốn ôn luyện có kết quả phải chịu khó làm bài tập
- Bài làm văn chẳng có đáp số, đúng sai tù mù, lòng thòng ngổn ngang câu chữ, viết mãi chỉ tổ mỏi tay mệt người.
Thời gian trôi nhanh như tiếng ve ngày hè, Liên kèm cặp thằng Đãng, một cô một trò đã 3 tuần, vậy mà nó chẳng chuyển biến là bao. Liên băn khoăn lo ngại lắm.
Tối nay đã gần 8 giờ, Liên ngồi một mình trong phòng đến sốt ruột vẫn nhẫn nại chờ thằng Đãng về để tiến hành buổi học. Những giờ phút chờ đợi vô vị, liên thả mắt vu vơ nhìn ra mặt phố, chỗ mờ mờ tôi tối, chỗ sáng trưng ánh đèn, hỗn độn người xe. Rồi, đổi hướng, ngước nhìn chùm đèn pha lê mờ đục trong phòng, đưa mắt nhìn khung cửa kính nhạt nhoà ánh đèn. Góc nhà là chiếc tủ sẫm mầu có gắn gương nơi cánh tủ, phản chiếu hình Liên. Mặt gương mờ mờ như đang lặng lẽ chụp lại nguyên hình vẻ đăm chiêu , đầy tâm trạng của Liên.
Chuẩn bị tâm thế cho giờ dạy ư ? Giáo học pháp đấy-Liên nghĩ. Thế nhưng, còn đâu là nhưng giờ dạy Văn đầy cảm hứng như dạy trò Đãng thế này !... Nào là lặng im để tâm thế nhập cuộc vào giờ giảng đang chờ đợi, nhập thân vào cái phập phồng hơi thở của chữ nghĩa, với nỗi buồn vui của nhà văn. Rồi con mắt trong trẻo của học trò lên men say cho giọng điêu sôi động của thầy… Nhưng,có gì mà phải day dứt dằn vặt,chính mình đã vui vẻ chấp nhận làm gia sư kia mà-Liên nghĩ.
Bây giờ thì dòng suy tư của Liên đổ dồn vào trò Đãng. Sao con mắt của thằng Đãng lúc nào cũng lờ đờ như ngái ngủ, đang buổi học bất chợt lại gật gù, hết gật trái lại ngẹo đầu gật phải, đích thị là nó ngủ gà ngủ gật, rồi ngáp liền mấy cái, nước mắt giàn dụa.Hay là nó chán học môn Văn. Nghĩ thế, Liên thay đổi cách dạy cho phù hợp với đối tượng. Phải. Cô đã mấy lần thay đổi phương pháp giảng dạy, nhằm lôi nó nhập cuộc vào ôn thi. Phương pháp dạy học bộ môn Văn gọi là giáo học pháp bộ môn, Liên nhớ lắm. Cô đã vân dụng linh hoạt phương pháp ấy trong giờ dạy thằng Đãng. Đầu tư, suy nghĩ cho một buổi dạy thằng Đãng, Liên coi trọng chẳng kém gì các tiết học ở giờ chính khoá trên lớp. Phương pháp sư phạm khơi hứng thú cho trò ư ? Vô hiệu. Dắt dẫn khơi gợi ư ? Nó rỗng kiến thức, đành chịu. Dùng câu hỏi phát vấn để gõ vào trí thông minh của Đãng ? Nó im re không trả lời, thay bằng ngáp vặt. Lựa cách để nó tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức ư ? Nó lim dim ngủ. Liên e ngại nhất, bực tức đến không chịu nổi, cổ họng như có vật chẹn lại bởi vì, Đãng vô cùng ngại viết, không chịu làm bài. Trò học Văn mà không chịu viết, ngại làm bài thì giáo viên có tài thánh cũng chào thua, bó tay đầu hàng.
Những ngày tới đây phải đốc thúc Đãng độc lập làm bài tập, bắt buộc nó phải cầm bút tự lực làm bài. Đó là giải pháp duy nhất thôi thúc Liên. Chỉ có như thế, Đãng mới có cơ may làm nổi bài văn thi Tốt nghiệp. « Giáo viên giỏi đích thực không biết đến chữ khó », ai nói thế nhỉ ?-nghĩ thế, Liên mỉm cười.
Hơn 8 giờ tối, Đãng đẩy cửa bước vào nhà, vẻ mệt mỏi uể oải, nói :
-Học nhiều nặng đầu óc, tiếp thu không nổi, hôm nay chỉ học 15 phút thôi cô ạ !- Gieo mình ngồi phịch xuống ghế nó nói, từ buổi học sau không học lằng nhằng nữa, cô giải bài sẵn, tủ cho em mươi, mười lăm đề Văn.
Liên bực mình, chau lông mày hỏi :
- Học tủ à ?
- Đầu óc em bây giờ rối mù vì học, như máy vi tính bị vi rút làm cho trục trặc, không nhập được dữ liệu, chẳng nhớ nổi, học tủ cũng chẳng xong.
- Vậy thì nhằm mục đích gì nào ? Thành thật nói cho cô biết đi.
- Bài giải sẵn là để làm « phao ».
Liên thở dài, cô đã biết ý đồ của Đãng. Nó muốn có đề bài giải sẵn làm phao, buổi thi Văn sẽ lén lút đưa vào phòng thi, trúng tủ đề bài nào, bí mật giấu giám thị coi thi, chép nguyên si vào tờ giấy thi của mình.
Lời đề nghị của thằng Đãng, Liên chăm chú lắng nghe, bực lắm nhưng chưa trả lời, chỉ ậm à ậm ừ cho qua chuyện.
Liên dự định sẽ phải trao đổi ngay với mẹ nó, về việc Đãng không chú tâm vào việc học để trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng cần thiết nhất, ưng phó với kì thi Tốt nghiệp. Và rồi-Liên nghĩ, mình và mẹ nó sẽ lựa lời uốn nắn, khuyên giải Đãng dốc lực ôn luyện, tự lực vượt qua vòng thi đầy thách đố. Và nữa, phải ngăn chặn, dập tắt ngay ý đồ mạo hiểm , dại dột mang phao vào phòng thi để quay cóp. Hành vi gian dối ấy thật đáng xấu hổ. Nếu không may xẩy ra, giám thị bắt quả tang, sẽ không tha thứ, họ tiến hành lập biên bản để huỷ bài thi hoặc đình chỉ thi. Như vậy trượt là diều khó tránh khỏi. Không. Không nên giải bài tủ sẵn cho thằng Đãng-Liên nhủ mình. Với Liên, làm bài giải sẵn là quá dễ, nhưng như thế đâu phải là dạy, là kèm cặp, là bồi dưỡng cho trò có kiến thức,kĩ năng, phương pháp để tự lực làm bài thi. Liên thề với mình, sẽ không chiều theo ý định thi cử gian lận.
Buổi làm gia sư này như thường lệ, Liên đến nhà cô Lơ lúc 7 giờ tối. Cô Lơ nhanh nhảu pha cốc chè Líp- tông mời Liên. Đặt cốc xuống bàn cô nói :
- Đề nghị với cô từ buổi học này, cho cháu chép bài giải sẵn của cô, tủ những bài nhiều khả năng nhất phải thi. Phải chiều nó thôi cô ạ !
Liên in lặng, bực mình lắm nhưng chưa muốn bộc lộ chính kiến của mình, muốn lắng nghe thêm những đề xuất của cô Lơ. Nhìn tờ lịch to treo trên tường, mẹ thằng Đãng nói tiếp :
- Tính đến hôm nay là tròn một tháng thằng Đãng học cô, lẽ ra phải thanh toán tiền học đúng kì đúng hạn, nhưng chúng mình chưa thoả thuận giá cả cụ thể phải không cô ?
Liên gật đầu, bình thản trả lời :
- Tôi không bận tâm nhiều lắm đến giá cả buổi học dạy cháu, tuỳ chị định liệu là được-Liên nói rành rẽ, giá cả một buổi học không phải là mục tiêu, không phải là điều quan trọng nhất. Điều quan trọng nhất với tôi là đáp lại nguyện vọng của chị và cháu, muốn Đãng có đủ kiến thức cần thiết để vượt qua vòng thi cử.
Cô Lơ mừng rỡ reo lên : « Cô tốt quá ». Vẻ mặt hớn hở nói :
- Đúng là phải tìm mọi cách cho thằng Đãng đủ diểm vượt qua kì ti Tốt nghiệp. Vậy nên tôi muốn thưa chuyên với cô giáo, chẳng giấu diếm gì cô,nói thẳng tưng, trắng phớ ra là, cái gì cũng có hợp đồng thoả thuận-tỏ ra am hiểu thời thế, cô Lơ cười hơ hớ nói, nước ta vào Vê-kép-tê-ô rồi, phải cam kết đấy.Chuyên làm ăn, kinh doanh buôn bán cũng như làm gia sư là phải kí kết hợp đồng sòng phẳng, có điều khoản rõ ràng phải không cô ?
Liên sửng sốt, chưa hiểu thật rõ ý định của cô Lơ, chợt nghĩ,có gì hệ trọng đến mức phải kí kết hợp đồng đây nhỉ ? Thôi thì cứ thử hỏi xem sao :
- Kí kết điều khoản gì hả chị Lơ ?
Cô Lơ móc túi lấy ra hai tờ giấy, trao cho Liên một tờ nói :
- Đây là bản hợp đồng. Mời cô giáo xem kĩ từng điều khoản cho. Điều nào chưa rõ thì hỏi lại tôi rồi hai ta cùng kí. Tôi đã sao hợp đồng thành hai bản, cô giữ một, tôi giữ một-cô Lơ nói thêm,tôi nhờ người quen giầu kinh nghiệm thảo bản hợp đồng này đấy.
Liên không khỏi bất ngờ, phút giây lúng túng ngỡ ngàng hiện trên gương mặt và ánh mắt. Đôi mắt đen láy của Liên mở to, hàng lông mi dài cong cong không ngừng chớp chớp vẻ suy tư nung nấu.Tờ hợp đồng được in rõ ràng, cẩn thận, đẹp đẽ bằng máy vi tính, nếu có dấu đỏ chụp vào sẽ tưởng là văn bản của cơ quan công quyền. Hợp đồng ghi rõ những điểm then chốt. Một là, cô giáo Liên phải giải sẵn bài tủ cho trò Đãng, ít nhất là 30 bài. Hai là, trò Đãng xử dụng đề bài giải sẵn sao cho tối ưu. Ba là, trò Đãng đỗ môn Văn, cô Liên sẽ được lĩnh tiền trọn gói làm gia sư là 2 triệu, cộng với số tiền thưởng tuỳ tâm của cô Lơ, ít nhất là 20 nghìn. Trò Đãng không đỗ môn Văn, mẹ nó không phải trả tiền cho gia sư
Cô Lơ hồ hới nói :
- Cô xem kĩ cho điều 3, tôi xởi lới lắm chẳng như người ta đâu.
Liên đọc lướt bản hợp đồng lần thứ nhất, đôi lông mày nhíu lại. Đọc lần thứ hai, cô mím môi cắn chặt hai hàm răng, có cái gì như trỉch vào huyệt thần kinh nhậy cảm, nhoi nhói trong óc. Bực tức dâng ngập trong lòng. Để giải toả nhanh sự xúc phạm đến không chịu nổi, Liên đúng phắt dậy, nhìn thẳng vào mặt cô Lơ nói :
- Tôi không ngờ và không thể kí bản hợp đồng này.Tạm biệt
Nói xong, quăng bản hợp đồng xuống nền nhà, Liên quay ngoắt, bước chân thoăn thoắt rời nhà cô Lơ lên xe về nhà.
Cô Lơ sửng sốt, không thể ngờ trong giây lát Liên đã bước khỏi nhà. Cô đoán đúng, cô Liên sẽ không quay lại dạy thằng Đãng nữa. Lơ chép miệng: “Cô giáo này không quen kí kết hợp đồng làm ăn” rội nhếch mép cười tự bảo mình : “Con này sẽ không thèm trả một cắc ”, bĩu môi nghĩ : “Sẽ tìm cơ hội chạy cửa khác cho thằng Đãng, lo gì ”.
Về đến nhà, nỗi bực dọc dai dẳng ngự trị như ứ đọng trong lòng, sau lời chào cha ngắn ngủi, Liên chán nản ngồi phịch xuống ghế, hồi lâu lặng lẽ không nói không rằng.
Cha Liên đoán có điều bất thường vừa xẩy ra, ông hói : “Có điều không vui hả con ? ”. Thế rồi ông gạn hỏi, Liên dã kể tường tận đầu đuôi câu chuyện vừa xẩy ra. Nghe chuyện, cha Liên chép miệng lắc đầu nói : “Người ta quen cung cách thương trường, lạnh lùng dùng đồng tiền làm sợi dây ràng buộc. Bây giờ văn hoá thương trường lên ngôi, len lỏi vào mọi ngóc ngách, len lỏi vào việc dạy và học - dừng lại trong phút chốc, ông cất giọng trầm ấm an ủi Liên, chuyện buồn vừa xẩy ra nhưng cha mừng là con đã xử lí đúng, giữ đúng nếp nhà mình. Bây giờ đừng để chuyện ấy lấn cấn, vấn vương mãi trong đầu làm gì ”.
Lời nói của cha khiến Liên có cảm giác nhẹ nhõm thanh thản. Ánh mắt dịu dàng của cô nhìn cha gửi gắm niềm kính trọng biết ơn.Tuy vậy chỉ trong giây lát, chuyện bản hợp đồng của mẹ thằng Đãng lại làm Liên nghĩ ngợi, tạt ngang so sánh đối chiếu.
Phải rồi. Bây giờ có giáo viên mở lò luyện thi đã mạnh bạo thảo hợp đồng kí kết với phụ huymh, nhận dạy trò “Không đỗ không thu tiền ”. Thế nhưng giáo viên kiêm chủ lò “Bán chữ ” ấy đã khôn ngoan khảo sát kĩ lưỡng trình độ học lực và đặc biệt là ý chí, quyết tâm của trò.Cầm chắc 90% trở lên, trò sẽ đủ sức vượt qua vòng thi cử, họ sẽ thảo hợp đồng rồi kí kết. Lẽ đương nhiên, giá cả cao vọt. Còn thằng Đãng ư ? Khỏi phải nói về trình độ, Liên bĩu môi lắc đầu cười thầm tự nhủ mình, thôi đừng so sánh, khập khiễng lắm. Phải chấm dứt ngay dòng suy tư này, đừng để chuyên vô bổ ám ảnh, phải biết quên nhanh cái nên quên.
Sau ngày chấm dứt làm gia sư kèm cặp thằng Đãng, để cho khuây khoả nỗi niềm, quên chuyên đã qua, sáng chủ nhật, Liên xin phép cha đến chơi, thăm cháu Li con chị chủ nhà hàng Hồng Hoa.
*
Từ ngày chị Hoa qua đời, Li thành đứa trẻ mồ côi mẹ, Liên thương nó lắm.Cách năm, ba chủ nhật cô lại đến chơi, thăm nó chừng hai, ba tiếng đồng hồ.
Lần nào thấy Liên từ cửa bước vào,nó cũng lập tức dừng mọi việc, bỏ cuộc chơi, thôi đọc truyện, tắt Ti vi, gập ngay sách vở, ào ra ôm chặt lấy Liên, miệng reo cuống quít : “Dì Liên đến chơi với Li ”. Mừng rỡ quá, đôi mắt trong trẻo long lanh, đen tròn như viên bi của nó trào ra những giọt nước mắt vui sướng, làm chính Liên cũng rơm rớm nước mắt . Lau nước mắt trên má cho nó, Liên bảo: “Xấu hổ quá, khóc à!”. Nó lắc đầu chối đây đẩy, bàn tay nhỏ nhắn nhanh nhảu lau nước mắt.
Buổi trưa Liên phải ra về, Li lại mau nước mắt, ôm chặt dì Liên. Hai dì cháu xoắn xuýt ôm nhau thay lời tạm biệt. Li hôn chùn chụt rõ kêu lên má dì. Liên cũng thơm lên cặp má bầu bầu mịn màng của nó. Lần nào Li cũng bắt dì Liên hứa đi hứa lại “Phải đến chơi nhiều với Li”. Liên hiểu nó thiếu thốn tình mẹ nên khao khát tình. Bây giờ nó đã gần 10 tuổi, thỉnh thoảng lại đòi bố Hồng đèo mình đến chơi với dì Liên.. Và Liên cũng không đổi thói quen, thỉnh thoảng rỗi rãi lại đến thăm nó.
Anh Hồng ít nói nhưng ánh mắt rạng rỡ vui mừng thấy hai dì cháu quyến luyến nhau.Lần nào Liên ra về anh cũng tiễn và dăn với theo: “Thỉnh thoảng dì lại nhớ đến chơi với cháu”, ánh mắt gần gũi thân tình của anh nhìn theo cho đến khi Liên khuất bóng. Lần này tiễn Liên ra về, anh dặn đi dặn lại : “Sắp đến ngày giỗ mẹ cháu Li, ngày ấy thế nào dì Liên cũng đến thắp nén hương cho vong linh mẹ nó được thanh thản”.
*
Vào những ngày đầu tháng 5, tất cả các môn học của lớp 10, lớp 11 đồng loạt làm bài thi học kì 2, kết thúc chương trình năm học. Bởi vậy sau khi thi, các lò học phụ đạo của lớp 10, 11 bắt đầu tắt lửa hạ nhiệt, chấm dứt mục tiêu hành động. Các lò học này nhât loạt đóng cửa. Lớp Hoàng Hôn mà thầy Năng phụ đạo Toán cũng tạm thời nghỉ học. Chỉ có nắng hè thì vẫn ngày ngày không thôi chói chang, tiếng ve kêu trôi dài trong nắng, tràn ngập không gian mái trường. Chùm phượng đang kết nụ, trái bàng non tơ xanh đậm, phổng phao lớn nhanh từng ngày.
Khi lò học phu. đạo lớp 10, 11 đóng cửa lại chính là thời điểm việc ôn tập, luyên thi của trò lớp 12 gia tăng cấp tập, nó trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Lò luyện thi Tốt nghiệp phổ thông trung học ở vào thời kì vận hành hết công suất.
Tuyết vẩn vơ nghĩ tới Năng. Như một phản xạ tự nhiên, ánh mắt Tuyết thường tìm kiếm Năng trong phong chờ, ngoài sân trường, trước cửa lớp học. Cô nhìn anh đăm đăm, thầm mong muốn đôi mắt Năng hãy thầm lặng nói lời trìu mến thương yêu.Cô muốn hai đôi mắt, hai cửa sổ tâm hồn cùng nhau giao lưu, cùng nhau xao động thầm kín Tuyết không thể nào xác định nổi mình yêu Năng từ khi nào. Hồi nhớ nụ hôn của Năng cùng những cử chỉ bạo dạn của anh dành cho Tuyết vào cái đận say bia ở lớp học Hoàng Hôn lại khiến cô bồi hồi, khao khát. Tuyết quyết tâm giờ đây phải hành đông để thưc hiên mong muốn chính đáng của mình. Muốn vậy, phải tạo ra cơ hội gần gũi…
Đồng thời để lôi cuốn trò lớp 12 ở lò luyện thi Văn của mình, cô Tuyết hạ quyết tâm lôi kéo thầy Năng đến phụ đạo Toán cho trò một tuần hai buổi. Trò biết ý định của cô mời thầy dạy Toán nức danh đến dạy thêm cho mình, chúng hoan hô, vỗ tay đồm độp, miêng la hét “ Hoan hô sư phụ Năng”- chúng nhiễm ngôn ngữ phim Chưởng, phim Tầu mà bây giờ người ta phát trên Ti vi, ghi hình trên băng đĩa bán la liệt ở các cửa hàng Văn hoá phẩm. Cô Tuyết nở nụ cười hở răng hở lợi.
Tuyết tìm đến nhà gặp thầy Năng, mắt lúng liếng, khẩn khoản nói:
- Anh làm ơn tiếp sức cho trò luyện thi ở lò của Tuyết, môn Toán của chúng yếu quá.
Năng ngạc nhiên:
- Sao lò Văn lại học Toán là thế nào ? Kì quặc thế!
Tuyết nằn nì, ánh mắt đong đưa, lời cầu xin như lôi kéo thắt buộc:
- Em xin, em nhờ anh đấy. Sắp đến ngày thi rồi, bồi bổ cho trò tí ti Toán tại lò của Tuyết như thể là nhà hàng khuyến mãi có sao đâu - Tuyết không nói hết điều suy tính của mình. Lò dạy Văn của Tuyết sang năm thế nào chẳng đông trò, bởi có sự hỗ trợ của thầy Năng siêu sao môn Toán. Và nữa, có cơ hội bên anh, gần anh…
Dù rằng không hào hứng cộng tác cùng Tuyết, nhưng Năng không tìm nổi lí do từ chối. Vả lại, là đồng nghiệp cùng trường, ngày ngày giáp mặt nhau, bây giờ họ nhờ cậy, khó ai có thể đang tâm khước từ. Năng đã nhận lời thuận theo yêu cầu của Tuyết, dạy Toán vào chiều thứ năm và thứ bẩy từ 5 giờ đến 6 giờ 30 phút .
Được thầy Năng dạy ở lò luyên Văn của mình, trò cao hứng bảo nhau, phải đặt tên cho lò luyện một cái tên rõ kêu, nghe sướng tai, không kém phần lãng mạn “Lò Văn Toán giao duyên”. Cô Tuyết thinh thích, tủm tỉm cười.
Tuyết giao nhiệm vụ cho trò “Trưởng lò”, buổi nào thầy Năng dạy, phải nhớ bảo nhau thu chút “tiền cám”, mua nước sinh tố hoặc cốc chè thập cẩm xứ Huế có đá mát lạnh để thầy bồi dưỡng trước giờ dạy.
Còn mình, khi tan buổi học sẽ mời thầy Năng đến cửa hàng cà phê giải khát, uống gì tuỳ thích.Tuyết biết, Năng ưa nhâm nhi cà phê đá Trung Nguyên, hoặc thư thái bên cốc bia hơi ở nhà hàng có hàng cây cổ thụ râm mat, che rợp vỉa hè.
Lò “ Văn Toán giao duyên” nằm ở ngõ phố, cách nhà cô giáo Liên chừng 7,8 trăm mét. Thỉnh thoảng sau khi kết thúc buổi học, Tuyết lại tạt vào nhà Liên mươi, mười lăm phút, cùng nhau “buôn dưa lê”, tán chuyện phiếm. Tuyết đùa vui bảo,nhà Liên như phòng chờ của Hội đồng nhà trường cho những giây phút nghỉ ngơi thư giãn của mình sau buổi vào lò.
Bây giờ thầy Năng dạy Toán ở lò Văn Toán giao duyên nên Tuyết thường đến nhà Liên vào chiều tối thứ năm và thứ bẩy để sau dó ít phút kịp đón thầy Năng đến cửa hàng giải khát.
Thấy thời gian biểu Tuyết đến nhà mình bây giờ khác hẳn ngày trước, Liên hỏi:
- Lò Văn bây giờ tăng thêm buổi à ?
- Ừ, sắp thi nên phải tăng buổi
- Học lúc 6 giờ rưỡi à ?
Tuyết cười bí hiểm rồi à à, ừ ừ cho qua chuyện.
Liên ngờ ngợ, sao cứ vào buổi dạy ở lò vào thứ năm và thứ bẩy Tuyết lại ăn mặc đỏm dáng như đi dự hội hè thế nhỉ ? Lạ thật ! lên lớp mà mặc áo hai dây hở nửa ngực, chương chướng thế nào ấy. Quần bó mông căng ninh ních, môi đậm son bã trầu. Và nữa, người ngợm áo quần thơm lừng mùi nước hoa đến nhức mũi. Quả tình, nước hoa Pháp thơm thật. Nhưng rồi Liên lại tự bảo mình, tính nó thích chơi bời sành điệu, góp ý với nó cũng khó. Thôi thì kệ nó, chẳng bận tâm làm gì
Liên mơ hồ cảm nhận, tính tình Tuyết bây giờ dễ chịu, dễ gần gũi hơn, nói cười rổn rảng, chẳng ham tranh luận giành phần thắng về mình. Hình như Tuyết có điều gì vui hơn trước, chuyện trò như không dứt ra được.Thế nhưng cũng là lạ, nó như thấp thỏm, ngóng đợi, chốc chốc lại nhìn đồng hồ, cứ như thể sắp có cuộc gặp gỡ phải y chang giờ hẹn vào lúc 6 giờ 30 phút.
Người con gái khi lòng khấp khởi, ngập tràn hi vọng yêu đương, dù là mới chớm nở hay ngộ nhận là tình yêu, thường đáng yêu hơn và khó giấu nổi lòng mình.Tuyết hé lộ với Liên :
- Chẳng phải tớ đi dạy lúc này đâu, đi đón người thân ấy mà.
- Anh ấy tên là gì, làm gì, có bật mí cho bạn biết được không ?
- Còn bí mật, mới chớm nở ấy mà.
Lòng ngập tràn hứng khởi, không giấu nổi kỉ niệm đắm đuối biết bao rung động ở lớp Hoàng Hôn ngày trước, Tuyết nửa kín nửa hở khoe, dù là mới yêu nhưng anh ấy đã trao cho mình kỉ niêm không quên- nửa như giãi bầy, Tuyết bảo, khi yêu người ta hôn nhau cũng là thường tinh ấy mà.
Nghĩ đến nụ hôn ấy, Tuyết khấp khởi hi vọng. Sự chân thành và nồng nàn không mệt mỏi của người con gái sẽ chinh phục người con trai.Tuyết tin điều ấy. Chỉ mới là tự tin và hi vọng nên chỉ có thể nửa kín nửa hở mà thôi.
Còn một lí do nữa khiến Tuyết tạm thời phải giữ kín chuyện tình của mình với Năng. Tuyết e ngại ,dè chừng, bởi cô đã không ít lần chứng kiến tại phòng chờ của Hội đồng nhà trường, anh Năng và Liên trò chuyện thân tình có vẻ như tâm đầu ý hợp. Rất có thể Liên là thế lực cạnh tranh đầy thế lực.Nhưng rồi Tuyết thầm nghĩ, Liên giản dị quá không bạo dạn chủ động giành lấy tình yêu như Tuyết. Nghĩ thế Tuyết yên lòng.
Lúc này 6 giờ 25 phút, Tuyết ngấp nghé ngoài cửa lò Văn Toán giao duyên. 5 phút nữa tan học, Tuyết sẽ mời Năng tới cửa hàng cà phê giải khát
Tuyết vẫn nhớ, buổi đầu tiên mời Năng đến cửa hàng giải khát, anh dè dặt nói :
- Tôi không muốn làm phiền Tuyết đến thế.
- Có gì mà phiền. Anh đến lò này hỗ trợ cho trò giúp Tuyết nên Tuyết quí anh, mời nhau cốc nước là lẽ thường tình, ai chẳng xử lí như thế, ngại gì hả anh ?
Lời của Tuyết có lí, Năng không từ chối được. Tuyết thường thuê xe ôm đến lớp, rồi Năng đèo Tuyết đến cửa hàng giải khát.Năng ý tứ căn dặn, con gái ngối sau, đừng ôm eo, người ta biết mình là giáo viên trông khó coi lắm. Bởi không được ôm eo, Tuyết ngồi sát sạt anh cho an toàn. Đường phố đông người, đèn xanh đèn đỏ nơi ngã tư ngã năm, tốc độ xe đột ngột thay đổi, Tuyết có cơ hội ôm eo thầy Năng trong giây lát.Gặp ổ gà, ga thoát nước, xe phanh gấp, Tuyết lại được dịp ôm lâu lâu, ngực Tuyết chà nhẹ, áp lên lưng thậy Năng. Cảm giác ấy người cầm lái rõ lắm. Có lúc xe không gặp ổ gà, hứng lên,Tuyết đột nhiên ôm dính thầy Năng, cười hi hí. Cô bảo, em phòng xa nhỡ gặp ổ gà, phải ôm chặt anh cho khỏi đau tim.Người đi đường dửng dưng nhìn hai người, họ đã quá quen cái cảnh đôi tình nhân, gái ngồi sau xe ôm chặt trai lái xe trên đường, chẳng có gì lạ.
Đến cửa hàng giải khát, Năng bảo anh không uống bia,nhỡ say, lái xe nguy hiểm lắm. Anh không muốn gợi chuyên cũ, chuyện uổng bia ở lớp Hoàng Hôn tại nhà bà dì của Tuyết đến nỗi không làm chủ nổi mình, từng làm cho anh mắc cỡ khó xử.
Giải khát xong, Năng đèo Tuyết về nhà. Tiễn anh ra về, Tuyết bảo, dạy nhiều, phải chú ý giữ gìn sức khoẻ rồi dúi vào tay anh gói ô mai gừng, ngậm vào phòng viêm họng, viêm thanh quản. Mắt Tuyết đong đưa nhìn Năng dặn, ngậm ô mai anh phải nhớ đến Tuyết.Cô bắt anh xoè bàn tay để mình đặt gói ô mai vào lòng bàn tay. Lần đầu tiên, Năng nhìn dọi vào vào đôi mắt Tuyết. Mắt em sóng sánh đa tình , trái tim anh chợt rôn rã khác lạ. Lần đầu tiên như thế Năng cảm nhân đươc sự êm dịu đắm đuối. Anh nắm chặt bàn tay Tuyết trong chốc lát. Sung sưóng đến ngỡ ngàng, Tuyết đứng ngây người, mắt đong đưa nhìn Năng .Cô đủ nhậy cảm để nhận ra tình cảm yêu dấu của người con trai dành cho người con gái. Tiễn anh, chưa bao giờ Tuyết thấy lưu luyến, gần gũi như lúc này, lòng xốn xang những xao động.
Năng ra về, đưa quả ô mai vào miệng, vị chua chua mằn mặn không làm anh khó chịu, anh nghĩ đến Tuyết. Em chân tình với anh. Đột nhiên cái cảm giác âm ấm nóng nơi cơ thể Tuyết đang mơn man va quệt lúc mạnh, lúc nhẹ như còn nguyên cảm giác. Thế mà, trong buổi đầu đèo Tuyết cũng chính bộ ngực ấy lại khiến Năng có chút ngần ngại. Dần dà thành quen, quen rồi thành gần gũi thinh thích, nó đẩy lui sự ngại ngần ban đầu. Người ta bảo lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, mưa dầm thấm đất quả không sai . Phải rồi, hôm nay anh đã bất ngờ đạp chân phanh để nhận lấy cái cảm giác thinh thích thật quen của bộ ngực ấy. Năng lan man nghĩ, tất cả, tất cả, từ giọng nói, ánh mắt đa cảm, những lần đèo xe rồi cà phê giải khát,cùng nhau trò chuyện cho đến gói ô mai nhỏ bé, chất chứa sự quan tâm , chiều chuộng ân cần đã gom góp tích tụ thành mối giao cảm tự nhiên giữa anh và Tuyết. Ranh giới giữa yêu và thân không thành đường ranh rõ nét mà chính anh cũng không phân biệt nổi.
Đã vào đêm, đặt mình xuống giường, ngon đèn đã tắt từ lâu, mắt Năng chong chong thao thức, anh nhớ tới Tuyết và chợt nghĩ tới Liên.Liên xinh xắn, duyên dáng và ý tứ. Anh thầm yêu Liên đã từ lâu, tuy cả hai người chưa một lần trực tiếp nói chữ yêu nhưng anh linh cảm được tình yêu ấy những ngày qua đang lớn lên, dần chín ở anh và cả Liên. Cuộc giao lưu trò chuyên nào với Liên cũng làm anh thú vị. Mỗi lần trò chuyện với Liên, tình cảm của hai người như đực vun tưới.
Còn Tuyết ? Bạo dạn quá, điều mà anh không ưa lắm. Nhưng lạ thật ! chính sự bạo dạn lại có lúc làm anh xáo động hứng thú. Em dã không ngại ngần, thành thật bộc lộ tình cảm của mình với anh, điều ấy chẳng có gì là xấu xa. Tuyết đa cảm đa tình lắm.Nếu có bàn cân định lượng giá trị, thế nào anh cũng dùng nó để thẩm định giá trị giữa Liên và Tuyết
8 giờ tối thứ bẩy ngày mai, nhóm ca sĩ Sao Mai điểm hẹn có chương trình biểu diễn chọn lọc tại nhà hát thành phố, Năng sẽ mua vé mời Liên cùng đi. Cũng đã lâu rồi anh chưa cùng Liên xem chương trình biểu diễn ca nhạc đặc sắc. Anh dự định sáng mai mua vé, buổi chiều tối, sau giờ dạy ở lò Văn Toán giao duyên, một tiếng sau đó, đúng 7 giờ 30 phút sẽ đến nhà rủ Liên đi cùng
Chiều thứ bẩy, như thường lệ, Tuyết ghé qua nha Liên trước khi đến lò Văn Toán giao duyên mời Năng cùng mình đi giải khát. Tuýêt diện bộ đồ hàng hiệu bắt mắt, trang điểm son phấn bước vào nhà Liên, mang theo mùi nước hoa hảo hạng đã thành quen.Liên lại đùa vui :
- Ăn mặc chải chuốt thế kia lại đi đón người thân chứ gì ?
Tuyết nhoẻn cười gật đầu, thích thú với lời nói vui ấy. Vẻ hớn hở, Tuyết bảo :
- Thứ bẩy đi chơi với người yêu phải ăn mặc cho tươm tất chứ.
- Vẫn chưa cho người ta biết mặt, biết tên người ấy đấy
- Liên cũng chẳng lạ gì người ấy ! Năm bữa nửa tháng nữa, chẳng lâu la gì đâu, tớ sẽ thông báo chính thức cho Liên.
- Nhất định thế nhé !
- Hứa đấy. Nhưng Liên phải ủng hộ tớ.
Liên gật đầu. Đúng nó có người yêu rồi, mà lạ thật - Liên nghĩ, Sao Tuyết lại nói là mình chẳng lạ gì người ấy là thế nào nhỉ ? Cớ gì nó phải vòng vo bí mật đến thế ! Ai thế nhỉ ? Nó giấu diếm mãi, chẳng thèm hỏi nữa, lát nữa, sẽ « bám đuôi » để khám phá bí mật của cô nàng, xem người tình của nó mặt ngang mũi dọc ra sao -Liên dự định thế.
Rời nhà Liên, Tuyết ngồi xe ôm đến lò Văn Toán giao duyên. Liên mau lẹ nổ máy, phóng xe bám theo. Dãn cách cự li của hai xe chừng độ ba, bốn chục mét, Tuyết không thể biết điều ấy.
Và rồi Liên giật mình, bất chợt choáng váng sa sẩm mặt mũi. Không thể ngờ nổi người con trai kia lại chính là Năng. Liên nhìn rõ cảnh Tuýêt ngồi sau xe ôm eo Nặng, anh không phản đối, lại còn tươi cười nữa chứ ! Quái lạ, xe chuẩn bị nổ máy Tuyết đã ôm dính lấy Năng, chỉ có yêu nhau người ta mới bạo dạn ôm eo sát sạt đến thế. Ôm nhau giữa ban ban ngày ban mặt dơ dáng lắm - Liên nghĩ. Sự uất ức trong giây lát chiếm lĩnh, dầy vò Liên như thể có kẻ lừa phản mình trắng trợn, sự lừa phản diễn ra ngay trước mắt, chẳng cần giấu diếm. Tim Liên đập rối loạn như quậy phá trong lồng ngực, lúc thì dồn lên,lúc như đột ngột ngưng lại đau đớn, đầu óc Liên quay cuồng. Chiếc xe chở Tuyết đã rồ máy lao nhanh như trêu ngươi, Liên bám đuổi theo sau để chứng kiến tường tận hơn. Vẫn là cảnh Tuyết ôm xiết Năng. Bất chợt có cái gì dâng nhanh, chặn ngang lồng ngực đến mức khó thở, Liên đau xót mím chặt môi, mấy lần thở dài. Chỉ đến khi xe của Năng dừng lại trước cửa hàng cà phê giải khát, hai người xuống xe, Tuyết cười toe toét và kìa, họ dắt tay nhau vào cửa hàng, Tuyết ngả người vào Năng. Đích thị là một đôi tình nhân. Liên chẳng còn muốn chứng kiến thêm nữa, tức tốc, quay xe trở về ngay nhà mình.
Về đến nhà, cha Liên nằm nghỉ ở phòng trong, Liên gieo mình xuông ghế, ngồi thẫn thở như kẻ thất tình,thá mắt vu vơ nìn qua khung cửa sổ. Ánh đèn nhạt nhoà trong ngõ phố tẻ ngắt, vô hồn vô cảm trong ánh mắt hờ hững của cô. Chẳng muốn ngẫm nghĩ, không để tâm vào cảnh vật, dòng suy nghĩ nội tâm lên tiếng, thế là chấm hết, chấm hết quan hệ với anh. Buôn bã, hoang vu, trống trải chiếm ngự.Chốc chốc Liên lại thở dài. Phải quên, quên trong cay đắng. Bất chợt tim nhoi nhói đau…Hình ảnh Tuyết ôm ghì Năng trên xe máy sống động trong kí ức. Ngay tức khắc muốn quên mau cảnh trớ trêu uất ức ấy, Liên mím môi cắn chặt hai hàm răng, cô đành tự an úi , cả anh Năng và mình chưa ai nói lời chính thức hẹn ước lứa đôi, đã ràng buộc nhau đâu, vậy nên anh ta có quyền đến với Tuyết. Người ta có quyền sóng đôi với nhau mà không mắc lỗi. Thôi đành vậy, chấp nhận mất mát. Luyến tiếc làm gì nữa khi anh đã trong vòng tay ôm chặt của Tuyết. Hãy dũng cảm vượt qua. Không thể ngập chìm trong nỗi thất vọng buồn chán. Liên nghĩ, từ giờ phút này phải minh bạch, thẳng thắn với anh ấy…
Bỗng có tiếng gõ cửa. Mùi nước hoa quen thuộc len qua khe cửa. Người mang mùi nước hoa ấy đẩy cửa bước vào. Trớ trêu thay ! Không phải là Tuyết mà là Năng-mùi nước hoa của Tuyết vô tình ướp vào áo anh từ lúc nào, Năng không hề hay biết. Bây giờ mùi nước hoa như khiêu khich, chọc giận Liên, chống lại anh. Liên lạnh lùng lên tiếng :
- Anh Năng còn đến đây à ? Mùi nước hoa thơm quá ! Anh quen giải bài toán để tìm ra hai đáp số phải không ?
Năng sửng sốt mở to đôi mắt. Không hiểu Liên muốn nói điều gì. Có bao giờ Liên nói lời mang ngụ ý thâm thuý khó hiểu hoặc hờn giận đâu - Năng nghĩ vậy. Anh không tìm được câu trả lời vào lúc này. Ngước nhìn đôi mắt nghiêm lạnh,ráo hoảnh của Liên, Năng lo ngại, dè dặt lấy từ trong túi áo ra một đôi vé xem ca nhạc, giong êm ái :
- Anh mang vé đến đây, mời Liên cùng đi xem biểu diễn ca nhạc Sao mai điểm hẹn tối nay .
Liên cười nhạt nói :
- Chà chà !Anh mời tôi đấy ư ? Hài hước thật-cô nhếch mép bĩu môi , nhầm địa chỉ rồi. Chiếc vé kia mời Tuyết mới phải lẽ.
Không khỏi ngạc nhiên nhưng cũng mơ hồ hiểu nguyên nhân, Năng muốn được biết rõ ràng hơn, gạn hỏi :
- Anh không hiểu Liên nói gì vậy ? Em nói rõ hơn được không ?
- Chẳng nên đóng kịch và úp mở làm gì. Là giáo viên Toán chắc anh hiểu rõ hơn tôi. Thế này nhé ! Giải một bài toán có thể tìm được hai nghiệm số. Còn tình yêu thưa anh, chỉ có một và một mà thôi. Hãy mang vé của anh đi mời bạn gái thân nhất.Từ nay, đừng bao giờ anh phải cất công nhọc lòng mời mọc tôi làm gì, vô ích, tôi không quen bắt cá hai tay.
Im lặng, choáng váng, Năng cảm nhận được điều nghiêm trọng đã xẩy ra, có cái gì như đang sụp đổ, mất mát. Đầu óc rối loạn quay cuồng, Năng linh cảm mối quan hệ với Liên vừa tan vỡ, khó bề hàn gắn. Ý nghĩ vụt đến, Liên đã biết chuyện Tuyết thân tình gắn bó, dập dìu với mình rồi ư ?. Thật khó mà thanh minh. Đứng lặng một hồi lâu, cả hai không nói, Năng cúi đầu buồn bã rời căn phòng.Không có bước chân đưa tiễn, Tiếng sập cửa thật mạnh, dứt khoát. Sau âm thanh sập cửa, Năng ngao ngán xé vụn cặp vé xem chương trình ca nhạc. Và, chưa bao giờ cảm giác đau đớn, tan nát trong lòng lại đến với anh mau lẹ đến thế. Giây phút choáng váng trong người cũng là lúc anh cảm nhận rõ lắm, mình yêu Liên biết chừng nào. Cảm giác mất mat, đau đớn vò xé tâm can anh. Năng lủi thủi lên xe rời nhà Liên.
Xe không đưa Năng đến nhà hát, không về nhà mà lăn bánh lang thang trên đường phố. Xe lao đi không có chủ định và cũng chẳng có định hướng, nó ngoặt vào phố nhỏ, đưa anh đến quán cà phê vắng khách bên vỉa hè.Anh nhấm nháp ngụm cà phê đen sánh không đá, lặng lẽ, trầm ngâm. Có vị đắng của cà phê và vị đắng của tình yêu mà giờ này anh trải nghiệm. Đầu anh tỉnh táo. Bỗng Năng nảy ra ý nghĩ, phải gặp Liên một lần nữa để cứu vãn tình thế. Nhất định phải gặp Liên để thành thật bầy tỏ tình yêu của mình với Liên. Chăng có gì phải ngại ngần.
Ba ngày sau, Năng chủ động gặp Liên sau buổi họp Hội đồng nhà trường. Đôi mắt và hàng mi dài, cong cong của Liên không chớp nhìn thẳng vào đôi mắt Năng, toát lên vẻ thẳng thắn, nghiêm khắc. Năng né tránh ánh mắt ấy, tay anh vụng về lóng ngóng nhấc lên rồi lại đặt xuống mặt bàn cốc cà phê mà chủ quán vừa bê tới. Im lăng một hồi lâu, anh lên tiếng :
-Anh dã có lúc phạm sai lầm, chưa rõ ràng dứt khoát trong quan hệ tình cảm nam nữ...Thế nhưng trước sau như một, em chính là người anh yêu nhất Liên ạ.
-Rất có thể như thế. Nhưng em không thể chấp nhận được, người yêu của mình trong vòng tay âu yếm của người khác. Và hơn thế nũa, người ấy đang yêu lại đặt nụ hôn nồng nàn lên môi người con gái khác. Thật sự em không chịu nổi người con trai buông thả, có nguy cơ không kiểm soát nổi mình. Em ghen ư ? có thể như thế đấy. Tình yêu là để dành riêng cho nhau, không thể chung chạ, chia sẻ. Sư thuỷ chung là gốc rễ cho tình yêu bền vững.Em không quen tình yêu bao la, không giới hạn.
Năng liếc nhanh, dõi nhìn gương mặt thanh thoát của Liên. Anh chợt nhận ra gương mặt ấy hao hao,quầng mắt mờ mờ thâm lại. Chắc là mấy đêm rồi cô ấy mất ngủ -Năng nghĩ thế, anh đã nghĩ đúng. Và kia nữa, giọt nước mắt trong veo lăn nhanh trên gò má Liên.
Không muốn ngồi lâu hơn nữa, Liên tạm biệt Năng, thoăn thoắt bước ra về. Năng biết, thế là hết, cánh cửa tình yêu của Liên dành cho anh đã khép lại vĩnh viễn.
*
Trung tuần thámg 5, nắng gay gắt hơn, trải ra khắp phố phường, hè đường ngõ phố. Những tán lá xanh đội nắng ngoài sân trường lặng gió đứng im phăng phắc.
Chẳng còn bao lâu nữa năm học sẽ kết thúc. Buổi chiều nay tại phòng chờ của Hội đồng nhà trường, giáo viên các bộ môn có mặt đông đủ để vào điểm tổng kết năm học cho trò ở hai khối lớp 10 và 11. Cửa chùng, cửa xổ mở toang cho thông hơi thoáng khí. Quạt trần vặn số cực đại, cánh quạt quay vù vù, phần phật chém gió, cố xua đi cái nóng ngột ngạt, hầm hập từ sân trường ùa vào.
Đã hai ngày, giáo viên các bộ môn lúi húi, căm cụi cộng điểm, chia điểm và rồi lăm lăm với cây bút bi trong tay cùng trang sổ điểm. Sổ điểm lớp được luân chuyển từ tay giáo viên này đến giáo viên khác, liên tục vào điểm. Góc này, góc kia thỉnh thoảng người ta lại chứng kiến cái cảnh, giáo viên lật trang sổ điểm, xem điểm tổng kết cuối năm của trò. Những trò ấy là con, là cháu hoặc có quan hệ mật thiết với họ. Kế đó là tiếng trao đổi nho nhỏ chỉ vừa đủ nghe về điểm tổng kết của trò này trò nọ. Người ta ngỏ lời xin xỏ chữa điểm tổng kết.
Ông Thành đứng ngoài hành lang, lia mắt nhìn vào, thừa biết những cuộc trao đổi kia không ngoài ý định « chạy điểm ». Ông tự nhủ, mặc cho họ thực hiên. những phi vụ xin xỏ nâng điểm, vả lại mình ông ngăn sao nổi. Nâng diểm tổng kết, trò vụt trở thành học sinh giỏi, học sinh tiên tiến hoặc đủ điểm lên lớp, tỉ lệ thành tích cao hơn, bề dầy thành tích của nhà trường càng vẻ vang, Hiệu trưởng càng nở mày nở mặt, chẳng thua thiệt gì. Ông nhếch mép cười bâng quơ nghĩ, thằng Thành này chẳng để nước đến chân mới nhảy như các vị đâu, lộ liễu lắm, mang tiếng chạy chọt xin xỏ. Trước ngày vào điểm, từ hai tuần trước, ông đã nhờ mấy thầy cô dạy bộ môn Toán, Lí -họ là những giáo viên thân cận, dễ dãi, nể Hiệu trưởng, “cấy điểm ” 7, điểm 8 vào sổ cho con cho cháu của mấy vị phụ huynh mà ông quen biết, thế là chúng đủ điểm lên lớp. Họ nhờ vả, quà cáp ra tấm ra miếng, hậu hĩnh lắm.
Đúng như ông Thành suy đoán, người ta nằn nì, nhờ vả xin nâng điểm tổng kết cho trò quen biết. Giáo viên cùng trường, ngày ngày giáp mặt, bây giờ họ khẩn khoản xin điểm, khó lòng từ chối. Có người xin điểm cho con cho cháu, nhưng cũng không thiếu gì kẻ “chạy điểm” để kiếm chác vụ lợi. Nguỵ trang xin điển cho cháu gần, cháu xa bên nội bên ngoại, nhưng thực chất họ chạy điểm cho con, cho cháu người móc nối với họ. Thời buổi này, chạy điểm có giá sòng phẳng.
Nào là thầy dạy Toán xin điểm Văn cho cháu gái đằng vợ, cô dạy Lý xin điểm Hoá cho cháu trai bên chồng, thầy dạy Thể dục xin điểm Kỹ thuật cho cháu nuôi …Thế là điểm khá, điểm giỏi được cấy tua tủa vào sổ . Điểm 8, điểm 9 nở rộ như hoa phượng mùa hè, trông đến thích mắt.
Tuy vậy không phải thầy giáo, cô giáo nào cũng nhắm mắt dễ dãi cho điểm.Họ truy xét đến cùng, trò ấy có đích thị là con là cháu ruột không ? Có họ với bố hay với mẹ, có cùng huyết thống không ? Không phải là cảnh sát điều tra nhưng họ thẩm vấn ráo riết lắm, quà cáp chẳng lung lạc được họ.
Giáo viên cùng trường không lạ gì tính nết nhau, ai dẽ dãi, ai cứng rắn, họ biết hết.. Họ bảo thầy Quang, thầy Châu Điên khắt khe, nguyên tắc, khó xin điểm.
Cô Tuyết vanh vách kể với mọi người rằng, mình xin điểm cho thằng cháu họ ba đời, tên nó là Đùn. Thầy Quang hỏi, sao nó được đặt tên là Đùn ? Tuyết trả lời,em chịu. Thế mà thầy biết, giải thích rằng, nó hay ỉa đùn ra quần, thối lắm nên mới được đặt tên ngồ ngộ như thế .Thầy còn nói, nó là thằng lười học đại hạng, cả năm chưa một lần thuộc bài, mấy lần gọi lên bảng kiểm tra miệng, nó đứng ngây như ngỗng ỉa. Bây giờ không nâng điểm được vì rằng, phải đảm bảo công bằng xã hội , tôn trọng thực tế khách quan. Bởi vậy người ta né tránh xin điểm các thầy cô khe khắt, không khéo lại còn bị mắng sơi sơi, thật là xấu hổ.
Bỗng phòng chờ oang oang tiếng thầy Châu Điên :
- Các vị chạy điểm mệt nhỉ ?
Giọng đục đục của giáo viên xin điểm đáp lại :
- Vì cây dây cuốn, mệt cũng phải cắn răng mà chịu.
Có giáo viên giễu cợt:
- Vì ”cây” hay vì “chỉ ” ?
Tiếng người đáo để đốp chát :
- Dễ mà xúc được đấy ! Đừng vơ đũa cả nắm.
Giọng sang sảng của thầy Quang :
- Trò học kém không tìm được cửa chạy thì sao nhỉ ?
Lập tức có tiếng trả lời :
- Thì lưu ban, ở lại lớp.
Người ta biết câu hỏi ngụ ý phê bình của thầy Quang. Việc chạy điểm thành công, trò sẽ được lên lớp mà lẽ ra nó phải lưu ban, phương hại đến tính công bằng xã hội trong giáo dục. Việc làm ấy tiêu cực, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trò ” “ngồi nhầm lớp” hiện nạy.
Thầy Quang quay sang hỏi cô Liên :
- Có ai xin điểm em không ?
- Cũng có thầy ạ ! Cô giáo dạy Địa xin điểm cho con. Nó ốm phải nằm viện nủa tháng nên điểm tông kết hơi thấp.
- Nó ốm, nào phải lưòi học, chiếu cố nâng điểm cho nó là phải. Con cái đồng nghiệp, chẳng phải loại mở lò dạy thêm dạy nếm, đời sống không lấy gì làm khá giả, mình tạo điều kiên cho con cái họ cũng là phải đạo.
Liên mỉm cười nhìn thầy Quang với ánh mắt thiện cảm, quí trọng. Người ta bảo thầy khắt khe nhưng lại không biết rằng thầy đông cảm với việc nâng điểm có tình,có lí, Liên nghĩ vậy.
*
Sổ điểm lớp 10 và lớp 11 hoàn thành vào điểm tổng kết cuối năm học, được đưa ngay về phòng Hiệu trưởng.
Buổi sáng, tại phòng Hiệu trưởng, ông Thành lật sổ điểm xem trang ghi điểm tổng kết cuối năm. Ở trang này giáo viên chủ nhiệm lớp căn cứ vào điểm tổng kết đã ghi cụ thể hoc sinh bị lưu ban và học sinh bị thi lại. Cặp mắt sâu, tròng mắt đùng đục cùi nhãn của ông tập trung cao độ, ánh mắt dán vào trang sổ điểm. Thỉnh thoảng ông lại hít sâu một hơi thuốc ngon lành, phun ra luồng khói dầy đặc, ánh mắt vẫn không ngừng bám vào trang sổ. Mắt ông cần mẫn làm nhiệm vụ lia theo cột dọc, miệng lẩm nhẩm tính số học sinh lưu ban và số học sinh phải thi lại. 12 lớp thuộc khối 10 và 11, số trò lưu ban mà ông đếm chính xác đến tuyềt đối là 45 chiếm gần 8% sĩ số khiến ông bực dọc, làm cho làn da trên mặt cồm cộm sưng lên như bị phù lề.
Thế là chỉ tiêu phấn đấu lên lớp thẳng của nhà trường bị phá sản, không đạt con số 98%. Ông Thành bực dọc, nghĩ ngay đến bản báo cáo thành tích cuối năm của nhà trường bị mất điểm thi đụa.
Ông biết rằng “bút sa gà chết”, lúc này không cấy điểm được nữa, điểm tổng kết đã ghi vào sổ cái, không thể sửa được, đành chịu. Bởi vậy, bây giờ ông chỉ còn biết oán trách những giáo viên đã phớt lờ chỉ tiêu thi đua. Họ thẳng thừng “ “chặt tay” cho điểm, khiến điểm tổng kết của trò bị hạ thấp, dẫn đến tình trạng lưu ban hoăc thi lại nhiều. ông Thành lẩm bẩm rủa : “Bọn vô trách nhiệm đã bôi nhọ bộ mặt đẹp truyền thống lên lớp thẳng có tỉ lề cao của nhà trường”.
Thủ pham là kẻ nào ? Ông ngờ thầy Quang và thầy Châu Điên, hai vị này vẫn thường bảo mọi người, nhìn thẳng vào sự thật, cho điểm đúng lực học của trò, chống bệnh thành tích, li thân vói con số phần trăm giả dối.Và rồi cô Liên, thầy Năng...cũng ủng hộ quan điểm này. Thật là nguy hại.
Ông Thành kiểm nghiệm điều nghi vấn của mình, lật trang sổ điểm, mắt ông lia theo cột điểm tổng kết môn Sử, môn Lí mà thầy Quang và thầy Châu Điên dạy. Nghi vấn của ông không sai, đích thị là hai vị cho điểm chặt tay. Đầu ông nảy sinh dự định, sẽ đề nghị Sở ra đòn trừng phạt đích đáng hai giáo viên ngang ngạnh, đầu bò , buộc họ phải chuyển trường. Dừng lại để suy nghĩ, mắt ông hấp háy liên tù tì, phải tìm thêm tội trạng của họ - ông nghĩ thế. Phải rồi, cả hai đều bất trị, thiếu văn hoá của giáo viên phục tùng Hiệu trưởng. Họ đã bao lần đốp chát tay đôi với Hiệu trưởng, không tuân theo ý chí của lãnh đạo. Nhiều lần Hiệu trưởng phải ngậm đắng nuôt cay, hổ mặt với giáo viên dưới quyền. Ý nghĩ ấy khiến cho đôi mắt ông hùm hụp như muốn giấu diếm những ý đồ vừa manh nha chớm nở.
Hớp ngụm chè đặc, rít liên tục hai ba hơi thuốc, phun khói mù mịt, làn khói và tròng măt ông cùng mờ đục như thể nó pha trộn ý nghĩ mờ ảo của ông. Chính những ngụm chè đặc và những hơi thuôc kia lại khiến đầu óc ông tỉnh táo hơn. Ông lờ mờ nhận ra những khó khăn trong việc thực hiên ý định của mình. Khốn khổ cho ông, thời thế không phụ hoạ. Bây giờ người ta lại đang hô hào khẩu hiệu “Chống bệnh thành tích”, khuyến khích “Nhìn thẳng vào sự thật” nên khó mà “Ra đòn” quất thẳng vào mặt gã Quang và Châu Điên. Hai gã như gai nhọn trong mắt buộc ông chịu đau đớn. Ông Thành buột thở dài, miệng không ngừng lẩm bẩm nguyên rủa : “Lũ khốn kiếp”, từ nay phải lập « hồ sơ mật », tính sổ chi li với bọn này, đánh đòn hạ gục.
Vẻ chán chường uể oải, ông Thành xếp lại mấy quyển sổ diểm rồi gạt phắt nó về góc bàn. Ông đứng dậy rời phòng Hiêu trưởng. Bàn chân vô định chán nản của ông thả bước dọc hàng lang lớp học, người ta tưởng rằng ông đang thưc thi nhiệm vụ của Hiệu trưởng đi thị sát các lớp học trong trường. Giờ này, thầy trò lớp 12 vẫn đang tiến hành ôn thi.
Bây giờ đã là những ngày ôn thi cuồi cùng của trò lớp 12. Sáng mai là phiên hop. tổng kết năm học của giáo viên trong trường và chỉ vài ngày nữa là trò lớp 12 bước vào thi Tốt nghiệp.
Nghĩ tới phiên họp Tổng kết năm học vào ngày mai, ông Thành khó chịu, bởi nó nhàm chán vô bổ quá. Chán cũng phải, năm nào cũng tổng kết rập khuôn nhau. Chỉ cần bê nguyên si đề mục tổng kết của năm ngoái, điền các số liệu của năm học này, thế là xong. Tai ông nghe tiếng ve kêu buông ra từ ngọn cây , tán lá trong sân trường. Giờ này sao mà nó đều đều vô hồn vô cảm đến thế, chỉ tổ inh tai nhứ óc . Và nữa, nắng đầu hè chang chang khắp sân trường, từ buổi sáng đến buổi chiều, hết ngày này sang ngày khác, bức sốt đến khó chịu. Cái gì cũng bâng quơ nhàm chán, vô nghĩa lí…Nghĩ qua loa tí chút về buổi họp ngày mai vậy - ông Thành nghĩ. Ừ thì điền những số liệu vào bản tổng kết. Tổng kết về thi đua giành danh hiệu giáo viên dạy giỏi ư ? Thật đáng xẫu hổ, chỉ có một mống đạt danh hiệu giỏi chính thức. Tổng kết về đào luyện học sinh giỏi cấp thành phố ư ? Ngán ngẩm lắm, thua xa kết quả của trường khác. Tổng kết tỉ lệ lên lớp thẳng ư ? Ông Thành lắc đầu bĩu môi, còn xơi mới đạt chỉ tiêu. Thành tích thi Tốt nghiệp ư ? Vô cùng quan trọng đấy, nhưng kì thi chưa tiến hành nên không tổng kết vào phiên họp ngày mai . Thôi. Chẳng nên nghĩ nhiều đến buổi họp vô vị ấy làm gì, hãy coi nó như tiếng ve kêu nhàm tai, như nắng hè tẻ nhạt.
Bây giờ thì ông Thành nghĩ đến kì thi Tốt nghiệp đang đến gần, gần lắm rồi. Kì thi này có tầm quan trọng số một của nhiêm vụ năm học. Tỉ lệ đỗ cao dù không tính chi li trong bản thành tích như các năm học trước, nhưng tỉ lệ cao vẫn sẽ làm rạng danh bộ mặt đẹp của nhà trường. Lãnh đạo nhà trường mà không chịu vắt óc, không chịu động não đầu tư chất xám thì đừng mong gì có kết quả mĩ mãn-ông Thành nghĩ vậy.Bỗng ông mỉm cười hài lòng, đắc ý với mình về cuộc họp của ông với các vị trong Ban chấp hành Hội phụ huynh nhà trường mới diễn ra gần đây.Vào thời buổi mà người ta đang hô hào “Nói không với tiêu cực trong thi cử”, ông đủ khôn ngoan để né tránh, không trực tiếp nhúng tay vào những vấn đề nhậy cảm dính dáng đến tiêu cực, rất dễ bị vạ thân. Ông đóng vai trò quân sư cố vấn “chỉ đạo từ xa”. Mà quân sư cố vấn thì tránh cái vạ “ giơ đầu chịu báng”, luôn luôn vô can. Phải. Trong cuộc họp ấy, ông gợi ý cho các vị trong Hội phụ huynh phải có trách nhiệm, yêu cầu các bậc cha mẹ học sinh lớp 12, thấm nhuần tinh thần “Hỗ trợ cho thi cử, tất cả vì con em chúng ta”. Họ hiểu ngay ý tứ sâu xa của Hiệu trưởng, ngay sau đó bảo nhau đóng góp lệ phí phục vụ thi cử, không một lời phàn nàn. Tiền ấy được phong bao gọn ghẽ vào phong bì để tặng giám thị coi thi. Ngoài phong bì cấm đươc ghi lộ liễu “Hôị phụ huynh lớp 12 kính biếu” như những năm học trước đây. Sự lộ liễu dễ mang tiêng, kín đáo là hơn. Hiệu trưởng đã căn dặn các vị trong Hôi phụ huynh, khi trao tay phong bì cho giám thị coi thi, phải ân cần nhã nhặn thưa : “Thông cảm với các thầy cô từ xa đến đây làm nhiệm vụ coi thi vất vả nên phụ huynh chúng tôi với tấm lòng thành xin gửi đến các thầy cô chút quà mọn để uống nước trong những ngày nóng nôi bức sốt”. Dặn dò phải nói năng như vậy, ông Thành nhếch mép cười , nghĩ hài hước, tiền trăm trong phong bì đủ giải khát bằng rượu Tây. Thế rồi ông giải thích cho các vị trong Hội phụ huynh hiểu rằng, với tinh thần “Tôn sư trọng đạo” như thế, chẳng giám thị nào nỡ từ chối. Cười hố hố một hồi, ông nói, nhận quà rồi, há miệng mắc quai, giám thị coi thi sẽ “xử mềm” khi coi thi. Quyền trong tay họ đấy, nhưng khi đã nhận phong bì, sẽ chẳng nỡ lòng nào lập biên bản đối với trò quay cóp. Họ tha thứ cho những trò liều lĩnh mang phao vào phòng thi, thậm chí còn thả lỏng cả phòng thi cho thoả sức chép bài của nhau.Hứng khởi thăng hoa, ông Thành dạy khôn, “bật mí ”, giảng giải cho các vị trong Hội phụ huynh biết rằng, nếu trò nào bị bắt vì mang phao, vi phạm qui chế thi cử, thì bảo nó phải tỏ ra ăn năn hối lỗi, cố tuôn ra vài giọt nước mắt sám hối, làm mủi lòng giám thị coi thi. Họ sẽ nương nhẹ, tha thứ . Mấy vị trong Ban chấp hành Hôi phụ huynh nghe bùi tai, tấm tắc khen : “Thầy Hiệu trưởng kinh nghiệm đầy mình, mưu mẹo cao sâu như Khổng Minh” . Nghe những lời tâng bốc quả đáng đến phát ngượng , ông Thành đảo ánh mắt tinh quái nhìn họ, thầm nghĩ “Đồ nịnh” và rồi ý nghĩ giễu cợt đến “Con cái các vị trong Hội rặt những đứa vừa lười vừa dốt nên bố mẹ hăng hái đóng góp, chạy chọt. Các vị chỉ là tay chân cho thằng Thành này mà thôi” .
*
Kết thúc cuộc họp Tổng kết năm học nhàm chán, ông Thành muốn xả hơi thư giãn. Ông không đến nhà hàng Mat-sa, xông hơi tẩm quất mà xe ông bon bon phóng thẳng đến nhà hàng cà phê giải khát : “Tơ Vuơng” quen thuộc. Nhà hàng có phòng to, phòng nhỏ. Phòng nhỏ rèm buông , cửa khép, cách biệt với phòng lớn bởi hành lang nhỏ để tạo không gian yên tĩnh, tránh sự ồn ào. Nó đựoc dành cho khách quen đặc biệt khi được cô chủ mời vào, hoặc khách yêu cầu. Họ sẵn tiền, chịu chơi. Phòng có điều hoà mát lạnh, bàn ghế vec-ni bóng loáng, lọ hoa tươi đặt trên khăn thêu ren trắng ngần. Khách ngồi nhâm nhi cà phê phin, cà phê đá hoặc cà phê sữa thượng hạng, phì phèo thuốc lá thơm, thả mắt nhìn mấy bức tranh treo tường. Rặt những hoa hậu chân dài, hé lộ bộ ngực đẫy đà. Hoặc phóng tầm mắt qua khung cửa xổ, nhìn toàn cảnh nguời xe lũ lượt trên mặt phố nhộn nhịp. Kể cũng đáng giá đồng tiền, dù rằng giá cả cao vọt so với ngồi phòng lớn.
Trông thấy ông Thành tắt xe máy, cô Lơ váy ngắn lộ đùi, môi đỏ cà chua, má phớt son hồng, mặt tươi như hoa bước ra cửa, vồn vã mời ông vào phòng nhỏ với ánh mắt đong đưa.
Cô chủ nhanh tay pha cà phê Trung nguyên hảo hạng, nức mùi thơm rồi bê ngay vào phòng nhỏ cùng bao thuốc ba số 5. Bước vào phòng mang theo nụ cười hiếu khách, mặt tươi hơn hớn, cô cất lời chào quen thuộc vẫn thường dùng với ông Thành : “Chào con chó của em” .Sau lời chào, cô đật cốc cà phê và bao thuốc xuống mặt bàn nơi ông Thành ngồi rồi mau lẹ kéo ghế đôn ngồi sát bên ông. Trong vòng tích tắc, nét mặt cô thay đổi, lộ vẻ âu lo căng thẳng, giọng sồn sồn :
- Sắp đến ngày thi rồi, anh phải tìm mọi cách giúp em cứu thằng Đãng.
- Cứu là cứu thế nào ? mà cứu làm sao được ! Hiệu trưởng có làm nhiệm vụ giám thị coi thi đâu mà cứu với vớt.
Nghe ông Thành trả lời như thế, hai tay cô Lơ mau lẹ ôm ngang người, hôn chớp nhoáng lên má ông để lấy tình cảm rồi dịu giọng khẩn cầu :
- Thế thì em chết mất. Anh nghĩ cách cứu nó giúp em ! Nó bảo chỉ ngại môn Văn thôi mà, môn ấy lằng nhằng câu kệ, chữ nghĩa rối rắm, chẳng như các môn khác dễ quay cóp.
Ông Thành im lặng, chưa nghĩ ra phương cách.
Để gia tăng sức ép, cô Lơ một lần nữa ôm xiết ông Thành, lần này vừa ôm vừa lắc, cứ như thể ôm lắc cho khoẻ sẽ làm cho đầu óc ông Thành vọt ra phương sách cứu nguy cho thằng Đãng. Bộ ngực đầy đặn ra sức hỗ trợ gây áp lực, nó không ngừng lay động ép sát vào người ông. Ánh mắt lúng liếng của cô Lơ đong đưa, tập trung nhìn xoáy vào cặp mắt sâu đùng đục của ông Thành, chờ đợi câu trả lời. Ông Thành vẫn không nói, cô Lơ tiếp lời :
- Thế anh không thương em à ? Nó mà hỏng thi, 12 năm học công cốc đổ xuống sông xuống biển. Em bắt đền anh đấy ! Con chó phải nghĩ cách giúp em – ngón tay trỏ của cô dí mạnh vào mũi ông Thành.Và rồi, đột ngột cô chủ Tơ Vương, phóc một cái, đặt mông đít to bè của mình lên đùi, lọt vào lòng, suýt nữa hất đổ cốc cà phê đen sánh trên tay ông. Tay cô âu yếm vuốt má ông Thành, miệng dằn giọng như hạ mệnh lệnh quân sự, con chó của em phải dốc sức cứu thằng Đãng.
Thế rồi cô chuyển giọng dằn dỗi, mà tình ý thì như một bản hợp đồng có điều kiện ở thời WTO, với điều khoản chặt chẽ không chê vào đâu được :
- Không cứu nó, con chó đừng nhông nhông vác mặt đến đây nữa. Ghét lắm !Em chẳng chiều đâu !
Nhấp ngụm cà phê, rít liền mấy hơi thuốc, cặp mắt ông Thành nheo nheo vẻ suy nghĩ mông lung đầy tính toán cứ như thể ông đang giải bài Toán quá hóc búa. Bỗng chốc ánh mắt lộ vẻ linh lợi, nhấp nháy như mắt chuột, ông đã nghĩ ra diệu kế cứu thằng Đãng, ông nói rành rọt :
- Cứ yên tâm đi, sẽ có cách.
Cô Lơ mừng rơn như trúng đề, hớn hở nói :
- Cam kết đấy nhé !
Ông Thành ngoan ngoãn gật đầu, hộc tốc ôm ghì cô chủ Tơ Vương, hôn lên môi, vùi mặt vào bộ ngực phốp pháp, hà hà hít hít. Chôt cửa phòng, họ cuốn lấy nhau . Cả hai gấp gáp, hổn hển, cô Lơ cười hi hí. Những âm thanh quen thuộc ấy không phải mới phát ra lần đầu mà nhiều lần như điệp khúc âm vang trong căn phòng nhỏ, nó chứng thực cho mối quan hệ không hề mới lạ.
Khách ở phòng ngoài thấy vắng chủ, có người ra về, gửi tiền trả, chặn dưới đít cốc. Khách gian, chẳng trả tiền, còn vơ mấy bao thuốc lá thơm, lẳng lặng, mau lẹ rời cửa hàng. Cô Lơ bắt đền ông Thành phải trả bù.
Bây giờ, tại căn phòng khách nhà mình, ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế gỗ trắc giả cổ to vật vưỡng, ông Thành trầm ngâm tư duy, nghĩ tới hai phương án cứu thằng Đãng mà ông sẽ chọn một trong hai phương án ấy.
Phương án 1, phải thực hiện trong thời gian chấm thi. Nếu chỉ thông đồng với người chấm, chưa chăc dã tìm ra bài thi của thằng Đãng. Phải rồi, hàng vạn bài thi, chữ nghĩa nhang nhác giống nhau. Dù rằng thằng Đãng có cố tình đánh dấu bài thi bằng một kiểu chữ lạ khác biệt, ở ngay đầu bài hoăc cuối bài làm ám hiệu thì cũng khó tìm, khác gì mò kim đáy biển. Muốn thực hiện trot lọt phương án này, phải thông đồng nhờ vả theo một dây truyền khép kín, móc xích với nhau mới mong đạt hiệu quả. Trước hết nhờ cậy người ở Hội đồng rọc phách, sau khi rọc phách bài thi của Đãng, phải thông báo ngay số phòng thi, số báo danh cho Thư kí nhận bài. Thư kí thông báo cho Tổ trưởng chấm, Tổ trưởng chấm khi giao bài cho người chấm lại phải thông báo phòng thi, số báo danh ấy của thằng Đãng cần cứu vớt, nâng điểm. Vậy là phải nhờ vả qua 4 khâu, khác gì người sang sông, phải bắc 4 nhịp cầu để tới bến cuối cùng. Thật là rách chuyện, nhiêu khê rắc rối. Phương án này cực khó, chẳng khác gì đánh đố. Ông Thành chau mày lắc đầu. Kẻ đầy uy quyền hoặc tiền tấn trong tay để bọc lót mới có khả năng thực hiện phương án nhiêu khê, rắc rối này. Trời cho thằng Thành chẳng đến nỗi ngu đần khờ dại mà đâm đầu vào thực hiện phương án ấy - ông Thành nghĩ vậy.
Ông quyết định sẽ thực thi khai triển phương án 2. Ông nhớ, Liên đã có thời gian làm gia sư kèm cặp thằng Đãng, giờ đây tạo cơ hội để cô giúp nó, thật là một công đôi việc. Lợi cho ông, lợi cho mẹ con cô Lơ, vui vẻ cho cô Liên, đúng là thượng sách. Lập tức ông bấm số nhoay nhoáy gọi điện thoại cho cô Liên. Ông Thành yêu cầu cô đến ngay nhà ông để nhận nhiệm vụ nhà trường phân công, không được chậm trễ. Ông thầm nghĩ, Liên giáo viên dạy giỏi cấp thành phố mà giải đề thi thì vừa nhanh vừa có chất lượng. Thằng Đãng mà có bài giải của cô Liên, nó sẽ chép nguyên si vào bài thi của mình, ít nhất bài làm của nó phải được điểm 7, điểm 8, đỗ là cái chắc, không biết chừng còn là thủ khoa môn Văn ấy chứ ! Ông Thành thở phào, nghĩ hài hước, hai lực sĩ siêu hạng, một Hiệu trưởng danh tiếng, một giáo viên dạy giỏi cấp thành phố cùng ghé vai công kênh thằng Đãng vượt qua kì thi Tốt nghiệp. Nó khác gì cá chép vượt qua cửa Vũ môn thời mới. Ông khoan khoái lim dim mắt, ngả người trên ghế, ngong ngóng chờ Liên. Liên đã đến, ông Thành mừng rỡ. Cô vừa đặt đít xuông ghế , ông nhoẻn cười vui vẻ :
-Tôi gọi điện cho cô, nói vui là nhận nhiêm vụ nhà trường phân công- Ông tợp ngụm chè, hít sâu một hơi thuốc, châm rãi vừa nhả khói vừa nói, thật ra chuyện là thế này, kì thi sắp tới cô Lơ có con thi Tốt nghiệp, khẩn khoản muốn nhờ Liên bí mật giải bài thi giúp thằng Đãng. Khi kì thi được tiến hành, đầu giờ thi Văn sẽ có người đưa đề thi đến cho cô...
Liên nghiêm sắc mặt cướp lời :
- Anh nói đùa hay thật đấy ?
- Ấy là cô Lơ nhờ tôi nói với cô. Giúp người ta, họ mang ơn suốt đời.
Trực diện nhìn vào cặp mắt sâu của ông Thành, Liên nói rành rẽ :
- Là giáo viên, em không thể tiếp tay cho gian lận trong thi cử, chắc ai cũng như em cả thôi. Là Hiệu trưởng chắc chắn anh hiểu, hành vi này vi phạm qui chế. Nó còn là thước đo nhân cách phẩm chất của giáo viên -dừng lại trong giây lát, Liên chuyển giọng hóm hỉnh, có lẽ Hiệu trưởng muốn khảo sát nhân cách của nhân viên dưới quyền mình chứ gì ?
Ông Thành nhìn ánh mắt đen láy và cảm nhận được thái độ rõ ràng dứt khoát của Liên, ông cười nhạt :
-Hiểu như vậy là tốt.-Ông nghĩ, con này không mềm dẻo, khó mà lung lạc.
Chẳng còn chuyện gì để nói, Liên chào ông Thành ra về.
Nơ-ron thần kinh trong óc ông Thành vẫn không ngừng tư duy. Bây giờ thì ông nghĩ tới Tuyết. Đành vậy, không có chó thì bắt mèo ăn cứt -ông Thành nghĩ, rồi gọi ngay điên thoại cho Tuyết, phải gấp rút đến gặp ông để nhận nhiệm vụ phân công của nhà trường.
Tuyết đến, vừa đặt đít ngồi xuống ghế, ông Thành nói :
- Trong kì thi Tốt nghiệp này, nhà trường tin cẩn bố trí cô làm nhiêm vụ phục vụ Hội đồng coi thi ở tại trường ta.
- Vâng ạ
Nhìn xăm soi vào gương mặt bầu bầu, nước da trắng trẻo, khuôn ngực căng đẫy của Tuyết, ông Thành nhớ kỉ niêm cũ chẳng mấy hay ho làm ông nao nao tiếc nuối. Bây giờ ông nhủ mình, phải quên nhanh chuyện cũ, bắt tay vào việc cần làm ngay.
Tuyết e ngại len lén nhìn, chờ đợi ông Thành lên tiếng. Chiêu xong ngụm chè đặc, ông Thành hạ giọng tâm tình khê khê rè rè .Ông giãi bầy “cái tâm” của mình với Tuyết để dễ bề ràng buộc :
- Chúng ta là giáo viên không ai nỡ cho con, cho cháu phải thất học, hỏng thi phải không nào ? Chính vì vậy đầu năm học, tôi đã ưu tiên cho em của Tuyết vào lớp chọn « Tình thương ». Có khả năng giúp đỡ được nhau là việc nên làm, chẳng nên từ chối. Tôi nghĩ đơn giản như vậy nên giờ đây muốn nhờ Tuyết một việc…- ông Thành dừng lại liếc nhìn quan sát nét mặt và thái độ của cô.
- Anh cứ nói cho hết ý của mình
- Chuyện là thế này, trong kì thi Tốt nghiệp, tôi có đứa cháu đằng vợ, nó dốt Văn, phải nhờ đến Tuyết.
- Nhờ em là nhờ thế nào ?
- Cũng đơn giản thôi-ông Thành bảo, sẽ bố trí Tuyết ở lại trường với danh nghĩa phục vụ Hội đồng coi thi, thực chất là làm nhiệm vụ giúp thằng Đãng giải đề thi Văn, đưa vào cho nó. Ông châm rãi nói, trong buổi thi Văn, Tuyết sẽ bí mật có mặt ở phòng xép gần cầu thang. Sau khi phát xong đề thi cho thí sinh vào lúc 8 giờ 15 phút, sẽ nhờ giám thị quen biết, đưa đề bài thi đến cho Tuyết. Tuyết giải đề thi trong vòng 45 phút. Thế rồi, ông bảo vệ sẽ đến phòng xép lấy bài giải, tìm cách trao cho thằng Đãng.
Hít sâu hơi thuốc lá , mau lẹ phun khói thuốc khỏi miệng, ông bảo :
- Tôi phải nhờ đến Tuyết là đã cân nhắc “chọn mặt gửi vàng” đấy.
Tuyết lẳng lặng bĩu môi , ông Thành không nhìn thấy.
Tuyết biết, làm như thế là vi phạm qui chế thi. Thanh tra coi thi mà bắt quả tang giáo viên giải bài thì hết đường chối cãi, bị kỉ luật là cái chắc. Làm cách nào để từ chối đây ? Viện lí do là vi phạm qui chế thi cử rồi không may bị thanh tra phát hiện ư ? Chắc chắn ông Thành sẽ trấn an rằng, phòng xép khoá kín ,cách biệt với phòng thi, chẳng ai ngờ . Tuyêt hoang mang, không tài nào tìm ra cái cớ giầu sức thuyết phục để khước từ. Ngước nhìn đôi mắt lạnh lùng mà như thôi miên sai khiến của ông, Tuyết ban khoăn lo ngại . Nếu từ chối, ông Thành sẽ thù hằn. Sếp mà thù oán nhân viên thì khó mà tránh nổi những đòn hiểm độc. Suy đi tính lại một hồi rõ lâu, Tuyết miễn cưỡng nhận lời giúp ông Thành. Ông dặn đi dặn lại :
- Việc làm này không được hé miệng nửa lời nói với bất cứ ai, để giữ uy tín cho lãnh đạo. Chúng ta là thầy thiên hạ lại càng phải giữ uy tín-Tuyết bĩu môi.
Tiễn Tuyết ra về, ông Thành tranh thủ vỗ đồm độp vào mông Tuyết, mặc dù mấy lần cô gạt tay ông. Ông cười hềnh hệch, hứa hẹn :
- Sau kì thi Tốt nghiệp này, tôi hứa sẽ đưa Tuyết vào danh sách đề nghị biểu dương khen thưởng cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác phục vụ thi cử. Yên tâm đi !
Tuyết bĩu môi nhổ nước bọt, lẳng lặng bước.
*
Ngày giỗ chị chủ nhà hàng Hồng Hoa trùng vào ngày thi Tốt nghiệp môn Văn. Liên xin phép Sở Giáo dục và Đào tạo cho mình được nghỉ đột xuất, không phải làm nhiêm vụ coi thi để dự ngày giỗ ấy.
Buổi sáng, Liên mua hương, hoa quả, mang đến nhà anh Hồng nhân ngày giỗ. Cô mua cuốn truyện tranh Đô-rê-mon để cho cháu Li. Tuyết đến sớm để cùng anh Hồng bắt tay vào làm mâm cơm giỗ.
Nghĩ đến giây phút được gặp cháu Li, lòng Liên dấy lên niêm vui nhè nhẹ. Liên nhớ mỗi lần mình đến chơi, Li ào ra ôm chặt lấy cô, không ngớt reo vui: “Dì Liên đến chơi với Li”. Cặp mắt nó trong trẻo, long lanh ngước nhìn, khoé mắt ngân ngấn nước. Liên hiểu, nó là đứa tré mồ côi, thiếu thốn tình thương của mẹ, nên dễ xúc động, dù rằng anh Hồng - cha nó có hết lòng thương yêu con, nhưng khó lòng thay thế, khó lòng lấp đầy sự thiếu vắng tình mẹ của nó..
Lần này Liên vừa bước chân đến cửa, Li ào ra ôm chặt lấy Liên reo to : “Dì Liên đến giỗ mẹ Li”.Nó giắt ngay Liên vào nhà trong để dặt hương hoa lên ban thờ mẹ .Nhớ chị Hoa, nhìn cái Li, Liên mủi lòng.
Đăm đăm nhìn gương mặt non nớt của Li, Liên đối chiếu thân phận mình với nó…Mẹ Liên mất sớm, lúc cô trên chục tuổi. Bé Li còn đáng thương hơn, ngày chị Hoa mất nó chưa đầy 6 tuổi. Đến bây giờ hình ảnh mẹ Liên còn động hình trong tâm khảm.Nhớ nhất chiếc lược thưa mẹ nhè nhẹ trải mói tóc dầy của con, khen con xinh xắn, tóc mượt mà. Bữa cơm ngày hè, canh cua đồng mẹ nấu với rau đay, rau rút. Và, đêm khuya con thiu thiu ngủ, mẹ buông màn, nhè nhè bàn tay vỗ muỗi…
Bỗng cái Li hỏi, cắt ngang dòng suy nghĩ của Liên :
- Dì Liên có nhớ mẹ Li không ?
- Dì nhớ lắm !
Nó hồn nhiên hỏi :
- Dì Liên yêu nhất Li, thế có yêu bố Hồng không ?
Để cho vui lòng nó, Liên rập khuôn theo mẫu câu của Li :
- Dì Liên yêu nhất Li và bố Hồng.
Nghe câu trả lời của Liên, Li thích quá và thật không ngờ, nó hớn hở chạy đến bên bố, nhắc đi, nhắc lại nguyên si câu ấy :
- Dì Liên yêu nhất Li và bố Hồng.
Anh Hồng và Liên đều nghe trọn vẹn câu nói hồn nhiên vô tư của Li. Anh Hồng cười , bối rối, đưa mắt nhìn Liên.
Không ngờ lời nói của đứa trẻ lại gây chấn động lớn lao trong lòng Liên đến thế. Đột nhiên mặt Liên ửng hồng, cảm giác vành tai nong nóng, trái tim tức khắc tăng tốc, thánh thót trong lồng ngực. Liên e lệ, liếc nhìn anh Hồng, đôi hàng mi cong vội vàng cụp xuống. Cô mỉm cười thẹn thùng, nhưng không thanh minh cải chính lời nói ấy. Nhìn Li, Liên nhớ điều mong mỏi của mẹ nó trước khi nhắm mắt : “Mong Liên coi nó như con… ”. Còn với anh Hồng , cô nhớ lời cầu mong tha thiêt của chị Hoa : “Mai ngày chị cầu mong em làm bạn với anh Hồng, anh ấy hiền lành dễ chịu em ạ” . Thực tâm Liên có cảm tình với anh Hồng nhưng chưa hé lộ điều ấy. Ngước nhìn tấm ảnh chị Hoa trên ban thờ, ánh mắt tin cẩn gần gũi nhìn Liên, một lần nữa lời của chị văng vẳng bên tai : “Cầu mong em làm bạn với anh Hồng”.
Liên nghĩ lan man, anh ấy dễ mến và đáng thương, mấy năm rồi trong cảnh gà trống nuôi con. Có lần anh Hồng tâm sự với Liên : “Có lẽ Hoa sẽ phù hộ, rồi đây anh sẽ may mắn gặp người bạn đời chung thuỷ, yêu mình và thương con Li”. Chị Hoa có quyền tự hào về người chồng như vậy, chị hãy mỉm cười yên nghỉ. Anh ấy là người chồng , người cha xứng đáng-Liên nghĩ.
Dòng suy tư của Liên trôi chảy. Cô không quên mỗi lần đến chơi với cái Li, anh vui lắm. Anh ít điều lời, nhưng ánh mắt ẩn chứa tình cảm ấm áp, có thể đọc được. Tiễn Liên ra về, mắt anh rưng rưng, pha trộn buồn vui, đăm đăm nhìn Liên như muốn lưu mãi hình ảnh Liên trong cõi nhớ. Liên nhận ra ánh mắt, tình cảm thương yêu dành cho riêng Liên. Lòng Liên xao động.
Thoáng chợt nghĩ tới Năng nhưng rồi cô mau lẹ xua đi ý nghĩ ấy, Liên nhủ mình, Giờ đây anh ấy không còn chỗ đứng trong trái tim tình cảm của mình. Và mình cũng không phải là người duy nhất trong lòng anh. Chia tay nhau có gì phải nuối tiếc
Hương tàn lửa, mâm cơm trên ban thờ được anh Hồng bê xuông. Khách họ hàng ngồi riêng. Ba người, anh Hồng, Liên và Li ngồi một mâm. Cái Li nói : “nhà mình chưa có bữa nào vui thế này bố nhỉ ”. Anh Hồng và Liên đưa ánh mắt nhìn nhau mỉm cười. Nó nũng nịu bắt bố hứa: “Bố yêu nhất con Li và dì Liên”.
Tiễn Liên ra về, anh Hồng bạo dạn nói :
- Anh trả lời con Li: “Bố yêu nhất con Li và dì Liên” cũng là để nói thật lòng mình với Liên đấy !
Liên mỉm cười, hai người sát bên nhau. Bàn tay ấm áp của anh nắm bàn tay mềm mại của Liên. Cô để nguyên bàn tay mình trong bàn tay ấm nóng ấy. Cô ngước nhìn anh với ánh mắt ngập tràn xao động làm gương mặt thêm rạng ngời tươi tắn.
Một người qua đường nhìn ba người , họ để mắt lâu lâu, chăm chú nhìn Liên và Li, khen đứa con xinh tươi giống mẹ - họ lầm tưởng Liên là mẹ. Người ấy lại nói, gia đình hạnh phúc quá, con gái anh chị cũng đã lớn, đẻ thêm đứa nữa cho nó có chị có em. Liên mỉm cười e thẹn. Anh Hồng âu yếm nắm cánh tay Liên kéo sát vào bên mình. Liên nép vào người anh đầy tin cậy.
Phút chia tay đầy lưu luyến..Mái ấm gia đình hiện hình sống động trong tâm tư ngập tràn yêu thương của hai người.
*
Buổi chiều Liên về đến nhà, buổi tối Tuyết đến chơi. Giờ này Tuyết vẫn còn đang trong tâm trạng bị chấn động. Dư âm của chấn động phảng phất trên gương mặt thất thần. Cô có nhu cầu trò chuyện , giãi bầy với bạn để giải toả căng thẳng trong lòng. Tuyết chẳng còn để tâm đến những lời dặn dò của ông Thành rằng, việc này không được hé miệng nửa lời với ai…Tuyết kể cho Liên nghe “Phi vụ phẩy khuẩn tả” mà thằng Đãng dàn dựng, bị thanh tra lập biên bản, may mà Tuyết không bị dính đòn, thật là hú vía.
…Buổi thi Văn đang được tiến hành. Tầm 9 giờ, thí sinh trong phòng đang tập trung làm bài thì Đãng đứng dậy, mặt nhăn nhó, kêu đau bụng, vừa ôm bụng, tay vò giấy sột soạt. Nó thưa với giám thị rằng, chiều hôm qua ăn tiết canh lòng lợn, vô tình bị nhiễm phẩy khuẩn tả, bây giờ đau bụng dữ dội, xin phép đi vệ sinh Ông giám thị dù vẫn nhớ lời khuyến cáo của Chủ tịch Hội đồng coi thi, hạn chế cho thí sinh rời phòng thi trong giờ làm bài, tránh những vi phạm gian trá có thể xẩy ra. Nhưng trông mặt mày nhăn nhó của thằng Đãng và tiếng vò giấy sột soạt của nó, có lẽ ngại nó không kìm nổi cơn đau rồi bĩnh ra quần thì phiền hà quá, làm ô nhiễm phòng thi, gieo rắc phẩy khuẩn tả chết người, nên ông giám thị đã ngay lập tức ,cho nó được phép rời phòng thi. Bước khỏi phòng thi, Đãng rảo cẳng vừa đi vừa chạy, đến khu nhà vệ sinh nhận bài giải sẵn từ tay ông bảo vệ, rồi hộc tốc trở vệ phòng thi. Nó giấu diếm giám thị, mải miết sao chép vào tờ giấy thi của mình. Thật không may cho nó, tình cờ ông thanh tra của Sở đeo biển đỏ trước ngực, xuất hiện ở ngoài hành lang. Ông ta đứng rất lâu ở ngoài cửa sổ quan sát thí sinh làm bài trong phòng. Chẳng khó khăn gì, ông phát hiện và bắt quả tang thằng Đãng đang sao chép bài giải sẵn. Nó bị lập biên bản, thật hú vía !
Liên chăm chú nghe chuyện, tò mò hỏi :
- Đề bài thi của Đãng ai giải hộ thế nhỉ ?
- Ông Thành nhờ tớ giải để giúp cháu ông ấy-mắt Liên thoáng vẻ ngượng ngùng.
Liên bĩu môi nhếch mép cười ruồi, biết rằng ông Thành bịa đặt mối quan hệ của ông với thằng Đãng. Cô chợt nghĩ, năm nay kết thúc nhiêm kì 5 năm Hiệu trưởng, sang năm sẽ chẳng ai dồn lá phiếu tín nhiệm cho ông ta nữa ». Vẻ mặt Tuyết bây giờ tươi tỉnh hơn, cô hồ hởi kể :
- May cho tớ, khi bị lập biên bản, thằng Đãng khai rằng, trót dại “mang phao” vào phòng ngay từ đầu giờ thi, tình cờ “trúng đề” nên đã mang phao ra sao chép. Người lập biên bản tin lời nó, không truy hỏi nữa - Tuyết cười khoan khoái, nụ cười hở răng hở lợi nói, thế là tớ vô can, thật hú vía.
Sau buổi thi Văn bị lập biên bản, Đãng thuật lại cho mẹ nó nghe. Cô Lơ chép miệng thở dài, mặt tiu nghỉu, than thở với con : “Số mày đen đủi, học tài thi phận”. Thế rồi, cô đem chuyện thầy Thành Hiệu trưởng thương cảnh mẹ con Lơ phải cuốn túm nuôi nhau, đã tận tình nhờ người giải bài thi giúp thằng Đãng mà không hiệu quả, kể tông tốc với mấy khách quen uống cà phê ở cửa hàng nhà mình. Họ lại kể cho người khác nghe. Câu chuyện như vết dầu loang, thật đúng là “một miệng thì kín, chín miệng thì hở”, nhiều vị phụ huynh, và vợ ông Thành cũng biết chuyện. Bà nổi máu Hoạn Thư, nửa tháng trời rỉa rói ông Thành: “Nhà có sẵn,dùng lúc nào chẳng được, can cớ gì còn tham lam ham hố đâm đầu vào con Lơ. Cái con chủ hàng Tơ vương ấy , trăm thằng đua nhau đè lên bụng nó” ». Ông Thành cắn răng nhẫn chịu. Giáo viên trò chuyện với nhau, ông ta may mà không dính kỉ luật nhưng sang năm khó mà nhận được lá phiếu tín nhiệm đề cử Hiệu trưởng.
Cô Tuyết nước mắt lưng tròng thanh minh với thầy Năng: “Là giáo viên dưới quyền Hiệu trưởng, em không từ chối nổi việc ông Thành nhờ cậy. Nhờ cậy đấy, mà khác gì mệnh lệnh”. Năng phẫn nộ nói :“Việc làm ô danh”. Tuyết e sợ, mắt ẩm ướt nước, giọng nài nỉ van xin như người phạm trọng tội: “Anh tha lỗi cho việc em trot dại” Năng động lòng, không nỡ quở trách. Trầm ngâm một hồi rõ lâu, anh nói với Tuyết: “Sang năm là hết nhiêm kì 5 năm làm Hiệu trưởng, nhất quyết không bỏ phiếu bầu cho hắn ». Tuyết gật đầu : «Vâng ! Nhất quyết là như thế ».
Kết quả thi Tốt nghiệp, lẽ dĩ nhiên thằng Đãng bị trượt. Tỉ lệ thi đỗ tốt nghiệp của các trường được Sở công bố. Ông Thành không vui mà cũng chẳng buồn vì bây giờ người ta mới phổ biến, kết quả thi Tốt nghiệp không được tính vào điểm thi đua, làm như thế là để đẩy lui căn bệnh “chạy theo thành tích trong thi cử ”.
*
Theo nhịp điệu vận hành của trường sở, mùa cưới của giáo viên đã đến. Cô Liên se duyên cùng anh Hồng. Đám cưới của thầy Năng với cô Tuyết được tổ chức trọng thể tại phòng chờ của trường Trung học phổ thông Kinh Đô.
*
Cũng tại phòng chờ của giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, đề cử Hiệu trưởng cho nhiệm kì 5 năm tới của trường Trung học phổ thông Kinh Đô. Ông Thành đưoc 10% phiếu bầu, thầy Quang được 35% phiếu bầu, Thầy Năng được 55% phiếu bầu
Sau khi bỏ phiếu tín nhiệm, Sở chậm ra quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng nhiệm kì tới. Giáo viên sành tin bảo, chậm công bố thế này là bởi ông Thành đang chạy. Nhiều giáo viên đoán, Sở còn cân nhắc để ra quyết định chính thức bổ nhiệm Hiệu trưởng mới của trường Kinh Đô .
Tất cả cùng trông chờ.
Hà Nội ngày 5 tháng 9 năm 2008.
Tháng 5
.
BÙI ĐỨC BA