Mandela ông ơi!... Thế mà đã gần cả tháng từ ngày ông từ giã cõi đời!...Lúc ông chết cả gần trăm nhà lãnh đạo của các quốc gia đến đưa đám. Không biết sẽ có bao nhiêu cuốn sách nói về ông trong nay mai. Nhưng...hình như khi ông còn sống, ông cũng chẳng viết hồi ký...?(1). Vì quí mến ông, tôi mạo muội viết ít nhiều về ông, qua những gì tôi đã biết.
Tôi biết rằng, (a) Ông đã tốt nghiệp cử nhân tại Universitetet i Witwatersrand (xem ghi chú dưới cùng (2)- (
b) bị tù tổng cộng 27 năm (
c) trong tù, ông vẫn tiếp tục học và được liên lạc thư từ với gia đình, với các đồng chí trong cùng đảng, với các chính khách trong nước và trên trường quốc tế (
d) hoạt động liên tục 14 năm, từ khi ra khỏi tù 1990 - 2004 (về hưu) (
f) những cảm hứng ông đã gợi lên cho nhân loại. (3)
Trước khi nói nhiều hơn về ông, tôi lấy một cách đáng giá về vai trò lãnh tụ của ông. Một tác giả Việt (4) trong đoạn dẫn nhập có ghi rằng "Mỗi lãnh tụ đều có một tầm vóc, một kích thước và một phong cách riêng. Nhưng khi đánh giá họ, để chính xác, cần đặt những cái riêng ấy vào một bối cảnh chung: Lịch sử. Mọi đánh giá đều phải có tính lịch sử. Từ góc độ lịch sử, một lãnh tụ có thể được đánh giá từ hai khía cạnh: Một, những gì họ kết thúc và hai, những gì họ mở ra".
Nghe thoáng qua, cũng hơi khó chấp nhận, như lý thuyết của một chuyên gia kinh tế. Họ cho rằng, cuộc cách mạng nào cũng chẳng qua nguyên nhân (căn bản) là vì muốn thay đổi tình trạng kinh tế của môi trường mà người dân xứ đó đang sống. Nhưng, một điều khách quan mà ai cũng thấy rõ hơn điều đó là: nếu không có tư tưởng dẫn đạo đi trước hay cùng thời với những yêu cầu thay đổi vì biến động kinh tế của xã hội đó, có lẽ cuộc Cách mạng (nếu muốn dùng từ này) cũng xảy ra, nhưng chậm hơn. Cuộc cách mạng 1917 tại Liên Xô sẽ xảy ra không đúng vào năm đó, nếu trước đấy, không có tư tưởng Marxist được phổ biến. Mà cái tư tưởng Marx-Engel đó chỉ xảy ra sau cuộc CM kỹ nghệ vào khoảng những năm 1760...và kế tiếp là sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản; nhất là với những ảnh hưởng tồi tệ do chủ nghĩa này gây ra cho xã hội đương thời.
Do đó, cái bối cảnh chung mà N.H.Quốc muốn nói đến, được dựa trên nền tảng xã hội như thế nào?...Đó là điều người viết muốn nhấn mạnh trong bài này. Vì, nếu không có một đất nước Ấn Độ đã chịu lệ thuộc Anh quốc trong nhiều năm, sẽ không có cuộc phản kháng của dân tộc này. Và, trong những cách phản kháng đó, có lối phản kháng bất bạo động theo kiểu Mahatma Gandhi. Cũng như, nếu không có chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (Apartheid) sẽ không có sự đối kháng ở Nam Phi...và ông Mandela không có dịp xuất hiện!
Đến đây, ta mới có dịp đánh giá tương đối đúng đắn về con người của nhân vật này (hay bất cứ cá nhân nào) trong một hoàn cảnh nào đó.
Mandela là một người thuộc nhóm dân Thembu. Ông là con của một tù trưởng có tên tuổi, nhưng bị bãi bỏ bởi chính quyền thực dân người da trắng. Mandela dời đến thị trấn Qunu i Transkei. Tại đó, ông được dạy dỗ bởi ông chú, một ông vua của lãnh địa này, với mong muốn Mandela sẽ trở thành một cố vấn cho người em họ. Mandela lớn lên trong truyền thống của sắc dân này, được nhận nghi lễ thành người lớn vào lúc 16 tuổi, cũng theo truyền thống đó. Nhưng, đồng thời ông ta nhận được nền học vấn Tây phương, có Tú tài vào tuổi 19. Năm 1939, ông bắt đầu học tại đại học tại Fort Hare. Năm sau, ông rời đại học này vì đã tham gia vào một cuộc biểu tình của sinh viên. Sau đó, việc học của ông trải qua nhiều đại học khác - vì không kết thúc trọn vẹn việc học -. Ông học cả trong lúc ngồi tù. Khi rời đại học tại Fort Hare, ông đến Johannesburg, để tránh bị ông chú ép thúc lấy vợ. Tại nơi đây, ông nhận chân giám thị trong một công ty khai thác mỏ. Sau đấy, ông liên lạc với những đại diện của ANC, qua đó, nhận được việc trong một tổ hợp luật sư. Madela trở thành thành viên của ANC vào năm 1942 (5)
Một sự tóm tắt như trên có thể cũng được xem là đủ. Vì nếu cứ học, không tham dự vào cuộc biểu tình, ông ta sẽ tốt nghiệp, dù là với ngành học gì, cũng có thể kiếm được một việc làm tương đối ấm thân. Rồi lấy người vợ do ông chú giới thiệu...hay dù ai chăng nữa, thì cuộc sống cũng bình thản đến hết đời, cho riêng cá nhân ông. Nhưng, ông đã có mục đích riêng nên gia nhập vào tổ chức ANC (một đảng phái chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc).
Mandela ông ơi!...tội nghiệp ông quá. Vì chống đối chính quyền theo chủ nghĩa đó nên ông đã tổng cộng bị tù đến 27 năm. Nhưng, thật sự mà nói, ông còn may mắn hơn một số tù nhân chính trị hiện nay ở Việt Nam.
Tôi đan cử đây là một trong nhiều trường hợp khác. Ông, nếu còn sống, dĩ nhiên, xem được tiếng Anh. Tôi đưa nguyên văn một trong những kiến nghị cho một tù nhân tên Nguyễn Hữu Cầu, để ông và những nhân vật quốc tế khác biết.
K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai Viet Nam.
Viet Nam
The Viet Nam Communist arrested him again, placing him in jail under a Death penalty, which was then decreased to a Life sentence. Today, more than 30 years later, Captain Nguyen Huu Cau is still locked under solitary confinement. Because of the extremely poor condition of the Viet Nam Communist prison facilities, Captain Nguyen Huu Cau is now blind in both eyes, his body wrecked with malnourishment, and a heart problem. Captain Nguyen Huu Cau has suffered for many years in the prison, under the brutal punishment by the Viet Nam Communist. There is no hope for him to survive much longer.
Đặng Quang Chính
Khi viet xong, xem lai mot it tai lieu khac, moi biet la ong ta da co viet hoi ky, ngay ca trong luc con dang o tu .
Khác với ghi nhận trong bài viết của Nguyễn Hưng Quốc, cho rằng ông ta tốt nghiệp luật tại đại học Witwatersrand. Để rõ hơn về nền học vấn của ông, xem thêm Xem Xem trong link của (3) ở trên
(5) [link]http://no.wikipedia.org/wiki/Nelson_Mandela" target="_blank" rel="nofollow">http://www.tvvn.org/forum/content.php/5150- Đánh-Giá-Lãnh-Tụ-Nguyễn-Hưng-Quốc
Xem trong link của (3) ở trên
(5) [link]http://no.wikipedia.org/wiki/Nelson_Mandela Xem nội dung ở link (3)
(7) Xem link ở mục (3)
(8) http://en.wikipedia.org/w...ela#CITEREFMandela1994