THƠ ĐƯỜNG - XƯỚNG + HỌA - KÍNH MỜI
Thay đổi trang: << < 282930 > >> | Trang 30 của 255 trang, bài viết từ 436 đến 450 trên tổng số 3819 bài trong đề mục
Hải Tâm 30.11.2005 05:20:17 (permalink)
0

Trích đoạn: tulipdenus

Xướng:

TÌNH NHẠT PHAI

Tình dạt trôi dần theo gió đêm
Phai màu hoa rụng lạnh bên thềm
Năm dài mỏi ngóng tình son sắc
Xuân ngắn hoài trông giấc mộng êm
Mưa đổ bên lòng, hòa lệ nhớ
Sóng dồn tim vỡ, úa môi mềm mềm
Người đi là biết hoài xa cách
Mưa ướt bên đời mưa ướt thêm.

Thân mời các bạn họa cùng!



LỆ ĐÁ

Có tiếng Đông về giữa phố đêm
Giăng giăng hoa tuyết phủ chân thềm
Nặng vai gánh vát duyên cay đắng
Mõi mắt chờ trông mộng ấm êm
Bóng tối hoà chung dòng lệ đá
Mưa xa kết lại chiếc môi mềm
Từ nay ôm kiếp người quên lãng
Một thuở tình trao lạnh giá thêm

Hải Tâm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.12.2005 01:15:21 bởi tulipdenus >
Hải Tâm 30.11.2005 05:29:38 (permalink)
0


Trích đoạn: KimGiang


PHỐ XA

Người hứa quay về có thấy đâu
Bao năm cỏi nhớ chẳng phai màu
Hoàng hôn phủ bóng ven triền núi
Pháo đỏ giăng ngang dưới chiếc cầu
Áo cưới mang theo đành cách mặt
Áo tình đứt đoạn hết còn nhau
Ru lòng mấy thuở bên sông vắng
Phố đã xa rồi chẳng hợp châu

Hải Tâm

QUAN HỌ

Trông người đến hội thấy buồn đâu?
Yếm thắm bao xanh vẫn biếc màu !
Giã bạn câu thề đau chất núi
Dầm tan xác pháo đáy sông Cầu !
Cầm tà áo cưới lên che mặt
Đến hẹn về Lim lại có nhau
Lúng liếng câu hò rời bến vắng
Duyên đời nghiệt ngã Phố xa Châu !

Kim Giang


VỤNG DẠI

Quê xưa dáng củ biết tìm đâu
Cách biệt bao năm tóc bạc màu
Đốt ngọn đèn khuya bên xóm vắng
Nâng ly rượu nhạt dưới chân cầu
Hai hàng lệ thảm trôi về núi
Một mảnh khăn hồng xé tặng nhau
Từ cõi trăm năm nghe vụng dại
Mi buồn, mắt tủi vở dòng châu

Hải Tâm
Diep Khai 30.11.2005 05:55:07 (permalink)
0

Trích đoạn: Hải Tâm

KHỔ KIẾP CHỒNG CON

Chồng con chi khổ phải lo chăn
Sáng sớm đi chơi tối lại nằm
Nhậu nhẹt xong rồi về quậy phá
Đánh bài thua hết đứng cười thầm
Xin ông đâu được thôi đành nín?
Nói cậu không xong chẳng lẽ câm?
Cẳn nhẳn cằn nhằn nào có bỏ
La xong ấy bảo tớ bà chằn

Hải Tâm


Lời bạn than

Họa ngược vận KHỔ KIẾP CHỒNG CON

Nào ai dám gọi đó bà chằn
Mở miệng ra là đã bảo câm
Rượu mới kề môi la bỏ xuống
Tiền lương chửa nạp đã thì thầm
Đưa nhanh nếu muốn vui mà sống
Chậm chạp judo hất té nằm
Trai tráng đời nay ... đều giống tớ
Suốt ngày ... (bên) váy khỏi cần chăn !
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.12.2005 01:48:13 bởi Diep Khai >
lá chờ rơi 30.11.2005 06:29:45 (permalink)
0
XƯỚNG - KÍNH MỜI

MỘNG ĐẸP NỬA ĐÊM

Nằm mơ thấy được vợ đêm qua
Ðược cả ba gian một mái nhà
Mẹ đĩ nhe răng trông vẫn trẻ
Thằng con đội nón thấy chưa già
Khi thương đói bụng ăn mì gói
Lúc giận no hơi múa chỗi chà
Con thảo vợ hiền vui cả xóm
Xin đừng dộng cửa giật mình ta.


Phó-thường-dân LCR
lá chờ rơi 30.11.2005 15:07:11 (permalink)
0

Trích đoạn: Hải Tâm


Trích đoạn: tulipdenus

Xướng:

TÌNH NHẠT PHAI

Tình dạt trôi dần theo gió đêm
Phai màu hoa rụng lạnh bên thềm
Năm dài mỏi ngóng tình son sắc
Xuân ngắn hoài trông giấc mộng êm
Mưa đổ bên lòng, hòa lệ nhớ
Sóng dồn tim vỡ, úa môi mềm mềm
Người đi là biết hoài xa cách
Mưa ướt bên đời mưa ướt thêm.

Thân mời các bạn họa cùng!



LỆ ĐÁ

Có tiếng Đông về giữa phố đêm
Giăng giăng hoa tuyết phủ chân thềm
Nặng vai gánh vát duyên cay đắng
Mõi mắt chờ trông mộng ấm êm
Bóng tối hoà chung dòng lệ đá
Mưa xa kết lại chiếc môi mềm
Từ nay ôm kiếp người quên lãng
Một thuở tình trao lạnh giá thêm

Hải Tâm



lưu ý Tư Lú :
Câu6 "yếu mềm" là sai luật, tại muốn vậy hay vì không thấy ?

hehe...không thấy đấy bác Lá ui,

VẪN CÒN NỒNG
(thân họa TÌNH NHẠT PHAI của tulipdenus)

Thu sương heo hắt lạnh màn đêm
Gió trải hoa rơi rụng trước thềm
Vắng bóng hình ai từ dạo trước
Mà lòng luôn nhớ những chiều êm
Khi nao âu yếm kề oanh yến
Giờ chịu xa xôi dạ xót mềm
Thương kẻ bôn ba ngoài dậm liễu
Tình càng xa vắng lại nồng thêm


VNN/LCR
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.12.2005 01:17:42 bởi tulipdenus >
lá chờ rơi 30.11.2005 15:12:38 (permalink)
0


Trích đoạn: Hải Tâm


Trích đoạn: Tran Manh hung

Xướng:
Trần Mạnh Hùng
KÍNH MờI


Với cùng hoa bướm đón xuân sang.
Cô gái đương xuân mộng ngập tràn.
Cô ước tung trời vờn sóng biển
Cô mơ lướt gío bắt chim bàng
Cô cười che dấu lòng e thẹn
Cô bỗng ngây say đẹp dịu dàng
Cô nhớ tình quân xuôi vạn lý.
Má hồng hây đỏ , mắt long lanh
TMH



MANG

Mang theo nỗi nhớ giữa mùa sang
Mang lúc ra đi để lệ tràn
Mang kỷ niệm xưa màu nắng Hạ
Mang tình ái cũ bóng cây bàng
Mang mưa mấy giọt còn hờ hững
Mang gió từng cơn rất dịu dàng
Mang kiếp khổ sầu, câu nguyện ước
Mang vần mắt ấy sáng long lanh

Hải Tâm



CHỜ DUYÊN
(thân họa MƠ của TMH)

Chim bướm tưng bừng lại rủ sang
Hồn xuân phơi phới mộng dâng tràn
Ước mơ mây nước duyên cầm sắt
E ngại trời trăng nét bẻ bàng
Chẳng học kẻ đi lời đỏng đảnh
Không phiền ai đến bước dềnh dàng
Tình ta treo giữa trời xuân thắm
Nào ngại người đông giữa chợ làng


VNN/LCR


(cảm phiền họa « vận » không họa « nguyên vận » nơi chữ chót.)

Hải Tâm 30.11.2005 15:35:58 (permalink)
0


Trích đoạn: lá chờ rơi

(cảm phiền họa « vận » không họa « nguyên vận » nơi chữ chót.)


Dạ xin chào bác Lá Chờ Rơi,

Khi họa vần lại một bài thơ Xướng, nếu bài thơ xướng dùng những từ kép như lỡ làng bâng khuâng, băn khoăn, dở dang v.v... thì làm sao mà không lập lại được chữ thứ 6 đó.
Nếu cố tình ngắt từ kép ra thì câu thơ sẽ hoàn toàn không có nghĩa, tối nghĩa hay nếu có nghĩa chăng thì cũng bị gượng ép.
Hải Tâm biết họa thơ mà dùng lại chữ thứ 6 của bài Xướng thì cũng là một trong những điệu kỵ khi họa thơ, nhưng nếu bài xướng dùng từ kép thì bài họa đành phải họa lại nếu muốn họa vần của bài xướng.
Vài hàng xin bác Lá Chờ Rơi lượng thứ :-)
Chúc bác một đêm tuyệt vời

Hải Tâm
lá chờ rơi 30.11.2005 22:03:59 (permalink)
0

Trích đoạn: Hải Tâm


Trích đoạn: lá chờ rơi

(cảm phiền họa « vận » không họa « nguyên vận » nơi chữ chót.)


Dạ xin chào bác Lá Chờ Rơi,

Khi họa vần lại một bài thơ Xướng, nếu bài thơ xướng dùng những từ kép như lỡ làng bâng khuâng, băn khoăn, dở dang v.v... thì làm sao mà không lập lại được chữ thứ 6 đó.
Nếu cố tình ngắt từ kép ra thì câu thơ sẽ hoàn toàn không có nghĩa, tối nghĩa hay nếu có nghĩa chăng thì cũng bị gượng ép.
Hải Tâm biết họa thơ mà dùng lại chữ thứ 6 của bài Xướng thì cũng là một trong những điệu kỵ khi họa thơ, nhưng nếu bài xướng dùng từ kép thì bài họa đành phải họa lại nếu muốn họa vần của bài xướng.
Vài hàng xin bác Lá Chờ Rơi lượng thứ :-)
Chúc bác một đêm tuyệt vời

Hải Tâm




Bạn Hải Tâm thân mến,
Có khi điều chúng ta đề cập đến có chỗ khác nhau. Cái đó rất tùy ở từng nhóm chơi với nhau. Thói quen chung trở thành qui ước chung và có thể trở thành một trường phái riêng.
Về chữ thứ 6 và chữ vần thứ 7 thì đối với tôi không có sự ràng buộc gì đặc biệt cả.
Nếu họa mà chỉ dùng chữ vần thứ 7 thôi, thì coi như là khó hơn và được chấm là hay hơn là họa mà phải dùng lại vừa chữ thứ 6 vừa chữ vần thứ 7 của bài xướng.

Tôi lấy ví dụ hai câu đầu của bài « tuổi 80 »

xướng : TUỔI 80
Thấm thoát mà nay đã bát tuần
Ðã nhiều hạnh ngộ lắm gian truân


họa dùng hai chữ 6 và 7
1. Đã thắm chi đâu cái bát tuần
Sức thừa trăm lẻ gánh gian truân

2. Thượng thọ vui sao chén bát tuần
Khề khà nhắc lại thuở gian truân


họa chỉ dùng chứ thứ 7
1. Trời còn cho bác được tam tuần
Chuyên đã chán rồi ắt khỏi truân

2. Bác sớm về hưu dưới ngũ tuần*
Bởi thay tăng tuổi gặp chuyên truân


Theo cách họa chúng ta đang dùng, mà cũng là của đa số bạn chơi thơ, thì bài họa tự do chọn đầu đề, chứ không bắt buộc phải có sự liên hệ đến ý tứ của bài xướng. (không phụ họa cũng không phản bác)
Do đó nên từ kép « lỡ làng » hoàn toàn tách ra được khi bài họa dùng ý tứ : chợ làng, xóm làng v.v. mà vẫn có nghĩa đàng hoàng. Còn như nếu phải lấy lại cả hai chữ « lỡ làng » thì ngôn từ cho bài họa bị hạn hẹp lắm, người yếu vốn chữ không chơi họa thơ được.
Ðây là những điều tôi học, hiểu và theo, liên hệ đến bài viết trên của bạn về chữ thứ 6 thứ 7 và các từ kép.

Còn về câu tôi chua dưới bài họa Chờ Duyên, đúng ra phải viết là :

(xin cảm phiền, tôi chỉ họa « vận » nhưng không họa « nguyên vận » nơi chữ chót)

Nhưng vì tôi hớt gọt hơi nhiều nên vô tình câu ấy lại giống như đưa ra một định đề chung. Xin xác nhận lại là hoàn toàn không có việc ấy. Tôi chỉ nhắm vào chữ chót của câu chót mà thôi. Vì tôi có đọc ở đâu đó cho phép họa thơ theo « vần » chứ không lấy « nguyên vận » của bài xướng. Bài xướng dùng chữ « ngần » thì bài họa có thể thay với những chữ : cân cần, lân lần, trân trần v.v. Nhưng đây là cách họa « dở ». Tác giả được phép dùng cách họa dở để bảo toàn ý nghĩa của đầu đề đang theo.
Vì tôi thấy bài xướng dùng « long lanh » cho câu chót mà 4 vần trên thì là : sang, tràn, bàng, dàng. Tôi cho là xa vần nên tôi chấp nhận theo cách họa « dở » là theo vần « ang » của toàn bài, chứ không theo nguyên vận « lanh ».
Chỉ có vậy thôi. Không có gì đáng cho ta bận tâm, thắc mắc hơn sự xướng họa đùa nhau cho thoải mái.
Cũng như trong cách xưng hô hay góp ý, chúng ta lấy tình thân làm mực để viết ra mọi điều cần trao đổi. Ðồng ý vậy nhé.
Thân ái, LCR
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.11.2005 22:21:30 bởi lá chờ rơi >
luky 30.11.2005 22:12:53 (permalink)
0


Trích đoạn: lá chờ rơi

XƯỚNG - KÍNH MỜI

MỘNG ĐẸP NỬA ĐÊM

Nằm mơ thấy được vợ đêm qua
Ðược cả ba gian một mái nhà
Mẹ đĩ nhe răng trông vẫn trẻ
Thằng con đội nón thấy chưa già
Khi thương đói bụng ăn mì gói
Lúc giận no hơi múa chỗi chà
Con thảo vợ hiền vui cả xóm
Xin đừng dộng cửa giật mình ta.


Phó-thường-dân LCR



Kính họa ngược thơ Bác LCR! Mong Bác chỉ giáo thêm!

Con gái thời nay

Ngậm ngùi ngán ngẩm chỉ mình ta
Bởi gái thời nay tính chuối chà
Ăn nói vô duyên nghe chẳng lọt
Mặc chơi đú đởn thấy mà già
Shop-ping mê mải ngày quên việc
Quán xá tào lao đêm vắng nhà
Con gái thời nay ôi chán quá
Thôi đành ở vậy mặc xuân qua
lá chờ rơi 30.11.2005 22:32:28 (permalink)
0


Trích đoạn: luky


Trích đoạn: lá chờ rơi

XƯỚNG - KÍNH MỜI

MỘNG ĐẸP NỬA ĐÊM

Nằm mơ thấy được vợ đêm qua
Ðược cả ba gian một mái nhà
Mẹ đĩ nhe răng trông vẫn trẻ
Thằng con đội nón thấy chưa già
Khi thương đói bụng ăn mì gói
Lúc giận no hơi múa chỗi chà
Con thảo vợ hiền vui cả xóm
Xin đừng dộng cửa giật mình ta.


Phó-thường-dân LCR



Kính họa ngược thơ Bác LCR! Mong Bác chỉ giáo thêm!

Con gái thời nay

Ngậm ngùi ngán ngẩm chỉ mình ta
Bởi gái thời nay tính chuối chà
Ăn nói vô duyên nghe chẳng lọt
Mặc chơi đú đởn thấy mà già
Shop-ping mê mải ngày quên việc
Quán xá tào lao đêm vắng nhà
Con gái thời nay ôi chán quá
Thôi đành ở vậy mặc xuân qua



Chào luky,

Bài họa khá tốt về sự tìm ý chọn lời. Hai câu 7, 8 rất hay. Nhưng kết quả thì vô định, hoàn toàn tùy phản ứng của tụi con gái : có thể chúng chỉ nguýt thôi, mà cũng có thể luky sẽ bị bắt cóc, bị « bề hội đồng » v.v.
Mong là luky sẽ được « tai qua nạn khỏi »
Thân mến, LCR
vũkimThanh 01.12.2005 02:41:13 (permalink)
0
Họa với bạn LCR :


MAU GIÀ

Hân hoan tiệc cưới mới hôm qua
Sáng sớm hôm nay việc bộn nhà
Lớn tuổi đèo bòng cô vợ trẻ
Thời nay chẳng biết có mau già?
Quên đời thuốc rít ngày dăm gói
Nhớ rượu chìm hương nhậu...úi chà
Vợ nhảy van -sơ ran lối xóm
Ra vào điếu đóm lại là ta

Vũ kim Thanh
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.12.2005 06:56:10 bởi vũkimThanh >
Diep Khai 01.12.2005 04:05:19 (permalink)
0


Trích đoạn: lá chờ rơi

XƯỚNG - KÍNH MỜI

MỘNG ĐẸP NỬA ĐÊM

Nằm mơ thấy được vợ đêm qua
Ðược cả ba gian một mái nhà
Mẹ đĩ nhe răng trông vẫn trẻ
Thằng con đội nón thấy chưa già
Khi thương đói bụng ăn mì gói
Lúc giận no hơi múa chỗi chà
Con thảo vợ hiền vui cả xóm
Xin đừng dộng cửa giật mình ta.


Phó-thường-dân LCR



Một lối sống

Cả xóm lúc nầy nổi tiếng qua (*)
Thâu đêm suốt sáng chẳng về nhà
Vợ con chửa có tiền không thiếu
Bè bạn như nêm đủ trẻ già
Sáng đến tưng bừng bên thím Xẩm
Chiều về ríu rít cạnh cô Chà
Rảnh rang tối viếng sòng tam cúc
Hạnh phúc vô vàn ta với ta

(*) qua nghĩa là tôi
forever_duongvu 01.12.2005 05:32:30 (permalink)
0
Lá chờ rơi:Xướng
MỘNG ĐẸP NỬA ĐÊM



Nằm mơ thấy được vợ đêm qua
Ðược cả ba gian một mái nhà
Mẹ đĩ nhe răng trông vẫn trẻ
Thằng con đội nón thấy chưa già
Khi thương đói bụng ăn mì gói
Lúc giận no hơi múa chỗi chà
Con thảo vợ hiền vui cả xóm
Xin đừng dộng cửa giật mình ta.


Dương Vũ mạo muội họa góp vui

ĂN MÀY GẶP CHIẾU MANH

Vô tình nhặt được hộp cơm chay
Đủ cả cá tôm thịt thái phay
Túng quẫn gặp hên hưởng lộc phật
Cơm chay ấm bụng rỗng ăn mày
Chuyện đời may rủi ai người biết?
Số phận thăng chìm ai bảo hay?
Ung dung nằm đợi chờ thời đến
Chẳng sợ người nhiều mẹo lắm tay
lá chờ rơi 01.12.2005 05:59:23 (permalink)
0
Các bạn cho nhiều bài họa hay và vui quá, nên cao hứng xin XƯỚNG tiếp :

XƯỚNG - KÍNH MỜI


BÁN TUỔI

Trước cửa tiền không tuổi lại nhiều
Ai mua nhường bớt kiếm tiền tiêu
Nghị non nhát quạu giành hai bụm *
Giáo trẻ thèm oai dặn nửa niêu *
Ba móm muốn thêm ria mép trắng
Bảy ròm đòi lấy cặp chân xiêu
Bán xong còn lại hơn hai chục
Gặp gái mười lăm cứ hỏi liều !


VNN/LCR

* ngày xưa, thỉnh thoảng họp chợ, người nhà quê ai có gì thì đem bán với nhau, không ai có những dụng cụ đo lường chính thức, nên kẻ dùng cách nầy, người dùng cách khác để đong : một cái lon, một cái niêu hay cả một bụm tay.

tự họa :

SAY
(họa ngược vần Bán Tuổi)

Chưa biết đi đâu cứ bước liều
Ngập ngừng chân vấp chạm chân xiêu
Rượu trời chưa rót đà cay cốc
Gạo chúa chờ đong mới đủ niêu
Muốn đến bạn chơi đi chẳng tới
Toan thuê người chở cạn tiền tiêu
Mắt mờ mắt tỏ nhìn sau trước
Phúc lộc xem ra chửa đến nhiều.


VNN/LCR
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.12.2005 06:16:54 bởi lá chờ rơi >
Hải Tâm 01.12.2005 08:17:41 (permalink)
0

Trích đoạn: lá chờ rơi


Trích đoạn: Hải Tâm


Trích đoạn: lá chờ rơi

(cảm phiền họa « vận » không họa « nguyên vận » nơi chữ chót.)


Dạ xin chào bác Lá Chờ Rơi,

Khi họa vần lại một bài thơ Xướng, nếu bài thơ xướng dùng những từ kép như lỡ làng bâng khuâng, băn khoăn, dở dang v.v... thì làm sao mà không lập lại được chữ thứ 6 đó.
Nếu cố tình ngắt từ kép ra thì câu thơ sẽ hoàn toàn không có nghĩa, tối nghĩa hay nếu có nghĩa chăng thì cũng bị gượng ép.
Hải Tâm biết họa thơ mà dùng lại chữ thứ 6 của bài Xướng thì cũng là một trong những điệu kỵ khi họa thơ, nhưng nếu bài xướng dùng từ kép thì bài họa đành phải họa lại nếu muốn họa vần của bài xướng.
Vài hàng xin bác Lá Chờ Rơi lượng thứ :-)
Chúc bác một đêm tuyệt vời

Hải Tâm




Bạn Hải Tâm thân mến,
Có khi điều chúng ta đề cập đến có chỗ khác nhau. Cái đó rất tùy ở từng nhóm chơi với nhau. Thói quen chung trở thành qui ước chung và có thể trở thành một trường phái riêng.
Về chữ thứ 6 và chữ vần thứ 7 thì đối với tôi không có sự ràng buộc gì đặc biệt cả.
Nếu họa mà chỉ dùng chữ vần thứ 7 thôi, thì coi như là khó hơn và được chấm là hay hơn là họa mà phải dùng lại vừa chữ thứ 6 vừa chữ vần thứ 7 của bài xướng.

Tôi lấy ví dụ hai câu đầu của bài « tuổi 80 »

xướng : TUỔI 80
Thấm thoát mà nay đã bát tuần
Ðã nhiều hạnh ngộ lắm gian truân


họa dùng hai chữ 6 và 7
1. Đã thắm chi đâu cái bát tuần
Sức thừa trăm lẻ gánh gian truân

2. Thượng thọ vui sao chén bát tuần
Khề khà nhắc lại thuở gian truân


họa chỉ dùng chứ thứ 7
1. Trời còn cho bác được tam tuần
Chuyên đã chán rồi ắt khỏi truân

2. Bác sớm về hưu dưới ngũ tuần*
Bởi thay tăng tuổi gặp chuyên truân


Theo cách họa chúng ta đang dùng, mà cũng là của đa số bạn chơi thơ, thì bài họa tự do chọn đầu đề, chứ không bắt buộc phải có sự liên hệ đến ý tứ của bài xướng. (không phụ họa cũng không phản bác)
Do đó nên từ kép « lỡ làng » hoàn toàn tách ra được khi bài họa dùng ý tứ : chợ làng, xóm làng v.v. mà vẫn có nghĩa đàng hoàng. Còn như nếu phải lấy lại cả hai chữ « lỡ làng » thì ngôn từ cho bài họa bị hạn hẹp lắm, người yếu vốn chữ không chơi họa thơ được.
Ðây là những điều tôi học, hiểu và theo, liên hệ đến bài viết trên của bạn về chữ thứ 6 thứ 7 và các từ kép.

Còn về câu tôi chua dưới bài họa Chờ Duyên, đúng ra phải viết là :

(xin cảm phiền, tôi chỉ họa « vận » nhưng không họa « nguyên vận » nơi chữ chót)

Nhưng vì tôi hớt gọt hơi nhiều nên vô tình câu ấy lại giống như đưa ra một định đề chung. Xin xác nhận lại là hoàn toàn không có việc ấy. Tôi chỉ nhắm vào chữ chót của câu chót mà thôi. Vì tôi có đọc ở đâu đó cho phép họa thơ theo « vần » chứ không lấy « nguyên vận » của bài xướng. Bài xướng dùng chữ « ngần » thì bài họa có thể thay với những chữ : cân cần, lân lần, trân trần v.v. Nhưng đây là cách họa « dở ». Tác giả được phép dùng cách họa dở để bảo toàn ý nghĩa của đầu đề đang theo.
Vì tôi thấy bài xướng dùng « long lanh » cho câu chót mà 4 vần trên thì là : sang, tràn, bàng, dàng. Tôi cho là xa vần nên tôi chấp nhận theo cách họa « dở » là theo vần « ang » của toàn bài, chứ không theo nguyên vận « lanh ».
Chỉ có vậy thôi. Không có gì đáng cho ta bận tâm, thắc mắc hơn sự xướng họa đùa nhau cho thoải mái.
Cũng như trong cách xưng hô hay góp ý, chúng ta lấy tình thân làm mực để viết ra mọi điều cần trao đổi. Ðồng ý vậy nhé.
Thân ái, LCR


Dạ chào bác Lá Chờ Rơi,

Có lẽ do Hải Tâm rời Việt Nam năm Hải Tâm mới 4 tuổi, nên trình độ tiếng Việt của Hải Tâm vẩn còn rất kém. Những gì Hải Tâm biết được là do học lớm từ trên Internet.
Đồng ý với cách nói của bác nhưng có những từ kép khi cắt ra thì Hải Tâm thực sự không biết nghĩa là gì, hay khi đảo từ lại lại càng khó hiểu. Ví dụ nào giờ Hải Tâm chỉ nghe nói "truân chuyên" chứ không biết trong tiếng Việt có tồn tại chữ "chuyên truân". Và cũng như một số bài thơ ở các website khác mà Hải Tâm đọc được, vì cố tìm chữ để hoạ và muốn không lập lại chữ thứ 6 nên người ta thường đảo ngược từ một cách phi lý, ví dụ có lần Hải Tâm đọc bên site khác chữ "tương tư" vì phải theo chữ "Tương" nên tác giả đã bất chấp mà viết thành "tư tương", "chê bai" thì lại viết là "bai chê" v.v... còn nhiều trường hợp nửa.
Còn về bài xướng dùng vần "anh" khi bài hoạ của bác dùng "ang" của bác theo Hải Tâm biết cách hoạ đó là một cách hoạ phóng vận mà ngày nay mọi người hay dùng thì không có gì để nói.
À, nhân tiện nói về vần "anh" và "ang" thì cho Hải Tâm hỏi chút luôn nha bác Lá Chờ Rơi vì theo Hải Tâm biết về âm vần thông thì Hải Tâm thấy bài viết là "ang" và "ương" thông với nhau. "Anh", "ênh", "inh" thông với nhau nhưng không thấy "ang" thông với "anh".
Hải Tâm không rành lắm về chổ này xin bác chỉ giáo thêm

Hải Tâm, thân ái
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.12.2005 08:20:03 bởi Hải Tâm >
Thay đổi trang: << < 282930 > >> | Trang 30 của 255 trang, bài viết từ 436 đến 450 trên tổng số 3819 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 8 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9