Du Khúc THÊM LẦN RA BIỂN - NhàQuê
NhàQuê 15.09.2013 06:29:21 (permalink)

Những "con đường xưa Em đi"


Du Khúc  THÊM LẦN RA BIỂN


Du Khúc 1: Tản Mạn

Kể từ chuyến 5 ngày đêm vượt biển tìm Tự Do vào năm 1986 đến nay, tôi chỉ có 2 lần qua eo biển Manche rộng độ 36 Km giữa Anh và Pháp  .... Nhiều lần qua biển Long Island Sound giữa 2 tiểu bang New York và Connecticut; Nhưng những lần sau nầy đều với phương tiện hiện đại như tòa lâu đài nổi, trên đó có cả nhà hàng, lẫn các dịch vụ khác như ngân hàng, hiệu sách, cửa hàng bán đồ lưu niệm, có sân thượng ngắm biển và những chiếc phà khổng lồ nầy có khả năng chở cả hàng trăm xe cộ lớn nhỏ dưới hầm của nó ... Người đi xe, trước khi rời tầng hầm để lên tầng trên phải nhớ xe mình đậu ở tầng số mấy tránh bị lạc khi trở xuống.
Mấy đứa con mỗi lần có chuyến đi du thuyền đều có lòng thảo mời cha mẹ đi cùng, nhưng tôi cứ lần lữa mãi chưa đi. Riêng năm 2013 nầy chúng dự định đi chung  tất cả; Nhưng rồi không thành vì thời biểu không khớp nhau được hơn nữa tôi chưa "Ừ" vì cố hữu không thích đi xa ... Cái chuyện đi đó đây ai mà chẳng thích, nhưng riêng tôi bây giờ muốn đi đâu phải mất thời gian chuẩn bị rườm rà nhất là thuốc men lúc nào cũng phải kè kè ...9 cái thứ quỉ quái trường sanh kéo dài tuổi thọ nầy làm mất hứng thú, mỗi ngày sáng ra nốc 7 viên no cành!
Chỉ có gia đình đứa con gái vẫn giữ như đã định, tức đi biển vừa là dịp đi nghỉ Hè vừa tưởng thưởng con gái vợ chồng nó học giỏi ... Chúng tôi ông bà ngoại cũng nhiều lần được ăn ké (ăn theo), "tháp tùng" đi đó đi đây ... Cháu ngoại nầy cũng thuộc dân biết hưởng thụ tối đa ...ở đòi phải khách sạn có SAO ...Ăn sáng phục vụ khách sạn mang khay thức ăn lên tận phòng như xi nê. Cháu nói: Chuyến đi của con mà!" ý nói Ba mẹ nó đã thưởng thì phải tận hưởng! 
Tôi từ chối bao nhiêu lần lời mời của con gái và rể, nhưng cuối cùng chỉ vì một câu nói của cháu ngoại mà tôi thay đổi ý đinh, cháu nói :Con muốn ông bà ngoại đi chơi với con ... Cháu sẽ vào trung học (lớp 9) mùa Thu 2013 nầy ... Tôi thường ngẫm nghĩ có sợi dây vô hình nào đó làm cháu rất khắng khít với ngoại ... Khi  cháu đã được sanh xong, cô y tá khi đem cháu về phòng sơ dưỡng đã đem tận cho tôi nhìn mặt cháu, lúc đó tôi đang ở phòng đợi ngoài phòng sanh .
Như vậy ngoài ba mẹ của cháu, thì ông ngoại là người trong gia đình đầu tiên đón chào cháu, tôi thường nghe người lớn nói rằng ai là người đặt bé vào nôi hay xuống chiếu thì sau nầy đứa bé sẽ có nhiều điểm giống nhất là tánh tình của người ấy ... Có lẽ cháu quyến luyến ông ngoại vì như thế chăng ... không kể ông ngoại đã đưa rước cháu đi học từ khi vào nhà trẻ cho đến khi gia đình cháu dời về miền Nam.
Cho tới nay, tôi chỉ có một cháu ngoại .... Rể tôi thấy vợ sanh khó khăn đau đến 2 ngày, nên thương vợ đi đến quyết định chỉ có một con,  ... cũng tội nghiệp cho cháu không có em chơi cùng .... Dù mới xong lớp 8, nhưng như mọi đứa trẻ ở Mỹ, cháu cũng khá rành về computer ... ngay cả set-up máy hướng dẫn đường (GPS) cho ba của cháu lái xe. Book vé tàu vé máy bay và khách sạn đều do cháu giúp ba mẹ .... Ngoài ra cháu hát cũng có giọng theo mẹ của cháu nói .... Hôm trên tàu cháu đăng ký hát giúp vui ... nghe tiếng Anh, ông bà ngoại nghe lũm chũm tiếng được tiếng mất đâu hiểu ất giáp gì  ... vậy mà hôm sau khi đi vào nhà hàng ăn tối, có bà Mỹ nắm tay cháu và khen hát hay!! Làm cháu thích thú quá cỡ ... Ba mẹ cháu báo là mộng của cháu lớn lên làm ca sĩ, làm gì  miễn lương thiện là được ... Hay là cháu có gene nhạc nhiếc như phía nội ... Ông nội của cháu ngày xưa phục vụ trong ban quân nhạc nào đó thuộc trung ương lâu ngày tôi quên tên . Khi còn bé cháu có được ba mẹ đem về thăm ông bà nội trước khi ông bà mất 5, 6 năm sau đó ... chuyến đi ấy phải vội vã về lại Mỹ vì thời tiết, khí hậu, môi sinh và thức ăn không thích hợp với cháu (sáng đi ăn phở thấy ruồi bay quanh bàn, cháu quơ đuổi và né tránh và khóc mướt làm thực khách ai cũng nhìn đứa bé lạ lẫm nầy).
Hai vé tàu, máy bay, khách sạn được con gái book thêm sau khi ông ngoại bị bà ngoại thúc ép "còn sống bao tăm hơi nữa mà cứ ru rú ở nhà, tối ngày ôm laptop gõ gõ ...!  Dẹp, đi chơi!!" Sách Đông Tây Kim Cổ có câu: Nghe lời vợ mới nên thân .... Quả bóng căng bị xì hơi! OK đi thì đi đâu ngán!
Các confirmations được chuyển đến và tôi đã online check-in, xong in boarding pass và các stags hành lý ký gởi cả tàu và máy bay ... mọi việc xong mấy tuần trước khởi hành .
Xế trưa ngày 12-06-2013 Tư Lịnh và tôi đáp chuyến bay của hãng American Airlines từ phi trường quốc tế John F. Kennedy ở New York City đến phi trường quốc tế Orlando, Florida lúc 5:30 .... Hello Florida! ... Chúng tôi ngồi chờ ở khu nhận hành lý, 1 giờ sau gia đình con gái tôi từ Dallas đến .
Sang bên kia đường nhận chiếc xe van 7 chỗ ngồi đã đặt mướn trước ... trong suốt thời gian ở Florida chúng tôi di chuyển đó đây  với phương tiện nầy... Điểm lạ là sau khi ký giấy tờ xong, tự mình ra garage tự chọn xe nào mình thích, chìa khóa có sẳn và khi ra cổng, nhân viên gác cổng rẹt một cái lên hàng Bar Code; Vậy là xong lái bon bon ...thủ tục thật giản dị!
NhàQuê July 01, 2013

#1
    NhàQuê 15.09.2013 06:31:52 (permalink)

    Những "con đường xưa Em đi"

    Du Khúc  THÊM LẦN RA BIỂN


    Du Khúc 2: Đêm Đầu Tiên Trên Miền Đất Ấm

    Từ phi trường về khách sạn chỉ mất độ 15 phút, chúng tôi nhận 2 phòng cạnh nhau, khách sạn có kiến trúc gần như hình ống, nên phòng nào cũng nhìn ra phố lân cận được ... 

    Nghỉ ngơi giấy lát, chúng tôi bắt đầu khám phá Orlando về đêm ... thực ra thì gia đình con gái tôi đến đây nhiều lần  ... mà lần gần nhứt cách nay 1 năm, chỉ có tôi mới thực sự là nhà quê!
    Nhận xét đầu tiên là đường xá rộng rãi, cây cảnh tươi mát, dù là khu vực buôn bán cũng hoa lá cành" đẹp mắt, lượng xe lưu thông nhiều nhưng chưa thấy cảnh chạy xe "ẩu tả" ... Tóm lại gây cho tôi sự dễ chịu khi lần đầu đến đây .
    Chúng tôi ăn tối ở Lobster Buffet, trong đó món lobster đãi thả giàn ... tôi dừng lại ở con thứ 2, sau đó nghe xúi dại lấy hết sức bình sanh tiến qua con thứ 3 .... làm cho mấy ngày sau đó khi ở trên tàu thấy món lobster nướng vẫn còn ngán ngược  ....hay "tuổi già sức yếu" rồi chăng!

    Trước khi đến nhà hàng, đi ngang qua building kiến trúc lạ mắt, nhìn vào giống như mái nhà quay xuống đất, còn cả khối chánh "chổng gộng" quay lên trời.
    Đêm đó riêng Tư Lịnh và tôi phải chuẩn bị một số hành lý gọn nhẹ để chiều hôm sau tách đi riêng trước giấc ngủ nơi thành phố Orlando nổi tiếng nầy.
    NhàQuê July 01, 2013

    #2
      NhàQuê 15.09.2013 06:33:52 (permalink)

      Những "con đường xưa Em đi"

      Du Khúc  THÊM LẦN RA BIỂN


      Du Khúc 3: Cổ Tích và Trẻ Con
      Mấy đứa cháu hay đòi ba mẹ chúng sơn phòng ngủ riêng có màu theo những nhân vật cổ tích mà chúng thích, giày dép, quần áo cho cả đến cập sách ba lô đi học cũng vậy  ... Tôi tưởng do chúng xem TV mà ra . Nay tôi mới biết Disney là nơi những chuyện thần thoại trẻ em nào cũng ưa thích đều có dàn dựng và trình diễn hàng ngày những show ấy cho bao nhiêu là du khách tứ phương đổ về với con em của họ là chánh
      Theo dòng người như hội, chúng tôi để xe trong parking lot mênh mông, có nhân viên hướng dẫn sắp xếp, xong dùng xe gòn đến trạm mua vé vào cửa, Tính thêm thuế, mỗi vé trên 100 đô, vé đó được ra vào suốt ngày, trở ra phố ăn trưa rồi quay lại cũng được, ...
      Sau khi qua cửa có kiểm soát an ninh tương tự như phi trường, tất cả khách đều dùng Train không người lái để đến cửa vào ...Lại kiểm soát an ninh trước khi lọt vào trong khu giải trí bao la mà tôi không kịp biết hết.




      Vừa vào khu phố chánh, chúng tôi gặp ngay đoạn giữa của đoàn diễn hành. Đó giống như đoàn xe hoa, trên mỗi chiếc có người thật trang phục như phim truyện và diễn những động tác như phim, nhạc phim lồng trong vũ điệu ... Các cô đóng vai tiên hay công chúa, cô nào cũng đẹp kiêu sa, lộng lẫy ... Hoàng tử cũng khỏi chê vào đâu được!
      Chúng tôi trên lề đường tức hành lang khu phố tiến về phía lâu đài chánh, thực ra có nhiều lâu đài, mỗi một có riêng theo truyện cổ tích, trẻ con đứa nào cũng biết, .... ông bà ngoại bù trất!
      Trẻ con từ nhỏ chưa tới nhà trẻ đã biết xem phim hoạt họa, dần qua phim truyện cổ tích, ... thành ra đứa nào cũng nói được tiếng Anh trước khi tới trường ... Nếu cha mẹ kèm dạy thêm chữ cái và ráp vần thì nhiều bé đã đọc được chữ khi vào mẫu giáo! Còn về đếm số, tất cả đều đếm được tới 100 ... ngay cả về ngày chúng cũng nói đúng hơn người già, thí dụ như ngày 21, chúng đều nói Twenty first chứ không nói twenty one và thứ 32 là thirty second chứ không phải thirty two như phần đông người nhập cư và nghe giọng "th" chỉ thứ tự một cách rõ ràng!
      Chúng tôi nghỉ ăn trưa ở nhà hàng fast food đứng đặt món ăn cả mấy chục phút xếp hàng rồng rắn, và may mắn có được bàn ngồi cạnh dòng suối có lẽ là nhân tạo nhưng đẹp mắt, nhìn được tổng thể sinh hoạt nhất là nhìn về phía lâu đài chánh mà khi cuối vở diễn trong đó có nghe nhiều tiếng nổ và khói trắng thoát ra các ống khói.
      Tôi đóng đô luôn ở nhà hàng fast food nầy, trời nắng cả 100 độ F, đi ngoài nắng tôi phải thở bằn g miệng!
      Tất cả còn lại đi các nơi, chụp hình với cô công chúa phải xếp hàng hằng nửa giờ, hình đó nhỏ cháu ngoại gởi liền về Connecticut cho hai đứa cháu nội, em cô cậu của nó, làm nghe nói lại là 2 cháu đòi cha mẹ chúng đi liền một cách háo hức ... Chúng thích công chúa mặc áo hồng nhất là đứa cháu gái nhất nhất đồ đạc của bé đều có hình công chúa hoặc màu hồng phơn phớt như vậy.

      Hai giờ sau trở lại, uống nước xong rồi cùng đi các cảnh khác, lại tấp vào đi thuyền trong thời gian hơn 10 phút mà dự báo xếp hàng nhích từng bước một trong 2 giờ, đi quanh co trong hang động trước khi lên tàu, nhưng đỡ mệt nhờ có hệ thống máy lạnh nên không thấy lâu và vì các góc cạnh đều có TV chiếu phim ...

       Sau khi thoát khỏi "cuộc vui" nầy rồi, tôi đòi về vì sắp đến giờ hẹn với cô học trò ngày xưa đến đón Tư Lịnh và tôi về nhà chơi, Từ gia đình em lái đến khách sạn khoảng 45 phút
      Cháu ngoại cũng thấm mệt nên cũng hoan nghinh việc ra về, nhưng sau khi ông bà ngoại đã đi riêng, còn tiếc tiền vé, buổi tối cháu cùng ba mẹ cháu trở lại lần nữa ... xem đốt pháo
      NhàQuê July 05, 2013

      #3
        NhàQuê 15.09.2013 06:36:46 (permalink)

        Những "con đường xưa Em đi"

        Du Khúc  THÊM LẦN RA BIỂN


        Du Khúc 4: 45 Năm gặp Lại
        Trên đường về lại khách sạn, tôi gọi báo cho Dung, Ngô Kim Dung, cô học trò thế hệ 1965 của Trường Trung Học Ba Tri ... Thuộc cấp lớp thứ nhì của trường, đối với tôi là nhóm học sinh thứ tư vì ngoài ra tôi có phụ trách một số giờ ở hai bậc lớp trước hơn bên trung học tư thục cùng địa phương.
        Dung hẹn tôi chừng 2 giờ nữa em mới tới được, sau nầy tôi đoán được đó là chuyện gì ... Ấy là em lo hoàn tất việc nấu nướng bữa cơm tối đãi tôi, mà em cho biết từ khi tôi còn ở nhà là "tụi em sẽ đãi thầy món Ba Tri mình"  Thời gian rộng rãi vậy đủ cho tôi sắp xếp mọi việc, gởi bớt hành lý cho con tôi ... Tư lịnh và tôi gọn gàng với một xách tay và một kéo nhẹ y phục cần thiết đủ trong thời gian tách đi riêng.
        Từ cửa sổ nhìn dòng xe cộ lưu thông, chiếc Honda Accord màu trắng rẽ vào parking khách sạn tôi đoán là em tới, quả thật ít phút sau điện thoại tôi reo "Em tới rồi thầy!"   ... "Thầy nhìn thấy xe em chiếc Honda màu trắng phải không" ... "Dạ phải!" ... "Chờ chút thầy xuống ngay!"
        Tư Lịnh và tôi sang phòng con gái giao chìa khóa phòng, con và cháu ngoại đưa chúng tôi xuống phòng khách.
        Từ thang máy bước ra, tôi thấy em ngồi nơi phòng đợi quay lưng về hướng chúng tôi, dễ đoán vì chỉ có một người tóc đen châu Á ... Bất chợt như linh báo em quay lại và đứng lên tiến về phía nhau, còn khoảng 3 m, em đứng lại khoanh tay "Thưa Thầy!" tiếng em nhỏ nhẹ chậm rãi như hồi xưa, cô học trò hay rụt rè. Mẹ của em cũng là nhà giáo vừa có mức thân quen gia đình vừa có mức kính trọng tuổi tác nghề nghiệp, cô giáo dạy nhiều em tôi . Năm nay bà đã 86 tuổi sống với con gái út bên Bắc California, Bà còn minh mẫn mỗi lân nghe tiếng tôi qua điện thoại bà đều nhận ra ngay: Thầy Trọng đó hả!?
        Khi mừng nhau, tôi có hỏi " thời gian bao lâu rồi Dung", em nói "45 năm rồi Thầy!"   .... Tôi từ giã các em lên đường nhập ngũ theo lịnh động viên của các thanh niên cùng hạn tuổi vào năm 1967, sau đó chiến tranh càng leo thang, tôi lăn vào cuộc chiến không hy vọng gì ngày trở về dạy học lại ...
        Đến khi tôi được trả về nhiệm sở cũ là lúc thế hệ học sinh của các em đã chuyển lên học trường tỉnh và tiếp lên đại học hoặc vào đời .
        Sau nầy nghe em sang Mỹ tháng 4, 1975 cùng chồng phi công của không quân QLVNCH.
        Em cũng thân mật chào Tư Lịnh tôi mà em gọi bằng chị vì học cùng lớp với các cô em của "nàng"  ...tôi giới thiệu con và cháu tôi, hai đàng chào nhau lịch sự không quên khen nhau như "Mỹ"!
        Thực ra, Dung có nhã ý mời tất cả đến ở nhà em vốn rộng rãi; Nhưng gia đình con gái tôi có chương trình đi chơi riêng, định từ trước nên cám ơn hảo ý của Dung! Dung cũng gởi cho trái cây và bánh em tự làm
        Theo Dung ra xe, sắp xếp đồ đạc xong, chúng tôi rời khách sạn, lấy I-4 East lên đường
        Trên đường đi , em cho biết sẽ ghé rước Thanh, người đồng hương, thuộc lớp đàn em chúng tôi ... đã rất lâu có lẽ hơn 45 năm, chứ gia đình Thanh là láng diềng  của Tư Lịnh cách nhau đúng 2 căn nhà của những năm thời còn kháng chiến chống Pháp. Chị của Thanh cùng lớp  với Tư Lịnh, 2 em của Thanh lại là học sinh của tôi cùng năm với Dung .... Chúng tôi lại xuống phố đến nhà Thanh.
        Thay vì chỉ có Thanh đi với chúng tôi, đêm lại con của Thanh rước về; Nhưng giờ chót ông xã Thanh thay đổi ý định là đi cùng chúng tôi và cùng Thanh trở về sau bữa cơm tối Dung khoản đãi  .... Anh nói: Quí vị đã ghé thăm tôi, tôi phải đáp cho trọn lễ .... anh Nguyễn Phương Huy đã nói như thế và chuẩn bị đi cùng chúng tôi .
        Khi đến,  tôi bắt tay và tự giới thiệu tên mình, anh nói tôi biết; Thì ra anh cũng là cựu học sinh Trung Học Kiến Hòa sau tôi vài năm, .... anh hỏi tôi còn nhớ người bạn lúc học luôn ngồi cạnh tôi không ? Làm sao tôi quên được Dương Văn Trinh, tôi có ý dò tìm mà chưa ra, nhất là các Web có danh sách các sĩ quan Trường Chiến Tranh Chánh Trị Đà Lạt ...nay được biết Trinh cũng có ý tìm tôi mà bặt vô âm tín, nên anh chàng nầy có lúc nghi tôi đã theo VC... Nguyễn Phương Huy và Dương Văn Trinh cùng tốt nghiệp khóa đầu tiên..nhờ vậy tôi có được số điện thoại của Trinh!
        Anh Huy lái chở tôi cùng chuyện vãn, các vị nữ ngồi xe Dung
        Không xa lắm, chúng tôi đến nơi, vợ chồng Dung Đạt ở trong khu "nhà giàu" ra vào cổng có người gác cửa, xe khách lạ tới phải chờ báo vào trong, OK mới mở cổng .... Sau khi qua vài ngã đường, tôi nhận ra ngay ngôi biệt thự mà theo chỗ tôi ở hiện nay gọi đó là mansion. Nơi đây đáng lẽ tôi đã tới vào năm 2010 nhân kỳ tổ chức cuộc Ba Tri Hội Ngộ, nhưng lần ấy vào những ngày chót tôi không đi được, nhưng hình ảnh, DVD đã gởi cho, nên tôi dễ nhận là như vậy!
        Hậu cảnh là sân Tennis
        Hậu cảnh sau các cây cao là hồ
        Tọa lạc trên phần đất rộng có đến hơn mẫu tây, có hồ tắm và sân tennis riêng, lối vào và quanh nhà trải đá, vườn trồng đủ loại hoa, danh thảo và có cây dùng như vị thuốc và các loại rau ăn sống và nấu canh có nhiều thứ đặc biệt chỉ Ba Tri mới có, thí dụ như cây Chùm Ngây mà những người miệt vườn cùng tỉnh lại không biết tới hay chưa nghe tên bao giờ, thứ cây mà từ lá, bông, trái đều nấu canh ngọt tuyệt vời!
        Hai cây chùm ngây
        Cà ăn không kịp rụng trạt gốc
        Các món nấu phần lớn cây nhà lá vườn
        Cùng vợ chồng Dung Đạt @ phòng ăn (Chs/THKH)
        Cùng vợ chồng Thanh Huy (Bữa ăn thân mật gồm 6 người)-Hậu cảnh là hồ tắm (pool)
        Đúng là bữa ăn gồm các món đặc biệt nấu theo lối Ba Tri và nhất là phần lớn do Dung trồng, chúng tôi cùng nhau kể chuyện nhắc nhở đến nhiều người quen chung, những chuyện cũ thời xưa .
        Ở góc vườn nhà Dung có hai bụi tre tươi tốt, mà  năm trước em có gởi cho tôi một thùng măng tre mới xắn và lá sương sâm. Lần nầy tận mắt nhìn khu vườn lá sâm đang hồi xanh mịt và cuối bữa ăn tôi lại được lần nữa dùng lại món thức uống mát mẻ bổ dưỡng nầy tại chính nơi trồng ra nó!

        Dung Đạt có 2 con gái đã trưởng thành, sống riêng nên ngôi nhà thênh thang mà Tư Lịnh tôi bị đi lạc mấy lần khi đi ra rồi trở lại phòng ...Vậy mà chỉ có hai vợ chồng Dung Đạt sống đã hai mươi năm!
         Trước khi dọn về đây, hai em đã sống ở miền Bắc California nhưng khí hậu không thích hợp
        Trước khi tan tiệc, Huy và Thanh mời chúng tôi ăn sáng ...Cả 6 người hẹn gặp lại ngày hôm sau 14-7-2013.

        NhàQuê July 08, 2013

        #4
          NhàQuê 15.09.2013 06:39:20 (permalink)

          Những "con đường xưa Em đi"

          Du Khúc  THÊM LẦN RA BIỂN


          Du Khúc 5: Bắt Đầu Một Ngày Mới Nữa

          Buổi sáng thức dậy sớm như thói quen, đứng nhìn phía hồ còn mờ sương đâu ngờ dưới vườn kia có người còn thức sớm hơn, vì thấy một chiếc xe cắt cỏ đang làm việc.Hôm qua đi ra vườn nghe Dung nói là mấy hôm nay người lảnh cắt cỏ bị bịnh hay sao đó, có gọi xin chậm hơn nên cỏ hơi cao ... tưởng đâu hôm nay ông đến sớm, đâu ngờ đó là Đạt, có lẽ em thấy khó chịu vì tình trạng cỏ quá hạn chăng ....
          Có thể các bạn ở VN không mường tượng được những nhỏ nhặt như vậy: Thường thì nếu chủ nhà vì lý do nào đó không tự chăm sóc cảnh quang nhà mình hay dọn dẹp, giặt giũ trong nhà thì phải mướn làm công việc ấy ... Chứ không như bên VN là tìm mướn người ở luôn trong nhà mà ta gọi là người làm ... bên Mỹ nếu mướn kiểu đó có nhiều chuyện tốn kém  nãy sinh nhất là về bảo hiểm sức khỏe, v v .....  Nên phần nhiều phải mướn ở các văn phòng (công ty) cung cấp dịch vụ loại nầy, họ đến làm việc theo thời biểu thường mỗi tuần 1 lần,  dù mình không có ở nhà vào lúc họ đến, cả việc clean-up trong nhà.Điều lạ là không bị mất mát gì cho dù đến những món nữ trang nhỏ nhặt, quí kim, quí thạch ... Cái khác ở xứ nầy và VN là vậy .... Nhưng con người mà, đôi khi cũng sai .... trường hợp đó văn phòng cung cấp dịch vụ, hoặc bảo hiểm bồi thường ... Nhưng it xãy ra  lắm .... 
          Cái lạ nữa là nếu ta không chăm sóc vườn tược, hàng xóm sẽ phàn nàn, khó chịu và nhìn mình khác lạ ... Có nơi còn thi đua sân vườn đẹp, có ban chấm điểm hàng tuần hay định kỳ nào đó ...không biết cái đó có phải là nếp sống văn hóa hay không ?
          Khi tôi xong những cần thiết buổi sáng, chỉnh tề để bắt đầu chương trình cho ngày mới thì Đạt đã pha cà phê và dọn các loại bánh, trái cây ăn sáng. Hai anh em chuyện trò đợi hai quí nương tử vốn cầu kỳ hơn và hình như tính kiên nhẫn chờ đợi của các đấng mày râu ở Mỹ giống  nhau như cùng thầy cùng sách ...
          Cuối cùng thì bốn chúng tôi cũng lên đường đến tiệm phở, nơi anh Huy và cô Thanh đợi.
          Khi chiếc SUV dừng ở parking lot của tiệm, đồng hồ chỉ đúng rét giờ tối qua cùng thỏa thuận  .... Tôi lâu nay khi tới nơi nào, tôi cũng lấy phở làm gốc dù rằng tôi là dân giá sống chánh hiệu con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô.
          Vợ chồng Thanh Huy đón chúng tôi ở cửa và hướng dẫn vào bàn chọn sẳn. Tô phở nhiều thịt quá đến nỗi ngán luôn, bánh trụng hơi mền thành ra món phở không thú vị lắm ... Thường thì sang đây, thấy món gì kinh doanh được thì làm, chứ có khi còn bên VN người đầu bếp chưa biết nấu món đó bao giờ .... Mỗi món ăn có cái "bí mật nghề nghiệp" riêng, ngay cả cùng tên gọi mà hương vị ở hai tiệm ăn gần nhau mà đã khác xa ... 
          Trước năm 1975, tôi ghiền phở rất nặng những tiệm phở nổi danh ở Sài Gòn gần như có thử qua ...Nhưng tô Xe Lửa tức tô đặc biệt của tiệm phở Tàu Bay đường Lý Thái Tổ tôi thích, hình như chưa nơi nào có mùi vị giống như thế, vừa tanh tanh, vừa ngót ngót, vừa béo béo ...Nhiều người không thích vì tô lớn, không rau, .... 
          Qua đây có dịp đi đâu, tôi đều thử, nhưng chưa tìm lại được thứ giống như, có dù giống 75% cũng tạm được  ... Có lần sang Cali đến khu vực Little Saigon cũng ăn phở, tới chừng đang trên máy bay trở về, ngồi bó gối trên mới đem báo Free ra đọc, thấy quảng cáo rằng Phở Tàu Bay chân truyền ở Santa Ana  ...Hẹn  tháng 8 tới đây sẽ có dịp ghé qua xem hư thực !!! 
          Thanh Huy chia tay chúng tôi nơi đây, Thanh  có hẹn của bác sĩ nên không cùng chúng tôi tiếp tục chương trình trong ngày ...Chúng tôi hẹn gặp có thể gần đây, hy vọng có kỳ Ba Tri Hội Ngộ khác, hy vọng lắm!
          Đạt Dung đưa Tư Lịnh và tôi "khám phá" khu vực Downtown của Orlando, nơi thường hay có những cuộc tụ họp lớn, nhất là mùa tranh cử
          Những hình ảnh dưới đây ghi nhận cuộc tham quan nầy:








          Kể ra vậy cũng đầy đủ rồi, chúng tôi lên đường đến nơi hẹn khác

          NhàQuê July 11, 2013

          #5
            NhàQuê 15.09.2013 06:41:55 (permalink)

            Những "con đường xưa Em đi"

            Du Khúc  THÊM LẦN RA BIỂN


            Du Khúc 6: Sau Nhiều Lần Hẹn

            Ban sáng từ nhà Dung Đạt, nói theo thói quen là từ Exit 98 của I-4, chúng tôi đi về phía Tây . Bây giờ chúng tôi đang từ khoảng Exit 85 cũng của I-4 tiếp tục đi về hướng Tây, hướng về Tampa nơi phát khởi xa lội I-4 nầy .
            * Những xa lộ liên bang (I=Interstate) nếu số chẳn là chạy từ Tây sang Đông và số tên của Exit cũng đánh số lớn dần từ Tây sang Đông ... có tiểu bang cứ thứ tự  exit1, 2, 3, 4 ......Có tiểu bang đặt tên theo trụ số tính bằng mile nơi đó  ...Thí dụ nhà Dung Đạt ở Exit 98 có nghĩa là nơi đó cách nơi đầu tiên của Xa Lộ I-4 trong địa phận Florida là 98 mile (nói trong địa phận vì xa lộ liên bang do Liên Bang quản lý và thường chạy qua hàng chục tiểu bang, tiểu bang nào đánh số theo tiểu bang đó chứ không tiếp theo tiểu bang láng giềng). 
            Tên những Xa Lộ có số chẳn đánh số lớn dần từ Nam lên Băc : I-10, I-20, ....I-90
            ** Tương tự  xa lộ liên bang số lẻ thí dụ I-95, sẽ đi theo hướng Nam Bắc, số tên của Exit đánh số từ Nam lên.... Tên những Xa lộ  số lẻ đánh số lớn dần từ Tây sang Đông: I-5, ....I-95
            Vòng vo Tam Quốc cho các bạn loạn xà ngầu chơi vì chúng tôi còn những it nhất 85 miles nữa mới đến nơi hẹn!Đường tốt, lượng xe không nhiều, nhìn hai bên đường cây cối đang mùa Hè xanh tươi  ....Đây là những tháng phát triển đúng mức của hầu hết các loại thảo mộc .
            Tiểu bang Florida được coi như xứ sở của nắng ấm, của cây trái, nhất là cam ... mà tôi chưa thấy một cây cam nào cả dọc theo 98 miles đường dài ... Họ giấu đâu vậy cà !  Nói là nắng ấm chứ lâu lâu chừng 10 năm lại có lạc loài cơn lạnh mùa Đông, có tuyết nhẹ và sau đó đóng băng ... Trường hợp đó cây trái mùa màng bị hư hại nhiều  ...tôi có đọc bài viết nào đó nói rằng các trại chủ phải cho phun tưới liên tục ngày đêm chống đông đá cho đến khi ấm trở lại để cứu cây trái!!! Xứ giàu khác xứ ta .
            Hồi trước khi VN ăn bo bo, thì chánh phủ Mỹ kêu gọi nông dân Mỹ ngưng trồng lúa mì vốn năm nào cũng trúng mùa, để bảo vệ giá lúa mì trên thị trường thế giới, nông dân trồng lúa mì  được chánh phủ bồi thường ... Lạ chưa!? ... Tin phát  trên đài VOA, nghe bản tin nhạc phụ tôi cứ ngồi thở ra chắc lưỡi: Xứ Người Ta!
            Có đôi lần đi ngang qua các tiểu bang nông nghiệp của nước Mỹ, ruộng bao la nhìn mút tầm mất, xa lắm mới có chùm nhỏ cây xanh đó là cơ ngơi trang trại  đầy đủ tiện nghi như thành thị ... còn ngoài ra là để trồng CỎ  ... 
            Sao lại trồng cỏ: Tiền không đó! Hoa và cỏ cây không thể thiếu trong đời sống hàng ngày . Nhiều nước trên thế giới còn xuất cảng "Hoa Tươi" nguồn lợi đáng kể ... chứ không phải "hoa biết nói" như là ... à nha!
            - loại cỏ cho bò ăn được ngăn từng khu 5, 10 mẫu có rào ngăn, bầy bò ăn hết ô nầy lùa qua ô kế, ô ăn xong lại cho tưới dưỡng lớp cỏ mới- Loại cỏ làm thức ăn dự trữ (rơm) được cắt đóng bành- Loại cỏ làm kiểng trước sân, quanh nhà, sân thể thao, công viên, ... được xới luôn đất, cuộn tròn và chở đi đến nơi giao hàng
            Trẻ con các trang trại chủ được gởi vô thành thị ăn học
            Lan man chuyện trên trời dưới đất vậy mới thấy đoạn đường 120 Km rất gần ....  Tới nơi! Sau khi xuống phố (local) chạy quanh quẹo một đổi, Đạt dừng xe ở carport ngôi nhà trệt có vườn rộng ... Tôi vào trước gõ cửa (chuông) ... Đợi mất vài phút ... trong nhà hình như ai cũng có nhìn ra cửa sổ trước, đều thấy tôi ... Những người có mặt đang trong nhà, tôi đều biết mặt nhờ các DVD kỳ Ba Tri Hội Ngô năm 2010.
            Bà chủ nhà ra mở cửa, nhìn tôi ngỡ ngàng hỏi kiếm ai ... Tôi xưng tên họ, đơn vị hiện trú đóng  ..... Trời Ơi Là Trời !!! Chị kêu lên  ....  Vậy là sau hơn 30 năm "diện mạo khôi ngô tuấn tú" của tôi đã thay đổi hoàn toàn đến nỗi không còn nét gì để chị nhìn ra, vây mà mỗi ngày soi gương tôi thấy tôi đâu có khác gì đâu, vũ như cẩn mà!?
            Lúc sau khi hàn huyên cùng nhau mới biết khi thấy tôi qua khung cửa sổ, chị nói với chồng chị: Có "thằng cha" nào không có mời mà tới vậy cà!  ... Cái "thằng cha nào lạ quắc" là tôi ấy, lại là nhân vật chánh của buổi tiệc mà cả nhà còn đang lo nấu nướng cho lần gặp gỡ hôm nay, sau hơn 30 chia tay nơi quê nhà và biết bao nhiêu lần trong 25 năm gần đây hẹn gặp ... cho mãi đến hôm nay mới thành hiện thực!
            Khi tôi đứng ở cửa nhà bếp, lại lần nữa cô học trò kêu Trời: Không có cách chi nhận ra được Thầy nếu gặp tình cờ đâu đó ... 

            Cô học trò ấy : Nguyễn Thị Bạch Tuyết cùng niên khóa với Dung ... Năm học đó hình như có 3 em cùng tên Tuyết: Nguyễn Thị Bạch Tuyết (USA), Trịnh thị Bạch Tuyết (Canada), Phạm Thị Tuyết (VN)... còn nữa không !? Thân phụ các em đều chỗ thân tình với nhạc phụ tôi, riêng chú mười, ba của Nguyễn Thị Bạch Tuyết năm nào cũng đến thắp nhang dịp Tết từ khi nhạc phụ tôi viễn du tiên cảnh .
            Chủ nhà, bạn tôi, bây giờ mới khai đúng tuổi thật thì ra "ông" lớn hơn tôi những 3 tuổi lận! Điều nầy dễ hiểu vì thời chúng tôi không còn sổ bộ khai sanh, phải làm thế vì khai sanh để đi học với số tuổi "tự biên" cho đúng với cấp học ... Sau hơn có nhiều người còn đổi khai sanh đi lại nhiều lần, thay tên mới .... vì tuổi lính đuổi theo bén gót.
            Thuở cùng là đồng nghiệp, hầu như tất cả chúng tôi gọi nhau bằng đầy đủ tên họ : Phan Hữu Dương, Huỳnh Hiếu Đễ, Trần Văn Bỉ, Trần Văn Thu, Dương Thanh Hồng, Trần Bình Trọng  ... chỉ khi giữa cuộc họp mới gọi là thầy ... hoặc giáo sư ... mà thôi.
            "Ông" chủ nhà nhìn tôi lắc đầu: Vô phương nhìn ra nếu tình cờ ...nhưng giờ nhìn kỹ thì đúng là, chứ không phải kẻ giả mạo ....Vì ông khai tuổi như vậy nên ông và tôi bị kêu đi làm quan một lượt, cùng khóa và hình như chẳng ai làm được cơm cháo gì, nên khi được trả về dạy học lại đều mới có  đương nhiên thăng cấp khi đủ năm đủ tháng "Một Cục-Quan Một" ... Ông ba vòng bảy đổi dạy nhiều nơi nhiều tỉnh, cuối cùng hội ngộ là Trường Trung Học Ba Tri cho đến ngày "được nghỉ dài hạn".
            Tôi còn món nợ là nhớ ơn ông đã gởi tiền cho khi tôi còn học Anh Văn ở Phi Luật Tân chuẩn bị sang Mỹ định cư ... Ơn thì để đó , không trả cũng không ai làm gì mình được! Khà Khà Khà!!!  Hỏi qua vụ làm ăn hiện nay, ông khoe năm rồi riêng vụ bán cây ươm, cây giống .... Ông kiếm được mấy chục xấp ngon ơ!
            Ngoài vườn rộng khoảng tròn trèm một mẫu quanh nhà, ông còn khu vườn lớn hơn ở xa ... Tới đây chúng tôi đòi đi lục lạo khu vườn quanh nhà.
            Dưới đây là những hình ảnh ghi nhận hôm ấy:
             




            Trong vườn trồng nhiều nhất là mãng cầu ta (Trái na) đặt trong các chậu xếp thẳng hàng, cách đó sau nầy dễ dọn dẹp hơn trồng dưới đất phải đào xới lấy gốc rễ rất tốn công  ... Mấy năm trước ông có gởi cho tôi một thùng mãng cầu ta nầy!
            Món Quà
            Hồi trưa nhận được món quàCủa người bạn dưới TampaXứ sở bốn mùa nắng ấmMột thùng đầy mãng cầu ta
            Gọi bạn báo tin cười ngấtThời khủng bố sợ nghi nanChẳng dám ghi là "lựu đạn"An ninh trố mắt khui hàng
            Hôm trước đi chơi miền NamVô chợ thấy trái durianĐề SugarApple là lạNay bạn cũng ghi y chang!
            Thôi thì tên không cần thiếtCám ơn tặng nhắc quê nhàĐúng mùa mãng cầu đang rộPhương nầy gợi nhớ phương xa
            NhàQuê 30.08.09

            Vườn còn trồng xen kẽ hay riêng góc những loại khác nữa,...có món rau càng cua (rau tiêu) thấy mà thèm, chẳng lẽ đòi chủ nhà một dĩa bóp xổi!
            "Thấy mà phát tiếc" ở một góc đám rau lang (dây, ngọn khoai) bị cuốn lại để đất trồng thứ khác ... Ông biết không chỗ tôi họ cân luột xạp 5 đô một pound, về lặt ra luôn lá, chỉ bỏ cọng mà quơ vài đũa là hết... Phí quá!Về VN tôi đòi ăn rau lang luộc, ai cũng cười, nhưng cũng chìu ý, còn nói: Tưởng về ăn những món "cao cấp" cho anh chị em còn "ăn theo" được, ai dè đòi ngọn khoai, rau muống, rau tiêu, cá khoai, cá mòi gà, toàn những thứ  "bình dân giáo dục" ... Bó tay! 
            Tôi hay thèm ngọn lang luộc, hồi nhà đất còn rộng, tôi cũng trồng nhiều thứ: Rau muống, cà chua, rau thơm đủ loại,  ... Riêng không có dây khoai phải gầy bằng củ mà bị sóc nó tha mất thành ra thường phải mua ... Việc trồng trặc nầy vui chơi là chánh chứ tưới nó trả tiền nước le lưỡi luôn!
            Thôi dài dòng chi nữa vô "xơi" còn về đường xa trời tối
            NhàQuê July 13, 2013


            #6
              NhàQuê 15.09.2013 06:43:57 (permalink)

              Những "con đường xưa Em đi"

              Du Khúc  THÊM LẦN RA BIỂN


              Du Khúc 7: Quắc Cần Câu

              Khi chúng tôi đến, vài món đã dọn sẳn trên bàn dài , hai hàng ghế hai bên xếp đều nhau ... Được biết các món ăn hôm nay do em Bạch Tuyết làm đầu bếp chánh.
              Vợ chồng em là bạn học cùng năm ở Trung Học Ba Tri, hai em đến Mỹ theo diện HO đến vùng  Bắc của tiểu bang New York gần biên giới Canada, nơi đây mùa đông rét mướt, nên sau khi liên lạc được bà con cùng quê, gia đình em 4 người gồm: hai vợ chồng và hai con trai đã dọn về tiểu bang Florida nắng ấm nầy .... Nhờ có "Ông" chủ nhà, em có số điện thoại và có gọi thăm tôi.
              Chỉ trong vòng chừng 20 năm, hai em đã tạo dựng được có thể gọi là "An Cư Lạc Nghiệp", hai đứa con trai một đã tốt nghiệp dược sĩ, một gần xong chương trình nha sĩ ... Tất cả thành tựu vừa kể nhờ chồng sau khi đi làm ngành bưu điện Mỹ về nhà, là xông ngay phụ giúp vợ làm các món ăn, bánh trái bỏ mối cho các tiệm thực phẩm VN trong vùng và cả những khách hàng đặc tiệc, đặt món ăn khi nhà có khách, hoặc đặt món ăn, món bánh cuối tuần ....
              Và hôm nay chúng tôi từ miền Đông Bắc tới đây, có dịp thưởng thức các món em làm ...
              Ông chủ nhà Dương Thanh Hồng có mời thêm 3 người khách mà khi chúng tôi từ vườn trở vô nhà thì đã có hai người tới: Đều là hàng xóm hoặc cùng vụ việc trồng trặc vườn tược cạnh nhau.
              Vị có lẽ lớn tuổi hơn chúng tôi qua đây năm 1975, vị nhỏ tuổi hơn vừa về VN mới trở qua ... Vợ chồng vị thứ 3 tới trễ hơn vì còn chưa xong công việc ngoài vườn hàng ngày ... vậy mà khi ngồi vào bàn, anh còn bị khách hàng gọi điện thoại mua rau, ngò, ...gì đó. Tôi nghĩ sau tiệc anh sẽ phải trở ra vườn thỏa mãn theo "đơn đặt hàng" của khách ... Qua nói chuyện thăm hỏi, được biết quê anh ở tại thị trấn Bình Đại cùng tỉnh Bến Tre với chúng tôi ...Tháng 6 năm 2012, Tư Lịnh và tôi có đến Bình Đại lần đầu tiên và nhớ đời vì đi gần tới biển Thừa Đức lại bị công an biên phòng đuổi trở lại, đòi phải xin phép sở công an ở tỉnh. Thôi thì quay về Ba Tri cho khỏe thân.
              Tiệc có rượu cũng bài bản như lâm trận mạc, ban đầu du kích lẻ tẻ với thứ nhẹ như bia cắc bùm  chéo qua chéo lại ... Khi đã lớn chuyện "vũ khí nặng" được mang ra bố trí đầy bàn ... Chủ nhà khoe hàng chục năm nay rượu lễ, rượu tặng, rượu ngâm thuốc "bỗ vô song" cửa, rượu ông uống bà khen ...chất cả tủ vì không ai uống cùng ... Ông bèn lấy lý do mấy chục năm mới gặp lại bạn bè để tôi không thể nào từ chối: Ừ vô thì vô ! lỡ đụng rồi cứ tiến lên! Chứ ông đâu có biết tôi bỏ rượu cả chục năm rồi theo lời khuyên của bác sĩ thì it mà theo Lịnh của Tư Lịnh tôi thì nhiều ... lý do từ chối bỏ rượu như khi dự tiệc chẳng hạn nên nại sao cho được là: còn lái xe về, ban đêm, đường xa, ...
              Cũng it nhiều là dân "Lưu Linh" một thuở, nên tôi tiếc mấy chai XO còn nguyên xi, vì nếu khui uống không hết thì uổng quá ... nên đề nghị "chơi" rượu thuốc cũng là XO nhưng có pha chế gia giảm rồi và tôi là người từ xa đến nên bị chiếu cố  và hình như tôi bị "Xa Luân Chiến" , ... không sao: Trận mạc dù bỏ lâu ngày nhưng công lực vẫn còn thâm hậu
              (Bà Dương Thanh Hồng: khi tôi gõ cửa bà nhìn ra nói với ông là "có ông nào lạ quắc, không mời mà đến!" Trong lúc chúng tôi là khách chánh của buổi tiệc .... khi tôi xưng tên tất cả trong nhà đều la trời vì mấy chục năm mới gặp lại không nhận ra! kể cả cô học trò Bạch Tuyết vai đầu bếp chánh cũng không nhận ra thầy xưa!)
              Từ trái:Bạch Tuyết, Tư Lịnh, Phụ tá của Tư Lịnh, Vị khách láng diềng, chủ nhà Dương Thanh Hồng và cháu, Dung
              Cắc bùm với bia
              Chuyển sang Đại Tửu
              Thêm Phạm (Huỳnh??) Văn Khẩn, Chs/Trung Học Ba Tri, thế hệ 1965 đi làm về!

              Cả tiếng đồng hồ sau, Khẩn (Ông Xã của Bạch Tuyết) đi làm về .... khi bắt tay quanh bàn ...bây giờ sau cô vợ tới chồng cũng không nhận ra thầy xưa là ai trong những khách trong bàn .
              Không ai để ý là anh chàng rể của Trung Học Ba Tri, ĐẠT vẫn âm thầm từ đầu buổi tiệc, tức từ bia qua rượu mạnh, anh chàng kiêm luôn tài xế hôm nay vẫn "ai tới đâu tui tới đó !"
              Đâu qua khỏi sự quan sát, tôi thấy Ông chủ nhà đi ra đi vào ... đó là cách né mấy vòng, mà trán ông vẫn rịn mồ hôi hột!
              Rồi cũng phải tới hồi từ giã, hẹn gặp trong kỳ Ba Tri Hội Ngộ lần tới ... 
              Chúng tôi nhóm từ Exit 98 đến, vẫn bảo toàn được lực lượng và trên đường di chuyển sang nhà Khẩn-Bạch Tuyết
              Khu vườn sau, trước của ngôi nhà trệt màu hồng, hình như hai em đã đem tất cả Làng Xã của quận Ba Tri sang đây hay sao mà không thiếu loại cây trái rau cà mướp bầu bí, sả ớt ....như ở quê nhà!





              Đạt vẫn lái tỉnh táo, tôi ngồi cạnh chốc chốc nhìn qua, còn Dung thì có vẻ lo lắng nhắc chừng từ hàng ghế sau .
              Chúng tôi đến nhà bình yên.
              Giấc ngủ thật say cho đến lần thức dậy lúc nửa đêm. Hình như sau nhiều năm, hôm nay lần đầu tiên tôi "Quắc Cần Câu" , nhưng nhờ rượu Tây thứ hảo hạng lại đem ngâm thuốc bá chứng nên êm re không bị hành tỏi gì cả
              NhàQuê July 15, 2013

              #7
                NhàQuê 15.09.2013 06:46:42 (permalink)

                Những "con đường xưa Em đi"

                Du Khúc  THÊM LẦN RA BIỂN


                Du Khúc 8: Thêm Lần Ra Biển

                Hôm mới tới nhà Dung Đạt, trong bữa cơm "Toàn món Ba Tri mình" , hai em đã dọn từ từ trong đó gần sau hơn hết có khổ qua hầm của nhà trồng và canh khoai lăng cũng của nhà trồng  và ăn với món tép rang, tép chắc phải mua ở tiệm VN .
                Món tép rang bình dân, phổ thông trong dân dã nhất ... chúng tôi kể cho nhau miên man về chỉ riêng món nầy mỗi nơi trong cùng một tỉnh cũng chế biến khác nhau, góp ý nhiều về món nầy là Huy-Thanh vì chánh hẩu dân vườn Lương Quới, Giồng Trôm ... Nhưng "ấn tượng" nhất là tôm phải rang với nước cốt dừa ... Thời đi học cùng mướn nhà và tự nấu ăn chung, mấy anh em miệt "Ba Châu" : Châu Hòa, Châu Thới và Châu Bình vào mùa tôm đất cá kèo, mỗi lần về nhà khi trở lên đều có đem theo "tôm đất rang nước cốt dừa" ngon "bá cháy", thiếu cơm!
                Có lần tôi theo về quê các bạn, mới thấy chỉ một mương dừa bằng con xẻo nhỏ quê tôi mà mỗi lần giỡ nò cả gánh tôm đất cá kèo, vậy mà chừng 15 -20 phút lại giỡ một lần, phải dùng đòn mỗi người một đầu cất lên ... để thấy rằng tôm cá thời đó rất dồi dào ... Nay hình như không còn nữa, ai cũng cho là do dùng nhiều thuốc trừ sâu rầy mà ra! Bây giờ thì người ta nuôi và nhờ thực phẩm chế biến thúc cho các loại thủy sản mau lớn ... không biết có phải vì thế mà hương vị, phẩm chất không bằng ngày xưa chăng ?
                Tôi lại kể là năm rồi tôi về VN, có ngụ ở nhiều khách sạn, mỗi sáng khách sạn cho ăn sáng, tôi thích nhất món cháo trắng hột vịt muối hoặc cá nhỏ rang mặn, dưa mắm ... và tôi tiếc là tại sao khách sạn Hàm Luông của Bến Tre lại không có món cháo đậu nước cốt dừa ăn với  tép rang thường hoặc rang với nước cốt dừa càng tốt .... cho nó có vẻ đặc sản quê hương  xứ dừa ... Dung nói rằng em cũng có ở khách sạn đó (Ks Hàm Luông).
                Không ngờ là cô học trò cả 45 năm mới gặp lại nầy, lại để ý đến chi tiết tôi vừa kể trên ... Buổi sáng 15-6-2013, Dung đã đãi tôi món "Bến Tre" nầy mà tôi ao ước  để nhớ về một thuở còn nơi quê nhà ... Em nói hồi hôm sau khi ở Tampa về, em thức nấu! Trời Đất !!
                Mấy hôm sau khi chuyến đi chơi kết thúc trở về nhà, tôi mới nói thiệt với Tư Lịnh là  hôm ở nhà Dung, ăn món cháu đậu đỏ với tép rang ngon quá mà không dám ăn 2, 3 chén  .... "sợ Nó cười !" ... và tôi bèn lén làm một màn tái bản (lén vì không cho Tư Lịnh hay ý định của mình) .... Không bằng, thua xa  ... báo hại Tư Lịnh không rớ, tôi phải thanh toán sản phẩm do mình chế tạo mấy ngày muốn lòi con mắt ếch ! Cái món đơn sơ như thế mà đã vào chốn văn chương ... Xin gởi vào đây bài thơ của anh Huỳnh Ngọc Diêu, cựu giáo sư Trung Học Kiến Hòa, cựu Dân Biểu Quốc Hội Lập Pháp VNCH, tôi có thay anh đăng trên nhiều Diễn Đàn (Web)
                Cháo đậu tép rang
                Đơn giản làm sao dĩa tép rangTừng con tép đất được rang vàngBên tô cháo đậu mùi thơm ngátChuyện đời chuyện cũ cứ âm vang
                Lâu lắm ngày xưa kỷ niệm vềNhững ngày hồng thắm ở trời quêCon sông nước chảy qua cầu ấyVẫn giữ ngàn năm mọi ước thề
                Người hỏi người ơi có nhớ không?Để lòng ai đó ngóng cùng trôngRa đi vui gót theo đường mớiLối cũ người xưa vẫn một lòng
                Khói ấm nhà ai tỏa bếp nhàCa dao ai hát nhớ công chaVườn xưa tay mẹ bao chăm sócThoáng đã bây giờ mãi cách xa
                Bữa ăn đạm bạc vậy mà vuiĐón lại người đi chốn mịt mùGiờ đây trở lại trong tao ngộNhẹ lòng vui thể tựa ngày xuân
                Tép rang mừng rỡ đón ai vềTâm tình quên lãng chốn sơn khêNgừng chân tạm nghĩ vui ngày TếtRồi lại phong trần cách biệt quê
                Huỳnh Ngọc Diêu(Những ngày Tết Đinh Hợi)
                Sau bữa ăn sáng và cà phê xong, chúng tôi liên lạc với gia đình đứa con gái, dặn chi tiết nơi sẽ đón chúng tôi, và Dung cũng sẳn sàng xe cộ đưa chúng tôi ra nơi hẹn gặp .
                Phải nói rằng chương trình trong hai ngày qua, mọi sắp xếp từ trước đến sau đều do Dung Đạt phối hợp với các đồng hương, bạn bè ở Tampa, hai em thật chu đáo ... Do đó những cử chỉ thân mật lúc giã từ cũng chưa nói hết được sự mến mộ của Tư Lịnh và tôi
                Dung đưa Tư Lịnh và tôi ra điểm hẹn, mất độ 5 phút lái; Đó là tiệm Donkin Donut đang nườm nượp khách ghé vào cà phê bánh ngọt buổi sáng  ... Dung chờ gặp đủ mặt mọi người chuyện trò giây lát mới nói câu từ giã trở về, phong thái của em làm ai cũng thấy mến, gần gũi  ...Và chúng tôi lên đường sau đó vài phút.
                Nhập vào I-4 East, chúng tôi đi tiếp theo của đoạn mấy hôm trước đã đi rồi, như vậy khi đến gặp I-95  ở khu vực Daytona là chúng tôi đã đi suốt con đường I-4 nối từ Tampa, một nơi trong vùng vịnh Mexico đến gần bờ Atlantic Ocean .
                Theo I-95 North, chúng tôi hướng về thành phố Jacksonville của Florida, nơi đó chúng tôi sẽ lên du thuyền đi Bahamas ... Con đường cái quan I-95 có lẽ là con đường dài nhất bờ Đông nước Mỹ, chạy từ Miami, FL phía Nam qua tất cả tiểu bang bờ Đại Tây Dương đến hết tiểu bang Maines, tiểu bang cực Đông Bắc nổi tiếng tôm hùm.  I-95 đến tận biên giới nước láng diềng: Canada   ... Dĩ nhiên đi ngang thành phố tôi sinh sống từ khi vào Mỹ đến giờ... Từ nơi tôi lái đến đây phải mất khoảng 40 giờ liên tục.
                Trên đoạn đường mất gần 2 tiếng để đến bến tàu, chúng tôi bắt đầu thanh toán những trái cây, những bánh trái, tôi bị ép "xơi" bánh ít ... đã lâu tôi không mấy chiếu cố tới món nầy, bây giờ mới "tái ngộ" .... Khá quá!  ...khi viết đến đây tôi mới hỏi Tư Lịnh của ai cho ...Bảo là của chị Dương Thanh Hồng gởi, nhưng có lẽ Bạch Tuyết mới là người làm ra!? Đám trái cây của Dung cho chưa thanh toán hết, cho mãi tới lúc đợi Check-In
                Trong thời gian tôi tách ra, hai gia đình của con gái tôi và gia đình anh của rể đi  biển Coco

                Vào địa phận Jacksonville, lúc trên cầu ngang sông St Johns chúng tôi đều nhìn thấy con tàu đang neo đậu trên bến riêng của nó, theo bảng chỉ dẫn đường và theo máy chỉ đường GPS chúng tôi đến nơi, xuống tất cả hành lý, trong lúc ngồi đợi đem 2 xe đã mướn đến điểm trả, người ngồi đợi tiếp tục thanh toán "triệt để"  bánh trái còn lại!
                Khi đã có mặt đầy đủ, hành lý ký gởi có máng các tag in trước ở nhà được giao cho nhân viên vận chuyển và những hành lý nầy tới trước chúng tôi và phục vụ đã đặt trước cửa phòng, đó là loại phòng tiện nghi như khách sạn nhưng nhỏ hơn đôi chút .
                Hành lý nhẹ còn lại mỗi cá nhân tự lo liệu, chúng tôi xếp hàng nối đuôi người trước, quanh co theo rào chặn tiến từ từ về phía nhân viên an ninh liên bang để gọi là check-in lên tàu  ... thủ tục nầy cũng giống như ở các phi trường. Có chuyện khôi hài là nước uống muốn mang lên tàu phải còn dạng chưa khui ... Tư Lịnh tôi coi kiểm thế nào mà có một chai đã khui nhưng vẫn còn đầy ... với con mắt nhà nghề, nhân viên kiểm soát an ninh nhận ra dễ dàng: Có hai cách giải quyết, một là uống hết tại chỗ, hai là trở ra bỏ vào thùng rác bên ngoài .... Trở ra thì không có lối nhất là trở lại ... Thôi thì ba người Tư Lịnh, Con Gái và Tôi thay phiên nhau thanh toán chai nước một cách bất đắc dĩ
                Sau khi đã khớp đầy đủ   về mọi info cung cấp từ lúc đặt vé, mỗi người được cấp một thẻ nhựa, chiếc thẻ đó vừa là chìa khóa phòng, vừa là thẻ giao dịch, thanh toán chi phí trên tàu, suốt thời gian trên tàu không có xài tiền mặt ...  Điểm cuối trước khi đi ra cầu thang lên tàu, mọi người đều phải qua máy chụp hình nhận dạng, không in trên thẻ nhựa vừa nói ....
                Khi đã lên tàu rồi, mọi người đều đến điểm ăn trưa dạng buffet với hàng trăm món ăn mặc tình chọn lựa trong lúc chờ đợi nhân viên trên tàu vừa mới đổi Ê Kíp xếp dọn lại các phòng ... Bữa ăn trưa đầu tiên hình như ngon miệng.
                Khi đã nhận phòng xếp đặt hành lý đâu vào đó, tắm xong thì loa gọi tập trung ở "Rạp Hát" để sinh hoạt về các trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn, chìm tàu chẳng hạn ... dẫn tới tận nơi tập trung ngoài bao lơn, chỉ cách sử dung phao, thuyền cấp cứu .... y như thiệt !
                Sau đó mặc tình vui thú ... Đúng 5 giờ chiều tàu rời bến, nhìn qua cửa sổ thấy các điểm cố định trên bờ lùi dần
                Riêng tôi: Thêm Một Lần Ra Biển
                NhàQuê July 17, 2013


                #8
                  NhàQuê 22.09.2013 03:36:54 (permalink)

                  Những "con đường xưa Em đi"

                  Du Khúc  THÊM LẦN RA BIỂN


                  Du Khúc 9: Ba Mươi Sáu Giờ Đầu Lênh Đênh Trên Biển
                   
                  Từ cửa sổ của phòng ngủ ở tầng thứ 7 nhìn ra thấy chỉ cách mặt nước vài mét, những phao đánh dấu sơn màu phân biệt sâu cạn lùi dần về sau, con tàu đang trên sông nhưng vận tốc có lẽ cũng bằng phà Rạch Miễu khi băng ngang sông Tiền .... Lúc ra hết mõn đất cuối, tôi biết rằng đã bắt đầu trên Đại Dương và hướng mũi về Nam .... Chiếc TV treo góc phòng vừa cho du khách nghe tin tức qua các đài lớn như đài CNN chẳng hạn,  .... vừa xem tin tức thông báo các hoạt động trên tàu, .... vừa biết được vị trí con tàu liên tục  .... Khi đã trên biển, mọi cellphone bị mất sóng, chỉ trừ những người có đăng ký và trả tiền xài dịch vụ nầy ... các phòng liên lạc nhau bằng phone nội bộ (Interphone) ...Internet cũng phải trả tiền tính theo giờ xử dung ... Tất cả phiền phức nầy làm cho du khách chỉ thực sự cần thiết mới dùng đến .... nên ai cũng chú tâm tận hưởng vui thú rảnh rang nhàn hạ .... 
                  Từ phòng ngủ nhìn qua cửa sổ thấymặt nước biển rất gần
                  Phòng ngủ như khách sạn nhưng nhỏ hơn
                  Nếu lấy giữa Tàu làm điểm trung tâm, các dịch vụ nằm ở trung tâm nầy: có tầng là quầy bar rượu, có tầng buôn bán đồ lưu niệm, có tầng casino nhỏ, có tầng trưng bày mỹ thuật ... phòng hát karaoke, nhạc sống và đặc biệt một rạp hát có sức chứa cả ngàn người , ...
                  Khu trung tâm của tàu
                  Tầng 10 tức tầng cao hơn hết không kể sân thượng nhỏ ngắm biển, và tập thể dục bên trên  từ tầng 10 có cầu thang bộ đi lên.... Chiếm hết nửa sau của tầng 10 là bể bơi và 2 khu vực ăn suốt ngày theo dạng buffet thay đổi thức ăn nấu kiểu: Ý , Pháp, Mỹ, với hàng trăm món nấu hay làm nóng tại chỗ ... ai thích nắng gió thì mang thức ăn ra các bàn ghế đặt ngoài bao lơn ... Tư Lịnh và tôi thường ngồi dãy bàn 2 người dọc hành lang nối 2 khu buffet nầy, vừa ăn vừa ngắm ông đi qua bà đi lại đủ màu đủ size đủ code, ....
                  Ăn sang (buffet) dãy bàn 2 người đặt dọc hành lang
                  Bữa ăn chánh (dinner) vào buổi tối ở 2 nhà hàng ở 2 tầng khác nhau, cũng nằm phần nửa sau của tàu ... Trên thẻ nhựa chìa khóa phòng của mỗi du khách có in sẳn tên nhà hàng và suốt chuyến đi không thay đổi và bàn ngồi ăn  trong nhà hàng cũng giữ suốt chuyến đi ... cũng như nhân viên phục vụ dọn bàn, lấy order, rót rượu, nước uống, cà phê, tráng miệng, kem , ... cũng không thay đổi. ..., Không phải 2 nhà hàng chỉ phục vụ bữa ăn chánh mà cả 3 bữa khách có thể tới nhưng món ăn phải theo thực đơn chứ không nhiều như buffet. Mỗi bữa dinner có vài món đặc biệt trong ngày, kỳ dư có những món thường xuyên.Lưng chừng bữa ăn ngưng lại và tắt đèn sáng, có show trình diễn , các phục vụ viên biểu diễn và khách có hứng thú tự nhiên nhập cuộc hòa cùng với các điệu nhảy tùy theo ý nghĩa của ngày hôm ấy .... Đêm nào cũng vang vậy bài ca Happy Birthday vì mỗi năm có 365 ngày mà khách nhiều hơn con số nầy!
                  Khi lên tàu mỗi người được mang theo 2 chai rượu và được mang tới nhà hàng nhâm nhi, phải trả tiền chi phí phục vụ mỗi chai rượu được dùng, nếu uống không hết có thể gởi lại đêm sau dùng tiếp và Tàu sẽ tính vào hóa đơn khi trở về bến chấm dứt chuyến đi; Bia và rượu nhà hàng cũng có nhưng giá cao hơn nhiều!
                  Nói chung là người phục vụ khu vực nào thì giữ nguyên như vậy bao gồm nhân viên dọn phòng ngủ, thay khăn, lau chùi nhà tắm,...Đặc biệt họ lễ phép trên mức trung bình; Khi cho riêng tiền Tip, họ nhận một cách cung kính bằng cả 2 tay. Hầu hết họ làm hợp đồng theo mùa du lịch, là những người lao động đến từ các nước Trung, Nam Mỹ, Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, phillippnes,  Campuchia, và Việt Nam (2 người, nhưng chúng tôi không gặp 2 người Việt nầy vì hình như họ làm dưới tầng hầm, tức dưới hơn tầng 3).
                  Bữa ăn tối đầu tiên trên tàu
                  Sau buổi ăn tối, khách thường đi dạo hay tham gia các cuộc chơi khác: Nghe nhạc (các bar rượu hồi nào cũng có người hát giúp vui, không uống rượu ngồi nghe cũng được), có những nhà hàng nhỏ với các món đặc biệt của Ấn, của Nhật, hát karaoke, chơi bài, ngắm biển về đêm, ...
                  Biển Mênh Mông
                  Buổi tối đầu tiên như thế, những đêm kế tiếp cũng tương tự, riêng có một hoặc hai đêm khi đi ăn tối phải mặc theo qui định (có vẻ lịch sự) ... Dịp nầy nhóm phục vụ về hình ảnh làm việc ráo riết, nhiều điểm, nhiều cảnh ...khách muốn chụp bao nhiêu cũng được, qua ngày sau chọn những hình vừa ý theo size chung, ai muốn có hình lớn hơn phải trả thêm; Tất cả dĩ nhiên trả tiền bằng thẻ chìa khóa .... Về món hình kỷ niệm nầy không ai chi dưới 300 đô cả!
                  Mấy cháu nhỏ lanh lợi hơn người lớn, chúng ghi tên sinh hoạt club nầy, nhóm nọ  .... Cháu ngoại khi gặp nó đang đi ngược chiều dừng lại khoe: Con mới vừa"hát" ra! ... Mai nhớ nói cho ông bà ngoại tới nghe nha! 
                  Đêm đầu ngủ thẳng cẳng vì di chuyển, thủ tục, đi loanh quanh cho biết ...
                  Ngày hôm sau lại ăn sáng, ăn trưa, đi mua sắm cần thiết như nón rộng vành chẳng hạn để ngày kế tiếp lên bờ ...
                  Mỗi lần ra ăn sáng thì toán dọn phòng lại vào dọn dẹp thay khăn, làm giường ... Về ngủ trưa đã thấy phòng mới hơn ... Đi ăn chiều trở về cũng vậy  ... Mỗi ngày họ dọn dẹp 2 lần.
                  Phòng mấy gia đình chúng tôi đều ở tầng 7, Hình như từ tầng 4 đến tầng 8 có phòng ngủ cho du khách ... Khu phòng ngủ du khách nằm về nửa trước của con tàu tức phần mũi
                  Hình 4 gia đình đi chung
                  Riêng đêm đi ăn tối thứ nhì, diện đóng kẻng theo qui định , là đêm Thuyễn Trưởng chào mừng!
                  Ăn tối đêm thứ 2
                  Với rể, con gái và cháu ngoại
                  Năm giờ sáng ngày hôm sau, Tàu neo ngoài vùng nước sâu của đảo Half Moon Cay, nghe nói là sở hữu của hàng tàu du lịch Carnival ... Đến lúc tàu dừng lại thì cuộc hải hành đi đúng 2 đêm và 1 ngày ... Tổng cộng 36 giờ
                  Ăn sáng, lấy phiếu xếp toán, chừng loa gọi số toán thì đến hội trường, khi toán trước đã lên tàu nhỏ xong, toán kế tiếp di chuyển xuống tầng 3 là tầng có cầu thang ngang thân tàu ra ngoài, Check out kiểm số người bằng chìa khóa phòng rẹt qua máy đếm, lần lượt lên bờ bắt đầu từ 8:00AM bằng những tàu nhỏ

                  NhàQuê  July 31, 2013

                  #9
                    NhàQuê 06.10.2013 08:24:34 (permalink)

                    Những "con đường xưa Em đi"

                    Du Khúc  THÊM LẦN RA BIỂN


                    Du Khúc 10: Đây Bahamas

                    Vốn thói quen thức dậy sớm, mà không biết có phải thói quen không, hay "tình trạng" những người già đều như vây. Tôi cảm nhận tốc độ tàu chậm lại, chừng nửa giờ sau thì ngừng hẳn, nhìn ra cửa sổ thấy nhiều tàu nhỏ kiểu tàu tuần lượn tới lượn lui.. À! chắc là tàu của cảnh sát Bahamas kiểm soát chuyện vận chuyển hàng lậu hàng cấm gì đây ... Cho đến chừng rời tàu lên đảo rồi mới nghiệm lại sự suy diễn đó là sai!

                    Đứng tựa lan can ngoài bao lơn của khu buffet ăn sáng, nhìn bao quát mới thấy bãi biển hình bán nguyệt toàn cát trắng, chính màu trắng nầy làm cho màu nước thành trong xanh ngọc bích, phải nói là đẹp tuyệt vời!
                    Bữa điểm tâm hôm ấy kéo dài, vì từ 8 giờ sáng tàu nhỏ bắt đầu đưa group đầu tiên lên đảo ... theo tuần tự lúc gặp nhân viên xếp nhóm thì có thể cả ngoài 1 giờ nữa mới đến lượt chúng tôi ... Không phải tất cả hành khách đều phải lên đảo ... ai không thích thì ở lại tàu, thường là những hành khách do điều kiện thể lực hay khó khăn trong di chuyển .
                    Còn khoảng 5 nhóm nữa tới lượt, chúng tôi đến hội trường, nơi đó có nhân viên hướng dẫn sinh hoạt, trong lúc chờ đợi hành khách lên sân khấu kể chuyện vui ... Cháu ngoại cũng xung phong lên nói mà ông bà ngoại như vịt nghe sấm ... hình như con nhỏ nầy nói tiếng Anh không phải thứ Ông đã học những 7 năm trung học! Ông ngoại cũng nổi máu khôi hài muốn lên chiếm đài phát thanh mà sợ mình kể mình nghe rồi sượng trân tượng gỗ ... nên thôi!
                    Đến thứ tự từ cửa báo vào, có nhân viên khác tới hướng dẫn chúng tôi xuống tầng 3 là tầng có cửa và cầu thang dẫn ra tàu nhỏ hay lên bờ nếu vào cảng.
                    Trước khi ra cửa, hành khách phải đưa thẻ chìa khóa phòng cho nhân viên đưa vào máy kiểm soát điểm danh đếm người . Mỗi chuyến tàu nhỏ chỉ mất khoảng 10 phút là cập bến trên đảo mỗi chuyến khoảng 30 người mà có đến 5 chiếc tuần tự như vậy.


                    Half Moon Cay là hòn đảo không có cư dân, nghe nói hãng du lịch Carnival thuê mướn dài hạn làm điểm du lịch của họ, nên mọi tiện nghi trên đảo do Canival xây dựng từ bến tàu cho đến khu tiện ích, khu picnic, dọc bãi tắm ... 
                    Nước biển màu ngọc bích ở bãi tắm Half Moon Cay
                    Nước biển màu xanh dương gần bờ
                    Nước biển màu chàm giữa Đại Dương

                    Bãi tắm ở Half Moon Cay lài, chính vì thế chiếc du thuyền Carnival Fascination khổng lồ nhưng vốn nhỏ nhất trong số du thuyền của hãng mà vẫn phải neo đậu ngoài xa, nơi vùng nước sâu ...
                    Nhờ màu cát trắng làm tăng thêm vẻ đẹp của màu nước biển, đưa màu xanh như chàm ngoài xa khơi, đến gần bờ nhạt bớt trở nên xanh dương và giờ đây thành màu ngọc, như màu mây trời những lúc cao thẩm xanh trong, đẹp vô cùng!
                    Chuyến vô bờ của chúng tôi có cả nhân viên của tàu lên theo, họ mặc đồng phục , tôi không hiểu họ lên làm gì .... Tới chừng tắm hai đợt cũng đúng giác ăn trưa, chúng tôi lò dò đi tìm khu picnic ... đi giữa trưa nắng một quảng khá xa với chân trần và đường tráng nhưa hơi nóng hừng hực, xuyên qua khu rừng thưa, nhiều bụi gai ... Cuối cùng cũng đến ngôi láng trại, lại xếp hàng giữa trời, luật công bằng là vậy mà! Nhưng may là họ xếp đặt thành nhiều "line" dẫn đến nhiều dãy đặt thức ăn nên cũng mau . Nơi đây toán thợ nấu và phục dịch đang cung cấp những món ăn nóng hổi, thì ra họ theo tàu nhỏ để lên đảo là vì thế! ... Pinic cũng dạng tự phục vụ, nhân viên chỉ thu dọn giữ cho luôn sạch sẽ bàn ghế, khu vực mà thôi  ... Cái điệu vừa dưới nước lên bụng đang đói, nên món nào cũng ngon ... nhất là dưa hấu chín đỏ au thiệt đã khát ... tuyệt cú mèo!
                    Khi đã no nê, chúng tôi nhắm hướng bãi biển băng tắt ra, không xa mấy . Đầu nầy  người tắm cũng đông đúc không kém, .... cặp theo mé nước đi ngược về gần hơn nhiều .
                    Tôi còn tắm thêm một đợt nữa và báo cho nhóm gia đình đi chung là: Tư Lịnh và tôi lui quân ra tàu lớn.
                    Chuyến ra hình như thủy triều đang lên, nên có sóng nhồi lắc lư ... khi vào cửa phải cẩn thận vì khi sóng dâng đưa tàu nhỏ lên thì chiều cao của cửa tàu lớn "thấp xuống"; Mỹ thì sợ đụng đầu chứ Mít ta khỏi lo nhờ "chiều cao thường rất khiêm tốn"
                    Lại đưa thẻ nhựa kiểm tra nhập, đếm người ... 
                    Tắm lại nước ngọt và làm một giấc cho đến khi phần còn lại gọi điện thoại báo đã về đến tàu lớn,  Lúc đó khoảng 4:30 PM .
                    Đúng 5 giờ chiều, "Thành Phố Nổi" nhổ neo rời đảo Half Moon Cay... Họ luôn đúng giờ .
                    6:30PM chúng tôi cùng đi ăn tối, Tàu lại trên Đại Dương, bắt đầu đêm thứ ba của chuyến hải hành .

                    NhàQuê Aug 07, 2013


                    #10
                      NhàQuê 09.10.2013 06:46:24 (permalink)

                      Những "con đường xưa Em đi"

                      Du Khúc  THÊM LẦN RA BIỂN



                      Du Khúc 11: Ở Đâu Có ....

                      Sáng ngày thức dậy, nhiều đảo trông thấy từ mờ mờ xa nhờ màu cây đậm hơn màu nước biển và bọt sóng trắng đánh vào bờ ...
                      Khi chiếc du thuyền ngừng hẳn, chúng tôi gọi hẹn nhau đi ăn sáng để chuẩn bị lên bờ ... Từ trên tầng 10 nhìn thành phố Nassau, thủ đô của Bahamas phải nói là xinh đẹp ... và có cảm tưởng như cô gái thường chăm sóc chưng diện chải chuốt ... không có những tòa nhà quá cao đến phải ngước nhìn lên, chỉ trừ một góc thành phố đang còn trong giai đoạn xây dựng, có lẽ đó sẽ là lầu cao đầu tiên chăng?
                      Khoảng 10 giờ, chúng tôi đã qua khỏi thủ tục xuất tàu, tức "cà" thẻ chìa khóa qua máy đếm kiểm và passport vì đây là chuyện nhập cảnh vào một nước có chủ quyền chứ không phải là quần đảo thuộc Mỹ ... Trời nắng tốt
                      Vừa ra khỏi cầu thang, đặt chân lên đất bến cảng thuộc Bahamas, mỗi người đều được chào đón hiếu khách của thiếu nữ xinh đẹp ăn vận có lẽ theo kiểu cách đặc trưng người Bahamas ... giữa tiếng nhạc vui của các nhạc công vĩ cầm đội nón rộng vành

                      Bữa ăn tối hôm trước trong phần tắt đèn cho show diễn giữa buổi ăn, các phục vụ nhà hàng có trình diễn các vũ điệu nhiều màu sắc của dân tộc đảo quốc nầy


                      Vào lúc đó có cả thảy 3 chiếc du thuyền mỗi chiếc đậu vững chắc trong ụ riêng, đứng nhìn lại giống như đang đứng giữa hai dãy lầu ngất ngưỡng


                      Từ đó theo con đường dẫn đến khu vực nhập cảnh, nhân viên niềm nỡ đón tiếp còn khen nịnh là ông bà nhìn khoảng 40 tuổi sau khi họ xem qua loa giấy tờ và trả lại. Biết là nịnh nhưng  nghe cũng khoái! (họ đọc trong passport đã biết tỏng là 70)
                      Du khách còn phải đi vào khu buôn bán như kiểu shopping center mới có lối ra, vượt qua bến xe taxi đó đây vang tiếng chào mời để thực sự vào thành phố Nassau, thủ đô của nước Bahamas
                      Sau khi lách qua con đường ngắn, bên nầy là phố buôn bán, bên kia là công sở thuộc cấp Bộ của chánh phủ hay của Thủ Đô mà là những kiến trúc bình thường, đơn giản, không có vẻ gì bề thế, ngay cả không có lính gác súng gườm lăm lăm như ở nhiều nước nhất là xứ ta .

                      Chúng tôi đi dọc một đoạn con đường chánh của Nassau, nhìn cảnh sinh hoạt ... Thực ra thành phố thủ đô nầy chưa bằng một thị trấn của Mỹ về độ sầm uất, nhộn nhịp của xe cộ; Tuy nhiền lúc sau đi vào vùng xa mới thấy nhà nào cũng có xe hơi hoặc có chỗ để xe thì mới biết mức sống của họ không đến nỗi nào.
                      Phải trở lại bãi đậu xe taxi để thuê một chiếc để làm một tour khám phá thủ đô Nassau của Bahamas, vì những anh chàng tài xế nầy chuyên nghiệp đưa du khách đi tham quan hằng ngày ...
                      Tiếng Anh là ngôn ngữ chánh thức của Bahamas, nước nầy mới giành lại độc lập từ Anh Quốc chỉ mới mấy chục năm nay ... Họ lệ thuộc Anh lâu dài nên cho đến giao thông cũng theo chiều tay trái ...Dù vậy nhưng anh tài xế nói tiếng Anh giọng cứng chứ không "gió thoảng mây bay" như dân Mỹ chánh cống hay các trẻ em học tiếng Mỹ từ nhỏ  ....  Nhờ vậy thứ tiếng Hồng Mao nầy dễ nghe hơn (Vì nói, nghe, hiểu tiếng Anh của tôi rất thổ tả).
                      Qua sự giới thiệu có tính thuyết trình của anh tài xế, chúng tôi được biết Bahamas có khoảng 700 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó chỉ có 27 đảo có người ở ... Chánh phủ cũng bán cho người ngoại quốc nhất là Anh Mỹ một số đảo làm nơi nghỉ mát riêng cho họ ... Dọc theo bờ biển chánh toàn biệt thự của người nước ngoài, họ cất hay mua lại rồi chỉ đến lưu ngụ khi nghỉ Hè, toàn biệt thự giá bạc triêu.
                      (Hậu cảnh là hòn đảo của tư nhân Anh mua làm chủ)
                      Hòn đảo gần Cuba nhất chỉ cách có 7 miles ... không biết ngày nào đó Cuba có như Trung Quốc vẽ Đường Lưỡi Bò không nhỉ ... Thời đại thực dân  kiểu mới chỉ cần ngồi vẽ lại bản đồ nước mình bành trướng ra là Xong Ngay!
                      95% người Bahamas là da đen, họ sống xa bên ngoài  thành phố ... hoặc trong khu nghèo nàn đối diện trường đại học của Bahamas, Tuy thế người dân ở nước nầy không ai xin tiền trợ cấp xã hội cả, công việc có nhiều trong cái thành phố Nassau chiếm đến3/4 dân số cả nước (Toàn quốc gia Bahamas dân số chưa tới 400,000 người) 1/4 dân số còn lại sống bằng nghề nông ...
                      Nơi làm việc của Thủ Tướng nằm bên ngoài xa trung tâm thành phố như tòa nhà thường mà hình như không có rào bao quanh ... Nguồn lợi chánh của Bahamas là du lịch, hầu hết nhu yếu phẩm đều nhập cảng, Bahamas xuất cảng hải sản, nhưng không đáng kể ... Nguồn lợi khác của Bahamas là casino; nhưng người dân không được đánh bài hay những hình thức cờ bạc ... Ngay cả chánh phủ đem việc xổ số Lotto ra trưng cầu ý kiến dân chúng, cũng bị cử tri bác bỏ ...
                      Chuyến xe đưa chúng tôi đi thăm pháo đài di tích người Bahamas chống chọi lại quân Anh

                      Và qua cầu treo đến khách sạn sang trọng bậc nhất trên đạo nơi ấy có cả casino, chúng tôi ăn trưa nơi đây tự túc

                      Trên đường trở lại bến tàu, chúng tôi được ngang qua sân vận động quốc gia và trường đại học và bệnh viện; nhưng những học sinh giỏi nước nầy thường được học bổng của chánh phủ du học Anh, Mỹ, ...
                      Một điều đặc biệt tôi muốn kể lại sau cùng mặc dù nó đập vào mắt du khách trước tiên; Đó là công trường đang xây dưng casino vô cùng đồ xộ của Trung Quốc đang thực hiện ... Không biết bên trong giữa bên thực hiện và nước chủ nhà như thế nào, nhưng hiện nay Trung Quốc đem phân nửa lực lượng thi công từ Trung Quốc sang, chỉ những lao động nặng nhọc là người bản xứ  ... hóa ra chủ nhà đi làm mướn cho người thuê đất!
                      Và khi đưa vào hoạt động, casino nầy thu hút 600.000 lao động thì phân nửa là Ba Tàu, phân nửa là người Bahamas  .... Nhìn mặt nào đó thấy rằng rồi đây 400.000 dân đảo quốc đều có công việc làm .
                      Nhưng thấy ở đây là Trung Quốc đã thò bàn tay vào mọi lãnh vực và khắp mọi nơi, đúng như câu họ thường nói: "Ở ĐÂU CÓ CỨT LÀ Ở ĐÓ CÓ NGƯỜI TRUNG HOA"!
                      NhàQuê Aug 12, 2013

                      #11
                        NhàQuê 12.10.2013 05:57:15 (permalink)

                        Những "con đường xưa Em đi"

                        Du Khúc  THÊM LẦN RA BIỂN


                        Du Khúc 12: Gì Rồi Cũng Phải ....

                        Sau khi taxi đưa về tới bãi, Tư Lịnh và tôi lên Tàu trước, nóng quá! Lại qua thủ tục Di Trú rồi tái nhập vào Du Thuyền, khi đã vào bên trong coi như chuyến tham quan Bahamas đã xong ... Tắm và ngủ một giấc đợi chiều đi nghe cháu ngoại hát như cháu có cho hay giờ giấc và địa điểm .... 
                        Nhưng tới 5 giờ nghe tiếng gõ cửa phòng, nhân viên hỏi vọng vào xem người đủ không ? Đây là chuyện lạ ... chút sau có tin là: Tàu đã mở đỏi cột, đóng cửa cầu thang ra vào rồi, đùng cái phát giác còn thiếu 3 người chưa lên tàu ... Thuyền Trưởng rất căng thẳng, đình việc lui thuyền trở ra khơi và liên lạc với chánh quyền trên bờ nhờ tìm giúp ... Người phụ nữ thân nhân muốn ngất xỉu ... cả tiếng sau, chiếc xe Jeep của cảnh sát Bahamas mới chở 3 người gồm cha và 2 đứa con gái đến, cầu thang lại bỏ xuống rước họ, giữa tiếng vỗ tay của hành khách đồng hành đang đứng theo dõi . Thuyền Trưởng thở ra vẻ mặt tươi tỉnh trở lại, người phụ nữ thân nhân làm dấu tạ ơn .
                        Qua vụ việc mới thấy trách nhiệm cao độ của vị thuyền trưởng, ông xứng đáng với lòng tin cả 3 ngàn người vừa khách vừa nhân viên đặt vào ông .Có lẽ đây là chuyến rời bến chậm trễ khác thường, không do thời tiết hay máy móc trục trặc ...
                        Buổi tối  Tư Lịnh và tôi đi xem cháu ngoại hát giúp vui trước khi đến nhà hàng ăn tối chung như thường lệ


                        Ngày hôm sau tàu trên đường về, thời gian chỉ dành cho "ăn hút" là chánh, hành khách thường đi mua sắm dịp nầy các mặt hàng miễn thuế và cả hàng giảm giá .... Ngay buổi trưa hôm đó giấy hướng dẫn đóng gói và giao hành lý chuyển lên bờ đã đặt sẳn trên giường ngủ khi nhân viên tới dọn phòng thay khăn tắm, ...
                        Và theo cách thức đó , chung tôi gói gọn hành lý số lượng như lúc đến
                        Sau bữa ăn cuối cùng, chúng tôi gởi phong bì tiền thưởng cho nhóm phục vụ bàn ăn chúng tôi trong suốt chuyến đi và chúc nhau sức khỏe cùng thành công trong công việc
                        Bữa ăn tối cuối trên tàu
                        Sau đó chúng tôi gặp nhân viên dọn phòng và gởi tiền thưởng cho họ, Họ nói lời cám ơn với thái độ cung kính lễ phép không như ở một nơi nào đó không bao giờ nghe tiếng cám ơn hay nụ cười xã giao!
                        Hành lý đúng qui cách, được đặt ngoài cửa phòng và 12 giờ đêm đã được vận chuyển xuống khoang hành lý ký gởi và khi tàu cập bến được chuyển lên bờ chờ thủ tục hải quan .

                        Buổi sáng khoảng 5 giờ tàu cập bến, những hành khách lên bờ đợt đầu tiên vào lúc 8 giờ  ... thời gian đủ nhẫn nha ăn sáng, ngắm cảnh, đợi loa gọi đến nhóm 7, là số thứ tự có in trên tag hành lý, lúc đó chúng tôi  mới di chuyển xuống tầng 3 và ra cầu thang từ giã "Thành Phố Nổi" đã đưa đi đó đây mấy ngày qua .
                        Về bến, ăn sáng, chuẩn bị lên bờ, nhập cảnh trở lại Mỹ(ảnh chụp từ bao lơn tàu)
                        Hai ống khói của nhà máy điện chạy bằng năng lượng nguyên tử ở thành phố Jacksonville, Florida(ảnh chụp từ bao lơn tàu)
                        Khoảng 9:15AM chúng tôi qua Di Trú và Hải Quan Mỹ, nhân viên lúc nào cũng niềm nở tươi cười chứ không thấy kiểu soi mói làm khó dễ, cho dù chúng tôi có mang hơn số lượng hàng miễn thuế cho phép, họ cũng chẳng nói câu nào ... Có một nơi trên thế giới đụng trường hợp như thế thì phải biết với họ!
                        Cách làm việc của hãng du lịch thật nhịp nhàng chu đáo, hành lý chúng tôi đã lên bờ trước chúng tôi
                        Ra bên ngoài rồi, những người "không phận sự" ngồi trên các bang ghế ngoài hành lang cái nhà trạm khổng lồ nầy giữ hành lý, chờ bộ phận "không nhỏ X" đi lấy xe mướn  để cùng nhau về khách sạn ...
                        Lên xe rồi đâu có về khách sạn ngay, chạy đi khoảng 20 miles theo chỉ dẫn của GPS đi ăn phở, kiếm cơm; Nên GÌ RỒI CŨNG PHẢI ... ĂN CƠM, liên tiếp gần cả tuần hết đồ Mỹ tới đồ Y, đồ Pháp đã ngán đến tận cổ!
                        Tiệm nào mà bán đủ thứ thì thường không gì xuất sắc, nhưng giữa tình trạng như vầy thì cái gì cũng ngon, chẳng những đẩy hết tô phở "Đặc Biệt" còn vớt thêm hộp cơm thịt nướng về khách sạn tối ăn khỏi ra ngoài nữa ...
                        Lại còn tìm tiệm bán thực phẩm Á Đông bê thêm mấy thứ trong đó có món bánh tét mà nhờ nó tôi cầm cự tới sáng hôm sau .
                        Khách sạn nầy đăng ký trước chỉ phải trả 20 đô vì đã có coupon Tàu tặng khi book vé. Nên chỉ là loại "sao lặn đâu mất" ...Tuy vậy cũng thấy phi công, tiếp viên ra vào trú chân tạm  ... Nhân viên từ quản lý, tiếp khách đến dọn phòng đều không ai trắng cả
                        Sáng thức sớm xuống quầy mua cà phê và thanh toán các món mua trưa qua mà buổi tối mệt quá chưa đụng tới


                        Trong thời gian chờ xe đưa rước (shuttle) ra phi trường, check mail mới vừa đọc xong thì cô Hoa từ Cali gọi sang công chuyện mới hay tôi còn chưa về tới nhà!
                        Ở phi trường Jacksonville
                        Phi cơ bị chậm mất 45 phút nhưng bù lại bay nhanh hơn nên về đến New York không trễ là bao
                        Con rước về tới nhà đã hơn 10 giờ đêm, Mì Gói như thường lệ và hôm sau món đầu tiên là cháo gà, gà xé phay!
                        Gọi báo tin cho Dung và Dương Thanh Hồng với lời cám ơn về  những ân cần trong lần gặp lại
                        Chuyến "Thêm Lần Ra Biển" thật  đầy kỷ niệm ... "Xin Cám Ơn Đời Về Những Gì Được Hưởng"

                        NhàQuê Aug 12, 2013

                        #12
                          Chuyển nhanh đến:

                          Thống kê hiện tại

                          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                          Kiểu:
                          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9