Người Đức họ thoáng thật
tahuudinhqn 28.11.2013 14:32:47 (permalink)
                           NGƯỜI ĐỨC,
                                     HỌ “THOÁNG” THẬT !
 
                                                Tạp bút của Tạ Hữu Đỉnh
 
Bài báo: “Bộ óc tốt nhất sau Mác”, của Nguyễn Hải Hoành (Văn nghệ số 20, ngày 16/5/2009) viết: “Ngày 15/1/2009 vừa qua, tại Berlin, thủ đô nước Cộng hoà Liên bang Đức đã diễn ra trọng thể lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Rosa Luxembug và Karl Liebknecht, hai nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào công nhân Đức. Cuộc mít tinh năm nay có nhiều nhân vật đặc biệt như các ông: Lothar Biski, Chủ tịch đảng Xã hội chủ nghĩa dân chủ Đức (PDS), tiền thân là đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức, Grego Gysy, nguyên là Chủ tịch và hiện là trưởng đoàn nghị sỹ Quốc hội Liên bang của đảng PDS, Egon Grenz, nguyên Tổng bí thư đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức, Han Modow, nguyên Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng cuối cùng của nước Cộng hoà dân chủ Đức.
Đặc biệt hơn cả là sự có mặt lần đầu tiên của một số nhà chính trị cao cấp của Tây Đức: Ông La-fontaine, nghị sĩ Quốc hội nước Cộng hoà Liên bang Đức, cựu chủ tịch đảng Xã hội dân chủ Đức (SPN), đảng lớn nhất nước Đức trước kia và là đảng cầm quyền của Cộng hoà Liên bang Đức, dưới thời Thủ tướng Gerhard Sehroder…”.
                                             *   *   *
Xin bạn đọc vui lòng nhìn lại quá khứ lịch sử của nước Đức một chút: Năm 1945, năm cuối cùng Thế chiến hai. Hồng quân Liên Xô tiến vào phia Đông thủ đô Berlin, sào huyệt cuối cùng của phát xít Hitle. Quân đồng minh Anh - Pháp - Mỹ tiến vào phía Tây Berlin. Phát xít Đức - Ý - Nhật đầu hàng. Thế chiến hai kết thúc. Nước Đức bị chia cắt. Phía Đông thành nước Cộng hoà dân chủ Đức. Do đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức lãnh đạo. Phía Tây thành nước Cộng hoà Liên bang Đức. Do đảng Xã hội dân chủ (SPD) lãnh đạo. Rồi sau, do kinh tế bên Tây phát triển hơn, dân bên Đông lén lút chạy sang bên Tây cư trú. Cho nên Chính phủ Đông Đức đã xây tường ngắn trên biên giới hai nước, ở giữa thủ đô Berlin.
Năm 1989, khối Xô Viết và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu ta rã. Ở Đông Đức, nhà nước vừa tổ chức lễ mừng Quốc khánh 40 năm, thì bốn hôm sau dân chúng phá bức tường Berlin đổ sập. Dân hai bên chạy ùa sang nhau, ôm nhau nhẩy múa, tay bắt mặt mừng. Thế là sau 40 năm chía cắt, nước Đức đã hoà bình thống nhất. Người dân vui mừng nhặt những viên gạch ở bức tường mình vừa đập vỡ, đem về để lưu giữ một kỷ niệm buồn của lịch sử.
Ông Honecker, đương kim Tổng bí thư đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức, chạy vào doanh trại quân đội Liên Xô đồn trú tại Đông Đức để lánh nạn. Rồi ông đi theo, khi họ rút quân về nước. Còn tất cả cán bộ đảng viên của nước Cộng hoà dân chủ Đức, từ các vị đứng đầu như cựu Tổng bí thư, cựu Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng trở xuống, sau khi ra trình diện chính quyền mới (tức chính quyền Tây Đức cũ), họ vẫn được hưởng đầy đủ quyền công dân. Được tự do làm ăn sinh sống. Kể cả quyền tự do hoạt động chính tri.
Cả đảng Xã hội chủ nghĩa dân chủ Đức, tức đảng cộng sản cũng vậy. Tuy không còn cầm quyền, nhưng vẫn được quyền tồn tại và tự do hoạt động. Cho nên ngày 15/1/2009, đảng này đã tổ chức lễ kỷ niêm ngày sinh hai ông Rosa Luxemburg và Karl Liebknecht ở thủ đô Berlin.
                                          *   *   *
Thế rồi những năm gần đây, các buổi truyền hình thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam, thỉnh thoảng lại thấy hình ảnh bà Angela Markel, Thủ tướng Đức xuất hiện trên màn hình. Nhất là mấy tháng vừa qua, khi bà tái đắc cử thủ tướng nhiệm kỳ hai. Dư luận xôn xao về một người vốn là công dân của nước Cộng hoà dân chủ Đức trước kia, giờ đây chẳng những đã trở thành người đứng đầu Chính phủ của nước Đức thống nhất những hai nhiệm kỳ. mà còn trở thành người đàn bà tài năng và đầy quyền lực, chẳng thua kém gì “bà đầm thép” Thát Chơ (Margaret Thatcher), Thủ tướng Anh quốc ngày nào. Nghe đâu ở Mỹ, có một tổ chức gì đó bình chọn bà là “Người phụ nữ quyền lực nhất thế giới”. Chẳng biết có đúng không ?...
Đang băn khoăn như vậy, thì tôi được bạn gửi cho tờ báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh (số 274, ngày 3/10/2013). Vì trong đó có bài của bạn. Trong số báo này có bài: “Nữ thủ tướng Đức Angela Markel vốn là cán bộ đoàn kỳ cựu”, của dịch giả T.Q. Long. Xin trích một số dòng sau đây:
“…Như mọi thanh niên cùng trang lứa, cô nữ sinh Angela Markel ở thành phố Tamplin (thuộc Đông Đức- THĐ) gia nhập đoàn Thanh niên Tự do Đức, một tổ chức chính trị được tôn vinh là “cánh tay phải” của đảng Xã hội thống nhất Đức (SED) lãnh đạo chính thể cộng sản đương quyền, từ năm 17 tuổi. A. Markel liên tục đảm nhiệm những chức vụ khác nhau trong vai trò là cán bộ Đoàn cốt cán tại các bậc trung học và đại học. Tới khi nhận công tác tại Viên Hàn lâm khoa học (DAW), ngoài công tác chuyên môn ra, nhà khoa học trẻ A. Markel vẫn kiêm nhiêm công tác đoàn rất tích cực…
“…Đến trước thời điểm bức tường Berlin sụp đổ, bà A. Markel lúc đó mới 35 tuổi đã là một gương mặt nổi trội trên chính trường Cộng hoà dân chủ Đức. Cùng với các chính trị gia lão luyện như Wolfgang Schnur, Chủ tịch đảng dân chủ Đổi Mới (Die Wende)…
“… Trong vai trò cố vấn kiêm trợ lý phát ngôn của Thủ tướng De Maiziere, bà Angela Markel đã nói thẳng với các đai diện của phía Tây Đức tại một cuộc họp giữa lãnh đạo hai nhà nước cuối tháng 9/1989: “Nếu có cải cách kiểu gì đi chăng nữa thì Cộng hoà dân chủ Đức cũng không đi theo mô hình của Cộng hoà Liên bang Đức”…
“…Nhưng trào lưu lịch sử không thể đảo ngược, sau khi nước Đức tái thống nhất, đảng Die Wende (Đổi Mới) đã trở thành một phần thuộc Liên minh dân chủ Thiên chá giáo (CDU) đương quyền ở Cộng hoà Liên bang Đức. Bà A. Markel vốn nằm trong thành phần lãnh đạo đảng Die Wende, cho nên bà được Thủ tướng Helmut Kohl của nước Đức thống nhất bổ nhiệm làm Bộ trưởng Phụ nữ và Thanh niên tháng 3/1991…”.
Vậy đích thực bà Angela Markel có phải là đảng viên đảng cộng sản không? Trong bài báo của dịch gỉa T.Q. Long, cũng như tất cả các phương tiện thông tin đại chúng đều không thấy nói đến vấn đề này. Có thể đó là sự tế nhị cần thiết trong chính trường quốc tế chăng? Song, thiết nghĩ một chính trị gia quan trọng của nhà nước Đông Đức như bà A. Markel thì không thể có chuyện bà là người ngoài đảng đang cầm quyền được. Và cả cái tên đảng là Đổi Mới (Die Wende), cũng chỉ là cái “tên tình thế”. Cũng như đảng Cộng sản Việt Nam trước đây đã từng đổi tên là đảng “Lao Động” vậy.
Song, cho dù bà A.Markel có phải, hay không phải là đảng viên đảng cộng sản, nhưng bà là người đã nói thẳng với các quan chức Tây Đức rằng: “Nếu có cải cách gì đi chăng nữa, thì Cộng hoà dân chủ Đức cũng không đi theo mô hình của Cộng hoà Liên bang Đức”. Thế mà ông Helmut Kohl, Thủ tướng nước Đức thống nhất, vẫn bổ nhiệm bà làm bộ trưởng, tnì quả là người Đức họ “thoáng” thật !./.
 
                                       TP Uông Bí, ngày 3/11/2013
                                                    Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
 
 
 
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9