Những chuyện ngắn lạ...
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 22 bài trong đề mục
Hoàng_Yến 25.11.2013 00:54:12 (permalink)
0
[Helpful answer received] / [List Solutions Only]
 
1. CUỘC PHIÊU LƯU CỦA CHÀNG SINH VIÊN ĐỨC  _ Tác giả Washington Irving.
 ( The Adventure Of The German Student by Washington Irving )
 
        Một đêm mưa bảo trong thời kỳ rối loạn của cuộc Cách mạng Pháp, một thanh niên Đức đang trên đường trở về nhà trọ vào một giờ rất khuya ngang qua khu vực cổ xưa của thành phố Paris. Ánh chớp chói lòa và tiếng sấm nổ rền dọc theo các con đường hẹp dốc cao…nhưng trước hết hãy để  tôi kể cho các bạn nghe chút ít về người thanh niên Đức này. 
         Gottfried Wolfgang là con trai một gia đình khá giả. Anh đã theo học một thời gian tại trường Gottingen ở Đức nhưng vốn có cá tính quá nhiệt thành và hay ảo tưởng, anh trở nên rất trầm tư khiến các bạn anh thường phải ngạc nhiên. Cuộc sống cô độc cùng cách học hành tách biệt đã có ảnh hưởng cả trên tâm hồn lẫn thể xác anh. Sức khỏe vì đó mà bị hao mòn và tinh thần cũng bệnh hoạn. Anh thích suy nghĩ đến những bản thể linh hồn cho tới khi…cũng giống như  Swedenborg, anh tạo ra một thế giới lý tưởng của riêng mình. Tôi không biết do nguyên nhân nào khiến anh nghỉ rằng có một quyền lực ma quỷ đang bao trùm lên anh, rằng một hồn ma đang tìm cách đánh bẩy để tiêu diệt anh. Ý nghĩ như thế cộng với bản tính trầm tư ủ rủ làm cho anh cảm thấy vô cùng chán nản. Anh trở nên tiều tụy và ngã lòng. Gia đình và bạn bè nhận thấy chứng bệnh tinh thần đang ăn mòn con người anh và họ cho rằng phương pháp chữa lành bệnh hay nhất là sự thay đổi cảnh trí. Vì vậy anh được gửi qua Pháp để tiếp tục việc học ở thành phố Paris vui nhộn, đầy ánh sáng.
         Wolfgang đến Paris vào lúc cuộc Cách mạng Pháp bùng nổ. Lúc đầu sự điên cuồng của dân chúng thích hợp với tính cách nhiệt thành của anh và anh bị lôi cuốn bởi những học thuyết chính trị và triết lý của thời đại đó. Nhưng những cảnh máu chảy thịt rơi tiếp theo sau làm cho bản chất nhạy cảm của anh bị xúc động mạnh khiến anh trở nên ghê tởm xã hội và con người, anh lại càng trầm tư và sống thu mình như một nhà ẩn sỉ. Anh ẩn mình trong một căn phòng đơn độc ở khu Latin, là khu ở của sinh viên. Nơi đó, tại một con đường tăm tối không xa tường thành kín đáo của trường đại học Sorbonne bao nhiêu, anh theo đuổi những suy tưởng ưa thích của mình. Thỉnh thoảng anh đến ở hàng giờ trong các thư viện rộng lớn của Paris, hầm mộ cùa những tác giả đã chết, tìm tòi thức ăn cho tâm hồn bệnh hoạn của mình trong đám kho tàng sách vở bụi bám và không còn ai dùng đến nửa. Có thể nói anh là một quái vật văn chương đang ăn mồi trong  nhà xác của một nền văn chương mục nát.
            Wolfgang mặc dầu sống độc thân và ẩn dật, lại có một cá tánh nóng bỏng. Có lúc cá tánh này chỉ hoạt động trong trí tưởng tượng của anh mà thôi. Anh quá nhút nhát và không sành đời nên không dám tạo những cuộc gặp gỡ với người khác phái, nhưng anh lại là người rất thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp phụ nữ, và trong căn phòng độc thân của mình anh thường mơ đến những hình dáng, khuôn mặt anh đã gặp. Trí tưởng tượng của anh vẽ lên những khuôn mặt yêu kiều vượt quá sự thật. Trong khi tâm trí anh ở trong tình trạng mơ mộng đó, một giấc mơ lại xảy ra gây một ảnh hưởng khác thường nơi anh. Trong giấc mơ anh thấy một khuôn mặt phụ nữ với một vẻ đẹp trác tuyệt, hình ảnh hiện ra quá rõ rệt khiến anh cứ mơ đi mơ lại mãi. Ngày đêm anh bị hình ảnh đó ám ảnh, cả trong suy nghĩ lẫn trong giấc ngủ mê. Dần dà anh trở nên mê say tột cùng cái hình bóng trong mơ đó. Tình trạng này kéo dài quá lâu đến nổi trở thành những suy tưởng rồ dại, ám ảnh đầu óc của những kẻ hay âu sầu, suy tưởng mà đôi khi bị coi là điên loạn.
           Và đó là tình trạng của Gottfried Wolfgang khi xãy ra câu chuyện. Anh trở về nhà trọ trể vào một đêm mưa bảo, ngang qua những con đường tối tăm của phố Marais, khu vực cổ xưa của thành phố Paris. Tiếng sấm nổ rền vang dội dọc theo những tòa nhà cao và những con ngõ hẹp. Anh đến Place de Grève, quãng trường nơi người ta thực hiện các cuộc hành hình công cộng. Ánh chớp run rẩy trên các nóc nhọn của khách sạn cổ xưa De Ville, tạo những tia sáng lóe lên ở khoảng trống đằng trước. Khi Wolfgang đang băng qua quãng trường anh bổng thu mình sợ hãi nhận thấy mình đang sát cạnh chiêc máy chém. Cái dụng cụ giết người này luôn đứng sừng sững trong tư thế sẵn sàng, sàn nó còn chảy loang đầy máu của những người can đảm và những người đạo đức, nó là hiện thân của một nổi khiếp sợ tột đỉnh. Cũng chính ngày hôm đó nó vừa được dùng để làm công việc tàn sát. Bây giờ nó đứng đó trong bộ dáng dữ tợn, giữa một thành phố yên lặng và đang say ngủ, chờ đợi những nạn nhân mới.
            Khi anh định quay tránh bộ máy ghê khiếp đó thì tim anh thót lại, anh vừa thoáng thấy một bóng đen xùm xụp ở chân bậc thang dẫn lên đoạn đầu đài. Những tia chớp liên tiếp cho anh thấy rõ bóng đó hơn. Đó là một cô gái vận toàn đen, cô ngồi ở bậc chót dẫn lên sàn chém, úp mặt xuống đầu gối. Mái tóc dài bù rối thả chấm đất ướt sủng nước mưa đang chảy xuống như suối. Wolfgang dừng lại. Có một điều gì đáng kính sợ trong cái dáng bất động đầy cô đơn buồn thãm đó. Cô gái có vẻ thuộc tầng lớp xã hội cao. Anh biết thời kỳ đó đầy dẩy những biến đổi thăng trầm, có những người giàu sang quyền quý nay đi lang thang không nhà cửa. Có lẽ đây là một trong những con người khốn khổ đã bị lưỡi dao oan nghiệt biến thành một kẻ cô độc trên đời, bây giờ ngồi đây lòng tan nát bên lề cuộc sống, nơi đây tất cả  những người thân yêu cùa cô đã bị ném vào vô cùng tận.
 
           Anh tiến lại gọi bằng giọng thương xót. Cô ngẩng đầu nhìn anh đôi mắt hoang dại. Một ánh chớp sáng lóe lên và anh ngạc nhiên đến tột độ khi trông thấy chính khuôn mặt từng ám ảnh anh trong các giấc mơ. Tuy có hơi tái và tràn ngập sầu thãm nhưng lại có vẽ đẹp làm say lòng người.
            Run rẩy vì quá xúc động, Wolfgang nói rằng cô không nên ở ngoài trời vào giờ khuya khoắc như thế này và dưới trời mưa bảo như vậy. Anh đề nghị sẽ đưa cô về với bạn bè. Cô chỉ tay lên máy chém vẻ sợ hãi ghê khiếp :
-  “ Tôi không còn bạn bè trên đời nữa”. Cô nói.
-  “ Nhưng cô có nhà cửa chứ?” Wolfang hỏi.
-  “ Vâng…trong lòng mộ.”
          Nghe những lời đó tim người thanh niên mềm yếu đi.
-   “ Nếu một người lạ như tôi được phép đề nghị một điều mà không bị cô hiểu lầm, thì xin cô cứ dùng chỗ ở nghèo hèn của tôi làm nơi ẩn náu và tôi xin được làm người bạn hết lòng với cô. Tôi cũng không có bạn bè nào cả ở thành phố Paris này và cũng là một người lạ nơi xứ sở này, nhưng nếu có thể giúp ích gì được cho cô tôi xin sẳn sàng. Tôi thà chịu hy sinh chớ không để cho cô bị hại hay bị sĩ nhục.”
      Sự nhiệt thành với vẻ thật tình của anh cùng giọng nói ngoại quốc cho thấy rõ anh không phải là một người dân Paris tầm thường. Sự chân thành bộc lộ trong lời nói của anh không thể không tin được, vì vậy người thiếu nử không nhà bằng lòng đặt mình hoàn toàn dưới sự che chở của chàng sinh viên.
      Anh dìu cô bước đi lảo đảo qua cầu Pont Neuf và ngang qua tượng vua Henry Đệ Tứ đã bị dân chúng xô ngã. Cơn mưa bảo đã giảm bớt và tiếng sấm chỉ còn vang dội ở xa. Cả thành phố Paris hoàn toản yên tỉnh, cái khối khổng lồ gồm những con người phẩn nộ đó ngủ yên trong một lúc để dành sức cho một sự bùng nổ ngày hôm sau. Anh sinh viên đưa cô gái qua các đường phố cũ xưa của khu Latin, ngang qua các bức tường xám đen cùa đại học Sorbone để đến nhà trọ tồi tàn nơi anh cư ngụ. Người chủ nhà trọ già ra mở cửa cho họ, bà ta mở to mắt ngạc nhiên khi thấy anh chàng Wolfgang đa sầu cùng đi chung với một cô gái.
        Lần đầu tiên trong đời khi bước vào phòng Wolfgang đỏ mặt nhận thấy phòng mình trống trải thiếu kém. Phòng chỉ có một giường ngủ, một quầy rượu kiểu xưa và vài món đồ đạc còn lại thời trước được chạm trổ công phu vì nhà trọ này trước kia là một trong những khách sạn ở khu vực điện Luxembourg, là nơi ngày xưa dành cho giới quý tộc. Phòng bừa bãi đầy những sách báo và các vật dụng thông thường cùa một sinh viên.
         Khi đèn được mang đến, Wolfgang mới nhìn rõ được người con gái lạ, anh như ngộp thở vì vẻ đẹp của cô. Mặt cô hơi tái nhưng đẹp sắc sảo với những lọn tóc đen tuyền rũ xuống chung quanh. Mắt cô to và sáng long lanh với một vẻ gần như là hoang dại. Thân hình cô ẩn hiện qua bộ đầm đen cho thấy một sự cân xứng tuyệt hảo. ở cô toát ra một vẻ cao sang mặc dầu cô ăn vận theo kiểu đơn giản nhất. Vật có thể gọi là món trang sức duy nhất mà cô đeo là một dãy băng đen lớn vòng quanh cổ, gài bằng những hạt kim cương nhỏ.
        Wolfgang bối rối không biết nên xử trí thế nào với con người lạc lõng đã đặt mình dưới sự bảo vệ của mình. Anh có ý định nhường phòng cho cô còn mình thì tìm nơi ở khác nhưng sự duyên dáng của cô như mê hoặc anh khiến ý nghĩ và các giác quan của anh như bị tê liệt. Anh không thể tách mình khỏi sự hiện diện của cô được, phần cô cũng thế. Cô không nhắc gì đến máy chém nửa và nổi đau khổ của cô cũng đã lắng dịu. Sự quan tâm của Wolfgang đã chiếm được niềm tin và cả trái tim cô. Giống như anh, cô là người rất nhiệt thành và những người nhiệt thành rất chóng hiểu nhau.
          Trong cơn mê say, Wolfgang thú nhận rằng đã yêu cô, anh kể lại giấc mơ kỳ lạ, rằng cô đã chiếm hữu tim anh trước khi anh trông thấy cô bằng xương bằng thịt. Nghe anh kể lể cô vô cùng cảm kích và cho biết cô cũng có một mối cảm tình lạ lùng đối với anh. Đó là lúc dành cho những lời nói và những hành động cuồng loạn. Những thành kiến cũ và lòng mê tín bị bỏ qua, mọi việc đều dưới ảnh hưởng của “Nử thần luận lý”. Hình thức và lể nghi hôn nhân bắt đầu bị coi là những dây ràng buộc không cần thiết đối với những tâm hồn đáng kính. Wolfgang vốn có đầu óc của một lý thuyết gia nên dễ bị ảnh hưởng của những chủ thuyết tự do thời bấy giờ. Anh nói:
          -“ Tại sao chúng ta phải xa lìa nhau? Tim của chúng ta đã kết hợp nhau vì đối với danh dự và luận lý chúng ta là một, cần gì phải có những hình thức tầm thường để nối hai tâm hồn cao thượng lại với nhau?”
       Cô gái lạ lắng nghe  một cách xúc động, hẳn cô cũng cùng chung một ý nghĩ với anh. Wolfgang tiếp :
          -“ Em không có nhà cửa cũng như gia đình, xin cho phép anh được là tất cả những thứ đó với em, hay nói đúng hơn chúng ta hãy là tất cả cho nhau. Nếu cần phải có hình thức thì anh sẽ xin dùng hình thức. Đây tay anh, anh hứa dâng đời anh cho em mãi mãi.”
          - “ Mãi mãi ?” Cô gái nghiêm trang  hỏi.
          - “ Phải. Mãi mãi !” Wolfgang lập lại.
         Cô gái ôm bàn tay đưa ra của Wolfgang thì thầm:
          - “ Vậy em là của anh.” Rồi cô ngã vào lòng anh.
         Sáng hôm sau Wolfgang dậy sớm, để cô dâu nằm ngủ anh đi tìm một nhà cho thuê rộng rãi hơn để thích hợp với hoàn cảnh mới của mình. Khi trở về anh thấy cô gái nằm đầu nghiêng ra ngoài thành giường, một tay vắt ngang trên đầu, anh gọi cô nhưng không nghe trả lời. Anh tiến lại để đánh thức cô dậy khỏi tư thế nằm mệt mỏi đó, nhưng khi cầm đến thì tay cô đã lạnh và mạch không nhảy, mặt cô tái nhợt và trông đáng sợ, nói cách khác, cô chỉ còn là một cái xác.
         Hoảng hốt anh gọi chủ nhà, làm náo động mọi người. Cảnh sát được mời đến. Khi bước vào phòng vừa trông thấy xác chết, viên sĩ quan cảnh sát giật mình la lên :
         - “ Trời đất, làm sao cô ta lại đến đây được ?”
         - “ Ông có biết gì về cô ấy không ?” Wolfgang nóng lòng hỏi.
         -  “Biết gì à ? Cô ta bị chém đầu ngày hôm qua rồi.”
          Ông ta bước tới tháo dãy băng đen quanh cổ xác chết và chiếc đầu lăn xuống sàn nhà. Anh sinh viên nổi điên luôn miệng la hét:
       -  “ Con quỷ! Con quỷ đã chiếm được tôi rồi. Tôi bị trầm luân mãi mãi rồi !”
           Người ta cố gắng xoa dịu anh nhưng vô hiệu. Anh tin rằng một hồn ma đã nhập vào xác chết để gài bẩy anh. Anh trở nên điên loạn và sau đó chết trong nhà thương điên.
           Câu chuyện thế là hết, nhưng có người đã thắc mắc:
        - “ Có thật như vậy không?”
        - “ Sự thật hoàn toàn, không có gì nghi ngờ cả.” Người kể chuyện khẳng định, “ Chính anh sinh viên đã kể cho tôi nghe. Tôi đã đến thăm anh ta tại một nhà thương điên ở Paris.”
                                                                       (Dịch  hoàn tất ngày 1/12/1981)
                                                                                                  Hoàng_Yến 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.11.2013 08:01:02 bởi Hoàng_Yến >
Attached Image(s)
#1
    diên vỹ 26.11.2013 08:59:42 (permalink)
    0

     
    Ui, cuối cùng chị Yến nhà mình cũng lộ diện rồi . Em chào chị á ...ngồi chờ tiếp những mẫu chuyện khác  do chị dịch  nhé !
    Chúc chị luôn vui ! 
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.11.2013 09:00:55 bởi diên vỹ >
    #2
      Hoàng_Yến 13.12.2013 11:33:04 (permalink)
      0
      NHỮNG CHUYỆN NGẮN LẠ 
       
                                         Chuyện 2
       
                          CƠN BẢO
              ( THE STORM  by  McKNIGHT  MALMAR )
       
      Nàng tra chìa vào ổ khóa và vặn tay nắm cửa. Cơn gió tháng ba giật cánh cửa khỏi tay nàng và dộng nó vào vách tường. Phải dùng sức mới đóng được cửa ngược với sức đẩy của cơn lốc, và nàng đóng được vừa kịp lúc cơn mưa ào ạt đổ xuống đập mạnh vào các cửa sổ như thể cố gắng đuổi theo nàng vào trong khiến nàng không nghe được tiếng chiếc taxi nổ máy quay ra đường.
      Nàng thở ra khoan khoái rằng mình lại trở về nhà và về kịp lúc nữa.  Trong những trận mưa như thế này các ngã tư đường thường bị ngập nước. Chỉ trể nửa giờ thôi thì xe taxi không thể chạy được vì nước ngập cao và lại không có một ngỏ quanh nào khác.
      Không một ánh đèn nào trong nhà cả. Vậy là Ben không có ở nhà. Khi nàng mở ngọn đèn bên cạnh ghế trường kỹ, nàng có một cảm giác thay đổi đột ngột. Suốt trên đường về nhà (nàng đã đi thăm chị nàng) nàng đã hình dung mình bước vào một căn nhà sáng đèn với Ben ngồi đọc báo bên lò sưởi. Nàng đã thích thú khi nghĩ đến nổi ngạc nhiên sung sướng của Ben khi thấy nàng về nhà sớm hơn một tuần. Nàng biết gương mặt tròn của chàng sẽ sáng lên như thế nào và đôi mắt chàng sau gọng kính sẽ ánh lên vui thú như thế nào. Nàng biết cả cái cách chàng sẽ nắm lấy đôi vai nàng, nhìn vào mặt nàng để xem sau một tháng xa cách đã có sự thay đổi gì nơi nàng, rồi chàng sẽ hôn nàng thật kêu lên đôi má giống như một đại tướng Pháp đang ban phát huy chương vậy. Rồi nàng sẽ pha café và tìm một miếng bánh, hai vợ chồng sẽ ngồi nói chuyện bên nhau cạnh lò sưởi.
      Nhưng Ben không có ở nhà. Nàng nhìn đồng hồ treo bên trên lò sưởi và thấy đã gần 10g tối. Có lẻ chàng không định về nhà tối nay vì chàng không biết nàng về. Ngay như trước khi nàng đi thăm chị nàng, chàng thỉnh thoảng cũng ở lại thành phố suốt đêm vì công việc kéo dài khiến chàng bị trể chuyến xe lửa cuối. Nếu đêm nay chàng không về sớm thì coi như chàng sẽ không về được.
      Nàng không thích nghĩ thế chút nào. Cơn bảo càng lúc càng to. Nàng nghe cả tiếng oằn oại, uốn mình của cây cối, tiếng gió rít quanh từng góc của căn nhà nhỏ. Lần đầu tiên nàng thấy hối tiếc đã dời nhà đến vùng ngoại ô xa này. Lúc đầu thì cũng có bạn láng giềng ở cách khoảng 15 dặm nhưng họ đã dời đi nơi khác cách đây vài tháng, và bây giờ nhà của vợ chồng nàng đứng trơ trọi một mình.
      Trước kia nàng không hề quan tâm đến sự trơ trọi này. Ở đây thật tuyệt…cho hai người. Nàng vui sướng được sắp đặt chưng dọn cho căn nhà của chính mình nên không thấy cần sự hiện diện cùa ai khác ngoài Ben. Nhưng bây giờ, một mình với cơn bảo lúc nào cũng như chực tràn vào nhà, nàng thấy sợ hãi phải ở cách biệt như vầy. Phía đường này không có ai ở cả. Con đường trước nhà chạy dài ngang một vùng đất trại mênh mông mãi tận đến một khu rừng cây dầy đặc cách đó một dặm.
      Nàng máng nón và móc áo khoác vào tủ rồi đến trước tấm gương treo ở hành lang để cài lại những lọn tóc mềm mại đã bị gió thổi tung ra. Nàng không để ý đến khuôn mặt tái nhợt với chiếc mủi nhỏ và thân hình thon gọn với dáng trẻ con trong chiếc áo len của người lớn, không để ý cả đến đôi mắt nâu to nhìn nàng từ trong gương.
      Nàng cài lọn tóc cuối cùng vào búi tóc rồi quay đi, đôi bờ vai hơi buông thỏng. Có một vẻ gì trẻ con ở nàng, như một cô gái nhỏ đang trông đợi sự che chở, một vẻ gì non dại nhưng quyến rũ dù nàng rất đơn giản. Nàng 31 tuổi và đã lập gia đình được 15 tháng. Việc nàng đã lấy chồng đối với nàng là một phép lạ.
      Nàng bắt đầu đi quanh khắp nhà vừa bật các ngọn đèn lên. Ben đã dọn dẹp nhà cửa khá ngăn nắp, không bừa bãi nhiều như tánh thường tình của đàn ông, nhưng nói cho cùng chàng là một người ngăn nắp. Nàng nhận ra là căn nhà rất lạnh. Hiển nhiên là Ben đã hạ thấp nhiệt độ, chàng vẩn rất cẩn thận về những chuyện như thế. Chàng không ưa phí phạm.
      Nhiệt kế được đặt ở mức 58, thảo nào nhà chẳng lạnh. Nàng đẩy cây kim nhỏ lên đến số 70 và tiếng máy đặt dưới hầm nổi lên đột ngột rền rĩ khiến nàng sợ hãi trong giây lát.
      Nàng đi vào nhà bếp pha một ít café và trong khi chờ đợi cho café nhểu hết nàng đi rảo quanh khắp tầng dưới. Nàng thấy bồn chồn một cách lạ lùng và không thể thoải mái được. Tuy vậy nàng vui thích được trở về giữa những đồ vật sở hửu của mình, về ở căn nhà của riêng mình. Nàng ngắm nghía phòng khách với một cái nhìn mới. Quả là một căn phòng xinh xắn dù có hơi nhỏ.
      Những vải in hoa tươi sáng phủ bàn ghế và treo ở các cửa sổ trông đẹp và vui mắt, chiếc trường kỷ nàng mua cách nay 3 tháng đặt ở giữa bức tường dài thật thích hợp. Nhưng những chậu hoa nàng đặt dọc theo thành cửa sổ đã chết rụi, Ben đã quên tưới nước cho chúng. Nàng đã chăm sóc kỷ lưỡng biết bao, bây giờ chúng ủ rủ, héo úa, rụi tàn trên nền đất bụi trắng. Hình ảnh đó cộng với nổi buồn chán đột ngột khiến nàng không còn thấy thích thú với việc trở về nhà của mình nửa.
      Nàng trở lại nhà bếp rót một tách café lòng mong muốn Ben sẽ về để cùng uống với mình. Nàng mang tách café vào phòng khách đặt nó xuống cái bàn tròn nhỏ bên cạnh chiéc ghế lớn đặc biệt của Ben. Lò vẫn bận rộn hoạt động tỏa ra sức nóng nhưng nàng cảm thấy lạnh hơn bao giờ. Nàng run rẩy đi lấy cái áo ấm cũ của Ben để trong tủ và quấn quanh người trước khi ngồi xuống.
      Gió đập mạnh vào cửa cái và các cửa sổ, không gian chứa đầy âm thanh của nước, nước chảy vào các ống cống, chảy xuống từ các máng xối, đập mạnh trên mái nhà. Lắng nghe, nàng sốt ruột ước muốn đến sự hiện diện của Ben. Chưa bao giờ nàng cảm thấy cô độc thế này và chàng là cả một niềm an ủi lớn lao. Chàng đã rất tử tế để nàng đi vắng lâu như vậy vì chị nàng bị bệnh. Chàng đã sắp xếp mọi việc và đã đưa nàng lên xe lửa, đặt vào tay nàng nào sách vở, kẹo và trái cây. Nàng biết những món quà đó đối với chàng là rất nặng vì chàng không dể tiêu phí tiền như vậy. Thành thật mà nói, chàng có hơi keo kiệt, tuy vậy chàng là một người chồng tốt. Nàng thở dài, không biết có phải vì đã để lở mất thời trẻ trung lãng mạn của mình?! Nàng nhấp chút café và lập lại chắc chắn với chính mình rằng chàng là một người chồng tốt. Dầu chàng lớn hơn nàng 10 tuổi, hay theo ý riêng và có lẻ thỉnh thoảng có hơi độc tài và cáu kỉnh một chút, nhưng chàng đã cho nàng điều mà nàng nghỉ rằng mình mong muốn, đó là một căn nhà riêng và một sự đảm bảo tương lai. Nếu sự đảm bảo đó không đầy đủ nàng cũng không thể trách chàng được.
      Mắt nàng bắt gặp một vật trắng de ra dưới một tạp chí trên bàn bên cạnh nàng. Nàng đưa tay về phía đó nhưng những ngón tay nàng như lưỡng lự không muốn nắm lấy vật đó. Tuy vậy nàng vẫn kéo nó ra và nhận thấy, đúng như nàng đã đoán trước, nó là một trong số những phong thư màu trắng. Phong thư trống rỗng và như thường lệ, nó mang một địa chỉ được đánh máy: Benj.T.Willsom,Erq.,Wildwood Road,Fairport,Conn. Dấu bưu điện là thành phố New York. Y như vậy không thay đổi.
      Nàng nghe một sự co thắt quen thuộc ở tim khi cầm nó trên tay. Những phong thư này chứa đựng những gì nàng không bao giờ biết. Điều nàng biết rõ là ảnh hưởng của chúng đối với Ben. Sau khi nhận thư – cứ cách một hoặc hai tháng là có một cái gửi đến – Ben thường khó chịu và có lúc rất là xấu tánh. Cuộc sống êm đềm của họ bị phá vở. Lúc đầu nàng đã tra gạn Ben, đã cố xoa dịu, an ủi chàng, nhưng chẳng bao lâu nàng nhận thấy làm như vậy càng khiến chàng thêm tức giận, nên sau đó nàng đã tránh không nói đến những thư ấy nửa. Suốt cả tuần lễ sau khi nhận được một thư, hai người cùng ở chung một phòng, cùng ngồi một bàn mà như hai kẻ xa lạ, họ ngồi trong im lặng, chàng thì cáu kỉnh, nàng thì sợ hãi.
      Phong thư này mang dấu bưu điện cách đây ba ngày. Nếu Ben về nhà tối nay có lẻ chàng sẽ cau có và cơn bảo càng làm chàng khó chịu thêm, nhưng dẫu sao nàng vẫn ước muốn chàng sẽ về.
      Nàng xé phong thư ra từng mảnh vụn và ném chúng vào lò sưởi. Gió lắc căn nhà trong vòng tay khổng lồ của nó và một nhánh cây đập vào mái nhà. Nàng vừa định ngồi thẳng lên thì một chuyển động ở cửa sổ đập vào mắt nàng.
      Nàng cứng người tại chổ, không thở, tay vẫn còn đưa ra và người hơi nghiêng về phía lò sưởi lạnh. Nàng chắc chắn cái loáng trắng ở cửa sổ đằng sau màn mưa đó là một khuôn mặt người. Nó có đôi mắt. Nàng quả quyết có một cặp mắt nhìn chăm chú vào nàng.
      Tiếng gào thét của gió đổi sang một âm điệu đe dọa riêng tư. Nàng cứng người một lúc lâu, không rời mắt khỏi cửa sổ, nhưng không có gì di động ở đó cả ngoại trừ nước mưa chảy xuống mặt cửa kiếng và đằng sau màn mưa là bóng tối mà thôi. Những âm thanh duy nhất là tiếng rên siết của cây cối, tiếng gầm thét của nước và tiếng hú hung bạo của gió.
      Nàng bắt đầu thở lại, cuối cùng đã tìm lại được can đảm để tắt đèn và đi đến cửa sổ. Bóng tối như một bức tường không xuyên thấu được và đầy bí mật, và bóng tối trong nhà làm cho cơn bảo như ùa sát vào hơn, như thể một đàn sói đang bao vây quanh nhà. Nàng vội vã bật đèn lại.
      Hẳn là  nàng đã tưởng tượng ra đôi mắt soi mói đó, vì không ai có thể ở ngoài trời vào một đêm thế này. Không ai cả, nhưng nàng vẫn thấy mình tràn ngập sợ hãi.
      Phải chi Ben về nhà. Phải chi nàng đừng quá trơ trọi như vầy.
      Nàng rùng mình và kéo áo ấm của Ben vào sát người. Nàng tự cho mình là một kẻ xuẩn ngốc nhưng nàng vẫn thấy không thể chịu đựng được sự cô độc. Tai nàng cố nghe ngóng tiếng bước chân rảo ngoài cửa sổ, và rồi nàng bắt đầu tin là có tiếng bước chân thật – chậm chạp, nặng nề.
      Không chừng có thể gọi Ben ở khách sạn nơi chàng thỉnh thoảng vẫn đến ngụ đêm. Nàng thấy không cần dành cho chàng một sự ngạc nhiên về việc về sớm của mình nửa. Nàng muốn nghe giọng nói của chàng. Nàng đến máy điện thoại và nhấc ống nghe lên.
      Nhưng đường dây đã chết. Dây điện đã đứt, dĩ nhiên rồi. Nàng cố chống lại cơn sợ hãi và nghỉ thầm: khuôn mặt ở cửa sổ chỉ là ảo giác thôi, do ánh sáng phản chiếu lên khung cửa loáng nước và cả tiếng bước chân cũng vậy, chỉ là ảo tưởng mà thôi. Nếu là tiếng bước chân thật thì không thể nào nghe thấy được trong cơn bảo ầm ỉ như thế này. Không có gì đe dọa nàng cả vì ai lại ra ngoài vào một đêm bảo tố như vầy. Bảo đã được các bức tường chặn đứng bên ngoài rồi và chỉ sáng mai thôi mặt trời sẽ lại chiếu sáng như cũ.
      Chuyện nên làm bây giờ là giữ cho mình được thoải mái và nên nghỉ ngơi xem sách, còn chuyện đi ngủ thì chắc chắn nàng không thể ngủ được rồi. Có đi ngủ cũng chỉ nằm đó tỉnh thức rồi nghĩ đến khuôn mặt ở cửa sổ cùng tiếng bước chân mà thôi.
      Nàng sẽ lấy một ít củi để đốt lò sưởi. Nàng đứng do dự ở đầu cầu thang dẫn xuống hầm. Ánh điện, khi nàng bật lên, có vẻ yếu ớt, bức tường xi-măng đối diện chân cầu thang ẩm ướt, trông ghê sợ và gió đang thổi lạnh hai mắt cá chân nàng. Mưa thổi tạt vào qua cửa ngoài dẫn vào hầm vì cửa đó hiện đang mở rộng.
      Nàng biết rỏ là chốt cửa bên trong thỉnh thoảng không được chắc, nếu không đóng cẩn thận thì gió có thể làm nó lỏng ra. Tuy nhiên cửa mở càng làm tăng nổi sợ hãi của nàng. Nó như cho thấy sự hiện diện của một cái gì đó hơn cả cơn bảo. Phải mất một lúc lâu nàng mới thu được can đảm đi xuống bậc thang và vói tay ra ngoài bóng đêm để tìm tay nắm cửa.
      Chỉ một loáng đó nàng đã bị ướt nhưng đôi mắt liếc nhanh chớp nhoáng của nàng không thấy gì bên ngoài cửa ngoại trừ bóng những cây trường khế đen ngòm, đong đưa bên hông nhà. Gió giúp nàng đóng sầm cửa lại, nàng dùng hết sức đẩy chốt cửa vào và lúc lắc xem có thật chắc chưa. Nàng gần muốn khóc, vui mừng biết rằng cửa đã thật chặc không dễ cho ai muốn lẻn vào.   
      Nàng đứng với bộ đầm ướt dán sát vào người trong khi một ý nghỉ nảy ra khiến xương cốt nàng như tan ra nước. Giả sử - giả sử khuôn mặt ở cửa sổ có thật. Giả sử người chủ khuôn mặt đó đã tìm được chỗ ẩn náu, chỗ ẩn náu duy nhất trong khoảng cách ¼ dặm, đó là căn hầm này?!
      Nàng gần muốn chạy bay lên cầu thang nhưng cố dằn lại. Không nên hốt hoảng như thế, trước kia nàng cũng đã trãi qua nhiều cơn bảo rồi. Chỉ vì lần này nàng có một mình, nàng không được để trí tưởng tượng nổi dậy trong nàng. Tuy vậy nàng không thể ném qua một bên nỗi khiếp sợ vô lý đang xâm chiếm người nàng, mặc dầu nàng có cố gắng đè  nén nó xuống một chút. Nàng bắt đầu nghe lại tiếng bước chân rảo bên ngoài. Mặc dầu nàng biết đó chỉ là tưởng tượng nhưng nó lại có vẻ thật một cách ghê sợ - tiếng chân nghiến trên sỏi, chậm rãi, nặng nề, thôi thúc, giống như tiếng đi gác của một người lính canh.
      Nàng chỉ cần lấy một ôm củi để đốt lò sưởi, sẽ có được ánh sáng, hơi ấm và niềm an ủi; rồi nàng sẽ quên những nổi kinh khiếp này.
      Căn hầm có mùi ẩm mốc. Ánh sáng bị mạng nhện làm nhòe đi. Nước mưa theo một kẻ nứt nhỏ trên tường chảy xuống đọng thành một vũng nước nhỏ trên nền nhà.
      Đống củi nằm ở một góc phòng cách xa tầm ánh đèn. Nàng dừng lại che mắt nhìn quanh, không ai có thể núp ở đây được; căn hầm quá trống trải, các cây cột chống quá nhỏ không che được một người.
      Lò dầu ngừng chạy với một tiếng “click”khô khan. Lúc đó nàng mới nhận ra âm thanh rè rè của nó đã phần nào làm bầu bạn với nàng nãy giờ. Bây giờ không còn gì làm bạn với nàng dưới căn hầm này cả ngoài tiếng gầm gừ của bảo.
      Nàng đi như chạy lại đống củi nhưng một cái gì đó khiến nàng ngừng và quay lại trước khi cúi xuống ôm những khúc củi lên.
      Cái gì thế? Không phải tiếng động. Một cái gì đó nàng đã thấy trong lúc vội vã băng qua nền nhà bụi bặm. một cái gì là lạ.
      Nàng đảo mắt tìm kiếm. Nàng đã trông thấy một tia sáng ở một nơi không thể có tia sáng được.
      Một nổi sợ hãi không tả được bóp nghẹt tim nàng. Mắt nàng mở to, tròn và đen như mắt một con nai đang khiếp sợ. Chiếc rương cũ của nàng để dựa vách tường, nắp hơi hé lên để lộ một kẻ hở, và từ kẻ hở này một điểm ánh sáng phản chiếu chọc thủng ánh sáng mờ ảo của căn hầm.
      Như một người bị thôi miên nàng đi về phía chiếc rương. Đây chỉ lại thêm một điều vô lý nửa, cũng như phong thư trên bàn, khuôn mặt ở cửa sổ và cánh cửa hầm mở mà thôi nàng nghĩ. Không có lý do gì để phải sợ hãi quá độ như thế.
      Tuy nhiên nàng chắc chắn là mình không những đã đóng chặt mà còn cài chốt trên nắp rương lại nửa. Nàng chắc chắn vì nàng đã cất hai hoặc ba cái áo khoác cũ vào đó, gói kỹ trong giấy báo và đóng chặt để tránh mối.
      Bây giờ nắp rương lại nhích lên khoảng một phân và tia sáng cũng vẫn còn đó. Nàng giở bật nắp lên và đứng nhìn vào rương một lúc lâu trong khi  từng chi tiết của những vật trong đó in sâu vào trí nàng như hình ảnh trên một cuốn phim. Từng chi tiết nhỏ thật rõ ràng không thể tẩy xóa và không bao giờ quên được.
      Trong cái giây lát đó nàng không cử động được một sớ thịt nào. Nổi khủng khiếp như một chiếc áo choàng đen chụp phủ  quanh nàng, làm ngưng đọng hơi thở nàng và làm què quặt tứ chi nàng.
      Rồi mặt nàng trắng bệch ra. Nàng đóng sầm nắp rương lại và chạy bổ nhào lên cầu thang như một người điên. Nàng thở tiếng như khóc, sâu trong lồng ngực, như xé tận buồng phổi. Nàng đóng ập cửa ở đầu cầu thang đánh sầm một tiếng làm rung chuyển căn nhà và xoay chìa khóa. Thở hổn hển và với đôi tay run rẩy nàng kéo chiếc ghế bằng gổ trường khế nặng nề ở cạnh bàn ăn đem tấn bên dưới tay nắm cửa căn hầm.
      Gió ngậm căn nhà trong đôi hàm răng của nó và dục dặc như thể con chó dục dặc con chuột trong miệng.
      Ý nghĩ đầu tiên của nàng là chạy ra khỏi nhà nhưng khoảng thời gian chạy từ bếp ra cửa trước nàng chợt nhớ đến khuôn mặt ở cửa sổ. Có lẻ nàng đã không tưởng tượng ra nó. Có lẻ đó là khhôn mặt của một tên sát nhân đang chờ đợi nàng bên ngoài trong cơn bảo, sẵn sàng để nhảy bổ vào nàng từ trong bóng tối.  
      Nàng té ngồi vào chiếc ghế lớn, thân hình co rúm của nàng run rẩy từng cơn. Với thứ đó ở trong rương nàng không thể ở lại đây được, nhưng nàng cũng không dám bỏ đi. Tâm hồn và thể xác nàng kêu gọi đến Ben, chàng sẽ biết phải làm gì. Nàng nhắm mắt lại rồi mở ra và dụi thật mạnh. Hình ảnh đó tiếp tục ăn sâu vào óc nàng như thể nó được vẻ bằng a xít. Tóc nàng sổ ra nằm từng lọn mềm mại trên trán, môi nàng nhợt nhạt vì sợ hãi.
      Chiếc rương cũ của nàng chứa xác chết co quắp của một phụ nữ. Nàng không trông thấy mặt vì cái đầu cúi quặp vào chổ trủng của vai và mái tóc óng ánh xòa xuống che lắp mặt. Người phụ nữ mặc chiếc đầm đỏ, một bàn tay gác lên mép rương và trên ngón thứ ba có đeo một chiếc nhẩn đàn ông, mặt nhẩn chạm hình một con sư tử chồm lên ôm trong hai chân trước một viên kim cương nhỏ. Chính viên kim cương này đã bắt ánh đèn, ngọn đèn nhỏ ở góc hầm trong ánh sáng lờ mờ đã bắt được ánh phản chiếu của nó.
      Nàng không bao giờ quên được chiếc nhẩn đó, cũng không thể quên được hình ảnh người phụ nữ đó: đôi cánh tay tái xanh của cô ta, hai đầu gối co lên chịu vào thành rương với làn vớ mềm mại, óng ánh trong ánh sáng lờ mờ, những lọn tóc che phủ mặt cô ta.
      Cơ thể nàng vẫn run rẩy co giật từng hồi. nàng cắn nhẹ lưỡi và ấn một tay vào hàm để răng khỏi đánh lập cập. Vị mằn mặn của máu trong miệng khiến nàng tỉnh táo hơn. Nàng cố bắt trí óc phải làm việc, phải suy nghĩ, phải tỉnh táo nhưng sự nhận thức rằng mình bị giam hảm nơi đây với xác một người phụ nữ bị giết liên tiếp đập vào thần kinh nàng như một cái chày vồ.
      Nàng kéo áo khoác sát vào người, cố gắng làm tan đi cái lạnh chết người đang bao phủ nàng. Dần dần một cái gì hơn cả việc sát nhân, hơn cả cái chết bắt đầu xâm nhập trí nảo nàng. Nàng dần nhận ra rằng ngoài sự kiện đó còn sẽ có những hậu quả tiếp theo. Xác chết trong căn hầm không phải là một sự việc riêng lẻ mà là một loạt sự việc nào đó đã đưa đến sự hiện diện của nó ở đó và sẽ dẩn đến sự phát hiện ra nó ở đó. Rồi cảnh sát sẽ đến.
      Thoạt đầu ý nghĩ về cảnh sát thật là một điều an ủi – những viên chức cao lớn vận đồ xanh sẽ đến đem xác chết ra khỏi căn hầm của nàng, sẽ đem nó đi thật xa khiến nàng không cần nghĩ đến nó nửa.
      Nhưng rồi nàng nhận thức rằng đó là căn hầm của chính nàng – nàng và Ben, mà cảnh sát vốn hay nghi ngờ và tò mò. Họ có thể nghi là nàng đã giết cô ta không? Có thể làm họ tin rằng nàng chưa hề gặp cô ta lần nào không?
      Hay là họ sẽ nghĩ rằng Ben đã làm điều đó? Hay là họ sẽ dựa vào những bức thư trong những phong bì trắng? Vào sự vắng mặt trong công việc của Ben? Vào chuyến viếng thăm chị nàng mà Ben đã hết lòng giúp đở để dễ bề dựng một cuộc sống thứ hai cho mình? Có thể họ sẽ cho rằng người phụ nữ kia là một người tình bị bỏ rơi, đã săn đuổi chàng bằng những lá thư cho đến khi trong cơn tuyệt vọng chàng đã giết cô ta? Đó chỉ là một giả thuyết mơ hồ, thật thế! Nhưng cảnh sát có thể suy luận như thế lắm. Họ có thể lắm chứ!
      Bây giờ thì một cơn sợ hãi mới lại xâm chiếm nàng. Phải đem xác chết đó ra khỏi căn hầm, phải đem dấu nó đi. Không nên để cảnh sát nối cô ta với căn nhà này.
      Nhưng cái xác đó to lớn hơn nàng, nàng không đủ sức dời nó đươc.
      Nàng thấy cần có Ben hơn lúc nào hết. Phải chi chàng về nhà lúc này! Về để đem cái xác đi, dấu nó ở nơi nào mà cảnh sát không thể phăng đến căn nhà này được. Chàng đủ sức để làm việc đó.
      Cho dù nàng đủ sức di chuyển xác chết nàng cũng không dám làm vì có một tên đi rảo bên ngoài, dù thật hay tưởng tượng đi nửa. Có lẻ cửa căn hầm không phải vô tình mở ra. Hay có thể nó đã vô tình mở ra và tên sát nhân đã chụp lấy cơ hội đó để đem cái chứng tích tội ác của hắn đặt trên đôi vai vô tội của gia đình Willsom.
      Nàng thu mình tại đó, run rẩy. Dường như cửa bẩy đã đóng sầm lại nhốt nàng: một bên là cơn bảo và sự im lặng của máy diện thoại, một bên là sự hiện diện của tên đi rảo và cái xác cứng ngắt trong rương nàng. Nàng bị kẹt giữa hai sự việc đó không vùng vẫy được.
      Như để làm tăng thêm sự tuyệt vọng của nàng, gió lại gào thét to hơn và một thân cây ngã đánh ầm trên mặt tường. Nàng nghe thấy tiếng kiếng bể.
      Thân hình run rẩy của nàng căng lại như một vành cung đã được giương hết mức. Có phải tên đi rảo đang tìm cách đột nhập vào nhà không? Nàng cố đứng lên đi rảo quanh các cửa sổ tầng dưới và trên. Tất cả kiếng cửa đều nguyên vẹn đủ sức chịu đựng sức đập mạnh của mưa.
      Không sức mạnh nào có thể sai khiến nàng trở xuống căn hầm để xem coi có gì xảy ra ở dưới không.
      Tiếng mưa bảo làm át hẳn các tiếng động khác. Tuy nhiên nàng không thể gạt bỏ được cái ý nghỉ là nàng nghe có tiếng chân người đi vòng quanh nhà, là có những cặp mắt đang tìm một khe hở để theo dõi nàng.
      Nàng kéo lá sách ở các cửa sổ xuống, nó giúp nàng cảm thấy an toàn hơn một chút, chỉ một chút thôi. Nàng tự nhủ tiếng kiếng bể khi nảy chỉ là do một nhánh cây bị thổi xuyên qua cửa sổ hầm.
      Ý nghĩ đó chẳng đem lại cho nàng chút an ủi nào nhưng nàng biết rằng việc đó chẳng quấy rầy người phụ nữ kia chút nào. Bây giờ không gì có thể an ủi nàng ngoài bờ vai chắc chắn của Ben, vòng tay chàng quanh người nàng và  bộ óc khôn ngoan của Ben sẽ biết cách  đem xác chết ra khỏi nhà.
      Một cảm giác tê dại bao trùm lấy nàng, dường như nàng không còn sức để sợ hãi nữa. Nàng quay lại chiếc ghế và cuộn mình trên đó. Nàng âm thầm cầu nguyện cho Ben về và cho trời sáng.
      Đồng hồ chỉ 12g30 khuya.
      Nàng co ro trên ghế, không cử động, không suy nghĩ, không cả sợ hãi, chỉ đờ đẫn tê dại. Như thế kéo dài thêm một giờ đồng hồ nửa, và rồi cơn bảo bổng như nín thở trong giây lát, và trong cái khoảng yên lặng ngắn ngủi đó, nàng nghe có tiếng bước chân ngoài lối đi – tiếng bước chân thật sự, chắc chắn, nhanh nhẹn và vang to. Tiếng chìa tra vào ổ khóa. Cửa mở và Ben bước vào.
      Chàng ướt sũng, dơ bẩn và trắng bệch vì mệt mỏi nhưng đúng là Ben. Khi đã chắc là Ben nàng ôm chầm lấy chàng, lắp bắp kể lại điều nàng đã trông thấy.
      Ben hôn nhẹ lên má nàng và gở tay nàng ra. “Này, này em yêu, anh ướt sũng đây này, em sẽ ướt hết cho coi.” Chàng gở cặp kiếng xuống đưa cho nàng lau khô dùm. Chàng nheo mắt vì ánh đèn. “Anh phải đi bộ từ ngả tư đường vào đấy. Thật là một đêm !” Chàng tháo bao tay cùng áo khoác ngoài ra, “Em không biết anh vui thế nào khi thấy nhà sáng đèn. Lạy Chúa, thật là thích thú được trở về nhà!”
      Nàng cố kể lại những giờ khủng khiếp vùa qua nhưng Ben lại ngắt lời nàng. “Em yêu, chờ một chút đi. Anh thấy là em đang lo lắng về một chuyện gì đó nhưng hãy chờ đến khi anh thay đồ khô đã, rồi anh sẽ xuống và mình sẽ nói chuyện. Em pha một ít café và làm vài miếng bánh nướng đi. Anh mệt quá, lội từ ngã tư vào còn gì, anh tưởng không đi nỗi chứ. Đi cả giờ đó.”
      Trông chàng mệt thật, nàng nghĩ vẻ quan tâm. Bây giờ Ben đã về thì mình có thể chờ được. Những giờ vừa qua giờ có vẻ là một cơn ác mộng, ghê sợ nhưng chắc không có  thật.
      Với sự hiện diện của Ben, vửng chắc và vui vẻ, nàng tự hỏi những giờ qua phải chăng chỉ là một cơn ác mộng?! Nàng nghi ngờ ngay cả sự hiện hữu của xác chết trong rương mặc dầu nàng có thể hình dung cảnh đó thật rỏ ràng. Có lẻ chỉ có cơn bảo là thật.
      Nàng vào nhà bếp và bắt đầu pha café. Chiếc ghế - vẩn nằm chắn ngay cửa hầm, là vật nhắc nhở nàng đến nổi khủng khiếp vừa qua. Bây giờ có Ben trông nó thật buồn cười, nàng đem nó lại đặt ở chỗ cũ cạnh bàn ăn.
      Ben xuống trước khi café kịp nhỏ hết. Được thấy chàng mặc chiếc áo ngủ xám cũ kỹ thật êm đềm làm sao! Hai tay chàng đút cả vào hai túi áo. Trông chàng thật bình thường, khỏe mạnh với khuôn mặt tròn ửng hồng lên vì chà sát bằng khăn bông và mớ tóc ngắn dựng đứng thành những cột nhỏ ẩm ướt chung quanh chỗ hói của chàng. Nàng cảm thấy xấu hổ khi kể cho chàng nghe về gương mặt ở cửa sổ, về cửa ở hầm mở toang và cuối cùng về xác chết trong rương. Bây giờ nàng thấy rỏ rằng những việc đó không thể nào đã thực sự xảy ra được.
      Không chút do dự Ben nói đúng điều nàng vừa nghĩ. Chàng đến vòng tay ôm lấy nàng. “Tội nghiệp em. Anh chắc là cơn bảo đã làm em sợ trối chết. Nó đã đem cho em những nỗi khủng khiếp đó.”
      Nàng mĩm cười xấu hổ. “Vâng, em gần muốn nghĩ như vậy. Bây giờ có anh về em thấy thật an toàn, nhưng Ben ơi, anh xem lại trong rương được không? Em muốn chắc chắn vì em đã thấy cô ta thật rõ ràng. Làm sao em lại có thể tưởng tượng một chuyện như thế được chứ?!”
      Ben chiều ý. “Được rồi, anh sẽ xem nếu như vậy sẽ làm em dễ chịu hơn. Anh sẽ xem ngay bây giờ, như thế anh mới có thể yên tỉnh uống café được, phải không nào?”
      Chàng đến mở cửa hầm và bật đèn lên. Tim nàng một lần nữa bắt đầu đập thình thịch làm ù cả hai tai. Tiếng cửa xuống hầm mở ra gợi lại bao sự sợ hãi nàng đã trãi qua: nào xác chết, nào cảnh sát, nào những nghi ngờ sẽ bao vây nàng và Ben, sự cần thiết phải che dấu tội ác của một kẻ nào đó…
      Nàng không thể nào tưởng tượng ra một chuyện như vậy được. Không thể tin rằng trong chốc lát nàng lại có thể tin rằng trí óc nàng đã đánh lừa nàng. Nhưng Ben sẽ biết sự thật ngay thôi.
      Nàng nghe tiếng “kích” khi Ben mở bật nắp rương ra. Nàng nắm chặc lưng một chiếc ghế chờ nghe tiếng chàng. Trong một giây tiếng Ben vang lên.
      Nàng không thể tin được. Tiếng Ben vui vẻ và đầy tự tin như khi nãy. Chàng nói, “Chẳng có gì cả ngoài một vài gói đồ. Em xuống xem nè.”
      Không có gì cả à?
      Đầu gối nàng nhủn đi khi nàng theo cầu thang lần xuống căn hầm một lần nữa.
      Hầm vẫn còn hôi mốc, ẩm ướt và đầy mạng nhện. Lằn nước vẫn còn chảy xuống vách tường nhưng vũng nước thì đã loang rộng hơn. Đèn vẫn lù mù.
      Nó vẫn đúng y như nàng nhớ chỉ khác là gió đang rít qua khung cửa sổ bể và mưa đang tạt vào trên những mảnh kính rải rác trên nền hầm. Cành cây nằm ngang khung cửa đã đập văng hết kính trên đó không chừa lại một mảnh nào cả.    
      Ben đang đứng cạnh chiếc rương mở nắp chờ nàng. Thân hình bệ vệ của chàng như một trụ cột vửng chắc che chắn cho nàng. “Thấy không.” Ben nói, “Chẳng có gì cả. Chỉ có quần áo cũ của em thôi, phải không?”
      Nàng đến cạnh Ben. Nàng sắp điên rồi sao? Bây giờ đây liệu nàng có nhìn thấy cái xác co quắp trong đó không? Hay nhìn thấy chiếc áo đỏ và cặp đầu gối phẳng bóng trong khi Ben không nhìn thấy gì? Hay thấy chiếc nhẩn với hột kim cương nằm giữa hai bàn chân con sư tử?
      Nàng miễn cưỡng nhìn vào trong rương. “Không có gì cả!” Chỉ có những gói đồ bọc bằng báo gọn ghẻ mà nàng đã cất kỹ ở tận đáy rương, không có gì khác.
      Hẳn nàng đã tưởng tượng ra cái xác đó. Nghĩ vậy nàng thấy nhẹ nhỏm nhưng đồng thời rất thắc mắc và sợ hãi. Nếu trí óc nàng có thể đánh lừa nàng như thế, nếu nàng có thể tưởng tượng ra một chuyện ghê sợ đến vậy, như thấy xác người đàn bà trong rương với đầy đủ chi tiết tỉ mỉ đến thế thì những ngày tháng sắp tới của nàng thật đáng kinh sợ. Làm sao nàng có thể chắc là mình sẽ không tưởng tượng ra một chuyện ghê sợ khác nữa?!
      Dĩ nhiên, nỗi nguy hiểm thật sự về thể xác không hiện hữu và cũng chưa từng hiện hữu. Sự đe dọa về luật pháp đối với Ben chỉ dựa vào một “giấc mơ” mà thôi.
      “Em đã mơ thấy những điều đó, hẳn là vậy.” Nàng thú nhận. “Nhưng em không có ngủ, em đã thấy thật là rõ ràng.” Tiếng nàng đứt quảng… “Em đã nghĩ… Ồ, Ben ơi, em đã nghĩ…”
      “Em đã nghĩ gì, em yêu?” Giọng chàng thật lạ, không giống Ben chút nào cả. Nó có vẻ lạnh lùng và sắc nhọn.
      Chàng đứng nhìn xuống nàng với một vẻ bất động khiến nàng cảm thấy tê lạnh hơn cả làn gió lạnh đang lùa qua khung cửa bể. Nàng cố đọc ý nghĩ trên mặt chàng nhưng ánh đèn quá yếu ớt. Mặt Ben đầy bóng tối khiến chàng trông xa lạ và có một vẻ gì nham hiểm.
      Nàng nói. “Em…” và ngập ngừng.
      Chàng vẫn không cử động nhưng giọng bổng đanh lại. “Em đã nghĩ gì chứ?”
      Nàng lùi xa chàng.
      Lúc đó Ben bổng cử động nhưng chỉ là để rút hai bàn tay ra khỏi hai túi áo và đưa cả hai cánh tay về phía nàng. Trong một giây nàng đứng sửng nhìn chòng chọc vào cái vật đã làm nàng khiếp đảm và trong cổ họng nàng một tiếng thét chưa kịp thành âm.
      Nàng sẽ không bao giờ biết được đôi tay giương ra của chàng là để kéo nàng vào lòng che chở của mình hay là để bấu vào cái cổ trắng ngần của nàng, vì lúc đó nàng đã quay mình chạy bổ lên cầu thang trong một nổi sợ hãi kinh khiếp chỉ muốn tìm đường chạy trốn.
      Ben thét lên, “Janet, Janet!” Bước chân chàng nặng nề phía sau  nàng. Chàng trợt chân ở cuối cầu thang quỵ một gối và chửi thề.
      Sự sợ hãi giúp thêm sức mạnh và gia tăng tốc độ cho nàng. Nàng không thể nào lầm lẩn được. Mặc dầu nàng chỉ thấy có một lần nhưng nàng nhận ra ngay trên ngón út của bàn tay trái Ben là chiếc nhẩn không thể nào lầm lẫn được mà người phụ nữ chết đã mang.
      Cơn gió ơn lành giật cửa trước ra khỏi tay nàng, đẩy rộng nó sang một bên và nàng đã chạy ra ngoài bóng đêm che chở an toàn của cơn bảo.
                                                                    Xong 9 tháng 3, 1982  
                                                                                Hoàng_Yến  
       
                 
       
                             
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.12.2013 11:54:44 bởi Huyền Băng >
      #3
        Huyền Băng 20.12.2013 11:56:36 (permalink)
        0
        Hi Hoàng_Yến, 
         
        Hoàng_Yến dịch toàn chuyện kinh dị không hở! 
        Thôi đăng tiếp đi hén, cho mọi người có dịp đứng tim theo ... 
         
        Huyền Băng
        #4
          Hoàng_Yến 24.12.2013 03:18:03 (permalink)
          0
          Hi hi....đọc cho đở buồn đi mà.
          #5
            Hoàng_Yến 24.12.2013 03:21:08 (permalink)
            0
            NHỮNG CHUYỆN NGẮN LẠ 
             
                                    Chuyện 3
                      
                       QUẢ  CẦU  XANH
             
            ( THE  BLUE  SPHERE  by  Theodore  Dreiser )
             
            CẢNH:   Nhà bếp của gia đình Delavan, cách đường rầy xe lửa một dãy nhà ở ngoại ô Marydale. Một hàng rào cây chắc chắn, không sơn phết, bao quanh  ba mặt sân. Mặt trước, một hàng rào bằng cọc sơn vàng với cánh cổng gài bằng dây thắt. Từ cổng đến cửa trước và cửa sau là một lối đi lát gạch ẩm ướt. Bên ngoài cửa sổ nhà bếp là những dây nho và hoa ô-rô. Bên trong là một bàn ăn trên có bày những món điểm tâm và ngồi hai bên bàn là ông và bà Delavan.
                                      THỜI GIAN – 7g30 sáng
             
            Joseph Delavan : ( Một người đàn ông mập, lùn, có tóc và râu mép màu nâu, mắt xanh đậm, làm nghề bán tạp hóa – đứng dậy phủi những vụn bánh mì trên đùi xuống. )
                       Thôi tôi đi đây. ( Ông lấy nón và áo khoác trên móc xuống và xếp tờ báo lại ). Coi chừng, đừng để thằng bé ra ngoài nữa đấy.
                        ( Ông liếc nhìn ra phòng trước với vẻ buồn rầu căng thẳng rồi đi ra, để cửa nhà mở nhưng cẩn thận gài chốt cổng lại sau khi ra.)
                        Delavan : ( Một phụ nữ tóc vàng 33 tuổi dọn những dĩa điểm tâm và lắc đầu áo não.)
                        Khổ! Cái ngày mà nó được sinh ra! Làm mọi chuyện thay đổi cả. Từ khi nó ra đời mọi chuyện đều không còn như xưa nửa – tội nghiệp làm sao! Sao mình lại có thể sinh nó ra như vậy chớ. ( Bà lấy tay gạt những giọt lệ vừa đọng ở khóe mắt.) Thật là một ơn lành nếu…( bà dừng lại, sợ hãi vì chính ý nghĩ của mình). Xin Chúa tha thứ cho con đã suy nghĩ như thế. Chính con sẽ là người đau khổ nếu có điều gì xảy đến cho chỉ một cọng tóc trên đầu nó. ( Bà lại lau nước mắt)
                        Ông Delavan : ( Đi ra đường Wood để đến cửa tiệm, thở dài nặng nhọc) Trời ơi, trời ơi! Tại sao chuyện này lại xảy ra cho vợ chồng mình chứ. ( Ông lại thở dài). Ba tuổi đầu! Chẳng biết đi, chẳng biết nói và sẽ không bao giờ biết gì cả. Ôi, những năm dài, dài! ( Ông lại thở dài.)
                        Cái bóng : ( Có dáng con gái mềm mại, bước vào nhà bếp của gia đình Delavan, áo phủ dài cuộn dưới chân như những đám mây mờ, một quả cầu xanh trong đôi bàn tay. Cô nhìn quanh rồi đi xuyên qua các bức tường để đến phòng ngủ phía trước nhà nơi Eddie, bé quái, đang nằm cong người trên nệm.) Eddie, Eddie! ( Cô giơ cao quả cầu lên.)
                        Chuyến xe thư tốc hành: ( Chạy ngang tỉnh Ellsworth, cách ngoại ô Marydale 160 dặm.) Oooooo-ee ! Ooo-ee ! O-O !
                        Delavan: ( Đặt các chén dĩa dơ vào bồn.) Ồ, sáng nay hoa nở thơm quá! ( Bà dừng lại nhìn các bông hoa cóc-kèn.)
                        Bé quái: ( Một đứa bé có cái đầu to bằng hai cở đầu bình thường, mở cặp mắt to và trợn trừng một cách kỳ cục, nó trông thấy quả cầu xanh.) Uuu úúu! Uuu! ( Nó đưa hai tay ra.)
                        Cái bóng: ( Mỉm cười thu hút, vẩy quả cầu qua lại cho thấy những ánh chớp lộng lẩy của nó.) Xem này, đẹp ghê không? Xanh ghê này, nhẹ ghê này.  (Quả cầu trông như đang lơ lửng trong tay cô, giống như một bong bóng nước mỗi khi cô quay nó vòng quanh, vòng quanh, ngoắc đứa bé đi theo.)
                        Bé quái: ( Tay vẫn đưa ra, chân chòi chòi, miệng kêu lên thảng thốt.) Úuu, Uúú !
                        Bà Delavan: ( Nghe tiếng nó, mở cửa ra.) Bé thức hả? Bé của mẹ! ( Bà cố đè nén không rùng mình khi nhìn nó.) Mẹ nghe tiếng con chòi đạp và kêu la. Tội nghiệp bé quá. Con chiên xanh đáng yêu của mẹ. Lại đây nào. ( Bà bế nó lên và ôm nó vào lòng.) Ô, tội nghiệp con bé bỏng. Con chỉ nói được với một mình con thôi sao? Suốt đêm mẹ chỉ nghĩ đến bé xinh đẹp của mẹ. (Quay lại một cậu bé 9 tuổi vừa đến trước cửa phòng.) Này Harry, mặc quần áo vào đi con, rồi ra tiệm lấy đồ cho mẹ. ( Bà vuốt cái đầu to nằm trên ngực mình với một cảm giác đau đớn.) Bé ngoan, con chiên bé bỏng của mẹ. ( Bà thay quần áo cho nó.)
                        Chuyến xe thư tốc hành: ( Chạy ngang Ultona, cách đây 150 dặm.) Oooooo-ee! Oooooo-ee! O-O!
                        Ông Delavan: ( Đến trước cửa tiệm, vẫn đang suy nghĩ.) Nếu nó chết thì hay biết mấy, nhưng có lẽ mình không nên ước muốn chuyện đó. Như vậy là không có tinh thần Thiên Chúa giáo. (Ông mở khóa cửa và đi vào.)
                        Cái bóng: (Đứng trước mặt đứa bé và mẹ nó, vẩy quả cầu xanh.) Xem này, đẹp chưa? Này, khi ta quay nó, nó tỏa màu vàng, màu xám, màu xanh lá cây. Còn đây là màu hồng này-xinh không? Ồ, cái màu hồng êm dịu! (Cô cầm chặt quả cầu.)
                        Bé quái: (Trợn mắt, thích thú, bị lôi cuốn.) Aaa! Eee! Oo-b-b-! (Nó đưa 2 tay ra, đạp chòi và vùng vẩy. Cái bóng bước lui rồi bước tới, rồi bước lui rồi bước tới, nhử đứa bé theo động tác của mình.)
                        Bà Delavan: (Bồng đứa bé vào nhà bếp.) Mẹ để bé ở đây để mẹ dễ trông chừng nha. Bé chơi cái lúc lắc bằng gỗ xinh này đi để mẹ lấy đồ cho bé ăn. (Bà đặt lên đùi đứa bé một cái lúc lắc có màu đỏ, xanh. Nó bỏ cái lúc lắc và chỉ chăm chú nhìn quả cầu xanh.) Đây bé ăn đi. (Bà đem đến một cái chén và một cái muổng, bà đút thằng bé ăn, thỉnh thoảng lại thở dài. Cái bóng biến mất.)
                        Bà Minturn: (Từ cửa sổ nhìn ra những dây đậu tươi xanh và mỉm cười.) Hôm nay trời thật đẹp! Các cây của bà Delavan tươi tốt quá! Mình định…
                        Cái bóng: (Ở cạnh bà.) Bà định đến thăm bà Delavan phải không? Bà ấy cô đơn quá.
                        Bà Minturn: (dường như vẩn tiếp tục ý nghĩ của mình.) Mình sẽ sang thăm bà Delavan, bà ấy cô đơn quá. Nhưng tốt hơn là mình hãy làm việc nhà trước đã.
                        Bà Delavan: (Ngừng cho đứa bé ăn.) Rồi, bây giờ bé chơi lúc lắc cho ngoan nha, để mẹ đi dọn phòng trước. (Bà giơ tay vuốt trán một cách mệt mỏi, và quay lại với công việc.)
                        Cái bóng: (Lại hiện ra với đứa bé.) Xem này, đẹp ghê chưa. Nó lơ lửng và bay được cũng như con nếu theo ta sẽ lơ lửng và bay được như vầy. (Cô múa quả cầu trước mặt nó.)
                        Bé quái: Ú uu –A aa. (Nó bắt đầu xoay người chòi đạp trên sàn nhà để đến cánh cửa, chốc chốc lại đưa hai tay lên.)
                        Cái bóng:  (Vẩy quả cầu xanh.) Lại đây, lại đây.
                        Chuyến xe thư tốc hành: (Chạy ngang Ulgers, cách đây 120 dặm.)
                        Oooooo-ee. Oooooo-ee. O-O.
                        Bà Minturn: (Làm xong việc nhà lúc 11g.) Thôi bây giờ mình đi. Cuộc sống bà Delavan với đứa con như thế chắc là buồn bã lắm. (Bà khoác một chiếc khăn choàng mỏng lên vai rồi bước ra.)
                        Cái bóng:  (Gặp bà ở cổng nhà Delavan.) Hãy quên đóng cổng. Hãy quên đóng cổng. (Bà Minturn để cổng mở mà không hay biết.)
                        Bà Delavan: (Trông thấy bà Minturn đi ngang cửa sổ giật mình sực nhớ.) Eddie, Eddie. Nó đâu rồi cà? (Bà vội vã đi vào nhà bếp rồi ra lối đi và trông thấy thằng bé ở đó. Quay sang bà Minturn và không chào hỏi, bà nói,) không hiểu tại sao nó hay bò ra cổng, chúng tôi sợ có ngày nó sẽ bị hại. (Bà bế nó lên và đi vào nhà bếp với những ý nghĩ đau buồn.) Nè, con chơi ở đây đi nha. (Bà đặt nó xuống.)
                        Bà Minturn: (Một phụ nữ gầy, da hơi tái và tóc ngã muối tiêu.) Hôm nay đẹp trời tôi sang chơi xem mẹ con bà có khỏe không? (Xong bà nói thầm) Ghê quá! Trông nó thật là kinh khủng! (Rồi bà bắt đầu nói chuyện huyên thuyên với bà Delavan về việc này việc kia.)
                        Cái bóng:  (Lại hiện ra trước mặt đứa bé, quả cầu xanh trong tay) Xem này, đẹp chưa! Màu xanh lá cây, màu tím và cả màu trắng nửa. Cả ba màu hòa lại thành một. (Cô vẩy vẩy quả cầu.)
                        Chuyến xe thư tốc hành: (Chạy ngang Berham, cách đây 80 dặm.)
                        Oooooo-ee. Oooooo-ee. O-O.
                        John Galloway: (Người lái xe lửa, mập tròn nói với Petersen, người coi lò, ốm và cao.) Tôi đã chạy đường này 15 năm nay. Ngày mai này là đúng 15 năm. Nếu không có gì xảy ra thì coi như đã 15 năm tôi không có gây tai nạn gì trầm trọng.
                        Petersen: (Ngừng xúc than.) Tôi thì được 5 năm. (Tiếng bánh xe rầm rập qua cầu làm át mất một phần âm thanh, phần còn lại bị gió thổi bạt đi.)
                        Ông Delavan: (Lúc 12g15 về đến cách nhà một đoạn đường.) Hình như cổng mở và thằng Eddie ở trên lề đường kìa?! Đáng lẻ Ella phải coi chừng nó cẩn thận hơn chứ. (Ông vội vã đi vể phía cổng.) Có thằng con như thế đã là khổ rồi, còn để nó bò tùm lum ra đường như vậy nửa. (Ông cúi xuống bồng thằng bé lên.)
                        Cái bóng:  (Quả cầu xanh trong tay.) Hãy quên đóng cổng! Hãy quên đóng cổng! (Cô khoát tay trước mắt ông.)
                        (Ông đi vào cổng, không đóng nhưng một lát sau quay ra đóng lại.)
                        Bà Delavan: (Bước ra cửa, đau khổ và xấu hổ.) Eddie, nó lại bò ra nữa rồi. Nó mới vừa ở đây mà. Ông gặp nó ở đâu vậy? (Bà tránh sang một bên cho bà Minturn bước ra để về nhà.)
                        Ông Delavan: (Cố đè nén nổi bực mình.) Ở ngoài cổng. Nó bò được nửa đường rồi. Cổng mở toang hoác.
                        Bà Minturn: (Thấy thương hại bà Delavan, nói, vẻ tạ lổi.) Tôi tưởng tôi đã đóng lại rồi nhưng có lẽ tôi để mở mà không hay. Thôi tôi về đây. Tôi xin lổi nhé. Tôi biết trẻ con thường thích bò lê đây đó lắm. (Bà chào bà Delavan.)
                        Ông Delavan: (Sau khi bà Minturn ra về, nói với bà Delavan.) Nếu bà không chịu canh chừng đóng cổng thì có ngày sẽ có chuyện xảy ra đó. Đối với tôi có đứa con như vậy đã là tệ rồi, còn để nó la lết ra ngoài cho người ta dòm ngó mình nữa, tôi…
                        Bà Delavan: (Lau nước mắt.) Đó, ông lại dở giọng nữa, làm như tôi không có việc gì làm ngoài việc canh chừng nó vậy. Có trời biết, tôi cũng như ông, không muốn nó ra ngoài chút nào hết, nhưng dường như nó chỉ thích làm như vậy. Tôi cũng đâu có để cổng mở, tại hồi nảy bà Minturn sang thăm…
                        Ông Delavan: (Vẻ thông cảm.) Tôi biết bà có nhiều việc phải làm. Chỉ tại tôi xấu hổ để nó bò ra đường như vậy. (Ông vổ vai bà.)
                        Người đưa thư: (Huýt sáo và gọi "Delavan", đem vào một lá thư.)
                        Cái bóng:  (Khi anh ta đi ra cổng) Hãy quên đóng cổng! Hãy quên đóng cổng! (Anh ta bỏ đi để cổng mở.)
                        Chuyến xe thư tốc hành: (Chạy ngang Ellwood, cách đây 60 dặm.)
            Oooooo-ee ! Oooooo-ee ! O-O !
                        Cái bóng:  (Nói với đứa bé, đang ở phía trong cửa.) Xám! xanh lá cây! xanh da trời ! Tím nhạt ! Bóng sáng ghê không!  Bóng sáng ghê không!  Tròn ghê không! (Cô dùng quả cầu, vẩy nó trước mặt để dụ thằng bé. Đứa bé bắt đầu bò.)
                        Ông Delavan: (Nói với vợ đang đặt thức ăn lên bàn.) Hồi sáng này bà MacMichael có đến, bà ấy xin cho mua chịu thêm nhưng chồng bà ấy như vậy tôi không thể cho được. Tôi bảo bà ấy trả phân nửa số nợ cũ đi nhưng dĩ nhiên là bả không trả được. Tôi thấy không thể tin tưởng họ được. (Ông ăn thật nhanh.)
                        Bà Delavan: (Quên thằng bé một lát.) Tôi cũng vậy. Tôi lấy làm buồn cho bà ấy nhưng ông không nên tin họ. Không biết thằng Harry làm gì mà lâu thế?! (Bà đi lại cửa.)
                        Cái bóng:  (Đứng bên ngoài trước mặt đứa bé, vẩy quả cầu theo vòng tròn.) Tới lui, phải trái, vòng vòng. (Thằng bé quay đầu theo nhịp cử động của cô.)
                        Ông Delavan: (Liếc nhìn thằng bé và cho rằng cử động đó là do sự ngu ngơ mà ra.) Chậc, chậc! Khổ quá! (Ông dấu nỗi đau khổ sau một gương mặt nghiêm trang.)
                        Bà Delavan: (Quay về chổ ngồi.) Không thấy nó đâu cả. (Bà ngồi xuống, hai người ăn trong im lặng.)
                        Cái bóng:   (Thằng bé theo sau.) Vòng tròn, vòng tròn. Xám nhạt, xanh nhạt, xanh đậm. Sáng, sáng. Tối. Sáng. Tối. (Đứa bé bò hăng hái theo sau.)
                        Harry: (Bước vào ít phút sau, bồng Eddie trên tay.) Có ai để cổng mở nữa rồi. Thằng bé ra sát ngoài cổng đấy. Nếu mình không đóng cổng thì có ngày nó sẽ ra tới đường rầy. Nó đang bò về hướng đó đấy mẹ à.
                        Bà Delavan: (Mệt mỏi.) Ai để cổng mở chứ? Chắc là người phát thư rồi. (Bà đặt đứa bé xuống nền nhà bên cạnh bà.) Chắc phải cột dây vào mình nó quá, hổm rày sao nó cứ hay bò lê thế chứ. Mình chưa từng khổ như vầy. (Bà nghĩ đến những năm dài đau khổ và khó khăn mà đứa bé là hiện thân, cùng một lúc bà tự trách mình đã nghĩ như vậy.) Không biết phải làm gì với nó đây. Không thể nhốt nó một mình trong phòng suốt ngày được. (Bà đóng cửa lại.)
                         Ông Delavan: Bà đóng cửa làm trong này nóng bức quá đấy, phải không?
                        Cái bóng: (Cúi mình trên đứa bé.) Cầm được quả cầu này thì thật là tuyệt diệu - tròn, xanh, bóng loáng! (Cô vẩy quả cầu theo nhịp điệu. Cặp mắt thằng bé dõi theo quả cầu.)
                        Chuyến xe thư tốc hành: (Chạy ngang Wheatlands, cách 45 dặm.)
                        Oooooo-ee ! Oooooo-ee ! O-O-O !
                        Galloway: (Người lái xe lửa, lau bụi đóng ở hai khóe mắt rồi quay sang Petersen.) Chú nhớ con bò cái mà mình đụng ở Ellwood hai năm về trước không?
                        Petersen: (Xúc than dưới chân.) Ừm.
                        Galloway: (Hãnh diện) Tôi nghe nói họ thu 60 đô la vụ đó. Utterson nói với tôi cách đây mấy ngày. (Ông ló đầu qua cửa sổ nhìn khúc quẹo của một con suối vừa hiện ra trước mặt, đoạn thụt vào.) Tôi chưa từng thấy cảnh con bò nào bị ném tuốt lên không như vậy. Đuôi của nó dựng thẳng đứng như một cây gậy. (Ông ta mỉm cười bóp còi để qua đường.)
                        Ông Delavan: (Đứng dậy và phủi các vụn bánh.) Thôi, tôi phải đi đây. Ông lấy nón và áo khoác xuống.) Nếu cứ nhớ đóng cổng thì có thể để nó chơi trong sân nhà được. (Ông đi ra.)
                         Harry: ( 15 phút sau, tay nắm váy của mẹ nó.) Mẹ, con hứa giữ chân ném banh cho trận bóng lúc 2g. Mẹ cho con đi nha?
                        Bà Delavan: (Mệt mỏi nhưng thông cảm.) Nếu con hứa là sẽ về nhà lúc 5g. Ngày hôm kia ba con nói gì con nhớ chứ? Lẽ ra con phải ở nhà để giúp mẹ trông chừng em. (Nó lấy cái nón kết và đi ra.)
                        Cái bóng: (Đi trước mặt nó ra cổng.) Hãy quên đóng cổng ! Hãy quên đóng cổng ! (Nó đi ra và để cổng mở.)
                        Chuyến xe thư tốc hành: (Chạy ngang Hunterstown, cách 35 dặm.)
            Oooooo-ee ! Oooooo-ee ! OO ! OOO !
                        Bà Delavan: (Đi vào phòng trước một chút.) Bây giờ mình phải vá đồ và làm bánh nữa. Mình sẽ vá đồ trước – mà thôi, làm bánh trước đi. (Bà trở vào bếp.)
                        Cái bóng:  (Lùi đi trước mặt bà.) Tôi sẽ trông chừng thằng bé. Hãy quên nó đi! Hãy quên nó đi! (Bà Delavan bắt đầu gọt vỏ táo, không còn nghĩ gì đến đứa bé nữa.) 
                        Cái bóng:  (Hiện trước đứa bé trên lối đi.) Đi nào. (Đứa bé  bò hăng hái theo sau.)  
                        Chuyến xe thư tốc hành:  (Ngang trạm Palmer, cách 15 dặm.)
                        Galloway:  Chú có nghe nói Esposito lãnh 30 ngày vì tội say sưa vừa qua không?
                        Petersen:  (Vẻ quan tâm) Vậy à, hồi nào thế?
                        Galloway:  (Vẻ sành sõi ) Hôm thứ hai rồi.  Hắn vừa ra khỏi quán, miệng mồm hô hố như mọi  khi, thế là họ bắt nhốt ngay. Lần này hắn lãnh 30 ngày.
                        Petersen:  (Vẻ nghiêm túc) Như vậy cũng là đáng lắm thôi.
                        Galloway:  Tôi cũng nghĩ vậy. Bọn phu lau Ý này chẳng ra hồn gì cả chú ạ. (Ông  nhấn còi qua đường)
                        Bà Delavan:  (Gọt vỏ táo ở nhà bếp.) Những trái táo này làm bánh không tốt bằng hoa chuông nhưng cũng tạm được. (Bà bỏ hột và gọt vỏ, trộn bột và cán bột.)
                        Cái bóng:  (Ở nửa đường dẫn đến đường rầy, đứa bé theo sau.) Màu thật đẹp. Xanh da trời, xanh giống mắt của mẹ con đấy. Xem đây, con có thấy ánh sáng chạm vào chỗ này không? Con xem, nó trong biết ngần nào. Nếu con cầm được quả cầu này, con sẽ hạnh phúc, hạnh phúc, hạnh phúc lắm ! (Đứa bé bò, đôi mắt gắn chặt vào quả cầu.)
                        Bà Delavan:  (Trải miếng bột ra để làm cái bánh thứ ba.) Cục bột này có hơi nhão đây. (Bà rắc một ít bột khô lên.)
                        Cái bóng:  (Đưa một cái áo có in hoa hồng ra trước mắt bà.) Bà có nhớ cái áo này không?
                        Bà Delavan:  (Hình ảnh cửa nhà thờ ở Clarendon, một tỉnh nhỏ cách đây 30 dặm hiện ra trước mắt bà. Bà trông thấy mình mặc chiếc áo này đi vào nhà thờ và Nate Saulsby đi ngang qua nhìn bà ngưỡng mộ.)  Cái áo thật đẹp. Cổ và tay áo viền ren đẹp làm sao! Không biết bây giờ Nate ra sao? Thưở ấy anh chàng rất đẹp trai, dể mến và khôn ngoan. (Hình ảnh các thanh niên nam nử khác liên tiếp hiện ra – những đám đông, những con đường quê, những công viên quê, cảnh bao quát những khuôn mặt và nơi chốn đã hầu như lãng quên.)
                        Cái bóng:  (Đang khi bà Delavan mơ màng và đứa bé bò theo.) Quả cầu này tuyệt hảo đến nổi nếu con có nó con sẽ hạnh phúc mãi mãi. Nó là niểm vui vĩnh cửu, là màu sắc của an bình. Con không cần phải tìm kiếm hạnh phúc ở nơi nào khác nữa. Hãy theo nó – nhưng hãy lấy nó từ đôi tay của ta, con sẽ được hạnh phúc. Xem này…(Cô vẩy quả cầu gần rồi xa, gần rồi xa.)
                        Bé quái:  Oóoò ! Bo-ulo ! U-u !
                        Chuyến xe thư tốc hành:  (Chạy ngang Rutland, cách 5 dặm.)
                        Oooooo-ee ! Oooooo-ee ! O-O-O !
                        Cái bóng:  Ráng thêm chút nữa thôi. Con sẽ lấy được nó. Ta sẽ đưa cho con. Khi chúng ta đến góc đường, khi chúng ta đến nơi có những đường rầy chói sáng – Ta sẽ đưa cho con. Thật là tuyệt hảo! Thật là xanh! Con có thấy ánh sáng chiếu qua nó không? Trong như nước vậy. (Cô bước thụt lùi vẻ vui tươi, tay ve vẩy quả cầu qua lại trước mặt.)
                        Chuyến xe thư tốc hành:  (Chạy vào khu vực Marydale, cách một dặm.)
            Oooooo-ee ! Oooooo-ee ! O-O-O !
                           Cái bóng: (Lơ lửng trên đường rầy cách đứa bé vài bước.) Đây này, khi nào con lên đây, lên tận đây, ta sẽ đưa quả cầu cho con. Quả cầu tuyệt mỹ! Con sẽ có được nó khi nào con lên đến đây – ngay đây. Con sẽ sung sướng vô cùng. (Cô dụ dổ, tươi cười và năn nỉ. Đứa bé theo lên.)
                        Petersen:  (Nói với Galloway khi họ chạy vào Marydale. Chuông reo lên.)
            Vậy là ở đây họ chưa khởi công làm đường rầy phụ. Theo Jay Cox nói thì đáng lẽ họ đã bắt đầu ngày hôm qua rồi.
                        Galloway: (Ngồi chổ mình ở khung cửa, nét bình thản trên mặt.) Có lẽ họ chưa làm xong ở Linden. (Ông ta sửa bộ ngồi cho thoải mái và chuẩn bị cho xe quẹo cua, ngã tư đường Wood hiện ra trước mặt. Trông thấy một xe bò đang chờ để băng qua ở một con lộ nhỏ, ông nói thêm) Đáng lẽ họ phải đặt thêm một hay hai cái cổng nữa ở thị xã này mới phải. Cần lắm đấy. (Ông ta bóp còi.)
                        Cái bóng: (Lơ lửng trên đầu đứa bé, quả cầu xanh trong tay.) Ráng thêm một chút nữa thôi chú bé. Một chút xíu nữa thôi, và rồi…..(Đứa bé bò lên đường rầy, ngay khi xe lửa vừa quẹo cua cách đấy 800 bộ.)
                        Galloway: (Cứng người.) Lạy Chúa, hình như có một đứa bé ở trên đường ray kìa! Thả cát xuống. Đúng rồi, đứa bé. Chúa ơi! (Ông ta đẩy ngược cần lái và chụp thắng hơi.)
                        Petersen: (Nhảy lại hộp cát.) Ông liệu thắng kịp không?
                        Galloway: (Trong khi máy xe kêu ken két và rít lên nghiến trên đường ray, tay ông trắng bệch bám chặt vào cần thắng.) Lạy Chúa! Không kịp, trể quá rồi.  (Đầu máy đã đụng rồi.)
                        Cái bóng:  (Thảy quả cầu xanh lên không.) Đấy, của con đấy, con yêu! (Quả cầu rơi vào đôi tay đứa bé.)
                        Delavan: (Nghe tiếng còi giựt mình ra khỏi cơn mơ.) Chuyến xe tốc hành! Thằng bé! Trời ơi! Nó đâu rồi? (Bà chạy ra cửa, ra cổng, ra đường.) Eddie, Eddie, nó đâu rồi? (Bà trông thấy xe lửa nghiến bánh dừng lại ở góc đường và chạy bổ về hướng đó. Một cơn run bần bật chụp trùm lên người bà.)
                        Galloway: (Tay nắm chặt cứng cần thắng hơi, mặt trắng bệch và khốn khổ.) Tôi trông thấy nét mặt của nó. Một đứa bé tuyệt đẹp! Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho mình được. Nó chỉ là một đứa bé con, không đầy hai hay ba tuổi. (Khi xe ngừng ông nhảy xuống và chạy ngược lại, theo sau là người bán vé, nhân viên hỏa xa và hành khách. Một đám đông tựu lại, chỉ chỏ, than thở.)
                        Một đám hành khách: Ghê khiếp quá! Kinh khủng quá! Thật là tội nghiệp! (Vài bà té xỉu.)
                        Galloway: (Giải thích.) Tôi không trông thấy nó kịp thời. Tôi cũng có ba đứa con nhỏ.
                        Delavan: (Hối hả chen lấn ra đằng trước và ngã quỵ xuống.) Eddie! Eddie của mẹ! (Bà la hét thất thanh và té xỉu.)
                        Cái bóng: ( Hiện ra trước người mẹ đau khổ trong lúc bà khóc lóc trên xác nát bét của con.) Nó đây này, nó đây này bà không thấy sao? (Đứa bé cầm quả cầu xanh hiện ra trước mắt người mẹ.)
                        Người bán vé: (Nói với một hành khách khi xe lửa bắt đầu di chuyển chầm chậm rồi nhanh hơn.) Dẫu sao, nếu cần phải giết một đứa bé, thì âu cũng là ơn Chúa đứa bé đó là một đứa dị hình.
                        Người khách:  Ông nói đúng!
                        Galloway: (Vẻ nặng nhọc mệt mỏi hiện trên mặt.) Vậy mà tôi cho rằng mình cẩn thận. Đây là đứa bé đầu tiên mà tôi cán phải trong 15 năm qua.
                                                                               Dịch xong ngày 13/12/1981
                                                                                              Hoàng_Yến
             
                          
             
             
             
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.12.2013 11:55:17 bởi Huyền Băng >
            #6
              Huyền Băng 25.12.2013 12:04:56 (permalink)
              0
              - Mỗi con người có một thể giới riêng của mình, và thế giới đó sẽ dẫn ta đến một nơi chốn mà con người gọi là định mệnh. 
               
              Phải không Hoàng_Yến
              #7
                Hoàng_Yến 27.12.2013 01:38:55 (permalink)
                0
                Có lẽ là vậy.
                #8
                  Hoàng_Yến 27.12.2013 01:45:52 (permalink)
                  0
                  NHỮNG CHUYỆN NGẮN LẠ 
                   
                                          Chuyện 4
                   
                            XÁC CHẾT Ở BÀN
                     ( THE CORPSE AT THE TABLE   by
                                                          SAMUEL HOPKINS ADAMS )
                   
                  Trận bảo tuyết tháng 10 đã bất ngờ úp chụp lên hai nhà kỷ sư địa chính ở trung tâm miền Adirondacks. Đó là các ông Charles Carney và Stephen Estelow, cả hai đều là bạn thân và là bạn đồng sở cũ. Họ cắm đầu đi suốt ngày bất kể bảo lốc và mưa tuyết. Estelow mạnh khỏe và trẻ hơn phải cố dìu người bạn ốm yếu đã kiệt sức và mất tinh thần.
                  Bấy giờ, khi ánh nắng sắp tắt, Estelow bổng kêu lên mừng rở. Trong đám bụi tuyết mù mịt hiện ra một đường dây mỏng chạy thẳng tắp.
                  -Đường dây! Đường dây điện tín.
                  -Đúng rồi. Nhưng nó sẽ dẫn đến đâu?    Carney ho húng hắng.  –Và bao xa? Tôi sẽ nhủi xuống ngủ ở đây.
                  -Không được.    Estelow ra lệnh.  –Đây hẳn là đường dây mà toán kiểm soát chính phủ đã giăng hồi mùa xuân năm ngoái từ chòi của họ đến đầu đường sắt ở North Creek. Chúng ta chỉ phải trèo lên nữa thôi. Nào đi mau.
                  Ông vừa thôi thúc vừa lôi người bạn đồng hành kiệt sức của mình trèo lên băng qua một rừng cây cho đến khi, sau nửa giờ lặn lội họ đến được căn chòi. Họ gặp may là củi hãy còn nhiều. Một vài trái bắp khô nằm trên kệ. Một con nhím trốn bảo kêu rên rĩ ở một gốc cây. Estelow dùng súng lục của mình bắn nó. Tạm thời cái đói chỉ là một đe dọa xa xăm, nhưng Carney lại ngã bệnh, ông lên cơn sốt. Sau khi vặn cho lò nóng đỏ lên, Estelow đưa ông lên giường ở phòng trong. Sáng mai chắc ông sẽ khá hơn.
                  Máy điện báo là niềm hy vọng. Carney có thể đánh điện được. Mặc dầu hãy còn yếu sau một đêm đau đớn, ông loạng choạng ra ngoài bàn và bật nút điện báo.
                  Điện đài viên ở North Creek cho rằng mình điên khi nhận được cú điện đầu tiên từ Đồi Cô Đơn. Tiếng 'morse' tuy đứt quãng nhưng có thể hiểu được. Hai người bị kẹt trên đỉnh núi mà một người bị sưng phổi. Chỉ có Chúa giúp họ được mà thôi! Con người đành bó tay, chưa thể giúp được. Trận bảo tuyết hoành hành với cơn phẩn nộ gia tăng. 24 giờ sau lại một bản điện được đánh về nhưng chứa đầy vẻ mê sảng điên loạn. Nào là chòi bị thú dữ ghê gớm bao vây, khi thì là những thiên thần mang cánh trắng, lúc là quỷ dữ có cặp mắt đỏ ngầu chiếu trong cơn bảo. Tiếng 'morse' run rẩy, rời rạc.
                  Estelow đã khiêng người bạn yếu ớt của mình trở lại giường. Sáng hôm sau cứ cách khoảng, cách khoảng, nửa tỉnh nửa mê, Carney lại cố bò ra bàn ngồi ở máy điện đánh những tiếng 'morse' lắp bắp. Nhưng North Creek không còn  nhận được những cú điện đó nữa vì đường dây đã chết, bị gió lốc và bảo tuyết kéo xuống chôn vùi.
                  Đến sẩm tối, Estelow lại một lần nữa đem người bạn sảng sốt của mình vào giường rồi ra ngoài tìm thêm củi. Lúc quay về ông thấy Carney ngồi ở máy, nét mặt nghiêm trọng.
                  -Steve.    Người bệnh lặng lẽ nói,  -Steve, tôi nghĩ là tôi sắp chết. Nhưng Steve này.    Carney năn nỉ với cặp mắt nóng ran,  -Đừng chôn tôi cho đến khi nào anh thật chắc chắn là tôi đã chết nha. Có thể đó chỉ là một cơn hôn mê thôi.  Ông thở hổn hễn.  –Đừng , Steve, đừng chôn sống tôi.    Tiếng ông nhỏ dần thành tiếng thì thào.
                  Cặp mắt và giọng nói đầy đau khổ cũa Estelow là một lời hứa hùng hồn rồi.
                  Những chuyện xãy ra vào các ngày kế tiếp được Estelow trung thành ghi lại trong nhật ký từng giai đoạn một. Tối hôm đó lúc ông đang nấu một chút canh hầm với miếng thịt nhím cuối cùng thì người bạn bệnh hoạn chổi dậy, bò tới chỗ ngồi ở bàn và chết tại đó. Thử bằng cách nghe tiếng mạch và hơi thở, Estelow biết Carney đã chết thật sự.
                  Sự kiện máu đông đặc cho người còn sống với trái tim đau khổ chứng cứ chắc chắn là bạn mình đã chết để lo liệu việc chôn cất. Dùng một cái xuổng nung nóng ông đào một lổ huyệt ở một đụn tuyết cao. Đặt xác vào, đọc vài lời cầu nguyện rồi đùa tuyết xuống. Ông trải qua một đêm đầy những mộng mị khủng khiếp. Trong đêm ông thức giấc một lần và nghe lạnh thấu tim mà ông cho là do việc mình bị xuất mồ hôi mà ra.
                  Buổi sáng ông trèo xuống giường và ra khều cho lửa lên thì thấy Charles Carney ngồi ở bàn, bất động, câm nín, mắt mở trửng trừng…
                  Suốt ngày hôm đó óc ông cô đọng trong một nỗi sợ hãi và nghi ngờ khủng khiếp. Estelow để nguyên xác chết không động đến trong khi ông lặn lội giữa những đợt bảo lốc bên ngoài để tìm thức ăn. Đêm xuống, vận dụng hết sức mạnh tinh thần để giữ cho mình tỉnh táo, ông đem xác Carney trở lại ngôi mộ đơn sơ đã đào. Trong túi xách của ông có một chai rượu nhỏ còn đầy. Ông uống hết trước khi lên giường.
                  Việc bước ra phòng ngoài vào buổi sáng đòi hỏi ở ông một ý chí phi thường. Ông bước xuống giường và đứng run rẩy, lắc lư một phút trước khi có can đảm mở cửa bước ra phòng ngoài.
                  Charles Carney lại ngồi đó tại bàn như hôm trước.
                  "Tôi sẽ cố gắng giữ vững tinh thần tới giây phút cuối cùng." Estelow viết trong nhật ký. "Nếu ông ta trở về nữa tôi biết sẽ phải làm gì." Ông lại lặn lội trong rừng cây suốt ngày, lập luận điên dại với chính mình. Ông cho rằng mình bị ảo tưởng thị giác chứ chắc chắn không phải mình điên. Hay có lẽ đó chỉ là một cơn ác mộng?! Ông quay trở lại chòi, đẩy bật cửa ra.
                  Charles Carney vẫn còn ngồi đó.
                  Sau lần chôn cất thứ ba, tối hôm đó Estelow sợ không dám đi ngủ. Ông ngồi bên đây bàn đối diện với chiếc ghế trống bên kia bàn cố chống lại cơn buốn ngủ.  Nhưng cuối cùng mệt mỏi quá đầu ông cũng gục xuống.
                  Ánh bình minh xam xám đánh thức ông dậy và trong ánh sáng chấp chóa đó Chales Carney lại ngồi đối diện, mắt nhìn trừng vào khoảng không.
                  Lạy Chúa xin giúp con, Estelow viết. Đó là câu cuối cùng trong quyển nhật ký.
                  Toán cấp cứu gồm hai tiều phu, một bác sĩ và Clark, điện đài viên ở North Creek, mỏi mệt lê những bước chân mang giày đi tuyết lên sườn dốc cuối cùng dẫn đến căn chòi. Không có dấu gì cho thấy có người bên trong cả, cũng không có khói tỏa ra từ ống khói. Có dấu chân người sâu trên tuyết dẫn từ cưa chòi đến một đụn tuyết đã bị đào lõm xuống một cách kỳ lạ. Vị bác sĩ đẩy cửa ra, bên trong im lặng và lạnh rứt da. Ngồi tại bàn là hai người chết.
                  Cả hai đều bị bắn xuyên qua đầu. Estelow nằm gục xuống bàn trong một vũng máu đã bắt đầu quếnh lại. Khẩu súng lục nằm trên nền nhà bên dưới bàn tay phải buông thỏng của ông. Carney thì ngồi thẳng lưng trên ghế, mắt mở to, vẻ bình thản.
                  -Giết người và tự sát.   Điện đài viên nói,  -Thật đáng thương.
                  Vị bác sĩ xem xét cả hai xác chết.
                  -Không phải giết người.   Ông nói. Ông chạm tay vào trán Carney. –Không thấy máu ở đây. Người này đã chết trước khi bị bắn và tôi nghĩ là đã đông cứng rồi.
                  Ba người tiếp cứu nhìn nhau kinh ngạc. Một người trông thấy quyển nhật ký của Estelow liền lấy trao cho vị bác sĩ. Đọc xong ông ra ngoài xem xét những dấu chân in trên tuyết. Quay trở vào ông đốt píp ngồi hút một cách tư lự và cuối cùng ông nói.
                  -Các bạn, vì danh dự gia đình của những người đã chết, tôi buộc các bạn phải thề giữ bí mật. Tôi là một bác sĩ có thẩm quyền, theo ý kiến cũa tôi thì Charles Carney và Stephen Estelow chết vì lạnh, đói, lẽ loi. Các bạn hiểu chứ?
                  Từng người một gật đầu tán thành. Nhưng người điện đài bằng một giọng hoang mang, ngập ngừng nói.
                  -Tôi sẽ ngủ dễ dàng hơn nếu tôi có thể biết được chuyện gì đã xảy ra.
                  -Và tôi cũng vậy.     Vị bác sĩ nói.  –Chúng ta chỉ có thể suy đoán mà thôi. Tôi nghĩ rằng Estelow bị sốc vì cái chết của Carney và nỗi sợ hãi sự cô đơn đã khiến ông bị mộng du. Tôi sẽ biết chắc chắn điều đó nếu sau này tôi điều tra ra là thuở thiếu thời ông ta đã từng bị mộng du. Tuy nhiên theo suy luận cũa tôi thì chuyện xãy ra như thế này. Ban đêm trong giấc ngủ Estelow đào xác mà ông đã chôn lên và đem đặt nó ở chiếc ghế mà ông đã trông thấy bạn mình ngồi trước khi chết. Tại sao? Không ai biết được. Có thể là vì tình trạng cô đơn tuyệt vọng của ông và một cố gắng sâu trong tiềm thức muốn giữ đúng lời hứa với Carney rằng ông sẽ xem chắc chắn Carney đã chết rồi mới chôn. Điều đó ít nhất cũng giải thích được vụ nổ súng. Dầu sao, việc xác được đào lên xãy ra vài lần. Sau khi thấy xác Carney trở lại lần thứ hai, một thứ linh tính nào đó đã cố gắng báo động với Estelow là ông không nên để mất sự tỉnh táo, nhưng thiên nhiên đã quá mạnh đối với ông. Một lần nữa ông đã ngủ và con quỷ mộng du đã làm chủ mọi hành động của ông. Cuối cùng tinh thần hoàn toàn kiệt quệ dưới sự căng thẳng thần kinh đã đẩy ông tới việc nổ súng.
                  Nhật ký của Estelow bị thiêu hủy và xác của hai người được dìm sâu dưới đáy một hồ nước trên núi tuyết.
                                                                            Xong ngày 15/3/1982
                                                                                     Hoàng_Yến
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.12.2013 17:08:32 bởi Huyền Băng >
                  #9
                    Ct.Ly 02.01.2014 17:53:20 (permalink)
                    #10
                      Hoàng_Yến 04.01.2014 01:43:10 (permalink)
                      0
                      Chào Ct.Ly,
                      Thật hân hạnh và may mắn được Ct.Ly vào đọc những chuyện dịch nho nhỏ của HY và lại còn “khiêng” vô thư viện nửa.HY vô cùng cảm kích.Chúc Ct.Ly năm 2014 nhiều sức khỏe, nhiều may mắn và hạnh phúc, tóm lại là Mọi Sự Tốt Lành. Rất cám ơn Ct.ly.
                      #11
                        Hoàng_Yến 09.01.2014 00:21:57 (permalink)
                        0
                         
                          
                          
                          
                                    CHIẾC MÁY ĐÁNH NHỊP 
                         
                          
                        Bà nằm trên giường, chung quanh là bóng tối thú vị và che dấu, môi bà hé một nụ cười tỏ lộ sự khoan khoái là đám tang đã hoàn tất. Chẳng có ai nghi ngờ bà và thằng bé đã không phải vô tình té xuống sông. Không ai nghi ngờ rằng bà đã có thể cứu được thằng con chồng nếu bà muốn.  “Ồ, tội nghiệp bà Farwell quá, chắc bà ấy khổ tâm lắm!” Bà còn như nghe thấy tiếng họ xì xào xa xa trong bóng tối bao trùm của đêm đen. Một chút hối hận bà cảm thấy thoáng qua khi thằng bé chìm xuống, khi nó biến mất dưới làn nước lần cuối cùng và khi bà nằm mệt ngất trên bờ đã tiêu mất từ lâu rồi. Bà đã thôi không nghĩ đến việc bằng cách nào bà đã làm được chuyện đó, bà còn thuyết phục được chính mình rằng bờ sông đã bổng dưng  sụp xuống, rằng bà đã quên đất ở chổ đó rất yếu, rằng nước ở đó rất sâu và dòng nước chảy thật xiết. 
                        Có tiếng cử động của chồng bà ở phòng bên. Ông ấy đã không nghi ngờ gì cả.  –Bây giờ tôi chỉ còn có bà.   Ông đã nói với bà như thế, nổi đau khổ đè nặng trên gương mặt đầy nếp nhăn của ông. Những ngày đầu đã gây cho bà ít nhiều khó khăn nhưng việc chôn cất Jimmy đã giảm thiểu được điều đó và cuối cùng đã làm tiêu tan những mối ngờ vực đã ám ảnh bà. 
                         
                        Chào ông, chào ông, chào ông… 
                        Ông M-e-l-z-o thân mê-ến của tôi… 
                        Hay những lời tương tự như thế, bà không nhớ rõ lắm. Chúng reo vang trong trí bà kéo dài đến đoạn thứ nhì của bản hòa tấu, tiếng đánh nhịp giống như cái máy của Jimmy, tick-tick, tick-tick, kéo dài vô tận. Chính cái máy đánh nhịp và bài hát đó đã soi rõ cái ác cảm của bà đối với đứa con trai người vợ lớn của ông Farwell. 
                        Bà đẩy bài hát ra khỏi đầu mình và bổng dưng bà tự hỏi không biết mình giấu cái máy ấy ở đâu?! Nó cũng khá đẹp, khá kiểu cọ và có một cái đế nặng bằng bạc, một cái búa nhỏ nằm trên một cần bằng thép có khe rãnh giương thẳng lên đối lại với một khối hình tam giác uốn cong bằng bạc. Bà đã không phá hủy nó đi như ý định lúc đầu vì bà nghĩ rằng sau khi thằng bé chết nó sẽ là một món đồ trang trí nhỏ ngộ nghĩnh mặc dầu trước kia nó là vật sở hữu của mẹ Jimmy. Trong một giây bà nghĩ đến Margot là kẻ chắc phải vui lắm vì bà đã gửi Jimmy đến với mẹ nó – nếu quả thật có một thế giới bên kia. Bà nhớ ra rằng Margot rất tin điều đó. 
                        Hay bà đã để cái máy trên kệ trong tủ của bà? Có lẻ. Thật lạ là bà không nhớ được một chuyện đã là một trong những hành động quan trọng nhất của bà vài ngày  trước khi Jimmy chết chìm. Bà nằm nghĩ đến cái máy. Bà nghĩ, trông nó chắc đẹp lắm nếu đặt trên chiếc đàn piano, chỉ cần một thứ trang trí đó thôi, màu bạc đối lại với màu nâu den của chiếc đàn piano. 
                        Bổng dưng tiếng máy đánh nhịp vang lên cắt đứt dòng tư tưởng của bà. Bà nghĩ, lạ nhỉ, sao nó lại gỏ vào đúng lúc bà đang suy nghĩ đến nó. Âm thanh vang lại nghe rỏ mồn một, tick-tick, tick-tick, tick-tick, nhưng khi bà cố định hướng xem nó xuất phát từ đâu thì bà lại không định được. Dường như nó vang lên càng lúc càng lớn rồi nhỏ dần nghe xa xa, thật khác thường! Bà nhớ là trước kia bà chưa từng nghe nó kêu như  thế trong suốt thời gian Jimmy làm bà điên đầu với tiếng đánh nhịp của nó. Bà bắt đầu tỉnh táo, chăm chú lắng nghe. 
                        Arnold 
                        Arnold 
                        Sau một lúc do dự, bà ngồi dậy mò tìm cây đèn pin trong bóng tối và bước đến bên chiếc tủ. Bà mở cửa tủ, đút tay và đèn vào trong bóng tối của tủ, tai lắng nghe. Không, cái máy không có ở đây. Tuy vậy bà vẫn đấy 1, 2 cái hộp đựng nón sang một bên để coi cho chắc. Hình như lúc nào bà cũng hay giấu đồ  ở đây. 
                        Bà đóng cửa lại và đứng dựa lưng vào tủ, lông mày nhíu lại bực dọc. Trời đất! Chẳng lẻ bà cứ phải nghe mãi tiếng đánh nhịp quái ác kia ngay cả sau khi Jimmy chết à? Bà quyết tâm bước đến cửa phòng mình. 
                        Bổng một tiếng động khác đập vào tai bà. 
                        Có ai đó đang đi lại bên ngoài, tiếng bước chân lạch bạch nhẹ nhàng. 
                        Arnold 
                        Tay bà do dự trên nắm cửa, rồi bà mở cửa ra một cách giận dử và nhìn suốt hành lang, tay giơ cao cây đèn. Chẳng có ai cả. Bà nhận ra là mình muốn thấy có người  hiện diện hơn là trống trơn như thế này. Thật là phi lý! Bà thấy khó chịu. 
                        Arnold 
                        Và rồi một thứ âm thanh khiến bà lạnh cứng mình, tiếng một bé trai hát ở xa xa. 
                        Chào ông, chào ông, chào ông… 
                        Ông M-e-l-z-o thân mê-ến của tôi… 
                        Bà ngã vào cửa, một tay nắm chặt lấy tay nắm cửa. Đầu óc bà hoang mang, nhưng chỉ 1 giây sau thì tiếng hát nhỏ dần và tắt ngấm. Tiếng máy đánh nhịp lại vang lên lớn hơn nhưng bà cảm thấy nhẹ nhõm nghe lại thứ âm thanh này hơn là tiếng hát kia. 
                        Bà đứng im một lát lấy lại bình tỉnh rồi siết chặc cây đèn pin bà đi chầm chậm dọc hành lang, người ép sát vào tường. Khi đến đầu cầu thang bà dùng tay còn lại che bớt ánh sáng đèn để nếu có ai ở dưới thì không thể thấy được bà. Bà đi xuống cầu thang nhẹ nhàng, cẩn thận để không gây ra tiếng động sợ lộ sự hiện diện của mình. 
                        Không có gì ở hành lang tầng dưới cả nhưng lại có tiếng động ở phòng đọc sách. Bà đẩy nhẹ cửa ra và tiếng đánh nhịp vang lớn ra úp chụp lấy bà. Thoạt đầu bà không thấy xa hơn được ngưởng cửa, chỉ sau khi đã bước vào trong phòng bà mới trông thấy một cái bóng nhỏ mờ ở phía vách tường đối diện. Một bóng nhỏ chập chờn đi dọc theo vách tường, tìm tòi trong các đồ đạc, ngước nhìn trên dãy kệ sách, lục lọi ở mọi xó xỉnh với 2 bàn tay ma quái – đó là Jimmy đang tìm cái máy đánh nhịp của nó. 
                        Bà đứng bất động, nín thở trong một nổi sợ hãi khủng khiếp. Jimmy, thằng Jimmy mà bà đã trông thấy chôn xuống lòng đất sáng nay. Phải cố hết can đảm bà mới không ngã nhào xuống đất. 
                        Thằng nhỏ ma quái cứ tiến tới phía bà rồi đi qua mặt bà, lục lọi, tìm tòi mọi xó, góc, nơi có thể dấu cái máy đánh nhịp của nó. Cứ thế nó đi vòng qua vòng lại. 
                        Cố gắng hết sức bà mới thì thào được:  -Đi đi, ồ, đi đi. 
                        Nhưng thằng bé không nghe. Nó cứ tiếp tục việc làm ma trơi của nó, tới lui, lục lọi, tìm tòi một cách vô ích và tiếng tick-tick, tick-tick dồn dập của chiếc máy nghe như tiếng búa đập trong căn phòng tối ma quái. 
                        Khi thằng bé một lẩn nữa đi ngang qua mặt bà, bàn tay bà đang che bóng đèn buông thỏng xuống và bà trông thấy rõ mặt nó đang ngước lên nhìn bà, cặp mắt nó bình thường rất hiền lành bây giờ trông dữ tợn, miệng nó bậm lại giận dữ và hai bàn tay nhỏ nhắn nắm chặt lại. Hoảng hốt bà quay lại chạy trốn nhưng cánh cửa không chịu mở ra. 
                        Sau 3 lần cố gắng giật cho cửa mở không được, bà liền tìm coi có vật gì cản trở không thì thấy thằng bé đứng cạnh bà, một tay nó vịn nhẹ vào cánh cửa. Chỉ một cái chạm nhẹ của nó cũng đủ dán chặt cánh cửa lại. Bà lại cố mở nhưng cũng như khi nảy, tay nắm cửa quay nhưng cánh cửa vẩn không nhúc nhích. Gương mặt thằng bé trở nên thật độc ác khiến bà kinh hoảng đánh rơi cây đèn và bỏ chạy lại phía cửa sổ đối diện với cửa phòng. Nhưng thằng bé đã đến trước bà. 
                        Bà cố gắng đẩy cửa lên, một tay kéo chốt cửa ra nhưng cánh cửa vẫn bất động. Ngay trước khi nhìn xuống bà đã cảm thấy bàn tay thằng bé đè cửa sổ xuống. Nó đứng đó, một bóng trắng trong mờ ảo dựa nhẹ vào kiếng cửa. 
                        Tình trạng cũng y như vậy khi bà chạy đến cửa sổ còn lại trong phòng. Khi bà đưa tay lên định đập bể kiếng cửa thì bóng thằng bé đã đứng ngay trước cửa khiến tay bà không thể xuyên qua không khí để chạm vào kiếng được. 
                        Bà quay lại chạy chui vào góc tối phía sau cây đàn dương cầm vừa khóc lóc sợ hãi. Phút chốc thằng bé đã đến bên bà. Bà cảm nghe hơi lạnh ma quái của nó toát ra xâm nhập vào lớp áo ngủ mỏng bà đang mặc.      –Đi đi! Đi đi.  Bà nức nở. 
                        Bà cảm thấy mặt của nó ép sát vào bà. Mắt nó tìm mắt bà, buộc tội bà, những ngón tay ma quái của nó đưa ra chạm người bà. 
                        Bà hét lên một tiếng kinh khiếp rồi vụt chạy. Một lần nữa bà chạy lại cửa phòng nhưng thằng bé đã đến đó trước khi tay bà chạm được tay nắm cửa. Không cần vặn nắm cửa bà đã biết rằng có cố sức cũng vô ích. Bà cố đưa tay bật đèn lên nhưng cái sức mạnh đã ngăn không cho bà đập bể cửa kiếng lại một lần nữa xuât hiện.
                        Bà lại nhủi tìm một nơi an toàn là một góc tối, rồi thằng bé cũng tìm ra bà và nhủi sát người bà như một con vật đi tìm hơi ấm. 
                        Bổng dưng bà mất hết lý trí mà chỉ cảm thấy một nổi sợ hãi điên loạn ngày càng gia tăng xâm nhập toàn thân bà. Hai tay bà nắm chặt lại và bắt đầu đập mạnh vào tường. Bà hét lên khủng khiếp để giải tỏa nổi sợ hãi đang bao phủ lấy người bà. 
                        Điều cuối cùng bà biết được là đôi bàn tay ma quái của thằng bé đang nắm ngang eo bà kéo bà xuống và bà quỵ xuống một đống ở sát chân tường, một vật gì đó đập mạnh vào thái dương bà đồng thời cái thân hình ma quái cúng nhắc của thằng bé đè sát xuống mặt bà. Bóng tối đang chờ đợi liền tiến tới úp chụp lấy bà. 
                        Arnold Farwell tìm thấy vợ nằm ở sát chân tường gần chiếc đàn dương cầm. Ông quỳ xuống bên cạnh bà. Ông đã được học qua một khóa y tế đủ để biết rằng vợ mình đã bị một vật gì ướt làm cho ngạt thở vì mặt bà vẩn còn ẩm ướt, nhưng ông không hiểu sao trong phòng lại có mùi nước sông. Từ xác bà nhìn lên tường ông thấy bức tranh to vẻ phong cảnh bị nghiêng lệch đi, nhưng chắc chắn bức tranh này không thể tạo ra vết thương ờ thái dương bà được. 
                        Và rồi ông trông thấy cái vật đã đập trúng bà khi nó rơi xuống từ cái hốc nhỏ phía sau bức tranh nơi nó đã được dấu. Đó là cái máy đánh nhịp. 
                                                                                           Xong ngày 28 tháng 3, 1982 
                                                                                                    Hoàng_Yến 
                         
                        R
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.01.2014 05:37:01 bởi Ct.Ly >
                        #12
                          Huyền Băng 14.01.2014 18:19:38 (permalink)
                          0
                          hihi ,
                          ly này cũng thích chuyện kinh dị nhỉ! đọc chuyện mà có rút hai giò lên
                          không vậy?
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.01.2014 18:21:01 bởi Huyền Băng >
                          #13
                            Ct.Ly 15.01.2014 19:26:04 (permalink)
                            #14
                              Hoàng_Yến 18.01.2014 01:18:44 (permalink)
                              0
                              NHỮNG CHUYỆN NGẮN LẠ 
                               
                                                      Chuyện 6
                                     
                                              CUỘC   SĂN
                                        ( THE  KILL   by   PETER  FLEMMING)
                               
                              Trong căn phòng đợi lạnh lẻo ở một nhà ga xe lửa nhỏ miền Tây nước Anh có hai người đàn ông đang ngồi chờ. Họ đã ngồi đó một tiếng đồng hồ rồi và có lẽ sẽ còn ngồi lâu nữa. Bên ngoài sương mù dầy đặc và chuyến xe lửa họ chờ đã bị đình lại không biết đến khi nào.
                              Phòng đợi trống rổng và kém thân thiện. Một bóng điện trần trụi cho nó chút ánh sáng mờ ảo. Một mảnh giấy đề CẤM HÚT THUỐC đặt trên bệ lò sưởi và nếu quay sang mặt kia thì nó cũng mang hàng chữ như thế. Một bản in điều lệ có liên quan đến cơn sốt heo năm 1924 được gắn một bên tường, gần nhưng không hẳn là ngay giữa tường. Lò sưởi phát ra hơi nóng càng lúc càng gia tăng. Ánh sáng nhạt rọi lên khung cửa sổ đen ngòm cho thấy người ta có thấp một ngọn đèn trên sàn nhà ga bên ngoài trong sương mù. Đâu đó có tiếng nước nhỏ giọt trên sắt.
                              Hai người đàn ông ngồi đối diện nhau trước lò sưởi trên những chiếc ghế bằng gỗ cứng nhắc. Họ chỉ mới gặp nhau vì cùng chờ chung chuyến tàu. Qua vài câu họ đối đáp nhau thì có lẽ họ sẽ không bao giờ trở nên bạn hữu.
                              Người trẻ tuổi hơn cảm thấy bực bội không phải vì sự bất tiện của phòng đợi mà vì sự kém thân thiện giữa họ. Thái độ của anh đối với người chung quanh vừa mới trải qua một sự thay đổi từ chủ quan sang khách quan.
                              Có một cái gì rất thu hút nơi con người ngồi trước mặt anh. Mặc dầu thấp hơn chiều cao trung bình nhưng người lạ lại có cái vẻ thon gọn giúp cho ông ta như cao thêm vài phân nữa. Ông ta mặc một cái áo khoác ngoài dài màu đen, rất nhàu nát, giày thì bết đầy bùn. Da mặt ông ta không có vẻ nhợt nhạt nhưng là một màu vàng sậm ngả sang màu xám. Cái mũi nhọn và cái cằm hẹp, những vết nhăn sâu chạy dài từ hai gò má cao xuống cằm tạo cho ông ta một cái vẻ như cười mặc dầu cặp mắt sâu màu mật của ông ta không có vẻ gì là cười cả. Điều đáng chú ý nhất trên mặt ông ta là sự không cân đối của nó. Người lạ đội một cái mũ nồi có vành rất hẹp phía sau đầu mà nếu dùng chữ lệch thông thường thì không thể diễn tả đúng độ nghiêng của nó. Nó được đội chụp vào phía sau sọ như theo một thói quen thiêng liêng vậy, và cái mặt thỏn chường ra một cách dữ tợn dưới bộ dạng hờ hững.
                              Nhìn toàn diện ông ta có vẻ kỳ dị hơn là xa cách. Việc ông ta đội nón một cách kỳ cục cũng là một cách giải thích gián tiếp rồi, giống như một con vật đang trình diễn một trò hề vậy. Như  thể ông ta là một con vật xa xưa nào đó mà ngay cả khỉ đột đội mũ nồi cũng chỉ là con vật tầm thường. Ông ta ngồi hai vai rút lại và hai bàn tay đút vào hai túi áo khoác. Cái tư thế không thoải mái đó của ông ta không hẳn là do chiếc ghế quá cứng mà do đó là một chiếc ghế thì đúng hơn.
                              Anh thanh niên nhận thấy ông ta không thích nói chuyện lắm. Anh gợi chuyện liên tục, uyển chuyển về mọi vấn đề nhưng vẫn không làm ông ta bộc lộ điều gì cả. Những câu trả lời dè dặt, vừa đủ cũng đã cho thấy một sự phản đối có hiệu quả hơn cả sự cau có. Chỉ trừ lúc phải trả lời anh, còn thì ông ta không nhìn anh, và khi ông ta nhìn thì mắt ông ta đầy một vẻ lý thú khó hiểu. Thỉnh thoảng ông ta có mỉm cười nhưng lại không do một nguyên nhân nào cả.
                              Nhìn lại giờ vừa qua anh nhận thấy mọi cố gắng gợi chuyện của mình đều vô hiệu, giống như một toán quân tấn công và bị đánh bật ra. Nhưng tánh cương quyết, óc tò mò và sự cần thiết để giết thì giờ đã không cho anh chấp nhận sự thất bại của mình.
                              Nếu ông ta không nói, anh nghĩ, thì mình sẽ nói, âm thanh tiếng nói của mình dầu sao cũng dể chịu hơn là sự im lặng. Mình sẽ kể ông ta nghe chuyện vừa mới xảy ra cho mình…Thật là một chuyện khác thường! Mình sẽ ráng kể thật hay và mình sẽ rất ngạc nhiên nếu câu chuyện không làm cho ông ta kinh ngạc đến nổi phải bộc lộ con người thật của ông ta ra. Ông ta là một người khó hiểu và ông ta  đã làm cho mình tò mò quá đổi.
                              Và anh nói lớn, giọng thu hút, hoạt bát.  
                               -Hình như ông có nói ông là một thợ săn?
                              Người đàn ông nhướng cặp mắt màu mật lanh lẹ lên. Cặp mắt chiếu những tia thú vị không hiểu nổi. Không trả lời, ông ta lại hạ mắt xuống nhìn ngắm những hột ánh sáng nhỏ nhắn hắt qua tấm vỉ sắt của lò sưởi  rơi trên vạt áo khoác của ông ta.Rồi ông ta đáp bằng một giọng khàn khàn, 
                              -Tôi đến đây để đi săn.
                              -Nếu vậy, anh nói, chắc ông có nghe nói đến đàn chó săn của Bá tước  Fleer? Chuồng của chúng ở cách đây không xa.
                              -Tôi biết chúng.   Ông ta đáp.
                              -Tôi vừa mới ở đó.  Anh nói, -Bá tước Fleer là chú tôi.
                              Ông ta nhìn lên, mỉm cười và gật đầu, vẻ trỏng lơ của một người ngoại quốc không hiểu người ta nói gì với mình.
                              Anh cố nhẫn nại nói tiếp bằng giọng khá cương quyết hơn khi nãy.
                              -Ông có vui lòng nghe một câu chuyện mới và đáng chú ý về chú tôi không? Chuyện mới xảy ra hai ngày nay và ngắn lắm?
                              Như từ một trò vui dấu kín nào đó, cặp mắt lanh lẹ kia có vẻ mỉa mai sự cần thiết phải có một câu trả lời rõ rệt. Một lúc lâu sau ông ta đáp.
                              -Vâng, tôi sẳn lòng.
                              Giọng nói vô hồn có vẻ như là một sự giả vờ, một sự miễn cưỡng để lộ mối quan tâm nhưng đôi mắt của ông ta lại cho thấy mối quan tâm đó nằm ở một nơi nào khác.
                              -Tốt lắm.   Anh thanh niên nói. Rồi kéo ghế đến gần lò sưởi hơn một chút, anh bắt đầu kể.
                              -Chắc ông cũng biết, chú tôi, Bá tước Fleer, sống một cuộc đời về hưu nhưng  rất hoạt động. Nếu là ở thế kỷ 18, lúc người Anh đầu tiên biết đến sự cô độc thì trường hợp của chú sẽ được coi là kém xã giao. Nếu là ở thế kỷ 19 thì những người không biết rõ chú sẽ nghĩ  rằng chú lãng mạn. Ngày nay thì thái độ của chú đối với sự ồn ào của cuộc sống tân tiến lại quá tiêu cực không gây được một lời bình phẩm nào, họ chỉ coi chú như là một con người kỳ lạ. Dầu vậy bây giờ nếu chú có dính líu vào một biến cố tai hại hoặc tai tiếng nào thì báo chí sẽ bêu rếu chú là “một nhà ẩn dật có chức tước”.
                              Sự thật là chú tôi đã khám phá ra cái triết lý tự mình là đủ. Là một người có những ý thích rất đơn giản, không có quá nhiều tưởng tượng, chú thấy không có lý do gì phải gạt bỏ những phong tục đã có tự lâu đời. Chú sống ở lâu đài của mình ( có thể nói là rộng rãi, thênh thang hơn là tiện nghi), điều hành những công việc về đất đai với số lợi tức nhỏ, cưỡi ngựa thật nhiều và đi săn mỗi khi có thể. Chú không bao giờ gặp gỡ các người láng giềng trừ phi là tình cờ, vì vậy khiến cho họ nghĩ chú chắc có hơi điên. Nếu chú ấy có điên thì ít nhất chú cũng có thể tự hào rằng mình đã tự tạo một nhà giam riêng cho mình rồi.
                              Chú tôi không có vợ. Là con một của người anh duy nhất của chú, tôi lớn lên với niềm tin mình sẽ là người thừa hưởng gia tài của chú. Tuy nhiên, khi chiến tranh xảy đến thì một việc không ngờ đã xảy ra.
                              Trong biến cố quốc gia đó, chú tôi dĩ nhiên là quá già không phục vụ trong quân đội được. Chú lại tỏ ra kém tinh thần công dân đến nổi mất thiện cảm của người địa phương rất nhiều. Thoạt đầu chú không nhận ra là có chiến tranh hoặc giả có nhận ra thì chú cũng không để lộ dấu hiệu nào cho thấy là chú có nhận ra cả. Chú tiếp tục sống một cuộc đời đầy sinh động nhưng có hơi không thích hợp với thời cuộc lúc đó. Dần dà chú nhận thấy mình bắt buộc phải mướn những người phụ săn lớn tuổi và không mấy can đảm khi gặp phải khó khăn trong cuộc săn, nhưng chú vẫn cố gắng lo ngựa đầy đủ cho họ và cứ một tuần hai lần vào mùa săn chú mang theo hai con ngựa tự mình đi săn chồn. Chắc ông cũng biết đó là môn thể thao quen thuộc nhất của vùng Fleer này?
                              Khi giới chức địa phương đến gặp chú tôi nói rằng đã đến lúc chú phải làm một điều gì để giúp ích cho xứ sở hơn là chỉ tiêu diệt giống vật phá hại bằng phương pháp đắt tiền thì chú tôi rất đồng ý. Chú nói rằng bây giờ thì chú nhận ra mình  đã đứng ngoài lề cuộc vật lộn của một đất nước đang phát triển bởi chú không bao giờ đọc báo. Ngày hôm sau chú gửi thư đến Luân Đôn yêu cầu gửi cho chú một số báo Times và một dân tị nạn người Bỉ. Chú nói đó là điều nhỏ nhặt nhất chú có thể làm được. Tôi nghĩ chú đã nói đúng.
                              Người Bỉ tị nạn đó hóa ra là một cô gái và…rất ngốc nghếch. Không ai biết được cá tính đó là do chú tôi tạo ra hay là bẩm sinh. Dầu sao cô ta cũng đến cư ngụ tại Fleer. Cô ta là một thiếu nữ 25 tuổi, nặng nề, cục mịch, có một gương mặt láng bóng và những cọng lông đen ngắn trên mu bàn tay. Cô ta ăn rất nhiều, ngủ dễ dàng và tắm vào mỗi ngày Chúa nhật, chỉ bỏ thói quen đó khi bà quản gia là người bắt buộc điều đó bận đi nghĩ lễ. Hầu hết thì giờ cô ta dùng để ngồi trên ghế trường kỷ hoặc trên ban-công trước phòng ngủ của cô ta với tờ “Chinh phục Mễ Tây Cơ” của Prescott mở rộng trên đùi. Hoặc là cô ta đọc rất chậm hoặc là chẳng đọc gì cả vì theo tôi biết cô ta luôn cầm tờ đó suốt 11 năm. Tôi nghĩ rằng đầu óc cô ta thuộc loại thích suy niệm.
                              Theo tôi thì cái điều lạ lùng và kém may mắn trong hành động yêu nước của chú tôi là càng ngày chú càng gia tăng mối cảm tình với sinh vật đáng ghét ấy, có lẽ vì chú  chỉ gặp cô ta vào mỗi bửa ăn, lúc mà gương mặt cô ta có vẻ sáng sủa hơn các lúc khác. Thái độ của chú đối với cô ta thay đổi từ lạnh lùng, dửng dưng sang lịch sự và từ lịch sự sang tình cha con. Và sau khi chiến tranh chấm dứt thì việc trả cô ta về  Bỉ không còn nhắc tới nữa. Rồi một hôm vào năm 1919, tôi được tin không thể nào tha thứ được là chú tôi đã chính thức nhận cô ta làm con nuôi và đang sửa lại di chúc để gia tài lại cho cô ta.
                              Tuy nhiên, thời gian đã làm cho tôi khuây khỏa việc bị truất phần gia tài vì một sinh vật mà ngoài các bửa ăn không thể nào được coi là có hồn. Tôi vẫn tiếp tục thăm viếng chú tôi hàng năm và cùng ông cưỡi ngựa theo sau các con chó săn to lớn qua các vùng đồi xám sẫm mà vì không còn được thừa hưởng nửa, tôi mới thấy thật là hùng vĩ và đẹp đẽ biết bao!
                              Tôi về đây cách nay 3 ngày, định bụng ở lại một tuần. Tôi nhận thấy chú tôi, một người cao lớn, đẹp lão với bộ râu hàm vẫn đầy đủ sức khỏe và phong độ như ngày nào. Người Bỉ thì vẫn cho tôi cái cảm tưởng là cô ta vô tri giác trước tình cảm, bệnh hoạn hay bất cứ việc gì. Kể từ khi cô ta đến ở với  chú tôi thì cô ta ngày càng mập ra và bây giờ thì đã có một thân hình khá đồ sộ.
                              Vào bữa cơm tối ngày tôi mới về đến, tôi nhận thấy chú tôi có vẻ như bị bệnh, rõ ràng là chú có điều gì bận tâm. Sau cơm tối chú bảo tôi đến phòng làm việc gặp chú. Tôi thấy chú có vẻ bối rối.
                              Trên tường phòng làm việc của chú treo đầy bản đồ và các loại chồn, cáo dồn rơm. Phòng rải rác nào giấy tờ, sách báo, tranh ảnh, các bao tay cũ, các bẫy chuột, các vật hóa thạch, vỏ đạn và lông chim dùng để lau chùi ống điếu. Trước kia tôi chưa bao giờ đặt chân vào phòng làm việc của chú.
                              Ngay khi tôi vừa đóng cửa phòng lại thì chú tôi nói:
                              -Paul, chú lo lắng lắm.
                              Tôi liền tỏ bộ rất quan tâm. Chú nói tiếp:
                              -Hôm qua người mướn đất đã đến gặp chú. Ông ta là một người đàng hoàng, canh tác một mảnh đất về phía bắc khu đất nhà của mình. Ông ta cho biết là đã bị mất hai con cừu một cách mà ông ta không làm sao giải thích được. Ông ta cho rằng chúng đã bị một con vật rất hung tợn giết.
                              -Hay là loài chó hoang? Tôi hỏi. Chú tôi lắc đầu.
                              -Ông ta đã từng thấy cừu bị chó hoang giết.  Ông ta nói rằng nếu là chó thì chúng sẽ gí mấy con cừu vào một góc rồi xé nát thịt, gặm các chân chứ không giết gọn ghẽ  như vậy. Hai con cừu này bị giết rất gọn ghẽ, chính mắt chú đã thấy. Cổ họng chúng bị xé toát ra, chúng không bị cắn hay gặm gì cả. Cả hai con cừu đều chết ở giữa trảng trống chứ không phải ở một góc xó nào. Con vật đã giết chúng phải mạnh hơn và khôn ngoan hơn một con chó hoang nhiều cháu à.
                              -Hay đó là con vật xổng chuồng của một gánh xiếc lưu động?  Tôi nói. Chú tôi trả lời.
                              -Ở đây không có hội chợ nào cả, và các gánh xiếc loại đó cũng hiếm khi đến vùng này.
                              Chúng tôi im lặng một lúc. Trong khi chờ chú giải thích thêm về sự việc đó, tôi phải tỏ ra quan tâm hơn là tò mò. Tôi không thể hiểu nổi tại sao chú lại đau khổ về việc hai con cừu bị giết như thế?! Chú do dự một chút rồi lại tiếp tục:
                              -Sáng nay lại có một con bị giết nữa ở trại nhà, cũng bị giết y như vậy.
                              Không biết nói sao hơn, tôi đề nghị lùng đập các bụi rậm ở gấn nhà, không chừng…Chú tôi cắt ngang.
                              -Chú đã cho lùng khắp các rừng cây.
                              -Không tìm thấy gì cả à?
                              -Không thấy gì cả ngoại trừ một ít dấu vết.
                              -Dấu vết ra sao?
                              Mắt chú tôi bổng long lanh, chú quay mặt sang bên và nói chậm rãi.
                              -Dấu vết của một người đàn ông.
                              Trong lò sưởi một khúc củi rơi xuống, im lặng bao trùm. Cuộc nói chuyện dường như đem lại cho chú tôi nổi đau đớn hơn là nhẹ nhõm. Tôi quyết định tỏ thật nổi tò mò của mình. Lấy hết can đảm tôi hỏi chú.
                              -Điều gì đã làm cho chú lo lắng? Ba con cừu của những người mướn đất dù chết một cách lạ lùng thì điều bí mật đó chẳng bao lâu cũng sẽ được khám phá ra. Con vật đã giết chúng cho dầu là giống vật gì thì chỉ trong ít ngày nữa cũng sẽ bị tìm ra hoặc bị bắt, bị giết hoặc bị đánh đuổi đi xa. Bất quá thì một, hai con cừu nữa bị giết mà thôi.
                              Tôi vừa nói xong thì chú nhìn tôi vẻ âu lo như thể mình là kẻ tội phạm. Tôi nhận ra hình như chú muốn thú nhận một điều gì. Chú nói:
                              -Ngồi xuống đi, Chú muốn kể cho cháu nghe một chuyện.
                              Đây là câu chuyện chú tôi kể.
                              -Cách nay 1/4 thế kỷ chú có thuê một người quản gia. Chú thuê ngay người đầu tiên đến xin việc. Cô ta là một phụ nữ vùng biên giới Welsh, có dáng cao, da ngâm đen và cặp mắt xếch, trạc 30 tuổi.
                              Chú không nói đến tánh tình cô ta nhưng cho biết dường như cô ta có một thứ quyền lực gì vậy. Cô ta đến ở Fleer được vài tháng thì chú tôi bắt đầu chú ý đến cô ta thay vì coi cô ta như bao nhiêu người khác. Cô ta thích được chú ý đến.
                              Một hôm cô ta đến cho chú tôi biết là đã có thai với chú. Được tin ấy chú vẫn bình thản mãi đến khi biết rằng cô ta muốn chú phải cưới mình làm vợ thì chú nổi giận và gọi cô ta là một con điếm. Chú bảo cô ta phải rời lâu đài sau khi sinh đứa bé. Thay vì than khóc hoặc năn nỉ, cô ta lại lầm bầm trong miệng bằng tiếng vùng Welsh, nhìn xéo chú tôi với vẻ thú vị khiến chú đâm sợ. Chú cấm không cho cô ta đến gần chú nữa mà phải mang đồ đạc đến ở một góc bỏ trống của lâu đài, rồi ông thuê một người quản gia khác.
                              Sau đó một đứa bé được sinh ra. Người ta đến cho chú tôi biết là cô ta sắp chết và cứ luôn miệng đòi gặp chú. Vừa lo sợ vừa buồn rầu, chú đi qua các dãy hành lang mà đã lâu rồi chú không hề đặt chân đến để tới phòng cô ta. Khi trông thấy chú cô ta bắt đầu lắp bắp một cách kỳ lạ mắt không rời khỏi chú, dường như cô ta đang lặp lại một bài học. Rồi cô ta dừng lại và bảo người ta mang đứa bé đến cho chú coi.
                              Đó là một bé trai. Chú tôi nhận thấy bà mụ bồng nó một cách miễn cưỡng có vẻ gần như là ghê tởm. Người hấp hối cất tiếng khàn khàn run rẩy nói:
                              -Nó là kẻ thừa kế của ông, tôi đã bảo cho nó biết nó sẽ phải làm gì. Nó sẽ là đứa con có hiếu với tôi và sẽ hiểu rõ quyền thừa kế của nó.
                              Rồi cô ta bắt đầu nói liên miên, nhảm nhí về một lời nguyền đã được đặt vào đứa bé. Lời nguyền đó sẽ rơi xuống đầu bất cứ kẻ nào mà chú tôi chọn làm thừa kế. Sau cùng tiếng cô ta rời rạc nhỏ dần và cô ta té vật xuống, hết hơi sức, mắt trợn trừng.
                              Khi chú tôi quay lưng đi thì bà mụ thì thầm bảo chú hãy nhìn xem hai bàn tay đứa bé. Bà nhẹ nhàng gở hai nắm tay nhỏ nhắn, yếu ớt của đứa bé ra và chỉ cho chú tôi thấy trên mỗi bàn tay ngón thứ ba dài nhiều hơn ngón thứ hai.
                              Đến đây tôi ngắt quãng, câu chuyện này có vẻ kỳ quặc, có lẽ vì ảnh hưởng của nó đối với chú tôi. Chú có vẻ sợ hãi và ghê tởm những điều chú kể với tôi. Tôi hỏi:
                              -Như vậy có nghĩa là gì? Ngón thứ ba dài nhiều hơn ngón thứ hai là sao?
                              -Phải một thời gian khá lâu chú mới hiểu được điều đó. Các gia nhân thấy chú không biết nên cũng không nói. Sau cùng chú biết được nhờ vị bác sĩ quen đã hỏi khéo một bà già trong làng. Bà ta nói những kẻ sinh ra với ngón tay thứ ba dài nhiều hơn ngón thứ hai sau này sẽ trở thành người sói.
                              Chú tôi khoát tay ra vẻ không tin.
                              -Đó là sự mê tín của người dân bình dị vùng này.
                              Tôi không giữ được sự ngạc nhiên.
                              -Nhưng như vậy có nghĩa là gì?
                              Chú tôi trả lời.
                              -Người sói là một con người mà thỉnh thoảng trở thành một con sói, hoàn toàn là sói. Sự thay hình đổi dạng này xảy ra vào ban đêm. Người sói giết người và thú vật rồi hút máu. Nó thích giết đàn ông hơn đàn bà. Trong suốt thời kỳ Trung cổ cho đến thế kỷ thứ 17 có rất nhiều trường hợp này, nhất là ở Pháp. Nhiều đàn ông và phụ nữ bị xử tử vì những gì họ đã làm khi trở thành thú vật. Giống như các phù thủy, họ rất ít khi được tha thứ. Nhưng cũng không giống như các phù thủy vì hiếm khi họ bị xử lầm.
                              Chú tôi ngừng một chút rồi giải thích.
                              -Chú đã tra cứu các sách cổ và đã viết thư cho một nhà chuyên môn nghiên cứu về vấn đề này ở Luân Đôn ngay khi chú biết được những điều người ta tin về đứa bé.
                              -Rồi đứa bé đó ra sao hả chú?  Tôi hỏi.
                              -Vợ của một gia nhân đem nó về nuôi. Bà ấy là một phụ nữ khỏe mạnh ở miền bắc, rất mong có dịp để chứng tỏ cho dân làng thấy là bà ấy không tin những điều dị đoan, mê tín đó. Thằng bé sống với gia đình đó đến năm 10 tuổi rồi bỏ đi. Chú không nghe nói gì đến nó mãi…Chú liếc nhìn tôi vẻ bối rối…tới ngày hôm qua.
                              Chúng tôi ngồi im lặng một lúc nhìn ngọn lửa lò sưởi. Tôi hoàn toàn bị câu chuyện thu hút và không còn tâm trí để giải tỏa nổi sợ của chú tôi vì chính tôi cũng hơi sợ hãi. Cuối cùng tôi nói.
                              -Chú cho rằng con trai chú, người sói, đã giết các con cừu?
                              -Phải. Hoặc là nó muốn khoe khoang hoặc là nó cảnh cáo, hay cũng có thể nó tỏ sự bực bội sau một đêm đi săn thất bại.
                              -Thất bại?
                              Chú nhìn tôi với đôi mắt bối rối. Chú nói một cách khó khăn.
                              -Mục đích của nó không phải là những con cừu.
                              Lúc đó tôi mới nhớ ra lời nguyền của người đàn bà Welsh. Vậy là cuộc săn đã bắt đầu và con mồi là người thừa kế của dòng họ Fleer. Tôi bổng thấy mừng là mình đã bị mất quyền thừa kế.
                              Dường như đọc được ý nghĩ của tôi, chú tôi nói.
                              -Chú đã bảo Germaine đừng đi ra ngoài khi trời tối.
                              Germaine là tên người Bỉ, cô ta cũng có tên khác là Vom. Thú thật là tôi rất giàu tưởng tượng và đã trãi qua một đêm không mấy an lành. Ngay cả sự mệt mỏi và trí khôn ngoan cũng không giữ tôi khỏi tưởng tượng ra hình dáng ghê sợ của con người đó đang lẩn lút trong bóng đêm ngoài cửa sổ. Tôi thấy mình đang cố lắng nghe xem có tiếng bước chân dẫm  trên đám lá lạnh bên ngoài không.
                              Không biết có phải tôi nằm mơ hay không nhưng có một lần trong đêm tôi nghe có tiếng chó tru. Sáng hôm sau trong lúc mặc đồ tôi nhìn qua cửa sổ thấy một người đàn ông trông giống một người chăn chiên đang bước nhanh trên lối đi, một con chó đi theo chân ông ta với vẻ nghi ngại. Lúc ăn sáng chú tôi nói một con cừu nữa đã bị giết ngay trước mặt người chăn cừu, giọng chú hơi run. Chú lo lằng nhìn Germaine. Cô ta đang ăn súp trong dĩa một cách tham lam.
                              Sau bữa ăn sáng chúng tôi quyết định mở một cuộc săn lùng. Suốt ngày chúng tôi cả thảy 30 người đàn ông đóng trong rừng cây, lớp cưỡi ngựa lớp đi bộ. Gần chổ cừu bị giết các con chó đánh hơi được và đuổi theo khoảng hơn hai dặm nhưng đến đường rầy xe lửa thì mất dấu. Chổ đó đất quá cứng không để lại dấu vết nào, mọi người cho rằng có lẽ chỉ là chồn hay cáo thôi.
                              Cuộc lùng tìm này dù sao cũng giúp chúng tôi rãn được gân cốt, nhưng càng về chiều chú tôi càng lo lắng. Hoàng hôn đã xuống và bầu trời đầy mây mà chúng tôi hãy còn cách Fleer khá xa. Chú tôi bảo mọi người dựng trại nghỉ đêm, còn chú và tôi thì quay đầu ngựa về nhà.
                              Chúng tôi tiến về lâu đài bằng con đường mòn phía sau, con đường này rất ít khi dùng đến. Đây là một lối mòn ẩm ướt, âm u, hai bên rợp bóng thông già và cây nguyệt quế. Dưới vó ngựa chúng tôi là những hòn sỏi đóng một lớp rêu dầy, hơi thở của những con ngựa như một làn hơi quyện lại trong bầu không khí bất động.
                              Chúng tôi còn cách cổng dẫn đến chuồng ngựa khoảng 300 dặm thì bổng hai con ngựa dừng phắt lại, đầu chúng quay về khu vườn cây bên phải chúng tôi mà tôi biết rằng qua khu vườn đó là tới lối đi chính. Chú tôi la lên một tiếng ngắn như biết trước điều chưa thấy, cùng lúc đó có tiếng tru ở phía bên kia khu vườn cây, một thứ tiếng như cười cợt nghe ghê rợn. Nó tru to lên rồi nhỏ dần rồi lại to lên và nhỏ dần trong đêm, xong nó từ từ tắt lịm trong cổ họng như tiếng nấc nghẹn.
                              Sau đó là cả một sự im lặng nặng nề nhưng trong đầu chúng tôi thì tiếng tru đó vẫn như còn vang dội. Chúng tôi nghe tiếng chân chạy trên lối đi chính, tiếng chạy của hai bàn chân người.
                              Chúng tôi nhảy xuống ngựa và chạy bổ vào khu vườn cây, tôi chạy theo sau. Chúng tôi trèo xuống một bờ đất thì đến một trảng trống, nơi đó chúng tôi nhìn thấy một thân người bất động.
                              Germaine Vom nằm co quắp trên lối đi, một khối đen trong bóng đêm, chúng tôi chạy về phía đó.
                              Đối với tôi cô ta lúc nào cũng chỉ là một con số không hơn là một con người thật sự. Tôi không thể nào mà không so sánh rằng cô ta đã chết cũng như đã sống như một gia súc. Cổ họng cô ta bị xé toạc ra.
                              Anh thanh niên dựa lưng vào ghế, hơi chóng mặt một chút vì nói nhiều và vì hơi nóng từ lò sưởi. Sự bất tiện của phòng đợi mà anh đã quên trong lúc kể chuyện lại một lần nữa làm anh khó chịu. Anh thở dài và mỉm cười với người lạ. Anh nói.
                              -Đó là một câu chuyện man rợ và khó có thật. Tôi không mong là ông sẽ tin hết câu chuyện đó, nhưng có lẽ đối với tôi thì kết quả thực tế của nó khiến tôi khó nghi ngờ được. Chắc ông thấy rõ là cái chết của cô Germaine khiến tôi trở nên người thừa kế của dòng họ Fleer?
                              Người lạ chầm chậm nở một nụ cười nhưng không còn là một cái cười vô hồn nữa, đôi mắt màu mật của ông ta sáng lên. Bên trong cái áo khoác dài màu đen thân hình của ông ta như vươn lên một cách khoái trá. Ông ta chầm chậm đứng lên.
                              Anh thanh niên bổng nghe một cơn sợ lạnh buốt đâm vào da thịt. Có một cái gì đằng sau đôi mắt sáng đó như đe dọa anh, giống như một lưỡi gươm đâm vào tim. Anh toát mồ hôi và không dám cử động.
                              Người lạ toát miệng cười, mặt nhăn nhúm lại, mắt ông ta long lên cách khoái trá, một sợi nước miếng chảy xuống từ khóe miệng ông ta. Rất chậm rãi ông ta đưa một tay lên nhấc chiếc mũ nồi xuống. Anh thanh niên nhìn thấy nơi bàn tay cầm nón của ông ta, ngón thứ ba dài nhiều hơn ngón thứ hai.
                               
                                                                                        Xong ngày 26/7/1982
                                                                                                Hoàng_Yến
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 22 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9