Cách điều trị đau dạ dày hiệu quả và an toàn
Điều trị đau dạ dày bằng thuốc có thể giảm nhưng bệnh dễ tái phát và có nguy cơ biến chứng. Thật nguy hiểm khi điều trị
benh dau da day bằng những cách như tự mua thuốc về dùng, tự chữa theo cách mách bảo của thầy lang, hay những cách chữa dân gian (nước soda và cơm cháy). Điều này đã vô tình làm cho bệnh trở lên nặng thêm và khó điều trị khi đã trở thành biến chứng.
Một trong những nguyên nhân thường gặp của đau dạ dày: sử dụng nhiều rượu, bia, ăn uống không hợp lý (thức ăn có vị chua, cay, dấm …), sử dụng các loại thuốc gây tổn thương đến dạ dày như Aspirin, các loại thuốc kháng viêm nonsteroid (Ibuprofen, Diclofenac,...), vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), virus, nấm cũng có thể là nguyên nhân của viêm dạ dày. Ngoài ra đau(viêm) dạ dày cũng có thể xảy ra do các yếu tố stress, tâm lý căng thẳng làm cho quá trình tiết dịch vị diễn ra nhiều hơn bình thường và có nguy cơ ăn mòn niêm mạc dạ dày.
Chẩn đoán trong điều trị bệnh đau dạ dày Để chẩn đoán chính xác bệnh đau dạ dày, người thầy thuốc sau khi đã khai thác để tìm hiểu nguyên nhân và dựa vào những triệu chứng thuờng gặp như : đầy hơi, khó tiêu, ậm ạch hay đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, kể cả nôn ra máu,... Một số xét nghiệm cũng cần được làm để góp phần vào chẩn đoán như xét nghiệm máu để biết bệnh nhân có thiếu máu hay không (bệnh viêm dạ dày có thể gây chảy máu rỉ rả dẫn đến thiếu máu kín đáo, chỉ phát hiện được qua xét nghiệm máu), tìm kháng thể HP, nội soi dạ dày để biết niêm mạc dạ dày có tổn thương viêm hay không? Qua nội soi dạ dày có thể lấy một mẫu nhỏ niêm mạc dạ dày để làm xét nghiệm xem có nhiễm HP hay không? Nội soi dạ dày là xét nghiệm có tính chất gần như quyết định cho chẩn đoán
viem loet da day. Đau dạ dày có những triệu chứng lâm sàng giống với một số bệnh khác như: sỏi túi mật có triệu chứng, sỏi ống mật chủ chưa có biến chứng,... vì thế siêu âm bụng tổng quát để loại trừ hoặc phát hiện kèm theo những bệnh lý vừa nêu cũng rất cần thiết.
Việc điều trị đau dạ dày hiệu quả và an toàn đòi hỏi người thầy thuốc phải có chẩn đoán chính xác và người bệnh phải kiên trì và hợp tác với thầy thuốc tốt, bởi vì để điều trị khỏi một trường hợp viêm dạ dày người bệnh phải dùng thuốc và theo dõi liên tục trong một thời gian từ nhiều tuần đến nhiều tháng. Các loại thuốc thường được sử dụng trong
chua dau da day: trung hòa acid dịch vị, băng niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid dịch vị... Nếu có nhiễm HP thì các thầy thuốc sẽ dùng thêm các thuốc kháng sinh để diệt HP. Tuy nhiên điều trị viêm dạ dày nếu chỉ dùng thuốc không thôi vẫn chưa đủ vì thuốc chỉ giúp làm chóng lành những sang thương viêm ở niêm mạc dạ dày chứ không giúp loại bỏ những nguyên nhân như đã nêu trên đây (ngoại trừ các nguyên nhân có thể diệt được bằng thuốc như vi khuẩn, nấm...), mà muốn điều trị triệt để bệnh viêm dạ dày thì phải loại bỏ được nguyên nhân đã gây ra viêm.
Để điều trị đau dạ dày an toàn và có hiệu quả cao thì người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ ăn kiêng hợp lý đối với ăn: đặc biệt kiêng các thức ăn có vị chua, cay, chất kích thích, các loại đồ uống có ga, … Khi xuất hiện các cơn đau đột ngột có thể dùng phương pháp xoa bóp bấm huyệt để giảm đau kịp thời. Sau đó cần đi đến thầy thuốc để được chẩn đoán và điều trị bệnh.
Nguồn:
viem loet da day ta trang