Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp
thaiha561 08.05.2014 09:55:56 (permalink)
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Hiện nay có rất nhiều bệnh liên quan tới xương khớp như bệnh viêm khớp, thoái hóa đốt sống cổ, viêm đa khớp, thoát vị đĩa đêm... Hôm nay bài viết sẽ đua chúng ta tìm hiểu về bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Đây là tình trạng một hay nhiều khớp bị sưng đau lúc thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Bệnh xuất hiện trên những người bị viêm họng cấp hoặc mãn do chủng vi khuẩn liên cầu hoạt huyết nhóm A gây nên. Lúc cấp tính, tại vùng khớp bị sưng, đỏ, nóng đau; nhưng khi đã thành mạn thì các dấu hiệu này không rõ ràng, chỉ thấy sưng, đau hoặc mỏi ở những khớp đa viêm nhiễm và di chuyển nhiều lần.


1. NGUYÊN NHÂN

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh gặp rất phổ biến, nhưng nguyên nhân của bệnh vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Gần đây người ta cho rằng Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của các yếu tố sau:

- Tác nhân gây bệnh: có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn.

- Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).

- Yếu tố di truyền: VKDT có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%).

- Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật.

Bệnh Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh mang tính xã hội vì tỷ lệ mắc bệnh cao, bệnh diễn biến kéo dài, hậu quả dẫn đến tàn phế.

2. ĐIỀU TRỊ

a. Nguyên tắc chung. 

- Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh mạn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời.

- Việc dieu tri benh viem da khop dang thap phải kết hợp chặt chẽ giữa nội khoa, lý liệu phục hồi chức năng và ngoại khoa.

- Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn nội trú, ngoại trú và điều dưỡng.

- Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chễ diễn biến của bệnh và các tai biến biến chứng có thể xảy ra.

b. Điều trị nội khoa. 

b.1. Với thể nhẹ và giai đoạn I.

Chủ yếu sử dụng các loại thuốc chữa bệnh viêm khớp giúp giảm đau, chống viêm..
- Aspirin 1-2g/24h, chia làm nhiều lần.

- Cloroquin (Delagyl) 0,2-0,4g/24h, uống liên tục kéo dài hàng tháng.

- Tiêm Hydrocortison acetat vào một vài khớp viêm nhiều.

- Tăng cường vận động, tập luyện, điều trị bằng các phương pháp vật lý.

- Tránh ẩm thấp, lạnh, cần làm việc nhẹ.

- Có thể điều trị kết hợp bằng thuốc Y học cổ truyền.

b.2. Thể trung bình, giai đoạn II.

- Dùng một trong các loại thuốc chống viêm non-steroid sau:

+ Aspirin 1-2g/ngày.

+ Indomethacin 25mg x 2-6 viên.

+ Phenylbutason 100mg x 1-2 viên.

+ Voltaren 25mg x 2-6 viên.

+ Felden 10mg x 1-2 viên.

+ Tilcotil 10mg x 1-2 viên. v.v...

+ Rofecoxib (Vioxx, Fecob) 25mg x 1 viên/ngày.

- Delagyl 0,2-0,4mg/ngày.

- Có thể dùng corticoid liều trung bình 40mg Prednisolon mỗi ngày rồi giảm dần, không nên dùng kéo dài.

- Các biện pháp khác như thể nhẹ.

b.3. Thể nặng, tiến triển nhiều. 

- Corticoid liều cao: Prednisolon 1,5mg/kg/24h, hoặc Hydrocortison 100-200mg tiêm tĩnh mạch, rồi giảm dần liều.

- Tiêm muối vàng: mỗi tuần 1 lần với liều tăng dần, tổng liều 1,5-2g, uống viên Auranofin 3mg x 2viên/24h trong 3 tháng.

- Dénicillamin 300mg x 1-2 viên/ngày x 3 tháng.

- Salazopyrin 500mg x 2-4 viên/ngày kéo dài nhiều tháng.

- Thuốc ức chế miễn dịch: Endoxan 1-2mg/kg/ngày; Chlorambucil 0,2mg/kg/ngày; Methotrexat 7-10mg/ngày, mỗi tuần dùng 1 lần trong 3 tháng.

- Lọc huyết tương: nhằm loại trừ phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu.

- Tiêm vào trong khớp acid osmic, hoặc một số chất đồng vị phóng xạ (Erbium 169, Phenium 87, Ytrium 90).

c. Điều trị bằng vật lý và phục hồi chức năng. 

c.1. Điều trị chống viêm giảm đau.

- Nhiệt trị liệu: Dùng nhiệt nóng có tác dụng tăng tuần hoàn, dinh dưỡng tại chỗ, giảm đau chống viêm. Tăng tuần hoàn giúp phân tán các chất trung gian viêm, tăng nuôi dưỡng và hồi phục nhanh tổn thương. Cần chú ý chống chỉ định nhiệt nóng trong trường hợp viêm cấp có sưng nóng, phù nề hoặc tràn dịch khớp. Các phương pháp này cũng được sử dụng trong các liệu pháp điều trị cách bệnh xương khớp khác như dieu tri benh thoai hoa khop, viêm xương khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống...Và các phương pháp dùng nhiệt nóng là:

+ Tắm ngâm: nước nóng toàn thân, nước muối, nước lưu huỳnh (H2S), nước phóng xạ Radon, nước khoáng thiên nhiên...

+ Đắp nóng tại khớp: paraffin, túi nhiệt, bùn nóng, cát nóng.

+ Sóng ngắn: dùng liều ấm với những khớp trung bình và lớn hoặc các khớp sâu như cổ tay, khuỷu, vai, cổ chân, gối, háng...

+ Siêu âm: điều trị tại chỗ đau có tác dụng giảm đau, chống thoái hóa do tác dụng cơ học, nhiệt và hóa học. Có thể dùng siêu âm để dẫn thuốc như: các thuốc mỡ chống viêm, chế phẩm Omega 3…

+ Hồng ngoại.

+ Tử ngoại: dùng 3-5 liều sinh lý, mỗi ngày chiếu 300-400cm2. Chiếu kín toàn bộ khớp đau và vùng lân cận, nghỉ 2-3 ngày cho phản ứng đỏ da giảm bớt rồi lại chiếu tiếp. Một đợt 5-6 lần chiếu. Tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm mẫn cảm khớp.

+ Khí hậu trị liệu: nên sống ở vùng có khí hậu nhiệt đới.

- Điện trị liệu:

+ Dòng Galvanic đơn thuần hoặc điện di thuốc salicylat, hydrocortison vào khớp để chống viêm.

+ Điện xung: dòng hình sin, dòng TENS, dòng giao thoa.

+ Từ trường: có tác dụng giảm đau và chống thưa xương.

- Xoa bóp: Có tác dụng giảm đau, giảm co cơ, được dùng trong một số trường hợp thoái hóa khớp, viêm dính khớp. Tốt nhất là xoa bóp bằng tay với các động tác xoa, vuốt, day.

d. Điều trị ngoại khoa.

- Bóc bỏ màng hoạt dịch.

- Phẫu thuật chỉnh hình khi có biến dạng đứt dây chằng, trật khớp.

Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh cần điều trị lâu dài và kiên trì, vì vậy người bệnh cần phải kiên nhẫn và tuyệt đối tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Nguồn: thuoc chua benh thoat vi dia dem
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9