YÊU CHƯỞNG KIM DUNG

Tác giả Bài
trauvang
  • Số bài : 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.04.2013
YÊU CHƯỞNG KIM DUNG - 26.04.2013 06:00:08
Nhớ ngày xưa đọc chuyện Cô gái đồ long của Kim Dung tôi thích nhất đoạn Trương Tam Phong truyền Thái cực quyền cho tiểu tử Trương Vô Kỵ . Trong lúc nguy cấp , chẳng có nhiều thời gian ,Trương Tam Phong vừa đọc khẩu quyết vừa truyền võ công cho Vô Kỵ . Khi Trương Tam Phong hỏi , con còn nhớ được bao nhiêu , Vô Kỵ trả lời , thưa sư tổ , con đã quên được một nửa . Một lúc sau Trương Tam Phong hỏi , con còn nhớ được bao nhiêu , Vô Kỵ trả lời : thưa, con đã quên được bẩy phần . Một lúc sau , Trương Tam Phong lại hỏi tiếp , bây giờ con còn nhớ được bao nhiêu , Vô Kỵ nhắm mắt một lúc rồi trả lời : thưa sư tổ , con đã quên hết .Lúc này Trương Tam Phong mới để Vô Kỵ ra đánh .Quần hùng Minh giáo lúc này lo lắm .Người của Triệu Minh toàn cao thủ cả . Võ công của TTP dẫu cao thâm nhưng Vô Kỵ ,  vốn thông minh tuyệt đỉnh ,  trong chốc lát có lĩnh hội hết cũng không thể thi triển nhuần nhuyễn , làm sao đánh được với các cao thủ của Triệu Minh . Đằng này ... Thế mà VK ra trận , chiêu thức như nước chảy , sóng sau dồn sóng trước không một kẽ hở lần lượt đánh bại tất cả các cao thủ mà TM đưa ra .
Đến tuổi này , tôi tuy không còn thích truyện KD như xưa nữa nhưng vẫn đánh giá rất cao những tư tưởng nhân văn trong chuyện chưởng của KD và cách ông xây dựng nhân vật điển hình . Anh hùng như Kiều Phong , nhân ái như VK , thông minh tài trí và yêu như TM , mù quáng như Chu Chỉ Nhược , đạo đức giả như Nhạc Bát Quần , nhân văn một cách rất lưu manh như Vi Tiểu Bảo ... Nếu theo " tiếng gọi trái tim tôi sẽ chọn Kiều Phong , còn lý trí một cách thực dụng thì dĩ nhiên là Vi Tiểu Bảo rồi ( nhất là cái khoản nhiều vợ ) . Truyên " kiếm hiệp " KD đọc rất bình dân mà lôi cuốn . Phải chăng vì chính cái " bình dân " này mà chưởng KD đã một thời làm mưa làm gió ở các nước châu Á và VN  . Và qua chưởng KD tôi tin chắc nhiều bạn đọc đã " ngộ "ra một cái gì đó .
Ỏ miền nam VN trước 1975 , đã có một thời tầng lớp thượng lưu , kể cả trí thức đã phải "trốn " để đi xem Cải lương vì sợ bị chê là cảm nhận văn hóa "thấp " . Mấy năm trước báo giới VN cung dậy sóng vì chyện người ta có thể bỏ ra cả triệu bạc để đi xem ca sĩ Tuấn Vũ trong khi các buổi hòa nhạc giao hưởng giá vé rẻ gấp mấy lần , chưa kể một phần vé đã được tặng từ trước mà số ghế khiêm tốn vẫn còn trống quá nửa ! Trong chuyện này hình như cảm xúc và lý trí đã được trộn lẫn vào nhau một cách không đúng lúc đúng chỗ . Vợ tôi thường bảo , cơm muốn ngon khi nấu nên cho gạo và nước vào cùng một lúc ???Còn cà pháo dẫu độc rứt khoát mỗi tháng cũng phảo ăn đôi ba lần và khi chế biến không nhất thiết phải cho vi cá vào cho sang ???
Truyện KD tưởng như con đò đơn sơ , trở ĐẠO qua sông , có cái tình của đời thường lúc ấy khi chưa xuất hiện những chiếc xuồng máy cao tốc hay những siêu du thuyền ... Và con đò , dù là đơn sơ , cho đến bây giơ vẫn còn chỗ đứng đâu đó trong trái tim nhiều người .
Nếu cho truyện KD là con đò đẻ chở ĐẠO thì có khi nào cái đạo học trong Võ lâm cũng giống như cái ĐẠO làm người trong cuộc sống ? Có nghĩa là để trở thành một cao thủ ta phải QUÊN ? Võ công khi đó có chiêu thức mà như không có chiêu thức , như người có Lễ mà như không có Lễ . Chiêu thức không cố định , không rập khuôn theo những cái gạch đầu dòng . Thậm chí không còn chiêu thức , không còn Lễ , chỉ còn Ý . Thân -Ý hợp nhất . Đó chính là cảnh giới cao nhấtcủa cao thủ Võ lâm , của con người . Lúc đó một con người bình thường , với một căn bản tầm thường , cũng trở thành cao thủ . Ghi nhớ , và sau đó chỉ cần " quên " . Nhưng để học " quên " có khi ta cần phải học cả cuộc đời !
XIN TRÂN TRỌNG CHIA XẺ VỚI CÁC BẠN YÊU CHƯỞNG KIM DUNG !