GÁC CU
Thiên Hùng 03.03.2014 22:28:25 (permalink)

 
Trong DVD ca nhạc Paris by Night 76, ông MC Nguyễn Ngọc Ngạn có giải thích sơ lược về hai cái ngu "gác cu, cầm chầu"... "Cầm chầu" thì tôi không biết, nhưng có nghe ông cụ của mình nói, đâu phải ai cũng cầm được đâu, mà phải là những người có chức sắc trong làng, thường là Hương Cả (tức trưởng làng) và chỉ cầm trong những xuất hát cúng Đình vào dịp lễ Kỳ Yên để tạ ơn vị Thành Hoàng đã phù hộ cho năm qua được mưa thuận gió hoà... và tai tiếng phía sau những xuất hát thì như ông NNN nói...
Nhưng "gác cu" thì tôi nghĩ không "ngu" chút nào... vì như ở Mỹ Tho quê của tôi, "gác cu" là một môn chơi đầy kiên nhẫn và hứng thú... Còn như lời giải thích của ông NNN chỉ là "bẩy cu" chứ không phải "gác cu" hiihihiiii
Hôm nào rảnh chút sẽ dẫn các bạn đi "gác cu" nha hiihiiiiii

*** ***

Chim cu có hình dáng giống như chim bồ câu, và nếu dùng chim bồ câu để so sánh, thì quê tôi có ba loài tên gọi như sau :
- Cu Xanh : không biết gáy, lớn bằng khoảng 7/10 chim bồ câu, sắc lông màu xanh đọt chuối, sống thành đàn, rất mạnh đạn (tiếng địa phương của quê tôi, ý nói đạn đất sét bắn bằng giàn thun của đám nhóc có trúng mình hắn cũng chẳng ăn thua), nhưng cũng có lẽ do loài nầy nhát thường đậu rất cao trên cây nên sức đạn giàn thun không đủ mạnh hihiiii
 

Cu Xanh
- Cu Ngói : không biết gáy, nhỏ hơn cu xanh 1 chút, lông màu nâu đỏ lợt, trên ót có một vệt đen nằm vắt ngang, không sống hợp đàn mà sống từng cặp quanh quẩn trong ruộng vườn với con người, nên rất dễ bị săn bởi đạn đất sét hihiihiiiii

Cu Ngói
 
- Cu Đất hay còn gọi là Cu Cườm : biết gáy , lông màu nâu đỏ hơi sậm, cánh điểm những nốt đen, trên ót có những đốm lông trắng đen xen kẻ nhau như những hạt cườm. Chim trống có con lớn bằng chim bồ câu nhưng thường là một chín một mười và đốm lông cườm trên ót nhiều hơn chim mái. Loài nầy cũng sống hợp đàn nhưng đàn thưa dân hơn loài Cu Xanh, được chỉ huy bởi một con trống đầu đàn. Con đầu đàn to, khoẻ và thường gáy rất sung , và nó chính là đối tượng của trò chơi "gác cu" đầy hứng thú.
Tiếng gáy của Cu Đất là.... cù cú cu u u u u u u....... cu ... và tùy theo tiếng dứt là 1 chữ "cu" thì người ta gọi nó là "cu một", có con gáy dứt bằng 2 chữ "cu" thì người ta gọi nó là "cu đôi" và cũng có con gáy dứt bằng 3 chữ "cu"... nhưng rất hiếm...
Thông thường thì trong đàn chỉ có con đầu đàn gáy thôi, vì nếu có anh nào ngứa mỏ gáy sẽ bị anh đầu đàn bay đến đá ngay... và lợi dụng yếu tố độc quyền nầy mà người ta đánh bẩy nó. Gặp địch thủ, sau khi thi nhau tiếng gáy chán chê, Cu Đất thường phùng cổ, gục đầu gầm "cu cu cu..." mà người ta gọi là "thúc" và khi đến cao trào ăn thua nó sẽ vươn thẳng thân lên phùng cổ rồi nhóng lên nhóng xuống chỉ có hai tiếng "cu cu..." liên tục trước khi bay vào đá nhau mà người ta gọi là "bo"...
Thực phẫm của họ nhà cu là lúa, mà khoái khẩu nhứt là những hạt lúa vừa chín tới ngoài đồng...

Cu Đất hay Cườm
Và bây giờ mời các bạn theo chú Tư Thiệt đi gác cu nè hiihihihiii

*** ***

Vừa bước chân vô tới nhà Ngoại, thằng Bình quăng túi quần áo lên chiếc giường tre bên hông nhà, miệng vừa thưa Ngoại, thưa Dì... chân nó đã chạy ra cây mận xanh sau nhà, mà nó thoáng thấy đang oằn trái để tạm giải cái khát khô cổ của buổi trưa hè gay gắt nắng... Đây là lần thứ hai nó về Ngoại để nghỉ hè. Từ nhà nó ở Saigon về nhà Ngoại nó ở Mỹ Tho, nó và má nó phải ngồi gần 2 tiếng đồng hồ trên chiếc xe đò cà tàng chật ních người, xuống xe muốn ngất ngư, vậy mà phải cuốc bộ tiếp gần 2 cây số đường ruộng từ lộ cái tới nhà Ngoại tháo mồ hôi hột thì làm sao nó tha mấy chùm mận xanh kia chứ... Nó thót lên cây mận, mà bên tai còn nghe tiếng Má nó hỏi Dì Út nó " Thằng Bình đâu rồi Út "... " Nó trên cây mận kìa..." tiếng Dì Út nó trả lời... "Cái thằng hết biết mà, sắp tới nhà là nó co cẳng chạy, tao chỉ sợ nó té..." rồi có tiếng bà Ngoại nó "Nó lớn xộn rồi, hơi đâu bây lo... ra rữa mặt cho tỉnh mỉnh đi, rồi cơm nước luôn, ba bây đi đồng cũng sắp về rồi đó..."
Sau khi thông cổ với hơn chục trái mận xanh, thằng Bình đưa mắt lơ đãng nhìn khu vườn cây ăn trái bao quanh nhà Ngoại nó. Những cây nầy có vẽ xum xê hơn, lao xao trong cơn gió nhẹ nồng mùi hương lúa mới , và nơi cuối vườn ẩn hiện một mái lá mà hình như năm rồi không có. Vừa lúc đó thì có tiếng Út nó gọi :
- Bình ơi, xuống vô ăn cơm nè...
Nó "dạ" lớn và tuột nhanh xuống, sau khi đã cẩn thận cột đôi vạt áo lại để bọc chùm mận xanh chín mọng để dành cho má nó...
Chưa vào đến cửa, thằng Bình đã nghe tiếng ông Ngoại nó cười lớn :
- Cha, thằng nhóc mau lớn dử bây, kỳ hè nầy về đây đi đập lúa với ông được rồi hà hà... và ông Ngoại nó bước ra vò đầu nó :
- Vào ăn cơm đi con, trèo cây cẩn thận nha, coi chừng té đó...
Buổi cơm đạm bạc nhà Ngoại, không biết có phải vì đói hay vì ấm cúng tình thâm mà nó ăn rất ngon miệng... và nó ngước nhìn ông Ngoại nó, khi nghe má nó hỏi ông :
- Ba à, sau vườn mình có nhà của ai vậy Ba ?
- A, bây muốn nói nhà thằng Tư Thiệt đó hả?
- Anh Tư Thiệt? má nó ngạc nhiên... anh hàng xóm của Ba ở chợ Giòng Nhỏ đó hả? Sao nói ảnh hồi hương về bên Gò Cát rồi mà.
Bà Ngoại nó xen vào :
- Nó chớ ai, ừ, vợ chồng nó có hồi hương về bên đó thiệt, nhưng nó không muốn dính vào tranh chấp đất đai với anh em mới qua đây xin Ba mầy cho ở tạm... Tao với ba mầy thấy vợ chồng nó hiền lành, chất phát, không có con cái nên đồng ý.
- Vợ chồng anh Tư rất tốt bụng, gia đình mình đã biết khi sống gần nhau ở chợ Giòng Nhỏ ... Dì Út nó tiếp lời... có vợ chồng ảnh ở gần, sớm hôm tối lửa tắt đèn, giúp đở nhau cũng tiện nên ba má mới đồng ý và em thấy cũng tốt phải không Năm...?
Má nó cười :
- Nếu là vợ chồng anh Tư thì còn gì nữa, vợ chồng ảnh ở đây bao lâu rồi Ba?
- Ừ, cũng đâu được hơn 8 tháng rồi, mà cái thằng giỏi thiệt, cái gì cũng biết làm, ai cần gì cũng giúp... nên bà con lối xóm ở đây cũng thương... nhờ có nó mà lũ chim rừng cũng bớt phá mùa màng lúa thóc đó chứ...
Thấy má nó nhìn ông Ngoại nó như muốn hỏi thêm, thì Dì Út nó cười :
- Anh Tư bẩy chim hay lắm... Năm ở lại vài ngày đi, chờ đập lúa xong sẽ có món chim rô ti cho Năm thưởng thức...
- Tao cũng muốn lắm, nhưng rồi công việc trên đó ai làm cho tao đây...
Dì Út nó còn nói ráng :
- Để chút nữa em chạy sang nhà ảnh, coi còn không... thường thường ảnh phải chừa lại một số để làm mồi...
Mắt thằng Bình sáng lên từ nảy giờ khi nghe những lời đối thoại của người lớn, về cái chú Tư gì đó biết bẩy chim... và nó hình dung nếu được đi theo chú ấy bẩy chim thì phải biết ... nên khi Út nó định sang nhà chú, nó nói ngay :
- Cho con đi với Út nha...
Út nó cười :
- Được thôi...

Nhưng sau khi cơm nước xong xuôi, thằng Bình thấy hình như Dì Út nó quên mất chuyện qua nhà chú Tư gì đó mà cùng Bà Ngoại và Má nó ở miết trong buồng gói chuyện trò, trong lúc ông Ngoại nó đã ngáy vang trên bộ ván kê ở nhà trên. Nó bước ra cửa nhìn về ngôi nhà nhỏ khuất dưới những tàn cây xoài rậm lá như che bớt dùm cái nắng oi bức của buổi trưa hè, và tự nhiên nó đi về hướng đó. Ngôi nhà đang đóng cửa được cất trên mặt sân mà năm trước nó nhớ là ông bà ngoại nó dùng để ủ nấm rơm, nên xung quanh được bao bọc bởi những con mương, được đào thông thẳng ra kinh Lớn. Những con mương nầy nó đã từng cùng với tụi thằng Út Phệ, Hưng Rèo, Đức Cống... tắm giởn, vó tép *, móc đất dẽo hai bên bờ nắn tu na tu hú * , và khi đứng trước chiếc cầu bắt bằng hai cây cau qua con mương để đi vào ngôi nhà, thằng Bình chợt mĩm cười khi nhớ đến con Thảo Quăn, và cái tên "Bình Trụi" mà con nhỏ đã đặt cho nó để trả thù chữ "quăn" của nó, dù nó cố nói mà tay thì vò vò trên đầu " con Thảo tóc nó quăn, thì tao đặt nó là Thảo Quăn, còn tao, trụi chổ nào đâu mà tụi mầy kêu tao Bình Trụi, còn 2 phân đàng hoàng mà..." nhưng tụi thằng Út Phệ , Hưng Rèo... cứ rộng họng là Bình Trụi, nên cuối cùng nó đành chịu..." trụi thì trụi... chết ai đâu "...
- Ê nhỏ, ở Saigon mới vìa hả , con Năm Quyên phải hông...?
Nó giật mình, dứt ngang dòng cảm nghĩ, nhìn về phía có tiếng nói... Một người đàn ông, trạc chừng anh Hai của nó, tay chân dính đầy bùn đất, vừa gát chiếc gáo lại trên nắp lu nước bên hông nhà, vừa nhìn nó cười... Nó ấp úng :
- Dạ, dạ...
- Vô nhà chơi nhỏ... người đàn ông vừa nói vừa bước tới xô cánh cửa mở ra ...
- Dạ... Nó lại dạ nhưng không hiểu sao nó lại không bước qua cầu, dù khuôn mặt của người đàn ông tuy lam lủ nhưng thật hiền từ dễ mến với nụ cười luôn luôn có trên môi... Vừa lúc đó...
- Á, Bình Trụi... mầy mới vìa hả mậy... Thằng Út Phệ không biết từ đâu chạy bổ ra, nhảy ba bước qua cây cầu cau, nắm lấy tay nó :
- Hà hà, năm nay tao thấy mầy hình như trụi hơn đó nha Bình...
- Trụi con khỉ mốc á , mầy phệ hơn thì có... ừ, tao mới vìa nè, mấy thằng kia đâu rồi mậy...?
- Ở nhà tụi nó chứ đâu, cả em Thảo Quăn của mầy nữa, về đây trước mầy mấy ngày hì hì...
- Mầy cười gì chứ, thằng phệ...?
Út Phệ không trả lời nó, mà hỏi lại :
- Mầy muốn qua nhà chú Tư chơi hả?
Nó chưa biết trả lời sao, thì Út Phệ nắm tay nó :
- Đi với tao, chú hiền khô...
Nó theo chân thằng Út Phệ bước vô nhà chú Tư, ngôi nhà với những vật dụng đơn sơ bình dị, và trong lúc thằng Út Phệ ong óng "chú Tư ơi, chú Tư hởi..." thì mắt nó dán vào những chiếc lồng hình cầu treo bên hông nhà, không biết nuôi con gì bên trong vì tất cả đều được che kín bằng vãi.
- Kêu réo gì dử vậy mậy? chú Tư từ phía sau đi lên...
- Chú Tư, thằng nầy là Bình Trụi, bạn của tụi con... Út Phệ mau mắn.
- Tao biết... và chú quay sang nó :
- Về chơi lâu mau mậy nhỏ...?
- Dạ, hết hè con mới về... Nó trả lời chú mà mắt vẫn nhìn vào mấy chiếc lồng.
Nhìn theo ánh mắt nó, Út Phệ nói :
- Chú Tư, lần tới cho thằng Bình đi gác cu với mình được không chú... ?
- Ăn thua nó thôi, có lội nỗi không... chú Tư cười... ấy chết, tao mới bắt nồi cơm đang giao cho ông Táo, không khéo chút thím bây vìa bả càm ràm nhức xương... xuống đây chơi...
Nó và Út Phệ theo chú Tư đi ra sau nhà bếp... Nhà bếp chú Tư ngoài hai ông cà ràng bằng đất nung đặt trên bộ khung bằng thân dừa đang bắt lửa, sát bên ngoài là một chiếc lồng thật lớn đặt song song bên hông nhà làm bằng tre và lưới mắt cáo mà bên trong còn nhốt khoảng 7,8 chú cu ngói... mà vừa thấy người vào chúng đã bay lung tung.
Vừa lúc đó...
- Anh Tư ơi, anh có nhà không vậy...?
Nó biết ngay là tiếng Dì Út nó, cùng lúc Út Phệ lên tiếng :
- Dì Út mầy kìa Bình... Chú Tư, bả kêu chú kìa...
Chú Tư Thiệt, chắc nước nồi cơm xong, dậy nắp cẩn thận, gắp một mớ than bỏ lên nắp , khoả lớp than dưới cà ràng ra, lấy những thanh củi đang cháy bỏ sang cà ràng kế bên, xong mới nói :
- Ừ, ra coi nó có chuyện gì không?

* vó tép : chiếc vó là một mảnh vãi mùng hình vuông cạnh chừng 5 tấc, mỗi góc được cột vào đầu thanh nẹp tre được chuốt thật dịu, chổ giao nhau của 2 thanh nẹp tre được buộc bằng dây dừa, và sợi dây dừa nầy dài ngắn là tuỳ theo độ sâu của con mương, trên đầu sợi dây được xỏ xuyên qua 1 miếng sơ dừa để nổi trên mặt nước... dùng một cây tre khô nhỏ, một đầu gắn cái móc như dấu hỏi nhận vó chìm xuống đáy mương, trong vó vò 1 viên đất sét lăn cám rang để làm mồi nhử tép vào ăn... tép tham ăn bám vào viên đất sét... kéo vó lên để bắt...
* tu na tu hú : dùng đất nắn có hình như cái chén xong đập xuống mặt đất bằng... cái tu na nào có tiếng kêu lớn nhứt thì người nắn nó được người nắn cái kêu nhỏ nhứt hoặc không kêu cỏng chạy 1 vòng sân... hihi


(còn tiếp)

<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.03.2014 23:32:03 bởi Thiên Hùng >
#1
    Thiên Hùng 03.03.2014 23:40:08 (permalink)
    (tiếp theo)

    Chú Tư Thiệt chùi hai bàn tay vào hông cùng thằng Út Phệ đi ra nhà trước bỏ mặc nó đứng nhìn mấy chú cu ngói mà lúc nầy đang đậu xuống những thanh tre gát ngang lồng dớn dác nhìn lại nó. Nó đang hiếu kỳ vì lời nói của thằng Út Phệ xin cho nó được đi gác cu với chú Tư, tuy nó chưa biết như thế nào, nhưng nó chắc là hấp dẫn lắm. Dì Út nó chưa vô nhà chú Tư, nhưng nó đã nghe tiếng của Dì :
    - Chị Năm em mới về gởi anh chị Tư chút ít ăn lấy thảo, chị Tư chưa vìa hả anh?... và tiếng chú Tư trả lời :
    - Ừ, hôm nay bả phải cắt cho xong phần ruộng của ông Tám... chắc cũng sắp rồi... Út cho anh gởi lời cám ơn chị Năm nha... mà chị về chơi lâu mau...?
    Họ đã đi vào nhà, và Út nó trả lời chú Tư khi cũng vừa nhìn thấy nó :
    - Chắc cũng vài bửa thui... ủa , Bình, con ở đây à... hì hì , Út biết ngay mà... và Út nó quay sang chú Tư Thiệt, đang cất ổ bánh mì và bịch đường cát vào trong chiếc rổ được treo bằng chiếc gióng giữa nhà bếp :
    - Nó là thằng Bình con của Năm em đó anh Tư, nghỉ hè về đây chơi, em gởi nó cho anh nghen...
    Chú Tư Thiệt cười thật dễ dãi..." được thôi "... trong lúc nó xề tới nắm tay Út nó :
    - Chú Tư nói, sẽ cho con đi gác cu đó Út, mà gác mấy con cu đó phải không Út...?
    Mọi người nhìn theo ngón tay chỉ của nó vào mấy con cu ngói bị nhốt trong lồng, bật cười lớn, và Út nó chưa biết phải trả lời nó như thế nào thì thằng Út Phệ xen vào :
    - Mầy đúng là Bình Trụi mà, lủ quỉ đó công đâu mà gác chứ... và nó hạ thấp giọng :
    - Từ từ đừng lo, chuẩn bị cặp giò để lội sẽ biết ngay thui em à... hì hì...
    - Lúc rày anh có đi bẩy chim không anh Tư ? Út nó hỏi chú Tư.
    - Lúa thóc mê man, làm còn không xuể, rảnh đâu mà đi chứ ... rồi chú như nhớ ra :
    - À mà lúc nảy Út nói chừng nào chị Năm trở về trển... gần tháng nay có bầy Xanh về phá lúa dử lắm, nếu chị Năm chậm chậm chút, anh bẩy tụi nó về đải chị một bửa... vì ngày mốt là anh rảnh rồi...
    - A, được a anh Tư, chị Năm em chưa về ngay đâu...
    Vừa lúc đó có một thiếu phụ bước qua cầu, nhưng trước khi qua, chị ngồi bệt xuống giữa cầu khoả đôi chân xuống làn nước mát cho sạch bùn.
    - A, Thím Tư vìa kìa... thằng Út Phệ lên tiếng.
    Thím Tư Thiệt khuôn mặt cũng hiền hoà dễ mến, kéo chiếc nón lá xuống lưng, lột chiếc khăn rằn quấn trên đầu xuống, lau những giọt mồ hôi còn đọng trên mặt, chưa kịp đứng lên thì mọi người trong nhà đã đi ra, Út nó mau mắn :
    - Chị Tư, qua nhà em đi, hôm nay có chị Năm em vìa nè...
    - A, Út, vậy à... và Thím quay sang chú Tư :
    - Anh nấu cơm chưa vậy?
    - Xong rồi chờ bà vìa nè.
    - Để ảnh ăn một mình đi... Út nó cười và kéo tay Thím Tư... tụi mình đi... Bình nè, con ở đây chơi chiều nhớ về ăn cơm nha...
    Út nó còn dặn nó như vậy trước khi cùng Thím Tư bước qua cầu, và Thím Tư cũng quay lại nói với chú Tư :
    - Vậy anh ăn cơm trước đi nha...
    Nhìn theo họ chú Tư cười :
    - Không ăn để đói meo à... bà thiệt tình mà...
    Theo chú Tư và thằng Út Phệ trở vào nhà chú Tư, nó thắc mắc :
    - Gác cu là sao hở chú Tư?
    Đã quá xế trưa, bụng đang sôi nhưng nghe Nó hỏi, chú Tư Thiệt cũng chậm bước lại định nói gì thì...
    ... Cù cú cuuuuuu... cu cu...
    ... Cù cú cu uuuuuuuu cu cu...
    Trời hiu hiu gió, buổi xế trưa thật im ắng nên tiếng gáy của chú chim cu nào đó cất lên thật cao vút , mênh mông...
    Thằng Út Phệ buột miệng :
    - A, con Thanh Nhã hôm nay hứng chí gì, mà lại gáy giờ nầy chứ... và nó nói luôn :
    - Hay là nó chào ra mắt mầy đó Bình Trụi...
    Nó không hiểu thằng Út Phệ muốn nói gì :
    - Con Thanh Nhã? chào ra mắt tao, ai là Thanh Nhã chứ?
    Thằng Út Phệ cười chỉ tay vào chiếc lồng nhỏ treo bên hông nhà và rỏ ràng tiếng gáy từ trong đó phát ra :
    - Con cu đôi đó của chú Tư chiến đấu lắm nha mậy, lâu rồi tao không nghe nó gáy, hôm nay có mặt mầy nó gáy thì không phải chào ra mắt mầy à hì hì...
    Chú Tư Thiệt bước nhanh lại đứng dưới chiếc lồng phát ra tiếng gáy của chú chim cu tên Thanh Nhã như lời thằng Út Phệ nói, gật gù có vẽ khoái chí và chú như quên cái bụng đang cồn cào. Nhưng cũng vừa lúc...
    ... Cù cú cuuuuuuuuu cu cu... Cù cú cuuuuuuuu cu cu....
    Một tiếng gáy khác liên tục dồn dập hơn tiếng của con Thanh Nhã cũng chấm dứt với hai tiếng cu cu... và bỗng dưng giữa buổi xế trưa êm ả có hai chú chim cu bốc đồng thi nhau tiếng gáy...
    Chú Tư Thiệt cũng như thằng Út Phệ, ngước nhìn về hướng có tiếng gáy của chú chim cu lạ như thầm ước tính nó đang ở đâu.
    - Con nầy nghe lạ à chú Tư, trong vùng nầy đâu có con đôi nào ngoài con Thanh Nhã của mình chứ...
    - Ừ, tao cũng nghĩ như vậy, chắc nó ở đâu mới đến vùng nầy...
    Bỗng con Thanh Nhã trong lồng đập cánh bay lung tung như muốn tìm đến ngay địch thủ làm chiếc lồng chao lắc. Chú Tư Thiệt vói tay lên vịn chiếc lồng cho đứng yên lại cười cười :
    - Từ từ, rồi mầy có dịp trổ tài mà, miễn đừng nửa chừng sọc dưa như con Thanh Ngọc nha...
    Chú xoay sang thằng Út Phệ :
    - Ê, Phệ tao đoán chắc nó đang ở trên Đồng Ông Cộ á, mầy với tụi thằng Rèo để ý coi có phải vậy không, rồi hôm nào mình đi kiếm nó...
    thường bầy con đôi đông lắm đó...
    - Con biết rồi chú Tư ... ê , Trụi , mai tao dẫn mầy lên Đồng Ông Cộ chơi , trên đó có mấy cái đìa, đem cần câu theo cắm có lý lắm đó...
    - Đìa của người ta, cắm câu đặng họ cạo đầu mầy ạ, đừng nghe nó nha Bình...
    Nó chưa kịp có lời nào thì Út Phệ cười :
    - Chú an chí, còn khuya họ mới bắt được con hì hì....
    Rồi quay sang nó, Út Phệ tiếp luôn :
    - Để chú Tư ăn cơm đi, tao với mầy xuống đầu kinh tắm một phát , ông già tao đã làm cây cầu tắm chiến đấu lắm không bị bùn như năm rồi đâu, hỏng chừng tụi thằng Rèo đã ở đó rồi... tụi con dông nha chú Tư...
    Chưa kịp nghe chú Tư Thiệt trả lời, thằng Phệ nắm tay nó kéo đi, nhưng vừa qua cây cầu cau nó đã ngần ngừ :
    - Mầy nói thiệt không còn bùn chứ, lần chót ham tắm nước ròng không hay, mép thằng nào cũng bị đóng bùn về nhà không nứt đít là may, bà già tao hăm còn dọc bùn nữa là bả không cho tao về luôn...
    - Mầy chậm tiêu quá đi, bi giờ người ta đã đào con kinh đó sâu lắm, mầy lo hụt chưn uống nước đục thì có, chớ bùn gì... đi lẹ lên... ê, mà nè Trụi, lần nầy nếu có chọi đất, tao với mầy 1 phe nha, chọi cho tụi nó lé luôn...
    Trời trưa nóng nực, được nô đùa dưới làn nước trong mát thì còn gì hơn, nên nó bén gót chạy theo thằng Út Phệ mà bên tai nó vẫn còn đâu đây tiếng cười chế nhạo của lũ bạn khi có lần nó vì lo ngó con nhỏ Thảo Quăn đang bước qua cầu nên lảnh một cục bùn của thằng Hưng Rèo vào vai đau điếng...

    *** ***

    (còn tiếp)
    #2
      Thiên Hùng 04.03.2014 05:49:46 (permalink)
      (tiếp theo)

      Nó lau bụi thật kỷ chiếc ná của mình, kiểm tra thấy hai sợi thun vẫn còn tốt, nên lui cui tìm những hạt sỏi xung quanh nhà bỏ vào chiếc túi nhỏ đeo trên cổ chuẩn bị cho chuyến đi Đồng Ông Cộ trong khi chờ thằng Út Phệ . Ông Bà Ngọai nó đã ra đồng từ sáng sớm, má và Dì Út nó đang giặt đồ bên cầu ao, vừa nhác thấy bóng thằng Út Phệ, nó nói to cố ý cho má nó nghe :
      - Ê, đi đồng Ông Cộ hả mậy, chờ tao với ... và nó phóng theo chân thằng Út Phệ, không kịp trả lời câu ..." thằng quỉ, mầy đi lên đó làm gì ... mau về nha..." của má nó ...Sương mỏng vẫn còn la đà trên các cánh đồng dầu nắng ban mai đã ửng hồng sau lủy tre xanh chạy dài hút mắt . Ngọn gió ban mai lành lạnh, vờn trong bầu không khí thanh khiết hiền hòa như những người nông dân chân lấm tay bùn trên quê hương nó . Vọng đâu đó xa xa có những tiếng cười thật trong trẻo hòa trong tiếng đập lúa rì rào ... Đi trước nó, thằng Út Phệ cầm trên tay hai cây cần câu cắm, mang bên hông cái tàu cau hình như mới rụng cột thắt hai đầu thêm cái bi-đông bằng nhựa đựng nước và nó chắc chắn thằng quỉ nầy cũng không quên chiếc ná cao su cùng túi đạn đất sét .
      Hai đứa băng qua vài ba cánh đồng lúa đã gặt xong, nền ruộng, đất vừa khô chờ mưa xuống . Nó chợt dừng lại nghe ngóng rồi lom khom men theo bờ ruộng bọc qua rặng trăm bầu ... Thằng Út Phệ đứng chống nạnh nhìn nó giương ná nhắm lên lùm cây ... "Rẹtttt" ... có vài chiếc lá xa cành chao trong gió sớm cùng hai chú chim chìa-vôi hốt hoảng bay vút lên cao trong lúc thằng Út Phệ cười ha hả :
      - Xí hụt hihihiiiii, mầy coi có cục c... nào tụi nó ị lại thưởng mầy không ... ?
      Nó không giận thằng Út Phệ chút nào :
      - Ừ, thì mầy giỏi, tao cũng chống con mắt lên coi nó ị cho thằng nào cục bự hơn ...
      Út Phệ làm tài lanh :
      - Tụi chìa vôi nầy tanh rình, lát nữa qua cánh đồng lúa chưa gặt kìa, kiếm tụi chim sắt, áo dà ... con nào cũng ú nú, tha hồ cho mầy trổ tài thiện xạ ...
      - Ú cở mầy là cùng chớ gì ...? Nó không bỏ qua cơ hội trêu lại thằng Út Phệ ... nhưng thằng Phệ đã bỉu môi :
      - Ú cở tao thì nói gì nữa ... thằng khỉ, dọt nhanh chút đi, qua ngang khu ruộng Cánh Bườm nếu thấy được con nhái nào, mầy tóm nó cho tao, tao sẽ đải mầy cá nướng trui hihiihi ...
      - Xì, mầy làm như cá sẳn trong túi mầy vậy ...
      - Hi hi bởi vậy mới nói, con Thảo Quăn kiu mầy Trụi quả không sai, theo anh học nghề đi cưng ... hy vọng mình đến Đồng Ông Cộ gặp được nó đi ăn về, nếu thật sự nó chiếm cứ khu vực đó ...
      Nó chạy theo thằng Út Phệ mà trong lòng mù tịt với những gì thằng Phệ vừa nói và nghĩ sẽ phải hỏi thằng Phệ cho đở ấm ức . Đồng Ông Cộ hiện ra trước mắt nó là một khu đất - đúng ra là khu mồ mã - khá rộng nằm nổi lên trên cánh đồng lúa bạt ngàn, được bao quanh bởi những thứ cây mọc hoang không biết từ bao đời như me, me-keo, đủng-đỉnh, trăm, trăm-bầu ... mà cao và to nhứt là mù u, có cây nhìn lên thấy được ngọn thiếu điều trẹo cổ ... Có lẽ trước đây những cây nầy cung cấp củi chụm cho chủ nhân của khu đất, nhưng chắc đã lâu lắm người ta không khai thác nên họ nhà cây đã chằng chịt cung cấp bóng mát cho người đã yên nghỉ dưới những ngôi mộ đá ong loang lổ vết đạn chiến tranh và lũ cá dưới mấy chíếc đìa , bởi do vị trí thấp nên hầu hết nước trên các cánh đồng mùa khô đã đổ xuống đây, dẫn đường cho lũ cá xuống trú dưới đìa chờ người đến tát bắt trước khi trời đổ mưa, và cũng là nơi cư trú lý tưởng cho hầu hết các loại chim rừng . Rải rác chung quanh Đồng Ông Cộ vẫn còn một vài đám ruộng chưa gặt nên người ta phải đặt rất nhiều con bù-nhìn bằng rơm để xua đuổi lũ chim đến phá ...
      Nắng đã lên, xa xa trước mắt nó, hình ảnh cắt, đập, gánh rơm, cộ lúa ... của người nông dân quê hương nó thật yên bình ... và nó nghĩ chắc Ngọai nó cũng có mặt trong đó, nhưng tiếng thằng Út Phệ đã kéo nó về thực tại :
      - Ê, đưa con nhái cho tao ...
      Chỉ chờ có bấy nhiêu, nó đưa ngay con nhái đang nắm trong tay cho thằng Út Phệ . Con nhái quỉ nầy nó lỡ bắt nên phải nắm trong tay khi băng ngang khu ruộng Cánh Buồm, quăng đi thì sợ không đủ mồi cắm câu, vì vậy mà nó không sao xử dụng được chiếc ná của nó trước một vài con cu Ngói thật dạn dĩ tìm mồi ...
      Thằng Út Phệ cũng bắt được 1 con nhái, nhưng nó có chuẩn bị sẳn mấy sợi dây cước dắt bên hông nên thắt vòng cột ngang eo con nhái gọn bân, đâu phải nắm mỏi tay như nó . Giúp nó cột con nhái cũng được, nhưng muốn trêu nó nên thằng Phệ phớt lờ, đến khi móc mồi mới kêu nó đưa ... Biết được ấm ức của nó, thằng Út Phệ vừa móc con nhái vào lưỡi câu cắm, vừa cười :
      - Mầy không nghe tiếng trao-trảo sao, cây trăm trong đó tao biết hôm nay chín bộn rồi ... trái bự mà hột nhỏ híu hà ... đã lắm ... nên tụi trao-trảo đóng đô ở đây ... tha hồ cho mầy bắn ... đứng đây, chờ tao đi cắm hai cây cần câu nầy, rồi mình vào trong đó kiếm tụi nó với con đôi luôn ...
      Không chờ nghe nó trả lời, thằng Út Phệ nhảy phóc qua gò đất um sùm gốc trăm bầu, lẫn nhanh về phía đầu sòng của chiếc đìa lớn nhứt ... Nó xoa tay khoan khoái nhìn vào những lùm cây bùm sùm trước mặt, tháo chiếc ná thun đang mang trên cổ xuống giương giương lấy trớn trong khi chờ thằng Út Phệ, thì bất chợt :
      - Ê, nhỏ ... làm gì đứng ở đây vậy mậy ... ?

      * trao-trảo là loài chim có lông xám, lớn cở chim sáo, nhưng lông đuôi dài hơn, chuyên ăn trái cây chín . (xem hình)


      Chim Trao-Trảo
       
      (còn tiếp)

      <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.03.2014 05:50:52 bởi Thiên Hùng >
      #3
        Thiên Hùng 05.03.2014 04:18:53 (permalink)
        (tiếp theo)

        Giật mình quay lại, nó thấy một anh lực điền da sạm đen, mặc quần đùi, áo bà ba đen bạc thếch chẳng gài nút để trần bộ ngực nở nang nhễ nhại mồ hôi, đứng sau bờ ruộng đang cắm cây đòn sóc* xuống đất và kéo chiếc nón tộ* lau những giọt mồ hôi trên mặt, nhìn nó cười thật hiền ...
        - Dạ, con ... nó cũng không biết trả lời sao với người đối diện lạ quắc nầy ...
        - Mầy con ai nhỏ, ở đâu ... ? ... vừa hỏi anh lực điền vừa đưa tay kéo chiếc bầu khô đựng nước sau lưng đưa lên miệng tu ừng ực ... Nó chưa biết phải trả lời như thế nào thì vừa lúc thằng Út Phệ ló đầu ra :
        - A, chú Tòng, chú gánh rơm hả ...? Nó mừng rơn khi được thằng Phệ cứu bồ kịp lúc, trong lúc anh lực điền ngồi phệt xuống bờ đất :
        - Ủa Út Phệ, mầy đi đâu trên nầy vậy, còn thằng nhỏ nầy ... ?
        - Nó là Bình Trụi, bạn của con, cháu của Dì Út Nhung đó chú ... nó ở Saigon, mới vìa đây ngày hôm qua ... tụi con đi tìm con đôi ...
        Chưa nghe thằng Út Phệ nói hết câu, anh lực điền đã cướp lời :
        - A, đúng đó Phệ, hôm qua hình như tao cũng có nghe nó gáy đâu chổ nầy đó ... và anh đứng dậy :
        - Tụi bây có chơi gì, cũng đừng phá phách kéo gở chà cá của người ta nha ... họ bắt được là đòn nứt đít đó ... lát về dưới cho tao gởi lời thăm anh Tư Thiệt nha, nói ảnh hôm nào rảnh lên tao nhậu ... Nói xong, anh lực điền vác cây đòn sóc lên vai đi thẳng về hướng nhóm người đang đập lúa ... Nhìn theo bóng anh lực điền nó càm ràm :
        - Ông nầy tự nhiên đứng sau tao, rồi lên tiếng bất tử, làm tao giựt mình sợ muốn chết luôn ...
        - Mầy sợ gì chứ ... rồi không để nó kịp trả lời thằng Út Phệ tiếp luôn :
        - Mầy sợ ma phải không ... và nó bật lên cười ha hả :
        - Đưa tao rờ mầy coi nó còn hay thụt mất rồi ... ? Vừa mắc cở vừa đổ quạo nó ưởn ngực :
        - Nè, đố mầy dám ...
        - Tao giởn thôi, ma cỏ gì chứ ...Nè, làm vài hớp cho mát bụng đi, rồi ... a lê hấp ... thằng Út Phệ tay tháo bi-đông nước đưa cho nó, tay kia tháo chiếc ná thun trên cổ xuống, chân vòng qua bụi trăm bầu đi thẳng vào bên trong :
        - Mầy biết không, chú Tòng khi nảy là tay tổ đánh bẩy "cò ke" đó, tao nghe chú Tư Thiệt nói, đánh bẩy cò ke cũng vui lắm, tao chưa đi lần nào, nhưng thằng Hưng Rèo có lần theo Cậu nó đi, không biết nó lội nước thế nào, mà lúc về tuột mất luôn cái quần xà lỏn ... Thằng Út Phệ ngừng nói quay lại nhìn nó cười hi hí ...Mấy ngụm "hột é lười ươi" mát rượi, ngọt lịm trong bi-đông nước của thằng Phệ đã làm nó thật sảng khoái nên cũng cười theo :
        - Mầy nói thiệt ...
        - Gạt mầy làm gì, nhà nó gần bên nhà tao nên tao nhìn nó nguyên con hihihii ... Cũng vừa lúc có mấy con trao-trảo đáp xuống cây trăm trước mặt chúng nó . Hai tên nhóc ngồi thụp ngay xuống, rồi rón rén tiến lại gần cây trăm ... mỗi tên tìm một chổ núp ... nhìn lên nó xuýt xoa khi thấy những chùm trái chi chít trên cành đang đong đưa trong gió nhẹ, có chùm đã chín đen với dấu chim ăn loang lổ, có chùm vẫn còn hườm, còn sống ... chờn vờn như trêu nó khi nó nhớ cái vị ngọt ngọt chát chát của trái trăm, mà nó chắc là con Thảo Quăn sẽ thích lắm . Thằng Út Phệ bổng giương ná nhắm lên cây trăm ... rẹttttt ... nó mở to mắt ngó lên chờ ... hai, ba con trao-trảo chắc hết hồn bay ngang đầu nó tấp vào tàng cây me . Nó tiến lại gần gốc me nhìn lên tìm kiếm, và cái ức trắng bạc mập tròn của con trao-trảo hiện ra trước mắt nó . Lấp viên sỏi vào ná, nó nín thở nheo mắt nhắm thật thẳng và buông tay ... rẹttttt ... con trao-trảo lại một phen hết hồn nên vọt lên bay mất cùng một vài chú chim khác chắc đang ngủ trưa, giựt mình bay theo . Không nghe tiếng thằng Út Phệ cười nhạo nó như mọi khi, nhìn lại thì ra thằng kia cũng đang hì hục giương ná rượt theo lũ chim rừng khôn ngoan chuyền cành , đến khi nó không còn viên sỏi nào trong túi thì thằng kia cũng đang nhe răng cười ruồi nhìn nó để rồi hai đứa cùng nói thay cho lũ chim ... "xí hụttttttttttt" ... và thằng Út Phệ cười hi hỉ :
        - Thui tha cho tụi nó lần nầy đi, mình no cái bụng trước đã ... Và không để nó hỏi, thằng Út Phệ mở chiếc mo cau ... Một cục cơm vắt thật nhuyển như đòn bánh tét còn thơm hương cau mới rụng, và 1 túi nhỏ bằng lá bạc hà cột túm đầu, mở ra luôn, là những con tép muổi được ram mặn . Nhìn vắt cơm và tép ram nó đã chảy nước miếng ... thằng Út Phệ tước một sợi nhỏ từ bụng chiếc mo cau cắt vắt cơm thành từng khoanh như người ta dùng chỉ cắt bánh tét, và hai đứa nó chơi đủa cũ* đã thanh toán thật nhanh, thật gọn ... Lúc chuyền tay chiếc bi-đông "hột é lười ươi", nó vừa hớp vừa hỏi thằng Út Phệ :
        - Ê, Phệ ... người ta cắm chà xuống đìa chi vậy ...? ... khi nó nhìn xuống mặt đìa, nước hình như sâu lắm, cắm chằng chịt chà gai và tiếng cá ăn mống giữa buổi trưa hè nghe thật rỏ ràng đâu đó .
        - Để mầy khỏi lưới và nôm trộm cá của người ta chớ chi ... Út Phệ cười lớn nói thêm ... chà đó tòan gai độc, đạp nhằm là thúi thịt đó ...
        - Vậy mầy cắm câu ...
        - Sụyt, nói nhỏ chớ mậy ... tao khác ... tao đâu có lội xuống đó hihiiiii
        - Mà con đôi có thật ở đây không ...?
        - Tao cũng có biết đâu, nhưng chú Tư đoán, nó chỉ quanh quẩn đâu đây mà thôi ... nếu đứng bóng không thấy nó thì tụi mình về ...
        - Ở quanh đây cũng có nhiều khu vườn lắm mà, sao chú Tư lại nghĩ nó ở Đồng Ông Cộ chứ ... ?
        - Mầy không biết đâu, chú Tư nói, lòai cu gáy mỗi con là một lảnh chúa hùng cứ một khu, thường là nơi có cây tàng cao nhứt .... Lâu rồi không có con đôi nào dưới chổ nhà mình , nên chú Tư nghĩ chắc là nó ở đây ...
        - Sao chỉ chờ nó tới đứng bóng thôi ... ?
        - Ờ, tao nghe chú Tư nói, tụi nầy thường kéo bầy đi ăn lúc hừng đông, nắng lên cao thì về chổ ở rỉa lông tò tí ... chứ hôm qua mầy không nghe tụi nó gáy rân đó sao ... ?
        Nó không trả lời thằng Út Phệ mà hỏi lại :
        - Ê, Phệ ... leo hái trăm được không mậy ... ?
        Chợt nhớ ra, thằng Út Phệ cười ha hả :
        - Mầy giỏi leo đi, tao hổng dám ...
        Thấy cây trăm không cao gì mấy lại cành, nhánh um sùm, leo cũng dễ , sao một thằng trèo cây như khỉ lại nói không dám, nó ngạc nhiên :
        - Mầy mà hổng dám thì ai dám, sao vậy chứ ...?
        - Leo lên đó, cho kiến vàng cắn sứt d... mầy à ... mầy không thấy cả đống ổ kiến bự chảng đó sao mà đòi leo ... Theo ngón tay chỉ của Út Phệ, quả nhiên nó nhìn thấy ít nhứt cũng 4 ổ kiến vàng lớn xộn kết trên cây trăm mà nảy giờ lo canh me mấy con trao trảo nó không để ý :
        - Vậy sao mầy khoe tao là có cây trăm chín tới chứ ...
        - Dễ ợt, có cho mầy ăn thôi ... thằng Út Phệ trề môi ... nè, chửn bị lụm đi ...

        * đòn sóc : thường được làm bằng thân cây cau, rất cứng, dài cở đòn gánh hai đầu chuốt nhọn, chuyên dùng để gánh rơm, và đôi khi có thể dùng làm khí giới để tự vệ .
        * nón tộ : may bằng vải kaki hình dáng như cái tô đựng cơm, thanh niên thích dùng vừa che nắng vừa lau mồ hôi khi cần .
        * dùng đủa cũ : ý nói dùng tay bóc .

        (còn tiếp)

        #4
          Thiên Hùng 07.03.2014 09:51:31 (permalink)
          (tiếp theo)

          Thằng Út Phệ nói xong, vòng ra phía sau lùm cây đủng-đỉnh kéo ra ba khúc lồ-ô không biết ai đã giấu trong đó và nhanh chóng cột chúng lại với nhau thành một cây sào dài, mà một trong 3 cây đã có làm sẳn cái cù móc trên đầu . Út Phệ dùng cây sào móc giựt những chùm trái trăm xuống đất từ thấp đến cao dần, đến khi không còn với tới những chùm cao hơn nữa thì nó đã ăn đen cả lưỡi và gom cả một đống nhỏ dưới đất ...
          - Đủ chưa mậy ... thằng Út Phệ hỏi nó ... Nhưng nó chưa kịp trả lời thằng Út Phệ, thì trước mắt của hai đứa nhóc đang ngước nhìn lên cây trăm, khỏang chừng chục con chim đang nghiêng cánh đáp xuống ngọn cây mù-u cao ngất . Thằng Út Phệ thật nhẹ nhàng gát cây sào vào cây trăm ngồi thụp xuống ...
          - Tụi nó hả mậy ... ? Trả lời nó mà mắt thằng Út Phệ vẫn không rời bầy chim vừa đáp :
          - Tao nghĩ vậy ... ?
          - Sao mầy biết ...?
          - Nhìn chóp cánh khi đáp của tụi nó là biết ngay thôi ... chắc là nó rồi ... mầy nhìn kìa ... Theo ngón tay chỉ của thằng Út Phệ, nó nhìn con đậu cao nhứt trong cả bầy đang nghênh ngang xòe cánh rỉa lông như khẳng định địa vị chúa đàn mà hình dáng lớn hơn hẳn những con khác ... Nó thì thầm :
          - Bây giờ thì mình làm gì ?
          - Chờ nghe nó gáy, xem nó có phải là con đôi gáy ngày hôm qua không ...
          - Nếu nó không gáy thì sao ... ?
          - Thì mầy gáy thế nó đi ... chớ tao biết sao ... thằng Út Phệ bấm bụng cười nhìn khuôn mặt thộn ra của nó :
          - Giởn với mầy thôi, chớ tao đóan, chắc là nó rồi, vì theo quy luật lảnh thổ, nơi đây đã có bọn nầy rồi thì không có con nào khác dám bén mảng đến đâu, tụi mình ... ê, mầy chờ tao chút nha ... Thằng Út Phệ đổi ngang câu nói, đứng phắt dậy, lao về phía sòng tát* của chiếc đìa . Trên cao bầy chim thóang thấy bóng thằng Út Phệ cũng giật mình vổ cánh . Nó cũng đứng dậy nhìn theo bầy chim đến khi chúng chỉ còn là những chấm nhỏ trên nền trời, nó cũng chưa hiễu thằng Út Phệ chạy đi đâu, thì bất ngờ có một con chim Phướng* khá lớn, sắc lông sặc sở đáp xuống chòm bông đủng đỉnh ngay trước mặt nó . Không còn một viên sỏi nào trong túi, nó lượm một viên đất nhỏ tra vào ná và nhắm ... rẹtttttt ... lần nầy nó may mắn, vì con chim phướng đậu cũng hơi thấp, nhưng viên đất trúng vào cánh đã vở vụn không đủ sức giết con chim phướng, chỉ làm nó bị thương không bay được mà nhảy chuyền hết từ cây nầy sang cây khác, khi những viên đất tiếp theo của nó đều hụt mục tiêu . Đến khi con chim và nó đều mệt đừ, thì thằng Út Phệ cũng vừa quay lại :
          - Ê, Trụi ... tụi mình vô mánh hihihiii ... Đang tức tối nhìn con chim Phướng lúc nầy đang trốn hơi cao trên một nhánh me rậm rạp, và xung quanh nó không còn một viên đất nào khả dĩ tạm xữ dụng, nó không buồn hỏi thằng Út Phệ vô mánh gì , lại làu bàu :
          - Con chim quỷ nầy khôn thiệt ...
          - Con chim gì vậy mậy ...? Nó chỉ cho thằng Út Phệ con chim bị thương đang trốn trong tàn cây :
          - Tao bắn trúng cánh nó, rồi rượt nó từ nảy giờ mệt quá ...
          - Chà, con phướng nầy bự quá hén ... mầy dang ra đi, để tao ... Thằng Út Phệ lấp một viên đạn đất sét vào ná ... con chim đã bị thương không còn linh họat đưa nguyên cái ức xám ra trước mắt ... Rẹtttttt ... Phát đạn đất sét của thằng Út Phệ trúng mục tiêu, và con chim rớt ngay xuống đất ... Nó reo lên, chạy đến lượm con chim :
          - Mầy hay đó nha Phệ, sao lúc nãy với mấy con trao trão thì mầy dở ẹt vậy ...
          - Tụi trao trão nhảy lung tung chứ chịu đứng yên một chổ cho mầy nhắm à ... thằng Út Phệ cười ... còn con phướng nầy vừa bự, vừa đứng yên một chổ là cho cơm tao hihihiii , chiều nay chú Tư có đồ nhậu lai rai rồi ... Nó sực nhớ lại :
          - Ê, Phệ ... hồi nãy mầy nói trúng mánh, mà mánh gì vậy ... ? Thằng Phệ bí mật :
          - Từ từ hihiihi , mầy lo lựa một mớ trái trăm chín mùi về cho em Thảo Quăn của mầy đi, tụi mình dông được rồi ...
          * sòng tát : chổ dùng để tát bằng gàu hoặc bơm nước ra khỏi đìa, mương ... cho cạn để bắt cá .
          * chim Phướng (xem hình) .

           

          Nói xong thằng Út Phệ tháo rời cây sào dài đem giấu vào chổ cũ, rồi nhìn nó lui cui lượm những trái trăm chín mùi đen mượt cẩn thận bỏ vào trong chiếc túi đựng sỏi, mà con chim phướng vẫn còn cầm bên tay kia :
          - Ê, đưa nó đây tao nhổ lông cho ... lát về nhà khỏi làm ... Nó đưa con chim phướng cho thằng Phệ, rồi nhìn chiếc túi đựng trái trăm đã căng phồng, liên tưởng đến vẽ mặt vui mừng của con Thảo Quăn để chắc chắn yêu sách của nó sẽ được con nhỏ đồng ý nên bất giác nó tự mĩm cười :
          - Ê, cười gì đó mậy, Trụi ... xong rồi nè ... Thằng Phệ đưa lại con chim đã nhổ sạch lông cho nó . Không trả lời thằng Phệ, mà nó hỏi lại :
          - Hồi nảy mầy nói trúng mánh, mà mánh gì vậy ...?
          - Đi theo tao ...
          Hai thằng nhỏ nhảy qua mấy lùm cây đủng đỉnh, chạy nhanh ra khỏi khu Đồng Ông Cộ ... vừa tới rặng trăm bầu um tùm bên ngoài, thằng Phệ đứng lại, và theo ánh mắt của thằng Phệ, nó giật nẩy mình, khi nhìn thấy một con rắn thật lớn, dài hơn cả sải tay đang bị cột ngay cổ treo tòn ten trên nhánh cây :
          - Con Rằn Ri Cá nầy, bằm lá cách, xúc bánh tráng, ngon hết biết nha mậy Trụi ... Thằng Phệ vừa nói vừa tháo dây cột con rắn xuống, con rắn chưa chết nên vặn mình cong queo ... nó dám xơi con cá lóc dính câu của tao, nên tới số rồi hihihiii ...
          - Mầy... mầy ... hỏng sợ nó cắn mầy sao Phệ ...? Nó ngập ngừng nhìn thằng Phệ và con rắn lom lom ...
          - Ối, thứ rắn nầy có cắn cũng nhằm nhò gì ... Rồi làm ra vẽ hiểu biết, thằng Phệ nhìn nó :
          - Tụi rắn ở dưới nước, như Rằn Ri Cá, Rằn Ri Cóc, Rằn Ri Voi ... vv... đầu chúng có hình như hột mít, như con nầy nè ... không có độc, có cắn cũng không sao, chứ tụi trên khô có đầu hình tam giác thì đừng chọc nó, vì nếu bị nó độp cho một phát là đi chầu tổ sớm nha mậy hihihiii ...
          - Còn hai cây cần câu của mầy đâu rồi Phệ ... Nó hỏi và nhìn thằng Út Phệ đang siết chặt thêm sợi dây dừa cột cổ con rắn và dồn nó vào chiếc túi may bằng bao cát mà đi đâu thằng Út Phệ cũng lận trong lưng, với ánh mắt thán phục :
          - Bẻ liệng rồi, cầm theo để người ta nói mầy cắm câu trộm đìa người ta à ... ê, xong rồi ... dzọt mầy Trụi ...
          Hai tên nhóc với chiến lợi phẩm, tót lên bờ ruộng và phóng nhanh về hướng có lủy tre đang lả mình trong cái nắng gay gắt của buổi xế trưa hè im gió . Về đến nơi chưa kịp đi qua cây cầu cau vào nhà chú Tư Thiệt, nó và thằng Phệ đã thấy chú Tư đang ngồi vót tre và tụi thằng Hưng Rèo, Đức Cống, cả chị em Thảo Quăn, Hiếu Lùn đang ngồi vây quanh chú, nói cười ỏm tỏi ... :
          - A, tụi nó dìa gồi kìa, chú Tư ... thằng Hưng Rèo la to khi thấy hai đứa nó ... Bọn con nít đứng hẳn dậy, trong lúc thằng Út Phệ nhảy bước ba qua cây cầu cau :
          - Chú Tư, chiều nay có đồ nhậu cho chú nè hihihiii ...
          Thằng Hưng Rèo đón chiếc túi từ tay thằng Út Phệ, trong lúc chú Tư Thiệt quay lại tươi cười :
          - Có gì nhậu đó mậy ... ? ... Thằng Phệ chưa kịp trả lời chú Tư, thì có tiếng la lớn của con Thảo Quăn trong đám con nít đang bu vào thằng Rèo :
          - Á, có con rắn, chú Tư ơi ... và con nhỏ lui ngay vào nó, nên nó đưa tay vịn con nhỏ lại :
          - Rắn Rằn Ri Cá mà mầy sợ nỗi gì chứ ... và nó làm ra vẽ thành thạo lắm :
          - Lọai rắn ở dưới nước như mấy con nầy có cắn cũng như gải ngứa thui, ăn thua gì chứ ... Con Thảo Quăn nhìn nó :
          - Mầy nói thiệt chứ, mà sao mầy biết ... ?
          Nó không trả lời con nhỏ mà vênh mặt :
          - Không tin tao, mầy hỏi chú Tư hay tụi nó đi ... Thiệt tình thì con Thảo cũng đã tin lời nó nói khi nhìn tụi thằng Rèo cầm con rắn trên tay chẳng chút e dè gì dù con rắn chỉ còn yếu ớt cựa quậy, và chú Tư Thiệt cũng đã để chiếc mác vót xuống, đứng lên nhìn nó trước khi bước lại chổ tụi thằng Hưng Rèo :
          - Ai nói với mầy rắn dưới nước cắn hổng chết vậy ? ... và nhìn khuôn mặt thộn ra của nó, khi con Thảo Quăn cũng nhìn ngay nó, chú Tư Thiệt cười :
          - Mầy nói đúng là loại rắn Nước và Rằn Ri cắn thì không sao, nhưng bị rắn Trun cũng sống dưới nước cắn thì bà hú đó ... chú Tư Thiệt chưa dứt lời, bọn nhóc đã nhao nhao :
          - Phải rắn Trun là lọai có 2 đầu, đầu sanh đầu tử hông chú Tư ?
          - Ừ, đúng vậy ... tụi bây đi dọc sình là coi chừng gặp nó đó, vì rắn Trun thường chui trong bùn để săn bắt những loài cá chúi trong đó như cá chạch chẳng hạn ... và chú nhìn con rắn Rằn Ri Cá đang trong tay thằng Út Phệ :
          - Tụi mầy thịt nó đải thằng Bình cũng được đó ...
          - Chú Tư, con nầy bằm lá cách xúc bánh tráng, chú nhậu, tụi con phá mồi cũng đã lắm đó , à hồi nảy con có bắn thêm được 1 con phướng mập ú nữa nè chú Tư hihiiii ... Chú Tư Thiệt cười lớn :
          - Được rồi, để đó cho tao ... còn tụi mầy, thằng Phệ với thằng Bình đi hái mớ lá cách, thằng Rèo và Cống ... tụi mầy vô bắt thêm mấy con Ngói trong cái lồng ngòai sau, chừa lại 2 con thôi ... làm lông sạch sẽ đi ... chiều nay thím Tư tụi bây qua chơi bên nhà Dì Út Nhung của thằng Bình rồi, chú cháu mình quậy hà hà ... Chú Tư Thiệt cười khà khà quay sang chị em con Thảo Quăn, nảy giờ đang đứng im re :
          - Tao thấy giờ cũng đã gần chiều rồi, còn vó mái gì nữa, mấy cái gọng vó thì tao đã vót xong, chỉ còn cột vào thôi, để chút nữa mấy thằng khỉ kia cột cho tụi bây ...
          - Hay thằng Phệ đi hái lá cách, để con cột vó cho chị em nó nha chú Tư ... ? Nó nhìn chú Tư Thiệt đề nghị ... chú Tư Thiệt cười ha hả :
          - Cũng được ... mấy tấm màn vó tao để kia kìa, mầy cột cho tụi nó đi ... Theo ngón tay chỉ của chú Tư, nó chạy lại góc chiếc giường tre lấy mấy cái màn vó, trong lúc chú Tư Thiệt cầm con rắn Rằn Ri Cá đi ra nhà sau, và chị em con Thảo Quăn cũng hớn hở chạy theo nó ... Biết chắc chỉ cần cột 4 chiếc vó cho chị em con Thảo Quăn khi cầm trong tay 8 chiếc gọng vó chú Tư Thiệt đã vót sẳn, nó sai con Hiếu Lùn :
          - Ê, Lùn ... trong lúc tao đi cắt dây chuối ngâm nước, mầy kiếm cho tao 4 miếng vỏ dừa thật khô nha ... trước sân nhà Ngọai tao có đó ... Con Thảo Quăn đã hiễu ngay là nó muốn làm gì rồi :
          - Mầy khỏi lo, mấy thứ đó Chú Tư đã làm cho tao xong trước rồi ... cả dây dừa, chú cũng đang ngâm dưới mương kìa ...dây chuối sao dai bằng dây dừa chứ ... Và không nhìn vẽ mặt tiu nghỉu của nó, con Thảo Quăn chạy lại cây cầu cau, nắm sợi dây chuối buộc ngay đầu cầu kéo lên ... lấy bó dây dừa ngâm dưới nước lên đi lại đưa cho nó :
          - Tao nghĩ nó đủ dẽo rồi, mầy chỉ cần se lại thôi ... Đón bó dây dừa từ tay con Thảo Quăn, nó cười mếu :
          - Cũng được, tao khỏi cắt dây chuối ... khỏe ... và lại nhìn con Hiếu Lùn :
          - Mầy vô sau bếp chú Tư lấy cho tao con dao nhọn đi, dễ dùi cái phao hơn con dao con chó* của tao ... và nó ngồi phệt ngay xuống viên gạch ong kề bên lu đựng nước mưa trước nhà chú Tư, lấy từng cặp dây dừa, vừa se chúng lại với nhau, vừa hỏi mà không nhìn con Thảo Quăn :
          - Mầy ăn trái trăm không ... ?
          - Ở đâu có ... ? Nó ngước nhìn lên :
          - Lúc nảy trên Đồng Ông Cộ, tao và thằng Phệ hái, và tao có để dành cho mầy nè ... Nó tháo chiếc túi đựng đầy trái trăm chín đang đeo tòng teng trên cổ xuống trước ánh mắt sáng lên của con Thảo Quăn, đưa cho con nhỏ :
          - Thiệt cho tao chứ ... ?
          - Ừ, nhưng có một điều kiện ... Con Thảo Quăn đã mở chiếc túi nhón lấy một trái trăm chín muồi ngọt lịm bỏ vào miêng :
          - Nói đi ...
          - Cho tao coi cuốn tập vẽ, mầy vẽ tụi tao năm rồi đó ... Con Thảo Quăn ngưng nhai trái trăm thứ ba, nhìn nó :
          - Ủa, sao mầy biết ... ?
          - Tao nghe thằng Phệ nói ... và nó ngập ngừng ... mầy vẽ tao xấu hoắc phải không ... ?
          Con Thảo Quăn quay mặt đi để giấu nụ cười :
          - Làm gì có, tại tao mới học ...
          - Vậy cho tao coi đi ...
          - Được thôi ... chừng nào mầy về Saigon ... ?
          - Cuối tháng ...
          - Tao sẽ cho mầy coi, trước khi mầy về ...
          - Chứ bây giờ không được sao ... ? Con Thảo Quăn chưa kịp trả lời nó thì Hiếu Lùn đã chạy ra đưa con dao nhọn và 4 cái phao dừa* cho nó :
          - Chú Tư nói mầy se dây dừa xong, thắt gút lại rồi xỏ vào phao thôi, chú đã xuyên lổ trên phao rồi ...
          - Vậy à ... nó nhìn con Hiếu Lùn ... hên quá ... chứ không thôi, dùi xuyên được mấy cái lổ nầy cũng trần ai khoai củ hihiii ... ê, dây dài cở nầy tụi bây thấy được chưa ?
          Nó căng sợi dây dừa vừa se xong dài chừng sải tay nó cho hai con nhỏ xem ... Con Thảo Quăn gật gù :
          - Tao thấy được rồi đó Trụi ...
          - Ừ, tao cũng thấy mấy cái mương vòng vòng đây sâu cở nầy là cùng ... và nó se xong 4 sợi dây dừa thật nhanh, những sợi còn lại nó tướt chúng nhỏ ra như sợi cước để cột 4 đầu gọng vó vào 4 góc của chiếc vó và thật chặt nơi giao điểm của 2 chiếc gọng ... thành 1 chiếc vó có hình vuông vức trước khi buộc sợi dây dừa vừa se một đầu vào chổ giao điểm nầy, đầu kia được xuyên qua cái phao dừa từ một cái lổ nhỏ ( lổ nầy thường được người ta dùng que sắt nung đỏ đốt xuyên qua) và thắt gút lại để không bị vuột ra . Dìm vó xuống đáy mương hay kéo lên , người ta dùng cây cán vó tức một thanh tre đực (tiếng địa phương - chổ quê TH) dài khỏang 3 mét, lớn chừng bằng ngón chân cái, dày mắc nên rất nhẹ khi đã khô mà rất dai chắc, khó gảy ... một đầu trơn, một đầu có cái móc ... dùng đầu trơn để dìm vó chìm xuống, dùng đầu có móc để móc vào cái phao dừa kéo vó lên . Khi dìm vó xuống, bỏ vào vó một viên đất bùn dẽo được lăn trước vào cám rang - bùn dẽo để xuống nước không bị rã, cám rang để bốc mùi thơm dụ tép từ xa cũng đánh được mùi men tới bám vào viên đất để ăn - móc vó lên bắt thui hihihi . Nếu lười biếng trở đầu cán, dùng luôn đầu có móc để dìm vó, rất dễ bị cái móc, móc vào vải vó làm vó bị nghiêng khi rút cái cán lên, cục đất dẽo lăn cám làm mồi sẽ rớt ra khỏi vó ... trường hợp nầy chắc mẽm khi kéo lên sẽ là cái vó KHÔNG gùi hihihihi .
          * dao con chó : lọai dao xếp bình dân, dài chừng gang tay, lưỡi xếp vào được, nhà dưới quê nào cũng có .
          * phao dừa : lọai phao vó làm bằng vỏ ngòai của trái dừa khô, lớn chừng bằng tấm thẻ credit card, dầy chừng 2cm .
          Nó cột vừa xong 4 chiếc vó cho con Thảo Quăn, thì đã thấy Dì Út Nhung của nó cùng thím Tư bước qua cầy cầu cau :
          - Ủa Bình, sao trưa con không về ăn cơm ... cột vó cho con Thảo đó hả ...? và tiếng của Thím Tư tiếp theo :
          - Chà, con trai thành phố cột vó cũng khéo tay qua ha ... và thím quay sang hai đứa con gái :
          - Hỏng chừng nhờ nó mát tay, tụi bây sẽ vó được bộn tép đó nha ... thím cười thật hiền, và tiếp luôn :
          - Chú Tư bây, ổng làm gì trong nhà vậy ...? Nó chưa kịp trả lời thì con Thảo Quăn đã nói :
          - Chú Tư cùng tụi thằng Phệ đang làm con rắn bự lắm, để nhậu đó thím ... và nó tiếp lời con nhỏ luôn :
          - Con rắn dính câu của thằng Phệ, trên Đồng Ông Cộ đó thím Tư ... và quay sang Út nó :
          - Út , con ăn cơm vắt với thằng Phệ rồi ... và chú Tư nói chiều nay ở đây ăn rắn bằm lá cách với chú hiihhii ... Nó cười, trong lúc Út nó nói với thím Tư :
          - Vậy chắc ảnh thịt luôn mấy con ngói còn lại trong lồng quá ...
          - Vô coi ... và thím Tư kéo tay Út nó đi vào nhà ... Nó nhìn chị em con Thảo Quăn đang xếp gọn 4 chiếc vó lại :
          - Bộ tụi mầy về sao, hổng ở lại chơi à ... Con Thảo Quăn nhìn nó lắc đầu :
          - Tao thấy con rắn là sợ muốn chết, sao dám ăn chứ ... thôi tao về, để mai đi vó có được con tép nào không, coi mầy mát tay hay xúi quẩy đây ... và con nhỏ quay lưng nói lớn vào trong nhà :
          - Chú Tư ơi, con về nha ... Có tiếng cười ha hả của chú Tư :
          - Ừ, chị em bây về đi ... Chú đi ra, hai tay còn ướt nước đang chùi chùi vào bên hông cho khô, Út nó và thím Tư theo sau , và có tiếng của Út nó :
          - Em gởi nó cho anh, chiều nay chú cháu quậy đã đi, để chị Tư qua nhà em ... nhớ gì đã hứa đó ...
          - Cô Út an chí ... chị Năm còn ở chơi lâu mà ... Và trong lúc Út nó, thím Tư và chị em con Thảo Quăn đi qua cây cầu cau thì chú Tư quay sang nó :
          - Nhỏ, xong rồi, mình vô xê là vừa hahahaaaaa ...
          Tiếng cười thỏai mái, an bình, tiếng xì xào trò chuyện, tiếng dao bằm trên thớt, tiếng chí chóe cải nhau của đám nhóc hòa chan trong mùi thơm của thịt chim rô ti, thịt rắn bằm xào lá cách ... lan tõa trong cơn gió nhẹ đang xua dần đi tia nắng nhạt buổi chiều ... Chú Tư Thiệt gật gù bên chung rượu đế Gò Đen sủi bọt nghe thằng Út Phệ thuật tường tận cảnh sinh họat của đàn cu trên Đồng Ông Cộ mà nó chắc chắn là đàn con đôi ... và không biết có phải muốn chọc quê thằng Phệ hay sao đó, mà con Thanh Nhã trong lồng bỗng ... Cù cú cu ... cuuu ... cuuuuuuuu ... liên tục ... làm thằng Hưng Rèo đang bẻ miếng bánh tráng nướng, xúc thịt rắn chưa kịp bỏ vào miệng cũng phải bật cười :
          - Nó nói mầy xạooooooo đó Phệ ... bọn nhóc lại được một trận cười thỏa thích, trong lúc chú Tư Thiệt nhìn vào chiếc lồng nhốt con Thanh Nhã :
          - Gáy buổi chiều, mầy sung ha ... an chí, chí dịp cho mầy trổ tài mà ... Và lần nầy, thì đúng là để khiêu khích chú Tư Thiệt, tiếng con đôi chú cố ý muốn tìm thật dồn dập xa xa ... Cù cú cu ... cu ... cuuuuuuuu ... Cù cú cu ... cu ... cuuuuuu .... Cú cu cu ... cú cu cu ... cú cu cu ...
          - Được rồi, mầy ngon ... ở đó chờ tao đi ... Chú Tư lẩm bẩm ...

          *** ***

           
          (còn tiếp)

          #5
            Thiên Hùng 14.03.2014 03:02:59 (permalink)
            (tiếp theo)
             
            Hôm sau, đập vừa xong đám lúa của bà Tám Xí, trời cũng chưa đứng bóng, trong lúc thiếm Tư phụ những người khác lo gánh lúa về cho bà, chú Tư Thiệt xách rựa lên bờ ruộng đốn cây trăm bầu đã chết khô mà bà Tám đã cho chú thiếm làm củi . Chú cẩn thận chặt nó ra làm hai để dễ vác về nhà . Quay đi chưa được mươi bước, thì từ trong rặng dừa xa xa, một đàn cu vừa xanh vừa ngói bay đáp xuống đám ruộng vừa gặt . Chú Tư Thiệt nhẩm tính cũng trên vài chục con ... và chú vác khúc củi trăm bầu bước nhanh về nhà .
            Bước qua cây cầu cau, quăng khúc củi trước sân nhà, ực một gáo nước mưa mát lạnh, như để xua tan hết cái nóng bức, mệt mỏi của một ngày đồng áng, chú Tư Thiệt chụm hai bàn tay vòng ngang miệng làm loa quay ra phía vườn sau nhà :
            - Phệ ơiiiiiiiiiii ... Phệệệệeeeeeeeệ ....
            Tiếng thằng Phệ đáp lại to không kém, dường như nó lúc nào cũng sẳn sàng khi chú Tư gọi nó :
            - Con lên liền Chú Tưuuuuuuuưu ....
            Vấn vừa xong điếu thuốc rê, ngậm vào miệng chưa kịp bật lửa đốt, chú Tư đã thấy thằng Út Phệ nhảy qua mấy cái mương nhỏ chạy đến cây cầu cau bắt vô nhà chú :
            - Chú mới về hả, chú ăn cơm chưa ? Trong một xã hội mà cái đói lúc nào cũng rình rập những người dân quê tay lấm chân bùn, câu hỏi "ăn cơm chưa" hình như lúc nào cũng là bắt đầu cho câu chuyện sắp tới của họ .
            Chú Tư cười :
            - Tao ăn cơm vắt với thiếm bây trên ruộng rồi . Ê, Phệ ... vô nhà lấy cặp lưới giựt ra, phụ tao cột lại cho cho chắc, rồi lên đám ruộng của bà Tám Xí, có đàn xanh ngon lành mậy, còn mấy thằng kia đâu ?
            - Tụi nó đang ở chổ chị em con Thảo Quăn vó tép á chú Tư, để con kiu tụi nó ... thằng Phệ nhanh nhẩu .
            - Ừ, kiu tụi nó đi ... tao vô lấy lưới ra .
            Bốn tên nhóc : Nó, Út Phệ, Hưng Rèo, Đức Cống có mặt đầy đủ tại nhà chú Tư, và nó đã trố mắt nhìn chú Tư cùng 2 tên Hưng Rèo và Đức Cống thoăn thoắt cột 2 tấm lưới bén nylon vào 2 khung tre gổ, mà mỗi khung lớn gần bằng tấm vạt giường . Họ dường như rất quen với công việc nầy, vì nó thấy 2 tấm lưới bén đều có những mẩu dây màu ngoài rìa khớp với những lằn sơn vẽ trên khung tre , trong lúc thằng Út Phệ đang lục đục làm gì đó trong chuồng nhốt 2 con ngói sau nhà chú Tư, mà chú Tư để dành lại làm con mồi .Rít một hơi để điếu thuốc rê cháy đến tận cùng, chú Tư Thiệt phun cái mẩu thuốc xuống sân, vói tay lấy cái túi bự xự có dây đeo để kế bên, đeo lên vai, chú Tư Thiệt khoan khoái :
            - Phệ ơi, xong chưa mậy ... xong rồi thì mình đi đi kẻo trễ đó ...
            - Đi đâu chú Tư ? Nó thắc mắc ... nhưng chú Tư chưa kịp trả lời nó, thì thằng Út Phệ từ trong nhà chạy ra, trên tay cầm chiếc lồng nhỏ, bên trong là 2 con cu ngói, đầu được bịt kín bằng 1 chiếc túi nhỏ màu đen, may vừa vặn với đầu của nó, khoét cái lổ để ló cái mỏ ra mà thôi :
            - Xong ngay nè, chú Tư ... thằng Phệ vừa nói vừa giơ cao chiếc lồng trên tay . Thấy vậy, Nó càng thắc mắc :
            - Ủa, bao mặt tụi nó lại chi vậy chú Tư ...? Nhìn vẽ mặt ngây ra của Nó, thằng Hưng Rèo tài lanh :
            - Thì mầy cứ đi theo thì biết ... có đái ... ị ... gì thì làm bi giờ đi, chứ tới đó thì nội bất xuất, ngoại bất nhập nha em ... Nó còn chưa biết ất giáp gì, thằng Đức Cống lại tiếp :
            - Mầy đừng hỏi nhiều quá, hổng hên nha mậy hihiiii
            Nhìn vẽ mặt nghệt ra của nó, chú Tư Thiệt thương hại :
            - Thì lát nữa biết, nhỏ, mình đi đi ... Và chú Tư Thiệt cùng lũ nhóc, con mồi, với 2 khung tre gổ có 2 tấm lưới bén được quấn cẩn thận lên 1 cạnh khung thẳng đường đến đám ruộng vừa gặt của bà Tám Xí khi trời đã quá xế trưa, cũng là giờ chuẩn bị bửa ăn chiều của lũ chim rừng trước khi về tổ .

            Những cánh đồng lúa trải dài mút mắt hầu như đã được gặt hái xong, phơi mình dưới nắng trưa, lồng trong cơn gió nhẹ tạo một quang cảnh im lìm chịu đựng, như chủ nhân của chúng, những người nông dân tay lấm chân bùn, suốt đời gắn bó với ruộng nương cây lúa . Thời buổi nầy người ta thường xạ lúa chứ không cấy như xưa, và thường là lúa ngắn ngày, nên khi gặt, cây lúa được cắt gần sát gốc, vì vậy rất dễ dàng cho lũ chim rừng kiếm ăn . Chú Tư Thiệt và bọn nhóc vừa đến bờ ruộng của bà Tám Xí thì quả nhiên ... Rầnnnnnnnnnnnn ... một đàn đủ loại chim vút cánh bay lên hướng về phía Mộ Dương xéo xéo bên Đồng Ông Cộ, mà nhìn theo thằng Út Phệ lẩm bẩm :
            - Cha, đàn con xanh coi bộ mập dử á chú Tư ...
            - Thì mập cở mầy thôi ... thằng Hưng Rèo đốp ngay, nhưng thằng Phệ không giận chút nào, nó bỉu môi :
            - Tao mập đở tốn cơm, còn có thằng ăn như heo vẫn ốm như cò ma á ... hà hà ... Thằng Đức Cống vừa để cái khung tre xuống bờ ruộng là quay sang thằng Phệ :
            - Mầy chê nó ốm, sao hùi sáng cỏng nó té lên té xuống vậy chứ hả ? ... nói vừa xong thằng Đức Cống cười hà hà khi nhìn 2 cái tai đỏ lên cùng cái mặt quê quê của thằng Phệ . Nhưng đâu phải chỉ một mình thằng Phệ quê vì câu nói của thằng Đức Cống, mà cả Nó cũng thấy mặt mình nóng lên khi sáng nay Nó cũng cỏng thằng Đức Cống trước mắt con Thảo Quăn mới chết chứ, vì thằng Phệ và Nó thua hai thằng kia trong trò chơi đánh Trổng* , bởi hai đứa nó lo nhìn con Thảo Quăn kéo vó, không chú tâm nên không bắt được cây cu do thằng Hưng Rèo tán, phải thua điểm . Nhưng bù lại, Nó được con Thảo Quăn cho coi tập hoạt hình vẽ bọn chúng nó trong mùa hè năm rồi, thay vì phải chờ đến khi Nó gần về lại Saigon, mà khi xem xong Nó phái chí, vì con nhỏ vẽ Nó cũng đâu đến nỗi trụi lũi, xấu hoắc như tụi thằng Phệ đã nói với Nó .
            * đánh Trổng : một trò chơi của con nít và ngay cả người lớn ở quê tôi . Trò chơi gồm 2 thanh tre đực (tức loại tre đặc ruột) - thanh lớn dài khoảng 6 tấc, lớn bằng cườm tay gọi là thanh Trổng - thanh nhỏ dài khỏang 1,5 tấc , lớn bằng ngón tay cái gọi là thanh Cu - Sân chơi thường là ngoài ruộng khô hay vườn rộng ... Người chơi chia 2 nhóm với số người bằng nhau, bao nhiêu người 1 nhóm cũng được, và cuộc chơi có 3 phần :
            - phần đầu tiên gọi là VÍT - xẻ 1 cái rảnh nhỏ dưới đất ruộng ... đặt thanh Cu nằm ngang cái rảnh, dùng thanh Trổng vít nó ra phía trước, càng mạnh càng xa càng tốt ... mà lúc nầy phe đối phương đã dàn hàng ngang hay dọc, tùy, đón bắt thanh Cu nầy ... nếu họ bắt được thì anh Vít coi như chết ... ra ngồi ngoài ngó ... nếu không thì thanh Cu rớt xuống chổ nào, người của phe đón bắt lúc nảy sẽ có 1 người, người nào cũng được, thường họ chọn người ném hay nhứt, cầm thanh Cu ném về thanh Trổng, lúc nầy đã được người Vít đặt nằm ngang cái rảnh lúc nảy . Ném trúng thì anh Vít cũng chết ... ném hụt thì anh ta được tiếp qua phần 2 .
            - phần thứ hai gọi là TÁN - cầm thanh Trổng và thanh Cu trên cùng 1 tay thôi, thẩy thanh Cu lên cao (bao nhiêu cao cũng được tùy theo mình), khi nó rớt xuống thì dùng thanh Trổng tán mạnh nó về phía trước, nơi mà nhóm đối phương cũng dàn ra để bắt ... Cũng vậy, đối phương bắt được thì anh vừa tán ra ngồi ngoài, bắt không được thì thanh Cu rớt xuống chổ nào, anh tán sẽ dùng thanh Trổng đo chiều dài của khỏang cách từ chổ đó đến cái rảnh, bao nhiêu thanh Trổng là bấy nhiêu điểm . Tán hụt, cũng ra ngồi ngoài luôn hiihiiiii . Sau khi đếm điểm xong, anh ta sẽ qua phần 3 ...
            - phần thứ ba gọi là CHẶT GỒNG : để thanh Cu nằm nghiêng trên cái rảnh, 1 đầu ló lên , dùng thanh Trổng đánh ngay đầu nầy cho thanh Cu bật lên cao, rồi dùng thanh Trổng đánh mạnh về trước khi nó rớt xuống ... kế tiếp và tính điểm như tán vậy ... chặt hụt, tức thanh Cu không nẩy lên cũng chết, đánh hụt khi thanh Cu rớt xuống cũng chết ...
            Cứ thế luân phiên ... mỗi người chơi qua 3 phần như vậy ... tính điểm cộng cả nhóm, nhóm nào nhiều điểm là thắng . Với con nít luôn là chơi ăn cỏng ... tức phe thua phải làm ngựa cho phe thắng cởi chạy cả vòng sân ná thở hihiihii . Và TH tuy không rành môn baseball của mấy anh Mỹ ... nhưng sao thấy nó cũng hao hao như đánh Trổng của quê TH hiihiiii .
            Nó mở cặp mắt to thao láo nhìn chú Tư Thiệt cùng tụi thằng Phệ, Hưng Rèo, Đức Cống thật nhanh nhẩu bày đồ nghề để giăng chiếc bẩy lưới trên đám ruộng của bà Tám Xí . Hai khung tre có gắn lưới bén bây giờ đã như hai cánh cửa bật áp sát mặt đất ruộng, được giữ nằm yên bởi một bên là 2 vòng sắt có chân dài khỏang 6 tấc cắm lút xuống đất ruộng như cái bản lề, bên đối diện bởi 1 cái chốt bằng cây mù u, bởi loại cây nầy thật dẽo không bao giờ gảy ngang bất tử và nó được căng bởi 2 sợi dây thun đen thật lớn cắt từ ruột xe hơi . Cái chốt giữ được nối một sợi dây cước thật dài , người đánh bẩy chỉ cần kéo sợi dây cước nầy để nhả cái chốt cây mù u thì hai khung tre sẽ bật ngược chiều nhau, tung hai tấm lưới bén trùm lại khỏang không gian giữa hai khung tre đó ... dĩ nhiên đám chim rừng ngờ nghệch kiếm ăn trong đó sẽ bị bắt trọn gói, vì chúng không thể nào bay nhanh lên để thoát qua 2 tấm lưới từ trên chụp xuống ... và 2 con ngói bị thằng Phệ trùm kín mắt, là con mồi được thả vào bên trong giữa hai khung tre nầy, dĩ nhiên chúng nó 1 chân bị cột bằng dây cước vào một khoen sắt cắm xuống ruộng cho khỏi bay trốn . Sau cùng là bọn trẻ chạy đi kiếm gom những bông lúa rơi vải nhiều nơi bỏ vào xung quanh chổ 2 con mồi đang đứng làm thức ăn để dụ lũ chim rừng. Bẩy giăng coi như đã xong, người đánh bẩy chỉ cần cầm thủ hai sợi dây cước nối với cái chốt, tìm chổ dưới gió, núp thật kỷ và chờ đợi ... và thường thì họ núp trong mấy cái chòi tránh nắng của nông dân lúc nghỉ tay uống nước ... Nói thì dài dòng, chứ chú Tư Thiệt và tụi nhóc đã giăng bẩy thật nhanh, và bây giờ thì năm chú cháu kẻ đứng người ngồi, trong cái chòi lá ở đầu trên đám ruộng của bà Tám Xí đăm mắt nhìn vào bẩy, mà trên tay chú Tư và thằng Phệ lăm lăm sợi dây cước ... Hai con ngói mồi, sau một lúc đứng yên, trong hương gió đồng, chúng theo phản xạ tự nhiên đã đập cánh bay lên, nhưng sợi dây cước cột chân đã khiến chúng té lộn nhào xuống, và chắc lần đầu tiên bị mù bất đắc dĩ nên chúng sau vài lần thử bay không được đã chịu đứng yên ... và không biết những lần chớp cánh của chúng như vậy có gây sự chú ý của đám chim rừng nơi đâu đó không, mà chú Tư Thiệt bỗng đưa 1 ngón tay lên ngang miệng ra dấu cho bọn trẻ im lặng dù rằng nảy giờ chẳng có thằng nào hó hé lời gì, khi nghe vẳng lại xa xa tiếng rúc gù gù quen thuộc của loài cu ngói ...
            Nắng chiều xế dần trong tiếng gió đồng lướt qua hàng cây trăm bầu trồng dọc theo các bờ ruộng, chú Tư Thiệt đang lơ đảng vì thèm rít một hơi thuốc rê thì thằng Út Phệ bỗng kéo nhẹ chéo áo chú nháy mắt vào chổ chiếc bẩy, mà nhìn theo chú vừa thấy một con ngói rừng đáp xuống kế bên hai con ngói mồi vì bị bịt mắt nên vẫn đứng yên gà gật, rồi con thứ hai, thứ ba ... nhưng vẫn không thấy bóng dáng đàn xanh ... nên năm cặp mắt vẫn mở to chờ đợi ... Chờ lâu sốt ruột, và chắc thằng Phệ cũng muốn biểu diễn cho Nó xem, nên thằng Phệ nhìn chú Tư chớp chớp mắt . Hiểu ý thằng Phệ, chú Tư mĩm cười gật đầu, và như cùng lúc, chú Tư, thằng Phệ cùng giật mạnh sợi dây cước trong tay ... Ràoooooooo ... Hai tấm lưới bén vươn lên từ trên không chụp xuống theo đà bật của hai khung tre vừa thoát khỏi cái chốt gài ... Tụi thằng Hưng Rèo, Đức Cống reo lên bám lưng thằng Phệ vừa ném qua bên sợi dây cước trong tay chạy ra chổ cái bẩy, Nó cũng chạy theo khi thoáng thấy vài cánh chim bay lên, nhưng bị vướng vào tấm lưới đang chụp xuống . Chú Tư thản nhiên móc gói thuốc rê định vấn một điếu, nhưng không hiểu sao, chú lại cất vào túi và bước ra theo lũ nhóc . Vừa thấy chú Tư, thằng Út Phệ to mồm nhứt :
            - Chú Tư ơi, không phải chỉ có 3 con ngói lúc nảy đâu ... còn, còn, còn ... Nó chắc vì quá mừng nên cà lăm cà lặp ... nhưng chú Tư Thiệt cười hà hà vì chú đã hiểu ngay là thằng Phệ định nói còn gì :
            - Tao biết chắc giờ nầy thế nào cũng có vài tên gà nước, chàng nghịch mò đến đây kiếm chác ... tụi bây gở từ từ, coi chừng rách lưới mắc công vá đó ... Ê, sao tụi bây không đem cái lồng ra đây, bắt lũ chim nầy rồi túm quần tụi bây nhốt nó à ... ? Bốn tên nhóc, không tên nào chịu quay lại cái chòi để lấy cái lồng lúc nảy thằng Phệ dùng để nhốt 2 con ngói mồi, khi chúng dồn ánh mắt vào những đôi cánh chim đang cố vùng vẩy bên trong 2 tấm lưới bén . Chú Tư Thiệt gật gù :
            - Để tao lấy ra cho, nhưng không thằng nào được mó tay vào ... nhưng chú Tư Thiệt chưa nói hết câu, thằng Hưng Rèo đã mau mắn :
            - Thôi để con dzọt cho mau chú Tư ... và không đợi chú Tư Thiệt đồng ý, thằng Hưng Rèo, đúng là tên giống như người, đã phóng nhanh về phía chòi, lấy cái lồng không đem lại chổ bẩy, vì nó biết không có cái lồng nầy, chú Tư cũng có cho tụi nó gở bắt mấy con chim dính bẩy ra đâu . Đón chiếc lồng không trong tay thằng Hưng Rèo, chú Tư đưa cho Nó :
            - Ê, nhỏ ... mầy chưa biết cách gở bẩy, vậy cầm đi ... rồi theo tụi nó coi cho biết nha ... Được rồi, ê ... mỗi bên được bao nhiêu con mậy Phệ ?
            Thằng Phệ chắc cũng không biết đích xác được bao nhiêu con chim dính trong bẩy :
            - Bộn chú Tư ơi, gở được chưa chú ?
            - Ừ, tụi bây dời được con nào ra đầu góc, nhớ bắt ra ngay, đừng ham dời nhiều con lại cùng lúc, không khéo lại để bay mất mấy con như hôm rồi nghe, để tao thu dọn đồ nghề cho ...
            - Dạ, chú Tư an chí, tụi con biết rồi ... Nói xong tụi thằng Phệ, Hưng Rèo, Đức Cống nhào vô hai tấm lưới, trong lúc Nó cũng háo hức cầm chiếc lồng không nhìn theo ...
            - Một em, ahahhaaaa , mập ú ... tiếng thằng Phệ ... Ê, Trụi đem chiếc lồng lại đây . Nó chạy lại chổ thằng Phệ, thằng Phệ mở cửa lồng và bỏ vào 1 con ngói vừa bắt trong bẩy ra, và sau đó thì nội chạy qua qua lại giữa 3 thằng khỉ kia, Nó cũng đã thở hào hển, nhưng không phải vì chạy mệt mà vì phái quá khi nhìn lũ chim rừng đập cánh loạn xạ trong chiếc lồng của Nó, mà Nó nhẩm đếm đã gần được chục con nào Ngói, Chàng nghịch, Ốc cao, Sắt ô ... và cuối cùng là 1 con Gà nước bự xộn nhưng thằng Đức Cống không bỏ trong chiếc lồng của Nó mà dùng dây cước cột hai chân đưa cho Nó xách bên ngoài, vì chú Tư nói còn để chổ trong chiếc lồng cho 2 con ngói mồi . Năm chú cháu thu dọn lưới và chiến lợi phẩm xong thì trời đã hoàng hôn, nhìn chung quanh thấy không còn bóng người và trên khoảng trời xanh rộng bao la từng đàn chim rừng đang rủ nhau về tổ, bay về phía Đồng Ông Cộ, Mộ Dương ... Chú Tư Thiệt thấy thèm vô cùng hơi thuốc rê :
            - Thôi về được rồi, tao thèm thuốc quá ...
            - Ủa, chú thèm sao không hút đi ... thằng Đức Cống nhìn chú Tư .
            - Mầy ngu quá, nếu chú Tư hút thuốc chổ nầy, để lại hơi tụi chim rừng hửi thấy thì còn bẩy bung gì nữa chứ ... thằng Phệ cắt lời thằng Đức Cống ngay . Chú Tư Thiệt cười hì hì :
            - Phệ, mầy hay ha ... mơi sáng đàn xanh thế nào cũng tới, a lê, đi về ...
             
             
            (còn tiếp)

            <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.03.2014 03:04:28 bởi Thiên Hùng >
            #6
              Thiên Hùng 25.03.2014 10:00:44 (permalink)
              (tiếp theo)
               
              Nó, thằng Đức Cống cùng con Thảo Quăn bươn chân cố đi thật mau lên đám ruộng của Bà Tám Xí khi mặt trời vừa nhô khỏi ngọn dừa, như lời chú Tư đã dặn tụi nó hôm qua, vì chú Tư sợ Nó bị nhiễm sương khi chú cùng 2 thằng kia đã đi khi mặt trời chưa mọc để kịp đón đàn cu xanh . Con Thảo Quăn đã trông thấy chiến lợi phẩm của chú cháu Nó ngày hôm qua nên cố xin chú Tư hôm nay cho đi theo . Vừa thoáng thấy bóng dáng của thằng Phệ xa xa, Nó đã nghe tiếng của thằng nầy vang ngân trong làn gió sớm :
              - Trúng mánh rồi Trụi ơiiiiiiiiiiii, Đức Cống ơiiiiiiiiiiiii , chạy mau lên điiiiiii ahahahahaaaaaaa ... Không để cho thằng Phệ lập lại, Nó và thằng Đức Cống đã co chân phóng lẹ hơn trong lúc con Thảo Quăn la bài hãi :
              - É, chờ tao với Trụi ... và thấy con nhỏ cũng túm ống quần chạy theo ... Nó ngoái lại :
              - Thì mầy từ từ cũng được, chạy coi chừng té đó ... Nhưng rồi thì cả 3 đứa nó cũng đến nơi và trợn tròn xoe cặp mắt nhìn đàn cu xanh đang đập cánh tuyệt vọng trong cặp lưới bén , thằng Phệ và Hưng Rèo đang đi chung quanh đè cái khung tre cho sát mặt đất và chú Tư Thiệt thì đứng chống nạnh cười thật đắc ý, hình như họ cũng mới vừa giựt lưới thôi :
              - Hà hà ... nè nhỏ, bao nhiêu đây thì dư sức qua cầu để đải má mầy rồi ... chú nói ngay khi vừa thấy Nó ...
              - Bắt tụi nó ra được chưa chú Tư ? ... Nó phái quá khi nhìn lũ chim ...
              - Còn chờ gì chứ ... coi tụi nó mần sao thì mầy mần theo, nhớ chặp cánh nó mà nắm cho chắc ăn nha nhỏ ...
              - A, có mấy con cườm chú Tư ơi ... tiếng của thằng Hưng Rèo la to ...
              - Đâu, đâu, để tao coi ... chú Tư chưa trả lời thì thằng Phệ đã lên tiếng và đi qua chổ thằng Hưng Rèo, giở góc khung tre từ từ nắm cặp cánh con cu cườm đem ra bỏ vào chiếc lồng nhỏ dùng nhốt 2 con ngói mồi, trong lúc bọn xanh được bỏ vào 1 cái lồng khác bằng lưới mắt cáo lớn hơn nhiều .Con cườm vừa được thả vào lồng đã đập cánh bay loạn xạ, rồi con thứ 2, con thứ 3 ... thằng Phệ nhìn chăm bẳm vào 3 con cườm rừng :
              - Lông cườm trên gáy nó ít xỉn, chắc không phải là con đôi đâu há chú Tư ...
              - Khỏi nói, tao cũng biết là không phải rồi ... chú Tư Thiệt cười ... Nó là chúa đàn, có bao giờ đi kiếm ăn chung với đàn khác đâu chứ ...
              Và như để xác minh cho lời nói của chú Tư, từ rặng cây trong Đồng Ông Cộ tiếng con đôi thật khoan thai như để đón chào một buổi bình minh nắng ấm :
              Cù cú cuuuuuuuu cu cu ... Cù cú cuuuuuuuuu cu cu ... Cù cú cuuuuuuuuuuuu cu cu ....
              Cù cú cuuuuuuuu cu cu … Cù cú cuuuuuuuuuuu cu cu ... Cù cú cuuuuuuuuuuuu cu cu .... Và cũng không lâu sau đó, từ dưới rặng dừa chổ nhà chú Tư và bọn nhóc, một con đôi khác ... mà chú Tư và lũ nhóc nghĩ là con Thanh Nhã ... Cù cú cuuuuuuuuuu cu cu .... Cù cú cuuuuuuu cu cu ... Cù cú cuuuuuuuu cu cu ... và càng sung hơn chỉ sau vài lần gáy , con phía rặng dừa đã lên tiếng "bo" như khiêu khích đối thủ ... Cuuuuuuuu cuuuuuuu ... Cuuuuu cucuuuuu ... Cuuuuu cuuuuuuuuu ... Như tức giận vì bị khiêu khích con trên Đồng Ông Cộ ngưng tiếng gáy, và chú Tư cùng lũ nhóc thấy đàn của nó bay về phía Mộ Dương ... mà nhìn theo chú Tư Thiệt lẩm bẩm :
              - Con đôi nầy, tiếng gáy mạnh và vang xa, ngon à mầy Phệ ... mai mình đi kiếm nó được rồi ...
              Nắm một con ngói trong hai tay chưa kịp bỏ vào lồng, con Thảo Quăn quay nhìn chú Tư :
              - Bộ chú Tư không đánh bẩy lưới nữa sao ?
              - Có bầy xanh nầy, mình lụm gần hết rồi, mấy đứa còn lại dám léo đến nữa sao mà bẩy, chờ tụi nó hợp đàn mới, còn lâu hihihiiiii ... Và nhìn chiếc lồng lưới mắt cáo lũ khủ nào xanh, nào ngói ... ít nhứt cũng hai, ba chục con ... và con nhỏ cùng 4 tên nhóc, đứa nào cũng chân tay quần áo lấm lem vì vật lộn với bầy xanh nảy giờ, chú Tư Thiệt cười thật hiền :
              - Lát dìa nhà, nhỏ ... nói với ba mầy, chiều lên chú Tư nhậu nha ... à, mà hôm qua mầy vó được nhiều tép không ?
              - Thằng Trụi coi vậy mà mát tay cột vó đó chú Tư, con vó được tép bạc nhiều lắm chú ... và con nhỏ cười nhe hai cái răng khểnh nhìn Nó ... Nó càng phái chí ngẩn tò te khi nghe chú Tư nói tiếp theo :
              - Ừ, tao nghĩ có Nó cũng hay, đây là lần đầu tiên bẩy lưới được gần nguyên bầy như vậy ... thôi, mình về đi ...

              *** ***

              (còn tiếp)
              #7
                Thiên Hùng 02.04.2014 02:22:12 (permalink)
                (tiếp theo)
                Chú Tư Thiệt
                Con Thanh Nhã trong "lúp"
                 
                Má Nó đã về Saigon sau ngày được chú thiếm Tư đải bửa thịt chim rôti béo ngậy và đã thân tình gởi Nó lại cho chú trong suốt tháng hè . Những cơn mưa nhẹ đầu mùa mấy ngày kế đó đã làm chú Tư Thiệt vì chiều ý Thiếm Tư phải hoản chuyện đi tìm con đôi để lo chằm vá lại những chiếc thời* và đụt* chuẩn bị cho mùa cá lên đồng sắp đến dù hằng ngày lũ nhóc vẫn kế bên chú chăm sóc tận tình cho hai con Thanh Nhã và Thanh Ngọc . Nó và thằng Phệ, được chú Tư giao con Thanh Nhã, thằng Hưng Rèo và Đức Cống con Thanh Ngọc ... Ngoài phun nước tắm mát 2 con mồi, mỗi sáng sớm lũ nhóc tháo màn che, dùng sào treo chúng lên cành cao, tập cho chúng được sung mản để chờ địch thủ . Công việc của nhà nông thật ra không biết dừng lại chổ nào, nên lũ nhóc càng háo hức khi sáng nay, sau bao ngày im ắng, tiếng gáy của con đôi rừng lại vang lên trong nắng sớm . Nó và thằng Phệ vọt lên chổ đầu mương dẩn nước lên ruộng, chú Tư đang ở đó vét bùn đặt một chiếc khạp* da bò xuống để làm hầm bẩy cá :
                - Chú Tư, hôm nay nó lại gáy kìa chú ...
                Chú Tư nhìn hai đứa cười :
                - Tao nghe rồi ...
                - Vậy chừng nào mình đi kiếm nó, chú ... ? thằng Phệ mau miệng, trong lúc Nó cũng nhìn chú Tư như chờ đợi ...
                Móc một vốc đất bùn chà thật láng theo hình trôn ốc trên đầu miệng chiếc khạp, chú Tư gật gù :
                - Nếu không mưa, mai mình đi cũng được ... tụi mầy nhớ chuẩn bị áo mưa nha, lúc nầy mưa bất tử lắm đó, mắc mưa về bịnh, tía má tụi bây cạo đầu tao à ...
                - An chí chú Tư, mưa con còn phái nữa ... thằng Phệ gải đầu ... sẳn tắm mưa còn bắt cá lên ruộng nữa ... a, nhưng mấy con cá qua đây cũng khó thoát cái hầm nầy của chú há ...
                Chú Tư Thiệt phái chí :
                - Còn mấy chổ khác chi mậy ...
                Nó nghe đối đáp giữa chú Tư và thằng Phệ và thấy công việc chú Tư đang làm, thắc mắc :
                - Cái nầy sao gọi là hầm hả chú Tư ...?
                - Ông bà mình kiu như vậy, tao có biết đâu ... Không để chú Tư nói thêm lời nào nữa, thằng Phệ chen vô :
                - Mầy không biết, trời mưa lớn, nước từ trên ruộng sẽ đổ xuống kinh rồi ra sông theo những đường nước nầy, và cá như lóc, trê, rô ... sẽ từ sông đi ngược nước để lên ruộng, bị cái hầm nầy chận lại chúng sẽ phóng lên để vọt qua và sẽ rớt vô hầm cho mình bắt thui hihiihiii …
                Những cơn mưa chiều nặng hột dai dẳng như đã chứng minh cho lời nói của thằng Phệ, mỗi khi giữa khuya xách lồng đèn chông* đi theo chú Tư Thiệt và thằng Phệ thăm hầm … Nó đã trợn tròn xoe mắt trong đêm khi nhìn trong hầm lủ khủ bọn lóc, trê, rô … mà nhiều nhứt là bọn cửng * đang lăng xăng vùng vẩy tìm cách nhảy lên tìm đường thoát, nhưng bị miệng hầm trơn hình xoắn nên chúng lại rơi xuống hầm, và chú Tư gọn bân nắm đầu bỏ vô đụt . Sau ba ngày mưa liên tiếp, nước trên ruộng có nơi đã lấp xấp và hôm nay nắng đã tràn ngập các cánh đồng, cá mắm đâu đã vô đó, hôm nay chú Tư Thiệt quyết định cùng bọn trẻ lên Đồng Ông Cộ tìm con đôi, mà theo chú đánh giá, vì ruộng đã ngập nước bọn chúng khó kiếm ăn sẽ rất dễ nổi khùng khi bị khiêu khích …

                * thời : xem hình .
                * đụt : xem hình .
                * khạp : (xem hình)
                * lồng đèn chông : đèn dầu hôi để trong 1 cái lồng bằng lá tôn uốn như hình vòm để che mưa và gió .
                * cá cửng hay còn gọi là cá trào = cá lóc lúc còn nhỏ cở hơn ngón chân cái, dài khoảng hơn 1 gang tay .

                *** ***

                Đã gần một tuần trôi qua, mặc chú Tư Thiệt và lũ nhóc mỗi ngày lúc sáng sớm đều đem con Thanh Nhã đến Đồng Ông Cộ và mặc cho con Thanh Nhã trước trời mây cất cao giọng gáy, con đôi và bầy của nó vẫn không xuất hiện . Chú Tư Thiệt nói với lũ nhóc, có thể mưa đã làm nước ngập trên ruộng, bọn chúng có thể đã chuyển vùng khác để kiếm ăn, nhưng chú Tư Thiệt cũng nói là với bản tánh tranh giành lảnh địa chúng cũng không hẳn sẽ bỏ luôn nơi nầy, nên chú Tư Thiệt đã đem những chùm bông lúa treo rải rát nơi vài nhánh trên cao của cây mù u, gần gần nơi chú Tư thường treo chiếc lúp con Thanh Nhã, và hôm qua chú Tư khẳng định bọn con đôi đã trở về khi chú thấy những bông lúa treo đã bị vặt sạch . Mặc dù vậy, cũng thêm một ngày chú Tư và bọn nhóc đi không cũng lại về không . Với kinh nghiệm, chú Tư khẳng đinh bầy con đôi chỉ lẩn quẩn gần đây thôi nên lợi dụng những ngày nắng đẹp nầy, sáng hôm nay chú Tư Thiệt cùng nó và thằng Phệ đến Đồng Ông Cộ chỉ mới tờ mờ, và khi những tia nắng sớm vươn mình trên ngọn mù u thì ba chú cháu đã ẩn mình kín đáo trong lùm mật cật* căng tròn mắt nhìn con Thanh Nhã …
                Cù cú cuuuuuuuu … cu cu …
                Cù cú cuuuuuuuuuuu … cu cu …
                Cù cú cuuuuuuuuuu … cu cu …
                Tiếng gáy của con Thanh Nhã cao vút ngân vang trong làn gió sớm của buổi bình minh thôn dã trong lành trải dài trên những táng lá xanh của rừng cây trên Đồng Ông Cộ được rửa sạch bụi sau những cơn mưa lớn đầu mùa vừa qua . Trong chiếc lúp được treo cao vút trên ngọn mù u, con Thanh Nhã sau khi gáy chào buổi sáng, thản nhiên thò mỏ rứt từng hạt lúa vàng của xâu bông lúa treo bên hông chiếc lúp, chổ không có lá cây mù u nguỵ trang, mà Nó và thằng Phệ đã đi mót* để dành hơn cả tuần nay, và y bon như chú Tư đã dự đoán, từ Mộ Dương, một tiếng gáy xoáy vang ngân dài trong nắng …
                Cù cú cuuuuuuuuuuuuuuuu cu cu
                Cù cú cuuuuuuuuuuuuuuuu cu cu … và một đàn chừng chục con cu cườm đã bay đến . Vừa đáp xuống ngọn cao nhứt của cây mù u, trong lúc những con khác trong đàn đáp rải rát xung quanh, con đôi chúa đàn ưởn cao lồng ngực màu ngói hướng về chiếc lúp của con Thanh Nhã khiêu khích :
                Cù cú cuuuuuuuuuuuuuuu cu cu …
                Cù cú cuuuuuuuuuuuuuuuu cu cu …
                Cù cú cuuuuuuuuuuuuuuuuuu cu cu … và có lẽ như đã chuẩn bị chờ địch thủ con Thanh Nhã trong lúp cũng không kém phần sung mản :
                Cù cú cuuuuuuuuuuuuuuuuu cu cu … và trong cái không gian tỉnh lặng của một buổi sáng đẹp trời, hai chú cu cườm thi nhau cất cao giọng gáy …

                * mật cật = một loại cây cùng họ với cau, nhưng thấp hơn sống hợp thành từng nhóm …
                * mót = thu nhặt những bông lúa còn sót lại khi ruộng đã được gặt xong .

                Con Thanh Nhã sau thời gian được nó và thằng Phệ tận tâm chăm sóc, hôm nay như muốn chứng tỏ cho chủ nhân là nó đã sẳn sàng nhập cuộc nên sau một hồi thi nhau gáy với con đôi chúa đàn, nó chậm rải há mỏ mổ từng hạt lúa vàng rươm treo bên ngoai chiếc lúp, dáng điệu thật khoan thai khiêu khích … Không chịu được thái độ coi thường địch thủ của con Thanh Nhã, con đôi chúa đàn phóng mình bay vút lên cao lượn mấy vòng và xà xuống một nhánh mù u cách con Thanh Nhã chừng 2 sải tay . Vừa đáp xuống nó đã phùng lông cổ cất giọng “bo” tức tối :
                - Cuuuuu Cuuuuu … Cuuuuu Cuuuuu … Cuuuuu Cuuuuu …
                Từ lúc bầy con đôi xuất hiện, Nó theo lời dặn trước của thằng Phệ đã nằm im không dám thở mạnh căng mắt nhìn lên con đôi đang thi gáy với con Thanh Nhã … Nó xuýt xoa trong lòng khi nhìn cái tướng hiên ngang uy vũ của con chim rừng khi quyết tâm chiến đấu với kẻ thù muốn xâm chiếm lảnh địa của mình, và bất chợt Nó buột miệng thì thào khi nhớ một đoạn phim bộ nào đó mà Nó đã xem qua :
                - Trông nó như là Tướng Thần vậy … nhưng chưa dứt câu, Nó đã bị thằng Phệ ngắt cho một cái vào chân đau điếng và cả thằng Phệ lẫn Chú Tư Thiệt đều trừng mắt nhìn làm Nó nín khe … Nhưng cũng vừa lúc đó, theo làn gió sớm mai lành lạnh vang vọng xa xa một tiếng gáy khác không kém phần sung mản :
                - Cù cú cu cuuuuu … Cù cú cu cuuuuuu … Cù cú cù cuuuuu …
                Tiếng gáy mới nầy đã làm con đôi chúa đàn đang nhún mình lên xuống “bo” thách thức con Thanh Nhã nín bặt nghiêng đầu nhìn dáo dát như tìm kiếm và bất ngờ nó tung mình lên bay về hướng vừa phát ra tiếng gáy mới và cả đàn của nó cũng vội vã bay theo, trong lúc phía dưới lùm mật cật chú Tư Thiệt lẩm bẩm :
                - Con Thanh Ngọc mắc dịch, sao tự nhiên lại nỗi hứng gáy vào lúc nầy chứ ?
                - Mà sao vừa nghe tiếng gáy của con Thanh Ngọc, nó lại bay đi vậy chú Tư ? … thằng Phệ cũng thì thào hỏi chú Tư, trong lúc Nó tròn xoe đôi mắt nhìn chú .
                - Nó đã biết có thêm địch thủ mới và đi tìm đó … hôm nay như vậy là toi công rồi … tụi bây coi thu dọn đồ mình về đi, tao đã có cách chơi với con Tướng Thần của tụi bây rồi . Chú Tư vừa nói vừa nheo mắt nhìn Nó làm Nó khoái chí khi thấy chú Tư cũng gọi con đôi rừng với cái tên Tướng Thần, Nó vừa mới đặt .
                 
                Tướng Thần

                Sáng ngày hôm sau lũ nhóc không thấy chú Tư đi lên Đồng Ông Cộ mà lại lấy cái lúp cũ ra o bế lại . Chú cắt hai sợi dây cáp thắng xe đạp mới làm lò xo bật để thay cho cái cũ đã rĩ sét không còn mạnh sức đàn hồi, và thay mới luôn tấm lưới chụp . Nhìn chú làm việc Thằng Phệ không khỏi thắc mắc :
                - Mình đã có cái lúp ngon lành rồi, chú Tư còn làm lại cái nầy chi vậy ?
                - Ậy, mầy tin tao đi, phen nầy con Tướng Thần của tụi bây có chạy đàng trời … chú vừa trả lời thằng Phệ vừa bập bập điếu thuốc rê …
                Thằng Phệ lại hỏi :
                - Mà sao hôm nay mình không lên Đồng Ông Cộ kiếm nó tiếp vậy chú Tư ?
                - Ai nói mầy vậy, nhưng mình không đi buổi sáng, mà chạng vạng mình mới đi … Chú Tư nói xong, tay chú đã kéo cánh cửa bẩy của cái lúp lên và buông xuống thử :
                - Ngon lành hihihii … chú cười khi cánh cửa đập xuống ngay ngắn trơn tru … chú nhìn lũ nhóc :
                - Chiều nay, tao và thằng Phệ lên Đồng Ông Cộ trước để chuẩn bị mọi thứ và ngủ đêm trên đó, sáng sớm tụi mầy lên sau nha …
                Nó, Hưng Rèo và Đức Cống nhao nhao :
                - Tụi con đi luôn không được sao chú Tư ?
                Chú Tư nhìn Nó :
                - Tụi mầy muốn đi cũng được, nhưng thằng Bình, mầy là dân thành phố, ngủ ngoài trời gió máy, rủi bịnh, dì Út mầy cằn nhằn ai chịu nỗi mậy ?
                Thằng Phệ chen vô :
                - Lúc nầy nóng thấy mồ, ngủ ngoài trời mới đã chứ chú Tư, con vái cho ổng mưa xuống một trận sẳn đó mình soi ếch luôn hiihhiiii …
                - Soi ếch … ? Nó nhìn thằng Phệ …
                - Ừ, mầy không biết đâu … thằng Phệ gật đầu … ban đêm mà mưa lâm râm, lũ ếch trốn trong hang sẽ ra ngoài tắm mưa, và trên ruông chổ nào nước mưa đọng vũng tụi nó sẽ tìm đến bắt cặp, mình sẽ theo tiếng kêu của tụi nó mà đi đến nắm cổ cả chàng và nàng luôn hiihhii …
                Nghe thằng Phệ nói có vẽ ngon ăn lắm, nhưng khi nghe chú Tư lên tiếng :
                - Nắm cổ cả chàng và nàng hay lại chụp ếch bà* vậy mậy ?
                - Chú Tư nầy … Phệ ta tiu nghỉu …
                Nhìn Nó đang trơ mắt nhìn hết đứa nầy sang đứa khác trong bọn, chú Tư mĩm cười :
                - An chí đi nhỏ, mầy còn ở đây, ruộng nổi nước chút, tao sẽ dẩn mầy đi soi …
                Thiệt tình lần nầy chuẩn bị kế hoạch mới để bắt cho bằng được con đôi rừng nên đồ đạt cũng khá nhiều để mang theo nên cuối cùng thì chiều hôm đó, chú Tư cũng cho Nó cùng bọn trẻ đi theo, sau khi qua nhà xin phép Ông bà Ngoại và Dì Út Nhung của Nó .

                * chụp ếch : ý nói bị trợt té .


                (còn tiếp)
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2014 02:27:50 bởi Thiên Hùng >
                #8
                  Thiên Hùng 06.04.2014 05:32:19 (permalink)
                  (tiếp theo)

                  Đây là lần đầu tiên đi gác mà thằng Phệ thấy chú Tư đi vào buổi chiều, đem theo cả hai con cu mồi Thanh Nhã và Thanh Ngọc, nhưng vì chú cho cả bọn đi chung với nhau nghĩ đến ban đêm được ở ngoài trời, có thể được cùng đi soi ếch, nên Nó và bọn thằng Phệ răm rắp làm theo những gì mà chú Tư dặn dò, phân công cho từng đứa . Cơm nước xong, năm chú cháu lên đến Đồng Ông Cộ thì trời đã chạng vạng, trong lúc Nó, thằng Rèo và Cống lo căng mấy tấm bạt chổ lùm mật cật để phòng bị mưa có chổ trú thì chú Tư và thằng Phệ tìm chổ để đặt hai chiếc lúp cu mồi . Nơi ngọn cây mù u cao nhứt chú Tư vẫn đặt con Thanh Nhã nhưng chú lựa chổ thấp hơn hôm qua và có một vài nhánh nhỏ mù u che bên ngoài, như là con Thanh Nhã muốn tìm chổ nấp . Hơn chục mét về bên phải là một cây me cành lá um tùm rậm rạp, nhưng thấp hơn nhiều so với cây mù u, chú đã đặt chiếc lúp con Thanh Ngọc nhô lên cao, mà từ chổ con Thanh Nhã nhìn sang thấy rất rỏ ràng . Mặt trời đã hoàn toàn xuống núi, trong làn gió mát của ruộng đồng bước vào đêm, chú Tư xoa tay nhìn lại vị thế của hai chiếc lúp mà chú chắc chắn lần nầy nếu con Thanh Ngọc nổi hứng như hôm qua thì con đôi rừng chạy đâu cho thoát, và chú cao hứng nhìn bọn nhóc khi trong các tàng cây lũ chim rừng gọi nhau ríu rít :
                  - Tụi mầy tối nay có đi bắn chim rừng, cẩn thận coi chừng trúng hai cái lúp nha …
                  Thằng Phệ nhanh nhẩu :
                  - Dạ, con thấy rỏ chổ đặt mà chú Tư, tụi con né xa xa chút hihihi
                  - Ừ, thì tao dặn trước cho tụi mầy nhớ vậy mà … hy vọng tối nay ổng không mưa …
                  - Không mưa là cái chắc á chú Tư … thằng Hưng Rèo xen vô … mặt trăng mọc lên đâu có đám mây nào che đâu …
                  Chú Tư Thiệt cười :
                  - Biết đâu được … nhưng hy vọng như vậy đi … tụi mầy đừng đi xa và không quá nửa đêm nha …
                  Chú Tư chưa dứt lời thì bốn tên nhóc, như đã bắt cặp từ trước, kiểm lại đồ nghề . Thằng Phệ bỗng nhìn Nó :
                  - Ê, Trụi … mầy có mang cái đèn pin theo không ?
                  Nó giựt mình “chết cha … quên rồi” … Nhìn mặt Nó thộn ra, thằng Phệ giơ hai tay lên đầu :
                  - Mầy quên thì còn làm ăn gì được, ở nhà húp cháo thôi … Thấy Nó và thằng Phệ thất vọng nhìn hai thằng Rèo và Cống thử đèn thử ná, chú Tư Thiệt mĩm cười :
                  - Tao cho mượn đèn pin của tao, nhưng phải 2 con sẻ chịu không ?
                  Mắt thằng Phệ sáng hẳn lên :
                  - 2 con sẻ, chuyện nhỏ, con sẽ kiếm cho chú Tư 2 con chìa vôi mập và bự hơn hì hì …
                  Chú Tư Thiệt lấy trong túi đồ nghề ra chiếc đèn pin của Quân đội thường dùng, do một người bạn thân đã cho chú mà thằng Phệ biết chú rất quý vì mặt kiến của đèn rất đặc biệt, tập trung ánh sáng rất mạnh, ít hao pin và không bao giờ thấm nước khi trời mưa, trao cho nó :
                  - Nè, tụi mầy đi đi, tao ngã lưng chút, rồi bắt nồi cháo cho … hy vọng tụi mầy không để tao ăn cháo trắng đêm nay .
                  Không chờ chú Tư Thiệt nhắc lại, bọn trẻ đã nhanh như sóc lủi vào bóng đêm, trong lúc chú Tư Thiệt cột chiếc võng của mình vào hai cây mật cật . Chú Thiếm Tư không có con, nên từ lâu chú đã xem tụi thằng Phệ, Hưng Rèo, Đức Cống như con của mình, nhứt là thằng Phệ vì nó luôn hiểu ý chú trong tất cả mọi việc, bây giờ thì thêm một thằng nữa, một ý nghĩ thoáng qua và chú mĩm cười trong bóng đêm .
                  Như đã quen với những sinh hoạt như thế nầy, nên khi nồi cháo của chú Tư vừa nhừ thì tiếng láo nháo lẫn trong tiếng cười hả hê của bọn trẻ cũng theo làn gió đêm mát lạnh vọng về và thằng Phệ lúc nào cũng to họng nhứt :
                  - Quá đã chú Tư ơi, tụi con vô mánh á …
                  Và bốn tên nhóc đã ùa về bên chú Tư đang đong đưa trên chiếc võng . Nó đưa ra trước chú Tư chiếc bao xốp (tên gọi bây giờ của túi nylon) bên trong là một số chim sẻ và 2 con chim thật bự đen thùi đã được làm sạch :
                  - Con bỏ vô nồi cháo nha chú Tư ?
                  - Còn chờ lính tới sao mậy … thằng Phệ cười ha hả …
                  Nhưng chú Tư Thiệt đã nhỏm dậy :
                  - Đâu đưa tao coi … cha, hai con bìm bịp nầy ngon à Phệ, tụi mầy kiếm đâu ra vậy … chời ơi, thằng nào mần mà không cắt mỏ, cắt giò gì hết, vậy phần nầy dành cho thằng đó nha .
                  Thằng Đức Cống phái chí xen vô :
                  - Đúng đó chú Tư, chút nữa thằng Phệ lảnh phần đó hihihiii
                  Thằng Phệ gải đầu nhìn thằng Đức Cống cười trừ :
                  - Hì hì, con dao của mầy lụt nhách, cắt dái cũng không đứt, mần tới sáng dễ xong à, lò mò chổ sòng tát đìa của người ta, đèn nhá tới nhá lui, họ tưởng vô câu trộm cá chạy ra lại thêm phiền, hơn nữa tao biết mấy vụ nầy chú Tư làm nhanh hơn tụi mình nhiều, và nó chuyển đề tài khoe với chú Tư :
                  - Chú Tư, hai con bìm bịp nầy tới số, đậu thấp chủm trong lùm cây trâm bầu, thằng Trụi soi đèn, thấy tụi con còn không bay nên cho mồi con với thằng Rèo, một phát một á chú Tư …
                  - Ban đêm tụi nó nhìn ánh dèn cứ tưởng trăng sáng nên làm sao thấy tụi bây được chứ … chú Tư Thiệt cười vui theo bọn trẻ …
                  Tám con chim se sẻ, hai con bìm bịp bự xộn cộng thêm bốn trứng vịt chú Tư mang theo đã làm nồi cháo của chú cháu chú Tư Thiệt ngọt lịm và mấy chú cháu lăn quay ra khò khi thằng Phệ đã vét xong nồi và ánh trăng thượng tuần lên khỏi ngọn mù u .

                  Tiếng ríu rít của đám chìa vôi, tiếng “trào trảo” của bầy trao trảo trong các lùm mật cật um tùm cùng đủ thứ tiếng của bầy chim rừng sống trong Đồng Ông Cộ báo hiệu bình minh cho một ngày nắng đẹp, thì chú cháu của chú Tư Thiệt, đã ẩn kín mình trong các lùm cây bên dưới, căng mắt nhìn lên hai chiếc lúp treo hai con cu mồi Thanh Nhã và Thanh Ngọc, mà như lời chú Tư Thiệt bật mí cho tụi nhóc biết, theo kinh nghiệm của chú thì còn Thanh Ngọc hôm nay mới là đối tượng tấn công của con đôi rừng . Theo chú đi gác cu nhiều lần, nhưng thằng Út Phệ, cũng không biết tại sao, vì gáy thi với con đôi rừng hổm nay chỉ có con Thanh Nhã, và Phệ ta nhớ lại lúc treo chiếc lúp của con Thanh Ngọc lên tàng me, khác hẳn với bên con Thanh Nhã, chú Tư Thiệt dặn mấy lần là không được treo một bông lúa nào trên chiếc lúp, chỉ được treo bên ngoài xa xa, ý chừng chỉ cho con Thanh Ngọc thấy chứ không ăn được, nhưng hỏi thì chú Tư Thiệt chỉ cười “Mầy tin tao đi”, nên mới lờ mờ sáng, thằng Phệ và Nó liền theo chú Tư phục kích dưới lúp con Thanh Ngọc, để bên con Thanh Nhã cho hai thằng Rèo và Cống .
                  Nắng sớm mai mát rượi rải đều trên những tàng cây, ruộng đồng đã âm vang tiếng cười nói của người thôn dã bắt đầu cho một ngày làm việc, trong lúc chú cháu chú Tư Thiệt thì núp kín trong lùm cây, không dám thở mạnh, đợi chờ … Họ đợi cũng không lâu, khi một đàn sắc ô từ đâu tíu tít đáp xuống tàng me nhằm ngay những chùm bông lúa mà tụi thằng Rèo cột rải rác quanh chiếc lúp con Thanh Ngọc, không khéo mà bọn sắc ô nầy làm sạch hết thì công cốc rồi, còn gì để dụ địch . Nhìn qua, Nó thấy thằng Phệ phùng má tức tối, trong lúc chú Tư Thiệt nhíu mày thở nhẹ và Nó nghe có tiếng đập cánh của con Thanh Ngọc bên trong chiếc lúp . Nhưng cũng vừa lúc đó, từ trên đọt của cây mù u tiếng gáy của con Thanh Nhã thật khoan thai ngân dài :
                  - Cù cú cuuuuu cu cu … Cù cú cuuuuu cu cu … Cù cú cuuuuuuu cu cu … Cù cú cuuuuuu cu cu …
                  Chắc là được chăm sóc ăn no ngủ kỷ, được nhìn thấy cảnh trời trong mây gió ngay vừa lúc bình minh, nên tiếng gáy của con Thanh Nhã thật sung độ lảnh lót … và chỉ sau vài lần cất cao giọng gáy của con Thanh Nhã, chú cháu chú Tư Thiệt bỗng thấy lũ sắc ô hốt hoảng bay vù đi tứ phía và bầy con đôi đã đáp xuống những tàng cây . Như một phản xạ tự nhiên, chú Tư Thiệt nhìn hai tên nhóc, và đưa một ngón tay lên che miệng ngầm ý bảo tụi nó phải thật im lặng với những sự kiện ở trên cao, vì con đôi chúa đàn vừa đáp xuống đã gáy đáp trả con Thanh Nhã không kém phần sung mãn :
                  - Cù cú cuuuuuuuuuu cu cu … Cù cú cuuuuuuuuuu cu cu ... và chỉ sau 2 lần gáy, nó đã phùng lông cổ “thúc” thách thức con Thanh Nhã :
                  - Cu cu cu … Cu cu cu … Cu cu cu …
                  Nghe bên kia, con đôi rừng và con Thanh Nhã đang xáp độ, mà bên nầy con Thanh Ngọc vẫn im lìm, chỉ lâu lâu đập cánh loạn xạ như muốn bay ra kiếm ăn vì chắc con Thanh Ngọc nhìn thấy những chùm bông lúa cột bên ngoài, đã bị lũ sắc ô rồi bây giờ là đám trong bầy con đôi vặt gần sạch sẽ … nên Nó và thằng Phệ sốt ruột nhìn sang chú Tư Thiệt thì thấy chú vẫn im lặng nhìn lên tàng me, hình như không để ý gì đến cuộc chiến bên kia khi cả hai đấu thủ không ai chịu thua kém ai từ gáy, đến thúc rồi bo …
                  Bỗng chú Tú Thiệt nhéch mép cười, đôi mắt sáng hẳn lên khi trên tàng me, con Thanh Ngọc cất cao tiếng gáy :
                  - Cù cú cuuuuu cu … Cù cú cuuuuu cu … Cù cú cuuuuu cu … tiếng gáy như có vẽ thúc giục tức tối vì âm dứt của nó cụt ngủn chứ không ngân dài như thông thường . Sau vài lần gáy, con Thanh Ngọc lại lên tiếng “thúc” dồn dập hơn :
                  - Cu cu cu … Cu cu cu … Cu cu cu …
                  Và thật lạ lùng, khi con Thanh Ngọc chưa “thúc” được mấy hồi thì bên kia, con Thanh Nhã và con đôi rừng không biết đã ngừng đấu khẩu với nhau từ lúc nào, và trong ánh mắt căng tròn nhìn lên không nháy của chú Tư Thiệt, thằng Phệ và Nó thoáng thấy một cánh chim bay lao vào chổ con Thanh Ngọc như điện xẹt :
                  - Bộp … !

                  Tiếng bẩy đập khô khan, tiếng vổ cánh loạn xạ cùng lúc với bầy cu trên tàng me hốt hoảng bay vút lên cao và lớn nhứt là tiếng hét của thằng Út Phệ sau khi đứng phắt dậy, phóng đến bên gốc cây me có chiếc lúp con Thanh Ngọc ở trên :
                  - Dính rồi … chú Tư ơiiiiiiiii … !
                  Nó cũng phóng theo thằng Út Phệ bén gót, trong lúc chú Tư vẫn chăm chú nhìn lên chiếc lúp và thoáng thấy một cánh chim đang vùng vẩy tuyệt vọng trong tấm lưới chụp trước cửa lúp :
                  - Từ từ, để đó cho tao, coi chừng té đó Phệ …
                  Đang định leo lên cây me, nghe tiếng chú Tư, thằng Út Phệ quay nhìn lại :
                  - Con leo được mà chú Tư, không sao đâu …
                  - Leo lên không có sào, mầy lấy răng cắn nó mang xuống à …
                  Nghe chú Tư nói vậy, thằng Phệ nghệch ra thì vừa lúc hai thằng Rèo và Cống hộc tốc chạy sang liền miệng :
                  - Con đôi sập bẩy rồi hả chú Tư, tụi con thấy nó đang sừng cổ với con Thanh Nhã thì bỗng nhiên bay vút qua bên nầy, nó đâu, nó đâu …?
                  - Còn trên cây kìa … được rồi, tao giao bên nầy cho tụi bây, từ từ trèo lên, đem nó xuống, để tao qua bên kia lo phần con Thanh Nhã, cẩn thận đó nha …
                  Cả bọn con nít nhao nhao :
                  - Chú Tư an chi … tụi con nghề mấy vụ nầy mà hi hi hi …
                  Chú Tư Thiệt cũng mĩm cười đắc ý lôi trong lùm mật cật ra hai cây sào, mà hôm qua chú cháu đã dùng để đặt hai chiếc lúp lên cành cao, đưa cho thằng Rèo một cây, chú cầm một cây đi về phía cây mù u có chiếc lúp của con Thanh Nhã bên trên, mà lúc bấy giờ, chỉ còn tiếng gió ban mai rì rào qua cành lá sau cuộc chiến tàn đã phân định rỏ ràng kẻ thắng người thua .


                  Tướng Thần sa cơ
                  Chú Tư Thiệt một tay xách chiếc lúp con Thanh Nhã, một tay xách một chiếc lồng không, mà hôm qua chú đã cẩn thận mang theo dự trù nhốt chiến lợi phẩm, trở qua bên bọn nhóc thì thấy chúng nó đang xúm quanh chiếc lúp của con Thanh Ngọc bàn tán xì xào, mà lúc nào cũng tiếng thằng Út Phệ là to nhứt :
                  - Con đôi rừng nầy thật chiến đấu nha tụi bây, chắc nó làm chúa đàn lâu lắm đó …
                  - Sao mầy biết ? thằng Hưng Rèo trề môi … và thằng Cống cười hì hì tiếp lời thằng Rèo trong khi Nó nhìn chăm bẩm vào con đôi rừng đang cố vùng vẩy trong tấm lưới chụp :
                  - Con đôi rừng nầy biết mầy xạo, nên phản đối đó Phệ …
                  Thằng Phệ không trả lời hai thằng Rèo và Cống khi nhìn thấy chú Tư đi qua :
                  - Chú Tư ơi, con đôi rừng nầy ngon đó, bự con, sắc lông thật đậm, nuôi làm con mồi bá chấy bù chét á chú Tư …
                  Như đồng tình với thằng Phệ, và nhìn ánh mắt say mê của Nó nhìn con Tướng Thần trong lưới, chú Tư đưa chiếc lồng không cho Nó :
                  - Ê nhỏ, mầy thích nuôi Tướng Thần của mầy không ? và không đợi Nó trả lời, chú Tư nhìn ba tên kia cười :
                  - Con Tướng Thần cho thằng Bình, tụi bây có đứa nào phản đối không ?
                  Ba tên kia nhao nhao :
                  - Chú Tư cho thằng Trụi ha ha ha, để nó cực phù mỏ luôn …
                  Nó nghe chú Tư nói cho Nó con Tướng Thần, phái chí quá chưa biết nói gì lại nghe tụi kia nói cực phù mỏ nên Nó càng ngẩn tò te hỏi lung tung :
                  - Cực, sao lại cực chứ, có gì đâu mà cực … ?
                  Thằng Út Phệ nhìn Nó cười lên mặt thầy đời :
                  - Từ từ dính chấu rồi mầy sẽ biết … và Phệ ta nói với chú Tư khi mở cửa bẩy từ từ bắt con Tướng Thần bỏ vào chiếc lồng trống Nó đã mở sẳn cửa :
                  - Con thấy chú Tư cho thằng Trụi là đúng á, Nó Trụi mà hên, chú cháu mình đi một lần đã bẩy được Tướng Thần nguyên con rồi, không trật vuột như những lần trước, nhứt là mới đây, bẩy đập địch thủ của con Thanh Nhã chết tươi làm mồi cho chú Tư nhậu hi hi hiiiiiii …
                  Chú Tư Thiệt nhìn Nó xăm xoi con Tướng Thần đang đập cánh bay loạn xạ khi được bỏ vào lồng :
                  - Ừ, tao biết chắc hôm nay, nếu con Thanh Ngọc chịu gáy con Tướng Thần sẽ dính bẩy thôi, vì với bản tánh chúa đàn, nó rất ghét trong đàn có tên nào gáy khi nó đang chiến đấu với kẻ thù định xâm chiếm lảnh địa của nó . Đó là lý do tao biểu tụi bây đừng cột bông lúa trên lúp con Thanh Ngọc … không được ăn lại nhìn thấy bên ngoài đồng loại đang no nê, bên tai lại nghe những tiếng gáy như chọc giận, con Thanh Ngọc dĩ nhiên sẽ tức mình gáy trả rồi … Con chúa đàn bên kia, nghe con Thanh Ngọc gáy bên nầy, nó lại nghĩ có tên nào trong đàn ngứa mỏ, sẽ bay lại độp tên đó thôi, và mọi diển tiến đều đúng y như tao dự đoán … chú Tư chấm dứt câu nói bằng một nụ cười khoan khoái hả hê … Và chú bây giờ thản nhiên lấy gói thuốc rê ra vấn một điếu :
                  - Mà tụi mầy có biết không, tao biết như vậy khi hôm qua, thấy con Tướng Thần đang gáy thi với con Thanh Nhã mà vừa nghe tiếng gáy của con Thanh Ngọc là bay đi tìm đó …
                  Chú Tư rít một hơi thuốc rê, nhả khói cho đã cơn ghiền, trong lúc bọn nhóc nhìn chú phục lăn …
                  - Thôi mình vìa đi, bộ tụi mầy không đói bụng sao chứ …?


                  (còn tiếp)

                  #9
                    Thiên Hùng 12.04.2014 04:39:09 (permalink)
                    (tiếp theo)
                    Kết quả đã mỹ mãn, bọn nhóc nghe chú Tư Thiệt nhắc đến đói bụng chúng đã thấy bụng sôi nên thật nhanh nhẹn thu dọn đồ nghề chia nhau mang vác, riêng Nó thì cầm chắc chiếc lồng với con Tướng Thần bên trong, chiến lợi phẩm mà chú Tư Thiệt cho Nó vì nói Nó hên . Ngang qua đầu khu ruộng Cánh Buồm chú cháu Nó thấy có một người đàn ông đang lom khom trên ruộng, bên hông đeo một cái túi lùm xùm may bằng bao cát, mà vừa ngước nhìn lên, người đó đã lên tiếng :
                    - Ah, anh Tư đi đâu trên nầy sớm vậy ?
                    Nó nhận ra ngay anh lực điền đã làm Nó giựt mình tưởng ma ngày mới cùng thằng Út Phệ lên Đồng Ông Cộ, thì chú Tư đã xề xuống ngay anh ta :
                    - Tòng, thăm bẩy hả, được gì không ?
                    Anh lực điền đó, đúng tên Tòng, như Út Phệ đã nói với Nó là vua bẩy “cò ke” tức một loại bẩy vòng, chuyên dùng để bẩy loài chim ăn đêm, cười với chú Tư :
                    - Hai em đó anh … và anh ta nhìn Nó với chiếc lồng xách trên tay :
                    - Sáng nay, tui có nghe con đôi rừng gáy với con nào tợn lắm, có phải con mồi của anh Tư không … và chắc …
                    Anh ta chưa nói hết câu, thì chú Tư Thiệt đã cười, chỉ vào chú cu cườm trong chiếc lồng của Nó :
                    - Xong rồi, nó đó …
                    Nhảy ba bước đến gần hơn để nhìn cho rỏ Tướng Thần khi đã sa cơ, anh lực điền cười lớn :
                    - Anh Tư hay thiệt nha ha ha … và anh ta chắc nghĩ chú cháu chú Tư sẽ nướng vĩ Tướng Thần hay sao mà lại tiếp :
                    - Thôi rồi lượm ơi … thời oanh liệt nay còn đâu … và nhìn Nó :
                    - Ê nhỏ, ở Saigon có ăn thịt Cò lần nào chưa ?
                    Nó ngẩn người ra, chưa biết trả lời sao, thì anh Tòng đã mở chiếc túi bên hông lôi ra một chú Cò trắng còn ngáp ngáp đưa cho Nó :
                    - Đem về, nói với Dì Út Nhung là chú Tòng gởi cho Dì ăn lấy thảo nha …
                    Như hiểu ý anh lực điền, chú Tư Thiệt cười lớn :
                    - Sao chú mầy không tận tay đưa mới tỏ được lòng thành chứ Tòng ?
                    Anh Tòng như cảm thấy tai mình nóng rang, nên lảng tránh ngay :
                    - Anh Tư về, tui còn bận đi thăm bẩy những chỗ khác, hôm nào có gầy độ nhậu nhớ hú tui một tiếng nha … và anh ta lội ruộng đi ngay, trong khi mấy thằng khỉ kia nhìn theo và nói với Nó :
                    - Ê Trụi … mầy chửn bị kêu ổng bằng dượng và theo học nghề đánh bẩy cò ke được đó … và chúng nò cười rân, trong lúc chú Tư Thiệt trừng mắt :
                    - Con nít biết gì, lộn xộn cái miệng tía lia, tía má tụi bây nghe được cho ăn đòn nứt đít không ai can đâu … đi mau lên …
                    Chú cháu chú Tư Thiệt bước nhanh hơn trên con đường về nhà, mặt trời đã lên cao, tiếng đập lúa chen trong tiếng cười nói hồn nhiên đâu đó xa xa vọng trong làn gió sớm mai mát rượi khiến ai cũng thấy tâm hồn thật thoải mái trước khung cảnh thiên nhiên, ngoài con Tướng Thần đang gục đầu ũ rũ trong chiếc lồng Nó hí hửng xách trên tay .

                    *** *** 
                    Mấy ngày tiếp theo, quả đúng như lời thằng Út Phệ đã nói, tuy Nó không cảm thấy cực phù mỏ nhưng quả là Nó không có chút thời gian nào để gầy độ đánh trổng, tắm kinh chọi đất bùn với tụi thằng Rèo và Cống, mà lúc nào cũng cùng thằng Phệ bên chiếc lồng con Tướng Thần, hết phun nước cho mát, đến lội ngoài ruộng tìm mót những bông lúa chắt hạt nhứt đem về treo trong lồng cho con Tướng Thần, nhưng con Tướng Thần vẫn ũ rũ thường đứng nhắm nghiền đôi mắt, dường như không hề để ý đến săn sóc của Nó . Thấy vậy Nó hỏi thằng Phệ :
                    - Con Tướng Thần không chịu ăn, có khi nào nó chết đói không Phệ ?
                    - Tụi chim rừng, khi mới bị bẩy thường như vậy, nhưng lâu sẽ quen, xì, nhịn được bao lâu chứ, chừng đói thì sẽ ăn thôi, mầy lo gì chứ .
                    - Trước giờ, có con nào bị bẩy rồi nhịn đói chết luôn không ?
                    Thằng Phệ cười ha hả :
                    - Tao chưa thấy bao giờ, vì về tới nhà thì tụi nó bị chú Tư thịt nhậu liền rồi, có kịp nhịn đói chết đâu . Tụi cườm nầy là dễ nuôi nhứt đó, chừng tụi nó quen lồng rồi, mầy có mở cửa thả, tụi nó cũng chẳng thèm bay đi nữa á …
                    - Thiệt vậy … ? Nó trợn mắt nhìn thằng Phệ …
                    - Tao gạt mầy làm gì, kệ nó đi … Ê, Trụi … đám mưa ngày hôm qua đã làm ruộng nổi nước sấp sấp rồi, nếu ổng thêm vài đám nữa, tao sẽ dẩn mầy đi soi ếch, chịu không ?
                    - Nhưng nghe nói đi soi phải đi ban đêm, tao …
                    - Mầy sợ ma phải không, chời ơi, ma cỏ gì hổng biết nữa …
                    - Nhưng ban đêm, dù có đèn chông vẫn tối lù mù, ếch nó lại đen sì làm sao thấy được mà soi … ? Nó thắc mắc …
                    - Bởi vậy mới nói … thằng Phệ ra vẽ tài lanh … mầy ở thành phố có khác … tụi ếch chỉ có da trên lưng là mốc đen thôi chứ phần bụng thì trắng hếu … và Phệ ta cười tiếp :
                    - Ban đêm trời mưa rỉ rả, ruộng nổi nước, anh chị tìm nhau bắt cặp, chị cỏng anh trên lưng, trầm mình trong vũng nước, ló mõm lên trời kêu “huệch … huệch” … mình sẽ lần theo tiếng kêu đi tới, dưới ánh đèn, mầy sẽ thấy phần dưới mõm của anh chị trắng hếu như cái vú cau, chỉ cần úp cái nôm lên mà tóm cả cặp thôi hi hi hi …
                    - Dễ vậy sao Phệ .. Nó nghe mà phái chí …
                    - Nhưng cũng chưa chắc …
                    Thằng Phệ làm Nó cụt hứng :
                    - Sao vậy ?
                    - Vì lần 10 úp nôm, bắt được chúng 2, 3 lần đã là siêu rồi … và không đợi Nó hỏi, thằng Phệ đã tiếp luôn :
                    - Lũ ếch coi vậy chứ rất khôn lanh, đất ruộng chưa cày thường nứt nẻ, mưa xuống có nơi cũng chưa mềm hẳn, nôm mầy úp xuống sao cũng còn kẻ hở, mà chỉ cần có chút kẻ hở là chúng cũng vọt ngay chổ đó mà thoát thân …
                    - Vậy sao bắt chúng được chứ … Nó nghe thằng Phệ nói càng hiếu kỳ …
                    - Đó là tao nói cho những đứa đi soi tò te như mầy thôi, hãy nhớ khi đã úp nôm rồi, phải mò dọc theo thành nôm bên ngoài coi có chổ nào bị hở phải móc đất mềm xung quanh ém kín lại xong mới thò 1 tay vô mà túm anh chị trong khi tay kia phải che thật kín miệng nôm, hông thôi nó cũng từ đó phóng ra ngoài mầy chỉ còn nước hút gió không kêu thôi nha em hihihiiii …
                    Thằng Phệ chưa chấm dứt tiếng cười ruồi, đã nghe từ vườn chuối sau hè nhà Ngoại Nó, tiếng ong óng của thằng Rèo vọng lên :
                    - Trụi ơi, Phệ ơi … tụi mầy có đó không … ?

                    (còn tiếp)
                    #10
                      Thiên Hùng 22.04.2014 06:12:23 (permalink)
                      (tiếp theo & hết)

                      Thằng Phệ không nhìn Nó mà quay ra ngoài đưa hai bàn tay vòng theo miệng làm loa :
                      - Tụi tao trong nầy nè … tiếng của Phệ chưa dứt thì hai thằng Rèo và Cống đã nhảy bước ba vào nhà Ngoại Nó :
                      - Suốt ngày hôm qua hai thằng mầy đi đâu, mà tụi tao đi kiếm hụt hơi không thấy vậy ? … vừa thấy hai đứa Nó thằng Rèo hỏi ngay …
                      Nó cười :
                      - Dì Út tao sai tao đi vô nhà Cô Mười ở cầu Kinh lấy đồ cho bả, nên tao rủ thằng Phệ đi với tao , đến gần chạng vạng tụi tao mới về …
                      - Hèn chi … thằng Rèo nhìn Nó và tiếp luôn :
                      - Hôm qua, có xuồng của anh Hai tao về, định rủ tụi mầy ra bờ kinh hái bần, nhưng hổng có tụi mầy nên tao và thằng Cống chèo xuồng ra đó hái ăn đã luôn, ê, mà nè Trụi …
                      - Gì ? … Nó xẳng giọng vì nghĩ thằng Rèo chọc quê Nó …
                      - Có một ổ Sáo trâu trên cây bần, tao thấy tụi sáo bự tha mồi về đó, chắc tụi sáo con sắp lớn rồi, nếu mầy chưa về Saigon thì bắt nuôi chơi, tụi Sáo nầy dạy nói được đó mầy …
                      Nghe thằng Rèo nói vậy, Nó phái quá vì quả có nghe người lớn nói là loài Sáo trâu và Cưởng nuôi lúc còn nhỏ, lột lưỡi vài lần sẽ nói được tiếng người :
                      - Ngày mốt là tao phải về rồi, ngày mai được không ?
                      - Vậy là lúa rồi … thằng Rèo quơ tay … vì anh Hai tao phải coi bè nuôi cá ngoài Kinh Xáng, một tuần mới về một lần, chả về hôm qua, thì tuần tới mới lại về, hổng có xuồng … thua … ai dám lội khơi khơi ra đó chớ …
                      Thằng Phệ nảy giờ đứng nghe tụi nó nói chuyện, bi giờ mới chen vô :
                      - Lũ Sáo trâu biết tụi mầy hổng dám lội ra, mới làm ổ ở đó chứ … nhưng mầy an chí đi Trụi, có dịp tao sẽ bắt tụi sáo con về dạy cho kêu một tiếng Trụi rồi tặng cho mầy đem về Saigon nuôi chung với con Tướng Thần nha, chịu không hi hi hiiii …
                      - Tao nghĩ mầy dạy nó kêu tiếng Phệ thì dễ hơn á … Nó đốp chát lại ngay …
                      - Tụi mầy ở đó mà cải nhau … thằng Cống bi giờ mới lên tiếng … tụi mầy có thấy chú Tư đâu không, sáng tao lên nhà ổng, thiếm Tư nói trời mới hừng hừng ổng đã đi mất rồi …
                      Thằng Phệ quay lại :
                      - Tối hôm qua, tao nghe chú nói, hôm nay Bà Tám Xí nhờ chú qua đóng lại dùm bà ta mấy cái chuồng gà, chắc … í, mà ai như chú Tư ngoài bờ tre kìa tụi bây …
                      Nhìn theo ngón tay chỉ của thằng Phệ, thằng Cống cười hì hì :
                      - Phải chi nhắc ông Thần Tài mà ổng hiện ra liền thì ngon cơm hén, đúng là chú Tư rồi, chú đang khệ nệ bưng cái thúng gì kìa, ra phụ chú đi … và thằng Phệ tuy là phệ nhưng giò cẳng thiệt nhanh lẹ phóng đi trước … vừa chạy ra vừa la :
                      - Chú Tư, chú Tư … để tụi con phụ cho …
                      Quả đúng, người đang đi ngoài bờ tre là chú Tư Thiệt khi chú nghe tiếng thằng Phệ :
                      - Lấy ra cho chú thêm cái đụt Phệ ơiiiiiiii …
                      Thằng Phệ quay nhìn Nó đang chạy theo :
                      - Trong nhà Ngoại mầy có cái đụt nào hông Trụi, có thì tao khỏi chạy về nhà tao lấy …
                      Nó nhớ ngay cái đụt Ngoại Nó vừa mới sửa lại hôm nào :
                      - Có, có … để tao chạy vô lấy ngay … và trong khi Nó quay lại nhà lấy cái đụt thì 3 tên kia đã chạy ra ngoài bờ tre đón chú Tư Thiệt …
                      - Chú bưng cái thúng gì mà coi nặng vậy chú Tư … thằng Phệ hỏi ngay khi vừa gặp chú Tư …
                      - Tụi mầy coi nè … chú Tư cười đặt cái thúng đang bưng trên tay xuống đất, mà trên miệng thúng có mấy cành lá cây bẻ nhỏ để che …
                      Thằng Phệ vừa cúi xuống dở mấy cành cây che miệng thúng thì cả bọn đã nhao nhao khi thấy hơn nửa thúng cá linh còn đang nhảy xoi xói :
                      - Chà chà, cá linh ở đâu mà nhiều quá vậy chú Tư …
                      - Đổ thời chứ ở đâu … còn trên đó nửa … và chú Tư nhìn Nó vừa xách cái đụt chạy ra :
                      - Hai thằng Rèo và Cống khiêng thúng cá nầy về nhà cho thiếm Tư bây đi, tao với hai thằng nầy lên đó kiếm thêm mớ nữa, vì cũng sắp đứng nước rồi … à mà nè, hai đứa nói với thiếm bây sớt một mớ đem về cho má tụi bây kho tiêu, phần còn lại lát về mình hấp cuốn bánh tráng đải thằng Trụi một bửa cho đã, trước khi Nó về Saigon … tụi bây thấy được không ?
                      Thằng Phệ nghe chú Tư hỏi mà cười ha hả :
                      - Cho nó ăn một bửa nhớ đời hén chú Tư … và hai thằng kia cũng phụ hoạ trong lúc Nó còn chưa liên tưởng được món ăn mà chú Tư sắp đải Nó như thế nào :
                      - Tụi con sẽ đi kiếm rau ghém luôn trong khi chờ chú về …
                      - Được rồi, quyết định như vậy đi … và chú Tư cùng thằng Phệ và Nó quày trở lại con đường nước thông lên khu ruộng Cánh Buồm, nơi chú đã đặt chiếc thời đón bầy cá linh hôm nay .

                      *** ***

                      Cá linh còn nhảy xoi xói, xóc nước rửa thật sạch rêu nhớt, bỏ vào một chiếc rổ nhỏ hấp cách thủy, chín, đem ra cuốn bánh tráng rau sống chấm mắm nêm, ăn tới đâu hấp tới đó, quả là một món ăn không bao giờ thấy no, nên chú thiếm Tư và mấy tên nhóc vào trận thật rôm rả theo câu chuyện của họ :
                      - Chú Tư đã đóng chuồng gà cho Bà Tám xong chưa, mà ra đó đặt thời đón bầy cá linh sớm vậy chứ ? … thằng Út Phệ lên tiếng hỏi chú Tư mà miệng nó còn nguồm nguàm cuốn cá …
                      Chú Tư Thiệt ngừng nhai nhìn thằng Phệ :
                      - Tao nghĩ chuồng gà của bả hư, bả kêu lên để sửa lại, nhưng đến nơi tao mới biết bả muốn đóng mới hết, mà tao có đem đồ nghề theo đâu, phải hẹn lại ngày khác thôi, sẳn lúc trên đường đi, thấy con nước đang rong, tao nghĩ cũng tới mùa cá linh biết đâu, nên mượn bả cái thúng nầy cầu may hì hì … không ngờ, có thiệt … và chú tiếp luôn :
                      - À mà còn cái phần trong đụt lúc nãy … như hiểu ý chú Tư định nói gì, thiếm Tư đã ngắt lời chú :
                      - Ông an chí đi, tui đã lo đâu ra đó rồi, chờ ông nhắc thì sao kịp giờ cơm của Ngoại thằng Trụi và Ba thằng Phệ chứ …
                      Chú Tư cười hà hà :
                      - Bởi vậy mới nói, không có bà thì tui … tui …
                      Ngà ngà vì mới sáng đã vô vài ly đế, chú Tư không biết dùng tiếng gì tiếp theo để nịnh vợ, thì thiếm Tư đã bưng tiếp ra một rổ cá còn đang bốc hơi :
                      - Thì chú cháu ông cuốn tiếp đi, chứ tui tui gì … thiếm Tư thấy thật vui trong lòng, vì cũng như chú Tư, không biết từ bao giờ thiếm đã thấy thật gắn bó với lũ trẻ và gia đình của chúng, và trong cao hứng, chú Tư nhìn Nó :
                      - Ê nhỏ, con Tướng Thần của mầy hôm nay sao rồi, chịu ăn chưa ?
                      Nó chưa kịp trả lời chú Tư thì thằng Phệ đã ăn cơm hớt :
                      - Con biểu cắt ngắn đuôi đi, nuôi mới dễ, nhưng thằng Trụi không chịu nên con Tướng Thần cứ đứng ũ rũ hoài hà chú Tư …
                      Như được bắt trúng đài, Nó liền hỏi chú Tư :
                      - Có phải như thằng Phệ nói, cắt ngắn đuôi thì con Tướng Thần mới chịu ăn và gáy không chú Tư ?
                      - Tao không biết, nhưng mấy con cu khi nuôi muốn thuần hóa cho chúng cam tâm ở trong lồng, không còn nghĩ đến bay nhảy nữa, người ta thường cắt ngắn đuôi chúng đi, vì lông đuôi của chúng là bánh lái để chúng chuyển hướng, đậu, đáp khi chúng bay lượn … và tụi mầy cũng biết, cắt ngắn đuôi trong lồng chúng cũng dễ xoay trở nên sẽ cảm thấy thoải mái hơn, mà khi chúng thấy thoải mái rồi, chúng mới gáy hi hi hi … chú Tư chấm dứt câu nói bằng nụ cười hiền, cuốn thêm một cuốn cá trong lúc Nó ngừng nhai :
                      - Nhưng sao con thấy nếu cắt đuôi thì con Tướng Thần tròn vo xấu hoắc hà chú Tư …
                      - Thì tùy mầy thôi … chú Từ vừa định nói thêm gì nữa, thì theo làn gió đồng của một ngày nắng đẹp trời vọng lại tiếng gáy nhát gừng ngọng líu, chắc của một anh Cu ra ràng* nào đó mới tập gáy :
                      - Cù cú cc uu ccc u u u … Cù cú cc uu ccc uuu …

                      *ra ràng = nhóc tì


                      Mấy chú cháu chú Tư Thiệt đang nói cười rôm rả cùng nín lặng lắng tai nghe, và khi anh cu ra ràng nào đó ngưng tiếng gáy thì chú Tư Thiệt cười khà :
                      - Vậy chắc là bầy con Tướng Thần có vua mới rồi, nhưng vua nầy còn tơ quá chắc sẽ bị cướp ngôi thôi …
                      Trong lúc ba tên kia hình như đã quen với những lời nầy của chú Tư nên bọn chúng vẫn ì xèo cuốn, chấm thì Nó hỏi chú Tư :
                      - Là sao hở chú Tư, cái gì mà cướp ngôi ?
                      Chú Tư Thiệt hớp một hớp rượu nhìn Nó :
                      - Thì mầy bắt con Tướng Thần rồi, bầy của nó tôn con khác lên làm đầu đàn, nhưng nếu con lên thay dở quá, gáy yếu quá thì có ngày sẽ bị một con khác mạnh hơn đến đá xuống chiếm chổ thôi …
                      Thằng Phệ ngừng nhai xen vô :
                      - Còn nếu đã gáy dở mà ngu nữa sẽ dẩn bầy đi nạp mạng cho bẩy lưới của chú Tư như mầy đã thấy qua với bầy Xanh đó hi hi hiiiii
                      Hình như Nó hiểu được đại khái những lời nói của chú Tư cũng như thằng Phệ khi Nó liên tưởng đến những bộ phim có cảnh dân chúng lầm than khi vua bị thua trận mất nước, nhưng chú Tư đã cắt ngang dòng cảm nghĩ của Nó :
                      - Ê, Nhỏ, mốt mầy lên Saigon, mầy đi với ai, rồi chừng nào mầy về nữa ?
                      - Dạ con đi với Út con, hè năm sau con về nữa, chừng đó chú Tư dẩn con đi soi ếch nha, con nghe thằng Phệ nói cũng hấp dẩn lắm mà chưa được đi nên …
                      - Còn ấm ức phải không … chú Tư Thiệt cười nhìn Nó … được thôi, năm sau mầy nhổ giò thêm được chút, lội ruộng ngon cơm rồi … và ba tên kia cũng lớn tiếng cười phụ họa theo chú Tư :
                      - Tụi con nghĩ, thằng Trụi mà đi soi ếch, chắc mẽm nó chụp được “ếch bà” bộn á chú Tư hi hi hiiiiiiiiiiii …
                      Bọn trẻ tản hàng dông ra cầu kinh, khi cùng thiếm Tư dọn dẹp xong và chú Tư đã thiu thiu trên chiếc võng … Trong khi đùa nghịch chọi đất thỏa thê trên dòng nước mát, Nó bỗng nghe tiếng Út Nó gọi sau lủy tre nhà :
                      - Bình ơi, về Út biểu nè …
                      -Dạ, con về ngay đây … Nó vòng hai bàn tay lên miệng làm loa trả lời Út Nó và phóng lên bờ, trước khi chạy về nhà còn quay lại nói với ba tên kia :
                      - Chút tao quay lại ngay …
                      Phóng qua mấy con mương nhỏ sau vườn nhà Ngoại, chạy vào đến hàng lu đựng nước mưa, thì Nó thấy Út Nó và thiếm Tư Thiệt đang nói cười với nhau, Út Nó lên tiếng ngay khi vừa thấy Nó :
                      - Thằng lẹ giò dử ha, Út kêu con về định kêu con xuống quán Bà Kim mua cho Út lít nước mắm … và Út Nó cười :
                      - Nhưng thiếm Tư đã về nhà lấy cho Út mượn rồi … thôi con đi chơi với bạn đi … đừng dọc nước nhiều quá nhen …
                      Nó “dạ” trả lời Út Nó và định chạy ra bờ kinh chọi đất tiếp với ba thằng kia, thì bỗng thấy chiếc lồng con Tướng Thần Nó treo bên mái hông nhà chao lắc lia lịa với tiếng đập cánh “phành phạch” của con Tướng Thần bên trong vì Nó đã cẩn thận dùng 1 cái áo thun cũ của Nó che kín bên ngoài . Nó đi đến nhìn lên chiếc lồng, còn nghe Út Nó nói vói theo :
                      - Con có cho con chim đó ăn không mà trưa giờ Út thấy nó bay lung tung trong đó á …
                      - Dạ có chớ Út … ủa, mà Út nói nó mới bay trong đó hồi trưa nầy thôi à, mấy hôm khác Út có nghe không ?
                      Nó vừa nhìn lên chiếc lồng vừa hỏi Út Nó .
                      - Ừa, Út mới nghe hồi trưa nầy mà thôi …
                      Nó nghĩ chắc là con Tướng Thần quạo khi nghe được tiếng gáy ngọng ngịu của tên cu ra ràng hồi trưa nầy mà như lời chú Tư Thiệt nói đã chiếm ngôi của hắn ta … Nó đem chiếc lồng xuống, dở lớp áo thun che lên nhìn con Tướng Thần bên trong, và Nó ngạc nhiên với bộ dáng tả tơi của Tướng Thần, lông vũ rụng bay tung tóe. mỏ trầy xước do lủi vào nan lồng để kiếm đường thoát ra, đầu gục xuống nhưng đôi mắt đã chuyển từ vàng sang ửng đỏ … Nó chưa nghĩ ra tại sao như vậy thì có tiếng thiếm Tư Thiệt đàng sau Nó :
                      - Con chim nầy sống hoang quen rừng rồi, chắc khó nuôi trong lồng lắm đó nhỏ … và tiếng Út Nó cười :
                      - Thôi để Út rô ti cho, khỏi mắc công đem về Saigon …
                      - Tao thấy chú Tư bây bẩy được con nào ổng rô ti nhậu con đó, có nuôi bao giờ đâu …
                      Nó thắc mắc nhìn thiếm Tư :
                      - Vậy hai con Thanh Nhã và Thanh Ngọc sao chú Tư nuôi được hở thiếm ?
                      Thiếm Tư Thiệt cười :
                      - Tao có biết đâu, nhưng lâu lắm rồi, từ lúc tụi nó còn chút xíu á …
                      - Vậy để con đi hỏi thằng Phệ coi sao đã …
                      Nó xách chiếc lồng con Tướng Thần đi ra vườn, trong lúc hai người phụ nữ nhìn theo và có tiếng của Út Nó :
                      - Đem về Saigon, nuôi nuôi không lo hoc. ba nó quánh cho sứt đít … và họ cùng cười với nhau .


                      Vừa nhảy qua được 2 con mương, con Tướng Thần trong lồng lại đập cánh bay loạn xạ làm chiếc lồng lắc lư trong tay Nó . Nó dừng lại treo chiếc lồng lên một nhánh ổi ve ra bên bờ mương, kéo miếng vải che lên nhìn . Con Tướng Thần đang giương móng bám vào thành chiếc lồng, hai cánh xòe rộng không buồn xếp lại, mệt lả chắc là sau khi cố bay ra khỏi nơi giam giữ không thành, nhìn con Tướng Thần thật thãm hại, mất hẳn phong độ lúc đang “thúc”, “bo” thi đua với con Thanh Nhã trên nhánh mù u hôm nào, tự nhiên Nó cảm thấy tội nghiệp cho con vật và một ý tưởng chợt thoáng qua đầu Nó … Nó kéo cửa chiếc lồng lên, lẩm bẩm nói với con Tướng Thần và bàn tay kia vổ vổ vào thành lồng phía đối diện để thức tỉnh con vật :
                      - Vọt đi còn chờ gì nữa mậy, về chỉnh đốn đàn của mầy lại, và nhớ né chú Tư Thiệt của tao nha, bị ổng túm nữa thì tiêu đời mầy đó …
                      Con Tướng Thần đang tưởng như hết pin, bỗng mở to đôi mắt rồi phóng ra cửa lồng bay vù lên ngọn cây ổi đậu lại chắc để thở, rồi xoay mình bay vút lên khoảng trời xanh rộng hướng về phía Mộ Dương … Nhìn theo bóng con Tướng Thần đã khuất hẳn, Nó thật vui trong bụng vì nghĩ con Tướng Thần chắc cũng vui như Nó :
                      - May mà, tao chưa nghe lời thằng Phệ cắt đuôi mầy … và Nó liên tưởng đến ba tên bạn của Nó, chắc tụi nó không thể nào tin là Nó đã thả con Tướng Thần, mà nghĩ Nó vụng về làm sẩy thì có … nhưng kệ, có sao đâu vì gì thì gì con Tướng Thần cũng đã được tự do .
                      Và y như Nó đã đoán, ba thằng kia khi nhìn thấy chiếc lồng không của Nó, thằng Phệ đã vổ đùi ong óng cái miệng :
                      - Tao đã nói với mầy biết bao lần rồi, tụi chim rừng lúc mới bị nhốt vô lồng thường giả bộ như chết rồi, để chờ cơ hội mầy bất cẩn là a lê hi hi hi iiiii , rút kinh nghiệm đi em lần sau đừng mắc mớp nữa …
                      - Bởi vậy, tao thấy … thằng Cống xen vô … chú Tư bẩy được con nào là rô ti con nấy, khỏe re khỏi chăm sóc ...
                      Thằng Rèo thông cảm hơn :
                      - Nhưng con Tướng Thần nếu nuôi được, dùng làm con mồi đi gác cũng bá chấy bù chét vì dễ gì tìm được con đôi chứ …
                      Chỉ có con Thảo Quăn là tin lời Nó :
                      - Tao thấy con Tướng Thần cũng tội nghiệp, mầy thả là đúng rồi, nhưng chú Tư có biết mầy thả không ?
                      - Tao cũng không biết vì khi tụi kia nói cho ổng nghe, ổng chỉ cười thôi hà, à mà nè, mai tao về Saigon rồi, còn mầy chừng nào xuống Mỹ Tho ?
                      - Gần tựu trường tao mới xuống, mầy muốn coi hình tao vẽ tụi bây năm nay không ? Muốn, thì gọi tụi thằng Phệ qua nhà tao luôn đi …
                      Như mở cờ trong bụng, không chờ con Thảo Quăn nhắc, Nó đã đưa hai bàn tay lên miệng làm loa :
                      - Phệ ơiiiii, Đức Cống ơiiiiiiii, Hưng Rèo ơiiiiiiiiii … xuống nhà con Thảo Quănnnnnnnnn liền nhaaaaaaaaaaa …

                      **** ****

                      Một buối sáng trời thật đẹp, nắng ban mai trải đều trên con đường đất quen thuộc từ nhà Ngoại Nó vô lộ trong . Nó hịt hạt chia tay tụi thằng Phệ, Đức Cống, Hưng Rèo, và nheo mắt cùng con Thảo Quăn và Hiếu Lùn hẹn tái ngộ vào mùa hè năm tới và ngầm cám ơn con nhỏ trong năm nay đã vẽ hình Nó thật tướng thần (hi hi hi), cổ mang giàn thun, một tay đè con Xanh tay kia nắm chặt hai cánh một trự gà nước lúc đánh bẩy sập cùng chú Tư, mà sau khi xem tụi thằng Phệ phải công nhận là ngầu, khác hẳn với hình năm rồi Nó phải le lưỡi khi cỏng thằng Rèo muốn ná thở khi thua đánh trổng . Ôi, tình bạn tuổi thơ thật đơn thuần chân thật như tiếng cười chia tay của bọn chúng thật hồn nhiên trong sáng, kéo dài không biết đến bao giờ, nếu không có tiếng của Út Nó và Thiếm Tư (gánh dùm đồ cho Út Nó vào lộ trong) :
                      - Bình, thôi đi con, đi trễ nắng lên mệt lắm đó …
                      - Bọn nhóc nầy cho ở chung một nhà, ai mà chịu nỗi … Thiếm Tư chưa dứt lời, thằng Phệ đã nhảy ngay vào :
                      - Có chú Tư chịu tụi con á thiếm … và Phệ ta phái chí, nhưng tiếng cười chưa kịp cất lên thì theo làn gió sớm một tiếng gáy ngân dài cao vút đã thay vào :
                      - Cù cú cu cuuuuuu cuuuuuuu … Cù cú cu cuuuuuu cuuuuuu
                      Bọn trẻ nhìn về hướng đó đồng thanh :
                      - Con Tướng Thần gáy chọc quê mầy kìa Trụi … và thằng Cống tài lanh đưa hai bàn tay lên miệng làm loa :
                      - Về đừng quê nha Trụiiiiiiiii Trụiiiiiiiiii và bọn chúng cùng rũ ra cười với nhau, nhưng tiếng cười của Nó khác hẳn ba thằng kia, tiếng cười thật khoan khoái hả dạ khi Nó biết chắc chắn là con Tướng Thần đã về chiếm lại ngôi vua và Nó càng vui hơn khi thấy con Thảo Quăn nhìn Nó cười giơ lên bàn tay với ngón cái đưa lên :”Trụi, mầy số 1” . Nó bước đi sau Dì Út của Nó mà lòng như mở hội, con đường dài hơn 3 km từ nhà Ngoại Nó vô lộ trong để đón xe đò về Saigon hôm nay Nó không thấy dài chút nào, ngắn nữa là khác khi nụ cười luôn nở trên môi của Nó, làm đôi lúc Dì Út Nó và thiếm Tư Thiệt cũng thấy lạ :
                      - Cái thằng hôm nay có gì vui mà cười hoài vậy ta …
                      Nó nghe họ nói với nhau chứ, nhưng không trả lời họ mà lại lầm thầm với một đối tượng nào đó :
                      - Tao hy vọng năm sau tao về, còn được nghe mầy gáy, chứ không phải nghe tụi nó nói mầy đã vô bụng chú Tư tao đó nha Tướng Thần …
                      Ngọn gió đồng vẫn rạt rào, nắng mai đã lên cao, một ngày thật dẹp …

                      Hết


                      Tiếng Cu Gáy Trên Cánh Đông
                      Video clip : Manh Nguyen
                      Nguồn : Net
                       
                      [YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=pmdb2UQ0d8s[/YouTube]
                       

                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.04.2014 06:14:25 bởi Thiên Hùng >
                      #11
                        Ct.Ly 29.03.2019 04:38:20 (permalink)
                        #12
                          Chuyển nhanh đến:

                          Thống kê hiện tại

                          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                          Kiểu:
                          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9