Những bài thuốc hay chữa viêm loét dạ dày
Một trong những bệnh lý khá phổ biến hay gặp ở nước ta đó là bệnh
viem loet da day ta trang, ước tính có tới 7-10% dân số mắc căn bệnh này. Trước thực trạng như vậy, vấn đề cần giải quyết là làm sao để giảm các nguy cơ gây viêm loét dạ dày-tá tràng, mang lại sức khỏe cho người bệnh cũng chính là để nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
Để chữa trị căn bệnh này có nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà người bệnh lựa chọn phương pháp phù hợp như: Sử dụng thuốc Tây y, các bài thuốc Đông y gia truyền, hay cần tới sự can thiệp bằng phẫu thuật.
Lựa chọn giải pháp điều trị bằng Tây y rất cần thiết để điều trị các đợt viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lo ngại về các tác dụng phụ mà các thuốc này gây ra, nên đã tìm đến các sản phẩm được bào chế bằng thảo dược.
Tại sao thảo dược lại được người bệnh quan tâm như vậy? Thực tế đã chứng minh rằng, từ ngàn đời nay Ông cha ta đã sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa trị hiệu quả cho nhiều loại bệnh, nhưng thông thường thì sử dụng theo cách đơn giản như: sắc uống, ngâm rượu…nên chưa phát huy được tối đa hiệu quả chữa trị.
Gần đây, các nhà chuyên môn đã nghiên cứu và đưa ra được một công thức chuẩn hóa từ những thành phần thảo dược thiên nhiên trên khắp các vùng miền của Tổ quốc. Sự kết hợp tối ưu của 10 loại thảo dược quý, trong mỗi thành phần có một công dụng riêng, khi kết hợp với nhau đã giúp bài thuốc phát huy tối đa hiệu quả chữa trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.
Công dụng của bài thuốc:
- Giảm đau nhanh, triệu chứng đau sẽ hết sau khi uống 30 - 60 phút.***
- Trung hòa dịch vị axit dạ dày.
- Giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu.
- Làm liền nhanh các ổ loét, bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày.
- Tiêu diệt vi khuẩn HP (loại vi khuẩn gây viêm loét và ung thư dạ dày, tá tràng, yếu tố gây tái phát trong viêm loét dạ dày, tá tràng) nhanh và triệt để, giúp bệnh nhân không bị tái phát.
Cơ chế tác dụng của các thành phần bài thuốc chữa viêm loét dạ dày, tá tràng 1. Lá khôi : Có tên khác: Cây độc lực, Đơn tướng quân, Khôi tía. Tên khoa học: Ardisia silvestris Pitard Myrsinaceae. Thành phần hoá học chính là Tanin có công dụng làm giảm độ acid của dạ dày được dùng phối hợp với Bồ công anh, Khổ sâm, Cam thảo để sử dụng trong trường hợp thể trạng sút kém, bụng đầy trướng, kém ăn, mệt mỏi, đau vùng thượng vị, đau từng cơn, lan ra hai bên sườn xuyên ra sau lưng, người bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Bài thuốc kết hợp 4 vị thuốc này đã được Hội đông y Thanh hóa và các Viện Đông y sử dụng trong
chữa bệnh đau dạ dày rất có hiệu quả.
2. Mẫu lệ: Mẫu lệ có tác dụng: Bình can tiềm dương, nhuyễn kiên tán kết, thu liễm cố sáp.
Chủ trị các chứng can dương thượng kháng, nhiệt tà thương âm, hư phong nội động, kinh giản, loa lịch anh lựu, đàm hạch, cục sưng, gan lách to, mồ hôi trộm, di tinh, đái hạ, băng lậu.
3. Cucumin : Là tinh chất được chiết xuất từ củ nghệ vàng, được nhập khẩu trực tiếp tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới. Có nhiều tác dụng đối với dạ dày ,tá tràng, có hoạt tính chống loét dạ dày, tá tràng do làm giảm tiết dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng, chống lại các thương tổn gây ra do sress, do hóa chất…kích thích sản sinh chất nhày niêm mạc dạ dày, kích thích sự lành vết loét ngoài ra cucumin còn có tác dụng giảm đau thượng vị, giảm đầy hơi.
4. Bồ công anh: Theo y học cổ truyền, bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét,
viem da day - tá tràng, viêm gan, viêm họng..
5. Đinh Hương : Nếu bạn đang ăn kiêng để giảm cân, đừng quên bổ sung cây đinh hương vào chế độ ăn hàng ngày. Vì cây đinh hương đã được chứng minh có khả năng tăng cường chuyển hóa và giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hủy chất béo.
Trợ giúp tiêu hóa: Khi mắc phải các vấn đề về tiêu hóa, bạn cần tránh ăn các loại cây gia vị. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn lá đinh hương, vì nó có tác dụng giúp quá trình tiêu hóa được thuận lợi và giảm nguy cơ bị đầy hơi.
6. Dạ cẩm : Từ những kinh nghiệm dân gian của đồng bào Tày sử dụng cây Chạ khẩu cắm mà ta gọi tắt là Dạ cẩm, để chữa bệnh đau dạ dày; qua những thí nghiệm từ năm 1962, người ta đã chữa bệnh loét dạ dày với tác dụng làm giảm đau, trung hoà acid trong dạ dày, bớt ợ chua, làm vết thương loét se lại.
7. Cam thảo: (Radix Glycyrrhizae): Bộ phận dùng: Rễ. Cam thảo có tác dụng kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hòa tác dụng các thuốc.
8. Khổ sâm: (Folium et Ramulus Crotonis tonkinensis) bộ phận dùng: Lá và cành. Công năng thanh nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Chủ trị: Ung nhọt, lở loét ngoài da, viêm mũi, tiểu **ra máu, viêm loét dạ dày, tá tràng, tiêu hóa kém.
9. Đương quy: Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết. Chủ trị chứng tâm can huyết hư, kinh nguyệt không đều, đau kinh, tắt kinh, các bệnh thai tiền sản hậu, tổn thương do té ngã, đau tê chân tay (tý thống ma mộc), nhọt lở lóet (ung thư sang thương), chứng huyết hư trường táo kiêm trị khái suyễn.
10. Tam thất:Là một vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng tán ứ chỉ huyết (làm tan huyết ứ và cầm máu), tiêu thũng định thống (làm hết phù nề do ứ trệ và giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng bệnh như xuất huyết, sưng nề tụ máu do trật đả, hung tý giảo thống (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim), bế kinh do huyết ứ, thống kinh (hành kinh đau bụng), sản hậu phúc thống do ứ trở (đau bụng sau khi sinh con), sưng nề do viêm nhiễm...
Nguồn:
thuoc chua benh da day