TẬP TỤC NGÀY TẾT
sen dat 27.01.2014 06:42:39 (permalink)
Những điểm khác biệt giữa ngày Tết ở Sài Gòn - Hà Nội (Bài viết sưu tầm)
Tết ở Sài Gòn dường như đơn giản hơn ở Hà Nội. Người Sài Gòn thích đi du lịch còn ở Hà Nội lại thích sum họp gia đình. Ở Hà Nội kiêng ăn trứng, còn ở Sài Gòn thì kiêng ăn chuối...
Điểm khác đầu tiên phải kể đến thời tiết. Ngày Tết, miền Bắc se se lạnh, hay có mưa phùn, miền Nam thì ấm áp nắng vàng. Thời tiết cũng dẫn đến một điểm khác biệt trong ngày Tết ở hai miền, đó là cách ăn mặc diện Tết của người dân.
Người miền Bắc thích chơi hoa đào, còn miền Nam thì không thể thiếu hoa mai vàng.
 Về cơ bản, hai loại bánh này giống nhau về nguyên liệu, nhưng bánh chưng được gói thành hình vuông, bánh tét được gói thành hình trụ dài
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.01.2014 06:44:51 bởi sen dat >
Attached Image(s)
#1
    sen dat 27.01.2014 06:49:01 (permalink)
    Người miền Bắc thường muối dưa hành để ăn Tết, còn người miền Nam có món củ kiệu.
    Người miền Bắc kiêng ăn trứng đầu năm vì cho rằng trứng có hình thù giống với số không. Còn người miền Nam luôn có món thịt kho hột vịt ngày Tết.
    Món ăn đặc trưng ngày Tết của miền Bắc là canh bóng bì, món canh của miền Nam là khổ qua hầm.
    Mâm ngũ quả của miền Bắc hay có chuối, với ý nghĩa là bàn tay hứng tinh túy của mùa xuân. Người miền Nam lại kiêng chuối vì đồng âm với "chúi", nghĩa là thất bát, làm ăn đi xuống.
    Ngày cúng ông Công, ông Táo, người miền Bắc hay cúng cá chép rồi đem thả sông. Người miền Nam không có tập tục này.
    .  
         

    Attached Image(s)
    #2
      sen dat 27.01.2014 06:51:26 (permalink)
      Khách đến nhà, người miền Bắc đem trà, mứt kẹo ra mời rồi ngồi hàn huyên. Người miền Nam thì dọn mâm cơm mời khách, rồi ngồi ăn nhậu.
      Xu hướng du xuân phát triển ở miền Nam nhiều hơn ở ngoài Bắc.  
           

      Attached Image(s)
      #3
        Ct.Ly 27.01.2014 16:09:57 (permalink)
        #4
          sen dat 28.01.2014 23:23:12 (permalink)
          Theo Sen Đất thì khí hậu thổ nhưỡng sẽ ảnh hưởng đến văn hóa từng vùng miền đó CtLy. Ví dụ về hoa xuân chẳng hạn, mùa xuân ở đâu có hoa gì thì chưng hoa đó rồi trở thành thói quen.
          Khi đề cập  đến Tết truyền thống của Việt Nam người ta thường nói đến hoa. Tùy theo từng địa phương người Việt Nam chuộng các loại hoa để chưng trong ngày tết. Ví dụ như miền bắc chọn hoa đào, hoa thủy tiên, miền nam chọn hoa mai, Hoặc có những loại hoa có mặt cả ba miền ví dụ như hoa lan, hoa đỗ quyên, hoa cúc hay hoa hồng. Nói chung hoa chọn chưng trong ngày tết thường phải có màu sắc rực rỡ như màu đỏ màu vàng hay phải có hương thơm. Dạo gần đây còn rất nhiều loại cây khác mới lạ bán trong ngày tết  mang màu sắc thắm tươi  như cây phát tài, cây mào gà. Hôm nay  Sen Đất xin giới thiệu một số loài hoa xuân phổ biến do chính mình chụp để mọi người ngắm nhìn nhân dịp xuân về  
          Hoa Địa Lan
          Hoa đào miền bắc
          Hoa mào gà
           

          Attached Image(s)
          #5
            sen dat 29.01.2014 23:13:24 (permalink)
            Tiếp tục đề tài hoa xuân bây giờ là mai vàng và mai  đỏ.
             
            Attached Image(s)
            #6
              Ct.Ly 30.01.2014 04:35:47 (permalink)
              #7
                sen dat 31.01.2014 00:26:44 (permalink)
                Còn loài hoa mai anh đào cũng rất đẹp khi nó nở thì đó là mùa xuân. Ở Việt Nam rất nhiều phóng viên luôn săn tìm để chụp ảnh khi hoa bừng nở. Khi Sen Đất chụp loài hoa này lòng cứ nhủ thầm sao lại có loài hoa đẹp quá nhất là khi bừng nở sát cánh bên nhau tạo thành một vòm tuyệt vời làm liên tưởng đến tình đoàn kết bền chặt tốt đẹp của con người.
                Attached Image(s)
                #8
                  sen dat 31.01.2014 00:31:50 (permalink)
                  Hoa chỉ đẹp khi nở giữa đất trời se lạnh với chút nắng ấm và lạ lùng thay chỉ đẹp khi kết chùm chớ không nở rời rạc.
                  Attached Image(s)
                  #9
                    sen dat 31.01.2014 00:36:22 (permalink)
                    Hoa rồi đến quả. Nhiều người chọn một cành cây nào đó vừa có lộc non, lá, hoa quả như một sự mong mỏi ước nguyện sao cho công việc có đầu có đuôi có kết quả, gia đình sum họp đề huề. Ngày tết thường có mâm ngũ quả. Tùy theo từng địa phương người ta chưng năm loại trái. Ví dụ như mãng cầu, đu đủ, dừa , xoài, sung.Đây là những loại trái người ta nghĩ sẽ đem lại may mắn có nhiều tài lộc ví dụ như đu đủ nghe cái tên cũng rất đủ đầy lại là loài trái có quanh năm lại sai trái, dừa thì có nước nên tiền vào như nước, mãng cầu nghe như thể những cầu mong sẽ được thỏa mãn, còn trái sung thì chùm chi chít trái, sung túc là đúng quá rồi! Ngoài ra còn có cây phật thủ cũng rất được người ta chọn trong ngày tết. Những trái màu hồng  đỏ như thanh long hay vàng rực như trái tắc  còn được gọi là trái hạnh hay trái quất từ lâu đã trở thành loại cây không thể thiếu trong nhà của rất nhiều người. Dưa hấu cũng vậy, ai cũng muốn có một cặp dưa tròn trỉnh xanh vỏ đỏ lòng, có khắc hình ảnh hay dán giấy đỏ lên bề mặt trái dưa để mong mọi điều tốt lành sẽ đến với gia đình mình. dạo gần đây có nhiều nghệ nhân còn nghĩ cách tạo hình trái bưởi hay trái dưa vàng hoàng kim thành những hình khối mới lạ bắt mắt với những chữ phúc tài lộc thọ khiến cho nhiều người không tiếc tiền dám bỏ ra bốn năm triệu bạc để mua  về chưng trên bàn thờ tổ tiên. Một mâm hoa trái dâng bàn thờ tổ tiên không nhất thiết phải đủ năm loại quả mà nhiều khi chỉ cần trái tươi màu sắc đẹp là được rồi tùy theo lòng thành cũng như điều kiện có thể của con cháu. 
                    Ảnh của Sen đất
                    Ảnh sưu tầm
                    Ảnh sưu tầm 
                     
                     
                    Attached Image(s)
                    #10
                      Chuyển nhanh đến:

                      Thống kê hiện tại

                      Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                      Kiểu:
                      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9