Những con số biết nói
tahuudinhqn 10.11.2013 09:38:11 (permalink)
                      NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI
 
                                               Tạp bút của Tạ Hữu Đỉnh
 
Ngày 13 - 8 – 2013 vừa qua, kỷ niệm 100 năm ngày sinh Viện sỹ Trần Dại Nghĩa (1913 – 2013). Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin: Năm 20 tuổi, trước khi sang Pháp du học, trong tay ông đã có hai bằng tú tài. Một bằng tú tài Ta, một bằng tú tài Tây. Và khi trở thành kỹ sư chế tạo vũ khí, ông được hưởng tiền lương tương đương 22 lạng vàng mỗi tháng.
Năm 1946, Chính phủ Pháp mời Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm nước Pháp, và tham dự hội nghị Phông-ten-nơ-bơ-lô (Fontaineblau). Sau hội nghị này, kĩ sư Trần Đại Nghĩa đã tự nguyện từ bỏ cuộc sống giầu sang phú quý ở nước người và cùng Bác Hồ về nước. Ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông  đã lên Chiến khu Việt Bắc thành lập xưởng quân khi, chế tạo vũ khí cho bộ đội đánh giặc. Ông là cha đẻ của khẩu “Badoka” nổi tiếng. Và trong những năm chiến tranh chống Mỹ, ông đã cải tiến tên lửa của Liên Xô viện trợ cho ta, để bộ đội ta bắn rơi máy bay B52 của Mỹ.
Nhưng chuyện đó đã thành chuyện ngày xưa rồi, chẳng liên quan gì với chuyện bây giò. Như chuyện báo chí vừa phát hiện ở thành phố Hồ Chí Minh có bốn công ty công ích: Vệ sinh, Chiếu sáng, Cấp và Thoát nước. Các vị Bí thư đảng uỷ, Phó bí thư đảng uỷ. Các vị Giám độc và Phó giám đốc các công ty ấy đã tự trả lương cho mình cao đến mức khủng khiếp: 2,6 tỷ/năm. Khoảng hơn hai trăm triệu đồng/ tháng. Trong khi lương của cán bộ công nhân viên chỉ có năm, sáu triệu đồng/ tháng.
Ở vùng mỏ Quảng Ninh có câu ca dao: “Ít đồng thì ít cù lao/ Ít tiền ít gạo thì tao ít làm”. Lương của hàng ngũ lãnh đạo ở các công ty khác cấp tương đương, chỉ hơn chục triệu đồng/ tháng. Như vậy là lương của các vị lãnh đạo mấy công ty công ích kia, cao hơn lương của lãnh đạo các công ty khác tới hơn hai mươi lần. Vậy thử hỏi các vị kia có “lãnh đạo” nhiều hơn, hơn hai mươi lần không?
Nghệ sỹ nhân dân Trtần Bình, Giám đốc Nhà hát ca nhạc nhẹ, nói: “Các ca sĩ nhạc đỏ đòi tiền cãtxê khủng lắm, tối 15 – 20 triệu đồng. Nếu đi tỉnh ngoài thì, tối 50 – 60 triệu đồng!”. Có lẽ vì tiền catxê được phép “khủng” như vậy, cho nên bầu trời ca nhạc nước ta “sao” mới mọc dầy như vậy chăng?...
Trái lại, một nghệ sỹ xiếc đã thành nghề, đã có vài ba năm biểu diễn, nhưng tiền lương chỉ được hai triệu đồng/ tháng. Và mỗi đêm biểu diễn được bồi dưỡng từ 80 đến 90.000 đồng. Cộng cả hai khoản thu lại, chưa chắc đã đủ ăn, chưa nói đến các chi phí khác.
Anh hùng Hồ Giáo, người hai lần được nước Cộng  hoà Xã hội chủ ngiã Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, và, nếu tôi nhớ khônh nhầm thi ông còn có hai khoá là đại biể Quốc hội, nhưng lương cũng chỉ có một triệu năm trăm nghìn đồng/ tháng.
Nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu, người hát xẩm tài hoa độc nhất vô nhị của  nước ta, khi nhận bằng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”, bà được cái phong bì có 700.000 đồng tiền thưởng kèm theo!
Báo Văn nghệ số 11, ngày 16 - 3 – 2013, có bài viết về nghệ nhân ca trù Nguyễn Thị Khướu. Mỗi buổi biểu diễn nghệ nhân được “bồi dưỡng” mười lăm nghìn đồng, chưa đủ tiền ăn một bát bún loại xoàng bán ở ngoài vỉa hè (một bát bún giá thấp nhất là 25.000 đồng). Một nghệ sĩ bằng tài năng và tấm huyết của mình, đã và đang góp phần lưu giữ, bảo tồn một loại hình nghệ thuật độc đáo, đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, nhất là trong bối cảnh di sản đó đang đứng trước nguy cơ biến mất. Thế mà đồng tiền công sức lại rẻ mạt  như vậy sao? !
Báo chí còn thông tin, một cô giáo dậy lớp mẫu giáo, lương chỉ có 500.000 đồng/ tháng. Vì giáo viên mẫu giáo chưa có “chức danh” trong ngành Giáo dục. Và cả nghề “Cô đỡ thôn bản” cũng vậy. Tuy nghề này phải qua sáu tháng đào tạo mới thành. Nhưng khi ra hành nghè, họ chỉ được phụ cấp 50.000/ tháng. Cũng vì nghề của họ chưa có “chức danh” trong ngành Y tế! Cho nên phần lớn các “Cô đỡ thôn bản” đều phải bỏ nghề!
Bảo hai cái nghề quan trọng đó chưa có chức danh là nguỵ biện, là cửa quyền muốn nói gì thì nói. Vậy “chức danh” là gỉ? Nếu không phải là tên nghề nghiệp? Đã có tên là “Cô giáo lớp mầu giáo”, là “Cô đỡ thôn bản” mà vẫn chưa có “chức danh” thì thật là chuyện nực cười !
Thưa bạn, những con số trên kia muốn nói điều gì? Thì ai cũng biết cả rồi,  nên tôi xin được chấm hết ở đây./.
 
                                                         TP Uông Bí, ngày 26/9/2013
                                                                     Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
 
 
 
                      NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI
 
                                               Tạp bút của Tạ Hữu Đỉnh
 
Ngày 13 - 8 – 2013 vừa qua, kỷ niệm 100 năm ngày sinh Viện sỹ Trần Dại Nghĩa (1913 – 2013). Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin: Năm 20 tuổi, trước khi sang Pháp du học, trong tay ông đã có hai bằng tú tài. Một bằng tú tài Ta, một bằng tú tài Tây. Và khi trở thành kỹ sư chế tạo vũ khí, ông được hưởng tiền lương tương đương 22 lạng vàng mỗi tháng.
Năm 1946, Chính phủ Pháp mời Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm nước Pháp, và tham dự hội nghị Phông-ten-nơ-bơ-lô (Fontaineblau). Sau hội nghị này, kĩ sư Trần Đại Nghĩa đã tự nguyện từ bỏ cuộc sống giầu sang phú quý ở nước người và cùng Bác Hồ về nước. Ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông  đã lên Chiến khu Việt Bắc thành lập xưởng quân khi, chế tạo vũ khí cho bộ đội đánh giặc. Ông là cha đẻ của khẩu “Badoka” nổi tiếng. Và trong những năm chiến tranh chống Mỹ, ông đã cải tiến tên lửa của Liên Xô viện trợ cho ta, để bộ đội ta bắn rơi máy bay B52 của Mỹ.
Nhưng chuyện đó đã thành chuyện ngày xưa rồi, chẳng liên quan gì với chuyện bây giò. Như chuyện báo chí vừa phát hiện ở thành phố Hồ Chí Minh có bốn công ty công ích: Vệ sinh, Chiếu sáng, Cấp và Thoát nước. Các vị Bí thư đảng uỷ, Phó bí thư đảng uỷ. Các vị Giám độc và Phó giám đốc các công ty ấy đã tự trả lương cho mình cao đến mức khủng khiếp: 2,6 tỷ/năm. Khoảng hơn hai trăm triệu đồng/ tháng. Trong khi lương của cán bộ công nhân viên chỉ có năm, sáu triệu đồng/ tháng.
Ở vùng mỏ Quảng Ninh có câu ca dao: “Ít đồng thì ít cù lao/ Ít tiền ít gạo thì tao ít làm”. Lương của hàng ngũ lãnh đạo ở các công ty khác cấp tương đương, chỉ hơn chục triệu đồng/ tháng. Như vậy là lương của các vị lãnh đạo mấy công ty công ích kia, cao hơn lương của lãnh đạo các công ty khác tới hơn hai mươi lần. Vậy thử hỏi các vị kia có “lãnh đạo” nhiều hơn, hơn hai mươi lần không?
Nghệ sỹ nhân dân Trtần Bình, Giám đốc Nhà hát ca nhạc nhẹ, nói: “Các ca sĩ nhạc đỏ đòi tiền cãtxê khủng lắm, tối 15 – 20 triệu đồng. Nếu đi tỉnh ngoài thì, tối 50 – 60 triệu đồng!”. Có lẽ vì tiền catxê được phép “khủng” như vậy, cho nên bầu trời ca nhạc nước ta “sao” mới mọc dầy như vậy chăng?...
Trái lại, một nghệ sỹ xiếc đã thành nghề, đã có vài ba năm biểu diễn, nhưng tiền lương chỉ được hai triệu đồng/ tháng. Và mỗi đêm biểu diễn được bồi dưỡng từ 80 đến 90.000 đồng. Cộng cả hai khoản thu lại, chưa chắc đã đủ ăn, chưa nói đến các chi phí khác.
Anh hùng Hồ Giáo, người hai lần được nước Cộng  hoà Xã hội chủ ngiã Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, và, nếu tôi nhớ khônh nhầm thi ông còn có hai khoá là đại biể Quốc hội, nhưng lương cũng chỉ có một triệu năm trăm nghìn đồng/ tháng.
Nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu, người hát xẩm tài hoa độc nhất vô nhị của  nước ta, khi nhận bằng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”, bà được cái phong bì có 700.000 đồng tiền thưởng kèm theo!
Báo Văn nghệ số 11, ngày 16 - 3 – 2013, có bài viết về nghệ nhân ca trù Nguyễn Thị Khướu. Mỗi buổi biểu diễn nghệ nhân được “bồi dưỡng” mười lăm nghìn đồng, chưa đủ tiền ăn một bát bún loại xoàng bán ở ngoài vỉa hè (một bát bún giá thấp nhất là 25.000 đồng). Một nghệ sĩ bằng tài năng và tấm huyết của mình, đã và đang góp phần lưu giữ, bảo tồn một loại hình nghệ thuật độc đáo, đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, nhất là trong bối cảnh di sản đó đang đứng trước nguy cơ biến mất. Thế mà đồng tiền công sức lại rẻ mạt  như vậy sao? !
Báo chí còn thông tin, một cô giáo dậy lớp mẫu giáo, lương chỉ có 500.000 đồng/ tháng. Vì giáo viên mẫu giáo chưa có “chức danh” trong ngành Giáo dục. Và cả nghề “Cô đỡ thôn bản” cũng vậy. Tuy nghề này phải qua sáu tháng đào tạo mới thành. Nhưng khi ra hành nghè, họ chỉ được phụ cấp 50.000/ tháng. Cũng vì nghề của họ chưa có “chức danh” trong ngành Y tế! Cho nên phần lớn các “Cô đỡ thôn bản” đều phải bỏ nghề!
Bảo hai cái nghề quan trọng đó chưa có chức danh là nguỵ biện, là cửa quyền muốn nói gì thì nói. Vậy “chức danh” là gỉ? Nếu không phải là tên nghề nghiệp? Đã có tên là “Cô giáo lớp mầu giáo”, là “Cô đỡ thôn bản” mà vẫn chưa có “chức danh” thì thật là chuyện nực cười !
Thưa bạn, những con số trên kia muốn nói điều gì? Thì ai cũng biết cả rồi,  nên tôi xin được chấm hết ở đây./.
 
                                                         TP Uông Bí, ngày 26/9/2013
                                                                     Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9