Những Mùa Trăng Chết

Tác giả Bài
Ha Ai Lan
  • Số bài : 19
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.01.2013
Những Mùa Trăng Chết - 26.04.2013 20:03:03
-   Sao không viết những gì nhẹ nhàng và dễ thương thử em?
 
Đang ngồi thơ thẩn nhâm nhi miếng bánh ngọt và thưởng thức ly hot chocolate, tôi ngơ ngác giật mình khi câu hỏi của anh chợt phá tan bầu yên tĩnh. Ngạc nhiên vì hình như đây là lần đầu tiên anh mở đầu một cuộc đối thoại với tôi sau cả mấy ngày biết nhau.  Và càng hơi ngạc nhiên vì hình như… hình như anh đang nói về cách viết văn của tôi?  Tôi chau mày, nhìn anh với ánh mắt thăm dò.  Như đọc được những thắc mắc của tôi, anh ngập ngừng tiếp lời:
 
-   Khanh có nói em viết văn và tò mò nên anh có đọc thử mấy bài viết của em. Sorry “nhà dzăng.”
Cố gắng kiềm chế không phì ra cười sặc cả hot chocolate.  “Nhà dzăng!”  Không hẳn vì ngạc nhiên khi nghe từ này với cách phát âm miền nam, mà có lẽ là vì cái từ này được nói ra từ anh - một người mang vẽ trầm tư, kín đáo, với giọng nói điềm đạm, nhỏ nhẹ nhưng không kém phần nghiêm trang và lẫn vào cái âm hưởng Huế.  Hai chữ nhà dzăng của anh nghe thật ngộ nghĩnh, toát lên chút gì rất chân thật và tế nhị nhưng lại vừa tinh nghịch và lém lĩnh, hoàn toàn ngược hẳn với cái bề ngoài khó khăn, khô khan, lạnh lùng của anh làm cho tôi chú ý.  
 
Tôi ngồi bâng quơ suy nghĩ về câu hỏi của anh.  Vài người bạn cũng có nói với tôi rằng những gì tôi viết sao buồn quá, nhưng chưa ai hỏi tôi sao không viết những gì nhẹ nhàng và dễ thương cả.  Nhẹ nhàng và dễ thương ư? Viết những gì nhẹ nhàng và dễ thương là viết gì, viết như thế nào? Tôi thật sự không hiểu. Hình như từ lâu rồi, tôi đã để cho cái thói đa sầu đa cảm của mình len lói vào trong những suy nghĩ. Hình như từ lâu rồi tôi đã quen ôm ấp khư khư một nỗi buồn trầm lặng xót xa nào đó và của ai đó, đến nỗi tôi có cảm tưởng như mỗi ánh mắt, mỗi nụ cười, mỗi lời nói và hành động của tôi đều phảng phất một nét buồn. Có những lúc tôi ngắm mình trong gương hay trong hình và chợt bắt gặp một ánh mắt suy tư buồn xa vắng, một nụ cười nhẹ và nét môi cong với chút hờn dỗi vu vơ, và tôi tự hỏi mình không lẽ buồn là một thói quen xấu mà tôi bám lấy để tạo ra một chút gì riêng biệt cho bản thân. Giờ ngẫm nghĩ lại tôi muốn đổ lỗi cho những thi sỹ, nhạc sỹ, và nhà văn đã chau chuốt, uốn nắn những nỗi buồn không tên thành những gì thật đớn đau, chua xót với sự thu hút kỳ lạ, và cũng không kém phần lãng mạn thơ mộng. Là thói quen hay là tại bị truyền nhiễm bởi những lời văn chương chất chứa đầy ưu sầu, đa số bài viết của tôi đều mang một tâm trạng buồn vời vợi, buồn vu vơ.  
 
Giờ đây, lang thang trong bóng đêm lạnh lẽo, hận đời, hận tình, ngước mắt thẫn thờ nhìn mảnh trăng tàn, cố chôn sâu hình ảnh của anh vào con tim đã héo úa chết đi từ ngày ấy , và gạt đi những giọt lệ đã khô cạn theo thời gian, tôi mới tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi của anh.  Nhưng… có nghĩa lý gì...
 
~~*~~
 
Có ai đó đã từng nói, sống trong đời là phải chuẩn bị cho những điều không ngờ.  Mà cuộc đời thì khá bí ẩn, chứa đầy những bất ngờ cũng như anh.  Tình cờ gặp nhau khi ngồi cùng bàn ở đám cưới của cô bạn Vân, anh và tôi trước lạ sau cũng lạ.  Cuộc gặp gỡ tưởng chừng như kết thúc sau đêm hôm đó.  Không tên không tuổi, anh chỉ là “người mà gắp đồ ăn cho tụi mình”, người anh họ của Vân, là anh MN mà Khanh, cô bạn gái cùng đi dự đám cưới Vân, thỉnh thoãng nhắc đến.  Rồi không biết lý do nào thúc đẩy bước chân anh phiêu lạc đến miền bắc Cali vào cuối hè năm ấy. 
 
Chiều cuối tháng 8, thời tiết cũng bắt đầu mát dịu đi sau những ngày hè oi bức.  Nghe theo sự rủ rê của Khanh và dù sao anh cũng là anh họ của cô bạn, tôi theo Khanh ra sân bay đón anh.  Khi Khanh đang còn nhìn quanh quẫn tìm anh, tôi âm thầm đứng đó quan sát bước chân người lãng tử.  Anh – đơn sơ trong chiếc áo polo xanh dương và chiếc quần jean xanh bạc, có phần đơn điệu với cái túi xách du lịch nhỏ.  Rời sân bay cùng với người du khách trầm lặng, không kế hoạch, không mục đích, mặc cho Khanh nồng nhiệt, huyên thuyên trò chuyện với anh, tôi ngồi sau, đưa mắt lơ đãng ngắm mây hứng gió, chỉ thỉnh thoảng giúp Khanh trả lời những câu hỏi của anh.  Bắt đầu vai trò của hai người hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư, Khanh gánh vác vai trò tour guide, tôi kiêm bổn phận nhiếp ảnh viên mượn cớ giữ một khoảng cách để cho hai người tự nhiên trò chuyện. 
 
Downtown Sacramento, thủ đô của California, vào một chiều thứ tư không có gì nhộn nhịp hoặc sống động như New York để mà khoe.  Sau giờ tan sở, những dãy cây xếp lá nằm im lìm dọc theo con đường vắng hoe, lâu lâu có một vài chú sóc con chạy ngang chạy dọc hoặc một người homeless (không nhà) lang thang tìm chổ trú chân trước khi trời xập tối. Tản bộ ven sông American, một trong những đặc điểm ít ỏi của City of Trees (biệt hiệu của Sacramento – thành phố của cây) này, ngắm những con thuyền lơ lững trôi trên sông, hay đúng hơn những chiếc tàu vù vù rồ máy trên sông xé banh dòng nước đang lặng lờ trôi, bọn tôi đạo diễn cho anh đứng ngồi nhiều tư thế để chụp hình kỷ niệm.  Miễn cưỡng, anh khoanh tay đứng đây đứng đó, giữ nguyên khuôn mặt hình sự cho tôi nhá vài tấm. 
 
-   Anh nhìn sao giống bounty hunter (người truy tòng tội phạm) quá vậy? Đi chơi với hai người đẹp mà anh làm gì bặm môi phồng má khổ sở vậy?
Phải nói lắm anh mới he hé cười mĩm chi cọp hoặc thọt tay vào túi quần tạo dáng cho nó khác khác một chút cho tôi chụp hình.
 
Sau vài giờ lang thang khắp khu phố phường, bọn tôi dừng chân ở Joe’s Crab Shack, một nhà hàng xinh xinh bên bờ sông ăn tối.  Chọn một cái bàn ngoài ban công phía trên bờ sông, trong tiếng nhạc xập xình, dưới những ánh đèn chớp nháy xanh đỏ, ba người ngồi đó ngắm người, ngắm cảnh, trao đổi những câu hỏi tế nhị và khách sáo.
 
-   Anh muốn đi tham quan ở đâu?  Khanh dò hỏi.
-   Anh không biết, ai dẫn anh đi đâu anh đi đó.
-   Anh gặp đúng người rồi.  Chân Khanh là chân đi, nơi nào Khanh cũng biết cả, Khanh có thể dẫn anh đi chơi mút mùa luôn, chỉ sợ không đủ thời gian thôi.  Từ ngày biết Khanh em cũng ăn chơi sa đọa, suốt ngày đi đây đi đó.
-   Ừ, Nguyệt một tuần ở nhà làm mẹ hiền, còn một tuần thì đi chơi với em.  Muốn tu thì theo Nguyệt lên núi, còn muốn đi chơi thì xuống nhà em dưới chân núi.  Khanh cười tiếp lời.
-   Lên núi tu?  Anh nhíu mày thắc mắc.
-   Ừ, Nguyệt hiền khô, không biết ăn chơi gì hết, suốt ngày quanh quẩn trong nhà, giống như đi tu vậy.  Còn em thì ở nhà là bệnh, nên phải đi miết.  Khanh thích thú giải thích.
-   Nhìn mặt anh ấy như vậy, Khanh lo phận Khanh đi, không biết ai quậy hơn ai à nha.  Tôi vờ nghiêm túc phán xét.
Dùng xong bữa tối, anh order chai bia, còn Khanh order một ly cocktail xinh xinh màu xanh với trái cherry đỏ thật hấp dẫn.  Khi thấy tôi im lặng nhìn người bồi bàn lắc đầu ra dấu không muốn gì, anh ngạc nhiên hỏi:
-   Sao Nguyệt không order gì uống cho vui?
-   Nguyệt đang cai rượu.  Tôi nhìn anh cười cười trả lời.
-   Nguyệt không biết uống rượu bia gì cả.  Anh biết không, hôm qua hai đứa ăn tai heo với rau sống cuốn bánh tráng, em rót cho Nguyệt một chút xíu bia trong ly thôi mà Nguyệt uống không được.  Cứ mỗi lần uống một ngụm nhỏ là nhăn mày nhăn mặt khổ sở lắm.  Khanh cười sảng khoái kể khi tôi ngượng ngùng nhá tay hăm doạ.
 
Cứ như thế, một chiều tối khá dễ thương nhẹ nhàng trôi qua.  Về tới nhà Khanh, khi chào anh và chúc anh với Khanh một cuộc hành trình vui vẽ, tôi chợt bắt gặp chút gì ngỡ ngàng, thất vọng nhẹ vương trong ánh mắt của anh.  Vội xua tan ý nghĩ đó, tôi ngoảnh mặt bước đi với một chút bâng quơ hụt hẫng.
 
Hai ngày kế tiếp, Khanh đưa anh đi tham quan chổ này chổ nọ, còn tôi thì trở về với cuộc sống của một người mẹ ly dị, ban ngày lu bu với việc ở công ty và chiều tối về thì bận bịu với con cái vì tuần này đến phiên tôi chăm sóc ba đứa con.
 
Chiều thứ sáu, vì “blue moon,” một sự kiện chỉ xảy ra 2-3 năm một lần khi có 2 lần trăng tròn trong một tháng dương lịch, hay là vì cuối tuần Labor Day, đường xá đông nghẹt, Khanh và anh cũng bị vướng trong dòng xe tấp nập đó, nhích từng nhích trên đoạn đường về. Đến hơn 11 giờ tối họ mới về lại Sacramento. Không còn nhà hàng nào mở cửa vào giờ đó nên tôi mời anh và Khanh về nhà ăn tối với câu nói rào đón “có gì ăn nấy.”  Khanh thì nhìn vẫn tươi tắn mặc dù sau hai ngày lái xe lang thang cùng đường khắp phố, anh thì vẫn vậy, lầm lầm lì lì, nghiêm nghị và vẫn mang một nét gì xa cách.  Lúc hai đứa đứng trong bếp hâm lại nồi phở, Khanh huyên thuyên cười nói kể cho tôi nghe chuyến đi có vẽ khá thú vị của hai người.  Coi bộ chuyến đi chơi cũng suông sẽ, vui vẽ, nhưng đó cũng là đương nhiên, vì với bản tánh vui nhộn của Khanh, không vui Khanh cũng có thể làm cho náo nhiệt và nhộn nhịp. 
 
Khanh là vậy nhanh nhẹn, náo nhiệt, vui tánh, tốt bụng, và thành đạt trong công việc.  Tuy hơn tôi 4 tuổi, Khanh nhỏ con hơn tôi, nhìn trẻ trung hơn với một vóc dáng khá đầy đặn quyến rũ.  Khác với tôi, một người đàn bà ly dị với ba con, an phận với một cuộc sống yên tịnh,  Khanh vẫn chưa một lần lập gia đình và còn đang bay nhảy hưởng thụ cuộc sống độc thân.  Kinh nghiệm hiện thời cũng cho tôi hiểu được một phần nào về những cái hay hoặc không hay của lối sống độc thân.  Tự do, thoải mái, không vướng bận lo âu, muốn làm gì bất cứ lúc nào thì làm, không bị ràng buộc gò bó bởi vợ chồng con cái, nhưng có những lúc khi cuộc sống chậm bước lại, khi trở về căn nhà trống rỗng, không tiếng cười nói nhỏ to trong căn phòng gia đình, không ai quanh quần dưới ánh đèn vàng ấm cúng quanh bàn ăn vào bữa cơm tối, khi lười nấu ăn cho chỉ một người nên lục đại gì đó trong tủ lạnh mà ăn cho qua bữa, thì có gì đó trống trãi, tẻ nhạt, và buồn chán len lén vào tâm tư.  Có lẽ cuộc sống của Khanh cũng sẽ hoàn hảo hơn nếu có một người bạn tri kỷ, thương yêu trân trọng Khanh và cùng Khanh chia xẽ những buồn vui trong cuộc sống.  Biết đâu được anh sẽ là mảnh puzzle cuối cùng để hoàn tất bức tranh hạnh phúc của Khanh. 
 
~~*~~
 
Lơ đãng nhìn cảnh vật ngoài sân qua làn cửa kiếng, tiếng chim hót líu lo, những tia nắng sớm ban mai long lanh vui đùa trên những tản lá cây xanh mơn mởn, lòng tôi lâng lâng một cảm xúc nhẹ nhàng vô vi. It’s a beautiful day! Nghe bụng bắt đầu đói cồn cào, tôi ngoái nhìn đồng hồ - 8 giờ 36.  Trời đất, chủ nhà gì mà ngủ tới giờ mới dậy, bỏ đói khách khứa.  Đánh răng rữa mặt xong tôi lật đật chui vào bếp.  Đang chuẩn bị đồ ăn, tiếng cười trong trẻo và giòn dã của Lynn làm tôi tò mò.  Hướng về tiếng cười thì thấy anh và Lynn đang hợp lực một cách ngộ nghĩnh buồn cười ngoài sân.  Ban đầu, cô bé ngồi trên yên xe như một con nhái trên chiếc xe đạp của John, anh trai đầu, quá lớn đối với nó.  Chiếc xe thì nghiêng qua phải, Lynn ngồi trên yên xe thì nghiêng về bên trái tựa vào vai anh, còn anh thì càng tội nghiệp hơn vì phải hai tay giữ thăng bằng cho xe khỏi đổ còn thân và vai thì dựa vào để đở cho con bé khỏi té nên phải gồng người một cách tội nghiệp.  Sau một hồi cố gắng không đạt kết quả, Lynn và anh đổi phương cách.  Lần này, anh cố gắng tập cho con bé đạp xe với một chân thong qua khung tam giác nhỏ của khung xe. 
 
Cố gắng bất thành nhưng ngược lại tiếng cười giòn tan của con bé và tiếng cười rất trẻ con của anh văng vẳng ngoài sân.  Sao một người trầm lặng và đơn điệu như anh lại có cái giọng cười trẻ con đến như vậy?  Đó cũng là lần đầu tiên tôi nghe anh cười khanh khách thành tiếng.  Hình như anh hiếm khi cười.  Cố nhớ lại ngày đầu cùng anh và Khanh đi tham quan downtown, mỗi khi chụp hình cho anh làm kỷ niệm gương mặt anh lúc nào cũng nghiêm nghị.  Khi bị yêu cầu cười làm kiểu, thì anh lại miễn cưỡng đưa ra một nụ cười “mĩm chi cọp.” Giờ đây nghe tiếng cười của anh và Lynn, một cảm giác gì đó khuấy nhẹ trong lòng tôi và đưa tôi về thời thơ ấu. 
 
Lúc đó tôi cũng trạc tuổi Lynn bây giờ, 11 tuổi, cũng tập tành đạp xe.  Vì là đứa con nít một trong gia đình và nhà không có xe đạp nhỏ, tôi phải mượn chiếc xe đạp với cái khung ngang của người anh họ đang ở nhờ nhà ngoại tôi để cho gần trường đại học.  11 tuổi đầu, ốm yếu, lùn tịt, làm sao chân với tới được cái bàn đạp khi ngồi trên yên, nên phải lòn chân dưới cái sườn ngang xe đạp, ngồi ngoắc nghoéo trên cái sườn chéo.  Thấy cái sườn sắt không mấy gì êm ả, tôi dùng đầu óc sáng tạo của mình mà đem cột cái gối ôm nhỏ ở trên sườn để ngồi cho êm.  Té lên té xuống với cái xe đạp đó biết bao nhiêu ngày, tôi mới có thể đạp được một đoạn ngắn.  Vì vậy một hôm, tuy tôi được giao phó với trách nhiệm trông chừng đứa em trai Tuấn vừa lên 1 tuổi, khi mượn được chiếc xe mini của nhỏ bạn hàng xóm, vì ham tập đạp xe tôi liều lĩnh bế theo đứa em.  Đặt đứa em trai ngồi trên yên trước, tôi ngồi trên  yên sau, tay trái vòng ôm lấy ngang bụng nó, tay phải thì nắm lấy cái tay lái.  Vòng vòng một hồi không biết sao, hai chị em tôi bị té.  Tôi thì bị trầy sơ sơ nơi đầu gối và khuỷu tay, còn em tôi thì tội hơn, bị u một cục trên trán chần dần to như cái trứng.  Hoảng sợ vô cùng, tôi vội vã bế đứa em vào nhà hàng xóm cầu giúp.  Cục u từ từ cũng tan đi, nhưng sau khi tôi bị ba mẹ la cho một trận và trãi qua biết bao nhiêu giây phút dài đăng đẳng lo sợ rũi ro em tôi bị gì nguy hiểm, hình như tôi vẫn luôn bị chiếc xe đạp ám ảnh.  Cho nên từ đó tôi đâm ra sợ chạy xe đạp và cũng không dám giúp cho mấy đứa con tôi tập. 
 
Tâm trí đang trôi dạt lênh đênh đâu đâu, từ ngôi nhà rộng lớn của ngoại ngày xưa ở đường Lạc Long Quân với cái hồ cá trên sân thượng mà tôi hằng ngồi vắt vẻo phía trên cái ghế dài giăng ngang hồ cá học bài để rồi ngủ quên mấy lúc xém té xuống hồ, đến cây seri đỏ mộng sau sân, đến cảnh anh và Lynn đang vật lộn với chiếc xe đạp khi Khanh đã thức dậy từ bao giờ đến bên cạnh tôi làm tôi giật mình.
 
-   Làm gì mà trầm tư suy nghĩ vậy?
-   Nothing.  Mấy hôm nay đi chơi vui chắc mệt há.
-   Vui cũng có vui, nhưng cũng thường thôi.
-   Sao lại thường thôi, sao không tranh thủ cơ hội mà làm cho nó đặc biệt?
-   Nah.  Cái gì đến thì sẽ đến.  Không thể ép buộc những gì không thuộc về mình.  Có những khoảng cách tâm hồn giữa người và người không thể nào xoá đi dù là đang vai kề vai, cái gì mà người ta nói, tuy xa mà gần, tuy gần mà xa đó.
 
Tôi chau mày với cách nói chuyện hơi khác của Khanh.  Hình như Khanh thay đổi đôi chút chỉ sau mấy ngày.  Khanh và tôi là Ying và Yang, hoàn toàn trái ngược nhau.  Tôi ưu tư sầu muộn, Khanh nhộn nhịp và yêu đời.  Tôi thâm trầm sâu sắc, Khanh cởi mở hòa đồng.  Tôi là vùng biển sâu phẳng lặng, Khanh là những con sóng vỗ ngang bờ.  Vậy mà tự nhiên hôm nay Khanh nói chuyện có vẽ triết lý quá.
 
-   Chà, mới có hai ngày mà bị ảnh hưởng ghê nhen.
-   Ai ảnh hưởng ai?
-   Thì Khanh ảnh hưởng anh ấy, hay chính xác hơn là anh ấy ảnh hưởng Khanh.
-   Chắc là vậy.  Còn anh ấy thì bị ai ảnh hưởng có biết không?
 
Tôi với tay rút cái phích điện của máy lọc café ra khỏi ổ cắm và không quan tâm mấy đến câu hỏi của Khanh.  Tôi và Khanh quá thân và quá hiểu nhau cũng như những chít chat vô tội loại này.
 
-   You, perhaps.
 
Câu nói của Khanh làm tôi giật mình, phản xạ còn hơn là khi bị giật điện, tôi vội vã hỏi:
 
-   Khanh nói gì lạ lùng vậy?
-   Khanh biết mình đang nói gì.  Khanh thấy hình như anh ấy hợp với Nguyệt lắm.
-   Khanh vớ vẫn quá nghen.  Anh ấy biết gì về Nguyệt mà ảnh hưởng với không ảnh hưởng, hợp với không hợp. 
-   Khanh thấy vậy nên nói vậy thôi.  Mấy ngày nay đi chơi, anh ấy cứ im lìm ôm đọc mấy cái truyện của Nguyệt không à. Nguyệt không tin thì Nguyệt thử tìm hiểu đi rồi biết.
-   No, thank you. Nguyệt không có dạt dào tình cảm như Khanh, tình cho không biếu không, ai cần tình thì Khanh cho, không cần thì Khanh cũng cho, thà thương yêu nhiều chứ không bỏ sót một ai.  Nguyệt không muốn và không có thời gian để tìm hiểu.  Đã có một thời và đã qua một thời rồi Diễm ơi.
-   Que sera, sera.  Nguyệt muốn hay không muốn thì những gì sẽ xảy ra sẽ xảy ra.  Anh ấy cũng đa sầu, đa cảm, trầm tư suy nghĩ, sống nội tâm và không biết những gì gì nữa.  Khanh không hiểu và không biết diễn tả sao nữa.
-   Một người đa sầu đa cảm cũng quá đủ rồi.  Hai người đa sầu đa cảm là one too many (một hơn quá nhiều).  Với lại người ta nói “opposites attract.” Mấy con thiêu thân chết vì đâm đầu vào đèn, có ai nghe nói mấy con thiêu thân chết vì đâm đầu vào nhau đâu?
-   Nguyệt bắt đầu uống café buổi sáng hồi nào vậy?  Khanh nhớ là trong nhà này đâu có ai ghiền café đâu?  Khanh lí lắc hỏi và nheo mắt nhìn tôi cười chọc ghẹo.
 
Tôi giật mình ngẫn người ra khi nghe Khanh hỏi, ấm ức với một câu hỏi như kết tội với một lỗi lầm mà tôi đã hoàn toàn vô tình phạm phải.  Sáng nay lúc còn nằm nướng trên giường để tâm trí miêng man hoang tưởng, đã có lúc tôi mĩm cười vu vơ vì cảm giác ấm áp quanh căn nhà.  Hình như lâu lắm rồi, căn nhà không có cảm giác như vậy.  Một phần vì không phải thức dậy vội vã đi làm sáng nay, và một phần vì hình như trong lúc chập chờn miên man đó tôi thoáng nghe tiếng cười khúc khích của Lynn, để rồi khi đứng trước bếp nhìn ra ngoài thấy anh đang dạy cho con bé đạp xe, tôi thèm được ngữi lấy mùi café.  Là thèm mùi café đem lại cho tôi một cảm giác ấm cúng quanh nhà hay là vì tôi có nghe anh nói qua anh thích “ly café buổi sáng, giấc ngủ không mộng mị” mà tôi gần như vô thức đã pha một bình café.  Chỉ đơn giản vậy thôi.  Nhưng sao trước câu hỏi rất là hiển nhiên của Khanh tôi cảm thấy thực sự lúng túng vụng về. 
 
-   Oh, hôm qua nghe anh nói là anh thích café, mà anh là khách của tụi mình ở đây, khách đến nhà không trà cũng café mà Khanh.  Không lẽ để cho anh trách rằng dân Cali không hiếu khách.  Tôi lẩm bẩm.
-   Sure, sure.  Đi tắm cái đã.  Khanh trả lời rồi quay lưng bước đi.

 

 
Hai ngày sau, mấy nhóc của tôi về ở với ba chúng, còn anh cùng bọn tôi đi camping với nhóm bạn và gia đình của họ nhân dịp lễ Labor Day.  Cuối tháng 8, đầu tháng 9, là những ngày đẹp trời ở South Lake Tahoe.  Chút sương mù mong mõng giăng cao cao trên bầu trời vừa đủ làm dịu đi những tia nắng gắt gỏng khi mặt trời đứng bóng.  Làn nước trong xanh, lành lạnh nhưng thật tinh khiết và sảng khoái.  Những tia nắng yếu ớt lượn lờ trên mặt hồ quyến rũ gọi mời. Hít sâu vào mùi hương tươi mát tỏa lan tràn từ những hàng cây thông cao vút chen chút nhau quanh vùng, tâm hồn lâng lâng nhẹ nhàng thật dễ chịu.  Trở về với thiên nhiên, mọi người hình như ai cũng khoan khoái, thư giãn hơn, tiếng con nít kêu réo đùa giỡn inh ỏi, tiếng người lớn chuyện trò cười rộn một góc trời.  Ngay cả tôi cũng trở nên cởi mở hoạt bát hơn.  Không phí phạm giây phút nào, những ngày camping, mọi người hưởng thụ những gì có thể hưởng thụ.  Ngày còn sớm, mỗi người một ba lô trên vai chứa những món ăn vặt và nước uống, riêng ba lô của tôi thì chứa toàn dụng cụ máy chụp hình, Khanh, anh, và tôi đi hiking. Leo theo dốc núi, xuyên qua rừng cây, sau hai tiếng trời cười nói chí chóe hăng hái hướng về thác nước rồi chợt chưng hửng khi tới nơi.  Tội nghiệp cái thác nước giờ cạn khô róc rách vài giọt nước cuối cùng.  Thế là bọn tôi thất thểu trở về, trên đường anh và tôi thi nhau chọc Khanh, người hướng dẫn viên bất đắc dĩ.
 
Trở về trại, anh với tôi giăng lều mà sẽ là căn nhà của ba đứa tôi trong 2-3 ngày này, và chuẩn bị chổ ngủ cho buổi tối còn Khanh cùng những người khác trong đoàn chuẩn bị bữa ăn tối.  Hình như không có ai rườm rà và có tâm hồn ăn uống hơn nhóm người Việt chúng tôi trong toàn khu Lake Tahoe.  Bữa ăn tối đầu tiên toàn là cao lương mỹ vị, nào là bún cá, cơm gà kho tiêu, với trái vãi, cherries, và dưa hấu làm trái cây tráng miệng và bánh kem dành cho nhóm đàn bà và con nít hảo ngọt.  Ăn uống no nê trời cũng đã chập choạng tối, cả nhóm lại tay bưng tay bế khệ nệ xách đồ xuống gần bờ hồ ngồi chơi.  Hôm đó trăng vẫn còn tròn lung linh tỏa ánh sáng rọi trên mặt nước.  Xa xa phía bên kia hồ pháo bông nổ rộn ràng, mọi người quây quần choàng khăn choàng áo run rẫy vì lạnh nhưng cắng răng chịu đựng mà ngồi nghe kể chuyện ma.  Riêng tôi vốn sợ ma nên không dám ngồi nghe nên lang thang qua chổ khác ngồi ngắm trăng.  Không bao lâu sau, anh đến ngồi cạnh tôi:
-   Sao em không ngồi nghe kể chuyện ma?
-   Hồi nhỏ em coi phim ma nhiều lắm cho nên đâm ra sợ.  Khi qua Mỹ có những lúc một mình trong căn nhà lớn lúc nào cũng sợ cứ nhìn trước nhìn sau.  Nhưng sau mười mấy năm không coi phim ma hay phim kinh dị giờ không còn sợ nữa.  Em sợ như nghe chuyện ma sẽ sợ lại nên em không dám.  Còn anh?
-   Anh cũng không thích chuyện ma.  Anh trả lời rồi xòe tay ra đưa về tôi.
-   Gì vậy?  Dưới bóng tối nhạt nhòa tôi cúi nhìn bàn tay anh.
-   Pistachio.  Anh thấy ngon nên lấy đem lại cho em.
 
Lí nhí hai chử cám ơn, tôi thầm nghĩ, tưởng gì chứ món này tôi đâu có ham, nhưng người ta có lòng thì đâu có thể phụ phàng quá.  Dưới ánh trăng hôm đó, anh và tôi lặng lẽ ngồi chia nhau những hạt Pistachio beo béo.
 
Sáng hôm sau, sau bữa điểm tâm gồm cháo trắng với hột vịt muối và thịt kho tiêu,  và món ăn sáng Mỹ như bacon (thịt heo muối xông khói), xúc xích, trứng ốp la và bánh mì croissant.  Ăn uống no nê xong, cả đoàn lại kéo nhau xuống hồ cho mấy nhóc vọc nước.  Mặt hồ là một màu xanh biếc, ngồi nhìn mấy đứa nhỏ chơi mà tôi thèm thuồng.  Tuy cũng đã mặc sẵn bộ áo tắm dưới cái áo thun tay ngắn và cái quần short nôn nóng muốn được chìm người trong làn nước xanh thẳm kia, nhưng hình như vì nước hơi lạnh và còn hơi sớm nên mọi người, nhất là mấy chị em bạn gái, không có ai có ý định bơi cả.  Còn tôi thì chỉ biết bơi chút chút, nên không dám bơi một mình, nên chỉ biết ngồi nhìn.
 
-   Đi bộ không Nguyệt?  Khanh chạy tới hỏi.
-   Đi đâu?  Đi với ai?  Đi bao xa?
-   Đi với mấy chị vợ anh Tiến, vợ anh Vũ đồ đó.  Đi không xa nhưng mấy chị đó không quen chắc đi chậm chậm thôi, chủ yếu là chụp hình.
 
Tôi thấy nãn khi nghe đến đi chầm chậm với lại tôi cũng không quen biết gì nhiều với mấy chị đó nên hơi ngại.  Rồi tôi lại ngoái nhìn tìm anh nghĩ thầm anh cũng không biết gì ai ở đây, nếu tôi đi với Khanh để một mình anh lại cũng hơi tội.
-   Thôi Nguyệt không đi đâu.  Tôi lắc đầu trả lời.
-   Vậy máy hình đâu đưa cho Khanh mượn.
Tôi với tay kéo cái ba lô chứa cái máy hình ưng ý của mình Nikon D7000 với cả hai ống kính ngắn 18mm-55mm và dài 55mm-200mm đưa cho Khanh rồi quay lại ngắm nhìn đám nhỏ đang chơi trước mặt.
-   Em đi bơi không?  Anh đột nhiên xuất hiện không lâu sau.
-   Anh có đi không?  Em đi nếu anh đi.  Tôi trả lời nhìn anh nghi hoặc.
-   Nước lạnh không ta.
-   Nà, lạnh có tí xíu hà.  Anh đi không?
-   Đi, để anh thay đồ trước đã.
Vài phút sau, anh với tôi đứng cạnh giòng nước xanh thăm thẳm.
-   Anh thử trước đi, coi có lạnh không.
-   Á, lạnh, lạnh… Anh đứng dưới hồ, nước lên tới đùi, đưa hai tay ôm lấy mình, mặt nhăn nhó nhìn thật mắc cười.
-   Hì hì hì.  Lạnh lắm hả.  Tôi thích chí cười chọc anh.
-   Lạnh cở như gái Cali thôi.  Anh nháy mắt cười đáp.
 
Tôi lườm anh một cái dài, rồi bước nhanh xuống nước, càng bước tới làn nước càng trở nên lạnh hơn.  Khi nước cao khoảng tới đùi, tôi nhanh chóng thả người vào.  Làn nước lạnh làm tê cóng tận xương tủy.  Nhanh chóng bơi đi để giảm bớt cơn lạnh, hai hàm răng ghì chặc cố nén cơn run, tim đập mạnh, tôi ráng hít vào những hơi thở nặng nề.  Nước tuy lạnh nhưng thật là tinh khiết và sảng khoái.  Những lo âu phiền muộn trong đầu, những hạt bụi trần giờ cũng đã được cuốn đi theo dòng nước.  Sau khi mệt, tôi thả lỏng người, lơ lững trôi bồng bềnh trên mặt nước nhưng không quên canh chừng không trôi xa quá chổ anh đang bơi lỡ như có bị chìm.  Ngắm nhìn bầu trời trong xanh trên cao, những cụm mây trắng nho nhỏ giống như những cụm bông gòn cũng bồng bềnh lơ lững trôi trên bầu trời, giống như tôi giờ đây.  Tôi nhắm mắt lại, tưởng tượng mình là một trong những cụm mây trắng đó.  Wow!  Thật là tuyệt vời lắm.  Bơi đã đời, anh và tôi trải người lên bờ cát vàng phơi nắng. 
-   Anh muốn thử chèo ca nô không?  Tôi xoay qua hỏi anh khi thấy an Tiên chèo ca nô về tới.
-   Đó giờ anh chưa có chèo.
-   Dễ lắm, mà vui nữa, anh thử đi.
-   OK.  Anh gật đầu đồng ý.
-   Anh Tiến ơi, cho ảnh mượn thử cái ca nô nha anh?  Tôi với gọi hỏi anh Tiến.
-   Ừ Thành lại đây.  Anh Tiến vui vẽ ngoắc bọn tôi.
-   Đó giờ em chưa có chèo ca nô nghen anh Tiến.
-   Không sao đâu.  Cái này dễ lắm.  Anh mới mua loại này xài thử.  Nó dễ hơn mấy cái kia anh có nữa.
 
Khi anh Tiến căn dặn anh cách chèo ca nô, tôi với lấy cái áo phao đưa cho anh mặc.  Tuy lần đầu nhưng anh có vẽ thông thạo.  Sau mấy phút và đi một vòng khá xa mới quay lại cùng tôi tiếp tục bơi lội.  Đói bụng, bọn tôi kéo lên bờ nơi bữa ăn trưa đang được nấu.  Hôm nay tới phiên gia đình chị Uyển và chị Vân chịu trách nhiệm cho bữa ăn và bữa ăn không thiếu phần hấp dẫn với món bún thịt nướng chả giò và thịt sườn non nướng. 
-   Em muốn đi chèo ca nô không? Anh hỏi khi thấy chiếc ca nô đỏ trờ tới bến.
-   Đi cho tiêu đồ ăn rồi hồi ăn tiếp.  Tôi hào hứng trả lời.
 
Chiếc ca nô dài khoảng 4 mét, tôi ngồi phía trước, anh ngồi phía sau, không biết ai chèo ai lái, nhưng chiếc ca nô kia cứ nhẹ nhàng lướt trên mặt nước dọc theo bờ hồ trong sự im lặng dễ chịu.  Tôi say mê ngắm nhìn cảnh xung quanh, những tảng đá xếp hình thú vị dọc quanh hồ, có nơi tạo thành một cái hang động nho nhỏ với vũng nước cạn róc rách len lỏi xen kẻ dưới những tảng đá.  Tia nắng mặt trời rọi trên mặt nước hồ bị khua động trở thành ngàn viên kim cương lóng lánh óng ả trên hồ.  Thấy tôi ngơ ngẫn mãi mê nhìn quên cả chèo, anh cũng ngừng tay chèo để cho chiếc ca nô đòng đành trôi chầm chậm.  Mãi mê chèo và ngắm cảnh, bọn tôi đi khá xa trước khi quay trở về.  Trên đường về, thì gặp anh Tiến đang chèo chiếc ca nô nhỏ khác đi về hướng bọn tôi, nhưng khi tới gần anh quay ca nô lại.
-   Anh Tiến không đi tiếp à? Tôi thắc mắc hỏi.
-   Không, anh đi tìm bọn em thôi.  Thấy hai đứa đi cả mấy tiếng đồng hồ chưa về, anh lo, sợ bọn em gặp trục trặc gì thôi.
-   Oh, sorry anh.  Bọn em không để ý là đã đi lâu vậy.
Khi bọn tôi về tới bờ, mọi người cũng đã dọn dẹp, thu xếp xong xuôi và đã trở về trại. Hai ngày kế tiếp đó, bọn tôi ngày thì đạp xe, hiking, bơi lội, tối thì quây quần bên ánh đèn lantern loe loét chơi bài Poker, hoặc sưởi ấm bên cạnh ngọn lửa trại ăn smore tán dóc. Đi cắm trại mà giống như lễ tết trong làng, ngày 3-4 bận đồ ăn ngất ngưởng – nào là cháo lòng, mì vịt tiềm, chè, xôi, giò, chả, món ăn chơi, món ăn thiệt, món ăn nhậu, cái gì cũng không thiếu.  Đi camping mà gần giống như đang ở cái resort khi nơi cắm trại của bọn tôi có đầy đủ tiện nghi - điện, nước, nhà vệ sinh và phòng tắm nước nóng.  Tóm lại, sự phối hợp của hiện đại và thiên nhiên, sự tỉ mĩ, chịu khó đem này đem nọ, chuẩn bị đầy đủ làm cho chuyến cắm trại đó thật hoàn hảo và tuyệt vời.
 
~~*~~
 
Cali 9/3/2010
 
Đêm nay trăng không tròn như trăng của Hàn Mạc Tử.  Trăng móp, trăng méo, nhưng lại lung linh, tỏa sáng một ánh sáng dịu kỳ.  Đêm nay là đêm cuối.  Mai anh đi rồi.  Có chút gì ngỡ ngàng, chút gì quyến luyến khi tôi nghĩ tới điều đó.  Chắc chỉ là một nỗi buồn vu vơ cho một cuộc chơi sắp tàn.  Cơn gió lạnh từ đâu nhè nhẹ thổi luồn qua mái tóc và len lén vào tâm tư.  Bàn tay lạnh hay lòng người đang lạnh?  Tôi ngồi đó miên mang trong suy nghĩ, thả hồn lang thang theo cơn gió vô tình.  Và hình như cảm nhận được những ưu tư trong tôi, anh đánh thức và kéo tôi về hiện tại.  Vẫn nữa hoang mang, nữa ngờ nghệch khi không biết từ khi nào bàn tay của tôi đã ngoan ngoãn nằm gọn trong bàn tay anh.  Lặng im trong ngỡ ngàng, tôi ngồi đó, nghe lòng xôn xao xào xạc như lá chiều Thu rơi khi cảm nhận được làn hơi ấm lan tỏa từ anh.  Tôi nghe những làn sóng lăn tăn gợn nhẹ trong hồn khi những ngón tay anh chợt xiết nhẹ, mân mê, chầm chậm vuốt khẽ lấy tay tôi.  Như một pho tượng, tâm trí trống rỗng, tôi nghe tim mình đập rộn ràng và thĩnh thoảng thoát lên những nhịp lỡ.  Ngó lơ về hư không, cố giữ lấy cho mình một vẽ mặt bình thản, tôi cố kìm chế những cảm xúc rạo rực trong lòng.  Lý trí dằng co với cảm xúc, yếu đuối cố gượng lại mong muốn được đan quyện những ngón tay mình với anh, để cho hai tâm hồn được cảm thông, được gần nhau thêm một chút.  Những ngón tay kia dường như không chịu nghe lời của lý trí, ngoan cố, rụt rè khẽ nhích nhẹ trong tay anh.  Tôi ngồi đó trên quãng đường còn lại, bối rối lẫn sợ sệt với những cảm giác mâu thuẫn chen lấn lấy nhau.  Tới cuối quãng đường, bàn tay dần dần cách xa bàn tay, tôi nghe hồn bàng hoàng tiếc nuối quyến luyến muốn níu lấy cái khoảnh khắc không tên đó…  Nhưng… mai anh đi rồi, mai nay anh đi rồi…
 
-   I’ll miss you. 
Sáng hôm sau, anh ôm choàng lấy tôi thì thầm chào giã từ trước khi ra sân bay.  Tôi vội vã quay mặt đi, bước nhanh như đang trốn chạy một gì đó.
 
~~*~~
 
Sau khi ly dị được hai năm, và sau 20 năm trời từ khi đặt chân lên đất Mỹ, cuộc sống của tôi mới có được những ngày thanh thản trong tâm hồn.  Mẹ tôi tái hôn khi tôi lên 7 tuổi, còn ba tôi thì lúc đó tôi không có một hình ảnh gì về ông trong trí nhớ nhỏ nhoi của mình.  Không ai trong gia đình ngoại nhắc tới ông hay nói về ông khi tôi hỏi, nên tôi chỉ có thể tưởng tượng cho mình một hình ảnh nào đó về ông.  Sống với mẹ và dượng được chừng 2 năm, mẹ đưa tôi trở về sống với ngoại lúc em trai tôi chào đời.  Buồn vì cảm giác như tôi bị mẹ cho ra rìa vì giờ đã có một gia đình hoàn tất với người chồng mới và đứa con trai kháu khĩnh, nhưng cũng thở phào nhẹ nhõm vì từ đây sẽ không còn nghe những lời chửi mắng thật đau lòng hoặc bị đánh đòn những khi dượng say sĩn nổi giận.  Bù lại với sự thiếu thốn của sống xa ba mẹ, tôi được ông bà ngoại tôi cùng cậu dì cưng chiều chăm sóc.  Cuộc sống ấu thơ của tôi là những ngày tươi đẹp cắp sách đến trường, học hành vui đùa cùng đám bạn mà tôi biết từ lúc học mẫu giáo.  Sống trong tình thương của gia đình ngoại và thầy cô bạn bè, cuộc đời không còn gì hạnh phúc hơn.  Nhưng rồi những hạnh phúc đó cũng nhanh chóng kết thúc khi tôi chưa tròn 15 tuổi đầu.  Một ngày tháng 2 năm 1990, mẹ đến kéo tôi qua một bên ngồi trò chuyện:
-   Cô Hai chị của bố ở bên Mỹ sẽ bảo lãnh gia đình mình qua bển.  Đó giờ mẹ không muốn nên không làm giấy tờ, nhưng dạo này kinh tế ngày càng khó khăn, công việc của mẹ cũng không kiếm được nhiều tiền như hồi trước, nên mẹ đổi ý.
-   Vậy chừng nào bố mẹ với em sẽ đi?  Tôi ngỡ ngàng nhìn mẹ.
-   Cũng khoảng chừng mấy tháng nữa thôi, giấy tờ xong xuôi hết rồi, chỉ cần có một điều cần phải làm nữa thôi để đem con theo cùng.
-   Con?  Con không đi có được không mẹ?  Con sống với ông bà ngoại được mà.
-   Con nói gì sao kỳ vậy.  Làm sao mẹ đi xa như vậy mà không đem con theo.
-   Nhưng con không muốn đi.  Con muốn sống với ông bà ngoại hơn.  Tôi lí nhí.
-   Tại sao con không muốn đi? Con không thích sống với bố mẹ hả?
-   …
-   Hay tại con không thích bố?  Đó giờ bố đối xử với con ra sao con kể mẹ nghe đi.
-   Có lần… có lần bố mẹ về thăm ngoại.  Không biết sao lúc đó trong phòng chỉ có con với bố, nên bố kêu con lại ngồi cạnh hỏi chuyện.  Một hồi không biết tại sao, bố kêu con ngồi vào lòng bố, rồi bố ôm ngang ngực con, bố… bố vuốt ve nói bố thương con.
-   Lúc đó là lúc nào?
-   Khoảng một năm trước.  Con không thích nên muốn đứng dậy, nhưng bố không chịu thả cho con đi.  Hên lúc đó bà ngoại kêu con nên bố mới chịu thả.
-   …
-   Bởi vậy nên mấy lần sau bố mẹ về, con hay tránh mặt không có ở nhà là vậy.
Nghe tới đó mẹ im lặng không nói gì nhiều nữa, chỉ dặn dò là tuần tới mẹ sẽ lên chở tôi đi chơi.
 
Lâu lắm rồi hình như tôi không được đi chơi chung với mẹ, nên lúc đó tôi thật là thích.  Mẹ dẫn tôi đi coi phim xong thì đi ăn kem Bạch Đằng, rồi nào là vào cửa hàng sách cho tôi chọn những cuốn sách và băng nhạc, và đi những nơi khác nguyên cả ngày.  Đến chiều hai mẹ con mới về tới nhà ngoại.  Ngoại tôi có bốn trai bốn gái, chỉ có cậu Hai và mẹ là có gia đình ra riêng, còn 6 cậu dì thì ở chung với ngoại, nên nhà lúc nào cũng tấp nập đông đúc. Nhưng chiều nay, nhà vắng vẽ, lạnh tanh, không khí ảm đạm chỉ có mỗi dì sáu ở nhà.
-   Ủa, sao không có ai ở nhà hết vậy Lài.  Mẹ tôi cũng ngạc nhiên hỏi dì sáu.
-   Chị ba.  Ba bị vô bệnh viện rồi, cả nhà theo ba vô đó rồi.  Má dặn em ở nhà đợi chị về báo cho chị biết.  Dì sáu nghẹn ngào.
-   Ba bị gì sao vô bệnh viện? Mẹ hốt hoảng.
-   Em cũng không biết nữa.  Như thường ngày, ba tắm rữa xong ra ngồi nghe radio nghe kết quả sổ xố, rồi tự nhiên người ba giật giật rồi nằm đơ ra như bị trúng gió vậy.
 
Mẹ và dì sáu gởi tôi qua bên nhà cô Hường hàng xóm rồi cũng lật đật vào bệnh viện.  Tôi ngồi trước sân chờ ông ngoại tôi trở về với mọi người, nhưng cả tối hôm đó không ai về nhà cả.  Sáng hôm sau thức dậy, thì dì Thủy tôi đã ngồi cạnh tôi từ bao giờ.  Thấy tôi mở mắt dì nhẹ cười:
-   Con dậy rồi hả?
-   Dạ.  Ông ngoại về rồi hả dì? Tôi hớn hở hỏi.
-   Ừ.  Ngoại về rồi con.  Nhưng… Dì quay mặt đi, vai run run…
 
Linh tính cho tôi biết có gì đó không hay xảy ra.  Tôi vội bật dậy, định cong giò chạy về nhà, nhưng dì nhanh chóng đưa tay giữ chặc lấy tôi.
-   Bé, con nghe dì nói nè…
 
Tôi không tin vào những gì đang lùng bùng bên tai.  Ngoại tôi còn khỏe lắm ở tuổi 62.  Với mái tóc bạc muối tiêu quăn quăn và hàm râu trắng dài, da mặt hồng hào, ngoại tôi phong độ và đẹp lão nhất xóm.  Ngoại nhìn oai phong trên chiếc Honda 67 khi đưa rước tôi đi học những lúc tôi nhõng nhẽo không muốn đi bộ.  Mới chiều hôm qua tôi còn ngồi chải râu cho ngoại để kiếm tiền ăn vặt mà, làm sao có thể… Không, không thể nào.  Tôi dật phắt tay ra khỏi tay dì Thủy và chạy một mạch về nhà vào phòng ngoại.  Chen lấn qua cậu dì đang đứng xung quanh, tôi xà tới giường ngoại.
-   Ngoại ơi ngoại… Tôi nắm lấy tay ông lắc mạnh.  Ông nằm đó, mặt tái mét, mắt nhắm, nhưng vẽ mặt vẫn bình thản như say sưa trong giấc ngủ.
-   Ngoại ơi ngoại, dậy ngoại ơi.  Trể rồi ngoại ơi… Mặc cho tôi kêu gọi, ông nằm đó không nhúc nhích, không trả lời.
 
Tiếng bà ngoại tôi khóc lớn lên sau lưng, tiếng khóc của ai đó nữa, nhiều người lắm rộ lên sau lưng.  Tôi quay lại nhìn bà ngoại, không khóc nhưng nước mắt chảy thành dòng nóng hổi trên má.
-   Ngoại… tôi mếu máo.
-   Bé con.  Bà ngoại ôm tôi vào lòng vừa dỗ dành vừa khóc.
-   Ngoại đừng khóc nữa ngoại nha.  Ông ngoại không thích ngoại buồn.  Ngoại mà buồn là ông ngoại sẽ phạt ai làm ngoại buồn đó.  Ngoại đừng khóc nha… Tôi đưa tay quẹt đi những giọt nước mắt chứa chan lăn dài trên gò má của ngoại.
-   Ừ, ngoại đâu có khóc.
-   Bé, con xích ra để cho dì chùi miệng ông ngoại.
 
Tôi quay lại nhìn, một dòng máu ri rĩ từ khóe miệng của ông.  Bà ngoại và mấy cậu dì khác rồi cũng rời phòng, bận rộn lo cho công việc ma táng.  Tôi ngồi cạnh dì năm nhìn dì chăm sóc cho ông.
-   Dì đi phụ ngoại đi để con làm cái này cho.
-   Thôi để dì làm.
-   Con làm được mà.  Con hay giúp ông ngoại chải tóc và chải râu mà, ông ngoại chắc không ngại đâu.  Tôi quả quyết.
 
Chần chừ, dì ái ngại nhìn tôi rồi đưa cho tôi cái khăn và dặn dò tỉ mĩ trước khi rời đi.  Căn phòng giờ chỉ còn mình tôi và ông, cũng như thường ngày.  Ông ngoại thì hay bận bịu ghi chú gì nơi bàn làm việc của ông, khi thì sửa chỉnh bổ túc quyển sách gia tộc, có nhiều lúc tò mò, tôi bám theo ông nghe ông giải thích, ghi tâm lời ông hứa một ngày nào đó sẽ dẫn tôi đi Đà Nẵng và Huế cho tôi thăm viếng tổ tiên.  Khi chán với công việc của ông, tôi nằm chĩnh chệ trên giường ông bên cạnh khung cửa sổ mà đọc truyện kiếm hiệp chờ ông sai tôi đi châm bình trà cho ông, hay đến khi bà ngoại tôi vào kêu hai ông cháu ra ăn cơm.  Ông là vậy, lúc nào cũng bận rộn làm này làm nọ, nào là xây và sơn chuồng chim bồ câu, nào là ngồi trạm trổ chiếc ghế bành, ít khi ngồi không trừ phi sau giờ cơm tối.  Mà bây giờ phải nằm một chổ, chắc ông ghét lắm.  Mặc kệ những ánh mắt ái ngại của những người đến thăm viếng ông, ngồi lau dòng máu càng lúc càng rĩ nhiều nơi khóe miệng ông, nhìn thân hình ông hình như càng sưng phồng lên theo thời gian, tôi nghĩ đến biết bao nhiêu việc ông đang làm dang dỡ chưa xong.  Ngày hôm sau, những người nào lạ hoắc đến thay đồ chải chuốt cho ông và đặt cơ thể ông vào hòm và đưa ông ra ngoài phòng khách, mặc cho tôi phản kháng nói ông chỉ thích nằm trên giường của ông.  Ngồi nơi bàn làm việc của ông, tôi ngậm ngùi nhìn cuốn sách gia tộc mà ông nắn nót từng chử từng chử.  Không ngờ, bây giờ ông cũng ra đi, rồi ai sẽ nắn nót ghi ngày sinh tử của ông vào đó.  Tôi cầm cây bút mực của ông, nín thở, nắn nót, uốn kéo từng nét bút…
 
Tôi giật mình dậy trong những tiếng lục đục, tiếng người kéo hộc tủ, tiếng người mở tủ sách của ông, tiếng bà ngoại sai bảo cậu dì tìm chổ này tìm chổ nọ.
-   Ngoại tìm gì vậy ngoại?
-   À ngoại tìm hình của ông ngoại.  Ông ngoại có giữ sẵn một tấm hình ông thích để lỡ như ông có chuyện gì thì xài tấm hình đó cho ông… Bà ngoại nghẹn ngào.
-   Ồ con biết tấm hình đó ở đâu.  Tối qua ông ngoại có chỉ con.
-   Tối qua?  Bà ngoại nhìn tôi ngờ vực.
-   Dạ tối qua ông ngoại có gọi con nói là ông muốn chỉ cho con cái này.  Tôi trả lời rồi thoăn thoắt kéo cái cầu thang của tủ sách vào gần góc tường, leo lên cao tuốt gần trần nhà, với tay kéo cái vali Samsonite đen nhỏ trên đầu tủ.  Vặn cái ổ khoá mật mã hai bên vali xong, tôi bấm vào cái nút, và chiếc vali bật mở trước những cặp mắt ngỡ ngàng của mọi người.  Trịnh trọng nằm trên là tấm hình mà bà ngoại tôi đang tìm.
 
~~*~~
 
Tháng 9, 1990
 
Vài tháng sau, mùa hè 1990, gia đình tôi di cư qua Mỹ và ở chung với gia đình cô Thu, chị hai của bố.  Ngỡ ngàng nơi xa lạ với những người cũng như xa lạ chưa bao giờ gặp, tôi cảm thấy cô đơn lạc loài biết bao.  Nhớ những đêm ngồi chầu rìa xem ông ngoại chơi cờ tướng với mấy bác hàng xóm, nhớ lúc canh me chương trình tivi bắt đầu mà coi cải lương với bà ngoại.  Những đêm buồn nhớ nhà không thể ngồi ỉ ôi tỉ tê cùng đám bạn.  Chồng cô Thu người Mỹ trắng, đứa con cô cũng trắng bóc tóc vàng khè, mắt xanh lè, đứa em tôi thì cách tôi cả 9 tuổi, nên suốt ngày chỉ đi ra đi vô nhìn họ không biết nói gì.  Hơn nữa lối sống gia đình cô Thu có gì đó hơi kỳ hoặc không giống như những gì tôi quen biết.  Chồng cô làm cho bưu điện nên không có nhà ban ngày, con trai cô thì có bạn gái và ở riêng, chỉ thỉnh thoảng ghé qua thăm một chút rồi đi, còn cô thì ngủ tới trưa mới dậy ăn uống sửa soạn.  Khi chồng cô về tới nhà thì là giờ cô đi casino chơi bingo.
 
Rồi những xích mích giữa cô và mẹ ngày càng lớn vì những hành động kỳ quặc của cô.  Cô tịch thu những đồ đạc quý giá của mẹ, ngay cả quần áo và mấy đôi giày da mà mẹ đặt làm cho tôi cũng bị tịch thu và thay bằng những bộ đồ cũ và đôi giày ba ta từ Payless Shoe Source.  Vào những bữa trưa hè nắng nóng ở bắc Cali, cô bắt gia đình ra nhổ cỏ dại ngoài sân bằng tay, từng cọng từng cọng một.  Ngoài việc trả tiền nhà hằng tháng cho cô, mẹ còn phải lo dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, và nấu ăn.  Lâu lâu, khi đi ăn ở nhà hàng Mỹ (all you can eat buffet), cô bắt mẹ con tôi dấu đồ ăn, chai rắc muối và tiêu, muỗng nĩa, và ngay cả thực đơn vào giỏ hoặc túi áo quần đem về.  Ở nhà cô có cả một căn phòng chứa những thứ đồ đó, nhưng không biết cô làm gì với chúng.  Rồi khi cô đánh lạc món vật gì đó trong nhà, thì mẹ con tôi bị kết tội là dân trộm cắp, và cô ào ào vào phòng kiểm soát. 
 
Chưa đầy 3 tháng sau, dù cố gắng nhịn nhục lắm, nhưng mẹ chịu không nỗi nữa nên đi mượn tiền trợ cấp của chính phủ (General Assistance) và dọn ra riêng.  Nơi trú ngự mới của gia đình là một căn hộ nhỏ (apartment) với hai phòng ngủ, một phòng khách, một nhà bếp và phòng ăn, và một phòng tắm.  Bố mẹ xài $2,000 trong số tiền nhỏ còn lại đem từ Việt Nam qua để mua một chiềc xe Volkswagon Volvo cũ màu xanh da trời từ một ông cảnh sát về hưu.  Chiếc xe tuy cũ kỷ, nhưng được giữ gìn khá sạch sẽ nên nhìn cũng khá ngon lành, nhất là đối với những người di cư chưa biết gì nhiều về xe cộ như gia đình tôi.  Cái xe chỉ có một cái tội nhỏ - vào mùa lạnh, mỗi khi mở máy xe, nó sẽ gầm gừ khá to, và ông cảnh sát căn dặn là phải ráng chờ vài phút khi nghe tiếng máy dịu lại mới nên chạy.  Bôn ba đây đó theo đuổi những thông tin tìm người làm trong cuốn báo Thằng Mõ của cộng đồng người Việt, bố mẹ xin được việc làm ở nhà hàng Việt.  Mới qua, còn chưa hiểu biết gì về lối ăn làm ở đây, nên bố mẹ thật ngạc nhiên với cách phải đi làm từ sáng sớm tới tối, 6 ngày một tuần và nhận được $20 tiền mặt một ngày.  Hằng ngày tôi và Tuấn đón xe buýt đến trường, tôi học lại lớp 9 và Tuấn học lại lớp 1 vì không biết tiếng Anh theo lời khuyên của của cô counselor (cố vấn) ở trường.
 
Cuộc sống coi như tạm ổn định, cả nhà từ từ tập làm quen với lối sống mới nơi miền đất hứa.  Trong trường học, tôi làm quen với mấy người bạn cũng người Việt, và với sự giúp đỡ của họ tìm được một việc làm cuối tuần ở chợ trời để giúp gia đình.  Nơi tôi làm là một cái quầy bán những chậu hoa lá giả làm bằng vải. Bà chủ Angela là một người đàn bà người Thổ Nhĩ Kỳ khoảng chừng bốn mươi mấy tuổi, cao hơn tôi một chút độ khoảng 1m6, nhưng dáng vóc mập mạp.  Nước da trắng, khuôn mặt tròn với mái tóc đen ngắn quăn tín và đặc biệt là đôi mắt nâu thật là to đến nỗi những khi bà bặm môi trợn mắt làm tôi cảm thấy sờ sợ.  Còn khách hàng là những gia đình đông đúc người Liên Xô, Mễ, Ấn Độ và những người Mỹ trắng già dắt nhau đi dạo ở chợ trời vào cuối tuần coi như là một cách mua vui cho qua ngày giờ.  Thứ 7 và Chủ Nhật, từ 6 giờ sáng tới 6 giờ chiều, tiếp khách hàng, học nói thách giá cả để cho họ trả giá lên xuống không khác gì chợ ở Việt Nam, khi vắng khách thì tôi tập cắm những bình hoa lá giả.  Nắng mưa gì cũng làm, tôi kiếm được $20 một ngày.  Mặc kệ những cái rỗ tre thường xuyên cứa đứt những ngón tay chưa từng quen làm công việc cực nhọc, mặc kệ những cành cây hoa lá giả bằng nhựa sần sùi và những sợi kẻm làm khô nứt, đâm nhức đôi bàn tay, tôi ráng sức làm cho nhanh để không bị bà chủ mắng.
 
Một hôm, khoảng 5 giờ mấy sáng khi dượng chở đi làm, ngồi trên xe tôi đang tranh thủ chợp mắt thêm vài phút nữa, chợt nhiên cảm giác một bàn tay nào đó nắm lấy và vuốt ve mân mê bàn tay của tôi.  Giật mình mở mắt thì nhận ra đó là bàn tay của dượng.  Thấy tôi thức, ông nói nhỏ:
 
-   Con cứ ngủ đi, đừng bận tâm.  Bố thương con nên muốn cầm tay con mà thôi.
Giật tay lại, im lặng khoanh lấy tay và nhìn ra cửa sổ, tôi cố dấu sự hoang mang sợ hãi trong lòng.  Một hình ảnh ở nhà ngoại mà lâu nay tôi vẫn chưa quên, và thĩnh thoảng len lén vào trong đầu mà tôi cứ tự bảo mình đó chỉ là một sự hiểu lầm và không muốn nghĩ tới lại quay về. 
Đôi mắt ông lúc đó cũng kỳ quái như bây giờ, làm cho tôi cảm thấy sợ hãi.  Nhớ lại lúc đó khi đôi môi thâm tím vì thuốc lá của ông xối xã hôn lên mặt làm tôi rùng mình.  Hồi đó là ở VN tôi còn có thể tránh ông được, nhưng bây giờ tôi biết tránh ông sao đây? Mẹ thì không biết lái xe, với lại ông với mẹ đi làm giờ giấc khác nhau.  Hay là tôi nên kể chuyện này cho mẹ nghe?  Nhưng có kể rồi thì sao? 
 
Năn nĩ hết người này đến người nọ, cuối cùng tôi cũng tìm được người cùng làm ở chợ trời siêu lòng cho đi ké xe và xin bà chủ cho làm thêm ở kho hàng của tiệm vào những chiều trong tuần ông ở nhà không đi làm.  Và cũng ở tiệm tôi gặp Jeff con trai bà chủ.  Jeff 28 tuổi, lớn hơn tôi cả một con giáp.  Cao cả 1m9 và to gấp đôi tôi, Jeff làm tôi cảm thấy thật bé nhỏ mỗi khi đứng kề.  Khác với bà chủ, tóc Jeff màu vàng nâu và có đôi mắt thật đẹp thật to màu xanh lá cây.  Dáng vóc cao to, mái tóc dài dài cong tự nhiên bồng bềnh trên vai kiểu dân rocker, trong cái quần jean xanh bạc, cái áo thun đen và áo khoác bằng da màu đen, Jeff nhìn bụi bụi như một lãng tử giang hồ trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung nhưng đương nhiên là lãng tử thời nay, tân tiến hơn.  Nét mặt trầm ngâm ít nói làm cho tôi tự nhiên tò mò để ý Jeff hơn nên không kìm được những cái nhìn lén lút những khi Jeff và bà chủ đứng nói chuyện bằng một ngôn ngữ lạ hoắc gần chổ tôi ngồi làm.  Một hôm khi đóng tiệm ra về thấy tôi còn đứng lớ ngớ trước tiệm chờ xe quá giang khi đã khuya, Jeff bước tới hỏi:
-   Ủa, sao cô còn chưa về.
-   Dạ tôi đang đợi người đón.
-   Người nhà cô hả?
-   Dạ không, người tôi biết ở chợ trời mà tôi cũng quá giang đi làm cuối tuần.
-   Vậy tôi chờ chung với cô, khi nào họ tới tôi mới về
 
Jeff điềm đạm trả lời, nhích ra xa một chút rồi rút điếu thuốc ra châm.  Hình ảnh người đàn ông bên cạnh mình vô tư nhả những làn khói trắng lững lờ trong bóng đêm mang một vẽ lãng mạn nào đó làm tim tôi đập hồi hộp.  Tôi đứng đó chờ hầu như không dám thở mạnh.  Cũng may là không lâu sau, người đón tôi đã tới.  Chứ không nếu phải đợi lâu hơn chắc là tôi sẽ lăn đùng ra chết vì thiếu oxy.
-   Xe tôi đến rồi.  Tôi về đây.  Cám ơn ông nhiều.
-   OK.  À, nói người đó lần sau không cần đón cô nữa, tôi sẽ cho cô quá giang về.
-   …
-   Tôi nói thật.  Nhà cô trên đường tôi đi về mà.  Thấy tôi còn đang ngớ ngẫn, Jeff tiếp lời.
 
Những ngày sau đó, Jeff cho tôi quá giang về nhà và từ từ còn chủ ý đưa đón tôi đi làm cuối tuần.  Không phải dàn xếp lúc đi ké với người này, lúc đi ké với người nọ, tôi cảm kích sự giúp đỡ của Jeff vô cùng.  Mọi chuyện tưởng chừng như được dàn xếp ổn thỏa, vừa đi học, vừa đi làm, tôi chỉ có mặt ở nhà những lúc mẹ cũng ở nhà. 
 
Một hôm khi chỉ có Jeff và tôi ở tiệm, chưa hết giờ làm Jeff đến hỏi:
-   Tôi đói bụng rồi, cô đi ăn tối với tôi nha?
-   Tôi, tôi… tôi lưỡng lự không biết trả lời sao nữa.
-   Không sao đâu, tuy chưa hết giờ, nhưng cứ coi như hôm nay công việc của cô là đi ăn tối với tôi vậy.  Chứ chờ thêm nữa tôi đói quá chịu không được đâu.
-   OK.  Mềm lòng tôi chỉ biết gật đầu lí nhí trả lời.
 
Đi dạo một chút sau khi ăn uống xong, Jeff đưa tôi về.  Vừa mở cửa, tôi nghe tiếng lẻng xẻng và tiếng la ó om xòm trong nhà.  Nghe tiếng cửa, Tuấn chạy ra, khuôn mặt lo lắng nắm lấy tay kéo tôi vào trong bếp.
-   Chị Bé, ba lại say nữa.  Ba với mẹ đang cải lộn trong bếp kìa.
-   Em vào phòng đóng cửa lại đi.  Chị vào bếp xem. 
 
Tuấn ngoan ngoãn nghe theo đi một mạch vào căn phòng của hai chị em tôi.
-   Anh làm gì vậy, anh đi ngủ đi.  Mẹ tôi nhỏ nhẹ trả lời nhưng giọng không kiềm được bực tức và ngồi lượm những chén dĩa vỡ nát ngỗn ngang dưới đất.
-   Bố làm gì vậy?  Tôi hét lên khi thấy ông vung tay về nơi hướng mẹ tôi đang ngồi dưới sàn bếp với cái tô trên tay.
-   Bé, con đi vào phòng đi.  Mẹ tôi hốt hoảng lên tiếng.
-   Bố bỏ cái tô xuống và đi ngủ đi.  Bố say rồi.  Tôi ngang bướng bước tới đứng giữa ông và mẹ, giọng cứng rắng.
-   Mày tưởng mày là ai? Con nít mà bày đặt hỗn láo.  Ông nghiến răng trợn mắt nhìn tôi.
-   Vậy bố là người lớn thì hành động cho giống người lớn đi.  Sao lại đứng đây la ó om xòm, đập đồ đạc trong nhà.  Khuya rồi hàng xóm mà nghe ồn ào họ sẽ gọi cảnh sát bây giờ.  Tức giận vì đã phải ngồi trong phòng nhịn mà nghe cảnh này tái diễn tới lui, lần này tôi to gan trả lời.
-   Mày… mày… chỉ biết bênh mẹ mày thôi.
-   Mẹ của con mà con không bênh thì con bênh ai?
-   Em dạy con em hay lắm.  Mới bây lớn mà hư hỏng, suốt ngày ăn chơi, cặp bồ cặp bịch đi tới khuya mới về, về nhà lại hỗn hào gây gỗ.
-   Gái lớn rồi mà không bồ bịch thì để dành cho ai? Tôi như hăng máu lên, đưa mắt nhìn thẳng vào ông, gằn dọng.
-   Bé, con…
 
Mẹ tôi hốt hoảng kéo tôi ra sau.  Ông quăng nốt cái tô trên tay, hầm hầm tức giận đi vào phòng.
 
~~*~~
 
Một hôm, nhân dịp lễ, cả gia đình sửa xoạn đi qua nhà vợ chồng người em gái của dượng để ăn cơm tối.  Quần áo chỉnh tề xong xuôi, mẹ thì vẫn còn đang tắm, Tuấn thì ở ngoài phòng khách coi phim hoạt hình, còn tôi thì ngồi trên giường trong phòng ngủ đọc truyện để chờ.  Bổng nhiên ông bước vào phòng và đưa tay ra khoá cửa phòng sau lưng.  Hoảng sợ, tôi giật bắn người lên miệng lẩm bẩm và bước về hướng cửa:
-   Tới giờ đi rồi hả bố?  Để con đi mang giày.
-   Chưa, chưa tới giờ đi.  Mẹ con còn đang tắm.  Ông vừa trả lời vừa nắm lấy tay tôi và kéo mạnh về giường.
-   Bố làm gì vậy?  Tôi vừa trả lời vừa cựa quậy cố thoát khỏi bàn tay đang nắm chặc lấy cổ tay.
-   Bố đâu có làm gì đâu.  Bố chỉ thương con thôi.  Ông nhanh nhẩu trả lời và ôm chầm lấy tôi.
-   Bố làm gì kỳ vậy? Còn mẹ con thì sao?  Bố không thương mẹ và không sợ làm mẹ buồn à?
-   Bố không có thương mẹ.  Bố chỉ thương con thôi.
-   Bố là người lớn mà ăn nói gì bậy bạ vậy?  Bố nên nhớ bố là bố của con.  Nữa hoảng hốt nữa tức giận tôi đẩy ông ra.
Ngay lúc đó, tôi nghe tiếng nước trong phòng tắm cũng đã ngừng và tiếng cửa phòng ọt ẹt mở.
-   Mẹ tắm xong rồi kìa.  Sắp tới giờ đi rồi.
Nghe tới đó ông vội vã đứng dậy và lật đật rời phòng tôi.
 
Sáng hôm sau ở quầy hàng, mãi thẫn thờ lo nghĩ mà không thể tập trung tư tưởng, khách hàng hỏi một đường tôi trả lời một nẻo, họ muốn hàng này, tôi đưa hàng nọ và nhiều lúc cứ đứng thừ người không nghe không thấy khi khách vào.  Bà chủ thấy tôi làm việc không tốt nên oang oang lên giọng mắng nhiếc:
-   Mày làm gì lơ đãng vậy con quỷ?  Làm không lo làm mà đứng đó làm biếng mơ với mộng.  Bộ tao trả tiền mướn mày về làm bà chủ hả?  Nghèo mà suốt ngày mơ với mộng không chịu làm việc…
Thường thường tôi cũng không màng lắm vì thấy bà Angela tuy hay la mắng um xùm và nhiều khi dùng những từ ngữ nghe không lọt tai cho mấy, nhưng mắng xong rồi thôi, hình như không để bụng hay có ác ý gì chỉ không có tánh uốn lưỡi mấy lần trước khi nói mà thôi.  Nhưng lần này khi bị bà mắng, một nỗi ấm ức trong lòng dâng lên từ bụng và nghẹn lại nơi cổ họng.  Những giọt nước mắt đua nhau tuôn trào.
-   Sao mày đứng đó khóc vậy con quỷ kia?  Muốn trù ẻo làm cho khách sợ không vào hả?  Ai biểu mày không lo làm mà chọc cho tao tức làm gì?  Tao đâu có muốn la lối um xùm cho mệt đầu mệt óc thêm đâu.
-   Dạ, con biết.  Nhưng không phải là con lười biếng.
-   Vậy sao mày còn đứng đó khóc? Có chuyện gì?
-   Dạ không có gì. Cô cúi đầu thút thít nói.
-   Nguyệt, mày nhìn tao mà nói tao nghe.  Bộ gia đình mày có chuyện hả?
Như những suy nghĩ thầm kín vừa bị chạm phải, tôiquay mặt tránh ánh mắt xăm xỏ của bà Hằng và khóc thành tiếng.  Những lo lắng trong lòng không biết tại sao như nước vỡ bờ chen đua với tiếng nấc thốt thành lời chử được chử mất.  Bà Hằng ngồi nghe tôi kể không giấu được vẽ giận dữ phẩn nộ trên mặt làm cho tôi phần nào đó sờ sợ vì đã lỡ kể chuyện này cho bà.  Nghe xong câu chuyện, bà gọi Jeff ra coi tiệm và nắm tay kéo tôi đi ra bãi đậu xe không một lời giải thích để mặc mọi người nhìn theo tò mò.
 
Bà chở tôi về nhà và xông xông vào nhà, lúc đó chỉ có một mình mẹ ở nhà.  Khi mẹ còn đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra thì bà ào ào tới mắng mẹ sao lại để chuyện như vậy xảy ra và kêu tôi thuật lại đầu đuôi câu chuyện một lần nữa.  Mẹ im lặng ngồi nghe không nói một lời.  Khi tôi kể xong bà Angela nhìn mẹ tôi với ánh mắt tóe lữa mà ngay cả tôi cũng cảm thấy sợ và dằn giọng:
 
-   Cô phải thu xếp thanh toán việc này cho ổn thỏa.  Nếu không làm cho đúng thì lúc đó đừng trách tôi sao không cảnh cáo cô trước.  Dứt lời bà đứng lên bỏ đi về.
Cả tối đó mẹ không nói gì nhiều với tôi cả.  Tôi chỉ biết lánh vào phòng mình chờ đợi trong hồi hộp lo sợ và ân hận.  Có chút hối hận vì trong phút yếu lòng đã vội kể cho người ngoài chuyện không hay trong gia đình.  Ngày hôm sau mẹ gọi trường học và xin phép cho tôi nghỉ một tuần, đồng thời kêu tôi đem theo áo quần và đồ dùng cần thiết cho một tuần.  Cả nhà lái xe qua nhà cô Loan, chị ba của bố ở vùng Stockton, cách nhà khoảng hai tiếng.  Khi họ tới nơi, gia đình bố đã có mặt đông đủ - vợ chồng cô Loan và hai đứa con gái, vợ chồng cô Hà, vợ chồng cô Ngân, chú Lục, chú Quân và ông nội.  Mẹ bảo tôi và Tuấn đi chổ khác chơi với hai người con gái cô Loan để cho người lớn nói chuyện.  Một thời gian sau, họ gọi tôi vào.  Chăm chú nhìn tôi, họ thay phiên nhau giải thích là bố chỉ lỡ dại nên có hành động quá lố và thiếu suy nghĩ nhất thời, chứ thật ra ông cũng lo cho mẹ và gia đình, nào là phản ứng của tôi hơi quá đáng vì đem vấn đề trong nhà kể cho người dưng, nào là tôi làm vậy không thấy có lỗi với em trai vì cố làm cho gia đình đổ vỡ hay sao?  Và họ cho biết họ quyết định sẽ cho tôi dọn vào ở chung với gia đình cô Loan bắt đầu từ bây giờ.  Mẹ sẽ đi về lo giấy tờ xin chuyển trường, rồi tuần sau tôi có thể quay về nhà thu xếp hành lý và sách vỡ rồi dọn hẵn về nhà cô Loan.  Họ còn dặn dò cấm liên lạc với bà Angela và Jeff.  Trước sự quyết định của người lớn, tôi chỉ biết cuối đầu nghe lời.
 
~~*~~
 
Đang thu dọn hành lý thì tiếng chuông nhà reo.  Không biết ai gọi cửa giờ này?  Bố mẹ và Tuấn vừa ra chợ mua vài vật dụng lặt vặt đâu thể nào về sớm vậy.  Tần ngần mở ké cửa, tôi sững sốt khi thấy Jeff.  Không để tôi có cơ hội phản ứng, Jeff nhanh nhẹn bước vào nhà và đóng cửa lại. 
-   Anh nghe má anh kể chuyện của em.  Cả tuần nay em đi đâu sao không liên lạc làm anh tìm em cả tuần nay.  Giọng anh bực dọc và trách móc.
-   Em ở nhà cô em ở Stockton.  Tôi lí nhí.
-   Vậy em tính làm gì?
-   Em đang thu xếp áo quẩn để mai dọn lên nhà cô em ở.
-   Cô em là bà con bên mẹ hả?
-   Không.  Cô là chị của bố.
-   Bộ em khùng hả?  Tại sao lại dọn qua nhà chị của cái thằng đó? Bộ mẹ em không có bà con bên này sao?  Mà sao em lại phải dọn đi chứ?  Nếu có ai phải đi thì là cái thằng đó phải nên đi chứ sao lại là em.  Anh tới tấp hỏi.
-   Mẹ em có bà con bên này, nhưng em không biết liên lạc họ thế nào và em đâu biết họ đâu, càng không biết họ có muốn giúp đỡ hay không.  Vả lại mọi người đã quyết định như vậy thì em đâu có sự lựa chọn nào nữa.
-   Em không nên dọn về nhà họ.  Giọng anh cương quyết.
-   Em không có cách nào khác.
-   Có.  Em có thể dọn về ở chung với anh và má anh.  Jeff buột miệng trả lời.
Tôi nhìn anh ngờ vực, không biết có thể thật sự chọn cách đó hay không, và cách đó có phải là cách hay nhất không.
-   Em nghĩ lại đi, dù sao người ta cũng là chị em nên sẽ bênh vực lẫn nhau.  Em có biết người ta ra sao không?  Người ta sẽ đối xử với em như thế nào? Có phạt em vì em gây ra chuyện hay nói em đặt chuyện ra để gây rắc rối cho gia đình?  Trong thời gian ngắn, dọn qua nhà người ta như là cách giải quyết tạm thời.  Em có chắc chắn là mọi chuyện sẽ êm đẹp sau vài ba tháng không?
Những lời nói của Jeff như những câu đố không lời giải chỉ làm cho tôi rối bời cả lên.  Jeff nói cũng có lý, người ta nói “máu đặc hơn nước”, những người cùng huyết thống thì đương nhiên là sẽ bao che cho nhau.  Nhưng dọn về với mẹ con Jeff thì…
 
-   Em chọn đi.  Nếu em muốn dọn qua nhà anh thì mình phải đi ngay bây giờ, còn nếu em muốn dọn đi Stockton thì coi như giữa em với anh cũng chấm dứt.
Đúng hay sai tôi cũng không biết, nhưng chỉ biết lúc đó trong tôi có sự phẫn nộ tức giận nào đó chỉ muốn làm tôi bỏ mặc tất cả.  Phẫn nộ ông bố dượng vô lương tâm đã có những ý nghĩ ghê tởm đối với người con gái riêng của vợ ông mà ông không nhiều thì ít cũng mang danh là cha từ lúc tôi còn 9 tuổi.  Tức vì hành động của mẹ có khác nào đem con bỏ chợ và giận đời sao lại để cho những trường hợp như vậy xảy ra.  Cảm giác bị phản bội, bị bỏ rơi bởi những người thân nhất, nghĩ tới đó tôi chỉ muốn tránh xa tất cả, những người mà tôi gọi là gia đình.
-   Mình đi.  Tôi gằn giọng bảo Jeff.
Cả hai nhanh chóng xách hành lý của tôi ra xe của Jeff đang đậu ngoài sân.  Sau khi xe lăn bánh, tôi mới bắt đầu cảm thấy đắn đo về sự lựa chọn của mình.  Hình như Jeff cũng vậy vì anh vẫn cứ mãi lái xe đi vòng vòng nãy giờ. 
 
-   Anh cần ghé tiệm mua nước uống.  Em có muốn gì không?
Tôi lắc đầu.  Jeff dừng xe ở một quán ở cây xăng 7 Eleven và vội vã vào tiệm.  Một hồi sau, anh quay về xe, một tay cầm hai lon nước ngọt, một tay trao cho tôi cành hoa hồng gói trong bọc giấy kiếng.
-   Nè, cho em nè.
Trong ánh đèn mờ ảo, tôi mĩm cười, đưa tay ra nhận cành hồng và nâng lên mũi ngữi trong khi anh tiếp tục lái xe về nhà.  Sau vài phút im lặng, tôi nói nhỏ:
-   Anh cho em hỏi điều này.
-   Ừ, em muốn hỏi gì?
-   Tại sao anh lại đi mua hoa hồng giả vậy khi ở tiệm mình có cả đống?
-   Giả? Hồi nào? Anh đưa tay ra rờ lấy cánh hoa hồng và cả hai bật cười.
Cành hoa đầu đời của một người con trai gởi tặng tôi, tưởng thật nhưng giả.  Coi như cũng tốt, hoa giả sẽ không phai tàn và không chết.  Trong bóng đêm, tôi gượng mĩm cười, ngước mắt nhìn vu vơ trên bầu trời không trăng không sao…
 
~~*~~
 
Nữa khuya, tôi chợt thức tĩnh từ giấc ngủ say vì bụng quặn đau.  Ôm bụng tôi ngồi dậy trên giuờng, mồ hôi toát đầy trán.  Với tay mở ngọn đèn bên cạnh đầu giường, một tay vịn vào tường và lê từng bước chậm chạp khó khăn vào phòng tắm.  Nghiêng mình trước bồn rửa mặt, tôi mở vòi nước, dùng tay tát làn nước lạnh lên mặt và uống lấy một ngụm nhỏ.  Cơn đau kia hình như dịu đi một tí.  Ngước mặt soi mình trong gương, chỉ thấy một chiếc bóng đơn lẽ buồn bã nhìn lại.  Chưa tới được một năm khi dọn tới đây ở, nhưng cũng gần được một năm khi tôi phải sống cảnh cô đơn này.  Đang còn học lớp 11, tôi giật điếng người khi phát hiện mình đã mang thai.  Xấu hổ không có mặt mũi nào đối diện với thầy cô và bạn bè trong trường, tôi bỏ học và thay vào đó đi ra làm ở tiệm cho bà Angela mỗi ngày.  Một hai tháng đầu mọi việc vẫn bình thường khi, nhưng tháng kế tiếp tôi bị ốm nghén hành hạ, ăn uống không vô, ăn vào là ói mữa liên miên, suốt ngày cứ bị nhức đầu và mất ngủ.  Vì cứ bệnh hoạn miết, tôi phải đem vật liệu về mà làm việc ở nhà không ra tiệm nữa.  Nhưng mà ở nhà thì lại phải kiêm lo thêm việc dọn dẹp nhà cửa và cơm nước.  Vì vậy tuy ru rú ở nhà cả ngày lấy tiếng giữ thai, nhưng tôi càng cảm thấy bị áp lực phải làm việc cho hiệu quả hơn trước vì bà Angela ngày nào cũng than thở là không đủ hàng để bán hoặc giao cho kịp hẹn với khách.  Jeff cũng bắt đầu ở lại tiệm nhiều hơn, giữa tiệm và chợ trời cuối tuần, nhiều khi anh vắng nhà 3-4 ngày liên tục, chỉ về nhà 2-3 tiếng để tắm rữa, đem theo quần áo sạch và đi tiếp.  Những ngày tháng trôi qua lặng lẽ âm thầm, tôi sống thui thủi một mình, không bạn bè, không người trò chuyện, đêm đêm nghe bà Angela cằn nhằn than thở nào là Jeff và tôi lười không chịu làm việc để cho bà phải tự mình gánh vác nuôi hai người và giờ thêm đứa nhỏ trong bụng.  Những tối đó, tôi nằm một mình lẽ lơi trong căn phòng ngủ, trăn trở dưới ánh trăng soi xuyên cửa sổ và để tiếng côn trùng ru vào giấc ngủ muộn màng.
 
Lắc đầu xua tan những suy nghĩ mông lung, tôi quay bước về giường.  Bỗng nhiên cơn đau trở nên dằn dội hơn, chân bủn rủn, tôi ngã khuỵu xuống nền nhà, hay tay ôm chặc lấy bụng, trở mình trên sàn nhà rên khóc, mồ hôi và nước mắt ràn rụa.  Sau vài phút, cơn đau vẫn chưa dịu đi.  Dùng hết sức lực, tôi lết tới cái kệ tủ bên cạnh giường, cầm lấy điện thoại gọi Jeff.
 
Tiếng chuông reng vài lần, bên kia đầu dây giọng Jeff tĩnh táo:
-   A lô!
-   Anh ơi… em… em… không ổn rồi… Tôi hổn hển nói, giọng đứt quãng.
-   Chuyện gì không ổn?  Em nói rõ ràng coi.
-   Em… em… không biết, bụng em đau lắm, thiệt là đau lắm… Nói tới đó không cầm được nữa tôi bật khóc thành tiếng.
-   OK, em ráng đợi, anh sẽ gọi xe cứu thương và về liền.
Khoảng 10 phút sau, tiếng chân người chạy rầm rầm trên cầu thang, hai ba nhân viên cứu thương xúm lại bồng tôi xuống lầu.  Khi đi ngang qua Jeff, tôi với tay ra nắm chặc lấy cánh tay của anh thút thít:
-   Anh… đừng bỏ em một mình…
~~*~~
 
John, đứa con trai của hai người chào đời sớm hơn dự toán một tháng, nhưng tròn trịa và mạnh khỏe.  Vài ngày đầu khi mới từ bệnh viện về, không khí trong nhà có vẽ ấm áp hơn, nhưng rồi đâu lại vào đấy.  Ở tuổi 17, tôi quanh quẫn trong nhà 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần làm việc, dọn dẹp nhà cửa, mất ăn mất ngủ mày mò làm trách nhiệm của một người mẹ cho một đứa bé suốt ngày hết khóc thì đòi ăn, ăn xong thì cần thay tả.  Một hôm khi John còn chưa tròn 2 tháng tuổi, bà Angela trở về nhà sắc khí hầm hầm, vừa thấy tôi là bắt đầu la um xùm:
-   Mày có biết là hàng khách đặt lấy hôm nay làm chưa xong không? Có con thì có con chứ, mày làm gì thằng Jeff mà nó cả ngày không đi làm?
-   Không phải anh Jeff đang ở tiệm sao má?  Tối qua tới giờ ảnh đâu có ở nhà.
-   Khi sáng tao ra tiệm thì nó bỏ về nhà rồi không phải sao?
-   Dạ không.
-   Vậy nó đi đâu?  Mày làm vợ gì mà không biết chồng mày ở đâu nữa?  Từ ngày có mày mọi chuyện phiền phức lộn xộn hơn.  Bây giờ mày làm gì cho nó bỏ nhà đi chơi bời nữa rồi…
Bà Angela tiếp tục oang oang không biết mệt, tôi chỉ biết đứng im chịu trận không dám trả lời vì sợ chỉ làm cho bà tức giận thêm.  Khi bà ngưng nói chuyện và lay hoay tìm kiếm gì trong phòng, tôi lẳng lặng rút về phòng với bé John.
 
Chưa được vài phút sau bà xông xông vào phòng cô:
-   Tao đang nói chuyện sao mày lại bỏ đi.  Mày tưởng bây giờ mày có con với thằng Jeff là bây giờ mày ngon lành thành bà chủ nên không nể sợ ai nữa phải không? Đồ con đĩ, mày cướp đi đứa con trai của tao và làm hại tương lai nó rồi bây giờ mày lên mặt hả?  Biết bao nhiêu con gái gia đình đàng hoàng muốn được gả cho nó nhưng cũng hỏng hết vì mày bám theo nó.  Khi nó biết sai thì mày lại mang bầu có con rồi nó không đổi ý được, nhưng cũng tại nó ngu nó không biết thôi.  Đứa con này đâu phải con của nó, thằng quỷ con sanh ra sớm hơn cả tháng, nó là con của thằng cha già mất nết của mày hay là của mấy thằng nào khác mà mày ngủ bậy ngủ bạ với khi ở Stockton cả tuần chứ đâu.  Cái thứ đàn bà lăng loàn mất nết…
Nghe tới đó, tôi sững người ra, tay chân lạnh rung không tin vào những gì mình đang nghe.  Tức giận, tôi xô bà ra khỏi phòng và hét lớn:
-   Bà… bà… đi ra khỏi phòng tôi…
Khóa cửa, mặc kệ bà Angela tiếp tục mắng chửi la hét um xùm và đập rầm rầm vào cửa, tôi quỵ xuống, lưng tựa vào tường và tay ôm đầu gối khóc tức tửi.  Mà cũng phải thôi.  Tôi bàng hoàng khi nhận ra những gì bà Angela nói cũng đâu xa gì sự thật.  Mới 17 tuổi đầu, tôi đã bỏ nhà ra đi theo trai, dù đó là hoàn cảnh đẩy đưa gì cũng đâu có nhằm nhò.  Đã vậy, chưa cưới hỏi gì tôi đã mang thai rồi có con.  Bây giờ không danh không phận, tôi chỉ là một người con gái mất nết, không gia đình, nghề nghiệp tiền tài, sống ngày qua ngày bám vào mẹ con Jeff.  Tiếng la hét lẫn tiếng khóc đánh thức bé John, làm nó khóc thét lên.  Dùng tay quẹt nước mắt, tôi đứng dậy bước tới nôi bế con.  Cắn môi cố dằn lấy những giọt nước mắt lã chã rơi, tôi thay tả và cho con bú, nhưng thằng bé vẫn không ngừng khóc. Giọng nức nỡ nghẹn ngào, tôi hát ru con:
-   Ầu ơơơơơ
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẽo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học
Mẹ thi trường đời…
Ôm ru ngủ đứa bé trong tay, tôi từ từ lịm ngủ theo…
 
~~*~~
 
Tiếng đập rầm rầm trên cửa và tiếng Jeff văng vẳng làm tôi thức giấc.  Khi chạy ra mở cửa thì bắt gặp gương mặt hầm hầm của Jeff. 
-   Em đã làm gì?  Jeff giận dữ hỏi.
-   Em đâu có làm gì đâu, má anh vừa về nhà là đã đùng đùng la ó rồi.  Tôi lí nhí trả lời.
-   Má có nói gì thì em cũng không được hỗn láo chửi lại, càng không được ra tay đánh má.  Em tưởng em là ai mà làm vậy?
-   Em đâu có chửi má anh đâu, cũng đâu có đánh má, chỉ là…
-   Em đừng có bày đặt nói láo nữa, nếu không thì sao tay chân má lại bị sưng bầm? Jeff cướp lời.
-   Em không biết, nhưng người bị chửi là em chứ không phải má anh.  Tôi tức giận trả lời.
-   Em im đi, đừng có lên tiếng với tôi. Jeff gằn giọng.
-   Nếu ai có lỗi thì người đó là anh.  Anh bỏ đi đâu cả ngày không có ở tiệm nên má nỗi giận.  Không nhịn được tôi tiếp tục cãi.
-   Tôi kêu em im đi!  Jeff hét lớn.
-   Nếu giận anh thì má anh nên nói với anh, chứ sao lại nói John không phải là con anh, rồi nào là John là con của bố dượng em và vu khống rằng em ngủ bậy bạ với trai chứ? Bộ trong mắt hai má con anh, em là người tồi tệ vậy sao? Bộ…
Tôi tức giận hét lên nhưng còn chưa dứt lời thì cảm thấy một bên mặt đau nhói, mặt mày choáng váng, người mất thăng bằng và té xuống sàn nhà.  Ngồi trên sàn nhà, một tay ôm lấy mặt, tôi sững người nhìn trân trân lấy Jeff không nói một lời.  Có gì đó ấm ấm mằn mặn và rát rát nơi đầu môi.  Jeff giũ tay đứng nhìn tôi vài giây rồi quay lưng bỏ đi. Tối hôm đó, trong căn phòng tăm tối, co người nằm trên cái giường rộng thênh thang, tôi nhớ tới những lần tương tự hồi trước.  Có lần anh đấm ngay cổ làm tôi bị đau không nhúc nhích cổ được cả mấy ngày, những lần bà Angela cầm kéo dí tôi và khi rượt không kịp thì vào cắt áo quần giày dép của tôi cho hả dạ, những lần bà nắm quấn mái tóc dài của tôi trong một tay, tay kia đấm thùi thụi vào mặt vào đầu, và những lời xin lỗi năn nĩ ỉ ôi khóc lóc của bà sau đó, những lời hứa hẹn không tái diễn của Jeff.  Cảm giác như con cá nằm vất vơ vùng vẫy hấp hối trên bờ trong những giây phút cuối, tôi cảm thấy cuộc đời trước mắt mình chỉ là một màu đen bao trùm, bế tắc không lối thoát…
 
Giờ đây thời gian đã đến, mắt ríu lại, mí mắt nặng ngàn cân.  Tôi quá mệt, không còn sức phản kháng đối đầu với đời, không còn sức để bíu nắm lấy gì nữa.  Nhìn về hướng John một lần nữa và thì thầm hai tiếng xin lỗi, tôi nhắm mắt tìm lối thoát trong giấc ngủ định mệnh…
 
Nữa mơ màng, tôi nghe tiếng Jeff lay gọi.  Dù cố xua đẩy tiếng gọi đó khỏi đầu, tôi dần tỉnh với dòng nước lạnh chảy xối mạnh trên mặt.  Mấy ngón tay của Jeff thì thò sâu vào họng tôi làm cho tôi ói ọc liên miên.  Cố nhấc đôi mi trĩu nặng cứ riu ríu lại, tôi lờ mờ mở mắt nhìn và chua xót thất vọng khi nhận ra tôi vẫn còn sống dù day dất vật vờ.
 
Những tháng ngày sau đó, tôi ngoan ngoãn đầu hàng số phận thân gái long đong 12 bến nước trong nhờ đục chịu, sống cho tròn bổn phận của một người mẹ đối với đứa con thơ không tội tình gì.  Những tháng năm sống câm lặng nhịn nhục như một cái bóng, không dám sống cho mình, không bạn bè, không người thân để nương tựa, chia sớt buồn vui.  Nhưng tôi có cố gắng cở nào cũng không làm cho bà Angela vui lòng và không làm cho Jeff nhìn tôi với một ánh mắt âu yếm trìu mến.  Đứa con thứ hai Lena ra đời chưa được một năm, thì bà Angela nhất quyết đuổi tôi ra khỏi nhà.  Ôm hai đứa con tay bồng tay bế, tôi rời nhà họ không một đồng trong túi, không xe, không nghề nghiệp kiếm sống, nên đành phải ngậm đắng nuốt cay quay về nhờ mẹ tôi giúp đỡ.  Xin tiền trợ cấp của chính phủ dành cho những gia đình nghèo với con nhỏ, tôi mướn được căn chung cư nhỏ cho mấy mẹ con nương trú.  Jeff vì không chịu được bà Angela hay vì thấy áy náy ray rức cũng dọn vào ở chung với mấy mẹ con tôi.  Sau mấy tháng cố gắng tìm công việc làm, tôi may mắn được nhận vào làm ở JC Penney với giá lương tối thiểu.  Còn Jeff thì vẫn cứ lang bang đây đó với mấy người bạn ở club đêm đêm ít về nhà.  Tuy đã dọn ra riêng, nhưng bà Angela vẫn không để cho tôi yên, thường tìm đến nhà tôi những khi Jeff không có ở nhà, mượn tiếng là thăm cháu nội mà bà ta khi buồn buồn vẫn khăng khăng là mấy đứa con hoang của một người đàn bà xấu sa như tôi, la hét chửi mắng tôi cho đến khi hả dạ.  Một hôm khi đi làm về, tôi gặp bà và Jeff ngồi to nhỏ chờ tôi ở nhà.  Thì ra chưa được một năm sau khi bọn tôi dọn ra, bà cũng phải dẹp tiệm vì không kham nổi và mua bán thua lỗ, ngay cả căn nhà của bà cũng phải trả lại cho ngân hàng.  Trước những ỉ o, nĩ nôi, tôi động lòng đồng ý cho bà tạm thời dọn vào ở chung trong căn nhà nhỏ chật chội tôi đang mướn.  Giờ ngẫm lại đó cũng là một trong những lỗi lầm lớn nhất trong đời của tôi.  Cái tạm thời đó kéo dài thêm 13 năm.  Trong 13 năm đó bà vẫn lấn áp, tước đi cái quyền làm vợ, làm mẹ của tôi, vẫn đay nghiến nguyền rũa tôi tháng ngày trong căn nhà mà biết bao năm tôi cực khổ vừa đi học vừa đi làm cố gắng dành dụm kiếm tiền mua để cho gia đình có một cuộc sống thoải mái hơn.  Khi trong công việc tôi cũng coi như khá thành đạt, được người ta nể trọng và khâm phục, là một nhân viên được coi trọng, thì ở nhà tôi chẳng khác gì người ở mướn. 
 
Giấy chẳng gói được lữa, có công mài sắc cở nào, đá vẫn là đá.  Cuộc sống tinh thần của tôi ngày càng suy sụp và tệ bại hơn.  Tình yêu của tôi cho người chồng hờ không được đối đáp trân trọng cũng chết dần chết mòn theo năm tháng.  Còn một chút tình thân, tin tưởng, và kính nể cho Jeff cũng chết đi khi những cố gắng của tôi vì con, vì gia đình cuối cùng cũng chỉ được đổi bằng những nhục mạ.  Tuyệt vọng, kiệt sức, tôi đòi ly dị.  Jeff hối hận năn nĩ tôi nghĩ lại.  Tôi đồng ý cho cả hai một cơ hội bắt đầu lại từ đầu với điều kiện là bà Angela phải dọn ra ở riêng.  Khi tưởng chừng như sẽ thấy ánh sáng cuối đường hầm, thì bà Angela lại xài con cờ cuối cùng của bà.  Bà bắt Jeff phải lựa chọn giữa tôi và bà.  Thấy những khóc lóc, tỉ tê giả dối chưa đủ sức thuyết phục bà hăm doạ và toan tự sát.  Những tính toán sai lệch đưa đến cái chết của bà.  Nhưng rốt cuộc bà cũng được toại nguyện, vì tôi trở thành người đàn bà tàn nhẫn đã gián tiếp trở thành người giết bà Angela, một người mẹ với những hành động một chút hơi quá đáng đối với tôi, chuyện thường tình của mẹ chồng nàng dâu, chỉ vì thương Jeff trong mắt Jeff.  Cuối cùng,  ngậm đắng nuốt cay câm nín nghe những lời nguyền rũa mắng nhiếc trách móc của Jeff vì tôi bội bạc, tham sang phụ khó, ly dị Jeff sau khi tôi hại chết mẹ Jeff, khi tôi có sự nghiệp vững vàng của một Accounting Manager trong lúc Jeff vẫn long đong trong đường công danh sự nghiệp.
 
~~*~~
 
Ba mẹ anh giờ cũng đã già yếu khi hơn 80 tuổi và không tiện ngồi máy bay hai chục tiếng đồng hồ để về Mỹ thăm mấy anh chị em anh bên này, nên tháng 2 anh sẽ về Huế ăn Tết và sẵn dịp thăm ba mẹ và bà con.  Anh sẽ xài hết ngày phép của anh năm này để về VN cả một tháng.  Lòng buồn vì biết đó có nghĩa là năm nay anh sẽ không còn phép để mà qua thăm tôi hay đi chơi với tôi, nhưng trách sao được khi anh phải bên hiếu bên tình.  Thôi thì ráng mà cười vui, dù sao tôi với anh vẫn còn tương lai trước mặt, thiếu gì cơ hội.  Nhưng đêm cuối trước khi anh đi, tôi không dấu được nỗi buồn khi truyện trò với anh trên điện thoại.  Anh nói có gì anh và tôi có thể thỉnh thoảng trò truyện nếu không qua Viber, thì cũng Facebơok hay Yahơo IM mà.
 
“I love you more than anything else.”  Lời cuối cùng từ anh đêm hôm đó đủ làm cho lòng tôi thanh thản hơn và đưa tôi vào giấc ngủ mộng mị.  4 giờ sáng chợt thức tôi đưa tay quờ quạng tìm điện thoại.  Có cái tin nhắn của anh lúc 3:16 sáng.
 
Babe ngủ ngon nha. Anh ra sân bay bây giờ nè.  Chỉ 3 tuần rồi anh về nha.  Love you a lot.
 
Tôi mĩm cười và định nhắn trả lời anh, nhưng chợt nhớ anh không đem theo điện thoại đi VN vì sẽ dùng hết số lượng cho phép để đem mấy cái Iphone về cho em út trong gia đình.  Chìm mình lại trong giấc ngủ, 7 giờ sáng khi thức tôi lại thấy cái email anh gởi.
 
Giờ này có lẽ trời đang ấm, em còn cuộn mình ấm trong chăn.  Hihihi, đang ở airport, nhớ em quá nên viết vài dòng cho em.  Sleep tight babe.
 
Sent from my iPhone
Christie Tran
 
Awww!  Trái tim tôi mềm nhũn ra.  Đang ở sân bay mà anh cũng ráng mượn phone của người nào đó mà viết cho tôi vài dòng.  Tôi lật đật viết cho anh vài dòng, hy vọng anh sẽ đọc được khi chờ chuyến bay.
 
Hi anh,
 
Giờ này không biết trời đang ấm lạnh ra sao nhưng trong lòng ấm áp lắm. 
 
Tối hôm qua chìm vào giấc ngủ dễ hơn em tưởng vì giọng nói của anh còn văng vẳng trong lòng "I love you more than anything."  Một giấc ngủ nhẹ nhàng êm đềm.  Sáng sớm 4 g mấy giật mình thức giấc, cầm phone lên coi thì thấy cái dòng text của anh.  Anh của em bận rộn hối hả chuẩn bị tranh thủ ra phi trường nhưng vẫn nghĩ tới em - tim lại nghe những nhịp lỡ, bồi hồi xao xuyến.  Lại chìm vào giấc ngủ mộng mị, trong giấc mơ em texted lại cho anh, nhưng nhận được caí tin "undeliverable."  Sáng thức giấc, thấy nhận được email from the only person on favorite contact, còn tưởng mình đang mơ. 
 
Những dòng text, dòng email ngắn ngủi nhưng mang thật nhiều ý nghĩa đối với em.  Thank you for such a beautiful morning babe.
 
Không biết chừng nào anh sẽ tới Chicago, và layover bao lâu.  Nếu có thời gian thì vào Dunkin Donut, mua cái curstard filled donut và ly ca phê.  Có lần em ăn cái curstard filled donut đó lúc chờ ở Chicago airport ngon dễ sợ luôn mà bên này thì không có Dunkin Donut.  Nói chung là nhiệm vụ trong mấy tuần này của anh là ăn những gì em thích nha, bắt đầu từ mắm tôm khi anh về tới Huế.
 
Thương anh nhiều và nhớ anh với một nỗi nhớ nhẹ nhàng.  Have a safe flight babe.
 
Em của anh...
 
Một ngày chưa qua hết, mà tối hôm đó khi đến giờ thường lệ mà anh với tôi gọi điện thoại trò chuyện, tôi nhớ anh da diết.  Anh có dặn, ở nhà ráng viết dzăng, viết những cảm xúc trong lòng, để cho bớt buồn, nên tôi sẵn dịp gởi cho anh một cái email khác.
 
8:30 p.m., Sunday, February 10, 2012
 
Anh yêu,
 
Giờ này chắc anh đang lâng lâng trên mây (literally) mơ mơ màng màng trong giấc ngủ mộng mị - đôi mắt “2 mí on demand” đang khép hờ với hàng mi cong cong mà em ganh tị.  Em thì vừa nấu xong nồi chè đậu xanh bột báng, và định tí nữa làm cái Chocolate Layer Cake with Vanilla Cream Filling.  Nói vậy để cho anh biết, không có những lời ngọt ngào của anh em vẫn tìm được những ngọt ngào khác cho riêng mình để cho anh không chảnh, không nghĩ rằng mấy tuần không anh em sẽ sầu ủ rũ “tóc bới chẳng lược cài, thôi điểm trang, má phấn chẳng cần dồi.”  Biết nói thẳng tuồng tuộc ra như vậy hơi phũ phàng cho anh, nhưng “thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng” nên anh ráng cắng răng mà chịu đựng đi nha.  Với lại em lớn rồi, không mè nheo nhõng nhẽo với anh mà chi để người ta cười sao.
 
3 tuần tuy dài nhưng ngắn.  Quá ngắn để sum họp vây quầng bên ba mẹ (cố ý xài sai mà không nói ‘ba mẹ anh’ ;) ) đã đứng tuổi, anh chị em cháu chắt trong gia đình.  Anh tranh thủ làm những gì anh không được thường xuyên làm mà vui vẽ bên gia đình, gối đầu trên đùi mẹ lim dim ngủ trong những buổi trưa hoặc vòi vĩnh mẹ.  Nhưng nhớ là dù sao cũng lớn đầu rồi nghen, đừng nhõng nhẽo mè nheo quá mà bị mẹ mắng yêu cái thằng lớn đầu rồi mà như con nít hoặc bị em út cháu chắt trong nhà cười cho.  Mà thôi kệ, anh cứ việc nhõng nhẽo cho đã đi, để mai mốt về lại bên này bớt vòi vĩnh một tí cho em đỡ mệt.  Còn em cũng sẽ enjoy mấy tuần không bị người ta xì nẹo xì nẹo một bên hạch hỏi có nhớ người ta không này nọ, cho nên anh khỏi cần lo mà canh giờ giấc nhắn tin này nọ nha.  Khi nào tiện thì gởi em vài dòng email cho em biết anh ok là được rồi.  Make the best use of your time there, and enjoy every minute of it babe.
 
Gởi gió đến anh một nụ hôn nhẹ trên đôi mí mắt với hàng mi cong cong đang chìm đắm trong giấc ngủ mộng mị.  Gởi mây ngàn bay một trời thương đến người lãng tử nữa vời của em…
 
Love you as always,
 
Em của anh…
 
 
Vài ngày sau trôi qua chậm chạp, vẫn nhớ và nghĩ nhiều về anh, không biết giờ anh đang làm gì, tưởng tượng ra hình ảnh của anh rồi mĩm cười vu vu.  Nỗi nhớ không khắc khoải và dày vò trí óc tôi như tôi tưởng vì câu nói của anh vẫn văng vẳng trong tai.  Mỗi khi buồn nhớ đến anh tưởng chừng như không chịu nỗi, tôi chỉ cần nhắm mắt lại, ôn lại giọng nói ôn hòa dịu dàng của anh “I love you more than anything” và những buồn phiền hình như tan biến.  Oái ăm thay, 4 ngày sau khi anh đi là ngày Valentine’s Day, ngày lễ Tình Nhân.  Chứng kiến mọi người xung quanh nhộn nhịp bàn tán, tôi càng nhớ đến anh hơn, mong anh sẽ gọi, sẽ hồi âm email, hay text gì đó.  Chắc anh không tính xa đến cỡ bỏ gởi tôi tấm thiệp vào hộp thư hay đặt mua quà gởi tôi trước khi anh đi đâu, vì tính anh vốn là vậy, hôm nay là hôm nay, ngày mai là ngày mai.  Nhưng chờ đợi trong mỏi mòn, ăn hết nguyên một hộp kem vào tối hôm đó, ngồi coi biết bao nhiêu chương trình TV mà anh vẫn bặt tăm.  Trằn trọc cả đêm, sáng hôm sau tôi không kìm lòng được mà dỗi hờn email cho anh trước khi đi làm.
 
Có khi nào cuộc đời chỉ là những vòng lẫn quẫn, ta có được những gì ta không còn mong muốn nữa hoặc ta nhận được những thứ ta muốn từ những người ta không muốn?  It’s not what but whom it is from.  Dẫu hình như cảm giác được từ lúc đầu là Valentine này ta không có gì để mong chờ, có thể là vì thời gian không đúng vì nhằm lúc anh về VN, nhưng lòng vẫn ôm một hy vọng nhỏ nhoi nào đó.  Không dám mơ ước gì nhiều, chỉ một cái thiệp với vài dòng chử ngắn gọn, một cú điện thoại ngắn ngủn, một dòng text hay một dòng email thật là ngắn với 3-4 chử Happy Valentine’s Day em.  Chỉ một chút gì đó thôi để cảm thấy lòng được xoa dịu, được vỗ về vì có ai đó có nghĩ tới, có ai đó còn nhớ.
 
Nhưng… khi mấy ngày qua trôi đi thật lặng lẽ, thì ngày này còn im lìm lặng lẽ hơn, im lìm một cách não nề.  Ta muốn trốn tránh thời gian, đi làm cho thật sớm, ở lại cho thật trể, để không phải chờ đợi những gì hình như không tới.  Thời gian rồi nhanh chóng trôi qua, một tấm thiệp Valentine’s từ một người bạn, một email với một đóa hồng thật dễ thương tuy hơi gai góc được tạo riêng cho Nguyệt cùng với lời chúc thân thương, một cái tin nhắn mời đi ăn cuối tuần này nhưng chắc cũng sẽ từ chối, nhưng vẫn không chút tăm hơi gì từ ai đó.  Về tới nhà khi trời đã sụp tối, đèn trong nhà mở sáng trưng trưng, tiếng nhạc xập xình văng vẳng từ chiếc laptop không biết ai mở để trên bàn.  Với tay tắt nhạc trên laptop thì thấy một tờ giấy với ba chử vỏn vẹn “Happy Valentine’s Day”.  Vào tới nhà bếp thì thấy những cánh hồng được nhuộm màu cầu vòng được cắm gọn gàng ngăn nắp trong cái chai rượu cạn.  Nhếch môi cười buồn, hình như là từ người ex đem tới khi đón bọn nhỏ, lần thứ hai trong biết bao nhiêu năm dài, nice nhưng đã quá trể, những cánh hoa tươi lại đến khi lòng đã chết cạn.  Vẫn ôm chút hy vọng nhỏ nhoi chậm bước ra coi hộp thư trước nhà… Nothing… nothing… bước từng bước chậm lẽ loi trong đêm tối quay trở về.  Đêm vẫn còn dài… biết đâu… biết đâu…
 
Rồi thời gian chậm chậm trôi qua, 8:20 tối, 9:00 giờ, giờ thường lệ… Từng phút trôi qua chỉ làm cho lòng cảm thấy nhoi nhói buồn.  Chắc ta nông cạn quá khi mong muốn một cử chỉ âu yếm, môt hành động thương yêu từ người yêu trong ngày lễ Tình Nhân như vạn người đàn bà khác. Mười giờ hơn… thôi đi ngủ thôi, Valentine’s Day là dành cho những cặp tình nhân… còn ta… còn ta… Valentine’s Day không phải dành cho ta, có gì đâu mà chờ với đợi trong vô vọng… đi ngủ thôi cho qua giờ… đi ngủ thôi cho qua một ngày Valentine buồn…
 
Khi đọc được những lời hờn dỗi,tôi đinh ninh thế nào anh cũng trả lời, và chỉ cần những từ ngắn gọn từ anh “sorry em, I am so sorry” là tôi sẽ như mọi lần vui vẽ trở lại.  Một ngày, hai ngày, ba ngày trôi qua, vẫn không thấy anh trả lời.  Tính ra cũng đã một tuần từ khi anh đi. 
 
Cái phone cứ reng đều đặn mỗi ngày, nhưng là từ anh bạn ở bên Colorado đang muốn theo đuổi tôi.  Tôi vẫn nhã nhặn lịch sự trả lời và khéo léo khước từ anh, nhưng hình như vào thời lễ Tình Nhân nên người ta đâm ra cô đơn hơn nên càng lì hơn, nên nhiều hôm anh ta gọi 2-3 lần một ngày dù bọn tôi đã nói chuyện trước đó không lâu làm tôi bực mình lờ đi.  Một hôm nhận được tin nhắn Viber có số hình như là từ VN, tôi hồi hộp vui mừng mở xem, nhưng rồi chỉ thất vọng khi đó chỉ là tin nhắn của một anh bạn khác cũng về VN ăn Tết gởi cho tôi những tấm hình khoe những món ăn ngon.  “Khi anh về sẽ cho em coi những khúc phim ngắn anh thâu,” anh ta hí hửng.  “OK,” tôi trả lời xịu lơ.  Như vậy hai tuần lặng lẽ trôi qua trong im lìm.  Hai tuần – quá nhiều thời gian với trí óc lo âu của một người đàn bà.  Lôi cái email cuối cùng của anh ra đọc lại cho đỡ nhớ, cái tên Christie Trần nghe như quen quen.  Log vào Facebook, đúng rồi Christie Trần là người bạn của anh trên Facebook.  Sự tò mò của một người đàn bà trở lên trong tôi, đưa đẩy tôi vào trang Facebook của cô ta.  Tấm hình mới đăng lên ngày hôm qua của cô làm cho tôi càng thêm tò mò “Chè Hẻm at Huế.”  Nhắm mắt đắn đo một vài giây, tôi xem những tấm hình mới đăng trong những ngày gần đây.  Quán bar, quán cà phê, nhà hàng… anh đó, cô ta đó, những người khác, trong những trang phục khác nhau, nhiều địa điểm và thời gian khác, thân mật cười đùa vui vẽ.  Tim tôi nhói đau, tôi buồn, tôi giận, thêm tủi thêm hờn qua từng tấm hình.
 
Mở email, tôi viết cho anh Cỏ Cú của tôi, người mà tôi không ngại ngần chia sẽ tất cả vui buồn…
 
Anh Cỏ Cú,
 
Đã lâu rồi không có tâm sự với anh.  Nhưng lần này chắc cũng sẽ là lần cuối...
 
Hai tuần trôi qua, tôi vẫn không quên  thĩnh thoảng canh chừng cái phone tay coi có những cái missed calls hay messages hay email của anh không,  nhưng cái phone kia vẫn lạnh tanh, vô tình không một missed call, ngay cả một dòng tin nhắn ngắn ngủi cũng không có.  Một chút gì đó buồn buồn và thất vọng thoang thoảng dâng chìm trong tôi theo thời gian.  Vẫn nhớ lời anh khuyên dặn rằng một ngày nào đó khi anh và tôi không nói chuyện như thường ngày thì cũng đừng lấy đó làm ngạc nhiên hay thất vọng, nhưng lòng vẫn buồn.   Vẫn biết khi anh về VN sẽ không contact thường xuyên, vẫn biết chính mình đã nói với anh dành thời gian cho gia đình, nhưng không một lời nào cả sau suốt 2 tuần?  Thiệt không đây? Có hơi vô tình quá không?  Đọc lại cái email cuối cùng của anh tới lui cho bớt nhớ, cái signature ở cuối thư Sent from my iPhone Christie Tran…
 
Tôi vẫn nhớ lần ấy, khi đang gối đầu trên tay anh, nép vào mình anh, tìm cho mình một cảm giác an toàn, anh phá vỡ sự yên lặng với một câu hỏi “em có dự tính gì cho tương lai mình không?”  Suy nghĩ một vài phút, tôi cố giữ vẽ điềm đạm trả lời anh rằng tôi không có dự tính gì, chuyện gì tới sẽ tới, vì có dự tính gì cũng chưa chắc mọi việc sẽ tiến diễn theo kế hoạch.  Hình như anh hài lòng với câu trả lời đó.  Nhưng câu hỏi đó vẫn làm tôi bâng khuâng suy tư tới bây giờ. 
 
Hình như đây là điều khác biệt nhất giữa tôi và anh.  Anh thích những gì đến tự nhiên, anh thích sự bất ngờ.   Anh không thích cái cảm giác bị ràng buột vào một dự tính, một thói quen, một trách nhiệm nào.  Anh thích sự tự do.  Tôi cũng thích những gì đến tự nhiên, thích những gì bất ngờ để đem lại sự thú vị, nhưng tôi cần biết đâu là A và đâu là Z, còn làm sao để đi từ A đến Z thì tùy theo tình huống.  Tôi cần một cái commitment để có cảm giác an toàn, để không cảm thấy sợ hãi bởi lạc loài, để không cần phải suy đóan vu vơ đâu là bến bờ.   Những gì mập mờ không rõ ràng làm cho tôi lo sợ vu vơ.  Nhưng biết anh vẫn là một con ngựa hoang không thích ràng buộc, nên tôi ráng tập không đòi hỏi.  Là dối mình hơn là dối anh, khi phải làm ngược lại bản tính của mình.
 
Lần đó nằm lặng im nghe anh suy tính không biết giới thiệu tôi sao với gia đình anh, vì đã lỡ hứa đưa tôi về nhà anh chơi, qua nhà em anh, không biết nói sao vì anh ngại, tôi nghe trong lòng dâng lên một nỗi buồn vời vợi.  Tôi không trông mong anh sẽ giới thiệu với gia đình anh rằng tôi là bạn gái.  Dù chỉ là với tư cách của một người bạn thông thường, tôi chỉ muốn quen biết gia đình anh, muốn được len lỏi vào một góc nhỏ trong cuộc đời của anh.  Anh âu lo bảo tôi im lặng vì anh đang gọi cho chị anh, anh nghĩ rằng chị anh hôm nay chắc ở nhà.  Anh đưa tôi về nhà anh cho biết theo sự yêu cầu của tôi, nhưng trong thời gian đó tôi lại mang cái cảm giác chán chường thất vọng.  Len lách chiếc xe giữa hai thùng rác vào garage, không muốn xê dịch chúng.  Lau chùi nhà bếp sau khi uống cà phê và xách theo bao rác là theo tính anh anh để xóa đi vết tích sự hiện diện của anh và tôi trong nhà.  Cái cảm giác phải giấu diếm lén lút làm tôi chán chường mệt mỏi dù không thể hiện cho anh thấy ra mặt nhưng không sao ngăn chặn được sự thất vọng trong tôi.  Buồn…  giận… đau lòng… cái cảm giác như người trong một cuộc tình vụng trộm.  Lúc đó trong tôi chợt lóe lên một suy nghĩ, hình như cuộc tình này chắc cũng không có tới đâu.  Giới thiệu tôi thôi mà còn làm anh khó xử như vậy, thì sẽ khó hơn chừng nào khi phải phơi bày hoàn cảnh của tôi, người đàn bà li dị với ba đứa con và một quá khứ không mấy gì suông sẽ.  Tôi nhủ mình just make the best out of những ngày ngắn ngủi này.  Sunday sẽ tới, và có thể đó cũng sẽ là kết thúc giữa anh và tôi.  Mơ mộng thêu dệt chi một tương lai viễn vong anh chưa bao giờ hứa hẹn…
 
Giờ cuối cùng của tôi với anh trôi qua ở quán cà phê, anh ngồi nói chuyện điện thoại, tôi ngồi nhìn vu vơ lòng buồn man mác.  Không lẽ kết cuộc của một cuộc tình cũng vô duyên như vậy…  Nhưng như vậy sẽ làm cho tôi đỡ lưu luyến hơn, và có lẽ đó cũng sẽ là kết thúc một cuộc tình nếu anh nhận lời tôi offered đừng theo tôi vào sân bay tiễn đưa.  Hai ngày kế theo, tôi mất phương hướng không biết phải ứng xử ra sao.  Làm sao mà kết thúc khi tôi hụt hẫng cở nào khi thiếu vắng anh.  Nhớ anh… thương anh… nhưng cuộc tình không biết sẽ trôi dạt phương nào, có lênh đênh như đám lục bình để mặc cho con nước vô tình đẩy đưa.  Anh sợ thay đổi trong công việc, cũng không trách được.  Anh như đang comfortable trong lối sống hiện tại, gần gủi anh chị em và cháu chắt bạn bè.  Tôi cũng thèm muốn cuộc sống gần anh chị em như vậy thì làm sao đòi hỏi anh give up?  Vì vậy tôi cũng không hình dung được anh sẽ thay đổi công việc, và xa lià anh chị em bạn bè, để được gần tôi trong một ngày gần đây.  Tôi không sợ thay đổi công việc, không sợ phải di cư qua tiểu bang anh ở, nhưng khổ nỗi tôi có trách nhiệm và bổn phận của một người mẹ giữ chân tôi lại Cali.  Tôi đây, anh đó, xa vời vợi hai phương trời… một bài toán chưa có lời giải.  Từng ngày trôi qua, tôi sống trong thắt thỏm lo âu, sợ cái ngày tôi và anh phải đối đầu chấp nhận rằng thương yêu nhau chưa hẳn là sẽ đến được với nhau, rằng chia tay là kết quả của cuộc tình chúng tôi.  Tôi cố nhủ lòng cứ ráng hưởng thụ từng ngày từng giờ, không cần biết ngày sau sẽ ra sao.  Nhưng chỉ cần một phút yếu lòng là cái bản án treo của cuộc tình làm cho tôi sầu lụy.  Yêu thương cho nhiều rồi sao?  Nhớ nhung cho nhiều rồi sao?  Khi nào tôi sẽ gặp lại anh?  3 tháng? 6 tháng? 1 năm?  2 năm?  Tôi không biết.  Anh không hứa hẹn.  Ngày qua ngày tôi chờ đợi một ngày không hẹn gặp, yêu thương không hứa hẹn.  Chờ đợi?  Sẽ đem lại gì cho anh?  Sẽ đem lại gì cho tôi?  Có phải những cố gắng, tập cho quen với sự thiếu vắng nhau là để tập cho kết cuộc của cuộc tình?  Để tới một ngày nào đó chia tay sẽ dễ dàng hơn và thiếu vắng nhau cũng trở thành một thói quen?  Nếu vậy thì hơi tàn nhẫn hơi phũ phàng quá.  Phải chia tay khi cuộc tình vẫn đậm đà vẫn sâu sắc sẽ làm cho những niềm  đau mang theo một giá trị của nó.  Chia tay khi cuộc tình đã phai mờ theo những cảm giác, những kỷ niệm thì đâu còn gì để mà mang theo làm hành trang trong đời?
 
Anh sẽ về VN hơn 3 tuần.  Có lẽ thời gian đó sẽ là thử thách lớn nhất đối với tôi.  Không biết sao tôi có cảm giác như sau chuyến đi này anh và tôi sẽ thật sự trở thành hai người xa lạ.  Cố gạt bỏ những ý nghĩ đó qua một bên, cố gắng gượng cười…
 
Nhưng qua hai tuần, anh và tôi hình như đang trở thành xa lạ.  Chắc không có gì để anh nhớ đến tôi.  Anh bận rộn… anh đang vui… Cái email cũ làm cho tôi một chút tò mò.  Curiousity kills the cat.  Phải chi tôi đừng tò mò, để không thấy được những tấm hình anh đang bận rộn vui chơi đến nỗi không có thời gian ngắn ngũi cho tôi, để cho lòng không nhói quặn đau như bây giờ.  Một người nhớ thương một người, nhưng một người …
 
Mệt mõi, buồn, thất vọng và chán chường trong đợi chờ.  Tôi chỉ muốn put a certainty to the uncertainties.  Muốn kết thúc những cảm giác chơi vơi lênh đênh này.   Tôi đã bắt đầu quen rồi, quen những ngày không có anh.  Thôi thì thế.  Anh không thích ràng buộc, thì tôi cũng không níu kéo.  Anh hãy cứ tiếp tục im lặng với tôi mãi từ nay, để cho điều đó trở thành thói quen trong cuộc sống của tôi, rồi tôi sẽ quen, rồi tôi cũng sẽ quen…
 
Những ngày sau đó, tôi tập quên anh, tập không chờ, không mong tin anh.  Nhưng khi hai tuần đầu anh đi VN, nó trôi qua với nỗi nhớ dịu dàng nhẹ nhàng cở nào, thì giờ đây ngược lại là những giây phút dài tàn nhẫn cứ trói buộc, đưa tôi về những kỷ niệm đẹp, để tôi âm thầm ngồi khóc thương nhớ.  Nhưng tôi phải làm vậy, đó là cách duy nhất, tôi vẫn tự an ủi, tự bào chữa cho hành động của mình.  Ngày 6 tháng 3, ngày anh về lại Mỹ cũng chậm chậm nhích tới.  Chắc anh không xem email khi ở VN nên không đọc được những tâm tình tôi gởi gắm, giờ về đây anh sẽ đọc sẽ gọi tôi làm hòa, sẽ la tôi vì cái tội nghĩ vớ vẫn, rồi biết đâu… Nhưng cũng có thể anh đã đọc được, và email cuối tạo cho anh một con đường để chọn lựa, làm cho anh chọn nó dễ dàng hơn… Nghĩ tới đó, tôi lại lặng lẽ khóc đến khi đôi mí mắt như sụp xuống, mắt đỏ ngầu không còn là đôi mắt bồ câu hai mí “hồn lỡ sa vào đôi mắt em” như ngày nào.
 
Một tuần nữa trôi qua, vẫn không tin hơi gì từ anh.  Anh không tìm tôi thì tôi cũng không tìm anh, tự ái dồn dập của một người đàn bà chỉ biết tủi thân cho riêng mình khiến tôi “thà chết chứ không đầu hàng.”  Tôi chuẩn bị cho cuộc đi chơi của mình sắp tới.  Ngày 17 tháng 3 là ngày kỷ niệm hai năm thành hôn của Vân và anh Hoàng, cũng là ngày kỷ niệm hai năm “hồn lỡ sa vào đôi mắt em” của anh, ngày anh với tôi gặp gỡ lần đầu tiên, ngày anh nói anh bị ánh mắt như biết nói của tôi thu hút.  Khi anh còn ở VN, Vân bàn với tôi nhân ngày kỷ niệm thành hôn, Vân và anh Hoàng sẽ ghé qua Las Vegas thăm chơi và có hẹn hò tôi đi cùng rồi có gì đi thăm Grand Canyon.  Biết anh sẽ không có phép để đi, và cũng không thể xin nghĩ thêm sau khi đã nghĩ phép cả tháng trời để về VN, tôi rủ cô bạn Lý đi cùng.  Dẫu hơi ngại ngần vì anh với tôi có hẹn nhau, một ngày nào đó hai đứa sẽ cùng đi Grand Canyon chơi cho biết, đó sẽ là lần đầu tiên của hai đứa đi chơi ở Grand Canyon.  Nhưng vì giận anh đã không liên lạc khi về VN, tôi muốn phản kháng lại, muốn làm gì trái dự tính để trả đủa anh.
 
~~*~~
Nhật ký 3/16/2012…
 
Anh đã về lại Mỹ cũng hơn một tuần.  Nhưng không biết vì sao, tận sâu tâm tư, tôi cảm nhận được sự thay đổi nơi anh, sự thay đổi thật đột ngột chỉ sau một khoảnh thời gian thật ngắn ngũi.  Có gì đó đắn đo, chần chừ trong suy nghĩ thể hiện qua hành động của anh.  Tôi hỏi thăm anh về chuyến đi VN.  Anh tránh không nói tới, tôi cũng không hỏi thêm.  Không thể nói nên lời hay không biết làm gì nên đành chọn sự im lặng.  Im lặng! Im lặng là điều làm cho người ta để ý nhiều hơn nữa.  Hình như những gì quan trọng cần phải nói có thể phát ra rõ ràng hơn ngay trong sự im lặng đó.  Trong sự im lặng là sự trừng phạt đem lại một vết rạn nứt lan dài theo thời gian, trong sự im lặng là một khoảng cách giữa đôi tâm hồn.  Sự im lặng của anh làm cho tôi đau lòng, làm cho tim nhức nhối.  Tôi sợ sự im lặng sẽ đưa tôi trở lại ngục tối của tâm hồn mình, sẽ giam mình vào một căn phòng ngột ngạt, đen tối, không lối thoát, không hy vọng và không tương lai.  Tôi sợ sự im lặng sẽ đưa tôi về cái vỏ ốc của mình, dè dặt, lạnh lùng với thế giới xung quanh – có thế mới tránh bị tổn thương, không gần thì sẽ không thân, và không thân thì sẽ không đau.  Như những người sợ bóng tối, trong sự im lặng người cảm thấy hoảng hốt, sợ sệt, bối rối, lạc lõng và cô đơn hơn bao giờ hết. 
 
Nhưng có sợ kiểu nào, níu kéo cũng có được gì đâu?  Những cuộc tình thường không nảy nở trong sự thương hại, trong ăn năn áy náy, hoặc trong ép buộc.  Thì có van xin, có cầu chực cũng chẳng vun sống những gì đang héo úa chết dần theo thời gian. Đời tựa tơ hồng, và tình tựa mùa thu vàng, chợt đến, chợt đi, để lòng người chết lịm trong cái đẹp não nề đó. Mùa thu - mùa thay lá, những chiếc lá vàng rung rẫy rơi rụng trong cơn gió vô tình.  Lá khô oặn mình xào xạc nát tan dưới bước chân người lữ khách.  Thôi thì đành vậy, tất cả cũng chỉ là định luật của đời.  Nhắm mắt cố gượng nén những cảm xúc mãnh liệt dâng tràn, kiềm chế những giọt nước mắt phản nghịch cứ muốn trào nơi khóe mi làm cho đôi mắt cay xòe, có gì đó nghèn nghẹn nơi cổ họng, đem lại cái cảm giác ngợp thở, nặng trĩu trong lòng ngực, tôi đứng đó, câm nín xót xa tiếc nuối nhìn theo chiếc lá cuối cùng đang lìa cành…
 
~~*~~

4/25/2012
 
-   Mình chia tay đi nha em.
Tôi sững sờ khi nghe anh nói sau khi bọn tôi huyên thuyên cả một tiếng qua điện thoại.
-   Anh nói thiệt hay đang phá em đây?
-   Anh nói thiệt.
-   …
-   Talk to me babe.  Say something honey…
-   Em biết nói gì đây?
-   Như em nói đó.  Chuyện mình không biết sẽ ra sao.  Không biết khi nào mình mới đến được bên nhau.  Không lẽ mình chờ đến khi mình về hưu, anh với em già cú rồi mới đến bên nhau.  Tuổi này mình có yêu thì cũng phải chính chắn hơn.
-   …
-   Anh làm vậy vì cũng muốn tốt cho em thôi.  Anh muốn em có thể tìm hiểu những người khác, không bỏ lỡ cơ hội tìm người nào có thể làm cho em hạnh phúc hơn.
-   …
-   Với lại anh với em cũng khác nhau ở điểm này.  Những ngày mình không nói chuyện với nhau, anh thấy hạnh phúc vì anh nghĩ tới em, anh nhớ tới em.  Nhưng em thì khác.  Khi mình không chuyện trò mấy ngày, em buồn, em suy nghĩ vu vơ này nọ.
-   Anh tính làm anh hùng rơm hả?  Em có nói, nhiều khi mình nghĩ mình sẽ làm điều làm cho người khác hạnh phúc, nhưng chắc gì điều mình làm sẽ là điều làm cho người ta hạnh phúc.
-   Non sông khó dời, bản tánh khó đổi.  Tính anh là vậy thì khó đổi.  Anh làm vậy cũng vì anh thương em.
-   Nếu anh muốn vậy thì mình làm vậy đi cho anh vừa lòng.  Tôi cay đắng trả lời nhớ khi anh từng nói anh với tôi là soulmate, nhưng sao anh lại không hiểu cho lòng tôi.
-   Vậy chừng nào mình chia tay?
-  ...
- Think about it em...
-   Em đi ngủ đây.  Bye anh...
 
Cố nén không bật lên khóc tôi vội vã cúp phone.  Anh có hiểu rằng anh làm như vậy là tàn nhẫn lắm không?  Anh đòi chia tay rồi hỏi khi nào mình nên chia tay.  Anh có biết từng lời nói của anh đang dày xé lấy trái tim đang còn bàng hoàng tê dại trước lời đề nghị chia tay đột xuất của anh?  Anh đến đột ngột once in a blue mơon, đem cho tôi bao tin yêu và hạnh phúc thật bất ngờ.  Rồi anh vội vã đòi lại mãnh tình hờ đó. 
 
Cũng như người ta hỏi tôi sao hay buồn, anh hỏi tôi sao không viết những gì dễ thương, khi anh cũng như bao người tôi từng thương yêu nhất trong đời cuối cùng cũng quay lưng ngoảnh mặt với tôi, đành đoạn giết đi tin yêu và hy vọng đang nãy nỡ trong tôi và đưa hồn tôi vào cõi chết… Tôi hay buồn, tôi không viết những gì dễ thương, vì đời tôi như những mùa trăng chết, khuyết dần khuyết mòn cả tháng sau khi được tròn trọn vẹn chỉ một đêm, và hồn tôi như mùa thu vàng rất nên thơ nhưng chất chứa toàn những thương đau, những nỗi buồn mà đời ưu ái dành cho tôi, thì làm sao tôi biết viết chi vui…
Hà Ái Lan
April 25, 2013
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.04.2013 09:10:30 bởi Ha Ai Lan >

NgụyXưa
  • Số bài : 880
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 31.01.2007
  • Nơi: Thái Bình Dương
Re:Những Mùa Trăng Chết - 28.04.2013 02:33:30
“Những Mùa Trăng Chết” đã được mang vào thư viện.
Xin Cám ơn tác giả Hà Ái Lan.