Nơi phương trời xa thẳm …
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 22 trên tổng số 22 bài trong đề mục
Đặng Quang Chính 17.01.2014 16:53:12 (permalink)
 
Hậu trường

Như bài đã đăng (Sân sau) (1), Kampuchia phải là nơi mà các lực lượng đối kháng Cộng quyền VN phải thiết lập được ít ra một văn phòng; bất cứ ở dạng gì. Nhưng nơi hậu thuẫn chặt chẽ cho các hoạt động tại Kampuchia lại là Thái Lan; một hậu trường khá tốt.

Có một số nguyên do để khẳng định đó là một hậu trường cần thiết cho các hoạt đông chính trị. Nhưng, lý do chủ yếu nhất là: Thái Lan có và đã thấm nhuần những định chế dân chủ khá lâu; ít ra là so với Kampuchia và cả Việt Nam (khi nhấn mạnh đến mốc 1975 về sau).

Trước hết, chúng ta xem qua tin tức về cuộc khủng hoảng chính trị lâu nay tại Thái Lan.

----------------------------------
(hình ảnh của đài Reuters)

Đối lập Thái Lan phong tỏa Bangkok để buộc Thủ tướng từ chức
Đối lập Thái Lan biểu tình ở trung tâm Bangkok để buộc Thủ tướng Yinglich Shinawatra từ chức, 13/01/2014

REUTERS
Tú Anh

Lãnh đạo phong trào chống chính phủ Thái, dân biểu Suthep Thaugsuban kêu gọi cảm tình viên giành « chiến thắng cuối cùng ». Chiến thuật « phong tỏa » Bangkok đã bắt đầu từ sáng nay 13/01/2014. Bảy trục lộ chính của thủ đô bị hàng chục ngàn người mặc Áo vàng chiếm giữ. Thủ tướng Yingluck Shinawatra tuyên bố không dùng vũ lực. Bà kêu gọi quân đội và cảnh sát thật « cẩn trọng ».

Chiến thuật gây « tê liệt » thủ đô Thái Lan đã bắt đầu. Mục tiêu của đối lập là buộc Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức và dời ngày bầu cử Quốc hội trước kỳ hạn được ấn định vào đầu tháng 2 đến tháng 5.

Chính phủ Thái Lan bố trí 10 ngàn cảnh sát và 8 ngàn binh sĩ để bảo vệ các cơ quan chính quyền, nhưng không có dấu hiệu muốn dùng vũ lực để ngăn chận người biểu tình lập rào cản.

Từ Bangkok, thông tín viên Frédéric Belge tường thuật :
« Sinh hoạt tại thương mại Silom hôm nay rất đặc biệt. Silom là một trong 7 địa điểm bị đối lập phong tỏa từ đêm hôm qua. Hàng chục ngàn người mặc áo vàng chia nhau phong tỏa các ngã tư chính ở những khu vực chiến lược của thủ đô Bangkok.

Bình thường vào buổi sáng trên các trục lộ lớn tràn ngập người bộ hành và xe cộ, hôm nay đã trở nên vắng lặng, trừ vài chiếc xe taxi ba bánh lưa thưa qua lại. hệ thống xe điện treo và xe điện ngầm nỗ lực tối đa chuyên chở hàng trăm ngàn người dân thủ đô đi làm.

Như thế, chiến thuật phong tỏa Bangkok diễn ra không gây xung đột. Trước cửa ra của trạm xe điện ngầm Lumpini, phe đối lập dựng một bục gỗ để tuyên truyền. Một nhân viên văn phòng 37 tuổi lên phát biểu trước khi đi làm: Chúng ta đôi lúc phải hy sinh đễ làm những điều tốt. Tôi hy vọng là người dân Bangkok đã sẵn sàng hy sinh cho ngày hôm nay.

Tại các nơi khác ở thủ đô, các cuộc biểu tình cũng diễn ra trong ôn hòa. Lực lượng an ninh, cảnh sát cũng như quân đội, đều tỏ ra rất kín đáo, không xuất hiện gần địa điểm biểu tình. Tuy nhiên, nhân viên công lực được lệnh của sẵn sàng can thiệp nếu xảy ra bạo động.

Sở dĩ tình hình có vẽ yên tĩnh, đó là nhờ nhân viên văn phòng tại Bangkok đã có một tuần để chuẩn bị : Hoặc xin nghỉ vài hôm, hoặc sử dụng chuyên chở công cộng thay vì đi xe riêng. Các phương tiện giao thông công cộng hoạt động tối đa cho nên đại đa số nhân viên đến sở bình thường.

Hiện còn quá sớm để có thể kết luận về ngày hành động hôm nay mà phe đối lập gọi là « lịch sử ». Thành quả của ngày đầu tiên này rất quan trọng đối với lãnh đạo Suthep Thaugsuban trong cuộc đọ sức còn kéo dài với Thủ tướng Yingluck Shinawatra ».

----------------------------------------

Chúng ta biết rằng, trước đây lực lượng áo vàng và lực lượng áo đỏ (Ủng hộ cựu Thủ Tướng) đã đụng độ nhau, thời Thủ Tướng Thaksin Shinawatra (là anh ruột của Thủ tướng hiên đang tại vị).

 
Chúng ta biết rằng, trong những năm 1980, Thái Lan là nơi đã có một vài vùng đất giành cho các kháng chiến quân VN từ hải ngoại về đó, lập căn cứ.

Gần đây nhất, việc bắt một số nhà đối kháng VN, trốn Cộng quyền, do cảnh sát (hoặc an ninh Thái) bắt giữ. Dù sao, nhờ sự can thiệp của văn phòng Cao Ủy tại đất này; hơn nữa do cách làm việc của cơ quan công quyền ở đây không xài "luật rừng" như ở Việt Nam, nên các nhân vật đối kháng đó, tạm thời đợi quyết định của văn phòng Cao Ủy tỵ nạn tại Thái Lan, chờ được định cư ở các quốc gia đệ tam khác. Một người trong số họ, Đặng Chí Hùng, là người mà an ninh VN quyết bắt và yêu cầu cảnh sát Thái Lan giải giao về lại VN.

Văn phòng Cao Ủy tỵ nạn có cả tại hai quốc gia, Kampuchia và Thái Lan, nhưng tại Kampuchia, do cơ quan an ninh làm việc theo cách chịu ảnh hưởng của Cộng quyền VN nhiều hơn, nên sự can thiệp của Cao Ủy chậm hơn, hoặc có hiệu quả kém hơn là tại Thái Lan.

Do đó, ta có thể khái lược như sau, Kampuchia là sân sau, để các lực lượng đối kháng dùng làm nơi cho các "cầu thủ" của mình có dịp tập trận, trước khi ra sân. Và Thái Lan là hậu trường, để can thiệp cho những cầu thủ của lực lượng, một lúc nào đó, bị uy hiếp bởi nhân viên an ninh dùng "luật rừng" của VN, tránh khỏi bị áp chế một cách thô bạo, dã man!

Chi tiết về việc thiết lập, sử dụng và điều hành sân sau, hội trường, là việc làm của các đoàn thể chính trị. Đó là một kế hoạch mật của các đoàn thể chính trị đó. Người viết bài, chỉ gợi ý, nhắc nhở.

Người viết chỉ nhấn mạnh thêm một điều: công việc cần đến sự nhẫn nại, trường kỳ (do đó, tốn nhiều thời gian)...và cho đến khi nào Cộng đảng còn vẫn còn muốn duy trì vị thế độc tôn của đảng mình, việc đó vẫn còn được làm liên tục. Không cứ phải chờ đến những biến động ở hai quốc gia trên, chúng ta mới nghĩ về kế hoạch đó. Chúng ta trông mong người dân trong nước sẽ làm một điều gì đó để thay đổi tình trạng hiện nay. Tình hình kinh tế cũng như đạo đức đã xuống dốc thậm tệ. Bọn bành trướng Bắc Kinh đang sử dụng đủ cách thế để biến VN dần dà thành quận huyện của chúng. Nhưng thực tế cho thấy, nếu không có hỗ trợ của người Việt ngoài nước, việc quật khởi trong nước không dễ tiến hành. Những hỗ trợ lâu nay của người Việt ở hải ngoại, tuy có tác dụng ít nhiều ...nhưng một chuỗi liên kết theo lối "sân sau" và "hậu trường" sẽ làm cho việc hỗ trợ dễ dàng hơn.


Đặng Quang Chính
Oslo 16.01.2014
23:06
#16
    Đặng Quang Chính 26.01.2014 21:41:36 (permalink)
     
    Nói rõ thêm hơn ...

    Chúng tôi đã có bài viết về Lê Hiếu Đằng & Hồ Ngọc Nhuận rồi, nay, thấy một tác giả khác đưa bài: "Cần nói rõ thêm...", chẳng nói rõ thêm được nhiều hơn; nên phải thêm ý như sau:

    * Việc ông LG vào đề bằng lý lịch của L.H.Đằng, điểm này chẳng có gì lạ, vì các bài viết trong và ngoài nước đã làm việc ấy rồi!

    * Việc "Vắt chanh bỏ vỏ" là cái nhìn của kẻ ngoài cuộc và có chút chủ quan (nếu không nói là "suy bụng ta ra bụng người") vì một người, một nhóm người đã chịu làm tay sai, khi xong việc, cũng chỉ được làm tay sai, chứ đòi hỏi gì hơn nữa!?...Nếu Thượng Tá Tám Hà (được chiêu hồi, về với chính phủ VNCH)...sau đó, đòi được thăng Trung (hay Đại tá) trong quân lực của chính phủ mình được chiêu hồi...điều đó có lý hay không ...??

    * Nếu mình đã là tay sai của một tổ chức, sau khi hoàn thành nhiệm vụ tay sai, được tiếp tục làm tay sai, điều này có gì sai..??. Mà dù họ có về với bên đối nghịch sau khi bên này chiến thắng, họ cũng đâu thể đòi hỏi được phục hồi chức vụ, vị trí tương đương, khi hồi họ còn bên đối phương (như trường hợp Thượng Tá Tám Hà). Nói đi nói lại điều này, để nhấn mạnh tính chủ quan (hay suy bụng ta...) khi phê bình của LG.

    * Đã là "tay sai", được tiếp tục làm nhiệm vụ "tay sai" ...còn có ẩn ức gì mà phải giải tỏa. Nếu LG. thấy được cái sai trái của VNCH mà nêu ra để mọi người thấy được, điều đó đâu phải do ẩn ức, vì trong thời VNCH, Lữ Giang không có được chức vụ cao hơn. Có phải không ...??

    * Như chúng tôi đã viết bài " Câu chuyện Jules Verne…." (1) trường hợp Lê Hiếu Đằng và Đỗ Trung Hiếu chỉ khác nhau là: Đ.T.Hiếu chết trong âm thầm lặng lẽ ...còn L.H.Đằng là cái chết của một "con chim", cất tiếng kêu đau thương, trước khi lìa trần.

    * Ai sử dụng bọn tay sai (Huỳnh Tấn Mẫm, Hồ Ngọc Nhuận ..v..v..)? Người Việt ở nước ngoài?...
    Người Việt sử dụng nhóm tay sai đó để "thọc nách" chính quyền CS?...Có nói lộn không nhỉ?. Sử dụng Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Hộ (những công thần của họ) mà còn chẳng làm được gì ...huống hồ là nhóm "tay sai", rồi còn đòi "chọc nách" nữa ...?? Gớm nhỉ!. Mà hình như hồi những tay "công thần" CS còn sống và còn "la lối" thì các ông "tướng" hải ngoại cũng chẳng cần "chọc nách" CS. Bây giờ, mọi việc trễ tràng chưa??...

    Dưới đây là hai nguồn bài viết khác nhau về Luật gia Lê Hiếu Đằng.


    ------------------------------------------------------------
    Cần Nói Rõ Thêm, LG Lê Hiếu Đằng Từ Trần Lữ Giang
    Sau những giới thiệu của Thụy My (RFI) (dưới đây) tôi thấy cần nói thêm về Lê Hiếu Đằng:
    Sau khi học Phan Châu Trinh Đà Nẵng, Lê Hiếu Đằng ra Huế học đệ nhị và đệ nhất ở trường Quốc Học Huế. Tại đây Đằng tham gia “Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc” và “Đoàn Sinh Viên Quyết Tử”, tổ chức cướp chính quyền năm 1966 cùng với nhóm Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lê Thiện Sanh, Phạm Văn Rơ, Cao Hữu Điền, Tống Hoàng Nguyên, v.v. Nhưng khi thất bại, nhóm Nguyễn Đắc Xuân chạy vào chiến khu được, còn Lê Hiếu Đằng bị bắt giam ở lao Thừa Phủ Huế. Nhờ người quen can thiệp, Đằng được ra thi Tú Tài II, sau đó vào Sài Gòn học Luật và họat động cho Cộng Sản. Sau vụ Mậu Thân, Đằng bị truy lùng phải chạy vào chiến khu.

    Nhìn chung, tất cả nhóm Phật Giáo đi theo Việt Cộng như Đỗ Trung Hiếu, Nguyễn Đăng Trừng, Triệu Quốc Mạnh, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, v.v., đều không ai được trọng dụng sau 30.4.1975. Tất cả bị “vắt chanh bỏ vỏ”, phải “ngậm đắng nuốt cay” để sống qua ngày.

    Để giải tỏa sự uất ức của mình, một số lên tiếng đòi tự do dân chủ, nhân quyền, chống Trung Quốc… Họ lý luận nghe khá hay. Nhưng nếu họ được trọng dụng và cho cầm quyền, chắc chắn họ cũng độc tài không thua gì Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, v.v.

    Sử dụng họ như một lá bài để thọc nách Cộng Sản thì OK, nhưng tôn vinh họ như những anh hùng đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, chống Trung Quốc…là sai lầm.

    Luật gia Lê Hiếu Đằng từ trần - Thụy My (RFI)

    Luật gia Lê Hiếu Đằng, cựu lãnh tụ sinh viên từng bị kết án tử hình thời Việt Nam Cộng Hòa trước đây, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là khuôn mặt đấu tranh hàng đầu cho dân chủ và nhân quyền, chống bành trướng Trung Quốc ở Biển Đông ; vừa qua đời vào khoảng 19 giờ hôm nay 22/01/2014 tại Saigon ở tuổi 70.
    Ông Lê Hiếu Đằng quê ở Quảng Nam, học trung học ở Đà Nẵng và theo học trường đại học Luật khoa và Văn khoa ở Saigon, thành viên ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Saigon. Ông là một trong những khuôn mặt nổi bật trong phong trào đấu tranh đô thị trước 1975, và từng bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa kết án tử.
    Là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nguyên là Phó chủ tịch của Ủy ban này tại Thành Hồ, luật gia Lê Hiếu Đằng trong những năm gần đây được xem như ngọn cờ đầu của cuộc đấu tranh đòi dân chủ, đòi các quyền công dân và đặc biệt là trong phong trào biểu tình chống các hành động xâm lược của Bắc Kinh tại Biển Đông.
    Luật gia Lê Hiếu Đằng là một trong những người đầu tiên ký vào Kiến nghị 72 ngày 19/01/2013 của nhóm 72 nhân sĩ trí thức góp ý cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992, gồm bảy đề nghị cụ thể nhằm phát huy dân chủ và hòa hợp dân tộc.
    Ông cũng là một trong những người đi đầu trong phong trào biểu tình tại Việt Nam, khi những hành động gây hấn trắng trợn của Trung Quốc tại Biển Đông làm sôi sục lòng dân. Luật gia thẳng thắn phê phán việc trấn áp những cuộc biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh là vi phạm nhân quyền.
    Đặc biệt luật gia Lê Hiếu Đằng đã gây chấn động với bài viết "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh" đề ngày 12/08/2013. Trong đó ông nhận định "chủ nghĩa Mác-Lê đã lạc điệu, bị sụp đổ tan tành ngay trên quê hương Xô Viết", "đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành kiêu binh". Luật gia mạnh dạn đề nghị thành lập một đảng mới, chẳng hạn như đảng Dân chủ Xã hội tại Việt Nam, "vì không có một văn bản luật pháp nào cấm đoán điều này". Ông cho rằng "một khi xã hội dân sự mạnh lên sẽ kìm hãm được khuynh hướng độc tài của một Nhà nước toàn trị".
    Cách đây một tháng, vào ngày 04/12/2013 ông Lê Hiếu Đằng một lần nữa lại gây rúng động dư luận khi ra tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Người đảng viên 45 tuổi đảng, từng là giảng viên Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ (1975-1983) nhận định, đảng Cộng sản "đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển của đất nước, dân tộc".
    Luật gia mất đi mang theo những hoài bão chưa thành, một tấm lòng trăn trở vì dân vì nước. Ông luôn đau đáu ngóng về Biển Đông, lãnh thổ cha ông để lại cho con cháu đẩt Việt đang bị đe dọa từng ngày từng giờ.

    Ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh cho chúng tôi biết một ngày trước khi bệnh trở nặng khiến ông hôn mê hôm 14/12/2013, ông Lê Hiếu Đằng đã cố gắng viết một lá thư dài ba trang gởi cho các bạn thanh niên, sinh viên học sinh. Đây có thể là bản di chúc của ông gởi lại cho các thế hệ đi sau. Ông cũng biết các tin tức về các hoạt động kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa vừa qua.
    Các bạn bè thân hữu của ông hầu hết là những khuôn mặt trong phong trào sinh viên trước đây như ông Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu…đều có mặt tại bệnh viện 115 hôm 14/12, lúc biết tin bệnh tình ông trở nặng, và tất cả đều bị theo dõi chặt chẽ, có lẽ do trùng hợp với dịp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Saigon. Hôm nay các bằng hữu cũng đang đổ về bệnh viện để bàn bạc hậu sự cho ông.

    Theo ước nguyện của người quá cố, ông sẽ được hỏa táng. Linh cữu của luật gia Lê Hiếu Đằng dự kiến được quàn tại chùa Xá Lợi ở quận 3 Sài Gòn, hoặc tại Dòng Chúa Cứu Thế.

    -----------------------------------------------------------
    Mấy nhà làm chính trị như Obama, hay các chính khách Tây Phương, anh nào cũng như anh nấy, trước khi bầu cử, chương trình của họ không chỗ nào chê. Khi lên cầm quyền vài tháng, có khi được một nhiệm kỳ rồi; nếu xét kỹ, chẳng thấy họ thực hiện được quá 70% chương trình của họ trước khi tranh cử.

    Mấy người viết bài trên các trang mạng, chắc không thể khá hơn!. Thôi ...họ muốn viết gì thì viết!
    ...nhưng còn thiếu thì mình phải ghi thêm!!...



    Đặng Quang Chính
    dangquangchinh2014@yahoo.com.sg
    Oslo 26.01.2014
    13:00




    Ghi chú:
    (1) http://www.tvvn.org/forum/showthread...Verne%E2%80%A6
    #17
      Ct.Ly 31.01.2014 03:19:40 (permalink)
      #18
        Đặng Quang Chính 23.02.2014 22:43:01 (permalink)


        Thân chúc Ctl nâm mới sức khỏe và mọi điều tốt đẹp

        Đặng Quang Chính
        24.02.2014


        Dangquangchinh2014@ahoo.com.sg
        #19
          Đặng Quang Chính 26.04.2014 15:29:52 (permalink)
           
          Trốn lánh

          Lần nói chuyện vừa rồi với Huy để lại tôi con số đáng nhớ: 10 lần dời chổ ở cả thảy. Tôi dọn nhà 9 lần. Mỗi lần dọn nhà là một lần chữa cháy (theo cách nói dân gian). Nhưng dời chổ ở để trốn chạy người đồng hương (như bài trước đã viết) (1) là một điều chẳng thích thú gì!...Nhưng bạn trốn chạy hay trốn lánh ?...

          Tiếng Việt mình có điểm đặc biệt ở đây. Hai chữ này nghe qua như giống nhau...nhưng có khác biệt.

          Thời nhà Trần, để chống lại quân Nguyên, có khi quân ta phải lui để bảo tồn lực lượng. Thời Lê Lợi chống quân Minh cũng có lúc làm việc tương tự.

          Ở đất nước Na Uy này cũng thế. Vào Đệ nhị thế chiến, khi quân Đức tràn qua, Hoàng gia đã di tản lên phía Bắc...rồi lưu vong qua bên Anh. Do đó, hàng năm, vào mùa Giáng Sinh, chính quyền Na Uy đem tàu, chở một cây thông qua London, để ghi nhớ sự giúp đỡ đó.

          Khi người ta "Trốn chạy" có nghĩa là họ dời chổ, đi đến một chổ khác...và có thể vì lý do này khác, họ không quay về chốn cũ... hoặc họ chỉ về lại chốn cũ khi nơi đó có sự an ninh. Nhưng khi người ta "Trốn lánh" có nghĩa, vì yếu thế, họ trốn sự truy bức của quân thù. Họ tạm thời lánh mình một nơi nào đó, tìm cách trở lại nơi chốn cũ, khi có cơ hội; nhất là khi sự an ninh đó được tạo ra do họ đã đánh bật được sự thống trị của đối thủ.

          Khi biến cố 30.04.75 xảy ra, các vị quyền cao chức trọng trong quân đội QLVNCH, trước tình cảnh "xẩy nghé tan đàn" nên đã cao xa bay chạy ra nước ngoài. Những vị còn lại, sau khi tù cải tạo (5 hoặc 7, 10 năm sau) khi được thả trở về, nhiều ít đã ra đi theo dạng H.O. Tất cả không có gì đáng để phiền trách; nếu người ra đi ngay ngày 30.04, sau đó không quên đất nước của mình, quên cảnh đồng bào ruột thịt của mình, còn phải sống áp bức nơi quê nhà. Nếu người ra đi theo chương trình H.O, không vì riêng cá nhân mà vì tương lai con cháu...cũng là điều dễ cảm thông. Nhưng, nếu trong số người nói trên vẫn có người còn mù mờ về chính nghĩa, làm công việc nối giáo cho kẻ thù của họ; điều này mới đáng trách. Họ còn tệ hơn cả những người từ bên kia chiến tuyến, vì thấy ra lẽ phải, quay về với chính nghĩa, đóng góp công sức ít nhiều cho cuộc tranh đấu chung.

          Tuy thế, việc tranh đấu không phải là chuyện dễ vì "Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả. Anh hùng hào kiệt có hơn ai". Bao nhiêu yếu tố tác động đến lý tưởng của một người.

          Có người vì tố cáo những việc sai lầm của một tổ chức, đảng phái chính trị nên đã bị "đánh". Chẳng hạn như sau.
          .....» Tôi biết nguyên nhân nào đã khiến Nguyễn Mạnh Cường phải viết bài bênh vực cho Ngô Minh Hằng và có ý đả kích tôi. Thứ nhất, Nguyễn Mạnh Cường khoảng hơn chục năm gần đây, với cương vị là một đảng viên đảng Việt Tân. Nguyên nhân nào khiến Cường đã phải khuất phục gia nhập đảng Phở Bò Việt Tân? Cũng chính miệng Cường đã từng than thở với tôi rằng bị Mặt Trận HCM chúng nó cho lâu la, các tay anh chị đi tới các thân chủ Quảng Cáo của tờ tuần san Thăng Long mà Cường làm chủ và làm công từ A đến Z, khi thì rỉ tai, khi thì hăm dọa không được đăng quảng cáo trên tờ báo này. Nguyễn Mạnh Cường khi đó đã lập gia đình và có hai đứa con, lớp lo kiếm tiền duy trì cuộc sống của vợ con, lớp lo kiếm tiền trả mortgage tiền nhà, tiền xe hàng tháng mà số lượng quảng cáo đăng trên tờ báo tuần báo Thăng Long là nguồn tài chính, nguồn sống của cả gia đình. Cường đã phải khuất phục xin gia nhập làm đảng viên đảng Việt Tân, dường như với chức vụ Ủy Viên Báo Chí Miền Đông Bắc Hoa Kỳ thì phải, khi đó Mặt Trận chúng nó mới buông tha không cho người đi hăm dọa và phá ngầm tờ báo nữa. Nguyễn Mạnh Cường phải nhận sứ mệnh và công tác của đảng VT trao phó là phải tìm cách bôi lọ Hồ Công Tâm, một người cầm bút không ưa những hoạt động khuất tất của Mặt Trận HCM và đảng VT...."(2)

          Gần đây nhất, chúng ta nghe nói về trường hợp ca sĩ, nghệ sĩ Việt Dũng. Đôi sai lầm của người nghệ sĩ này đã bị một số người phóng đại quá lớn (2), làm cho những người khác, vì không đủ thông tin, lấy làm hoang mang. Họ hoang mang về thái độ của cá nhân nghệ sĩ đó thì ít, nhưng ngờ vực về sự tin cậy nơi những bạn cùng đấu tranh trong một chiến tuyến thì nhiều.

          Nhưng, với một người có lý tưởng đích thực, họ không ngần ngại đi cho đến hết cuộc hành trình của mình. «Với tất cả những mũi tên tẩm thuốc độc bắn thẳng vào anh, Việt Dzũng chỉ im lìm, không lên tiếng biện minh hay viết bài đính chính. Anh vẫn âm thầm tiếp tục thực hiện những dự án và càng hăng say hoạt động, cống hiến tài năng của mình cho đồng hương như anh đã làm suốt hơn ba mươi năm nay. Anh vẫn tiếp tục con đường tranh đấu cho nhân quyền và quang phục quê hương trong niềm tin rằng chế độ Cộng sản sẽ cáo chung trong một tương lai rất gần». (3)

          Trong thời buổi ngày nay, xã hội con người bị vật chất áp đảo (như cựu Giáo Hoàng trước đây có lần phát biểu), thật không dễ kiếm được những con người trung kiên với chính nghĩa của mình. Một lời khen, nếu có, từ những người trung thực, cũng không có gì quá đáng.

          «Còn hôm nay, biết lấy ai và dễ gì có được người thay thế Việt Dzũng trong cuộc chiến đấu không bom đạn nhưng chẳng kém phần gian nan, bởi không thiếu những nhát dao đâm phía sau lưng Anh từ những người mệnh danh cùng chung chiến tuyến».(4)

          Tuy nhiên, với một dân tộc đã trải qua hơn 1000 năm nộ lệ giặc Tàu và nếu giòng sống đó vẫn còn duy trì được; chúng ta tin rằng, nhân tài trong nước như lá mùa thu, sẽ cùng với những tấm lòng trung kiên khác, vực được tình trạng tệ hại hiện nay của đất nước. Trong số đó có những con người, một lần, vì nhiều lý do, đã phải rời bỏ đất nước, đi trốn lánh tại xứ người.
           
           
          Đặng Quang Chính
           
           
          Ghi chú:
          (1) http://www.tvvn.org/forum/showthread...a-th%E1%BA%B3m
          (2) http://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/launch#mail
          hocongtam@gmail.com, ngày: 19:46 Ngày 18 tháng 12 năm 2013, Chủ đề: [tudo-ngonluan] Phúc đáp Nguyễn Mạnh Cường, đảng viên Việt Tân
          (3) Xem: http://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/launch#mail, Date: Sat, 21 Dec 2013 16:24:28 -0800, Subject: CỐ NGHỆ SĨ VIỆT-DZŨNG, CHIẾN SĨ QUỐC GIA HAY VIỆT-GIAN?, From: ngokycali@gmail.com
          (4) (http://nsvietnam.blogspot.ca/2013/12...-cua-nhac.html)
          (5) http://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/launch#mail, Nguyễn Bá Chổi, danlambaovn.blogspot.com
           



          #20
            Đặng Quang Chính 22.06.2014 21:56:28 (permalink)
             
            Giòng sống

            Giòng sống, hiểu đơn giản là sự truyền thừa của một tập thể, một dân tộc. Chúng ta có thể lấy hình ảnh một giòng sông làm biểu tượng cho giòng sống đó.

            Nói đến giòng sông, chúng ta liên tưởng đến cội nguồn nơi nguồn nước phát sinh. Rồi từ đó, qua bao khúc khủy, gập gềnh, giòng sông có thể tuôn ra ngoài biển khơi. Những con sông chảy trong nội địa, qua nhiều quốc gia, có thể ra được ngoài khơi thường là những con sông lớn, nổi tiếng trên khắp thế giới. Những dân tộc có sức sống mãnh mẽ, tiềm tàng và bền bỉ, thường có lịch sử kéo dài cả ngàn năm và có sức hòa nhập vào giòng sống chung của các tập thể quốc gia khác, trên thế giới.

            Huy thân!...mọi việc bây giờ tương đối ổn định rồi phải không?. Rồi giòng sống trôi đi!... Có lẽ cũng như bất cứ ai, khi mới đến định cư tại một đất nước khác. Mọi việc sẽ tuần tự nhi tiến. Như đã viết đến Huy, ai mà không lo cho gia đình mình (trừ các anh cán bộ tập kết ra Bắc năm 1954, rồi lập gia đình ngoài đó.. hay các anh cán bộ ngoài Bắc, sau năm 1975, vào trong Nam, quên bà vợ đang chờ, cưới vợ mới trong Nam). Với Huy, sẽ lo bảo lãnh vợ, con. Năm nay, con của Huy cũng được 9 (10 tuổi) rồi.

            Cách nay khá lâu, chắc có được cả tháng hơn, thấy trên mạng Youtube (Không nhớ có phải là chương trình phỏng vấn "Phố Bolsa" hay không) một đoạn phỏng vấn Huy.

            Có lẽ mang tâm trạng vui lây sự định cư của Huy nên tôi không cảm thấy nội dung cuộc phỏng vấn có gì đặc sắc. Chỉ nhớ, nếu không lầm, Huy nói lúc gần cuối cuộc phỏng vấn là, sẽ cố gắng giúp Cộng đồng, trong khả năng có thể.

            Thế là được rồi!... dù có nằm trong tổ chức hay chỉ là phát biểu cá nhân, không có ai mong chờ một Huy mới định cư sẽ làm nên nhiều chuyện "kinh thiên động địa". Những chuyện gây "sốc" đã có ông Nguyễn Chính Kết làm rồi... và bây giờ là ông Cù Huy Hà Vũ!.

            Sẵn đây, nói chuyện ông Hà Vũ. Con ông ấy đã trưởng thành rồi. Hình như người con làm trong nhà nước hay một công ty nào đó. Dù làm ở đâu, đây là trường hợp đặc biệt nên con ông ấy không sợ thất nghiệp!. Tiện thể nói luôn, khi bị tù, không như các tù nhân khác, ông Hà Vũ bị bệnh là được đưa ra nước ngoài chữa trị.. còn tù nhân Đinh Đăng Định, chờ đến khi được tha về nhà, không lâu sau đó, chữa không hết bệnh là chết. Do đó, nếu thương con (kể cả vợ) làm sao để gia đình riêng của Huy, chịu nhiều thúc ép, khó khăn tại VN?...

            Những nhân vật đối kháng khác, còn ở VN, gia đình họ bị những áp lực trong đời sống kinh tế như thế nào; chắc Huy đã rõ. Nay, chỉ kể ra một trường hợp gần gũi để chúng ta dễ cảm nhận. Đó là những người ra đi theo diện H.O. Những ông sĩ quan già, lúc chấp nhận ra đi theo chương trình này, ít ra đã 40(50) tuổi đời. Họ biết trước họ không dễ hội nhập, theo nghĩa, sẽ kiếm được việc làm vững chắc cho cá nhân họ. Nhưng, họ quyết ra đi... và chấp nhận làm mọi việc để duy trì cuộc sống cho con của họ. Duy trì để con họ có thể phát triển, có thể học thành tài... và hơn nữa, nếu thành người đúng nghĩa, sẽ có mong muốn giúp đỡ quê hương, nơi cội nguồn của cha ông chúng. Sinh viên các nước Tây phương có khuynh hướng làm cho các tổ chức NGO một thời gian, sau khi mới ra trường. Những nơi họ đến bất kể là Châu nào, miễn là nơi đó cần sự giúp đỡ của họ. Vậy thì, nếu họ có nguồn gốc là người Việt mà quay về phục vụ người dân ở xứ sở này, điều đó chẳng có gì là lạ.

            Nhưng, ngặt một điều là, cha ông đi trước, lòng vấn vương bao nỗi sầu tư còn đọng lại, chưa kịp làm gì mà đầu đã bạc tóc. Hoặc đôi trường hợp, họ vướng bệnh đau... và theo tuổi đời năm tháng, ra đi mà lòng còn vướng mắc, bởi vận nước chưa thay đổi. Con cháu họ, phần vì miệt mài trong việc học tập... hoặc không đồng cảm được với nỗi sầu tư của cha, ông nên cũng lơ là trong việc cưu mang chuyện đất nước, nơi quê hương xa xưa của chúng. Đừng nói gì đến việc chúng chỉ lo cho riêng bản thân!...

            Do đó, theo riêng ý của tôi, việc bảo lãnh gia đình là việc tự nhiên, Huy cứ lo hoàn thành cho tốt. Nhưng, nếu hoài bão mà Huy đã mang khi còn ở VN và hiện nay vẫn còn như ngọn lửa âm ĩ trong lòng, mong rằng Huy sẽ tiếp tục giữ ấm. Hy vọng ngọn lửa ấy sẽ hun đúc phần nào đến người con của mình.

            Nhưng, cũng như đã nói ở trên, không ai không mong con mình sẽ nối chí của cha. Tuy nhiên, không thể bắt chúng theo y chang những gì mình mong mõi và đã theo đuổi. Vì vậy, việc trước mắt chúng ta nên làm là phổ biến những gì mà chúng ta thấy cần thiết cho đại cuộc. Nói gần hơn, tuy là gửi bài lên các Diễn đàn, nhưng việc đó cần thiết vô cùng.

            Tin tức trên Diễn đàn rất là nhiều, ai xem cũng được. Nhưng, cũng cần thời gian và cũng cần sự chọn lọc tin. Rồi những bình luận tiếp theo ... Không thể để Diễn đàn như là một miếng đất trống, cỏ dại tha hồ phát triển. Những nhận xét đúng, bình luận đúng... sẽ như những bông hoa, những cây kiểng tốt, làm đẹp vườn hơn... và ngăn chận những xấu xa, hủ lậu trên Diễn đàn. Huy, với chuyên môn vi tính, sẽ dễ dàng lập ra những Blog cho riêng mình... và có thể Diễn đàn cho mọi người cùng tham dự. Đó cũng là ý kiến của Huy trước đây.

            Nhưng, ý kiến của Huy nên mở rộng hơn, ở chổ, nếu đã góp ý cũng nên góp ý với những sai trái ngay tại nơi mình định cư (trú ngụ). Những gì Huy biết khi còn ở trại tỵ nạn, giờ đây càng rõ hơn. Có những đoàn thể, tổ chức, làm những sai trái mà nếu ngay tại địa phương không được chỉnh đổi; đừng nói người ở đâu xa có thể làm việc này. Bởi khi đuối lý, họ thường viện dẫn cái lý của họ rằng, người góp ý, ở nơi xa (nhất là ở một Châu nào khác) không thể biết rõ mọi việc bằng họ.

            Một minh chứng rất cụ thể. Hễ có một tập thể đã có sẵn, như Cộng đồng người Việt tỵ nạn (có thể có những tên khác tương tự)... rồi khi có một tổ chức khác muốn tranh đoạt, nhưng vì nhiều lý do họ không thể làm được, thế là một tổ chức có tên na ná xuất hiện. Chẳng hạn như Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ với một tổ chức hiện nay, cũng có tên na ná như thế. Hoặc để chiếm đoạt Cộng đồng sẵn có, họ kêu gọi bầu cử. Trong bầu cử, việc đa số thắng cử là chuyện ai cũng biết. Nhưng, đa số phiếu từ những tổ chức nhỏ khác, vốn là vệ tinh của tổ chức "mẹ" (một tổ chức mà tiền thân của nó mang theo những gian trá, lật lọng theo kiểu CS mà có người gọi nó là "đảng CS em") thì kết quả như thế nào, ai cũng đoán biết!.

            Kết quả rốt ráo ra sao?. Người góp ý (hay chống đối) bị tổ chức mới thành lập gọi là một người "thân Cộng" hay "nằm vùng" (không chừng). Đó là một sự lật lọng kiểu CS. Họ sẵn sàng qui chụp hai chữ đó cho người khác... trong khi chính họ đã làm một việc, theo cách gián tiếp là tiếp tay cho Cộng sản, để loại trừ kẻ đã chống đối lại họ (vì họ đã làm những điều sai trái). Chính tôi đã được gắn cho chữ đầu tiên. Nếu Huy, sẽ góp ý vì họ đã làm những việc sai trái và bị gắn hai chữ "thân Cộng", mà cảm thấy đó là bất công không chịu được... thì Huy có thể tìm đường khác mà hành động.

            Do đó, từ đây, dù có rảnh...nhưng nếu Huy ngại bị gọi là thân với người "thân Cộng", cách duy nhất để khỏi bị mang tiếng là tạm gát lại việc liên lạc với tôi. Và đấy cũng là điều dễ hiểu... khi chúng ta ở hải ngoại, mang tiếng chống Cộng đã 39 năm nay mà kết quả không mấy khả quan!.

            Khi mà giòng sống bên ngoài ngưng trệ mà giòng sống ấy như hậu phương, nếu nó không ổn định thì làm sao mà yểm trợ được cho tiền tuyến bên trong nước. Mà tiền tuyến trong nước không là một thể đoàn kết keo sơn, để loại trừ tham quan ô lại, để diệt kẻ bán nước nội thù thì làm sao mà nói chuyện chống trả được sự xâm lăng của quân thù?!...


            Đặng Quang Chính
            dangquangchinh2013@vikenfiber.no

            Oslo 22.06.2014
            15:04
            #21
              Đặng Quang Chính 17.07.2014 03:50:12 (permalink)
               
              Sự thật


              "Khó tin rằng một người đang nói thật khi bạn biết bạn sẽ nói dối nếu bạn ở vào vị trí của anh ta" (1). Có lẽ vì nhận ra điều này nên Tòa án Tối cao tại Na Uy vừa rồi đã xóa bỏ một án lệnh liên quan đến việc sử dụng giấy tờ giả mạo của một người tỵ nạn.

              Nhưng trên trang mạng, chúng ta hay gặp những nhắc nhở đại loại là: hồi anh ở trại tỵ nạn, anh khai là anh trốn lánh CS vì bị nó áp bức, truy nã. Nhưng, sao giờ này anh lại quay về Việt Nam?!.. Có cả 1001 lý do để một người đã tỵ nạn tại nước khác, sau đó, lại quay trở về cố hương . Dĩ nhiên, nếu một người quay về cố hương với một mục đích ẩn kín nào đó, chắc không bao giờ họ nói ra sự thật!.

              Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến một bài báo nói về Trương Quốc Huy. Cũng là chuyện dĩ nhiên khi họ đưa ra những chứng cứ theo kiểu muốn kết tội người khác của họ.

              Bài có tựa đề
              : "Thêm một trò dối trá chống phá VN của đài RFA"(2). Bài khá dài vì đó là lời thuật lại, kèm theo lời phản biện. Nhưng, có điều sau khiến tôi hơi phân vân về tình trạng thân thế của Huy.

              "... Khi nhận được thông tin của Trương Quốc Huy về những vụ rải tờ rơi, Nguyễn Hữu Chánh chỉ đạo Lisa Phạm nhập cảnh Việt Nam để kiểm tra, cũng như chỉ thị cho Trương Quốc Huy tiếp tục thực hiện việc in ấn, thả tờ rơi, tuyên truyền, chống phá Nhà nước. Chúng tôi hỏi: "Lisa Phạm quan hệ thế nào với anh?". Huy, đáp: "Cô ấy là người yêu của anh trai em tên Trương Quốc Tuấn". Trương Quốc Tuấn cũng là thành viên của tổ chức khủng bố Nguyễn Hữu Chánh. Bị bắt rồi được tha, Tuấn trốn sang Thái Lan rồi được Lisa Phạm bảo lãnh sang Mỹ. Ở Mỹ, vai trò "chống đối Nhà nước Việt Nam" của Tuấn hết tác dụng, Tuấn làm nghề cắt cỏ, kiếm cơm qua ngày"(hết trích).

              Dĩ nhiên, "Tuấn" hay ai đó, khi định cư xứ người, không muốn ăn bám xã hội, đã kiếm một nghề lương thiện làm ăn; điều này được người xem cho là điều tốt. Còn người nêu lên, nếu có ý gắn sự việc đó như là một điều xấu cho người mình gán tội; điều này có khi phản tác dụng.

              Tôi nói là phân vân, chắc chắn trăm lần không phải là vì anh của Huy làm nghề cắt cỏ hay làm nghề bác sĩ. Nhưng, tôi phân vân vì không biết điều Huy đã nói trong một lần trò chuyện với tôi (qua điện thoại), là điều đúng hay sai. Sau khi hỏi về đứa con của Huy, tôi hỏi qua gia cảnh. Huy nói rằng, có người em trai, đi học (hoặc làm việc..-tôi không nhớ rõ điều này-) bên Nhật, có về thăm gia đình
              .

              Điều này khiến tôi phân vân. Nếu có người em về thăm được gia đình, đó là thời gian Huy đã hay chưa hoạt động chống đối nhà nước?... Nếu Huy đã làm việc trong một tổ chức rồi, chắc hai người không dễ liên lạc với nhau. ...Dù người em không về, nhưng nếu tán thành việc làm của Huy, chắc cũng nhiều ít hỗ trợ vật chất.

              Do phân vân như thế nên tôi đã viết, sau lần nói chuyện với Huy là, muốn gửi đến Huy một chút hỗ trợ (như anh bạn tôi đã "gủi quà" đến gia đình Việt Khang) nhưng ngại, không biết có nên hay không. Đến nay, qua bài viết phản bác lại đài RFA, tôi nhận ra, giả dụ tôi đã thực hiện sự hỗ trợ đến với Huy, sự việc đó trở nên không cần thiết. Huy đã có sự hỗ trợ của tổ chức. Hơn nữa, sự hỗ trợ càng không cần thiết, khi người mình hỗ trợ lại không cho được những thông tin chính xác.

              Trương Quốc Huy bị bắt lần đầu tiên vào ngày 19/10/2005. Khi Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an đến nhà Huy để đọc lệnh, thì phát hiện ra một nhân vật nữa, đó là Lisa Phạm. Vì thú nhận tội lỗi nên hai người được tha và Lisa Phạm bị trục xuất ngày 23/7/2006. Khi về lại Mỹ, Lisa tiếp tục xúi giục nên Huy lại vào Diễn đàn Paltalk, tiếp tục đánh phá. Trương Quốc Huy bị bắt lần thứ hai ngày 18.08.2006, bị án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế.

              Huy hoạt động cho một tổ chức chống đối nhà nước CS, Huy đương nhiên được nhận sự hỗ trợ của tổ chức. Tôi, nếu có giúp thêm vào, điều này chỉ do tự nguyện (3). Nhưng, sự tự nguyện này, nếu đã thực hiện, chắc sẽ không kéo dài, khi tôi biết ra một điều, khác với điều Huy đã cho tôi biết. Huy có người anh tên Tuấn
              (người yêu là Lisa Phạm). - Có thể Huy còn có một người em trai nào nữa ở bên Nhật hay không-...(?).

              Dù sao, nói chung, Huy và tôi không có một liên lạc nào có tính vật chất. Hai người liên lạc với nhau vì cùng một mục đích là muốn góp tay vào việc chung. Huy còn may mắn hơn tôi (?) vì khi tôi còn ở trại tỵ nạn, tôi không nhận được đến một đô la nào của ông bác họ; dù rằng, ông ấy cũng là một nhân vật nổi bật trong tổ chức của Nguyễn Hữu Chánh. Nhưng, biết đâu đó lại là may mắn của tôi, bởi không gắn chặt với ông bác (qua đó là tổ chức) nên sau khi được đi định cư, tôi cứ thong dong theo đuổi con đường riêng của mình.

              Chuyện vật chất và tinh thần tương tác với nhau ra sao, ai cũng rõ. Chỉ tùy cái nhìn ở góc độ và mức độ nào. Chẳng hạn, với một đoạn ghi sau của bài viết trên, người ta sẽ có hai cái nhìn khác nhau
              .


              "...Như lời Huy kể, hôm sau anh ta vào “diễn đàn pantalk” tuyên bố “đã thành công” trong việc rải tờ rơi, sau đó in tiếp thêm hơn 200 tờ. 2h sáng ngày 26/8/2005, Trương Quốc Huy đi xe gắn máy, thả những tờ rơi này trên đường Lê Lợi, Lê Lai, quận Gò Vấp, Tp HCM. Một tiếng sau, Huy quay về, vào "diễn đàn paltalk" ầm ĩ khoe thành tích. Chúng tôi hỏi: "Anh vội vã thông báo việc vừa làm lên mạng để làm gì?". Huy đáp lí nhí: "Dạ, để… kiếm tiền. Em được Nguyễn Hữu Chánh trả công 600USD"...(hết trích).

              Nếu người viết bài phản bác những lời RFA thuật lại câu chuyện của Huy, lấy điều trên xem như một điều xấu, tiêu cực... thì việc chính phủ ông Hồ phát động một tuần lễ "vàng bạc" trước đây, trong thời chống Pháp, điều đó sẽ có ý nghĩa như thế nào?!...Vấn đề là: sự hỗ trợ vật chất đó để đạt mục đích gì?. Cũng như việc người ta muốn thiết lập một chính quyền độc tài, nhưng để làm lợi cho cá nhân, đảng phái...hay cho dân tộc, đất nước.

              Tóm lại, sự thật bên này không phải là sự thật của bên kia. Khi cô Lisa Phạm về VN, không lẽ cô nói ra lý do về VN là để móc nối những người trong nước, làm việc cho tổ chức của cô ta?!...Nhưng, dù ở trong tình trạng tỵ nạn, khi đã có sự liên hệ với nhau, người ta chẳng cần gì phải nói thêm hay bớt sự thật về tình trạng gia đình. Do đó, nếu là tôi, dù có em trai ở Nhật hay không, tôi sẽ nói ra không chỉ điều đó... mà nói luôn là, tôi có người anh -tên Tuấn hay tên gì đó- ở Mỹ!... ...cho người mà tôi có liên hệ được biết.



              Đặng Quang Chính
              dangquangchinh2013@vikenfiber.no

              Oslo 16.07.2014
              14:59



              Ghi chú:
              (1) It is hard to believe that a man is telling the truth when you know that you would lie if you were in his place. (Henry Louis Mencken).
              (2) https://sg-mg61.mail.yahoo.com/neo/l...pbrn#976456594
              (3) Bài viết: "Cái xẩy nẩy cái ung"
              http://dtphorum.com/pr4/s...BB%9Di-xa-th%E1%BA%B3m
              #22
                Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 22 trên tổng số 22 bài trong đề mục
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9