Người hâm mộ

Tác giả Bài
tahuudinhqn
  • Số bài : 125
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.08.2010
Người hâm mộ - 20.10.2013 21:15:25
                          NGƯỜI HÂM MỘ
 
                                                       Tạp bút của Tạ Hữu Đỉnh
 
Lần đầu tiên ngành thể dục, thể thao nước ta mời được Arsenal, đội bóng đá danh tiếng của nước Anh sang thăm và thi đấu giao hữu với Đội tuyển bóng đá Việt Nam, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, vào ngày 17/7/2013 vừa qua. Sự kiện thể thao hi hữu đó đã làm nức lòng người hâm mộ bóng đá cả nước, mặc du ai cũng biết đội nhà chắc chắn sẽ thua. Và cái ty số bẩy lần bị thủng lưới cũng nhiều người đã đoán được từ trước. Song dù sao, những người yêu mến đội bóng của nước mình cũng còn một chút “an ủi”, là Đội tuyển Việt Nam cũng một lần bắt đối phương phải vào lưới nhặt bóng. Hơn hẳn đội bóng của nước láng diềng, cùng tầm cỡ và trang lứa là Indonexia thua bẩy không.
Thế rồi “bữa tiệc thể thao” vui vẻ đó cũng nhanh chóng qua đi, mọi người lại trở về với những bận rộn hằng ngày. Nhưng bỗng một hôm trên ti vi nhà mình, tôi trông thấy một chàng trai, mình quấn lá cờ đỏ sao vàng, vừa chạy quanh sân, vừa hớn hở vẫy tay chào khán giả ngồi trên khán đài sân vận động Emirates của câu lạc bộ Arsenal. Tôi ngỡ ngàng chẳng hiểu vì sao, cuộc viếng thăm giao hữu đã kết thúc rồi, mà giờ đây lại còn sót lại “cái đuôi” lạ lùng như vậy?...
Nhưng rồi sau đó được đọc bài báo: “Nỗi buồn Running-Man” cuả Trần Sáng (Văn nghệ số 34, ngày 24/8/2013), tôi mới hiểu: chàng trai đó là Vũ Xuân Tiến, 20 tuổi, người Hải Dương, một “fan hâm mộ” của đội bóng Arsenal, mà đã được giới truyền thông Việt Nam, đặt cho cái tên rất tây là Run-ning-men (Running – Men), Nghĩa là “Chàng trai chạy”. Và còn được biên tập viên Quang Minh, Đài truyền hình Việt Nam dán cho cái mác là “Câu chuyện cổ tích có thật”. (Thưa các nhà truyền thông, chuyện vừa xẩy ra hôm qua, thì là kim chứ sao lại là cổ? Cái từ cổ ấy là cổ giả rồi, mà đã giả thì phải vứt đi, chứ sao lại đưa lên truyền hình?). Vì Tiến đã chạy gần mười cây số, đuổi theo chiếc xe chở đội bóng Arsenal, trong dịp họ sang thăm Việt Nam vừa qua.
Trông thấy một “fan hâm mộ” quá cuồng nhiệt như vậy, ông Ac-sen-vanh-gơ (Mr Arsenwenger), huấn luyện viên của đội bòng, đã cho xe dừng lại đón Ran-ning-men-Tiến lên xe… Rồi kết cục, như một sự trả công cho người hâm mộ, mà tác giả Trần Sáng cho là: “Ông Arsenwenger đã ghi một bàn quá ngoạn mục vào lưới truyền thông Việt…”. Cho nên Vũ Xân Tiến mới có mặt tại sân vận động Emỉrates, Anh quốc. Và Đài truyền hình Việt Nam cũng được quyền ghi hình và phát sóng sự việc này.
Đọc bài “Running-Man”, khiến tôi lại nhớ đến chuyện ngay nào ông tiến sĩ Hoàng Quang Thuận, một nhà khoa học, nhưng thích làm thơ. Và hiện nay ông ta đã trở thành một nhà thơ nổi tiếng, nhưng không phải vì thơ hay, mà vì cái cách ông ta làm rùm beng để quảng cáo thơ và “đánh bóng” tên tuổi của mình. Về ông “nhà thơ mua” này, tôi đã có dịp viết kỹ hơn trong bài: “Giọt nươc tràn ly”. Nhưng rất đáng tiếc là khi bài đó viết xong, thì trên các trang báo mạng đã bị cấm, không mạng nào được đăng tải các bài viết về cuộc “hội thảo” thơ Hoàng Quang Thuận nữa. Tuy nhiên, sau này chắc bài viết đó vẫn có cơ hội ra mắt bạn đọc. Và để khỏi mất thì giờ của bạn đọc, trong bài viết này tôi chỉ xin nêu lên sự khác nhau trong cùng một việc làm quảng cáo, giữa ông huấn luyện viên bóng đá Ac-sen-vanh-gơ và nhà thơ Hoàng Quang Thuận.
Đối tượng để thực hiện việc quảng cáo của ông Ac-sen-vanh-gơ là những người Việt Nam yêu thích bóng đá và hâm mộ đội bóng Arsenal. Trong đó, người tiêu biểu nhát, và cuồng nhiệt nhất là Vũ Xuân Tiến. Vì đội bóng này thực sự có tài, họ có rất nhiều “sao”. Còn đối tượng của ông Hoàng Quang Thuận là các nhà thơ, các nhà lý luận và phê bình văn học, những người đã thừa hiểu thơ Hoàng Quang Thuận chưa thể gọi là thơ được. Hoặc nếu phải gọi, thì đó là loại thơ Cấu lạc bộ thơ phường, thơ xã. Nhưng…rồi tất cả các vị, các “nhà”, cùng các em học sinh được tác giả thuê đến để vỗ tay, đều vỗ tay khen thơ Hoàng Quang Thuận hay. Vì vỗ tay được trả công bằng tiền. Và số tiền phải chi cho việc quảng cáo đó, giữa hai ông bóng đá và làm thơ, chẳng biết ai phải chi nhiều hơn ai? Nhưng về kết quả, thì rõ ràng ông làm thơ thu được nhiều hơn ông bóng đá. Vì ông làm thơ đã đảo ngược được cái không hay thành cái rất hay!...
Xin được trở lại với chuyện “Chàng trai chạy”. Tác giả Trần Sáng hỏi: “Vì sao sự cuồng mộ sao Hàn năm ngoái thì bị truyền thông cao giọng phê phán mà Ran-ning-men thì lại được “lăng xê”. Thực ra, bản chất của hai hiện tượng này cơ bản không có gì khác, có chăng chỉ khác nhau về hình thức, mức độ thể hiên…”
Vâng! Đây qủa là một trường hợp rất đáng đặt ra câu hỏi như vậy . Nhưng thật đáng tiếc, câu hỏi lại rơi vào cái chỗ quá “nhậy cảm và tế nhi”, cho nên rất ít khi, hoặc chẳng bao giờ được trả lời. Vì trước những câu hỏi có tính chất “điểm huyệt” như vậy, thì sự im lặng ở nước ta đã trở thành một căn bệnh trầm kha từ rất lâu rồi! Tuy nhiên, chỉ cần quan sát và suy ngẫm một chút, chúng ta cũng có thể hiểu rằng: Tại các “ngôi sao ca nhạc Hàn Quốc”. Chắc họ cho rằng không cần phải quảng cáo, vì “các sao” của họ đã quá sáng rồi. Hoặc họ thầy các “fan hâm mộ” người Việt quá đông. Nếu phải trả công cho những người đi đón họ ở sân bay bị hụt, đã khóc ầm lên, khóc hết nước mắt, chạy đuổi theo xe họ, chạy đến ngất xỉu đi, và tranh nhau hôn những chiếc ghế “các sao’ của họ đã ngồi, thì số tiền ấy quá lớn, cho nên họ đã lờ đi. Nếu họ cũng hành xử như câu lạc bộ Arsenal, thì rất có thể những giọt nước mắt tủi hờn, và cả những cái hôn rất mất vệ sinh kia đã trở thành “nghĩa cử”, thành ‘tinh thần hữu nghi”, thành “lòng mến khách”, và thành rất nhiều thứ khác rồi !
                                                          *
                                                       *     *
ĐOẠN KẾT:
Tại giải bóng truyền nữ quốc tế, hai năm tổ chức một lần, do Việt Nam đăng cai, có lần tôi đã trông thấy các cổ động viên của ta, đem cả ảnh Bác Hồ đên sân bóng. Yêu quý đội bóng của nước mình, và mong cho đội mình thắng cuộc là tâm lý chung, và là điều rất đáng quý. Nhưng đem cả ảnh của Bác đi, coi Bác cũng là một cổ động viên, thì quả thật không nên. Tuy sinh thời Bác rất quan tâm đến công tác thể dục, thể thao. Chẳng những Bác vẫn thường xuyên luyện tập, mà không ít lần Bác đã kêu gọi toàn dân luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khoẻ. Nhưng nay Bác đã qua đời rồi, mà đem hình ảnh của Bác đến sân bóng, nơi có quá nhiều cơ bắp như vậy, chẳng biết tác dụng tích cực được bao nhiêu, mà rất có thể lại gây ra phản cảm rằng: thiếu tôn kính người đã khuất.
Và cả cái việc Vũ Xuân Tiến quấn lá cờ Tổ quốc, chạy quanh sân vận động Emỉrates cũng vậy. Vì quá hâm mộ đội bóng Arsenal, Vũ Xuân Tiến đã chạy theo xe họ gần mười cây số, rồi chạy quanh sân vận động Emirates, hay chạy vòng quanh cả thế giới, cũng là tuỳ lòng người hâm mộ. Nhưng lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng hào hùng của nước Việt Nam, và là danh dự của nhân dân Việt Nam. Nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam không làm quảng cáo, không đi vỗ tay thuê cho câu lác bộ bóng đá Anh quốc. Ai đã cho phép Vũ Xuân Tiến quấn lá cở như vậy, người đó phải chịu trách nhiêm về việc làm thiếu suy nghĩ nay./.
 
ĐT:033.3600656                                     TP Uông Bí, ngày 31/8/2013
                                                                            Tạ Hữu Đỉnh