Làng cổ Đường Lâm và Chùa Một Cột
tahuudinhqn 30.06.2013 09:37:07 (permalink)
                               LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
                                                           VÀ CHÙA MỘT CỘT                     
 
                                                                       Tạp bút của Tạ Hữu Đỉnh
 
Tối hôm qua, 20 - 5 – 2013, Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng đưa hình về một cuộc họp của người dân làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Cuộc họp khá đông, có thể đến gần một trăm người. Người ta họp để bàn và quyết định cùng ký tên vào bản kiến nghị, xin trả lại Nhà nước bằng danh hiệu “Làng cổ Đường Lâm”, mà làng đã vinh dự được Nhà nước phong tặng tử bảy năm nay.
Thời gian mới được bằng, cả làng ai cũng vui mừng, phấn khởi, và rất tin tưởng rằng, có danh chắc chắn sẽ có lợi/ Nào ngờ, cái danh thì được treo ở trước cổng làng, bàn dân thiên hạ gần xa ai ai cũng biết. Còn cái lợi do danh đem lại thì lặn mất tăm!...
Suốt bẩy năm nay, gia đình nào cũng tăng thêm nhân khẩu. Vì con cái lớn lên phải dựng vợ gả chồng, phải sinh con đẻ cái. Nhưng không được phép làm thêm nhà. Kể cả nhà cũ, dột nát, cũng không được sửa chữa, hoặc cơi nới. Vì sợ phạm vảo cảnh quan, không gian làng cổ. Cho nên gia đình nào cũng chật chội, chui rúc. Cha mẹ nằm trên giường, con cái ngủ dưới đất. Mà có phải gia đình nào ở làng cổ cũng có nhà cổ cả đâu. Nhiều ngôi nhà gạch cấp bốn đã xuống cấp, mưa gió có thể đổ ụp xuống bất cứ lúc nào. Nhưng cũng không được phép sửa chữa hoặc xây dựng lại.
Một ánh chớp trên màn hình, cuộc họp biến mất. Màn hình hiện lên một lão bà khá to lớn, đầu vấn khăn, đứng bên cạnh đống cột, kèo, gạch ngói vỡ nát, ngổn ngang. Lão vừa nói, vừa hu hu khóc tấm tức: “Đất của tôi, tiền của tôi bỏ ra, làm nhà cho con tôi ở. Chính quyền đến bảo tôi phạm pháp, phải cưỡng chế, kéo đổ nhà tôi. Tôi có tội tình gì mà bảo tôi phạm pháp?”.
Trông cái đống đổ nát tan hoang này, chắc người dân làng Đường Lâm chẳng ai dám làm thêm nhà nữa? Còn những người không ở Đường Lâm, chúng ta nghĩ gì?...
Trở lại cuộc họp. Trên màn hình một người đàn ông cho biết: Bẩy năm nay, năm nào Ban quản lý làng cổ  cũng bán vé cho khách du lịch (cả người trong nước và người nước ngoài) đến thăm làng cổ. Tiền vé năm đầu tiên, thấp nhất cũng được tám trăm triệu đồng. Nam cao gần hai tỷ. Thế mà sửa cái cống thoát nước của làng, người dân cũng phải bỏ tiền túi ra chi. Vâỵ số tiền vé hơn chục tỷ kia biến đi đâu mất? Ban quản lý bảo, thu chưa đủ chi. Nếu đúng như vậy, sao không để cho khách du lịch tự do đến thắm, không quản lý bán vé nữa?
Dân là người chủ đích thực của làng cổ, thì chẳng ai được biết số tiền làng cổ thu được là bao nhiêu, và Ban quản lý đã chi vào những việc gì mà hết? Hay đã chui vào túi các ông quan tham, các bà lại nhũng? Còn nỗi khổ chật chội, ở chui ở rúc, thì hơn sáu nghìn người dân làng cổ phải nai lưng ra mà chịu. .
Nhiều người quá bức xúc, tranh nhau lao xao cùng nói. Khiến một ông (chắc là cán bộ. Nhưng Biên tập viên không cho khán thính giả xem truyền hình biết ông ấy là cán bộ gì). Ông ta nói: “Xin bà con cứ bình tĩnh, chúng ta chờ đợi đã bao nhiêu năm nay còn được. Bây giờ chúng ta cũng nên vì lọi ích chung mà cố gắng thêm một thời gian nữa. Chắc ròi cấp trên sẽ có phương án thoả đáng đẻ giải quyết”.
Không ! Không ! Các ông hứa hươu hứa vượn mãi rồi. Sức chịu đựng nào thì cũng có giới hạn. “Nghĩ đến lợi ích chung!”. Sao người dân chúng tôi cứ phải nghĩ đến cái chung mãi thế? Còn “cái chung” thì chẳng bao giờ chịu nghĩ đến cái khổ của chúng tôi?
Thế là tất cả mọi người cùng ký tên vào bản kiến nghị. Và ai cũng nhận thấy cái tên “Làng cổ Đường Lâm”, đáng lẽ phải đổi thành “LÀNG KHỔ ĐƯỜNG LÂM” thì mới thật đúng!
                                                       *
                                                   *        *
Phần thứ hai, băng phóng sự kể về việc trùng tu, sửa chữa chùa Một Cột (còn gọi là chùa Diên Hựu), Đây là một công trình kiến trúc đền miếu cổ, đẹp đẽ và độc đáo nhất của nước ta, là niềm tự hào của nhân dân ta. Và cũng là một công trình kiến trúc độc nhất vô nhị của cả khu vực Đông Nam Á.
Theo nội dung ghi trong tấm biểu ngữ, treo ở chân cầu thang, trước cửa chùa, thì chùa được xây dưng nên từ giấc mơ của một bà Hoàng hậu triêù Lý. Vào một ngày đẹp trời, Hoàng hậu đi du ngoạn trên hồ sen. Rồi đêm hôm ấy, bà mơ thấy một hài nhi Tiên Đồng đã giáng sinh trong lòng bà. Đến ngày mãn nguyệt khai hoa, Hoàng hậu sinh hạ được một Hoàng tử khôi ngô, tuấn tú tuyệt vời.
Rồi để tạ ơn Trời = Phật, và cũng là để lưu giữ mãi mãi giấc mơ đẹp đẽ đó cho Hoàng hậu, nhà vua đã ban chiếu xây dựng ngôi chùa này. Và chùa đã được những người thợ tài hoa nhất nước, tạo tác ra một dáng vẻ khác thường, chưa bao giờ, và chưa ở đâu từng thấy. Toàn bộ công trình khá lớn , được đặt lên đầu một cây cột đò sộ, đứng ở giữa lòng hồ. Trông giống hệt một nụ sen khổng lồ, đang vươn cao trên mặt nước, đón chờ ánh nắng ban mai để mở cánh. Vì chùa là biểu tượng của một giấc mơ, cho nên vừa đặt tượng thờ Phật, vừa đặt tượng thờ cả chủ nhân của giấc mơ nữa.
Triều Lý có tám vị vua (không kể vị thứ chìn là bà Lý Chiêu Hoàng). Người viết bài này được đọc sự tích trên đã quá lâu, cho nên không nhớ tên, và cũng không nhớ bà Hoàng ấy là Hậu của vị Hoàng đế nào? Song có một điều rất chắc chắn là: Công trình tuyệt mỹ này đã tồn tại gần một nghìn năm nay. Đã nhiều lần được trùng tu. Và nhất là đã trải qua biết bao biến đổi, thăng trầm của lịch sử.
Năm 1954, thế kỷ 20, sau thất bại nặng nề ở Điên Biên Phủ, tại hội nghị Gieneve, Chính phủ Pháp đã phải công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ. Pháp rút quân về nước. Quân đội và các cơ quan hành chính của Chính phủ Việt Nam cộng hoà (thời gian ấy báo chí ta gọi họ là Chính phủ bù nhìn), do quân viễn chinh Pháp lập ra, ở vùng họ chiếm đóng, phải rút vào Nam. Hiệp định Gieneve quy định, từ vĩ tuyến 17 trở vào là lãnh thổ tạm thời (trước khi tổng tuyển cử) của họ.
Trong cuộc di cư chiến lược đó, một số quan chức cấp cao của Chính phủ Việt Nam cộng hoà, có âm mưu tháo dỡ chùa Một Cột, để di chuyển vào Nam. Nhưng Chính phủ ta, nhất là nhân dân Thủ đô Hà Nội đã cực lực phản đối, và cương quyết đấu tranh, ngăn chặn, không cho đối phương thực hiện mưu đồ sai trái đó.
Sau ngày vào tiếp quản Thủ đô, Nhà nước đã cho trùng tu, sửa chữa chủa Một Cột. Nhưng đến nay đã hơn nửa thế kỷ, công trình cũ xuống cấp, nhiều chỗ, nhiều bộ phận hư hỏng, dột nát., Trên màn hình ti vi một vi Hoà thượng (Biên tập viên có đọc tên nhưng chúng tôi không kịp nhớ) với tay lên thanh xà gỗ, nói: “Gỗ lim đấy! Nhưng lâu ngày đã mủn thành mùn rồi!”.
Bỗng một cái chớp đèn hình, hình ảnh vị Hoà thượng mất. Trên màn hình hiện lên một bức tượng khá lớn, rất đẹp, vàng son rực rỡ, cỏ cao ba ngấn, mắt phượng mày ngài, môi son đỏ chót. Nhưng trên đầu Phật không phải là một chiếc “phạt miện”, hay “vương miện”, mà là một chiếc nón chúp, loại nón của các bà nội trợ vẫn đội, mỗi khi họ đi ra khỏi nhà! Rồi lại thấy hai cánh tay của một người nào đó, đứng sau lưng tượng quàng một mảnh nilông trong suốt lên vai và buộc chéo qua cổ tượng. Song chỉ vài ba giây sau, mảnh nilông được cởi ra. Còn chiếc nón vẫn để nguyên. Chắc rằng người phóng viên ghi hình trông Phật có vẻ “hoàn cảnh” quá, cho nen bảo người nhà chùa bỏ mảnh nilông ra. Vị tượng đội nón này chắc là tượng thờ bà Hoàng hậu triều Lý. Cho nên trông tượng rất trẻ, và xinh đẹp y như một “nàng”: hoa hậu, đang trình diễn y phục dân tộc cổ truyền vậy!
Rồi một cái chớp hình nữa. Vị Hoà thượng ban nẫy nói tiếp: “Sau nhiều giấy tờ, đi lại, họp hành và chờ đợi, Công ty trúng thầu sửa chữa công trình này, đã cho thợ đến làm. Nhưng mới xong phần nền thì họ dừng lại. Bảo còn chờ kinh phí. Chờ đợi lâu quá! Mùa mưa gió, nhà chùa phải mua nón, mua vải mưa để chống dột. Chúng tôi có làm tờ trình lên các cơ quan quản lý. Rồi mới được biết, kinh phí sủa chùa đã được duyệt trọn gói từ lâu rồi. Không rõ số tiền ấy hiện đang ách tắc tai đâu?...
Trộm nghĩ: Rất có thể tại chính các giáo luật như: “Tam quy - Ngũ giới” của Đức Phật. Trong đó có “giới sát sinh”. Nhà chùa ăn chay, không có “mỡ” bôi trơn, cho nên công việc không trôi chẩy. Mà các vị quan tham của Đảng và Nhà nước ta lại rất thích tiêu tiền chùa. Họ vốn là những cán bộ cách mạng có chức, có quyên và có kiến thức. Họ tin theo lý thuyết duy vật biện chứng, chứ không tin thuyết duy tâm. Cho nên tiêu tiền chùa họ cũng không sợ bị Diêm vương bắt xuống Âm phủ cho chó ngao cắn, phải leo cầu lửa, hay bị bỏ vào vạc dầu. Vì thế, nên đội ngũ của họ càng ngày càng đông, và càng ngày càng thích được tiêu thật nhiều tiền chùa.
Rất có thể mấy chục tý kinh phí sửa chùa Một Cột, các vị quan tham đã “xả láng” hết sạch rồi!./.
 
                                           TP Uông Bí, ngày 25/5/2013
                                                       Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
 
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9