Những thắc mắc về bệnh tiểu đường ở trẻ em
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ có người lớn mới mắc bệnh tiểu đường nhưng trên thực tế thì đã có rất nhiều trẻ bị căn bệnh nguy hiểm này. Vậy làm thế nào để phòng tránh và nếu bị tiểu đường, trẻ cần được chăm sóc như thế nào?…
Tiểu đường tuýp 1 là loại tiểu đường thường gặp ở trẻ em, chiếm 90 95% trẻ dưới 16 tuổi. Đó là lý do tại sao tuyến tuỵ không thể sản sinh insulin.
Tiểu đường tuýp 1 được phân loại giống như một bệnh tự động miễn dịch, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào chính mô hoặc một trong những tổ chức tế bào của cơ thể. Khi mắc tiểu đường tuýp 1 thì insulin – sản sinh tế bào ở các tuyến tuỵ bị phá huỷ. Sau đây là những thắc mắc về bệnh tiểu đường ở trẻ em, hãy cũng tìm hiểu để có cách phòng ngừa và
chữa bệnh tiểu đường cho con em của mình khi không may mắc bệnh.
1. Bệnh tiểu đường có phổ biến không? Bệnh tiểu đường ở trẻ không phổ biến lắm, nhưng có rất nhiều thay đổi rõ rệt về số lượng trẻ mắc bệnh gia tăng trên thế giới:
Ở Anh và Wales: 17/100.000 trẻ mắc tiểu đường mỗi năm.
Ở Scotland con số này là: 25/100.000 trẻ.
Ở Finland: 43/100.000 trẻ.
Ở Nhật: 3/100.000 trẻ.
30 năm qua số lượng các trường hợp mắc tiểu đường ở trẻ đã tăng gấp 3 lần. Ở Châu Âu và Mĩ, tiểu đường tuýp 2 đã từng thấy lần đầu ở những người trẻ.
Đó có thể là một phần lý do xu hướng gia tăng trẻ béo phì trong xã hội của chúng ta. Nhưng bệnh béo phì cũng không thể giải thích được hoàn toàn số lượng mắc tiểu đường tuýp 1 ở trẻ ngày càng cao.
2. Lý do gì khiến nhiều trẻ em lại mắc bệnh tiểu đường? Cũng như những người trưởng thành, lý do mắc tiểu đường ở trẻ nhỏ không được biết đến một cách cặn kẽ. Nó có thể liên quan đến gen và môi trường sống.
Phần lớn trẻ đều có khả năng mắc tiểu đường tuýp 1, không phụ thuộc vào việc trẻ đó được sinh ra trong một gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
3. Bệnh tiểu đường có những triệu chứng gì? Triệu chứng chính ở trẻ em cũng tương tự như người lớn. Chúng có dấu hiệu xuất hiện trong một vài tuần như:
+ Khát nưới.
+ Mệt mỏi.
+ Giảm cân.
+ Thường xuyên đi tiểu.
Ngoài ra chúng còn có các triệu chứng khác đối với trẻ như:
+ Đau bụng.
+ Đau đầu
+ Có vấn đề về hành vi cư xử khác thường.
Thỉnh thoảng bệnh tiểu đường nhiễm axit xuất hiện trước khi bệnh tiểu đường được chẩn đoán, mặc dù điều này ít xảy ra ở Mỹ do có hiểu biết tốt về các triệu chứng của bệnh.
Các bác sĩ cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng khả năng mắc bệnh tiểu đường ở bất kỳ trẻ nào mà không hề liên quan đến tiền sử bệnh tật của gia đình hoặc đau bụng trong một vài tuần.
Nếu bệnh tiểu đường được chẩn đoán, những đứa con của bạn cần phải tham khảo những điều đặc biệt về tiểu đường của trẻ em.
4. Tiểu đường được chữa trị như thế nào cho trẻ? Việc chăm sóc bệnh tiểu đường ở trẻ thông thường được điều trị bởi bệnh viện hơn là bác sĩ đa khoa của họ.
Hầu hết trẻ em mắc tiểu đường cần được điều trị insulin, cần được cung cấp insulin hằng ngày (tác dụng nhanh và chậm) và tăng lượng insulin theo tuổi.
Thường trong những năm đầu sau khi chẩn đoán bị bệnh, con bạn có thể chỉ cần một lượng nhỏ insulin. Đây được coi là thời kỳ đầu tiên của bệnh.
Cũng như điều trị insulin, điều chỉnh lượng đường glucose tốt và tránh “hypos” (giảm lượng đường trong máu) là rất quan trọng. Vì có nhiều loại bệnh tiểu đường phức tạp tăng thêm cùng với bệnh tiểu đường đang mắc phải trong thời gian dài mắc bệnh.
5. Cha mẹ có thể làm gì giúp con của mình? Chung sống với
bệnh tiểu đường thực chất là một cuộc chiến về mặt tâm lý, đặt các gia đình trong tình trạng căng thẳng. Vậy nên, phải có những điều trị đúng đắn, tích cực. Điều này có thể từ bác sĩ đa khoa của gia đình bạn, bệnh viện hoặc sự giúp đỡ của xã hội.
Sự hiểu biết tất cả những điều khác nhau về bệnh tiểu đường và việc điều trị đòi hỏi kiên nhẫn sẽ là rất khó nhưng điều này sẽ có lợi cho con bạn và cuộc sống gia đình bạn.
Những cách sau giúp bạn hiểu biết thêm về bệnh tiểu đường:
- Học cách tiêm insulin như thế nào. Insulin thường được tiêm ở bụng hoặc bắp đùi.
- Nhận biết các triệu chứng về glucose trong máu thấp(hạ đường huyết), bệnh tiểu đường nhiễm axit và biết cách khắc phục nó.
- Đảm bảo rằng đường glucose luôn luôn có sẵn trong nhà.
- Luôn đo mức độ glucose trong máu và dạy cho con bạn biết phải làm gì ngay khi chúng đã lớn.
- Dạy cho con bạn cách tiêm insulin như thế nào.
- Gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra tình trạng bệnh và đặc biệt nếu con bạn bị ốm vì bất cứ lí do gì – để được điều trị và có những hướng thay đổi thích hợp.
- Thông báo cho nhà trường và bạn bè con bạn về các triệu chứng của hạ đường huyết và cách họ phải làm gì khi gặp trường hợp đó.
- Tiếp xúc với những người bị mắc tiểu đường xung quanh để có sự giúp đỡ hơn.
6. Chế độ ăn kiêng như thế nào Các chuyên gia dinh dưỡng là nhân vật không thể thiếu trong quá trình điều trị. Nhưng quan trọng hơn, cha mẹ phải giúp con mình thực hiện được chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là nhiều chất xơ và carbohydrates, hạn chế ăn bánh kẹo ngọt.
Giúp con bạn có những hiểu biết về phản ứng của cơ thể trong việc ăn uống, tiếp nhận insulin và ăn đồ ngọt điều độ ở mức có thể – được kèm thèo bởi liều lượng insulin phải tiêm.
7. Hoạt động thể lực như thế nào? Hoạt động thân thể rất quan trọng đối với trẻ bị mắc tiểu đường, vì vậy hãy khuyên con bạn phải tập thể dục hàng ngày.
Hoạt động thân thể sẽ làm giảm lượng đường trong máu, vậy nên nếu con bạn phải tiêm insulin thì liều lượng cần được giảm xuống. Tốt nhất là cho chúng ăn bánh mỳ, nước hoa quả hoặc thức ăn cung cấp carbohydrates khác trước khi tập.
8. Điều trị trong bao lâu? Một người bị mắc tiểu đường từ nhỏ sẽ sống với chế độ ăn kiêng và uống
thuốc trị bệnh tiểu đường lâu hơn một người mắc tiểu đường khi trưởng thành.
Bệnh tiểu đường chữa rất lâu và có độ rủi ro cao như những biến chứng ảnh hưởng đến mắt và tính khí con người.
Điều này thường bắt đầu sau khi dậy thì nhưng thường có liên quan đến cuộc sống sau này.
Thường xuyên kiểm tra những biến chứng ở giai đoạn sau bắt đầu khi trẻ được 9 tuổi. Từ đó kiểm tra thường xuyên hàng năm.
Nguồn:
tri benh tieu duong