THỦ ẤN - Cách bắt ấn để chữa bệnh
Cmp 06.08.2013 07:03:59 (permalink)
                                                                               
Thủ Ấn là những hình thù đặc biệt của bàn tay như ở các tượng phật, thường dùng trong lúc ngồi thiền, người việt hay gọi là phật thủ. Từ ngàn xưa người ấn độ đã có truyền thống dùng ấn trong lúc ngồi thiền, trong các nghi lễ tôn giáo và để chữa bệnh.  Có ba loại ấn: thủ ấn, nhãn ấn và thân ấn.  Bài viết này chỉ bàn về thủ ấn.
 
Ấn có thể điều hòa năng lượng trong người để chữa các bệnh mãn tính (chronic) mà thuốc tây không chữa được.  Phép bắt ấn dựa vào tạng người và thuyết 5 yếu tố (5 elements) của Ayurveda. 
 
Tạng người
 
           Tạng Khí                   Tạng Hỏa                     Tạng Thủy


Phép dưỡng sinh Ayurveda chia người ta ra thành nhiều tạng người, trong đó có 3 tạng chính là khí, hỏa và thủy.  Các tạng kia là tổng hợp của ba tạng chính: 
* Tạng Khí (vata) là loại người cao gầy, nhanh nhẹn, có đầu óc sáng tạo.  Người tạng này thường ăn ngủ không đều, da hay bị khô, hay lo lắng, sình bụng và hay bị viêm khớp xương.  Vata bao gồm hai yếu tố khí (kinetic energy) và thinh không (space).
 * Tạng Hỏa (pitta) là loại người trông quân bình, mặt hồng hào, mắt sáng, rất thông minh, thích phê bình chỉ chích; có tham vọng và làm việc suốt ngày.  Tạng này hay bị rụng tóc, nhức đầu, loét bao tử và bệnh cao máu.  Pitta bao gồm hai yếu tố hỏa và thủy.
 * Tạng Thủy (kapha) là loại người to lớn, khỏe mạnh, bình tĩnh nhưng hơi chậm chạp, hay nản lòng, thích ăn ngọt.  Tạng này hay bị bệnh tiểu đường, cao mỡ và hay buồn rầu (depression).  Kapha bao gồm hai yếu tố thủy và thổ.
                    
5 yếu tố (5 elements)

Phép bắt ấn muốn điều hòa 5 yếu tố hỏa, khí, thủy, thổ và thinh không trong cơ thể.  Hỏa là nhiệt năng.  Khí là động năng. Thủy là nước có tính kết hợp với các năng lượng khác. Thổ là đất, là phần cứng của cơ thể. Thinh không là khoảng trống (space) giúp cho các yếu tố khác có thể biểu lộ ra.  Mỗi người chúng ta nhờ sự kết hợp của các yếu tố này mà tạo thành một típ người.  Khi các yếu tố này bị mất căn bằng thì cơ thể sinh ra bệnh tật.
  
Sơ đồ của ấn:

Mỗi ấn là là một sự kết hợp của các năng lượng trong người qua năm ngón tay:  
-         Ngón tay cái là biểu tượng của hỏa
-         Ngón trỏ là biểu tượng của khí, tức là động năng 
-         Ngón giữa là biểu tượng của thinh không (ngược với áp lực) trong cơ thể 
-         Ngón áp út là biểu tượng của thổ, tức là sức tiêu hóa
-         Ngón út là biểu tượng của thủy 
 
Bằng cách kết hợp của năm yếu tố đó tất cả các năng lượng trong cơ thể đều có thể điều khiển được (phép tu hành của mật tông dùng cả thủ ấn, nhãn ấn và thân ấn để điều khiển các năng lượng rất vi tế).  Đây chính là lý do ấn có thể chữa được nhiều bệnh mà thuốc tây không chữa được. 

Khi nào dùng được ấn:
 
Sau đây là bảng tóm tắt các ấn thông dụng cho mỗi tạng người:
 
Tạng người         Tên Ấn                     Chữ phạn                     Lợi ích              
Khí                      2. Phong ấn               Vayu mudra                 Da bớt khô, đầu óc bớt căng thẳng
                           5. Thổ ấn                   Prithvi mudra               Trị mệt mỏi, hốc hác, rụng tóc 
                           7. Thủy ấn                 Varun mudra                Tăng thủy, tươi da, đen tóc      
                         10. Sinh khí ấn            Prana mudra                Tăng thủy và thổ, chống mệt mỏi    
                         13. Giảm phong ấn     Vata-naashak               An tâm, người bớt khô khan
                         14. Tiêu hóa ấn           Pushan mudra             Trị chứng ăn uống khó tiêu
                         20. Bổ tạng ấn            Garuda mudra              Tăng sinh khí, bổ nội tạng 
 
Hỏa                     3. Thinh không ấn     Akash mudra               Giảm áp huyết, giảm stress
                           4. Thiên ấn                Shunya mudra             Trị đau tai, tê liệt cơ thể           
                         16.  Ấn Rudra              Rudra mudra                 Kiệt sức, chóng mặt, nội tạng bị xệ     
                         17. Tâm ấn                  Apanavayu mudra        Trị bệnh tim 
                         18. Đại đầu ấn            Mahasirs mudra            Chữa nhức đầu

Thủy                    1. Tuệ ấn                 Gyan mudra                  Tập trung tinh thần 
                            6. Hỏa ấn                 Surya mudra                Làm ấm người, giảm mỡ, xuống cân
                            8. Đàm ấn                Varuna mudra              Tiêu đàm, giảm thủy, trị phù thủng
                            9. Thái dương ấn     Aditya mudra                Trị cảm lạnh
                          11. Bài tiết ấn            Apana mudra                Khử độc trong nội tạng
                          12. Tăng Khí ấn          Vyan mudra                  Tăng khí, vững tâm              
                          15. Giảm thủy ấn        Kapha-naashak            Giảm thủy, xuống cân    
                          19. Ấn Linga               Linga mudra                 Làm ấm người, trị ho                                                                                           
    
Nói tóm lại người tạng thủy phải lo giảm thủy, bổ hỏa; tạng hỏa phải giảm hỏa, và bổ thủy cho bớt rụng tóc; tạng khí phải lo giảm khí và bổ thủy cho người bớt khô khan.   Ai giữ được như vậy thì bệnh tật sẽ lui, còn các ấn khác chỉ là ấn phụ.


References: 
1. Vata, pitta and kapha dosha;   Joyful Belly - www.joyfulbelly.com/Ayurveda/article/Vata-Dosha/63
2. Complete person, Diseases that can be cured by mudras,  http://complete-education...e-cured-by-mudras.html
 
(còn tiếp)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.11.2013 03:15:18 bởi Cmp >
Attached Image(s)
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9