Thật ra, thì cho dù đang định cư ở ngoại hay đang sinh sống ở trong nước thì cũng chẳng có gì khác nhau khi nhận định về một vấn đề nhạy cảm, nếu như nhận định đó là khách quan, khởi đi từ tấm lòng của một con người còn biết trăn trở với đất nước. Là một việt kiều có tuổi, từng là một công chức trong guồng máy hành chính của chính quyền Sài Gòn, vượt biên sang Mỹ từ năm 1982. Trước đây khi mới sang Hoa kỳ và định cư ở thành phố Austin, bang Texxas, tôi đã nuôi ý nghĩ sẽ không bao giờ về quê nhà nếu như còn cộng sản. Nhưng rồi từ năm 1999, tôi buộc phải về thọ tang ông cụ thân sinh để được chứng kiến nhiều sự thay đổi, mà đổi thay lớn nhất lại ở chính trong lòng mình. Từ đó, mỗi năm vợ chồng tôi lại về Việt Nam một vài lần, và những năm gần đây khi về hưu, tôi thường có mặt ở Sài Gòn nhiều hơn ở Austin.
Là một người yêu thơ từ thủa thiếu thời. Do đó, dù ở đâu, nếu có thời gian rổi rãnh, tôi thường tìm thơ để đọc, bất kể của tác giả nào, để sưu tầm những bài thơ hay, nhất là thơ tình. Đó là lý do khiến tôi biết đến cái tên Hoàng Hưng và nhiều tác giả khác. Không chỉ yêu thơ, tôi còn có cái thú tìm hiểu về cuộc đời và những hoạt động thi ca của những người đã làm nên thơ. Thú thật, Hoàng Hưng cũng là một tác giả gây cho tôi sự tò mò và thắc mắc, không phải vì tài làm thơ, mà vì mục đích sử dụng thơ và trách nhiệm của người làm thơ như ông ta đối với hiện tình xã hội hiện nay. Gần đây, đọc Hoàng Hưng, tôi không tìm đâu được những câu thơ hay, mà toàn những câu, chữ cố tình làm cho bí hiểm, lồng vào đó là tư tưởng chống phá một cách rõ nét, khiến không ít người đọc cho rằng ông đang chạy theo cái mốt thời thượng để được nổi tiếng. Điều này cũng giống như một số cá nhân trong giới showbit tìm mọi cách tạo ra những scandal để được công chúng biết đến. Nhưng tác hại của một nhà thơ đi lệnh hướng đối với xã hội luôn trầm trọng gắp trăm lần so với một người mẫu thời trang. Bởi vì tiếng nói của thi ca đích thực nó còn động lại rất lâu trong lòng người đọc qua nhiều thế hệ. Do đó, thơ phải phản ảnh trung thực cảm xúc không chỉ của riêng người sáng tác mà còn là của đa số quần chúng trong thời đại mà nhà thơ đang sống kể cả tình yêu, hạnh phúc, đau khổ và thời cuộc, cho dù đứng trên quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật, hay nghệ thuật vị nhân sinh.
Đọc một số bài viết và trả lời phỏng vấn của Hoàng Hưng đăng tải trên mạng, tôi dễ dàng nhận ra ông ta thiếu một tấm lòng và lương tâm thì không trong sáng. Ông hết lời ca ngợi một số người, không hiểu vì ăn chưa no, lo chưa tới hoặc bị khích động sự bồng bột của tuổi trẻ bởi ý đồ lợi dụng của người lớn, đã làm những việc thiếu chính chắn, gây tác hại đến an ninh trật tự và ảnh hưởng đến tương lai của bản thân họ. Vậy mà, ngoài những lời cổ vũ một cách hằn học, ông Hoàng Hưng không đưa ra lời nào để phân tích đúng sai. Những gì nên làm, những gì nên tránh của một bậc cha anh. Ông Hoàng Hưng đã phung phí tuổi trẻ tươi đẹp của người khác, trong khi con cái của ông tìm đường sang Mỹ du học, đó cũng chính là cái ác.
Trung phần trả lời phỏng vấn của bà Phạm Thị Hoài, ông Hoàng Hưng khẳng định chế độ hiện nay sẽ sụp đổ, và ông sẳn sàng chời đợi ngày đó cho dù 3 tháng, 3 năm hay 30 năm. Ở đây, ông công khai bày tỏ ý đồ chống phá chế độ theo cách suy diễn của ông và những kẻ đồng hội, đồng thuyền. Hoàng Hưng đã đi quá xa trong mong muội. Ông không cần biết cái suy nghĩ chủ quan đó có phải là nguyện vọng của toàn dân hay không? Ông nhân danh điều gì và đại diện cho ai để nói điều đó, khi quyền quyết định vận mệnh đất nước thuộc về toàn dân? Điều thiêng liêng hơn nữa là Hoàng Hưng đã phủ sạch công ơn, coi nhẹ máu xương của bao lớp người việt đã ngã xuống vì hai tiếng tổ quốc để ông có được ngày nay. Nếu không sánh được với các đại gia, thì ông cũng là người có nhà cao cửa rộng, dư ăn, dư để, được ăn được nói mà rất nhiều người mong muốn được như ông.
Về vấn đề tự do dân chủ, tôi không thể trình bày ngắn gọn chỉ trong một bài viết này. Tôi chỉ muốn nói với ông Hoàng Hưng rằng, những bài thơ phản kháng, những bài viết mang nặng tính đối lập một chiều của ống xuất hiện trên mạng mà ông vẫn bình chân như vại, vẫn sống trong sự bảo vệ của pháp luật, và nhiều lần an nhiên đi ra nước ngoài mà chẳng ai đụng đến ông đã nói lên tất cả. Nếu trên xứ sở này không có tự do dân chủ thì ông có được cư xử như vậy không? Tôi nghĩ ông Hoàng Hưng đã thiếu công bằng từ nhận định. Chẳng lẻ sau 39 năm hòa bình tái lập và xây dựng không có một điều gì tốt đẹp diễn ra trên xứ sở của chúng ta. Không có một nổ lực và thành tựu nào đáng để cho người Việt Nam tự hào và thế giới ngưỡng mộ? Nếu xã hội chỉ toàn một màu đen tối thì chắc hẵn đã tan vỡ từ lâu, nói chi đến ổn định để phát triển từng ngày như hiện nay. Thế thì tại sao không thấy Hoàng Hưng nói đến những điều tốt đẹp đó dù chỉ một dòng để ít ra còn đóng góp phần nào khích lệ tinh thần những người lính thuộc thế hệ con em của ông đang ngày đêm xiết chặt tay súng bảo vệ biển đảo của quê hương. Hay tạo niềm hưng phấn cho nười công nhân trong nhà máy, người nông dân trên ruộng đồng đang cần cù làm ra sản phẩm, lương thực phục vụ cho xã hội và nuôi sống mọi người, trong đó có ông? Mà ông chỉ phóng đại những vấn đề gai góc một cách bội bạc đến vô ơn!
Ở đây, tôi chỉ muốn nói lên những trăn trở chân thật tự đáy lòng mình qua cái nhìn thực tế sinh động của đất nước. Tôi không phải là công cụ bảo vệ chế độ, nhưng tôi có quyền bày tỏ quan điểm của mình trước một vấn đề nào đó, liên quan đến hiện tình của xứ sở, bởi cũng giống như ông Hoàng Hưng, tôi là người Việt Nam, luôn mong ước hòa bình, thịnh vượng cho quê hương và dân tộc mình.
Lam Trần
Austin - Texas