Ý KIẾN VÀ SỰ KIỆN (2)
Lai Ly Anh Van 22.07.2013 12:24:06 (permalink)
Vẫn tiếp tục các bài báo trên mạng nhưng ở đây là các bài về giáo dục
Mời các bác cùng đọc. 
Đức Trí -LLAV
====================

 
“Học nhiều nhưng hiểu chẳng bao nhiêu”
(Dân trí) - Trong buổi đối thoại với lãnh đạo sở GD-ĐT TPHCM vào ngày 28/3, phần lớn trong số 60 ý kiến của học sinh đều trăn trở đến chương trình học. Thậm chí các em cho rằng chương trình nặng, học nhiều nhưng hiểu chẳng bao nhiêu.
 >> Nghe học sinh nói, các nhà giáo dục giật mình
………..  
Một vấn đề khá nhạy cảm đã được Thảo Ly, học sinh Trường THPT Tam Phú (Thủ Đức), nói ra: Giữa học sinh với giáo viên đang có tình trạng bằng mặt mà không bằng lòng. Điều này sẽ không tạo ra kết quả tốt trong học tập.
=========

Mẹ GS Ngô Bảo Châu: “Con gái nhà Châu học mà như chơi”

Thứ sáu 30/03/2012 06:00
(GDVN) - Xung quanh việc học sinh tiểu học Việt Nam đánh vật với bài tập về nhà, Báo GDVN đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Trần Lưu Vân Hiền về việc ‘học như chơi” của 3 cô con gái nhà GS Ngô Bảo Châu.
============== 
Hiệu trưởng bị Phó hiệu trưởng đề nghị cách chức vì lạm thu  
============== 
Thạc sĩ hay là... phổ thông cấp 5?  
Ngày 2/3, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bình Định đã phát thông báo số 91/TB-BIĐ5 “Thông báo tuyển sinh cao học chuyên ngành kinh tế tài chính - ngân hàng (TC-NH) năm 2012 tại TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”. Theo đó, NH này phối hợp với Trường ĐH Tài chính - Marketing (viết là TC-MKT) tổ chức tuyển sinh đào tạo thạc sĩ (ThS) ngành TC-NH, học tại TP.Quy Nhơn, học phí 30 triệu đồng/2 năm.
============= 
23 bài học cha mẹ thông thái cần dạy cho con mình
03:00 | 30/03/2012
Bài học cần học trong cuộc sống thì nhiều, nhưng các bậc cha mẹ thông thái nên nhấn mạnh 23 bài học dưới đây với con mình.
========== 

PGS Văn Như Cương: Ô sin và gia sư, hai thứ góp phần làm hỏng con cái

Trẻ bây giờ tự trọng hơn rất nhiều. Cái tôi của chúng cũng lớn lắm! Chỉ cần một lời nói có phần quá đáng của người lớn cũng có thể khiến chúng bị tổn thương lòng tự ái và dẫn đến có những hành động thiếu suy nghĩ…

Nhà trường mới chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức cho học sinh. Áp lực học tập nặng nề ngay từ bậc tiểu học. Nhà trường chưa có bộ phận tư vấn về mặt tâm lý cho học sinh.Giáo viên chủ nhiệm mới chỉ dừng lại ở việc quản lý lớp, đảm bảo trật tự, kỷ cương cho lớp học mà chưa có sự sâu sát với từng học sinh. Những biến động tâm lý, những khó khăn học sinh gặp phải giáo viên chủ nhiệm không nắm được, không có sự điều chỉnh, can thiệp sớm.
==============

Dạy con 3T theo cách của cha mẹ Đỗ Nhật Nam

==========

Thu nhập chính vẫn là từ dạy thêm

Thứ Năm, 05/04/2012 10:24

Dạy thêm - học thêm là một nhu cầu có thật nên dù Bộ GD-ĐT có quy định quản lý theo chiều hướng hạn chế. Tuy nhiên, trên thực tế việc này vẫn diễn ra công khai.

Đăng ký trước một năm
============ 

Bị đình chỉ học một tuần vì… đăng báo

Ông Nguyễn Công Huyền - Hiệu trưởng Trường THPT Mai Thúc Loan (Lộc Hà, Hà Tĩnh) nói với bố của nữ sinh bị đánh: "Sao không báo với nhà trường mà đưa tin lên báo chí để hạ thấp uy tín nhà trường". Ngày 12/4, Ban giám hiệu Trường THPT Mai Thúc Loan đã “triệu tập” ông Lê Huy Hoàng (bố nữ sinh bị đánh) lên làm việc với trường. Tại đây ông Hoàng vô cùng phẫn nộ trước thái độ của ông Nguyễn Công Huyền, Hiệu trưởng Trường THPT Mai Thúc Loan. Bởi ông Huyền nói: “Học sinh bị đánh là chuyện nhỏ nhặt nhưng sao anh lại thông tin với nhà báo để đăng tin làm ảnh hưởng đến uy tín nhà trường”.Ông Nguyễn Công Huyền, Hiệu trưởng Trường THPT Mai Thúc Loan phủ nhận hoàn toàn sự việc. Theo ông Huyền, “học sinh ngậu xị nhau (đánh nhau) là chuyện bình thường hơn nữa đây là vụ nữ sinh đánh ngoài nhà trường nên thuộc về Công an điều tra chúng tôi không liên quan”.

Trước cách đùm đẩy trách nhiệm này, khi chúng tôi hỏi vậy tại sao trong lúc cơ quan Công an đang điều chưa có kết luận cụ thể nào về vụ việc mà nhà trường lại ra quyết định tạm đình chỉ việc học của học sinh bị đánh thì ông Huyền cho rằng đó là quy chế của trường.

Nữ sinh bị "đàn chị" đánh hội đồng đến ngất xỉu

Anh Lê Huy Hoàng, xóm Xuân Phượng, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cho biết: Khoảng 11h45 ngày 10/4, anh nhận được tin báo con gái Lê Thị Mỹ Duyên, học sinh lớp 10A3 Trường PTTH Mai Thúc Loan, bị một số đối tượng đánh bất tỉnh trên đường đi học về tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà.Đến nơi thấy con gái nằm xỉu bên đường, anh Hoàng liền đưa cháu về nhà nghỉ ngơi. Khoảng 4 tiếng đồng hồ sau, thấy con kêu đau trên đầu, nôn ói, gia đình liền đưa con đến Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà cấp cứu. Bước đầu bác sĩ xác định, em bị đánh vào đầu gây chấn thương vùng đầu.

Trong đau đớn, Duyên kể lại sự việc: Sáng ngày 10/4, em đến lớp học thấy Trần Thị Trâm, học lớp 11A7 cùng trường xông vào đánh một bạn trong lớp, Duyên vào căn ngăn thì bị Trâm đòi đánh luôn.

Cuối buổi học, Duyên đi xe đạp về đến cổng chào xã Thạch Bằng thì bất ngờ 5 người (gồm 2 trai, 3 gái, trong đó có Trần Thị Trâm) từ trên xe máy nhảy xuống, chặn lại. Trâm hỏi "mi thích đập à” rồi cầm tóc, đánh đấm liên tục lên đầu và bụng em. Có người đánh từ phía sau và em bất tỉnh không biết gì nữa.

Chiều cùng ngày, thầy Nguyễn Công Huyền, Hiệu trưởng Trường THPT Mai Thúc Loan, xác nhận: Nữ sinh Lê Thị Mỹ Duyên bị Trần Thị Trâm đánh là có thật, hiện nhà trường đang cử cán bộ điều tra làm rõ. Theo thầy Huyền, Trâm là một học sinh cá biệt, có học lực trung bình yếu.
=========
Bàn về "tôn sư trọng đạo" thời hiện đại
(Dân trí) - Lời răn dạy … muốn qua sông thì bắc cầu Kiều/ muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy…, cùng những hình ảnh người thầy chống đò chở chữ qua sông, cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi… trong xã hội của chính chúng ta ngày nay liệu còn được bao nhiêu ý nghĩa?
 >>  Quân, Sư, Phụ - Tam cang giả
Có thực mới vực được đạo
Nếu lương bổng đủ để những người theo nghề có được cuộc sống ấm no, thì tự khắc người ta sẽ chọn con đường đó. “Có thực mới vực được đạo” mà”.Nếu lương nhà giáo cao, chắc chắn sẽ thu hút được nhiều nhân tài.
========== 
Đo lường sự hài lòng của người dân với dịch vụ giáo dục công 
28/04/2012 08:17
| Từ khóa : giáo dục công
 
(HNM) - Là một đề án nằm trong Kế hoạch Cải cách hành chính giai đoạn 2012-2015 của Bộ GD-ĐT với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có 60% người dân hài lòng với sự phục vụ của Bộ GD-ĐT, cơ quan quản lý giáo dục các cấp và chất lượng dịch vụ giáo dục.

Kế hoạch này đưa ra các nhiệm vụ: Hoàn thiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2012-2020; xây dựng đề án đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; hoàn thiện đề án đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục đào tạo gắn với phương án cải cách tiền lương giai đoạn 2013-2020... Bộ cho biết sẽ công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp, thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà người dân, cơ sở giáo dục phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan đơn vị thuộc Bộ. Trong cải cách tổ chức, Bộ chủ trương tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý giáo dục cho phù hợp với yêu cầu mới của từng giai đoạn trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Quỳnh Phạm
==========
Để tìm hiểu rõ hơn những câu chuyện xung quanh bài văn được cư dân mạng truyền cho nhau, ngày 14-5 phóng viên Tuổi Trẻ đã trao đổi với cô Nguyễn Thị Giang - người trực tiếp ra đề và chấm điểm bài văn này. Cô Giang cho biết đây là bài văn của em Nguyễn Vũ Anh, học sinh lớp 12A2 Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng), được chấm điểm cách đây khoảng hai tuần.

Cô Giang cho biết đây là đề văn nằm trong câu nghị luận xã hội (được chấm tối đa 3 điểm) của một bố cục đề thi tốt nghiệp lớp 12.

Theo cô Giang, đây là dạng đề thi mở có định hướng, “trong tài liệu bộ ban hành có hướng dẫn đây là đề mở nhưng phải dựa theo những ý hướng dẫn có sẵn. Ví dụ như tình trạng bạo lực, rồi nguyên nhân, hậu quả tôi đều đã đưa ra dàn ý để các em dựa vào đấy viết bài”.
……. 

Bài văn lạ cô cho điểm 0, học trò thích thú

- Gần đây, trên mạng truyền nhau một bài văn lạ với đề bài  “phân tích vấn nạn bạo lực học đường”. Mặc dù bài văn được cư dân mạng đánh giá cao nhưng thực tế tác giả bài viết đã nhận điểm 0 tròn trịa với lời phê của giáo viên "Ý thức kém, em cần chỉnh sửa ngay".
 
========= 

Đâu mới là mô hình trường của GS Hồ Ngọc Đại?

Nội dung, phương pháp và cách tổ chức GD từ lớp 1- sáu tuổi được đổi mới. Nội dung chương trình GD được thiết kế ở ba lĩnh vực: Khoa học, Nghệ thuật, Lối sống. Trẻ lớp 1 được tiếp xúc ngay với những kiến thức hiện đại phù hợp tâm lý lứa tuổi. Nhà trường xây dựng chương trình tuân theo ba nguyên tắc: Phát triển, Chuẩn mực, Tối ưu.
=========

Học sinh đến trường để… chơi

- Giáo dục Mỹ, cũng như nhiều nước, chủ trương cung cấp lượng kiến thức sao cho học sinh trung bình nắm được vấn đề. Và học sinh đến trường còn để… chơi. Trường sở ở Mỹ không trùng khớp với “học đường”. “Linh hồn”, hay “thần hộ mệnh” của một trường, có thể là chú chim cụt cánh chơi khúc côn cầu.
Thời gian biểu của học sinh Mỹ
Theo số liệu của Viện điều tra xã hội học/Institute for Social Reseach, trung bình một tuần (168 giờ), học sinh Mỹ              ngủ 68 giờ 12 phút,
                                     lên lớp 32 giờ 27 phút ,
                                  xem tivi 14 giờ 36 phút ,
 trang điểm và vệ sinh cá nhân 8 giờ 13 phút,
                                          chơi 8 giờ 5 phút,
                              ăn uống hết 7 giờ 6 phút,
                           giúp việc nhà 5 giờ 43 phút,
    tiếp bạn bè, khách khứa hết 4 giờ 47 phút,
          làm bài tập và tự học –  3 giờ 58 phút,
                              thể thao –   2 giờ 59 phút,
                            máy tính hết 2 giờ 45 phút,
                            đi lễ nhà thờ 1 giờ 34 phút,
                                  đọc sách  1 giờ 17 phút,
   đọc sách cho bố mẹ, ông bà           - 5 phút,
                                 đi làm –             53 phút,
dạo chơi, văn hoá nghệ thuật,         - 48 phút,
sở thích cá nhân                              – 12 phút.
==========

Thi không thực chất thì bỏ sẽ hơn?

Năm 2007 có phong trào “hai không”, tuy nhiên, người ta không tác động thực sự vào cách dạy và học mà chỉ đổi mới cách quản lý, tổ chức thi. Nhiều năm nay, giáo dục Phần Lan nổi tiếng thế giới, để có được điều đó, người ta “làm thật”, bằng cách đầu tư vào con người. Lỗi của ngành giáo dục là không đầu tư vào quy trình giáo dục.
=======
Bí mật
Theo thông báo ngày 19-6 của Bộ GD&ĐT, cả nước có 963.051 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 thì 940.225 em đỗ tốt nghiệp. Số trượt tổng cộng là 23.826 em, bao gồm cả những em không đến dự thi.
Riêng thí sinh dự thi hệ THPT trên cả nước đạt tỉ lệ đỗ tốt nghiệp suýt chạm mốc ba số 9: 98,97%.
Như vậy, số trượt chỉ là 8.811 em ở 2.037 hội đồng thi. Nghĩa là bình quân mỗi hội đồng coi thi chỉ trượt khoảng 4 em (kể cả những em không đến thi hoặc không được thi).
Mặc dù Bộ đã ra thông báo về kết quả thi tốt nghiệp năm 2012 nhưng địa phương nào đạt tỉ lệ đỗ cao nhất, và cao đến mức nào cho đến nay vẫn là một bí mật.
======

Người Việt lên cơn tự sướng, thế giới phục lăn lóc!

Trong cơn cao hứng, rất nhiều độc giả các báo điện tử vì nhiệt tình với nền giáo dục nước nhà, đã hiến một kế tuyệt vời cho ngành giáo dục. Căn cứ vào tỷ lệ đỗ tốt nghiệp mấy năm nay không bao giờ dưới 90%, ta có thể miễn cho 90% số học sinh cấp III không phải thi tốt nghiệp, đồng thời tổ chức một kỳ thi cho 10% học sinh kém nhất, được phép mở mọi loại tài liệu, sử dụng mọi sự trợ giúp. Tức là, thay vì mất công tìm những người xứng đáng đỗ (bố ai mà biết có xứng đáng thật không chứ), ta hãy điểm mặt chỉ tên những học sinh kém cỏi nhất, để đứa nào trượt cũng không ấm ức, so bì gì.
==========

Có nên tiếp tục đổ tiền cho thi tốt nghiệp?

=========

Bỏ thi tốt nghiệp THPT?

(NLĐO) - Nhiều bạn đọc cho rằng Bộ GD-ĐT nên tính đến phương án bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vốn cồng kềnh, tốn kém nhưng không phản ánh đúng trình độ học sinh.

============

Đỗ tốt nghiệp 100%, tại sao không bỏ kỳ thi?

=========

Mười điều luật Hướng đạo

Luật Hướng đạo đề nghị một mẫu mực để cư xử và hành động, rèn luyện cho mỗi Hướng Ðạo sinh một tinh thần trọng danh dự, trung tín, hào hiệp và vị tha. Lời hứa Hướng đạo là một sự cam kết tham dự vào lối sống và hành động theo mẫu mực do phong trào Hướng đạo Thế giới đề nghị.
Luật Hướng đạo có mười điều, phỏng theo mười điều luật sơ khởi do Robert Baden-Powell đưa ra, được mỗi nước trong Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới điều chỉnh đôi chút tùy theo hoàn cảnh, phong tục của mỗi nước.
Luật Hướng đạo Việt Nam hiện tại ở hải ngoại
  1. HĐS trọng danh dự.
  2. HĐS trung tín.
  3. HĐS giúp ích.
  4. HĐS là bạn của mọi người.
  5. HĐS lễ độ và hào hiệp.
  6. HĐS tôn trọng thiên nhiên.
  7. HĐS trọng kỷ luật.
  8. HĐS vui tươi.
  9. HĐS cần kiệm và liêm khiết.
  1. HĐS trong sạch trong tư tưởng, lời nói và việc làm.
Luật Hướng đạo Việt Nam trước 1975 và ở Việt Nam hiện tại
  1. HĐS trọng danh dự, ai cũng có thể tin lời nói của HĐS
  2. HĐS trung thành với Tổ quốc, cha mẹ và người cộng sự
  3. HĐS giúp ích mọi người bất cứ lúc nào
  4. HĐS là bạn khắp mọi người và coi Hướng Đạo Sinh nào cũng như ruột thịt
  5. HĐS lễ độ và liêm khiết
  6. HĐS yêu các sinh vật
  7. HĐS vâng lời cha mẹ, huynh trưởng mà không biện bác
  8. HĐS gặp khó khăn vẫn vui tươi
  9. HĐS cần kiệm của mình và của người
  10. HĐS trong sạch từ tư tưởng, lời nói đến việc làm
(Bước Đường Đầu)
 
=======
 
Gia đình dạy ứng xử cảm xúc. Nhà trường dạy ứng xử trí tuệ. Các nhà tâm lý giáo dục đã chứng minh rằng, đứa trẻ biết đặt câu hỏi sẽ thông minh hơn đứa trẻ chỉ biết trả lời câu hỏi.
========

Việt Nam có học tại nhà đại trà?

- Tiết kiệm chi phí, giảm áp lực thi cử, gánh nặng quá tải và giúp cha mẹ khám phá  khả năng thực sự của con là những lợi ích mà hình thức học tại gia (homeschooling) mang lại. Ở các nước phát triển, homeschooling rất phổ biến nhưng lại khá mới mẻ và xa lạ tại Việt Nam.
THÔNG TIN LIÊN QUAN

Không cho trẻ đến trường là cách dạy tiêu cực?
Trò chuyện với cậu bé 9 tuổi không đến trường
Trò chuyện với bố nuôi cậu bé 9 tuổi không đến trường

Không cho trẻ đến trường là cách dạy tiêu cực?
======

Mang dao vào phòng thi bắt bạn cho chép bài

Nam sinh thi vào ĐH Ngoại thương mang con dao nhọn vào phòng thi để dọa bạn thi bên cạnh và dọa cả giám thị nhằm được xem bài.

===========
Những điều chưa biết về giáo dục Phần Lan
Võ Xuân Quế
Giáo dục cơ sở (từ lớp 1-9, chứ không phải “12 năm”), là bắt buộc nên học sinh cơ sở được cấp miễn phí sách giáo khoa và đồ dùng học tập, còn từ bậc trung học trở lên, người học phải tự bỏ tiền mua. Học sinh cơ sở có “quyền và nghĩa vụ” học ở trường học gần nơi ở nhất, và chỉ được miễn phí tiền đi lại từ nhà đến trường nếu trường gần nhất này cách xa nhà hơn 5 km.
Kiểm tra, đánh giá và thi
Từ lớp 1 đến lớp 12, học sinh Phần Lan chỉ có một kỳ thi duy nhất là thi kết thúc trung học gọi là ylioppilas kirjoitus chứ không phải là “Thi vào đại học” như trong bài Siêu cường giáo dục! (Vietnamnet 28-2-12). Đây là kỳ thi quan trọng nhất, được tổ chức 2 lần vào mùa thu và mùa xuân của mỗi năm học để người thi tự chọn.
Cạnh tranh và xếp hạng trường học
Ở Phần Lan, Nha giáo dục (cơ quan quản lý giáo dục phổ thông toàn quốc) không thực hiện xếp hạng và đánh giá chất lượng các trường phổ thông. Tuy nhiên không phải vì thế mà giữa các trường không có sự cạnh tranh. Sự cạnh tranh giữa các trường, nhất là các trường trung học phổ thông xuất phát từ việc xếp hạng do các cơ quan truyền thông (báo, đài truyền hình) thực hiện
========= 

Trẻ bị tâm thần oan

Chỉ còn hai tháng nữa là học sinh bước vào năm học mới. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm nhiều phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 nháo nhào đưa con đến phòng khám của các bệnh viện Nhi Đồng 1, 2 để xin “giấy chứng nhận sức khoẻ tâm lý, tâm thần” để nộp vào trường. Riêng với những trẻ không được học tập đọc, viết trước khi vào lớp 1 thì “chới với” và được đánh giá là có vấn đề về trí tuệ, cần phải khám...
Trẻ không biết đọc, viết trước khi vào lớp 1: “Coi chừng bị cho là tâm thần”
========

Hơn 9.000 giáo sư sao không có bằng sáng chế?

- Từ năm 2006 – 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế. Trong khi đó, năm 2011, chúng ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký.
Không bằng sáng chế là chuyện… bình thường?!
Bảng 1: Nhóm 10 nước dẫn đầu (trừ Mỹ):
Hạng
 Nước
Dân số (triệu) 
 Số bằng sáng chế 2011
 1
 Nhật Bản
126.9
 46139
 2
 Hàn Quốc
 48.9
 12262
 3
 Đức
82.1 
 11920
 4
 Đài Loan
23  
8781
 5
 Canada
 34.3
 5012
 6
Pháp
 62.6
 4531
 7
Vương Quốc Anh
62.4 
4307
 8
Trung Quốc
1,350
 3174
 9
Israel  
7.3 
 1981
 10
Úc
21.5
1919
(Trung Quốc: không tính Hồng Kông và Ma Cao)
Bảng 2: Nhóm vài nước Đông Nam Á:
Hạng  
Nước 
Dân số (triệu) 
Số bằng sáng chế 2011 
 1
Singapore
4.8  
 647
 2
Malaysia  
  27.9
 161
 3
Thái Lan 
68.1  
 53
 4
Philippines
93.6 
27
 5
Indonesia  
232
  7
 6
Brunei 
0.407
 1
 7
Việt Nam
89 
 0
=======

Đa đoan, trùm chăn và...

Tác giả: Kỳ Duyên
Bài đã được xuất bản.: 07/07/2012 05:00 GMT+7
=========

Lặng người với khai giảng' 4 không' ở Đức

Cảm ơn độc giả Mai Nhị Hà đã gửi bài viết tới VietNamNet. Bạn đọc chia sẻ các câu chuyện giáo dục theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn.
========== 

Giáo dục thần dân hay giáo dục công dân?

========= 

vohoabinh@gmail.com
=================== 
Giảm tải chương trình: Chỉ mới nghe nói! 
Giảm tải còn “rụt rè”
PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), nhận định: “Việc giảm tải dường như còn khá rụt rè, chưa mạnh dạn, cần giảm đi 30% chương trình thì mới có thể tạo ra một sự thay đổi thực chất. Các bài, thậm chí các chương không cần thiết thì nên bỏ”. Đối với môn toán của chương trình THPT, theo ông Cương, dự thảo chưa dám mạnh dạn bỏ đi từng mảng kiến thức thực sự không cần thiết hoặc rất khó đối với học sinh như: số phức, phép biến hình...
…..
Một phụ huynh ở Thanh Xuân Bắc (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Con tôi mới học lớp 2 nhưng đã phải làm bài tập nâng cao tương đương lớp 3. Đầu năm học, cô giáo phát cho mỗi học trò một tập dày cộp bài tập nâng cao, mỗi ngày phải làm 1-2 trang. Nhiều bài tập trong đó bố mẹ phải nghĩ “nát óc” mới giải được theo đúng cách”. Sau 2 tuần thì cô ra thông báo: Tổ chức dạy thêm cho các con một tuần 2 buổi để giải quyết các bài tập khó, mỗi buổi học là 60 ngàn đồng/học sinh.
======== 
Bởi học sinh là tương lai của đất nước. Vậy mà hôm nay học sinh đến trường nhưng đã ít nhiều không tin vào nhà trường, coi thầy cô giáo không ra gì thì hiệu quả giáo dục sẽ là gì.
Trong các đợt học chính trị, thế nào cũng có phần nói về nhiệm vụ gắn nhà trường với lao động sản xuất, coi đó là mục tiêu phương châm tối thượng của giáo dục, không ai được nghĩ khác. Do đó, đã có chuyện quyết định dời trường Đại học Sư phạm Vinh từ thành phố lên Nghĩa Đàn thuộc miền núi Nghệ An làm cho thầy trò cả trường cuống cuồng cả lên, phải vận động hết chỗ này chỗ khác để thôi mà vẫn không xong. May là sau đó đến cắm đất để lấy chỗ dời trường thì bị quân đội ra ngăn lại vì đó là đất thuộc Bộ Quốc phòng quản lý. Nhờ thế mà thoát nạn dời trường để vẫn có được trường Đại học Vinh bề thế hôm nay. Chính Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu trong một lần giảng chính trị cho chúng tôi tại hội trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong buổi khai mạc thì tỏ ý không tán thành cách thức gắn nhà trường với lao động sản xuất với cuộc sống kiểu như thế nhưng hôm bế mạc chắc bị uốn nắn thế nào đó lại quay lại theo cách nói chính thống.
======== 
Bất ổn đào tạo giáo viên
“Giáo viên phải là nhà giáo dục, bằng chính nhân cách của mình để tác động đến việc hình thành nhân cách của học sinh. Vai trò truyền thụ kiến thức của người thầy tuy vẫn tiếp tục có ý nghĩa nhưng vai trò hướng dẫn, tổ chức, tư vấn đối với người học để họ tự thực hiện mọi nhiệm vụ nhận thức và phát triển kỹ năng cần thiết hơn. Giáo viên cũng phải có năng lực cảm hóa người học, giúp họ hình thành cảm xúc, thái độ, hành vi đúng đắn...” - bà Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh.
=======

Từ cậu bé bụi đời trở thành thầy giáo tiếng Anh

=========
IMO lần thứ 53: VN đoạt một HCV
Tin từ Mar del Plata (Argentina), cả sáu học sinh Việt Nam dự kỳ thi toán quốc tế (IMO) lần thứ 53  đều đoạt huy chương, trong đó có một huy chương vàng.
Kết quả chính thức như sau: Đậu Hải Đăng, lớp 12, THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội (31 điểm), đoạt huy chương vàng; đoạt huy chương bạc là các em: Nguyễn Tạ Duy, lớp 12, THPT chuyên đại học Sư phạm Hà Nội 27 điểm; Nguyễn Phương Minh, lớp 12, THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội 27 điểm; Nguyễn Hùng Tâm, lớp 12, THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam 24 điểm; đoạt huy chương đồng là Trần Hoàng Bảo Linh, lớp 11, trường Phổ thông Năng khiếu - Đại học Quốc Gia TP.HCM 20 điểm và Lê Quang Lâm, lớp 12, THPT chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa 19 điểm.
=========
Giáo dục: Lối thoát cho nền kinh tế Việt Nam
Nguyễn Huy Vũ
====
Sẽ mãi chỉ là lời kêu gọi  
===========
 Các em giỏi quá ! 
 “Thật đáng buồn cho cách dạy của chúng ta...”
======
1. Con đẩy mẹ vì bảo “tí tuổi đã lên giường với trai”
2. Câu chuyện giáo dục  (chuyên mục của báo Tuổi trẻ)
3. Phụ huynh đồng ý để con bị đánh? 
4. “Không dối trá sao mà tồn tại hả thầy!” 
5. Tâm tư giáo giới hậu Đồi Ngô
Chúng tôi đã tìm đến một vị giáo viên “già” có hơn 30 năm đứng lớp về những tâm tư của ông khi chứng kiến đồng nghiệp bị kỷ luật trong bối cảnh “vàng thau lẫn lộn”. Bản thân ông cho đến hôm nay vẫn nhận được sự kính trọng từ các thế hệ học sinh. Thế nhưng ông từ chối bình luận vì cho rằng chính mình cũng đang xuống cấp rồi.
Ông nhắc lại câu chuyện về các vị giám đốc Sở bị lãnh đạo tỉnh nhắc nhở, phê bình và phải giải trình khi để tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh mình tăng chậm hơn so với các tỉnh khác từ lúc cuộc vận động “Hai không” được phát động.

6. "Một người thầy giáo tốt, trước hết phải là một người có đạo đức tốt"

7. Trước hết cần đổi mới căn bản quản lý giáo dục

8. Hơn 400/500 thí sinh nói có gian lận thi cử

9.  GS. Nguyễn Lân Dũng bàn về tư cách người thầy

10. Bài diễn văn khác thường (bài diễn văn của một thầy giáo)

11. Thứ bậc Việt Nam trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu: Báo động đỏ
Trần Xuân Hoài
12. VỀ KHẨU HIỆU “TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN”
Lại Nguyên Ân
Theo sự ghi nhận – như một dữ liệu nghiên cứu – của tác gia Trần Đình Hượu (1927-1995) thì vào năm 1973, nhà giáo Nguyễn Lân (1906-2003) viết bài “Có nên vận dụng phương châm “tiên học lễ hậu học văn” trong việc giáo dục thế hệ trẻ của ta ngày nay không?” (đăng tạp chí “Văn hóa nghệ thuật” ở Hà Nội, số 31, tháng 7/1973) mà động cơ viết bài này, theo lời của chính tác giả Nguyễn Lân, là do thực tế “một số trẻ em không ngoan, trong nhà thì bướng bỉnh với cha mẹ, ra đường thì hỗn láo với mọi người, đến trường thì xấc xược với thầy giáo” (trích bài báo đã dẫn). Ngay sau khi bài báo này xuất hiện, trên báo “Tiền phong” của T.Ư. Đoàn (số 2351, ra ngày 16/8/1973) có bài báo dài của tác giả Thanh Bình nhan đề “Quét sạch những tàn dư tệ hại của Khổng giáo”, với những kết luận chém đinh chặt sắt: “… chúng ta không thể dung hòa được với Khổng giáo cùng với hệ tư tưởng phản động và bảo thủ của nó”
     (Xem trên Vietnamnet: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/81786/khau-hieu--tien-hoc-le--nen-cham-dut.html )

13. Vụ thầy đánh trò, phụ huynh đã nhầm lẫn  Từ nhiều năm nay, tại Thái Nguyên, Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp II – Thầy Phạm Minh Tuấn luôn hoạt động rầm rộ. Trung tâm này hiện có khoảng 20 giáo viên đứng lớp để dạy các học sinh từ lớp 6 tới lớp 9. Từ ngày trung tâm gia sư này hoạt động, cũng xuất hiện những lời bàn tán, đồn thổi về một cách dạy phản giáo dục với roi mây và những lời mắng chửi không ngớt được các thầy cô áp dụng và coi như là "bài tủ" để rèn rũa các em học sinh.

(Bài này có nhiều nhận xét của người đọc)

Xung quang vụ thầy Tuấn ở Thái Nguyên- số 300 đường Cách Mạng Tháng Tám:

- Đánh học sinh, thầy giáo vẫn được bênh

- Clip thầy giáo đánh dã man học sinh ở Thái Nguyên: Phẫn nộ

- Thưa Bộ trưởng Luận, phải xem lại hình phạt "roi mây" ở Thái Nguyên

- Nguyên Bộ trưởng GD: “Cần kỷ luật thầy giáo đánh HS ở Thái Nguyên”

- Vụ thầy giáo "tra tấn" học sinh: UBND tỉnh Thái Nguyên vào cuộc

- Thầy giáo đánh học sinh ở Thái Nguyên: Mang thân “đi nộp” trung tâm

- 'Thế hệ tôi không đòn roi vẫn thành đạt' 

- Phụ huynh Thái Nguyên đồng tình cách dạy 'yêu cho roi...'  

- Thưa Bộ trưởng Luận, phải xem lại hình phạt "roi mây" ở Thái Nguyên

- "Đánh HS là sự bất lực của nền giáo dục" (tiếp về vụ Thái Nguyên, GS Trần Hồng Quân - Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)

- Dùng tới bạo lực nghĩa là thầy... bất lực!

- Vụ “tra tấn” học sinh: Roi mây nên người 

14. 'Tiên học lễ...' không có lợi?

Học sinh Phần Lan không “thưa thầy” như học sinh ta, nhưng gọi thẳng tên của thầy cô một cách đầy thân thiện, các em cũng không trật tự, ngồi ngay hàng thẳng lối nghe thầy cô giảng, mà tụm ba, tụm bảy, chạy nhảy trong lớp một cách ồn ào, nhưng tất cả đang làm việc theo cách của từng em, theo cách của từng nhóm trong lớp.

15. Vai trò của hiệu trưởng trong quá trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở TP Vinh

Tôi nhớ mãi một sự việc xẩy ra khi tôi còn công tác ở Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An. Cô giáo Lê Thị Hoài An, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hưng Dũng 1 lên gặp tôi xin đừng tham mưu công nhận trường của cô là Trường Tiên tiến xuất sắc dù UBND thành phố Vinh đã đề nghị. Theo cô, cơ sở vật chất của trường cô còn chưa đạt yêu cầu, nếu được công nhận Trường Tiên tiến xuất sắc, phường nghĩ thế là được rồi và sẽ không đầu tư thêm. Không được công nhận Trường tiên tiến xuất sắc, kèm theo, cô sẽ không được công nhận là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Biết thế nhưng cô không thể để như thế được - không thể để trường và bản thâm mình có danh hiệu thi đua cao mà các cháu lại phải khổ. Lần đó, tôi phải về trường xem lại thực tế, kết quả là tôi đã làm theo ý cô. Sau đó một thời gian, gặp tôi cô vui mừng báo tin: “Nhờ anh mà trường em thay đổi hẳn”. Tôi nói với cô: “Trường Mầm non Hưng Dũng 1 đâu phải nhờ tôi, mà chính là nhờ cái tâm sáng của Hiệu trưởng”.

16. Công ước quốc tế về quyền trẻ em: xem tại đây

17. Suy ngẫm lời Phật dạy về đạo đức gia đình  

18. Thủ khoa 30 điểm: Chơi game nhưng vẫn ưu tiên việc học

19. Một vài suy nghĩ về việc chấn hưng giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
 
20. Thứ tư, 6/6/2012, 08:09 GMT+7
Đánh giá của bạn về kỳ thi tốt nghiệp THPT? (Thăm dò ý kiến của báo VnExpress.net)
Tốt
7.4%
779 phiếu
Hình thức
36.8%
3,854 phiếu
Nhiều tiêu cực
53.8%
5,634 phiếu
Ý kiến khác
1.9%
203 phiếu
Tổng cộng: 10,470 phiếu (Tính đến thứ tư, 13/6/2012, 08:04)

21. "Người tài, chức bộ trưởng và cái sự già"

22. Tình nghĩa Thầy Trò ngày nay

23.  Cộng đồng mạng bênh vực nữ sinh bị phạt tù  

Xem thêm: - Nữ sinh gốc Việt “ngồi tù vì nghỉ học” từ chối 100.000 USD

- Nữ sinh gốc Việt bị tù được xóa tội

- Mỹ: Nữ sinh gốc Việt bị phạt tù vì nghỉ học quá qui định từ chối nhận tiền giúp đỡ của các nhà hảo tâm

24.  Về điểm thi đại học:
- Hàng nghìn điểm 0 trong kỳ thi đại học, cao đẳng:
Bệnh thành tích hiện hình 
Mặc dù từ trước khi thi, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga đã cho biết yêu cầu đối với đề thi là “Đề thi sẽ phù hợp với trình độ thí sinh. Tất cả thí sinh có học lực trung bình đều có thể làm được một phần đáng kể của đề thi, chứ không thể bỏ giấy trắng”. Tuy nhiên, với thống kê từ các trường, thì số lượng TS xơi “trứng ngỗng” không giảm so với các kỳ thi trước.

- Nỗi lo từ những điểm 0

- Đau lòng điểm thi môn sử

- Điểm thi ĐH cao bất thường

- Điểm 0 môn Sử và kỳ thi đại học: biết rồi, khổ lắm, nói mãi?

25. Luận bàn về những hệ lụy của chữ 'Lễ'

26. "Một nửa giáo viên hối hận vì nghề đã chọn"

"Mỗi giáo viên phổ thông phải làm tới 10 đầu việc, thời gian lao động 60 - 70 giờ/tuần, trong khi có đến 50% giáo viên được hưởng lương dưới mức bình quân". Đó là một trong những công bố của Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam về đề tài nghiên cứu "Giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông".

27. “Bấm bụng” sa ngã vì sợ bạn bè tẩy chay

28. Mừng, lo trò giỏi (01/08/2012)

29.  Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo 

30. Tại sao nghề Sư phạm bị “chê”?

31. NÓI CÙNG NHAU, TRƯỚC THỀM NĂM HỌC MỚI (1)

32. Bắt nhịp cho con trước thềm năm học

33. Nâng cao chất lượng giáo dục bắt đầu từ giáo viên

34. Ngược đãi học sinh là hình phạt cần thiết?

Việc ngược đãi thể xác bị cấm ở Ấn Độ nhưng nạn bạo hành này vẫn xảy ra thường xuyên trong các trường học. Theo một nghiên cứu của tổ chức Kế hoạch quốc tế ở 13 quốc gia, hơn 65% học sinh cho biết là họ bị bạo hành ở trường. Nghiên cứu thực hiện ở 13 quốc gia gồm Ấn Độ, Mỹ, Brazil, Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru, Nicaragua, El Salvador, Guatemala, Cộng hòa Dominican, Jordan và Ai Cập.

- Hình phạt “tét vào mông” được áp dụng nhiều tại Mỹ

Theo đó, sẽ có hàng trăm trường học tại 19 tiểu bang của Hoa Kỳ cho phép các giáo viên áp dụng hình phạt "tét vào mông" học sinh khi họ phạm lỗi. Trước đó, hình thức trừng phạt này được cho là lỗi thời và gặp rất nhiều phản ánh từ phụ huynh học sinh.

- Hàng chục nữ sinh bị thầy đánh vào mông trong giờ học?

Các nữ sinh này phải lần lượt đứng lên trước lớp để chịu đánh 2 thước gỗ vào mông trước khi được cho về. Một số nam sinh cũng bị đánh tỏ ra khá bình thản với hình phạt này trong khi nhiều nữ sinh lại tỏ ra khá đau đớn và thường lấy tay che mông khi bị thầy đánh. Thậm chí, có nữ sinh đã phải thét lên rất to khi bị thầy giáo đánh.  

- Các hình phạt kỳ lạ ở Singapore

Theo quy định hình phạt roi chỉ áp  dụng đối với người phạm tội là nam giới. Theo Bộ luật tố tụng hình sự  của Singapore Điều 231, mục tiêu đánh roi đối với người phạm tội là nam ở  độ tuổi dưới 50. Người phạm tội bị hình phạt cao nhất là 24 roi, người  phạm tội trẻ tuổi (tuổi từ 7 tuổi trở trên đến dưới 16 tuổi) được giới  hạn đến 10 roi. 

- Vì sao có hình phạt đánh đòn ở một số nước Châu Á?

Hình phạt đánh đòn hiện (2006 – HTL) vẫn đang được áp dụng rộng rãi dành riêng cho đàn ông ở độ tuổi từ 16 đến 50 tại Singapore, Malaysia và Brunei - ba thành viên gần gũi của Khối thịnh vượng Anh ở Đông Nam Á.Nguồn gốc lịch sử của hình phạt này xuất phát từ luật phòng chống tội phạm xưa ở Anh và Ấn, được áp đặt lên các thuộc địa kể từ năm 1826.

- Blog Ngô: Vì đâu phải học bằng… roi?

35. Blog Ngô: Hãy để giáo dục là giáo dục!

36. Trần Đăng Khoa: Không thể đo vẻ đẹp mới bằng thước cũ

37. Điểm chuẩn Đại học 2012:

 - ĐH Sư phạm Hà Nội 2, ĐH Sài Gòn công bố điểm trúng tuyển

 - Điểm chuẩn ĐH Giao thông vận tải Hà Nội, ĐH Y Thái Bình 

- ĐH Y Hà Nội công bố điểm chuẩn tuyển sinh năm 2012

Điểm chuẩn dự kiến Trường ĐH Bách khoa, ĐH Luật HN, ĐH Ngoại thương

- Bất ngờ điểm chuẩn chính thức ĐH Y Dược TP.HCM

- Điểm chuẩn ĐH Y tế Công cộng, ĐH DL Hải Phòng

- Xem điểm chuẩn  (một trang web tổng hợp các trường)

- ĐH Thái Nguyên công bố điểm chuẩn NV1, chỉ tiêu NV2

- ĐH Thái Nguyên công bố điểm chuẩn NV1, chỉ tiêu NV2 (TP, 11-8-12, xem nét hơn)

- Danh sách 69 trường công bố điểm chuẩn ĐH, CĐ 2012

38. Lá đơn xin phép nghỉ học làm "rúng động" ngành giáo dục (gd, 11-8-12)  

39. Trần Đăng Khoa: Trượt đại học, sao phải tự tử!

Chỉ tính năm 2011, cả nước có gần 2 triệu hồ sơ đăng ký dự thi vào Đại học và Cao đẳng. Mức điểm sàn xét tuyển đại học năm 2011 được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố: Khối A, D: 13 điểm. Khối B,C: 14 điểm. Với mức điểm sàn này, cả nước có hơn 415.000 thí sinh đủ các điều kiện xét tuyển. Và như thế, sẽ có hơn một triệu thí sinh tan vỡ giấc mộng vào đại học. Bao mơ ước ấp ủ, hy vọng suốt mười hai năm học, giờ bỗng  thành mây khói, kéo theo nhiều hệ lụy bi thảm.

 

40. Người thầy chỉ dạy học trò kém  

41. Đau khổ đòi tình khi bị “người ấy” làm ngơ

42. 'Chúng ta nợ xã hội một cuộc cải cách giáo dục'

43. Bài văn sâu sắc của nữ sinh 16 tuổi về đường tắt

44. GS Hoàng Tụy: Từng người tài trí chưa đủ  (về bảng xếp hạng trí tuệ Việt)

45. Phó giáo sư Văn Như Cương: (vhna, 24-3-12)

Điều nguy hiểm nhất hiện nay của nền giáo dục Việt Nam là hầu hết cái gì cũng giống như cũ, thậm chí là rất cũ

Văn Như Cương (VNC). Điều nguy hiểm nhất hiện nay của nền giáo dục VN là hầu hết cái gì cũng giống như cũ, thậm chí là rất cũ. Trong một xã hội đang chuyển mình mạnh mẽ như Việt Nam thì một nền giáo dục dẫm chân tại chỗ là một nền giáo dục bị bại liệt…, nó cản trở sự tiến lên của xã hội. Cách quản lí giáo dục cũ kĩ, quan điểm và triết lí về giáo dục cũ kĩ, hệ thống giáo dục cũ kĩ, chương trình cũ kĩ, cách dạy cách học cũ kĩ…, đó là những thứ đang làm cho nền Giáo dục chúng ta chết dần chết mòn.

46. GS Nguyễn Đăng Hưng:  (vhna, 12-2-12)

“Căn bệnh giáo dục phải được bắt mạch có phương pháp, xác định đúng lỗi hệ thống mới có cơ may chạy chữa”

PV: Giáo sư có suy nghĩ và bình luận gì về ý tưởng đào tạo 20.000 tiến sĩ trong 10 năm?

GS Nguyễn Đăng Hưng: Theo tôi ý tưởng này rất khó thực thi nhất là muốn có những tiến sỹ được đào tạo bài bản, những giáo sư đại học có thực chất cho Việt Nam.

47. Hệ thống giáo dục của Việt Nam đang lỗi thời?

CNTT trong giáo dục bị lu mờ

Bởi mục tiêu của giáo dục là học để làm gì vẫn là câu hỏi chưa được trả lời. Học để biết chữ là một mục tiêu mơ hồ, không đầy đủ và nó đã biến tướng thành thực tế học để có bằng. Trong khi đó, học để cạnh tranh, để hưởng tiền lương cao hơn lại chưa được đề cập đến. Cách tuyển chọn cán bộ của Việt Nam cũng bắt đầu từ bằng cấp” PGS. TS Thiên thẳng thắn nhìn nhận.  

Khái niệm thứ hai đó là SGK điện tử. Tuy rằng khái niệm này không mới nhưng SGK điện tử sẽ ngày càng phát triển và chiếm ưu thế”,

48. Giáo viên uống thuốc rầy tự tử vì uất ức lãnh đạo

Xem thêm: Giáo viên tự tử trước mặt lãnh đạo nói gì trong bệnh viện? 

49. Tổng bí thư: Chấm dứt thành tích ảo trong giáo dục

51. Năm học mới, thanh tra ít nhất 12% giáo viên  

52. Sĩ tử và phụ huynh 'vây' ĐH Y Dược TP.HCM

53.Café sáng với nhà văn Nguyên Ngọc: “Nền giáo dục nước mình còn… nghênh ngang lắm”

không nên đề cao quá cái sự tự học trong quá trình đào tạo cơ bản

54.  Bài văn về sự im lặng đáng sợ của người tốt

55. Suy nghĩ cuối hè

Từ mấy ngàn năm xưa các triết gia cổ Hy Lạp đã cảnh báo “Đối với con người chẳng có giới hạn nào là đủ cho việc thu thập của cải”(2). “Bản chất của lòng ham muốn là vô hạn và phần lớn người ta sống chỉ để thỏa mãn những ham muốn này”(3); “ Người ta chỉ chú trọng đến sự sống còn chứ không nghĩ đến chuyện sống tốt đẹp và vì lòng ham muốn thì vô hạn, người ta cũng muốn những phương tiện thỏa mãn lòng ham muốn này trở thành vô hạn”. Và họ nhắc tiếp rằng:” Một nền giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi người sẽ chẳng có lợi gì hết, nếu nền giáo dục đó dạy người ta tham danh, hoặc tham lợi, hoặc tham cả hai.”(4)

Tiền của đáng được coi trọng, nhưng dù duy lợi đến mấy nền giáo dục Bắc Mỹ cũng không dạy coi tiền trọng hơn đức hạnh.Giáo dục luật pháp chính là bà đỡ của giáo dục đức hạnh. Học sinh phải có sự yên tâm là khi là có tài năng, hoặc kỹ năng thì tiền sẽ đến. Tuy nhiên, muốn được yên ổn trước nhất cả về phần hồn lẫn phần xác thì phải nhớ tuân thủ luật pháp, tức là biết tôn trọng tự do và quyền lợi của những người khác.

Từ mấy ngàn năm trước, dân đảo Crete cho nô lệ được hưởng mọi quyền lợi như của chủ nhân ngoại trừ quyền mang vũ khí và quyền học tập thể dục, thể thao. “Thể dục là một trong những môn học cần thiết để huấn luyện trẻ con thành người tự do”(6). Thể dục thể thao là một trong các thế mạnh của trường lớp Bắc Mỹ. Mỗi thầy cô phải dạy hai môn ở trường trung học và thật lý thú khi thường là giáo viên toán, tiếng Anh, hay tiếng Pháp… cũng đồng thời là giáo viên thể dục. Môn thể dục cũng quan trọng và còn tạo nhiều hưng phấn cho học sinh hơn các môn học khác.  

Dạy con người nghệ thuật làm giàu, nghệ thuật quản trị hộ gia đình, xã hội cùng nghệ thuật tích lũy của cải, nhưng để giàu có là chuyện đường dài. Trước nhất hãy dạy các cháu về lối sống tiết kiệm là cái có thể làm ngay từng ngày từng giờ. Các trường đều phát động các cháu đi bộ, xe đạp hoặc bàn trượt (scooter) đến trường. Phân loại rác để tái chế hay dùng lại túi cũ là chuyện hàng ngày luôn được phát động và nhắc nhở.

Để tốt nghiệp phổ thông các cháu phải có ít nhất 40 tiếng lao động thiện nguyện.  

Năm lớp sáu, trong môn học về gia đình, tất cả học sinh đều phải mang búp bê (đã được cài đặt chương trình) về nhà rồi bế tới trường hàng ngày để chăm sóc trong vài tuần như chăm sóc một em bé hai tuần tuổi. Cũng phải cho ăn 6-8 lần một ngày, uống nước, cho ợ, thay tã khi bị ướt và không được để em bé khóc quá lâu nếu không muốn bị điểm kém. Học sinh chọn môn kinh tế trong lớp 10 sẽ được phát tiền ảo để tham gia chơi chứng khoán. Không quan hệ cá nhân, không trung gian và không một phí tổn. Khi con tôi muốn vào trường chuyên, cháu được nhà trường giải thích rất rõ ràng rằng cháu cần phải thi tuyển như thế nào để được nhận.

Chuyện vào đại học cũng là một đề tài thú vị. Để nhận học bổng vào đại học, các cháu cần có thư giới thiệu của các thầy cô giáo phổ thông, và những lá thư này được thầy cô viết một cách tự nguyện, đúng với quá trình học tập và rèn luyện của các học sinh. Nhiều cháu nhận tới hàng trăm nghìn đô học bổng, đổi lại các thầy cô nhận được lời cảm ơn và sự vui sướng là đã có được một học sinh giỏi. Các cháu không cần thi đại học, điểm tổng kết sáu môn lớp 12 sẽ được trường phổ thông chuyển thẳng tới các đại học để xem xét. Tôi chưa từng nghe chuyện nâng hay chạy điểm nào ở đây. Vào các trường, khoa danh tiếng thường là qua hai ban có quyền tương đương nhau 50/50 xét duyệt. Ban đầu là nghiên cứu điểm học, ban thứ hai là xem các cháu đã làm bao nhiêu giờ lao động công ích cho xã hội, có tài gì khác ngoài tài học. Ví dụ họ có thể hỏi thí sinh ngoài học giỏi em còn biết làm gì nữa? Nếu em nói biết vẽ, nhảy đàn, hát, hay hùng biện… thì mời em biểu diễn ngay đi cho chúng tôi xem em thực tài thế nào. Chỉ thành mọt sách đơn thuần là không được yêu chuộng ở Canada. Học sinh ngoan chăm học không đủ mà phải đa năng, hữu dụng và chứng tỏ là biết mang ích lợi cho xã hội, có chính kiến, cá tính, bản lĩnh sống từ tấm bé.  

Thi thì toàn bộ là thi viết. Cách chấm cũng đáng bàn. Ở Nga thì điểm cao nhất là 5, Việt Nam thì 10, Tiệp thì 1 là điểm tuyệt đối. Bắc Mỹ thường dùng % . Theo tôi cách tính điểm này chi li nên chính xác và công bằng hơn cả.

Ông trời quả là đánh đố con người. Thường lúc tuổi đời và trí óc còn nhiều non nớt thì đã cần phải ra nhiều quyết định cực kỳ hệ trọng cho cả đời. Cần hướng nghiệp đúng, chọn nghề gì cho phù hợp làm sinh kế, yêu thương ai, chọn ai làm bạn đời…. Có lẽ ông trời làm vậy để khiến kiếp người cứ phải luôn ”học, học nữa, học mãi”, học cho tới cái đúng, tránh cái sai, để hoàn thiện, để phủ định và tái khẳng định, để vân vân và vân vân… Tạo khả năng độc lập sớm và chắc chắn về tư duy sẽ giúp giới trẻ nhanh chóng định hình và có được những chọn lựa hợp lý và đúng đắn.
          Henry Ford nói “Anyone who stops learning is old, whether at twenty or eighty” tạm dịch: ai dừng chuyện học là người già dù người ấy 20 hay 80. Nói rộng ra, một gia đình hay đất nước cũng cần như vậy, cần liên tục học hỏi để thích ứng, tồn tại và phát triển.
          Chẳng mấy nữa lại hết Hè! Ít nhất, cần nhắc con dậy đến trường cho đúng giờ vào ngày thứ ba tuần đầu tiên của tháng chín.  

56. Không cấm được giáo viên giao bài về nhà  

57. Nguy cơ hàng ngàn giáo viên mất phụ cấp thâm niên

58. Kết quả buồn của thí sinh đạp xe 300 km đi thi  

Thí sinh được Bộ trưởng đặc cách: 'Em ngỡ mình đang mơ'

59. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính... "nói bậy, chửi tục"?

 60. Bằng cấp nhét xó, thạc sĩ đi buôn đồ lót (PN Today 27-8-12)

61. Giáo dục cổ truyền và giáo dục hiện đại  

Tại Phần Lan, trình độ giáo viên tối thiểu cũng phải thạc sĩ, các cô cậu tú muốn trở thành giáo viên phải qua trường sư phạm mà ở đó cửa vào là rất hẹp. Người trẻ Phần Lan ai cũng mong ước được trở thành “kỹ sư tâm hồn”, một nghề nghiệp cao quý, được cả xã hội trọng vọng, thế nên các trường sư phạm tha hồ chọn lựa nhân tài, trái hẳn với cảnh “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” như ở nước ta hiện nay.

Giáo dục hiện đại đề cao dân chủ, vì dân chủ là một đặc tính của thời đại, dân chủ trong nhà trường là việc cả người lớn và trẻ nhỏ.   
62. Giáo dục có đang... 'vô cảm'? (TVN 30-8-12)
63. Triết Lý Giáo Dục của Miền Nam Tự Do
1. Triết lý nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào.
2. Triết Lý dân tộc chủ trương tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc.
3. Triết lý khai phóng chủ trương lấy tinh thần dân tộc làm gốc nhưng mở rộng tiếp nhận văn hóa văn minh nhân lọai.

64. GS Ngô Bảo Châu: 'Sống tử tế, phải biết xấu hổ'

Để minh chứng, giáo sư chia sẻ một kỉ niệm về thầy Tôn Thân - người thầy đã dạy toán cho mình hồi học cấp 2. Thầy mang chiếc áo mưa vào lớp, để ngay ngắn trên bàn, tuy nhiên sau khi đó lại bị vo tròn như quả bóng và nằm dưới chân một học sinh tên Huy.
“Khi đó, thầy hỏi chúng tôi ai là người làm việc này. Không có người nào trả lời. Cuối cùng Huy đã đứng lên nhận lỗi". Thầy nghiêm giọng nói, “hôm nay tôi rất buồn vì các em. tôi không tin trong sự viêc này chỉ có một mình bạn Huy có lỗi, mà có nhiều em không dám đứng ra nhận lỗi, con người ai cũng có lỗi cả, nhưng để cho mình tốt hơn cần phải biết xấu hổ”
Theo ông, việc đánh giá được năng lực con người là rất khó, vì thế càng không thể đơn giản hóa nó thành chuyện sở hữu một số bằng cấp.

65. GS Ngô Bảo Châu băn khoăn về giáo dục Việt Nam

Với câu hỏi về việc sử dụng người tài, GS Ngô Bảo Châu đã viết: "Ðúng là có quá nhiều nhà khoa học trẻ phải lãng phí thời gian và năng lượng của mình để vượt qua những rào cản hành chính do chúng ta tự đặt ra. Bên cạnh việc cải thiện điều kiện sống, điều kiện làm việc, tôi nghĩ chúng ta phải thay đổi cách nghĩ, cách làm việc để tiết kiệm thời gian cho cán bộ trẻ. Ðừng coi các giảng viên trẻ, các nhà khoa học trẻ là đối tượng để sai vặt nữa".

66. Có nên cho con sớm tiếp xúc với tiền?

TIN LIÊN QUAN 

67. Nhà văn Nguyên Ngọc: Cần phản tư về nguyên nhân gốc của sự suy thoái văn hóa và giáo dục

Đấy là những ý kiến của Maxime Gorki năm 1918, nghĩa là ngay giữa những ngày sôi nổi của cách mạng tháng Mười Nga. Tỉnh táo lạ thường ngay trong không khí hứng khởi tột cùng ấy, với tư cách của một nhà văn hóa lớn, cực kỳ dũng cảm và đầy trách nhiệm ông viết : « ... Cách mạng đã đánh đổ nền quân chủ, điều đó đúng! Nhưng điều đó có lẽ cũng có nghĩa rằng cuộc cách mạng đã mang chứng bệnh ngoài da vào bên trong bên trong nội tạng. Người ta không được phép tin rằng cách mạng đã chữa trị và làm phong phú cho nước Nga về mặt tinh thần ... ». Sau 1975, chúng ta đã không đủ tỉnh táo và cả dũng cảm để nhận ra và nói rõ rằng cách mạng và chiến tranh giải phóng anh hùng 30 năm đã giành lại được độc lập và thống nhất cho đất nước, nhưng những căn bệnh chí tử của xã hội đã khiến dân tộc phải đối mặt với những nan đề văn hóa và xã hội mà một trăm năm trước các nhà duy tân sáng suốt nhất thời ấy đã nhận ra và cố tìm cách giải quyết. Những nan đề lớn và lâu dài, cơ bản đó một trăm năm nay vẫn còn nguyên đấy. Còn nguy hơn, nó lặn vào trong nội tạng. Chúng ta đã không đủ tỉnh táo và dũng cảm để như Gorki biết và nói rõ rằng cách mạng và chiến tranh rất vĩ đại nhưng không chữa trị được cho đất nước và xã hội về mặt tinh thần.Cuối cùng là những người thật sự ra sức duy trì tình trạng này, dùng toàn bộ sức mạnh để bảo vệ nó. Đơn giản chỉ vì lợi ích ích kỷ bất chấp tất cả của họ. Bao giờ cũng vậy, số này không nhiều, nhưng là mối nguy chính, trước mắt và lâu dài.

68. Chùm ảnh:Thầy trò dâng hương tưởng nhớ Đinh Tiên Hoàng ngày khai giảng

Xem thêm: Những buổi lễ khai giảng độc đáo

69. Nhân ngày khai trường nghĩ về sự nghiệp trồng người  

Bệnh nằm bên trong đương nhiên là khó chẩn đoán và chữa trị, ở đây xin chỉ nói một biểu hiện của "bệnh ngoài da" lồ lộ mấy thập kỷ nay vậy mà các nhà tư tưởng, các nhà giáo dục vẫn không thấy ngứa ngáy gì thì quả là khó mà giải thích : đó là cái khẩu hiệu to tướng treo ở nơi trang trọng nhất của nhiều trường học "Tiên học Lễ, hậu học Văn"!
Chao ôi, " để cho trẻ sống hoàn toàn đầy đủ thời thơ ấu của nó" mà đập vào mắt trẻ, nhồi vào đầu trẻ cái chữ Lễ khô héo và lạc điệu mà ngay đến thầy cô dạy chúng nó cũng không cắt nghĩa được ngọn ngành thì nguy hại đến thế nào đến đầu óc khi trẻ thành "người lớn". Để khỏi phải giải thích dài dòng, xin trích lời của học giả Quang Đạm trong tác phẩm "Nho giáo, Xưa và Nay" do NXB Văn hóa ấn hành năm 1994, tr. 148 : "Một chữ "lễ", bao nhiêu xiềng xích kìm hãm sức vươn  lên của con người"! Tác giả giải thích rõ : "sức sống dai dẳng của Nho giáo chủ yếu là ở chữ lễ...Triết lý của thiên "lễ vận" còn tức là Nho giáo còn. Trật tự tôn ti với tư tưởng "trên sai khiến" dưới "phụng sự" còn tức là Nho giáo còn...Lễ là cái lưới bủa ra rất rộng và xiết lại rất chặt" của đạo Khổng!". Ông lưu ý thêm : "từ lễ giáo, lễ nghi .v.vv.. người ta đi đến "lễ vật". Dân đối với quan, quan nhỏ đối với quan to, học trò đối với thầy, người đi thi đối với người chấm thi,, người đi xin chức việc đối với người bổ dụng v.v...đều phải đi đúng theo hướng một chiều từ bên dưới hướng lên bên trên!". Trong một bài đăng trên "Lao Động cuối tuần" vừa rồi một ngòi bút hài hước đã tinh quái trích định nghĩa từ "lễ" trên Từ điển Việt-Anh [Lạc việt trên mạng] : lễ có 4 ngĩa chính : "kownow ,-quỳ lạy, khúm núm; to give money - cúng tiền, tặng quà; rite-lễ nghi, nghi thức và festival, holiday-ngày hội, ngày nghỉ. "Cười ra nước mắt, tác giả mượn lời vị khách nước ngoài để giải thích rằng : "sứ mạng đầu tiên của giáo dục là day học trò khúm núm, hối lộ, tập nghi thức và dự lễ hội"!
Thảo nào mà ai đó "khoái" cái chữ "Lễ" này nên đem treo nghễu nghện gần hai chục năm nay từ bắc chí nam để mà đập vào mắt, nhồi vào đầu trẻ con một cách thân thiện và nhẹ nhàng một cách tai ác! Nhân ngày khai trường, xin trân trọng đề nghị ông Bộ trưởng GD&ĐT cho hạ ngay cái khẩu hiệu này xuống và nếu thấy cần thì đưa vào viện bảo tàng đặng rút kinh nghiệm về những sai lầm đáng xấu hổ để đững dẫm lên vết xe đổ.
Quả đúng là "tô sức ở bên ngoài thì bên trong tàn tạ. Vun đắp bên trong thì bên ngoài tốt tươi....Cái lớn thì đủ sức bao dung cái nhỏ, mà cái nhỏ không đủ sức nâng đỡ cái lớn" như cảnh báo của danh sĩ triều Nguyễn vừa dẫn. Cái gốc văn hóa để từ đó con người " sống đời người lớn một cách hoàn toàn đầy đủ"  phải do toàn xã hội chăm lo chứ không thể phó mặc cho hệ thống giáo dục và đào tạo mặc dù hệ thống này không thể thoái thác trách nhiệm chính vì rằng " cái lớn thì đủ sức bao dung cái nhỏ, mà cái nhỏ không đủ sức nâng đỡ cái lớn".
Hệ thống giáo dục và đào tạo chỉ là cái vòng tròn nhỏ nằm bên trong một cái vòng tròn lớn là toàn xã hội. Mà nói đến xã hội thì cần hiểu rằng, để ổn định xã hội thì tái cấu trúc nền kinh tế nhằm đưa đất nước thoát hiểm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang suy thoái là công việc cấp bách và cực kỳ khó khăn cần phải có sự nỗ lực lớn. Tuy nhiên, "tái cấu trúc lại các giá trị văn hóa đang bị đảo lộn" nhằm vức dậy một nền văn hóa đang suy thoái lại còn cấp bách và khó khăn gấp bội. Đây lại là một sự nghiệp lâu dài chứ không thể "quy hoạch" theo thời đoạn. Mà chính vì lâu dài nên phải bắt đầu ngay từ bây giờ, cho dù đã quá muộn, nhưng vì "quá muộn" nên phải nghiêm cẩn ngay từ những bước khởi đầu với nhận thức rằng : Văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội". Đúng vậy, suy đến cùng, văn hóa vẫn là nhân tố quyết định nhất.
Nhân ngày khai trường, xin nhắc lại khuyến cáo của văn hào Nga M.Gorki : "Hỡi các công dân! Văn hóa bị lâm nguy"Chính vì vậy, "Tổ quốc sẽ ít bị đe dọa hơn nếu có nhiều văn hóa hơn"***!

70. Obama từ chối tiệc tùng để kèm con học

71. PGS Văn Như Cương răn học trò 'không lên mạng câu giờ'

Hãy biết tiết kiệm thời gian, đừng gọi điện thoại quá nhiều, nhắn tin vô bổ, không lên mạng để "câu giờ", không đàn đúm bê tha, không bàn luận những điều nhảm nhí...
Hãy học tập hết mình, học chủ động, sáng tạo, không hời hợt qua loa. Ngoài giờ lên lớp hãy tự học chứ đừng đi học thêm. Tự học là phương pháp tốt nhất để phát huy trí tuệ, để nắm vũng kiến thúc và linh hoạt áp dụng. Còn học thêm là con đường ngắn nhất làm cho trí tuệ dần trở thành "thiểu năng". Nên biết rằng trong kỳ thi vào ĐH, CĐ vừa qua 80% thủ khoa là ở vùng nông thôn, trong số đó phần lớn không đi học thêm. Đó là điều đáng để cho chúng ta suy nghĩ.
các em hãy rèn luyện cho mình những phẩm chất cần có về nhân cách. Hãy trung thực đừng dối trá , hãy vị tha đừng vị kỷ, hãy hòa đồng đừng đố kỵ, hãy cao thượng đừng thấp hèn, hãy độc lập suy nghĩ đừng a dua bầy đàn, hãy nói lời thanh cao đừng buông câu tục tĩu... Tóm lại, hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ để có thể bước vào đời như một người chân chính chứ không phải là một kẻ hạ lưu... Thầy hy vọng rất nhiều ở các em, những chủ nhân tương lai của đất nước .
72. Hơn 22 triệu HSSV chính thức bước vào năm học mới
Theo dự báo của Bộ GD&ĐT, năm học mới 2012-2013, quy mô học sinh sinh viên cả nước có khoảng hơn 22 triệu em, trong đó có hơn 4 triệu trẻ mầm non, 15 triệu học sinh phổ thông các cấp, hơn 610.000 học sinh trung cấp chuyên nghiệp và hơn 2 triệu sinh viên đại học, cao đẳng.

Hệ thống mạng lưới các cơ sở giáo dục, các cấp học, bậc học được phân bố rộng rãi trên cả nước. Đến năm học 2011-2012, tổng số trường phổ thông là 28.803 trường, trong đó 28.283 trường công lập và 520 trường ngoài công lập. Cụ thể, có 15.243 trường tiểu học; 10.223 trường THCS; 538 trường PTCS; 245 trường trung học (cấp 2-3) và 2043 trường THPT.

Cả nước có 596 cơ sở đào tạo TCCN, trong đó có 272 trường TCCN; 204 trường CĐ đào tạo TCCN; 86 trường ĐH đào tạo TCCN và 34 cơ sở khác đào tạo TCCN; 420 trường ĐH, CĐ. 41/63 tỉnh, thành phố có trường ĐH, đạt tỷ lệ 65%; 60/63 tỉnh, thành có trường CĐ, đạt tỷ lệ 95% và có 62/63 tỉnh, thành có ít nhất một trường CĐ hoặc một trường ĐH (trừ Đăk Nông). Riêng hai thành phố Hà Nội và TP.HCM có 156 trường ĐH, CĐ, chiếm 38,3% của cả nước.

73. Chuyên gia mổ xẻ thực trạng sách giáo khoa

Phát biểu tại buổi tọa đàm, GS Văn Như Cương cho rằng: “Học sinh đang phải học nhiều thứ không cần thiết”.

Nhiều ý kiến tại tọa đàm đồng tình rằng, cách xây dựng, thiết kế chương trình của chúng ta có vấn đề, và mặc dù giải thích bằng nguyên nhân khách quan nào đi chăng nữa, thì sự bất cập ngay từ tư duy thiết kế đã gây ra hệ lụy trong giáo dục, từ những người viết sách, xuất bản sách và đặc biệt là cho những đối tượng thụ hưởng: giáo viên, học sinh...

74. Choáng váng: Học sinh lập hội để chửi rủa giáo viên chủ nhiệm

75. Hàn Quốc: Giáo viên bị phụ huynh đánh 'như cơm bữa' (bài trên trang này có tin cậy được khổng?)

76. Phát hoảng vì học sinh chửi rủa, gọi cô giáo là... quái vật  

77. Nếu chính sách giáo dục chỉ hướng đến mục tiêu kinh tế
Tao Phùng*

Ở Mỹ thời gian mà một người phải đi học tăng dần lên, và hiện nay nếu như không có bằng thạc sỹ thì khả năng kiếm việc làm là hạn chế. Người ta phải đi học triền miên và gánh chịu những khoản nợ khá nặng. Một người quen của tôi ước tính sẽ phải mất 10 năm để trả nợ sau khi tốt nghiệp đại học và số tiền bạn ấy phải vay là 200 nghìn USD. Tôi google thấy có chỗ nói trung bình một sinh viên Mỹ sau khi tốt nghiệp đại học phải nợ khoảng 24 nghìn USD. Nghe ra thì chỉ cần vài năm đi làm là đủ, nhưng sau vài năm đi làm, họ thường lại phải học tiếp lên. Hiện tượng này có thể do yêu cầu công việc ngày càng tăng, nhưng tôi nghĩ còn là do nền kinh tế suy thoái, không tạo được việc làm cho người dân và bản thân giáo dục đã trở thành một ngành kinh doanh. Người ta xây dựng và quảng bá các chương trình học, phối hợp với các đơn vị tuyển dụng để nâng cao yêu cầu về bằng cấp, bởi bằng cấp dù sao cũng thể hiện sự đầu tư học tập của các ứng viên. Ngành kinh doanh giáo dục có sức áp đặt của nó lên xã hội, chứ không phải chỉ biết phục vụ nhu cầu thật của xã hội. Khi nó lạm dụng quyền lực của nó, nó tạo ra các nhu cầu ảo. Nó ép người ta đi học để có bằng cấp và địa vị, và cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ người ta không cần đi kèm với những thứ người ta thật sự cần. Ngày càng phải có bằng cấp cao để tham gia thị trường lao động là một xu thế chung trên thế giới, nhưng nó là một tình thế cần các biện pháp quản lý để kiểm soát hơn là sự chấp nhận như một điều hiển nhiên là tốt đẹp.

Nhà nước chỉ tập trung lo tài chính cho giáo dục phổ thông thì sẽ dẫn đến nhiều bất công trong xã hội. Nước Mỹ đi theo lối đó, và so với các nước phát triển, đây là một nước có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất, có tỉ lệ người mắc bệnh tâm thần lớn nhất và tỉ lệ người ngồi tù cũng lớn nhất.

Việc cải thiện tiếng Anh cũng cần phải nhận ra rằng trên thế giới có rất nhiều nước coi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức hoặc ngôn ngữ thứ hai mà không hề giàu có, như Sudan và Uganda chẳng hạn.

Tham nhũng trong giáo dục gây hậu quả nghiêm trọng với người nghèo

1. Nếu những đứa trẻ tin rằng những nỗ lực và giá trị cá nhân không có giá trị gì và thành công đến từ mánh khóe, hối lộ thì cả nền tảng xã hội sẽ bị lung lay.

Quan chức từ chức ở Bộ Giáo dục: Một số người có quyền cũng tầm thường

GS Nguyễn Xuân Hãn: "Chương trình SGK hiện nay có hại cho học sinh"

GS Nguyễn Xuân Hãn phải thốt lên rằng, không nên dùng chương trình SGK như hiện nay vì nó có hại cho học sinh. GS Hãn dẫn chứng, so với thế giới chương trình SGK của chúng ta phải giảm tải, bỏ bớt kiến thức khoảng 30% - 50% (loại bỏ phần kiến thức đại học) trong SGK ở các cấp, đồng thời sử dụng cách trình bày phổ thông, thay đổi căn bản con người và tổ chức biên soạn lại.
 GS Nguyễn Xuân Hãn chia sẻ một bất cập nữa, hiện tại trong toàn quốc có 55 nhà xuất bản và 6.200 doanh nghiệp cùng với các cơ sở in ấn của nhà nước và tư nhân với doanh thu 1 tỷ USD/năm. Riêng giấy in sách giáo dục cần khoảng 2 triệu tấn/năm, trong nước chỉ cung cấp được 40%, còn lại 60% phải nhập ngoại. Trong khi các loại sách tham khảo đang bị thừa trầm trọng.
Theo số liệu điều tra của Công ty phát hành sách Hà Nội năm 2008: Có 3.120 sách tham khảo cho tất cả học sinh phổ thông. Cụ thể, lớp 1 có 59 cuốn, lớp 2 có 85 cuốn; lớp 3 có 109 cuốn; lớp 4 có 147 cuốn; lớp 5 có 180 cuốn; lớp 6 có 202 cuốn; lớp 7 có 199 cuốn; lớp 8 có 288 cuốn; lớp 9 có 357 cuốn; lớp 10 có 394 cuốn; lớp 11 có 442 cuốn; lớp 12  có 148 cuốn…
Bàn về những dự toán kinh phí thực hiện chương trình SGK, GS Nguyễn Xuân Hãn cho biết, đợt thay sách từ năm 2002 – 2011 dự chi 32.000 tỷ đồng, đây là tiền của dân bỏ ra. Sắp tới có dự kiến thay SGK vào sau năm 2015 với kinh phí 70.000 tỷ đồng – khoảng 3,5 tỷ USD trong khi một số nhà khoa học nêu ý kiến có thể giải quyết vấn đề chương trình và SGK chuẩn cho cả phổ thông lẫn đại học trong vòng một năm và kinh phí 100 tỷ đồng lại không được đoái hoài.

“Thu ấn định mỗi cháu 500 ngàn đồng thì xã hội hóa chỗ nào?”

Giáo dục Việt Nam: Chênh vênh kiềng hai chân

Theo GS Hoàng Tụy, từ nhiều năm qua, giáo dục của ta không chỉ lạc hậu mà còn đi lạc hướng xa con đường chung của nhân loại, đang phát triển lạc điệu với thế giới văn minh.

GS Nguyễn Xuân Hãn, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng: “Sách, giáo viên, trường lớp là 3 vấn đề được mọi quốc gia, mọi thể chế và mọi thời đại coi trọng. Song ở nước ta, cả ba yếu tố nền tảng kể trên đều có vấn đề nghiêm trọng.

Hậu quả là bậc phổ thông học sinh bị bội thực về sách, bậc ĐH thì đói sách học chay triền miên. Chương trình giáo dục ở phổ thông quá nặng và xa rời với chuẩn quốc tế (phải bỏ đi khoảng 30%-50% khối lượng kiến thức - có môn như môn toán phải bỏ tới 60% khối lượng và viết lại cho phù hợp với quốc tế và đặc thù của lứa tuổi phổ thông).

Theo thống kê, số trường ĐH, CĐ hiện nay là khoảng 500 trường, dự kiến từ nay đến năm 2020 sẽ có khoảng 576 trường, số lượng sinh viên là 4,5 triệu. So với năm 1987, số trường ĐH, CĐ tăng gấp 5 lần, số sinh viên tăng 13 lần nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần. PGS Đặng  Danh Ánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu - Đào tạo và Tư vấn khoa học công nghệ, nêu lên bất cập giữa quy mô giáo dục tăng mạnh so với trước nhiều lần nhưng vốn kiến thức cơ bản và văn hóa của học sinh phổ thông rất yếu, khả năng thực hành sáng tạo và độc lập nghiên cứu của sinh viên cực kém, trong khi đó năng lực ứng dụng kiến thức đã học của thạc sĩ, tiến sĩ và thực tiễn lại càng hạn chế.

Giáo dục: Tiếp tục giam hãm hay khai phóng?

GS Hoàng Tụy: "Tiếp tục giam hãm hay khai phóng phát triển?"
Từ 15 năm nay nhiều người đã liên tục cảnh báo, giáo dục của Việt Nam không chỉ lạc hậu mà còn nguy hiểm hơn là nó đang đi lạc hướng ra xa con đường chung của nhân loại, đang phát triển lạc điệu với thế giới văn minh.
GS Chu Hảo: "Tổng điều tra GD trong năm 2013"
Nền giáo dục của chúng ta hiện nay không phải là lạc hậu (đi đúng hướng nhưng đi chậm) mà là lạc đường. Những yếu kém, bất cập và lạc hậu đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng trong nền giáo dục quốc dân của chúng ta đã tồn tại từ nhiều năm nay ngày càng trầm trọng.
Hậu quả của nó không chỉ là không đáp ứng được nguồn nhân  lực cho công cuộc CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, mà quan trọng hơn là góp phần làm suy yếu thêm nền tảng văn hóa - đạo đức xã hội.
GS Hoàng Xuân Sính: "Bỏ lối quản lý bằng mệnh lệnh..."
Một bức tranh trải ra trước mắt: hệ phổ thông với thầy và trò suốt ngày dạy thêm học thêm; hệ ĐH với những sinh viên chỉ muốn xả hơi sau 12 năm gò lưng trên bàn học, đến mùa thi thì đi thầy để có bảng điểm tốt; và một danh sách dài những gia đình chán ngán giáo dục nước nhà, tìm cách cho con ra nước ngoài học....
Có thể nói trong 12 năm từ tiểu học đến hết THPT - giáo dục của Việt Nam chỉ làm được việc dạy kiến thức, còn việc dạy người thì chưa làm được gì. Người ta thường nói: cứ xem người dân hành xử ở nơi công cộng thì sẽ đánh giá được ngay giáo dục của nước họ.
Đi Trung Quốc sẽ thấy những biển đề nghị "Nói khẽ", ở Thái Lan là "Không xả rác", ở Singapore là "Thừa một lạng thức ăn phải trả 1 đô la sing"...ở quán tự phục vụ. Các biển đó viết bằng tiếng Việt chứ không phải tiếng Anh, nghĩa là chỉ dành cho người Việt Nam. Nhưng người mình không thấy đó là điều sỉ nhục mà chỉ thấy ngồ ngộ!?
Nguyên phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Sửa đổi chính sách đối với nhà giáo"
Đổi mới căn bản và toàn diện nền GD không chỉ nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực con người mà kết quả sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc chấn hưng đạo đức và văn hóa xã hội.
Xu hướng của thế giới, muốn phát huy sức mạnh của đất nước phải phát huy tiềm năng của từng con người. Song song với dạy chữ cần phải dạy làm người - đó là nhiệm vụ quan trọng - phải dạy làm người lương thiện có trách nhiệm với xã hội, có tư duy độc lập sáng tạo...
Cần phải tập trung sửa đổi chính sách đối với nhà giáo và cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Theo kết quả điều tra mới nhất, một tỷ lệ khá lớn giáo viên phổ thông đang không đủ sức đáp ứng các yêu cầu của chương trình hiện hành. Tới đây, chất lượng giáo viên mới vào nghề còn thấp hơn nữa...Lo ngại hơn, có từ 40-60% giáo viên thẳng thắn bày tỏ ý kiến, nếu được chọn lại nghề thì sẽ không làm nghề dạy học.
6 kiến nghị của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Hà Nội
- Mọi nghị quyết của Đảng liên quan đến sự nghiệp GD-ĐT, cần nghiên cứu ký, có sự tham gia của các tầng lớp xã hội, có như vậy các Nghị quyết mới ban hành phải bám sát với thực tiễn và tính khả thi.
- Xem xét lại và chấn chỉnh hệ thống GD quốc dân theo hướng gắn kết GD phổ thông - GD nghề nghiệp - GD ĐH và GD dạy nghề, khắc phục những lệch lạc có tính hệ thống hiện tại.
- Tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề bất cập của chương trình - SGK, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để phát triển GD ngang bằng với các nước.
- Đề nghị tách hệ thông lương giáo viên ra khỏi hệ thống lương hành chính sự nghiệp trong việc cải cách lương sắp tới. Trước mắt, đề nghị cho giáo viên đã nghỉ hưu từ 1/1/1994 đến 1/5/2011 được hưởng phụ cấp thâm niên. Kiểm tra một cách nghiêm túc toàn bộ vấn đề đầu tư, chi tiêu ngân sách cho Nhà nước và đóng góp của nhân dân cho GD...
- Thành lập Ủy ban GD-ĐT Quốc gia giúp Đảng và Chính phủ điều phối toàn bộ công tác đổi mới căn bản toàn diện nền GD Việt Nam.
- Mạnh dạn cải cách cơ chế tuyển chọn và sử dụng trí thức hiện nay, đổi mới tư duy về công tác lựa chọn, đào tạo và sử dụng những người đủ tâm đủ tầm cho phát triển GD.
----

Điểm danh những "ngộ nhận cố tình” của Giáo dục VN

3. Muốn có chất lượng phải cải cách từ từ
Và hàng loạt những nhà khoa học khác có am tường về Giáo dục Việt Nam như : Nguyễn Đăng Hưng, Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc, Phan Đình Diệu, Phạm Phụ, Phạm Toàn..v.v. thay nhau đăng đàn, thuyết giáo.
 Đổi lại, các nhà lãnh đạo “vẫn bình chân như vại”, “người nói cứ nói và người làm cứ làm”, họa hoằn lắm mới có người nhếnh mép “phải thay đổi từ từ”.
Và để xoa dịu dư luận về sự xuống cấp của Giáo dục, lâu lâu chúng ta lại  “hâm nóng” đề tài này bằng các cuộc hội thảo quy mô, như Hội thảo vừa rồi của trí thức Thủ đô với việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục VN giai đoạn 2012-2020.
---------

PGS Văn Như Cương: Giáo dục phổ thông thừa kiến thức, thiếu kỹ năng

Chính vì thế, tôi hi vọng thời gian tới Bộ GD-ĐT sẽ cắt bỏ những phần kiến thức không phải là phổ thông. Theo dự kiến của tôi với môn Toán có thể cắt bỏ được 30-40% kiến thức không cần thiết. Ở các môn khác thiết nghĩ con số cũng sẽ ở mức tương tự.

Trí thức Hà Nội gửi kiến nghị đổi mới giáo dục

'Lớp Vip trường công' - đầu tư cho tương lai hay đi mua sĩ diện?

Bốn câu chuyện "ngược đời" của giáo dục Mỹ

Tuy vậy, họ có một điểm chung là rất tự tin. Đó là kết quả của một triết lý giáo dục mang tính dân chủ. Có thể nói, nhà trường ở Mỹ là nhà trường không nhằm mục đích thi cử.Các trường phổ thông của Mỹ không có sách giáo khoa chung trong cả nước

Coi nhà trường như doanh nghiệp

Việc học tập ở Mỹ rất tốn kém. Mức chi tiêu tối thiểu của một sinh viên ở các trường công, vào khoảng 10 ngàn USD/năm, còn ở các trường tư khoảng 35 ngàn USD. Vì thế, trừ một số người được nhận học bổng hoặc gia đình giàu có, sinh viên Mỹ hầu hết vừa học vừa làm, một số làm việc ngay tại trường.5. Chuyện ngược đời thứ năm là bất chấp những chuyện ngược đời vừa kể giáo dục Mỹ vẫn có chất lượng cao nhất thế giới.

Nguyễn Trần Bạt: Bởi một nền giáo dục xem nhẹ đạo đức

Chưa chắc ít giáo dục thì xấu hơn về mặt đạo đức. Bởi một nền giáo dục mà trong đó giáo dục đạo đức không được xem trọng, giáo dục con người không được xem trọng thì chưa chắc giáo dục nhiều sẽ đem lại đức hạnh.

Tôi nghĩ là ở đâu mà giáo dục tốt, ở đâu mà các chế tài của đời sống xã hội tốt thì ở đó người ta hạn chế được các mặt tiêu cực. Chúng ta không có những chế tài minh bạch cho việc điều chỉnh các hành vi. Chúng ta chưa xem đạo đức là kết quả của một chế tài. Chúng ta chỉ mới xem đạo đức là một sự khuyến khích và chúng ta cứ rát cổ bỏng họng kêu gọi.

Nền giáo dục hiện đại dạy người ta cách học

cái văn hoá công nghiệp đặc trưng ở kỷ luật làm việc như một thói quen, một lối sống đạo đức. Một nhà trường muốn hiện đại hoá phải qua tự học, phải dạy cho trẻ con tự học từ bé, khi có tự học ấy, nó gặp đời sống công nghiệp nó sẽ làm việc bằng văn hoá công nghiệp.

Có ba cái đang thiếu,một là tư duy về một nhà trường khácThứ hai anh có định hướng thì phải có giải pháp nghiệp vụCuối cùng là phải nâng cao đời sống giáo viên,

PGS Văn Như Cương: “Đổi mới giáo dục không phải là việc của riêng ai!”

PV: Ông có thể chỉ rõ căn bệnh trầm kha nhất của giáo dục Việt Nam?
PGS Văn Như Cương: Nền giáo dục chúng ta đang đi lệch hướng cho vấn đề cốt lõi nhất: Học để làm gì?
Luật Giáo dục 2005 đã nói rất rõ và rất đúng: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Nhưng trên thực tế thì nền giáo dục của chúng ta đang ở trong trạng thái của một nền “giáo dục ứng thí”, mục đích đi học chỉ là để đi thi, đi thi để có một văn bằng, càng cao càng tốt. Nếu chưa có việc thì dùng văn bằng để tìm việc, nếu đã có việc rồi thì dùng văn bằng để thăng quan tiến chức.
PV: Trong câu chuyện đổi mới toàn diện giáo dục, nhiều nhà khoa học cho rằng, hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm là không phù hợp, cần rút ngắn. Ông có cho rằng quan điểm này là chính xác?
PGS Văn Như Cương: Tôi không nhất trí với quan điểm đó. Hiện nay chúng ta đang bắt học sinh học rất nhiều kiến thức vô bổ, hoàn toàn không giúp gì cho họ khi bước vào cuộc sống hoặc tiếp tục học lên cao. Nhưng mặt khác chúng ta lại không dạy cho họ những kỹ năng sống hết sức cần thiết: Lao động đơn giản để phục vụ cho bản thân, khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng hòa đồng, khả năng phản biện, khả năng lãnh đạo và thuyết phục… Dạy những điều đó mất rất nhiều thời gian. Bởi vậy vẫn nên học 12 năm, nhưng chương trình kiến thức phải cắt giảm nhiều và thêm vào các môn học “làm người”.
Trên thế giới đang có 128 nước trên 164 nước vùng lãnh thổ có hệ THPT 12 năm.

Lương giáo viên: Không phải tăng mà cải tiến

Chủ nhân Nobel Y học từng là 'học sinh kém'  

Giả dối: khuyết tật của nền giáo dục
* Ngành giáo dục trong thời gian qua đặt ra không ít mục tiêu từ tầm vĩ mô và vi mô. Liệu đây có phải vì chạy theo mục tiêu mà dẫn đến giả dối?
- Tôi cứ ví nền giáo dục là một cỗ xe đi trên đường trường. Nếu người ta đặt một cái đích quá xa, vượt khỏi tầm nhìn của cỗ xe đó thì cũng coi như chả có đích nào cả. Mục tiêu giáo dục cũng thế, muốn làm được thì phải có những đích đến phù hợp với điều kiện, phải có tính khả thi. Còn nếu cứ đặt những cái đích thật hoành tráng nhưng không làm được, đó là giả dối, là gốc rễ để tạo ra nhiều sự giả dối khác. Từ chuyện phổ cập giáo dục, xóa phòng học tạm, xây trường chuẩn quốc gia, tăng tỉ lệ học sinh khá giỏi, tăng tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đến những mục tiêu lớn hơn đều được coi là tốt. Nhưng không tính đến thực tế, không tính đến việc thực hiện thế nào, không tính đến giải pháp đảm bảo chất lượng nên đã tạo ra sự giả dối trong đầu tư cho giáo dục, trong dạy học, thi cử.
Đã có thời gian giáo viên cả nước háo hức với lời hứa “năm 2010 nhà giáo sẽ sống được bằng lương”, nhưng hai năm trôi qua rồi lương nhà giáo may ra nuôi sống gia đình họ được một tuần. Điều này khiến nhà giáo mất dần niềm tin, tâm huyết.

Chi tiền triệu “giải ngố” cho trẻ  

Đề cương Cải cách giáo dục

Thứ sáu, 12 Tháng 10 2012 02:23
Hoàng Tuỵ

Cô giáo nhập viện vì món “canh gà Thọ Xương”

Hướng tới một nền giáo dục thực sự đổi mới (Phần 1 - Tái cấu trúc hệ thống giáo dục)

Thứ bảy, 13 Tháng 10 2012 09:47
Lê Trường Tùng

Giáo dục: Thực trạng và kiến nghị (12/10/2012)

Trong khi các trường ĐH thiếu điều kiện nghiên cứu cho cả thày lẫn trò thì Nhà nước lại cho thành lập hàng loạt các Viện, các Trung tâm nghiên cứu bên ngoài ĐH. Không kể các nước phát triển như ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc..., mà ngay các nước châu Á như Thái lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapor, Malaysia...cũng chẳng có ai làm như vậy. Tại sao không đưa Viện Toán về Khoa Toán ĐH Quốc gia, nay lại thêm một Viện Toán cao cấp để GS.Ngô Bảo Châu xuân thu nhị kỳ đưa chuyên gia về giảng dạy, (chả nhẽ mong có thêm một giải Fields nữa hay sao?).

Lỗi hệ thống khi thiết kế chương trình, SGK (11/10/2012)

Bài của GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn

Tóm lại, CT-SGK hiện nay cần thay đổi ngay, vì nó không có lợi cho HS. So với các nước trên thế giới, ta phải giảm tải - bỏ bớt kiến thức khoảng  30% - 50% (như SGK toán làm ví dụ, có thầy giáo lâu năm nói phải loại bỏ khoảng 60% khối lượng kiến thức thừa!?)

Giáo dục, phải cải cách triệt để (13/10/2012)

Bài của GS.TS Chu Hảo - Giám đốc NXB Tri thức

Muốn giáo dục toàn diện phải đầu tư xứng đáng

Học sinh của trường ngoài việc được học chương trình chính thống còn được học các kỹ năng - vốn đang là lỗ hổng của nền giáo dục hiện nay. Chẳng hạn như cách diễn đạt, tiếng Anh, rèn luyện tính cách và các kỹ năng sống.

Khó nhất không phải là tài chính, vì có thể bươn chải. Chúng tôi tin câu "còn người còn của". Khó khăn nhất lại là về phụ huynh học sinh. Phải là người trong cuộc mới hiểu điều này. Cha mẹ kỳ vọng vào tương lai tốt đẹp của con là điều dễ hiểu, nhưng để họ đủ kỹ năng, sự hiểu biết, đồng cảm với quan điểm giáo dục hiện đại của nhà trường thì không phải ai cũng có.

Học sinh cứa tay phản đối cách dạy của cô giáo

Khoảng 9h sáng ngày 16/10 tại lớp 11B1, Trường THPT Trần Kỳ Phong (xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) nữ sinh tên Trần Thị Thế Y, đã cứa tay phản đối cách dạy của cô giáo.

Trao đổi với chúng tôi, các em học sinh trường THPT Trần Kỳ Phong cho hay, trước đó, giữa cô giáo Em và học sinh Thế Y đã xảy ra mâu thuẫn nhỏ xoay quanh việc dạy và học.
Chị ruột Thế Y là Trần Thị Yến Nguyên (học sinh 12B6, Trường TKP) cho biết, lớp của Thế Y là lớp chọn học sinh khá giỏi của nhà trường. Bản thân em  là học sinh giỏi của năm học lớp 10, chăm học và tính tình khá thẳng. Thế Y cũng kể lại với chị gái về những bức xúc trong giờ môn sinh của cô giáo Em.
Cụ thể, cách đây không lâu, trong một tiết học, cô giáo Em kiểm tra 10 học sinh lớp 11B1, buộc mỗi học sinh phải trả lời 5 câu hỏi, mỗi câu cô giáo cho hai điểm. Thế nhưng, do các câu hỏi này nằm ngoài sách, vở và bài giảng của cô giáo trên lớp, nên hầu hết các học sinh gọi lên kiểm tra đều bị cho điểm 1.Thế Y, dù là học sinh giỏi cũng có 1 điểm.
Vì ly do này, Thế Y nêu ý kiến rằng cô giáo cần phải thay đổi cách dạy, vì cách dạy, kiểm tra bài cũ của cô sẽ vô tình làm áp lực lên học sinh. Sau đó, cô giáo thông báo, từ đầu tháng 9/2012 sẽ mở nhóm dạy thêm mới tại trường.Thế nhưng, sau ý kiến của Thế Y, cô giáo Em không dạy lớp 11B1, chỉ dạy các lớp khác. Do áp lực của bạn bè, cho rằng chính mình góp ý như vậy nên cô giáo không dạy thêm cho cả lớp nữa, Thế Y bức xúc dẫn đến hành động cắt tay.

'Nghề giáo có hậu'

 Giáo viên ’rơi bút’, học sinh mù mắt

16/10/2012 16:32:35
Cháu về nhà nói với bố mẹ là cháu bị thầy giáo ném bút trúng vào mắt, khi cháu khóc kêu đau thì thầy giáo cho 2.000 đồng bảo đi mua kẹo.

Lớp “VIP” trong trường công  

Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám
SGTT.VN - Thiếu một quy chế dân chủ, đó là lý do chúng ta thiếu sự sáng tạo trong khoa học. Chúng ta luôn nói khoa học công nghệ (KHCN) là quốc sách nhưng dường như không bao giờ quan tâm đến quốc sách!

'Bệnh thành tích nằm ngay ở Bộ Giáo dục'

Cái cần thay đổi lớn nhất hiện nay là phải xác định ba vấn đề: học để làm gì, học cái gì, học như thế nào?

 Tôi cho rằng, nếu đánh giá kết quả giáo dục trên những con số thì không được. Nếu hai cô giáo dạy văn cùng cho học sinh làm bài kiểm tra, lớp này có nhiều điểm 10 hơn lớp kia sẽ đánh giá cô này dạy tốt hơn cô kia thì tội gì cô không cho trò điểm cao?

Thư ngỏ gửi phụ huynh cá biệt

 Sự tha hóa của giáo dục: Từ dạy thêm tới lớp VIP

Đổi mới giáo dục hay để "chết lâm sàng"?

Cử nhân văn chương, ngôn ngữ, mà không viết nổi một biên bản cuộc họp bình thường. Cử nhân báo chí chưa viết nổi một bài báo đúng chuẩn. Cử nhân kinh tế không viết nổi một dự án ở cấp thấp nhất. Bác sĩ cầm bơm tiêm lóng ngóng...là chuyện ngày thường ở huyện. Còn kỹ năng mềm thì hầu như không có gì, ngu ngơ như kẻ chưa bao giờ được học. Thạc  sĩ, tiến sĩ cũng chẳng hơn bao nhiêu.

Thế mới có chuyện một giảng viên, TS tại một trường đại học có tiếng giữa Thủ đô đã copy gần như 100% một tiểu luận của một sinh viên năm thứ hai làm báo cáo nghiên cứu khoa học cho mình ở cấp ĐH Quốc gia.

PGS Văn Như Cương: "Toán phổ thông quá nhiều phần vô bổ"

Thứ bảy 27/10/2012 06:02

PGS Văn Như Cương: Hiện nay, Toán phổ thông thừa ít nhất 50%, có nhiều kiến thức thừa, vô bổ đối với học sinh. Phải xác định phổ thông là như thế nào, là cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, đơn giản, phổ cập nhất để ra cuộc sống làm nghề, áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, có thể thấy rõ kiến thức Toán hiện đang xa rời mục tiêu ấy.

Ở nước ngoài, họ có học toán tích phân nhưng họ có 6 – 8 tiết/ tuần, còn ở Việt Nam ban cơ bản chỉ có 3 tiết/tuần; ban nâng cao 4 tiết/ tuần. Vậy chúng ta thời lượng ít, nhưng kiến thức vẫn thế thì thừa, nặng là đương nhiên. Trẻ làm sao học được! 

Ở Trường THPT Lương Thế Vinh, tôi nâng lên 6 tiết Toán/ 1 tuần. Nhiều phụ huynh thắc mắc là giảm tải mà sao lại tăng tiết, tăng giờ, nhưng tôi lý giải, tăng tiết mới là giảm tải, phù hợp với lượng kiến thức ấy.

Từ năm học 2011 – 2012, Bộ GD quyết định giảm tải chương trình SGK, ông đánh giá sao về hiệu quả của chủ trương đó?
PGS Văn Như Cương: Chương trình, cấu trúc đào tạo thì không dám làm, giảm tải thì vụn vặt, vô bổ. Sau một năm thực hiện chủ trương thì hiệu quả giảm tải bằng 0. Tôi lấy làm ngạc nhiên khi Bộ giảm tải SGK bằng cách bỏ câu C trong một bài tập; bỏ một ví dụ trong 3 ví dụ... mà không hề bỏ khái niệm, phần kiến thức không phù hợp. Vậy thì giảm tải để làm gì? Bỏ cũng như không. Theo tôi, làm giáo dục theo kiểu “công chức” giáo dục là không ổn.

Noam Chomsky: giáo dục và trí thức

08:31 | 29/10/2012
“Các trường đại học không tạo ra đủ kinh phí để tự nuôi mình từ tiền học phí: chúng là những thể chế ký sinh cần phải được hỗ trợ từ bên ngoài, và điều đó khiến chúng phụ thuộc vào các cựu sinh viên giàu có, vào sự hợp tác, và vào chính phủ, các nhóm người có những lợi ích cơ bản giống nhau. Đấy, chừng nào các trường đại học còn phục vụ cho những lợi ích đó, thì chúng còn được tài trợ. Nếu chúng không phục vụ cho những lợi ích đó, chúng bắt đầu gặp vấn đề” (Sđd, tr. 337, 338).
Ông từng xác tín: “Trách nhiệm của trí thức là phải nói lên sự thật, vạch trần sự dối trá” (tôi chắc rằng đây cũng là xác tín của tất cả những trí thức tử tế trên toàn thế giới). Thế nhưng, người trí thức Mỹ, sản phẩm đào tạo của các trường đại học danh tiếng tại Mỹ (một cách mặc định) liệu có thể làm, có muốn làm và có được làm như vậy hay không? Đó là một câu hỏi thực sự quan trọng. Câu trả lời là “Không”. Nếu là “Có”, thì anh ta buộc phải trả giá: hoặc bị vô hiệu hóa (bị phải “ngồi chơi xơi nước” theo cách nói của dân gian Việt Nam), bị từ chối được truyền bá tìm hiểu và nhận thức của mình về những sự thật đang diễn ra trong đời sống chính trị - xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện xuất bản “chính luồng”, thậm chí còn nhiều điều tồi tệ hơn nữa đã và đang xảy ra.

ĐH Bách khoa đưa thầy già vào thế khó

Người hướng dẫn là 1 cán bộ đương chức của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có tuổi không quá 57 đối với người hướng dẫn có học vị TS, TSKH, không quá 62 đối với người hướng dẫn có học hàm GS, PGS”.
GS Sơn lấy dẫn chứng: “Thống kê tại Viện Toán Ứng dụng và Tin học, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội hàng năm có khoảng 10 NCS muốn đăng ký làm tiến sĩ. Số tiến sĩ và phó giáo sư trong viện có đủ đọ tuổi được hướng dẫn theo quy định của hiệu trưởng khoảng 18 nhưng chỉ có vài ba người tạm đạt tiêu chuẩn ở mức yếu để có thể hướng dẫn chính 1 NCS”. 
Vị GS tiếp tục phân tích: “Dù không còn đương chức nhưng là người thầy giỏi, trò vẫn sẽ tìm tới. Quy định kiểu giới hạn, áp đặt của trường thật khó hiểu. Đề tài là của tôi, tôi phải chịu trách nhiệm hướng dẫn, giúp NCS.
Giờ không cho làm và thay bằng một người khác “trình độ còn non”, không thể hướng dẫn được. Và trò lại phải tìm đến các thầy già. Chúng tôi không thể làm ngơ vì tình thương và trách nhiệm. Như vậy, vô hình chung tạo ra sự giả dối rất thâm hiểm, không thể chấp nhận được, đặc biệt trong ngành giáo dục. Anh không làm nhưng lại nhận thành tích. Người thực làm lại bị gạt sang một bên”.
GS Sơn đặt câu hỏi: “Động cơ sâu xa của quyết định trên là gì nếu không phải lãnh đạo trường vì lợi ích cục bộ dẫn đến phân biệt đối xử lạ lùng như vậy? Các NCS rất thất vọng, nhiều em đã phải sang trường khác tìm thầy hướng dẫn”
Bản thân ông cho biết đã thông qua Viện Toán Ứng dụng và Tin học nêu ý kiến, góp ý về 2 công văn này “nhưng phía trường gạt đi”.
Ông bức xúc: “Không thể mang mệnh lệnh, đặc quyền về hành chính ra bóp nghẹt tự do của người làm khoa học như vậy”. Việc chẳng đặng đừng ông mới phải đau xót lên tiếng vì tương lai của các học trò, danh tiếng của trường.
Cần giáo dục thói quen tự vấn
Trường học thời đó như một môi trường khép kín, tách khỏi xã hội, quả là xa rời thực tế, nhưng cũng có điều hay là ít bị những cái xấu bên ngoài xâm nhập. Ngoài xã hội, có sự phân biệt đối xử giữa trai gái, giàu nghèo, sang hèn… còn trong trường, bậc thang giá trị căn cứ vào khả năng học tập và tư cách đạo đức. Ai học giỏi, hạnh kiểm mẫu mực, là được biểu dương, được thầy yêu bạn quý.
Có lần, gặp một vài bạn cũ đang chuẩn bị học tiếp, tôi ngỏ ý với anh phụ trách, và nhận được lời khuyên: “Hãy yên tâm công tác, trường học tốt nhất bây giờ là trường học cách mạng”. Anh ấy thật lòng tin như vậy, và tôi tin theo. Sau này, khi nghĩ khác đi, anh ấy đã cho tôi biết. Bây giờ, hình như thanh niên không còn, hoặc không thể tin ở người lớn, tôi thấy một tuổi trẻ như vậy thật đáng ái ngại (và đáng ngại).
Năm 1950, trong đoàn dân công vận chuyển lương thực chuẩn bị cho một chiến dịch, tôi được phân công phụ trách một đội hầu hết là chị em thành phố tản cư. Quy định rất nghiêm: sẩm tối mới lên đường, còn ban ngày ẩn náu và nghỉ trong rừng hay làng bản để tránh máy bay địch. Sau vài ngày, tôi bắt đầu gặp khó khăn: chiều nào đội của tôi cũng tập hợp chậm nhất, vì vậy phải đi cuối đoàn, mà ban đêm trong rừng, ngay các chị có vẻ gan góc cũng thú nhận sợ hổ, sợ ma. Nhưng hôm sau, các chị vẫn không tập trung đúng giờ. Quan sát kỹ, tôi thấy ra nguyên nhân: trẻ trung, đầy sức sống, sau khi đã ngủ hết buổi sáng, thêm một phần buổi trưa, các chị chẳng thể ngồi không cả chiều đợi giờ tập hợp, nên tản mác tìm hái quả bứa quả vả để ăn, nhặt lá quế nhành quế để đun nước gội đầu, chẳng nhớ giờ tập trung, thời ấy cũng ít ai có đồng hồ. Vậy phải làm sao cho các buổi chiều, chị em cùng bận rộn, và vui. Tôi rủ các chị học hát, đọc thơ, rồi kể chuyện. Không ngờ các chị hưởng ứng rất nhiệt tình: Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Thạch Sanh... lần lượt được kể, cho đến cả Truyện Kiều, người thuộc đoạn này, người thuộc đoạn kia, đoạn nào không ai nhớ nổi thì tạm kể bằng văn xuôi! Đến lượt mình, thấy khó khai thác tiếp kho tàng văn học dân gian, tôi thử kể Những người khốn khổ, và ngạc nhiên thấy Fantine, Cosette, Éponine thu hút các chị không kém Cúc Hoa, Ngọc Hoa. Và công việc trôi chảy, đội chúng tôi còn được tuyên dương!
Với cuốn Emile hay là về giáo dục, những tư tưởng canh tân giáo dục của J. J. Rousseau có phải là vấn đề cốt lõi cần được khai thị trong mỗi người làm giáo dục hôm nay? Bà có tìm thấy sự đồng cảm nào với Rousseau trong những bất hạnh của đời ông qua tác phẩm Những lời bộc bạch, như lời trần tình của bản thân với công chúng và hậu thế?
Goethe coi Emile là “kinh Phúc âm của các nhà giáo”.
Theo Rousseau, tiêu chuẩn để phân biệt con người với động vật là khả năng tự hoàn thiện của con người trong suốt cuộc đời. Con vật được dẫn dắt bởi một bản năng không lầm lẫn, chung cho giống loài của nó, nói theo ngôn ngữ thời nay thì như một thứ phần mềm được cài đặt, một thứ chương trình tự nhiên mà nó bị cầm tù, trong khi chẳng một chương trình nào giam hãm được con người một cách tuyệt đối. Trong Luận về nguồn gốc sự bất bình đẳng giữa những con người, Rousseau viết: “Một đằng lựa chọn hay cự tuyệt do bản năng, còn đằng kia thì do một hành vi tự do: điều này khiến con vật không thể đi chệch khỏi quy tắc đã được chỉ định cho nó, ngay cả khi làm vậy sẽ có lợi cho nó, còn con người lại thường hay đi chệch quy tắc để thiệt hại cho mình”. Chính vì tự do, vì không là tù nhân của một bộ mã tự nhiên hay lịch sử có tính quyết định nào mà con người là một sinh thể mang tính đạo lý, có thể tiến triển vô cùng tận, tàn nhẫn cực độ hay hào hiệp kỳ lạ, có thể thực hiện những điều tệ hại nhất hay những điều tốt đẹp nhất. Và sứ mệnh của giáo dục, theo Rousseau, chính là làm cho những tiềm năng tốt đẹp trong con người có thể được phát huy tối đa: “Làm người là nghề mà tôi muốn dạy Emile”.

Làm việc cũng là một cách giúp nguôi khuây những ý nghĩ u ám. Vả chăng, mọi người thường tranh giành nhau quyền lợi, địa vị, còn công việc thì nhiều lắm, tha hồ làm mãi không hết, chẳng mấy ai thích tranh giành. Mọi thứ đều có thể tìm ra lời giải. Nỗi đau cũng có thể giải hoà với nó. Làm việc cũng là một cách để cả tâm hồn và trí não đều bận rộn.

Với phụ nữ, với tất cả mọi người, tôi coi trọng sự trung thực, lòng nhân hậu. Đó cũng là những đức tính mà tôi được dạy dỗ từ nhỏ và cho đến giờ vẫn không ngừng tự rèn luyện.
Tôi cũng coi trọng lòng tự tôn, thói quen tự vấn, là điều mà tôi thấy hình như chưa được quan tâm đúng mức trong giáo dục ngày nay.

J.J.Rouseau - Émile hay là về giáo dục, NXB Tri Thức, 2008, do Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương chuyển ngữ, Bùi Văn Nam Sơn giới thiệu.

Dạy thêm - học thêm: Càng quản càng biến tướng (SGGP 31-10-12)

 

Bắt dạy thêm như bắt trộm (TT 2-11-12) -- Một quốc gia lạ lùng!

Ông đã từng giảng dạy và sinh sống ở Phần Lan, đất nước được coi là có nền giáo dục tốt nhất thế giới, ông thấy họ có kinh nghiệm gì trong chuyện này?
Đây là vấn đề rất thú vị. Như chúng ta đã biết, kết quả PISA (chương trình đánh giá học sinh quốc tế) của Phần Lan trong các năm gần đây đều cao, có năm dẫn đầu thế giới. Phần Lan được xếp hạng gần như cao nhất ở cả ba lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, trong tất cả các cuộc khảo sát kể từ năm 2000. Nhiều chuyên gia giáo dục và nhà báo từ khắp nơi trên thế giới đã tìm đến Phần Lan để tìm hiểu những "bí mật" thành công của nước này.
Về vấn đề học thêm, dạy thêm thì thật ra, nó vẫn có ở Phần Lan. Cụ thể, học sinh Phần Lan có thể được phụ đạo ngoài các lớp chính khóa, nếu các em không theo kịp chương trình. Việc phụ đạo này thường đến trước các kỳ thi quan trọng. Học sinh không phải trả phí cho việc học phụ đạo này, nhà trường trả thêm lương cho giáo viên tham gia dạy phụ đạo. Bên Phần Lan, nói đến học là hoàn toàn miễn phí nên việc tổ chức dạy thêm tại nhà của giáo viên như ở Việt Nam là không thể.
Bên cạnh đó, giáo viên ở Phần Lan, tuy khó có thể làm giàu nhưng họ có thể sống được bằng lương và cũng có thể nuôi thêm gia đình của họ, nên việc dạy thêm để lấy tiền của học sinh chắc là chưa cần thiết.Một chi tiết quan trọng là chương trình học ở Phần Lan được thiết kế sao cho học sinh tất cả các trình độ khác nhau có thể theo kịp. Nếu học sinh nào gặp khó trong học tập thì họ có thể được xếp học ở những nhóm nhỏ với những giáo viên đặc biệt.
Chắc hẳn cách dạy và cách học ở Phần Lan có khá nhiều điều hay, thưa ông?
Học sinh không bị học nhồi, học vẹt. Giáo viên thường yêu cầu học sinh làm bài tập ở nhà ít hơn và thu hút họ tham gia nhiều trò chơi sáng tạo hơn. Họ cho học sinh giỏi kèm học sinh kém. Đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, Phần Lan không có bài kiểm tra chuẩn hóa, ngoại trừ duy nhất kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông mà tất cả học sinh đều phải tham gia để kết thúc chương trình. Giáo viên được đào tạo để đánh giá học sinh của mình bằng các bài kiểm tra, do chính họ biên soạn.
Phần Lan quan tâm đến việc tạo ra sự bình đẳng, sao cho mọi học sinh đều có cơ hội, hơn là chạy theo thành tích. Do việc trở nên xuất sắc trong học thuật không phải là một vấn đề ưu tiên hàng đầu ở Phần Lan, mà họ đã tạo ra một nền học thuật xuất sắc, thông qua các chính sách về sự bình đẳng. Ở Phần Lan, không có "bệnh thành tích" trong giáo dục nên giáo viên, phụ huynh và học sinh ít bị những áp lực vô hình.
Cũng tại đất nước Bắc Âu này, nếu phát hiện giáo viên tổ chức dạy thêm tại nhà để thu tiền của học sinh, thì ngay lập tức sẽ bị đuổi việc nhưng những trường hợp này dường như không có. Tôi nghĩ những cách làm của Phần Lan rất đáng để các nước khác tham khảo.
Xin cảm ơn ông!

Giáo viên dính băng keo vào miệng học sinh

Học sinh đánh thầy giáo, do đâu?

Cũng đang học tại một ngôi trường từng có trường hợp học sinh đánh thầy giáo, em Phạm Ngọc Hải ( lớp 11B - Trung Tâm Giáo dục Thường xuyên, Kim Bảng, Hà Nam) lý giải việc học sinh đánh thầy giáo là do giáo viện gây khó dễ cho học sinh như làm bài nhiều, cho điểm kém.
“Các bạn học ở trường này chỉ có nhu cầu có được cái bằng cấp III  nên ít người học hành gì, ngồi trong lớp thì quậy phá là chính, trêu tức giáo viên, giáo viên phạt, giáo dục thì quay ra đánh”. Hải lý giải về hành động của một số bạn học sinh.

Lương thấp, giáo viên giỏi sẽ bỏ nghề

TS Hùng phân tích hiện nay có khoảng 50% số giáo viên từ bậc Tiểu học đến THPT lãnh mức từ 3 - 3,5 triệu/tháng. Hệ số lương của giáo viên mầm non bậc 1 là 1,86; bậc 10 là 3,66 thấp hơn cả mức lương của người làm công tác đánh máy, lái xe cơ quan (bậc 1 là 1,87, bậc 10 là 3,67) trong khi các ngành khác như Điện tử viễn thông 5,5 triệu/tháng, Y - dược 7 triệu/tháng, các ngành nghề khác như luyện kim, khai mỏ có mức lương trung bình tương đối cao khi dao động khoảng 9,2 triệu/tháng….

Giáo viên dạy học trò nói dối

Chỉ giáo dục mới làm lan toả các giá trị

20/11 lại nghĩ về tôn sư trọng đạo thời nay

7 nguyên nhân khiến giáo dục Việt Nam tiếp tục... tụt hậu

Suy nghĩ nhân đọc thư chúc mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam của bộ trưởng Phạm Vũ Luận (viet-studies 20-11-12) -- Bài Nguyễn Trọng Bình ◄

 [1] Thư của Bộ trưởng Bộ giáo dục được chúng tôi dân lại từ  trang http://www.moet.gov.vn/?page=1.10&view=4574http://gdtd.vn/channel/2762/201211/Thu-chuc-mung-ngay-Nha-giao-Viet-Nam-cua-Bo-truong-Bo-GD-DT-1964965/
[2] Nguyễn Duy – Chuyện nhỏ về một tầm vóc lớn. Báo Tuổi trẻ ngày 18/11/2012
 

Để người thầy gắn bó với nghề (ĐV 19-11-12)

Chuyện các thầy giáo làng

Nếu khá giả một chút, mua gift card (card có tiền) để thầy cô muốn mua gì cũng được. Lương giáo viên bên đây thuộc loại thấp nhất trong hàng công chức. Thầy thích sách vở thì mua card của hiệu sách nổi tiếng Barnes & Noble. Các cô thích son phấn mua card của Macy. Nhiều thì vài chục đô, nghèo thì 5$, không được để tiền mặt, ai không có cũng chẳng sao.

Những vết thương không chịu lành

Viết chữ đẹp đã lỗi thời?

 “Những trang giáo án thảm sầu” sẽ... bay về đâu?

Đừng xúi trẻ con ăn cứt gà: Từ chuyện đời ở Myanmar, nghĩ về giáo dục lớp trẻ ở Việt Nam(Blog Triệu Xuân 20-11-12)

Diện tích tự nhiên Myanmar lớn gấp hai Việt Nam nhưng diện tích đất canh tác thì lớn gấp 5 lần Việt Nam.

Năm 1974, Myanmar lấy quốc hiệu mới là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanmar. Cùng năm này, đám tang của U Thant dẫn tới một cuộc biểu tình chống chính phủ đẫm máu. Từ năm 1974 đến năm 2010, Myanmar do chính phủ quân sự quản lý, quyền dân chủ bị vi phạm ghê gớm. Myanmar bị Mỹ và phương Tây cấm vận, đời sống người lao động đã khổ càng khổ cực hơn.

Ngày 22 tháng 10 năm 2010, Myanmar đổi quốc hiệu từ Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Myanmar thành Cộng hòa Liên bang Myanmar, thay đổi quốc kỳ và quốc ca. Sự kiện này chỉ trước 17 ngày có cuộc bầu cử sau 20 năm kể từ lần bầu cử gần nhất năm 1990. Đầu tháng 2/2011, Quốc hội Myanmar đã bầu Thủ tướng mãn nhiệm - là tướng lãnh- ông Thein Sein, làm tổng thống dân sự đầu tiên, sau gần 50 năm cầm quyền của quân đội. Một làn gió mới mang khát vọng dân chủ đã thổi trên đất nước.

Thế tại sao, trẻ con VN ngày càng hư hỏng nhiều. Rất nhiều vụ trọng án cướp của giết người do thủ phạm gây ra trong tuổi vị thành niên?

Ngay cả ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, trẻ con chán học, bỏ học, càn quấy, rất tích cực trong cao trào lưu manh hóa. Ở nhà giả vờ ngoan ngoãn, ra đường thì thành thành viên xã hội đen.

Nền giáo dục như thế tất yếu phải dẫn đến thực trạng ngày nay: Thầy không ra thầy mà là nhà kinh doanh, làm tiền bằng mọi giá. Trò, sau khi nộp tiền rồi thì coi thầy như… rác. Bởi có tiền thì bằng cấp nào, học hàm học vị nào chả có! Tiền là Tiên là Phật… Ngày nay những người thầy như Giáo sư Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Tài Cẩn, Nhà giáo Nhân dân Lê Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh… tài đức vẹn toàn còn rất ít, hiếm lắm! Một xã hội coi việc kiếm tiền là trên hết, tôn sùng đồng tiền, thì con người tất phải hư hỏng, nhân tài bị rẻ rúng, người lương thiện, trọng nhân cách bị cho là dở hơi, là điên. Đó là hệ quả bình thường, đúng quy luật!

Xã hội nhiễu nhương, cuộc sống vô cùng phức tạp. Người lớn không hiểu tâm thế trẻ con. Trẻ con mất niềm tin vào người lớn! Trẻ con thấy người lớn như con rối, nói một đường làm một nẻo.

Nếu chỉ vịn vai thiếu nhi để viết những chuyện trẻ con trong trường tiểu học, trung học, thì dù sách có bán chạy cũng chỉ như cách nói của dân quê tôi: dụ trẻ con ăn cứt gà, giựt lấy tiền ăn kẹo kéo, ăn xôi sáng của trẻ nít để làm giàu cho mình mà thôi!

¨ Đỗ Hồng Ngọc: Đọc Chuyện trò của Cao Huy Thuần (SGTT 28-11-12)

 

 

¨ 10 vấn đề "nóng" của nền giáo dục Việt Nam (GD 30-11-12) -- Ý kiến PGS Trần Xuân Nhĩ

Như vậy, cần đổi mới triết lý dạy học theo UNESCO. UNESCO đã đưa ra triết lý GD, đại ý gồm các nội dung: 1. Phải coi GD là một then chốt hàng đầu trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống xã hội. 2. Học, học mãi, học suốt đời. 3. GD có bốn cái trụ là: Học để biết - học để làm - học để chung sống - học để tồn tại. Triết lý GD được UNESCO công bố năm 1996 do 13 nhà cải cách GD được lựa chọn trên toàn thế giới cùng xây dựng, nêu ra “bốn cột trụ của GD đi vào thế kỷ 21.

9. Nên tăng thu nhập và tôn vinh giáo viên sao cho lương giáo viên bằng lương quân đội và cộng theo phần mềm (đây là phần quá tiêu chuẩn được quy định), như vậy lương giáo viên sẽ được tăng ít nhất là gấp đôi hiện nay. Cần phải có phụ cấp thâm niên cho khu vực khó khăn, lớp đông học sinh quá tiêu chuẩn, giáo viên phấn đấu học ngoại ngữ, tin học… Cần chú trọng tôn vinh giáo viên, danh hiệu nhà giáo cho những người đã nghỉ hưu xứng đáng nhưng chưa kịp xét duyệt.

Học nhiều, hành ít

Chống tội phạm từ gốc: Giáo dục

+) Đuổi học nữ sinh “xuyên tạc lịch sử” là phi giáo dục?

             Xem thêm: - Xúc phạm giáo viên trên Facebook, nữ sinh bị thôi học 1 năm

 

+) Sẽ đưa môn Kinh doanh vào trường phổ thông

+) Cô giáo sốc khi nữ sinh 'bật' lại chuyện 'ôm trong lớp'

+) Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần

+) Nghệ An: Hàng trăm học sinh bất ngờ bị... lấy máu

Vượt đường dài dưới trời mưa phùn và cái rét cắt da cắt thịt, chúng tôi tìm về xã Châu Tiến và Châu Hồng, cách xa trung tâm huyện lỵ của thị trấn Quỳ Hợp hơn 30km để được mắt thấy tai nghe về việc con em họ bị một tổ chức không rõ ở đâu lấy máu cách đây hơn 10 ngày (20-12-2012).

Học sinh Nghệ An bị ép lấy máu: 'Không lấy từng xô' (VTC 7-1-13)

+) Trò đánh giá thầy ?

+) Nữ sinh nhục mạ người thân trên Facebook bị 'ném đá'

Trước vấn nạn giới trẻ đua nhau lên mạng chửi bố mẹ, người thân, nhiều người tỏ ra hoang mang. Không chỉ dùng mạng xã hội như nơi để trút giận, nhiều nhóm còn lập các trang để hạ nhục, nói xấu bạn bè. Chỉ vì hiểu nhầm hay xích mích, hội những người "ghét, kỳ thị hay phát sợ về độ giả tạo" của ai đó ra đời.

+) 'Giáo viên đang sợ bị học trò đưa lên Facebook' (VnEx 8-1-13) -- PGS.Văn Như Cương bàn chuyện học sinh "xúc phạm" thầy cô trên facebook (GD 10-1-13)

+) Tạo công bằng cho giáo viên  (TT,  22/10/2012)

Số liệu của Bộ GD-ĐT cho biết cả nước hiện có trên 1,1 triệu giáo viên các cấp. Theo GS Nguyễn Xuân Hãn, lương giáo viên hiện xếp hàng thứ 14 trong các ngành nghề. Thu nhập bình quân theo lương và phụ cấp kèm theo của giáo viên khoảng 3-3,5 triệu đồng/tháng/người. Giáo viên có thâm niên công tác từ 13 năm trở lên đến sau 25 năm, lương và phụ cấp khoảng 3,5 - gần 5 triệu đồng/tháng/người. Còn giáo viên mới ra nghề chỉ nhận mức lương trên dưới 2 triệu đồng/tháng.

Giải pháp số 1
Cũng theo số liệu khảo sát của Hội Cựu giáo chức VN, số giáo viên có thâm niên trên 13 năm hiện nay chỉ chiếm 50%. Như vậy cũng có nghĩa chỉ có khoảng nửa triệu giáo viên được hưởng mức lương trên bình quân, còn lại hưởng lương dưới mức bình quân. Mà theo GS Hoàng Tụy so sánh, mức lương đó nhân đôi vẫn chưa tới “ngưỡng” mà Quốc hội xem xét để phải đóng thuế thu nhập. GS Hoàng Tụy đưa vấn đề cải thiện chính sách lương cho giáo viên là giải pháp số 1 trong đề cương cải cách mới nhất của ông.
PGS Vũ Trọng Rỹ, Viện Nghiên cứu giáo dục VN, cho rằng ngoài bất hợp lý về lương có nhiều vấn đề khác cần được thay đổi và cải thiện. Đơn cử như việc cần điều chỉnh quy định về số giờ lao động của giáo viên vì hiện nay theo quy định này, giờ lao động của giáo viên nói chung vượt quá giờ lao động quy định trong Luật lao động.

 

Nở rộ dạy đánh bạc bịp

Thầy giáo đi bốc vác

Không ép học sinh học kỹ năng sống

 

*) GS Hoàng Tụy: Chấn hưng giáo dục là nhiệm vụ cấp bách

Chúng tôi đã từng đề nghị xây dựng chương trình giáo dục từ lớp 1 đến lớp 9 là hết giai đoạn cung cấp văn hóa phổ thông cần thiết, và cái đó sẽ tiến đến chỗ phổ cập. Còn với chương trình THPT thì chọn 1/3 học sinh tốt nghiệp THCS có thành tích học tập cao vào học, và những em này hướng vào đại học. Còn lại 2/3 học sinh theo hướng vừa học kiến thức phổ thông căn bản, vừa hướng nghiệp.

PV: - Vậy ta phải phân loại học sinh thế nào để chia làm hai nhánh như trên, thưa Giáo sư?
GS Hoàng Tụy: - Theo tôi là có thể tuyển dựa trên học bạ, kết hợp với phỏng vấn. Quá trình học tập sẽ sàng lọc rất rõ năng lực của từng em, chỉ cần các giáo viên đánh giá và làm việc công tâm là mọi việc đâu vào đấy. Việc chia nhánh học sinh như tôi vừa đề cập ở Singapore người ta đã làm nhiều năm nay rồi, ở nhiều nước tiên tiến cũng áp dụng như vậy. Xin nhắc lại rằng đó là nhu cầu thực của xã hội, chứ không phải nhồi nhét kiến thức rồi sau 12 năm thì đẩy hết ra xã hội, trở thành gánh nặng của đất nước.
Chấn hưng giáo dục là nhiệm vụ khẩn cấp
PV: - GS có cho rằng, SGK hiện nay quá nặng tính hàn lâm, không sát với thực tế đời sống?
GS Hoàng Tụy: - Các nhà lãnh đạo của ta thì mong muốn vừa dạy chữ vừa dạy người, nhưng không ai nói rõ là dạy người như thế nào cả. Dạy người nhưng vẫn cứ theo cái nếp của ngày xa xưa, cho nên xã hội hiện nay bị rối loạn lên, đạo đức suy đồi, rất nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra ở lứa tuổi học trò.
Từ hàng chục năm qua, nhiều chuyên gia giáo dục đã liên tục cảnh báo: Giáo dục của ta không chỉ lạc hậu (ai cũng thấy) mà nguy hiểm hơn là nó còn đang bị xa dần con đường chung của nhân loại, phát triển lạc điệu với thế giới văn minh. Khi đã đi lạc đường, phát triển lạc điệu thì làm sao đuổi kịp người ta được nữa, làm sao có thể hội nhập với bạn bè thế giới được.

Chương trình phổ thông của chúng ta dạy đồng loạt cho tất cả mọi người, cho nên nặng với số đông, thầy cứ dạy, trò cứ học nhưng chẳng thu hoạch được bao nhiêu kiến thức. Tuy nhiên, cũng chương trình ấy lại nhẹ với số ít, là những người có khả năng học chuyên sâu với từng môn học cụ thể.

*) GS. Nguyễn Lân Dũng: Tôi cũng được “hối lộ”

Hiện nay có trên 7 triệu người ăn lương giáo viên nên nghĩ đến chuyện tăng lương để nâng cao mức sống cho giáo viên là điều... không tưởng. 

Tôi nghĩ nếu cả nước giỏi ngoại ngữ cũng đâu có thừa. Biết ngoại ngữ có thể tự tìm kiếm trên Internet những bằng phát minh đã quá thời hạn bảo hộ và thừa sức triển khai vào sản xuất nếu có đủ một số vốn tối thiểu. Tôi biết một số bạn trẻ đang rất thành công trong xu thế này. 

Tôi nhớ tới lời phát biểu của bạn tôi - thầy Văn Như Cương: "Trừ các nhà Toán học ra còn thì trong xã hội chả có ai dùng đến đạo hàm, tích phân. Vậy bắt học sinh học để làm gì?".

*) Tổng quan hệ thống giáo dục ở Đức

*) Chuyện “lớp trưởng” của con trẻ ở nước Đức

 

*) Vì Sao trong Phép Nhân Đại Số, Tích Số của hai số Âm là một số Dương ?

 

 

 

 
 

*/  Sách học vần tiếng Việt lại vẽ cờ Trung Quốc    -  Tuổi Trẻ — cập nhật lần cuối 07/03/2013

*/  Nỗi lo "thừa thầy" của ngành Sư phạm

ví dụ như Thanh Hóa chỉ tính riêng giáo viên Trung học cơ sở cũng đang thừa hơn 3 nghìn người trong biên chế

*/ Nhà vật lý hàng đầu thế giới: 'Cha mẹ đừng dạy con chạy theo vật chất'

Chủ nhật 17/02/2013 09:05

các bậc cha mẹ hãy giáo dục cho con cái mình đừng nên chạy theo vật chất, biết nghĩ nhiều hơn cho người khác thì cuộc sống của mình sẽ ý nghĩa hơn. Chính vì thế phải có tôn giáo. Đạo Phật dạy tiền bạc, vật chất là ảo hết, tình thương yêu, giúp đỡ người khác mới là sự thật, đó mới là sức mạnh của con người.

*/ 'Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa'

Bài giảng của GS Ngô Bảo Châu được chia làm ba phần, bao gồm: Cái gì là động cơ căn bản cho việc học tập, học chữ hay học làm người và chúng ta học như thế nào. Anh cho biết, không có tham vọng đưa ra câu trả lời thấu đáo và đầy đủ cho cả ba câu hỏi mà chỉ là sắp xếp thành những suy nghĩ tản mạn của mình, làm thành những câu trả lời không cầu toàn.

"Đã rất nhiều người chỉ ra những bất cập của nền giáo dục nước nhà, và tôi cũng thấy không cần thiết phải góp thêm một tiếng nói của mình vào đó. Nhưng nếu chỉ nêu một vấn đề lớn nhất, thì đó chính là mức độ tha hóa của cả một hệ thống", GS Châu nói.

Theo GS Châu, kết quả của kì thi tốt nghiệp đáng ra phải mang tính thiêng liêng trong đời học sinh lại trở thành một trò đùa - trò đùa muốn khóc. Các trường đại học ở Mỹ, như ĐH Chicago nơi anh làm việc, họ thành công không phải vì họ giàu, có nhiều giáo sư xuất sắc hay cơ sở vật chất đầy đủ, mà đó là vì tinh thần fairplay. Ở đó, mọi hành vi ăn gian đều bị trừng trị nghiêm khắc.
"Sự trung thực là một trong những điểm   quan trọng nhất cho câu hỏi học như thế nào? Trung thực khó học trong sách vở và để trẻ trung thực, người lớn phải làm gương. Ngoài tính tổ chức, trung thực, kỉ luật thì cần niềm say mê và giữ được say mê, làm động cơ cho việc học tập", GS Châu nhấn mạnh.

Xem thêm: GS Ngô Bảo Châu bàn về thần tượng, sự tha hóa

*/ Giờ giảng 'học làm người' của GS Ngô Bảo Châu

*/Học như thế nào? Ngô Bảo Châu
 

 

 

 

*/. Chuyện dạy con ở nhà có hai bộ trưởng

Tại đó, cha tôi  đã tiếp thu nhiều cái mới và là một trong những người đầu tiên ủng hộ những khái niệm về “Xã hội dân sự”, “Nhà nước pháp quyền”, “Tam quyền phân lập”.

*/ Bàn về vài kỹ năng «bên lề» cần cho một người đi dạy…

  •   NGUYỄN HUỲNH MAI
  • Thứ sáu, 22 Tháng 3 2013 16:18

*/ Đối thoại về giáo dục

 

*/ Nữ TS toán đầu tiên của VN ủng hộ nhưng 'lo' cho ĐH Phan Châu Trinh

 

THÁNG 4-2013:

1/ Chúng ta đang có một nền giáo dục bất thường

2/ Tác giả bức thư Thủy Tinh gửi Sơn Tinh chia sẻ bí quyết học Văn

3/ Giáo viên Sử 'bất đắc dĩ' dạy thêm cả... Hóa!

4/ Bất ngờ clip bóc trần hàng loạt yếu kém của nền giáo dục VN

Thứ tư 17/04/2013 16:03
(GDVN) - "Không cần đến một thế hệ mà con người phải được đào tạo tất cả mọi thứ, rồi đến khi nhiều người không biết mình sẽ làm các công việc gì, mong muốn đạt được điều gì, mục đích sống trên đời là gì?"

 http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bat-ngo-clip-boc-tran-hang-loat-yeu-kem-cua-nen-giao-duc-VN/291484.gd

- TS Lương Hoài Nam: 'Có vẻ người ta thấy sợ clip Kẻ lười biếng'

 

 

5/ Từ phát ngôn 'thần đồng' đến clip xé đề cương

Mục đích của giáo dục không chỉ là truyền dạy kiến thức, kỹ năng, mà cao hơn là dạy cho trẻ biết và tôn trọng thế giới xung quanh, cho chúng biết rằng tất cả những gì đang tồn tại tạo nên thế giới chúng đang sống. Dạy chúng chỉ trích, lên án một hiện tượng mà thiếu quá trình  phân tích đầy đủ, đúng đắn, chỉ tập trung vào mặt xấu và chụp mũ toàn bộ là phản giáo dục và có hại cho trẻ.

Phát ngôn của Đỗ Nhật Nam và hành động của các hoc sinh lớp 12 phần nào phản ánh kết quả của cách thức giáo dục của chúng ta. Đó là một nền giáo dục trọng thành tích, nhồi nhét kiến thức, mà quên đi sứ mệnh đào tạo Con người theo đầy đủ nghĩa của nó.

Dạy cho trẻ biết tôn trọng những điều xung quanh là cách duy nhất để ngăn chặn việc tiếp tục cho ra đời những sản phẩm giàu kiến thức, giỏi kỹ năng, nhưng ngông cuồng, thiếu khiêm tốn và không coi trọng người khác. Thay đổi cách giáo dục, chứ không phải là thay đổi luật pháp như ai đó đề nghị, mới là thay đổi căn bản, cấp thiết nhất.

6/ Hiệu trưởng ĐH FPT: 'Nên bỏ 3 năm trung học phổ thông'

Thứ tư 24/04/2013 16:58
 
7/ Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
'Bộ trưởng nên đọc bài viết này của nữ sinh lớp 12'
Thứ năm 25/04/2013 06:41
(GDVN) - Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho biết, ông đã xem clip "Sự trăn trở của kẻ lười biếng" và cũng đã nhận được bài viết của một nữ sinh lớp 12 nhân sự kiện này. Theo ông, Bộ trưởng GD&ĐT nên theo dõi, đối thoại với các em.

8/ Một ngày ‘chạy sô’ của học sinh lớp 9

9/ Nỗi đau từ điểm số

10/ 'Bộ Giáo dục đang chạy theo một quán tính rất nguy hiểm'

Thứ hai 29/04/2013 16:06

Hiện nay chúng ta vẫn duy trì cách học hình thức, cách thi hình thức, chúng ta làm hại rất nhiều thế hệ học sinh. Vấn đề dạy học hiện nay chúng ta vẫn lầm ở chỗ lo rất nhiều điều kiện nhưng không làm rõ trách nhiệm của mình. Trong học tập nỗ lực cá nhân rất quan trọng, không ai thay thế được mặc dù cho thầy có giỏi đến mấy. Ngược lại những người có ý thức sẽ tìm được thầy giỏi, tìm được sách hay và tự học.

 

11/ Nhà giáo Phạm Toàn công bố sơ đồ tổ chức lại hệ thống giáo dục

Thứ sáu 26/04/2013 14:32
 
12/ Nguyên Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ:
'Bộ GD&ĐT đang vi phạm pháp luật'!
GS Trần Xuân Nhĩ chỉ ra rằng, điểm sàn trên thế giới không ai làm như chúng ta vì bản chất của đại học là tự chủ. Bộ GD&ĐT hiện nay đang biến mình thành một “trường đại học” làm thay việc cho các trường, trong khi đó các trường đại học có hàng nghìn cán bộ, Bộ GD&ĐT chỉ nên quan tâm tới nhiệm vụ quản lí nhà nước là quá đủ. 

 

 

THÁNG 5-2013:

 

1/ 'Loạn'... giáo dục?

Tác giả: TRỊNH XUÂN BÁU
Bài đã được xuất bản.: 02/05/2013 02:00 GMT+7

 

Nhìn vào bảng tổng kết ở phần I- "Thầy dạy hay thợ dạy", số lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ tăng 403,8% tính từ năm học 2000-2001 đến năm học 2011-2012. Trong số 22.117 thạc sỹ được tuyển dụng thành giảng viên, liệu có bao nhiêu phần trăm là người học thật, có trình độ thật?

Thế nên mới có những chuyện cười ra nước mắt khi các giảng viên ĐH không có một chút khái niệm về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, thậm chí còn viết sai chính tả. Những đối tượng này, có lẽ không bao giờ có thể trở thành những "thầy dạy", mà chỉ đạt được trình độ "thợ dạy" theo đúng xuất phát điểm của họ.

Theo số liệu công bố tại Hội nghị GDĐH năm 2013, trong số 1.473 GS, 8.176 Phó GS và hơn 24.000 tiến sỹ của cả nước, chỉ có 286 GS (chiếm 0,5%), 2.009 Phó GS (chiếm 3,37%) và 8.519 tiến sỹ (chiếm 14,27%) đang giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ.

Chất lượng đào tạo ĐH ngoài tiêu chí tỷ lệ giữa sinh viên/ giảng viên, còn có tỷ lệ GS, TS/ giảng viên. Với số liệu ở trên cho thấy, tỷ lệ này ở Việt Nam còn quá thấp. Mục tiêu đào tạo hơn 20.000 tiến sỹ trong 10 năm của Bộ GD& ĐT không biết có thực hiện được không, và chất lượng đến đâu. Nhưng rõ ràng, việc phần lớn các GS, Phó GS, TS không tham gia công tác giảng dạy ĐH là một thiệt thòi rất lớn cho đất nước. Đồng thời cũng góp phần vào việc hình thành một lớp "thợ dạy" trong các trường ĐH.

 

2/ Để 'thầy ra thầy'?

Bên cạnh đó những người tốt nghiệp các trường sư phạm không phải đương nhiên trở thành giáo viên. Họ còn cần được kiểm định để cấp "giấy phép hành nghề sư phạm". Sau mỗi chu kỳ 10 năm (ở Nhật) giáo viên sẽ được kiểm tra để tái cấp giấy phép hành nghề. Thủ tục này sẽ loại bỏ một số người mà năng lực chuyên môn hoặc các kỹ năng nghiệp vụ khác không đáp ứng đòi hỏi thực tế.

Chế độ lương: Là một trong những yếu tố quan trọng khuyến khích và bảo toàn đội ngũ giáo viên, hình ảnh truyền thống về nghề dạy học như một nghề được trả lương thấp đã hoàn toàn bị xoá bỏ. Theo thống kê năm 2010 của OECD (Organization for Economic Cooperation and Development), mức lương trung bình của giáo viên các nước thành viên là 37.603 USD/năm.
Cao nhất thuộc về Lucxembourg 93.000 USD/năm, Anh quốc là 44.145 USD/năm, Nhật  44.787 USD/năm (3.732 USD/ tháng), Hàn Quốc 46.337 USD/năm (3.861 USD/tháng). Thấp nhất trong bảng thống kê là Cộng hòa Slovakia - khoảng 12.000 USD/năm.

Một số chính sách liên quan đến đội ngũ nhà giáo mang lại sự... phản cảm hơn là tích cực. Ví dụ phụ cấp ưu đãi 45% cho giáo viên môn Chính trị khiến cho bản thân họ trở nên cách biệt trong con mắt đồng nghiệp. Việc không cho hưởng thâm niên với các nhà giáo về hưu trong giai đoạn  1994- 2011 là một sự bất công đối với người cao tuổi... Chính sách ưu đãi đối với giáo viên cắm bản, giáo viên dạy học vùng dân tộc ít người, hải đảo... chưa thực sự khuyến khích các thầy cô yên tâm công tác.

Cần có sự định hướng lại dư luận xã hội về nghề dạy học và hình ảnh người thầy. Nhận thức cộng đồng trong suốt 60 năm qua cho thấy dạy học là một nghề vất vả và thu nhập không cao. Theo thời gian, quan niệm về sự cao quý của nghề cũng dần mai một. Các phương tiện truyền thông cũng góp phần không nhỏ vào việc "quảng bá hình ảnh xấu" của người thầy.

Điều cuối cùng và cũng là một trong các yếu tố quan trọng là chế độ đãi ngộ. Nước Nhật có một điều luật quy định lương ngành GD cao hơn các ngành công chức khác 30%. Với quy định này số người có nguyện vọng làm giáo viên luôn cao hơn nhu cầu tuyển dụng.

2/ Chủ tịch Hội Toán học: 'Cày đi cày lại tốt hơn cày 1 lần' là lầm to!

Thứ tư 15/05/2013 14:08
(GDVN) - GS.TSKH Lê Tuấn Hoa: "Việc lấy kiến thức từ lớp trên dạy xuống lớp dưới chỉ tổ lợi bất cập hại”.

Chẳng hạn, nếu thầy nào đó có ý thức dành thời gian dạy kiến thức cơ bản, thì một số phụ huynh sẽ cho rằng thầy này kém, không giảng được dạng toán nào hay ho cả. Khi đó họ  đi tìm thầy khác ở bên ngoài. Đương nhiên sau một số năm “mất uy tín” (cho dù là oan) như vậy, thầy đó sẽ không còn bản lĩnh đi theo chính kiến của mình.

3/ Thi kiểm tra chất lượng của giáo viên: Miếng dán trên chân gỗ

  •   NGUYỄN HUỲNH MAI

 

 

THÁNG 6-2013:

1/ 20.000 học sinh sẽ trượt lớp 10 công lập

Thành phố có gần 71.300 học sinh đăng ký vào lớp 10 không chuyên hệ công lập trong khi tổng chỉ tiêu chỉ khoảng 50.000 em. 

2/ 'Điểm sàn đã đẩy hàng nghìn học sinh ra nước ngoài'

Cho rằng điểm sàn mỗi năm đẩy hàng nghìn học sinh ra nước ngoài khiến đất nước bị chảy máu ngoại tệ, GS Trần Phương đề nghị bỏ điểm sàn, bỏ ba chung và lấy kết quả phổ thông kết hợp với xét tuyển học bạ vào đại học.

"Tôi cho rằng các em đã tốt nghiệp THPT đều đủ điều kiện học bất cứ trường đại học nào. Và nên chăng, nhà nước xã hội hóa các trường ngoài công lập hiện nay?", thầy Nghị đặt câu hỏi.

3/ Sáng nay (1/6), gần 1 triệu thí sinh làm thủ tục thi tốt nghiệp THPT

Thứ bảy 01/06/2013 07:14
(GDVN) - Số liệu được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT), sáng nay khối học sinh lớp 12 trong toàn quốc (có 946.064 thí sinh) làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT.

4/ Gợi ý giải bài thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2013

5/ Hơn 3.000 thí sinh bỏ thi tốt nghiệp trong ngày đầu

(Dân trí) - Theo báo cáo nhanh của Bộ GD-ĐT, kết thúc ngày thi tốt nghiệp đầu tiên với môn Ngữ văn và Hóa học cả nước đã có 3.089 thí sinh bỏ thi. 
 >>  Đắk Lắk: Nhờ người thi hộ, 1 thí sinh bị đình chỉ thi
 >>  Phao thi xuất hiện tại địa điểm thi trường Chuyên

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tổng số thí sinh đăng kí dự thi tốt nghiệp năm 2013 là 946.064. Trong đó, GD THPT có  854.355 thí sinh, GDTX có 91.709 thí sinh. Số thí sinh đến dự thi là 942.975, đạt 99,67% so với tổng số thí sinh đăng kí dự thi. Trong đó, GD THPT đạt 99,75% và GD TX đạt 98,97%. Như vậy, số thí sinh bỏ thi trong ngày thi đầu là 3.089.
 
Cả nước có 40.361 phòng thi, so với năm 2012 (40.620) giảm 259 phòng. Tổng số Hội đồng coi thi: 2.296, so với năm 2012 (2.307) giảm 11 Hội đồng.

6/ Gợi ý giải đề thi môn hóa

7/ Đuổi học sinh viên đánh thầy bất tỉnh

8/ Thầy Đỗ Việt Khoa:
"Tiêu cực thi cử nói mãi không hết và gần như không có thuốc chữa"
Thứ năm 06/06/2013 14:09

 

Những năm trước, tôi không ủng hộ việc bỏ kỳ thi này, thì nay, sau khi ngẫm nghĩ rất kỹ, tôi thấy nên bỏ kỳ thi này (tốt nghiệp THPT). Bỏ sớm năm nào hay năm đó. Bậc học THPT là bậc học mà học sinh tốn tiền nhiều nhất, tốn hơn cả học đại học. Tiêu cực thi cử nói mãi không hết và gần như không có thuốc chữa. Người ta vẫn báo cáo hay. Vậy thì nên bỏ kỳ thi này đi.

9/ Một kỳ thi cần phải loại bỏ (LĐ) - Số 127 - Thứ năm 06/06/2013 07:58

10/ Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của cả nước tăng không ngừng

Chủ nhật 16/06/2013 07:16

11/ Học và Đọc – Phạm Tuấn Anh

 

 

THÁNG 7-2013:

1/ Thí sinh tấp nập kéo về Thủ đô (vnexpress)

Hàng ngàn sĩ tử đổ về Hà Nội, thanh niên tình nguyện tất bật giúp sức (dantri)

2/ Hơn 40.000 học sinh trượt tốt nghiệp THPT

3/ Học “định” để được “tuệ” trên ghế nhà trường – Cao Huy Thuần

4/ Thân phận người thầy

Cũng như Việt Nam, người Phần Lan xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa của sự tăng trưởng và cạnh tranh quốc tế. Tại xứ Bắc Âu này, người thầy được cả xã hội tin tưởng và quý mến. Do đó, cửa vào ngành sư phạm là rất hẹp, giới trẻ xem nghề giáo là một nghề lý tưởng, ai cũng muốn trở thành “kỹ sư tâm hồn”, nên ngành sư phạm tha hồ chọn người tài. Cô Paula, một giáo viên trong ngôi trường mà chúng tôi đã chọn quan sát ở Phần Lan kể về con đường trở thành giáo viên tiểu học của cô: “khóa thi vào khoa sư phạm của tôi năm đó chỉ có 1/5 ứng sinh trúng vào vòng hai, trong số này, sau nhiều vòng phỏng vấn, người ta chỉ chọn ra một người mà thôi” 2. Và để trở thành giáo viên chính thức của trường này, chị đã phải vượt qua 36 hồ sơ khác cùng nộp đơn dự tuyển. Con đường trở thành giáo viên ở bất kỳ cấp học nào tại xứ này cũng thực sự gian truân nhưng cũng đầy vinh dự. 

Theo báo cáo của Hội đồng châu Âu, lương trung bình trước thuế của giáo viên phổ thông Phần Lan trong năm học 2011 - 2012 là 2 598 euro/ tháng3, tương đương với 72.479.364 vnđ, trong khi tôi thấy vật giá giữa Việt Nam và Phần Lan không chênh lệch nhau là mấy.

5/ Cụm thi Huế:    Đưa con đi thi bị mất hết tiền, bố nhập bệnh viện tâm thần

Đưa con đi thi bị lạc, mẹ nghèo cạn nước mắt tìm kiếm

Nữ sinh miền núi lạc mẹ khi đi thi ĐH nói gì?

6/ GS.Hoàng Tụy: Đạo đức tối thiểu còn hiếm,trách gì vô cảm...

7/ Hà Nội hợp thức "dạy" học sinh đẳng cấp giàu, nghèo?

8/ Câu chuyện nước Mỹ: Gửi con…du học

Mấy năm trước, có thằng cu sinh viên Việt ở California, lấy dao dọa bạn, bị cảnh sát đến còng tay và đánh một trận nhớ đời. Dù có thắng kiện nhưng cu cậu hiểu ra một điều, Mỹ khác Việt Nam.

9/ 'Nếu chọn lại, tôi không theo nghề giáo...'

Cầm trên tay bài tham luận được chuẩn bị khá kỹ lưỡng với chủ đề "giải pháp nâng cao chất lượng đời sống giáo viên", TS Vũ Văn Dụ (Nguyên Vụ trưởng Vụ giáo viên - Bộ GD&ĐT) so sánh, thu nhập của một cán bộ văn phòng thuộc EVN cao gấp 3, 5 lần lương tột bậc của giáo sư.

"Giáo viên trẻ có khuynh hướng thực dụng, cạnh tranh khá mạnh mẽ. Xét đến cùng, giỏi nghề là động cơ tốt. Giỏi để sống giàu sang và quyền lực cũng đúng. Nhưng cần quan tâm lợi ích của học sinh và cộng đồng....", ông Quang nói.

10/ Dạy, Học và Giáo Dục Giả Hiệu – Mortimer J. Adler, ICEVN

Ai cũng biết, hay chắc phải biết, rằng nhồi sọ không phải là sự giảng dạy theo đúng nghĩa của nó, và kết quả của nhồi sọ là cái gì đó trái ngược hẳn với cái học chân chính. Thế nhưng, thực tế cho thấy rằng, hầu hết những gì đang diễn ra trong trường lớp của chúng ta không là gì khác hơn lối dạy học nhồi sọ.

Nói một cách khác, thầy giáo, cũng giống như bà mụ, luôn luôn có thể không cần thiết. Trẻ con có thể được sinh ra mà không cần có bà mụ. Kiến thức và sự hiểu biết có thể có được mà không cần có thầy dạy, qua những hoạt động hoàn toàn tự nhiên của tâm trí.
Những thầy cô nào mà tự coi mình là nguyên nhân chính hay duy nhất tạo ra sự học nơi học sinh là những người không hiểu được rằng dạy học là một nghệ thuật hợp tác. Họ cứ nghĩ rằng họ là người sản xuất ra kiến thức hay sự hiểu biết trong tâm trí của học sinh, giống như người thợ đóng giầy làm ra đôi giầy từ miếng gỗ hay miếng nhựa.

 

 

 

 

 

 

 

11/ Nghề giáo ở Mỹ cũng lâm vào khủng hoảng

Theo Bussines Insider, hiện Mỹ có 3,3 triệu giáo viên ở các trường công lập song sang thập kỷ tới sẽ có tới 40% người tới độ tuổi nghỉ hưu và khoảng 40.000 giáo viên khác bỏ nghề với nhiều lý do khác. Susan Lund giám đốc nghiên cứu của viện McKinsey cho rằng, ngành sư phạm ở Mỹ đang trải qua cơn bĩ cực chuyển đổi cả về lượng và chất, số lượng giáo viên “ra đi” khá nhiều. Đương nhiên nó sẽ giúp Mỹ tìm kiếm thêm những tài năng mới nhưng cái khó là ngành sư phạm không còn sức hút khi mức lương trả cho giáo viên khá thấp.
 
Thu nhập là động lực quan trọng giúp giáo viên tích cực trau dồi kỹ năng, kỹ xảo, nâng cao nghiệp vụ, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng dậy. Nhưng mức lương bình quân của giáo viên cấp 3 chỉ bằng 72% mức lương bình quân của lực lượng lao động đã tốt nghiệp đại học, trong khi ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) con số đó là 90%. Cụ thể, tính trên toàn bộ ngành nghề, lương bình quân của người đã tốt nghiệp đại học là 100.000 USD thì lương bình quân của giáo viên 72.000 USD. McKinsey cho biết thêm, trong một cuộc kiểm tra 1.300 sinh viên, những  người nhận được sự giảng dạy chuyên nghiệp và tận tình ghi điểm cao hơn 21% so với những sinh viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên không yêu nghề.

12/ GS Chu Hảo : Trường công chất lượng cao hỏng từ điểm xuất phát

Một quan điểm lành mạnh, trả lời ông Trần Hồng Quân (xem mục này, ngày 16.07.13). Và một ông Tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng (http://nld.com.vn/2013072...cao-chong-tut-hau.htm) dám viết ; "Người giàu trước có quyền được hưởng thụ cao hơn người còn nghèo. Đó là hợp lẽ tự nhiên, nếu không thì giàu lên để làm gì? Họ có quyền trả giá cao hơn để hưởng chất lượng dịch vụ cao hơn, trong đó có dịch vụ giáo dục. Con họ có quyền được học tại trường tốt hơn, dù đó là du học nước ngoài, du học tại chỗ ở trường quốc tế hay học tại trường CLC". Sao không để trường tư làm việc này ? Mà dùng trường công, với trường sở, giáo viên, nhân viên là tiền của mọi người, kể cả người nghèo ?
Địa chỉ của liên kết là: http://www.baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/201307/gs-chu-haotruong-cong-chat-luong-cao-hong-tu-diem-xuat-phat-2350909/
Các 

Xem thêm:  Trường chất lượng cao: Chống tụt hậu(*)

Chủ Nhật, 21/07/2013 23:59
Ý kiến của vị GS này là: “Người giàu trước có quyền được hưởng thụ cao hơn người còn nghèo”

 

 

 



<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.07.2013 12:26:19 bởi Lai Ly Anh Van >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9