Trang đời _Trần Thái Sơn
thaisonthi 14.07.2013 14:07:24 (permalink)
#1
    thaisonthi 17.07.2013 17:19:07 (permalink)
     
     

       Vào đời

     
    Khi đã học hết cấp hai và đã tốt nghiệp (lớp 7 ) ,hồi đó là chương trình 10 năm phổ thông,Nhưng vì nhà nghèo không có tiền ra tỉnh học tiếp lên cấp ba ,nên tôi phải nghỉ học và đi công nhân ở công trường lắp máy điện Việt Trì.Nhà máy điệnViệt Trì là nhà máy đầu tiên được xây dựng ở miền Bặc Việt Nam.Thế là tôi bước vào đời cuộc sống
    bắt đầu độc lập từ đây .
    Mọi thứ trở nên mới lạ nhưng đang mở ra một chân trời mới đối với tôi , khác hẳn cảnh nông thôn nghèo đói quanh năm .Tôi say sưa ham làm ham học,vừa học vừa làm  theo chương trình kèm cặp giữa thợ bậc cao nhiều tuổi và lớp học sinh học nghề như tôi .ban ngày đi làm  tối về đi học bổ túc văn hóa cấp ba,cứ như thế sau một năm tôi đã thi tay nghề và được hưởng lương bậc 2/7 công nhân và cũng học xong chương trình lớp 8 bổ túc văn hóa. Sau hai năm tôi được hưởng lương bậc 3/7 công nhân và học xong chương trình lớp 9 btvh .Khi đó nhà máy điện đã lắp gần xong và tôi được điều về công trường lắp máy điện Thái Nguyên . cuộc sống và việc làm ở đây cũng gần giống như ở Việt Trì và tôi đã có kinh nghiệm hơn nên được bầu làm bí thư chi đoàn thanh niên, còn việc làm có nhiều tiến bộ nên thường xuyên được bầu là công nhân tiên tiến .Thế rồi sau hai năm ở công trường lắp máy điện Thái Nguyên tôi đã học xong chương trình lớp 10 btvh và nhà máy điện cũng gần xong ,tôi lại được điều về công trường lắp máy điện Bắc Giang .Công việc ở Bắc Giang cũng tương tự như ở Thái Nguyên,tôi hàng ngày đi làm tối về ôn luyện chương trình lớp 10 phổ thông, chuẩn bị quyết tâm thi vào đại học ,đó là ước mơ của tôi từ khi còn ở tuổi thơ !
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.07.2013 22:43:40 bởi thaisonthi >
    #2
      thaisonthi 19.07.2013 11:50:57 (permalink)
      [This post was marked as helpful]
       
       
       

         Thăng hoa

       
        Không hiểu tại sao từ nhỏ tôi đã thuộc lòng câu "'không ai giầu ba họ không ai khó ba đời ",chắc là cha mẹ hoặc dân làng truyền nhau câu ca đó vì tự nhủ mình cố gắng vượt qua khó khăn vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói quanh năm ở làng quê tôi !Thế là tôi luôn nung nấu ý chí quyết tâm  rất lớn về ước mơ phải vào học ở trường đại học . nhưng học ở ngành nào thì chưa rõ lắm ,lớn lên khi học cấp ba tôi mới hình thành dần nguyện vọng của mình về ngành nghề và từ đó vượt mọi khó khăn để thi vào đại học bách khoa .
       Đối với tôi ,khó khăn thì nhiều lắm không chỉ về kinh tế  ,nhà nghèo đã đành ,nhưng xã hội lúc bấy giờ còn nhiều cảnh éo le  ở nông thôn,gia đình họ hàng ,phe cánh thù ghét nhau dẫn đến ngăn cản bước đường học tập tiến bộ của các con  cháu ,mà tôi là một điển hình phải chịu sự ngăn cản đó !.Biết vậy ,nhưng tôi bất chấp mọi khó khăn để vượt qua tiến tới mục tiêu ước mơ của mình .
       Vì vậy mà sau 5 năm làm công nhân và học bổ túc văn hóa ,tôi đã có bằng tốt nghiệp cấp ba và đã được công trường cho đi thi vào trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
       Phải nói thêm rằng vì quyết tâm cao độ để vươn tới ước mơ  nên tôi chỉ học bổ túc văn hóa vào các buổi tối  mà nắm rất vững chương trình cấp ba lúc bấy giờ ,cho nên công trường cho 20 người đi thi đại học mà chỉ có mình tôi có giấy gọi báo đỗ vào Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.Khi có giấy báo đỗ đại học tôi như nổi bật lên như ánh hào quang ở công trường.Tôi được công trường tổ chức toàn đoàn thanh niên họp và mời tôi nói về kinh nghiệm tự học tập của  mình.Chính sách hồi đó là công nhân đủ 5 năm công tác có thành tich làm việc tiên tiến và có bằng tốt nghiệp cấp ba thì cho đi thi đại học nếu đỗ đi học thì được hưởng phụ cấp 30đ /tháng (mà mỗi tháng chỉ phải nộp 18 đồng tiền ăn ,nhà trường tổ chức nấu cho ăn hàng ngày ).
       Thế là tôi đã vào học ở trường Đại Học Bách Khoa ,đạt được ước mơ của mình bằng sự cố gắng phi thường cửa bản thân  và được nhà nước giúp sức .Bước vào giảng đường ĐHBK lúc đó là vinh dự lắm ,vì khi tốt nghiệp ra trường là kĩ sư và được nhà nước bổ nhiệm đi công tác ngay không cần phải xin làm việc gì cả .mà vì kĩ sư thời đó còn rất ít ,nên ai có bằng kĩ sư là vinh dự tự hào như ánh hào quang cho cả gia đình và dòng họ ở làng xã .Vì vậy tôi tự cho là cuộc đời của mình đã được thăng hoa từ đó !
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.07.2013 17:02:20 bởi thaisonthi >
      #3
        thaisonthi 28.07.2013 10:35:38 (permalink)
        [This post was marked as helpful]
         
         

           Con đường làng

         
        Tôi vẫn còn nhớ con đường làng tôi từ thời thơ ấu ,mặt  đường lát  bằng những tấm đá xanh to như cái mặt bàn . Nghe bố mẹ kể lại rằng :Ngày mới thành lập làng con đường đi dọc trước làng qua chợ và đình làng nối với các làng trong xã rồi đi lên huyện ,đồng thời đi ra đường quốc lộ.Sau này dân làng đông dần lên mở ra một xóm nữa ở bên kia con đường ,thế là đường làng trở thành ở giữa làng như ngày nay.Vì thế mà đường làng lúc nào cũng đông vui .
         Về những tấm đá lát đường cũng là một câu chuyện  thú vị,theo các cụ kể lại rằng :trước kia làng còn nghèo lắm,dân làng chỉ làm ruộng,mà đồng chiêm trũng ,quanh năm thiếu ăn thì lấy đâu ra tiền mà đóng góp cho làng lát đường bằng đá.Các cụ đã nghĩ ra lệ làng , khi con gái đi lấy chồng làng khác ,thì con trai làng khác phải đóng góp cho làng 5 tấm đá lát đường,vì vậy mà dần dần con đường làng đã được lát toàn bằng đá.Nhưng cũng chỉ lát được đoạn trong làng ,còn đoạn đường ra khỏi làng thì vần bằng đất .Tôi còn nhớ có nhiều kỉ niệm vui buồn về con đường làng này .Niềm vui là những ngày lễ hội ,ngày tết ,nhân dân từ các ngõ đi ra đường làng lát đá xanh đi tới sân đình và chợ làng để dự các trò chơi ở sân đình và lễ thánh trong đình.Còn buồn là những ngày mưa,nếu phải đi học hoặc lên huyện hay ra đường quốc lộ thì thật là phiền phức,vì con đường đất lầy lội.Nhất là sau này khi tôi lớn lên đi làm xa ,mỗi khi về làng mà gặp trời mưa thì thật là rắc rối.Vì nếu đi xe đạp hoặc xe máy thì bùn đất bám vào không thể đi được,mà dắt xe cũng không dắt được,chỉ còn đứng mà khóc ,chính tôi đã nhiều lần bị như thế.
         Thế rồi thời kì đó đã qua rồi,ngày nay ai về làng cũng thở phào nhẹ nhõm,trước tiên gặp con đường đã đổi mới hoàn toàn,con đường đất xưa kia  rộng khoảng một mét ,thì nay là con đường rộng bốn mét , mặt đường rải nhựa phẳng lì ,càng mưa thì đường càng sạch,ai đi xe máy ,ô tô về thì càng thấy hết niềm vui hạnh phúc.
         Tôi và chắc là những người dân làng tôi hiện nay vẫn ở làng hay đang đi làm ăn nơi xa ,mỗi khi vui buồn hay những khi đang đi trên con đường làng ngày nay đều có cảm giác dâng trào,rồi bồi hồi nhớ lại con đường xưa của làng mình !
         
            Đường quê xưa lối hẹp mòn
        Mưa phùn lầy lội đường trơn ổ gà
        Đường quê nay ta trở về
        Rộng dài nhựa trải phẳng lì đẹp sao
        Bon bon xe cộ ra vào
        Gặp nhau ríu rít tiếng chào râm ran...
         
        Lòng vui đổi mới đường làng
        Từ nay hết cảnh lầm tha bùn lầy
        "Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay"
        Quên sao năm tháng đường này người ơi!
        Đường quê nay khác xưa rồi
         Bùn lầy nước đọng một thời đã qua
        Đường làm thay đổi đời ta
        Xóm thôn tiếng hát lời ca rộn ràng ...
         


         
         

        <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.08.2013 09:34:04 bởi thaisonthi >
        #4
          thaisonthi 01.08.2013 11:52:23 (permalink)
          [This post was marked as helpful]

              chợ làng



           
          Tương truyền rằng : chợ làng tôi hình thành từ khi lập làng .Người lập làng và chợ là do một  bà con cháu hậu duệ của ông Trần Hoằng  Nghị trong hoàng tộc triều Trần được ban thưởng cho về mở làng ,chợ ,xây đền phủ ở vùng xã này.vì vậy tên làng tôi lấy  tên là làng Hoằng Nghị,và chợ Miễu từ đó.
          Chợ làng liền kề với sân đình ,nhưng thập hơn ba bậc ,chợ không có lều quán,chỉ là bãi đất bằng phẳng ,liền kề với đường trước làng và ngõ giữa làng.Chợ họp từ sáng sớm tinh sương đến khoảng 8 h là đã không còn ai .Khi chợ họp thì đông đúc ,đủ các loại hàng thực phẩm cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày của nhân dân .Gọi là chợ làng nhưng hàng hóa và người đên họp là từ các thôn không kể gì người làng mà rất nhiều thôn xã xung quanh cách xa dăm bẩy cây số đến họp .Không ai quy định giờ họp mà cứ thành thói quen ,họp rất nhanh từ sáng sớm khoảng 5 h đến 8h là tan chợ .Ngày nay phong trào xây dựng nông thôn mới ,huyện cho kinh phí xây được cái nhà bảy gian lợp mái tôn cao rộng ở phía bắc chợ đề tên là chợ Hoằng Nghị còn bên trong để trống cho đấu thầu một số bàn bán thịt hoặc vải vóc gì đó còn thì nhân dân đến họp vẫn tự do để hàng mua bán ở cả khoảng sân chợ rộng rãi đôi khi họp lấn ra cả đường làng.
          Như vậy là đã mấy trăm năm rồi trải qua bao đời người ,thời kì chế độ xã hội ,nhưng chợ làng vẫn giữ lại cách thức sinh hoạt như xưa.Hình như tâm hồn chợ làng cũng giống như tính cách con người ,muốn thay đổi cung không được .Nhiều lần làng xã cũng bàn muốn thay đổi vị trí của chợ chuyển đi chỗ khác  và làm to rộng hợn  để kinh doanh lớn ,nhưng nhân dân không đồng tình,vì sợ rằng chuyển chợ đi nơi khác ,làm to lớn hơn nhưng rồi nhân dân chưa chắc đã đến họp . Thế mới lạ ,chuyện mở chợ chỗ nào cần phải có cái duyên hay tâm linh gì đó thì chợ mới đông đúc được ,còn không thì không ai có thể bắt buộc được .
          Bây giờ mỗi khi nói đến làng thì tôi và mọi người dân làng tôi dù ở làng hay đi làm ăn xa đều nhớ đến cái chợ làng đơn sơ mà gần gũi thân thương ,không thể nào quên !
           
              Chợ làng mớ cá mẻ cà
          Cọng rơm thay lạt xuề xòa bó rau
          Vàng hương bưởi chuối trầu cau
          Liêu xiêu thúng rổ mời nhau còn về.
           
          Hoằng Nghị kề với Hoàng Nê
          Đầm đình chợ Miễu ,hồn quê cảnh làng.
          Tinh sương qua chợ ngỡ ngàng
          Nhấp nhô nón đội mơ màng dáng xưa !

          <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.08.2013 09:36:21 bởi thaisonthi >
          #5
            thaisonthi 14.08.2013 16:14:08 (permalink)
            [This post was marked as helpful]
             
             

                 Ga tàu quê hương

            Làng tôi cách ga tàu hỏa khoảng 1km theo đường chim bay,nhưng theo đường làng đi lên huyện hay đi ra quốc lộ 10 đến ga thì khoảng 2km.Ga tàu có tên là Cát Đằng,cái tên gọi như thế nhưng rất ít người biết nghĩa của nó là gì ?Thời gian gần đây tôi mới vô tình đọc được bài thơ của thi sĩ Phạm Ngọc Cảnh,tựa đề của bài thơ là "Lục bát ngày mưa ",thế mà nội dung lại liên quan đến tên ga Cát Đằng của quê tôi,vì mở đầu bài thơ có câu là :"Mưa khi anh đến Cát Đằng,tên ga như được đan bằng tiếng mưa... ",từ đó tôi tạm hiểu nghĩa của tên ga là như vậy.Từ thời thơ ấu tôi đã có ấn tượng sâu sắc với ga tàu vì mỗi khi nghe tiếng xình xịch của tàu hay còi tàu lúc vào ga ,như nhắc nhở mọi người thời gian trong ngày.

            Thế rồi đến một ngày ,mà ngày đó như bước ngoặt của đường đời tôi,ngày mà tôi thoát ly gia đình đi tìm việc làm.Tối hôm đó vào khoảng chập tối tôi vội vã rời khỏi nhà ra đi ,ngoài trời có trăng sao nhưng mưa rơi lay phay  ,trời dịu mát của mùa thu làm cho đêm tối cứ mờ ảo trứơc mắt tôi.Một mình tôi vội vàng đi mà gần như chạy tắt qua cánh đồng lúa đang thì con gái xanh mướt từ đầu làng tạt ngang đến con mương to chạy song song với đường Mười,tôi phải leo qua cái cầu độc mộc bắc qua mương để vào ga .Tôi vội vàng như vậy là vì lúc tôi đang leo qua cầu độc mộc thì tiếng còi tàu đã hú một hồi dài để vào ga.Thế rồi tàu đến ,tôi cũng đã kịp lên tàu,khi ngồi vào ghế trên tàu tôi mới thở phào nhẹ nhõm.Khi tiếng còi taù hú  lên hồi dài rồi vụt đi về phía Hà Nội,bỏ lại quê hương làng xã về phía sau.Tôi tự nhủ lòng mình từ nay tương lai của đời mình trảỉ rộng ra phía trước nhưng trước mặt mình là bao nhiêu điều nan giải đang chờ đón mà chính mình phải tự giải quyết...Vì lần đầu tiên xa nhà có một mình,trong túi chỉ có vài đồng ,chỉ đủ chi tiêu vài ngày mà việc làm thì chưa chắc chắn.Nhưng chỉ có lòng tin vào bản thân mình có tuổi trẻ và sức khỏe với hiểu biết của cậu học trò tốt nghiệp cấp hai lúc bấy giờ,tôi thấy vững vàng vui để bước vào đời...

            Thời gian cứ thế vùn vụt trôi đi,đường đời tôi qua bao thăng trầm trở ngại tôi vẫn vượt qua để rồi thăng hoa  kết trái cho đến khi nghỉ hưu .Vì nhớ quê tôi lại trở về xây lại nhà thờ cúng tổ tiên,ngồi trên nền nhà xưa để lại được nghe tiếng còi tàu hú vang vọng cả cánh đồng lúa làng, mỗi khi con tàu vào sân ga Cát Đằng ,nhất là vào những ngày mưa,tôi lại đọc câu thơ  "Mưa khi anh đến Cát Đằng ,tên ga như được đan bằng tiếng mưa !..."

             

            Tiếng còi tàu hú vào ga

            Bồi hồi tôi nhớ thu xa năm nào

            Đêm thu mưa lạnh trời cao

            Trăng sao soi tỏ đường vào nhà ga

            Một mình vội bước chạy qua

            Rì rào đồng lúa chào ta lên đường...



            Ra đi chín nhớ mười thương

            Quê hương ,cha mẹ ...

            vấn vương đợi chờ

            Tàu đi về phía ước mơ

            Băng qua đêm tối tôi chờ bình minh

            Nước non bao nghĩa bao tình

            Lớn lên cùng đất nước mình đổi thay...



            Còi tàu giục giã hôm nay

            Giật mình lại tưởng tiếng ngày thu xưa

            Cát Đằng mưa tiễn trăng đưa

            Ga tàu kỷ niệm không mờ trong tôi .



             
             
             
             
             
             

            <bài viết được chỉnh sửa lúc 30.10.2013 06:48:42 bởi thaisonthi >
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9