Insulin và cách tiêm cho người bệnh tiểu đường

Tác giả Bài
thaiha561
  • Số bài : 672
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.02.2014
  • Nơi: HCM
Insulin và cách tiêm cho người bệnh tiểu đường - 15.04.2014 10:02:56
Insulin và cách tiêm cho người bệnh tiểu đường

Hiện nay chưa có thuốc trị bệnh tiểu đường hoàn toàn, vì vậy việc tiêm insulin để đảm bảo sự ổn định đường huyết đang là biện pháp hiệu quả nhất được sử dụng. Nhưng không phải ai cũng biết có những loại insulin nào, cần tiên loại nào, cách bảo quản ra làm sao, hay cách tiêm thuốc như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Insulin


1.1 Một số loại Insulin

Loại Insulin

Bắt đầu tác dụng (h)

Đỉnh tác dụng (h)

Tác dụng kéo dài

(h)

Insulin tác dụng tức thì (hiện chưa có ở Việt Nam): Lispro / Aspart

Insulin nhanh/ Insulin thường

Regular

Actrapid

Scilin R

Humulin R

0,5 – >1

2 – 3

3 – 6

Insulin bán chậm

NPH

Insulartard

Insulin lente

Scilin N

Humulin N

2 – 4



6 – 12

10 – 18

Insulin tác dụng kéo dài

Glargin (Lantus)

Levemir

5

24

24

Một vài dạng Insulin trộn sẵn

Insulin Mixtard 30/70 (30% Actrapid + 70% Insulartard)

Scilin M

Humulin M



1.2. Chỉ định dùng Insulin:

- Bệnh nhân ĐTĐ typ 1;

- ĐTĐ ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú;

- Điều trị các cấp cứu tăng đường huy

- Dùng chữa bệnh tiểu đường tuyp2 ở những giai đoạn đặc biệt: có bệnh cấp tính, suy gan/suy thận, chống chỉ định các thuốc uống hạ đường huyết hoặc không đáp ứng với thuốc uống hạ đường huyết.

1.3. Tác dụng phụ của insulin:

- Hạ đường huyết

- Hạ Kali huyết

- Giữ muối, phù; tăng cân.

- Loạn dưỡng mô mỡ dưới da tại nơi tiêm

- Dị ứng tại chỗ tiêm/ Mẩn ngứa

1.4. Chống chỉ định: Hạ đường huyết

1.5. Các phác đồ tiêm Insulin:

Có thể phối hợp Insulin cùng một hoặc nhiều loại thuốc uống hạ đường huyết. Cũng có thể dùng phối hợp nhiều mũi Insulin mỗi ngày (2 mũi, 3 mũi hoặc 4 mũi tiêm insulin mỗi ngày), có hoặc không kết hợp với thuốc uống.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, bác sỹ sẽ có chỉ định phác đồ tiêm insulin và liều dùng cụ thể.

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ insulin:

+ Vị trí tiêm và đường vào

- Đường vào: Tiêm/ truyền tĩnh mạch (hấp thu nhanh, thường dùng trong cấp cứu); tiêm dưới da (thường dùng nhất).

- Vị trí tiêm: Các vị trí tiêm Insulin dưới da khác nhau sẽ làm cho Insulin vào máu với tốc độ nhanh chậm khác nhau:

* Vùng bụng: Insulin vào máu nhanh nhất.

* Vùng cánh tay: Insulin vào máu chậm hơn so với vùng bụng

* Vùng mông, đùi: Insulin vào máu chậm nhất

Mỗi vùng trên cơ thể được chia ra theo các ô như hình vẽ. Mỗi ô vuông là một vị trí tiêm.

+ Nhiệt độ môi trường xung quanh: nhiệt độ cao làm tăng hấp thu.

+ Hoạt động thể lực sau khi tiêm làm tăng tốc độ hấp thu insulin.

+ Massage nơi tiêm làm tăng tốc độ hấp thu.

1.7. Sử dụng và bảo quản Insulin

Tiêm Insulin dưới da nên thay đổi các vị trí tiêm cụ thể (xoay vòng) ngày này qua ngày khác; có thể đổi vị trí tiêm (tay phải sang tay trái) hoặc bằng cách chọn điểm tiêm ngày sau cách 2,5cm so với điểm tiêm ngày trước đó để tránh áp-xe tại nơi tiêm.

Bảo quản Insulin:

Insulin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2o*C – 8oC, ở nhiệt độ này thì dù Insulin đã bị mở cũng sử dụng được trong vòng 90 ngày, trong khi ở nhiệt độ thường (15-20oC) chỉ dùng được trong vòng 1 tháng. Nếu để ở nhiệt độ trên 30oC Insulin bị giảm hiệu quả điều trị.

2. Kỹ thuật tiêm Insulin: gồm 4 bước

Công đoạn tiêm insulin cho bệnh nhân bệnh tiểu đường gồm 4 bước như sau:

+ Bước 1: Chọn vị trí tiêm và khử trùng nơi tiêm bằng cồn 70oC

+ Bước 2:

- Làm căng bề mặt da vùng sát trùng

- Đâm nhanh kim thẳng đứng vuông góc với mặt da (90o)

+ Bước 3: Đẩy piston để thuốc vào cơ thể.

+ Bước 4 : Rút kim nhanh và sát trùng vùng tiêm
Nguồn: tri benh tieu duong