NGƯỜI MẶT QUỶ Tạp bút của Tạ Hữu Đỉnh
Bạn đến nhà chơi, đem cho quyển sách anh vừa cho “ra lò”. Ôi! “THAN MẶT QUỶ”, cái tên mới gợi làm sao! Hai từ Trần Chiểu, tên tác giả cao, to phải đến hai phân, chạy suốt từ gáy sách ra mép ngoải tờ bìa. Bìa ba mầu, đen, trắng và đỏ. Do NXB Văn Học ấn hành. Trông quyển sách đẹp đẽ, dầy dặn, bề thế, khiến anh nào có chút máu mê chữ nghĩa cũng phải thèm.
Than là loại khoáng sản quý. Các nhà thơ, nhà văn và báo chí vẫn tôn vinh gọi là “Vàng đen của Tổ quốc”. Nếu vậy, thì bộ mặt ẩn dụ của than phải là: “Than mặt vàng, mặt bạc”, chứ sao lại là : “Than mặt quỷ”? Chắc tác giả viết về cuộc đấu tranh chống bon thổ phỉ, chuyên trôm cắp than của Nhà nước đây.,
Trên màn hình ti vi nhà mình, đã có lần tôi trông thấy một cán bộ lãnh đạo của tỉnh Quảng Ninh, đang trình bày với Đoàn cán bộ Chính phủ xuống Quảng Ninh công tác. Đại ý rằng: “…Than thổ phỉ là một vấn nạn, rất khó diệt trư. Triệt phá được cái lò than chui ở chỗ này, thì chẳng bao lâu lại xuất hiện lò than chui ở chỗ khác. Đề nghị Trung ương giúp đỡ Quảng Ninh, chứ một mình Quảng Ninh thì không làm nổi…”. Tôi nghĩ bụng: “Con không khóc thì mẹ không cho bú”. Quảng Ninh mượn cớ để “vòi”. Mà “vòi” ra tiền, ra phương tiện của cải vật chất, thì dại gì mà các vị ấy không “vòi”. Hùng mạnh như giặc ngoại xâm, ta còn trừ được, chứ ba cái thằng tham nhũng và than thổ phỉ thì là cái đinh gì. Quảng Ninh cũng có quân đội, có công an, có luật pháp và nhà tù, sao lại không làm nổi?...
Tôi chúi mũi vào quyển sách, để thưởng thức văn chương thì ít, mà để xem cuộc “Anh hùng tương ngộ” giữa “chính” và “tà” này, cuối cùng có ngã ngũ một mất một còn không? Phải đến hơn mười ngày sau, tôi mới đọc hết hơn ba trăm trang sách. Và bây giờ thì tôi đã hiểu: Loại trừ được bọn thổ phỉ ra khỏi ngành than, quả không phải là một việc dễ dàng. Bởi chúng không phải là bọn xã hội đen, lén lút đến vùng mỏ làm ăn phi pháp. Mà đó là các cán bộ, đảng viên, thậm chí cả cán bộ lãnh đạo đang điều hành công việc khai thác than, trong các mỏ than của Nhà n\ước. Bên ngoài họ vẫn là người cán bộ, đảng viên gương mẫu, chí công vô tư. Nhưng bên trong bọn người này thì đầy nhưug mưu mô, mánh khoé để đục khoét, bòn rút của công, làm giầu cho bản thân, cho họ hàng và phe nhóm của mình. Nói cách khác thì bọn người nảy là bọn hai mặt. Bên ngoài là mặt người, còn bên trong là mặt quỷ. Và cũng chỉ bọn người này mới có bộ mặt của quỷ, chứ than thì chẳng bao giờ có than mặt quỷ.
Nghị quyết Trung ương Đáng đã ghi nhận: “…Một số không nhỏ cán bộ, đảng viên đã thoái hoá, biến chất…”. Vậy cụ thể cái số “không nhỏ” âý là bao nhiêu? Có lẽ chẳng ai biết.
Trong bối cảnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở khu mỏ, cũng như trong phạm vi cả nước đang ngày càng gay go, quyết liệt. Thiết tưởng chúng ta cũng nên tìm hiểu xem cái số “không nhỏ”: kia, cụ thể là bao nhiêu? Để hiểu cuộc đấu tranh này đã và đang diễn ra gay go, quyết liệt đến mức độ nào
Thông thường trong những lúc cần so sánh một vật, hay việc gì đó, ta lại chia việc hay vật đó ra làm ba phần (hay cấp, bậc) như: to, nhỏ, và trung bình. Hoặc: cao, thấp và trung binh. Quốc Hội vừa lấy phiếu tín nhiệm cũng phân chia như vậy: Tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp, và “tín nhiệm” (tức trung bình). Hay như cái thước đo một mét, thì từ 51 phân trở lên là phần lớn. Từ 49 phân trở xuống là phần nhỏ. Và 50 phân là trung bình. Tức là một nửa của cả mét.
Từ cách so sánh đó mà suy ra, thì hai từ “không nhỏ” ghi trong nghị quyết của Đảng, tất nhiên cũng không thể là “to” được. Đã không nhỏ, không to, thì đương nhiên phải là trung bình, là một nửa, là 50 của 100 rồi.
Nếu suy luận đó đúng, thì chúng ta có thể hiểu rằng: Một cơ quan, xí nghiệp nào đó nếu có 100 cán bộ, đảng viên, thì một nửa trong số đó là cán bộ đảng viên đã thoái hoá, biến chất. Và cả nước ta, nếu có một triêụ cán bộ, đảng viên, thì nửa triệu là cán bộ, đảng viên đã thoái hoá biến chât. Con số đó quả nhiên là không hề nhỏ! Đấy là ta hãy cứ tạm cho là thế, chứ như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Nhìn vào đâu cũng thấy tham nhũng”. Thì số cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất có thể còn cao hơn nữa. Là 60, 70%, hay bao nhiêu, thì chưa ai có thể biết đích xác được.
*
* *
Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng và các loại tội phạm khác, một số viên chức Nhà nước muốn lẩn tránh trách nhiệm, thường đổ lỗi cho khách quan bằng một câu nói rất cũ, và đã quá mòn rằng: “Bọn chúng càng ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi và xảo quệt…”.
Bọn lâm tặc đánh ô tô chở gỗ qua trạm Kiểm lâm. Bọn đào vàng trái phép đánh cả máy xúc, máy gạt vào làng. Ô tô chở phủ tạng động vật đã bốc mùi hôi thối, từ cửa khẩu biên giới phía Bắc, chạy tuốt vào tận thành phố Hồ Chí Minh. Bon buôn lậu chở rượu tây và thuốc lá ngoại từ Cămpuchia vào Việt Nam… Tất cả bọn chúng nào có âm mưu, thủ đoạn gì đáng gọi là “tinh vi, xảo quệt” đâu. Chung quy chúng chỉ có mỗi cái “mẹo” cú rích là đut lễ, mà bây giờ còn gọi là “bôi trơn”. Như bức tranh “Đám cưới chuột” của nghệ nhân làng Đông Hồ đã vẽ từ thời xửa thời xưa. Họ hàng nhà chuột dẫn dâu đi, muốn qua được chỗ mèo ngồi, thì phải “lễ” mèo một con chép to, chứ có gì mà bảo là tinh vi và xảo quệt!
“Đất có Thổ công, sông coa Hà bá”. Nếu không có sự đồng ý của Thổ công, thì chẳng có thằng đào vàng trộm nào dám đánh máy gạt, máy xúc rầm rầm chay vào làng, vào xã người ta. Và cũng không có thằng câi than thổ phỉ nào dám đem quân đến điểm X, điểm Y để mở lò khai thác than chui. Vì cái lò than, chứ có phải cái tổ mối, hay hang chuột đâu mà giấu được. Còn bọn chúng làm thế nào để được ông Thổ công, được bà Hà bá gật đầu, thì ai cũng biết cả rồi.
Nhân vật Choang Lé trong tiểu thuyết “THAN MẶT QUỶ” của Trần Chiểu cũng hành động như vậy. Lé vốn là cán bộ kỹ thuật của mỏ than X, là nhân viên dưới quyền, và là chân tay thân tín của Giám đốc Nguyễn Chí Văn. Nhưng ngoài cái chức danh công khai đó, Lé còn là một trùm cai thầu than thổ phỉ ở khu mỏ. Để che mắt công luận, và các cơ quan chức năng, Choang Lé và đồng bọn đã lập ra một công ty ma, gọi là “Công ty vật liệu chất đốt và tận thu than bãi thải”, trực thuộc mỏ than X, do Chí Văn làm Giám đốc. Chúng bí mật thu gom than của các lò than chui, than của bọn lái xe, bọn trôm cắp than của Nhà nước, trộn với một số than tận thu ở bãi thải. Rồi lấy danh nghĩa là than chính phẩm của mỏ X, xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc bán cho bọn thương lái.
Để có giấy phép thành lập cái công ty ma này, Choang Lé đã biếu Giám đốc Chí Văn ngôi biệt thự hơn chục tỷ đồng, Lại kèm theo cả một cô hầu trẻ, ở Mỹ Đình, Hà Nội, để những ngày nghỉ cuối tuần, Giám đốc về Hà Nội nghỉ ngơi cho thoải mái. Nhưng cuộc sống luôn luôn tiềm ẩn những điều bất ngờ. Giữa lúc công việc làm ăn của bọn Choang Lé đang trôi chẩy, thì Giám đốc Chí Văn đột ngột qua đời (bị sét đánh). Ông Ba Chinh, Giám đốc mới được bổ nhiệm về. Bọn Choang Lé phải tạm thời “án binh bất động” để còn điều tra, nghiên cứu, tìm cách mua chuộc, lôi kéo Giám đốc mới vào vòng cương toả của bọn chúng.
Nhưng rồi tại một cuộc họp các cơ quan chức năng của tỉnh, ông Bí thư tỉnh đảng bộ đã nói: “Xin các đồng chí nhớ cho là bọn thổ phỉ trộm cắp than của Nhà nước chỉ là một nhúm nhỏ bé. Chúng ta có luật pháp, có binh hùng tướng mạnh, mà chịu thua chúng là một nỗi nhục. Và chúng ta có lỗi với Đảng, với nhân dân. Đảng và nhân dân sẽ không tin chúng ta nữa…”.
Rối sau cuộc họp đó, tất cả các cơ quan chức năng cùng vào cuộc. Người ta tổ chức một cuộc “cất vó” bọn thổ phỉ. Kết quả là, đã triệt phá được hầu hết các lò than chui. Bắt được ba chiếc tầu chở than ở ngoài phao số không, đang trên đường đi sang Trung Quốc. Và lập lại được trật tự khai thác than cho vùng mỏ. Nhưng có một điều rất đáng tiếc là, tên trùm cai thầu than thổ phỉ Choang Lé, cuối cùng vẫn nhởn nhơ ở ngoài vòng pháp luật!
*
* *
Quyển sách kết thúc thật đáng buồn, có phải không, thưa bạn đọc? Nhưng biết làm sao được! Vì sự thoái hoá, biến chất đã gần như một thứ trào lưu, càng ngày càng sâu hơn và rộng hơn., Khiến rất nhiều người lo lắng, coi đó là quốc nạn, là nội xâm. Nhưng cái bọn người mặt quỷ ấy, đương nhiên vẫn là cán bộ, là đảng viên của Đảng, chứ họ không phải là kẻ thù như bọn ngoại xâm, cho nên ta vẫn chưa đẩy lùi, chưa loại trừ được./.
TP Uông Bí, ngày 18/6/2013
Tạ Hữu Đỉnh
NGƯỜI MẶT QUỶ Tạp bút của Tạ Hữu Đỉnh
Bạn đến nhà chơi, đem cho quyển sách anh vừa cho “ra lò”. Ôi! “THAN MẶT QUỶ”, cái tên mới gợi làm sao! Hai từ Trần Chiểu, tên tác giả cao, to phải đến hai phân, chạy suốt từ gáy sách ra mép ngoải tờ bìa. Bìa ba mầu, đen, trắng và đỏ. Do NXB Văn Học ấn hành. Trông quyển sách đẹp đẽ, dầy dặn, bề thế, khiến anh nào có chút máu mê chữ nghĩa cũng phải thèm.
Than là loại khoáng sản quý. Các nhà thơ, nhà văn và báo chí vẫn tôn vinh gọi là “Vàng đen của Tổ quốc”. Nếu vậy, thì bộ mặt ẩn dụ của than phải là: “Than mặt vàng, mặt bạc”, chứ sao lại là : “Than mặt quỷ”? Chắc tác giả viết về cuộc đấu tranh chống bon thổ phỉ, chuyên trôm cắp than của Nhà nước đây.,
Trên màn hình ti vi nhà mình, đã có lần tôi trông thấy một cán bộ lãnh đạo của tỉnh Quảng Ninh, đang trình bày với Đoàn cán bộ Chính phủ xuống Quảng Ninh công tác. Đại ý rằng: “…Than thổ phỉ là một vấn nạn, rất khó diệt trư. Triệt phá được cái lò than chui ở chỗ này, thì chẳng bao lâu lại xuất hiện lò than chui ở chỗ khác. Đề nghị Trung ương giúp đỡ Quảng Ninh, chứ một mình Quảng Ninh thì không làm nổi…”. Tôi nghĩ bụng: “Con không khóc thì mẹ không cho bú”. Quảng Ninh mượn cớ để “vòi”. Mà “vòi” ra tiền, ra phương tiện của cải vật chất, thì dại gì mà các vị ấy không “vòi”. Hùng mạnh như giặc ngoại xâm, ta còn trừ được, chứ ba cái thằng tham nhũng và than thổ phỉ thì là cái đinh gì. Quảng Ninh cũng có quân đội, có công an, có luật pháp và nhà tù, sao lại không làm nổi?...
Tôi chúi mũi vào quyển sách, để thưởng thức văn chương thì ít, mà để xem cuộc “Anh hùng tương ngộ” giữa “chính” và “tà” này, cuối cùng có ngã ngũ một mất một còn không? Phải đến hơn mười ngày sau, tôi mới đọc hết hơn ba trăm trang sách. Và bây giờ thì tôi đã hiểu: Loại trừ được bọn thổ phỉ ra khỏi ngành than, quả không phải là một việc dễ dàng. Bởi chúng không phải là bọn xã hội đen, lén lút đến vùng mỏ làm ăn phi pháp. Mà đó là các cán bộ, đảng viên, thậm chí cả cán bộ lãnh đạo đang điều hành công việc khai thác than, trong các mỏ than của Nhà n\ước. Bên ngoài họ vẫn là người cán bộ, đảng viên gương mẫu, chí công vô tư. Nhưng bên trong bọn người này thì đầy nhưug mưu mô, mánh khoé để đục khoét, bòn rút của công, làm giầu cho bản thân, cho họ hàng và phe nhóm của mình. Nói cách khác thì bọn người nảy là bọn hai mặt. Bên ngoài là mặt người, còn bên trong là mặt quỷ. Và cũng chỉ bọn người này mới có bộ mặt của quỷ, chứ than thì chẳng bao giờ có than mặt quỷ.
Nghị quyết Trung ương Đáng đã ghi nhận: “…Một số không nhỏ cán bộ, đảng viên đã thoái hoá, biến chất…”. Vậy cụ thể cái số “không nhỏ” âý là bao nhiêu? Có lẽ chẳng ai biết.
Trong bối cảnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở khu mỏ, cũng như trong phạm vi cả nước đang ngày càng gay go, quyết liệt. Thiết tưởng chúng ta cũng nên tìm hiểu xem cái số “không nhỏ”: kia, cụ thể là bao nhiêu? Để hiểu cuộc đấu tranh này đã và đang diễn ra gay go, quyết liệt đến mức độ nào
Thông thường trong những lúc cần so sánh một vật, hay việc gì đó, ta lại chia việc hay vật đó ra làm ba phần (hay cấp, bậc) như: to, nhỏ, và trung bình. Hoặc: cao, thấp và trung binh. Quốc Hội vừa lấy phiếu tín nhiệm cũng phân chia như vậy: Tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp, và “tín nhiệm” (tức trung bình). Hay như cái thước đo một mét, thì từ 51 phân trở lên là phần lớn. Từ 49 phân trở xuống là phần nhỏ. Và 50 phân là trung bình. Tức là một nửa của cả mét.
Từ cách so sánh đó mà suy ra, thì hai từ “không nhỏ” ghi trong nghị quyết của Đảng, tất nhiên cũng không thể là “to” được. Đã không nhỏ, không to, thì đương nhiên phải là trung bình, là một nửa, là 50 của 100 rồi.
Nếu suy luận đó đúng, thì chúng ta có thể hiểu rằng: Một cơ quan, xí nghiệp nào đó nếu có 100 cán bộ, đảng viên, thì một nửa trong số đó là cán bộ đảng viên đã thoái hoá, biến chất. Và cả nước ta, nếu có một triêụ cán bộ, đảng viên, thì nửa triệu là cán bộ, đảng viên đã thoái hoá biến chât. Con số đó quả nhiên là không hề nhỏ! Đấy là ta hãy cứ tạm cho là thế, chứ như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Nhìn vào đâu cũng thấy tham nhũng”. Thì số cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất có thể còn cao hơn nữa. Là 60, 70%, hay bao nhiêu, thì chưa ai có thể biết đích xác được.
*
* *
Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng và các loại tội phạm khác, một số viên chức Nhà nước muốn lẩn tránh trách nhiệm, thường đổ lỗi cho khách quan bằng một câu nói rất cũ, và đã quá mòn rằng: “Bọn chúng càng ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi và xảo quệt…”.
Bọn lâm tặc đánh ô tô chở gỗ qua trạm Kiểm lâm. Bọn đào vàng trái phép đánh cả máy xúc, máy gạt vào làng. Ô tô chở phủ tạng động vật đã bốc mùi hôi thối, từ cửa khẩu biên giới phía Bắc, chạy tuốt vào tận thành phố Hồ Chí Minh. Bon buôn lậu chở rượu tây và thuốc lá ngoại từ Cămpuchia vào Việt Nam… Tất cả bọn chúng nào có âm mưu, thủ đoạn gì đáng gọi là “tinh vi, xảo quệt” đâu. Chung quy chúng chỉ có mỗi cái “mẹo” cú rích là đut lễ, mà bây giờ còn gọi là “bôi trơn”. Như bức tranh “Đám cưới chuột” của nghệ nhân làng Đông Hồ đã vẽ từ thời xửa thời xưa. Họ hàng nhà chuột dẫn dâu đi, muốn qua được chỗ mèo ngồi, thì phải “lễ” mèo một con chép to, chứ có gì mà bảo là tinh vi và xảo quệt!
“Đất có Thổ công, sông coa Hà bá”. Nếu không có sự đồng ý của Thổ công, thì chẳng có thằng đào vàng trộm nào dám đánh máy gạt, máy xúc rầm rầm chay vào làng, vào xã người ta. Và cũng không có thằng câi than thổ phỉ nào dám đem quân đến điểm X, điểm Y để mở lò khai thác than chui. Vì cái lò than, chứ có phải cái tổ mối, hay hang chuột đâu mà giấu được. Còn bọn chúng làm thế nào để được ông Thổ công, được bà Hà bá gật đầu, thì ai cũng biết cả rồi.
Nhân vật Choang Lé trong tiểu thuyết “THAN MẶT QUỶ” của Trần Chiểu cũng hành động như vậy. Lé vốn là cán bộ kỹ thuật của mỏ than X, là nhân viên dưới quyền, và là chân tay thân tín của Giám đốc Nguyễn Chí Văn. Nhưng ngoài cái chức danh công khai đó, Lé còn là một trùm cai thầu than thổ phỉ ở khu mỏ. Để che mắt công luận, và các cơ quan chức năng, Choang Lé và đồng bọn đã lập ra một công ty ma, gọi là “Công ty vật liệu chất đốt và tận thu than bãi thải”, trực thuộc mỏ than X, do Chí Văn làm Giám đốc. Chúng bí mật thu gom than của các lò than chui, than của bọn lái xe, bọn trôm cắp than của Nhà nước, trộn với một số than tận thu ở bãi thải. Rồi lấy danh nghĩa là than chính phẩm của mỏ X, xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc bán cho bọn thương lái.
Để có giấy phép thành lập cái công ty ma này, Choang Lé đã biếu Giám đốc Chí Văn ngôi biệt thự hơn chục tỷ đồng, Lại kèm theo cả một cô hầu trẻ, ở Mỹ Đình, Hà Nội, để những ngày nghỉ cuối tuần, Giám đốc về Hà Nội nghỉ ngơi cho thoải mái. Nhưng cuộc sống luôn luôn tiềm ẩn những điều bất ngờ. Giữa lúc công việc làm ăn của bọn Choang Lé đang trôi chẩy, thì Giám đốc Chí Văn đột ngột qua đời (bị sét đánh). Ông Ba Chinh, Giám đốc mới được bổ nhiệm về. Bọn Choang Lé phải tạm thời “án binh bất động” để còn điều tra, nghiên cứu, tìm cách mua chuộc, lôi kéo Giám đốc mới vào vòng cương toả của bọn chúng.
Nhưng rồi tại một cuộc họp các cơ quan chức năng của tỉnh, ông Bí thư tỉnh đảng bộ đã nói: “Xin các đồng chí nhớ cho là bọn thổ phỉ trộm cắp than của Nhà nước chỉ là một nhúm nhỏ bé. Chúng ta có luật pháp, có binh hùng tướng mạnh, mà chịu thua chúng là một nỗi nhục. Và chúng ta có lỗi với Đảng, với nhân dân. Đảng và nhân dân sẽ không tin chúng ta nữa…”.
Rối sau cuộc họp đó, tất cả các cơ quan chức năng cùng vào cuộc. Người ta tổ chức một cuộc “cất vó” bọn thổ phỉ. Kết quả là, đã triệt phá được hầu hết các lò than chui. Bắt được ba chiếc tầu chở than ở ngoài phao số không, đang trên đường đi sang Trung Quốc. Và lập lại được trật tự khai thác than cho vùng mỏ. Nhưng có một điều rất đáng tiếc là, tên trùm cai thầu than thổ phỉ Choang Lé, cuối cùng vẫn nhởn nhơ ở ngoài vòng pháp luật!
*
* *
Quyển sách kết thúc thật đáng buồn, có phải không, thưa bạn đọc? Nhưng biết làm sao được! Vì sự thoái hoá, biến chất đã gần như một thứ trào lưu, càng ngày càng sâu hơn và rộng hơn., Khiến rất nhiều người lo lắng, coi đó là quốc nạn, là nội xâm. Nhưng cái bọn người mặt quỷ ấy, đương nhiên vẫn là cán bộ, là đảng viên của Đảng, chứ họ không phải là kẻ thù như bọn ngoại xâm, cho nên ta vẫn chưa đẩy lùi, chưa loại trừ được./.
TP Uông Bí, ngày 18/6/2013
Tạ Hữu Đỉnh
NGƯỜI MẶT QUỶ Tạp bút của Tạ Hữu Đỉnh
Bạn đến nhà chơi, đem cho quyển sách anh vừa cho “ra lò”. Ôi! “THAN MẶT QUỶ”, cái tên mới gợi làm sao! Hai từ Trần Chiểu, tên tác giả cao, to phải đến hai phân, chạy suốt từ gáy sách ra mép ngoải tờ bìa. Bìa ba mầu, đen, trắng và đỏ. Do NXB Văn Học ấn hành. Trông quyển sách đẹp đẽ, dầy dặn, bề thế, khiến anh nào có chút máu mê chữ nghĩa cũng phải thèm.
Than là loại khoáng sản quý. Các nhà thơ, nhà văn và báo chí vẫn tôn vinh gọi là “Vàng đen của Tổ quốc”. Nếu vậy, thì bộ mặt ẩn dụ của than phải là: “Than mặt vàng, mặt bạc”, chứ sao lại là : “Than mặt quỷ”? Chắc tác giả viết về cuộc đấu tranh chống bon thổ phỉ, chuyên trôm cắp than của Nhà nước đây.,
Trên màn hình ti vi nhà mình, đã có lần tôi trông thấy một cán bộ lãnh đạo của tỉnh Quảng Ninh, đang trình bày với Đoàn cán bộ Chính phủ xuống Quảng Ninh công tác. Đại ý rằng: “…Than thổ phỉ là một vấn nạn, rất khó diệt trư. Triệt phá được cái lò than chui ở chỗ này, thì chẳng bao lâu lại xuất hiện lò than chui ở chỗ khác. Đề nghị Trung ương giúp đỡ Quảng Ninh, chứ một mình Quảng Ninh thì không làm nổi…”. Tôi nghĩ bụng: “Con không khóc thì mẹ không cho bú”. Quảng Ninh mượn cớ để “vòi”. Mà “vòi” ra tiền, ra phương tiện của cải vật chất, thì dại gì mà các vị ấy không “vòi”. Hùng mạnh như giặc ngoại xâm, ta còn trừ được, chứ ba cái thằng tham nhũng và than thổ phỉ thì là cái đinh gì. Quảng Ninh cũng có quân đội, có công an, có luật pháp và nhà tù, sao lại không làm nổi?...
Tôi chúi mũi vào quyển sách, để thưởng thức văn chương thì ít, mà để xem cuộc “Anh hùng tương ngộ” giữa “chính” và “tà” này, cuối cùng có ngã ngũ một mất một còn không? Phải đến hơn mười ngày sau, tôi mới đọc hết hơn ba trăm trang sách. Và bây giờ thì tôi đã hiểu: Loại trừ được bọn thổ phỉ ra khỏi ngành than, quả không phải là một việc dễ dàng. Bởi chúng không phải là bọn xã hội đen, lén lút đến vùng mỏ làm ăn phi pháp. Mà đó là các cán bộ, đảng viên, thậm chí cả cán bộ lãnh đạo đang điều hành công việc khai thác than, trong các mỏ than của Nhà n\ước. Bên ngoài họ vẫn là người cán bộ, đảng viên gương mẫu, chí công vô tư. Nhưng bên trong bọn người này thì đầy nhưug mưu mô, mánh khoé để đục khoét, bòn rút của công, làm giầu cho bản thân, cho họ hàng và phe nhóm của mình. Nói cách khác thì bọn người nảy là bọn hai mặt. Bên ngoài là mặt người, còn bên trong là mặt quỷ. Và cũng chỉ bọn người này mới có bộ mặt của quỷ, chứ than thì chẳng bao giờ có than mặt quỷ.
Nghị quyết Trung ương Đáng đã ghi nhận: “…Một số không nhỏ cán bộ, đảng viên đã thoái hoá, biến chất…”. Vậy cụ thể cái số “không nhỏ” âý là bao nhiêu? Có lẽ chẳng ai biết.
Trong bối cảnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở khu mỏ, cũng như trong phạm vi cả nước đang ngày càng gay go, quyết liệt. Thiết tưởng chúng ta cũng nên tìm hiểu xem cái số “không nhỏ”: kia, cụ thể là bao nhiêu? Để hiểu cuộc đấu tranh này đã và đang diễn ra gay go, quyết liệt đến mức độ nào
Thông thường trong những lúc cần so sánh một vật, hay việc gì đó, ta lại chia việc hay vật đó ra làm ba phần (hay cấp, bậc) như: to, nhỏ, và trung bình. Hoặc: cao, thấp và trung binh. Quốc Hội vừa lấy phiếu tín nhiệm cũng phân chia như vậy: Tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp, và “tín nhiệm” (tức trung bình). Hay như cái thước đo một mét, thì từ 51 phân trở lên là phần lớn. Từ 49 phân trở xuống là phần nhỏ. Và 50 phân là trung bình. Tức là một nửa của cả mét.
Từ cách so sánh đó mà suy ra, thì hai từ “không nhỏ” ghi trong nghị quyết của Đảng, tất nhiên cũng không thể là “to” được. Đã không nhỏ, không to, thì đương nhiên phải là trung bình, là một nửa, là 50 của 100 rồi.
Nếu suy luận đó đúng, thì chúng ta có thể hiểu rằng: Một cơ quan, xí nghiệp nào đó nếu có 100 cán bộ, đảng viên, thì một nửa trong số đó là cán bộ đảng viên đã thoái hoá, biến chất. Và cả nước ta, nếu có một triêụ cán bộ, đảng viên, thì nửa triệu là cán bộ, đảng viên đã thoái hoá biến chât. Con số đó quả nhiên là không hề nhỏ! Đấy là ta hãy cứ tạm cho là thế, chứ như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Nhìn vào đâu cũng thấy tham nhũng”. Thì số cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất có thể còn cao hơn nữa. Là 60, 70%, hay bao nhiêu, thì chưa ai có thể biết đích xác được.
*
* *
Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng và các loại tội phạm khác, một số viên chức Nhà nước muốn lẩn tránh trách nhiệm, thường đổ lỗi cho khách quan bằng một câu nói rất cũ, và đã quá mòn rằng: “Bọn chúng càng ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi và xảo quệt…”.
Bọn lâm tặc đánh ô tô chở gỗ qua trạm Kiểm lâm. Bọn đào vàng trái phép đánh cả máy xúc, máy gạt vào làng. Ô tô chở phủ tạng động vật đã bốc mùi hôi thối, từ cửa khẩu biên giới phía Bắc, chạy tuốt vào tận thành phố Hồ Chí Minh. Bon buôn lậu chở rượu tây và thuốc lá ngoại từ Cămpuchia vào Việt Nam… Tất cả bọn chúng nào có âm mưu, thủ đoạn gì đáng gọi là “tinh vi, xảo quệt” đâu. Chung quy chúng chỉ có mỗi cái “mẹo” cú rích là đut lễ, mà bây giờ còn gọi là “bôi trơn”. Như bức tranh “Đám cưới chuột” của nghệ nhân làng Đông Hồ đã vẽ từ thời xửa thời xưa. Họ hàng nhà chuột dẫn dâu đi, muốn qua được chỗ mèo ngồi, thì phải “lễ” mèo một con chép to, chứ có gì mà bảo là tinh vi và xảo quệt!
“Đất có Thổ công, sông coa Hà bá”. Nếu không có sự đồng ý của Thổ công, thì chẳng có thằng đào vàng trộm nào dám đánh máy gạt, máy xúc rầm rầm chay vào làng, vào xã người ta. Và cũng không có thằng câi than thổ phỉ nào dám đem quân đến điểm X, điểm Y để mở lò khai thác than chui. Vì cái lò than, chứ có phải cái tổ mối, hay hang chuột đâu mà giấu được. Còn bọn chúng làm thế nào để được ông Thổ công, được bà Hà bá gật đầu, thì ai cũng biết cả rồi.
Nhân vật Choang Lé trong tiểu thuyết “THAN MẶT QUỶ” của Trần Chiểu cũng hành động như vậy. Lé vốn là cán bộ kỹ thuật của mỏ than X, là nhân viên dưới quyền, và là chân tay thân tín của Giám đốc Nguyễn Chí Văn. Nhưng ngoài cái chức danh công khai đó, Lé còn là một trùm cai thầu than thổ phỉ ở khu mỏ. Để che mắt công luận, và các cơ quan chức năng, Choang Lé và đồng bọn đã lập ra một công ty ma, gọi là “Công ty vật liệu chất đốt và tận thu than bãi thải”, trực thuộc mỏ than X, do Chí Văn làm Giám đốc. Chúng bí mật thu gom than của các lò than chui, than của bọn lái xe, bọn trôm cắp than của Nhà nước, trộn với một số than tận thu ở bãi thải. Rồi lấy danh nghĩa là than chính phẩm của mỏ X, xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc bán cho bọn thương lái.
Để có giấy phép thành lập cái công ty ma này, Choang Lé đã biếu Giám đốc Chí Văn ngôi biệt thự hơn chục tỷ đồng, Lại kèm theo cả một cô hầu trẻ, ở Mỹ Đình, Hà Nội, để những ngày nghỉ cuối tuần, Giám đốc về Hà Nội nghỉ ngơi cho thoải mái. Nhưng cuộc sống luôn luôn tiềm ẩn những điều bất ngờ. Giữa lúc công việc làm ăn của bọn Choang Lé đang trôi chẩy, thì Giám đốc Chí Văn đột ngột qua đời (bị sét đánh). Ông Ba Chinh, Giám đốc mới được bổ nhiệm về. Bọn Choang Lé phải tạm thời “án binh bất động” để còn điều tra, nghiên cứu, tìm cách mua chuộc, lôi kéo Giám đốc mới vào vòng cương toả của bọn chúng.
Nhưng rồi tại một cuộc họp các cơ quan chức năng của tỉnh, ông Bí thư tỉnh đảng bộ đã nói: “Xin các đồng chí nhớ cho là bọn thổ phỉ trộm cắp than của Nhà nước chỉ là một nhúm nhỏ bé. Chúng ta có luật pháp, có binh hùng tướng mạnh, mà chịu thua chúng là một nỗi nhục. Và chúng ta có lỗi với Đảng, với nhân dân. Đảng và nhân dân sẽ không tin chúng ta nữa…”.
Rối sau cuộc họp đó, tất cả các cơ quan chức năng cùng vào cuộc. Người ta tổ chức một cuộc “cất vó” bọn thổ phỉ. Kết quả là, đã triệt phá được hầu hết các lò than chui. Bắt được ba chiếc tầu chở than ở ngoài phao số không, đang trên đường đi sang Trung Quốc. Và lập lại được trật tự khai thác than cho vùng mỏ. Nhưng có một điều rất đáng tiếc là, tên trùm cai thầu than thổ phỉ Choang Lé, cuối cùng vẫn nhởn nhơ ở ngoài vòng pháp luật!
*
* *
Quyển sách kết thúc thật đáng buồn, có phải không, thưa bạn đọc? Nhưng biết làm sao được! Vì sự thoái hoá, biến chất đã gần như một thứ trào lưu, càng ngày càng sâu hơn và rộng hơn., Khiến rất nhiều người lo lắng, coi đó là quốc nạn, là nội xâm. Nhưng cái bọn người mặt quỷ ấy, đương nhiên vẫn là cán bộ, là đảng viên của Đảng, chứ họ không phải là kẻ thù như bọn ngoại xâm, cho nên ta vẫn chưa đẩy lùi, chưa loại trừ được./.
TP Uông Bí, ngày 18/6/2013
Tạ Hữu Đỉnh