Truyện ngắn: Chung cư ma

Tác giả Bài
seren
  • Số bài : 5
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.11.2010
Truyện ngắn: Chung cư ma - 26.04.2013 09:58:08

 
Truyện ngắn: Chung cư ma

  Đang đêm Điệp trở mình tỉnh dậy.  Mắt nửa nhắm, nửa mở, Điệp ngẩng đầu lên, định ngó xuống cái đồng hồ trên tủ quần áo gần chân giường để coi đã mấy giờ.  Đột nhiên Điệp lại thấy cái đầu người lờ mờ trong cái kiếng trên đầu tủ.  Cô hoãng sợ, định hét lên.  Nhưng Điệp trùm mền, co rúm người lại.  Cô nhớ rằng đã nhìn thấy cái dáng tròn tròn như cái đầu người trong cái kiếng đó đã mấy lần rồi.  Cô không phải là người nhát gan.  Vả lại cái dáng tròn tròn đó nhìn không rõ.  Có thể đó chỉ là một vết dơ trên mặt kiếng. Nhưng Điệp đã lau tấm kiếng đó rất kỹ lưỡng nhiều lần.  Có thể đó là một vết nước hoen ố dưới mặt kiếng không thể lau được.  Điệp từ từ ló đầu ra khỏi tấm chăn.  Nhưng cái dáng tròn đầu người đó đã biến mất.  Điệp biết có thức dậy, bật đèn lên, cũng chẳng tìm lại được cái dáng tròn đó.  Nhìn đồng hồ đã 3:15 sáng.  Cô nằm xuống lại, miên man nghỉ vẫn vơ, lâu lâu nhìn lại tấm kiếng coi cái dáng tròn có còn hiện ra.  Sau một hồi, giấc ngũ trở lại với Điệp cho đến sáng.

...

  Đêm nay trời thật đẹp.  Bầu trời trong sáng, đầy những sao, khí hậu mát mẻ.  Thái dẫn chiếc xe đạp theo ngỏ hẽm sau chung cư để vào ngã sau.  Ở đây có chổ cho Thái dựa xe đạp, khóa vào lang cang sau hè.  Bổng nhiên Thái cảm thấy lành lạnh sau gáy.  Ở đây là khu Đại Học, khá hiền lành.  Có chăng là bạn bè núp đâu đó hù chơi.  Nhưng bây giờ là giữa khóa.  Đâu ai có thì giờ rong chơi đêm giữa tuần như hôm nay?  Thái quay người lại, nhìn bốn phía, vào con đường nhỏ giữa hai chung cư, nhưng chẳng thấy gì.  Hôm nay, sau khi đã giúp mợ Nhung dọn dẹp, đóng cử quán phở, trên đường về, Thái cứ có cảm tưởng như đang bị ai theo dỏi.  Đạp xe trên con đường vắng vẻ, nếu có ai theo dỏi thì khó mà giấu được.  Người theo dỏi, nếu đi bộ, thì không thể nào theo kịp.  Đi xe đạp, thì Thái chẳng thấy ai.  Mà cũng chẳng có chiếc xe nào chạy chậm chậm theo. Và thay vì chạy theo đường thẳng về nhà, Thái đã qua, quẹo lại hai ba con đường: chẳng có ai theo cả.  Nhưng không hiểu sao Thái vẫn cảm thấy có giác quan đó.

  Sau khi dựa xe đạp vào lang cang, khóa lại, Thái mở cửa chung cư, đi ngang qua một hành lang dài, đến căn của mình kế bên cửa trước chung cư.  Thái mở khóa, đi vào.  Chẳng có ai cả.  Thái ở căn chung cư này với Hoài, có lẽ đang ngũ trong phòng của Hoài bên trái.  Thái nhỏ nhẹ trong bóng tối, bỏ túi đồ ăn cho ngày mai lấy ở tiệm phở về vào trong tủ lạnh, rồi vê phòng của mình bên phải.  Đã 3 tháng rồi, Thái nhận thêm việc tại quán phở mợ Nhung để kiếm thêm tiền xài.  Tuy ngày nào phải đi làm thì khá mệt, nhưng chỉ có 3 ngày một tuần, nên không sao.  Chổ ở của Thái cũng có sự thay đổi.  Từ đầu năm, Thái ở căn chung cư này với Dân, người bạn cùng lớp Thái đã quen từ lúc mới vào Đại Học.  Nhưng cách đây chừng một tháng, Dân đang đi bộ về gần tới chung cư, bỗng nhiên ngã vật ra, lên cơn kinh phong.  Người đi đường xúm lại cứu giúp, gọi xe chở vào nhà thương.  Bà má và chị của Dân có đến chăm lo.  Chị của Dân có cho Thái biết rằng Dân bản tính yếu ớt từ thuở nhỏ.  Đã nhiều lần té, lên kinh phong như thế.  Nhưng phần nhiều không sao.  Tuy vậy, má và chị của Dân cũng cho Dân tạm nghỉ học, và đem Dân về nhà.  Và Thái kiếm được Hoài đến ở chung với mình.  Có lẽ những thay đổi đó dồn lại, ảnh hưởng đến tinh thần của Thái hôm nay.  Đã khuya, thay đồ, nằm suy nghỉ một lúc, Thái lăn ra ngũ.

  Ngày hôm sau Thái đi vào Cafeteria, đã thấy những người bạn đã ngồi ăn chung tại một bàn tròn. Lấy thức ăn xong, Thái hướng về bàn ăn đó.  Trung và Hoài nhích ghế qua một bên để Thái chen vào.  Thái hỏi: "Sao bửa nay rảnh mà tụ họp đông đủ vậy?".
  Hương nói: "Anh Thái không biết chuyện gì xảy ra hôm nay sao?"
  Thái ngạc nhiên: "Sáng nay mình có project phải nộp, phải chạy sớm... có chuyện gì đã xảy ra vậy?"
  Trung bảo: "Có người chết trong chung cư của của anh sáng nay!"
  Hương thêm vào: "Sáng sớm có nhiều người tụ họp lại, có cảnh sát, xe cứu thương khiêng một người từ trong chung cư ra, vãi đắp lại trắng xóa, ghê lắm..."
  Thái hỏi: "Thế có biết ai không?"
  Hoài trả lời: "Là anh chàng người Ấn Độ ở cuối hành lang...  Anh ta đi về say rượu, bước vào phòng tắm bị trợt chân, đập đầu vào bồn tắm, nằm chết một mình trong đó đã hai ngày rồi."
  Căn chung cư đó nằm kế bên cửa sau ra vào.  Thái nhớ lại tối qua đi về, đó là căn chung cư anh đi qua đầu tiên.  Nó nhìm im lặng, bình thường như những căn khác.  Ai có ngờ rằng có người chết trong đó?  Thái hỏi: "Làm sao biết lý do tại sao anh ta chết?"
  Hoài trả lời: "Không ai thấy anh ta đâu hai ngày.  Gia đình anh ta gọi bà chủ chung cư, nhờ tìm giùm.  Bà chủ chung cư mở cửa vào, thấy anh ta đầu chảy máu, nằm chết trong phòng tắm."
  Hương bảo: "Ghê quá.  Có người chết bên cạnh, hai, ba ngày mà không biết..."
  Trung cướp lấy cơ hội: "Sợ không?  Hay qua bên anh ở đi ...."
  Hương tỉnh queo: "Được không?  Hương, Điệp cùng qua nhé?  Hình như Thơ và Dao cũng chẳng muốn ở đó đâu."
  Trung hy vọng: "Qua càng nhiều, càng tốt... có điều là nhà nhỏ... "
  Điệp cười: "Không sao, anh Trung cứ ra ngoài ngũ là xong ... "
  Cả đám cười ồ.  Bổng Dao nói: "Người ta nói chung cư đó có ma."
  Thái ngơ ngẫn.  Trung bèn giải thích: "Nói chơi vậy thôi mà...  Có lời đồn rằng lúc xưa trong chung cư, có một người bị thất tình, rồi thi rớt, thất vọng tự tử.  Mặc dầu đó là việc hai, ba chục năm về trước.  Nhưng vẫn có người nói rằng hồn ma vẫn còn."
  Thái phản đối: "Chuyện xảy ra đã lâu rồi.  Còn bây giờ là tai nạn, say rượu, trợt té, đâu có gì liên quan với nhau?"
  Hương trả lời: "Biết đâu anh chàng Ấn Độ bị ma nhát, trợt chân té?  Còn anh Dân, bạn anh, khi vừa về tới chung cư, bị té vật ra, trúng kinh phong."
  Thái nhăn mặt: "Những cái đó có thể giải thích được mà ..."
  Hương tiếp tục: "Vã lại Điệp cũng thấy ma ..."
  Điệp có vẽ không vui: "Cái đó đâu có biết chắc là ma?"
  Thái quay qua Điệp: "Điệp thấy ma ra sao?"
  Điệp ngại ngùng: "Đôi khi thức dậy giữa đêm, Điệp  thấy như có người trong tấm kiếng cuối giường hiện ra nhìn mình.  Nhưng nhìn kỷ lại thì không thấy gì."
  Thái tự dưng nhớ lại những cảm tưỏng lạ kỳ của mình đêm hôm qua.

  Tuy nói chơi với Trung, nhưng Điệp và Hương vẫn ở trong căn chung cư của mình.  Thơ và Dao, Thái và Hoài cũng thế.  Chung cư đã im lặng trở lại.  Thật ra chung cư sau đó im lặng hơn bình thường. Căn chung cư, nơi mà có người chết vẫn còn bị niêm phong.  Những đường băng màu vàng niêm phong của cảnh sát chằng qua, chằng lại trên khung cửa kéo sự chú ý đến sự chết chóc trong căn chung cư đó tạo ra một cảm giác rờn rợn, nhất là đối với các cô gái trong chung cư.  Đối với Thái, cái chết chỉ là chuyện hàng xóm, không liên quan gì với anh.  Nên anh vẫn đi học, về nhà ăn uống, nghỉ ngơi, học hành bình thường.  Nhưng các cô gái thì ngày đầu, ăn trong Cafeteria, học trong thư viện, đến tối mới cùng nhau về.  Điệp có lẽ không có sợ hãi đến như vậy, nhưng Thơ, Dao và Hương yêu cầu cô cùng ở lại, và cô bằng lòng.  Còn Hoài thì chỉ có lúc ăn, uống là về nhà nấu, nướng ăn.  Còn học thì anh ta vẫn thích vào thư viện hơn, nên công việc hằng ngày của Hoài vẫn không thay đổi.

  Hôm sau, cũng đang tụ nhau ăn trưa, bổng Hương hỏi: "Anh Thái, anh có biết anh Dân sao khi về nhà ra sao không?"
  Thái chợt nhớ tới Dân, từ hồi Dân nghỉ học, Thái không có tin tức gì của Dân.  Anh cảm thấy ân hận, trả lời: "Anh không biết... mình tệ thật.  Bận học, bận đi làm, lu bu nên quên thăm hỏi coi Dân ra sao."
  Phong, một người bạn khác chọc: "Hương mến, lo cho Dân, sao không đi thăm anh ấy?"
  Hương chua ngoa: "Anh Dân thì Hương hỏi thăm, Phong thì đừng hòng."
  Trung can: "Thôi cho Trung can đi.  Mà cũng lạ thật.  Dân bị té, lên kinh phong, rồi biến luôn."
  Điệp hỏi: "Có ai biết anh Dân ở đâu không?"
  Thái trả lời: "Dân và tôi ở cùng một thành phố.  Nhưng học khác trường.  Nên không biết nhau nhiều.  Chỉ bắt đầu biết nhau khi đi thi vào Đại Học thôi."
  Thơ cho ý kiến: "Vậy khi nào anh về thăm nhà, có rảnh, nhớ hỏi thăm anh Dân cho mọi người cùng biết."
  Thái đồng ý.  Nhưng anh không biết chừng nào mới về nhà.  Bình thường thì mỗi lần hết khóa, Thái về nhà thăm gia đình.  Hay khi gia đình có việc gì, như đám giổ, tiệc tùng, thì cuối tuần Thái cũng về.  Nhưng cũng có khi hết khóa này, phải lo cho khóa tới, hay hết khóa, có bạn bè có chương trình đi chơi đâu, thì Thái không về.

  Sau khi ăn trưa, trò truyện thêm một lúc nữa, nhóm bạn của Thái giải tán.  Người thì có lớp phải đi.  Người thì vào thư viện để học.  Riêng Thái thì về căn chung cư của mình.  Thái có thể học ở đó, và anh cũng muốn có một chổ yên tịnh để suy nghỉ.  Nhắc lại Dân làm Thái xao xuyến trong lòng.  Thái quen Dân từ khi vào Đại Học.  Hai năm đầu, hai người chỉ quen sơ với nhau. Biết là người cùng thành phố.  Nhưng chỉ có thế.  Thái và Dân có học chung nhau một vài lớp.  Có khi Thái gặp Dân trong khu vận động vài lần.  Dân có vẻ thích thể thao, nhưng người yếu ớt, hay mệt. Mỗi lần chơi thể thao, chỉ chơi một chút, rồi phải nghỉ ngơi.  Đến năm thứ ba, Thái muốn mướn một căn chung cư để ở, thì Dân cũng tỏ ý như vậy.  Thế là hai người đồng ý mướn chung một căn chung cư. 

  Dân và Thái có chung một vài người bạn như Hương, Điệp, Trung v.v...  Ngoài ra Dân cũng có những người bạn riêng.  Nhưng Thái không biết rỏ những người bạn riêng của Dân.  Và những người bạn chung thì càng biết ít về Dân hơn cả Thái.  Vì thế nên sau khi Dân bị bệnh, trở về nhà, Dân giống như đã tan biến như một chuyện đã qua.  Thái chợt nhìn đến tấm giấy post-it trên đầu tủ.  Khi chị của Dân đến để đưa Dân về nhà, có để lại địa chỉ và điện thoại nhà Dân phòng khi Thái có gì muốn liên lạc.  Thái mân mê tờ giấy post-it, phân vân một chút, rồi cầm điện thoại lên, gọi số điện thoại trong tấm giấy.  Điện thoại reng một lúc lâu, không thấy ai trả lời.  Thái cảm thấy lạ.  Không ai ở nhà cả.  Hay tất cả đầu bận đi làm, đi học?  Rồi máy trả lời điện thoại bật lên.  Thái cúp điện thoại xuống, không muốn để lời nhắn lại.  Biết đâu Dân và chị Dân không ở chung một nhà?  Thái thoáng nghỉ: có thể cuối tuần này, Thái sẽ về thăm nhà, và đi tìm Dân.  Đã gần 4 tháng rồi, Thái chưa về nhà.  Một công hai việc, cũng tiện thôi.  Chỉ cần xin mợ Nhung nghỉ có một ngày.  Thế là Thái thầm nhất định như thế.

  Thêm một ngày nữa đi qua.  Đó là ngày thứ Sáu.  Có lẽ cảnh sát vẫn còn điều tra.  Những đường băng vàng niêm phong phạm trường vẫn còn dán chắn ngang cửa vào của căn chung cư có người chết.  Căn chung cư lặng như tờ và tối om khi Thái đi ngang qua lúc đi làm và khi trở về giữa đêm khuya.

  Sáng sớm thứ Bảy, Thái gọi điện thoại về nhà, xong ra lấy xe bus về.  Xe chạy chừng 4 tiếng thì tới thành phố.  Thái đổi qua chuyến xe bus địa phương để về nhà.  Đi từ 7 giờ sáng, đến hơn 12 giờ trưa thì Thái về tới.  Sau khi Thái chào hỏi ba, má xong, má Thái bày bửa ăn trưa cho cả nhà. 

  Ăn xong, nghỉ ngơi một lúc, Thái mượn chiếc xe nhà đi tìm nhà của Dân.  Nhìn địa chỉ trong tấm giấy, Thái nghỉ vẩn vơ: không biết Dân ra sao?  Có lẽ đã khỏe, và đang sửa soạn để trở lại trường Đại Học?  Đi chừng 10 phút, thì tới khu nhà của Dân.  Đó là một khu dân cư khá sang trọng.  Phần nhiều những nhà ở đây đều có hàng rào cao, và cổng khóa. Thái tới căn nhà tại địa chỉ đã cho, bấm chuông.  Đợi một chút thì Thái thấy chị Dân bận áo màu đen ra mở cửa.  Chị của Dân nhận ngay ra Thái, lịch sự, nhưng không vồn vã mời Thái vào. Thái mở lời: "Chào chị.  Từ khi Dân nghỉ học, em vì quá bận không thăm hỏi ... không hiểu ...."
  Chị của Dân buồn rầu: "Dân nó vừa mất rồi em ạ"
  Thái kinh hoàng lắp bắp: "Chị nói sao? ... Dân bị bệnh nặng ư ..."
  Chị của Dân giải thích: "Dân bị bệnh ung thư hồng huyết cầu.  Sau lần bị té ở Đại học, về nhà Dân trở bệnh nặng.  Ra, vào nhà thương liên tục.  Đến thứ Ba vừa qua thì Dân mất".
  Thái bàng hoàng than: "Dân nghỉ học, chúng em không có tin tức gì.  Hôm qua có người bạn nhắc đến Dân, em bổng lo ngại, không ngờ ..."  Thái chợt nhớ đến cảm giác như có ai theo dỏi Thái đêm thứ Tư.  Hay đó là Dân về thăm bạn?  Dầu cho Thái tin có ma hay không, việc xảy ra sao quá trùng hợp.  Thái liên tưởng đến việc nếu Hương biết được chuyện này, chắc sẽ tin thật rằng chung cư có ma.  Thế là đã có 3 người chết liên quan đến chung cư Thái đang ở.  Một người chết cách đây đã 2, 3 mươi năm.  Một người không chết tại đó, nhưng cũng đã chết trong khoãng 30 ngày từ khi ở đó.

  Thái ngồi lại, hỏi thăm chị của Dân về tình trạng của Dân sau khi về nhà, và an ủi chị một lúc. Chị của Dân cho Thái biết là ngày mai là đám táng của Dân.  Nếu Thái vẫn còn ở nhà thì chị mời Thái đến dự.  Thái đã tính ngày mai mới trở về trường, nên nhận lời.  Đoạn chị của Dân xin lỗi rằng chị phải sửa soạn ra nhà quàn để phụ lo đám táng của Dân ngày mai.  Thái hỏi nếu chị muốn Thái đợi để chở chị ra nhà quàn.  Thái cũng muốn ghé qua thăm quan tài bạn mình trước khi đám táng.  Chị của Dân nhận lời.

  Đám táng của Duy được tổ chức sáng Chủ Nhật giản dị, nhưng trang nghiêm.  Cha, mẹ của Dân có ngậm ngùi, nhưng không khóc lóc.  Có lẽ ông bà đã biết rỏ tình trạng bệnh tật của con mình.  Ngoài gia đình của Dân, Thái chỉ là một trong vài người bạn của Dân đến dự đám táng.  Thái nghỉ rằng có lẽ Dân biết mình không khỏe lắm, nên đã không thật sự quen thân với nhiều người.  Nếu Thái không bổng nhiên đi tìm Dân thì đã không biết rằng Dân đã mất.  Thái cảm thấy tội nghiệp cho Dân.

  Sáng thứ Hai Thái có gặp Trung trong một lớp học chung.  Trung có vẽ mệt mõi, phờ phạc.  Học xong Trung biến đâu mất. Có lẽ về nhà ngủ. Đến lúc ăn trưa tại Cafeteria, chỉ có đám bạn chung cư: Thái, Hoài, Điệp, Hương, Thơ, và Dao.  Sau bữa ăn trưa, Điệp, Hương cố tình ngồi nán lại với Thái.  Hương mở màn:  "Anh Thái, mấy hôm nay anh đi đâu vậy?  Chung cư có ma!"
  Thái ngẫm nghỉ, chẳng hay có chuyện gì xảy ra nữa?  Thái đã không cho ai biết rằng đã về nhà.  Thái chỉ cho Hoài biết rằng Thái sẽ vắng mặt hai hôm.  Hương nói là có ma.  Nhưng Điệp cũng đang ngồi đây, chắc đã xảy ra việc gì rồi.  Thái than phiền: "Tôi vẫn mãi là người không biết gì.  Đã có chuyện gì xảy ra?"
  Hương kể: "Tối hôm thứ Bảy, bọn em ra ngoài ăn, về trể, bọn em nghe thấy có tiếng động trong căn chung cư cuối hành lang bị niêm phong. Điệp muốn tới gần để coi, nhưng em không cho.  Em có một cái đèn pin nhỏ trong ví, rọi xuống hành lang thì không thấy gì khả nghi.  Cánh cửa vẫn
đóng, các băng niêm phong vẫn dán ở đó."
  Thái hỏi: "Hương có biết chắc là tiếng động từ căn chung cư đó không?"
  Điệp xen vào: "Em cũng bảo Hương như thế.  Tuy nhiên trước khi lên lầu, hình như em có thoáng thấy một chút ánh sáng lóe lên dưới chân cửa."
Hương phân bua: "Căn chung cư kế là của Robert và Paula, xong là tới căn của anh.  Còn bên kia hành lang, đối diện là bà già Gertrude đã về hưu, hai cái kế là của sinh viên.  Tối thứ Bảy thì đâu có sinh viên nào ở nhà.  Mà bà già Gertrude cũng đã đi chơi với cái cái hội khiêu vũ già của bà ấy rồi.  Đâu có ai khác đâu?"
  Thái còn đang suy nghỉ thì Hương nói thêm: "Đêm hôm qua, chúng em có nghe như tiếng động đến từ phía dưới lầu, hướng căn chung cư có người chết đó."
  Thái nhìn qua bên Điệp.  Điệp gật, gật đầu, xác nhận lời Hương kể.  Thái hỏi: "Sao tôi không nghe thấy gì?  Tôi đã trở về đêm hôm qua."
  Điệp nói: "Chắc căn của anh cách căn đó một căn, nên không nghe thấy gì.  Căn của chúng em ở trên, ngay bên cạnh, gần hơn nhiều."
  Thái gật gù chấp nhận Điệp nói đúng, hỏi tiếp: "Vậy Hoài có biết hay không?  Còn Thơ và Dao thì sao?"
  Hương trả lời: "Bọn em chưa có dịp kể cho anh Hoài.  Và Điệp không cho em kể cho Thơ và Dao, chỉ tổ làm cho các cô ấy sợ thêm, mà chắc chẳng giúp được gì."
  Thái cẩn thận cho ý kiến: "Tối nay tôi ở nhà, để coi sao.  Nếu các cô có nghe, thấy gì thì gọi điện thoại cho tôi biết."
  Hương và Điệp đồng ý.  Nhưng Hương hỏi thêm: "Vậy mấy ngày nay anh đi đâu?"
  Thái trả lời thành thật: "Tôi về nhà."
  Hương hỏi thêm: "Vậy anh có hỏi thăm anh Dân không?"
  Thái đành phải dấu: "Tôi không có dịp.  Chắc để lần sau."

  Buổi chiều hai người ngồi học chung với nhau, Hương nói với Điệp: "Hình như anh Thái có gì dấu diếm chúng ta.  Nếu anh ta về nhà, sao hôm nọ Thơ bảo nếu về nhà nhớ hỏi thăm anh Dân, anh ta lại không nói gì?  Và Hoài cũng đâu có biết anh ta đi đâu?  Mà nếu có về nhà, sao anh ấy không đi hỏi thăm Dân?  Hai người là bạn chia phòng mà?"
  Điệp trả lời: "Ờ, mình cũng thấy hôm nay, anh ấy không cởi mở cho lắm."
  Hương nói tiếp: "Chắc anh ấy không về nhà."
  Điệp hỏi: "Vậy anh ta đi đâu?"
  Hương đoán: "Hay anh ấy có bồ, cuối tuần đi du dương với bồ?"
  Điệp bổng nhiên cảm thấy thất vọng thoáng chốc, rồi nghỉ lại, nói với Hương: "Có thể ở nhà anh ấy có việc gì khó khăn, anh ấy phải về nhà chăm lo, nhưng không muốn ngưòI khác biết."
  Hương thay đổi đề tài: "Những tiếng lục đục từ căn chung cư dưới nhà, bồ nghỉ sao?  Mình nghỉ là có ma."
  Điệp thấy không thể giải thích, nhưng vẫn không tin: "Mình đâu biết chắc là những tiếng động đó là từ căn chung cư đó ra?  Chúng ta có thể gọi những người con trai đến coi chừng giùm."
  Hương lắc đầu: "Có nhiều ngưòi tới, ma không hiện ra đâu...  Hôm nay có anh Thái, chưa chắc ma sẽ hiện ra."
  Điệp cười: "Vậy ma cũng yếu bóng vía như chúng ta, chỉ dám dọa những người yếu bóng vía hơn ... "
  Hương dọa lại: "Ma thích Điệp đó.  Hết ma trên kiếng rồi ma chết bất đắc kỳ tử ..."

  Tối hôm đó Hương và Điệp về căn chung cư của mình sớm.  Hai cô nấu nướng, ăn uống xong, chạy xuống tầng dưới, gỏ cửa phòng Thái.  Xác nhận là Thái có ở nhà, hai cô yên tâm, lên lầu, trở lại căn chung cư của mình, ngồi học, đợi tối.

  Ở dưới nhà, chỉ có mình Thái trong căn chung cư đó.  Hoài theo thói quen có lẽ vẫn còn đang học trong thư viện.  Việc hẹn với Hương và Điệp để coi chừng có chuyện gì lạ xảy ra trong căn chung cư cuối hành lang, Thái không nói với Hoài.  Không phải là Thái muốn dấu.  Nhưng Thái muốn xác định là thật sự đã có việc gì xảy ra hay không?  Có thể đây chỉ là những sự lầm lẫn khi trong lòng các cô quá hồi hộp thôi.  Tuy vậy Thái cũng phải nhìn nhận rằng đã có những việc bất thường xảy ra.  Việc Thái cảm thấy hồi hộp, như có ai theo dỏi Thái đêm thứ Tư vừa qua, chuyện gì đã xảy ra?  Lấy thêm việc làm, thay đổi bạn chung phòng, Dân nghỉ học, những việc này dồn tới làm cho Thái bất thần, lo lắng như Thái đã nghỉ?  Hay đó là thần giao cách cảm.  Gia đình Dân liên tưởng tới bạn chung phòng của Dân là Thái khi Dân sắp mất?  Hay chính là Dân đã nghỉ tới Thái khi mình sắp mất...?  Nhưng chị Dân nói rằng Dân mất một ngày trước đó, hôm thứ Ba.   Hay là hồn ma về thăm bạn?  Hay hồn ma anh chàng Ấn Độ đi tìm người đền mạng?  Ngồi suy nghỉ lan man một lúc, Thái cố xua đuổi những ý tưởng vẩn vơ đó.  Có hồn ma cũng, được, không có cũng không sao.  Bây giờ Thái cần phải trở lại việc học của mình.  Lát nữa có thể Thái sẽ bận đi "săn ma" với Hương và Điệp.

  Trên lầu, Hương và Điệp ngồi học đến tối.  Vẫn chưa có chuyện gì xảy ra.  Tuy có nhiều tiếng động từ dưới lầu, cũng như trên lầu.  Nhưng đó chỉ là những tiếng động thường: người ở trong chung cư đi qua, đi lại, nói chuyện, mở cửa, đóng cửa v.v...  Đến mười giờ tối, Thái gọi điện thoại lên hỏi, hai cô thông báo là chưa có động tỉnh gì.  Đến quá mười hai giờ, Hương và Điệp đều buồn ngủ.  Hương nói với Điệp rằng đúng như cô dự đoán, hôm nay sẽ không có chuyện gì xảy ra.  Rồi hai người đi ngủ.

  Khoãng hơn 2 giờ sáng, Điệp như nghe thấy những tiếng lạch cạch nho nhỏ đến từ dưới nhà. Cô lắng nghe thêm một chút, thì bổng nghe như có tiếng cửa mở ra đóng lại nhẹ nhẹ từ bên dưới.  Hay là có ai đi về khuya?  Điệp đi qua bên phòng Hương, gỏ nhẹ nhẹ coi Hương còn thức?  Điệp nghe tiếng hỏi nhỏ, rung rung: "Ai... đó?"
  Điệp trả lời: "Điệp đây.", rồi Điệp đẩy cửa vào.  Trong bóng tối Điệp thấy lờ mờ bóng của Hương như đang trùm chăn, rung lẩy bẩy.  Điệp an ủi: "Chưa chắc là ma đâu.  Chắc có ai đi về khuya đó."
  Hương chui đầu ra khỏi chăn, nói nhỏ: "Ai mà đi về khuya giờ này?  Hảy gọi anh Thái đi."
  Điệp ngần ngừ: "Nếu không có gì thì sao?  Để mình xuống coi trước."
  Hương kéo áo Điệp lại, năn nỉ: "Gọi anh ấy đi mà ...  Anh ấy đã hứa ..."
  Điệp cảm thấy ngại, nhưng chìu Hương.  Cô lấy điện thoại gọi Thái.  Sau hai tiếng reo, Thái nhấc điện thoại: "A lô?"
  Điệp nói nhỏ: "Em xin lỗi đã đánh thức anh ..."
  Thái an ủi cô: "Tôi vẫn chưa ngủ.  Mấy cô đã nghe gì sao?"
  Điệp kể: "Em nghe có tiếng động từ hướng căn chung cư đó, và có thể có cả tiếng mở cửa, đóng cửa ... Hay là có người về khuya.  Anh có nghe gì không?"
  Thái trả lời: "Tôi đang mãi mê ôn lại bài học, chắc không để ý .... Để tôi hé cửa ra xem sao?"
  Một chút sau có tiếng Thái: "Không thấy gì.  Để tôi đi qua đó xem."
  Điệp bảo Thái: "Anh chờ một chút.  Em sẽ xuống đi với anh."
  Thái tỏ vẻ ngần ngại: "Không cần như vậy.  Mình tôi đi cũng đủ."
  Điệp không chịu: "Em sẽ xuống liền.  Hai người vẫn hơn."  Rồi Điệp cúp điện thoại.  Hương không muốn Điệp đi.  Nhưng Điệp bảo Hương khóa cửa lại, đừng mở ra nếu không phải là tiếng của Điệp, hoặc Thái. Xong cô lấy cái đèn pin, mở cửa, nhẹ nhàng đi xuống cầu thang.

  Thái đã đợi dưới chân cầu thang, một tay cầm đèn pin, một tay cầm cây baseball bat.  Thấy Điệp cũng cũng cầm đèn pin, Thái bỏ đèn pin của mình vào túi, nói nhỏ với Điệp: "mình tới gần nghe ngóng một lúc."  Đèn hành lang lờ mờ.  Nhìn Thái cầm cây bat với dáng điệu trầm tỉnh, Điệp cảm thấy yên lòng.  Hai người nhẹ nhàng đi tới căn chung cư đó.  Những đường băng vàng niêm phong phạm trường vẫn còn.  Thái đi chậm lại, và ngường lại bên cạnh cánh cửa.  Anh áp tai vào tường nghe ngóng.  Điệp đứng sát sau lưng anh.  Nghe ngóng chẳng bao lâu, Thái nghe như có tiếng người từ trong căn chung cư.  Anh quay đầu qua nhìn lại Điệp.  Điệp gật đầu tỏ ý cũng nghe. Thái thì thầm: "Như có tiếng người, nhưng nghe không rỏ."
  Điệp thì thầm lại: "Em cũng nghe không rỏ."
  Thái nói: "Để tôi có ai trong đó."  Thái quay người trở lại, vẫn còn đứng bên cạnh cánh cửa, thò tay ra, gỏ nhẹ hai cái vào cánh cửa, hỏi giọng bình thường: "Có ai trong đó không?"  Tiếng người nói trong căn chung cư đã ngừng.  Không ai trả lời.  Thái gỏ nhẹ thêm hai lần nữa.  Vẫn không ai trả lời.  Dảy hành lang chung cư vẫn trống trơn.  Người trong chung cư có lẽ đã ngủ, hay chưa để ý đến những chuyện đang xảy ra.  Thái nắm nhẹ quả nắm cánh cửa, xoay thử.  Quả nắm xoay theo cái xoay của Thái.  Thái không tưởng tượng rằng cảnh sát đã niêm phong phạm trường, nhưng lại không khóa cửa lại.  Thế là đã có ai, hoặc có cái gì đã mở khóa cánh cửa này. 

  Thái quay lại, ra dấu cho Điệp đứng đó.  Anh xoay nhẹ quả nắm lần nữa, nhẹ nhàng hé mở cánh cửa ra.  Bên trong căn chung cư tối om, bây giờ hoàn toàn im lặng.  Thái ngần ngừ một chút, rồi chui qua các đường băng niêm phong bước vào trong.  Điệp thấy Thái bước vào, tưởng tượng đến các cánh cửa nhà trong các phim ma tự động mở ra như mời nạn nhân vào.  Nhưng cô cũng theo Thái, chui qua các đường băng, bước vào trong căn chung cư.

  Thái còn đang đứng cạnh cánh cửa, cố gắng nhìn vào căn chung cư với chút ánh sáng từ hành lang,  bổng dưng cảm thấy Điệp nắm chặt lấy tay anh.  Thái quay lại, quả là Điệp đã vào căn chung cư, đang đứng bên cạnh.  Có Điệp bên cạnh, làm Thái cảm thấy có người đồng hành.  Cái nắm tay, xiết chặt biểu lộ sự đồng tình, nương tựa của Điệp làm cho Thái thấy mạnh dạn hơn.  Thái móc cái đèn pin trong túi ra, bật lên, soi chung quanh phòng.  Điệp thấy vậy, cũng bật cái đèn pin của mình lên.  Hai người đưa mắt theo làn ánh sáng đèn pin nhìn chung quanh.  Dăm ba món đồ nằm rời trên sàn nhà.  Một vài cuốn sách, một hai cái áo nằm rải rác trên bàn, trên ghế. Bên phải, cạnh Thái và Điệp là chổ làm bếp, có một bức tường ngắn chắn quạ  Cuối căn phòng là chổ để bàn ăn nhỏ.  Dọc theo tường phía bên trái là hai cánh cửa đang đóng.  Thái đoán đó là phòng tắm và phòng ngủ.

  Thái kêu một lần nữa: "Có ai trong đây không?"  Vẫn không có ai trả lời.  Biết rằng anh Ấn Độ té, chết trong phòng tắm, Thái muốn qua bên đó kiểm soát.  Nhưng Thái cần phải lo phía bên khu bếp trước.  Thái quay qua bên Điệp, chỉ vào nhà bếp, ra hiệu cho Điệp kiểm soát bên đó để bảo đảm không có ai núp trong nhà bếp, trong lúc Thái vẫn coi chừng phía bên phòng ngủ, phòng tắm.  Điệp bước nữa bước qua bên phải, ló đầu vào khu bếp, rọi đèn pin tới lui, không thấy gì khả nghị  Kiểm soát bên khu bếp xong, Thái và Điệp vừa định tiến qua bên phòng ngủ, phòng tắm, hai người đột nhiên nghe một tiếng "kịch" khá lớn từ phía phòng ngủ hay phòng tắm.  Tiếp theo là hai, ba tiếng cọc cọc như tiếng chân người bước trên sàn gổ.  Điệp giật mình, nắm tay, kéo giử Thái lại.  Thái đưa đèn pin của mình cho Điệp, hai tay nắm chặt cây bat, giơ lên.

  Điệp, hai tay cầm hai cái đèn pin, rọi tới hai cánh cửa phòng tắm, phòng ngủ đang đóng.  Thái, hai tay thủ cây bat, kêu thêm một lần nữa, lần này lớn giọng hơn một chút: "Có ai ở đây không?  Chúng tôi sẽ gọi cảnh sát."  Vẫn không ai trả lời.  Thái đưa một tay vào túi, rút ra cái điện thoại di động.  Hai cửa phòng vẫn đóng kín.  Thái bắt đầu bấm vào điện thoại di động của mình, kêu bíp bíp.  Lần này cánh cửa phòng ngủ từ từ mở ra.  Thái và Điệp nín thở, hồi hộp.  Từ trong cánh cửa, hai người thấy Nhân, một sinh viên năm thứ nhất, dáng điệu bẽn lẽn, từ từ bước ra. 
  Thái la lên: "Anh đang làm gì ở đây?  Tại sao ở đây?".
  Nhân chưa kịp trả lời, Thái và Điệp thấy sau Nhân là Trung bước ra.  Hai người còn đang ngạc nhiên, thì Trung vừa xoa tay, vừa lên tiếng: "Xin lỗi... xin lỗi đã làm kinh động đến mọi người...  Chúng tôi chỉ làm một cuộc thử thách nhỏ thôi".
  Điệp hỏi: "Thử thách gì?"
  Nhân trả lời: "Em cá với các anh ấy là sẽ ở qua đêm trong căn chung cư này."
  Thái hỏi: "Các anh có biết căn chung cư này đang bị niêm phong, các anh không biết là vào đây không có giấy phép là phạm pháp sao?"
  Trung cười xã giao: "Bác sĩ giảo nghiệm đã xác nhận là tai nạn rồi.  Chung cư vẫn còn niêm phong, chẳng qua chỉ là thủ tục thôi...  Hơn nữa nếu có bị bắt thì một, hai ngày họ cũng thả rạ  Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò mà ...  Đâu có gì nghiêm trọng đâu?"
  Thái đành phải lắc đầu.  Điệp hỏi thêm: "Vậy đêm thứ Bảy và đêm Chủ Nhật thì sao?  Cũng là các anh phải không?"
  Trung nhăn nhó: "Hôm thứ Bảy là Quang, hôm qua là Thức."  Đây cũng là các sinh viên năm thứ nhất khác.
  Thái chợt hiểu: "À thì ra là anh bày trò, thách thức các sinh viên mới làm trò vui cho các anh?"  Thái nhớ tới sáng nay thấy Trung có vẻ mệt mõi, bơ phờ.
  Trung phân trần: "Mọi người thử thách, mọi người cùng vui mà!  Tôi bảo mọi người phải giử im lặng... không ngờ các bạn thính tai quá!"
  Điệp nói: "Ở trong phòng này qua đêm.  Các anh gan thật.  Nghe nói dấu máu vẫn còn trong phòng tắm...  À mà anh Trung là sinh viên y khoa, chắc đã có thực tập mổ xẻ xác chết, nên không biết sợ?"
  Trung cười cười: "Không đâu.  Quang hôm đầu chỉ ở đây được vài phút... Thức ở được gần nữa tiếng."  Anh quay qua Nhân, nheo mắt: "hôm nay hy vọng Nhân sẽ ngủ qua đêm."
  Thái lắc đầu: "Các anh thật sự không sợ bị cảnh sát bắt, muốn tiếp tục ở lại đây?"  Thái nhìn Trung, chợt hai người mĩm cười và cùng nói: "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò...."
  Thái và Điệp chịu thua, bảo: "Thôi chúng tôi về.  Lần sau, trước khi tới, nhờ các anh thông báo dùm.  Nếu không sẻ có người tưởng là ma."

  Sau khi cám ơn Thái, Điệp đi lên lầu, trở về căn chung cư, kể lại mọi chuyện cho Hương.  Hương rủa Trung, và hứa sẻ mắng cho Trung một trận cho đáng khi gặp.  Xong việc, Điệp trở lại phòng mình, nằm ngẫm nghỉ đến những chuyện vừa xảy ra.  Như vậy là không có ma trong căn chung cư dưới
lầu.  Còn cái dáng đầu người trong gương thì sao?  Nằm trong bóng tối, Điệp nghỉ tới một chuyện.  Cô cố nhớ lại vị trí mình nằm khi thấy cái dáng đầu người đó.  Rồi Điệp xoay người vào vị trí đó.  Loay hoay một hồi, Điệp thấy lại cái dáng đầu người đó hiện ra trong gương.  Lần này Điệp không sợ, không co rúm người vào trong chăn nữa.  Cô cố giử góc cạnh đó, từ từ ngồi dậy, tới gần tấm gương, luôn giử sao cái dáng đầu người vẫn còn trong gương. Khi gần sát tấm gương, Điệp nhận ra rằng cái dáng tròn trong gương là cái kiếng hình bầu dục trên cái cửa trên lầu ba, bên khu chung cư bên cạnh.  Tấm kiếng đó không phải là nhỏ, nó hình bầu dục, chiếm hết gần phân nữa diện tích cánh cửa.  Nhưng khi phản chiếu vào trong gương của Điệp, thì tấm kiếng đó lại nhỏ lại, và thành hình tròn tròn như một cái đầu lâu.  Vì tấm kiếng đó ở ngoài cửa sổ, nên một khi Điệp bật đèn lên thì ánh sáng trong phòng bị tấm kiếng trên cửa sổ phản chiếu lại, Điệp không thể nào thấy tấm kiếng ngoài cửa sổ nữa.  Và vì cánh cửa và tấm kiếng ấy ở trong bóng tối, tại một độ xéo với tấm gương của Điệp, chỉ có ở một vị trí nào đó, Điệp mới có thể nhìn thấy mà thôi.  Đó là lý do mấy lần trước, nữa tỉnh, nữa mê, Điệp mở mắt thấy giáng tròn tròn, sợ quá chui lại vào mền; khi chui trở ra, vị trí nằm của Điệp đã thay đổi, nên không thấy nữa.

  Thế là thêm một bí ẩn nữa đã được khám phá.  Tuy có một, hai người đã chết tại chung cư này, nhưng chưa có ma nào hiện ra cả.  Điệp nằm nghỉ ngợi lan man, nghỉ tới chuyến thám hiễm vừa rồi với Thái, miệng tũm tĩm cười rồi thả hồn bay vào mộng.

Hết
 
Phạm Quang Tuyến
Seattle
18/04/2013