Bệnh chàm và những điều cần biết

Tác giả Bài
river109
  • Số bài : 307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.02.2014
Bệnh chàm và những điều cần biết - 29.04.2014 17:02:40
Bệnh chàm và những điều cần biết

BỆNH CHÀM LÀ GÌ?
Khi con bạn bị viêm da cơ địa (bệnh chàm tổ đỉa) thì da có thể bị đỏ, khô, có vảy và ngứa. Nếu con bạn nhỏ hơn thì có thể bịchàm tổ đỉa ở mặt, cẳng chân, bàn tay, cánh tay và bàn tay. Còn khi lớn tuổi hơn thì có thể bị chàm ở nhượng khuỷu, nhượng gối cũng như bàn tay, bàn chân, cổ và mặt.
Bệnh này gây ngứa dữ dội và nhiều bệnh nhân, nhất là bệnh nhi thường gãi hoặc chà da mình đến chảy máy. Các cháu cũng có thể bị ngứa, khó ngủ.
Qua thời gian, các vùng da khô ngứa và cũng có thể trở nên sẫm màu hơn.


NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LÀ GÌ?
Không ai biết được chính xác nguyên nhân gì gây nên benh viem da co dia. Trong phần lớn trường hợp bác sỹ không tìm được một nguyên nhân cụ thể nào.
Nhiều trẻ em bị viêm da cơ địa có người thân trong gia đình cùng mắc bệnh này hoặc mắc các bệnh dị ứng khác như hen suyễn hay dị ứng theo mùa.
Dù hiếm gặp cũng có trường hợp bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh liên quan đến chứng dị ứng thực phẩm , ví dụ như dị ứng sữa bò hay trứng. Tuy nhiên tình trạng này có thể rất khó chẩn đoán được.

NHỮNG GÌ CÓ THỂ KHIẾN BỆNH TRẦM TRỌNG HƠN.
Có nhiều yếu tố tác động đến mức độ trầm trọng của bệnh. Tất cả các trẻ em bị viêm da cơ địa đều có da mẫn cảm và khô. Trong mùa đông một số trẻ có thể thấy da khô và ngứa hơn thường vì không khí có độ ẩm thấp. Còn một số trẻ khác sẽ gặp khó khăn hơn nhiều về mùa hè, vì nước mồ hôi cũng có thể làm cho bệnh nặng hơn. Đa số trẻ sẽ thấy ngứa hơn khi nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Vì trẻ em bị viêm da cơ địa có da mẫn cảm nên một điều quan trọng là phải tránh dùng các loại xà bông và thuốc giặt mạnh. Con các bạn cũng nên tránh mặc quần áo len sát da.

BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA CÓ LÂY TRUYỀN KHÔNG.
Bệnh viêm da cơ địa không lây từ người này sang người khác, cũng không truyền bệnh khi đụng chạm vào người khác. Tuy nhiên nếu con bạn bị viêm da cơ địa thì rất có thể mắc bệnh nhiễm trùng. Trường hợp này còn có thể gọi là nhiễm trùng thứ phát.
Loãi nhiễm trùng thứ phát thông thường nhất là nhiễm vi khuẩn, thường vì gãi ngứa. Nếu con bạn bj nhiễm khuẩn thì bác sỹ sẽ kê toa thuốc kháng sinh.
Một số vi rút có thể gây bệnh trầm trọng hơn. Vi rút gây HECPEC MÔI, còn được gọi là HERPES SIMPLEX là một trong các loại vi rút này. Nếu bạn nghi rằng con mình bị nhiễm trùng hãy đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để chăm sóc sức khoẻ cho con bạn ngay.
Nguồn: chua benh to dia