HànMặc Tử (1912-1940) Hàn Mặc Tử hay
Hàn Mạc Tử (tên thật là
Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940 là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam.
Cõi tình thơ của Hàn Mặc Tử - Từ Lầu Ông Hoàng đến Qui Nhơn - Hồi làm nhân viên ở sở đạc điền Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử có thầm yêu trộm nhớ đơn phương một cô gái người Huế tên là Hoàng Thị Kim Cúc, con ông chủ sở. Một thời gian sau, nhà thơ vào Sài Gòn làm báo, khi trở lại Quy Nhơn thì cô gái đã theo gia đình về Vỹ Dạ (Huế). Một buổi kia, cô Kim Cúc do sự gợi ý của một người em họ, cũng là bạn của Hàn Mặc Tử, gửi vào cho nhà thơ một tấm bưu ảnh chụp phong cảnh sông nước kèm theo mấy lời thăm hỏi để an ủi nhà thơ lúc này đã mắc bệnh phong cùi. Lời thăm hỏi tuy không ký tên (theo thư của Kim Cúc gửi nhà thơ Quách Tấn đề ngày 15 tháng 4 năm 1971), nhưng bức ảnh và những dòng chữ kia đã gợi dậy những gì thầm kín xa xưa của Hàn Mặc Tử, Chàng liền làm ngay bài thơ ``Đây thôn Vỹ Dạ`` gửi ra Huế tặng Hoàng Cúc.. Đó là khoảng nửa sau năm 1939).
Đây thôn Vỹ Dạ Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
Thi pháp thơ Hàn Mặc Tử qua "Mùa xuân chín" MÙA XUÂN CHÍN Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây...
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
Có dịp đến thành phố biển Quy Nhơn, thủ phủ của tỉnh Bình Định, hầu như ai cũng muốn tìm đến Ghềnh Ráng - Tiên Sa để thưởng ngoạn vẻ đẹp tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất ven biển nầy. Danh thắng Ghềnh Ráng ở phía đông nam Quy Nhơn. Từ đầu đường Hàn Mặc Tử chạy dọc theo biển, đi khoảng 2,5 cây số về phía nam, ta sẽ đến Ghềnh Ráng.
Những ngày mang chứng bệnh nan y, an dưỡng ở trại phong Quy Hòa gần đấy, cảnh vật trữ tình, thơ mộng của Ghềnh Ráng đã là nguồn cảm hứng lai láng của người nhà thơ tài hoa bạc mệnh nầy:
“Ai mua trăng, tôi bán trăng cho Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ Ai mua trăng tôi bán trăng cho Chẳng bán tình duyên ước hẹn thề”... Vài thi phẩm của Hàn Mặc Tử CUỐI THU Lụa trời ai dệt với ai căng,
Ai thả chim bay đến Quảng Hàn,
Và ai gánh máu đi trên tuyết,
Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.
Mây vẽ hằng hà sa số lệ,
Là nguồn ly biệt giữa cô đơn.
Sao không tô điểm nên sương khói,
Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn.
Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ,
Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ.
Cây gì mảnh khảnh run cầm cập,
Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.
Thu héo nấc thành những tiếng khô.
Một vì sao lạ mọc phương mô?
Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?
Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ ? TÌNH THU Đêm qua ả Chức với chàng Ngưu
Nhắc chuyện yêu đương ở dưới cầu
Kể lể một năm tình vắng vẻ
Sao em buồn bã suốt canh thâu?
Đêm ấy trăng thu vui vẻ lạ!
Người ta cười nói đến nhân duyên
Sao ta không dám nhìn nhau rõ
Gặp gỡ bên đường cũng thản nhiên?
Đêm trước ta ngồi dưới bãi trông
Con trăng mắc cỡ sau cành thông
Buồn buồn ta muốn về, trăng hỏi:
Thu đến lòng em có lạnh không?