Một chuyện buồn cười
tahuudinhqn 27.03.2014 09:38:54 (permalink)
                             MÔT CHUYỆN BUỒN CƯỜI
 
                                                                    Tạp bút của Tah Hữu Đỉnh
 
Hai anh em tôi đang chơi ở ngoài vườn, xem những con ong mật đang tíu tít hút mật và lấy phấn hoa ở cây chanh. Chúng chăm chỉ, mải mê, vừa rúc đầu vào đài hoa này, rồi lại bò ra bay sà sang bông hoa khác. Chỉ một loáng, hai cái chân trước của nó đã to kềnh lên, đầy phấn hoa vàng suộm, rồi khệ nệ vẫy cánh bay đi.
Bỗng trên ngọn cây hồng thấy soạt một tiếng…Ôi, con diều hâu to kếch, đen sì! Nó bay sà xuống, định cắp lại con mồi nó vừa làm rơi. Do phản xạ tự nhiên, khiến anh em tôi vừa giật mình, vừa hú hếu ầm lên. Con diều sợ hãi bay đi, bỏ con gà con rơi xuống cành chanh.
Giống diều hâu chuyên ăn thịt gà con, bây giờ thì tuyệt chủng rồi, chứ ngày xưa ở quê tôi, ngày nào cũng nghe thấy tiếng người ta hú hếu ầm ĩ lên, đuổi diều bắt trộm gà.
Con “nhiếp” rơi xuống cành chanh, đầu có vết máu đỏ. Nó không kêu được nữa, hai mắt nhắm nghiền, nhưng chưa chết, vẫn còn thoi thóp thở. Tôi đem nó về, lấy một ít dẻ rách, giải cho nó cái ổ ở đầu hè. Sợ gà nhà mổ nó, tôi lấy cái nơm úp lại. Rồi hai anh em hồi hộp ngồi chờ xem nó có tỉnh lại được không. Đầu óc tôi cứ rộn lên, vừa vui thích, vừa thương nó bé bỏng, lại vừa lo nó chết mất. Ngồi mãi. Chờ mãi vẫn không thấy nó tỉnh. Chán quá! Hai anh em tôi bỏ nó đấy, ra vườn tiếp tục cuộc chơi. Một lúc sau quay về. Ô kìa, chú “nhiếp”tỉnh lại rồi! Nó đang đi vòng quanh chân nơm tìm lối ra. Tôi mừng quýnh lên, vội chạy vào buồng bốc một nắm gạo, bỏ vào trong nơm. Ôi, nó mổ gạo được rồi! Nó sống lại rồi!
Trưa hôm ấy mẹ chúng tôi đi làm về, tôi liền khoe chuyện con gà, và xin mẹ cho tôi được nuôi riêng con gà “nhiếp” ấy. Mẹ tủm tỉm cười, mắng: “Cha tổ anh chứ! “Cơm ai cũng gạo nhà này/ Cơm cấy cơm cày cũng gạo nhà ta”. Biết thóc gạo là của chung, nhưng tôi vẫn nài nỉ: “Cho con nuôi riêng bu nhá!”. Sau một cái dí ngón tay trỏ vào trán tôi, mẹ bảo: “Ừ thì riêng!”.
Từ đấy, hôm nào cũng vậy, đi học về, việc đầu tiên là tôi đến chỗ cái nơm xem con “nhiếp”. Nếu hết gạo ăn, nước uống thì lấy cho nó. Nếu chỗ nó nằm, bẩn thì quét dọn. Mấy hôm sau, vết máu ở đầu nó khô cứng lại, chỗ da bị trầy xước đã lành. Tôi thả con “nhiếp” ra, cho nó đi theo đàn gà nhà. Và mỗi bữa cho gà ăn, bao giờ tôi cũng đứng canh chừng, không để con nào ăn tranh của nó. Cuối bữa, tôi còn dành lại một ít thóc, để đàn gà nhà ăn xong, tôi cho con “nhiếp” ăn thêm.
Thế rồi, lớp lông tơ vàng óng của nó dần dần rụng hết, con “nhiếp” lớn vổng lên thành một chú gà “choai”. Đầu nhú mào đỏ, chân cao, cổ dài, da thịt đỏ au, lông ống đâm ra tua tủa. Nó hung hăng, xông xáo, tranh ăn với cả những con lớn hơn, bị nó mổ cho, vừa chạy, vừa quang quác kêu toáng lên.
Do được chăm nom, ăn uống no đủ, nên chỉ khoảng sáu bẩy tháng sau, chú “choai” đã thành ra con gà mà quê tôi vẫn gọi là gà “kệu”. Con kệu, mào nhọn như răng cưa đỏ chót, to bằng nửa bàn tay, bộ lông trên cổ, trên mình nó vừa đỏ, vừa vàng, óng mượt như xoa dầu. Những chiếc lông đuôi tím biếc, cong vút lên, phấp phới bay như những dải cờ. Đang kiếm ăn ở ngoài vườn, bỗng nó vươn cổ lên, vỗ cánh phạch phạch, rồi cất tiếng gáy cồ cố cô ô…Gáy xong, nó áp sát đến bên con gà mái ghẹ, xoè một cánh ra, lượn quanh con ghẹ, cái mỏ vừa mổ mổ, vừa kêu cung cúc, vẻ tán tỉnh. Con ghẹ hoảng quá ù té chạy. Thế là nó rình rịch đuổi theo. Con ghẹ chạy cuống cuồng. Chạy khắp vườn trước, lại chạy ngược ra vườn sau. Đến lúc mệt quá không chạy được nữa, đành nằm ệp xuống đất. Con kệu liền nhẩy phốc ngay lên lưng nó…
Ghét quá, tôi đuổi theo con kệu, định đá cho nó một cái. Nhưng nó chạy nhanh quá, đuổi mãi không kịp. Rồi nó khôn ranh chui tọt vào bụi tre gai và nằm yên ở trong đó. Tức điên lên, tôi ném mấy cục đất vào bụi tre gai cho bõ ghét rồi về nhà ngồi thở.
Rồi một buổi tối , đang ngồi vá quần áo ở phản, thấy tôi học xong, mẹ gọi đến bảo:
- Ngay mai bên nhà ông Vụ có giỗ. Nhà mình phải có bàn xôi con gà cho anh sang theo giỗ ở bên ấy. Gà sống nhà ta chưa có con nào to. Đi chợ mua thì bu không còn tiền. Con cho bu vay con gà kệu của mày nhá?
Ôi thôi! Thế là con kệu yêu quý của tôi sắp bị làm thịt rồi! Tôi thương nó lắm, cả tiếc nữa. Bu vay biết bao giờ bu trả? Nhưng việc của anh phải theo giỗ tết ở nhà ông Vụ là quan trọng. Mẹ hỏi là muốn cho tôi biết trước, chứ nếu không, mẹ cứ bảo anh bắt con kệu làm thịt, thì tôi cũng phải chịu, cũng phải bằng lòng.
Trưa hôm sau. Một bàn xôi dầy năm phân, rải kín lòng chiêc mâm thau sáng loáng. Nằm giữa là con gà luộc, mỏ ngậm bông mẫu đơn đỏ chót. Hai cánh giang ra như sắp bay. Hai nách cặp hai cái chân dò. Mâm do cô em con chú tôi, mặc áo cánh trắng, quần lụa đen, đội. Anh tôi khăn xếp áo dài thâm, quần trắng là vuông hòm sớ, tay xách chai rượu đi sang đám giỗ.
Bữa cơm trưa hôm ấy gia đình tôi, ngoài hai món ăn quen thuộc, là tép rang và rau muống luộc, còn có thêm bát nước xáo gà. Trên mặt nước trong veo, nổi lên những ngôi sao mỡ vàng ngọt lịm. Lúc bấy giờ chưa có từ “ưu tiên”, mà gọi là “được chiều”, nên hai thằng: út và áp út được chiều cho mỗi đứa một cái rái gà tròn như hột mít. Nhưng bữa cơm chiều thì lại khác. Ngoài hai món “truyền thống” còn có xôi và thịt gà. Do đám giỗ “lại lễ”, một góc mâm xôi và cái tỏi gà.
                                                    *
                                                 *      *
Ngày xưa tục lệ cưới xin ở quê tôi còn khá nặng nề. Để cưới được một nàng dâu, thủ tục đầu tiên là bên trai phải có cái lễ “Vấn danh” (còn gọi là dạm ngõ). Để cầu thân. Để ngỏ lời. Lễ này nhỏ, chỉ có chè thuốc, bánh trái, trầu cau. Rồi đến lễ “Chơi nhà” (tức lễ hỏi). Để khẳng định đôi trai gái và hai gia đình đã chính thức kết giao. Lễ này khá to. Gia đình tôi đã mổ một con lợn 60 cân, đem sang nhà gái một nửa. Để cả hai nhà cùng làm cỗ mời họ hàng đến chứng kiến.
Sau lễ hỏi, bên trai phải theo giỗ tết bên gái ba năm, rồi mới được xin cưới. Theo giỗ tết là các ngày giỗ ông bà nội, và cha mẹ cô dâu tương lai (nếu họ đã qua đời). Mỗi cái giỗ, bên trai phải có một mâm xôi gà đến cúng (như trên đã kể).Tết Nguyên đán thì lễ năm cặp bánh chưng, một con gà và một chai rượu. Riêng anh tôi, mỗi năm phải theo tám cái giỗ. Vì ông nội người anh yêu, lúc sinh thời đã cưới những bẩy bà vợ. Người lớn bảo rằng ông cụ ấy chỉ lấy có bốn bà vợ thôi. Nhưng do bà này mất đi, ông mới cưới bà kia, cho nên thành bẩy bà. (Có lẽ phụ nữ thời xưa hiền, chứ bây giờ thi…chắc ngày nào cũng xẩy ra án mạng!).
Vậy là ba năm, chỉ riêng giỗ, gia đình đã phải lo cho anh 24 mâm xôi gà. Chưa kể các ngày lễ tết khác. Rồi mới đến lễ “Xin cưới”. Lễ này nhỏ, cũng như lễ “Vấn danh”. Để hai bên bàn định về Lễ cưới. Bên gái thách cao. Bên trai xin hạ thấp. “Cò kè bớt một thêm hai…” (Nguyễn Du).
Tôi không nhớ lễ cưới anh năm ấy, gia đình phải đưa sang nhà gái bao nhiêu rượu thịt, trầu cau, chè thuốc. Nhưng nhớ ngoài thực phẩm, còn có 100 đồng tiền mặt. Một trăm đồng bây giờ không tiêu được nữa. Nhưng thời bấy giờ một con trâu đã cày bừa thuần thục vài ba vụ, giá cũng chỉ trên dưới bốn mươi đồng.
Thế rồi pháo nổ, tiệc bày, cơm bưng, rươụ rót. Chị về làm dâu. Thời bấy giờ đám cưới ở thôn quê chưa có xe hoa. Đám rước dâu đi bộ, có anh phủ rể, có chị phù dâu, có ông đi đón, có bà đi đưa. Họ hàng, làng xóm được mời đến uống rượu mừng, chúc đôi tân hôn yêu nhau đến đầu bạc răng long, bách niên giai lão. Sau lễ “Tơ Hồng” ở trước sân, để tạ ơn “Ông Tơ – Bà Nguyệt” đã xe duyên cho họ. Cô dâu vào lễ gia tiên, rồi “bà Mối” dẫn đi chào nhận họ hàng. Thế là bỗng chốc người con gái ấy đã trở thành người của gia đình và họ khác, sống gửi thịt, chết gửi xương vĩnh viễn. Và cũng từ đấy cô phải lo toan, gánh vác công việc của gia đình mới, chẳng còn mấy quan tâm, và cũng không còn bao nhiêu trách nhiệm với gia đình cũ của mình nữa.
Chị vừa đẹp người, vừa đẹp nết, chịu thương chụi khó làm ăn. Khi đất nước có chiến tranh, cũng như các trai làng, anh đi kháng chiến. Chị ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con thơ, việc đồng, việc nhà, việc họ hàng làng xóm, một tay chị đảm đang gánh vác…
Thế rồi năm tháng qua đi. Kháng chiến thành công. Các con khôn lớn, trai lấy vợ, gái gả chồng lập hộ ở riêng. Hai người đã thành ông, thành bà, đầu bạc răng long, mắt loà chân chậm, như hai cỗ máy già nua rêu rã. Do cả mắt và tai ông đều kém, nên nhà không có các phương tiện nghe nhìn. Niềm vui của ông chỉ còn là hớp rượu, chén trà. Bà cũng vậy, tuy mắt và tai còn nghe và nhìn được. Nhưng mỗi khi trái gió giở trời bà lại rên rẩm. Vì lưng đau, chân tay nhức buốt. Rồi nhiều bữa đang ăn lại chống đũa ngồi nhìn. Vì nghẹn. Đến lúc cơn nghẹn qua đi, thì chán không muốn ăn nữa. Dọn dẹp xong, hôm nào bà cũng sang nhà con trai xem đài, để ông ngồi một mình hút thuốc lào vặt. Ngồi mãi mỏi lưng, ông đi nàm. Người già ít ngủ. Không ngủ được, đầu óc càng ngổn ngang suy nghĩ…Rồi sự đơn côi đó tích tụ dần dần thành ra nỗi giận. Mà giận vì cái gì kia, chứ giận vì sự trống trải của lòng mình thì đâu có tiện nói ra. Ông im lặng. Đến nỗi cả ngày ông chẳng buồn nói với bà câu nào. Vậy thì tội tình gì mà bà lại phải nói như quát vào tai ông cho thêm mệt. Thế là cả hai bên cùng lặng lẽ sống bên cạnh nhau như hai cái bóng. “Chiến tranh lạnh” xẩy ra có lần “trường kỳ” đến cả tuần chẳng ai buồn mở miệng.
Thế rồi một hôm ông bảo: “Bà để riêng cái bát của bà ra, chẳng mắt tôi kém, nhỡ tôi ăn nhầm phải cái bát của bà, nó bẩn cái mồm của tôi ra”. Ôi trời đất! Hai cái mồm ấy, kể từ cái hôn đầu tiên đến cái cuối cùng, khi họ không hôn nhau nữa, dẫu có phép thần thông biến hoá như thánh thần, thì cũng không thể biết, họ đã trao cho nhau bao nhiêu nghìn, bao nhiêu vạn cái hôn. Thế mà bây giờ ông lại sợ ăn nhầm phải cái bát của bà nó bẩn mồm. Thế thì có buồn cười không hở trời, hở đất, hở người?./.
                                             TP Uông Bí, ngày 12/2/2014                              
                             (Trước tết Nguyên Tiêu 13 tháng Giêng năm Giáp Ngọ)        
                                               Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
                             MÔT CHUYỆN BUỒN CƯỜI
 
                                                                    Tạp bút của Tah Hữu Đỉnh
 
Hai anh em tôi đang chơi ở ngoài vườn, xem những con ong mật đang tíu tít hút mật và lấy phấn hoa ở cây chanh. Chúng chăm chỉ, mải mê, vừa rúc đầu vào đài hoa này, rồi lại bò ra bay sà sang bông hoa khác. Chỉ một loáng, hai cái chân trước của nó đã to kềnh lên, đầy phấn hoa vàng suộm, rồi khệ nệ vẫy cánh bay đi.
Bỗng trên ngọn cây hồng thấy soạt một tiếng…Ôi, con diều hâu to kếch, đen sì! Nó bay sà xuống, định cắp lại con mồi nó vừa làm rơi. Do phản xạ tự nhiên, khiến anh em tôi vừa giật mình, vừa hú hếu ầm lên. Con diều sợ hãi bay đi, bỏ con gà con rơi xuống cành chanh.
Giống diều hâu chuyên ăn thịt gà con, bây giờ thì tuyệt chủng rồi, chứ ngày xưa ở quê tôi, ngày nào cũng nghe thấy tiếng người ta hú hếu ầm ĩ lên, đuổi diều bắt trộm gà.
Con “nhiếp” rơi xuống cành chanh, đầu có vết máu đỏ. Nó không kêu được nữa, hai mắt nhắm nghiền, nhưng chưa chết, vẫn còn thoi thóp thở. Tôi đem nó về, lấy một ít dẻ rách, giải cho nó cái ổ ở đầu hè. Sợ gà nhà mổ nó, tôi lấy cái nơm úp lại. Rồi hai anh em hồi hộp ngồi chờ xem nó có tỉnh lại được không. Đầu óc tôi cứ rộn lên, vừa vui thích, vừa thương nó bé bỏng, lại vừa lo nó chết mất. Ngồi mãi. Chờ mãi vẫn không thấy nó tỉnh. Chán quá! Hai anh em tôi bỏ nó đấy, ra vườn tiếp tục cuộc chơi. Một lúc sau quay về. Ô kìa, chú “nhiếp”tỉnh lại rồi! Nó đang đi vòng quanh chân nơm tìm lối ra. Tôi mừng quýnh lên, vội chạy vào buồng bốc một nắm gạo, bỏ vào trong nơm. Ôi, nó mổ gạo được rồi! Nó sống lại rồi!
Trưa hôm ấy mẹ chúng tôi đi làm về, tôi liền khoe chuyện con gà, và xin mẹ cho tôi được nuôi riêng con gà “nhiếp” ấy. Mẹ tủm tỉm cười, mắng: “Cha tổ anh chứ! “Cơm ai cũng gạo nhà này/ Cơm cấy cơm cày cũng gạo nhà ta”. Biết thóc gạo là của chung, nhưng tôi vẫn nài nỉ: “Cho con nuôi riêng bu nhá!”. Sau một cái dí ngón tay trỏ vào trán tôi, mẹ bảo: “Ừ thì riêng!”.
Từ đấy, hôm nào cũng vậy, đi học về, việc đầu tiên là tôi đến chỗ cái nơm xem con “nhiếp”. Nếu hết gạo ăn, nước uống thì lấy cho nó. Nếu chỗ nó nằm, bẩn thì quét dọn. Mấy hôm sau, vết máu ở đầu nó khô cứng lại, chỗ da bị trầy xước đã lành. Tôi thả con “nhiếp” ra, cho nó đi theo đàn gà nhà. Và mỗi bữa cho gà ăn, bao giờ tôi cũng đứng canh chừng, không để con nào ăn tranh của nó. Cuối bữa, tôi còn dành lại một ít thóc, để đàn gà nhà ăn xong, tôi cho con “nhiếp” ăn thêm.
Thế rồi, lớp lông tơ vàng óng của nó dần dần rụng hết, con “nhiếp” lớn vổng lên thành một chú gà “choai”. Đầu nhú mào đỏ, chân cao, cổ dài, da thịt đỏ au, lông ống đâm ra tua tủa. Nó hung hăng, xông xáo, tranh ăn với cả những con lớn hơn, bị nó mổ cho, vừa chạy, vừa quang quác kêu toáng lên.
Do được chăm nom, ăn uống no đủ, nên chỉ khoảng sáu bẩy tháng sau, chú “choai” đã thành ra con gà mà quê tôi vẫn gọi là gà “kệu”. Con kệu, mào nhọn như răng cưa đỏ chót, to bằng nửa bàn tay, bộ lông trên cổ, trên mình nó vừa đỏ, vừa vàng, óng mượt như xoa dầu. Những chiếc lông đuôi tím biếc, cong vút lên, phấp phới bay như những dải cờ. Đang kiếm ăn ở ngoài vườn, bỗng nó vươn cổ lên, vỗ cánh phạch phạch, rồi cất tiếng gáy cồ cố cô ô…Gáy xong, nó áp sát đến bên con gà mái ghẹ, xoè một cánh ra, lượn quanh con ghẹ, cái mỏ vừa mổ mổ, vừa kêu cung cúc, vẻ tán tỉnh. Con ghẹ hoảng quá ù té chạy. Thế là nó rình rịch đuổi theo. Con ghẹ chạy cuống cuồng. Chạy khắp vườn trước, lại chạy ngược ra vườn sau. Đến lúc mệt quá không chạy được nữa, đành nằm ệp xuống đất. Con kệu liền nhẩy phốc ngay lên lưng nó…
Ghét quá, tôi đuổi theo con kệu, định đá cho nó một cái. Nhưng nó chạy nhanh quá, đuổi mãi không kịp. Rồi nó khôn ranh chui tọt vào bụi tre gai và nằm yên ở trong đó. Tức điên lên, tôi ném mấy cục đất vào bụi tre gai cho bõ ghét rồi về nhà ngồi thở.
Rồi một buổi tối , đang ngồi vá quần áo ở phản, thấy tôi học xong, mẹ gọi đến bảo:
- Ngay mai bên nhà ông Vụ có giỗ. Nhà mình phải có bàn xôi con gà cho anh sang theo giỗ ở bên ấy. Gà sống nhà ta chưa có con nào to. Đi chợ mua thì bu không còn tiền. Con cho bu vay con gà kệu của mày nhá?
Ôi thôi! Thế là con kệu yêu quý của tôi sắp bị làm thịt rồi! Tôi thương nó lắm, cả tiếc nữa. Bu vay biết bao giờ bu trả? Nhưng việc của anh phải theo giỗ tết ở nhà ông Vụ là quan trọng. Mẹ hỏi là muốn cho tôi biết trước, chứ nếu không, mẹ cứ bảo anh bắt con kệu làm thịt, thì tôi cũng phải chịu, cũng phải bằng lòng.
Trưa hôm sau. Một bàn xôi dầy năm phân, rải kín lòng chiêc mâm thau sáng loáng. Nằm giữa là con gà luộc, mỏ ngậm bông mẫu đơn đỏ chót. Hai cánh giang ra như sắp bay. Hai nách cặp hai cái chân dò. Mâm do cô em con chú tôi, mặc áo cánh trắng, quần lụa đen, đội. Anh tôi khăn xếp áo dài thâm, quần trắng là vuông hòm sớ, tay xách chai rượu đi sang đám giỗ.
Bữa cơm trưa hôm ấy gia đình tôi, ngoài hai món ăn quen thuộc, là tép rang và rau muống luộc, còn có thêm bát nước xáo gà. Trên mặt nước trong veo, nổi lên những ngôi sao mỡ vàng ngọt lịm. Lúc bấy giờ chưa có từ “ưu tiên”, mà gọi là “được chiều”, nên hai thằng: út và áp út được chiều cho mỗi đứa một cái rái gà tròn như hột mít. Nhưng bữa cơm chiều thì lại khác. Ngoài hai món “truyền thống” còn có xôi và thịt gà. Do đám giỗ “lại lễ”, một góc mâm xôi và cái tỏi gà.
                                                    *
                                                 *      *
Ngày xưa tục lệ cưới xin ở quê tôi còn khá nặng nề. Để cưới được một nàng dâu, thủ tục đầu tiên là bên trai phải có cái lễ “Vấn danh” (còn gọi là dạm ngõ). Để cầu thân. Để ngỏ lời. Lễ này nhỏ, chỉ có chè thuốc, bánh trái, trầu cau. Rồi đến lễ “Chơi nhà” (tức lễ hỏi). Để khẳng định đôi trai gái và hai gia đình đã chính thức kết giao. Lễ này khá to. Gia đình tôi đã mổ một con lợn 60 cân, đem sang nhà gái một nửa. Để cả hai nhà cùng làm cỗ mời họ hàng đến chứng kiến.
Sau lễ hỏi, bên trai phải theo giỗ tết bên gái ba năm, rồi mới được xin cưới. Theo giỗ tết là các ngày giỗ ông bà nội, và cha mẹ cô dâu tương lai (nếu họ đã qua đời). Mỗi cái giỗ, bên trai phải có một mâm xôi gà đến cúng (như trên đã kể).Tết Nguyên đán thì lễ năm cặp bánh chưng, một con gà và một chai rượu. Riêng anh tôi, mỗi năm phải theo tám cái giỗ. Vì ông nội người anh yêu, lúc sinh thời đã cưới những bẩy bà vợ. Người lớn bảo rằng ông cụ ấy chỉ lấy có bốn bà vợ thôi. Nhưng do bà này mất đi, ông mới cưới bà kia, cho nên thành bẩy bà. (Có lẽ phụ nữ thời xưa hiền, chứ bây giờ thi…chắc ngày nào cũng xẩy ra án mạng!).
Vậy là ba năm, chỉ riêng giỗ, gia đình đã phải lo cho anh 24 mâm xôi gà. Chưa kể các ngày lễ tết khác. Rồi mới đến lễ “Xin cưới”. Lễ này nhỏ, cũng như lễ “Vấn danh”. Để hai bên bàn định về Lễ cưới. Bên gái thách cao. Bên trai xin hạ thấp. “Cò kè bớt một thêm hai…” (Nguyễn Du).
Tôi không nhớ lễ cưới anh năm ấy, gia đình phải đưa sang nhà gái bao nhiêu rượu thịt, trầu cau, chè thuốc. Nhưng nhớ ngoài thực phẩm, còn có 100 đồng tiền mặt. Một trăm đồng bây giờ không tiêu được nữa. Nhưng thời bấy giờ một con trâu đã cày bừa thuần thục vài ba vụ, giá cũng chỉ trên dưới bốn mươi đồng.
Thế rồi pháo nổ, tiệc bày, cơm bưng, rươụ rót. Chị về làm dâu. Thời bấy giờ đám cưới ở thôn quê chưa có xe hoa. Đám rước dâu đi bộ, có anh phủ rể, có chị phù dâu, có ông đi đón, có bà đi đưa. Họ hàng, làng xóm được mời đến uống rượu mừng, chúc đôi tân hôn yêu nhau đến đầu bạc răng long, bách niên giai lão. Sau lễ “Tơ Hồng” ở trước sân, để tạ ơn “Ông Tơ – Bà Nguyệt” đã xe duyên cho họ. Cô dâu vào lễ gia tiên, rồi “bà Mối” dẫn đi chào nhận họ hàng. Thế là bỗng chốc người con gái ấy đã trở thành người của gia đình và họ khác, sống gửi thịt, chết gửi xương vĩnh viễn. Và cũng từ đấy cô phải lo toan, gánh vác công việc của gia đình mới, chẳng còn mấy quan tâm, và cũng không còn bao nhiêu trách nhiệm với gia đình cũ của mình nữa.
Chị vừa đẹp người, vừa đẹp nết, chịu thương chụi khó làm ăn. Khi đất nước có chiến tranh, cũng như các trai làng, anh đi kháng chiến. Chị ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con thơ, việc đồng, việc nhà, việc họ hàng làng xóm, một tay chị đảm đang gánh vác…
Thế rồi năm tháng qua đi. Kháng chiến thành công. Các con khôn lớn, trai lấy vợ, gái gả chồng lập hộ ở riêng. Hai người đã thành ông, thành bà, đầu bạc răng long, mắt loà chân chậm, như hai cỗ máy già nua rêu rã. Do cả mắt và tai ông đều kém, nên nhà không có các phương tiện nghe nhìn. Niềm vui của ông chỉ còn là hớp rượu, chén trà. Bà cũng vậy, tuy mắt và tai còn nghe và nhìn được. Nhưng mỗi khi trái gió giở trời bà lại rên rẩm. Vì lưng đau, chân tay nhức buốt. Rồi nhiều bữa đang ăn lại chống đũa ngồi nhìn. Vì nghẹn. Đến lúc cơn nghẹn qua đi, thì chán không muốn ăn nữa. Dọn dẹp xong, hôm nào bà cũng sang nhà con trai xem đài, để ông ngồi một mình hút thuốc lào vặt. Ngồi mãi mỏi lưng, ông đi nàm. Người già ít ngủ. Không ngủ được, đầu óc càng ngổn ngang suy nghĩ…Rồi sự đơn côi đó tích tụ dần dần thành ra nỗi giận. Mà giận vì cái gì kia, chứ giận vì sự trống trải của lòng mình thì đâu có tiện nói ra. Ông im lặng. Đến nỗi cả ngày ông chẳng buồn nói với bà câu nào. Vậy thì tội tình gì mà bà lại phải nói như quát vào tai ông cho thêm mệt. Thế là cả hai bên cùng lặng lẽ sống bên cạnh nhau như hai cái bóng. “Chiến tranh lạnh” xẩy ra có lần “trường kỳ” đến cả tuần chẳng ai buồn mở miệng.
Thế rồi một hôm ông bảo: “Bà để riêng cái bát của bà ra, chẳng mắt tôi kém, nhỡ tôi ăn nhầm phải cái bát của bà, nó bẩn cái mồm của tôi ra”. Ôi trời đất! Hai cái mồm ấy, kể từ cái hôn đầu tiên đến cái cuối cùng, khi họ không hôn nhau nữa, dẫu có phép thần thông biến hoá như thánh thần, thì cũng không thể biết, họ đã trao cho nhau bao nhiêu nghìn, bao nhiêu vạn cái hôn. Thế mà bây giờ ông lại sợ ăn nhầm phải cái bát của bà nó bẩn mồm. Thế thì có buồn cười không hở trời, hở đất, hở người?./.
                                             TP Uông Bí, ngày 12/2/2014                              
                             (Trước tết Nguyên Tiêu 13 tháng Giêng năm Giáp Ngọ)        
                                               Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
                             MÔT CHUYỆN BUỒN CƯỜI
 
                                                                    Tạp bút của Tah Hữu Đỉnh
 
Hai anh em tôi đang chơi ở ngoài vườn, xem những con ong mật đang tíu tít hút mật và lấy phấn hoa ở cây chanh. Chúng chăm chỉ, mải mê, vừa rúc đầu vào đài hoa này, rồi lại bò ra bay sà sang bông hoa khác. Chỉ một loáng, hai cái chân trước của nó đã to kềnh lên, đầy phấn hoa vàng suộm, rồi khệ nệ vẫy cánh bay đi.
Bỗng trên ngọn cây hồng thấy soạt một tiếng…Ôi, con diều hâu to kếch, đen sì! Nó bay sà xuống, định cắp lại con mồi nó vừa làm rơi. Do phản xạ tự nhiên, khiến anh em tôi vừa giật mình, vừa hú hếu ầm lên. Con diều sợ hãi bay đi, bỏ con gà con rơi xuống cành chanh.
Giống diều hâu chuyên ăn thịt gà con, bây giờ thì tuyệt chủng rồi, chứ ngày xưa ở quê tôi, ngày nào cũng nghe thấy tiếng người ta hú hếu ầm ĩ lên, đuổi diều bắt trộm gà.
Con “nhiếp” rơi xuống cành chanh, đầu có vết máu đỏ. Nó không kêu được nữa, hai mắt nhắm nghiền, nhưng chưa chết, vẫn còn thoi thóp thở. Tôi đem nó về, lấy một ít dẻ rách, giải cho nó cái ổ ở đầu hè. Sợ gà nhà mổ nó, tôi lấy cái nơm úp lại. Rồi hai anh em hồi hộp ngồi chờ xem nó có tỉnh lại được không. Đầu óc tôi cứ rộn lên, vừa vui thích, vừa thương nó bé bỏng, lại vừa lo nó chết mất. Ngồi mãi. Chờ mãi vẫn không thấy nó tỉnh. Chán quá! Hai anh em tôi bỏ nó đấy, ra vườn tiếp tục cuộc chơi. Một lúc sau quay về. Ô kìa, chú “nhiếp”tỉnh lại rồi! Nó đang đi vòng quanh chân nơm tìm lối ra. Tôi mừng quýnh lên, vội chạy vào buồng bốc một nắm gạo, bỏ vào trong nơm. Ôi, nó mổ gạo được rồi! Nó sống lại rồi!
Trưa hôm ấy mẹ chúng tôi đi làm về, tôi liền khoe chuyện con gà, và xin mẹ cho tôi được nuôi riêng con gà “nhiếp” ấy. Mẹ tủm tỉm cười, mắng: “Cha tổ anh chứ! “Cơm ai cũng gạo nhà này/ Cơm cấy cơm cày cũng gạo nhà ta”. Biết thóc gạo là của chung, nhưng tôi vẫn nài nỉ: “Cho con nuôi riêng bu nhá!”. Sau một cái dí ngón tay trỏ vào trán tôi, mẹ bảo: “Ừ thì riêng!”.
Từ đấy, hôm nào cũng vậy, đi học về, việc đầu tiên là tôi đến chỗ cái nơm xem con “nhiếp”. Nếu hết gạo ăn, nước uống thì lấy cho nó. Nếu chỗ nó nằm, bẩn thì quét dọn. Mấy hôm sau, vết máu ở đầu nó khô cứng lại, chỗ da bị trầy xước đã lành. Tôi thả con “nhiếp” ra, cho nó đi theo đàn gà nhà. Và mỗi bữa cho gà ăn, bao giờ tôi cũng đứng canh chừng, không để con nào ăn tranh của nó. Cuối bữa, tôi còn dành lại một ít thóc, để đàn gà nhà ăn xong, tôi cho con “nhiếp” ăn thêm.
Thế rồi, lớp lông tơ vàng óng của nó dần dần rụng hết, con “nhiếp” lớn vổng lên thành một chú gà “choai”. Đầu nhú mào đỏ, chân cao, cổ dài, da thịt đỏ au, lông ống đâm ra tua tủa. Nó hung hăng, xông xáo, tranh ăn với cả những con lớn hơn, bị nó mổ cho, vừa chạy, vừa quang quác kêu toáng lên.
Do được chăm nom, ăn uống no đủ, nên chỉ khoảng sáu bẩy tháng sau, chú “choai” đã thành ra con gà mà quê tôi vẫn gọi là gà “kệu”. Con kệu, mào nhọn như răng cưa đỏ chót, to bằng nửa bàn tay, bộ lông trên cổ, trên mình nó vừa đỏ, vừa vàng, óng mượt như xoa dầu. Những chiếc lông đuôi tím biếc, cong vút lên, phấp phới bay như những dải cờ. Đang kiếm ăn ở ngoài vườn, bỗng nó vươn cổ lên, vỗ cánh phạch phạch, rồi cất tiếng gáy cồ cố cô ô…Gáy xong, nó áp sát đến bên con gà mái ghẹ, xoè một cánh ra, lượn quanh con ghẹ, cái mỏ vừa mổ mổ, vừa kêu cung cúc, vẻ tán tỉnh. Con ghẹ hoảng quá ù té chạy. Thế là nó rình rịch đuổi theo. Con ghẹ chạy cuống cuồng. Chạy khắp vườn trước, lại chạy ngược ra vườn sau. Đến lúc mệt quá không chạy được nữa, đành nằm ệp xuống đất. Con kệu liền nhẩy phốc ngay lên lưng nó…
Ghét quá, tôi đuổi theo con kệu, định đá cho nó một cái. Nhưng nó chạy nhanh quá, đuổi mãi không kịp. Rồi nó khôn ranh chui tọt vào bụi tre gai và nằm yên ở trong đó. Tức điên lên, tôi ném mấy cục đất vào bụi tre gai cho bõ ghét rồi về nhà ngồi thở.
Rồi một buổi tối , đang ngồi vá quần áo ở phản, thấy tôi học xong, mẹ gọi đến bảo:
- Ngay mai bên nhà ông Vụ có giỗ. Nhà mình phải có bàn xôi con gà cho anh sang theo giỗ ở bên ấy. Gà sống nhà ta chưa có con nào to. Đi chợ mua thì bu không còn tiền. Con cho bu vay con gà kệu của mày nhá?
Ôi thôi! Thế là con kệu yêu quý của tôi sắp bị làm thịt rồi! Tôi thương nó lắm, cả tiếc nữa. Bu vay biết bao giờ bu trả? Nhưng việc của anh phải theo giỗ tết ở nhà ông Vụ là quan trọng. Mẹ hỏi là muốn cho tôi biết trước, chứ nếu không, mẹ cứ bảo anh bắt con kệu làm thịt, thì tôi cũng phải chịu, cũng phải bằng lòng.
Trưa hôm sau. Một bàn xôi dầy năm phân, rải kín lòng chiêc mâm thau sáng loáng. Nằm giữa là con gà luộc, mỏ ngậm bông mẫu đơn đỏ chót. Hai cánh giang ra như sắp bay. Hai nách cặp hai cái chân dò. Mâm do cô em con chú tôi, mặc áo cánh trắng, quần lụa đen, đội. Anh tôi khăn xếp áo dài thâm, quần trắng là vuông hòm sớ, tay xách chai rượu đi sang đám giỗ.
Bữa cơm trưa hôm ấy gia đình tôi, ngoài hai món ăn quen thuộc, là tép rang và rau muống luộc, còn có thêm bát nước xáo gà. Trên mặt nước trong veo, nổi lên những ngôi sao mỡ vàng ngọt lịm. Lúc bấy giờ chưa có từ “ưu tiên”, mà gọi là “được chiều”, nên hai thằng: út và áp út được chiều cho mỗi đứa một cái rái gà tròn như hột mít. Nhưng bữa cơm chiều thì lại khác. Ngoài hai món “truyền thống” còn có xôi và thịt gà. Do đám giỗ “lại lễ”, một góc mâm xôi và cái tỏi gà.
                                                    *
                                                 *      *
Ngày xưa tục lệ cưới xin ở quê tôi còn khá nặng nề. Để cưới được một nàng dâu, thủ tục đầu tiên là bên trai phải có cái lễ “Vấn danh” (còn gọi là dạm ngõ). Để cầu thân. Để ngỏ lời. Lễ này nhỏ, chỉ có chè thuốc, bánh trái, trầu cau. Rồi đến lễ “Chơi nhà” (tức lễ hỏi). Để khẳng định đôi trai gái và hai gia đình đã chính thức kết giao. Lễ này khá to. Gia đình tôi đã mổ một con lợn 60 cân, đem sang nhà gái một nửa. Để cả hai nhà cùng làm cỗ mời họ hàng đến chứng kiến.
Sau lễ hỏi, bên trai phải theo giỗ tết bên gái ba năm, rồi mới được xin cưới. Theo giỗ tết là các ngày giỗ ông bà nội, và cha mẹ cô dâu tương lai (nếu họ đã qua đời). Mỗi cái giỗ, bên trai phải có một mâm xôi gà đến cúng (như trên đã kể).Tết Nguyên đán thì lễ năm cặp bánh chưng, một con gà và một chai rượu. Riêng anh tôi, mỗi năm phải theo tám cái giỗ. Vì ông nội người anh yêu, lúc sinh thời đã cưới những bẩy bà vợ. Người lớn bảo rằng ông cụ ấy chỉ lấy có bốn bà vợ thôi. Nhưng do bà này mất đi, ông mới cưới bà kia, cho nên thành bẩy bà. (Có lẽ phụ nữ thời xưa hiền, chứ bây giờ thi…chắc ngày nào cũng xẩy ra án mạng!).
Vậy là ba năm, chỉ riêng giỗ, gia đình đã phải lo cho anh 24 mâm xôi gà. Chưa kể các ngày lễ tết khác. Rồi mới đến lễ “Xin cưới”. Lễ này nhỏ, cũng như lễ “Vấn danh”. Để hai bên bàn định về Lễ cưới. Bên gái thách cao. Bên trai xin hạ thấp. “Cò kè bớt một thêm hai…” (Nguyễn Du).
Tôi không nhớ lễ cưới anh năm ấy, gia đình phải đưa sang nhà gái bao nhiêu rượu thịt, trầu cau, chè thuốc. Nhưng nhớ ngoài thực phẩm, còn có 100 đồng tiền mặt. Một trăm đồng bây giờ không tiêu được nữa. Nhưng thời bấy giờ một con trâu đã cày bừa thuần thục vài ba vụ, giá cũng chỉ trên dưới bốn mươi đồng.
Thế rồi pháo nổ, tiệc bày, cơm bưng, rươụ rót. Chị về làm dâu. Thời bấy giờ đám cưới ở thôn quê chưa có xe hoa. Đám rước dâu đi bộ, có anh phủ rể, có chị phù dâu, có ông đi đón, có bà đi đưa. Họ hàng, làng xóm được mời đến uống rượu mừng, chúc đôi tân hôn yêu nhau đến đầu bạc răng long, bách niên giai lão. Sau lễ “Tơ Hồng” ở trước sân, để tạ ơn “Ông Tơ – Bà Nguyệt” đã xe duyên cho họ. Cô dâu vào lễ gia tiên, rồi “bà Mối” dẫn đi chào nhận họ hàng. Thế là bỗng chốc người con gái ấy đã trở thành người của gia đình và họ khác, sống gửi thịt, chết gửi xương vĩnh viễn. Và cũng từ đấy cô phải lo toan, gánh vác công việc của gia đình mới, chẳng còn mấy quan tâm, và cũng không còn bao nhiêu trách nhiệm với gia đình cũ của mình nữa.
Chị vừa đẹp người, vừa đẹp nết, chịu thương chụi khó làm ăn. Khi đất nước có chiến tranh, cũng như các trai làng, anh đi kháng chiến. Chị ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con thơ, việc đồng, việc nhà, việc họ hàng làng xóm, một tay chị đảm đang gánh vác…
Thế rồi năm tháng qua đi. Kháng chiến thành công. Các con khôn lớn, trai lấy vợ, gái gả chồng lập hộ ở riêng. Hai người đã thành ông, thành bà, đầu bạc răng long, mắt loà chân chậm, như hai cỗ máy già nua rêu rã. Do cả mắt và tai ông đều kém, nên nhà không có các phương tiện nghe nhìn. Niềm vui của ông chỉ còn là hớp rượu, chén trà. Bà cũng vậy, tuy mắt và tai còn nghe và nhìn được. Nhưng mỗi khi trái gió giở trời bà lại rên rẩm. Vì lưng đau, chân tay nhức buốt. Rồi nhiều bữa đang ăn lại chống đũa ngồi nhìn. Vì nghẹn. Đến lúc cơn nghẹn qua đi, thì chán không muốn ăn nữa. Dọn dẹp xong, hôm nào bà cũng sang nhà con trai xem đài, để ông ngồi một mình hút thuốc lào vặt. Ngồi mãi mỏi lưng, ông đi nàm. Người già ít ngủ. Không ngủ được, đầu óc càng ngổn ngang suy nghĩ…Rồi sự đơn côi đó tích tụ dần dần thành ra nỗi giận. Mà giận vì cái gì kia, chứ giận vì sự trống trải của lòng mình thì đâu có tiện nói ra. Ông im lặng. Đến nỗi cả ngày ông chẳng buồn nói với bà câu nào. Vậy thì tội tình gì mà bà lại phải nói như quát vào tai ông cho thêm mệt. Thế là cả hai bên cùng lặng lẽ sống bên cạnh nhau như hai cái bóng. “Chiến tranh lạnh” xẩy ra có lần “trường kỳ” đến cả tuần chẳng ai buồn mở miệng.
Thế rồi một hôm ông bảo: “Bà để riêng cái bát của bà ra, chẳng mắt tôi kém, nhỡ tôi ăn nhầm phải cái bát của bà, nó bẩn cái mồm của tôi ra”. Ôi trời đất! Hai cái mồm ấy, kể từ cái hôn đầu tiên đến cái cuối cùng, khi họ không hôn nhau nữa, dẫu có phép thần thông biến hoá như thánh thần, thì cũng không thể biết, họ đã trao cho nhau bao nhiêu nghìn, bao nhiêu vạn cái hôn. Thế mà bây giờ ông lại sợ ăn nhầm phải cái bát của bà nó bẩn mồm. Thế thì có buồn cười không hở trời, hở đất, hở người?./.
                                             TP Uông Bí, ngày 12/2/2014                              
                             (Trước tết Nguyên Tiêu 13 tháng Giêng năm Giáp Ngọ)        
                                               Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
                             MÔT CHUYỆN BUỒN CƯỜI
 
                                                                    Tạp bút của Tah Hữu Đỉnh
 
Hai anh em tôi đang chơi ở ngoài vườn, xem những con ong mật đang tíu tít hút mật và lấy phấn hoa ở cây chanh. Chúng chăm chỉ, mải mê, vừa rúc đầu vào đài hoa này, rồi lại bò ra bay sà sang bông hoa khác. Chỉ một loáng, hai cái chân trước của nó đã to kềnh lên, đầy phấn hoa vàng suộm, rồi khệ nệ vẫy cánh bay đi.
Bỗng trên ngọn cây hồng thấy soạt một tiếng…Ôi, con diều hâu to kếch, đen sì! Nó bay sà xuống, định cắp lại con mồi nó vừa làm rơi. Do phản xạ tự nhiên, khiến anh em tôi vừa giật mình, vừa hú hếu ầm lên. Con diều sợ hãi bay đi, bỏ con gà con rơi xuống cành chanh.
Giống diều hâu chuyên ăn thịt gà con, bây giờ thì tuyệt chủng rồi, chứ ngày xưa ở quê tôi, ngày nào cũng nghe thấy tiếng người ta hú hếu ầm ĩ lên, đuổi diều bắt trộm gà.
Con “nhiếp” rơi xuống cành chanh, đầu có vết máu đỏ. Nó không kêu được nữa, hai mắt nhắm nghiền, nhưng chưa chết, vẫn còn thoi thóp thở. Tôi đem nó về, lấy một ít dẻ rách, giải cho nó cái ổ ở đầu hè. Sợ gà nhà mổ nó, tôi lấy cái nơm úp lại. Rồi hai anh em hồi hộp ngồi chờ xem nó có tỉnh lại được không. Đầu óc tôi cứ rộn lên, vừa vui thích, vừa thương nó bé bỏng, lại vừa lo nó chết mất. Ngồi mãi. Chờ mãi vẫn không thấy nó tỉnh. Chán quá! Hai anh em tôi bỏ nó đấy, ra vườn tiếp tục cuộc chơi. Một lúc sau quay về. Ô kìa, chú “nhiếp”tỉnh lại rồi! Nó đang đi vòng quanh chân nơm tìm lối ra. Tôi mừng quýnh lên, vội chạy vào buồng bốc một nắm gạo, bỏ vào trong nơm. Ôi, nó mổ gạo được rồi! Nó sống lại rồi!
Trưa hôm ấy mẹ chúng tôi đi làm về, tôi liền khoe chuyện con gà, và xin mẹ cho tôi được nuôi riêng con gà “nhiếp” ấy. Mẹ tủm tỉm cười, mắng: “Cha tổ anh chứ! “Cơm ai cũng gạo nhà này/ Cơm cấy cơm cày cũng gạo nhà ta”. Biết thóc gạo là của chung, nhưng tôi vẫn nài nỉ: “Cho con nuôi riêng bu nhá!”. Sau một cái dí ngón tay trỏ vào trán tôi, mẹ bảo: “Ừ thì riêng!”.
Từ đấy, hôm nào cũng vậy, đi học về, việc đầu tiên là tôi đến chỗ cái nơm xem con “nhiếp”. Nếu hết gạo ăn, nước uống thì lấy cho nó. Nếu chỗ nó nằm, bẩn thì quét dọn. Mấy hôm sau, vết máu ở đầu nó khô cứng lại, chỗ da bị trầy xước đã lành. Tôi thả con “nhiếp” ra, cho nó đi theo đàn gà nhà. Và mỗi bữa cho gà ăn, bao giờ tôi cũng đứng canh chừng, không để con nào ăn tranh của nó. Cuối bữa, tôi còn dành lại một ít thóc, để đàn gà nhà ăn xong, tôi cho con “nhiếp” ăn thêm.
Thế rồi, lớp lông tơ vàng óng của nó dần dần rụng hết, con “nhiếp” lớn vổng lên thành một chú gà “choai”. Đầu nhú mào đỏ, chân cao, cổ dài, da thịt đỏ au, lông ống đâm ra tua tủa. Nó hung hăng, xông xáo, tranh ăn với cả những con lớn hơn, bị nó mổ cho, vừa chạy, vừa quang quác kêu toáng lên.
Do được chăm nom, ăn uống no đủ, nên chỉ khoảng sáu bẩy tháng sau, chú “choai” đã thành ra con gà mà quê tôi vẫn gọi là gà “kệu”. Con kệu, mào nhọn như răng cưa đỏ chót, to bằng nửa bàn tay, bộ lông trên cổ, trên mình nó vừa đỏ, vừa vàng, óng mượt như xoa dầu. Những chiếc lông đuôi tím biếc, cong vút lên, phấp phới bay như những dải cờ. Đang kiếm ăn ở ngoài vườn, bỗng nó vươn cổ lên, vỗ cánh phạch phạch, rồi cất tiếng gáy cồ cố cô ô…Gáy xong, nó áp sát đến bên con gà mái ghẹ, xoè một cánh ra, lượn quanh con ghẹ, cái mỏ vừa mổ mổ, vừa kêu cung cúc, vẻ tán tỉnh. Con ghẹ hoảng quá ù té chạy. Thế là nó rình rịch đuổi theo. Con ghẹ chạy cuống cuồng. Chạy khắp vườn trước, lại chạy ngược ra vườn sau. Đến lúc mệt quá không chạy được nữa, đành nằm ệp xuống đất. Con kệu liền nhẩy phốc ngay lên lưng nó…
Ghét quá, tôi đuổi theo con kệu, định đá cho nó một cái. Nhưng nó chạy nhanh quá, đuổi mãi không kịp. Rồi nó khôn ranh chui tọt vào bụi tre gai và nằm yên ở trong đó. Tức điên lên, tôi ném mấy cục đất vào bụi tre gai cho bõ ghét rồi về nhà ngồi thở.
Rồi một buổi tối , đang ngồi vá quần áo ở phản, thấy tôi học xong, mẹ gọi đến bảo:
- Ngay mai bên nhà ông Vụ có giỗ. Nhà mình phải có bàn xôi con gà cho anh sang theo giỗ ở bên ấy. Gà sống nhà ta chưa có con nào to. Đi chợ mua thì bu không còn tiền. Con cho bu vay con gà kệu của mày nhá?
Ôi thôi! Thế là con kệu yêu quý của tôi sắp bị làm thịt rồi! Tôi thương nó lắm, cả tiếc nữa. Bu vay biết bao giờ bu trả? Nhưng việc của anh phải theo giỗ tết ở nhà ông Vụ là quan trọng. Mẹ hỏi là muốn cho tôi biết trước, chứ nếu không, mẹ cứ bảo anh bắt con kệu làm thịt, thì tôi cũng phải chịu, cũng phải bằng lòng.
Trưa hôm sau. Một bàn xôi dầy năm phân, rải kín lòng chiêc mâm thau sáng loáng. Nằm giữa là con gà luộc, mỏ ngậm bông mẫu đơn đỏ chót. Hai cánh giang ra như sắp bay. Hai nách cặp hai cái chân dò. Mâm do cô em con chú tôi, mặc áo cánh trắng, quần lụa đen, đội. Anh tôi khăn xếp áo dài thâm, quần trắng là vuông hòm sớ, tay xách chai rượu đi sang đám giỗ.
Bữa cơm trưa hôm ấy gia đình tôi, ngoài hai món ăn quen thuộc, là tép rang và rau muống luộc, còn có thêm bát nước xáo gà. Trên mặt nước trong veo, nổi lên những ngôi sao mỡ vàng ngọt lịm. Lúc bấy giờ chưa có từ “ưu tiên”, mà gọi là “được chiều”, nên hai thằng: út và áp út được chiều cho mỗi đứa một cái rái gà tròn như hột mít. Nhưng bữa cơm chiều thì lại khác. Ngoài hai món “truyền thống” còn có xôi và thịt gà. Do đám giỗ “lại lễ”, một góc mâm xôi và cái tỏi gà.
                                                    *
                                                 *      *
Ngày xưa tục lệ cưới xin ở quê tôi còn khá nặng nề. Để cưới được một nàng dâu, thủ tục đầu tiên là bên trai phải có cái lễ “Vấn danh” (còn gọi là dạm ngõ). Để cầu thân. Để ngỏ lời. Lễ này nhỏ, chỉ có chè thuốc, bánh trái, trầu cau. Rồi đến lễ “Chơi nhà” (tức lễ hỏi). Để khẳng định đôi trai gái và hai gia đình đã chính thức kết giao. Lễ này khá to. Gia đình tôi đã mổ một con lợn 60 cân, đem sang nhà gái một nửa. Để cả hai nhà cùng làm cỗ mời họ hàng đến chứng kiến.
Sau lễ hỏi, bên trai phải theo giỗ tết bên gái ba năm, rồi mới được xin cưới. Theo giỗ tết là các ngày giỗ ông bà nội, và cha mẹ cô dâu tương lai (nếu họ đã qua đời). Mỗi cái giỗ, bên trai phải có một mâm xôi gà đến cúng (như trên đã kể).Tết Nguyên đán thì lễ năm cặp bánh chưng, một con gà và một chai rượu. Riêng anh tôi, mỗi năm phải theo tám cái giỗ. Vì ông nội người anh yêu, lúc sinh thời đã cưới những bẩy bà vợ. Người lớn bảo rằng ông cụ ấy chỉ lấy có bốn bà vợ thôi. Nhưng do bà này mất đi, ông mới cưới bà kia, cho nên thành bẩy bà. (Có lẽ phụ nữ thời xưa hiền, chứ bây giờ thi…chắc ngày nào cũng xẩy ra án mạng!).
Vậy là ba năm, chỉ riêng giỗ, gia đình đã phải lo cho anh 24 mâm xôi gà. Chưa kể các ngày lễ tết khác. Rồi mới đến lễ “Xin cưới”. Lễ này nhỏ, cũng như lễ “Vấn danh”. Để hai bên bàn định về Lễ cưới. Bên gái thách cao. Bên trai xin hạ thấp. “Cò kè bớt một thêm hai…” (Nguyễn Du).
Tôi không nhớ lễ cưới anh năm ấy, gia đình phải đưa sang nhà gái bao nhiêu rượu thịt, trầu cau, chè thuốc. Nhưng nhớ ngoài thực phẩm, còn có 100 đồng tiền mặt. Một trăm đồng bây giờ không tiêu được nữa. Nhưng thời bấy giờ một con trâu đã cày bừa thuần thục vài ba vụ, giá cũng chỉ trên dưới bốn mươi đồng.
Thế rồi pháo nổ, tiệc bày, cơm bưng, rươụ rót. Chị về làm dâu. Thời bấy giờ đám cưới ở thôn quê chưa có xe hoa. Đám rước dâu đi bộ, có anh phủ rể, có chị phù dâu, có ông đi đón, có bà đi đưa. Họ hàng, làng xóm được mời đến uống rượu mừng, chúc đôi tân hôn yêu nhau đến đầu bạc răng long, bách niên giai lão. Sau lễ “Tơ Hồng” ở trước sân, để tạ ơn “Ông Tơ – Bà Nguyệt” đã xe duyên cho họ. Cô dâu vào lễ gia tiên, rồi “bà Mối” dẫn đi chào nhận họ hàng. Thế là bỗng chốc người con gái ấy đã trở thành người của gia đình và họ khác, sống gửi thịt, chết gửi xương vĩnh viễn. Và cũng từ đấy cô phải lo toan, gánh vác công việc của gia đình mới, chẳng còn mấy quan tâm, và cũng không còn bao nhiêu trách nhiệm với gia đình cũ của mình nữa.
Chị vừa đẹp người, vừa đẹp nết, chịu thương chụi khó làm ăn. Khi đất nước có chiến tranh, cũng như các trai làng, anh đi kháng chiến. Chị ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con thơ, việc đồng, việc nhà, việc họ hàng làng xóm, một tay chị đảm đang gánh vác…
Thế rồi năm tháng qua đi. Kháng chiến thành công. Các con khôn lớn, trai lấy vợ, gái gả chồng lập hộ ở riêng. Hai người đã thành ông, thành bà, đầu bạc răng long, mắt loà chân chậm, như hai cỗ máy già nua rêu rã. Do cả mắt và tai ông đều kém, nên nhà không có các phương tiện nghe nhìn. Niềm vui của ông chỉ còn là hớp rượu, chén trà. Bà cũng vậy, tuy mắt và tai còn nghe và nhìn được. Nhưng mỗi khi trái gió giở trời bà lại rên rẩm. Vì lưng đau, chân tay nhức buốt. Rồi nhiều bữa đang ăn lại chống đũa ngồi nhìn. Vì nghẹn. Đến lúc cơn nghẹn qua đi, thì chán không muốn ăn nữa. Dọn dẹp xong, hôm nào bà cũng sang nhà con trai xem đài, để ông ngồi một mình hút thuốc lào vặt. Ngồi mãi mỏi lưng, ông đi nàm. Người già ít ngủ. Không ngủ được, đầu óc càng ngổn ngang suy nghĩ…Rồi sự đơn côi đó tích tụ dần dần thành ra nỗi giận. Mà giận vì cái gì kia, chứ giận vì sự trống trải của lòng mình thì đâu có tiện nói ra. Ông im lặng. Đến nỗi cả ngày ông chẳng buồn nói với bà câu nào. Vậy thì tội tình gì mà bà lại phải nói như quát vào tai ông cho thêm mệt. Thế là cả hai bên cùng lặng lẽ sống bên cạnh nhau như hai cái bóng. “Chiến tranh lạnh” xẩy ra có lần “trường kỳ” đến cả tuần chẳng ai buồn mở miệng.
Thế rồi một hôm ông bảo: “Bà để riêng cái bát của bà ra, chẳng mắt tôi kém, nhỡ tôi ăn nhầm phải cái bát của bà, nó bẩn cái mồm của tôi ra”. Ôi trời đất! Hai cái mồm ấy, kể từ cái hôn đầu tiên đến cái cuối cùng, khi họ không hôn nhau nữa, dẫu có phép thần thông biến hoá như thánh thần, thì cũng không thể biết, họ đã trao cho nhau bao nhiêu nghìn, bao nhiêu vạn cái hôn. Thế mà bây giờ ông lại sợ ăn nhầm phải cái bát của bà nó bẩn mồm. Thế thì có buồn cười không hở trời, hở đất, hở người?./.
                                             TP Uông Bí, ngày 12/2/2014                              
                             (Trước tết Nguyên Tiêu 13 tháng Giêng năm Giáp Ngọ)        
                                               Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
 
                             MÔT CHUYỆN BUỒN CƯỜI
 
                                                                    Tạp bút của Tah Hữu Đỉnh
 
Hai anh em tôi đang chơi ở ngoài vườn, xem những con ong mật đang tíu tít hút mật và lấy phấn hoa ở cây chanh. Chúng chăm chỉ, mải mê, vừa rúc đầu vào đài hoa này, rồi lại bò ra bay sà sang bông hoa khác. Chỉ một loáng, hai cái chân trước của nó đã to kềnh lên, đầy phấn hoa vàng suộm, rồi khệ nệ vẫy cánh bay đi.
Bỗng trên ngọn cây hồng thấy soạt một tiếng…Ôi, con diều hâu to kếch, đen sì! Nó bay sà xuống, định cắp lại con mồi nó vừa làm rơi. Do phản xạ tự nhiên, khiến anh em tôi vừa giật mình, vừa hú hếu ầm lên. Con diều sợ hãi bay đi, bỏ con gà con rơi xuống cành chanh.
Giống diều hâu chuyên ăn thịt gà con, bây giờ thì tuyệt chủng rồi, chứ ngày xưa ở quê tôi, ngày nào cũng nghe thấy tiếng người ta hú hếu ầm ĩ lên, đuổi diều bắt trộm gà.
Con “nhiếp” rơi xuống cành chanh, đầu có vết máu đỏ. Nó không kêu được nữa, hai mắt nhắm nghiền, nhưng chưa chết, vẫn còn thoi thóp thở. Tôi đem nó về, lấy một ít dẻ rách, giải cho nó cái ổ ở đầu hè. Sợ gà nhà mổ nó, tôi lấy cái nơm úp lại. Rồi hai anh em hồi hộp ngồi chờ xem nó có tỉnh lại được không. Đầu óc tôi cứ rộn lên, vừa vui thích, vừa thương nó bé bỏng, lại vừa lo nó chết mất. Ngồi mãi. Chờ mãi vẫn không thấy nó tỉnh. Chán quá! Hai anh em tôi bỏ nó đấy, ra vườn tiếp tục cuộc chơi. Một lúc sau quay về. Ô kìa, chú “nhiếp”tỉnh lại rồi! Nó đang đi vòng quanh chân nơm tìm lối ra. Tôi mừng quýnh lên, vội chạy vào buồng bốc một nắm gạo, bỏ vào trong nơm. Ôi, nó mổ gạo được rồi! Nó sống lại rồi!
Trưa hôm ấy mẹ chúng tôi đi làm về, tôi liền khoe chuyện con gà, và xin mẹ cho tôi được nuôi riêng con gà “nhiếp” ấy. Mẹ tủm tỉm cười, mắng: “Cha tổ anh chứ! “Cơm ai cũng gạo nhà này/ Cơm cấy cơm cày cũng gạo nhà ta”. Biết thóc gạo là của chung, nhưng tôi vẫn nài nỉ: “Cho con nuôi riêng bu nhá!”. Sau một cái dí ngón tay trỏ vào trán tôi, mẹ bảo: “Ừ thì riêng!”.
Từ đấy, hôm nào cũng vậy, đi học về, việc đầu tiên là tôi đến chỗ cái nơm xem con “nhiếp”. Nếu hết gạo ăn, nước uống thì lấy cho nó. Nếu chỗ nó nằm, bẩn thì quét dọn. Mấy hôm sau, vết máu ở đầu nó khô cứng lại, chỗ da bị trầy xước đã lành. Tôi thả con “nhiếp” ra, cho nó đi theo đàn gà nhà. Và mỗi bữa cho gà ăn, bao giờ tôi cũng đứng canh chừng, không để con nào ăn tranh của nó. Cuối bữa, tôi còn dành lại một ít thóc, để đàn gà nhà ăn xong, tôi cho con “nhiếp” ăn thêm.
Thế rồi, lớp lông tơ vàng óng của nó dần dần rụng hết, con “nhiếp” lớn vổng lên thành một chú gà “choai”. Đầu nhú mào đỏ, chân cao, cổ dài, da thịt đỏ au, lông ống đâm ra tua tủa. Nó hung hăng, xông xáo, tranh ăn với cả những con lớn hơn, bị nó mổ cho, vừa chạy, vừa quang quác kêu toáng lên.
Do được chăm nom, ăn uống no đủ, nên chỉ khoảng sáu bẩy tháng sau, chú “choai” đã thành ra con gà mà quê tôi vẫn gọi là gà “kệu”. Con kệu, mào nhọn như răng cưa đỏ chót, to bằng nửa bàn tay, bộ lông trên cổ, trên mình nó vừa đỏ, vừa vàng, óng mượt như xoa dầu. Những chiếc lông đuôi tím biếc, cong vút lên, phấp phới bay như những dải cờ. Đang kiếm ăn ở ngoài vườn, bỗng nó vươn cổ lên, vỗ cánh phạch phạch, rồi cất tiếng gáy cồ cố cô ô…Gáy xong, nó áp sát đến bên con gà mái ghẹ, xoè một cánh ra, lượn quanh con ghẹ, cái mỏ vừa mổ mổ, vừa kêu cung cúc, vẻ tán tỉnh. Con ghẹ hoảng quá ù té chạy. Thế là nó rình rịch đuổi theo. Con ghẹ chạy cuống cuồng. Chạy khắp vườn trước, lại chạy ngược ra vườn sau. Đến lúc mệt quá không chạy được nữa, đành nằm ệp xuống đất. Con kệu liền nhẩy phốc ngay lên lưng nó…
Ghét quá, tôi đuổi theo con kệu, định đá cho nó một cái. Nhưng nó chạy nhanh quá, đuổi mãi không kịp. Rồi nó khôn ranh chui tọt vào bụi tre gai và nằm yên ở trong đó. Tức điên lên, tôi ném mấy cục đất vào bụi tre gai cho bõ ghét rồi về nhà ngồi thở.
Rồi một buổi tối , đang ngồi vá quần áo ở phản, thấy tôi học xong, mẹ gọi đến bảo:
- Ngay mai bên nhà ông Vụ có giỗ. Nhà mình phải có bàn xôi con gà cho anh sang theo giỗ ở bên ấy. Gà sống nhà ta chưa có con nào to. Đi chợ mua thì bu không còn tiền. Con cho bu vay con gà kệu của mày nhá?
Ôi thôi! Thế là con kệu yêu quý của tôi sắp bị làm thịt rồi! Tôi thương nó lắm, cả tiếc nữa. Bu vay biết bao giờ bu trả? Nhưng việc của anh phải theo giỗ tết ở nhà ông Vụ là quan trọng. Mẹ hỏi là muốn cho tôi biết trước, chứ nếu không, mẹ cứ bảo anh bắt con kệu làm thịt, thì tôi cũng phải chịu, cũng phải bằng lòng.
Trưa hôm sau. Một bàn xôi dầy năm phân, rải kín lòng chiêc mâm thau sáng loáng. Nằm giữa là con gà luộc, mỏ ngậm bông mẫu đơn đỏ chót. Hai cánh giang ra như sắp bay. Hai nách cặp hai cái chân dò. Mâm do cô em con chú tôi, mặc áo cánh trắng, quần lụa đen, đội. Anh tôi khăn xếp áo dài thâm, quần trắng là vuông hòm sớ, tay xách chai rượu đi sang đám giỗ.
Bữa cơm trưa hôm ấy gia đình tôi, ngoài hai món ăn quen thuộc, là tép rang và rau muống luộc, còn có thêm bát nước xáo gà. Trên mặt nước trong veo, nổi lên những ngôi sao mỡ vàng ngọt lịm. Lúc bấy giờ chưa có từ “ưu tiên”, mà gọi là “được chiều”, nên hai thằng: út và áp út được chiều cho mỗi đứa một cái rái gà tròn như hột mít. Nhưng bữa cơm chiều thì lại khác. Ngoài hai món “truyền thống” còn có xôi và thịt gà. Do đám giỗ “lại lễ”, một góc mâm xôi và cái tỏi gà.
                                                    *
                                                 *      *
Ngày xưa tục lệ cưới xin ở quê tôi còn khá nặng nề. Để cưới được một nàng dâu, thủ tục đầu tiên là bên trai phải có cái lễ “Vấn danh” (còn gọi là dạm ngõ). Để cầu thân. Để ngỏ lời. Lễ này nhỏ, chỉ có chè thuốc, bánh trái, trầu cau. Rồi đến lễ “Chơi nhà” (tức lễ hỏi). Để khẳng định đôi trai gái và hai gia đình đã chính thức kết giao. Lễ này khá to. Gia đình tôi đã mổ một con lợn 60 cân, đem sang nhà gái một nửa. Để cả hai nhà cùng làm cỗ mời họ hàng đến chứng kiến.
Sau lễ hỏi, bên trai phải theo giỗ tết bên gái ba năm, rồi mới được xin cưới. Theo giỗ tết là các ngày giỗ ông bà nội, và cha mẹ cô dâu tương lai (nếu họ đã qua đời). Mỗi cái giỗ, bên trai phải có một mâm xôi gà đến cúng (như trên đã kể).Tết Nguyên đán thì lễ năm cặp bánh chưng, một con gà và một chai rượu. Riêng anh tôi, mỗi năm phải theo tám cái giỗ. Vì ông nội người anh yêu, lúc sinh thời đã cưới những bẩy bà vợ. Người lớn bảo rằng ông cụ ấy chỉ lấy có bốn bà vợ thôi. Nhưng do bà này mất đi, ông mới cưới bà kia, cho nên thành bẩy bà. (Có lẽ phụ nữ thời xưa hiền, chứ bây giờ thi…chắc ngày nào cũng xẩy ra án mạng!).
Vậy là ba năm, chỉ riêng giỗ, gia đình đã phải lo cho anh 24 mâm xôi gà. Chưa kể các ngày lễ tết khác. Rồi mới đến lễ “Xin cưới”. Lễ này nhỏ, cũng như lễ “Vấn danh”. Để hai bên bàn định về Lễ cưới. Bên gái thách cao. Bên trai xin hạ thấp. “Cò kè bớt một thêm hai…” (Nguyễn Du).
Tôi không nhớ lễ cưới anh năm ấy, gia đình phải đưa sang nhà gái bao nhiêu rượu thịt, trầu cau, chè thuốc. Nhưng nhớ ngoài thực phẩm, còn có 100 đồng tiền mặt. Một trăm đồng bây giờ không tiêu được nữa. Nhưng thời bấy giờ một con trâu đã cày bừa thuần thục vài ba vụ, giá cũng chỉ trên dưới bốn mươi đồng.
Thế rồi pháo nổ, tiệc bày, cơm bưng, rươụ rót. Chị về làm dâu. Thời bấy giờ đám cưới ở thôn quê chưa có xe hoa. Đám rước dâu đi bộ, có anh phủ rể, có chị phù dâu, có ông đi đón, có bà đi đưa. Họ hàng, làng xóm được mời đến uống rượu mừng, chúc đôi tân hôn yêu nhau đến đầu bạc răng long, bách niên giai lão. Sau lễ “Tơ Hồng” ở trước sân, để tạ ơn “Ông Tơ – Bà Nguyệt” đã xe duyên cho họ. Cô dâu vào lễ gia tiên, rồi “bà Mối” dẫn đi chào nhận họ hàng. Thế là bỗng chốc người con gái ấy đã trở thành người của gia đình và họ khác, sống gửi thịt, chết gửi xương vĩnh viễn. Và cũng từ đấy cô phải lo toan, gánh vác công việc của gia đình mới, chẳng còn mấy quan tâm, và cũng không còn bao nhiêu trách nhiệm với gia đình cũ của mình nữa.
Chị vừa đẹp người, vừa đẹp nết, chịu thương chụi khó làm ăn. Khi đất nước có chiến tranh, cũng như các trai làng, anh đi kháng chiến. Chị ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con thơ, việc đồng, việc nhà, việc họ hàng làng xóm, một tay chị đảm đang gánh vác…
Thế rồi năm tháng qua đi. Kháng chiến thành công. Các con khôn lớn, trai lấy vợ, gái gả chồng lập hộ ở riêng. Hai người đã thành ông, thành bà, đầu bạc răng long, mắt loà chân chậm, như hai cỗ máy già nua rêu rã. Do cả mắt và tai ông đều kém, nên nhà không có các phương tiện nghe nhìn. Niềm vui của ông chỉ còn là hớp rượu, chén trà. Bà cũng vậy, tuy mắt và tai còn nghe và nhìn được. Nhưng mỗi khi trái gió giở trời bà lại rên rẩm. Vì lưng đau, chân tay nhức buốt. Rồi nhiều bữa đang ăn lại chống đũa ngồi nhìn. Vì nghẹn. Đến lúc cơn nghẹn qua đi, thì chán không muốn ăn nữa. Dọn dẹp xong, hôm nào bà cũng sang nhà con trai xem đài, để ông ngồi một mình hút thuốc lào vặt. Ngồi mãi mỏi lưng, ông đi nàm. Người già ít ngủ. Không ngủ được, đầu óc càng ngổn ngang suy nghĩ…Rồi sự đơn côi đó tích tụ dần dần thành ra nỗi giận. Mà giận vì cái gì kia, chứ giận vì sự trống trải của lòng mình thì đâu có tiện nói ra. Ông im lặng. Đến nỗi cả ngày ông chẳng buồn nói với bà câu nào. Vậy thì tội tình gì mà bà lại phải nói như quát vào tai ông cho thêm mệt. Thế là cả hai bên cùng lặng lẽ sống bên cạnh nhau như hai cái bóng. “Chiến tranh lạnh” xẩy ra có lần “trường kỳ” đến cả tuần chẳng ai buồn mở miệng.
Thế rồi một hôm ông bảo: “Bà để riêng cái bát của bà ra, chẳng mắt tôi kém, nhỡ tôi ăn nhầm phải cái bát của bà, nó bẩn cái mồm của tôi ra”. Ôi trời đất! Hai cái mồm ấy, kể từ cái hôn đầu tiên đến cái cuối cùng, khi họ không hôn nhau nữa, dẫu có phép thần thông biến hoá như thánh thần, thì cũng không thể biết, họ đã trao cho nhau bao nhiêu nghìn, bao nhiêu vạn cái hôn. Thế mà bây giờ ông lại sợ ăn nhầm phải cái bát của bà nó bẩn mồm. Thế thì có buồn cười không hở trời, hở đất, hở người?./.
                                             TP Uông Bí, ngày 12/2/2014                              
                             (Trước tết Nguyên Tiêu 13 tháng Giêng năm Giáp Ngọ)        
                                               Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
 
                             MÔT CHUYỆN BUỒN CƯỜI
 
                                                                    Tạp bút của Tah Hữu Đỉnh
 
Hai anh em tôi đang chơi ở ngoài vườn, xem những con ong mật đang tíu tít hút mật và lấy phấn hoa ở cây chanh. Chúng chăm chỉ, mải mê, vừa rúc đầu vào đài hoa này, rồi lại bò ra bay sà sang bông hoa khác. Chỉ một loáng, hai cái chân trước của nó đã to kềnh lên, đầy phấn hoa vàng suộm, rồi khệ nệ vẫy cánh bay đi.
Bỗng trên ngọn cây hồng thấy soạt một tiếng…Ôi, con diều hâu to kếch, đen sì! Nó bay sà xuống, định cắp lại con mồi nó vừa làm rơi. Do phản xạ tự nhiên, khiến anh em tôi vừa giật mình, vừa hú hếu ầm lên. Con diều sợ hãi bay đi, bỏ con gà con rơi xuống cành chanh.
Giống diều hâu chuyên ăn thịt gà con, bây giờ thì tuyệt chủng rồi, chứ ngày xưa ở quê tôi, ngày nào cũng nghe thấy tiếng người ta hú hếu ầm ĩ lên, đuổi diều bắt trộm gà.
Con “nhiếp” rơi xuống cành chanh, đầu có vết máu đỏ. Nó không kêu được nữa, hai mắt nhắm nghiền, nhưng chưa chết, vẫn còn thoi thóp thở. Tôi đem nó về, lấy một ít dẻ rách, giải cho nó cái ổ ở đầu hè. Sợ gà nhà mổ nó, tôi lấy cái nơm úp lại. Rồi hai anh em hồi hộp ngồi chờ xem nó có tỉnh lại được không. Đầu óc tôi cứ rộn lên, vừa vui thích, vừa thương nó bé bỏng, lại vừa lo nó chết mất. Ngồi mãi. Chờ mãi vẫn không thấy nó tỉnh. Chán quá! Hai anh em tôi bỏ nó đấy, ra vườn tiếp tục cuộc chơi. Một lúc sau quay về. Ô kìa, chú “nhiếp”tỉnh lại rồi! Nó đang đi vòng quanh chân nơm tìm lối ra. Tôi mừng quýnh lên, vội chạy vào buồng bốc một nắm gạo, bỏ vào trong nơm. Ôi, nó mổ gạo được rồi! Nó sống lại rồi!
Trưa hôm ấy mẹ chúng tôi đi làm về, tôi liền khoe chuyện con gà, và xin mẹ cho tôi được nuôi riêng con gà “nhiếp” ấy. Mẹ tủm tỉm cười, mắng: “Cha tổ anh chứ! “Cơm ai cũng gạo nhà này/ Cơm cấy cơm cày cũng gạo nhà ta”. Biết thóc gạo là của chung, nhưng tôi vẫn nài nỉ: “Cho con nuôi riêng bu nhá!”. Sau một cái dí ngón tay trỏ vào trán tôi, mẹ bảo: “Ừ thì riêng!”.
Từ đấy, hôm nào cũng vậy, đi học về, việc đầu tiên là tôi đến chỗ cái nơm xem con “nhiếp”. Nếu hết gạo ăn, nước uống thì lấy cho nó. Nếu chỗ nó nằm, bẩn thì quét dọn. Mấy hôm sau, vết máu ở đầu nó khô cứng lại, chỗ da bị trầy xước đã lành. Tôi thả con “nhiếp” ra, cho nó đi theo đàn gà nhà. Và mỗi bữa cho gà ăn, bao giờ tôi cũng đứng canh chừng, không để con nào ăn tranh của nó. Cuối bữa, tôi còn dành lại một ít thóc, để đàn gà nhà ăn xong, tôi cho con “nhiếp” ăn thêm.
Thế rồi, lớp lông tơ vàng óng của nó dần dần rụng hết, con “nhiếp” lớn vổng lên thành một chú gà “choai”. Đầu nhú mào đỏ, chân cao, cổ dài, da thịt đỏ au, lông ống đâm ra tua tủa. Nó hung hăng, xông xáo, tranh ăn với cả những con lớn hơn, bị nó mổ cho, vừa chạy, vừa quang quác kêu toáng lên.
Do được chăm nom, ăn uống no đủ, nên chỉ khoảng sáu bẩy tháng sau, chú “choai” đã thành ra con gà mà quê tôi vẫn gọi là gà “kệu”. Con kệu, mào nhọn như răng cưa đỏ chót, to bằng nửa bàn tay, bộ lông trên cổ, trên mình nó vừa đỏ, vừa vàng, óng mượt như xoa dầu. Những chiếc lông đuôi tím biếc, cong vút lên, phấp phới bay như những dải cờ. Đang kiếm ăn ở ngoài vườn, bỗng nó vươn cổ lên, vỗ cánh phạch phạch, rồi cất tiếng gáy cồ cố cô ô…Gáy xong, nó áp sát đến bên con gà mái ghẹ, xoè một cánh ra, lượn quanh con ghẹ, cái mỏ vừa mổ mổ, vừa kêu cung cúc, vẻ tán tỉnh. Con ghẹ hoảng quá ù té chạy. Thế là nó rình rịch đuổi theo. Con ghẹ chạy cuống cuồng. Chạy khắp vườn trước, lại chạy ngược ra vườn sau. Đến lúc mệt quá không chạy được nữa, đành nằm ệp xuống đất. Con kệu liền nhẩy phốc ngay lên lưng nó…
Ghét quá, tôi đuổi theo con kệu, định đá cho nó một cái. Nhưng nó chạy nhanh quá, đuổi mãi không kịp. Rồi nó khôn ranh chui tọt vào bụi tre gai và nằm yên ở trong đó. Tức điên lên, tôi ném mấy cục đất vào bụi tre gai cho bõ ghét rồi về nhà ngồi thở.
Rồi một buổi tối , đang ngồi vá quần áo ở phản, thấy tôi học xong, mẹ gọi đến bảo:
- Ngay mai bên nhà ông Vụ có giỗ. Nhà mình phải có bàn xôi con gà cho anh sang theo giỗ ở bên ấy. Gà sống nhà ta chưa có con nào to. Đi chợ mua thì bu không còn tiền. Con cho bu vay con gà kệu của mày nhá?
Ôi thôi! Thế là con kệu yêu quý của tôi sắp bị làm thịt rồi! Tôi thương nó lắm, cả tiếc nữa. Bu vay biết bao giờ bu trả? Nhưng việc của anh phải theo giỗ tết ở nhà ông Vụ là quan trọng. Mẹ hỏi là muốn cho tôi biết trước, chứ nếu không, mẹ cứ bảo anh bắt con kệu làm thịt, thì tôi cũng phải chịu, cũng phải bằng lòng.
Trưa hôm sau. Một bàn xôi dầy năm phân, rải kín lòng chiêc mâm thau sáng loáng. Nằm giữa là con gà luộc, mỏ ngậm bông mẫu đơn đỏ chót. Hai cánh giang ra như sắp bay. Hai nách cặp hai cái chân dò. Mâm do cô em con chú tôi, mặc áo cánh trắng, quần lụa đen, đội. Anh tôi khăn xếp áo dài thâm, quần trắng là vuông hòm sớ, tay xách chai rượu đi sang đám giỗ.
Bữa cơm trưa hôm ấy gia đình tôi, ngoài hai món ăn quen thuộc, là tép rang và rau muống luộc, còn có thêm bát nước xáo gà. Trên mặt nước trong veo, nổi lên những ngôi sao mỡ vàng ngọt lịm. Lúc bấy giờ chưa có từ “ưu tiên”, mà gọi là “được chiều”, nên hai thằng: út và áp út được chiều cho mỗi đứa một cái rái gà tròn như hột mít. Nhưng bữa cơm chiều thì lại khác. Ngoài hai món “truyền thống” còn có xôi và thịt gà. Do đám giỗ “lại lễ”, một góc mâm xôi và cái tỏi gà.
                                                    *
                                                 *      *
Ngày xưa tục lệ cưới xin ở quê tôi còn khá nặng nề. Để cưới được một nàng dâu, thủ tục đầu tiên là bên trai phải có cái lễ “Vấn danh” (còn gọi là dạm ngõ). Để cầu thân. Để ngỏ lời. Lễ này nhỏ, chỉ có chè thuốc, bánh trái, trầu cau. Rồi đến lễ “Chơi nhà” (tức lễ hỏi). Để khẳng định đôi trai gái và hai gia đình đã chính thức kết giao. Lễ này khá to. Gia đình tôi đã mổ một con lợn 60 cân, đem sang nhà gái một nửa. Để cả hai nhà cùng làm cỗ mời họ hàng đến chứng kiến.
Sau lễ hỏi, bên trai phải theo giỗ tết bên gái ba năm, rồi mới được xin cưới. Theo giỗ tết là các ngày giỗ ông bà nội, và cha mẹ cô dâu tương lai (nếu họ đã qua đời). Mỗi cái giỗ, bên trai phải có một mâm xôi gà đến cúng (như trên đã kể).Tết Nguyên đán thì lễ năm cặp bánh chưng, một con gà và một chai rượu. Riêng anh tôi, mỗi năm phải theo tám cái giỗ. Vì ông nội người anh yêu, lúc sinh thời đã cưới những bẩy bà vợ. Người lớn bảo rằng ông cụ ấy chỉ lấy có bốn bà vợ thôi. Nhưng do bà này mất đi, ông mới cưới bà kia, cho nên thành bẩy bà. (Có lẽ phụ nữ thời xưa hiền, chứ bây giờ thi…chắc ngày nào cũng xẩy ra án mạng!).
Vậy là ba năm, chỉ riêng giỗ, gia đình đã phải lo cho anh 24 mâm xôi gà. Chưa kể các ngày lễ tết khác. Rồi mới đến lễ “Xin cưới”. Lễ này nhỏ, cũng như lễ “Vấn danh”. Để hai bên bàn định về Lễ cưới. Bên gái thách cao. Bên trai xin hạ thấp. “Cò kè bớt một thêm hai…” (Nguyễn Du).
Tôi không nhớ lễ cưới anh năm ấy, gia đình phải đưa sang nhà gái bao nhiêu rượu thịt, trầu cau, chè thuốc. Nhưng nhớ ngoài thực phẩm, còn có 100 đồng tiền mặt. Một trăm đồng bây giờ không tiêu được nữa. Nhưng thời bấy giờ một con trâu đã cày bừa thuần thục vài ba vụ, giá cũng chỉ trên dưới bốn mươi đồng.
Thế rồi pháo nổ, tiệc bày, cơm bưng, rươụ rót. Chị về làm dâu. Thời bấy giờ đám cưới ở thôn quê chưa có xe hoa. Đám rước dâu đi bộ, có anh phủ rể, có chị phù dâu, có ông đi đón, có bà đi đưa. Họ hàng, làng xóm được mời đến uống rượu mừng, chúc đôi tân hôn yêu nhau đến đầu bạc răng long, bách niên giai lão. Sau lễ “Tơ Hồng” ở trước sân, để tạ ơn “Ông Tơ – Bà Nguyệt” đã xe duyên cho họ. Cô dâu vào lễ gia tiên, rồi “bà Mối” dẫn đi chào nhận họ hàng. Thế là bỗng chốc người con gái ấy đã trở thành người của gia đình và họ khác, sống gửi thịt, chết gửi xương vĩnh viễn. Và cũng từ đấy cô phải lo toan, gánh vác công việc của gia đình mới, chẳng còn mấy quan tâm, và cũng không còn bao nhiêu trách nhiệm với gia đình cũ của mình nữa.
Chị vừa đẹp người, vừa đẹp nết, chịu thương chụi khó làm ăn. Khi đất nước có chiến tranh, cũng như các trai làng, anh đi kháng chiến. Chị ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con thơ, việc đồng, việc nhà, việc họ hàng làng xóm, một tay chị đảm đang gánh vác…
Thế rồi năm tháng qua đi. Kháng chiến thành công. Các con khôn lớn, trai lấy vợ, gái gả chồng lập hộ ở riêng. Hai người đã thành ông, thành bà, đầu bạc răng long, mắt loà chân chậm, như hai cỗ máy già nua rêu rã. Do cả mắt và tai ông đều kém, nên nhà không có các phương tiện nghe nhìn. Niềm vui của ông chỉ còn là hớp rượu, chén trà. Bà cũng vậy, tuy mắt và tai còn nghe và nhìn được. Nhưng mỗi khi trái gió giở trời bà lại rên rẩm. Vì lưng đau, chân tay nhức buốt. Rồi nhiều bữa đang ăn lại chống đũa ngồi nhìn. Vì nghẹn. Đến lúc cơn nghẹn qua đi, thì chán không muốn ăn nữa. Dọn dẹp xong, hôm nào bà cũng sang nhà con trai xem đài, để ông ngồi một mình hút thuốc lào vặt. Ngồi mãi mỏi lưng, ông đi nàm. Người già ít ngủ. Không ngủ được, đầu óc càng ngổn ngang suy nghĩ…Rồi sự đơn côi đó tích tụ dần dần thành ra nỗi giận. Mà giận vì cái gì kia, chứ giận vì sự trống trải của lòng mình thì đâu có tiện nói ra. Ông im lặng. Đến nỗi cả ngày ông chẳng buồn nói với bà câu nào. Vậy thì tội tình gì mà bà lại phải nói như quát vào tai ông cho thêm mệt. Thế là cả hai bên cùng lặng lẽ sống bên cạnh nhau như hai cái bóng. “Chiến tranh lạnh” xẩy ra có lần “trường kỳ” đến cả tuần chẳng ai buồn mở miệng.
Thế rồi một hôm ông bảo: “Bà để riêng cái bát của bà ra, chẳng mắt tôi kém, nhỡ tôi ăn nhầm phải cái bát của bà, nó bẩn cái mồm của tôi ra”. Ôi trời đất! Hai cái mồm ấy, kể từ cái hôn đầu tiên đến cái cuối cùng, khi họ không hôn nhau nữa, dẫu có phép thần thông biến hoá như thánh thần, thì cũng không thể biết, họ đã trao cho nhau bao nhiêu nghìn, bao nhiêu vạn cái hôn. Thế mà bây giờ ông lại sợ ăn nhầm phải cái bát của bà nó bẩn mồm. Thế thì có buồn cười không hở trời, hở đất, hở người?./.
                                             TP Uông Bí, ngày 12/2/2014                              
                             (Trước tết Nguyên Tiêu 13 tháng Giêng năm Giáp Ngọ)        
                                               Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
 
                             MÔT CHUYỆN BUỒN CƯỜI
 
                                                                    Tạp bút của Tah Hữu Đỉnh
 
Hai anh em tôi đang chơi ở ngoài vườn, xem những con ong mật đang tíu tít hút mật và lấy phấn hoa ở cây chanh. Chúng chăm chỉ, mải mê, vừa rúc đầu vào đài hoa này, rồi lại bò ra bay sà sang bông hoa khác. Chỉ một loáng, hai cái chân trước của nó đã to kềnh lên, đầy phấn hoa vàng suộm, rồi khệ nệ vẫy cánh bay đi.
Bỗng trên ngọn cây hồng thấy soạt một tiếng…Ôi, con diều hâu to kếch, đen sì! Nó bay sà xuống, định cắp lại con mồi nó vừa làm rơi. Do phản xạ tự nhiên, khiến anh em tôi vừa giật mình, vừa hú hếu ầm lên. Con diều sợ hãi bay đi, bỏ con gà con rơi xuống cành chanh.
Giống diều hâu chuyên ăn thịt gà con, bây giờ thì tuyệt chủng rồi, chứ ngày xưa ở quê tôi, ngày nào cũng nghe thấy tiếng người ta hú hếu ầm ĩ lên, đuổi diều bắt trộm gà.
Con “nhiếp” rơi xuống cành chanh, đầu có vết máu đỏ. Nó không kêu được nữa, hai mắt nhắm nghiền, nhưng chưa chết, vẫn còn thoi thóp thở. Tôi đem nó về, lấy một ít dẻ rách, giải cho nó cái ổ ở đầu hè. Sợ gà nhà mổ nó, tôi lấy cái nơm úp lại. Rồi hai anh em hồi hộp ngồi chờ xem nó có tỉnh lại được không. Đầu óc tôi cứ rộn lên, vừa vui thích, vừa thương nó bé bỏng, lại vừa lo nó chết mất. Ngồi mãi. Chờ mãi vẫn không thấy nó tỉnh. Chán quá! Hai anh em tôi bỏ nó đấy, ra vườn tiếp tục cuộc chơi. Một lúc sau quay về. Ô kìa, chú “nhiếp”tỉnh lại rồi! Nó đang đi vòng quanh chân nơm tìm lối ra. Tôi mừng quýnh lên, vội chạy vào buồng bốc một nắm gạo, bỏ vào trong nơm. Ôi, nó mổ gạo được rồi! Nó sống lại rồi!
Trưa hôm ấy mẹ chúng tôi đi làm về, tôi liền khoe chuyện con gà, và xin mẹ cho tôi được nuôi riêng con gà “nhiếp” ấy. Mẹ tủm tỉm cười, mắng: “Cha tổ anh chứ! “Cơm ai cũng gạo nhà này/ Cơm cấy cơm cày cũng gạo nhà ta”. Biết thóc gạo là của chung, nhưng tôi vẫn nài nỉ: “Cho con nuôi riêng bu nhá!”. Sau một cái dí ngón tay trỏ vào trán tôi, mẹ bảo: “Ừ thì riêng!”.
Từ đấy, hôm nào cũng vậy, đi học về, việc đầu tiên là tôi đến chỗ cái nơm xem con “nhiếp”. Nếu hết gạo ăn, nước uống thì lấy cho nó. Nếu chỗ nó nằm, bẩn thì quét dọn. Mấy hôm sau, vết máu ở đầu nó khô cứng lại, chỗ da bị trầy xước đã lành. Tôi thả con “nhiếp” ra, cho nó đi theo đàn gà nhà. Và mỗi bữa cho gà ăn, bao giờ tôi cũng đứng canh chừng, không để con nào ăn tranh của nó. Cuối bữa, tôi còn dành lại một ít thóc, để đàn gà nhà ăn xong, tôi cho con “nhiếp” ăn thêm.
Thế rồi, lớp lông tơ vàng óng của nó dần dần rụng hết, con “nhiếp” lớn vổng lên thành một chú gà “choai”. Đầu nhú mào đỏ, chân cao, cổ dài, da thịt đỏ au, lông ống đâm ra tua tủa. Nó hung hăng, xông xáo, tranh ăn với cả những con lớn hơn, bị nó mổ cho, vừa chạy, vừa quang quác kêu toáng lên.
Do được chăm nom, ăn uống no đủ, nên chỉ khoảng sáu bẩy tháng sau, chú “choai” đã thành ra con gà mà quê tôi vẫn gọi là gà “kệu”. Con kệu, mào nhọn như răng cưa đỏ chót, to bằng nửa bàn tay, bộ lông trên cổ, trên mình nó vừa đỏ, vừa vàng, óng mượt như xoa dầu. Những chiếc lông đuôi tím biếc, cong vút lên, phấp phới bay như những dải cờ. Đang kiếm ăn ở ngoài vườn, bỗng nó vươn cổ lên, vỗ cánh phạch phạch, rồi cất tiếng gáy cồ cố cô ô…Gáy xong, nó áp sát đến bên con gà mái ghẹ, xoè một cánh ra, lượn quanh con ghẹ, cái mỏ vừa mổ mổ, vừa kêu cung cúc, vẻ tán tỉnh. Con ghẹ hoảng quá ù té chạy. Thế là nó rình rịch đuổi theo. Con ghẹ chạy cuống cuồng. Chạy khắp vườn trước, lại chạy ngược ra vườn sau. Đến lúc mệt quá không chạy được nữa, đành nằm ệp xuống đất. Con kệu liền nhẩy phốc ngay lên lưng nó…
Ghét quá, tôi đuổi theo con kệu, định đá cho nó một cái. Nhưng nó chạy nhanh quá, đuổi mãi không kịp. Rồi nó khôn ranh chui tọt vào bụi tre gai và nằm yên ở trong đó. Tức điên lên, tôi ném mấy cục đất vào bụi tre gai cho bõ ghét rồi về nhà ngồi thở.
Rồi một buổi tối , đang ngồi vá quần áo ở phản, thấy tôi học xong, mẹ gọi đến bảo:
- Ngay mai bên nhà ông Vụ có giỗ. Nhà mình phải có bàn xôi con gà cho anh sang theo giỗ ở bên ấy. Gà sống nhà ta chưa có con nào to. Đi chợ mua thì bu không còn tiền. Con cho bu vay con gà kệu của mày nhá?
Ôi thôi! Thế là con kệu yêu quý của tôi sắp bị làm thịt rồi! Tôi thương nó lắm, cả tiếc nữa. Bu vay biết bao giờ bu trả? Nhưng việc của anh phải theo giỗ tết ở nhà ông Vụ là quan trọng. Mẹ hỏi là muốn cho tôi biết trước, chứ nếu không, mẹ cứ bảo anh bắt con kệu làm thịt, thì tôi cũng phải chịu, cũng phải bằng lòng.
Trưa hôm sau. Một bàn xôi dầy năm phân, rải kín lòng chiêc mâm thau sáng loáng. Nằm giữa là con gà luộc, mỏ ngậm bông mẫu đơn đỏ chót. Hai cánh giang ra như sắp bay. Hai nách cặp hai cái chân dò. Mâm do cô em con chú tôi, mặc áo cánh trắng, quần lụa đen, đội. Anh tôi khăn xếp áo dài thâm, quần trắng là vuông hòm sớ, tay xách chai rượu đi sang đám giỗ.
Bữa cơm trưa hôm ấy gia đình tôi, ngoài hai món ăn quen thuộc, là tép rang và rau muống luộc, còn có thêm bát nước xáo gà. Trên mặt nước trong veo, nổi lên những ngôi sao mỡ vàng ngọt lịm. Lúc bấy giờ chưa có từ “ưu tiên”, mà gọi là “được chiều”, nên hai thằng: út và áp út được chiều cho mỗi đứa một cái rái gà tròn như hột mít. Nhưng bữa cơm chiều thì lại khác. Ngoài hai món “truyền thống” còn có xôi và thịt gà. Do đám giỗ “lại lễ”, một góc mâm xôi và cái tỏi gà.
                                                    *
                                                 *      *
Ngày xưa tục lệ cưới xin ở quê tôi còn khá nặng nề. Để cưới được một nàng dâu, thủ tục đầu tiên là bên trai phải có cái lễ “Vấn danh” (còn gọi là dạm ngõ). Để cầu thân. Để ngỏ lời. Lễ này nhỏ, chỉ có chè thuốc, bánh trái, trầu cau. Rồi đến lễ “Chơi nhà” (tức lễ hỏi). Để khẳng định đôi trai gái và hai gia đình đã chính thức kết giao. Lễ này khá to. Gia đình tôi đã mổ một con lợn 60 cân, đem sang nhà gái một nửa. Để cả hai nhà cùng làm cỗ mời họ hàng đến chứng kiến.
Sau lễ hỏi, bên trai phải theo giỗ tết bên gái ba năm, rồi mới được xin cưới. Theo giỗ tết là các ngày giỗ ông bà nội, và cha mẹ cô dâu tương lai (nếu họ đã qua đời). Mỗi cái giỗ, bên trai phải có một mâm xôi gà đến cúng (như trên đã kể).Tết Nguyên đán thì lễ năm cặp bánh chưng, một con gà và một chai rượu. Riêng anh tôi, mỗi năm phải theo tám cái giỗ. Vì ông nội người anh yêu, lúc sinh thời đã cưới những bẩy bà vợ. Người lớn bảo rằng ông cụ ấy chỉ lấy có bốn bà vợ thôi. Nhưng do bà này mất đi, ông mới cưới bà kia, cho nên thành bẩy bà. (Có lẽ phụ nữ thời xưa hiền, chứ bây giờ thi…chắc ngày nào cũng xẩy ra án mạng!).
Vậy là ba năm, chỉ riêng giỗ, gia đình đã phải lo cho anh 24 mâm xôi gà. Chưa kể các ngày lễ tết khác. Rồi mới đến lễ “Xin cưới”. Lễ này nhỏ, cũng như lễ “Vấn danh”. Để hai bên bàn định về Lễ cưới. Bên gái thách cao. Bên trai xin hạ thấp. “Cò kè bớt một thêm hai…” (Nguyễn Du).
Tôi không nhớ lễ cưới anh năm ấy, gia đình phải đưa sang nhà gái bao nhiêu rượu thịt, trầu cau, chè thuốc. Nhưng nhớ ngoài thực phẩm, còn có 100 đồng tiền mặt. Một trăm đồng bây giờ không tiêu được nữa. Nhưng thời bấy giờ một con trâu đã cày bừa thuần thục vài ba vụ, giá cũng chỉ trên dưới bốn mươi đồng.
Thế rồi pháo nổ, tiệc bày, cơm bưng, rươụ rót. Chị về làm dâu. Thời bấy giờ đám cưới ở thôn quê chưa có xe hoa. Đám rước dâu đi bộ, có anh phủ rể, có chị phù dâu, có ông đi đón, có bà đi đưa. Họ hàng, làng xóm được mời đến uống rượu mừng, chúc đôi tân hôn yêu nhau đến đầu bạc răng long, bách niên giai lão. Sau lễ “Tơ Hồng” ở trước sân, để tạ ơn “Ông Tơ – Bà Nguyệt” đã xe duyên cho họ. Cô dâu vào lễ gia tiên, rồi “bà Mối” dẫn đi chào nhận họ hàng. Thế là bỗng chốc người con gái ấy đã trở thành người của gia đình và họ khác, sống gửi thịt, chết gửi xương vĩnh viễn. Và cũng từ đấy cô phải lo toan, gánh vác công việc của gia đình mới, chẳng còn mấy quan tâm, và cũng không còn bao nhiêu trách nhiệm với gia đình cũ của mình nữa.
Chị vừa đẹp người, vừa đẹp nết, chịu thương chụi khó làm ăn. Khi đất nước có chiến tranh, cũng như các trai làng, anh đi kháng chiến. Chị ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con thơ, việc đồng, việc nhà, việc họ hàng làng xóm, một tay chị đảm đang gánh vác…
Thế rồi năm tháng qua đi. Kháng chiến thành công. Các con khôn lớn, trai lấy vợ, gái gả chồng lập hộ ở riêng. Hai người đã thành ông, thành bà, đầu bạc răng long, mắt loà chân chậm, như hai cỗ máy già nua rêu rã. Do cả mắt và tai ông đều kém, nên nhà không có các phương tiện nghe nhìn. Niềm vui của ông chỉ còn là hớp rượu, chén trà. Bà cũng vậy, tuy mắt và tai còn nghe và nhìn được. Nhưng mỗi khi trái gió giở trời bà lại rên rẩm. Vì lưng đau, chân tay nhức buốt. Rồi nhiều bữa đang ăn lại chống đũa ngồi nhìn. Vì nghẹn. Đến lúc cơn nghẹn qua đi, thì chán không muốn ăn nữa. Dọn dẹp xong, hôm nào bà cũng sang nhà con trai xem đài, để ông ngồi một mình hút thuốc lào vặt. Ngồi mãi mỏi lưng, ông đi nàm. Người già ít ngủ. Không ngủ được, đầu óc càng ngổn ngang suy nghĩ…Rồi sự đơn côi đó tích tụ dần dần thành ra nỗi giận. Mà giận vì cái gì kia, chứ giận vì sự trống trải của lòng mình thì đâu có tiện nói ra. Ông im lặng. Đến nỗi cả ngày ông chẳng buồn nói với bà câu nào. Vậy thì tội tình gì mà bà lại phải nói như quát vào tai ông cho thêm mệt. Thế là cả hai bên cùng lặng lẽ sống bên cạnh nhau như hai cái bóng. “Chiến tranh lạnh” xẩy ra có lần “trường kỳ” đến cả tuần chẳng ai buồn mở miệng.
Thế rồi một hôm ông bảo: “Bà để riêng cái bát của bà ra, chẳng mắt tôi kém, nhỡ tôi ăn nhầm phải cái bát của bà, nó bẩn cái mồm của tôi ra”. Ôi trời đất! Hai cái mồm ấy, kể từ cái hôn đầu tiên đến cái cuối cùng, khi họ không hôn nhau nữa, dẫu có phép thần thông biến hoá như thánh thần, thì cũng không thể biết, họ đã trao cho nhau bao nhiêu nghìn, bao nhiêu vạn cái hôn. Thế mà bây giờ ông lại sợ ăn nhầm phải cái bát của bà nó bẩn mồm. Thế thì có buồn cười không hở trời, hở đất, hở người?./.
                                             TP Uông Bí, ngày 12/2/2014                              
                             (Trước tết Nguyên Tiêu 13 tháng Giêng năm Giáp Ngọ)        
                                               Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
                             MÔT CHUYỆN BUỒN CƯỜI
 
                                                                    Tạp bút của Tah Hữu Đỉnh
 
Hai anh em tôi đang chơi ở ngoài vườn, xem những con ong mật đang tíu tít hút mật và lấy phấn hoa ở cây chanh. Chúng chăm chỉ, mải mê, vừa rúc đầu vào đài hoa này, rồi lại bò ra bay sà sang bông hoa khác. Chỉ một loáng, hai cái chân trước của nó đã to kềnh lên, đầy phấn hoa vàng suộm, rồi khệ nệ vẫy cánh bay đi.
Bỗng trên ngọn cây hồng thấy soạt một tiếng…Ôi, con diều hâu to kếch, đen sì! Nó bay sà xuống, định cắp lại con mồi nó vừa làm rơi. Do phản xạ tự nhiên, khiến anh em tôi vừa giật mình, vừa hú hếu ầm lên. Con diều sợ hãi bay đi, bỏ con gà con rơi xuống cành chanh.
Giống diều hâu chuyên ăn thịt gà con, bây giờ thì tuyệt chủng rồi, chứ ngày xưa ở quê tôi, ngày nào cũng nghe thấy tiếng người ta hú hếu ầm ĩ lên, đuổi diều bắt trộm gà.
Con “nhiếp” rơi xuống cành chanh, đầu có vết máu đỏ. Nó không kêu được nữa, hai mắt nhắm nghiền, nhưng chưa chết, vẫn còn thoi thóp thở. Tôi đem nó về, lấy một ít dẻ rách, giải cho nó cái ổ ở đầu hè. Sợ gà nhà mổ nó, tôi lấy cái nơm úp lại. Rồi hai anh em hồi hộp ngồi chờ xem nó có tỉnh lại được không. Đầu óc tôi cứ rộn lên, vừa vui thích, vừa thương nó bé bỏng, lại vừa lo nó chết mất. Ngồi mãi. Chờ mãi vẫn không thấy nó tỉnh. Chán quá! Hai anh em tôi bỏ nó đấy, ra vườn tiếp tục cuộc chơi. Một lúc sau quay về. Ô kìa, chú “nhiếp”tỉnh lại rồi! Nó đang đi vòng quanh chân nơm tìm lối ra. Tôi mừng quýnh lên, vội chạy vào buồng bốc một nắm gạo, bỏ vào trong nơm. Ôi, nó mổ gạo được rồi! Nó sống lại rồi!
Trưa hôm ấy mẹ chúng tôi đi làm về, tôi liền khoe chuyện con gà, và xin mẹ cho tôi được nuôi riêng con gà “nhiếp” ấy. Mẹ tủm tỉm cười, mắng: “Cha tổ anh chứ! “Cơm ai cũng gạo nhà này/ Cơm cấy cơm cày cũng gạo nhà ta”. Biết thóc gạo là của chung, nhưng tôi vẫn nài nỉ: “Cho con nuôi riêng bu nhá!”. Sau một cái dí ngón tay trỏ vào trán tôi, mẹ bảo: “Ừ thì riêng!”.
Từ đấy, hôm nào cũng vậy, đi học về, việc đầu tiên là tôi đến chỗ cái nơm xem con “nhiếp”. Nếu hết gạo ăn, nước uống thì lấy cho nó. Nếu chỗ nó nằm, bẩn thì quét dọn. Mấy hôm sau, vết máu ở đầu nó khô cứng lại, chỗ da bị trầy xước đã lành. Tôi thả con “nhiếp” ra, cho nó đi theo đàn gà nhà. Và mỗi bữa cho gà ăn, bao giờ tôi cũng đứng canh chừng, không để con nào ăn tranh của nó. Cuối bữa, tôi còn dành lại một ít thóc, để đàn gà nhà ăn xong, tôi cho con “nhiếp” ăn thêm.
Thế rồi, lớp lông tơ vàng óng của nó dần dần rụng hết, con “nhiếp” lớn vổng lên thành một chú gà “choai”. Đầu nhú mào đỏ, chân cao, cổ dài, da thịt đỏ au, lông ống đâm ra tua tủa. Nó hung hăng, xông xáo, tranh ăn với cả những con lớn hơn, bị nó mổ cho, vừa chạy, vừa quang quác kêu toáng lên.
Do được chăm nom, ăn uống no đủ, nên chỉ khoảng sáu bẩy tháng sau, chú “choai” đã thành ra con gà mà quê tôi vẫn gọi là gà “kệu”. Con kệu, mào nhọn như răng cưa đỏ chót, to bằng nửa bàn tay, bộ lông trên cổ, trên mình nó vừa đỏ, vừa vàng, óng mượt như xoa dầu. Những chiếc lông đuôi tím biếc, cong vút lên, phấp phới bay như những dải cờ. Đang kiếm ăn ở ngoài vườn, bỗng nó vươn cổ lên, vỗ cánh phạch phạch, rồi cất tiếng gáy cồ cố cô ô…Gáy xong, nó áp sát đến bên con gà mái ghẹ, xoè một cánh ra, lượn quanh con ghẹ, cái mỏ vừa mổ mổ, vừa kêu cung cúc, vẻ tán tỉnh. Con ghẹ hoảng quá ù té chạy. Thế là nó rình rịch đuổi theo. Con ghẹ chạy cuống cuồng. Chạy khắp vườn trước, lại chạy ngược ra vườn sau. Đến lúc mệt quá không chạy được nữa, đành nằm ệp xuống đất. Con kệu liền nhẩy phốc ngay lên lưng nó…
Ghét quá, tôi đuổi theo con kệu, định đá cho nó một cái. Nhưng nó chạy nhanh quá, đuổi mãi không kịp. Rồi nó khôn ranh chui tọt vào bụi tre gai và nằm yên ở trong đó. Tức điên lên, tôi ném mấy cục đất vào bụi tre gai cho bõ ghét rồi về nhà ngồi thở.
Rồi một buổi tối , đang ngồi vá quần áo ở phản, thấy tôi học xong, mẹ gọi đến bảo:
- Ngay mai bên nhà ông Vụ có giỗ. Nhà mình phải có bàn xôi con gà cho anh sang theo giỗ ở bên ấy. Gà sống nhà ta chưa có con nào to. Đi chợ mua thì bu không còn tiền. Con cho bu vay con gà kệu của mày nhá?
Ôi thôi! Thế là con kệu yêu quý của tôi sắp bị làm thịt rồi! Tôi thương nó lắm, cả tiếc nữa. Bu vay biết bao giờ bu trả? Nhưng việc của anh phải theo giỗ tết ở nhà ông Vụ là quan trọng. Mẹ hỏi là muốn cho tôi biết trước, chứ nếu không, mẹ cứ bảo anh bắt con kệu làm thịt, thì tôi cũng phải chịu, cũng phải bằng lòng.
Trưa hôm sau. Một bàn xôi dầy năm phân, rải kín lòng chiêc mâm thau sáng loáng. Nằm giữa là con gà luộc, mỏ ngậm bông mẫu đơn đỏ chót. Hai cánh giang ra như sắp bay. Hai nách cặp hai cái chân dò. Mâm do cô em con chú tôi, mặc áo cánh trắng, quần lụa đen, đội. Anh tôi khăn xếp áo dài thâm, quần trắng là vuông hòm sớ, tay xách chai rượu đi sang đám giỗ.
Bữa cơm trưa hôm ấy gia đình tôi, ngoài hai món ăn quen thuộc, là tép rang và rau muống luộc, còn có thêm bát nước xáo gà. Trên mặt nước trong veo, nổi lên những ngôi sao mỡ vàng ngọt lịm. Lúc bấy giờ chưa có từ “ưu tiên”, mà gọi là “được chiều”, nên hai thằng: út và áp út được chiều cho mỗi đứa một cái rái gà tròn như hột mít. Nhưng bữa cơm chiều thì lại khác. Ngoài hai món “truyền thống” còn có xôi và thịt gà. Do đám giỗ “lại lễ”, một góc mâm xôi và cái tỏi gà.
                                                    *
                                                 *      *
Ngày xưa tục lệ cưới xin ở quê tôi còn khá nặng nề. Để cưới được một nàng dâu, thủ tục đầu tiên là bên trai phải có cái lễ “Vấn danh” (còn gọi là dạm ngõ). Để cầu thân. Để ngỏ lời. Lễ này nhỏ, chỉ có chè thuốc, bánh trái, trầu cau. Rồi đến lễ “Chơi nhà” (tức lễ hỏi). Để khẳng định đôi trai gái và hai gia đình đã chính thức kết giao. Lễ này khá to. Gia đình tôi đã mổ một con lợn 60 cân, đem sang nhà gái một nửa. Để cả hai nhà cùng làm cỗ mời họ hàng đến chứng kiến.
Sau lễ hỏi, bên trai phải theo giỗ tết bên gái ba năm, rồi mới được xin cưới. Theo giỗ tết là các ngày giỗ ông bà nội, và cha mẹ cô dâu tương lai (nếu họ đã qua đời). Mỗi cái giỗ, bên trai phải có một mâm xôi gà đến cúng (như trên đã kể).Tết Nguyên đán thì lễ năm cặp bánh chưng, một con gà và một chai rượu. Riêng anh tôi, mỗi năm phải theo tám cái giỗ. Vì ông nội người anh yêu, lúc sinh thời đã cưới những bẩy bà vợ. Người lớn bảo rằng ông cụ ấy chỉ lấy có bốn bà vợ thôi. Nhưng do bà này mất đi, ông mới cưới bà kia, cho nên thành bẩy bà. (Có lẽ phụ nữ thời xưa hiền, chứ bây giờ thi…chắc ngày nào cũng xẩy ra án mạng!).
Vậy là ba năm, chỉ riêng giỗ, gia đình đã phải lo cho anh 24 mâm xôi gà. Chưa kể các ngày lễ tết khác. Rồi mới đến lễ “Xin cưới”. Lễ này nhỏ, cũng như lễ “Vấn danh”. Để hai bên bàn định về Lễ cưới. Bên gái thách cao. Bên trai xin hạ thấp. “Cò kè bớt một thêm hai…” (Nguyễn Du).
Tôi không nhớ lễ cưới anh năm ấy, gia đình phải đưa sang nhà gái bao nhiêu rượu thịt, trầu cau, chè thuốc. Nhưng nhớ ngoài thực phẩm, còn có 100 đồng tiền mặt. Một trăm đồng bây giờ không tiêu được nữa. Nhưng thời bấy giờ một con trâu đã cày bừa thuần thục vài ba vụ, giá cũng chỉ trên dưới bốn mươi đồng.
Thế rồi pháo nổ, tiệc bày, cơm bưng, rươụ rót. Chị về làm dâu. Thời bấy giờ đám cưới ở thôn quê chưa có xe hoa. Đám rước dâu đi bộ, có anh phủ rể, có chị phù dâu, có ông đi đón, có bà đi đưa. Họ hàng, làng xóm được mời đến uống rượu mừng, chúc đôi tân hôn yêu nhau đến đầu bạc răng long, bách niên giai lão. Sau lễ “Tơ Hồng” ở trước sân, để tạ ơn “Ông Tơ – Bà Nguyệt” đã xe duyên cho họ. Cô dâu vào lễ gia tiên, rồi “bà Mối” dẫn đi chào nhận họ hàng. Thế là bỗng chốc người con gái ấy đã trở thành người của gia đình và họ khác, sống gửi thịt, chết gửi xương vĩnh viễn. Và cũng từ đấy cô phải lo toan, gánh vác công việc của gia đình mới, chẳng còn mấy quan tâm, và cũng không còn bao nhiêu trách nhiệm với gia đình cũ của mình nữa.
Chị vừa đẹp người, vừa đẹp nết, chịu thương chụi khó làm ăn. Khi đất nước có chiến tranh, cũng như các trai làng, anh đi kháng chiến. Chị ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con thơ, việc đồng, việc nhà, việc họ hàng làng xóm, một tay chị đảm đang gánh vác…
Thế rồi năm tháng qua đi. Kháng chiến thành công. Các con khôn lớn, trai lấy vợ, gái gả chồng lập hộ ở riêng. Hai người đã thành ông, thành bà, đầu bạc răng long, mắt loà chân chậm, như hai cỗ máy già nua rêu rã. Do cả mắt và tai ông đều kém, nên nhà không có các phương tiện nghe nhìn. Niềm vui của ông chỉ còn là hớp rượu, chén trà. Bà cũng vậy, tuy mắt và tai còn nghe và nhìn được. Nhưng mỗi khi trái gió giở trời bà lại rên rẩm. Vì lưng đau, chân tay nhức buốt. Rồi nhiều bữa đang ăn lại chống đũa ngồi nhìn. Vì nghẹn. Đến lúc cơn nghẹn qua đi, thì chán không muốn ăn nữa. Dọn dẹp xong, hôm nào bà cũng sang nhà con trai xem đài, để ông ngồi một mình hút thuốc lào vặt. Ngồi mãi mỏi lưng, ông đi nàm. Người già ít ngủ. Không ngủ được, đầu óc càng ngổn ngang suy nghĩ…Rồi sự đơn côi đó tích tụ dần dần thành ra nỗi giận. Mà giận vì cái gì kia, chứ giận vì sự trống trải của lòng mình thì đâu có tiện nói ra. Ông im lặng. Đến nỗi cả ngày ông chẳng buồn nói với bà câu nào. Vậy thì tội tình gì mà bà lại phải nói như quát vào tai ông cho thêm mệt. Thế là cả hai bên cùng lặng lẽ sống bên cạnh nhau như hai cái bóng. “Chiến tranh lạnh” xẩy ra có lần “trường kỳ” đến cả tuần chẳng ai buồn mở miệng.
Thế rồi một hôm ông bảo: “Bà để riêng cái bát của bà ra, chẳng mắt tôi kém, nhỡ tôi ăn nhầm phải cái bát của bà, nó bẩn cái mồm của tôi ra”. Ôi trời đất! Hai cái mồm ấy, kể từ cái hôn đầu tiên đến cái cuối cùng, khi họ không hôn nhau nữa, dẫu có phép thần thông biến hoá như thánh thần, thì cũng không thể biết, họ đã trao cho nhau bao nhiêu nghìn, bao nhiêu vạn cái hôn. Thế mà bây giờ ông lại sợ ăn nhầm phải cái bát của bà nó bẩn mồm. Thế thì có buồn cười không hở trời, hở đất, hở người?./.
                                             TP Uông Bí, ngày 12/2/2014                              
                             (Trước tết Nguyên Tiêu 13 tháng Giêng năm Giáp Ngọ)        
                                               Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9