NhàQuê
-
Số bài
:
2270
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 12.12.2006
|
Re:Hỷ Khúc NGAO DU
-
25.02.2014 06:41:43
Hỷ Khúc NGAO DU (18 ngày Hè) Hỷ Khúc 12: Cựu Kim Sơn Sáng ngày 18-08-2013 chúng tôi thức sớm với lại chúng tôi còn quen giấc miền Đông, mà chủ nhà cũng dậy sau đó không lâu và chuẩn bị ăn sáng ... Lâu nay nghe cô Kim Ngân nói là nhiều bạn bè ở phía Nam Cali rất thích món bánh mặn ở vùng cô làm, nên mỗi lần cô đi xuống phía Nam đều mua mang xuống cho, có khi gởi xe đò Hoàng chạy tuyến San Jose-- Santa Ana rồi dưới đó đón lấy. Cô có nói tiệm bán thứ bánh đó, nhưng thường tôi không chú ý nên mau quên ... Hồi nhỏ xa quê, lên tỉnh học, nơi trọ đầu tiên là nhà người Triều Châu. Bà chủ nhà chỉ có đứa con nuôi trai khoảng 20 tuổi, gọi bà bằng Ý, thành tôi cũng gọi vậy cho tiện ... Thời gian ở đó tôi biết lỏm bỏm ít tiếng Tiều ... Đặc biệt khi trong nhà có đám cúng kiến gì đó thì Ý làm nhiều món ngon miệng ... Tôi cũng thích món bánh mặn hấp trong "Xửn" có nhưn tôm khô trên mặt ...và vì xứ dừa nên độ béo hấp dẫn vô cùng ...nhất là sức đang lớn nên món nầy thỏa mãn thêm được về mặt lượng nữa. Hôm qua tôi có ăn thử món bánh mặn San Jose quả ngon như tiếng đồn, sáng nay tôi "chiếu cố" lại lần nữa ... Món nầy dù người Tàu làm nhưng phải ăn với nước mắm pha mới tăng độ ngon thêm ... Nhiều món ăn cần phải có sự pha chế đặc biệt gia vị trong nước mắm riêng cho từng loại như: Bì bún, bánh xèo, bánh bèo Huế, gỏi...Bánh mặn ở đây trông giống bánh bèo vì không đúc bằng Xửn ... Hình dáng không cần thiết! Ăn uống, cà phê cà pháo xong, chúng tôi từ giã gia đình: Cụ bà cũng hiếu khách và ưa nhắc nhở nầy nọ sợ chúng tôi quên, nói lời cám ơn cô dượng và chia tay lên đường ...Trên sân trước garage chủ nhà và khách vẫy chào nhau! Tôi nhìn lại ngôi nhà mang số 943, năm sanh của tôi lần nữa. Chúng tôi hướng về thành phố San Francisco, ở đây người ta thường gọi tắt là San Fran, cũng như Sacramento được gọi là Sacto chứ không dài dòng ... thành phố nầy có lẽ đặt tên cho vị Thánh Saint Francis theo tiếng Tây Ban Nha ... Còn như thế hệ chúng tôi trước đây vẫn thường gọi là Cựu Kim Sơn kiểu mấy anh Ba Tàu gọi Washington là Hoa Thịnh Đốn, New York là Nữu Ước và khu phố Manhattan là Mã Nhật Tân... Dù gọi là gì đi nữa San Francisco vẫn là thành phố đông dân thứ 13 của Mỹ Quốc, nhưng Chinatown ở đây lớn hàng thứ 2 sau Chinatown của Newyork. Không biết tôi là người thứ bao nhiêu tỷ đặt chân đến đây, với tôi có cái háo hức của anh người nhà quê lần dầu tiên đến ... Mỗi nơi trên đất Mỹ đều có cái riêng của nó và San Francisco thường được du khách chú ý tới 2 điểm là Phố Tàu và cây cầu Golden Gate Xe đậu bánh trước phải quay ngang Phố Tàu (Chinatown) và nói chung downtown San Francisco đường phố hẹp và dốc nên lúc đậu xe trên đường hai bánh trước phải bẻ quay vào lề tránh trường hợp xe bất thình lình tuột dốc, không thì bị ticket phạt rất nặng ... Tương tự ở thành phố New York luôn luôn không được quẹo phải khi đèn đỏ và có nhiều khu phố sang trọng cấm cả bóp còi! Đường dốc Đậu xe trong phố Tàu rồi chúng tôi thay phiên đi mua đồ và người ở lại phải giữ xe vì nhiều sự phá tán thường xảy ra ... những bạn bè đi trước cảnh giác chúng tôi như vây... và muốn "giải tỏa áp lực" thì phải vào nhà hàng gọi thức ăn mới dùng được restroom của họ ...Tôi theo cách ấy với tô mì đồ biển và mua thịt quay cùng gà quay đem đi Sacto ... Còn Tư Lịnh và con gái tôi với tràng giang đại hải bánh, chè, .... Có ai hỏi thích sinh sống những thành phố lớn đông đúc như vầy không, câu trả lời khỏi cần suy nghĩ là KHÔNG, ngột ngạt quá, đắt đỏ quá và rất nhiều thứ QUÁ nữa. Muốn đến đây từ Milpitas, chúng tôi đi ngõ cầu Oakland,đó là sự sắp đặt của "bác tài xế" vì hôm qua bác đã đi Golden Gate bằng đường 101 ngang qua phi trường Quốc Tế San Francisco rồi San Francisco nhìn từ trên cầu băng qua San Francisco-Oakland Bay ... Cây cầu nầy gọi tắt là "Bay Bridge" xây xong năm 1936 và năm 1989 bị sập một đoạn tầng trên do động đất, và chỉ 5 phút sau miền Đông nước Mỹ đã hay tai nạn nầy nhờ hệ thống truyền hình trực tiếp mau chóng. ... Và ngay hôm sau Sep 02, 2013 khi tôi về lại thảo lư, thì cầu sau mấy năm đã sửa và làm xong đoạn mới và thông xe. Cầu Golden Gate khởi công năm 1933 và xong năm 1937 sáu tháng sau cầu Bay Bridge, là chiếc cầu treo dài nhất vào lúc đó, được bình là kỳ quan thời đại .... như cửa ngõ từ Thái Bình Dương vào vịnh San Francisco, thường hay bị sương mù che phủ ... và hôm tôi đến dù trong thành phố 80 độ F mà chỉ nhìn thấy được chóp đỉnh trụ cầu . Chúng tôi quan sát ở 3 điểm khác nhau: Một ở phía Nam bên phải trên đồi cao, một dưới móng cầu nhìn lên, một ở phía Bắc trên mỏm núi cao ... vị trí nào vào lúc ban trưa cũng không làm "nàng" cảm động mở khăn che ra! Có nhiều lần những năm trước gió hơn 100 miles/giờ phải đóng cầu, ngưng giao thông cả 2 chiều Đặc biệt trên cầu không có vách ngăn cố định giữa 2 chiều xe cộ mà số lane mỗi bên nhiều hay ít hơn tùy theo giờ cao điểm Hình chụp liền bên dưới lấy trên Net, trong điều kiện lý tưởng nhất Điểm quan sát phía Nam nơi có Coit Tower... sau lưng là hướng cầu không nhìn thấy gì. Nơi đây có thể nhìn được Alcatra Island vốn trước đây là nhà tù trọng án mà tù nhân có cả "Danh Trấn Giang Hồ" Mafia thế giới biết tên! Điểm quan sát phía Bắc, nhìn thấy đỉnh 2 trụ cầu Xe đang qua cầu mà chưa nhìn rõ được trụ dây cáp phía trước Khi trở xuống tài xế dùng đường một chiều dốc cao quanh co rất gắt thay vì đường 2 chiều lên xuống rộng hơn, cheo leo một bên là vực biển và mây mù, một bên là núi đá, Tư Lịnh la oai oái đứng tim! Cuối cùng cũng tìm được chỗ tạm thở ra và ăn trưa ... Mì! Mì! Mì ăn liền! nóng hổi nhờ lò gas loại nhỏ tháo ráp dễ dàng mang theo và nước suối loại bình 1galon. Đúng lúc ấy từ Sacramento gọi xuống : "Mầy đang ở đâu vậy ?" ... "Tao vừa rời khu vực cầu Golden Gate, đang dừng ăn trưa!" ... "Ở đó nóng không ?" ... "Gió biển mát rượi!" ... "Mầy khoan lên tao đã! Chiều hãy lên, trên nầy đang 105 độ nóng lắm!... Tối đặt đồ ăn đem về nhà khỏi lo nhà hàng đóng cửa!" ... "OK! đáp hiểu, tao tà tà ghé dọc đường chơi!" Trước khi trở lại "trần gian", xe phải chui qua đường hầm có một chiều, có an ninh đứng gác điều hành lưu thông, làm nhớ lại khi xưa mỗi lần xe qua cầu Bình Chánh, cầu Chẹt Sậy, cầu Ba Lai, cầu Tân An, cầu Bến Lức, cầu Bình Điền phải chờ người gác giữ cầu quay bảng trắng. Trước khi rời đầu cầu phía Bắc còn ngoái lại nhìn, nếu tan mây sẽ ghé vớt vát vài Pô! Nhưng "vũ như cẫn"! NhàQuê Oct 01, 2013
|