Nhận xét và góp ý về luật Bằng Trắc của thơ Ðường

Tác giả Bài
lá chờ rơi
  • Số bài : 6916
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
  • Nơi: 6 tháng bên đông 6 tháng đoài
Nhận xét và góp ý về luật Bằng Trắc của thơ Ðường - 22.10.2005 22:53:09




(trích bài của UTTHUONG do Viet duong nhan đưa vào)
Cũng giống như Thất Ngôn Tứ Tuyệt, luật bằng trắc trong Đường Thi áp dụng cho những chữ 2, 4, và 6 trong mỗi câu; đặc biệt, những chữ 7 (chữ cuối của mỗi câu) cũng phải theo luật bằng-trắc (b=bằng, t=trắc).

Nếu mở đầu bài thơ bằng T B T (luật trắc) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

câu 1: x T x B x T b (vần)
câu 2: x B x T x B b (vần)
câu 3: x B x T x B t
câu 4: x T x B x T b (vần)
câu 5: x T x B x T t
câu 6: x B x T x B b (vần)
câu 7: x B x T x B t
câu 8: x T x B x T b (vần)

Nếu mở đầu bài thơ bằng B T B (luật bằng) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

câu 1: x B x T x B b (vần)
câu 2: x T x B x T b (vần)
câu 3: x T x B x T t
câu 4: x B x T x B b (vần)
câu 5: x B x T x B t
câu 6: x T x B x T b (vần)
câu 7: x T x B x T t
câu 8: x B x T x B b (vần)


Sự qui định nầy về luật Bằng Trắc của thơ Ðường, hiện được mọi người công nhận.
Nhưng dường như chưa chính xác.
Vì nếu áp dụng luật Bằng Trắc nầy thì có ít nhứt ba bài thơ sau đây bị coi là “thất niêm”.

Ðộc Tiểu Thanh ký
Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư
Ðộc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Nguyễn Du

Dĩ hòa vi quý
Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu
Làm chi cho có sự đôi co
Đây cậy đây khôn đây chẳng nhịn
Ðấy rằng đấy phải đấy không thua
Duật nọ hãy còn đua đến bạng
Lươn kia hầu dễ kém chi cò
Chữ rằng : Nhân dĩ hòa vi quý
Vô sự thì hơn khỏi phải lo.
Nguyễn Bỉnh Khiêm

Hà tiện
Giàu thì ba bữa khó thì hai
Lần lữa cho qua tháng thiếu đầy
Nón đổi lá ngoài quần đổi ống
Dép thay da mặt túi thay quai
Dặn vợ có cà đừng gắp mắm
Bảo con bớt gạo bỏ thêm khoai
Thế gian mặc kẻ cười hà tiện
Ta chẳng phiền ai chẳng lụy ai.
Nguyễn Minh Triết

Sự thất niêm bắt đầu từ những chữ in to.
Nguyễn Du và Nguyễn Bỉnh Khiêm thì quý vị ai cũng biết tiếng tăm như thế nào rồi. Chỉ có tác giả bài thứ ba là Nguyễn Minh Triết thì có thể ta chưa biết tiếng biết tài. Nhưng cả ba bài thơ đều nghe êm xuôi không khổ độc chút nào, tức không có vẻ gì là sai luật Bằng Trắc.
Nhìn vào phần Bằng Trắc của ba bài thơ nầy, ta thấy rằng :
Nếu qui định rằng :
« về luật Bằng Trắc, thơ Ðường là hai bài Tứ Tuyệt ráp lại »
thì ba bài trên không còn bị thất « Niêm » nữa. Như ta thấy dưới đây.

Bài của Nguyễn Du :
4 câu trên là 1 bài Tứ Tuyệt theo cách cân xứng : 2 câu 1-4 và 2 câu 2-3 có Bằng Trắc giống nhau, tức là đúng phép
4 câu dưới là 1 bài Tứ Tuyệt theo cách xen kẻ : 2 câu 1-3 và 2 câu 2-4 có Bằng Trắc giống nhau, tức là đúng phép

Bài của Nguyễn Bỉnh Khiêm :
4 câu trên là 1 bài Tứ Tuyệt theo cách xen kẻ : 2 câu 1-3 và 2 câu 2-4 có Bằng Trắc giống nhau, tức là đúng phép
4 câu dưới là 1 bài Tứ Tuyệt theo cách cân xứng : 2 câu 1-4 và 2 câu 2-3 có Bằng Trắc giống nhau, tức là đúng phép

Bài của Nguyễn Minh Triết :
4 câu trên là 1 bài Tứ Tuyệt theo cách cân xứng : 2 câu 1-4 và 2 câu 2-3 có Bằng Trắc giống nhau, tức là đúng phép. Nhưng chữ thứ hai của 1-4 dùng vần Bằng.
4 câu dưới cũng là 1 bài Tứ Tuyệt theo cách cân xứng : 2 câu 1-4 và 2 câu 2-3 có Bằng Trắc giống nhau, tức là đúng phép. Nhưng chữ thứ hai của 1-4 dùng vần Trắc.

Vậy, qui định chính xác về luật Bằng Trắc của thơ Ðường, xin nhường sự lựa chọn cho các bạn yêu thích loại thơ nầy.
Và để kết thúc bài nầy, xin trích dẫn lời ghi chú của UTTHUONG :

<Chủ ý để viết nên 1 bài thơ là để diễn tả cảm xúc, dùng từ ngữ mà diễn đạt tâm ý của người làm thơ, nhiều khi quá gò bó trong luật thơ có thể sẽ mất đi cái hứng làm thơ, vì vậy, nếu bài thơ khi đọc lên nghe êm dịu, xuôi tai, diễn tả được ý tứ và cảm xúc của tác giả thì không cần theo đúng luật thơ cũng có thể là 1 bài thơ hay phải không các bạn.>

Có mợ thời chợ thêm đông
Vắng mợ chợ cũng chẳng "không" bữa nào !

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
RE: Nhận xét và góp ý về luật Bằng Trắc của thơ Ðường - 23.10.2005 00:12:45
Kính chào Sư Huynh Lá Chờ Rơi !

* Những hữu ý của Huynh thật đúng với lòng vdn.
Thơ xắp thể loại nào thì phải làm đúng luật loại thể đó.
Nếu không, thì làm thơ tự do - Thơ tự do có biết bao bài rất ư là hay.

** Khi hồn Thi Sĩ nổi lên :

Thơ là "tiếng lòng" hay "tiếng kêu tụ" tự đáy lòng... Tự dưng, bất chợt tới một ngày nó vụt lên - như sóng ngầm nổi dậy - Rồi thì gieo thả - say mê thơ - bỏ ăn bỏ ngủ - bất cần chồng giận - vợ la - Thi Sĩ cứ thẩn thờ khều mây, níu gió, bắt trăng, hái sao... Đan kết - thêu dệt những vần thơ mà chính Thi Sĩ cho là tuyệt tác. Thi Sĩ rất sung sướng sau khi sáng tác được bài thơ mà mình đã cưu mang. (Tự thú lòng mình).
Kính chúc Sư Huynh LCR và bảo quyến an vui mạnh lành.
Kính
Việt Dương Nhân